Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06/2014
Service Marketing
Topic: Game online
Nhóm 5:
1. Lê Thị Hà Phương
2. Võ Thị Bích Ngọc
3. Trần Thị Thanh Nữ
4. Đỗ Thị Phương Duyên
5. Lê Văn Ưng
6. Lâm Tuấn Dũng
7. Triệu Quốc Huy
8. Nguyễn Dương Tùng
Chiến lược
Marketing-
mix của
Vinagame
Phân ch và đánh giá
các chiến lược 7Ps.
GVHD: Thầy Nguyễn Công
Dũng
Mục lục
Phần 1: ĐẶC TRƯNG TRONG CHIẾN LƯỢC MARKETING GAME ONLINE
THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU CỦA GAME ONLINE
1. Đặc trưng trong chiến lược Marketing Game Online
Ngân sách marketing cho game thường rất lớn với nhiều hoạt động đa dạng
nếu so với ngân sách marketing của nhiều ngành khác.
Trước đây các game ở Việt Nam đều tuần tự trải qua các giai đoạn Close
Beta, Open Beta trước khi tiến đến thương mại hóa (Commercial) bằng cách
thu phí hoặc bán đồ cho người chơi. Các chiến dịch marketing vì thế cũng đi
theo từng giai đoạn, ban đầu là teaser rồi đến tung sản phẩm, thu hút mới,
duy trì cũ, chăm sóc chủ tiệm net, offline cho gamer… để dần dần tiến đến
giai đoạn thương mại hóa. Nhưng nay thì mọi việc đã khác, vì game ra nhiều
nên vòng đời của game thường rất ngắn, chỉ trong vòng 1 đến 2 năm và tối
đa là 3 năm cho nên các giai đoạn đều bị đốt cháy, thậm chí bỏ qua. Nhiều
game được tung ra một cách bất ngờ mà không hề có teaser hay thông báo
gì, dường như mục đích của NPH là gây chú ý cho gamer và làm cho đối thủ
trở tay không kịp.
Người làm marketing vì vậy cũng phải chạy đua với thời gian và sức ép để
làm cho chiến dịch marketing của mình theo sát từng đường đi nước bước
của game. Xu hướng chơi của gamer Việt là hay tò mò thử những game mới
nhưng cũng rất nhanh chán nên góp phần làm tuổi thọ game – và cả tuổi thọ
chiến dịch marketing ngày càng rút ngắn. Giai đoạn tốt nhất để triển khai
marketing thường nằm trong vòng 6 tháng đầu kể từ khi game xuất hiện, các
marketer thường sử dụng chiến lược quảng bá dồn dập và hớt váng thị
trường khi game còn nóng, đến lúc game nguội thì giảm cường độ chuyển
sang giai đoạn duy trì, thậm chí là dừng hẳn marketing để chuyển qua quảng
bá game khác.
Thêm vào đó, thị hiếu của gamer bây giờ đã thay đổi so với trước rất nhiều,
bên cạnh việc lựa chọn game có chất lượng để chơi thì họ cũng điểm mặt các
NPH để đặt niềm tin vào đó. Việc reset tài khoản, hack đồ hay đóng cửa
game bất ngờ luôn đặt các gamer vào trạng thái hồi hộp khi đánh đu cùng
game của các NPH. Vì vậy bên cạnh việc marketing mang tính ăn xổi ở thì
cho từng game, người làm marketing còn phải chú trọng đánh bóng hình ảnh
và tên tuổi của công ty mình để tạo nền móng vững chắc cho các game mình
phát hành.
Do những đặc trưng riêng như vậy, bên cạnh kiến thức chuyên môn về
marketing, công việc làm marketing cho game online đòi hỏi người làm
marketing có sự thích ứng nhanh, có hứng thú với sản phẩm như game và
đối tượng khách hàng của nó, đặc biệt những người thường xuyên chơi game
lại càng có lợi thế. Marketing cho game là một ngành công nghiệp vẫn còn
khá mới mẻ ở Việt Nam, một phần do game là sản phẩm rất khác những sản
phẩm tiêu dung như mỹ phẩm, thời trang hay thực phẩm.
2. Khách hàng mục tiêu của Game Online
Giới trẻ: 16 – 24 tuổi là học sinh sinh viên (có thời gian nhưng ít tiền) và 24
đến 35 tuổi (người đã đi làm có tiền nhưng ít thời gian chơi).
Có sở thích chơi game để giải trí, xả stress hoặc chỉ là vì ghiền game
Phần 2: CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX CỦA VINAGAME
1. Chiến lược Product
VinaGame là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh loại
hình Trò chơi trực tuyến và Võ Lâm Truyền Kỳ là một trong những sản
phẩm nổi bật và giành được nhiều thành công nhất củaVinaGame. Trong
quá trình phát triển của mình, khi nguồn lực về tài chính, công nghệ, cơ sở
hạ tầng chưa đủ, VinaGame đã hợp tác với các doanh nghiệp nước
ngoài để cho ra đời những game online mới tại thị trường Việt Nam. Sản
phẩm của VinaGame là chú trọng phát hành các game kiếm hiệp. Việc chú
trọng phát hành các game kiếm hiệp chứng tỏ Vinagame đã nắm bắt đúng thị
hiếu của khách hàng bởi thực tế cho thấy những game kiếm hiệp và có màu
sắc bạo lực luôn đứng đầu danh sách những game có nhiều người chơi nhất.
Danh mục sản phẩm hiện tại của Vinagame khá đa dạng. Các sản
phẩm của Vinagame hầu hết có cấu hình thấp, phù hợp với các máy
tính ở Việt Nam như: Võ LâmTruyền Kỳ, Cửu Long Tranh Bá,
Phong Thần, Boom online, Võ Lâm Truyền Kỳ II, Chinh Đồ. Mặt
khác, tất cả các game mà VNG phát hành đều có nguồn gốc châu Á, trong
đó nhiều nhất là Trung Quốc, sau đó là Hàn Quốc. Điều đó có nghĩa là trong
chiến lược Marketing Mix của Vinagame, đặc biệt là chiến lược sản phẩm
của mình, VNG đã nhận định khách hàng ưa thích những game châu
Á. Chiến lược này của Vinagame là hoàn toàn chính xác bởi theo quan
điểm của đa số game thủ, sự tương đồng về văn hóa là một trong những yếu
tố quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một game.
Thêm vào đó, VinaGame đã đưa ra game thuần Việt đầu tiên. Theo quan
điểm của nhóm nghiên cứu, đây thực sự là điểm đáng lưu ý nhất trong chiến
lược sản phẩm nhất của VNG. Dù rằng trên thực tế, VNG vẫn chủ yếu là
phát hành game ngoại, và game thuần Việt đầu tiên “Thuận Thiên Kiếm”
cũng không thực sự thành công nhưng với việc cho ra đời một game thuần
Việt, VNG đã đạt được ít nhất hai mục đích:
Thứ nhất, họ khẳng định được chiến lược phát triển lâu dài của mình là trở
thành một nhà phát triển game chứ không phải chỉ mãi là người phát hành
cho các game ngoại. Bất cứ công ty nào muốn thành công cũng phải có
những chiến lược dài hơi và bằng việc phát hành game thuần Việt này, VNG
cũng đã chứng tỏ được tham vọng ấy của mình.
Thứ hai, bằng việc là nhà phát hành đầu tiên và duy nhất cho ra đời một
game thuần Việt, VNG đã chứng tỏ được vị thế dẫn đầu thị trường của
mình.
Những điểm hạn chế
Điểm hạn chế lớn nhất trong chiến lược sản phẩm của Vinagame là họ quá
“cầu toàn” khi cung cấp dịch vụ. Qua điều tra các game thủ, rất nhiều người
phản ảnh rằng, Vinagame thường xuyên khóa các tài khoản mà họ nghi ngờ.
Khi tài khoản bị khóa, game thủ cho biết họ không thể làm gì mà cũng
không nhận được bất kỳ thông tin nào từ VNG.
2. Chiến lược Price
Nói về chiến lược giá, hiện nay, VNG đang thực hiện song song hai loại
game là: game tính phí và game không tính phí.
Game tính phí là game mà hàng tháng, game thủ, thông qua hình thức nap
thẻ cho account của mình, phải đóng một khoản phí cố định để duy trì tài
khoản. Khoản phí này cũng giống như tiền thuê bao hàng tháng. Không có
khoản cước cố định này, tài khoản của người chơi sẽ bị khóa.
Ngược lại, game không tính phí không có hình thức phí cố định hàng tháng
để duy trì tài khoản như trên. Mọi người chơi đều được phép thiết lập một tài
khoản miễn phí để tham gia trò chơi. Thu nhập của nhà phát hành là thông
qua bán “vật phẩm ảo” là những trang bị cần thiết cho nhân vật của game
thủ có thể lên cấp (level), chiến thắng các đối thủ khác,… Người chơi
không bị buộc phải nạp thẻ để mua sắm vật phẩm ảo, nhưng nếu không được
trang bị vật phẩm ảo thì nhân vật sẽ không thể tăng điểm, lên level…
Rất khó để xác định thể loại game nào ngốn tiền của người chơi hơn vì nó
còn phụ thuộc vào cách chơi cũng như thị hiếu của từng người. Hiện nay,
trong số những game mà VNG đã phát hành mà VNG đã liệt kê ra trên đây,
chỉ có Võ Lâm Truyền Kỳ là game tính phí, trong khi tất cả các game còn lại
đều là game không tính phí. Hiện nay, Võ Lâm Truyền Kỳ 1 cũng đã ra mắt
phiên bản không tính phí, tồn tại song song với phiên bản tình phí trước đó.
Điều này có nghĩa là VNG đang tập trung hướng tới thể loại game không
tính phí.
Bằng việc phát hành những game không tính phí, VNG có thể thu hút được
một lượng người chơi đông đảo hơn, nhất là với những game mới, vì không
nhiều người sẵn sàng chi trả một khoản phí cố định hàng tháng để được chơi
một trò chơi. Nhưng khi một gamer đã có hứng thú và bị lôi cuốn vào “vòng
xoáy” của lên điểm, tăng level thì họ sẽ sẵn sàng chi thậm chí là chi rất
nhiều tiền để mua sắm vật phẩm ảo. Thế nên, với những người chơi game
chuyên nghiệp thì game không tính phí lại chính là những game ngốn tiền
hơn.
Chiến lược phát hành game không tính phí đã đánh trúng tâm lý của hầu hết
các cấp độ người chơi. Với những người mới chơi, họ dường như thích thú
hơn với việc được duy trì một tài khoản miễn phí mà không cần phải đóng
cước hàng tháng để duy trì tài khoản. Với những người đã chơi lâu năm, đặc
biệt là những người nghiện game, việc cày level, mua sắm vật ảo lại tồn tại
như là một tâm lý ganh đua, một động lực để họ chơi game. Vì những lý do
đó, VNG cũng như rất nhiều nhà phát hành khác đang ưu tiên vào việc phát
hành những game không tính phí.
3. Chiến lược Place
Có thể nói game online có vòng đời khá ngắn. Chúng sẽ trở nên thành công
nhanh và lụi tàn cũng rất nhanh, vì vậy việc chọn được một kênh phân phối
thích hợp sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho việc marketing, đồng thời cũng sẽ
góp phần kéo dài vòng đời game online.
Tận dụng hình thức trò chơi trực tuyến, Vinagame đã dùng website
vinagame.com.vn là kênh phân phối các thông tin liên quan đến các nhà phát
hành game thủ. Đây là trang website giúp các game thủ cập nhật thông tin về
game nhanh nhất và hiệu quả nhất. Trên trang website, hãng vinagame cũng
treo các banner quảng cáo mỗi sản phẩm game. Đối với mỗi sản phẩm game
riêng, Vinagame đều tổ chức các website, diễn đàn riêng cho các game thủ
chia sẻ thông tin, bình luận. Chính nhờ việc tự do bình luận đó, Vinagame đã
tạo ra được tiếng vang cho những sản phẩm của mình. Việc phát hành các
trailer của phim ví dụ như phim Chinh Đồ, Vinagame đã nhận được sự ủng
hộ đông đảo của các game thủ trên diễn đàn, nhờ sức mạnh của Marketing
hóa.
VinaGame đang quản lý hệ thống phân phối thẻ trò chơi trả trước cực lớn.
Thẻ này do VinaGame phát hành và phân phối cho các cơ sở kinh doanh
Internet, nơi 90% game thủ thường chơi. Hệ thống cơ sở kinh doanh thẻ
game trả trước của VinaGame hiện bao bao gồm 15.000 phòng Net phân bổ
khắp cả nước.
Việc sử dụng hệ thống đối tác là chủ phòng máy để tổ chức kênh phân phối
đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, mang yếu tố quyết định thành bại đối
với một chiến lược marketing của một sản phẩm game online nên cần phải
được tính toán và cân nhắc một cách thận trọng. Cuối năm 2006 VinaGame
đã tiên phong nghiên cứu và phát triển Phần mềm Quản lý phòng máy Cyber
Station Manager (CSM), để cung cấp miễn phí cho các phòng máy. Đến
tháng 10/2010 Sau 4 năm ra mắt, phần mềm CSM của VinaGame được sử
dụng rộng rãi trên 95% số phòng máy cả nước.
Các tiệm game là chiến trường khốc liệt của các nhà phát hành game. Từ
trận chiến về POSM cho đến các cuộc roadshow phát tờ rơi, cài game và hỗ
trợ kỹ thuật. Tiệm nào mới rục rịch sắm máy còn chưa treo biển khai trương
là ngay lập tức có người của nhà phát hành đem POSM đến tấn công, nào là
đĩa cài đặt, khung hình lớn, đồng hồ, lót chuột, poster, sticker…trang bị đến
tận răng cho tiệm.
Các chủ tiệm net là đối tượng được các nhà phát hành hết sức o bế. Những
cuộc hội nghị khách hàng với cơn mưa quà tặng hoành tráng thường được tổ
chức với quy mô khắp cả nước (thường gọi là Roadshow xuyên Việt).
4. Chiến lược Promotion
Việc xúc tiến, quảng cáo cho những game mới ra đời lẫn những game đang
tồn tại đều rất được VNG chú ý, và được tiến hành bằng nhiều hình thức
phong phú.
Website và diễn đàn (forums) về game
Trước hết phải khẳng định Website game là công cụ quảng bá đơn giản và
khá hiệu quả. Hầu hết bất kỳ một game online nào cũng đều xây dựng
website riêng của mình. Một phần, đây là kênh thông tin chính thống về
game của nhà phát hành đến game thủ. Mặt khác, đây cũng sẽ là một tờ báo
của gamer để cập nhật thông tin về game hữu hiệu nhất. Chính vì vậy, trên
các Website game, các nhà phát hành luôn tận dụng hết sức sự thu hút này
để treo banner quảng bá marketing cho game cũng như các event nói chung.
Bên cạnh website, forum (diễn đàn) về game chính là nơi được game thủ lui
tới nhiều nhất. Không chỉ là những vấn đề liên quan đến game, forum còn là
nơi hình thành nên cộng đồng game thủ, xây dựng và gắn kết tình bạn ở
những thành viên có cùng sở thích là game. Forum cũng là nơi mà một
người mới chơi tìm đến đầu tiên khi muốn tìm hiểu về một trò chơi cũng
như học hỏi kinh nghiệm tử những bậc “tiền bối”. Do đó, không phải là quá
khi cho rằng forum chính là nơi phản ánh đầy đủ mọi khía cạnh và vấn đề
liên quan đến game online. Nắm bắt được xu thế đó, các nhà phát hành đều
tận dụng các forum, diễn đàn game (kể cả mạng xã hội như facebook) như là
một kênh marketing cực kỳ hiệu quả. Với ưu điểm là tốc độ lan truyền thông
tin càng lớn, các nhà phát hành vẫn thường sử dụng các diễn đàn game để
thăm dò ý kiến game thủ mỗi khi phát hành game mới hoặc tổ chức sự kiện
mới cho game.
Các website và forum game của VNG nhìn chung đều có giao diện đẹp,
cung cấp được nhiều thông tin. VNG cũng có đội ngũ admin cập nhật tin
tức, và sẵn sàng trả lời những thắc mắc của game thủ. Tuy nhiên mức độ cập
nhật chưa cao và nhiều khi những thắc mắc của game thủ chưa được trả lời
kịp thời.
Đại lý internet
Vinagame cung cấp miễn phí cho các đại lý internet phần mềm quản lý
phòng máy Cyber Station Manager (CSM) với một điều kiện màn hình đăng
nhập phải được sử dụng để quảng cáo cho VNG. Theo chúng tôi, cách làm
này của VNG sẽ hướng tới được một lượng khách hàng lớn do một bộ phận
không nhỏ game thủ thường xuyên chơi game tại các quán net (theo nghiên
cứu đã dẫn tỷ lệ này ước khoảng 70%).
Sử dụng promotion girls
Sử dụng promotion girls trong quảng cáo giới thiệu sản phẩm có lẽ không
còn xa lạ với nhiều ngành như ô tô, điện thoại và cả game online. Thậm chí
sự xuất hiện của các “hot girl” còn quyết định một phần không nhỏ vào sự
thành công của game. Với VNG, chúng ta có thể kể tới sự xuất hiện của Mai
Phương Thúy trong game Thuận Thiên Kiếm, sự kiện Thập đại mỹ nhân Võ
Lâm Truyền kỳ,
Tuy nhiên không phải khi nào việc sử dụng promotion girls cũng đem lại
thành công, thậm chí đôi khi còn tạo ra những hình ảnh phản văn hóa, tạo ra
tác dụng ngược trong giới game thủ. Điển hình là chiến dịch quảng bá cho
Sudden Attack (Biệt đội thần tốc): Hai hình ảnh trái ngược nhau là “Hot
gril” và cây súng luôn gắn liền tạo nên sự tương phản chua chát. Đội nữ đặc
nhiệm này sẽ có nhiệm vụ đi đến các tiệm net đã đăng ký với Biệt Đội Thần
Tốc để cùng chơi, cùng thách đấu với người chơi nhằm quảng bá và thu hút
thêm người chơi cho sản phẩm này. Tuy nhiên, kết quả lại đi ngược lại
mong muốn của VNG. Những hình ảnh được sử dụng trong chiến dịch
quảng bá này đã thất bại vì không phù hợp với văn hóa và suy nghĩ của
người Việt.
Tổ chức những hoạt động offline
Những hoạt động giao lưu giữa các game thủ với nhà phát hành, tổ chức các
giải đấu game cũng thường xuyên được VNG tổ chức. Đặc biệt, có thể nói
VNG là nhà phát hành tổ chức nhiều giải đấu nhất cho các game thủ. Điển
hình là: Thiên hạ đệ nhất bang (Võ Lâm Truyền Kỳ), Nam Thiên Đệ Nhất
Gia (Thuận Thiên Kiếm) và giải Vô Song Hào Kiệt (Kiếm Thế). Các giải
đấu này không chỉ là nơi gặp gỡ giữa các game thủ với nhau, giữa nhà phát
hành với game thủ mà còn là hình thức VNG phô trương thanh thế, mở rộng
hình ảnh của mình trong cộng đồng.
Những hình thức khuyến mại chủ yếu
Những hình thức khuyến mại chủ yếu của VNG là tặng giờ chơi với những
game tính phí, chơi game này, nhận phần thưởng ở game khác (một cách
thức thu hút người chơi khá hay được VNG áp dụng). Ngoài ra, Vinagame
cũng thường xuyên có những chương trình rút thăm trúng thưởng như là một
cách kích cầu người chơi.
Đánh giá chung
Nhìn chung, VNG đã có một chiến lược marketing khá hợp lý. Bằng chiến
lược marketing này, VNG đã khẳng định được vị thế là một trong những nhà
phát hành game hàng đầu tại Việt Nam. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực
trạng áp dụng chiến lược marketing của Vinagame, nhóm nghiên cứu thấy
nổi ra ba vấn đề lớn mà công ty này cần khắc phục như sau:
Tính hiệu quả trong tổ chức các chiến dịch quảng bá
Tuy những hoạt động kích hoạt thương hiệu mà VNG thực hiện đã thể hiện
một sự nhanh nhạy trong cách tiếp cận thị trường nhưng nhiều hoạt động
trong số đó đã không đem lại hiệu quả rõ rệt. Game thủ tỏ ra không quá hào
hứng với những chiêu thức khuyến mại xem ra đã cũ của VNG. Còn những
hình thức quảng bá mới mẻ hơn như sử dụng promotion girls đến từng quán
net để quảng bá cho sản phẩm thì dường như lại bị quá lạm dụng và không
thực sự phù hợp với văn hóa chung của người Việt Nam.
Chưa có những biện pháp hữu hiệu để đối phó với sự cạnh tranh khốc liệt
của các đối thủ
Dường như trước sự cạnh tranh khốc liệt của những đối thủ rất mạnh như
VTC game và FPT online, VNG vẫn chưa thực sự có biện pháp nào để nâng
cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Mặc dù có một số điểm độc đáo,
sáng tạo trong cách thức marketing như cho các quán net sử dụng miễn phí
phần mềm CSM để quảng cáo cho mình hay tích cực tổ chức các hoạt động
offline nhưng nhiều vấn đề cốt lõi khác như chất lượng cung cấp dịch vụ, giá
cả, dịch vụ hậu mãi, VNG vẫn chưa có nhiều cải tiến để cạnh tranh với đối
thủ.
Chưa thực sự hoạt động vì lợi ích cộng đồng
Có thể có nhiều người sẽ không đồng ý với luận điểm này bởi lẽ tại sao lại
bắt một doanh nghiệp luôn chạy theo lợi nhuận phải hành động vì lợi ích
cộng đồng. Nhưng theo chúng tôi, giờ đây có lẽ vấn đề đã thay đổi. Ngày
càng có nhiều doanh nghiệp hiểu rằng: Nếu họ hành động vì lợi ích cộng
đồng thì cộng đồng sẽ không phụ lại họ.
Thế nhưng vấn đề là lợi ích cộng đồng trong trường hợp này là gì? Rõ ràng
vấn đề mà xã hội hiện đang quan tâm nhất với thị trường trò chơi trực tuyến
chính là những tác động tiêu cực đến người chơi. Tất nhiên, người chơi là
những người phải chịu trách nhiệm nhiều hơn về vấn đề này bởi như người
ta vẫn nói với những game thủ: “Hãy chơi game chứ đừng để game chơi
mình”. Nhưng ở một khía cạnh khác, nhà phát hành không thể phủ nhận vai
trò của mình trong việc hạn chế những tác động tiêu cực đến người chơi.
Đây là điều mà VNG cũng như các nhà phát hành khác ở Việt Nam chưa
làm được hoặc chưa muốn làm.
5. Chiến lược People
Để phục vụ các game thủ có thể chơi game thuận tiện nhất, hãng Vinagame
đã cóđội ngũ 150 nhân viên chăm sóc khách hàng phục vụ suốt 24/24 và 7/7.
Chính vì thế màviệc chăm sóc khách hàng của Vinagame rất tốt, tạo được sự
tin tưởng và trung thành củakhách hàng. Các nhân viên của Vinagame cũng
trực tiếp đến hỏi thăm, tìm hiểu, gầm gũi với khách hàng của công ty,
giúp cho khách hàng hiểu hơn về Vinagame, gần gũi với Vinagame
hơn, tạo dựng hình ảnh tốt trong lòng khách hàng. Sự phục vụ đó khiến
khách hàng thấy rất thoải mái và thỏa mãn và họ đã trở thành khách hàng
trung thành của Vinagame. Có thể nói, các nỗ lực Marketing của Vinagame
rất đáng ghi nhận. Chính những nỗ lực đó đã giúp các chương trình game
của Vinagame đến gần hơn với các game thủ và đã giúp tăng thị phần của
các game đó trong thị trường.
Tại các Trung tâm Dịch vụ Thông Tin và Tư vấn trực tuyến sẽ luôn có đội
ngũ hỗ trợ viên tư vấn hoạt động qua số điện thoại nóng 08-8680456 từ 8h
sáng đến 17h chiều, kịp thời hỗ trợ những khách hàng có nhu cầu được tư
vấn. Những khách hàng tại tỉnh xa có thể chọn hình thức tư vấn từ xa qua
thư tín, email hoặc điện thoại. Trong những trường hợp đặc biệt, nhân viên
trung tâm tư vấn sẽ tới tận nhà để hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm cộng đồng
có nhu cầu.
6. Chiến lược Process
Marketing mix trong dịch vụ process là một thành phần rất quan trọng. Đặc
biệt trong lĩnh vực game online thì điều này càng thể hiện tầm quan trọng
của mình. Để hiểu về qui trình của công ty Vinagame trước hết chúng ta tìm
hiểu qua về cấu trúc trong một công ty game online. Sau đây là cấu trúc cơ
bản của công ty Vinagme (gồm 3 bộ phận chính: bộ phận chăm sóc khách
hàng, bộ phận phát triển sản phẩm và bộ phận IT) có thể chia ra thành các
phòng ban sau:
Phòng Vận Hành: Vận hành sản phẩm, lên kế hoạch kinh doanh, thu
thập dữ liệu vận hành, xây dựng hoạt động, test game, ect Túc trực trên
game thường xuyên để nhận biết các lỗi bất thường hoặc trên các diễn
đàn để trả lời thắc mắc trợ giúp của người chơi.
Phòng kỹ thuật: Được chia ra nhiều mảng khác nhau như: Server,
Website, Hệ thống nạp tiền…trong các mảng này lại được chia ra các ban
nhỏ hơn vận hành từng sever, game riêng biệt. Chịu trách nhiệm đảm bảo
cho các game của công ty được hoạt động trơn tru.
Phòng thiết kế: Đây là nơi cho ra đời tất cả các hình ảnh liên quan tới
các hoạt động quảng bá cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Phòng hỗ trợ khách hàng: Đây là nơi tiếp nhận thông tin phản hồi, thắc
mắc, khiếu nại trực tiếp của khách hàng.
Phòng Marketing: Là cầu nối giữa công ty và các đối tác, ví dụ: Các đối
tác quảng cáo, đối tác thị trường. Nghiên cứu thị trường và xác định mục
tiêu. Nhân viên vận hành cũng thường hay đối mặt với nhóm marketing,
tuy nhiên ít có các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng cần sự hỗ trợ gấp
của đội marketing. Lên các kế hoạch để quảng bá trước trong và sau khi
game được tung ra thị trường.
Phòng dịch thuật: Là cấu nối giữa công ty với đối tác phát triển (phụ
trách phát hành) game, dịch game, dịch tin tức. Hầu hết các game hiện tại
của Vinagame đều được sản xuất tại Trung Quốc và Hàn Quốc.
Thông qua cấu trúc phòng ban của Vinagame ta cũng có thể thấy được qui
trình hoạt động của công ty:
Đối với sản phẩm nhập từ các đối tác:
Trước khi tung sản phẩm ra: Sau khi khảo sát nghiên cứu được game phù
hợp Phòng vận hành sẽ lên kế hoạch làm việc với đối tác cung cấp để nhập
game về. Game sau khi được nhập về được đẩy xuống cho Phòng kỹ thuật
thực hiện việc cài đặt tích hợp vào hệ thống của công ty. Song song với quá
trình này Phòng dịch thuật sẽ việt hóa toàn bộ game cũng như những tài
liệu tin tức đi kèm, phòng thiết kế và phòng marketing chuẩn bị hình ảnh
cho việc giới thiệu , pr, quảng cáo cho game mới.
Sau khi tung sản phẩm ra:(Các hoạt động diễn ra song song)
• Phòng vận hành: Xây dựng hoạt động trên game, tổ chức các event
trên game để thu hút người chơi. Thường xuyên theo dõi cập nhật
tình hình vận hành của game. Túc trực trên các diễn đàn để trả lời
thắc mắc kiến nghị, trợ giúp khách hàng…
• Phòng kỹ thuật: Đảm bảo hoạt động trơn chu của hệ thống không bị
gián đoạn,tắc nghẽn. Xử lý kịp thời các lỗi phát sinh trong quá trình
hoạt động, update phiên bản …Xử lý các khiếu nại của khách hàng
liên quan tới các hoạt động trên game (user, pass, vật phẩm, tiền …).
• Phòng hỗ trợ khách hàng: Tiếp nhận những thắc mắc khiếu nại trực
tiếp từ khách hàng. Đẩy thông tin đến bộ phận chịu trách nhiệm và trả
lời khách hàng …
• Phòng marketing: Tiếp tục quảng bá game để thu hút người chơi.
Đối với các sản phẩm công ty tự phát triển:
Trước khi tung sản phẩm ra: Cũng giống như đối với sản phẩm nhập từ các
đối tác. Chỉ khác với sản phẩm công ty phát triển không có sự tham gia của
phòng dịch thuật. Chủ yếu là sự kết hợp của phòng kỹ thuật và phòng
thiết kế.
Sau khi tung sản phẩm ra: Tương tự như đối với sản phẩm nhập từ đối tác
bên ngoài.
7. Chiến lược Physical Evidence
Vinagame bên cạnh các dịch vụ hỗ trợ trực tuyến truyền thống, đã ra mắt
Trung tâm Dịch vụ Thông Tin và Tư vấn trực tuyến đầu tiên giành cho game
thủ và cộng đồng giải trí trực tuyến Việt Nam. Với động thái tích cực này,
VinaGame được xem là đơn vị tiên phong và duy nhất ở thời điểm hiện tại
quan tâm và đầu tư chuyên sâu vào việc cung cấp thông tin, tư vấn tâm lý
cũng như hướng sử dụng các dịch vụ giải trí trực tuyến hợp lý cho cư dân
mạng tại Việt Nam.
Cụ thể, Trung tâm Dịch vụ Thông Tin và Tư vấn trực tuyến sẽ có nhiệm vụ
nghiên cứu, cung cấp thông tin và thực hiện các công tác tư vấn đối với tất
cả những đối tượng có vấn đề về tâm lý khi tham gia vào các hoạt động giải
trí trực tuyến. Đối tượng được phục vụ là các bậc phụ huynh, các game thủ
với mục tiêu có thể chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng, giải tỏa tâm lý và
cân bằng lại thời gian, cuộc sống. Trong thời gian mới ra mắt này Trung tâm
Dịch vụ Thông Tin và Tư vấn trực tuyến sẽ tiến hành tư vấn tâm lý qua 4
kênh liên hệ là Email, đường dây nóng, thư tín, hoặc gặp gỡ tư vấn trực tiếp
tại 2 địa điểm nêu trên tại thủ đô Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.
Qua việc thành lập Trung tâm Dịch vụ Thông Tin và Tư vấn trực tuyến này,
Công ty VinaGame mong muốn góp phần cùng với xã hội trong những hoạt
động cụ thể nhằm tăng cường những kết nối hữu ích giữa cộng đồng giải trí
nói chung và cộng đồng chơi game nói riêng với cuộc sống thực. Bên cạnh
đó sự xuất hiện của Trung tâm Dịch vụ Thông Tin và Tư vấn trực
tuyến cũng giúp góp phần định hướng hướng khai thác và sử dụng các dịch
vụ giải trí trực tuyến hợp lý, đồng thời hạn chế và điều chỉnh những bất ổn
tâm lý phát sinh từ các trò chơi giải trí trực tuyến, giúp cộng đồng này tìm
thấy sự cân bằng giữa giải trí và cuộc sống. Tất cả đều nhắm đến mục tiêu
duy nhất là hình thành một cộng đồng giải trí lành mạnh tại Việt Nam.
Phụ lục: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP VINAGAME
VNG là một công ty hoạt động trong lĩnh vực Internet và công nghệ tại Việt Nam.
Thành lập từ năm 2004, đến nay VNG đã đang phát triển lớn mạnh và là chủ sở
hữu của nhiều sản phẩm dịch vụ nội dung số nổi bật như Zalo, Zing MP3, 123Pay,
CSM.
Với đặc điểm của một công ty công nghệ trẻ, VNG đã xây dựng cho nhân viên một
không gian làm việc thoải mái, năng động và thúc đẩy sự sáng tạo. Do vậy, trong
bình chọn của công ty Anphabe và AC Nielsen thực hiện vào tháng 02/2014, VNG
đã được chọn là nơi làm việc tốt nhất ngành Internet, thương mại điện tử trong
"Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam"
VNG được thành lập vào ngày 9 tháng 9 năm 2004 với tên gọi VinaGame. Công ty
tiên phong trong lĩnh vực Trò chơi trực tuyến với hợp đồng đầu tiên của Kingsoft
để mang Võ Lâm Truyền Kỳ về Việt Nam, mở đường cho kỷ nguyên trò chơi nhập
vai tại Việt Nam. Trong vòng 1 tháng, Võ Lâm Truyền Kỳ đã tạo nên cơn sốt chưa
từng có tại Việt Nam với con số 200,000 CCU (lượng người chơi truy cập tại cùng
một thời điểm).
Giai đoạn năm 2006 - 2007, công ty phát triển mạnh mẽ và liên tục phát hành
nhiều sản phẩm, phần mềm đánh đúng nhu cầu của người sử dụng Internet tại thời
điểm đó. Một số sản phẩm nổi bật có thể kể đến như phần mềm quản lý đại lý
Internet Cyber Station Manager (CSM), 123Mua.vn (sàn thương mại điện tử). Đặc
biệt nổi bật là dòng sản phẩm với thương hiệu Zing, một phức hợp toàn diện từ
thông tin, kết nối và giải trí cho người dùng Internet tại Việt Nam đã được Alexa
xếp hạng trang web được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam vào tháng 8/2008.
Trong 2 năm 2008 và 2009,công ty mang thương hiệu VNG Corporation đồng thời
thử nghiệm nhiều sản phẩm mới như dự án mạng xã hội Zing Me được hoàn thiện
trong thời gian 6 tháng, ra mắt vào thời điểm giữa năm 2009. Đến cuối năm, Zing
Me đã có hơn 4 triệu thành viên hoạt động thường xuyên hàng tháng.
Năm 2010 & 2011, công ty sản xuất thành công trò chơi trực tuyến Thuận Thiên
kiếm đoạt giải thưởng Sao Khuê năm 2010 cho nhóm sản phẩm/giải pháp game và
giải trí điện tử. Không chỉ thành công tại thị trường Việt Nam, VNG còn chính
thức khắc nên thương hiệu "made in Việt Nam" khi xuất khẩu trò chơi Ủn Ỉn sang
Nhật Bản.
Năm 2012 & 2013, VNG đón đầu xu hướng mobile khi tập trung nguồn lực phát
triển nhiều sản phẩm trên nền tảng này. Nổi bật nhất là Zalo - ứng dụng nhắn tin và
gọi điện miễn phí hoạt động trên nền tảng di động đã đạt cột mốc 10 triệu người
dùng chỉ sau một năm rưỡi ra mắt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO