Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Sử dụng chuẩn thiết lập bài giảng và ứng dụng các công cụ để thiết kế bài giảng theo các chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ




Phùng Đức Hoà





SỬ DỤNG CHUẨN THIẾT LẬP BÀI GIẢNG
VÀ ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ ĐỂ THIẾT
KẾ BÀI GIẢNG THEO CÁC CHUẨN



LUẬN VĂN THẠC SĨ













HÀ NỘI – 2007
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ




Phùng Đức Hoà




SỬ DỤNG CHUẨN THIẾT LẬP BÀI GIẢNG
VÀ ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ ĐỂ THIẾT
KẾ BÀI GIẢNG THEO CÁC CHUẨN


Ngành: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Mã số : 1.01.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Vỵ








HÀ NỘI – 2007

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 9
CHƢƠNG 1. E-LEARNING 10
1.1. Tổng quan về E-learning 10
1.1.1. Các định nghĩa và khái niệm 10
1.1.2. Thể hiện của E-learning 14
a. Đặc điểm 14
b. Đặc trưng của E-learning 14
c. Hình thức thể hiện 15
1.1.3. Ƣu điểm - nhƣợc điểm của E-learning 16
a. Ưu điểm 16
b. Nhược điểm 17
1.1.4. Các hệ quản trị học (LMS) 18
1.1.5. Các hệ quản trị nội dung (LCMS) 19
1.2. Chuẩn trong E-learning 21
1.2.1. Chuẩn và vấn đề áp dụng chuẩn trong E-learning 21
a. Tổng quan 21
b. Chuẩn đóng gói dữ liệu 23
c. Chuẩn trao đổi thông tin 24
d. Chuẩn mô tả siêu dữ liệu (metadata) 25
e. Chuẩn chất lượng 26
1.2.2. Một số tổ chức đƣa ra chuẩn, đặc tả trong E-learning 27
a. Aviation Industry CBT Committee (AICC) 27
b. Advanced Distributed Learning (ADL) 27
c. Instructional Management System (IMS) 29

d. International Standards Organisation (ISO) 30
e. Institue of Electrical and Electronics Engineer ( IEEE) 30
1.3. Ứng dụng mã nguồn mở trong xây dựng E-learning 31
1.3.1. Tổng quan 31
1.3.2. Ƣu – nhƣợc điểm của giải pháp phần mềm nguồn mở 32
a. Ưu điểm 32
b. Nhược điểm 33
1.3.3. Một số vấn đề khi xây dựng E-learning mã nguồn mở 34
1.3.4. Tiêu chuẩn thiết kế và đánh giá E-learning mã nguồn mở 34

a. Các tiêu chuẩn đánh giá chung 35
b. Các tiêu chuẩn đánh giá tính năng 36
CHƢƠNG 2 . CHUẨN SCORM VÀ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TRONG
E-LEARNING 39
2.1. Chuẩn SCORM trong thiết kế bài giảng 39
2.1.1. Mô hình nội dung 42
a. Tài sản (Asset) 42
b. Sharable Content Object (SCO) 42
c. Tổ chức nội dung 43
d. Siêu dữ liệu 44
2.1.2. Đóng gói nội dung 45
2.1.3. Sắp xếp và điều hƣớng trong SCORM 46
a. Mô hình định nghĩa sắp xếp 46
b. Mô hình điều hướng Scorm 46
2.1.4. Môi trƣờng SCORM 47
a. Giao diện lập trình ứng dụng (API) 47
b. Mô hình dữ liệu SCORM RTE 47
2.2. Nguyên tắc thiết kế, xây dựng bài giảng điện tử 47
2.3. Một số mô hình thiết kế bài giảng 48
2.3.1. Bài học kiểu cổ điển 48

2.3.2. Bài học hƣớng hoạt động 49
2.3.3. Bài học hƣớng ngƣời học 50
2.3.4. Bài học kiểu kiến thức từng bƣớc 51
2.3.5. Bài học kiểu khám phá 52
2.3.6. Bài học đƣợc phát sinh 53
2.3.7. So sánh các phƣơng pháp thiết kế bài giảng 54
2.4. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử 55
2.5. Công nghệ XML 56
2.5.1. Giới thiệu 56
2.5.2. Trang tài liệu XML 57
2.5.3. Định nghĩa kiểu tƣ liệu – DTD 58
a. Định nghĩa DTD nội 58
b. Định nghĩa DTD ngoại 59
c. Thực thể và thuộc tính DTD 60
d. Không gian tên của XML. Lược đồ XML 60

e. So sánh DTD và XML Schema 61
2.5.4. Một số đánh giá về XML 62
CHƢƠNG 3. CÀI ĐẶT CÔNG CỤ TRỢ GIÚP THIẾT KẾ BÀI GIẢNG64
3.1. Lựa chọn mô hình và công cụ thiết kế bài giảng 64
3.1.1. Công cụ trợ giúp thiết kế bài giảng eXe 65
3.1.2. Công cụ hỗ trợ đóng gói bài giảng Reload Editor 68
a. Bộ công cụ Metadata and Content Packaging Editor 69
b. Bộ công cụ SCORM Player 70
c. Bộ công cụ Learning Design Editor 71
d. Bộ công cụ Learning Design Player 71
3.2. Thiết kế bài giảng theo kiểu kiến trúc từng bước 73
3.2.1. Thiết kế đặc tả 73
3.2.2. Thiết kế tổng thể 74
3.2.3. Thiết kế và tạo lập môđul 75

3.2.4 Thử nghiệm khoá học trên hệ thống E-Learning 78
KẾT LUẬN 80

BẢNG CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

CBT
Computer Based Training
COL
CommonWealth of Learning (“COL LMS Open Source”,
3waynet Inc)
CSDL
Cơ sở dữ liệu
DTD
Document Type Definition
IMS SS
Instructional Management System Simple Sequencing
LCMS
Learning Content Management System
LMS
Learning Management System
LTHĐT
Lập trình hướng đối tượng
OOP
Object Oriented Programming
SCO
Shareable Content Object
SCORM
Sharable Content Object Reference Model
SGML
Standard Generalised Markup Language

WBT
Web Based Training
WWW
World Wide Web
XML
Extensible Markup Language

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1
Các thành phần của E-learning
Trang 11
Hình 1.2
Các chuẩn phổ dụng của E-learning
Trang 23
Hình 2.1
Chuẩn SCORM trong hệ thống E-learning
Trang 39
Hình 2.2
Tổ chức các gói trong SCORM
Trang 41
Hình 2.3
Các Asset cơ bản
Trang 42
Hình 2.4
Tổ chức SCO
Trang 43
Hình 2.5
Tổ chức gói nội dung
Trang 44

Hình 2.6
Các thành phần cơ bản của gói nội dung
Trang 46
Hình 2.7
Cấu trúc bài học kiểu cổ điển
Trang 49
Hình 2.8
Cấu trúc bài học hướng hoạt động
Trang 49
Hình 2.9
Cấu trúc bài học theo yêu cầu người học
Trang 50
Hình 2.10
Cấu trúc bài học kiểu kiến thức từng bước
Trang 51
Hình 2.11
Cấu trúc bài học kiểu khám phá
Trang 53
Hình 2.12
Cấu trúc bài học được sinh
Trang 54
Hình 3.1
Công cụ hỗ trợ thiết kế bài giảng eXe
Trang 66
Hình 3.2
Cửa sổ Metadata and Content Packaging Editor
Trang 69
Hình 3.3
Chương trình SCORM Player
Trang 70

Hình 3.4
Chương trình Learning Design Editor
Trang 71
Hình 3.5
Chương trình Learning Design Player
Trang 72
Hình 3.6
Cấu trúc tổng thể khoá học LTHĐT
Trang 75
Hình 3.7
Thiết kế bài giảng bằng công cụ Exe
Trang 76
Hình 3.8
Cấu trúc các file trong gói bài giảng
Trang 77
Hình 3.9
Cấu trúc file imsmanifest.xml
Trang 77
Hình 3.10
Thử nghiệm hệ thống E-learning tại ĐHCN Hà Nội
Trang 78
Hình 3.11
Khoá học được thể hiện trên hệ thống E-learning
Trang 79

9
MỞ ĐẦU
Nhu cầu học tập phổ biến kiến thức của tất cả mọi người đã thúc đẩy xu
hướng học tập điện tử phát triển một cách mạnh mẽ. Học tập điện tử (E-learning)
không chỉ đem lại những lợi ích to lớn, tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc, mà

còn nâng cao chất lượng và hiệu quả của sự truyền đạt và tiếp thu kiến thức.
Việc thiết kế một bài giảng trong E_learning không thể không nói đến các
chuẩn, các chuẩn đã giúp cộng đồng E_learning có tiếng nói chung, cùng nhau thúc
đẩy E_learning phát triển lên một tầm cao mới. Luận văn này mong muốn đóng góp
một phần nhỏ vào việc tìm hiểu và so sánh các chuẩn, từ đó chọn ra một chuẩn phù
hợp nhất và ứng dụng nó để lựa chọn và cài đặt một modul hỗ trợ cho việc thiết kế
bài giảng trong E_learning tuân theo các chuẩn đó. Với các yêu cầu đó tác giả chọn
lựa đề tài với tên đề tài "Sử dụng chuẩn thiết lập bài giảng và ứng dụng các công cụ
để thiết kế bài giảng".
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là đi sâu tìm hiểu các chuẩn thiết lập bài
giảng và các hình thức thiết kế bài giảng phổ biến nhất hiện nay. Từ đó đưa ra được
các phương pháp và công cụ hỗ trợ thiết kế bài giảng hợp lý nhất cho hệ thống E-
learning đang được triển khai tại cơ sở.
Do yêu cầu thực tiễn của việc triển khai hệ thống E-learning của trường Đại
học công nghiệp Hà Nội, đề tài này nhằm góp phần giúp các giáo viên thực hiện xây
dựng một bài giảng cho hệ thống E-learning theo chuẩn SCORM - chuẩn được cộng
đồng E-learning chấp nhận và sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Luận văn gồm có ba chương
Chương I: E-learning
Chương II: Chuẩn SCORM và thiết kế bài giảng trong E-learning
Chương III: Cài đặt công cụ trợ giúp thiết kế bài giảng theo chuẩn.
Do điều kiện có hạn nên luận văn dừng lại ở những nội dung như trên. Luận
văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được sự
đóng góp và chỉ bảo của các thầy cô để luận văn có tính khả thi hơn trong việc áp
dụng phát triển hệ thống E-learning của đơn vị nơi tác giả đang công tác.

10
Chương 1
E-LEARNING
1.1. Tổng quan về E-learning

1.1.1. Các định nghĩa và khái niệm
Hiện nay vẫn còn khá nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm
E-learning (Electronic Leaning: giáo dục điện tử) như:
 E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công
nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc).
 E-learning là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, phân phối hoặc quản lý có
sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được
thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục (MASIE Center).
 Việc học tập được phân phối hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc phân phối
qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng
dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính (CBT – Computer Base
Training) (Sun Microsystems, Inc ).
 Việc phân phối các hoạt động, quá trình, và sự kiện đào tạo và học tập thông qua
các phương tiện điện tử như Internet, intranet, extranet, CD-ROM, video tape,
DVD, TV, các thiết bị cá nhân (E-learning site).
Tuy có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng nhìn chung E-learning có thể hiểu
là một tập hợp các ứng dụng và quá trình như: học qua web, học qua máy tính, lớp
học ảo và sự liên kết số. Trong đó bao gồm việc phân phối nội dung các khoá học
tới người học qua Internet, mạng cục bộ, băng video, đĩa CD-ROM, các loại học
liệu điện tử khác, mà không nhất thiết phải có sự tham gia của giáo viên
Bản chất CBT là hình thức đào tạo sử dụng máy tính trợ giúp giáo viên trong
công việc giảng bài. Nội dung học được lưu trên các đĩa CD hoặc trên máy tính
không nhất thiết phải nối mạng để người học tự truy cập và thu nhận kiến thức.
Nền tảng của E-learning đã phát triển từ CBT bằng việc dùng máy tính đơn lẻ
sang hệ thống khách/chủ (client/server), và gần đây nó được thể hiện với tên WBT
(Web Base Training) với việc dùng internet. Nội dung giáo dục được đưa lên
internet, người dùng có thể được sử dụng từ thiết bị cuối của mình khi kết nối
internet.

11

WBT là hình thức đào tạo sử dụng công nghệ Web để tổ chức dạy và học, bao
gồm việc lưu trữ tài liệu liên quan, quản lý đào tạo (như giáo trình, bài kiểm tra, kết
quả học, hồ sơ người học) và thiết lập một môi trường học tập ảo qua mạng máy tính
nhờ công nghệ Web.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như hạ tầng mạng ngày nay,
E-learning được thực hiện chủ yếu thông qua việc sử dụng Web (là hình thức đào
tạo WBT). Trong tương lai gần, có thể E-learning sẽ được tiến hành thông qua PDA
(Personal Digital Assistant: máy trợ lý cá nhân dùng kỹ thuật số) hoặc thậm chí các
thiết bị không dây khác (cell phone).
Ưu điểm nổi trội của E-learning so với các phương pháp đào tạo truyền thống
là việc tạo ra một môi trường học tập mở và tính chất tái sử dụng các đơn vị tri thức.
Với công nghệ này, quá trình dạy và học sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn, giúp giảm
thiểu chi phí, đồng thời giảm thời gian đào tạo so với phương pháp giảng dạy truyền
thống. E-learning giúp chuyển tải nội dung phong phú, ấn tượng và dễ hiểu thông
qua trang web, bảo đảm chất lượng đào tạo qua những phần mềm quản lý. Mô hình
này cho phép người học chủ động lựa chọn nội dung học hình thức học.

Hình 1.1 Các thành phần của E-learning
Các bộ phận cấu thành E-learning gồm có [5]:
 Nền tri thức E-learning:

12
 Tổ chức nội dung: Được hiểu là một lược đồ thể hiện kế hoạch sử dụng nội dung
dạy - học thông qua các đơn vị giảng dạy có cấu trúc, và chỉ ra các đơn vị giảng
dạy quan hệ với nhau như thế nào.
 Công cụ soạn giả để chuyển tài liệu truyền thống sang định dạng E-learning (hệ
quản trị nội dung học: LCMS): tuân theo các chuẩn E-learning và tương đối độc
lập với nhà cung cấp và hệ thống.
 Nền tảng công nghệ :
 Nền quản lý học (hệ quản trị học:LMS). Được hiểu là một gói phần mềm hỗ trợ

việc quản lý học trong một tổ chức, đảm bảo quá trình học tuân theo các chuẩn
sử dụng trong E-learning
 Nền công nghệ thông tin: Bao gồm các công nghệ mạng như: công nghệ băng
thông rộng, công nghệ cấu trúc hướng đối tượng, công nghệ phía phục vụ Java,
công nghệ đa nền Các CSDL như: CSDL thẻ (vé), CSDL thư viện phương tiện,
CSDL nội dung, CSDL lịch học, CSDL thông tin bài học, CSDL tri thức
 Nền tổ chức E-learning:
Là nền tổ chức học tập của môi trường dạy, học cụ thể, bao gồm:
 Người quản trị hệ thống: quản lý về mặt kỹ thuật nền CNTT và môi trường E-
learning
 Người quản lý môn học, khóa học: chịu trách nhiệm về việc tạo ra tất cả các nội
dung giảng dạy
 Người quản lý dạy và học: chịu trách nhiệm quản lý các lớp học đang diễn ra
trong khuôn khổ E-learning.
 Chuyên gia lĩnh vực của môn học (Subject Matter Expert: SME): là người có tri
thức sâu về chuyên ngành; người thiết kế dạy (Instructional Designer: ID) là
người thiết kế dạy học có khuynh hướng theo qui trình, áp dụng các nguyên lý
thiết kế dạy học vào miền nội dung rộng. SME làm việc chặt chẽ với ID để phát
biểu cấu trúc nội dung làm việc, theo đó thông tin và kỹ năng cần dạy có thể
được tạo thành theo trình tự và thứ bậc.
 Người làm phần mềm nội dung: là những người viết và biên tập nội dung giảng
dạy trong khuôn khổ khoá học thể hiện trên Web.
 Người trợ giúp kiến thức: là người giỏi kỹ thuật có kinh nghiệm huấn luyện cho
cả người học và bạn đồng nghiệp.

13
 Tổ chức thương mại cho trung tâm E-learning: (Các trung tâm E-learning có
tính chất thương mại) có các chức năng tiếp thị, quảng cáo, quản lý sản xuất nội
dung giảng dạy bao gồm việc làm nội dung dạy và sản xuất phần mềm dạy; quản
lý việc dạy và học gồm có thực hiện giảng dạy và thực hành, quản trị hệ thống kỹ

thuật, quản lý đánh giá học tập.
Với cơ chế tạo ra một lần sử dụng nhiều lần, E-learning giúp tiết kiệm chi phí
cho khóa học, nhất là khi phương pháp đào tạo qua Web trở nên phổ biến. Đặc biệt
E-learning đáp ứng khả năng học của từng cá nhân, điều mà phương pháp dạy
truyền thống dựa trên tài liệu không thể đáp ứng được. Nếu kết hợp với việc đánh
giá nhu cầu của người học, E-learning có thể đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng
người học, góp phần nâng cao hiệu quả học tập và đào tạo.
Bên cạnh đó, E-learning giúp người học có thể chủ động điều chỉnh được tiến
độ học phù hợp với trình độ và hoàn cảnh, điều kiện của mình. Người học có thể học
nhanh hoặc bỏ qua một số phần giảng không cần thiết, ngược lại có thể giảm tốc độ
học để có thể theo kịp vấn đề. Bằng cách thức này, E-learning là một giải pháp
chung cho rất nhiều người học với nhiều trình độ, nhu cầu và cách thức học khác
nhau.
Ở Việt Nam hiện nay E-learning chưa phổ biến, và chỉ có một vài đơn vị
triển khai hình thức đào tạo này như trung tâm FPT FEB, Cleverlearn, SaigonCTT,
trung tâm Việt Anh… Nhưng chỉ có 3 chương trình học tiếng Anh là
EnglishTownOnlineSchool của FPT FEB, CleverCourse thuộc Cleverlearn và
Hocngoaingu của trung tâm Việt Anh là đào tạo trực tuyến 100%. Trong khi ở một
số chương trình học khác, như các khóa đào tạo Học viện mạng Cisco tại trung tâm
nghiên cứu công nghệ kĩ thuật Sài Gòn SaigonCTT dù được xây dựng theo mô hình
E-learning nhưng người học vẫn phải đến lớp và có khoảng 50% tiết học là học với
giáo viên của trường. Sở dĩ như vậy là vì đặc thù của chương trình nên hầu hết các
giờ thực hành đều được tiến hành trên các thiết bị đặt tại Việt Nam do giáo viên ở
Việt Nam hướng dẫn, vì vậy mà chương trình học viện Cisco tại Việt Nam không
thể hoàn toàn là học online 100%.
Một vài trường đại học ở Việt Nam cũng đã xây dựng những chương trình thí
điểm đào tạo điện tử như ĐH Cần Thơ, ĐH Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP
HCM, ĐH Đà Nẵng, Đại học Thủy Lợi Tuy nhiên vẫn còn ở một mức độ hạn chế,
mô hình E-leaning chỉ được thiết lập nhằm hỗ trợ chương trình học trên lớp, chủ yếu
tập trung vào việc số hóa bài giảng và đưa lên website để sinh viên truy cập, và tạo

môi trường để giáo viên và các sinh viên trao đổi thông tin nóng (forum…).

14
1.1.2. Thể hiện của E-learning [1,5]
a. Đặc điểm
E-learning thể hiện ở một số các đặc điểm chính sau:
 Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ
thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán…
 Hiệu quả của E-learning cao hơn so với cách học truyền thống do có tính tương
tác cao dựa trên multimedia, giúp người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cho
phép người học lựa chọn nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của
mình.
 Chi phí cho việc truyền đạt kiến thức và cho người học giảm xuống
 E-learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, E-
learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới với
rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E-learning ra đời.
b. Đặc trưng của E-learning
 Đáp ứng nhu cầu người học: Người học có thể chọn lựa được nhiều loại khóa
học, phù hợp với yêu cầu cũng như nguyện vọng của bản thân.
 Cá nhân hóa: Người học có thể chủ động chọn nội dung học, thời gian cũng như
trình độ phù hợp với mình. Việc thực hiện quản lý học cũng thuận lợi hơn
 Tương tác: học tập dựa trên sự kết hợp, trao đổi kiến thức - việc này giúp cho quá
trình học nhanh chóng và hiệu quả hơn. E-learning cung cấp các giải pháp thực
hiện việc kết hợp người học với nhau thông qua các nhóm thảo luận, do vậy việc
trao đổi không chỉ giới hạn trong nhóm mà là sự kết hợp giữa những người học
cùng một ngành. Hơn nữa, việc lưu trữ lại các bài giảng giúp những người học
sau có nhiều thuận lợi hơn so với phương pháp đào tạo truyền thống.
 Cập nhật tri thức mới nhất nhanh chóng và kịp thời: cùng với sự phát triển nhanh
chóng của khoa học công nghệ và xã hội, việc học thêm các kiến thức mới là một
trong những nhân tố quan trọng. E-learning giúp cho các nhà quản trị học và

người học cập nhật các kiến thức một cách kịp thời.
 Kiến thức được tiếp thu theo từng lượng nhỏ - ngay cả một quá trình học tập lâu
dài cũng thực chất là sự kết hợp của rất nhiều tình huống học tập nhỏ hơn. E-
learning hỗ trợ rất tốt cho việc học theo cách này.

15
 Nhấn mạnh việc tự học có sự hỗ trợ của môi trường kỹ thuật và tổ chức: với các
công cụ phát triển và trong một môi trường học có tổ chức, người học có thể phát
huy khả năng tự học của mình.
c. Hình thức thể hiện
Do E-learning có các đặc trưng trên nên nó có hai phương thức trao đổi thông
tin đó là “không đồng bộ” và “đồng bộ”. Không đồng bộ là việc học không có sự
tiếp xúc trao đổi trực tiếp tại cùng một thời điểm giữa các người học với nhau và với
thầy giáo. Đồng bộ là việc người học có thể trao đổi trực tiếp với nhau và với thầy
giáo. Từ đó hình thức bài giảng cũng như công cụ hỗ trợ cũng có khác nhau, tạm
thời được chia làm 3 nhóm như sau:
 Tự học: Người học có thể sử dụng các kiến thức đã có trong CD-ROOM, trong
E-book , trên web, hoặc các công cụ hỗ trợ trình chiếu điện tử.
 Truyền đạt tri thức gián tiếp: Sử dụng sự trao đổi giữa người học với nhau và
với giáo viên không đồng thời và có thể thông qua mail, chat room, vv
 Truyền đạt tri thức trực tuyến: Người học có thể liên lạc với nhau và với giáo
viên thông qua lớp học ảo.
Mỗi hình thức học đều có các ưu điểm và nhược điểm riêng, lựa chọn hình
thức nào tùy thuộc vào nội dung cần chuyển tải, tính chất môn học cũng như khả
năng kỹ thuật và kinh tế cho phép. Song nếu kết hợp đồng thời nhiều hình thức thì
hiệu quả học tập và giảng dạy sẽ được nâng lên rất nhiều.
Ngày nay, E-learning tập trung vào việc đào tạo dựa trên công nghệ Web, và
như vậy E-learning bao gồm một số các thành phần sau:
 Sử dụng các thiết bị trợ giảng điện tử (vd: máy chiếu), các phần mềm máy tính
(vd: MS Power Point, Flash) để minh họa, trình diễn bài giảng.

 Đổi mới việc thi cử bằng các bài thi trên máy tính độc lập hoặc nối mạng được
chấm điểm tự động.
 Nâng cao chất lượng quản lý đào tạo bằng các chương trình máy tính.
 Tăng cường và đa dạng hóa tài liệu đào tạo bằng các thư viện điện tử, các nguồn
tài liệu tra cứu trên CD, trên các máy chủ nội bộ của tổ chức hoặc trên các
Website.
 Làm phong phú thêm hình thức trao đổi, thông tin liên lạc trong đào tạo giữa
giáo viên với người học, người học với người học. Sử dụng công nghệ liên lạc từ
xa: email, đàm thoại trên mạng, diễn đàn qua mạng, trao đổi trực tuyến qua hội

16
thảo video. Các phần mềm dạy học hoàn chỉnh trên Website cho phép học mọi
nơi, mọi lúc.
1.1.3. Ưu điểm - nhược điểm của E-learning [5,6]
a. Ưu điểm
E-learning có các ưu điểm vượt trội so với loại hình đào tạo truyền thống. Nó
là sự kết hợp cả ưu điểm tương tác giữa người học, giáo viên của hình thức học trên
lớp lẫn sự linh hoạt trong việc tự xác định thời gian, khả năng tiếp thu kiến thức của
người học trong CBT. E-learning có các ưu điểm nổi trội sau:
 Người học chủ động tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức theo yêu cầu, cá nhân hóa việc
học.
 Dễ dàng thay đổi, truyền tải nội dung môn học: Đối với hệ thống E-learning việc
cập nhật nội dung môn học rất dễ dàng, chỉ cần sao chép các tệp được cập nhật từ
một máy tính địa phương (hoặc các phương tiện khác) tới một máy chủ. Lần truy
cập sau, người học sẽ có được phiên bản mới nhất trong máy tính.
 Làm tăng hiệu quả tiếp thu bài học cho người học vì người học có lựa chọn giáo
viên, tài liệu tốt nhất. Thêm vào đó người học được rèn luyện kỹ năng sử dụng
thiết bị công nghệ, nâng cao tính tự giác, tăng cường khả năng tự học, khả năng
viết và lý luận.
 Người học có thể chủ động thay đổi tốc độ học cho phù hợp với bản thân, giảm

căng thẳng và tăng hiệu quả học tập.
 Giáo viên có thể theo dõi người học dễ dàng: E-learning cho phép dữ liệu được
tự động lưu lại trên máy chủ. Điều này giúp giáo viên đánh giá một cách công
bằng các đối tượng học
 E-learning giúp giảm các chi phí học tập: Giảm được các chi phí cho việc gtổ
chức khoá học. Đối với những người học E-learning giúp họ giảm thiểu các chi
phí cho việc thực hiện khoá học theo yêu cầu.
 E-learning còn giúp làm giảm tổng thời gian cần thiết cho việc học: theo thống
kê trung bình, lượng thời gian cần thiết cho việc học giảm từ 40 đến 60%.
 Hỗ trợ triển khai đào tạo từ xa: giáo viên và người học có thể truy cập vào khóa
học ở bất cứ thời gian và địa điểm nào mà không nhất thiết phải trùng nhau, việc
truyền tải kiến thức được thực hiện một cách hoàn toàn chủ động.

17
 Đo lường: E-learning rất dễ dàng tạo và cho phép người học tham gia, theo dõi
tiến độ học tập và kết quả học tập của mình. Qua những bài đánh giá, người quản
lý dễ dàng theo dõi được nhân viên của họ quá trình học và phát triển của họ.
b. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, thì E-learning vẫn có những hạn chế cần được
khắc phục. Việc triển khai hệ thống E-learning có chi phí lớn, mặt khác nó cũng có
những rủi ro nhất định. Một số nhược điểm của E-learning là:
 Người học và giáo viên gặp khó khăn trong việc chuyển đổi quan niệm dạy và
học từ phương thức truyền thống tới E-learning. Mặt khác sự tiếp cận tới các
cộng đồng người học trong E-learning cũng gặp nhiều khó khăn do yếu tố tâm lý,
văn hóa.
 Do phải chuẩn bị và chuyển đổi các dạng tài liệu có sẵn sang các dạng phù hợp
với phương thức học trong E-learning nên giáo viên mất nhiều công sức và thời
gian trước khi đưa vào bài học, người học cũng cần phải tập trung, nỗ lực hơn
trong việc học.
 Khó khăn đặc trưng là yêu cầu người dạy và người học phải có kiến thức và kỹ

năng sử dụng các thiết bị, công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, mà thực tế
vấn đề này đang là thách thức đối với các nước đang và chậm phát triển.
 Việc triển khai một hệ thống E-learning đầy đủ cần một khoản vốn đầu tư ban
đầu lớn. Thực tế hiện nay E-learning mới chỉ phát triển ở mức các hệ LMS chứ
chưa hoàn thiện.
 Các vấn đề khác về mặt công nghệ: phải xem xét các công nghệ hiện thời có đáp
ứng được các mục đích đào tạo hay không, chi phí đầu tư cho các công nghệ đó,
khả năng làm việc tương thích giữa các hệ thống phần cứng và phần mềm.
 E-learning có tính tương tác kém: nhất là đối với những người học thường xuyên
phải đi công tác thì khả năng đáp ứng của E-learning không tốt bằng phương
pháp học truyền thống (nghe giảng trực tiếp, học qua sách vở )
 Các khó khăn khác về mặt xã hội như: giáo viên cảm thấy bị đe dọa, người học
coi đào tạo như là một phần thưởng, chất lượng đào tạo phụ thuộc vào tính tự
giác của người học, mặt pháp chế của lớp học là không cao, tỷ lệ bỏ học cao
Với ưu điểm là hỗ trợ học theo khả năng cá nhân nên người học có thể tự học
các môn học mà mình cần mà không cần thiết phải có giáo viên cũng như bạn học.
Tuy nhiên, việc này có thể mang lại những bất lợi cho họ trong giao tiếp và làm việc

18
hàng ngày do nó làm giảm các giao tiếp xã hội và văn hóa của người học. Nhưng với
quan điểm rằng việc học tập theo hệ thống E-learning chỉ được xem là phần bổ trợ
quan trọng trong quá trình học tập chứ không thay thế hoàn toàn phương pháp dạy
và học truyền thống thì nhược điểm này được xem là không đáng kể. Thêm vào đó,
sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin với các kết nối Internet dải thông cao
hỗ trợ sự giao tiếp bằng hình ảnh và âm thanh qua màn hình trực tuyến sẽ trở nên
phổ biến trong vài năm nữa
1.1.4. Các hệ quản trị học (LMS)
Theo định nghĩa của trung tâm MAISE thì Hệ quản trị học (LMS - Learning
Management System) là thành phần thuộc bộ phận công nghệ trong hệ thống E-
learning. LMS được hiểu là phần mềm tự động hóa việc quản lý đào tạo. Cũng có

thể hiểu một hệ quản trị học là một gói phần mềm hỗ trợ việc quản lý học trong một
tổ chức.
Đây là một định nghĩa rất chung về một hệ LMS, nó quản lý các tài nguyên
trong các trung tâm học thông qua các hệ thống quản lý đào tạo lớp học cho những
ai phân phát việc đào tạo đa phương tiện qua các mạng địa phương, mạng rộng và
các mạng Internet và Intranet. Nó cũng bao gồm các hệ thống cung cấp các lớp học
ảo. Hiểu theo một cách đơn giản thì LMS có nhiệm vụ quản lý các cơ sở dữ liệu như
CSDL nội dung khóa học, CSDL người học, CSDL theo dõi tiến trình học
Hệ LMS có hai đặc điểm chính là quản trị các thông tin về người học và
khóa học, bao gồm các công việc:
 Theo dõi những người học : quản lý thông tin cá nhân và có nghĩa vụ cung cấp
tên truy nhập và mật khẩu cho người học.
 Theo dõi các khóa học: ghi lại các thông tin chi tiết về khóa học như:
+ Theo dõi tiến trình học của người học: ghi lại thông tin của toàn bộ quá trình
thực hiện khoá học, cho biết người học đó có hoàn thành khóa học hay không.
+ Lên phương án chi phí cũng sẽ cần thiết trong nhiều trường hợp
+ Lập báo cáo: nhằm cung cấp cho người quản trị thông tin tốt nhất về khoá
học.
Ngoài ra LMS còn có các đặc điểm như:
 Các đặc điểm hỗ trợ cho việc đào tạo có phòng học: yếu tố chính là sự phân phát
và giá cả cho các tài nguyên

19
 Các đặc điểm hỗ trợ việc học ngoại tuyến từ xa: thừa nhận việc các khóa học có
thể bắt đầu bất cứ lúc nào và thay đổi thời gian học cho mỗi môđul theo cam kết
của người học
 Các đặc điểm hỗ trợ việc học tập trực tuyến: hiện là lĩnh vực đang phát triển
mạnh với các khả năng đào tạo qua mạng Internet và các mạng Intranet.
 Một số chức năng của LMS
 Quản lý người học từ bước đăng ký, truy nhập và tiến trình học của người học

 Quản lý khóa học và lịch học, lập bảng phân công người học, bảng liệt kê khóa
học, cập nhật các khóa đào tạo mới
 Quản lý giáo viên và các thiết bị giảng dạy trong trường hợp đào tạo trên lớp
 Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học viên
 Lập các báo cáo về hệ thống, tình hình học và người học
 Tổ chức và quản lý các hoạt động cộng tác: hoạt động cộng tác được phân loại
theo công nghệ sử dụng: đồng bộ hay không đồng bộ.
 Các tính năng chính của LMS :
 Hỗ trợ học tập hỗn hợp: cho phép một môn học có thể trộn lẫn giữa lớp học và
các khóa học ảo một cách dễ dàng.
 Tích hợp với hệ thống tài nguyên nhân lực: giúp các thành viên tự động đăng ký
khóa đào tạo thích hợp với công việc của mình.
 Các công cụ quản trị: cho phép những nhà quản trị quản lý toàn bộ quá trình dạy
học, cũng như tài nguyên học tập.
 Tích hợp nội dung, dễ dàng tích hợp được với nội dung của đối tác thứ 3
 Trung thành với các chuẩn, có thể nhập và quản lý nội dung và phần mềm dạy
học tuân theo các tiêu chuẩn bất kể nhà cung cấp nào tạo ra nó.
 Các khả năng đánh giá sẽ giúp các nhà phát triển xây dựng một chương trình có
giá trị hơn theo thời gian.
 Quản lý các kỹ năng tổ chức và vận hành E-learning
1.1.5. Các hệ quản trị nội dung (LCMS)
Hệ quản trị nội dung học (LCMS – Learning Content Management System),
là thành phần thuộc bộ phận tri thức trong hệ thống E-learning. Hệ LCMS là một hệ
thống để tạo ra, lưu trữ, tổ hợp và phân phát nội dung học tập điện tử mang tính cá

20
nhân hóa theo hình thức các đối tượng học (theo IDC định nghĩa ). Mặc dù hệ LMS
quản lý và thi hành mọi hình thức học tập trong một tổ chức, hệ LCMS tập trung vào
nội dung học tập trực tuyến, thường theo hình thức các đối tượng học.
Nội dung học cho một đối tượng học là một phần độc lập của tài liệu hướng

dẫn. Thông thường nó bao gồm 3 thành phần : một mục tiêu thực hiện (là những gì
mà người học sẽ hiểu được hay có thể đạt được khi hoàn thành việc học), nội dung
bài học cần thiết để đạt được mục tiêu đó (như văn bản, hình ảnh, minh họa, tờ chiếu
có đánh dấu, giới thiệu, mô phỏng công việc), và một số hình thức ước lượng để đo
lường dù cho mục đích đó có đạt được hay không.
 Các đặc điểm chính của hệ LCMS
Mục tiêu của một hệ LCMS là tập trung vào nội dung bài học. Nó cho phép
những người thiết kế bài giảng và các chuyên gia kiến tạo môn học cách thức để tạo
các nội dung bài giảng điện tử hiệu quả hơn. Vấn đề chính mà một hệ LCMS phải
giải quyết là khả năng tạo đủ nội dung kịp thời để thỏa mãn yêu cầu của các cá nhân
học tập hay các nhóm người học. Thay vì phát triển toàn bộ các khóa học và áp dụng
chúng cho nhiều nhóm người học, người thiết kế bài giảng tạo ra các đoạn nội dung
có thể dùng lại được. Điều này loại bỏ những kết quả trùng lặp và cho phép lắp ráp
nhanh chóng nội dung theo yêu cầu.
 Chức năng chính của hệ LCMS
LCMS có các công cụ tương thích với việc truyền thông cho tất cả mọi người
thông qua các kinh nghiệm học tập hiệu quả, các công cụ đó bao gồm:
 Kho chứa các đối tượng học: là cơ sở dữ liệu trung tâm trong đó các nội dung
học được lưu trữ và quản lý
 Ứng dụng sáng tác tự động: dùng để tạo ra các đối tượng học có thể dùng lại
được
 Giao diện phân phối động nội dung tuỳ thuộc và đối tượng học vào từng hoàn
cảnh cụ thể
 Ứng dụng quản trị được sử dụng để quản lý các thông tin của quá trình tổ chức
học
Nhược điểm của hệ LCMS là nó tạo ra nhiều dự định, kế hoạch, và kĩ năng để
thiết kế các đối tượng học hấp dẫn – ngay cả khi các khuôn mẫu và ví dụ được cung
cấp. Khi đó người thiết kế phải suy nghĩ theo một phong cách không đồng nhất và
phải có chút hiểu biết về tất cả các ngữ cảnh theo đó có thể cần hoặc sử dụng một


21
đối tượng học. Chẳng hạn, nếu một đối tượng học bị tách ra khỏi ngữ cảnh hoặc
được cung cấp với các thông tin hỗ trợ không đầy đủ, thì nó có thể gây tác hại nhiều
hơn là có ích.
 Tính năng của LCMS
Các tính năng mà một hệ LCMS có thể hỗ trợ những hoạt động này gồm có:
 Học tập theo ngữ cảnh
 Giữ cho các tri thức ngầm không bị mất một cách đột ngột
 Sử dụng một trình ứng dụng để giảng dạy các nhóm người học khác nhau.
 Kiểm chứng trong tương lai nội dung của một tổ chức.
 Tăng cường sự hiểu biết và trình diễn của tổ chức thông qua việc chuyển đổi nội
dung lớn.
 Đảm bảo tính nhất quán của việc học tập trong một tổ chức rộng lớn.
1.2. Chuẩn trong E-learning [6]
1.2.1. Chuẩn và vấn đề áp dụng chuẩn trong E-learning
a. Tổng quan
ISO định nghĩa chuẩn như sau: "Chuẩn là các thoả thuận trên văn bản chứa
các đặc tả kĩ thuật hoặc các tiêu chí chính xác khác được sử dụng một cách thống
nhất như các luật, các chỉ dẫn, hoặc các định nghĩa của các đặc trưng, để đảm bảo
rằng các tư liệu, sản phẩm, quá trình, và dịch vụ phù hợp với mục đích của chúng".
Thông thường cần một khoảng thời gian khá dài để các chuẩn được ISO
(International Standards Organization - Uỷ ban tiêu chuẩn quốc tế) chứng nhận, đôi
khi một chuẩn phải mất 10 năm để được ISO chứng nhận. Các chuẩn đã được ISO
chứng nhận sẽ được công bố và chấp nhận trên toàn thế giới.
Các chuẩn E-learning đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức dạy
và học trong E-learning. Không có chuẩn E-learning chúng ta sẽ không có khả năng
trao đổi với nhau và sử dụng lại các đối tượng học tập. Nhờ có chuẩn mà toàn bộ thị
trường E-learning (người bán công cụ, khách hàng, người phát triển nội dung) sẽ tìm
được tiếng nói chung, hợp tác với nhau được cả về mặt kĩ thuật và mặt phương pháp.
LMS có thể dùng được nội dung phát triển bởi nhiều công cụ khác nhau và nhiều ví

dụ khác nữa. Ví dụ, có nhiều nhà sản xuất, mỗi nhà sản xuất dùng các công cụ để tạo
ra các sản phẩm giáo dục. Có rất nhiều công cụ dạng này tiêu biểu như Dreamwaver,

22
ToolBook, Trainersoft, Authorware. Vấn đề là làm thế nào để hệ thống quản lý có
thể tập hợp một bài học thông qua việc tích hợp các đối tượng riêng biệt trên từ
những nhà sản xuất khác nhau, công cụ khác nhau.
Chuẩn E-learning sẽ giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề sau:
 Khả năng truy cập được: truy cập nội dung học tập từ một nơi ở xa và phân phối
cho nhiều nơi khác
 Tính khả chuyển: sử dụng được nội dung học tập mà phát triển tại ở một nơi,
bằng nhiều công cụ và nền khác nhau tại nhiều nơi và hệ thống khác nhau
 Tính thích ứng: đưa ra nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với từng tình
huống và từng cá nhân
 Tính sử dụng lại: một nội dung học tập được tạo ra có thể được sử dụng ở nhiều
ứng dụng khác nhau
 Tính bền vững: vẫn có thể sử dụng được các nội dung học tập khi công nghệ thay
đổi, mà không phải thiết kế lại
 Tính giảm chi phí: tăng hiệu quả học tập rõ rệt trong khi giảm thời gian và chi
phí.
Hai mục tiêu chính của các chuẩn trong đào tạo trực tuyến là:
 Khả năng dùng lại nội dung ở tất cả các mức độ: cho phép chúng ta dùng lại
không chỉ toàn bộ khóa học mà còn cả những đơn vị nhỏ hơn như các bài học,
các chương, các chủ đề Ý tưởng chính là chúng ta định nghĩa các đối tượng
kiến thức để có thể dùng lại được, chia sẻ được.
 Xây dựng từ các phần dùng lại: Hệ thống không nhất thiết phải xây dựng tất cả,
chúng ta có thể xây dựng một chương trình học từ các khóa học của các chương
trình khác, xây dựng một khóa học bằng cách tập hợp từ các chương, bài học
thuộc các khóa học khác, xây dựng bài học từ các trang, xây dựng trang từ các
đối tượng nhỏ hơn như các hình, các phân đoạn, hoạt cảnh

Chuẩn trong E-learning được chia ra làm 4 nhóm chính đó là : chuẩn đóng
gói dữ liệu, chuẩn trao đổi thông tin, chuẩn mô tả dữ liệu, chuẩn chất lượng.
 Các chuẩn đóng gói dữ liệu cho phép ghép các khoá học được tạo bởi các công
cụ khác nhau từ các nhà sản xuất khác nhau thành các gói nội dung (packages)
được gọi là các chuẩn đóng gói (packaging standards). Các chuẩn này cho phép
hệ thống quản lý nhập và sử dụng được các các khoá học khác nhau trên bất kỳ
hệ thống E-learning nào.

23
 Nhóm chuẩn trao đổi dữ liệu cho phép các hệ thống quản lý đào tạo hiển thị từng
bài học đơn lẻ. Hơn nữa, có thể theo dõi được kết quả kiểm tra của học viên, quá
trình học tập của học viên. Những chuẩn như thế được gọi là chuẩn trao đổi
thông tin (communication standards), chúng quy định đối tượng học tập và hệ
thống quản lý trao đổi thông tin với nhau như thế nào.
 Nhóm chuẩn mô tả dữ liệu quy định cách mà các nhà sản xuất nội dung có thể mô
tả các khoá học và các môđul của mình để các hệ thống quản lý có thể tìm kiếm
và phân loại được khi cần thiết. Chúng được gọi là các chuẩn metadata (metadata
standards).
 Nhóm chuẩn còn lại đề cập đến chất lượng của các môđul và các khoá học, chúng
được gọi là chuẩn chất lượng (quality standards) nhằm kiểm soát toàn bộ quá
trình thiết kế khoá học cũng như khả năng hỗ trợ của cua học với những người
tàn tật.

Hình 1.2 Các chuẩn phổ dụng của E-Learning
b. Chuẩn đóng gói dữ liệu
Chuẩn đóng gói dữ liệu được dùng để mô tả các cách ghép các đối tượng học
tập riêng rẽ để tạo ra một bài học, khoá học, hay các đơn vị nội dung khác và sau đó
vận chuyển và sử dụng lại được trong nhiều hệ thống quản lý khác nhau
(LMS/LCMS). Các chuẩn này đảm bảo rất nhiều tệp được gộp và cài đặt đúng vị trí.
Chuẩn đóng gói E-learning bao gồm:

 Cách để ghép nhiều đơn vị nội dung khác nhau thành một gói nội dung duy nhất.
Các đơn vị nội dung có thể là các khoá học, các tệp HTML, ảnh, multimedia,
style sheet, và mọi thứ khác cho đến một biểu tượng duy nhất.

24
 Thông tin mô tả tổ chức của một khoá học hoặc môđul sao cho có thể nhập vào
được hệ thống quản lý và hệ thống quản lý có thể hiển thị một menu mô tả cấu
trúc của khoá học và người học sẽ học dựa trên menu đó.
 Các kĩ thuật hỗ trợ chuyển các khoá học hoặc môđul từ hệ thống quản lý này
sang hệ thống quản lý khác mà không phải cấu trúc lại nội dung bên trong.
Một số chuẩn đóng gói dữ liệu thông dụng hiện nay:
 AICC (Aviation Industry CBT Committee): Để đảm bảo các khoá học khả
chuyển khi tuân theo chuẩn AICC đòi hỏi phải có nhiều file, tuỳ thuộc vào
mức độ phức tạp. Cụ thể là bao gồm tệp mô tả khoá học, các đơn vị nội dung
khác, các tệp cấu trúc khoá học, các tệp điều kiện Chuẩn này có thể thiết kế
các cấu trúc phức tạp cho nội dung. Tuy nhiên, nhiều nhà phát triển cho rằng
chuẩn này rất phức tạp khi thực thi và nó không hỗ trợ sử dụng lại các môđul
ở mức thấp.
 IMS Global Consortium: Ngược lại, đặc tả IMS Content and Packaging đơn
giản hơn và chặt chẽ hơn. Đặc tả này được cộng đồng E-learning chấp nhận
và thực thi rất nhiều. Một số phần mềm như Microsoft LRN Toolkit
(Learning Resource iNterchange) hỗ trợ thực thi đặc tả này.
 SCORM (Sharable Content Object Reference Model): SCORM kết hợp nhiều
đặc tả khác nhau, trong đó có IMS Content and Packaging. Trong SCORM
2004, ADL (hãng đưa ra SCORM) có đưa thêm Simple Sequencing 1.0 của
IMS. Hiện tại đa số các sản phẩm E-learning đều hỗ trợ SCORM. SCORM là
đặc tả được mọi người để ý và sử dụng nhiều nhất.
c. Chuẩn trao đổi thông tin
Các chuẩn trao đổi thông tin xác định một ngôn ngữ mà con người hoặc sự
vật có thể trao đổi thông tin với nhau. Một ví dụ dễ thấy về chuẩn trao đổi thông tin

là một từ điển định nghĩa các từ thông dụng dùng trong một ngôn ngữ.
Trong E-learning, các chuẩn trao đổi thông tin xác định một ngôn ngữ mà hệ
thống quản lý đào tạo có thể trao đổi thông tin được với các môđul. Vấn đề đặt ra là,
hệ thống quản lý và các môđul trao đổi với nhau thông tin gì và như thế nào, các
chuẩn trao đổi thông tin nào đang có, chúng hoạt động như thế nào, và vấn đề đảm
bảo tính tương thích với các chuẩn đó.

25
Chuẩn trao đổi thông tin bao gồm 2 phần: giao thức và mô hình dữ liệu. Giao
thức xác định các luật quy định cách hệ thống quản lý và các đối tượng học tập trao
đổi thông tin với nhau. Mô hình dữ liệu xác định dữ liệu dùng cho quá trình trao đổi
thông tin như điểm kiểm tra, tên người học, mức độ hoàn thành của người học
Một số chuẩn trao đổi thông tin hiện nay:
 Aviation Industry CBT Committee (AICC): AICC có hai chuẩn liên quan, gọi
là AICC Guidelines và Recommendations (AGRs). AGR006 đề cập tới
Computer - Managed Instruction (CMI). Nó được áp dụng cho các đào tạo
dựa trên Web, Mainframe, đĩa chương trình độc lập. AGR010 chỉ tập trung
vào đào tạo dựa trên Web
 SCORM (Sharable Content Object Reference Model): Đặc tả ADL SCORM
bao gồm môi trường vận hành (RTE - Runtime Environment) quy định sự
trao đổi giữa hệ thống quản lý đào tạo và các SCO (Sharable Content Object -
Đối tượng nội dung có thể chia sẻ được) tương ứng với một môđul. Thực ra
thì SCORM dùng các đặc tả mới nhất của AICC.
d. Chuẩn mô tả siêu dữ liệu (metadata)
Với E-learning, siêu dữ liệu (metadata - dữ liệu nội dung) mô tả các khoá học
và các môđul. Các chuẩn siêu dữ liệu cung cấp các cách để mô tả các môđul E-
learning mà các người học và các người soạn bài có thể tìm thấy môđul họ cần.
Siêu dữ liệu giúp nội dung E-learning hữu ích hơn đối với người bán, người
mua, người học, và người thiết kế. Siêu dữ liệu cũng cung cấp một cách chuẩn mực
để mô tả các khoá học, các bài, các chủ đề, và đa phương tiện. Những mô tả đó sẽ

được dịch ra thành các danh mục hỗ trợ cho việc tìm kiếm được nhanh chóng và dễ
dàng. Với siêu dữ liệu người dùng có thể thực hiện các tìm kiếm phức tạp. Ngoài ra
siêu dữ liệu cho phép phân loại các khoá học, bài học, và các môđul khác. Siêu dữ
liệu có thể giúp người soạn bài tìm nội dung họ cần và sử dụng ngay hơn là phải
phát triển từ đầu
Một số chuẩn mô tả siêu dữ liệu hiện nay:
 IEEE - LTSC (Institue of Electrical and Electronics Engineer Learning
Technology Standards Committee)
 IMS Global Consortium (Instructional Management System )

26
 ADL SCORM (Advanced Distributed Learning Sharable Content Object
Reference Model)
Về cơ bản, ba chuẩn này khá giống nhau và có thể hợp nhất làm một trong
tương lai.
e. Chuẩn chất lượng
Các chuẩn chất lượng liên quan tới thiết kế khoá học và các môđul cũng như
khả năng truy cập được của các khoá học đối với các đối tượng khác nhau như
những người tàn tật, những đối tượng đặc biệt khác. Chuẩn này đảm bảo rằng E-
learning được tạo ra theo một quy trình cụ thể - nhưng nó lại không đảm bảo chắc
chắn rằng các khoá học tạo ra sẽ được người học chấp nhận. Các chuẩn chất lượng
đảm bảo rằng, nội dung của bài học có thể dùng được, người học dễ đọc và dễ dùng
nội dung đã được tạo ra đó, nó cũng đảm bảo các đối tượng học tập có thể sử dụng
được ngay nội dung do nhà sản xuất tạo ra từ những lần học đầu tiên .
Một số chuẩn chất lượng:
 Các chuẩn thiết kế E-learning: Chuẩn chất lượng thiết kế chính cho E-
learning là E-learning Courseware Certification Standards của ASTD E-
learning Certification Institue. Certification Institue chứng nhận rằng, các
khoá học E-learning tuân theo một số chuẩn nhất định như thiết kế giao diện,
tương thích với các hệ điều hành và các công cụ chuẩn, chất lượng sản xuất,

và thiết kế giảng dạy.
 Các chuẩn về tính truy cập được (Accessibility Standards): Các chuẩn này
liên quan tới làm như thế nào để công nghệ thông tin có thể truy cập được với
những đối tượng học đặc biệt như người tàn tật, chẳng hạn như những người
bị hỏng mắt, nghe kém, không có sự kết hợp tốt giữa mắt và tay, không đọc
được. Hiện tại, không có các chuẩn dành riêng cho E-learning. Tuy nhiên, E-
learning có thể tận dụng các chuẩn về tính truy cập được dùng cho công nghệ
thông tin và nội dung Web.
 Chuẩn Section 508 : Chuẩn về tính sử dụng được dùng cho công nghệ thông
tin là Section 508 của US Rehabilitaion Act, hoặc chính xác hơn nữa là 1998
Revision of Section 508 of Rehabilitation Act 1973. Luật này yêu cầu công
nghệ thông tin, bao gồm E-learning, mà các cơ quan liên bang Mỹ mua phải
truy cập được với những người tàn tật.

×