Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Ứng dụng công nghệ Web 2.0 (AJAX) vào xây dựng cổng thông tin điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 78 trang )
















































ĐAI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
*






BÙI QUANG PHÚC






ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ WEB 2.0 (AJAX)
VÀO XÂY DỰNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ






LUẬN VĂN THẠC SỸ












Hà Nội - 2008


















































ĐAI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
*





BÙI QUANG PHÚC




ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ WEB 2.0 (AJAX)
VÀO XÂY DỰNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ


Ngành: Công nghệ Thông tin
Chuyên ngành: Hệ thống Thông tin
Mã số: 60 48 05



LUẬN VĂN THẠC SỸ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TSKH. Nguyễn Xuân Huy




Hà Nội - 2008



5

MỤC LỤC
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT 8
MỞ ĐẦU 9
Chương I: Cổng thông tin điện tử và một số khái niệm liên quan 11
1.1. Khái niệm về Portal 11
1.2. Các đặc trưng cơ bản của Portal 13
1.2.1. Tập trung thông tin. 13
1.2.2. Chức năng tìm kiếm 13
1.2.3. Các ứng dụng trực tuyến 14
1.2.4. Tuỳ biến cá nhân 14
1.2.5. Cộng đồng ảo 14
1.2.6. Mô hình bảo mật thống nhất. 15
1.3. Phân biệt Portal với WebSite truyền thống 15

1.3.1 WebSite truyền thống 15
1.3.2. Portal 16
1.4. Phân loại Portal 17
1.4.1 Phân loại dựa trên cấu trúc nội dung thông tin 17
1.4.1.1 Vertical Portal (Portal theo chiều đứng) 17
1.4.1.2 Horizontal Portal (Portal theo chiều ngang) 18
1.4.2 Phân loại dựa trên mục đích cung cấp thông tin. 18
1.4.2.1 Portal công cộng (Public Portal) 18
1.4.2.2 Portal doanh nghiệp 18
1.4.2.3 Portal thương mại. 19
1.4.2.4 Portal cá nhân. 19
1.5. Các kỹ thuật trong Portal 19
1.5.1 Portlet. 19
1.5.1.1 Vòng đời của một Portlet 20
1.5.1.2. Giao diện lập trình của Portlet 21
1.5.2 Phân loại Portlet và các dịch vụ Web. 21
1.6. Kết luận 25
Chương 2: Công nghệ Web 2.0 (AJAX) và một số ứng dụng 26
2.1. Tổng quan về Web 2.0. 26
2.1.1 Tổng quan 26
2.1.2. Sự khác nhau giữa Web 1.0 và Web 2.0 27
2.1.3. Công nghệ 28
2.2. Công nghệ AJAX 31
2.2.1. Nguyên tắc hoạt động của Ajax. 32
2.2.2. Tính bất đồng bộ trong công nghệ Ajax. 33
2.2.3. Ưu điểm và nhược điểm của Ajax 35
2.2.3.1. Ưu điểm của Ajax 35
2.2.3.2. Nhược điểm của Ajax. 35
2.2.4. Các kỹ thuật trong AJAX 36
2.2.4.1. DOM 36


6

a. Kiến thức chung về DOM 36
b. Các công nghệ trong DOM. 37
c. Làm việc với DOM bằng JavaScript 37
2.2.4.2. Cascading Style Sheet (CSS) 41
a. Các ưu điểm của CSS trong thiết kế web 42
b. Cú pháp & thuộc tính CSS Style 42
2.2.4.3. Đối tượng XMLHttpRequest 44
a. Tạo đối tượng XMLHttpRequest 44
b. Các phương thức và thuộc tính 45
c. Sự tương tác giữa các đối tượng 47
d. Các phương thức GET và POST 49
e. Remote Scripting 49
f. Sử dụng đối tượng XMLHttpRequest để gửi request. 50
2.2.5. JavaScript 51
2.2.5.1 Nhúng JavaScript vào file HTML 52
a. Sử dụng thẻ SCRIPT 52
b. Sử dụng một file nguồn JavaScript 53
c. Thẻ <NOScript> và </NOSCRIPT> 53
2.2.5.2. Kiểu dữ liệu trong JavaScript 54
2.2.5.3. Closure 54
2.2.5.4 Tính hướng đối tượng trong JavaScript 55
2.2.5.5 Kiểm soát lỗi 57
2.3. Kết luận 59
Chương 3: Ứng dụng công nghệ Web 2.0 (AJAX) vào xây dựng cổng thông
tin điện tử trong cơ quan Bộ. 60
3.1 Nhu cầu về việc quản lý thông tin công việc. 60
3.2. Mục tiêu, yêu cầu của hệ thống. 60

3.2.1. Mục tiêu: 60
3.2.2. Yêu cầu: 60
3.3. Các nghiệp vụ thực tế xảy ra trong quá trình quản lý thông tin về công
việc. 61
3.3.1. Các quy trình xử lý công việc trong thực tế 61
3.3.1.1. Quy trình giao việc 61
3.3.1.2. Quy trình nhận việc và xử lý 61
3.3.1.3 Quy trình báo cáo 62
3.3.2. Các thông tin cần quản lý về một công việc. 62
3.3.3. Xác định đối tượng tham gia hệ thống 63
3.3.3.1 Xác định đối tượng tham gia: 63
3.3.3.2. Nguyên tắc quản lý 63
3.3.3.3. Trách nhiệm và quyền hạn của các đối tượng tham gia 63
3.4. Mô hình CSDL 63
3.4.1. Hệ thống quản lý thông tin về công việc. 64
3.4.1.1. Các bảng danh mục 64
3.4.1.2. Các bảng chính 65
3.2.1.4. Mô hình quan hệ CSDL 68

7

3.4.2. Hệ thống quản lý lịch công tác 70
3.4.3. Hệ thống nhắc việc cá nhân 70
3.4.4. Hệ thống quản lý danh bạ điện thoại 71
3.5. Giao diện của hệ thống quản lý thông tin công việc. 71
3.5.1. Giao diện chính của cổng thông tin về công việc. 71
3.5.3. Giao diện chính của một hồ sơ công việc 73
3.5.4. Giao diện về việc cho ý kiến chỉ đạo về công việc. 73
3.6. Một số đoạn chương trình mẫu 74
3.6.1. Kiểm tra quyền của người dùng khi truy nhập hệ thống 74

3.6.2. Xem danh sách công việc theo quyền 77
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80


8

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Tên đầy đủ
AJAX Asynchronous JavaScript and XML
XML Extensible Markup Language
HTML HypeText Makeup Language
CSS Cascading Style Sheet
DOM Document Object Model
PDA Personal Digital Assistant
URL Universal Resource Locator
JSR Java Specification Requests
API Application Programming Interface
J2EE Java 2 Platform, Enterprise Edition
HTTP Hypertext Transfer Protocol
SOAP Simple Object Access Protocol
REST Representation State Transfer
XSLT Extensible Stylesheet Language
CSDL Cơ sở dữ liệu
W3C World Wide Web Consortium



9


MỞ ĐẦU

Với sự phát triển về mặt băng thông của Internet, các ứng dụng trên
nền tảng Web ngày càng được phát triển và ứng dụng rộng rãi. Các công việc
dần dần được đưa lên mạng và phục vụ tốt các yêu cầu của thực tế. Các mô
hình về văn phòng điện tử, chính phủ điện tử được ra đời. Đi cùng với nó là
công nghệ về cổng thông tin điện tử cũng ra đời. Với công nghệ của cổng
thông tin điện tử, người ta có thể thực hiện các giao dịch trên mạng, tích hợp
các ứng dụng trên Web vào cùng một khuôn hình, tạo ra khả năng đăng nhập
một lần. Công nghệ Web 2.0 là một công nghệ mới ra đời (2005). Web 2.0 là
thế hệ thứ hai của các dịch vụ đang tồn tại trên nền World Wide Web, nó cho
phép mọi người có thể cộng tác hay chia sẻ các thông tin trực tuyến với nhau.
Web 2.0 đưa người sử dụng tới gần hơn các ứng dụng chạy trên Desktop.
Trong đó AJAX (Asynchronous JavaScript and XML) là công nghệ đóng vai
trò nòng cốt. AJAX cho phép tăng tốc độ ứng dụng web bằng cách cắt nhỏ dữ
liệu và chỉ hiển thị những gì cần thiết, thay vì phải tải lại toàn bộ trang web.
AJAX không phải một công nghệ đơn lẻ mà là sự kết hợp một nhóm công
nghệ với nhau. Trong đó, HTML và CSS đóng vai hiển thị dữ liệu, mô hình
DOM trình bày thông tin động, XMLHttpRequest trao đổi dữ liệu không đồng
bộ với máy chủ web, XML là định dạng chủ yếu cho dữ liệu truyền.
Hiện nay việc ứng dụng công nghệ Web 2.0 (AJAX) vào xây dựng
cổng thông tin điện tử vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam. Trên
thế giới đã có một số trang Web ứng dụng tốt công nghệ này vào các lĩnh vực
cụ thể như:
- Http://www.writely.com/: cho phép soạn thảo các tài liệu trực tuyến
giống như soạn thảo bằng các chương trình bình thường
- Http://www.netvibes.com/: cho phép tạo ra các trang web cá nhân với
nội dung tùy thích. Nó cũng cho phép đưa vào các thông tin hay các ứng dụng
trực tuyến vào trang cá nhân này

- Http://maps.google.com/: cho phép tra cứu bản đồ của các nơi trên
thế giới
Việc áp dụng thành công công nghệ Web 2.0 (AJAX) vào cổng thông
tin điện tử sẽ giúp cho việc đưa các công việc lên trên mạng dễ dàng hơn, các
giao dịch trên mạng được thực hiện một cách trơn tru và hiệu quả, …
Xuất phát từ nhu cầu thực tế tại đơn vị công tác, tôi hướng nghiên cứu
của mình vào việc xây dựng một hệ thống quản lý thông tin công việc. Hệ
thống giúp tất cả cán bộ, nhân viên trong đơn vị quản lý tốt các công việc của

10

mình; lãnh đạo dễ dàng theo dõi, quản lý, tránh trường hợp quên việc. Với lợi
thế của công nghệ Web 2.0 (AJAX) và nhu cầu áp dụng rộng rãi của hệ thống
trong công việc, các thao tác của người dùng trên hệ thống hết sức thuận lợi,
đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.
* Nội dung của đề tài được kết cấu trong 03 chương:
Chương 1: Cổng thông tin điện tử và một số khái niệm liên quan
Chương này đề cập đến các nội dung: Khái niệm về Portal, các đặc
trưng cơ bản của Portal, phân biệt Portal với WebSite truyền thống, phân loại
Portal, các kỹ thuật bên trong Portal.
Chương 2: Công nghệ Web 2.0 (AJAX) và một số ứng dụng
Chương này bao gồm 02 phần chính: Tổng quan về Web 2.0 và Công
nghệ AJAX. Trong mỗi phần có đề cập đến các ưu điểm và nhược điểm, các
công nghệ cụ thể và tương lai ứng dụng của từng công nghệ.
Chương 3: Ứng dụng công nghệ Web 2.0 (AJAX) vào xây dựng
cổng thông tin điện tử trong cơ quan Bộ.
Chương này đề cập đến việc xây dựng một cổng thông tin về luồng
công việc. Trong cổng thông tin này có các nội dung: Quản lý công việc, xem
lịch công tác, nhắc việc cá nhân, danh bạ điện thoại. Mỗi người dùng tùy theo
quyền của mình khi đăng nhập hệ thống sẽ được tiếp cận ở các mức thông tin

khác nhau và có thể tùy biến giao diện của mình. Hệ thống này đang được áp
dụng tại một cơ quan cấp Bộ và được đánh giá cao.
Cuối cùng là kết luận và hướng phát triển của đề tài.








11

Chương I: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VÀ MỘT SỐ
KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

Trong cuộc sống hiện nay, WebSite ngày càng chiếm một vai trò quan
trọng. Các công ty, tổ chức, thậm chí cả các cá nhân sử dụng WebSite để
quảng bá thông tin và thương hiệu của mình. Người sử dụng truy cập vào các
WebSite để lấy các thông tin cần thiết. Với sự phát triển mạnh mẽ của công
nghệ, các thế hệ WebSite lần lượt được ra đời và liên tục được cải tiến. Các
công nghệ mới giúp cho WebSite hoạt động nhanh hơn, hiệu quả hơn. Khái
niệm WebSite truyền thống dần dần được chuyển thành WebSite thông minh.
Kết hợp với một số công nghệ khác như tìm kiếm, phân loại thông tin khái
niệm Cổng thông tin điện tử - Portal đã được hình thành.
Trong bối cảnh hội nhập, công cuộc cải cách hành chính được đẩy
mạnh, các mô hình chính phủ điện tử lần lượt được ra đời, thương mại điện
tử trở thành nhân tố dẫn đến sự thành công cho các doanh nghiệp. Nhiều
quốc gia trên thế giới đã xây dựng thành công mô hình chính phủ điện tử, mà
trong đó mọi người dân đều có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Ở Việt Nam, nhiều địa phương rất quan tâm tới việc ứng dụng công nghệ và
đã cho ra đời cổng thông tin điện tử của riêng mình như: Hà Nội, Thành phố
Hồ Chí Minh, Quảng Nam,… để phục vụ đắc lực công tác quản lý và điều
hành các hoạt động kinh tế, xã hội.
1.1. Khái niệm về Portal
Hiện nay có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về Portal. Mỗi
một tổ chức, một công ty khi đưa ra các sản phẩm của mình về Portal đều cố
gắng đưa ra một định nghĩa theo cách nhìn riêng của mình, vì vậy chưa có
một định nghĩa nào được coi là chuẩn xác cho Portal.
Theo định nghĩa của IBM [2, 9]: “Portal là giao diện dựa trên nền web,
được tích hợp và cá nhân hóa nhằm cung cấp cho người dùng một khối lượng
lớn các thông tin, tri thức và các dịch vụ thông qua một điểm truy cập duy
nhất trong mọi thời điểm và vị trí với sự hỗ trợ của các thiết bị có khả năng
kết nối Web”.
Khái niệm về Portal do Sun đưa ra [2, 11]: “Portal là một ứng dụng nền
tảng Web cung cấp các tính năng: cá nhân hóa, đăng nhập một lần, tích hợp
thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và đưa vào tầng trình diễn của hệ thống
thông tin. Tích hợp thông tin có nghĩa là hợp nhất nội dung từ nhiều nguồn
thông tin khác nhau vào một trang Web. Tính năng cá nhân hóa tinh vi được

12

xây dựng trong Portal nhằm cung cấp khả năng cá nhân hóa nội dung cho
người dùng. Các trang Portal có thể có nhiều Portlet khác nhau tạo nội dung
cho những người dùng khác nhau”.
Portal, tên đầy đủ là Web Portal, là một hệ thống hoạt động trên Web,
định danh và xác thực người dùng đăng nhập, từ đó sẽ cung cấp một giao diện
web để người dùng dễ dàng truy cập, khai thác thông tin và dịch vụ cũng như
thao tác, tuỳ biến các công việc tác nghiệp của mình một cách nhanh chóng và
đơn giản. Portal có các tính năng giúp người quản trị thu thập, quản lý nhiều

nguồn thông tin khác nhau, từ đó phân phối chúng dưới dạng các dịch vụ cho
từng người dùng khác nhau tuỳ thuộc vào nhóm quyền, vào nhu cầu cũng như
mục đích của người dùng đó. Portal thực hiện việc này hết sức linh động, từ
những công việc như tìm xem và đặt mua sách trong một kho hàng trực tuyến,
xem và thay đổi thông tin về sinh viên và giáo viên trên các ứng dụng quản lý
giảng dạy, đến việc đăng và chia sẻ các thông tin, tài nguyên, bài viết trên các
diễn dàn hay cung cấp việc truy cập thống nhất và thuận lợi đến các thông tin
nội bộ trong một website của công ty Portal như một cổng vào vạn năng cho
người dùng tìm kiếm thông tin và tác nghiệp một cách thuận lợi và dễ dàng.


Hình 1.1: Hình ảnh minh họa về một Portal.

13


Hình 1.2: Một ví dụ về Portal
1.2. Các đặc trưng cơ bản của Portal
1.2.1. Tập trung thông tin.
Thông tin được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau vào trong một khung
phù hợp và nhất quán. Với đặc trưng này, người sử dụng có thể thu thập và xử
lý thông tin từ nhiều nguồn, hoặc có thể sử dụng các ứng dụng để khai thác
kho thông tin chung. Các nguồn thông tin được tích hợp vào trong Portal có
thể là: Thư điện tử, tin tức, tài liệu, báo cáo, tệp âm thanh, tệp Video,… Tính
năng này làm nâng cao hiệu quả làm việc của người sử dụng.
1.2.2. Chức năng tìm kiếm.
Đây là một trong những chức năng cơ bản cần phải có trong Portal.
Việc tìm kiếm được thực hiện đối với tất cả các loại tài liệu được quản lý
trong Portal. Người sử dụng mô tả thông tin mình cần tìm kiếm dưới dạng các
từ khoá hoặc các tiêu chí tìm kiếm. Máy tìm kiếm sẽ thực hiện tìm và trả kết

quả về phía người dùng. Hiệu quả của một máy tìm kiếm được thể hiện ở hai
khía cạnh: Độ chính xác và tính đúng đắn. Độ chính xác là phần trăm của các
tài liệu tìm thấy trên tổng số các tài liệu sẵn có. Tính đúng đắn là phần trăm
của các tài liệu hợp với nội dung tìm kiếm trên tổng số tài liệu trả về. Một
trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc tìm kiếm là thời gian tìm. Thời gian
tìm phụ thuộc vào phạm vi tìm kiếm và độ phức tạp của thuật toán tìm kiếm.

14

1.2.3. Các ứng dụng trực tuyến.
Các ứng dụng trực tuyến là những chức năng cụ thể trong một Portal.
Sự phong phú về các ứng dụng trực tuyến thể hiện sự phong phú về mặt chức
năng của một Portal. Tùy theo mục đích và ý nghĩa của Portal mà có thể lựa
chọn và xây dựng các ứng dụng trực tuyến phù hợp. Nhìn chung nó là các ứng
dụng trực tuyến cần thiết và phổ biến nhất hiện nay, phục vụ công tác văn
phòng, hoặc các ứng dụng trực tuyến phục vụ các công tác cụ thể.
Một số loại ứng dụng trực tuyến điển hình trong Portal:
- Thư điện tử.
- Lịch làm việc cá nhân
- Hội thoại trực tuyến.
- Một số ứng dụng trực tuyến khác.
1.2.4. Tuỳ biến cá nhân.
Đây làm một đặc trưng rất quan trọng của Portal, nó giúp người dùng có
thể tùy biến giao diện cá nhân của mình theo đúng sở thích. Đặc trưng này
giống với khái niệm người dùng trong hệ điều hành Windows. Tùy biến cá
nhân giúp người dùng hứng thú với công việc hơn, không bị nhàm chán vì cứ
phải tuân theo các quy chuẩn chung đã được thiết lập trước.
Trên cơ sở các thông tin của từng người dùng, nhà cung cấp có thể tạo
ra các dịch vụ mang tính chất hướng cá nhân nhiều hơn, phù hợp với yêu cầu
và sở thích của từng người dùng riêng biệt.

Tập hợp các thông tin về người dùng là một kho thông tin quý giá để
nhà cung cấp có chiến lược chăm sóc khách hàng, định hướng cung cấp các
dịch vụ cần thiết, loại bỏ các dịch vụ không thiết thực.
1.2.5. Cộng đồng ảo.
Cộng đồng ảo là một “một địa điểm ảo” trên Internet mà các cá nhân,
các doanh nghiệp có thể “tập hợp” để giúp đỡ, hợp tác với nhau trong các
hoạt động thương mại. Nói một cách khác “cộng đồng ảo” mang lại cơ hội
hợp tác cho các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp mà ranh giới địa lý không còn
có ý nghĩa. Một số ví dụ về cộng đồng ảo:
- Hội thoại trực tuyến – Online chat: Thông qua dịch vụ này người ta có
thể triển khai các hội nghị mà không cần phải tập trung toàn bộ cán bộ công
nhân viên ở các địa phương trong phạm vi cả nước về một địa điểm cụ thể
nào đó.
- Hỗ trợ trực tuyến - Online support : Tại đây khách hàng có thể nhận
được trực tiếp các hỗ trợ, tư vấn của các nhà sản xuất về sản phẩm mà khách
hàng đã lựa chọn.

15

1.2.6. Mô hình bảo mật thống nhất.
Trong Portal, mỗi người dùng có một tài khoản riêng. Tài khoản này
được thiết lập dựa trên khái niệm quyền. Mỗi tài khoản sẽ được gán cho một
số quyền nào đấy để truy cập hệ thống. Mô hình bảo mật này không phải là
mô hình đăng nhập một lần (Single Sign On), mà chỉ là mô hình xác thực
quyền.
1.3. Phân biệt Portal với WebSite truyền thống
1.3.1 WebSite truyền thống
Website đã và đang đóng góp rất lớn vào việc phổ cập thông tin, như
giới thiệu tin tức, các cơ sở dữ liệu, và một số chương trình ứng dụng trên
mạng. Website đã làm thay đổi cả thế giới từ khi xuất hiện vào đầu những

năm 90 của thế kỷ trước. Ngày nay mọi giao tiếp thông qua website đã trở
thành phổ biến. Dưới đây là một số đặc trưng của các WebSite truyền thống:
- Người dùng đã và đang phải chấp nhận với “sự quá tải thông tin” có
nghĩa là người dùng thường phải duyệt qua rất nhiều các website khác nhau,
phải xử lý một khối lượng khổng lồ các thông tin để tìm ra thông tin mà mình
cần. Website luôn chỉ là điểm xuất phát trong lộ trình mà người dùng đi tìm
thông tin, và được dẫn trên mạng qua các liên kết, bằng cách nhấp chuột vào
một liên kết (tức là URL link) để đi tiếp đến một nơi cung cấp thông tin khác.
- Người dùng phải chấp nhận thực tế là các thông tin thường đứng độc
lập trên các website khác nhau, không thể phân loại được một cách mềm dẻo
linh động, dẫn đến rất khó chia sẻ thông tin cho nhau. Lý do của vấn đề trên là
cách trình diễn thông tin (format), các chuẩn mực cách thức truyền số liệu
giữa các phần mềm ứng dụng trên các website thường là rất khác nhau. Ngay
cả trên cùng một website, các ứng dụng (hay dịch vụ) cũng độc lập, nói theo
ngôn ngữ kỹ thuật mỗi chương trình có một danh sách người dùng và các luật
lệ quản lý riêng, có giao diện riêng, có cách kết nối để sử dụng CSDL khác
nhau, v.v
- Việc quản lý, bảo trì và phát triển các website thường gặp nhiều khó
khăn do sự tăng trưởng đến chóng mặt của thông tin trên các website.
- Khả năng tích hợp các thông tin, dịch vụ từ nhiều nơi vào một website
là rất khó khăn, thậm chí không thể làm được về mặt nguyên tắc công nghệ.
- Không tạo được quan hệ, người dùng không gắn bó với chủ nhân của
website (một trong những nguyên nhân là do không có tính cá nhân hóa).
- Thích hợp cho phổ biến thông tin hơn là cung cấp môi trường cộng tác
cho người dùng.

16

- Qui mô dịch vụ nhỏ, không bảo toàn đầu tư. Khi yêu cầu thay đổi về
nội dung thông tin, loại hình dịch vụ, v.v thường phải xây dựng lại website

mới. Không có khả năng cung cấp một nền tảng để từ đó có thể luôn luôn
phát triển và mở rộng.
1.3.2. Portal
Portal là một bước tiến hóa của website truyền thống. Nó ra đời để giải
quyết những vấn đề mà website truyền thống gặp phải:
- Portal có thể được gọi là "siêu website“, đối với người dùng vẫn chỉ là
sử dụng trang web thông qua trình duyệt (tức là web browser), nhưng đằng
sau đó là sự thay đổi thuật ngữ và quan niệm mới về triết lý “phục vụ” thay
cho cách hiểu “tuyên truyền” thông qua website như trước đây.
- Là điểm đích qui tụ hầu hết các thông tin và dịch vụ cho người sử
dụng cần, là điểm đích đến thực sự. Thông tin và dịch vụ được phân loại
nhằm thuận tiện cho tìm kiếm và hạn chế vùi lấp các thông tin.
- Bảo toàn đầu tư lâu dài.
+ Có nền tảng công nghệ đảm bảo: do công nghệ Internet đã phát triển
rất cao so với thời kỳ xuất hiện World Wide Web vào đầu những năm 90 của
thế kỷ trước.
+ Những công nghệ tạo nên thời đại Portal đều hỗ trợ tính mở và kế
thừa mạnh, sao cho việc mở rộng các qui mô phục vụ bằng các phần mềm
ứng dụng mới được “lắp ráp” vào Portal đang có, mà không phải hủy bỏ hoặc
sửa chữa lớn như những website trước đây. Đặc tính này làm cho portal “cởi
mở” hơn với các ứng dụng của nhiều nhà cung cấp dịch vụ phần mềm khác
nhau, thậm chí làm tăng tính độc lập của người chủ quản portal với người
cung cấp giải pháp portal ban đầu, sau khi đã làm chủ công nghệ quản lý và
phát triển ứng dụng trên portal.
- Môi trường chủ động dùng cho việc tích hợp ứng dụng
- Nếu như khái niệm mạng Internet và mạng Intranet, tương ứng là
mạng toàn cầu và mạng nội bộ, thì portal chính là Extranet do kiến trúc công
nghệ qui định, nghĩa là nó bao gồm cả chức năng một “site” trên Internet và
một Intranet cho nội bộ. Một portal đương nhiên có 2 mặt phục vụ là “phía
ngoài” hướng đến Internet, và “phía trong” hướng đến phục vụ người dùng

nội bộ. Phía ngoài, portal cung cấp một cổng giao dịch thân thiện, đủ các chức
năng cho người dùng, trong đó có chức năng cá nhân hóa. Phía trong, portal
cung cấp một hạ tầng điện tử, nhằm tạo quyền chủ động trong việc cung cấp,
tích hợp thông tin và liên kết với các hệ thống, các dịch vụ thông tin khác.
Người dùng nội bộ hay người dùng qua mạng Internet đều phải được quản lý,

17

họ có các vai trò sử dụng khác nhau, nhưng có môi trường giống nhau qua
trình duyệt web. Tuy khái niệm “phía trong” và “phía ngoài” là rất tương đối,
chúng cũng cho thấy các mảng ứng dụng tương ứng với các nhu cầu quản lý
hành chính và dịch vụ công nói chung. Đối với các chức năng “phía trong”,
poral làm cho các giao dịch quản lý hành chính mang tính chất nội bộ sẽ
không đi vòng ra Internet rồi mới trở lại bàn làm việc của một đồng nghiệp
trong cùng một phòng, hoặc giữa các Vụ bên trong trụ sở của một Bộ. Trong
khi đó, một công chức cũng có thể tra cứu hoặc vận hành một dịch vụ qua
Internet tại bất kỳ lúc nào và tại bất cứ đâu. Đối với các chức năng “phía
ngoài”, người duyệt web có thể tra cứu và sử dụng dịch vụ theo quyền hạn
được cấp. Do vậy Portal rõ ràng là mô hình phù hợp cho các hệ thống thông
tin phục vụ cả quản lý điều hành và dịch vụ công. Khi so sánh với website
thông thường, dù được xây dựng bằng chương trình ứng dụng web, website
chủ yếu làm tốt về các chức năng “phía ngoài”, mà không giải quyết được các
chức năng “phía trong”, nhất là khi các giao tiếp bên trong tăng lên qua việc
tích hợp các ứng dụng mới.
- Cung cấp môi trường cộng tác (collaborative) thông qua việc quản lý
và khai thác thống nhất toàn diện các dịch vụ cơ bản như: Forum, Mail,
Calendar, Task Management, Report Systems, Conferences, Discussion
Groups, News Groups, v.v Các dịch vụ này là một phần của kho tài nguyên
dịch vụ trên portal để người dùng lựa chọn. Việc quản lý người dùng được
thực hiện một lần và thống nhất trên tất cả các ứng dụng dịch vụ của portal.

1.4. Phân loại Portal
1.4.1 Phân loại dựa trên cấu trúc nội dung thông tin [2]
1.4.1.1 Vertical Portal (Portal theo chiều đứng)
Một Vertical Portal (hay còn được gọi là Vortal) là một WebSite mà
cung cấp thông tin liên quan đến một lĩnh vực riêng biệt như chăm sóc sức
khoẻ, bảo hiểm, ô tô,… (Công nghiệp theo chiều sâu (Vertical Portal) được sử
dụng để chỉ đến các sản phẩm và dịch vụ trong một phạm vi hẹp, trong khi đó
công nghiệp theo chiều rộng (Horizontal Industry) được sử dụng để phản ánh
các sản phẩm và dịch vụ trong một phạm vi rộng lớn.
Theo hướng chuyên nghiệp hoá, hầu hết các ngành công nghiệp đều
hướng theo sự chuyên sâu). Các Vertical Portal có thể được xem như là cộng
đồng các doanh nghiệp, các Vertical portlal có thể lôi cuốn cả những người
kinh doanh nhỏ lẻ tại nhà bằng việc cung cấp các ý tưởng và những thông tin
về sản phẩm liên quan đến việc thiết lập và bảo trì sản phẩm tại nhà.

18

Đối với các các Bộ, ban ngành, Vertical Portal hướng đến việc cung cấp
các thông tin và dịch vụ theo các chuyên ngành riêng, mà tại đó người dân có
thể tìm hiểu, tham gia các giao dịch hành chính, đóng góp các ý kiến và kiểm
soát công việc của mình.
1.4.1.2 Horizontal Portal (Portal theo chiều ngang)
Portal theo chiều ngang cung cấp các thông tin và dịch vụ đa dạng, rộng
khắp, kết nối nhiều nguồn tài nguyên khác nhau, ví dụ như các Portal của một
địa phương, cung cấp mọi thông tin và dịch vụ trên địa bàn như tin tức, thông
tin giới thiệu, thông tin hướng dẫn, dịch vụ trực tuyến,…
Portal loại này cũng có thể là các MegaPortal, nhằm vào các đối tượng
người dùng khác nhau trên Internet, có khả năng đáp ứng nhiều dịch vụ thông
thường, tạo khả năng tích hợp các Portal theo chiều đứng.
1.4.2 Phân loại dựa trên mục đích cung cấp thông tin [2].

1.4.2.1 Portal công cộng (Public Portal)
Chia thành hai loại chính:
- Các Portal công cộng nói chung hoặc “siêu” Portal, nhắm đến toàn bộ
những người có khả năng sử dụng Internet, ví dụ như Yahoo, Google,
Altavista, AOL, MSN, Exicte,… Đặc trưng cơ bản của các Portal này là cung
cấp mọi dịch vụ thông thường mà người dùng Internet có nhu cầu như: Thư
điện tử, chat, lịch cá nhân,…
- Portal công nghiệp (có mô hình Portal theo chiều dọc): là cổng thông
tin tập trung vào một lượng người dùng có quan tâm đặc biệt đến một lĩnh
vực nhất định nào đó như hàng tiêu dùng, máy tính, bảo hiểm, ngân hàng,…
Đặc trưng của cổng ngành dọc là cung cấp các thông tin và dịch vụ cụ thể
theo các yêu cầu của một ngành hoặc một lĩnh vực nào đó.
1.4.2.2 Portal doanh nghiệp
Portal - EIP (Corporate/Enterprise (Intranet) Portal – EIP) là các Portal
được thiết kế dành cho các doanh nghiệp mong muốn xây dựng được mối
quan hệ chặt chẽ với cả nhân viên, khách hàng và đối tác của doanh nghiệp.
Quan hệ ở đây không chỉ gói gọn trong quan hệ hai chiều giữa hai bên mà còn
bao gồm cả tiến trình xử lý và các hoạt động quản lý của doanh nghiệp. EIP
cũng hợp nhất các quá trình, các tiến trình công việc, sự cộng tác, quản lý nội
dung, sưu tập và lưu trữ dữ liệu, các ứng dụng của công ty và các giải pháp
doanh nghiệp thông minh. EIP cho phép nhân viên có thể truy cập vào nhiều
Portal khác nhau như Portal thương mại điện tử (Ebusiness Portal), Portal cá
nhân (Personal Portal) và Portal công cộng (Public Portal). Sự kết hợp giữa

19

các Portal độc lập hoặc nhóm thành một giải pháp Portal cố kết (Cohensive
Portal Solution) được gọi là Federated Portal. EIP cũng cho phép truy cập đến
các nội dung được cung cấp từ bên ngoài bởi những người không phải là nhân
viên của công ty.

1.4.2.3 Portal thương mại.
Portal thương mại mở rộng quan hệ của doanh nghiệp tới khách hàng
cũng như các đối tác và nhà cung cấp. Cổng thương mại điện tử thiết lập các
chợ ảo cung cấp các dịch vụ thương mại liên quan đến cộng đồng người mua,
người bán và cả người tạo thị trường trên mạng. Nó cho phép liên kết trực
tuyến người mua với người bán bằng việc cung cấp các tin kinh doanh, đặc
biệt Service Port của Portera vừa là Portal ứng dụng cho ngành công nghiệp
dịch vụ, Saleforce.com của SAP quản lý các quá trình bán hàng và báo cáo
cho một đội bán hàng phân tán. MySap.com của SAP và
oraclesmallbusiness.com của Oracle là các ví dụ của các hệ thống kinh doanh
hoàn chỉnh sử dụng Portal.
1.4.2.4 Portal cá nhân.
Đây vẫn là một xu hướng mới ở Việt Nam và trên thế giới.
- Portal di động (Mobility Portals): các Portal này phục vụ việc truy cập
web thông qua các thiết bị điện thoại di động, PDA không dây, máy nhắn
tin,… Loại Portal này đang ngày càng trở lên phổ biến và rất quan trọng cho
khách hàng cũng như nhân viên để có thể lấy được các thông tin về dịch vụ,
sản phẩm, giá cả; tình trạng đặt hàng, thưởng phạt, vận chuyển; những thông
tin lập kế hoạch và cài đặt.
- Portal cho đồ dùng: Những Portal này được truy cập thông qua thiết bị
TV (WebTV), thiết bị gắn trên ô tô (Onstart),…
1.5. Các kỹ thuật trong Portal.
1.5.1 Portlet.
Một Portal gồm nhiều Portal Page, với một giao diện thống nhất, kết
hợp các nguồn dữ liệu khác nhau và hiển thị trên trình duyệt. Các Portal Page
được điều hướng thông qua quá trình xác thực người dùng, không bị giới hạn
gì trong suốt một phiên làm việc và được cấu thành từ các module nhỏ hơn có
dữ liệu, vòng đời độc lập, đó chính là các Portlet. Để có thể tích hợp dễ dàng
các module với nhau cũng như để phân tách giao diện hiển thị với phần xử lý
đằng sau, JSR 168 sử dụng mô hình Portlet - Porlet Container [11].

Một Portlet Container chứa các Portlet và quản lý vòng đời của chúng.
Portlet Container cũng cung cấp cơ chế lưu trữ bền vững cho các tham chiếu

20

đến Portlet. Một Portlet Container và các Portlet chứa trong nó có thể được
xây dựng gắn liền với nhau như một thành phần thống nhất hoặc được coi như
hai thành phần riêng biệt trong một ứng dụng Web thông thường.
Các Portlet bao gồm nhiều mức, cho phép người sử dụng giao tiếp với
nó để thực hiện công việc trong môi trường Portal.

Hình 1.3: Hình ảnh minh họa về Portal - page
Yêu cầu của người dùng được gửi đến Portal, truy nhập vào một trang
Web, thực chất là một Portal Page, để sử dụng dịch vụ của một Portlet nằm
trong trang này. Portal sẽ gọi đến các Portlet Container chứa Portlet cần dùng
thông qua giao diện Container Invoke API. Sau đó Portlet Container sẽ yêu
cầu Portlet thực thi thông qua giao diện Portlet API. Giao diện Container
Provider Service Provider Interface (SPI) cho phép Portlet Container hiển thị
các dữ liệu trả về từ một Portlet.
1.5.1.1 Vòng đời của một Portlet
JSR 168 quy định vòng đời của một Portlet bao gồm ba giai đoạn [11]:
- Giai đoạn khởi tạo : khởi tạo một Portlet và chuyển sang trạng thái
sẵn sàng phục vụ yêu cầu.
- Giai đoạn xử lý yêu cầu : Thực thi các hành động khác nhau và hiển
thị kết quả.
- Giai đoạn kết thúc : Huỷ đối tượng Portlet và tạm thời ngưng cung
cấp dịch vụ.
Trong đó thì giai đoạn xử lý yêu cầu là giai đoạn chính. Portlet nhận yêu
cầu thông qua quá trình tương tác với người dùng. Quá trình xử lý yêu cầu
này bao gồm hai pha như sau:

- Thực thi dịch vụ được yêu cầu:

21

Nếu người dùng nhấn chuột vào một liên kết trên một Portlet, dịch vụ
(hoạt động) tương ứng được kích hoạt và được thực thi. Pha này phải kết thúc
trước khi việc hiển thị kết quả của Portal Page bắt đầu. Trong pha này, Portlet
có thể thay đổi trạng thái của mình.
- Hiển thị kết quả trả về:
Thông qua Portal Page, Portlet sẽ hiển thị kết quả, trả về máy người
dùng. Pha này không làm thay đổi trạng thái của Portlet. Nó đơn giản là gọi
đến hành động refresh của trang chứa. Quá trình hiển thị kết quả của một
Portlet là song song, độc lập với quá trình hiển thị kết quả của các Portlet
khác.
1.5.1.2. Giao diện lập trình của Portlet
Mọi Portlet đều phải cài đặt (implement) giao diện, hoặc thừa kế một
lớp đã cài đặt giao diện này. Giao diện Portlet bao gồm các phương thức sau :
- init(PortletConfig config):
Phương thức khởi tạo Portlet, Phương thức này được gọi một lần duy
nhất sau khi khai báo và lấy về thể hiện của một đối tượng Portlet. Trong
phương thức này các đoạn mã có thể được cài đặt để tạo ra các nguồn tài
nguyên, lấy về các kết nối dữ liệu mà Portlet này sẽ sử dụng.
- processAction(ActionRequest request, ActionResponse response):
Phương thức này dùng để cài đặt các đoạn mã thực thi việc xử lý dịch
vụ mỗi khi người dùng yêu cầu thông qua việc họ kích hoạt một thành phần
giao diện như việc click vào một nút bấm, click vào một liên kết, lựa chọn
một mục trong một combobox Chỉ một hành động tương tác giao diện của
người dùng được kích hoạt trong một thời điểm. Trong quá trình thực thi đoạn
mã, Portlet có thể thay đổi trạng thái của nó, thay đổi phương thức lưu trữ dữ
liệu cũng như thiết lập các tham số để sẵn sàng hiển thị kết quả.

- render(RenderRequest request, RenderResponse response):
Phương thức này thực hiện quá trình hiển thị kết quả thông qua việc
sinh ra tài liệu HTML đơn thuần với các định dạng hiển thị phù hợp với giao
diện chung của trang.
- destroy():
Phương thức này chỉ ra rằng nhiệm vụ của Portlet đó đã hoàn thành và
kết thúc vòng đời của Portlet đó. Các đoạn mã được cài đặt trong phương thức
destroy thực thi việc giải phóng các tài nguyên mà Portlet đã sử dụng cũng
như cập nhật các dữ liệu cần thiết vào bộ phận lưu trữ để đảm bảo tính bền
vững của Portal.
1.5.2 Phân loại Portlet và các dịch vụ Web. [11]

22

Giống như dịch vụ web hướng dữ liệu, các Portlet dựa trên kiến trúc
hướng dịch vụ, nó cho phép các công ty sử dụng lại các thành phần của phần
mềm để nhanh chóng xây dựng các ứng dụng trong các Portal mới.
Không giống như các dịch vụ web hướng dữ liệu, các Portlet tóm lược
các dịch vụ tác nghiệp ở mức cao bao gồm các tương tác người dùng, các lưu
đồ và các trình diễn tùy biến.
- Portlet địa phương.
Các Portlet địa phương là các Portlet thực thi ở bên trong một máy chủ
Portal. Khi một máy chủ Portal sinh ra một trang và những thứ cần thiết trong
một đoạn trang, nó gọi Code Portlet và sử dụng giao diện tiền định nghĩa.
- Portlet từ xa.
Portlet từ xa là các Portlet thực thi bên ngoài một máy chủ Portal, hoặc
bên trong một máy chủ của một tổ chức hoặc ở một vị trí từ xa. Khi một
Portal cần đoạn trang, nó sẽ gọi Portlet từ xa thông qua SOAP.
Giao thức WSRP cung cấp định nghĩa một chuẩn giao diện SOAP cho
các Portlet từ xa. Vấn đề quan trọng của Portlet từ xa là tách các Portlet ra

khỏi tổ chức và môi trường Portal. Để thực hiện việc này có thể :
· Sử dụng các Portlet thành phần thứ ba để tạo thành các Portal mới.
· Phân bổ trách nhiệm tạo và bảo trì các chức năng ứng dụng giữa các
đơn vị khác nhau.
· Sử dụng các công cụ phát triển, các phương thức và các kiến trúc khác
nhau để tạo ra các chức năng Portlet.
· Đạt được thông qua môi trường phát triển trong vấn đề tải, thực thi,
quản lý và bảo mật.
- Portlet Container
Các Framework Portal cung cấp môi trường thực thi thời gian thực cho
các Portlet được biết đến như là một Portlet Container. Sự tổng hợp nội dung
không phải là chức năng liên kết với Portlet Container nhưng nó lại liên kết
với Portal hoặc Portal server.


23


Hình 1.4: Các thành phần bên trongPortlet
- Portal service
Portlet dựa vào container cung cấp hạ tầng cơ sở cần thiết để đáp ứng
cho một môi trường Portal. Cơ sở hạ tầng Portal cung cấp tập hợp các dịch vụ
cốt lõi được yêu cầu bởi các Portlet.
+ Dịch vụ cá nhân hóa tạo khả năng cho các Portlet sử dụng các công cụ
và các thông tin profile để sửa đổi nội dung nhằm mục đích thỏa mãn người
dùng.
+ Dịch vụ thông báo sự kiện tạo khả năng cho các Portlet đáp ứng nhiều
yêu cầu mà không ảnh hưởng đến môi trường của Portal.
+ Dịch vụ liên lạc cung cấp sự giao tiếp từ Portlet này tới Portlet khác.
+ Quản trị nội dung đáp ứng kết nối dễ dàng tới tài nguyên ứng dụng

hay nội dung ảo nào đó.
+ Các dịch vụ tìm kiếm đáp ứng việc tìm kiếm đa tiêu chí trên nhiều
nguồn tài nguyên dữ liệu.
+ Dịch vụ hợp tác tạo khả năng cho người dùng liên lạc và tham dự vào
các cộng đồng người sử dụng cùng quan tâm đến một lĩnh vực.
+ Dịch vụ quản trị người dùng và nhóm người dùng cho phép người sử
dụng gia nhập vào một Portal, tự quản lý tài khoản và các thông tin mà mình
ưa thích.
+ Dịch vụ biến đổi trang đáp ứng rất nhiều thiết bị client.
+ Các dịch vụ khác cung cấp hoặc quản lý
· Profile người dùng và các kiểu dữ liệu liên tục.
· Dịch vụ điều khiển truy cập và bảo mật bao gồm chứng thực và cấp
quyền người dùng.
- Portal Server
Portal server là một máy chủ ứng dụng chuyên biệt cung cấp logic tác
nghiệp cho một ứng dụng Portal, đặc biệt được xây dựng trên nền máy chủ
ứng dụng J2EE, Portal cung cấp sự phát triển và cơ sở hạ tầng thời gian thực

24

cho Portal. Một Portal Server thường làm việc liên kết với một Web Server để
xử lý yêu cầu của client.
Portlet có thể được xem như là một cách mở rộng chức năng của Portal
Server.

Hình 1.5:Portal Server kết hợp với Application Server để hỗ trợ các ứng
dụng trong Portal

Máy chủ Portal kết hợp với một máy chủ ứng dụng để hỗ trợ ứng dụng
Portal.

Kịch bản xử lý của một Portal được thể hiện như sau:
+ Thiết bị client (sử dụng Web Browser hoặc PDA) gửi một yêu cầu
HTTP cho trang Portal tới máy chủ Web.
+ Máy chủ Web nhận ra yêu cầu và gửi tiếp yêu cầu đó tới máy chủ
Portal.
+ Máy chủ Portal sẽ quyết định nếu yêu cầu này chứa một hành động
hướng mục đích tới một Portlet trên trang Portal. Portal sẽ yêu cầu Portlet
container gọi Portlet xử lý hành động này .
+ Portlet container yêu cầu mỗi Portlet liên kết đến trang Portal gửi lại
một đoạn trang (fragment) với nội dung được yêu cầu .
+ Các Fragment này được quay trở về máy chủ Portal, nơi đó chúng
được tổng hợp để tạo nên một trang Portal.
+ Trang Portal được gửi trở lại thiết bị client để hiển thị.


25

1.6. Kết luận.
Portal là một sự phát triển mạnh mẽ về mặt công nghệ cho các ứng dụng
Web. Từ những WebSite thông thường với chức năng hiển thị thông tin,
Portal đã cho phép người dùng tương tác nhiều hơn. Trước đây việc tổng hợp
và đưa các giao dịch lên Web là rất khó khăn, nhưng với sự phát triển của
Portal, các giao dịch được lần lượt đưa lên mạng, người dùng có thể lựa chọn
các thông tin mà mình quan tâm một cách dễ dàng mà không phải mất nhiều
thời gian tìm kiếm và tập hợp. Khái niệm “cộng đồng ảo” ra đời chính là sự
thể hiện một sự phát triển nhảy vọt của các ứng dụng Web. Người dùng dần
dần có thói quen lên mạng, thực hiện các công việc trên mạng.
Tận dụng sự phát triển về mặt công nghệ để ứng dụng vào các công tác
quản lý hành chính sẽ tạo nên những bước phát triển nhảy vọt về việc cải cách
hành chính, cải cách nề nối, tư duy thực hiện công việc. Ý thức trách nhiệm

của người dân từng bước được nâng cao. Kiến thức về pháp luật, sự hiểu biết
về các thủ tục giải quyết công việc của người dân sẽ giúp giảm bớt các tệ nạn
quan liêu, tham nhũng.
Việc xây dựng thành công một Portal chính là việc áp dụng các công
nghệ tiên tiến vào các lĩnh vực của cuộc sống.


26

Chương 2: CÔNG NGHỆ WEB 2.0 (AJAX) VÀ MỘT
SỐ ỨNG DỤNG
2.1. Tổng quan về Web 2.0.
2.1.1 Tổng quan
Cùng với sự phát triển của công nghệ, nhu cầu áp dụng công nghệ thông
tin vào các mặt hoạt động ngày càng cao. Trước đây, các ứng dụng Web được
xây dựng và triển khai chỉ là tập hợp các trang web có mối liên hệ với nhau
được tập hợp và liên kết với nhau. Các ứng dụng này mới chỉ dừng lại ở bước
chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả. Trong những năm phát triển gần đây,
thế hệ Web mới đã có sự phát triển quan trọng, không chỉ thể hiện ở sự thay
đổi về mặt công nghệ mà con thay đổi cả ở cách sử dụng và tương tác của con
người. Ở đó mọi người đều có thể tham gia, đóng góp và xây dựng nên một
nền tảng chung mà được gọi là “xã hội ảo”. Thế hệ Web mới được gọi là Web
2.0.
Khái niệm Web 2.0 lần đầu tiên được Dale Dougherty, phó chủ tịch của
OReilly Media, đưa ra tại hội thảo Web 2.0 lần thứ nhất do OReilly Media và
MediaLive International tổ chức vào tháng 10/2004. Ông không định nghĩa về
Web 2.0 mà ông đưa ra một sự so sánh giữa các các ứng dụng Web thực tế để
phân biệt giữa Web 1.0 với Web 2.0: “DoubleClick là Web 1.0; Google
AdSense là Web 2.0. Ofoto là Web 1.0; Flickr là Web 2.0. Britannica online
là Web 1.0; Wikipedia là Web 2.0. v.v…”. Sau đó Tim OReilly, chủ tịch kiêm

giám đốc điều hành OReilly Media, đã đúc kết lại 7 đặc tính của Web 2.0:
- Web có vai trò nền tảng, có thể chạy mọi ứng dụng
- Tập hợp trí tuệ cộng đồng
- Dữ liệu có vai trò then chốt
- Phần mềm được cung cấp ở dạng dịch vụ web và được cập nhật không
ngừng
- Phát triển ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng
- Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị
- Giao diện ứng dụng phong phú
Về sau O’Reilly có đưa ra một định nghĩa rút gọn về Web 2.0 như sau
[12]:
“Web 2.0 là một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp máy tính. Nó
xảy ra khi người ta chuyển sang dùng Internet như một nền tảng và cố gắng
tìm hiểu cách thức thành công trên nền tảng mới nay. Qui tắc chính là: Xây

27

dựng các ứng dụng có thể tận dụng các “hiệu ứng mạng” để tạo ra các giá trị
tốt hơn và (vì thế) có nhiều người dùng hơn. (Nói cách khác là tận dụng “trí
tuệ tập thể”).”
2.1.2. Sự khác nhau giữa Web 1.0 và Web 2.0
Web 1.0 Web 2.0
Xuất bản nội dung Xuất bản nội dung và cung cấp các
dịch vụ
Thông tin tập trung một nơi Thông tin phân tán ở nhiều nơi
Dành cho cá nhân Dành cho xã hội, tập trung được trí
tuệ của nhiều người.
Hướng tuyên truyền Hướng dịch vụ




Hình 2.1: Sự khác nhau giữa Web 1.0 với Web 2.0
Sau khi ra đời, Web 2.0 đã có sự phát triển vô cùng mạnh mẽ. Theo
thống kê thì tại thời điểm năm 1996, có khoảng 250.000 trang web trên mạng
Internet và hoạt động chủ yếu là xuất bản thông tin nhắm quảng bá thương
hiệu và cập nhật tin tức, số người sử dụng trang web vào khoảng 45 triệu
người, chủ yếu là khai thác thông tin, mức độ tương tác của người sử dụng
với các trang web là ít. Nhưng đến năm 2006, 2 năm sau khi web 2.0 ra đời,
thì số lượng trang web trên internet là khoảng 80 triệu, số người sử dụng là

×