Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Xây dựng hệ thống quan sát từ xa qua mạng điện thoại di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 66 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ




ĐOÀN NGỌC PHƢƠNG



XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUAN SÁT TỪ XA QUA
MẠNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN





Hà nội – năm 2013
2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ



ĐOÀN NGỌC PHƢƠNG


XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUAN SÁT TỪ XA QUA
MẠNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG


Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Công nghệ phần mềm
Mã số: 60 48 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐỖ TRUNG TUẤN


Hà nội – năm 2013

3

MỤC LỤC
Lời cam đoan 1
Lời cảm ơn Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC 3
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt 5
Danh mục các bảng 6
Danh mục các hình vẽ 7
MỞ ĐẦU 8
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG 9

1.1. Các hệ thống quan sát ngày nay 9
1.2. Đề xuất hệ thống mới 9
1.2.1. Ý tưởng 9
1.2.2. Mô hình hệ thống 11
1.3. Các đặc điểm của hệ thống đề xuất 14
1.3.1. Khả năng ứng dụng 14
1.3.2. Phụ thuộc vào hoạt động của mạng viễn thông 14
1.4. Các tính năng của hệ thống 14
1.4.1. Tính năng gửi ảnh khi được kích hoạt 14
1.4.2. Tính năng gửi ảnh theo định kỳ 14
1.4.3. Tính năng gửi ảnh dưới dạng tin nhắn MMS 17
1.4.4. Tính năng gửi ảnh qua Server có sẵn 17
1.4.5. Tính năng gửi ảnh qua tin nhắn SMS 17
Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG 19
2.1. Khảo sát hệ thống 19
2.1.1. Mục tiêu của hệ thống 19
2.1.2. Lựa chọn công cụ và phương án giải quyết vấn đề 20
2.2. biểu đồ usecase 21
2.3. Phân tích các chức năng mà hệ thống cần xây dựng 22
2.3.1. Chức năng cấu hình các thông tin của hệ thống 22
2.3.2. Điều khiển chính cho hệ thống 24
2.3.3. Chức năng phân tích yêu cầu 25
2.3.4. Chức năng xử lý ảnh 27
4

2.3.5. Chức năng xử lý thông điệp 27
2.3.6. Chức năng điều khiển Modem 29
2.3.7. Khối xử lý trên điện thoại di động 30
2.4. Thiết kế hệ thống 31
2.4.1. Kiến trúc hệ thống 31

2.4.2. Thiết kế file config 32
2.4.3. Thiết kế các module chính chương trình trên máy tính 33
2.4.4. Module nhận SMS trên điện thoại di động 34
2.5 Kết quả thực nghiệm 34
2.5.1. Giao diện cấu hình GSM modem 34
2.5.2. Giao diện chính của hệ thống 35
2.5.3. Giao diện cấu hình MMS 35
2.5.4. Giao diện chương trình trên điện thoại di động 36
2.6.Triển khai và đánh giá kết quả thực nghiệm 37
Chương 3: CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG 38
3.1. Các công nghệ truyền thông 38
3.1.1. Mạng GSM 38
3.1.2. Công nghệ GPRS 40
3.2. Tập lệnh AT và thiết bị hỗ trợ tập lệnh AT 43
3.2.1. Tập lệnh AT 43
3.2.2. Điện thoại đi động và modem GSM hoặc GPRS 44
3.3. Tin nhắn SMS và MMS 45
3.3.1. Tin nhắn SMS 45
3.3.2. Tin nhắn MMS 51
3.3.3. Lập trình gửi/nhận SMS với tập lênh AT 57
3.3.4. Lập trình kết nối mạng Internet với tập lênh AT 58
3.3.5. Lập trình gửi MMS với tập lênh AT 61
3.4. Lập trình điều khiển thiết bị Webcam 62
3.5. Lập trình gửi nhận tin nhắn trên điện thoại di động với J2me 63
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

5

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt

APN
Access Point Name
Tên điểm truy cập
AUC
Authentication Center
Trung tâm xác thực
BSC
Base Station Controller
Trạm điều khiển cơ sở
BSS
Base Station System
Hệ thống trạm gốc
CDMA
Code Division Multiple Access
Đa truy cập phân chia theo mã
CSD
Circuit Switched Data
Chuyển mạch dữ liệu kênh
DNS
Domain Name Server
Máy chủ tên miền
EMS
Enhanced Messaging Service
Dịch vụ tin nhắn tăng cường
GGSN
Gateway GPRS Support Node
Nút hỗ trợ GPRS Gateway
GSM
Global System for Mobile
Communications

Hệ thống thông tin di động toàn
cầu
HTTP
Hypertext Transfer Protocol
Giao thức truyền siêu văn bản
HLR
Home Location Register
Đăng ký tại gia đình
LLC
Logical Link Control
Điều khiển liên kết logic
MMBox
Multimedia Message Box
Hộp tin nhắn đa phương tiện
MMSE
MMS Environment
Môi trường tin nhắn đa phương
tiện
NMC
Network Management Center
Trung tâm quản lý mạng
OMC
Operational and Maintenance Center
Trung tâm vận hành bảo dưỡng
PLMN
Public Land Mobile Network
Mạng di động nội vùng
PSTN
Public Switched Telephone Networks
Mạng điện thoại chuyển mạch

công cộng
RA
Routing Area
Vùng định tuyến
SGSN
Serving GPRS Support Node
Nút hỗ trợ dịch vụ GPRS
SIM
Subscriber Identity Module
Khối xác định thuê bao
SMIL
Synchronised Multimedia Integration
Language
Ngôn ngữ tích hợp đa phương
tiện đồng bộ
SMSC
SMS Centre
Trung tâm tin nhắn ngắn
TDMA
Time Division Multiple Access
Đa truy cập phân chia theo thời
gian
TID
Tunnel Identifier
Nhận dạng đường hầm
TLLI
Temporary Logical Link Identifier
Nhận dạng liên kết logic tạm thời
TMSI
Package Temporary Mobile Subscriber

Identity
Nhận dạng thuê bao di động tạm
thời gói
TPDU
Transfer Protocol Data Unit
Khối dữ liệu giao thức truyền
thông
VAS
Value Added Service
Dịch vụ giá trị gia tăng
VLR
Visitor Location Register
Kiểm tra vị trí đăng ký
6

Danh mục các bảng
Bảng 3.1. Bit mô tả loại TPDU 48
Bảng 3.2. Thiết lập tham số TP-VPF 49
Bảng 3.3. Ví dụ thiết lập giá trị cho octet đầu tiên trong TPDU 50
Bảng 3.4. Thiết lập chế độ mã hóa dữ liệu trong TPDU 50
Bảng 3.5. Các tham số trong PDU yêu cầu gửi tin 56
Bảng 3.7. Các giao diện trong gói javax.wireless.messaging 64


7

Danh mục các hình vẽ
Hình 1.1. Mô hình hệ thống 11
Hình 1.2. Biểu đồ trình tự quá trình gửi ảnh khi được kích hoạt bằng SMS 15
Hình 2.1. Biểu đồ Usecase của hệ thống 22

Hình 2.2. Sơ đồ hoạt động cho chức năng cấu hình hệ thống 23
Hình 2.3. Sơ đồ hoạt động chức năng điều khiển thực hiện lệnh 25
Hình 2.4. Biểu đồ hoạt động chức năng phân tích yêu cầu SMS 26
Hình 2.5. Biểu đồ hoạt động chức năng xử lý ảnh 27
Hình 2.6. Biểu đồ hoạt động chức năng xử lý thông điệp 28
Hình 2.7. Biểu đồ hoạt động chức năng lắng nghe cổng kết nối 29
Hình 2.8. Biểu đồ hoạt động chức năng xử lý trên điện thoại 30
Hình 2.9. Kiến trúc khối điều khiển quan sát 31
Hình 2.10. Kiến trúc khối chương trình trên điện thoại di động 32
Hình 2.11. Giao diện cấu hình modem 34
Hình 2.12. Giao diện chính của hệ thống 35
Hình 2.13. Giao diện cấu hình MMS 36
Hình 3.1. Kiến trúc mạng GPRS 41
Hình 3.2. Truyền tin nhắn SMS 46
Hình 3.3. Cấu trúc tin nhắn SMS PDU gửi đi 47
Hình 3.4. Cấu trúc TPDU 49
Hình 3.5. Kiến trúc OpenCV 63


8

MỞ ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các hệ thống quan sát,
giám sát từ xa đã không còn xa lạ với người sử dụng, từ chỗ là các thiết bị đắt tiền
được giới thiệu qua các phương tiện truyền thông và chủ yếu được sử dụng cho các
ngành an ninh, quân sự, thì giờ đây mọi người đều có thể sở hữu một hệ thống quan
sát từ xa nhằm phục vụ cho mục đích cập nhập thông tin sinh động bằng hình ảnh,
video hay phục vụ cho mục đích an ninh của mình. Trên thế giới và ở Việt Nam đã
và đang phát triển nhiều hệ thống quan sát như vậy, phần lớn các hệ thống quan sát
đều cần có sự hỗ trợ của máy tính trong việc cấu hình quản lý, xem thông tin, và để

truyền thông tin đi, các hệ thống thường sử dụng hạ tầng mạng của người dùng và
các dịch vụ lưu trữ, chuyển tiếp của nhà cung cấp dịch vụ. Trong khi đó thiết bị di
động đang có sự phát triển vượt bậc, số người sử dụng điện thoại di động và coi đó
như một thiết bị điện tử thiết yếu ngày càng gia tăng với tốc độ chóng mặt. Chính vì
vậy mà một hệ thống quan sát từ xa có tính cá nhân, độc lập cao, sử dụng mạng điện
thoại di động để truyền thông tin và sử dụng điện thoại di động làm thiết bị nhận
thông tin là một hệ thống có thể được phát triển và được người dùng chấp nhận.
Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên những ý tưởng đó, tác giả xin đề xuất xây dựng một hệ thống quan sát
từ xa qua mạng điện thoại di động, trong đó sẽ tập trung vào nghiên cứu các phương
pháp truyền thông tin media từ thuê bao di động đến thuê bao di động thông qua
Module SIM điện thoại, nhằm tạo ra một hệ thống quan sát mà trong đó việc truyền
thông chỉ diễn ra giữa hai thuê bao với môi trường trung gian là nhà cung cấp mạng di
động và mạng Internet, tạo tiền đề để xây dựng một thiết bị quan sát có tính cá nhân và
độc lập cao không phụ thuộc vào hạ tầng mạng và nhà cung cấp dịch vụ mà việc
truyền thông chỉ phụ thuộc vào Module SIM điện thoại.
Tổ chức luận văn
Luận văn được bố cục theo các chương chính sau:
 Chương 1: Trình bày tổng quan về đề tài. Mô hình tổng quan, các mục tiêu
nghiên cứu, thiết kế.
 Chương 2: Trình bày về quá trình phân tích thiết kế hệ thống quan sát qua
mạng điện thoại di động và các kết quả thực nghiệm.
 Chương 3: Trình bày về các công nghệ được sử dụng để phát triển ứng
dụng, bao gồm các công nghệ viễn thông, tin nhắn SMS, MMS và cách lập
trình điều khiển với các Module SIM điện thoại.

9

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG
1.1. Các hệ thống quan sát ngày nay

Các hệ thống quan sát từ xa là mối quan tâm của nhiều người trong cuộc sống
hiện đại ngày nay, nhằm cung cấp thông tin tức thời và sinh động về những địa điểm,
đối tượng mà người sử dụng quan tâm khi họ ở một vị trí khác. Tuy nhiên, vì nhiều lý
do như giá thành, quá trình lắp đặt, cấu hình hệ thống phức tạp, phụ thuộc vào hạ tầng
mạng hữu tuyến, vô tuyến, phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ, khiến cho nhiều người
còn ngần ngại sử dụng.
Với những hệ thống giám sát tinh vi dùng trong các lĩnh vực anh ninh, quân sự
thì quá tầm tay của người dùng bình thường. Còn các hệ thống quan sát dân dụng ngày
nay cũng không phải không có những nhược điểm cần phải khắc phục. Ví dụ như hệ
thống sử dụng thiết bị IP - CAMERA, một trong những hệ thống giám sát đang rất phổ
biến ở nước ta hiện nay. Giá thành của thiết bị cũng không thực sự rẻ, trong khi đó
người dùng cần có hệ thống mạng viễn thông và phải thiết lập cấu hình để có thể quan
sát được không gian thông qua mạng cục bộ, Intenet với hệ thống Website được nhà
phát triển ứng dụng hỗ trợ. Hệ thống này bị này thực sự hữu dụng với những người
dùng có yêu cầu giám sát cao và có điều kiện kinh tế. Tuy nhiên đó không thực sự là
một hệ thống thích hợp với những người sử dụng chỉ có yêu cầu thông tin đơn giản với
giá thành rẻ, ngoài ra hệ thống đó cũng chưa khai thác được kênh thông tin trên mạng
điện thoại di động, để hệ thống có thể gửi thông tin một cách chủ động tới người dùng,
trên thiết bị điện tử quen thuộc và luôn ở bên cạnh họ đó là điện thoại di động bất cứ
khi nào và bất cứ nơi đâu.
Vì vậy, báo cáo này đề xuất phát triển một hệ thống mới, trong đó, hệ thống sẽ
tập trung khai thác đối tượng người dùng chỉ có yêu cầu thông tin đơn thuần chứ
không yêu cầu giám sát với mức độ cao, sử dụng những thiết bị quan sát có giá thành
hợp với khả năng chi trả của người sử dụng và sử dụng mạng điện thoại để truyền
thông nhằm tạo ra một hệ thống có tính độc lập cao, cài đặt đơn giản, hệ thống sẽ tập
trung nghiên cứu cách truyền thông tin media từ thuê bao điện thoại đến thuê bao điện
thoại, để không phụ thuộc vào các thư viện lập trình trên máy tính và hạ tầng mạng
hữu tuyến, vô tuyến ngày nay. Từ đó có thể làm nền tảng nghiên cứu và phát triển các
thiết bị quan sát mà chỉ cần dùng một module SIM để làm công cụ truyền thông.
1.2. Đề xuất hệ thống mới

1.2.1. Ý tƣởng
Đề tài này đưa ra một hệ thống quan sát từ xa với môi trường mạng truyền
thông là mạng điện thoại di động. Với tiêu chí là “quan sát” thay vì “giám sát”, hệ
thống được thiết kế với mục đích cung cấp thông tin media theo yêu cầu của người
dùng, chất lượng của thông tin phụ thuộc vào thiết bị quan sát mà người sử dụng cung
10

cấp. Phương thức truyền thông tin đến thiết bị của người sử dụng được lựa chọn là từ
thuê bao điện thoại tới thuê bao điện thoại để không phụ thuộc vào hạ tầng mạng
Internet của người dùng, để khai thác thiết bị nhận tin là điện thoại di động, để có thể
truyền thông tin ngay cả khi không có mạng dữ liệu – tin nhắn SMS có thể mang dữ
liệu, và để có thể làm tiền đề xây dựng một thiết bị quan sát sử dụng Module điện
thoại để truyền thông.
Trong đó, tại địa điểm quan sát sẽ có một Webcam để thu hình ảnh. Một hệ
thống phần mềm điều khiển việc thu, lưu trữ và xử lý hình ảnh để phù hợp với một
loại thông điệp mà người dùng muốn nhận – loại thông điệp có thể dễ dàng nhận, gửi
và hiển thị trên điện thoại di động (MMS, SMS), cuối cùng hệ thống phần mềm sẽ tiến
hành gửi thông điệp này đến điện thoại di động của người dùng thông qua một Module
phần cứng mà trên đó được gắn một thẻ SIM điện thoại.
Để demo, về phía hệ thống quan sát, trong báo cáo này sử dụng một Webcam
để thu hình ảnh, phần mềm điều khiển là chương trình trên máy tính, và thiết bị -
Module phần cứng để truyền thông được sử dụng là một Modem GSM/GPRS hoặc
Modem 3G.
Về phía người dùng, có thể yêu cầu hệ thống gửi thông tin theo hai cách sau:
 Gửi yêu cầu bằng một tin nhắn SMS.
 Cấu hình hệ thống để sau một khoảng thời gian nhất định hệ thống sẽ gửi
thông tin đến cho người dùng.
Các phương pháp nhận thông tin mà người dùng có thể sử dụng:
 Sử dụng tin nhắn đa phương tiện MMS.
 Sử dụng chương trình trên điện thoại để nhận thông tin thông qua một

Server có sẵn mà người dùng có tài khoản (là một Server cho phép người
dùng upload dữ liệu, chương trình trên điện thoại di động sẽ kết nối đến
Server này để lấy dữ liệu về, ví dụ như hệ thống email).
 Sử dụng tin SMS – được dùng trong trường hợp không có mạng dữ liệu.
Trên thiết bị di động của người sử dụng có một chương trình để nhận các tin
nhắn SMS chứa thông tin media – hình ảnh, và tổng hợp các tin nhắn này,
chuyển về dạng hình ảnh.
Hệ thống có ưu điểm là tận dụng được những thiết bị sẵn có của người sử dụng,
không phụ thuộc đến nhà cung cấp dịch vụ, sử dụng các kênh thông tin sẵn có và phổ
dụng, giúp người dùng có thể có được thông tin ngay cả khi không có trình duyệt, máy
tính và ngay cả khi không có mạng dữ liệu.
11

1.2.2. Mô hình hệ thống

Hình 1.1. Mô hình hệ thống
12

Hệ thống được thiết kế với hai phần chính là hệ thống điều khiển quan sát và hệ
thống nhận thông tin trên điện thoại di động. Trong đó hệ thống điều khiển quan sát sẽ
gồm có một máy tính cá nhân được gắn với Webcam để thu hình ảnh, một modem
GSM để truyền thông, các thiết bị này được điều khiển bởi một chương trình trên máy
tính viết bằng ngôn ngữ Java. Chương trình trên máy tính sẽ điều khiển đẻ webcam
chụp hình, sau đó chương trình này sẽ xử lý hình ảnh, tạo thông điệp gửi đi, thông điệp
này được gửi qua modem GSM. Phần chương trình nhận tin trên điện thoại di động
được viết bằng ngôn ngữ J2me, chương trình này sẽ làm nhiệm vụ nhận thông tin được
gửi từ phần hệ thống quan sát, tổng hợp và hiển thị tới người dùng.
Để gửi thông tin, có những dạng thông điệp sau sẽ được truyền:
 SMS: Hình ảnh sẽ được chia ra thành các SMS và gửi sang phần nhận tin
qua mạng GSM.

 MMS: Hình ảnh sẽ được đính kèm vào một tin nhắn đa phương tiện và gửi
qua mạng GPRS/3G.
 Data: Dữ liệu hình ảnh sẽ được gửi lên một Server có sẵn trên mạng (ví dụ
gmail), sau đó chương trình trên điện thoại di động sẽ kết nối đến mạng dữ
liệu qua công nghệ GPRS/3G và tải dữ liệu về.
1.2.2.1. Webcam và Computer
 Webcam có thể là sẵn có hoặc là được cài thêm vào máy tính – là một thành
phần quan trọng của hệ thống, sẽ được chương trình trên máy tính điều
khiển để thu hình ảnh định kỳ hay theo lệnh. Các Webcam này là các
Webcam bán sẵn trên thị trường, các Webcam đơn giản thường có góc nhìn
hẹp, độ phân giải thấp và không thể điều khiển góc quay, tuy nhiên giá
thành rất rẻ và phù hợp với mục tiêu của đề tài.
Máy tính được sử dụng để làm các nhiệm vụ sau:
 Điều khiển Webcam: Chương trình trên máy tính có một module để điều
khiển Webcam chụp hình mỗi khi có yêu cầu.
 Lưu trữ, xử lý hình ảnh: Hình ảnh sau khi được thu thì cần phải được lưu trữ
lại, sau đó để có thể truyền một cách hiệu quả qua mạng và phù hợp với các
định dạng thông điệp (SMS/MMS), hình ảnh cần được nén, thu nhỏ và
chuyển đổi sang kiểu dữ liệu khác (nếu cần).
 Tạo thông điệp gửi đi: Thông điệp gửi đi có thể là SMS, MMS, đây là
những dạng thông điệp có quy chuẩn riêng, quy định dạng thông điệp, các
thông số, đích đến,… Do đó hệ thống cần khởi tạo thông điệp cho phù hợp
trước khi truyền đi.
 Điều khiển thiết bị kết nối – Modem: Để truyền thông hệ thống sử dụng một
Modem (GSM/GPRS/3G) , để có thể sử dụng những chức năng của thiết bị,
13

chương trình điều khiển cần có một module điều khiển Modem, trong đó,
module này chủ yếu gửi các lệnh mà Modem hỗ trợ để điều khiển thiết bị.
Module điều khiển thiết bị kết nối có rất nhiều nhiệm vụ, trong đó có hai

nhiệm vụ chính, đó là cấu hình để Modem có thể kết nối mạng, kết nối đến
địa chỉ mong muốn, và nhiệm vụ thứ hai là điều khiển modem nhận/gửi dữ
liệu và truyền đi các thông điệp.
 Nhận yêu cầu từ người dùng: Là một hệ thống giám sát, thường được kích
hoạt khi người dùng ở xa, do đó, hệ thống cần nhận được lệnh của người
dùng, phân tích và thực hiện được lệnh đó. Lệnh ở đây chủ yếu là được
người dùng gửi bằng tin nhắn SMS.
1.2.2.2. Modem GSM
Modem là thiết bị kết nối – thiết bị trung gian cho phép chương trình trên máy
tính có thể truyền thông tin đến thiết bị của người sử dụng. Một Modem GSM/GPRS,
Modem 3G có các chức năng như nhắn tin, nhận tin SMS/MMS, hội thoại – voice, kết
nối mạng dữ liệu GPRS, 3G.
Hầu hết các modem GSM đều hỗ trợ tập lệnh AT (Attention command) và có
thể trao đổi dữ liệu với máy tính thông qua bất kỳ một module phần mềm điều khiển
nào sử dụng tập lệnh AT. Do đó, chương trình điều khiển trên máy tính sẽ điều khiển
Modem thực hiện các chức năng của mình thông qua tập lệnh AT.
1.2.2.3. Server lƣu trữ thông tin
Thực hiện nhiệm trung gian giữa máy tính của người sử dụng với điện thoại di
động. Chương trình phần mềm trên máy tính sẽ gửi dữ liệu qua mạng điện thoại di
động, mạng Internet, đến Server lưu trữ thông tin, chương trình trên máy điện thoại
của người sử dụng sẽ kết nối đến Server này và tải dữ liệu về.
Đây là một Server có sẵn trên mạng mà người dùng có tài khoản. Trên môi
trường Internet có rất nhiều Server cho phép người dùng tạo tài khoản miễn phí và
upload dữ liệu. Do đó, hệ thống không tạo Server riêng để tránh người sử dụng phải
phụ thuộc vào dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ, người dùng hoàn toàn sử dụng những
tài nguyên có sẵn của bản thân, thay vì phải mua hay thuê dịch vụ. Phù hợp với mục
đích của đề tài là tạo ra một hệ thống độc lập, sau khi cài đặt người dùng là người duy
nhất cung cấp thông tin cho hệ thống và cũng là người dùng duy nhất của hệ thống.
1.2.3.4. Chƣơng trình trên điện thoại di động
Chương trình trên điện thoại được thiết kế với mục đích nhận thông tin media

được gửi từ máy tính đến điện thoại di động. Chương trình này có hai chức năng, thứ
nhất là kết nối đến Server mà người dùng đưa dữ liệu lên, sau đó tải dữ liệu về máy và
hiển thị. Thứ hai là nhận các SMS chứa hình ảnh được gửi từ chương trình máy tính, tổ
14

hợp và chuyển đổi thông tin trong các tin nhắn SMS sang dạng hình ảnh và hiển thị tới
người dùng.
1.3. Các đặc điểm của hệ thống đề xuất
1.3.1. Khả năng ứng dụng
Hệ thống hoàn toàn có thể áp dụng đối với các khách hàng có sử dụng máy tính
và điện thoại. Với kênh nhận thông tin đa dạng, phong phú. Tuy nhiên hệ thống thiết
kế trong đề tài đề tài mang tính demo phục vụ cho mục đích nghiên cứu để tạo thiết bị
quan sát truyền thông qua mạng di động, sản phẩm có nhiều hạn chế, vì hạn chế của
Webcam, góc nhìn, khoảng cách quan sát và việc phải sử dụng máy tính thường xuyên
trong hệ thống để điều khiển Webcam, tuy nhiên, sau này máy tính sẽ được thay thế
bởi mạch điện tử, người dùng chỉ cần mua thiết bị, gắn SIM, đưa ra một số thông tin
cấu hình là thiết bị có thể độc lập chạy.
1.3.2. Phụ thuộc vào hoạt động của mạng viễn thông
Hệ thống mạng viễn thông là môi trường trung gian kết nối giữa những người
dùng thiết bị đầu cuối với các dịch vụ nên hệ thống đề xuất ở đây sẽ duy trì hoạt động
phụ thuộc một phần vào các nhà cung cấp dịch vụ mạng viễn thông. Nếu các nhà cung
cấp dịch vụ mạng viễn thông ngừng hoạt động hoặc gặp lỗi thì hệ thống sẽ không hoạt
động được. Tuy nhiên, với sự phát triển của mạng viễn thông như hiện nay thì người
dùng không cần phải quá lo lắng về vấn đề này.
1.4. Các tính năng của hệ thống
1.4.1. Tính năng gửi ảnh khi đƣợc kích hoạt
Khi người dùng muốn nhận thông tin, họ sẽ nhắn một SMS kích hoạt, thông
qua Modem GSM chương trình trên máy tính nhận được tin nhắn, phân tích yêu cầu
thông qua tin nhắn ấy và thực hiện capture ảnh, lưu ảnh, xử lý ảnh, chuyển sang định
dạng thông điệp thích hợp và gửi cho người sử dụng. Trong tin nhắn kích hoạt sẽ chứa

thông tin về loại thông điệp người dùng muốn sử dụng để nhận thông tin.
1.4.2. Tính năng gửi ảnh theo định kỳ
Khi người dùng muốn nhận thông tin liên tục mà không cần phải gửi tin nhắn
kích hoạt, hoặc mở ứng dụng ra, người dùng cần cấu hình hệ thống trước, cung cấp
thông tin về thời gian ngừng sau mỗi lần gửi ảnh cho hệ thống phần mềm trên máy
tính. Với thông tin cấu hình như vậy, sau mỗi khoảng thời gian ngừng, hệ thống sẽ tiến
hành tự động capture, lưu và xử lý ảnh, chuẩn bị dạng thông điệp thích hợp và gửi dữ
liệu về cho người dùng. Để tự động, dạng thông điệp được dùng để gửi hình ảnh sẽ là
MMS.

15


Hình 1.2. Biểu đồ trình tự quá trình gửi ảnh khi được kích hoạt bằng SMS
16


Hình 1.3. Biểu đồ trình tự quá trình gửi ảnh theo định kỳ
17

1.4.3. Tính năng gửi ảnh dƣới dạng tin nhắn MMS
Tin nhắn MMS là tin nhắn đa phương tiện, trong đó ngoài phần Text, tin nhắn
còn có phần thông tin đa phương tiện đính kèm. Ưu điểm sử dụng tin nhắn MMS trong
hệ thống đó là tin nhắn MMS được gửi một cách tự động đến điện thoại, người dùng
không phải cài đặt thêm bất kỳ phần mềm nào, chỉ phụ thuộc vào dịch vụ của nhà cung
cấp mạng điện thoại di động. Tuy vậy cũng có một số ít điện thoại không hỗ trợ định
dạng tin nhắn này.
Khi có yêu cầu của người dùng, hoặc đến thời gian cần gửi thông tin cho người
dùng theo cấu hình từ trước, hệ thống sẽ tiến hành capture, lưu ảnh, xử lý làm nhỏ ảnh
lại cả về kích thước file lẫn kích thước hiển thị, sau đó chuẩn bị định dạng thông điệp

MMS chứa file ảnh vừa capture và tiến hành gửi đến người dùng thông qua modem
GSM. Thực tế việc gửi ảnh ở đây, không phải là gửi trực tiếp tới thuê bao mà hệ thống
phải tiến hành gửi qua một MMSC (sẽ được đề cập ở phần sau), sau đó MMSC sẽ chịu
trách nhiệm gửi dữ liệu đến thuê bao của người dùng.
1.4.4. Tính năng gửi ảnh qua Server có sẵn
Tin nhắn MMS có nhược điểm đó là chi phí cho một tin nhắn MMS không nhỏ
nếu sử (500đ/ một tin nhắn của mạng Viettel). Để giảm chi phí hệ thống cho phép
người dùng có thể nhận hình ảnh thông qua một phần mềm chạy trên máy điện thoại di
động. Đầu tiên, chương trình trên máy tính sẽ thực hiện gửi ảnh lên một Server có sẵn
- Server cho phép upload dữ liệu, phần mềm trên điện thoại di động sẽ kết nối đến
Server và tải ảnh về, hiển thị trên thiết bị. Như vậy người dùng chỉ cần trả phí lưu
lượng, chi phí thấp hơn nhiều so với MMS. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là hệ thống
cần phải có một Server trung chuyển.
Chương trình điều khiển trên máy tính cần thực hiện định kỳ các công việc sau
để đảm bảo người dùng luôn nhận được hình ảnh gần với thời gian hiện thời nhất:
Capture ảnh, lưu và xử lý ảnh, sau đó điều khiển modem để kết nối mạng dữ liệu, kết
nối đến Server của hệ thống, khi có kết nối, ảnh được gửi lên Server, chương trình trên
điện thoại di động khi mở ra sẽ tự động kết nối đến Server và tải ảnh về.
1.4.5. Tính năng gửi ảnh qua tin nhắn SMS
Khi không có mạng dữ liệu hệ thống vẫn có thể cho phép gửi dữ liệu ảnh thông
qua mạng GSM, bằng cách: Sau khi nén ảnh, làm nhỏ ảnh, hệ thống sẽ chuyển dữ liệu
ảnh thành các tin nhắn SMS và gửi đến chương trình trên máy điện thoại của người
dùng. Chương trình trên điện thoại di động có nhiệm vụ là nhận được hết các tin nhắn
SMS chứa thông tin ảnh, gộp các nội dung SMS thành một nội dung thống nhất và
chuyển dữ liệu text đó sang dạng dữ liệu ảnh và hiển thị đến người dùng.
Để có thể gửi ảnh qua tin nhắn SMS, cần phải dùng một chế độ SMS khác chế
độ văn bản là chế độ PDU, trong chế độ PDU, dữ liệu gửi đi sẽ là một chuỗi các ký tự
18

Hexa. Vì vậy, sau khi có ảnh, việc cần làm là làm nhỏ ảnh để giảm chi phí truyền

thông tin và cũng để thiết bị di động dễ hiển thị. Sau đó, ảnh sẽ được đổi sang dạng
mảng byte, mảng byte này sẽ được đổi sang dạng hexa, dữ liệu hexa này sẽ được đính
kèm vào một SMS, trong đó bao gồm cả dữ liệu meta – data để mô tả người nhận,
người gửi, cổng dịch vụ nhận tin nhắn. Sở dĩ trong dữ liệu meta data có cổng dịch vụ,
bởi trên máy điện thoại của người sử dụng đã có dịch vụ có sẵn để nhận tin, vì vậy để
chương trình trên điện thoại của hệ thống có thể nhận tin ta cần phải thêm vào địa chỉ
cổng của dịch vụ nằm trên chương trình điện thoại.
Các tin nhắn chứa ảnh cần được đánh dấu để chương trình trên điện thoại di
động biết khi nào thì ngừng nhận tin nhắn và gộp các tin nhắn lại thành một mảng
hexa, đổi mảng đó sang dạng byte và chuyển sang dạng ảnh để có thể hiển thị tới
người dùng. Chương trình trên điện thoại di động cũng cần được thiết kế để có thể
nhận các tin nhắn SMS ở trong chế độ PDU để có thể đồng bộ dữ liệu với chương
trình trên máy tính.

19

Chƣơng 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1. Khảo sát hệ thống
2.1.1. Mục tiêu của hệ thống
Hiện nay điện thoại di động và mạng điện thoại di động đang vô cùng phát triển
chính vì thế mà các dịch vụ dành các công nghệ này cũng theo đó mà phát triển mạnh
mẽ, các thiết bị điện tử sử dụng Module SIM điện thoại di động để truyền thông cũng
xuất hiện ngày càng nhiều và nhận được nhiều sự quan tâm của người sử dụng. Bên
cạnh đó vì nhiều lý do như giá thành hợp lý, mức độ hiện đại, tất bật của đời sống gia
tăng mà các hệ thống quan sát, giám sát đang được nhiều người dùng trang bị cho gia
đình, nơi làm việc của mình, tuy nhiên những hệ thống này chưa khai thác được hết
kênh truyền thông tin trên mạng điện thoại di động. Nhận thấy những vấn đề đang phát
triển và còn tồn tại đó, đề tài đề xuất một hệ thống quan sát mà trong đó sẽ hoàn toàn
khai thác môi trường truyền thông là mạng điện thoại di động để hệ thống chỉ cần sử
dụng module điện thoại mà không cần kết nối cáp hay thiết bị mạng nào khác để có thể

tạo kết nối, điều này không chỉ tạo ra sự đơn giản trong lắp đặt hệ thống hay thiết bị mà
còn giúp cho hệ thống có thể tồn tại trong nhiều môi trường với các điều kiện kỹ thuật
khác nhau khi mạng điện thoại di động đang rất phổ biến và có vùng phủ sóng rất
rộng.Với môi trường truyền thông như vậy thì thiết bị nhận tin chủ yếu và mục tiêu
chính là điện thoại di động, trên điện thoại di động hiện đại ngày nay, người dùng không
chỉ có thể nhận được thông tin qua hình thức truyền thông cổ điển là tin nhắn ngắn
SMS, mà còn có thể sử dụng các dịch vụ của mạng dữ liệu như MMS và các ứng dụng
Internet khác. Do đó, đề tài sẽ nghiên cứu và demo những cách truyền thông tin có thể
sử dụng và đem lại lợi ích cho người sử dụng trên mạng di động và điện thoại di động,
đó là dùng cách nhận tin mà người dùng vẫn quen thuộc là SMS, MMS hay để giảm giá
thành người dùng có thể nhận tin thông qua mạng Internet với một ứng dụng truyền
thông trên điện thoại di động, ứng dụng này sẽ làm nhiệm vụ tạo kết nối với một nút
chuyển tiếp trên mạng Internet mà hệ thống sử dụng để trung chuyển các thông tin cần
gửi đến người dùng và tải dữ liệu cần thiết về. Ngoài ra, với công nghệ SMS của mạng
GSM, hoàn toàn có thể khai thác để truyền dữ liệu khi không có mạng dữ liệu. Với
những mục tiêu như vậy, hệ thống cần thiết kế trong đề tài có những đặc điểm như sau:
 Chỉ sử dụng mạng điện thoại để truyền thông, nhằm tạo ra các thiết bị quan
sát độc lập, được truyền thông thông qua một module SIM điện thoại.
 Truyền dữ liệu trên nhiều hình thức phong phú để người dùng có thể lựa
chọn hình thức truyền tin thích hợp nhất, có thể truyền thông tin ngay cả khi
không có mạng dữ liệu.
Đề tài sẽ nghiên cứu công nghệ, tìm giải pháp để có thể đạt được các mục tiêu trên.
20

2.1.2. Lựa chọn công cụ và phƣơng án giải quyết vấn đề
Hệ thống quan sát như đã đề xuất cần có các thành phần cơ bản như sau:
 Thiêt bị quan sát.
 Module xử lý trung tâm.
 Module phần cứng giúp giao tiếp với mạng.
 Chương trình nhận tin trên điện thoại di động.

Với những yêu cầu đặt ra với đề tài, thiết bị quan sát có thể sử dụng là bất kỳ
thiết bị quan sát nào người dùng sở hữu có thể gắn với máy tính thông qua cổng
COM/USB, điển hình như Webcam, có thể sử dụng Webcam Built in có sẵn trên máy
tính.Với yêu cầu đơn giản của hệ thống là chỉ sử dụng thiết bị quan sát để thu hình
ảnh, hệ thống không xử lý với các yêu cầu cao hơn như điều khiển góc quay, khung
nhìn,… Module xử lý trung tâm mục tiêu là chương trình trên một vi điều khiển thông
minh (ARM), tuy nhiên để mô phỏng, module xử lý sẽ được viết trên máy tính với tiêu
chí làm sao cho phù hợp với một chương trình trên vi điều khiển. Để làm được việc
đó, các công nghệ sử dụng và phương pháp lập trình phải được lựa chọn sao cho phù
hợp và có thể truyền khai trên vi điều khiển. Module phần cứng giao tiếp với mạng sẽ
là một Modem GSM/GPRS hoặc 3G có hỗ trợ lập trình với tập lệnh AT, module xử lý
trung tâm và các ứng dụng trên điện thoại di động sẽ truyền thông qua modem này và
qua một môi trường trung gian nữa đó là môi trường của mạng điện thoại di động và
mạng Internet như hình 1.1.
Để điều khiển Webcam và thực hiện chụp, lưu trữ ảnh, công cụ được chọn là
OpenCV, trong rất nhiều các thư viện làm việc với thông tin đa phương tiện và thị giác
máy tính thì OpenCV gần đây được cho là công cụ khá phổ biến và hiệu quả, bên cạnh
các thư viện khác của Java như JMF, FMJ,…, ngôn ngữ Process. Ngoài ra OpenCV
còn có phiên bản dành cho hệ điều hành AnDroid và vi điều khiển ARM, phù hợp với
mục tiêu của đề tài. Để tài sử dụng ngôn ngữ lập trình Java, mặc dù OpenCV là thư
viện dành cho họ ngôn ngữ C, tuy nhiên, Java cũng pháp triển một bộ thư viện JavaCV
để hỗ trợ cho các lập trình viên Java có thể sử dụng OpenCV.
Để thực hiện truyền thông, đề tài nghiên cứu tập lệnh AT – là tập lệnh dùng để
điều khiển các Modem GSM, các module SIM, các thiết bị di động. Tập lệnh AT hoàn
toàn có thể được nhúng vào các ngôn ngữ lập trình bậc thấp cũng như bậc cao để có
thể điều khiển các modem, bằng cách kết nối modem với một cổng vật lý nào đó trên
hệ thống, chương trình điều khiển sẽ gửi chuỗi lệnh AT ra cổng kết nối, modem nhận
được chuỗi lệnh AT thì thực hiện và truyền kết quả thực hiện ngược lại cổng kết nối,
chương trình điều khiển từ đó nhận thông tin và xử lý. Việc sử dụng một tập lệnh
chuẩn như vậy sẽ tạo điều kiện để phát triển đề tài trên nhiều nền tảng khác nhau với

sự khác biệt và hạn chế về tài nguyên cũng như hệ điều hành.
21

Các phương pháp nhận thông tin trên điện thoại di động sẽ bao gồm ba cách,
mô tả các phương pháp có thể sử dụng để nhận thông tin trên hệ thống, người dùng có
thể chọn phương pháp phù hợp với điều kiện của mình: MMS – tin nhắn đa phương
tiện, nội dung ngoài text còn bao gồm thông tin media; Tin nhắn SMS trong trường
hợp không có mạng dữ liệu, hệ thống sẽ tách thông tin thành các SMS ở phía gửi, và tổ
hợp các SMS lại thành một ảnh ở phía nhận, quá trình truyền chỉ phụ thuộc vào mạng
GSM; Chương trình trên máy điện thoại di động kết nối đến một Server có sẵn mà
người dùng có tài khoản và lấy thông tin ảnh về từ Server, Server này lưu trữ ảnh của
hệ thống gửi lên từ chương trình điều khiển trên máy tính tại địa điểm quan sát, ảnh sẽ
luôn được cập nhập theo thời gian.
Chương trình trên điện thoại của người sử dụng được viết bằng ngôn ngữ J2me,
một nhánh nhỏ của ngôn ngữ Java dành cho các thiết bị di động, J2me là một ngôn
ngữ dễ học và dễ triển khai, tuy hiện nay các thiết bị di động thông minh rất phát triển
với các hệ điều hành hỗ trợ, nhưng để có thể truyển khai trên nhiều nền tảng khác
nhau, đề tài chọn J2me vì một chương trình J2me có thể triển khai trên cả điện thoại
thông minh lẫn điện thoại không có hệ điều hành. Chương trình này có nhiệm vụ kết
nối đến Server của hệ thống để nhận về thông tin hình ảnh, ngoài ra nó còn có nhiệm
vụ nhận các tin nhắn SMS, tổ hợp các tin nhắn lại thành một khối thông tin thống nhất
và đổi khối thông tin này sang dạng hình ảnh và hiển thị tới người dùng.
2.2. biểu đồ usecase
Biểu đồ Usecase của hệ thống sẽ mô tả các chức năng mà hệ thống cung cấp
cũng như các vấn đề mà hệ thống sẽ phải giải quyết. Trong hệ thống này, có hai tác
nhân chính, đó là người dùng, người đưa ra các yêu cầu, và cũng là người quản lý hệ
thống, cấu hình các thông tin cần thiết cho hệ thống. Tác nhân thứ hai là hệ thống
chuyển tiếp thông điệp là hệ thống trung gian giữa phần quan sát và phần nhận tin
của hệ thống. Hệ thống chuyển tiếp thực hiện nhiệm vụ nhận tin SMS yêu cầu từ
người dùng và gửi đến hệ thống điều khiển quan sát, nó cũng đồng thời nhận các dữ

liệu và thông điệp được gửi từ hệ thống điều khiển quan sát sau đó gửi đến chương
trình trên máy điện thoại của người sử dụng. Hệ thống chuyển tiếp thông điệp có thể
là các Server của nhà cung cấp mạng mà thuê bao của người sử dụng đang dùng,
dùng để chuyển tiếp các tin nhắn SMS, MMS trực tiếp đến máy điện thoại của người
dùng và cũng có thể là một Server lưu trữ trên mạng mà người dùng có tài khoản,
dùng để truyền dữ liệu ảnh đến chương trình được hệ thống thiết kế chạy trên điện
thoại của người sử dụng. Với những mục tiêu và phân tích từ các phần trên, hệ thống
có mô hình usecase như sau:
22


Hình 2.1. Biểu đồ Usecase của hệ thống
2.3. Phân tích các chức năng mà hệ thống cần xây dựng
2.3.1. Chức năng cấu hình các thông tin của hệ thống
Trong hệ thống này, người sử dụng vừa là người hưởng các dịch vụ của hệ
thống vừa là người quản lý hệ thống. Do đó, để hệ thống có thể hoạt động tốt được,
người dùng cần đưa ra các thông số cho hệ thống thông qua giao diện của hệ thống,
sau đó hệ thống cần lưu lại các thông số này nếu các thông số chưa tồn tại hoặc cập
nhập các thông số này nếu người dùng muốn sửa các thông số trong file cấu hình.
2.3.1.1. Thông tin cấu hình SMS
Dựa vào các thông tin kỹ thuật về tin nhắn SMS được trình bày ở chương 3 thì
các thông tin cấu hình SMS cần:
 Số điện thoại người gửi: Trong hệ thống là số thuê bao của SIM trên
Modem.
 Số SMSC: Số của trung tâm tin nhắn, tin nhắn được nhắn qua Modem sẽ
đến SMSC đầu tiên, sau đó mới đến thuê bao điện thoại di động.
23

 Số người nhận: Là số thuê bao trên điện thoại di động. Điện thoại di động là
thiết bị nhận trong hệ thống.


Hình 2.2. Sơ đồ hoạt động cho chức năng cấu hình hệ thống
2.3.2.2. Thông tin cấu hình MMS
Một tin nhắn MMS cần rất nhiều thông tin cấu hình. Vì tin nhắn MMS khác so
với tin nhắn SMS. Để gửi và nhận được tin nhắn MMS cần thông qua môi trường
mạng dữ liệu. Tin nhắn MMS đầu tiên được gửi đến một trung tâm tin nhắn MMSC,
MMSC gửi thông báo chứa địa chỉ file dữ liệu đến thuê bao nhận, sau đó file dữ liệu
được chương trình trên máy điện thoại di động tự động download về thông qua trình
duyệt WAP. Vì vậy, để gửi được tin nhắn MMS, cần có nhiều thông tin như:
2.3.3.3. Thông tin cấu hình dữ liệu ảnh
Khi truyền dữ liệu giữa chương trình trên máy tính với chương trình trên điện
thoại thông qua một Server của hệ thống, file dữ liệu sẽ không bị phụ thuộc vào kích
cỡ cho phép của tin nhắn MMS, tuy nhiên, nếu ảnh quá lớn sẽ ảnh hưởng tới thời gian
24

truyền và khả năng hiển thị của ảnh trên điện thoại di động, do đó cần có thông tin cấu
hình về kích cỡ của ảnh muốn truyền. Thông tin bao gồm:
 Kiểu ảnh: PNG, JPG…
 Kích cỡ hiển thị của ảnh.
 Kích cỡ file ảnh.
2.3.4.4. Thông tin cấu hình cổng COM
Khi demo hệ thống trên máy tính, thiết bị hỗ trợ kết nối với mạng GSM là
Modem GSM, hoặc Modem 3G. phần lớn các thiết bị này cần được kết nối với máy
tính qua cổng COM, nếu máy không có cổng COM, thì hệ thống cần cài đặt chương
trình cổng COM ảo, để cho phép chương trình trên máy tính có thể truyền thông với
Modem thông qua cổng USB dưới tên của một cổng COM ảo. Cổng COM là cổng
truyền thông nối tiếp, vì vậy cần thiết lập một vài thông số để có thể truyền thông với
cổng COM, với hình thức truyền thông ở đây là truyền bất đồng bộ:
 Tốc độ kết nối – baud: Tốc độ truyền dữ liệu giữa cổng COM và Modem.
 Số bit dữ liệu: Số bit dữ liệu trong khung truyền.

 Số bit Stop: Số lượng bit Stop.
 Bit Parity: Có hay không sử dụng bit Parity.
 Thông số điều khiển luồng: Dùng để điều khiển luồng thông tin truyền giữa
cổng COM và Modem.
2.3.2. Điều khiển chính cho hệ thống
Hệ thống có rất nhiều công việc cần thực hiện, vì vậy hệ thống được thiết kế
với các module riêng biệt như điều khiển modem, điều khiển thiết bị quan sát, xử lý
thông tin,… các module này được kết hợp để thực hiện nhiệm vụ của hệ thống thông
qua module điều khiển chính.
Module này luôn có một bộ lắng nghe trên cổng truyền thông nối với modem,
mỗi khi có SMS đến modem truyền thông module sẽ thực hiện gọi các module khác để
đọc và xử lý lệnh, ngoài ra nếu người dùng cấu hình hệ thống để nhận được thông tin
sau một khoảng thời gian nhất định thì module điều khiển chính cần xác định thời gian
dừng và truyền thông tin rồi điều khiển tiến trình thực hiện lệnh. Module điều khiển
chính có thể coi là trái tim của hệ thống, nó điều khiển mọi hoạt động của hệ thống,
điều khiển các module khác thực hiện nhiệm vụ. Module chính luôn thực hiện một tiến
trình, trong đó nó luôn chờ đợi xem có yêu cầu của người dùng hay không, nếu có nó
sẽ gọi các module khác để thực hiện yêu cầu của người sử dụng. về cơ bản, yêu cầu
của người dùng là yêu cầu truyền hình ảnh. Cho nên sau khi phân tích yêu cầu, hệ
thống nói chung đều thực hiện các công việc như trong hình 2.3, các quá trình chủ yếu
khác nhau ở định dạng thông điệp gửi đi, khi đó, nhiệm vụ chủ yếu được module xử lý
25

thông tin thực hiện, nó sẽ thực hiện xử lý dữ liệu, tạo định dạng thông điệp hợp lý để
truyền đi.

Hình 2.3. Sơ đồ hoạt động chức năng điều khiển thực hiện lệnh
2.3.3. Chức năng phân tích yêu cầu
Yêu cầu của hệ thống có thể là một yêu cầu định thời trước khi kích hoạt hệ
thống, cũng có thể là một yêu cầu dịch vụ từ phía người dùng được gửi bằng tin nhắn

SMS. Những yêu cầu này được chức năng phân tích yêu cầu đọc, phân và gửi kết quả
phân tích được đến module chính để module này thực hiện xử lý lệnh. Nếu yêu cầu
của người dùng đưa ra không chính xác, chức năng phân tích yêu cầu cần gửi lại một
thông báo SMS phản hồi tới người dùng .
Khi yêu cầu được định thời từ trước, hệ thống sẽ phải đọc file cấu hình để lấy
thông tin về thời gian quy định gửi thông tin và lấy thông tin về loại thông điệp mà

×