Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý quá trình học tập của sinh viên trường đại học Tây Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ




TRƯƠNG HẢI






XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN




Chuyên ngành : Công nghệ thông tin
Mã số : 1.01.10





LUẬN VĂN THẠC SĨ





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN VỴ








Hà Nội - Năm 2004
i
Luận văn cao học – Trương Hải Khoa Công nghệ - ĐHQGHN
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC i
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I 3
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ SINH VIÊN CỦA TRƢỜNG
ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN 3
1.1. Giới thiệu khái quát về trƣờng Đại học Tây Nguyên 3
1.2. Thực trạng việc quản lý học tập của sinh viên 3
1.3 Thực trạng của việc tin học hoá hiện nay 4
1.4 Các vấn đề đặt ra và giải pháp cho chúng 5
1.5 Mục tiêu cần đạt của đề tài 5
1.6. Những yêu cầu và hạn chế đặt lên hệ thống 5
1.6.1. Yêu cầu đối với hệ thống chƣơng trình 5
1.6.2. Những ràng buộc và hạn chế 6

Chương II 7
MÔ HÌNH DỮ LIỆU KHÁI NIỆM NGỮ NGHĨA 7
2.1. Mô hình dữ liệu thực thể - mối quan hệ (E-R) 7
2.1.1 Vai trò và ý nghĩa của mô hình 7
2.1.2 Các thành phần cơ bản của mô hình 8
2.2. Các khái niệm và ký pháp 8
2.2.1. Thực thể 8
2.2.2. Thuộc tính 8
2.2.3 Các mối quan hệ 9
2.3 Xây dựng một mô hình dữ liệu khái niệm 10
2.3.1 Liệt kê, chính xác hoá và lựa chọn các thông tin cơ sở. 11
2.3.2 Xác định các thực thể và các thuộc tính của nó, sau đó xác định thuộc tính
định danh cho mỗi thực thể tìm đƣợc. 11
2.3.3. Xác định các mối quan hệ và các thuộc tính riêng của nó. 12
2.3.4. Vẽ biểu đồ mô hình thực thể - mối quan hệ và xác định bản số cho các
thực thể tham gia trong mối quan hệ. 12
ii
Luận văn cao học – Trương Hải Khoa Công nghệ - ĐHQGHN
2.3.5. Chuẩn hoá và thu gọn biểu đồ 13
2.4. Chuyển mô hình E-R sang mô hình dữ liệu logic 13
2.4.1. Các bƣớc chuyển mô hình E-R sang mô hình quan hệ 13
2.4.2. Những mặt mạnh của mô hình khái niệm dữ liệu ngữ nghĩa 17
Chương III 18
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP 18
3.1. Một số quy định (quy tắc nghiệp vụ) 18
3.2 Mô tả bài toán: 19
3.3. Mô hình nghiệp vụ của hệ thống 22
3.3.1 Biểu đồ ngữ cảnh 22
3.3.2 Sơ đồ phân rã chức năng gộp 22
3.3.3 Các biểu đồ phân rã chức năng chi tiết 23

3.3.4 Mô tả chi tiết các chức năng: 25
3.3.5 Các thực thể dữ liệu sử dụng 28
3.3.6 Ma trận thực thể chức năng 29
3.4. Mô hình mô tả xử lý nghiệp vụ 30
3.4.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0 30
3.4.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 31
3.5 Mô hình dữ liệu 34
3.5.1 Liệt kê, chính xác hoá, chọn lọc thông tin 34
3.5.2 Xác định thực thể, gắn thuộc tính 41
3.5.3 Biểu đồ mô hình thực thể-mối quan hệ 44
Chương IV 45
THIẾT KẾ HỆ THỐNG MỚI 45
4.1 Thiết kế hệ thống lôgic (Chuyển mô hình E-R sang mô hình quan hệ) 45
4.1.1. Thực thể  quan hệ: 45
4.1.2 Mối quan hệ  quan hệ: 45
4.1.3 Chuẩn hoá 46
4.1.4 Sơ đồ mô hình dữ liệu quan hệ 47
4.2 Thiết kế hệ thống vật lý 48
4.2.1. Lựa chọn phần mềm nền 48
4.2.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý 48
4.2.3 Thiết kế các luồng hệ thống 54
iii
Luận văn cao học – Trương Hải Khoa Công nghệ - ĐHQGHN
Chương V 62
GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG CÀI ĐẶT 62
5.1 Hệ thống thực đơn 62
5.2 Những giao diện chủ yếu và hƣớng dẫn sử dụng 63
5.2.1 Thay đổi mật khẩu CSDL 63
5.2.2 Thay đổi đƣờng dẫn đến CSDL: 64
5.2.3 Đăng nhập vào chƣơng trình 64

5.2.4 Quản lý dữ liệu 65
5.2.5 Quản lý chƣơng trình 66
5.2.6 Quản lý danh sách học, thi 67
5.2.7 Quản lý thi 70
5.2.8 Tổng hợp điểm 73
KẾT LUẬN 76
B. PHỤ LỤC 77
1. Mã nguồn của một số chức năng 77
2. Các kết quả đƣa ra 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
1
Luận văn cao học – Trương Hải Khoa Công nghệ - ĐHQGHN
LỜI NÓI ĐẦU
Công tác quản lý đào tạo trong trƣờng đại học là công việc phức tạp, rất cần sự
hỗ trợ của công nghệ thông tin. Trƣờng Đại học Tây Nguyên những năm qua chƣa
áp dụng đƣợc hệ thống quản lý đào tạo nhƣ các trƣờng đại học khác do có những
đặc thù riêng. Rất nhiều sự bất cập trong công tác quản lý nói chung và công tác
quản lý kết quả học tập của sinh viên nói riêng đặt ra đòi hỏi Nhà trƣờng giải quyết
để nâng cao chất lƣợng giảng dạy và đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô ngày một
lớn của Trƣờng. Là cán bộ giảng dạy của Trƣờng, làm việc trong ngành công nghệ
thông tin, tôi luôn cảm thấy mình phải có trách nhiệm trong việc hoàn thiện hoạt
động này với sự trợ giúp của Công nghệ thông tin.
Trƣớc thực trạng đó, đƣợc sự đồng ý của Khoa công nghệ thông tin, ĐHQG
Hà Nội cũng nhƣ sự nhiệt tình giúp đỡ của Trƣờng Đại học Tây nguyên mong muốn
có đƣợc một chƣơng trình để quản lý hiệu quả công tác đào tạo hiện nay của
Trƣờng, tôi chọn đề tài “Xây dựng hệ thống thông tin quản lý quá trình học tập
của sinh viên trường Đại học Tây Nguyên” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của
mình. Thực hiện đề tài này, trƣớc hết nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết đang đƣợc đặt
ra của Trƣờng, sau nữa là cố gắng vận dụng các kiến thức thu nhận đƣợc trong quá
trình học tập vào thực tế, qua đó tích luỹ kinh nghiệm phục vụ công tác giảng dạy

sau này.
Nội dung đề tài gồm những phần sau:
Chương 1:Tổng quan về tổ chức và quản lý sinh viên trƣờng Đại học Tây
Nguyên.
Chương 2: Mô hình dữ liệu khái niệm ngữ nghĩa
Chương 3: Phân tích hệ thống quản lý học tập.
Chương 4: Thiết kế hệ thống mới.
Chương 5: Giới thiệu về hệ thống cài đặt.
Kết luận
Luận văn này đƣợc hoàn thành là nhờ có sự giúp đỡ, động viên của Trƣờng
Đại học tây Nguyên, sự tận tình giúp đỡ của các thầy và cán bộ Khoa Công nghệ
thông tin, sự hƣớng dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn Văn Vỵ. Tôi xin gửi lời cám
ơn chân thành và biết ơn sâu sắc đến các thầy, đến Khoa Công nghệ, đến Trƣờng
2
Luận văn cao học – Trương Hải Khoa Công nghệ - ĐHQGHN
Đại học Tây Nguyên và tất cả bạn bè, ngƣời thân đã giúp tôi hoàn thành bản luận
văn này.
Do giới hạn về thời gian, đề tài chỉ tập trung vào giải quyết vấn đề quản lý
điểm và kết quả học tập của sinh viên thuộc trƣờng Đại học Tây Nguyên cho phù
hợp với hoàn cảnh trang thiết bị về tin học của trƣờng còn hạn chế. Những vấn đề
liên quan sẽ đƣợc giải quyết trong các nghiên cứu triển khai khác khi điều kiện cho
phép. Với điều kiện và khả năng cá nhân có hạn, đề tài không tránh khỏi những sai
sót, rất mong sự đóng góp, xây dựng của quí thầy cô và và các bạn đồng nghiệp để
đề tài ngày một hoàn thiện hơn.

ĐakLak, ngày 24 tháng 07 năm 2004
Học Viên
Trƣơng Hải






3
Luận văn cao học – Trương Hải Khoa Công nghệ - ĐHQGHN
Chương I
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ SINH VIÊN CỦA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
1.1. Giới thiệu khái quát về trƣờng Đại học Tây Nguyên
Trƣờng Đại học Tây Nguyên đƣợc thành lập vào ngày 11 tháng 11 năm 1977
trên tỉnh Đăk Lăk, cách thành phố Buôn Ma Thuột chừng 4 km về phía nam.
Trƣờng Đại học Tây Nguyên là trƣờng đại học đa ngành, nhiệm vụ chủ yếu là đào
tạo học viên có trình độ đại học, cung cấp nguồn nhân lực có đủ sức khỏe và năng
lực đáp ứng nhu cầu về nhân lực ở khu vực miền Trung và Tây nguyên.
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của trƣờng gồm:
– 01 Hiệu trƣởng
– 02 Phó hiệu trƣởng.
– 05 phòng chức năng: phòng Đào tạo, phòng Hành chính quản trị, phòng Quản
trị thiết bị, phòng Tài vụ kế toán, phòng Công tác chính trị & Quản lý sinh
viên.
– 03 trung tâm: Trung tâm Khảo thí, TT Tƣ liệu và Thƣ viên, TT phục vụ sinh
viên.
– 7 khoa: khoa Y dƣợc, khoa Nông lâm, khoa Kinh tế - QTKD, khoa Sƣ phạm,
khoa Mác - Lê nin, khoa Dự bị và Tại chức.
– Hai hình thức đào tạo: Chính qui và phi chính qui.
– Tổng số sinh viên hiện nay là trên 6000.
1.2. Thực trạng việc quản lý học tập của sinh viên
Trƣờng Đại học Tây Nguyên là một trƣờng đại học đa ngành, đa lĩnh vực,
đang áp dụng hệ thống niên chế. Sinh viên đƣợc tổ chức theo lớp cùng chuyên
ngành, số lƣợng môn học phụ thuộc vào kế hoạch học tập do Nhà trƣờng phê duyệt

hàng năm. Hết thời gian học, Trung tâm Khảo thí sẽ tổ chức và quản lý thi. Công
việc của Trung tâm khảo thí bắt đầu từ việc lên lịch thi, tổ chức thi, tạo, ghi phách
và rọc phách. Sau đó giao bài thi đã ghi phách cho giáo viên chấm thi. Khi chấm
xong, giáo viên nộp kết quả, Trung tâm sẽ ráp phách và cùng với giáo viên, Thanh
4
Luận văn cao học – Trương Hải Khoa Công nghệ - ĐHQGHN
tra đào tạo kiểm tra, nếu không có sai sót sẽ in ra và ký nhận vào 03 bảng điểm.
Cho đến lúc này kết quả thi đã đƣợc công nhận chính thức. Trong 03 bảng điểm
trên sẽ đƣợc gửi về cho Khoa chủ quản, phòng Đào tạo và 01 bảng cho Trung tâm
Khảo thí lƣu trữ. Bảng điểm sẽ đƣợc nhân bản từ Khoa, gửi về cho lớp trƣởng các
lớp sinh viên. Việc quản lý điểm sẽ do phòng Đào tạo và Khoa thực hiện bằng cách
nhập bảng điểm từ Trung tâm Khảo thí vào sổ điểm của riêng mình (chủ yếu là
bảng tính Excel).
Qui trình trên gặp phải một số vấn đề trở ngại cơ bản sau đây:
– Việc nhập lại bảng điểm ở Khoa và phòng Đào tạo dễ gây nhiều sai sót.
– Không đáp ứng đƣợc các nhu cầu đa dạng của các đối tƣợng khác nhau nhƣ:
Kết quả học tập của một sinh viên, một lớp, một môn, kết quả sinh viên thi lại,
học lại, kết quả xét tốt nghiệp
– Không công khai đƣợc kế hoạch đào tạo, học tập cho mọi ngƣời.
– Thời gian kết quả thi đi từ Trung tâm khảo thí đến khoa rồi đến lớp là rất dài
và không đảm bảo độ tin cậy (nhiều bảng điểm không đến được nơi cần đến).
Hiện tƣợng thất lạc bảng điểm không có cơ sở để xác định. Tình trạng này
khiến sinh viên phải cố tìm kết quả học tập của mình ở các đơn vị hữu quan
khác nhau nhƣ Trung tâm khảo thí, phòng Đào tạo và Khoa. Khi biết đƣợc kết
quả không đạt (Có thể do thất lạc bảng điểm) thì thời gian học trả nợ đã qua,
thậm chí đã hết thời gian đƣợc học trả nợ để tốt nghiệp (3 năm sau khi khoá
học kết thúc).
1.3 Thực trạng của việc tin học hoá hiện nay
Là một trƣờng đại học cách xa các trung tâm văn hoá lớn nên có nhiều hạn chế
trong việc ứng dụng tin học. Tuy vậy, việc trang bị và sử dụng các công cụ tin học

cũng đã và đang phát triển trong trƣờng. Trong trƣờng có:
– 01 phòng 100 máy dùng chung cho sinh viên toàn trƣờng thực tập.
– 01 phòng 40 máy riêng của khoa Kinh tế
– 01 phòng 18 máy dành cho truy cập internet đang đƣợc đƣa vào sử dụng.
– 01 phòng 06 máy phục vụ việc tra tìm sách của Trung tâm Thƣ viện
– Các khoa và phòng ban đều có từ 5 đến10 máy tính riêng.
5
Luận văn cao học – Trương Hải Khoa Công nghệ - ĐHQGHN
– Trung tâm Khảo thí dùng 03 máy nối mạng ngang hàng để tổ chức thi.
Các ứng dụng hiện nay chủ yếu vẫn là soạn thảo văn bản và bảng tính Excel
1.4 Các vấn đề đặt ra và giải pháp cho chúng
Vấn đề
Giải pháp
- Tình trạng không đồng bộ của kết
quả thi giữa các bộ phận
- Tổ chức nhập liệu một nơi, dùng ở
nhiều nơi
- Tính chính xác của kết quả học tập
chƣa đảm bảo
- Dữ liệu lƣu trữ một nơi, đƣợc bảo
mật và dùng chung
- Ngƣời dùng chậm nhận đƣợc kết
quả
- Kết quả đƣợc cung cấp thƣờng trực
trên mạng
- Việc đăng ký thi lại, trả nợ và tổ
chức thi không kịp thời do thiếu
thông tin
- Thông báo thông tin tổ chức thi lại
trên mạng cùng với việc thông báo

nhƣ đã làm
- Khó khăn chuyển giao dữ liệu với
điều kiện địa lý xa cách
- Truyền dữ liệu trên mạng
1.5 Mục tiêu cần đạt của đề tài
Xây dƣng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung phù hợp với thực trạng quản lý
của trƣờng Đại học Tây Nguyên. Đồng thời dữ liệu cần thiết phải phân tán trên
nhiều nơi khác nhau mà vẫn đảm bảo đƣợc tính đồng bộ và chính xác.
Xây dựng hệ thống chƣơng trình quản lý đáp ứng đƣợc các yêu cầu quản lý
đặt ra, phù hợp với cấu hình máy thấp, đơn lẽ, dữ liệu vào một lần dùng ở nhiều nơi.
Kết quả học tập của sinh viên đƣợc phân phối và công bố kịp thời cả bằng văn bản
và trên mạng
1.6. Những yêu cầu và hạn chế đặt lên hệ thống
1.6.1. Yêu cầu đối với hệ thống chƣơng trình
Hệ thống chƣơng trình đƣợc xây dựng cần đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau:
– Của người sử dụng : Giao diện thân thiện, đào tạo nhanh, dễ sử dụng và luôn
có hệ thống giúp đỡ, hƣớng dẫn trực quan.
– Đòi hỏi của hoạt động quản lý: Tốc độ nhanh, an toàn bảo mật cao, kết quả
chính xác theo thời gian, dữ liệu dễ sao chép và đồng bộ.
6
Luận văn cao học – Trương Hải Khoa Công nghệ - ĐHQGHN
1.6.2. Những ràng buộc và hạn chế
– Về thiết bị: Máy tính cấu hình tƣơng đối để nối mạng cục bộ và sử dụng đƣợc
hệ điều hành Windows98 trở lên. Cần thiết có máy in để in kết quả, đặc biệt,
trong một số trƣờng hợp cần in trên giấy A3.
– Về đầu tư: Hiện nay hệ thống mạng LAN của Nhà trƣờng chƣa hoạt động,
gây nhiều trở ngại cho công việc trao đổi và chia sẽ thông tin tài nguyên. Rất
mong, trong tƣơng lai, Nhà trƣờng hoàn chỉnh hệ thống này.
– Về trình độ sử dụng: Với đối tƣợng muốn biết thông tin chỉ cần trình độ tin
học cơ bản (Sử dụng đƣợc bàn phím, chuột, biết kích hoạt chƣơng trình ). Với

đố tƣợng sử dụng hệ thống thì ngoài trình độ tin học cần thiết còn phải nắm
vững một số qui định về nghiệp vụ đào tạo.
– Hạn chế: Mặc dù đã rất cố gắng, nhƣng do khả năng và thời gian còn hạn chế
nên chƣơng trình không tránh khỏi những hạn chế nhƣ: Chƣa quản lý đƣợc
toàn bộ hoạt động đào tạo của trƣờng, chƣơng trình cần chạy trên máy cấu
hình tƣơng đối cao, một số giao diện chƣa thật hợp lý, tốc độ và an toàn của
chƣơng trình cần phải hoàn thiện hơn.



7
Luận văn cao học – Trương Hải Khoa Công nghệ - ĐHQGHN
Chương II
MÔ HÌNH DỮ LIỆU KHÁI NIỆM NGỮ NGHĨA
Mô hình dữ liệu khái niệm ngữ nghĩa (hay là mô hình thực thể - mối quan hệ)
đƣợc sử dụng trong giai đoạn phân tích để mô tả dữ liệu của thế giới thực và là công
cụ giao tiếp với ngƣời dùng. Mặc dù đã đƣợc phát hiện từ lâu, nhƣng mãi về sau
này ngƣời ta mới nhận biết đƣợc đầy đủ khả năng mô tả dữ liệu của thế giới thực
một cách chính xác và đầy đủ với tất cả ngữ nghĩa của nó. Chính vì vậy mô hình
này còn đƣợc gọi là mô hình dữ liệu ngữ nghĩa. Nhờ khả năng này mà mô hình
không những là công cụ tốt cho việc phân tích mà nó còn cho phép chuyển sang mô
hình dữ liệu lôgic một cách vô cùng thuận tiện.
2.1. Mô hình dữ liệu thực thể - mối quan hệ (E-R)
2.1.1 Vai trò và ý nghĩa của mô hình
Mô hình thực thể - mối quan hệ do Peter Chen đề xuất năm 1976, đƣợc sử
dụng rộng rãi từ năm 1988. Nó đã đƣợc mở rộng liên tục để bao hàm đƣợc những
cấu trúc bổ sung của nhiều tác giả khác. Mô hình E-R là một mô tả logic chi tiết dữ
liệu của một tổ chức hay một lĩnh vực nghiệp vụ. Nó cho một cách mô tả thế giới
thực gần gũi với quan niệm và cách thức nhìn nhận bình thƣờng của con ngƣời.
Một mô hình E-R biểu diễn bằng các thuật ngữ của các thực thể trong môi

trƣờng nghiệp vụ, các mối quan hệ giữa các thực thể, cũng nhƣ các thuộc tính của
thực thể và các mối quan hệ giữa chúng.
Mô hình E-R là mô hình mang tính trực quan cao, có khả năng mô tả thế giới
thực tốt nhất với số các khái niệm và ký pháp đƣợc sử dụng là ít nhất. Nó là một
phƣơng tiện quan trọng và hữu hiệu để các nhà phân tích có thể giao tiếp với ngƣời
sử dụng khi xác định yêu cầu thông tin của tổ chức.
Mô hình dữ liệu khái niệm là mô hình mô tả bao quát toàn bộ cấu trúc dữ liệu
của tổ chức mà không phụ thuộc vào hệ quản trị cơ sở dữ liệu cũng nhƣ cách thức
sử dụng dữ liệu sau này. Một mô hình dữ liệu khái niệm bao gồm các thực thể có
liên quan, các mối quan hệ giữa chúng và những thuộc tính cũng nhƣ các quy tắc
nghiệp vụ và các ràng buộc quy định sử dụng dữ liệu nhƣ thế nào
8
Luận văn cao học – Trương Hải Khoa Công nghệ - ĐHQGHN
2.1.2 Các thành phần cơ bản của mô hình
Mô hình E-R có các thành phần cơ bản sau đây:
– Các thực thể
– Các mối quan hệ giữa các thực thể.
– Các thuộc tính của các thực thể và của các mối quan hệ.
– Các đƣờng kết nối.
2.2. Các khái niệm và ký pháp
Những ký pháp cơ bản để mô hình hoá mô hình E-R đƣợc Peter Chen đƣa ra
lúc đầu chỉ gồm ba ký pháp chính: Các thực thể dữ liệu (Entity), các mối quan hệ
(Relationships) và các thuộc tính (Attributes) gắn với chúng. Về sau mô hình đƣợc
mở rộng và nhiều ký pháp mới đƣợc đƣa vào để mô tả những khái niệm mới đƣợc
bổ sung vào mô hình.
2.2.1. Thực thể
Một thực thể là một khái niệm để chỉ một lớp các đối tƣợng cụ thể hay các
khái niệm độc lập có cùng những đặc trƣng chung mà ta quan tâm. Mỗi thực thể
trong mô hình thực thể - mối quan hệ (E-R) đƣợc gán một cái tên. Trong biểu đồ
biểu diễn của mô hình E-R, một thực thể đƣợc biểu diễn bằng một hình chữ nhật có

tên IN HOA bên trong.
2.2.2. Thuộc tính
Thuộc tính là các đặc trƣng của thực thể. Mỗi thực thể có một tập các thuộc
tính gắn kết với nó. Ví dụ: thực thể SINHVIEN có các thuộc tính là: mã sinh viên,
tên sinh viên, địa chỉ. Thực thể và các thuộc tính của nó ta có thể mô tả bằng nhiều
hình thức khác nhau nhƣ:
SINHVIEN (Mã sinh viên, tên sinh viên, địa chỉ)
Trong mô hình E-R, thuộc tính đƣợc mô tả bằng chữ thƣờng in nghiêng trong
hình elip, nối với thực thể hay quan hệ bằng một đƣờng gạch nối nhƣ hình 2.1.

9
Luận văn cao học – Trương Hải Khoa Công nghệ - ĐHQGHN


Hình 2.1 Biểu diễn thực thể và các thuộc tính
2.2.3 Các mối quan hệ
Các mối quan hệ gắn kết các thực thể với nhau, nó phản ánh mối quan hệ vốn
có giữa các bản thể của các thực thể đó. Trong mô hình E-R, mối quan hệ đƣợc mô
tả bằng một hình thoi có tên bên trong. Mối quan hệ có thể là quan hệ sở hữu hay
phụ thuộc (CÓ, THUỘC, LÀ ) hay mô tả sự tương tác giữa chúng. Tên mối quan
hệ thƣờng là động từ hay cụm danh động từ ngắn gọn nhằm thể hiện đầy đủ ý nghĩa
cũng nhƣ bản chất của mối quan hệ này.
Cũng nhƣ thực thể, mối quan hệ cũng có thuộc tính. Ví dụ:






Hình 2.2 Biểu diễn mối quan hệ có một các thuộc tính

Lực lƣợng của mối quan hệ là một đặc trƣng mô tả tổ chức dữ liệu. Lực
lƣợng đó thể hiện qua số thực thể tham gia vào quan hệ và số lƣợng các bản thể của
mỗi thực thể tham gia vào một quan hệ cụ thể.
2.2.3.1. Các bản số của thực thể trong các mối quan hệ
Mối quan hệ một - một (1:1) là mối quan hệ mà một bản thể của thực thể này
liên kết với một bản thể của thực thể kia và ngƣợc lại.
Mối quan hệ một - nhiều (1:N) là mối quan hệ mà một bản thể của thực thể
này liên kết với nhiều bản thể của thực thể kia.
Mối quan hệ nhiều - nhiều (M:N) là mối quan hệ mà một bản thể của thực
thể này liên kết với nhiều bản thể của thực thể kia và nhiều bản thể của thực thể này
có liên kết với một bản thể của thực thể kia.
SINHVIEN
Mã sinh viên
tên sinh viên
địa chỉ
NHÂN VIÊN
KHOÁ HỌC
THAM GIA
ngày kết thúc
10
Luận văn cao học – Trương Hải Khoa Công nghệ - ĐHQGHN
Bản số lớn nhất và bản số nhỏ nhất: Trong các bản số của một thực thể (xét
trong mối quan hệ với các thực thể khác) ngƣời ta đặc biệt quan tâm đến bản số lớn
nhất và bản số nhỏ nhất của nó. Bản số lớn nhất là khả năng số bản thể nhiều nhất
của thực thể tham gia trong mối quan hệ. Bản số nhỏ nhất là khả năng số bản thể
nhỏ nhất có thể tham gia trong gia trong mối quan hệ.
Trong mô hình E-R, để mô tả số bản thể tham gia trong mối quan hệ, ta dùng
ba ký hiệu sau:
O
, hay để chỉ các bản số tƣơng ứng là 0,1 hay nhiều. Ký

hiệu đầu tiên nằm gần thực thể, trên đƣờng nối giữa thực thể tới mối quan hệ biểu
diễn bản số lớn nhất, ký hiệu nằm xa thực thể hơn chỉ bản số nhỏ nhất.






Hình 2.3. Các cách biểu diễn các bản số của một thực thể trong mối quan hệ
Nếu bản số nhỏ nhất là 1 thì tham gia mối quan hệ là bắt buộc (phải tham
gia), nếu bản số nhỏ nhất là 0 thì tham gia là tuỳ chọn (có hay không tham gia).
2.2.3.2. Bậc của mối quan hệ
– Mối quan hệ bậc một: Hay còn gọi là mối quan hệ đệ quy, là mối quan hệ giữa
các bản thể trong cùng một thực thể.
– Mối quan hệ bậc hai: là mối quan hệ giữa hai bản thể của hai thực thể khác
nhau.
– Mối quan hệ bậc ba: là mối quan hệ có sự tham gia đồng thời của ba bản thể
thuộc ba thực thể khác nhau.
2.3 Xây dựng một mô hình dữ liệu khái niệm
Có thể có nhiều cách khác nhau để xây dựng sơ đồ mô hình dữ liệu khái
niệm. Sau đây là các bƣớc để xây dựng biểu đồ mô hình dữ liệu E-R từ các tài liệu
và hồ sơ thu đƣợc.
11
Luận văn cao học – Trương Hải Khoa Công nghệ - ĐHQGHN
2.3.1 Liệt kê, chính xác hoá và lựa chọn các thông tin cơ sở.
Từ các tài liệu, hồ sơ khảo sát, ta xây dựng một từ điển dữ liệu bao gồm tất
cả các thuộc tính thu đƣợc từ nội dung của các hồ sơ. Với mỗi hồ sơ, ta ghi tên hồ
sơ và các đặc trƣng dữ liệu của nó bên dƣới và tuân thủ nguyên tắc là không bỏ sót
bất kỳ một thông tin nào.
Sau khi đã liệt kê các thuộc tính ta cần chính xác hoá các thuộc tính đó bằng

cách bổ sung thêm các từ vào tên gọi thuộc tính sao cho tên gọi của nó mang đầy đủ
ý nghĩa, để khi đọc lên ta không cảm thấy mơ hồ nhầm lẫn và chỉ hiểu đúng một
nghĩa duy nhất.
Để lựa chọn các đặc trƣng cần thiết, ta duyệt lần lƣợc từ trên xuống dƣới và
chỉ chọn giữ lại các thuộc tính đảm bảo các yêu cầu sau đây:
– Mỗi thuộc tính cần phải đặc trƣng cho cả lớp hồ sơ đƣợc xét. Nếu nó chỉ mang
đặc thù của một hồ sơ cụ thể thì có thể bỏ đi.
– Một thuộc tính chỉ đƣợc chọn một lần. Nếu một thuộc tính gặp lần thứ hai
trong khi duyệt từ trên xuống thì bỏ đi.
– Mỗi thuộc tính phải là sơ cấp. Điều này có nghĩa là, nếu một thuộc tính có thể
suy trực tiếp từ các thuộc tính đã chọn trƣớc đó thì cũng loại đi.
2.3.2 Xác định các thực thể và các thuộc tính của nó, sau đó xác định
thuộc tính định danh cho mỗi thực thể tìm đƣợc.
Duyệt lần lƣợc từ trên xuống dƣới các thuộc tính đã chọn và chƣa bị loại để
tìm các thuộc tính "tên gọi". Mỗi thuộc tính tên gọi sẽ có tƣơng ứng một thực thể,
nhờ vậy mà suy ra thực thể tƣơng ứng với nó. Tên thực thể phải chọn sao cho gần
với tên hồ sơ chứng từ đƣợc sử dụng và phản ánh đúng các đối tƣợng nghiệp vụ liên
quan.
Với mỗi thực thể đã xác định đƣợc, hãy tìm trong các thuộc tính còn lại (chƣa
đánh dấu loại) những thuộc tính thực sự là của thực thể này và ghi chúng vào danh
sách các thuộc tính của thực thể, đồng thời đánh dấu loại thuộc tính vừa chọn khỏi
danh sách đƣợc xét. Lặp lại quá trình này để tìm mọi thực thể và các thuộc tính của
nó cho đến khi không thể tiếp tục đƣợc nữa.
12
Luận văn cao học – Trương Hải Khoa Công nghệ - ĐHQGHN
Tiếp theo, xét lần lƣợc các thực thể và xác định thuộc tính định danh của nó từ
các thuộc tính sẵn có, nếu cần có thể thêm thuộc tính mới làm thuộc tính định danh.
2.3.3. Xác định các mối quan hệ và các thuộc tính riêng của nó.
Trước hết ta tìm các mối quan hệ tương tác: Trong các thuộc tính còn lại của
bảng danh sách các thuộc tính, hãy tìm tất cả các động từ. Với mỗi động từ tìm

đƣợc, hãy trả lời các câu hỏi sau đây cho động từ đó:
Ai?(cho ai?) cái gì?(cho cái gì?) ở đâu? khi nào? bằng cách nào? như thế
nào? bao nhiêu? để tìm ra các thực thể (trong số các thực thể đã xác định ở bƣớc
trƣớc) tham gia vào mối quan hệ (đƣợc xác định bằng động từ này) cũng nhƣ các
thuộc tính (từ các thuộc tính còn chƣa bị loại) trong danh sách đƣợc xét làm thuộc
tính riêng của nó đồng thời đánh dấu loại khỏi danh sách các thuộc tính vừa chọn.
Lặp lại quá trình này để tìm mọi mối quan hệ và các thuộc tính của nó cho đến khi
không thể tiếp tục đƣợc nữa.
Tiếp theo ta xét xem có những mối quan hệ phụ thuộc hay sở hữu nào giữa các
thực thể hay không. Các mối quan hệ phụ thuộc hay sở hữu thƣờng đƣợc thể hiện
bằng các động từ nhƣ: CỦA, THEO, LÀ, CÓ Sau đó xem xét các thuộc tính chƣa
bị loại có thuộc tính nào của mối quan hệ tìm đƣợc thì đánh dấu loại khỏi danh
sách.
Quá trình kết thúc khi mọi thuộc tính đã bị loại và không còn tìm thấy thêm
đƣợc mối quan hệ nào khác.
2.3.4. Vẽ biểu đồ mô hình thực thể - mối quan hệ và xác định bản số cho
các thực thể tham gia trong mối quan hệ.
Trƣớc hết hãy vẽ các thực thể, sau đó vẽ các mối quan hệ liên kết chúng với
nhau. Sau khi đã điều chính, sắp xếp và bố trí lại các thực thể và mối quan hệ sao
cho biểu đồ hợp lý, ít đƣờng cắt nhau thì bổ sung vào các thuộc tính của chúng.
Thuộc tính định danh đƣợc vẽ ở góc trái trên của thực thể rồi đến các thuộc tính tên
gọi và thuộc tính mô tả.
Tiếp theo là xác định bản số cho mỗi bản thể trong các mối quan hệ.
13
Luận văn cao học – Trương Hải Khoa Công nghệ - ĐHQGHN
2.3.5. Chuẩn hoá và thu gọn biểu đồ
Ta có thể chuẩn hoá biểu đồ nếu trong nó nó có các thuộc tính lặp, nhóm lặp
hay thuộc tính phụ thuộc thời gian để chuyển biểu đồ về dạng chỉ còn các thực thể
đơn và thuộc tính đơn. Ngoài ra, khi xét đến các qui tắc nghiệp vụ, ta có thể sửa đổi
biểu diễn của biểu đồ để nó bao hàm đƣợc các qui tắc nghiệp vụ trong trƣờng hợp

có thể đƣợc.
Về nguyên tắc, biểu đồ càng ít thực thể sẽ càng tốt. Vì vậy, cần thu gọn biểu
đồ nếu có thể đƣợc. Dƣới đây là một trƣờng hợp có thể rút gọn đƣợc biểu đồ:
– Là một thực thể treo (chỉ tham gia vào một mối quan hệ) và chỉ chứa một
thuộc tính duy nhất thực sự là của nó (có thể thuộc tính thứ hai thêm vào là
thuộc tính định danh).
– Mối quan hệ mà thực thể tham gia là mối quan hệ bậc hai và không có thuộc
tính riêng.
– Mối quan hệ của hai thực thể có dạng một - nhiều (1:N) hay một - một (1:1)
Khi đó có thể loại thực thể treo này khỏi biểu đồ và chuyển thuộc tính riêng
của nó vào thành thuộc tính của thực thể có mối quan hệ với nó.
2.4. Chuyển mô hình E-R sang mô hình dữ liệu logic
Quá trình chuyển một mô hình khái niệm ở dạng mô hình E-R sang mô hình
dữ liệu lôgic dạng quan hệ gồm một loạt các bƣớc nhƣ sau đây:
2.4.1. Các bƣớc chuyển mô hình E-R sang mô hình quan hệ
a. Bước 1: Biểu diễn mỗi thực thể thành một quan hệ
Trƣớc tiên, biểu diễn mỗi thực thể của biểu đồ E-R thành một quan hệ theo
nguyên tắc sau :
tên thực thể  tên quan hệ
thuộc tính của thực thể  thuộc tính của quan hệ
thuộc tính định danh  khoá của quan hệ
14
Luận văn cao học – Trương Hải Khoa Công nghệ - ĐHQGHN
Một quan hệ có thể đƣợc biểu diễn ở dạng bảng hay dạng cấu trúc của một
lƣợc đồ quan hệ. Mô hình thực thể KHÁCH hình 2.4a đƣợc biểu diễn thành quan hệ
khách ở hình 2.4b






KHÁCH(mã khách, tên khách, địa chỉ, mã vùng, chiết khấu)
Hình 2.4b Quan hệ nhận từ thực thể KHÁCH
b. Bước 2: Biểu diễn các mối quan hệ
Biểu diễn một mối quan hệ phụ thuộc vào bậc cũng nhƣ bản số của mối quan
hệ đó. Ta xét hai trƣờng hợp sau đây:
b1. Mối quan hệ bậc hai, dạng một-nhiều và không có thuộc tính riêng
Một mối quan hệ bậc hai 1:N không có thuộc tính riêng trong biểu đồ E-R
đƣợc biểu diễn bằng cách thêm khoá của quan hệ tƣơng ứng với bên 1 vào quan hệ
tƣơng ứng với bên nhiều để trở thành một khoá ngoại của quan hệ này.






Đối với quan hệ bậc hai nhƣng có dạng 1:1, khi áp dụng qui tắc trên ta chỉ cần
chọn một trong hai thực thể đo làm bên nhiều. Biểu đồ mô hình E-R hình 2.5a có
kết quả biểu diễn ở hình 2.5b
HÀNG (mãhàng, tênhàng, đơnvị, mãnhóm)
NHÓMHÀNG (mãnhóm, tênnhóm)
Hình 2.5b Các quan hệ nhận đƣợc từ biểu đồ E-R hình 2.5a
KHÁCH
địa chỉ
Mã vùng
chiết khấu
Tên khách
Mã khách
Hình 2.4 a Sơ đồ mô hình E-R


Đơn vị

NHÓM HÀNG
HÀNG
THUỘC
Mã hàng
Tên hàng
Mã nhóm
Hình 2.5a Sơ đồ mô hình E-R
Tên nhóm
15
Luận văn cao học – Trương Hải Khoa Công nghệ - ĐHQGHN
b2. Mối quan hệ không thuộc trƣờng hợp thứ nhất
Trong trƣờng hợp này cần thêm một quan hệ mới có các thuộc tính là các
thuộc tính định danh của các thực thể tham gia vào mối quan hệ này và các thuộc
tính riêng của mối quan hệ đƣợc xét (nếu có). Sau đó cần xác định khoá cho quan
hệ. Các quan hệ hình 2.6b nhận đƣợc từ việc biểu diễn các thực thể và các mối quan
hệ của biểu đồ E-R hình 2.6a.
HÀNG (mãhàng, tênhàng, đơnvị)
KHÁCH (mãkhách, tênkhách, địachỉ, khuvực)
ĐƠNHÀNG (sốđơn, ngàyđặt, mãkhách, mãhàng, sốlượng)
Hình 2.6b Các quan hệ nhận đƣợc từ mô hình E-R hình 2.6a












c. Bước 3: Chuẩn hoá các quan hệ
Trong các quan hệ nhận đƣợc ta chỉ cần xét và chuẩn hoá những quan hệ đƣợc
thêm vào khi biểu diễn những mối quan hệ trong sơ đồ E-R (các quan hệ khác đã là
chuẩn 3) theo cách thức sau:
Chuẩn hoá là quá trình chuyển một quan hệ có cấu trúc dữ liệu phức hợp thành
các quan hệ có cấu trúc dữ liệu đơn giản hơn và vững chắc. Chuẩn hoá thƣờng đƣợc
tiến hành khi kiểm tra một quan hệ còn chƣa phải là một dạng chuẩn có cấu trúc tốt
Hình 2.6a Sơ đồ mô hình E-R
KHÁCH
HÀNG

ĐẶT
sốlượng
mãhàng
tênhàng
Đơn vị
khuvực
địachỉ
tênkhách
mãkhách
ngàyđặt
sôđơn
16
Luận văn cao học – Trương Hải Khoa Công nghệ - ĐHQGHN
và hoàn thành sau một số bƣớc. mỗi bƣớc sẽ nhận đƣợc các quan hệ đơn giản hơn
và thƣờng tƣơng ứng với một dạng chuẩn cao hơn hay bằng dạng chuẩn trƣớc đó
nhƣng đơn giản hơn.

Nếu quan hệ không phải là chuẩn một:
Khi một quan hệ không phải là chuẩn một, nghĩa là nó có chứa thuộc tính lặp.
khi đó ta phân rã quan hệ thành hai quan hệ:
– Quan hệ 1: Gồm các thuộc tính lặp và phần khoá chính xác định chúng
– Quan hệ 2: Gồm các thuộc tính còn lại và khoá chính nhƣng không kể thuộc
tính lặp.
Nếu quan hệ không là chuẩn hai
Khi quan hệ là chuẩn một nhƣng chƣa phải chuẩn hai có nghĩa là nó chứa
thuộc tính phụ thuộc một phần khoá. Ta phân rã thành hai quan hệ:
– Quan hệ 1: Các thuộc tính phụ thuộc một phần khoá chính và phần khoá chính
xác định chúng
– Quan hệ 2: Các thuộc tính còn lại và khoá chính
Nếu quan hệ không phải là chuẩn ba
Khi quan hệ là chuẩn hai, nhƣng chƣa phải chuẩn ba, có nghĩa tồn tại phụ
thuộc bắc cầu trong quan hệ, ta phân rã thành hai quan hệ:
– Quan hệ 1: Gồm các thuộc tính phụ thuộc bắt cầu và thuộc tính cầu
– Quan hệ 2: Gồm các thuộc tính còn lại và thuộc tính cầu
nếu quan hệ không phải là chuẩn BCNF
Khi quan hệ là chuẩn ba, nhƣng chƣa phải là chuẩn BCNF, nghĩa là còn tồn tại
phụ thuộc hàm không phải khoá dự tuyển. Ta phân rã quan hệ thành hai quan hệ:
– Quan hệ 1: Gồm các thuộc tính (A,B) của một quan hệ phụ thuộc hàm AB
mà BA và A không phải khoá dự tuyển của quan hệ.
– Quan hệ 2: Gồm các thuộc tính còn lại và các thuộc tính A
17
Luận văn cao học – Trương Hải Khoa Công nghệ - ĐHQGHN
d. Bước 4: Hợp nhất các quan hệ
Nói chung, các quan hệ đƣợc chuẩn hoá có thể tạo ra từ các biểu đồ E-R tách
biệt theo những "khung nhìn" khác nhau của ngƣời sử dụng. Vì thế một số quan hệ
có thể là thừa, tức là chúng có thể cùng tham chiếu đến một thực thể. Vì vậy ta cần
hợp nhất chúng lại để loại những quan hệ thừa.

Khi tích hợp các quan hệ, ta cần phải hiểu ý nghĩa của dữ liệu và cần giải
quyết những vấn đề nhƣ: sự đồng nghĩa, đồng danh, phụ thuộc bắt cầu, quan hệ
thực thể chính và thực thể con. Trong một số trƣờng hợp, quan hệ nhận đƣợc có thể
chứa phụ thuộc bắc cầu, tức là chƣa phải chuẩn ba, khi đó ta cần chuẩn hoá một lần
nữa.
2.4.2. Những mặt mạnh của mô hình khái niệm dữ liệu ngữ nghĩa
Trong trƣờng hợp mô hình khái niệm là mô hình E-R đƣợc xây dựng đúng với
đặc trƣng ngữ nghĩa của nó, thì ngoài các ƣu điểm là mô tả thế giới thực rõ ràng,
chính xác và làm công cụ giao tiếp tốt, nó còn có những mặt mạnh sau đây :
– Việc chuyển nó sang mô hình quan hệ là khá đơn giản (xem 2.4.1)
– Khi tiến hành chuẩn hoá (đây thƣờng là công việc khó và nặng nhọc) ta chỉ
phải chuẩn hoá một số quan hệ đƣợc thêm vào trong bƣớc 2(b). Tất cả các
quan hệ khác đã là chuẩn BCNF. Ngoài ra, các quan hệ cần chuẩn hoá thƣờng
chƣa phải chuẩn 1. Sau khi chuẩn hoá nó bằng cách tách các thuộc tính lặp, ta
nhận ngay đƣợc các chuẩn 3



18
Luận văn cao học – Trương Hải Khoa Công nghệ - ĐHQGHN
Chương III
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP
3.1. Một số quy định (quy tắc nghiệp vụ)
Công việc chủ yếu của hoạt động quản lý kết quả học tập của sinh viên bao
gồm việc quản lý điểm thi các môn học của sinh viên trong từng học kỳ. Căn cứ vào
kết quả học tập từng học kỳ, từng năm học để phân loại sinh viên, xét cấp học bổng,
xét dừng học, thôi học và xét tốt nghiệp ra trƣờng cho sinh viên.
Thời gian đào tạo các khoá học là từ 4 đến 6 năm tuỳ chuyên ngành. Mỗi năm
có 2 học kỳ, mỗi kỳ học từ 2 đến 10 môn (không quá 15 môn), mỗi môn từ 2 đến 6
đơn vị học trình, mỗi đơn vị học trình bằng 15 tiết lý thuyết. Một tiết lý thuyết bằng

2 hoặc 3 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận hay bằng 3-6 tiết thực tập tại cơ
sở, bằng 3-4 tiết làm tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt nghiệp.
Việc đào tạo luôn tuân thủ một số quy chế sau:
 Hình thức thi kết thúc học phần do bộ môn quyết định với các hình thức cơ bản
sau: Viết, trắc nghiệm, thực hành, đồ án, vấn đáp
 Sinh viên vắng thi không lý do chính đáng và sinh viên không đủ tiêu chuẩn dự
thi đƣợc xem đã dự thi 1 lần và nhận điểm 0.
 Sinh viên vắng có lý do chính đáng và sinh viên có đủ điều kiện quy định có sự
cho phép của phòng đào tạo đƣợc tham gia kỳ thi phụ và xem nhƣ thi lần đầu.
 Điểm kiểm tra, điểm kết thúc học phần tính theo thang điểm từ 0 đến 10.
 Điểm trung bình chung học tập của mỗi học kỳ, mỗi năm học hoặc mỗi khoá học
đƣợc tính theo công thức sau đây:




Trong đó: A là điểm trung bình chung học tập
a
i
là điểm kết thúc học phần thứ i
n
i
là số đơn vị học trình của học phàn thứ i
N là tổng số học phần.





N

i
i
N
i
ii
n
na
A
1
1
.
19
Luận văn cao học – Trương Hải Khoa Công nghệ - ĐHQGHN
3.2 Mô tả bài toán:
Quá trình học tập của sinh viên bắt đầu từ lúc vào trƣờng đến khi kết thúc
khoá học trải qua các giai đoạn cơ bản sau đây:
– Giai đoạn nhận hồ sơ sinh viên: Nhà trƣờng quyết định tạo lớp mới, nhận hồ
sơ trúng tuyển phù hợp, sau đó sẽ tập hợp theo đơn vị lớp chuyên ngành, lên
danh sách lớp sinh viên, gán mã sinh viên cho sinh viên các lớp mới. Lúc này
thí sinh trúng tuyển chính thức trở thành sinh viên của lớp chuyên ngành. Cả
lớp sẽ học cùng chƣơng trình theo kế hoạch học tập đã đƣợc nhà trƣờng phê
duyệt từ trƣớc.
– Giai đoạn đăng ký học: Dựa trên kế hoạch học tập và danh sách sinh viên theo
lớp, phòng Đào tạo in danh sách sinh viên theo học các học phần theo mẫu của
nhà trƣờng. Đối với những sinh viên học trả nợ phải lên danh sách từ lớp,
thông qua khoa và đƣợc phòng Đào tạo chấp nhận. Danh sách đăng ký học cả
lần đầu và học trả nợ đƣợc giao cho giáo viên giảng dạy theo dõi.
– Giai đoạn xét dự thi: Trƣớc khi kỳ thi diễn ra, phòng Đào tạo xét tƣ cách dự
thi của các lớp sinh viên thông qua danh sách học đã đƣợc các giáo viên phụ
trách theo dõi. Một số trƣờng hợp xảy ra: Đƣợc dự thi là bình thƣờng, Cấm thi

lần 1 là nhận điểm 0 ở kỳ thi chính nhƣng đƣợc phép dự thi kỳ thi phụ, cấm thi
(cả 2 lần thi) thì sinh viên nhận điểm 0 ở lần học này và phải đăng ký học lại
học phần cùng với các lớp khoá sau. Sau khi xét xong, danh sách dự thi đƣợc
chuyển đến Trung tâm Khảo thí để tổ chức thi.
– Giai đoạn thi lại: Sinh viên không đạt (kết quả điểm <5) ở kỳ thi chính mà
không bị cấm thi ở kỳ thi phụ sẽ đƣợc quyền tham dự kỳ thi phụ do Trung tâm
Khảo thí tổ chức sau đó.
– Kết thúc kỳ thi, kết quả học tập của sinh viên các lớp sẽ đƣợc thông báo cho
toàn thể sinh viên, chuyển giao cho phòng Đào tạo và khoa chủ quản để cùng
theo dõi, quản lý. Ngoài bảng điểm là kết quả thi chính thức đƣợc các thành
viên liên quan xác nhận thì cần có các hình thức thống kê nhƣ: Tổng hợp kết
quả các môn học của của lớp theo từng học kỳ, từng năm học. Danh sách thi
lần 1 của những sinh viên đạt từ loại khá trở lên để tiện việc xét cấp học bổng.
– Kết thúc học kỳ, giáo viên chủ nhiệm lớp kết hợp với khoa chủ quản tổ chức
họp xét kết quả rèn luyện của từng sinh viên (theo qui định của Nhà trường).
20
Luận văn cao học – Trương Hải Khoa Công nghệ - ĐHQGHN
Kết quả điểm rèn luyện đƣợc tính theo thang điểm 0 đến 100 sau đó qui đổi ra
điểm rèn luyện qui đổi nhƣ sau:

Tổng điểm kết quả rèn luyện
Xếp loại rèn luyện
Điểm rèn luyện qui đổi
Dƣới 30 điểm
Kém
-1.0
Từ 30 đến 49 điểm
Yếu
-0.5
Từ 50 đến 59 điểm

Trung bình
0.0
Từ 60 đến 69 điểm
Trung bình khá
0.4
Từ 70 đến 79 điểm
Khá
0.6
Từ 80 đến 89 điểm
Tốt
0.8
Từ 90 đến 100 điểm
Xuất sắc
1
Từ điểm rèn luyện qui đổi (ĐRLqđ), kết hợp với điểm trung bình chung học
tập (ĐTBCHT) để tính ra điểm trung bình chung mở rộng (ĐTBCMR) theo công
thức:
ĐTBCMR = ĐTBCHT + ĐRLqđ
Trƣờng hợp ĐTBCMR>10 thì cũng chỉ tính là 10.
– Điểm ĐTBCMR sẽ dùng vào việc xét cấp học bổng khuyến khích học tập sẽ
đƣợc tiến hành sau mỗi học kỳ theo quí định nhƣ sau:

ĐTBCMR
Loại
học bổng
Học bổng
Chính sách
Trợ cấp
Xã hội
Bình thƣờng

Từ 9 đến 10
Xuất sắc
140%12000đ
120%120000đ
240000đ
Từ 8 đến cận 9
Giỏi
90%12000đ
80%120000đ
180000đ
Từ 7 đến cận 8
Khá
50%12000đ
40%120000đ
120000đ
– Trƣờng hợp quỹ học bổng có hạn sẽ áp dụng thứ tự ƣu tiên là : Học bổng
Chính sách, Trợ cấp Xã hội và ĐTBCMR
– Kết thúc năm học, cần in ra các thống kê nhƣ danh sách sinh viên đƣợc học
tiếp, buộc thôi học hay phải tạm dừng học (theo qui chế của Bộ Giáo dục và
Đào tạo).
– Tại mọi thời điểm, sinh viên dễ dàng xem khung chƣơng trình đào tạo, kế
hoạch học tập của các lớp, xem toàn bộ kết quả học tập của mình khi nhập
đúng mã số sinh viên.
21
Luận văn cao học – Trương Hải Khoa Công nghệ - ĐHQGHN
– Cuối khoá học cần các thống kê nhƣ danh sách sinh viên đủ điều kiện tốt
nghiệp, danh sách những sinh viên chƣa đủ điều kiện tốt nghiệp kèm theo
những lý do cụ thể.
– Biểu đồ hoạt động nghiệp vụ có dạng sau đây (Những nghiệp vụ cơ bản):


Sinh viên
Phòng
CTCT&QLSV
Trung tâm
Khảo thí
Phòng
Đào tạo
Khoa và
Giáo viên




































Hình 3.1 Biểu đồ hoạt động nghiệp vụ hệ thống


Lập kế hoạch
học tập
Kiểm tra kế hoạch
học tập
kế hoạch
Kiểm tra hồ sơ ,
Lập danh sách lớp
Hồ sơ SV
Nộp hồ sơ
Đăng ký học
theo kế hoạch
Danh sách học
Lập lịch thi,

tổ chức thi
Lịch thi,
bài thi
Tạo, ghi, rọc phách
bài thi
Kiểm soát chấm thi
Nhập điểm
Kết quả thi
Xét học bổng
Xét dừng học
Xét tốt nghiệp
Kết quả xét

Nhận lịch thi
Theo dõi
DS học
Lập DS HBCS
&TCXH
Nhận kết quả
Xét …
HBCS
&TCXH
Nhận Bảng điểm,
Photo cho SV
Nhận Bảng điểm
Theo dõi điểm
Nhận
Bảng điểm

Nhận DS

HBCS&TCX
H
Kiểm tra kết quả xét
….

×