Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu thiết lập mạng cung cấp nội dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ




NGUYỄN THỊ THANH MÂY










NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP MẠNG CUNG CẤP
NỘI DUNG














LUẬN VĂN THẠC SĨ








Hà Nội - 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ



NGUYỄN THỊ THANH MÂY







NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP MẠNG CUNG CẤP
NỘI DUNG



Ngành: Công nghệ Điện tử - Viễn thông

Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện tử
Mã số: 60 52 70



LUẬN VĂN THẠC SĨ




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Cảnh Tuấn









Hà Nội – 2010
- 1 -
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU 9
MỞ ĐẦU 11
Chƣơng 1: CÁC DỊCH VỤ TRÊN MẠNG BĂNG RỘNG 12
1.1. DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 12
1.1.1. Dịch vụ viễn thông băng hẹp và băng rộng 12

1.1.2. Dịch vụ thông tin và dịch vụ nội dung 13
1.1.3. Thực tiễn dịch vụ viễn thông tại Việt Nam 13
1.2. DỊCH VỤ NỘI DUNG TRÊN MẠNG BĂNG RỘNG 15
1.2.1. Khái niệm dịch vụ nội dung 15
1.2.1.1. Thành phần tham gia vào quá trình cung cấp nội dung 15
1.2.2. Đặc điểm dịch vụ nội dung 18
1.2.2.1. Nhiều thành phần tham gia vào chuỗi giá trị cung cấp dịch vụ nội dung 19
1.2.2.2. Mạng phân phối nội dung CDN 20
1.2.3. Các dịch vụ nội dung có thể triển khai trên nền mạng CDN và xu hƣớng phát triển
20
1.2.3.1. Dịch vụ truyền hình theo yêu cầu 20
1.2.3.2. Dịch vụ truyền hình qua Internet 21
1.2.3.3. Dịch vụ E-Learning 23
1.2.2.4. Dịch vụ thương mại điện tử (TMĐT) 24
1.2.2.5. Dịch vụ ngân hàng điện tử 24
1.3. MẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ NỘI DUNG: XU THẾ ĐỂ CÁCH MẠNG HÓA NỀN
VIẾN THÔNG 25
Chƣơng 2: CẤU TRÚC MẠNG CDN 27
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MẠNG CDN 27
2.1.1. Mạng sử dụng Caching Proxies 28
2.1.2. Mạng sử dụng Server Farms 29
2.1.3. Mạng phân phối nội dung 30
2.1.4. Hiệu quả và giá trị CDN mang lại 33
2.1.5. Kết nối giữa các mạng nội dung 35
2.1.6. Ứng dụng phù hợp và không phù hợp với CDN 35
2.1.6.1. Ứng dụng mạng phù hợp với CDN 35
2.1.6.2. Ứng dụng không phù hợp với CDN 36
2.2. KIẾN TRÚC MẠNG CDN 36
- 2 -
2.2.1. Kiến trúc mạng CDN 36

2.2.2. Các thành phần mạng CDN 37
2.2.2.1. Thư mục nội dung/Server Thư mục (Content Director/ Server Director) 37
2.2.2.2. Hệ thống tính cước 38
2.2.2.3. Trung tâm điều hành mạng CDN 38
2.2.2.4. Server sao lưu/ Server biên 39
2.2.2.5. Cache 39
2.3. HỆ THỐNG ĐỊNH TUYẾN YÊU CẦU 39
2.3.1. Giới thiệu chung về hệ thống định tuyến yêu cầu 39
2.3.2. Các kĩ thuật định tuyến yêu cầu 40
2.3.2.1. Hệ thống định tuyến yêu cầu dựa vào DNS 41
2.3.2.1.1. Đáp ứng đơn 42
2.3.2.1.2. Đa đáp ứng 43
2.3.2.1.3. Phân giải nhiều mức 43
2.3.2.1.4. Phương pháp quảng bá tùy ý 44
2.3.2.1.5. Mã hóa đối tượng 44
2.3.2.1.6. Hạn chế của định tuyến yêu cầu theo DNS 45
2.3.2.2. Định tuyến yêu cầu lớp truyền tải 45
2.3.2.3. Định tuyến yêu cầu lớp ứng dụng 46
2.3.2.3.1. Kiểm tra Header 46
2.3.2.3.2. Kỹ thuật chỉnh sửa nội dung (Content Modification) 47
2.3.2.4. Kết hợp nhiều kỹ thuật định tuyến yêu 48
2.3.3. Kết nối giữa các hệ thống định tuyến yêu cầu 48
2.3.3.1. Tổng quan 48
2.3.3.1.1. Trao đổi thông tin định tuyến yêu cầu 49
2.3.3.1.2. Quyết định định tuyến yêu cầu 50
2.3.3.1.3. Giao thức định tuyến yêu cầu 50
2.3.3.2. Các yêu cầu đối với hệ thống định tuyến yêu cầu và với giao thức 51
2.3.3.2.1. Các yêu cầu chung 51
2.3.3.2.2. Các yêu cầu đối với hệ thống định tuyến yêu cầu 51
2.3.3.2.3. Các yêu cầu về trao đổi thông tin định tuyến yêu cầu 52

2.3.3.2.4. Các yêu cầu đối với các thuộc tính giao thức trao đổi thông tin định tuyến yêu
cầu 53
2.4. CƠ CHẾ SAO LƢU VÀ CACHING TRONG CDN 54
- 3 -
2.4.1. Một số thuật ngữ 54
2.4.2. Các mối quan hệ trong hệ thống CDN 55
2.4.2.1. Mối quan hệ giữa Client và Server sao lưu 55
2.4.2.1.1. Điều hướng siêu liên kết ( Navigation hyperlinks) 55
2.4.2.1.2. Đổi hướng Replica HTTP 55
2.4.2.1.3. Đổi hướng DNS 56
2.4.2.2. Mối quan hệ giữa các Server sao lưu 56
2.4.2.2.1. Sao lưu điều khiển theo đợt (Batch Driven Replication) 56
2.4.2.2.2. Sao lưu theo yêu cầu (Demand Driven Replication) 57
2.4.2.2.3. Sao lưu đồng bộ 57
2.4.2.3. Mối quan hệ giữa Client với Server sao lưu và Server gốc 57
2.4.2.4. Mối quan hệ giữa Client với Proxy Server 58
2.4.2.4.1. Cấu hình Proxy Server nhân công 58
2.4.2.4.2. Tự động cấu hình Proxy Server (PAC) 58
2.4.2.4.3. Giao thức định tuyến ma trận cache (CARP) 58
2.4.2.4.4. Giao thức phát hiện tự động proxy (WPAD) 58
2.5. HỆ THỐNG PHÂN PHỐI NỘI DUNG 59
2.5.1. Tổng quan 59
2.5.2. Phân phối nội dung trong CDN 61
2.5.3. Kiến trúc mạng kết nối giữa các hệ thống phân phối 62
2.5.3.1. Giới thiệu 62
2.5.4.2. Kiến trúc mạng kết nối giữa các hệ thống phân phối 63
2.6. HỆ THỐNG TÍNH CƢỚC 64
2.6.1. Giới thiệu 64
2.6.2. Kết nối giữa các hệ thống tính cƣớc của các mạng CDN 65
2.6.2.1. Tổng quan 65

2.6.2.2. Chức năng của hệ thống tương tác tính cước 65
2.6.2.3. Một số kiểu DCR 66
2.7. TRAO ĐỔI DỮ LIỆU NỘI DUNG TRONG MẠNG CDN 69
2.7.1. Trong cùng mạng CDN 69
2.7.2. Giữa các CDN ngang cấp 71
2.8. QUẢN LÍ MẠNG CDN 72
2.8.1. Quản lý cấu hình cho các thiết bị CDN 72
2.8.2. Quản lý dữ liệu cho các mạng CDN 74
2.8.3. Quản lý bảo mật trong các mạng CDN 75
2.9. PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA CÁC MẠNG CDN NGANG CẤP 77
- 4 -
2.9.1. Một số trƣờng hợp cụ thể của mạng nội dung 77
2.9.1.1. Mạng nội dung Publish 77
2.9.1.2. Mạng BCN (Brokerning Content Network) 78
2.9.1.3. Mạng LCN 78
2.9.2. Kết nối giữa các mạng CDN 79
2.9.2.1. Các mạng CDN ngang cấp 79
2.9.2.2. Các phần tử trong kiến trúc kết nối các mạng CDN 80
Chƣơng 3: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THIẾT LẬP MẠNG CDN CHO VTC 83
3.1. KHẢ NĂNG THIẾT LẬP MẠNG CDN CHO VTC 83
3.1.1. Tình hình phát triển mạng CDN ở Việt Nam 83
3.1.2. Nhu cầu thiết lập mạng CDN cho VTC 83
3.2. CẤU TRÚC THIẾT BỊ YÊU CẦU 84
3.2.1. Nortel Networks 84
3.2.1.1. Giải pháp xây dựng CDN của Nortel Networks 84
3.2.1.1.1. Nortel Networks Alteon Content Cache 85
3.2.1.1.2. Nortel Networks Alteon Content Manager 86
3.2.1.1.3. Nortel Networks Alteon Content Directior 86
3.2.1.1.4. Nortel Networks Alteon Web Switches 87
3.2.1.2. Các dòng sản phẩm 88

3.2.2. Cisco Networks 89
3.2.2.1. Giải pháp xây dựng CDN của Cisco Networks 89
3.2.2.2. Các dòng sản phẩm CDN của Cisco 94
3.3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH MẠNG CDN ĐƢỢC THIẾT LẬP CHO VTC 94
3.3.1. Cấu hình mạng CDN mục tiêu của VTC 95
3.3.2. Các giai đoạn triển khai 97
3.3.2.1. Giai đoạn đầu: 2010- 2013 97
3.3.2.2. Giai đoạn 2013-2015 98
3.3.2.3. Hoạt động của mạng CDN 99
3.4. TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ TRÊN NỀN MẠNG CUNG CẤP NỘI DUNG CỦA
VTC 100
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103








- 5 -
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu, chữ viết
tắt
Chú giải tiếng Anh
Chú giải tiếng Việt
3G
Third Generation
Thế hệ thứ 3

ADSL
Asmmetric Digital Subscriber
Line
Đường dây thuê bao số bất đối
xứng
AON
Active Optical Network
Mạng quang tích cực
BCN
Borkering Content Network
Mạng nội dung BCN
BGP
Border Gateway Protocol
Là một giao thức vectơ tìm
đường nòng cốt trên mạng
Intrernet
CATV
Cable Television
Truyền hình cáp hữu tuyến
CDM
Content Distribution
Management
Nhà quản lý phân phối nội dung
CDN
Content Distribution Network/
Content Delivery Network
Mạng phân phối dịch vụ nội
dung/ Mạng cung cấp dịch vụ
nội dung
CIG

Content Internetworking
Gateway
Cổng nội kết nối mạng nội dung
CPG
Content Preering Gateway
Cổng nội dung kết nối ngang
hàng
CPs
Content Providers
Nhà cung cấp dịch vụ nội dung
- 6 -
CTD
Content Topology Database
Cơ sở dữ liệu cấu hình nội dung
CTE
Content Topology Exchange
Trao đổi cấu hình nội dung
DDR
Demand Driven Replication
Sao lưu theo yêu cầu
DNS
Domain Name System
Hệ thống tên miền
FTP
File Transfer Protocol
Giao thức truyền tập tin
GPON
Gigabits Passive Optical
Network
Mạng quang thụ động

HD
High Definition
Độ phân giải cao/ Độ nét cao
HTML
HyperText Markup Language
Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn
bản
HTTP
HyperText Transfer Protocol
Giao thức truyền tải siêu văn
bản
IGMP
Internet Group Membership
Protocol
Giao thức thành viên Internet
IGP
Internet Gateway Protocol
Giao thức cổng nội bộ
IP
Internet Protocol
Giao thức Internet
IPTV
Internet Protocol Television
Giao thức truyền hình Internet
ISP
Internet Services Provider
Nhà cung cấp dịch vụ Internet
ITU
International
Teleconmunication Union

Hiệp hội viễn thông quốc tế
IXP
Internet eXchange Point
Điểm trao đổi Internet
- 7 -
LAN
Local Area Network
Mạng máy tính cục bộ
MMS
Multimedia Messaging
Service
Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện
MNOs
Mobile network operators
Nhà khai thác mạng di động
MOSPF
Multicast Open Shortest Path
First
Giao thức định tuyến đa hướng
tìm đường đi ngắn nhất
NGN
Next Generation Networking
Mạng thế hệ tiếp theo
NS
Name Server
Tên server
OSI
Open
System Interconnection
Mô hình kết nối các hệ thống

mở
OSPF
Open Shortest Path First
Thuật toán tìm đường đi ngắn
nhất
P2P
Peer To Peer
Ngang hang
PC
Personal Computer
Máy tính cá nhân
RSVP
Resource Reservation
Protocol
Giao thức thiết lập bảo tồn tài
nguyên
RTP
Real-time Protocol
Giao thức thời gian thực
RTSP
Real Time Streaming Protocol
Giao thức luồng thời gian thực
SLA
Service Level Agreement
Thỏa thuận mức độ dịch vụ
SMS
Short Message Service
Dịch vụ tin nhắn ngắn
TTL
Time To Live

Khoảng thời gian sống
- 8 -
URL
Uniform Resource Locator
Bộ định vị tài nguyên đồng nhất
VoD
Video on Demand
Truyền hình theo yêu cầu
WAN
Wide Area Network
Mạng diện rộng





































- 9 -
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các vai trò chức năng trong chuỗi giá trị cung cấp dịch vụ nội dung 15
Bảng 3.1: Các dòng sản phẩm CDN của Nortel Networks 89
Bảng 3.2: Các dòng sản phẩm CDN của Cisco 94








































- 10 -
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sự khác biệt giữa dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ nội dung 18
Hình 2.1: Định vị các proxy trong mạng Internet 27
Hình 2.2: Mô hình sử dụng cache 28
Hình 2.3: Triển khai server farm trong CDN 30
Hình 2.4: Hoạt động cơ bản của mạng CDN 31
Hình 2.5: Cấu hình một mạng CDN đặc trưng 32
Hình 2.6: Trình tự đáp ứng nội dung đơn giản 33
Hình 2.7: Kiến trúc mạng CDN 37
Hình 2.8: Cấu trúc hệ thống định tuyến yêu cầu 40
Hình 2.9: Ví dụ về phân cấp hệ thống tên miền 41
Hình 2.10: Định tuyến dựa trên DNS 42
Hình 2.11: Kiến trúc hệ thống kết nối các hệ thống định tuyến yêu cầu của các mạng
CDN 49
Hình 2.12: Mối quan hệ giữa Client và Server sao lưu 55
Hình 2.13: Mối quan hệ giữa các server sao lưu 56
Hình 2.14: Mối quan hệ giữa Client với Server sao lưu với Server gốc 57
Hình 2.15: Quá trình phân phát nội dung 60
Hình 2.16: Quá trình phân phối nội dung 60
Hình 2.17: Phân phối nội dung trong một mạng CDN và giữa các mạng CDN ngang cấp
61
Hình 2.18: Quan hệ giữa các mạng CDN 63
Hình 2.19: Cấu trúc mạng kết nối các hệ thống phân phối 64
Hình 2.20: Cấu trúc mạng kết nối các hệ thống tính cước 65
Hình 2.21: Hoạt động trao đổi giữa các thực thể với một mạng CDN 66
Hình 2.22: Thiết lập trao đổi nội dung 70
Hình 2.23: Các mạng CDN ngang cấp 80
Hình 2.25: Các phần tử của hệ thống kết nối mạng nội dung 81
Hình 3.1: Giải pháp xây dựng CDN của Nortel Networks 85

Hình 3.2: Giải pháp CDN của Cisco 91
Hình 3.3: Cấu hình mạng CDN mục tiêu của VTC 96
Hình 3.4: Cấu hình mạng CDN giai đoạn 2010 - 2013 97
Hình 3.5: Cấu hình mạng CDN giai đoạn 2013-2015 98
Hình 3.6: Hoạt động của mạng CDN mục tiêu 99
- 11 -

MỞ ĐẦU
Hiện nay tại Việt Nam dịch vụ thoại đã trở nên bão hòa. Dịch vụ giá trị gia tăng
nói chung và dịch vụ nội dung nói riêng được tất cả các nhà khai thác mạng coi là cứu
cánh. Cùng với sự phát triển của công nghệ mạng truy cập băng rộng NGN đang được
triển khai có thể cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng một cách đa dạng và phong phú với
tốc độ truyền tải cao. Bên cạnh đó thì các nhà cung cấp hạ tầng mạng di động cũng vừa
hoàn thành quá trình xây dựng mạng 3G. Do đó việc cung cấp dịch vụ nội dung mang lại
hiệu quả kinh tế to lớn và là yếu tố quan trọng để các công nghệ này tồn tại và phát triển.
Muốn cung cấp dịch vụ nội dung thì cần thiết phải xây dựng mạng cung cấp nội dung
CDN. Mạng CDN chưa xuất hiện ở Việt Nam vì vậy đây là chủ đề có ý nghĩa khoa học và
ý thực tiễn. Mục tiêu của đề tài “Nghiên cứu thiết lập mạng cung cấp nội dung” là tìm
hiểu cấu trúc CDN và đưa ra phương án thiết lập CDN cho VTC.
Luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Các dịch vụ trên mạng băng rộng. Chương này sẽ đi sâu tìm hiểu khái
niệm, đặc điểm các dịch vụ nội dung, so sánh nó với các dịch vụ viễn thông cơ bản khác
đồng thời đưa ra yêu cầu cấp bách và cần thiết phải có mạng phân phối nội dung CDN.
Chương 2: Cấu trúc mạng CDN. Chương này đi sâu nghiên cứu các thành phần
cấu thành nên mạng, mạng hoạt động định tuyến như thế nào, quản lý mạng ra sao…để
làm tiền đề nghiên cứu khả năng thiết lập mạng CDN cho VTC.
Chương 3: Nghiên cứu khả năng thiết lập mạng CDN cho VTC. Sau khi đã tìm
hiểu cấu trúc mạng, giá trị lợi ích mà CDN mạng lại thì yêu cầu là nghiên cứu khả năng
thiết lập mạng CDN cho VTC, các thiết bị yêu cầu, mô hình triển khai…
Qua thời gian học tập nghiên cứu được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo

trường Đại học Công Nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Bản luận văn thạc sĩ đến này đã
được hoàn thành. Do khả năng và thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu
xót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè.
Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Cảnh
Tuấn - Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ
bảo, cung cấp nhiều tài liệu bổ ích giúp tôi củng cố thêm kiến thức và đi tới hoàn thành
luận văn này.


- 12 -
Chƣơng 1: CÁC DỊCH VỤ TRÊN MẠNG BĂNG RỘNG
Hiện nay, thị trường Internet băng rộng ADSL đã phát triển vượt bậc với nhiều nhà
cung cấp cùng tham gia ngoài VNPT như FPT, Viettel, Saigon Postel, Netnam, EVN
Telecom… Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2010, số thuê bao
Internet băng rộng cả nước tính đến cuối tháng 5/2010 ước tính đạt 3,5 triệu thuê bao,
tăng 41,2% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó VNPT đạt 2,5 triệu thuê bao, tăng
56,8%. Số người sử dụng Internet tính đến cuối tháng 5/2010 là 24,6 triệu người, tăng
14,6% so với cùng thời điểm năm ngoái. [4]
Internet từ chỗ là thứ xa xỉ phẩm, chỉ là băng hẹp, giá cao, thì nay đã là Internet
băng thông rộng với nhiều dịch vụ gia tăng, với khoảng 30% dân số sử dụng. Tuy nhiên
dịch vụ dữ liệu trên nền truyền tải tốc độ cao này còn ít cho thấy Việt Nam còn phải đa
dạng hóa các dịch vụ nội dung để tăng doanh thu từ mảng này thông qua việc hợp tác với
các nhà cung cấp nội dung.
3G ra mắt là dấu ấn mới nhất của ngành Viễn thông Việt Nam trong 10 năm qua.
3G được kỳ vọng tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực truyền thông không dây với
việc cung cấp dịch vụ thoại và truy nhập dữ liệu tốc độ cao trên di động, đồng thời thúc
đẩy sự hội tụ của các thiết bị liên lạc di động với các thiết bị điện tử tiêu dùng khác. 3G
tạo điều kiện cho dịch vụ nội dung phát triển nhưng ngược lại dịch vụ nội dung chính là
yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển của mạng 3G. Dịch vụ nội dung có phong phú thì
mới thu hút được người sử dụng dịch vụ 3G.

Như vậy, thị trường viễn thông Việt Nam không còn là mảnh đất màu mỡ và dễ
khai thác như những năm trước, các nhà cung cấp dịch vụ đang phải tìm cách tăng trưởng
trong môi trường kinh doanh ngày một khó khăn bởi sự bão hòa. Các nhà cung cấp dịch
vụ viễn thông cần sáng tạo những mô hình kinh doanh mới trên cơ sở hạ tầng hiện hữu,
đặc biệt là các dịch vụ giá trị gia tăng. Chương này sẽ đi sâu tìm hiểu khái niệm, đặc điểm
các dịch vụ nội dung, so sánh nó với các dịch vụ viễn thông cơ bản khác đồng thời đưa ra
yêu cầu cấp bách và cần thiết phải có mạng phân phối nội dung CDN.
1.1. DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
1.1.1. Dịch vụ viễn thông băng hẹp và băng rộng
ITU đã phân loại dịch vụ viễn thông theo băng tần sử dụng. Cụ thể như sau:
Dịch vụ viễn thông băng hẹp :
Trong dịch vụ viễn thông băng hẹp có thể chia ra thành các nhóm như sau:
- 13 -
 Dịch vụ tải tin (Bearer Service): Đây là một loại dịch vụ viễn thông cung
cấp khả năng truyền dẫn tín hiệu giữa các giao diện mạng khách hàng, không tính
đến chức năng của thiết bị đầu cuối và không sử dụng thông tin, nghĩa là chỉ cung
cấp cho khách hàng khả năng truyền tải tin giữa 2 điểm S/T của mạng theo mô
hình chuẩn.
 Dịch vụ viễn thông (Teleservice): Dịch vụ này cung cấp khả năng viễn
thông hoàn chỉnh bao gồm cả chức năng của thiết bị đầu cuối.
Dịch vụ viễn thông băng rộng:
Theo ITU thì dịch vụ này có thể chia thành dịch vụ tương tác và dịch vụ phân bố.
 Dịch vụ tương tác: Dịch vụ này thực hiện sự trao đổi thông tin băng rộng 2
chiều giữa thuê bao và nhà cung cấp dịch vụ.
 Dịch vụ phân bố: Dịch vụ này thực hiện thông tin băng rộng từ nhà cung
cấp dịch vụ đến thuê bao.
1.1.2. Dịch vụ thông tin và dịch vụ nội dung
Đứng từ góc độ mục tiêu sử dụng dịch vụ của khách hàng thì có thể chia dịch vụ
viễn thông thành 2 loại:
 Dịch vụ thông tin: Khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông là nhằm trao đổi

thông tin qua lại 2 chiều với đối tác, bàn bạc để biết được ý kiến của nhau. Điều
này khác hẳn với dịch vụ nội dung.
 Dịch vụ cung cấp nội dung (dịch vụ nội dung): Khác với dịch vụ thông tin,
khách hàng sử dụng dịch vụ này là nhằm nhận được nội dung đã được nhà cung
cấp chuẩn bị sẵn như video, tài liệu, số liệu…
Có một số dịch vụ nội dung thường được nhắc đến như: dịch vụ truyền hình theo
yêu cầu (VoD - Video On Demand), dịch vụ E-Learning, dịch vụ IPTV …
1.1.3. Thực tiễn dịch vụ viễn thông tại Việt Nam
Theo nghị định 160/NĐ-CP này 03/09/2004 “Quy định chi tiết thi hành một số điều
của Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông” thì dịch vụ viễn thông được phân loại như sau:
 Dịch vụ viễn thông cơ bản: là dịch vụ truyền đưa tức thời thông tin của người
sử dụng dưới dạng ký hiệu, tín hiệu, dữ liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh thông
- 14 -
qua mạng viễn thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình nội dung
thông tin được gửi và nhận qua mạng.
Dịch vụ cơ bản bao gồm:
- Dịch vụ viễn thông cố định: (nội hạt, đường dài trong nước, quốc tế); Dịch
vụ điện thoại (thoại, fax, truyền số liệu trong băng thoại ); Dịch vụ truyền
số liệu; Dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình; Dịch vụ thuê kênh riêng;
Dịch vụ telex; Dịch vụ điện báo.
- Dịch vụ viễn thông di động (nội vùng, toàn quốc): Dịch vụ thông tin di
động mặt đất; Dịch vụ điện thoại trung kế vô tuyến; Dịch vụ nhắn tin;
- Dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh;
- Dịch vụ viễn thông di động vệ tinh;
- Dịch vụ vô tuyến điện hàng hải;
- Các dịch vụ cơ bản khác do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định.
 Dịch vụ cộng thêm: là dịch vụ được cung cấp thêm đồng thời cùng với dịch vụ cơ
bản, làm phong phú và hoàn thiện thêm dịch vụ cơ bản, trên cơ sở các tính năng kỹ
thuật của thiết bị hoặc khả năng phục vụ của doanh nghiệp viễn thông. Doanh
nghiệp viễn thông quy định và công bố các dịch vụ cộng thêm do mình cung cấp.

 Dịch vụ giá trị gia tăng: là dịch vụ làm tăng thêm giá trị sử dụng thông tin của con
người sử dụng bằng cách hoàn thiện loại hình hoặc nội dung thông tin hoặc cung
cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông
hoặc Internet.
Dịch vụ giá trị gia tăng bao gồm:
- Dịch vụ thư điện tử (email).
- Dịch vụ thư thoại(voice mail).
- Dịch vụ truy cập dữ liệu và thông tin trên mạng.
- Dịch vụ trao đổi dữ liệu điện tử.
- Dịch vụ fax gia tăng giá trị bao gồm lưu trữ và gửi, lưu trữ và truy cập.
- Dịch vụ chuyển đổi mã và giao thức.
- Dịch vụ xử lý dữ liệu và thông tin trên mạng.
- 15 -
- Các dịch vụ giá trị gia tăng khác do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định.
 Dịch vụ Internet bao gồm :
- Dịch vụ kết nối Internet
- Dịch vụ truy cập Internet
- Dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông.
Có thể thấy khái niệm dịch vụ nội dung nói chung chưa được đề cập đến trong hệ
thống văn bản phân loại dịch vụ viễn thông của Việt Nam. Do đó, chúng ta cần làm rõ
khái niệm, đặc điểm của dịch vụ nội dung để đi đến nghiên cứu và thiết lập mạng CDN.
[2]
1.2. DỊCH VỤ NỘI DUNG TRÊN MẠNG BĂNG RỘNG
1.2.1. Khái niệm dịch vụ nội dung
Có thể thấy, trong văn bản phân loại dịch vụ viễn thông của Việt Nam chưa đề cập
đến khái niệm dịch vụ nội dung. Theo Wikipdia thì nội dung được hiểu là bất kỳ dạng
truyền thông (media), dữ liệu (data) nào được xem hoặc sử dụng trên thiết bị đầu cuối như
nhạc chuông, hình ảnh, trò chơi điện tử, phim, …
1.2.1.1. Thành phần tham gia vào quá trình cung cấp nội dung
Việc cung cấp dịch vụ nội dung nói chung và dịch vụ trên điện thoại di động có sự

tham gia của nhiều đối tác khác nhau. Việc phân loại các đối tác được căn cứ vào vai trò
chức năng mà họ thực hiện trong chuỗi giá trị. Chuỗi giá trị theo chức năng đó được mô
tả trong bảng 1.1 sau : [10,11,12]
Content
Ownership
Design/
Development
Publishing/
Aggregation
Provisioning/
Hosting
Marketing/
Delivery
Bảng 1.1: Các vai trò chức năng trong chuỗi giá trị cung cấp dịch vụ nội dung
 Chức năng 1: Sở hữu nội dung (Content Ownership)
Người thực hiện chức năng là Content Owners/ Content Originatiors (Người sở
hữu nội dung ): Là cá nhân hoặc tổ chức có quyền sở hữu nội dung số. Nội dung số bao
gồm nhiều dạng như nhạc, trò chơi điện tử , hình nền, các chương trình tivi… Do đó,
người sở hữu nội dung có thể là nhà soạn nhạc, nhà văn, nhà xuất bản, nhà sản xuất âm
nhạc, các chuyên gia hoặc các nhà nghiên cứu. Người sở hữu nội dung có thể chính là
người tạo ra nội dung hoặc không.
- 16 -
Ví dụ: Walt Disney, Sony Music,…
 Chức năng 2: Thiết kế/ Phát triển nội dung (Desgin/Development)
Người thực hiện chức năng này là Content Design/ Development (Người thiết kế,
phát triển nội dung), thông thường những nội dung có sẵn cần được thiết kế lại để có thể
sử dụng trên mobile hoặc trên mạng Internet. Do màn hình nhỏ hơn nhiều, khả năng xử lý
hình ảnh kém hơn nhiều so với chiếc PC nên một game có thể chơi trên PC cần được thiết
kế lại cho phù hợp với khả năng và đặc tính của một chiếc mobile. Đó là chức năng của
nhóm đối tượng này.

 Chức năng 3: Thu nhập, phân phối nội dung (Publishing/Aggregation)
Thực hiện chức năng này là Content Aggergator/ Distributors, Publishers (Nhà
thu thập, phân phối dịch vụ nội dung ): Trong nhiều trường hợp, những người sở hữu nội
dung cũng như những người thiết kế, phát triển nội dung không muốn hoặc không có các
kênh đủ khả năng phân phối nội dung của họ tới nhà khai thác mạng, do đó cần có sự
tham gia của bên thứ 3 là nhà phân phối nội dung. Nhà phân phối nội dung thực hiện một
số công việc sau:
 Thu thập nội dung từ nhiều nguồn khác nhau, thực hiện sắp xếp, phân loại nội
dung.
 Kiểm tra để đảm bảo là những nội dung đó có thể hoạt động trên mạng.
 Định giá, phân phối và quảng bá nội dung tới các nhà khai thác mạng và những
nhà cung cấp dịch vụ nội dung khác.
 Thực hiện việc thanh toán với nhà khai thác mạng và thanh toán lại cho người sở
hữu nội dung.
Ví dụ: Một nhà thu thập nội dung có thể mua bản đồ số chi tiết của thành phố từ rất
nhiều nhà xuất bản khác nhau, thu thập thông tin về tình hình giao thông trong thành phố.
Sau đó, thiết kế một bản đồ về tình hình tắc nghẽn giao thông trong thành phố và những
tuyến đường thay thế. Tức là những nội dung gốc sau khi được xử lý trở thành 1 sản
phẩm thương mại, thành dịch vụ nội dung được cung cấp trên mạng.
 Chức năng 4: Lƣu trữ, xử lý yêu cầu về nội dung (Provisioning and
hosting)
Người thực hiện chức năng này là Provisioning and hosting providers/ Platform
Vendors (Người cung cấp nền tảng kỹ thuật): Đây là bước mà nội dung được thực sự
chuyển tới người sử dụng. Platform services được hiểu là các thiết bị và phần mềm mà
- 17 -
cho phép cung cấp các dịch vụ cụ thể trên mạng, ví dụ như: SMS Platform, MMS
platform. Platform Vendors chính là người cung cấp các phương tiện vật lý, thiết bị phần
mềm để lưu trữ và xử lý và phân phối các yêu cầu về nội dung từ mạng của nhà khai thác.
Provisioning and hosting providers cần có quan hệ chặt chẽ với hệ thống tính cước, và
trong một số trường hợp, họ thực hiện luôn chức năng tính cước. Đây là hoạt động kỹ

thuật ẩn đằng sau hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung, nên thường người sử dụng không
quan tâm lắm đến.
 Chức năng 5: Marketing/ Cung cấp nội dung (Marketing/ Delivery)
 Mobile network operators (MNOs/Telcos) (Nhà khai thác mạng di động/
Nhà cung cấp hạ tầng mạng viễn thông): Cung cấp phần mềm và phần cứng về mạng để
cung cấp các dịch vụ thông tin liên lạc. Chất lượng quản lý mạng lưới được đánh giá
thông qua chất lượng tín hiệu, mức độ thông suốt liên lạc, mất liên lạc,… Đối với việc
cung cấp dịch vụ nội dung, nhà sở hữu mạng đóng vai trò thiết lập mạng, nội dung được
truyền đi trên mạng lưới từ nhà cung cấp dịch vụ nội dung đến thuê bao có nhu cầu sử
dụng dịch vụ.
Ban đầu, nhà khai thác mạng / nhà cung cấp hạ tầng viễn thông là nhà cung cấp
các dịch vụ nội dung duy nhất cho khách hàng. Nói cách khác, việc cung cấp dịch vụ nội
dung chịu sự kiểm sát chi phối mạnh mẽ của Telcos. Điều này đặc biệt mạnh ở Mỹ so với
các khu vực khác. Mặc dù hiện nay có nhiều đối tượng khác đã tham gia vị trí này trong
chuỗi giá trị thì các nhà khai thác mạng vẫn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình
giúp người sử dụng biết về nội dung mới, sử dụng và thanh toán chi phí sử dụng nội dung.
Những đối tượng khác tham gia thực hiện chức năng này là:
 Nhà sản xuất thiết bị
 Các nhà bán lẻ độc lập
Khi dịch vụ nội dung mới ra đời, việc cung cấp dịch vụ nội dung hoàn toàn chịu sự
kiểm soát của các nhà khai thác và họ chịu trách nhiệm tất cả các công việc phân phối,
tính và thu cước.
Khi số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ nội dung tăng lên, thị trường mở rộng thì
những người sở hữu nội dung cũng như những nhà cung cấp nội dung bắt đầu cung cấp
nội dung trực tiếp tới các thuê bao, không qua nhà khai thác. Có thể thấy, việc phân loại
các đối tượng tham gia vào chuỗi các giá trị nội dung di động như trên có tính chất tương
đối, mỗi đối tượng có thể đóng nhiều hơn một vai trò trong chuỗi giá trị nói trên.
Tại Việt Nam, các đối tượng thực hiện chức năng 5 cung cấp nội dung tới người sử
dụng cuối cùng (ví dụ như thuê bao di động) được gọi là nhà cung cấp dịch vụ nội dung.
- 18 -

1.2.2. Đặc điểm dịch vụ nội dung
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật – công nghệ trong lĩnh vực thông tin
liên lạc, sự hội tụ giữa các lĩnh vực viễn thông: công nghệ thông tin, Internet, truyền hình
…đã góp phần làm cho các dịch vụ viễn thông ngày càng phong phú. Người dùng có thể
thông qua các phương thức truy cập khác nhau để truy cập vào mạng cung cấp nội dung.
Các server nội dung (server VoD, Server e-Learning…) sẽ cung cấp nội dung đã có sẵn
theo yêu cầu của khách hàng.
Với danh mục dịch vụ phong phú, cần làm rõ đặc điểm của dịch vụ nội dung với
các dịch vụ viễn thông khác trên mạng. Điều này có thể được giải quyết thông qua việc so
sánh, làm rõ sự khác biệt giữa dịch vụ nội dung với các dịch vụ viễn thông khác, bao
gồm:
So với dịch vụ viễn thông cơ bản
Sự khác biệt giữa dịch vụ nội dung với dịch vụ viễn thông cơ bản như thoại
fax,…là về mục tiêu và đối tượng tham gia quá trình truyền đưa thông tin:
 Đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản như thoại, fax… Người tham gia vào quá
trình truyền đưa thông tin đều là các cá nhân, những người sử dụng thiết bị đầu
cuối (ví dụ như điện thoại di động). Mục tiêu truyền đưa thông tin chỉ là trao đổi
tin tức.
 Đối với dịch vụ nội dung: một bên là người sử dụng dịch vụ, còn bên kia là nhà
cung cấp nội dung. Mục tiêu của việc cung cấp nội dung là mục tiêu lợi nhuận,
cung cấp nội dung để thu phí. Người sử dụng nội dung phải thực hiện thanh toán
dưới một hình thức nào đó để được phép xem, nhận về và sử dụng những nội dung
đó. Sự khác biệt đó được chỉ ra như sau:

Hình 1.1: Sự khác biệt giữa dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ nội dung
- 19 -
So với các dịch vụ giá trị gia tăng khác trên mạng
Theo cách phân loại của Việt Nam hiện nay dịch vụ thoại được xếp là dịch vụ cơ
bản còn các dịch vụ khác đều được xếp vào nhóm dịch vụ giá trị gia tăng (DVGTGT),
bao gồm cả dịch vụ nội dung. Điều này được thể hiện rõ khi truy cập trang web của các

nhà khai thác mạng di động, các nhà cung cấp dịch vụ nội dung,… Tuy nhiên có 2 điểm
tạo nên sự khác biệt để xác định đâu là dịch vụ nội dung:
 Thứ nhất, thông tin (nội dung ) phải được chuẩn bị, lưu trữ sẵn với mục tiêu đáp
ứng một nhu cầu cụ thể: nhà cung cấp dịch vụ nội dung phải tạo ra một cơ sở dữ
liệu (nội dung) để cung cấp cho người có nhu cầu sử dụng dịch vụ nội dung ở bất
kỳ thời điểm nào mà họ có yêu cầu.
 Thứ hai, phải có người sở hữu thông tin (nội dung) đó như nhà soạn nhạc, hãng
phim, hãng ghi âm, nhà sản xuất game…
Với 2 điểm nói trên có thể xác định được đâu là dịch vụ nội dung trong số các
DVGTGT khác.
So với các dịch vụ dữ liệu
Dịch vụ nội dung di động là 1 bộ phận của dịch vụ dữ liệu trên mạng. Tuy nhiên,
cũng căn cứ vào mục tiêu, đối tượng tham gia vào quá trình truyền đưa tin tức để phân
biệt dịch vụ nội dung với dịch vụ dữ liệu.
 Nếu là quá trình trao đổi dữ liệu (data) giữa hai người sử dụng điện thoại di động
thì đó là dịch vụ dữ liệu nói chung, ví dụ dịch vụ SMS, MMS, chia sẻ video giữa
hai người sử dụng mobile,…
 Ngược lại nếu người sử dụng mobile gửi yêu cầu về nội dung cụ thể đến nhà cung
cấp và nội dung được truyền đi trên mạng di động dưới dạng nội dung số (dữ liệu
số) đến cho người sử dụng và người sử dụng phải trả tiền thì đó mới là dịch vụ nội
dung.
Để triển khai dịch vụ nội dung cần nghiên cứu các đặc điểm sau:
1.2.2.1. Nhiều thành phần tham gia vào chuỗi giá trị cung cấp dịch vụ nội dung
- Nhà sản xuất nội dung (Content Owenrship)
- Nhà sở hữu mạng phân phối nội dung (CDN- Conten Distribution Networks)
- Nhà cung cấp dịch vụ nội mạng (Content Services Provider)
- Nhà cung cấp hạ tầng mạng viễn thông (Telecommunications Network Provider)
- 20 -
1.2.2.2. Mạng phân phối nội dung CDN
Để thực hiện phân phối nội dung trên một diện rộng cả quốc gia và đa quốc gia,

Mạng CDN thường bao gồm nhiều thiết bị với công nghệ hiện đại như là Content Client,
Server nội dung gốc, Server nội dung sao lưu, Content Router, Content Switch,
Management Console.
Mạng CDN phải thực hiện các chức năng sau: Định tuyến dịch vụ, phân phối dịch
vụ, tính cước.

Hình 1.2: Nội dung/ dịch vụ đƣợc cung cấp bởi mạng CDN
Các nhà cung cấp các giải pháp mạng CDN hiện có rất nhiều ví dụ: Cisco, Kinecta,
Nortel…Vấn đề là phải cập nhật công nghệ và chọn cấu hình phù hợp với mục đích kinh
doanh.
1.2.3. Các dịch vụ nội dung có thể triển khai trên nền mạng CDN và xu hƣớng phát
triển
Mạng CDN nổi lên như là một giải pháp để giải quyết các dịch vụ trực tuyến. Các
ứng dụng nội dung thường thấy được triển khai trên nền mạng CDN là:
1.2.3.1. Dịch vụ truyền hình theo yêu cầu
Sự bùng nổ thuê bao Internet khiến các loại hình nội dung trên hạ tầng mạng
ADSL phát triển mạnh. Bên cạnh game online, nhạc số, truyền hình Internet (IPTV), sự
xuất hiện của " truyền hình theo yêu cầu" (Video on Demand - VoD) hứa hẹn là xu hướng
tất yếu về một phương thức giải trí trực tuyến mới.
- 21 -
Truyền hình theo yêu cầu là một dịch vụ trong đó người dùng có thể yêu cầu và
xem nội dung video nhờ sử dụng mạng Internet. Nội dung video có thể là các phim ảnh,
báo cáo tin tức, chương trình ti vi, và các nội dung khác. Chúng được lưu trữ trên các máy
chủ của nhà cung cấp. Tất cả nội dung dịch vụ được lựa chọn ngay trên website hoặc trình
điều khiển Set Top Box thể hiện ở màn hình TV, đồng thời cho phép khách hàng điều
khiển tới, lui hoặc dừng lại.
VoD có những ưu điểm vượt trội như khả năng cung cấp lượng phim ảnh không
hạn chế, có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi trong môi trường Internet và chất lượng hình ảnh
âm thanh cao. Hơn nữa, công nghệ này còn đặc biệt chú trọng đến việc tương tác qua lại
giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ thông qua thiết bị Set Top Box và các ứng dụng

công nghệ thông tin khác.
Nhu cầu truyền hình theo yêu cầu không phải chỉ là để giải trí mà nó có rất nhiều
ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, hội nghị chuyên đề, game, mua bán
Mạng Internet băng rộng ngày nay đóng vai trò chính trong việc triển khai truyền
hình theo yêu cầu, tốc độ mạng đang được tăng lên hàng ngày, các kỹ thuật mới cho việc
nén video đang được triển khai để giảm khối lượng dữ liệu truyền tải trên mạng, các giao
thức mới như giao thức thiếp lập bảo tồn tài nguyên (RSVP) và giao thức thời gian thực
(RTP) đang trải qua thử nghiệm cho các dịch vụ truyền thông đa phương tiện, tạo ra chất
lượng hình ảnh cho truyền hình theo yêu cầu tốt hơn và không có jittter.
1.2.3.2. Dịch vụ truyền hình qua Internet
IPTV là dịch vụ tiêu biểu của thời hội tụ số, được xem là dịch vụ rất tiềm năng.
Dịch vụ IPTV cho phép xem xét các chương trình truyền hình và nội dung theo yêu cầu
sử dụng TV thông qua thiết bị phối ghép set top box (hoặc PC) trên kết nối băng rộng.
Đây chính là dịch vụ làm tăng doanh thu trên các kết nối băng rộng đến khách hàng mà
các doanh nghiệp viễn thông hiện đang cung cấp như ADSL2+, AON, GPON.
IPTV có 2 đặc điểm cơ bản là: dựa trên nền công nghệ IP và phục vụ theo nhu cầu.
Tính tương tác là ưu điểm của IPTV so với hệ thống truyền hình cáp CATV hiện nay, vì
truyền hình CATV tương tự cũng như CATV số đều theo phương thức phân chia tần số,
định trước thời gian và quảng bá đơn hướng (truyền từ một trung tâm đến các máy ti vi
thuê bao). Mạng CATV hiện nay chủ yếu dùng cáp đồng trục hoặc lai ghép cáp đồng trục
với cáp quang (HFC) đều phải chiếm dụng tài nguyên băng tần rất rộng. Hơn nữa kỹ thuật
ghép nối modem cáp hiện nay đều sản sinh ra tạp âm. So với mạng truyền hình số DTV
thì IPTV có nhiều đổi mới về dạng tín hiệu cũng như phương thức truyền bá nội dung.
Trong khi truyền hình số thông qua các menu đã định trước (thậm chí đã định trước hàng
- 22 -
tuần, hoặc hàng tháng) để các user lựa chọn, thì IPTV có thể đề cao chất lượng phục vụ
có tính tương tác và tính tức thời. Người sử dụng có thể tự do lựa chọn chương trình TV
của mạng IP băng rộng. Với ý nghĩa đúng của phương tiện truyền thông giữa server và
user.
So với VOD, IPTV có ưu thế là:

 Sử dùng dễ dàng, hiển thị trên tivi hiệu quả cao hơn màn máy vi tính, thao
tác trên hộp ghép nối và bàn phím đơn giản, thực hiện chuyển đổi nhanh luồng cao
tốc/chương trình.
 Dễ quản lý, dễ khống chế, sử dụng hộp kết nối làm đầu cuối nhà cung cấp
dịch vụ để tiến hành định chế đối với hộp kết nối không cần đến nghiệp vụ an toàn và
kiểm tra chất lượng. Đây cũng là cơ sở kỹ thuật để dễ thu phí.
 IPTV có thể thực hiện các dịch vụ multimedia. Căn cứ vào sự lựa chọn của
người dùng, IPTV cung cấp rất nhiều loại hình dịch vụ. Sử dụng hộp kết nối với tivi, chủ
nhân ngồi trước máy ấn phím điều khiển có thể xem các tiết mục video đang hoạt động,
thực hiện đàm thoại IP có hình, nghe âm nhạc, tra tìm tin tức du lịch trên mạng, gửi và
nhận e-mail, thực hiện mua sắm gia đình, giao dịch trái phiếu Nhờ IPTV chất lượng
sinh hoạt gia đình được cải thiện rất nhiều. [5]
Từ 03/03/2006 dịch vụ IPTV đã chính thức được FPT cung cấp cho người sử dụng,
đưa công nghệ truyền hình tiên tiến của thế kỷ 21 này lần đầu tiên đến với người Việt
Nam. Tiếp đó các nhà cung cấp nội dung cũng như các nhà mạng liên tiếp đưa đến cho
người sử dụng nhiều lựa chọn hơn với sự đa dạng trong dịch vụ IPTV. Cuối năm 2009,
dịch vụ MyTV do Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC cung cấp và được truyền
qua hạ tầng mạng băng rộng của VNPT. MyTV hiện có 18 dịch vụ khác nhau như: chia sẻ
hình ảnh, chơi game, karaoke, tra cứu điểm thi, phát thanh trực tuyến, đọc truyện, xem
phim, nghe nhạc, tiếp thị truyền hình, thể thao… Tất cả các nội dung đều được khai thác
có bản quyền. Đến tháng 9 năm 2010, sau đúng 1 năm ra mắt dịch vụ, công ty đã có
150.000 thuê bao.
Dịch vụ IPTV của VTC cũng được ra mắt cùng thời điểm trên nhưng bao gồm các
dịch vụ truyền hình độ nét cao HD, truyền hình theo yêu cầu trên mạng viễn thông. VTC
đưa ra giải pháp IPTV mới, băng thông được tối ưu hóa ở mức cao nhất, các kênh HD có
thể được cung cấp thậm chí trên các thuê bao ADSL 2+ thông thường. Qua đó VTC sẽ là
đơn vị duy nhất tại Việt Nam có thể cung cấp các kênh truyền hình chất lượng cao nhất
HD đến đông đảo người sử dụng. VTC Digicom ngoài việc xây dựng các kênh chương
trình nhiều nhất từ trước đến nay (60 kênh), còn xây dựng thành công kho dữ liệu khổng
- 23 -

lồ với hơn 2.000 bộ phim đặc sắc có thuyết minh phụ đề tiếng Việt, hơn 1000 video ca
nhạc, chưa kể đến các phóng sự phim tài liệu khác phục vụ cho VoD. [6]
Tổng công ty viễn thông quân đội Vietel hiện cũng đang triển khai ứng dụng IPTV
trên nền hạ tầng mạng băng rộng của mình.
1.2.3.3. Dịch vụ E-Learning
E-Learning là một dịch vụ cung cấp phân phối trực tuyến các thông tin, giao tiếp,
đào tạo và giáo dục. Dịch vụ E-Learning cho phép các học viên có thể nâng cao kiến thức
của họ và cải thiện được kĩ năng tại bất kỳ thời điểm nào và tại bất kỳ nơi nào thuận tiện
đối với họ.
E-Learning là một phương pháp phổ biến, hiệu quả và mềm dẻo cho việc đào tạo.
Nó mang lại cho các học viên các kỹ năng và kiến thức phong phú, và tạo ra các lớp đào
tạo hiệu quả hơn và rẻ hơn các phương pháp đào tạo truyền thống. Dich vụ E-Learning
tạo ra các ưu điểm sau đây.
- Loại bỏ được chi phí đi lại: Các công ty tiết kiệm được 50-70% chi phí khi thay
thế đào tạo viên (người chủ trì khóa đào tạo) bằng việc phân phát nội dung điện tử. Dịch
vụ E-Learning cũng cho phép các khóa học được cắt thành các phiên ngắn hơn và truyền
đi trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần để phù hợp với lịch trình của người sử dụng.
- Đào tạo tại bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào: Với các khóa học khả dụng 24 giờ
trong ngày, 7 ngày trong tuần, toàn cầu, các học viên có thể đăng nhập vào và học tại bất
kỳ thời điểm nào mà thuận tiện cho họ và có thể tại bất kỳ nơi nào như thư viện, ở nhà
hay ở cơ quan.
- Cập nhật dễ dàng nhanh chóng nội dung khóa học: Các doanh nghiệp có thể cập
nhật các khóa học và các thông tin quan trọng một cách dễ dàng qua mạng Internet.
- Quản lý các bản ghi và khai thác các khóa học được đơn giản hóa: tự động theo
dõi tiến trình học viên và hoàn thành khóa học. Do đó, dễ dàng xác định được chương
trình E-Learning nào là không phổ biến hoặc kém hiệu quả.
- Các trang web của dịch vụ E-Learning là động lực và có thể được duy trì thường
xuyên để tạo ra truyền thông nhất quán và nội dung tốt.
- Sử dụng dịch vụ này có thể tạo ra các khóa học kịp thời và phù hợp.
Thị trường E-Learning ở Việt Nam được cho là mới đi những bước đi đầu tiên.

Hiện đã có một số trang web cung cấp dịch vụ E-Learning thương mại và miễn phí dành
cho đối tượng cá nhân như : www.hocmai.vn, www.hocngoaingu.com, www.bea.vn,
www.thanhgiong.vn Thành lập vào đầu năm 2007, đến nay, www.hocmai.vn đã thu hút

×