Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG THU GOM - TRUNG CHUYỂN - XỬ LÝ PHẾ THẢI XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.8 KB, 3 trang )

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG THU GOM - TRUNG
CHUYỂN - XỬ LÝ PHẾ THẢI XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Thành phố Hà Nội
- Phế thải xây dựng
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Trong qúa trình thực hiện khóa luận, chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu của các cơ
quan sau:
- Sở Khoa học Công nghệ - Môi trường Hà Nội
- Sở quy hoạch kiến trúc
- Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long
- Trung tâm Khoa học và Môi trường Hà Nội
- Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
- Trung tâm thông tin thư viện - Khoa môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên - Đại học Quốc gia Hà nội.
2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa.
Đây là phương pháp cần thiết và quan trọng, phương pháp này nhằm mục đích so
sánh, kiểm tra lại mức độ chính xác của tài liệu đã thu thập được, bổ sung những vấn đề
còn thiếu sót. Để phương pháp khảo sát thực địa đạt kết qủa tốt, chúng tôi đã thực hiện
một số yêu cầu sau:
Trên bản đồ vạch ra các tuyến khảo sát đặc trưng, qua đó xem xét khảo sát lại những
nơi cần thiết dựa vào mục đích của đề tài.
Quá trình khảo sát ở các tuyến đã được dự kiến thì thông tin muốn thu thập được
đúng yêu cầu phải ghi chép đầyđủ, trung thực, mức độ chính xác cao:
- Quan sát việc tiến hành thu gom phế thải xây dựng của công ty Môi trường Thăng
Long.
- Khảo sát các điểm tập kết phế thải xây dựng của 9 quận trong thành phố Hà Nội.
2.2.3. Phương pháp phân tích đo đạc tính toán
Qua phương pháp này chúng tôi đã tính toán được lượng phế thải phát sinh của mỗi


công trình trong các khâu:
- Giải phóng mặt bằng
- Đào móng
- Khoan cọc nhồi.
* Để ước tính được lượng phế thải phát sinh trong qúa trình giải phóng mặt bằng chúng tôi
sử dụng công thức: V=Sxq.h + Sbm.l
trong đó h là chiều dày của các bức tường
l là chiều dày của bề mặt.
* Để ước tính được lượng phế thải phát sinh trong khâu đào móng chúng tôi tính toán dựa
vào công thức V=S.h (m
3
) .
trong đó S là diện tích công trình
h là chiều sâu cần đào của móng
và thể tích của phế thải cần vận chuyẻn bằng 1,5 lần thể tích móng
của công trình. Vpt=1,5V (Vpt thể tích của phế thải cần vận chuyển)
* Để ước tính được lượng bùn thải trong qúa trình khoan cọc nhồi ta dùng công thức sau:
V=pi.R
2
.l trong đó R là bán kính cọc nhồi, l là chiều dài cọc nhồi
2.2.4. Phương pháp bản đồ
Trong qúa trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng bản đồ hành chính của Hà Nội để
phân tích, bố trí lập các điểm tập kết và xử lý phế thải xây dựng
2.2.5. Phương pháp tổng hợp phân tích thống kê
Phương pháp này nhằm tổng hợp các tài liệu đã thu thập được, chỉnh lý thống kê lại
chúng từ đó lập ra các bảng biểu, sơ đồ, bản đồ, đưa ra những lời bình luận, nhận xét.

×