Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Đánh giá và so sánh hiệu suất giao thức tầng MAC theo chuẩn IEEE802 11, IEEE802 15 4 và IEEE802 15 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ






VÕ VĂN HƢNG





ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH HIỆU SUẤT GIAO THỨC
TẦNG MAC THEO CHUẨN IEEE802.11,
IEEE802.15.4 VÀ IEEE802.15.3








LUẬN VĂN THẠC SỸ














Hà Nội – 2009







3

MỤC LỤC
CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 9
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 12
1.1. Mạng LAN không dây 13
1.1.1. Lịch sử của WLAN 13
1.1.2. Ưu, nhược điểm của WLAN: 14
1.1.3. Một số ứng dụng của WLAN 15
1.1.4. Nguyên nhân chính không sử dụng CSMA/CD trong WLAN 15
1.2. Một số mạng không dây khác 17
1.2.1. Mạng không dây 802.15.4 17
1.2.2. Mạng không dây 802.15.3 17

1.3. Các vấn đề mà luận văn tập trung nghiên cứu và giải quyết 17
CHƢƠNG 2: KIẾN TRÚC GIAO THỨC MẠNG THEO CHUẨN IEEE
802.11 19
2.1 Kiến trúc giao thức mạng IEEE 802.11 19
2.1.1. Các thành phần kiến trúc của IEEE 802.11 19
2.1.2 Kiến trúc tầng MAC 21
2.1.3. Cấu trúc khung 21
2.2 Lớp Vật lý 28
2.3 Lớp MAC 29
2.3.1. Giao thức CSMA/CA 29
2.3.2 Giao thức CSMA/CA + ACK 30
2.3.3. Giao thức CSMA/CA + ACK + RTS/CTS 31
2.3.4. Chức năng DCF, PCF 32
2.5 Một số chức năng quan trọng khác của tầng MAC 35
2.5.1 Phân mảnh và hợp nhất các mảnh 35
2.5.2. Đồng bộ hóa 37
2.5.3 Chuyển vùng 39
CHƢƠNG 3: KIẾN TRÚC GIAO THỨC MẠNG THEO CHUẨN IEEE
802.15.4 40
3.1 Các thành phần của IEEE 802.15.4 WPAN 40
3.2 Tô-pô mạng sử dụng trong LR-WPAN 40
3.2.1 Tô-pô mạng hình sao 41
3.2.2 Tô-pô mạng ngang hàng 41

4
3.3. Kiến trúc của LR-WPAN 41
3.4 Mô hình truyền dữ liệu 42
3.4.1 Truyền dữ liệu đến Coordinator. 42
3.4.2 Truyền dữ liệu từ Coordinator 43
3.4.3 Tryền dữ liệu trên các thiết bị ngang hàng 44

3.5 Cấu trúc khung 44
3.5.1 Cấu trúc chung của khung MAC 44
3.5.2 Cấu trúc các kiểu khung 45
3.6 Điều khiển truy cập môi trƣờng truyền 47
3.6.1 Cấu trúc siêu khung 47
3.6.2 Thuật toán CSMA/CA 49
3.7. Một số chức năng của tầng MAC 53
3.7.1 Quét kênh 53
3.7.2 Liên kết với Coordinator 55
3.7.3 Ngắt liên kết với Coordinator 56
3.7.4 Sự đồng bộ hóa 56
CHƢƠNG 4: KIẾN TRÚC GIAO THỨC MẠNG THEO CHUẨN IEEE
802.15.3 59
4.1 Các thành phần của IEEE 802.15.4 WPAN 59
4.1.1 Các thành phần của Piconet. 59
4.2 Các phƣơng pháp trao đổi dữ liệu giữa các DEV 60
4.3 Cấu trúc của khung MAC 61
4.3.1 Cấu trúc chung 61
4.3.2 Cấu trúc khung Beacon 64
4.3.3 Cấu trúc các khung báo nhận 66
4.3.4 Cấu trúc khung Lệnh 67
4.3.5 Cấu trúc khung dữ liệu 68
4.4 Điều khiển truy cập môi trƣờng truyền 68
4.4.1. Cấu trúc siêu khung 68
4.4.2 Interframe space (IFS) 69
4.4.3. Truy cập kênh truyền 70
4.5 Một số chức năng của tầng MAC 72
4.5.1 Quét kênh 72
4.5.2 Khởi tạo Piconet 73
4.5.3 Chuyển vùng PNC 74

4.5.4 Dừng piconet 76
4.5.5. Quá trình liên kết và phân tách với một piconet 77
CHƢƠNG 5: ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT CÁC GIAO THỨC MAC 802.11,
802.15.4 VÀ 802.15.3 83
5.1. Giới thiệu về đánh giá hiệu suất giao thức 83

5
5.1.1 Khái niệm 83
5.1.2 Tầm quan trọng của đánh giá hiệu suất 83
5.1.3 Một số độ đo hiệu suất 84
5.2. Mô phỏng bằng chƣơng trình máy tính 84
5.2.1 Khái niệm mô phỏng 84
5.2.2 Nhu cầu sử dụng mô phỏng 84
5.3. Bộ mô phỏng mạng NS-2 (Network Simulator 2) 85
5.3.1 Giới thiệu bộ mô phỏng NS-2 85
5.3.2 Cấu trúc NS-2 86
5.3.2. Khả năng mô phỏng cho IEEE 802.11 trong NS-2 87
5.3.3 Khả năng mô phỏng cho IEEE 802.15.3 trong NS2 88
5.3.4 Khả năng mô phỏng cho IEEE 802.15.4 trong NS2 90
5.4 Thực nghiệm mô phỏng 91
5.4.1 Thực nghiệm 1: Ảnh hưởng của RTS/CTS trong 802.11 91
5.4.2 Thực nghiệm 2 92
5.4.3 Thực nghiệm 3: Mô phỏng mạng hình sao. 96
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

6
CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa tiếng Anh

ACK
ACKnowledgement
AODV
Ad-hoc On-demand Distance Vector
AID
Association Identifier
AP
Access Point
ATP
Association Timeout Period
BE
Backoff Exponent
BER
Bit Error Rate
BI
Beacon Interval
BIFS
Backoff Interframe Space
BLE
Battery Life Extension
BO
Beacon Order
BSA
Base Station
BSID
Beacon Source Identifier
BSS
Base Service Set
CAP
Contention Access Period

CBR
Constant Bit Rate
CCA
Clear Channel Assessment
CF
Contention Free
CFP
Contention-Free Period
CRC
Cyclic Redundancy Check
CSMA/CA
Carrier Sense Multiple Access with Collision Avoidance
CSMA/CD
Carrier Sense Multiple Access with Collision Detection
CTA
Channel Time Allocation
CTAP
Channel Time Allocation Period
CTS
Clear To Send
CW
Congestion Window
DA
Destination Address
DCF
Distributed Coordination Function
DEV
Device
DEVID
Device Identifier

DIFS
DCF Inter khung Spacing
Dly-ACK
Delayed Acknowledgment
DME
Device Management Entity

7
DS
Distribution System
DSDV
Destination-Sequenced Distance Vector
DSSS
Direct Sequence Spread Spectrum
ESS
Extended Service Set
FCS
Frame Check Sequence
FCSL
Frame Convergence Sublayer
FFD
Full-Function Device
FH
Frequency Hopping
FHSS
Frequency Hopping Spread Spectrum
FTP
File Transfer Protocol
GTS
Guaranteed Time Slot

HTTP
HyperText Transfer Protocol
IBSS
Independent BSS
ICV
Integrity Check Value
IE
Information Element
IEEE
The Institute of Electrical and Electronics Engineers
IFS
Interframe Space
Imm-ACK
Immediate Acknowledgment
IP
Internet Protocol
IV
Initialization Vector
LAN
Local Area Network
LIFS
Long Interframe Spacing
LLC
Logical Link Control
LR-WPAN
Low-rate Wireless Personal Area Network
MAC
Medium Access Control
MAN
Metropolitan Area Network

McstID
Multicast Identifier
MCTA
Management Channel Time Allocation
MF
More Fragment
MIFS
Minimum Interframe Space
MLME
MAC Layer Management Entity
MLME-SAP
MAC Layer Management Entity Service Access Point
MMPDU
MAC Management Protocol Data Unit
MPDU
MAC Protocol Data Unit
MSDU
MAC Service Data Unit
NAV
Network Allocation Vector
NB
Number of Backoff
NS
Network Simutator

8
PAN
Personal Area Network
PC
Point Coordinator

PCF
Point Coordination Function
PER
Packet Error Rate
PHY
Physical layer
PLCP
Physical Layer Convergence Protocol
PLME
Physical Layer Management Entity
PLME-SAP
Physical Layer Management Entity Service Access Point
PMD
Physical Medium Dependent
PNC
Piconet Coordinator
PNCID
Piconet Coordinator Identifier
PNID
Piconet ID
PS
Power Save
RA
Receiver Address
RFD
Reduced-Function Device
RIFS
Retransmission Interframe Space
RTS
Request To Send

SA
Source Address
SFC
Secure Frame Counter
SIFS
Short Interframe Spacing
SO
Superframe Order
SrcID
Source Identifier
SSCS
Service-Specific Convergence Sublayer
TA
Transmitter Address
TCP/IP
Transmission Control Protocol/Internet Protocol
TrgtID
Target Identifier
UDP
User Datagram Protocol
WAN
Wide Area Network
WEP
Wired Equivalent Privacy
WLAN
Wireless LAN
WPAN
Wireless Personal Area Network

9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hinh 1.1: Vấn đề trạm ẩn 16
Hình 1.2: Vấn đề trạm lộ 17
Hình 2.1: Thành phần cơ bản của IEEE 802.11 20
Hình 2.2: Thành phần distribution system của IEEE 802.11 20
Hình 2.3: Kiến trúc chung của IEEE 802.11 21
Hình 2.4: Kiến trúc tầng MAC 802.11 21
Hình 2.5: Cấu trúc khung MAC 22
Hình 2.6: Cấu trúc trường Frame Control 22
Hình 2.7: Bảng giá trị của trường Duration/ID 23
Hình 2.8: Cấu trúc khung RTS 24
Hình 2.9: Cấu trúc khung CTS 25
Hình 2.10: Cấu trúc khung lệnh Power-Save Poll 25
Hình 2.11: Cấu trúc khung CF-End. 26
Hình 2.12: Cấu trúc khung quản trị 27
Hình 2.13 : Giao thức CSMA/CA + ACK 30
Hình 2.14: Giao thức CSMA/CA + ACK + RTS/CTS 31
Hình 2.15: RTS/CTS giải quyết vấn đề trạm ẩn 31
Hình 2.16: Các phân mảnh 36
Hình 2.17: Truyền gói tin Beacon trong mạng 38
Hình 2.18: Truyền gói tin Beacon trong mạng ad-hoc 38
Hình 3.1: Ví dụ về Topo mạng hình sao và mạng ngang hàng 41
Hình 3.2: Kiến trúc của LR- WPAN 42
Hình 3.3: Giao tiếp giữa thiết bị và Coordinator trong chế độ có Beacon 43
Hình 3.4: Giao tiếp giữa thiết bị và Coordinator trong chế độ không Beacon 43
Hình 3.5: Truyền dữ liệu từ Coordinator đến thiết bị trong chế độ có Beacon 44
Hình 3.6: Truyền dữ liệu từ Coordinator đến thiết bị trong chế độ không truyền
Beacon 44
Hình 3.7: Cấu trúc khung MAC của IEEE 802.15.4 45
Hình 3.8: Cấu trúc khung Beacon 45

Hình 3.9: Cấu trúc khung dữ liệu 46
Hình 3.10: Cấu trúc khung báo nhận 46
Hình 3.11: Cấu trúc khung lệnh MAC 46
Hình 3.12: Cấu trúc siêu khung 48
Hình 3.13: Các khoảng IFS 49
Hình 3.14: Thuật toán của slotted CSMA/CA và Unslotted CSMA/CA 52
Hình 4.1: Ví dụ về mạng 802.15.3 60
Hình 4.2: Cấu trúc tiêu đề và thân khung MAC 61
Hình 4.3: Cấu trúc trường điều khiển khung 61
Hình 4.4: Cấu trúc trường điều khiển phân mảnh 63
Hình 4.5: Cấu trúc khung beacon 64

10
Hình 4.6: Bảng giá trị của Information Element 64
Hình 4.7: Cấu trúc của Information Element 65
Hình 4.8: Cấu trúc của trường con ―các biến đồng bộ piconet‖ 65
Hình 4.9: Cấu trúc của trường con Piconet Mode 65
Hình 4.10: Cấu trúc khung Beacon có bảo mật 66
Hình 4.11: Cấu trúc khung báo nhận tích lũy 67
Hình 4.12: Cấu trúc khung lệnh không bảo mật 67
Hình 4.13: Cấu trúc khung lệnh bảo mật 68
Hình 4.14: Cấu trúc khung dữ liệu không bảo mật 68
Hình 4.15: Cấu trúc khung dữ liệu có bảo mật 68
Hình 4.16: Cấu trúc siêu khung 69
Hình 4.17: Quá trình quét kênh 73
Hình 4.18: Quá trình bắt đầu Piconet 74
Hình 4.19: Kết thúc luồng 77
Hình 4.20: Quá trình liên kết với PNC 79
Hình 4.21: Quá trình thiết bị khởi tạo phân tách 80
Hình 4.22: Quá trình PNC khởi tạo phân tách 80

Hình 5.1 Cấu trúc của NS-2 86
Hình 5.2 Kiến trúc của NS-2 86
Hình 5.3: Thông lượng tích lũy tại node nhận trong trường hợp có và không sử
dụng kỹ thuật RTS/CTS. 92
Hình 5.4: Sự phụ thuộc của tỉ lệ phân phát gói tin vào tải 94
Hình 5.5: Chi phí của RTS/CTS của 802.11 95
Hình 5.6: Sự phụ thuộc của độ trễ chặng trung bình vào tải 95
Hình 5.7: Sự phụ thuộc của thông lượng vào tải 96
Hình 5.8: Sự phụ thuộc của độ trễ vào tải 97


11
MỞ ĐẦU
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Mạng MANET (Mobile Ad-hoc Network) hay Mạng tùy biến di động,
là hệ thống mạng tự cấu hình của các trạm di động sử dụng các kết nối không
dây. Các trạm này có thể di chuyển ngẫu nhiên, do đó topo của mạng có thể thay
đổi nhanh chóng và không dự đoán được.
Nhiều giao thức đã được phát triển cho mạng không dây nói chung và cho
MANET nói riêng, trong đó một số giao thức đã được chuẩn hoá, thí dụ: 802.11,
802.15.4 và 802.15.3; nhiều giao thức khác vẫn đang được nghiên cứu và đề
xuất. Chính vì vậy, đánh giá hiệu suất của giao thức mạng là một vấn đề quan
trọng và rất được quan tâm, giúp cho người nghiên cứu lựa chọn giao thức hiệu
quả nhất theo các tiêu chí của mình.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu lý thuyết về giao thức tầng MAC theo các
chuẩn IEEE 802.11, IEEE 802.15.3 và IEEE 802.15.4, so sánh hiệu suất của
giao thức của các chuẩn trên.
3. Cấu trúc các chƣơng
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn này được bố cục như sau:

Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 2: Kiến trúc giao thức mạng theo chuẩn IEEE 802.11
Chương 3: Kiến trúc giao thức mạng theo chuẩn IEEE 802.15.4
Chương 4: Kiến trúc giao thức mạng theo chuẩn IEEE 802.15.3
Chương 5: Đánh giá hiệu suất các giao thức MAC 802.11, 802.15.4 và
802.15.3


12
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

Ngày nay, loài người đã tạo ra một lượng lớn về thông tin, do đó nhu cầu xử lý
và vận chuyển thông tin ngày càng cao. Mạng máy tính hiện nay trở nên quá
quen thuộc và phổ biến đối với chúng ta, trong mọi lĩnh của đời sống xã hội.
Hiện nay ở nhiều nơi mạng đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được. Việc
kết nối các máy tính thành mạng để sử dụng đã cho chúng ta thấy những khả
năng mới to lớn như:
Sử dụng chung tài nguyên: Những tài nguyên của mạng khi trở thành các tài
nguyên dùng chung thì mọi thành viên của mạng đều có thể tiếp cận được mà
không cần quan tâm tới những tài nguyên đó ở đâu.
Tăng độ tin cậy của hệ thống: Người ta có thể dễ dàng bảo trì máy móc và lưu
trữ (backup) các dữ liệu chung và khi có trục trặc trong hệ thống thì chúng có
thể được khôi phục nhanh chóng.
Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả khai thác thông tin: Khi thông tin có thể
được sử dụng chung thì nó mang lại cho người sử dụng khả năng tổ chức lại các
công việc, sử dụng và khai thác thông tin một cách hiệu quả.
Một số mạng máy tính hiện nay:
Mạng cục bộ: Một mạng cục bộ là sự kết nối một nhóm máy tính và các thiết bị
kết nối mạng được lắp đặt trên một phạm vị địa lý giới hạn, thường trong một
toà nhà hoặc một khu công sở nào đó [1]. Mạng này tốc độ truyền dữ liệu cao:

1Mbps – 100 Mbps. Các công nghệ mạng cục bộ tiêu chuẩn được sử dụng nhiều
nhất là công nghệ mạng CSMA/CD và Token Ring.
Mạng diện rộng: Mạng diện rộng bao giờ cũng là sự kết nối của các mạng
LAN, mạng diện rộng có thể trải trên phạm vi một vùng, quốc gia hoặc cả một
lục địa thậm chí trên phạm vi toàn cầu [1].
Mạng INTERNET: Tiền thân là mạng APARNET, với sự phát triển nhanh
chóng của công nghệ đã cho ra đời mạng INTERNET. Mạng này là sự kết hợp
của vô số các hệ thống truyền thông, máy chủ cung cấp thông tin và dịch vụ, các
máy trạm khai thác thông tin.
Hiện nay việc làm sao có được một hệ thống mạng chạy thật tốt, an toàn, người
sử dụng có thể kết nối mọi lúc mọi nơi kể cả khi di dộng đang rất được quan
tâm. Ðể giải quyết một vấn đề phải dựa trên những yêu cầu đặt ra và dựa trên
công nghệ để giải quyết. Công nghệ không dây đang là một giải pháp quan trọng
nhất cho sự phát triển mạnh mẽ của mạng máy tính trong hiện tại và cả trong
tương lai.

13
Sự ra đời của mạng không dây là một trong những bước tiến lớn nhất của ngành
mạng máy tính. Lịch sử của các mạng không dây gắn liền với sự phát hiện của
công nghệ sóng radio. Năm 1888, tại Hamburg, Đức, nhà vật lý học tên là
Heinrich Rudolf Hertz đã phát hiện ra sóng radio đầu tiên. Đến 1894, sóng radio
đã được sử dụng để truyền thông. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ đã lần
đầu tiên sử dụng sóng radio để truyền dữ liệu. Đến năm 1971, một nhóm các nhà
nghiên cứu dưới sự dẫn đầu của Norman Abramson, tại Đại học Hawaii, đã tạo
ra mạng chuyển mạch gói sử dụng sóng radio đầu tiên có tên gọi là "Alohanet".
Mạng này là mạng cục bộ không dây đầu tiên và được biết đến như mạng
WLAN bây giờ. Các WLAN Alohanet đầu tiên chỉ bao gồm bảy máy tính truyền
thông với nhau. Đến năm 1972, Alohanet kết nối được với hệ thống mạng
WLAN ARPANET trên đất liền. Điều này đã phá vỡ khoảng cách trong việc
truyền thông giữa các máy tính.

Đến năm 1990, nhóm công tác 802.11 được thành lập để tiêu chuẩn hóa các giao
thức truyền thông trong mạng WLAN. Năm 1997, IEEE 802.11 đã được chấp
nhận là chuẩn cho truyền thông trong mạng cục bộ không dây. Công nghệ này
tiếp tục được phát triển cho đến ngày hôm nay.
Cùng với sự phát triển của mạng máy tính, các giao thức truyền thông trong
mạng cũng phát triển theo. Đầu tiên là sự ra đời của giao thức ALOHA, tiếp đến
là các giao thức cảm nhận sóng mang, cảm nhận sóng mang có dò xung đột,
giao thức thẻ bài …Các giao thức này hoạt động khá hiệu quả trong mạng LAN
có dây tuy nhiên chúng lại không thích hợp để sử dụng trong mạng không dây.
Vì thế, cần phát triển những giao thức mới để đáp ứng nhu cầu truyền thông
trong mạng không dây.
1.1. Mạng LAN không dây
1.1.1. Lịch sử của WLAN
Công nghệ WLAN lần đầu tiên xuất hiện vào cuối năm 1990, khi những nhà sản
xuất giới thiệu những sản phẩm hoạt động trong băng tần 900Mhz. Những giải
pháp này (không được thống nhất giữa các nhà sản xuất) cung cấp tốc độ truyền
dữ liệu 1Mbps, thấp hơn nhiều so với tốc độ 10Mbps của hầu hết các mạng sử
dụng cáp hiện thời.
Năm 1992, những nhà sản xuất bắt đầu bán những sản phẩm WLAN sử dụng
băng tần 2.4Ghz. Mặc dầu những sản phẩm này đã có tốc độ truyền dữ liệu cao
hơn nhưng chúng vẫn là những giải pháp riêng của mỗi nhà sản xuất không
được công bố rộng rãi. Sự cần thiết cho việc hoạt động thống nhất giữa các thiết
bị ở những dãy tần số khác nhau dẫn đến một số tổ chức bắt đầu phát triển ra
những chuẩn mạng không dây chung.

14
Năm 1997, viện IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) đã
phê chuẩn sự ra đời của chuẩn 802.11, và cũng được biết với tên gọi WIFI
(Wireless Fidelity) cho các mạng WLAN. Chuẩn 802.11 hỗ trợ ba phương pháp
truyền tín hiệu, trong đó có bao gồm phương pháp truyền tín hiệu vô tuyến ở tần

số 2.4Ghz.
Năm 1999, IEEE thông qua hai sự bổ sung cho chuẩn 802.11 là các chuẩn
802.11a và 802.11b (định nghĩa những phương pháp truyền tín hiệu). Những
thiết bị WLAN dựa trên chuẩn 802.11b đã nhanh chóng trở thành công nghệ
không dây vượt trội. Các thiết bị WLAN 802.11b truyền phát ở tần số 2.4Ghz,
cung cấp tốc độ truyền dữ liệu có thể lên tới 11Mbps. IEEE 802.11b được tạo ra
nhằm cung cấp những đặc điểm về tính hiệu dụng, thông lượng (throughput) và
bảo mật tương đương với mạng có dây.
Năm 2003, IEEE công bố thêm một sự cải tiến là chuẩn 802.11g, có thể truyền
nhận thông tin ở cả hai dải tần 2.4Ghz và 5Ghz và có thể nâng tốc độ truyền dữ
liệu lên đến 54Mbps. Thêm vào đó, những sản phẩm áp dụng 802.11g cũng có
thể tương thích ngược với các thiết bị chuẩn 802.11b. Hiện nay chuẩn 802.11g
đã đạt đến tốc độ 108Mbps-300Mbps.
1.1.2. Ưu, nhược điểm của WLAN
a) Ƣu điểm:
Sự tiện lợi: Mạng không dây cũng như hệ thống mạng thông thường. Nó cho
phép người dùng truy xuất tài nguyên mạng ở bất kỳ nơi đâu trong khu vực
được triển khai (nhà hay văn phòng). Với sự gia tăng số người sử dụng máy
tính xách tay (laptop), đó là một điều rất thuận lợi.
Khả năng di động: Với sự phát triển của các mạng không dây công cộng,
người dùng có thể truy cập Internet ở bất cứ đâu.
Hiệu quả trong việc chuyển vùng: Người dùng có thể duy trì kết nối mạng khi
họ đi từ nơi này đến nơi khác.
Triển khai dễ dàng: Việc thiết lập hệ thống mạng không dây ban đầu chỉ cần ít
nhất 1 access point. Với mạng có dây, phải tốn thêm chi phí và có thể gặp khó
khăn trong việc triển khai hệ thống cáp ở nhiều nơi trong tòa nhà.
Khả năng mở rộng cao: Mạng không dây có thể đáp ứng nhanh chóng yêu cầu
kết nối mạng khi số lượng người dùng tăng lên. Với hệ thống mạng dùng cáp
cần phải chạy thêm các đường cáp.
Sử dụng được trong những vùng đặc biệt: Trong những vùng mà không thể triển

khai cáp (Vùng ảnh hưởng của nơi nhiễm độc, hạt nhân,…) thì việc lựa chọn
triển khai mạng không dây là hợp lý.
b) Nhƣợc điểm:

15
-Tính bảo mật của hệ thống chưa cao: Môi trường kết nối không dây là không
khí nên khả năng bị tấn công của người dùng là rất cao.
- Phạm vi hoạt động giới hạn: Một mạng chuẩn 802.11 với các thiết bị chuẩn chỉ
có thể hoạt động tốt trong phạm vi giới hạn, khoảng 50m trong điều kiện thực
tế. Ngoài vùng phủ sóng cần lắp đặt thêm Repeater hay access point, dẫn đến
chi phí gia tăng.
Độ tin cậy chưa cao: Vì sử dụng sóng vô tuyến để truyền thông nên việc bị
nhiễu, tín hiệu bị giảm do tác động của các thiết bị khác( lò vi sóng,….) là
không tránh khỏi. Làm giảm đáng kể hiệu quả hoạt động của mạng.
1.1.3. Một số ứng dụng của WLAN
Giải pháp cho văn phòng di động: Với sự xuất hiện và phát triển của công nghệ
mạng không dây, các văn phòng làm việc đã thực sự trở thành 1 văn phòng mở.
Các kết nối mạng người dùng được duy trì một cách dễ dàng, liên tục mà không
phụ thuộc vào sự thay đổi vị trí làm việc hay sự bổ sung các điểm kết nối mới.
Giải pháp này không chỉ đơn thuần là tăng khả năng trao đổi thông tin ở trong
văn phòng mà còn giúp người sử dụng nâng cao năng lực làm việc và hiệu quả
kinh doanh.
Giải pháp liên kết các mạng (Building-to-Building): Đối với nhiều tổ chức và
doanh nghiệp lớn, ngoài văn phòng chính còn có rất nhiều các văn phòng chi
nhánh, nhu cầu liên kết các hệ thống mạng thành viên với hệ thống mạng trung
tâm được xem như 1 điều kiện tiên quyết cho việc đồng bộ hoá phương thức
quản lý và các trao đổi thông tin, dữ liệu hoạt động. Giải pháp kết nối không dây
hiện nay đang được xem là giải pháp hợp lý nhất và kinh tế nhất cho các doanh
nghiệp lớn, các khu công nghiệp trong việc liên kết các mạng thông tin.
Với những ưu điểm vượt trội như kết nối mọi lúc, mọi nơi, khả năng đi động

cao, trong tương lại mạng không dây sẽ đáp ứng tối đa những nhu cầu cần thiết
của con người trong công việc và giải trí.
1.1.4. Nguyên nhân chính không sử dụng được giao thức CSMA/CD trong
WLAN
Các giao thức được sử dụng trong mạng có dây như CSMA, CSMA/CD… khá
hiệu quả nhưng đối với mạng không dây các giao thức này không được sử dụng
bởi các lý do chính:
- Cài đặt kỹ thuật phát hiện lỗi đòi hỏi sử dụng các thiết bị truyền radio song
công (full duplex radio) và phải có khả năng truyền, nhận đồng thời. Điều này
có thể làm tăng đáng kể chi phí cài đặt mạng.
- Đối với môi trường mạng không dây chúng ta không thể đảm bảo rằng tất cả
các trạm đều nghe môi trường truyền (điều cơ bản của việc phát hiện lỗi) và

16
thực tế là mỗi trạm khi muốn truyền và cảm nhận được môi trường truyền rỗi
không có nghĩa là môi trường truyền thực sự rỗi xung quanh vùng nhận dữ liệu.
- Năng lượng tín hiệu phát có khả năng lấn át năng lượng tín hiệu thu được nên
không thể phát hiện xung đột trong khi đang phát và do đó không thể huỷ bỏ gói
tin đang truyền đã bị xung đột.
- Có thể nhiễu giữa các trạm trong các mạng WLAN khác nhau nếu WLAN
cùng sử dụng CSMA/CD
- Trong WLAN có một số vấn đề như trạm ẩn (Hidden-station), trạm lộ
(Exposed Station) nếu sử dụng kỹ thuật CSMA/CD thì không giải quyết được
những vấn đề này.
+ Vấn đề trạm ẩn: Đây là hiện tượng xảy ra khi hai terminal A và C cùng muốn
gửi frame đến một terminal B khác, nhưng do nằm ngoài vùng phủ sóng của
nhau nên A và C không nhận thấy nhau. Cả hai đều cho rằng đường truyền đang
rỗi và gửi frame đến B dẫn đến tại B có xung đột xảy ra do có 2 trạm cùng gửi
frame đến một lúc. A là ẩn đối (hidden) với C và ngược lại










Hinh 1.1: Vấn đề trạm ẩn

+ Vấn đề trạm lộ: Đây là hiện tượng một terminal nhầm tưởng đường truyền bận
và tạm ngừng việc truyền tin dù cho điều này là không cần thiết. Chẳng hạn,
trạm B gửi tin cho trạm A và trạm C muốn truyền tin tới một trạm khác nằm
ngoài vùng phủ sóng của A và B là D. Do C nằm trong vùng phủ sóng của B nên
C cho rằng đường truyền đang bận và không gửi tin tới D. Nhưng điều này là
không cần thiết vì đường truyền còn rỗi đối với D do D nằm ngoài vùng phủ
sóng của A và B. C là trạm bị ―lộ‖ đối với B
A
B
C

17

Hình 1.2: Vấn đề trạm lộ

1.2. Một số mạng không dây khác
1.2.1. Mạng không dây 802.15.4
Mạng không dây 802.15.4 hay là LR-WPAN (Low Rate Wireless Personal Area
Networks ) là một mạng giao tiếp với chi phí thấp, cho phép thực hiện các kết
nối không dây, thực hiện các ứng dụng giới hạn về năng lượng và các ứng dụng

yêu cầu thông lượng thấp. Ưu điểm chính của LR-WPAN là dễ cài đặt, truyền
dữ liệu tin cậy, hoạt động trong vùng nhỏ, chi phí thấp, kéo dài thời gian sử
dụng nguồn năng lượng (thường là pin hoặc ắc-qui). Các thiết bị trong mạng chủ
yếu hoạt động trong topo hình sao hoặc ngang hàng với tốc độ truyền dữ liệu là
250kb/s, 40kb/s và 20kb/s. Để truy cập kênh truyền các thiết bị sử dụng kỹ thuật
CSMA/CA. Mạng sử dụng 16 kênh trong dải 2450MHz, 10 kênh trong dải 915
MHz, 1 kênh trong dải 868 MHz.
1.2.2. Mạng không dây 802.15.3
Chuẩn IEEE 802.15.3 (HR-WPAN) là một chuẩn mới cho mạng cá nhân không
dây có tốc độ truyền dữ liệu cao, tiêu thụ năng lượng thấp, dễ cấu hình, dễ sử
dụng. Một điều quan trọng đối với chuẩn IEEE 802.15.3 đó là hệ thống hoạt
động được và tương thích với các mạng không dây hiện tại, ví dụ như IEEE
802.11 WLAN và các mạng WPANs khác.…Mạng không dây 802.15.3 sử dụng
cấu trúc siêu khung để truy cập kênh truyền cùng với kỹ thuật CSMA/CA, các
thiết bị hoạt động trong mạng ngang hàng. Đối với chuẩn 802.15.3 yêu cầu thiết
kế các kiến trúc giao thức nhằm đạt được các yếu tố như: Tối ưu hóa điện năng
tiêu thụ và đảm bảo chất lượng dịch vụ. Tốc độ truyền dữ liệu của mạng không
dây 802.15.3 là 11, 22, 33, 44 hoặc 55 Mbps và sử dụng 4 kênh truyền hoạt
động trong giải 2.4GHz.
1.3. Các vấn đề mà luận văn tập trung nghiên cứu và giải quyết
- Nghiên cứu sâu về kiến trúc giao thức mạng WLAN theo chuẩn 802.11 và các
mạng LAN không dây theo chuẩn 802.15.4 và 802.15.3.

18
- So sánh các đặc điểm khác nhau chủ yếu của các kiến trúc giao thức 802.11,
802.15.4 và 802.15.3: Kỹ thuật truy cập kênh truyền, các yếu tố vật lý sử dụng
cho từng chuẩn,
- Nghiên cứu bằng mô phỏng để có được các kết quả định lượng, nhằm đưa ra
được các kết luận và khuyến nghị có tính khoa học, định lượng. Trong luận văn
thực hiện mô phỏng và đưa ra một số độ đo như sau:

- Tỉ lệ phân phát gói tin: Là tỉ số giữa tổng các gói tin nhận thành công trên tổng
số gói tin gửi đi trong lớp con MAC.
- Chi phí RTS/CTS: Là tỉ lệ của tổng số các gói RTS và CTS trên tổng số gói tin
gửi đi.
- Độ trễ chặng trung bình: là giá trị trung bình của thời gian truyền 1 gói tin qua
một chặng.
- Thông lượng chuẩn hóa:
Thông lượng trung bình (Mbps) = (Kích thước gói tin * Số gói tin) / Thời gian
mô phỏng (Mbps)
Khi đó:
Thông lượng chuẩn hóa = Thông lượng trung bình / Thông lượng danh định
(link capacity)
- Độ trễ:
Độ trễ trung của các gói tin trong một kết nối truyền thông = Tổng (Thời gian
nhận gói tin – thời gian gửi gói tin) / Số gói tin.


19
CHƢƠNG 2: KIẾN TRÚC GIAO THỨC MẠNG THEO
CHUẨN IEEE 802.11

IEEE 802.11 là chuẩn được phát triển để đặc tả tầng MAC và tầng vật lý
cho các kết nối không dây đối với các trạm cố định, di động hay các thiết bị cầm
tay hoạt động trong mạng LAN.
Các mạng LAN không dây theo chuẩn 802.11 sử dụng mô hình hoạt động dưới
đây:
• Mô hình mạng có cơ sở hạ tầng: là mạng không dây dựa trên cơ sở hạ tầng
mạng có dây, trong đó việc truyền thông chủ yếu được thực hiện giữa các node
không dây và điểm truy cập chung AP (Access Point).
• Mô hình mạng ad hoc: Ad-hoc network là mạng không dây trong đó không

cần cơ sở hạ tầng: mỗi node đều có chức năng của một router, chúng có thể liên
lạc trực tiếp hoặc thông qua các node trung gian với các node khác trong mạng
mà không cần dựa trên điểm truy cập chung để điều khiển truy cập đường
truyền.
Chuẩn IEEE 802.11 hỗ trợ ba loại tầng vật lý khác nhau: một loại sử dụng công
nghệ hồng ngoại và hai loại kia sử dụng công nghệ sóng radio. Cả ba loại này
đều cung cấp tốc độ truyền dữ liệu từ 1 – 2Mbps. Công nghệ sóng radio sử dụng
2 kỹ thuật trải phổ: Kĩ thuật trải phổ nhảy tần FHSS (Frequency Hopping Spread
Spectrum) và Kĩ thuật trải phổ thành dãy trực tiếp DSSS (Direct Sequence
Spread Spectrum) trong giải tần 2.4 GHz. Mạng 802.11 sử dụng kỹ thuật
CSMA/CA để truy cập kênh truyền theo cơ chế DCF và kỹ thuật hỏi vòng theo
cơ chế PCF.
2.1 Kiến trúc giao thức mạng IEEE 802.11
2.1.1. Các thành phần kiến trúc của IEEE 802.11
Kiến trúc 802.11 bao gồm các thành phần riêng, tương tác với nhau để tạo
thành một mạng LAN không dây, hỗ trợ các trạm một cách linh hoạt và trong
suốt đối với các lớp trên. Mạng LAN 802.11 dựa trên kiến trúc của mạng tế bào,
ở đây hệ thống được chia nhỏ thành các cell, mỗi cell như vậy được gọi là Basic
Service Set (BSS) và nó được điều khiển bởi một trạm cơ sở gọi là Access Point
(AP). Ngoài BSS thông thuờng, 802.11 LAN có một thành phấn BSS đặc biệt.
Đó là IBSS (independent BSS). IBSS là những BSS bao gồm chỉ có 2 trạm, ở
đây các trạm có thể truyền thông trực tiếp với nhau.

20

Hình 2.1: Thành phần cơ bản của IEEE 802.11

Một trạm trong BSS có thể bật, tắt, đi ra ngoài hay là đi vào trong BSS
khác. Do vậy, trong 802.11 việc sát nhập một trạm với một BSS có tính động.


Hình 2.2: Thành phần distribution system của IEEE 802.11

Để các BSS có thể kết nối được với nhau, Các AP (Access Point) của các
BSS này sẽ được nối với nhau thông qua một đường trục được gọi là
distribution system (DS). Dữ liệu di chuyển giữa BSS và DS phải qua AP. Các
AP cũng là các trạm vì vậy chúng là một thực thể có địa chỉ, địa chỉ của AP sử
dụng để truyền thông trên môi trường không dây không nhất thiết phải giống với
địa chỉ truyền thông trên môi trường của DS. DS và các BSS cho phép tạo ra
một mạng không dây với kích thước tùy ý và phức tạp. Trong IEEE 802.11,
mạng này được gọi là mạng extended service set
Trong chuẩn 802.11, định nghĩa thêm một khái niệm đó là Portal, một
Portal là một thiết bị kết nối giữa mạng LAN 802.11 và 802 LAN khác. Nhờ có
Portal chúng ta có thể hợp nhất mạng LAN không theo chuẩn IEEE 802.11 vào
DS của IEEE 802.11. Tất cả dữ liệu từ LAN khác đi vào mạng theo kiến trúc

21
802.11 đều phải qua Portal. Hiện nay có những thiết bị có thể cung cấp cả 2
chức năng vừa là AP vừa là Portal.

Hình 2.3: Kiến trúc chung của IEEE 802.11

2.1.2 Kiến trúc tầng MAC
IEEE 802.11 MAC được chia làm hai lớp con: Lớp chức năng cộng tác
phân tán – DCF (Distributed coordination function) và lớp chức năng công tác
điểm – PCF (Point coordination function). DCF sử dụng các thuật toán cạnh
tranh để truy cập môi trường, còn PCF sử dụng thuật toán truy cập môi trường
truyền tập trung để cung cấp các dịch vụ không cạnh tranh.

Hình 2.4: Kiến trúc tầng MAC 802.11


2.1.3. Cấu trúc khung
Mỗi một khung MAC bao gồm các thành phần cơ bản sau đây:
- Header: bao gồm các trường Frame Control, Duration/ID, các trường
Address, Sequence Control.

22
- Thân frame: bao gồm các thông tin cụ thể của kiểu frame
- FCS: Chứa đựng mã dư vòng 32 bit để kiểm tra khung.

Hình 2.5: Cấu trúc khung MAC

- Trường Frame Control
Trường Frame Control bao gồm một tập các trường con: Protocol
Version, Type, Subtype, To DS, From DS, More Fragments, Retry, Power
Management, More Data, Wired Equivalent Privacy (WEP) và Order.

Hình 2.6: Cấu trúc trƣờng Frame Control

Ý nghĩa các trường của Frame Control:
- Trường Protocol Version: Trường phiên bản giao thức có độ dài là 2 bit
và không thay đổi. Với mỗi chuẩn nó sẽ có giá trị khác nhau và được đặt
trước. Đối với 802.11 (1999) nó có giá trị là 0. Trường Protocol Version
sẽ được thay đổi khi có sự thay đổi ở các phiên bản của chuẩn.
- Trường Type và Subtype: Trường Type có độ dài là 2 bit và trường
Subtype có độ dài 4 bít. Hai trường này kết hợp với nhau để định danh các
chức năng của khung. Có 3 kiểu frame: khung điểu khiển, khung dữ liệu,
khung quản trị. Chăng hạn:
Kiểu frame
Giá trị Type
Giá trị Subtype

RTS
01
1011
CTS
01
1100
ACK
01
1101
Dữ liệu
10
0000

- Trường To DS có độ dài 1 bít và được đặt là 1 trong kiểu khung dữ liệu đi
đến Distributed Systems (DS). Tất cả các khung dữ liệu sẽ được gửi bởi
các trạm kết hợp với AP. Trường này được đặt là 0 trong tất cả các khung
khác.

23
- Trường From DS có độ dài một 1 bít và được đặt là 1 trong khung dữ liệu
đi ra từ DS, được đặt là 0 trong các khung khác.
- Trường More Fragments có độ dài 1 bít và được đặt là 1 trong tất cả các
khung kiểu dữ liệu và các khung kiểu quản trị có các mảnh khác của
MSDU hiện thời hay MMPDU hiện thời, nó được đặt là 0 trong tất cả các
khung khác.
- Trường Retry có độ dài 1 bít và được đặt là 1 trong bất kì khung có kiểu
dữ liệu hay kiểu quản trị nào mà nó là khung phát lại của khung phát
trước. Trạm nhận sử dụng thông tin này để xử lý loại trừ các khung lặp.
- Power Management có độ dài là 1 bít, được sử dụng để cho biết kiểu quản
trị năng lượng của một trạm. Giá trị của trường này cho biết kiểu mà trạm

sẽ đặt sau khi trao đổi khung hoàn thành thành công. Nó được đặt là 1 để
thông báo rằng trạm sẽ ở trong kiểu tiết kiệm năng lượng, là 0 để thông
báo rằng trạm ở trong kiểu kích hoạt. Trường này luôn được đặt là 0 trong
các khung được truyền bởi AP.
- Trường Duration/ID: Trường này có độ dài 16 bít. Trong kiểu khung PS-Poll
trường Duration/ID dùng ít nhất 14 bít để chứa định danh liên kết của trạm
truyền khung, 2 bít cao nhất đều đặt là 1. Giá trị của định danh liên kết nằm
trong khoảng (1, 2007). Trong tất cả các khung khác, trường Duration/ID sẽ
được định nghĩa cho từng loại khung. Đối với các khung truyền trong
Contention-Free Period (CFP) trường Duration/ID sẽ được đặt là 32768.Trong
các trường hợp còn lại, giá trị của Duration/ID sẽ nhỏ hơn 32768. Giá trị
Duration được sử dụng để cập nhật bộ định thời cấp phát mạng.

Hình 2.7: Bảng giá trị của trƣờng Duration/ID
- Trường địa chỉ:
Có 4 trường địa chỉ trong khung MAC, các trường này được sử dụng để
cho biết BSSID (Basic Service Set Identification), địa chỉ nguồn, địa chỉ đích,
địa chỉ trạm đang truyền và địa chỉ trạm đang nhận. Một địa chỉ lớp MAC là 1
trong 2 loại sau:
1. Địa chỉ riêng: Là địa chỉ liên kết với một trạm liên quan trên mạng.

24
2. Địa chỉ nhóm: Địa chỉ của nhiều trạm đích liên kết với một hoặc nhiều
trạm trên một mạng nhất định. Có 2 loại địa chỉ nhóm:
- Địa chỉ nhóm Multicast: một địa chỉ được kết hợp bởi những thỏa
thuận ở mức cao hơn với một nhóm các trạm có liên quan một cách
logic.
- Địa chỉ Broadcast: là địa chỉ luôn chỉ rõ một tập tất cả các trạm trong
một LAN nhất định. Trường địa chỉ đích có tất cả các bít là 1 được
hiểu là địa chỉ broadcast. Nó được sử dụng để quảng bá đến tất cả các

trạm chủ động trong môi trường truyền. Tất cả các trạm đều có thể
nhận ra địa chỉ broadcast.
BSSID là một trường 48 bít. Đây là trường duy nhất định danh cho mỗi
BSS. Giá trị của trường này là địa chỉ MAC hiện thời được sử dụng bởi trạm
nằm trong vùng AP của BSS. BSSID quảng bá sẽ có giá trị của tất cả các bit là
1.
Trường SA (Source Address) chứa địa chỉ riêng để chỉ rõ thực thể tầng
MAC truyền MSDU (hoặc các phân mảnh của MSDU). Bít Individual/Group
luôn được đặt là 0 trong địa chỉ nguồn.
Trường RA (Receiver Address) chứa địa chỉ nhóm hoặc địa chỉ riêng để
chỉ rõ trạm nhận trên môi trường không dây.
Trường TA (Transmitter Address) chứa địa chỉ riêng để chỉ rõ trạm đang
truyền MPDU vào trong môi trường không dây. Bít Individual/Group luôn được
đặt là 0 trong địa chỉ bên truyền.
- Trường Frame Body là trường có độ dài thay đổi. Nhỏ nhất là 0 byte, độ dài
lớn nhất bằng độ dài lớn nhất của MSDU + ICV + IV. ICV và IV được định
nghĩa trong trường WEP.
- Trường FCS: Có độ dài 32 bit, trường kiểm tra lỗi của toàn bộ khung, sử dụng
đa thức bậc 32.
2.1.3.1 Các khung điều khiển
a) Khung RTS

Hình 2.8: Cấu trúc khung RTS

Trường RA của khung RTS là địa chỉ của trạm nhận. TA là địa chỉ của trạm
đang truyền RTS.

25
Duration là một khoảng thời gian được tính bằng micro giây. Duration=
khoảng thời gian yêu cầu để truyền frame dữ liệu hoặc frame quản trị + khoảng

thời gian của một khung CTS + khoảng thời gian của một ACK + 3*SIFS. Nếu
sau khi tính nó có giá trị thập phân thì được làm tròn đến số nguyên cao hơn.
b) Khung CTS

Hình 2.9: Cấu trúc khung CTS

Trường RA được sao chép từ trường TA của khung RTS. Giá trị Duration
được tính bằng microgiây. Duration= Giá trị của Duration ở RTS - Thời gian
yêu cầu để truyền CTS - 1*SIFS. Nếu sau khi tính nó có giá trị thập phận thì làm
tròn thành số nguyên cao hơn.
c) Khung ACK
Các trường trong cấu trúc khung báo nhận ACK giống với các trường
trong cấu trúc khung CTS. Trường RA của khung ACK được sao chép từ trường
Address 2 của khung dữ liệu trước đó, khung quản trị hoặc các khung điều khiển
PS-Poll. Nếu bít More fragment được đặt là 0 trong trường Frame Control của
khung dữ liệu truớc đó hoặc khung quản trị thì trường Duration có giá trị là 0.
Ngược lại, trường Duration sẽ có giá trị bằng trường Duration của khung dữ liệu
trước đó hoặc bằng khung quản trị trừ đi thời gian yêu cầu truyền ACK và
khoảng SIFS. Nếu kết quả là một số thập phân thì sẽ được làm tròn lên số
nguyên cao hơn.
d) Khung Power-Save Poll

Hình 2.10: Cấu trúc khung lệnh Power-Save Poll

BSSID là địa chỉ của trạm trong AP. TA là địa chỉ của trạm đang truyền khung.
AID là giá trị được khai báo cho trạm đang truyền bởi AP trong khung phản hồi
việc kết hợp đã được thiết lập của trạm được kết hợp hiện tại.
Giá trị AID luôn có 2 bít cao nhất được đặt là 1. Tất cả các trạm, khi nhận được
khung PS-Poll chúng sẽ cập nhật NAV một cách thích hợp trong CF bằng cách


26
sử dụng giá trị Duration được tính bằng thời gian yêu cầu để truyền ACK cộng
với khoảng thời gian SIFS.
e) Khung CF-End

Hình 2.11: Cấu trúc khung CF-End.

BSSID là địa chỉ của trạm được lưu trong AP. RA là địa chỉ Broadcast. Duration
được đặt là 0.
f) Khung CF-End + CF-Ack
Cấu trúc khung CF-End + CF-Ack giống với cấu trúc của CF-End, trường
BSSID chứa địa chỉ của trạm được lưu trong AP. RA là địa chỉ Broadcast.
Duration được đặt là 0.
2.1.3.2 Khung dữ liệu
Cấu trúc khung dữ liệu giống với cấu trúc chung của khung (hình 2.5),
khung dữ liệu được xác định bởi giá trị của trường Type và trường Subtype (giá
trị của trường Type là 10 và giá trị của trường Subtype là 0000 )
Nội dung của trường địa chỉ trong khung dữ liệu phụ thuộc vào giá trị của
trường ―To DS‖ và ―From DS‖. Địa chỉ 1 là địa chỉ bên nhận của bên nhận được
mong đợi. Địa chỉ 2 là địa chỉ của trạm đang truyền khung.
Một trạm sử dụng nội dung của trường địa chỉ 1 để đối chiếu với địa chỉ
của mình để quyết định nhận hay không. Trong trường hợp trường địa chỉ 1 là
trường địa chỉ nhóm thì trường BSSID sẽ được kiểm tra để đảm bảo việc truyền
broadcast hay multicast được bắt đầu trong cùng một BSS. Một trạm sẽ sử dụng
nội dung của trường địa chỉ 2 để nhận báo nhận nếu việc báo nhận là cần thiết.
DA là đích của MSDU ở trong trường thân khung. SA là địa chỉ của thực thể
MAC nơi bắt đầu của MSDU. RA là địa chỉ của trạm trong AP ở trên DS không
dây được mong đợi nhận khung ngay tức thì. TA là địa chỉ của trạm trong AP
trên DS không dây mà đang truyền khung.
BSSID của khung dữ liệu được quyết định:

 Nếu một trạm là AP hoặc được kết hợp với AP thì BSSID là địa chỉ
hiện nay đang được dùng bởi trạm đó trong AP.
 Nếu một trạm là thành viên của IBSS thì BSSID là định danh của
IBSS.

×