Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 110 trang )



1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



NGUYỄN THỊ DUNG





PHẠT TIỀN VỚI TƢ CÁCH HÌNH PHẠT BỔ SUNG
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC







HÀ NỘI - 2014






2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



NGUYỄN THỊ DUNG




PHẠT TIỀN VỚI TƢ CÁCH HÌNH PHẠT BỔ SUNG
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 60 38 01 04


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Tiến Việt





HÀ NỘI - 2014



3



Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn ch-a từng đ-ợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Dung






4

MỤC LỤC



Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


Danh mục các bảng


Danh mục các biểu đồ


MỞ ĐẦU
1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHẠT TIỀN VỚI TƢ
CÁCH HÌNH PHẠT BỔ SUNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM
9
1.1.
Khái niệm, mục đích và vai trò của hình phạt bổ sung trong

luật hình sự Việt Nam
9
1.1.1.
Khái niệm hình phạt bổ sung
9
1.1.2.
Mục đích và vai trò của hình phạt bổ sung
14
1.2.
Khái niệm, mục đích và vai trò của phạt tiền với tư cách hình
phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam
17
1.2.1.
Khái niệm phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung
17
1.2.2.
Mục đích và vai trò của phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung
20
1.3.
Sự hình thành và phát triển của luật hình sự Việt Nam từ sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ
luật hình sự năm 1999 về phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung
22
1.3.1.
Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước pháp
điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985
22
1.3.2.
Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến
trước pháp điển hóa lần thứ hai - Bộ luật hình sự năm 1999

26


5

Chương 2: PHẠT TIỀN VỚI TƢ CÁCH HÌNH PHẠT BỔ SUNG
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ
NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI
30
2.1.
Phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung trong Bộ luật hình sự
Việt Nam
30
2.1.1.
Quy định trong Phần chung Bộ luật hình sự
30
2.1.2.
Quy định trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự
43
2.2.
Phân biệt phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung với một số
chế tài pháp lý khác
52
2.2.1.
Phân biệt phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung và phạt tiền
với tư cách hình phạt chính
52
2.2.2.
Phân biệt phạt tiền và tịch thu tài sản với tư cách hình phạt
bổ sung

53
2.2.3.
Phân biệt phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung và phạt tiền
với tư cách là biện pháp xử lý hành chính
54
2.3.
Phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung trong Bộ luật hình sự
một số nước trên thế giới
55
2.3.1.
Bộ luật hình sự Liên bang Nga
55
2.3.2.
Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
57
2.3.3.
Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển
58
2.3.4.
Bộ luật hình sự Nhật Bản
60

Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHẠT TIỀN VỚI TƢ CÁCH HÌNH
PHẠT BỔ SUNG VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
62
3.1.
Thực tiễn áp dụng phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung
62
3.1.1.
Tình hình áp dụng

62
3.1.2.
Những nhận xét, đánh giá
75
3.2.
Một số tồn tại, hạn chế trong lập pháp và thực tiễn áp dụng phạt
tiền với tư cách hình phạt bổ sung và các nguyên nhân cơ bản
76


6
3.2.1.
Một số tồn tại, hạn chế trong lập pháp và thực tiễn áp dụng
phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung
76
3.2.2.
Các nguyên nhân cơ bản
83
3.3.
Những kiến nghị
86
3.3.1.
Hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự
87
3.3.2.
Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, cán bộ xét xử trong việc áp dụng phạt tiền với tư cách
hình phạt bổ sung
90
3.3.3.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
92
3.3.4.
Tăng cường công tác tổng kết thực tiễn áp dụng phạt tiền với
tư cách hình phạt bổ sung
93

KẾT LUẬN
95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
97



7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
2.1
Các tội phạm về tham nhũng
43
2.2
Các tội phạm về ma túy
45
2.3

Danh mục các điều luật có quy định phạt tiền với tư cách
hình phạt bổ sung
47
3.1
Bảng số liệu các bị cáo bị áp dụng phạt tiền với tư cách
hình phạt bổ sung từ năm 2009 đến năm 2013
62
3.2
Bảng cơ cấu áp dụng phạt tiền với tư cách hình phạt bổ
sung trong các chương tội phạm từ năm 2009 đến năm 2013
65
3.3
Việc áp dụng phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung
trong xét xử sơ thẩm năm 2011
68
3.4
Việc áp dụng phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung
trong xét xử sơ thẩm năm 2012
69
3.5
Việc áp dụng phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung
trong xét xử sơ thẩm năm 2013
71



8


DANH MỤC CÁC BIỀU ĐỒ


Số hiệu
biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
3.1
Số liệu các bị cáo bị áp dụng phạt tiền với tư cách hình
phạt bổ sung từ năm 2009 đến năm 2013
63
3.2
Cơ cấu bị cáo áp dụng phạt tiền với tư cách hình phạt bổ
sung trong các chương tội phạm năm 2009
65
3.3
Cơ cấu bị cáo áp dụng phạt tiền với tư cách hình phạt bổ
sung trong các chương tội phạm năm 2010
66
3.4
Cơ cấu bị cáo áp dụng phạt tiền với tư cách hình phạt bổ
sung trong các chương tội phạm năm 2011
66
3.5
Cơ cấu bị cáo áp dụng phạt tiền với tư cách hình phạt bổ
sung trong các chương tội phạm năm 2012
67
3.6
Cơ cấu bị cáo áp dụng phạt tiền với tư cách hình phạt bổ
sung trong các chương tội phạm năm 2013
67




9
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hình phạt bổ sung là một trong những chế định cơ bản của luật hình
sự Việt Nam. Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về hình phạt bổ sung có
ý nghĩa quan trọng trên các mặt lập pháp, khoa học và thực tiễn. Hình phạt
bổ sung không chỉ thể hiện tính cưỡng chế, trừng trị mà các hình phạt này
chủ yếu là những biện pháp giáo dục, thuyết phục. Trong các hình phạt bổ
sung thì không thể không nhắc đến phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung.
Phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung tuy chỉ được áp dụng kèm theo các
hình phạt chính (không phải phạt tiền), nhưng có tác động tích cực trong
công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Vai trò tích cực của nó
được thể hiện thông qua việc chủ động loại trừ khả năng phạm tội mới của
người bị kết án và tiếp tục cải tạo, giáo dục người phạm tội sau khi đã chấp
hành xong hình phạt chính. Ưu điểm nổi bật của hình phạt bổ sung nói
chung, phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung nói riêng được thể hiện chính
trong vai trò phòng ngừa tội phạm, nó tác động trực tiếp vào hoàn cảnh
khách quan làm cho người phạm tội mất đi các điều kiện xã hội có thể để tái
phạm, đó là tiền bạc của người bị kết án. Vì vậy, kết hợp đúng đắn việc áp
dụng hình phạt chính và phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung đối với
người phạm tội là một trong những điều kiện quan trọng để đạt được mục
đích của hình phạt.
Lịch sử lập pháp hình sự của Việt Nam từ năm 1945 đến nay cho thấy
phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung được quy định phong phú và đa dạng,
có sự kế thừa và bổ sung hoàn thiện qua từng thời kỳ. Phạt tiền với tư cách
hình phạt bổ sung trong Bộ luật hình sự năm 1999 là kết quả của nhiều lần
sửa đổi, bổ sung trên cơ sở tổng kết thực tiễn áp dụng và thi hành hình phạt

này của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Những quy phạm này đã tạo điều kiện


10
cho các cơ quan áp dụng pháp luật đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu
quả. Trong năm 2009 cả nước ta có 5183 bị cáo áp dụng hình phạt tiền với tư
cách hình phạt bổ sung trên tổng số 114970 bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm
chiếm 4,5%. Tương tự thì năm 2010 là 4323/ 101986 bị cáo chiếm 4,2%; năm
2011 là 5072/ 97961 bị cáo chiếm 5,2%; năm 2012 là 7110/ 117402 bị cáo
chiếm 6,1%; năm 2013 là 6440/ 118281 chiếm 5,4%. Nhìn chung, việc áp
dụng phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung có xu hướng tăng từ năm 2009
đến năm 2013. Tuy nhiên, một số quy phạm phạt tiền với tư cách hình phạt bổ
sung của Bộ luật hình sự hiện hành, ở các mức độ khác nhau, vẫn bộc lộ
những hạn chế, thiếu sót nhất định. Mặt khác, công tác giải thích, hướng dẫn
áp dụng pháp luật hình sự chưa được quan tâm đúng mức gây khó khăn cho
việc áp dụng pháp luật trong hoạt động thực tiễn.
Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về những vấn đề liên
quan đến phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung của các tác giả trong và
ngoài nước. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu
cụ thể về đề tài này. Mặt khác, cùng với sự phát triển trên các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, xã hội của đất nước, nhiều vấn đề của luật hình sự, trong đó có
phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung, cũng luôn vận động và phát triển đòi
hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu, giải quyết.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn
đề lý luận và thực tiễn về phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung, trên cơ sở
đó đưa ra những giải pháp để tiếp tục hoàn thiện Bộ luật hình sự hiện hành và
giải quyết những vướng mắc của thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự là việc
làm cần thiết, không những có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận, mà còn có ý
nghĩa cả về thực tiễn trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
Tất cả những điều trên đây là lý do để tôi lựa chọn vấn đề "Phạt tiền

với tư cách hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam" làm đề tài
nghiên cứu khoa học cho luận văn thạc sĩ của mình.


11
2. Tình hình nghiên cứu
Do hình phạt có vị trí, vai trò quan trọng trong luật hình sự, nên ở
trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở những
mức độ khác nhau, những khía cạnh, phương diện khác nhau về hình phạt và
hệ thống hình phạt, trong đó có phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung.
Vấn đề hình phạt đã được nhiều chuyên gia ở nước ngoài nghiên cứu như:
H.L.A. Hart, Punishment and Responsibility, Oxford, 1968; 2) Cragg, Wesley,
The Practice of Punishment: Towards a Theory of Restorative Justice, New York,
Routledge, 1992; 3) M. Bellmore, H.J.Greenberg and J.J.Jarvis, Generauzed
Penalty - function concepts in Mathematical optization, Georgia Institute of
Technology, Atlanta, Georgia Received June 17, 1968; 4) Galperin I.M, Hình
phạt, chức năng xã hội và thực tiễn áp dụng, Matxcơva, 1983 (tiếng Nga); v.v
Còn ở Việt Nam, pháp luật hình sự cũng có quy định về phạt tiền với
tư cách hình phạt bổ sung và khoa học luật hình sự có các công trình nghiên
cứu cụ thể như sau:
* Dưới góc độ thực tiễn xét xử, Tòa án nhân dân tối cao có văn bản
hướng dẫn việc xử lý một số khía cạnh liên quan đến hình phạt tiền đó là
Công văn số 162/2002/KHXX ngày 04 tháng 11 năm 2002 về áp dụng hình
phạt tiền. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay chưa có một văn bản pháp lý
nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết
về phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung.
* Dưới góc độ khoa học pháp lý hình sự, việc nghiên cứu phạt tiền với
tư cách hình phạt bổ sung cũng đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu và
cũng được đề cập trong hệ thống giáo trình dành cho hệ đại học của các cơ sở
đào tạo luật học như: Chương thứ bảy - Hình phạt và biện pháp tư pháp,

Trong sách: Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa
học luật hình sự (Phần chung) của GS.TSKH Lê Văn Cảm, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2005; 2) Chương XV - Khái niệm hình phạt, hệ thống hình phạt


12
và các biện pháp tư pháp, Trong sách: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần
chung) của PGS. TS. Trịnh Quốc Toản (GS.TSKH Lê Văn Cảm chủ biên),
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 (tái bản năm 2003 và 2007); 3) Những
vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam
của PGS.TS. Trịnh Quốc Toản, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011; 4) Trách
nhiệm hình sự và hình phạt do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên), Nxb Công
an nhân dân, 2001; 5) Tìm hiểu về hình phạt và quyết định hình phạt trong
luật hình sự Việt Nam của ThS. Đinh Văn Quế, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000;
6) Chương 8 - Khái niệm hình phạt và hệ thống hình phạt, Trong sách: Tội
phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam (GS.TSKH. Đào Trí
Úc chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994. Trong đó, đáng chú ý là
công trình nghiên cứu của PGS.TS. Trịnh Quốc Toản đã đề cập tương đối đầy
đủ và có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt bổ sung trong
luật hình sự Việt Nam.
* Dưới góc độ đề tài luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ luật học: tương
tự, cũng chưa có công trình khoa học nào đề cập đến phạt tiền với tư cách
hình phạt bổ sung. Năm 2010 có luận án tiến sĩ luật học đề cập chung về hình
phạt bổ sung với đề tài: "Các hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam"
của tác giả Trịnh Quốc Toản, bảo vệ tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
* Dưới góc độ bài viết trên các tạp chí khoa học, cũng chỉ có một số
bài viết đơn lẻ đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến phạt tiền với tư cách hình
phạt bổ sung, chẳng hạn: 1) Một số vấn đề mới về hình phạt tiền trong Bộ luật
hình sự năm 1999, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7/2003 của TS. Trịnh Tiến
Việt; 2) Về hình phạt tiền trong luật một số nước, Tạp chí Nhà nước và pháp

luật, số 7/2002 của PGS. TS. Trịnh Quốc Toản; 3) Sự mâu thuẫn của hình
phạt tiền quy định tại khoản 1, Điều 30 Bộ luật hình sự với một số tội phạm
cụ thể và những bất cập của hình phạt này, Tạp chí Tòa án nhân dân (8)/2006
của PGS.TS. Dương Tuyết Miên; 4) Hình phạt tiền và thực tiễn áp dụng, Tạp
chí Tòa án nhân dân (3)/2009 của tác giả Đỗ Văn Chỉnh; 5) Một số vấn đề lý


13
luận về hình phạt tiền, Tạp chí Tòa án nhân dân (8)/2009 của tác giả Nguyễn
Hoàng Lâm; 6) Một số ý kiến về hình phạt tiền theo quy định của Bộ luật hình
sự năm 1999, Tạp chí Kiểm sát (4)/2013 của tác giả Lý Văn Tầm; v.v
Tuy nhiên, qua nghiên cứu các công trình cho thấy, phạt tiền với tư
cách hình phạt bổ sung chỉ là một phần trong nội dung nghiên cứu của các tác
giả nên chưa phân tích sâu cả về lý luận cũng như thực tiễn áp dụng. Ngoài ra,
có những công trình chỉ tập trung vào phần lý luận nên các tác giả chưa đưa ra
các giải pháp có tính hệ thống, toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các
quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về phạt tiền với tư cách hình phạt bổ
sung. Như vậy, dưới góc độ một luận văn thạc sĩ luật học, cho đến nay chưa
có công trình nào đề cập riêng rẽ đến phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung
theo luật hình sự Việt Nam, cũng như nghiên cứu thực tiễn xét xử trong cả
nước. Cho nên, việc tác giả lựa chọn đề tài "Phạt tiền với tư cách hình phạt
bổ sung trong luật hình sự Việt Nam" để thực hiện rõ ràng có tính thời sự và
cấp thiết. .
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó - Phạt
tiền với tư cách hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phạt tiền
với tư cách hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam dưới góc độ pháp

lý hình sự, khái quát lịch sử hình thành và phát triển về hình phạt này từ sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. Ngoài ra luận văn còn phân tích
thực tiễn xét xử trên phạm vi cả nước trong 05 năm (2009 - 2013), đồng thời
có so sánh với pháp luật hình sự một số nước trên thế giới, qua đó nhằm giải
quyết nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu.


14
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý
luận những nội dung cơ bản về phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung trong
luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trong cả nước, từ đó rút ra những
tồn tại, bất cập để đề xuất việc hoàn thiện các quy định về tội phạm này trong
Bộ luật hình sự, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phạt
tiền với tư cách hình phạt bổ sung nói riêng ở nước ta hiện nay.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
* Về lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu chính sách hình sự của Nhà nước
về phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung, phân tích khái niệm, những đặc
điểm, nội dung và điều kiện áp dụng, lịch sử hình thành và phát triển của hình
phạt này trong luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
đến nay, cũng như so sánh với pháp luật hình sự một số nước trên thế giới,
qua đó làm sáng tỏ bản chất pháp lý và những nội dung cơ bản của phạt tiền
với tư cách hình phạt bổ sung.
* Về thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng phạt tiền với tư
cách hình phạt bổ sung trong thực tiễn xét xử trên cả nước qua 05 năm (2009-
2013), đồng thời phân tích những tồn tại xung quanh việc áp dụng pháp luật
và trong lập pháp hình sự, từ đó đề xuất những kiến nghị hoàn thiện Bộ luật
hình sự Việt Nam về hình phạt này.
5. Cơ sở phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh
phòng và chống tội phạm, cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa học
pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận về Nhà nước và pháp luật, luật hình sự,


15
tội phạm học, luật tố tụng hình sự và triết học, cũng như những luận điểm
khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng
trên tạp chí của một số nhà khoa học luật hình sự Việt Nam và nước ngoài.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hình
sự như: lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, phương pháp xã hội học như
thống kê, định lượng, định tính để phân tích, tổng hợp các tri thức khoa học
luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn.
6. Những đóng góp mới của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Luận văn nghiên cứu, giải quyết một cách tương đối có hệ thống và
đầy đủ về những vấn đề lý luận và thực tiễn của phạt tiền với tư cách hình
phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam và đánh giá thực tiễn xét xử trong
thời gian 05 năm (2009 - 2013) trên phạm vi cả nước, đồng thời so sánh với
pháp luật hình sự một số nước trên thế giới, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn
thiện phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung trong Bộ luật hình sự Việt Nam.
Do đó, luận văn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận cần thiết
cho các nhà khoa học - luật gia, cán bộ thực tiễn và các sinh viên, học viên
cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Tư pháp hình sự, cũng như góp
phần phục vụ công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình
sự trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục,
cải tạo người phạm tội ở nước ta hiện nay.

6.2. Về mặt thực tiễn
Thông qua việc phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về phạt
tiền với tư cách hình phạt bổ sung, luận văn đưa ra những kiến nghị hoàn
thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về hình phạt ở khía cạnh lập
pháp, qua đó bảo đảm việc áp dụng thống nhất trong thực tiễn xét xử, từ đó


16
nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và việc
áp dụng phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung nói riêng ở nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về phạt tiền với tư cách hình phạt bổ
sung trong luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung trong Bộ luật hình
sự Việt Nam và một số nước trên thế giới.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung
và những kiến nghị.




17
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHẠT TIỀN VỚI TƢ CÁCH
HÌNH PHẠT BỔ SUNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ VAI TRÒ CỦA HÌNH PHẠT BỔ SUNG
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1.1. Khái niệm hình phạt bổ sung
Hình phạt bổ sung và hình phạt, nhìn dưới góc độ triết học có mối
quan hệ nội tại, tương tác với nhau. Đây là mối quan hệ giữa cái riêng và cái
chung, trong đó hình phạt bổ sung là cái riêng, còn hình phạt là cái chung.
Cái riêng là phạm trù được dùng để chỉ một sự vật, một hiện
tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định. Còn cái chung là phạm trù
dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có
một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự
vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác [23, tr. 238].
Như vậy, phạm trù hình phạt bổ sung với tư cách là cái riêng bao giờ
cũng được đặt trong phạm trù hình phạt với tư cách là cái chung. Chính vì lý
lẽ đó muốn hiểu được khái niệm hình phạt bổ sung thì nhất thiết chúng ta phải
nhận thức được khái niệm hình phạt.
Trong lịch sử nhân loại có những quan niệm khác nhau về bản chất và
nội dung của hình phạt. Nhìn chung, các quan điểm đó có thể được chia thành
hai loại: 1) Quan niệm thứ nhất coi hình phạt là công cụ trừng trị, trả thù người
phạm tội, lấy sự khắc nghiệt của hình phạt làm điều răn cho người phạm tội;
2) Quan niệm thứ hai coi hình phạt là công cụ pháp lý cần thiết để đấu tranh
phòng, chống tội phạm, cải tạo giáo dục người phạm tội [16, tr. 107-108]. Về
vấn đề này, trong cuốn sách chuyên khảo Những vấn đề lý luận và thực tiễn


18
về hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2011, PGS. TS. Trịnh Quốc Toản đã tổng kết như sau:
Quan điểm coi hình phạt là sự trả thù của Nhà nước dựa theo học thuyết
trừng trị (Vergeltungstheorie) hay còn gọi là học thuyết hình phạt tuyệt đối
(Absolute Straftheorie) do Immanuel Kant (1724-1804) và sau đó là Georg
Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831) chủ trương. Trong tác phẩm "Luân lý
siêu hình", I. Kant cho rằng, sự bất công do hành vi của người phạm tội gây ra

phải được đền bù bằng hình phạt, thông qua đó trật tự pháp luật bị xâm phạm
được khôi phục. Việc áp dụng hình phạt nhằm bảo đảm công lý, công bằng. Ở
đây, I. Kant đòi phải thực hiện nguyên tắc "ân oán ngang bằng": Đối với tội
giết người phải tử hình, đối với tội hiếp dâm - cần thiến kẻ hiếp dâm, tội làm
nhục - cần công khai hôn tay người bị làm nhục v.v [67, tr. 151]. Như vậy, cơ
sở pháp lý và ý nghĩa của hình phạt theo học thuyết hình phạt tuyệt đối, chỉ
nằm ở sự trừng trị, trả thù, có nghĩa là bằng việc áp dụng hình phạt, sự bất
công mà người phạm tội đã có lỗi gây ra được đền bù công bằng. Người phạm
tội là người làm điều ác, mang nợ đối với xã hội nên cần phải trả bằng hình
phạt, họ là kẻ thù của xã hội chứ không phải là thành viên của xã hội. Vì vậy,
hình phạt chỉ có mục đích tự thân trừng trị, trả thù, chứ tuyệt đối không có
mục đích phòng ngừa tội phạm.
Theo tiến trình phát triển của xã hội, bên cạnh các học thuyết trừng trị
hay là học thuyết hình phạt tuyệt đối xuất hiện các học thuyết về phòng ngừa tội
phạm hay còn gọi là học thuyết hình phạt tương đối (relative Straftheorien) do
Cesare Beccaria (1738-1794) khởi xướng, sau đó là Jeremy Bentham (1748-1832),
P.J.A. Feuerbach (1775-1833) và F. v. Liszt (1851-1919). Theo học thuyết
này, hình phạt không hướng vào việc trả thù người phạm tội mà chỉ nhằm phòng
ngừa tội phạm trong tương lai. Do không có học thuyết nào là phù hợp, vượt
trội để biện minh cho sự tồn tại của hình phạt, nên có nhiều học giả đã hợp
nhất hai loại học thuyết trên thành học thuyết liên hợp (Vereinigungstheorie),
mà những người đại diện xuất sắc là A. Merkel; R. V. Hippel; H. L. A. Hart.


19
Theo học thuyết này, hình phạt không chỉ có mục đích trừng trị mà còn có
mục đích phòng ngừa tội phạm [60, tr. 14].
Còn trong khoa học luật hình sự Liên Xô trước đây và Liên bang Nga
ngày nay có các quan điểm coi hình phạt hoặc là biện pháp cưỡng chế của
Nhà nước do Tòa án nhân danh Nhà nước áp dụng đối với người có lỗi trong

việc thực hiện tội phạm nhằm mục đích ngăn ngừa chung và ngăn ngừa riêng
(Natasev A.E., Xtruchkôv H.A., Nôi I.X., Bêlaev N.A.); hoặc là sự trừng trị,
tức là gây cho người có tội những sự đau đớn và những sự tước đoạt do luật
định mà người đó phải chịu (Đementrev X.I); hoặc là một trong các biện pháp
đấu tranh chống tội phạm mà nội dung của nó là kết hợp thuyết phục với
cưỡng chế (Karpetx) [5, tr. 674].
Theo Bộ luật hình sự Liên bang Nga được Hội đồng Liên bang Nga phê
chuẩn ngày 05 tháng 6 năm 1996 quy định khái niệm hình phạt tại Điều 43
như sau:
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước áp dụng theo phán
quyết của Tòa án. Hình phạt được áp dụng đối với người bị coi là có lỗi trong
hành vi phạm tội và được bộ luật hình sự này quy định bằng việc tước bỏ
hoặc hạn chế các quyền tự do của người đó [64, tr. 56].
Còn trong khoa học luật hình sự Việt Nam, các học giả luôn đi theo tư
tưởng tiến bộ, nhân đạo về hình phạt, nên đã đưa ra những quan niệm về hình
phạt mà về cơ bản là thống nhất, mặc dù trong mỗi quan niệm đó có những sự
khác nhau nhất định, chẳng hạn như:
Theo GS.TSKH. Lê Văn Cảm: "Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm
khắc nhất của Nhà nước được quyết định trong bản án kết tội có hiệu lực pháp
luật của Tòa án để tước bỏ hay hạn chế quyền, tự do của người bị kết án theo
các quy định của pháp luật hình sự" [2, tr. 11-12].
GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa định nghĩa:


20
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế Nhà nước nghiêm khắc
nhất được quy định trong luật hình sự, do Tòa án áp dụng cho chính
người đã thực hiện tội phạm, nhằm trừng trị và giáo dục họ, góp phần
vào việc đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ chế độ và trật tự
xã hội cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân [19, tr. 29].

Hay theo GS.TS Võ Khánh Vinh lại quan niệm:
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất do luật
quy định được Tòa án nhân dân nhân danh Nhà nước quyết định
trong bản án đối với người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm và
được thể hiện ở việc tước đoạt hoặc hạn chế các quyền và lợi ích do
pháp luật quy định đối với người bị kết án [74, tr. 110].
Còn PGS.TS. Trịnh Quốc Toản trên cơ sở phân tích nhiều quan điểm
khoa học và các đặc điểm cơ bản của hình phạt đã định nghĩa:
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà
nước, được luật quy định, do Tòa án áp dụng đối với người bị kết
án và được thể hiện ở việc tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của
họ nhằm giáo dục, cải tạo họ và phòng ngừa tội phạm, đảm bảo cho
luật hình sự thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ và đấu tranh phòng,
chống tội phạm [59, tr. 53]; v.v
Trong pháp luật hình sự nước ta từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945
đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999, khái niệm hình phạt chưa
được ghi nhận một cách chính thức ở bất kỳ một văn bản pháp luật nào, chỉ
đến khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 thì khái niệm hình phạt lần đầu
tiên mới được quy định tại Điều 26 Bộ luật hình sự: "Hình phạt là biện pháp
cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế
quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong Bộ luật
hình sự và do Tòa án quyết định" [40].


21
Thật ra, cách diễn đạt của Điều 26 Bộ luật hình sự năm 1999 là chưa
thật chính xác: "Hình phạt có nội dung pháp lý là tước bỏ hoặc hạn chế
quyền, lợi ích hợp pháp của người phạm tội chứ không phải có mục đích
nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp đó" [19, tr. 24]. Do vậy,
từ "nhằm" trong Điều 26 là thừa. Tuy vậy việc xây dựng được một khái niệm

pháp lý chính thức tương đối hoàn chỉnh, thể hiện khá đầy đủ nội dung, bản
chất, đặc điểm của hình phạt dưới góc độ một chế tài hình sự có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn lớn trong khoa học luật hình sự.
Từ khái niệm hình phạt, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về hình phạt
bổ sung dựa trên những điểm chung giống hình phạt và những điểm riêng
khác của hình phạt bổ sung. Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, các học
giả có quan điểm về hình phạt bổ sung như sau:
GS.TS. Võ Khánh Vinh định nghĩa:
Hình phạt bổ sung là hình phạt được bổ sung thêm vào hình
phạt chính và không được tuyên độc lập mà chỉ có thể tuyên kèm
theo một hình phạt chính. Tùy theo từng trường hợp cụ thể của vụ
án, kèm theo một hình phạt chính Tòa án có thể tuyên một hoặc vài
hình phạt bổ sung [74, tr. 113].
Theo quan điểm của PGS. TS. Trịnh Quốc Toản thì:
Hình phạt bổ sung là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của
Nhà nước được luật quy định, do Tòa án áp dụng bổ sung cho hình
phạt chính trong bản án kết tội đối với người bị kết án và được thể
hiện ở việc tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích nhất định của họ
nhằm củng cố, tăng cường hiệu quả của hình phạt chính và phòng
ngừa tội phạm [60, tr. 77].
Còn TS. Uông Chu Lưu thì cho rằng: "Hình phạt bổ sung là biện pháp
cưỡng chế của Nhà nước được quy định trong luật hình sự, do Tòa án áp dụng


22
đối với người phạm tội, phản ánh sự đánh giá của Nhà nước về hành vi phạm
tội và người đã thực hiện hành vi đó" [27, tr. 229].
Theo các quan niệm về khái niệm chung về hình phạt nêu trên, và các
đặc điểm, bản chất, ý nghĩa, mục đích và vai trò của hình phạt bổ sung, có thể
đưa ra định nghĩa về hình phạt bổ sung như sau: Hình phạt bổ sung là biện

pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc được quy định trong Bộ luật hình sự,
do Tòa án nhân danh Nhà nước tuyên kèm theo hình phạt chính trong bản án
kết tội đã có hiệu lực pháp luật với mục đích tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi
ích của người bị kết án.
1.1.2. Mục đích và vai trò của hình phạt bổ sung
* Mục đích của hình phạt bổ sung
Hình phạt bổ sung cũng có những mục đích giống như mục đích của
hình phạt đó là trừng trị, giáo dục và phòng ngừa tội phạm.
Luật hình sự Việt Nam quy định về mục đích của hình phạt tại Điều 20
Bộ luật hình sự năm 1985 và Điều 27 Bộ luật hình sự năm 1999:
Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn nhằm cải
tạo họ trở thành người có ích cho xã hội, tuân theo pháp luật và các quy tắc
của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn
nhằm mục đích giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh chống và
phòng ngừa tội phạm.
Theo quy định trên thì hình phạt không chỉ nhằm trừng trị mà còn
giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân
theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ
phạm tội mới. Đây là mục đích chính và là nội dung cơ bản của bản chất hình
phạt trong pháp luật hình sự nước ta. Mục đích này không chỉ được thể hiện
ngay trong nội dung các loại hình phạt mà nó còn được thể hiện ở nhiều chế
định khác trong luật hình sự Việt Nam.


23
Ngoài hai mục đích chính như đã nêu trên thì hình phạt bổ sung còn
có mục đích giúp hình phạt chính đạt được hiệu quả cao nhất:
Thứ nhất, hình phạt bổ sung làm cho hệ thống hình phạt cân đối hơn,
tương xứng hơn, hoàn thiện hơn góp phần thực hiện nguyên tắc xử lý hình sự
và nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt, giúp cho việc thực

hiện chính sách hình sự năng động đáp ứng tốt hơn yêu cầu đấu tranh phòng
chống tội phạm. Việc áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm tội sẽ
củng cố hỗ trợ và tăng cường cho kết quả đạt được do việc áp dụng hình phạt
chính. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa hình phạt chính và hình phạt bổ sung
trong quyết định hình phạt với những trường hợp cụ thể là rất quan trọng góp
phần nâng cao tính hiệu quả của hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam.
Thứ hai, hình phạt bổ sung không có mục đích trừng trị cao như hình
phạt chính và không được áp dụng một cách độc lập mà áp dụng cùng với
hình phạt chính để hỗ trợ cho hình phạt chính. Hình phạt bổ sung trong một
vụ án cụ thể, có tác dụng hỗ trợ và bổ sung cho hình phạt chính, tăng thêm
hiệu quả của hình phạt đối với người phạm tội. Do vậy, cần kết hợp đúng đắn
việc áp dụng hình phạt chính với các hình phạt bổ sung khác đối với người
phạm tội là một trong những điều kiện quan trong để đạt được mục đích của
hình phạt.
Thứ ba, hình phạt bổ sung trong hệ thống hình phạt làm phong phú
các biện pháp hình sự. Trong luật hình sự nhiều nước trong đó có Việt Nam
còn xây dựng hình phạt lưỡng tính - loại hình phạt vừa có thể áp dụng với tính
chất là hình phạt chính vừa với tính chất hình phạt bổ sung.
Thứ tư, khi áp dụng hình phạt chính đối với người bị kết án thì Nhà
nước đều hướng vào việc giáo dục cải tạo họ và phòng ngừa tội phạm. Còn khi
áp dụng hình phạt bổ sung thì Tòa án nghiêng về mục đích phòng ngừa riêng
nhiều hơn, nhưng không có nghĩa là việc áp dụng hình phạt bổ sung vượt ra
ngoài các mục đích chung của hình phạt. Bên cạnh tác dụng phòng ngừa tội


24
phạm, hình phạt bổ sung vẫn còn có tác dụng trừng trị, cải tạo, giáo dục người
bị kết án nhằm đạt được các mục đích của hình phạt và trách nhiệm hình sự.
Thứ năm, hình phạt bổ sung vừa có tác dụng tiếp tục cải tạo, giáo dục
người phạm tội sau khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính vừa phát huy

tính tích cực trong việc loại trừ môi trường, điều kiện phạm tội lại của người
bị kết án.
* Vai trò của hình phạt bổ sung
Hệ thống hình phạt (bao gồm các hình phạt chính và hình phạt bổ
sung) thể hiện đầy đủ nhất mục đích trừng trị cải tạo, giáo dục người phạm tội
ngăn ngừa họ phạm tội mới cũng như giáo dục người khác tôn trọng pháp
luật. Bên cạnh đó hình phạt bổ sung giữ vai trò củng cố, hỗ trợ hình phạt
chính, nhưng không thể thay thế hình phạt chính.
Theo quan điểm của TS. Uông Chu Lưu: "Hình phạt bổ sung có vai trò
tích cực trong việc hỗ trợ cho việc đạt được mục đích của hình phạt, có tác dụng
phòng ngừa việc tái phạm và loại trừ các điều kiện phạm tội" [27, tr. 253].
Theo quan điểm của PGS.TS. Dương Tuyết Miên:
Vai trò của hình phạt bổ sung trong hệ thống hình phạt
nhằm mở ra khả năng pháp lý giúp cho việc cá thể hình phạt đối với
hành vi phạm tội ở mức cao nhất. Hình phạt bổ sung thể hiện sự
phong phú, cân đối của hệ thống hình phạt, giúp cho việc thực hiện
chính sách hình sự một cách năng động, đảm bảo tốt hơn nguyên
tắc các thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt của luật hình sự
nước ta [30, tr. 16].
Từ những quan điểm trên về vai trò của hình phạt bổ sung thì chúng
tôi tổng kết như sau:
Thứ nhất, mặc dù tính chất, mức độ của các hình phạt bổ sung là khác
nhau song chúng đều có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho hình phạt chính để làm


25
tăng thêm hiệu quả của hình phạt, nhằm đạt được mục đích chung của hình
phạt, tạo điều kiện xử lý tội phạm một cách triệt để, toàn diện trên cơ sở các
nguyên tắc của luật hình sự.
Thứ hai, sự hiện diện của hình phạt bổ sung trong hệ thống hình phạt

góp phần đa dạng hóa các biện pháp xử lý hình sự, đáp ứng yêu cầu cao của
chính sách hình sự trong xử lý tội phạm là nghiêm trị kết hợp với khoan hồng,
trừng trị với cải tạo, giáo dục, phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa
hình phạt.
Thứ ba, sự thống nhất của các hình phạt chính và hình phạt bổ sung
trong cùng một hệ thống hình phạt đã có vai trò rất quan trọng trong việc áp
dụng pháp luật hình sự nói riêng và thực hiện chính sách hình sự nói chung để
đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm của nước ta hiện nay.
1.2. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ VAI TRÒ CỦA PHẠT TIỀN VỚI TƢ
CÁCH HÌNH PHẠT BỔ SUNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.2.1. Khái niệm phạt tiền với tƣ cách hình phạt bổ sung
Trước hết để hiểu rõ về khái niệm phạt tiền với tư cách hình phạt bổ
sung chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm về hình phạt tiền để có cái nhìn tổng
quan. Vì phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung và hình phạt tiền là mối quan
hệ giữa cái riêng và cái chung.
Hình phạt tiền có tên gọi tiếng Pháp là "amende", Tiếng Đức là
"Geldstrafe", tiếng anh là "Fine" và tiếng Ả Rập là "Diya" và nó thể hiện
trong cái gọi là " Fridensgeld" hoặc " argent de la paix", nghĩa là số tiền nhất
định mà người phạm tội phải nộp cho cộng đồng để thiết lập lại hòa bình
thông qua quyết định tư pháp [56, tr. 63].
Lịch sử lập pháp pháp luật hình sự đã có những bước phát triển nhất
định trong các quy định về hình phạt tiền. Xong vẫn chưa có một khái niệm
pháp lý chính thức nào về hình phạt tiền trong các văn bản pháp luật hình sự

×