Tải bản đầy đủ (.pdf) (232 trang)

Xây dựng pháp luật trợ cấp nông nghiệp Việt Nam theo các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 232 trang )







MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 5
3. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 10
4. Phương pháp nghiên cứu 11
5. Những đóng góp mới về khoa học 13
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 13
7. Kết cấu của luận á n 14
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG PHÁP LUẬT
TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THEO QUY ĐỊNH CỦA TỔ
CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) 15
1.1. LỊCH SỬ RA ĐỜI, HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA WTO .
15
1.1.1. WTO có nguồn gốc từ sự ra đời của GATT 15
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ các nguyên tắc cơ bản của WTO 18
1.1.3. Vòng đàm phán Uruguay về nông nghiệp (1986-1994) 21
1.2. KHÁI NIỆM VỀ TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT
TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP 25
1.2.1. Khái niệm trợ cấp nông nghiệp 25
1.2.2. Vai trò của trợ cấp nông nghiệp 28
1.2.3. Các loại hình trợ cấp nông nghiệp 30
1.2.4. Khái niệm, vai trò của pháp luật trợ cấp nông nghiệp trong WTO . 39
1.2.5. Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng pháp luật trợ cấp nông


nghiệp Việt Nam 44


1.3. CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ PHÁP LUẬT TRỢ CẤP NÔNG
NGHIỆP 49
1.3.1. Về thuế quan đối với nông sản 49
1.3.2. Về trợ cấp nông nghiệp 50
Chƣơng 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA WTO VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ
NƢỚC VỀ TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP 53
2.1. QUY ĐỊNH CỦA WTO VỂ TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP 53
2.1.1. GATT 1994 53
2.1.2. Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) 55
2.1.3. Hiệp định nông nghiệp 57
2.2. PHÁP LUẬT TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ NƢỚC
THÀNH VIÊN WTO 66
2.2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật trợ cấp nông nghiệp trong WTO 66
2.2.2. Pháp luật trợ cấp nông nghiệp của Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung
Quốc và Thái Lan 74
2.3. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TRỢ CẤP NÔNG
NGHIỆP CỦA WTO 104
2.3.1. Quy trình giải quyết các tranh chấp trong nông nghiệp 106
2.3.2. Quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước đang phát
triển trong hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO 108
2.3.3. Những ưu điểm của hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO 109
2.3.4. Những khó khăn đối với thành viên đang phát triển khi tham gia vào
hệ thống giải quyết tranh chấp WTO 110
2.3.5. Một số vụ việc đã và đang trong quá trình giải quyết tại DSB 111
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP
VIỆT NAM, ĐỊNH HƢỚNG, NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP
XÂY DỰNG PHÁP LUẬT TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP 132

3.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM 133


3.1.1. Pháp luật thuế nhập khẩu đối với hàng nông sản 133
3.1.2. Các biện pháp phi thuế 136
3.1.3. Hỗ trợ trong nước 136
3.1.4. Pháp luật trợ cấp xuất khẩu 163
3.2. ĐỊNH HƢỚNG, NGUYÊN TẮC CƠ BẢN XÂY DỰNG PHÁP
LUẬT TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG VIỆC THỰC
HIỆN CÁC CAM KẾT WTO 169
3.2.1. Định hướng 170
3.2.2. Một số nguyên tắc cơ bản 172
3.3. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG VIỆC XÂY DỰNG PHÁP
LUẬT TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 177
3.3.1. Về pháp luật thuế nhập khẩu 177
3.3.2. Về các biện pháp phi thuế 178
3.3.3. Về hỗ trợ trong nước 181
3.3.4. Về trợ cấp xuất khẩu 182
3.4. XÂY DƢ̣ NG LUẬ T TRỢ CẤ P NÔNG NGHIỆ P VIỆ T NAM 183
3.4.1. Cơ chế vận hành xây dựng luật chuyên biệt về trợ cấp 183
3.4.2. Một số vấn đề cơ bản về xây dựng Luật trợ cấp nông nghiệp Việt
Nam 184
3.4.3. Đề xuất dự thảo Luật trợ cấp nông nghiệp Việt Nam 193
KẾT LUẬN 207
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 210











DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ACC4 : Bảng kê khai chính sách pháp luật nông nghiệp của Việt
Nam theo yêu cầu của WTO
AC-AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc
ADB : Ngân hàng phát triển châu Á
AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
AMS : Tổng lượng hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp
APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
CAP : Chính sách nông nghiệp chung của Châu Âu
CEPT/AFTA: Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
DS : Hỗ trợ trong nước
DSB : Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO
EEP : Chương trình đẩy mạnh xuất khẩu của Hoa Kỳ
EGP : Chương trình bảo đảm xuất khẩu của Hoa Kỳ
EU : Liên minh châu Âu
EUR : Đồng tiền chung châu Âu
JICA : Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản
GATS : Hiệp định liên quan đến thương mại dịch vụ
GATT : Hiệp định chung về thương mại hàng hoá
HS : Hệ thống hài hòa thuế quan
IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế
ITO : Tổ chức thương mại quốc tế
MFN : Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc

NT : Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia


NTM : Các biện pháp phi thuế quan
OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
TRIMS : Hiệp định Thương mại liên quan đến các biện pháp đầu tư
TRIPS : Hiệp định liên quan đến các vấn đề sở hữu trí tuệ
SCM : Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng
SPS : Hiệp định kiểm dịch động thực vật
VCCI : Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
WB : Ngân hàng thế giới
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới.

























1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Trước sự phát triển của nền kinh tế quốc tế, các quốc gia trên thế giới
luôn tiến hành điều chỉnh hệ thống chính sách pháp luật của nước mình với
nhiều mục tiêu như tăng tính cạnh tranh, năng suất, sản lượng của sản phẩm
trong nước, trong đó có việc thực hiện các cam kết quốc tế, bảo vệ lợi ích của
quốc gia trước những tác động do các cam kết quốc tế đem lại.
WTO là tổ chức thương mại thế giớ i , gồm các Hiệp định và quy tắc về
kinh tế, thương mại, nông nghiệp v.v , trong đó các cam kết về tổ chức và
thực hiện các quan hệ kinh tế giữa các quốc gia thành viên chiếm một số
lượng lớn. Trong quá trình đàm phán của các thành viên WTO, các quy tắc về
nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của tổ chức
này. Có thế nói đàm phán nông nghiệp là một trong các nội dung chính trong
WTO do tính phức tạp ảnh hưởng đến hàng tỷ nông dân, thương nhân và
người tiêu dùng trên thế giới. Việc nghiên cứu Hiệp định nông nghiệp và các
quy định liên quan đến trợ cấp, hỗ trợ nông nghiệp trong WTO, trong đó có
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng, GATT 1994 đóng vai trò đặc
biệt quan trọng trong việc ban hành chính sách pháp luật trợ cấp nông nghiệp
quốc gia
1
.
Nghiên cứ u các nội dung trợ cấ p nông nghiệp theo quy định của WTO là

một trong những nội dung được quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế
giới, trong đó có Việt Nam . Việc nghiên cứu này góp phần đặt nền móng xây
dự ng mộ t chí nh sá ch phá p luậ t quố c gia về trợ cấ p nông nghiệ p phù hợp với
quy định về trợ cấp của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này.
Để thực hiện được Hiệp định nông nghiệp, Hiệp định trợ cấp và các biện
pháp đối kháng cũng như các quy định liên quan đến trợ cấp nông nghiệp
trong WTO, một nghiên cứu về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam về trợ cấp nông nghiệp là một đòi hỏi hết sức cấp thiết.
Ngày 05 tháng 08 năm 2008, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành


1
WTO: Tổ chức thương mại thế giới.
2

Nghị quyết số 26/NQ-TW
2
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn qua đó đã
khẳng định quan điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực,
để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao
động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội
nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp,
nông thôn; phát huy cao nội lực, đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và
xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông
nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân. Giải
quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống
chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự
lực tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà

thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo
động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời
sống nông dân.
Nghị quyết cũng chỉ rõ một số hạn chế yếu kém như nhận thức về vị trí,
vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn bất cập so với thực tiễn,
chưa hình thành một cách có hệ thống các quan điểm lý luận về phát triển
nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực
này thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá; một số chủ trương, chính sách không
hợp lý, thiếu tính khả thi nhưng chậm được điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Đầu
tư từ ngân sách nhà nước và các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông
dân, nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tổ chức chỉ đạo
thực hiện và công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, yếu kém. Vai trò
của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng
trong việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở nhiều nơi còn hạn chế.


2
Xem thêm toàn văn Nghị quyết 26 tại địa chỉ />26NQTW-can-dac-biet-chu-y-nang-cao-doi-song-nong-dan/20119/98847.vgp, trong đó có đề cập đến việc
thực hiện Nghị quyết 26 cần chú ý nâng cao đời sống nông dân.
3

Mặc dù Việt Nam đã đạt được khá nhiều thành tựu về nâng cao năng suất
cây trồng, vật nuôi, nhưng do quy mô sản xuất nhỏ bé (bình quân cả nước là
0,8 ha đất nông nghiệp/hộ gia đình) nên năng suất lao động bị hạn chế. Thu
nhập của đa số hộ nông dân thấp dẫn đến không có vốn tái đầu tư mở rộng và
áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Chất lượng nông sản hàng hoá nhìn
chung còn thấp và không đồng đều cũng là một thách thức rất lớn đối với cả
thị trường trong nước và xuất khẩu. Đây chính là những tiền đề cơ bản để Việt
Nam ban hành những quy định pháp luật, chính sách nhằm hỗ trợ sản xuất

nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập và thực hiện các cam kết của mình.
Trong WTO, Hiệp định nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc
điều chỉnh các vấn đề liên quan đến các chính sách, luật pháp nông nghiệp của
các quốc gia thành viên như các quy định về tiếp cận thị trường, hỗ trợ trong
nước và trợ cấp xuất khẩu. Các quy định trong Hiệp định này tương đối phức
tạp và cũng rất khó trong việc thực hiện vì nó liên quan trực tiếp đến việc sửa
đổi luật pháp trong nước trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính vì thế, các thành
viên WTO đã và đang tiến hành nhiều nghiên cứu, đưa ra các biện pháp, giải
pháp trợ cấp nông nghiệp nhằm hài hoà chính sách, luật pháp trong nước phù
hợp với Hiệp định này. Tuy nhiên, đây là vấn đề không đơn giản, không chỉ
với các quốc gia đang phát triển mà ngay cả đối với các quốc gia phát triển,
làm thế nào để thực hiện và hiểu được Hiệp định này cũng là điều hết sức
phức tạp. Phức tạp ở chỗ phải tiến hành xây dựng và sửa đổi luật pháp trong
nước theo hướng phù hợp với các quy định trong Hiệp định trong việc mở cửa
thị trường, nhưng ngược lại, việc sửa đổi này cũng phải nhằm bảo vệ thị
trường nông sản trong nước, đảm bảo an toàn, an ninh lương thực, đồng thời
cũng đảm bảo quyền lợi của người nông dân, nhà sản xuất và doanh nghiệp
trong quá trình hội nhập.
Cùng với quá trình thực hiện các cam kết nông nghiệp trong WTO, Việt
Nam cũng tham gia tích cực vào quá trình tự do hoá thương mại khu vực như
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-
Trung Quốc (AC-FTA) v.v… Các cam kết về mở cửa thị trường trong nước sẽ
đem lại nhiều thách thức cho nông lâm sản nói chung, nhất là đối với ngành
4

hàng có khả năng cạnh tranh yếu như ngành chăn nuôi (thịt, trứng, sữa), mía
đường, ngô, bông vv… Kể cả trong những ngành hàng có khả năng cạnh tranh
khá thì cũng có nhiều doanh nghiệp yếu kém, làm ăn thua lỗ triền miên. Đây
cũng là thách thức không nhỏ đối với ngành nông nghiệp. Ngành nông nghiệp
Việt Nam cần phải có những quy định pháp luật cũng như các chính sách cụ

thể nhằm hỗ trợ các ngành hàng nông nghiệp chuyên ngành.
Việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý về trợ cấp nông nghiệp tại Việt
Nam hiện tại là một đòi hỏi mang tính cấp thiết bởi các lý do sau:
Việt Nam chưa hình thành khuôn khổ pháp lý về trợ cấp nông nghiệp;
cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá; một số chủ trương,
chính sách không hợp lý, thiếu tính khả thi nhưng chậm được điều chỉnh, đặc
biệt là trong lĩnh vực trợ cấp nông nghiệp.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, hơn 70% lao động liên quan đến
các hoạt động sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên nền nông nghiệp còn nghèo
nàn, lạc hậu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Các sản phẩm
xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực,
thậm chí đứng đầu thế giới về số lượng, tuy nhiên giá trị xuất khẩu không
cao, bị cạnh tranh gay gắt với một số quốc gia xuất khẩu khác. Để nâng cao
chất lượng, giá trị và kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng này, cần thiết
phải có chính sách trợ cấp, hỗ trợ đặc biệt tiến tới thực hiện các chiến lược về
xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường đòi hỏi chất lượng cao và giá
thành cạnh tranh.
Trong số các mặt hàng nông nghiệp được nhập khẩu vào Việt Nam, có
rất nhiều sản phẩm có chất lượng và giá thành rẻ hơn các sản phẩm trong
nước, một mặt các sản phẩm nhập khẩu này đem lại sự lựa chọn phong phú
cho người tiêu dùng, mặt khác làm ảnh hưởng lớn đến nông dân sản xuất các
sản phẩm tương tự (về thu nhập, sản xuất, giá thành ). Hiện tại, chính sách
trợ cấp nông nghiệp chưa rõ ràng và chưa có một hệ thống hoàn thiện nhằm hỗ
trợ nông dân giải quyết vấn đề trên.
Trường hợp phát sinh khiếu nại từ các nước thành viên, việc thu thập
chính sách trợ cấp cho ngành nông nghiệp nói chung, hoặc cho các sản phẩm
5

cụ thể nói riêng sẽ rất khó khăn khi chưa có một hướng dẫn cụ thể từ Trung
ương đến địa phương. Luật trợ cấp nông nghiệp Việt Nam cơ bản giải quyết

được vấn đề này.
Tại Việt Nam chưa có một đạo luật hoàn chỉnh về nông nghiệp, đặc biệt
là các quy định về trợ cấp nông nghiệp, việc đặt nền móng cơ sở lý luận về
xây dựng pháp luật trợ cấp nông nghiệp là rất cần thiết.
Trong WTO, các vấn đề trợ cấp nông nghiệp nằm rải rác tại các văn bản
khác nhau, cụ thể là Điều 16-GATT 1994, Hiệp định về trợ cấp và các biện
pháp đối kháng và Hiệp định nông nghiệp, do đó cần tổng hợp, nghiên cứu các
quy định này nhằm có một cách nhìn tổng thể về trợ cấp nông nghiệp.
Theo cam kết, Việt Nam sẽ áp dụng pháp luật trợ cấp nông nghiệp theo
các quy định của WTO. Đến thời điểm này, cam kết về xây dựng chính sách
pháp luật tổng thể trợ cấp nông nghiệp vẫn chưa được thực hiện. Hệ thống
pháp luật hiện tại chưa đồng bộ và rõ ràng về các vấn đề trợ cấp liên quan đến
nông nghiệp, chưa có một văn bản định hướng cụ thể nào về vấn đề này.
Tóm lại, xuất phát từ thực tiễn phát triển ngành nông nghiệp, cần thiết
phải có các nghiên cứu, đề tài về pháp luật trợ cấp nông nghiệp trong WTO.
Làm thế nào có thể hài hoà các chính sách pháp luật trợ cấp nông nghiệp
theo hướng có lợi cho Việt Nam nhằm điều tiết nền kinh tế nông nghiệp Việt
Nam đem lại nhiều lợi ích hơn cho nông dân và những chủ thể hưởng lợi
khác trong hội nhập quốc tế, luận án "Xây dựng pháp luật trợ cấp nông
nghiệp Việt Nam theo các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO)" về cơ bản sẽ góp phần giải quyết được câu hỏi này.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Theo tìm hiểu của tác giả, liên quan đến việc nghiên cứu các vấn đề về trợ
cấp nông nghiệp trong WTO đã có một số đề tài, nghiên cứu, cụ thể như sau:
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đưa ra một số
nghiên cứu về trợ cấp nông nghiệp như trợ cấp nông nghiệp là gì, trợ cấp nông
nghiệp có khác quy định về trợ cấp hàng phi nông nghiệp hay không, trợ cấp
nông nghiệp gồm những nhóm nào và đặt ra một số câu hỏi như Chính phủ
6


còn có thể trợ cấp xuất khẩu cho nông nghiệp sau khi gia nhập WTO hay
không. Các nghiên cứu này chủ yếu bàn về tính tổng quan, hỏi đáp không đi
sâu phân tích các quy định cụ thể của WTO về trợ cấp nông nghiệp, không
đưa ra đề xuất cụ thể về xây dựng các chính sách pháp luật trợ cấp nông
nghiệp của Việt Nam
3
.
PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc (Tổng cục thống kê) đã có nghiên cứu nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai năm gia nhập WTO (2007-2008), qua đó
nêu lên sự phát triển của ngành nông nghiệp, nông thôn cũng như một số
chính sách hỗ trợ nông nghiệp liên quan
4
.
Nhóm tác giả công tác tại Hội nông dân Việt Nam đã có nghiên cứu đề
xuất về trợ cấp cho nông dân khi gia nhập WTO – hướng đến việc cung cấp
thông tin cho thị trường như duy trì hỗ trợ 10% giá trị sản xuất nông nghiệp,
đề xuất giúp nông dân những gì không cấm
5
.
Tác giả Văn Thanh

đã có những nghiên cứu sơ bộ về cam kết của Việt
Nam về trợ cấp nông nghiệp
6
.
Tác giả Bảo Linh đã có nghiên cứu “Không xóa bỏ trợ cấp nông nghiệp
phi lý khó có thể giải được bài toán an ninh lương thực toàn cầu”, theo đó tác
giả đã trích dẫn “Theo ước tính của Viện nghiên cứu quốc tế về Chính sách
lương thực tại Oa-sinh-tơn, chính sách bảo hộ mậu dịch và trợ cấp nông
nghiệp của các nước phát triển đã loại bỏ khả năng cạnh tranh của các nước

đang phát triển, gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp và công nghiệp biến chế
nông phẩm của các nước đang phát triển 24 tỉ USD mỗi năm, làm các nước
nghèo thiệt 40 tỉ USD khi xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển mỗi
năm. Sản phẩm nông nghiệp tại những nước đang phát triển hầu như không
thể cạnh tranh nổi với nông sản nhập khẩu từ những nước công nghiệp ngay


3
Xem thêm: Kênh thông tin
đối ngoại của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
4
Xem thêm: Chương trình xây dựng nông thôn mới sau 02 năm thí điểm,
/>thon-moi-sau-2-nam-thi-diem.aspx, Tạp chí cộng sản.
5
Xem thêm nongdan-
quangtri.org.vn/Include/default.asp?option=2&Menu=356&sub=357&chitiet=1560
6
Bài viêt được đăng tải trên trang web />nghiep/10868462/87/
7

trên sân nhà vì những mặt hàng đó được trợ cấp từ quá trình sản xuất nên có
mức giá rất cạnh tranh”

7
.
Hội thảo “Nông nghiệp Việt Nam trong tiến trình đổi mới mô hình tăng
trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế” do Văn phòng Trung ương Đảng, UBND
tỉnh Đồng Tháp và Trường đại học Mở TP.Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức đã
xác định
8

: “Mức độ hỗ trợ của chính sách trợ cấp nông nghiệp chưa đáp ứng
yêu cầu giải quyết những vấn đề nảy sinh từ quá trình phát triển và hội nhập.
Một số chính sách chậm đổi mới, mang tính đối phó; thiếu vắng các chính
sách trợ cấp nông nghiệp thông qua các hình thức hỗ trợ trực tiếp, có hệ
thống… cần cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó có nông nghiệp, theo hướng hỗ
trợ tối đa cho nông dân, nông nghiệp và nông thôn, trên cơ sở phù hợp với lộ
trình hội nhập WTO”.
Học giả Chris Edwards, Viện nghiên cứu CATO Hoa Kỳ (CATO
Institute) đã nghiên cứu về trợ cấp nông nghiệp (tháng 6 năm 2009) và phân
tích các hình thức trợ cấp nông nghiệp tại Hoa Kỳ. Học giả Chris Edwards đã
nêu bật được sự cần thiết của vấn đề trợ cấp nông nghiệp tại Hoa Kỳ, sự cần
thiết về trợ cấp nông nghiệp của Hoa Kỳ, khẳng định các hình thức này nhìn
chung phù hợp với cam kết WTO, nhưng cũng có một số hình thức không phù
hợp (trợ giá, trợ cấp xuất khẩu) cần xem xét và cân nhắc
9
.
Một số những nhà nghiên cứu khác của Hoa Kỳ đã phân tích thực trạng
trợ cấp của Hoa Kỳ như: Học giả Tad DeHaven (Nghiên cứu về trợ cấp nông
nghiệp, xây dựng dự luật mới về nông trại, Viện Cato), học giả David Orden,
Robert Paarberg và Terry Roe (Cải cách chính sách trong nông nghiệp Hoa
Kỳ- Đại học Chicago), học giả Dan Morgan, Gilbert M.Gaul và Sarah Cohen
(Chương trình Trợ cấp Nông nghiệp – 1.3 tỷ USD cho những người không có
trang trại – Washinton Post 2/7/2006), học giả Gilbert M. Gaul, Dan Morgan,
and Sarah Cohen (Bảo hiểm nông nghiệp, Washinton Post 16/10/2006). Các


7
Xem thêm />nghiep-kho-co-the-giai-duoc.aspx
8
Xem thêm />moi/20114/77890.vgp

9
Xem thêm
8

học giả này đã khẳng định sự cần thiết trong việc xây dựng các chính sách trợ
cấp nông nghiệp tại Hoa Kỳ và đã có những phân tích, nghiên cứu đối với các
vấn đề trợ cấp nông nghiệp tại Hoa Kỳ.
Các chuyên gia nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ - Randy
Schnepf và Jasper Womach tại Văn phòng Công nghiệp, Khoa học, Tài
nguyên và Chính sách nông nghiệp đã có những nghiên cứu tổng thể báo cáo
quốc hội Hoa Kỳ về những thách thức tiềm năng tới trợ cấp trang trại của Hoa
Kỳ trong khuôn khổ WTO vào ngày 26/4/2007 qua đó đã phân tích tình hình
trợ cấp nông nghiệp trong WTO và chính sách trợ cấp nông nghiệp của Hoa
Kỳ. Một trong những vấn đề được đề cập đến trong nghiên cứu này liên quan
đến các trường hợp tranh chấp về chính sách trợ cấp nông nghiệp (Trường hợp
Brazil –DS267 đối với một số chính sách về trợ cấp bông và trường hợp của
Canada- DS357 đối với một số quy định về trợ cấp nông trại của Hoa Kỳ nói
chung và cụ thể là các biện pháp phản đối các chương trình trợ cấp ngô của
Hoa Kỳ)

10
.
Học giả Alan O.Sykes, Trường Luật, Đại học Chicago đã có nghiên cứu
tương đối khái quát về các quy định của WTO về trợ cấp và các biện pháp đối
kháng, qua đó đã đưa ra một số tiêu chuẩn nhằm phân biệt các biện pháp trợ
cấp tốt và các biện pháp trợ cấp ảnh hưởng đến thương mại. Học giả Alan
O.Sykes đã nghiên cứu đưa ra một số loại trợ cấp có tính chất bảo hộ, các loại
trợ cấp xúc tiến thương mại, đặc biệt là cho xuất khẩu, các loại trợ cấp nhập
khẩu đối với các quốc gia có xu hướng nhập khẩu
11

.
Nhóm tác giả của Đại học Cambridge cũng đã nghiên cứu các chính sách
trợ cấp nông nghiệp trong khuôn khổ hộp xanh – Hiệp định nông nghiệp trong
WTO
12
.
Một số chuyên gia trong OECD đã thực hiện một báo cáo tổng quan 2010
về chính sách hỗ trợ nông nghiệp tại các quốc gia thành viên, theo đó nhấn


10
CRS report for Congress – Potential challenges to US Farm Subsidies in the WTO
11
Xem thêm
12
Xem thêm “Agricultural Subsidies in the WTO Green Box, Ensuring Coherence with Sustainable
Development Goals do nhóm tác giả: Ricardo Meléndez-Ortiz, Christophe Bellmann và Jonathan Hepburn-
Cambridge University Press, 5/2010”.
9

mạnh một số nội dung như tăng cường trợ cấp, hỗ trợ từ năm 2008 do giá cả
các mặt hàng nông sản trên thế giới giảm mạnh Năm 2009 trợ cấp cho
những nhà sản xuất tại các quốc gia OECD được tính toán ở mức 253 tỷ USD
(182 tỷ EUR). Tại các quốc gia châu Âu, các chính sách phát triển nông
nghiệp được ban hành liên quan chủ yếu đến quản lý khủng hoảng (Crisis
Management), đặc biệt là ngành sữa. Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, các quy định
về tăng trợ cấp trực tiếp cho việc sản xuất các loại lương thực thay thế (đặc
biệt là gạo-Nhật Bản) và hỗ trợ thu nhập cho nông dân (Hàn Quốc). Tại
Canada, đối tượng hỗ trợ bảo hiểm được mở rộng cho các sản phẩm trồng trọt.
Tại Hoa Kỳ các chương trình trợ cấp được tăng cường nhờ vào các chương

trình trợ cấp dựa trên giá (Counter-cyclical programmes)

13
.
Tại Thụy Sỹ, các chi trả trực tiếp tiếp tục được tăng cường và hệ thống
hạn ngạch thuế quan đối với sữa đã được xóa bỏ hoàn toàn. Ngày càng xuất
hiện nhiều loại hình trợ cấp không liên quan đến sản xuất. Một xu hướng quan
trọng trong chính sách trợ cấp nông nghiệp tại các quốc gia OECD đã và đang
phát triển mạnh mẽ là những chính sách trợ cấp không liên quan đến sản xuất
nông nghiệp hàng hóa. Tỷ lệ trợ cấp nông nghiệp không liên quan đến sản
xuất đối với các sản phẩm hàng hóa đã tăng khoảng ¼ trong giai đoạn so sánh
từ trước năm 1995 và giai đoạn 2007-2009.
Tại Việt Nam, mặc dù đã có một số nghiên cứu về Hiệp định nông
nghiệp nhưng mức độ nghiên cứu còn mang tính khái quát, chủ yếu đánh giá
các nội dung của Hiệp định nông nghiệp. Cơ quan nghiên cứu chính là VCCI
với các nội dung mang tính chất tham vấn.
Các nghiên cứu do các tác giả khác nhau thực hiện cũng sơ bộ nghiên
cứu về các cam kết của Việt Nam về nông nghiệp, tuy nhiên mức độ chưa sâu,
thông tin chưa đầy đủ.
Chưa có một nghiên cứu tổng thể đề xuất xây dựng pháp luật trợ cấp
nông nghiệp Việt Nam, qua đó đề xuất Luật trợ cấp nông nghiệp Việt Nam
trong khuôn khổ WTO.


13
Nghiên cứu chính sách nông nghiệp tại các quốc gia OECD, giám sát và đánh giá 2010.
10

Qua tìm hiểu tình hình nghiên cứu của các học giả trên thế giới về tình
hình trợ cấp nông nghiệp, có thể thấy rằng đã có những nghiên cứu phân tích

tương đối chi tiết các nội dung về trợ cấp nông nghiệp của WTO. Tuy nhiên,
các nghiên cứu này có những mục đích khác nhau và đưa ra những khuyến nghị
khác nhau phù hợp với từng quốc gia mà chưa có sự đề cập đến Việt Nam.
Các học giả Hoa Kỳ nghiên cứu những vấn đề phù hợp với nền kinh tế
Hoa Kỳ, các học giả trong khối OECD thường phân tích chính sách của các
nước thành viên và đưa ra khuyến nghị chung cho toàn khối, trong khi các học
giả Ấn Độ cho rằng trợ cấp thường không công bằng và được các quốc gia
phát triển sử dụng, gây ảnh hưởng đến thương mại.
Dựa vào những phân tích của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước,
tác giả luận án đã kế thừa một số nội dung, kết luận đã được các học giả, các
nhà nghiên cứu đưa ra trên cơ sở có chọn lọc, qua đó, xác định thực trạng áp
dụng các quy định về trợ cấp nông nghiệp của một số thành viên trong tổ chức
WTO và đề xuất các nội dung định hướng và xây dựng chính sách pháp luật
trợ cấp nông nghiệp tại Việt Nam.
Một số nội dung được tác giả luận án kế thừa và phát triển:
Thứ nhất, các nội dung liên quan đến trợ cấp nông nghiệp trong Hiệp
định nông nghiệp, Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng, GATT 1994
của WTO;
Thứ hai, kinh nghiệm một số quốc gia trong việc xây dựng chính sách trợ
cấp nông nghiệp;
Thứ ba, cơ sở lý luận về xây dựng pháp luật trợ cấp nông nghiệp của Việt
Nam theo đó, đề xuất dự thảo Luật trợ cấp nông nghiệp Việt Nam.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu của luận án
Trước những yêu cầu của công tác nghiên cứu lý luận và thực tiễn khoa
học pháp lý, luận án hướng tới mục tiêu:
Một là, đưa ra các luận cứ khoa học về việc xây dựng và hoàn thiện pháp
luật Việt Nam về trợ cấp nông nghiệp.
11


Hai là, định hướng việc thực thi các cam kết của Việt Nam về trợ cấp
nông nghiệp trong khuôn khổ của WTO.
Ba là, hỗ trợ hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh
vực nông nghiệp.
Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
Trợ cấp nông nghiệp là một vấn đề phức tạp, có nhiều ý kiến trái chiều
giữa các quốc gia đang phát triển cũng như các quốc gia phát triển. Trợ cấp
nông nghiệp luôn là một đề tài tranh cãi giữa các học giả tại các quốc gia khác
nhau. Với tính chất phức tạp này, luận án tập trung phân tích những vấn đề cơ
bản về trợ cấp nông nghiệp, việc sử dụng chính sách trợ cấp của một số quốc
gia tiêu biểu trên thế giới và đi sâu vào thực trạng trợ cấp nông nghiệp của
Việt Nam, từ đó đề xuất khung dự thảo Luật trợ cấp nông nghiệp Việt Nam.
Luận án có nhiệm vụ và phạm vi như sau:
Làm rõ các nội dung cơ bản trong chính sách pháp luật trợ cấp nông
nghiệ p của WTO;
Tìm hiểu kinh nghiệ m củ a mộ t số quố c gia trên thế giớ i về xây dự ng
chính sách trợ cấp nông nghiệp theo Hiệp định nông nghi ệp;
Nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp về việc áp dụng trợ cấp nông
nghiệp trong WTO, tìm hiểu các tranh chấp đã và đang trong quá trình giải
quyết của các nước thành viên;
Tìm hiểu nội dung các chính sách, quy định của Việt Nam về trợ cấp
nông nghiệp, qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật trợ cấp nông
nghiệp;
Đề xuất xây dựng một khung luật dự thảo về trợ cấp nông nghiệp.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luậ n á n được thực hiện theo các phương phá p thống kê , tổng hợp và phân
tích, trên cơ sở đó rút ra các kết luận khoa học đối với từng nội dung liên quan.
Các nội dung tại Chương 1 được sử dụng phương pháp tổng hợp, phân
tích trên cơ sở nghiên cứu lịch sử đàm phán nông nghiệp trong WTO, nêu bật
tầm quan trọng của nông nghiệp trong thương mại quốc tế. Với các chức năng,

12

nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của WTO, kết hợp với các nội dung liên quan
đến đàm phán nông nghiệp, tác giả đã phân tích và chỉ rõ trợ cấp nông nghiệp
có vai trò nổi bật trong thương mại nông nghiệp quốc tế, trên cơ sở đó phân
tích các khái niệm, vai trò, các loại hình về trợ cấp nông nghiệp và pháp luật
trợ cấp nông nghiệp, sau đó là phân tích sơ bộ các cam kết chính về trợ cấp
nông nghiệp của Việt Nam.
Các nội dung tại Chương 2 được kế thừa lý luận đã được đưa ra tại
Chương 1, phân tích các quy định liên quan đến pháp luật trợ cấp nông nghiệp
trong WTO, nổi bật là GATT 1994, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối
kháng và Hiệp định nông nghiệp. Luân án làm rõ các nội dung về xây dựng
pháp luật trợ cấp nông nghiệp trong WTO cũng như tham khảo một số nội
dung về xây dựng pháp luật trợ cấp nông nghiệp của một số thành viên như
Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU Quy trình giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực trợ cấp
nông nghiệp cũng được tác giả luận án tổng hợp, đánh giá dựa trên các vụ việc
tranh chấp đã và đang xảy ra tại WTO về lĩnh vực trợ cấp nông nghiệp.
Các nội dung tại Chương 3 phân tích, tổng hợp và phát triển các vấn đề
liên quan đến pháp luật trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam, trên cơ sở đó đề
xuất định hướng, nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng pháp luật trợ cấp
nông nghiệp Việt Nam trong việc thực thi các cam kết WTO. Chương 3 xây
dựng một dự thảo Luật trợ cấp nông nghiệp Việt Nam trên cơ sở tổng hợp và
phân tích các vấn đề liên quan tại các chương 1 và 2.
Các chương của đề tài luận án có tính liên kết đồng bộ, với các mục và
tiểu mục rõ ràng, có tính hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau trong suốt nội dung luận
án. Nếu như Chương 1 tổng hợp, phân tích các vấn đề lý luận chung về pháp
luật trợ cấp nông nghiệp, Chương 2 tổng hợp, phân tích các quy định của
WTO và pháp luật nước ngoài về trợ cấp thì Chương 3 đã đưa ra các định
hướng, đề xuất và phân tích cụ thể các nội dung liên quan đến xây dựng pháp
luật trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam.

Nguồn tài liệu tham khảo được lấy từ Internet với các trang thông tin của
WTO, của Liên minh châu Âu, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, OECD, các trang
web của các viện, trường đại học trên thế giới cũng như các trang thông tin
13

điện tử chính thống của Việt Nam. Một số tài liệu liên quan khác được tổng
hợp từ các Bộ, ngành như Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính, Bộ Công
thương, Trường đại học quốc gia Hà Nội
5. Những đóng góp mới về khoa học
Thứ nhất, luận án góp phần làm sáng tỏ vai trò không thể thiếu của trợ
cấp nông nghiệp đối với các vấn đề về phát triển kinh tế, chính trị và xã hội
của các quốc gia trong đó có Việt Nam.
Thứ hai, trên cơ sở lý luận chung về pháp luật quốc tế, luận án góp phần
nêu bật các nội dung cơ bản về trợ cấp nông nghiệp theo quy định của Hiệp
định nông nghiệp, GATT 1994, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối
kháng, đồng thời nghiên cứu, tìm hiểu các chính sách trợ cấp nông nghiệp của
Việt Nam trong giai đoạn trước và sau khi gia nhập WTO.
Thứ ba, luận án đề xuất các cơ sở lý luận nhằm xây dựng và hoàn thiện
pháp luật Việt Nam về trợ cấp nông nghiệp và một dự thảo Luật trợ cấp nông
nghiệp Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung quan trọng
vào lĩnh vực lý luận về xây dựng và thực thi pháp luật nông nghiệp, về phát
triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao nhận thức của các cơ quan xây dựng
luật, chính sách trợ cấp nông nghiệp từ trung ương tới địa phương. Với ý
nghĩa đó, luận án sẽ góp phần định hướng việc xây dựng cơ chế trợ cấp nông
nghiệp của Việt Nam theo cam kết WTO, tạo thuận lợi cho các cơ quan chức
năng của Việt Nam trong quá trình tổng hợp và phân tích các chính sách về trợ
cấp và thông báo theo các quy định của WTO, góp phần xây dựng một khung
pháp lý hoàn chỉnh khi ban hành các cơ chế chính sách về trợ cấp nông nghiệp

cho từng ngành hàng, đối tượng hưởng trợ cấp, tránh việc ban hành các chính
sách không phù hợp, ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trong việc xây dựng
và ban hành các văn bản pháp luật trợ cấp nông nghiệp.
Tạo lập cơ sở pháp lý ban đầu cho các hoạt động lięn quan đến bảo hiểm
nông nghiệp.
14

7. Kết cấu của luận á n
Ngoài phần mở đầu , kết luận và danh mục tài liệu tham khảo , nội dung
của luận á n gồm 03 Chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về xây dựng pháp luật trợ cấp nông
nghiệp Việt Nam theo quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Chương 2: Các quy định của WTO và pháp luật nước ngoài về trợ cấp
nông nghiệp.
Chương 3: Thực trạng pháp luật trợ cấp nông nghiệp Việt Nam, định
hướng, nguyên tắc cơ bản và giải pháp xây dựng pháp luật trợ cấp nông
nghiệp.





15


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG PHÁP LUẬT TRỢ CẤP
NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THEO QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC
THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)


1.1. LỊCH SỬ RA ĐỜI, HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA WTO
1.1.1. WTO có nguồn gốc từ sự ra đời của GATT
Năm 1947, 23 nước tại Liên hợp quốc đã quyết định cùng đàm phán để
cắt giảm hàng rào thuế quan nhằm nhanh chóng thúc đẩy tự do hoá mậu dịch
và điều chỉnh lại những biện pháp bảo hộ được duy trì từ đầu những năm
1930. Kết quả của vòng đàm phán này là hơn 45.000 cam kết về thuế quan
ảnh hưởng đến thương mại trị giá 10 tỷ USD, tức là gần 1/5 tổng thương mại
trên toàn thế giới vào thời điểm bấy giờ đã được thống nhất và thực hiện.
Tổng hợp những quy định và cam kết đã thoả thuận này được đưa vào một
văn kiện pháp lý quốc tế có giá trị ràng buộc đối với các nước. Văn kiện
pháp lý đó chính là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT).
GATT đã được 23 nước chính thức ký vào ngày 23/10/1947 và có hiệu lực
vào ngày 1/1/1948. 23 nước ký GATT sau này đã trở thành những thành viên
sáng lập của WTO. Do GATT không phải là một tổ chức mà chỉ là một Hiệp
định đa biên, nên các nước tham gia GATT được gọi là các bên ký kết
(Contracting parties) [2, 4].
Qua 48 năm tồn tại, GATT đã tổ chức được 08 vòng đàm phán quan
trọng về thương mại tập trung vào các vấn đề về thuế quan. Ở 06 vòng đàm
phán đầu tiên, giảm thuế là nội dung duy nhất được các bên thảo luận. Sở dĩ
như vậy là do thuế là công cụ trực tiếp nhất để Chính phủ các nước tác động
lên hoạt động trao đổi thương mại với bên ngoài, đồng thời là rào cản đáng kể
nhất đối với tiến trình tự do hoá và ổn định môi trường thương mại quốc tế.
Nội dung của các vòng đàm phán này có thể tóm tắt được như sau [2, 4]:


16



Các vòng đàm phán của GATT

Năm
Địa điểm
Số
quốc gia
Hạng mục
giảm thuế
Các kết quả khác
1947
Geneve
23
45.000
nh hưởng đến 10 tỷ USD Hàng hoá
buôn bá n , bằ ng 1/5 giá trị thương
mại thế giới.
1949
Annecy
32
5.000
Thuế suấ t giả m trung bình 35%, số
hàng được giảm thuế chiếm 5,6% giá
trị hàng hoá buôn bán của thế giới
1950-1951
Torquay
38
8.700
Thuế suấ t giả m trung bình 26%
1956
Geneve
26
3.000

Thuế suấ t giả m trung bình 15%, ảnh
hưở ng tớ i 2,5 tỷ USD kim ngạch
thương mạ i thế giớ i.
1960-1961
Geneve
(vòng Dillon)
26
4.400
Thuế suấ t giả m trung bình 20%, ảnh
hưở ng tớ i 4,5 tỷ USD kim ngạch
thương mạ i thế giớ i.
1964-1967
Geneve
(vòng Kennedy)
62
30.300
Giảm trung bình 35%, ảnh hưởng tới
40 tỷ USD kim ngạch thương mại
thế giớ i
1973-1979
Geneve
(vòng Tokyo)
102
33.000
Thuế suấ t bình quân sả n phẩ m chế
biế n giả m xuố ng cò n 4,7% ( so vớ i
mứ c 40% khi thà nh lậ p GATT
1986-1994
Geneve
(vòng Urugoay)

123

Các nước phát triển đưa số hạng mục
hàng hoá cam kết giảm thuế từ 78%
lên 99%, các nước đang phát triển từ
21% lên 73%.
Nguồn: Tài liệu Ban Thư ký WTO chuẩn bị cho chương trình đào tạo về WTO ở các nước
thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (4/1997).
Tại 02 vòng đàm phán cuối do có sự tham gia của nhiều nước với mong
muốn phát triển thương mại quốc tế, số lượng số nước gia nhập GATT đã tăng
lên đáng kể, từ 23 nước ban đầu (1947) lên đến 102 (năm 1979) và 123 nước
(1994). Các nước đang phát triển với tư cách là các nước tham gia GATT đã
17

cam kết đưa hạng mục hàng hoá thương mại giảm thuế từ 21-73%. Tại Vòng
đàm phán Tokyo (1973-1979), do tình hình thương mại thế giới có nhiều thay
đổi, một số lĩnh vực mới được bổ sung và đưa vào chương trình nghị sự của
các cuộc đàm phán tại vòng Tokyo. Tiếp đến là vòng Urugoay diễn ra trong
bối cảnh của các cuộc khủng hoảng, khủng hoảng chu kỳ gắn liền hoặc liên
tiếp xen kẽ các cuộc khủng hoảng cơ cấu, đưa nền kinh tế thế giới vào suy
thoái trầm trọng. Trong tình hình khó khăn như vậy, xung đột thương mại giữa
các nền kinh tế lớn trở nên gay gắt, rồi bùng nổ dưới hình thức các cuộc chiến
tranh thương mại nhằm tranh dành những khoản lợi nhuận đang ngày càng trở
nên khan hiếm. Các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh và các hàng rào
phi thuế đã được dựng lên để bảo hộ thị trường trong nước và làm cho thương
mại quốc tế xấu đi trông thấy. Tình hình đó đặt ra cho các thành viên của
GATT yêu cầu khách quan là phải đưa những vấn đề liên quan đến phi thuế
vào thương lượng để tìm ra các lợi ích dung hoà cho nhau [2,4].
Ngày 15/4/1994, tại Marrakesh, các Bộ trưởng đại diện cho tất cả các bên
ký hiệp định chung về thuế quan và thương mại - gọi tắt là GATT 1947, đã

nhất trí ký kết văn kiện cuối cùng với 500 trang văn bản và 26.000 trang danh
mục, cam kết thừa nhận kết quả của vòng đàm phán Urugoay sau hơn 8 năm
đàm phán, đó là Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới - WTO.
WTO chính thức hoạt động từ ngày 1/1/1995 [46].
Các nội dung thống nhất trong đàm phán WTO
Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Điều 6, 16 và 23)
Các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
Mua sắm chính phủ
Chống phá giá
Thoả thuận về sản phẩm thịt bò
Thoả thuận về các sản phẩm sữa quốc tế
Thỏa thuận chung về nông nghiệp
Nguồn: Đại học Melbourne, Luật Quốc tế - Chương 7, tr. 7.
Vòng đàm phán Urugoay đã đem đến một bước tiến dài trong nỗ lực của
18

các nước, nhằm cải tổ và mở rộng hệ thống thương mại đa biên. Phạm vi các
vấn đề thuộc chương trình nghị sự này rất lớn, bao trùm tới 15 lĩnh vực khác
nhau của thương mại quốc tế. Và đặc biệt hơn, chúng mang tính cả gói, theo
đó các nước thoả thuận rằng, nếu việc đàm phán trong một lĩnh vực nào đó bị
thất bại thì kết quả của tất cả các cuộc đàm phán khác cũng sẽ bị huỷ bỏ. Điều
này thể hiện quyết tâm của các nước là muốn đi đến cùng trong việc thương
lượng về những lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm như nông sản và hàng vải sợi may
mặc, dù biết trước là sẽ có khó khăn.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ các nguyên tắc cơ bản của WTO
Nhiệm vụ của WTO là xây dựng một môi trường thương mại thế giới tự
do và minh bạch, tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại phát triển một
cách bình đẳng, đóng góp vào sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế toàn
cầu. WTO cũng có cơ chế phối hợp với các tổ chức quốc tế khác nhằm thúc
đẩy nhanh hơn quá trình tự do hoá thương mại và hội nhập toàn diện của các

quốc gia thành viên. Để thực hiện được nhiệm vụ này, WTO đã đưa ra 06
chức năng cơ bản sau
14
:
Thứ nhất, tổ chức các cuộc đàm phán đa biên đối với tất cả các vấn đề
liên quan đến thương mại quốc tế dựa trên các Hiệp định chính của mình.
Thứ hai, xây dựng, sửa đổi các nguyên tắc, quy tắc pháp lý quốc tế liên
quan.
Thứ ba, xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp về thương mại quốc tế.
Thứ tư, đánh giá định kỳ về chính sách thương mại của các nước nhằm
tạo sự minh bạch và phát triển kinh tế thị trường quốc tế.
Thứ năm, đưa ra cơ chế giám sát việc thực hiện các Hiệp định.
Thứ sáu, phối hợp với các tổ chức quốc tế khác trong việc tham gia đàm
phán những chính sách thương mại toàn cầu có ảnh hưởng đến nhiều quốc gia.
Một số nguyên tắc cơ bản của WTO
Nguyên tắc không phân biệt đối xử:


14
06 chức năng này được quy định tương đối cụ thể tại Hiệp định Marrakesh 1994 về thành lập
WTO.
19

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất của WTO. Nguyên tắc này sử dụng
hai nguyên tắc pháp lý để điều chỉnh mối quan hệ thương mại giữa các thành
viên, đó là là Đãi ngộ tối hệ quốc (MFN) và Đãi ngộ quốc gia (NT).
Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN):
Mỗi thành viên của WTO phải dành, ngay lập tức và không điều kiện cho
hàng hoá, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ hay nhà đầu tư của các nước thành
viên khác sự đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ mà mỗi nước

thành viên đó đã dành cho hàng hoá, dịch vụ có xuất xứ từ hay được giao tới
bất kỳ một nước thành viên nào khác. Hệ quả tất yếu của nguyên tắc này là
hàng hoá có xuất xứ từ các nước thành viên được đãi ngộ như nhau trên thị
trường của tất cả các thành viên WTO. Nguyên tắc MFN hướng vào mục tiêu
tạo sự bình đẳng giữa tất cả các nước thành viên của WTO trong thương mại
quốc tế. Có thể nhận thấy rằng đây là nguyên tắc cơ bản nhất để các quốc gia
WTO dựa vào đàm phán song phương và đa phương với các Hiệp định khác
nhau của WTO.
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT):
Theo đó, mỗi thành viên của WTO phải dành cho hàng hoá, dịch vụ hay
quyền sở hữu trí tuệ, nhà đầu tư của các nước thành viên khác sự đãi ngộ trên
thị trường nội địa nước mình sau khi đã được nhập khẩu, không kém phần
thuận lợi hơn sự đãi ngộ đã được dành cho hàng hoá, dịch vụ hay quyền sở
hữu trí tuệ, hay nhà đầu tư của chính nước mình.
Nếu như MFN hướng về sự không phân biệt đối xử giữa hàng hoá, dịch
vụ của một thành viên của WTO với hàng hoá, dịch vụ …của tất cả các thành
viên khác của WTO thì NT hướng về sự không phân biệt đối xử giữa sản
phẩm, dịch vụ của nước nhập khẩu với hàng hóa, dịch vụ của nước mình.
Nguyên tắc tự do hoá thương mại:
Tất cả các quốc gia đều có những lợi thế khi tham gia vào các quan hệ
thương mại quốc tế vì mỗi nước đều có lợi thế so sánh tương đối trong việc sản
xuất một số loại hàng hoá, dịch vụ. Đó chính là thuyết lợi thế so sánh do nhà kinh
tế học Keynes tìm ra từ thế kỷ 19 nền tảng cơ bản của kinh tế học hiện đại. WTO
phát triển tư tưởng này lên, không chỉ khuyến khích tham gia mà còn tìm cách tối
20

đa hoá hiệu quả của việc tham gia này thông qua tự do hoá thương mại. Chính
phủ các nước có thể sử dụng thuế quan để làm công cụ bảo hộ thị trường trong
nước, nhưng đòi hỏi phải cắt giảm các hàng rào thuế quan theo một khuôn khổ
đã quy định theo các cam kết của mình và các quốc gia này cũng cần xoá bỏ

các biện pháp phi thuế quan như cấm nhập khẩu, ấn định hạn ngạch hoặc các
chính sách đối ngoại hỗ trợ xuất khẩu…
Nguyên tắc cạnh tranh:
Trên thị trường quốc tế, các yếu tố làm nên hàng hoá (vật tư đầu vào,
công nghệ, lao động ) là điều kiện quyết định khả năng và sức sống của nó.
Cơ chế cạnh tranh cho phép nhà sản xuất có được đầu vào đáp ứng đúng yêu
cầu của sản xuất hàng hóa. Người tiêu dùng có quyền được hưởng những sản
phẩm giá thấp nhất với chất lượng tốt, và như vậy các phương tiện sản xuất có
được sự phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả. WTO có các quy định điều
chỉnh các biện pháp chống bán phá giá, hoặc đánh thuế đối kháng nhằm triệt
tiêu tác dụng của việc hàng hoá bị bán phá giá hay được trợ cấp trực tiếp nhằm
mục đích cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, để tránh sự không lành
mạnh trong hoạt động thương mại với phương châm “cá lớn nuốt cá bé” qua
bán phá giá và trợ cấp hoặc ngược lại lạm dụng các quy định chống bán phá
giá và thuế đối kháng để gây trở ngại trá hình cho thương mại, WTO có những
quy tắc chặt chẽ điều chỉnh lĩnh vực này.
Nguyên tắc công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn chất lượng
Các nước được khuyến khích công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn chất
lượng. Có nghĩa là khi doanh nghiệp chứng minh được hàng hoá, dịch vụ họ
đạt được những tiêu chuẩn nội địa tương đương với tiêu chuẩn của nước nhập
khẩu thì nước nhập khẩu phải chấp việc tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ đó.
Trên thực tế, WTO vẫn cho phép các nước được đưa ra những nguyên tắc
riêng với điều kiện những nguyên tắc đó phải được dựa trên cơ sở khoa học và
không gây cản trở cho hoạt động thương mại cũng như phân biệt đối xử đối
với các hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác.
Nguyên tắc minh bạch hoá chính sách
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động

×