Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 107 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



ĐINH THỊ MAI PHƢƠNG


CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CHUNG CỦA VỢ CHỒNG THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Ngành : Luật Học
Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số : 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HÀ THỊ MAI HIÊN



HÀ NỘI - NĂM 2008









3

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU 7
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12
Chƣơng 1. Những vấn đề lý luận về căn cứ 12
xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng
1.1. Khái niệm, đặc điểm vai trò sở hữu chung của vợ chồng 12
1.2. Vấn đề xác định căn cứ xác lập quyền sở hữu chung 17
của vợ chồng
1.2.1. Các căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định 17
chung của luật dân sự
1.2.2. Sự tồn tại của quan hệ hôn nhân hợp pháp 18
1.2.3. Các căn cứ xác định các tài sản chung của vợ chồng 22
1.3. Khái quát sự phát triển của pháp luật về căn cứ xác 25
lập quyền sở hữu chung của vợ chồng trong pháp
luật Việt Nam qua các thời kỳ
1.3.1. Trong cổ luật Việt Nam 25
1.3.2. Thời kỳ Pháp thuộc 26
1.3.3. Thời kỳ từ 1945 đến nay 28
Chƣơng 2. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện 35
hành về căn cứ xác lập quyền sở hữu
chung của vợ chồng và thực tiễn áp dụng
2.1. Quy định hiện hành 35
2.1.1. Các căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định 36

chung của luật dân sự
2.1.2. Sự tồn tại của quan hệ hôn nhân hợp pháp 37


4
2.1.3. Các căn cứ xác định các tài sản chung của vợ chồng 52
2.2. Thực tiễn áp dụng 64
2.2.1. Những thuận lợi cơ bản trong việc áp dụng 64
2.2.2. Một số vƣớng mắc 67
Chƣơng 3. Những phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn 79
thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung
của vợ chồng
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện và nâng cao hiệu quả 79
áp dụng pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu
chung của vợ chồng
3.2. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao 81
hiệu quả áp dụng pháp luật về căn cứ xác lập quyền
sở hữu chung của vợ chồng
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật 82
3.2.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng 96
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104






5

CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS : Bộ Luật Dân sự
HNGĐ : Hôn nhân và gia đình
SH : Sở hữu
VC : Vợ chồng




6
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Hôn nhân là một hiện tƣợng phổ biến trong xã hội. Việc kết hôn giữa
hai cá thể nam và nữ không chỉ là sự kết hợp thuần túy giữa hai bên mà còn
tạo nên gia đình với các chức năng xã hội của nó. Để thực hiện các chức
năng này, gia đình buộc phải có những tài sản đƣợc sử dụng chung. Từ đó
khái niệm về quyền sở hữu chung của vợ chồng đƣợc hình thành và phát
triển và đƣợc quyết định bởi chính quan điểm xã hội về các chức năng xã
hội của gia đình. Tuy nhiên, do sở hữu chung của vợ chồng về bản chất là
sở hữu của các thể nhân, vì vậy sở hữu chung của vợ chồng bên cạnh việc
phản ánh và đƣợc quyết định bởi quan điểm xã hội về chức năng của gia
đình còn phản ánh và đƣợc quyết định bởi quan điểm xã hội về quyền tự do
cá nhân, quyền tự do dân sự và quyền sở hữu của cá nhân. Trong khi đó
quyền tự do cá nhân và quan điểm về các chức năng xã hội của gia đình với
mục tiêu phát triển và ổn định xã hội là hai vấn đề đang ngày càng thu hút
sự quan tâm của xã hội và ngày càng trở nên bức thiết. Chính vì vậy, việc
xác định các vấn đề liên quan đến sở hữu chung của vợ chồng cũng nhƣ các
căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng là một vấn đề cần đƣợc

chú ý và đang ngày càng trở nên quan trọng trong đời sống xã hội.
Hiện nay, theo quy định của nƣớc ta, các căn cứ cơ bản để xác lập
quyền sở hữu chung của vợ chồng trƣớc hết là các căn cứ xác lập quyền sở
hữu nói chung theo quy định của pháp luật và sự tồn tại quan hệ vợ chồng.
Bên cạnh đó, theo Điều 27, 29 và 30 của Luật HNGĐ năm 2000, sở hữu
chung của vợ chồng có thể đƣợc xác lập trên cơ sở quy định của pháp luật
hoặc có thể do sự thỏa thuận của vợ chồng. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa
các căn cứ này vẫn chƣa đƣợc thể hiện rõ trong luật làm phát sinh nhiều
trƣờng hợp không thể xác định đƣợc nhƣ trƣờng hợp vợ chồng thỏa thuận
chia tài sản chung trog thời kỳ hôn nhân và sử dụng tài sản này để đầu tƣ


7
sản xuất, kinh doanh. Khi đó lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động này nên đƣợc
coi là thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân và là tài sản chung của vợ
chồng hay sẽ là lợi tức thu đƣợc từ tài sản riêng theo Điều 30 của Luật và là
tài sản riêng của vợ, chồng vẫn đang là vấn đề chƣa ngã ngũ.
Bên cạnh đó, mặc dù pháp luật đã quy định khá đầy đủ về các căn cứ
xác lập tài sản chung của vợ chồng nhƣng với thời gian và thực tế sinh
động của xã hội, nhiều trƣờng hợp vẫn chƣa đƣợc pháp luật dự liệu hết hoặc
đã quy định nhƣng chƣa rõ ràng nhƣ việc xác định quan hệ vợ chồng trong
trƣờng hợp một bên bị toà án tuyên là đã chết mà trở về, vấn đề về việc thay
đổi giới tính, việc mua bán, trao đổi tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân….
dẫn đến những lúng túng khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình áp dụng.
Thêm vào đó, quan niệm phong kiến cổ xƣa về việc ngƣời phụ nữ
khi đi lấy chồng thì theo chồng, thuộc về ngƣời chồng “xuất giá tòng phu”
và quan niệm coi trọng vấn đề tình cảm, tinh thần của ngƣời Á đông nên
thƣờng không có sự rạch ròi trong quan hệ tài sản của vợ chồng. Chính vì
vậy, khi ly hôn, việc xác định, phân chia tài sản thƣờng gặp nhiều khó
khăn, dẫn đến các tranh chấp xảy ra.

Để có luận cứ khoa học cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật, tăng
cƣờng hiệu quả pháp luật về xác định các căn cứ xác lập quyền sở hữu
chung của vợ chồng, đồng thời giúp các nhà lập pháp có cơ sở để giải
quyết trong những trƣờng hợp pháp luật chƣa kịp dự liệu hoặc dự liệu chƣa
cụ thể, em lựa chọn đề tài này làm luận văn cao học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, chƣa có một công trình nghiên cứu nào, nghiên cứu riêng
và sâu về vấn đề này. Một số công trình nghiên cứu có nghiên cứu về một
số vấn đề liên quan nhƣ chế độ tài sản chung của vợ chồng… Tuy nhiên,
các công trình nghiên cứu này, một số đƣợc thực hiện trên cơ sở hệ thống
pháp luật cũ nhƣ “Một số vấn đề về pháp luật dân sự việt Nam từ thế kỷ


8
XV đến thời kỳ Pháp thuộc” của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ
Tƣ pháp hay “Chế độ hôn sản và thừa kế trong Luật dân sự Việt nam” của
Nguyễn Mạnh Bách hoặc chỉ đƣa ra những nhận định chung hoặc giải thích
các quy định của pháp luật. Đề tài nghiên cứu “Chế độ tài sản của vợ
chồng theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành” của Nguyễn
Văn Cừ, tuy có đề cập đến vấn đề này nhƣng dƣới góc độ là một chế định
liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng và chỉ dƣới góc độ xem xét tính
phù hợp của quy định này trên cơ sở tìm hiểu về chế độ tài sản của vợ
chồng mà chƣa đi vào tìm hiểu kỹ về bản chất, mục đích của quyền sở hữu
chung của vợ chồng cũng nhƣ các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của
vợ chồng. Thêm vào đó, Luận án đƣợc phân tích trên cơ sở BLDS năm
1999. Sự ra đời của BLDS năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và những
vấn đề mới phát sinh nhƣ thay đổi giới tính, hôn nhân đồng tính v.v đã
làm nảy sinh nhiều vấn đề mới chƣa đƣợc đề cập tại Luận án. Căn cứ xác
lập quyền sở hữu của vợ chồng cũng đƣợc nhắc đến trong các sách giáo
khoa, giáo trình giảng dạy tại các trƣờng đại học, tuy nhiên các tác phẩm

này chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sơ lƣợc và giải thích các quy định của
pháp luật, đặc biệt đi sâu vào phân tích các căn cứ xác lập tài sản chung của
vợ chồng chứ không phân tích tổng thể các căn cứ xác lập quyền sở hữu
chung của vợ chồng. Hiện nay cũng chƣa có một sách tham khảo nào đề
cập cụ thể, nghiên cứu về bản chất của vấn đề này.
Đề tài “Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp
luật Việt Nam hiện hành” mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu các quy định
hiện hành về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng trên cơ sở
nghiên cứu bản chất của sở hữu của vợ chồng để từ đó đƣa ra một số
phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là dựa trên cơ sở lý luận để nghiên cứu các quy


9
định của luật thực định về các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ
chồng, tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định này; từ đó đƣa ra một số
phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng.
Với mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các đặc điểm, yếu tố quyết định đối với quyền sở hữu
chung của vợ chồng để từ đó tìm hiểu việc xác định các căn cứ xác lập
quyền sở hữu chung của vợ chồng.
- Nghiên cứu các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng ở
hệ thống pháp luật của một số nƣớc trên thế giới cũng nhƣ quá trình phát
triển các quy định của pháp luật Việt Nam về các căn cứ xác lập quyền sở
hữu chung của vợ chồng.
- Nghiên cứu các quy định hiện hành của Việt Nam về các căn cứ
xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng và thực tiễn áp dụng các quy

định này để đƣa ra đƣa ra một số phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở
hữu chung của vợ chồng
Do điều kiện hạn chế, đề tài chủ yếu đƣợc tập trung trong phạm vi
luật thực định.
4. Cơ sở phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu:
Đề tài lấy các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử theo quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác Lê nin
làm trung tâm, cơ sở nền tảng. Các nguyên lý này bao gồm: tồn tại xã hội
quyết định ý thức xã hội, đồng thời giữa chúng có mối liên hệ biện chứng;
Pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thƣợng tầng xã hội, đƣợc hình thành
từ một cơ sở hạ tầng phù hợp; pháp luật đƣợc coi là tấm gƣơng phản chiếu
xã hội còn về phần mình, xã hội đƣợc coi là cơ sở thực tiễn của pháp luật.
Về lý thuyết và thực tiễn cho thấy, các quy định của pháp luật phù hợp với


10
sự phát triển của các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội thì mới có tính khả
thi trong quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật; từ đó tạo cơ sở cho xã
hội ổn định và phát triển.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu về các
căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng qua các thời kỳ
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đƣợc sử dụng khi phân tích về
các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng.
- Phƣơng pháp so sánh đƣợc thực hiện nhằm tìm hiểu quy định của
pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng với hệ thống
pháp luật trƣớc đó cũng nhƣ hệ thống pháp luật của một số nƣớc.
- Phƣơng pháp thống kê, khảo sát thực tiễn đƣợc áp dụng khi xem
xét thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật trong lĩnh vực này.

5. Cơ cấu, cấu trúc luận văn
Luận văn đƣợc chia thành 3 phần chính bao gồm:
Mở đầu
Kết quả nghiên cứu
Chƣơng I. Những vấn đề lý luận về căn cứ xác lập quyền sở hữu
chung của vợ chồng
Chƣơng II. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về căn
cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng và thực
tiễn áp dụng
Chƣơng III. Những phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả áp dụng pháp luật về căn cứ xác lập
quyền sở hữu chung của vợ chồng
Kết luận



11
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò sở hữu chung của vợ chồng
Quan hệ sở hữu chung của vợ chồng là quan hệ xã hội khách quan.
Khi có quan hệ hôn nhân, quan hệ vợ chồng thì cuộc sống chung của họ sẽ
tạo ra những giá trị chung về vật chất và tinh thần và sở hữu tài sản chung
khi đó là cơ sở vật chất cho đời sống chung của hai ngƣời, là điều kiện để
họ thực hiện các chức năng xã hội của gia đình nhƣ sinh đẻ, giáo dục nuôi
dƣỡng, thoả mãn những nhu cầu chung cũng nhƣ của cá nhân họ.
Trong xã hội có nhà nƣớc và pháp luật, khi sở hữu là đối tƣợng lập
pháp thì sở hữu cá nhân, sở hữu gia đình, sở hữu vợ chồng cũng là một đối

tƣợng lập pháp quan trọng. Có thể nói, xã hội nào có hôn nhân, vợ chồng
thì cũng đều tồn tại sở hữu chung của vợ chồng. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào
điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của mỗi giai đoạn phát triển, sự điều
chỉnh pháp luật về sở hữu chung của vợ chồng có những đặc trƣng riêng.
Ví dụ: có thời kỳ luật pháp chỉ thừa nhận quyền sở hữu của vợ, chồng,
không có sở hữu tài sản, có thời kỳ vợ chồng đều có quyền sở hữu tài sản,
và tài sản chung có thể xác lập theo pháp luật hoặc theo thỏa thuận….
Tuy nhiên, về bản chất, sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu của
các thể nhân, chứ không phải là sở hữu của một pháp nhân. Do đó, sở hữu
chung của vợ chồng trƣớc hết phản ánh tƣ tƣởng, quan điểm của các nhà
làm luật cũng nhƣ xã hội về quyền sở hữu của cá nhân cũng nhƣ quyền tự
do dân sự của các cá nhân thông qua việc ghi nhận và thể hiện sự tự thỏa
thuận của các bên chủ thể. Đây là một trong những quyền cơ bản của công
dân hiện đã đƣợc cộng đồng quốc tế công nhận tại nhiều văn kiện quốc tế.
Điều 17, Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế đã khẳng định “Mọi ngƣời đều
có quyền sở hữu tài sản một mình hoặc sở hữu tài sản cùng với những


12
ngƣời khác”. Hiện nay, pháp luật các nƣớc trên thế giới cũng đều công
nhận và bảo hộ quyền sở hữu của cá nhân trong các văn bản pháp luật của
nƣớc mình. Ở Việt Nam, Điều 58 Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định
“Công dân có quyền sở hữu…. Nhà nƣớc bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và
quyền thừa kế của công dân” [6]. Cụ thể hóa sự ghi nhận này, Điều 169
BLDS năm 2005 cũng khẳng định “Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân
và chủ thể khác đƣợc pháp luật công nhận và bảo vệ. Không ai có thể bị
hạn chế, bị tƣớc đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.
Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ ngƣời nào có hành vi xâm
phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị ngƣời khác chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật” [10]

Tùy từng thời điểm lịch sử và đặc điểm xã hội của từng nƣớc, quan
điểm về quyền tự do cá nhân trong sở hữu lại đƣợc ghi nhận rộng hay hẹp
khác nhau và đƣợc phản ánh một cách rõ nét trong sở hữu chung của vợ
chồng thông qua mức độ công nhận quyền tự do thỏa thuận của các chủ thể
trong sở hữu chung của vợ chồng.
Sự phản ánh này đƣợc thể hiện cơ bản qua ba khía cạnh lớn là sự ghi
nhận của pháp luật về sự thoả thuận của các bên trong việc thiết lập, tạo
dựng quan hệ sở hữu chung của vợ chồng cũng nhƣ trong việc xác định các
tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng và thoả thuận của các bên trong
việc thực hiện quyền sở hữu chung của vợ chồng.
Trong việc thiết lập, tạo dựng quan hệ sở hữu chung của vợ chồng,
nếu nhƣ trƣớc kia, với quan điểm và sự ghi nhận rất hạn chế của xã hội về
quyền tự do cá nhân trong sở hữu cũng nhƣ quyền tự do dân sự cuả cá
nhân, sự thoả thuận, thống nhất ý chí của hai bên chủ thể đã đƣợc ghi nhận
rất hạn chế trong sở hữu chung của vợ chồng. Ví dụ dƣới thời kỳ phong
kiến, quyền tự do cá nhân ít khi đƣợc nhắc đến nên sự thỏa thuận của các
bên trong việc tạo lập quan hệ hôn nhân mà trên đó sở hữu chung của vợ
chồng đƣợc thiết lập cũng không hề đƣợc quan tâm, chú ý đến. Mà yếu tố


13
tiên quyết lại chính là sự quyết định của hai bên dòng họ, gia đình. Đến
ngày nay, với sự ghi nhận và bảo đảm rất cao của quyền tự do cá nhân, sự
thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên chủ thể trong việc tạo lập quan hệ
hôn nhân hay quan hệ sở hữu chung của vợ chồng đƣợc coi là một yếu tố
quyết định. Chính hai bên chủ thể chứ không phải ai khác là ngƣời trƣớc
tiên tự quyết định có xác lập quan hệ hôn nhân với nhau hay không. Không
ai có thể ép buộc hoặc dùng bất cứ một biện pháp nào, hình thức nào để bắt
buộc hai bên xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp mà không có sự đồng ý
của các chủ thể đó.

Tƣơng tự nhƣ vậy, quan điểm về quyền tự do cá nhân cũng đƣợc
phản ánh rất rõ nét qua sự công nhận thỏa thuận của hai bên vợ chồng trong
việc xác định tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng cũng nhƣ việc thực
hiện quyền sở hữu chung của vợ chồng. Ngày nay, pháp luật của hầu hết
các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam đều cho phép các chủ thể về cơ
bản có thể tự do thỏa thuận, bàn bạc và ủy quyền cho nhau trong việc
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung hay nói cách khác là các bên
có thể thỏa thuận về việc thực hiện quyền sở hữu chung của vợ chồng.
Đồng thời, các bên cũng có thể thỏa thuận về tài sản chung của vợ chồng.
Ví dụ Điều 1469 BLDS và Thƣơng Mại Thái Lan quy định “Khi vợ chồng
không có sự thỏa thuận đặc biệt của họ về tài sản trƣớc khi kết hôn thì quan
hệ tài sản giữa họ sẽ đƣợc điều chỉnh bởi những quy định của chƣơng này”
[13] Nhƣ vậy, pháp luật sẽ chỉ can thiệp và chỉ quy định khi hai bên không
có thỏa thuận về tài sản trƣớc khi kết hôn, nói cách khác sự tự thoả thuận
của các bên về tài sản đƣợc coi là nền tảng, cơ sở đầu tiên trong việc xác
định các tài sản chung của vợ chồng.
Tóm lại, sở hữu chung của vợ chồng trƣớc hết luôn phản ánh tƣ
tƣởng, quan điểm của xã hội về quyền tự do cá nhân trong sở hữu cũng nhƣ
quyền tự do dân sự của cá nhân trong từng thời kỳ lịch sử và từng đặc điểm
xã hội khác nhau.


14
Bên cạnh đó, sở hữu chung của vợ chồng còn luôn gắn liền với sự
xuất hiện của hôn nhân và gia đình, phục vụ các chức năng của gia đình.
Trong khi đó chức năng của gia đình không chỉ bó gọn trong hai chủ thể
thiết lập quan hệ vợ chồng đó mà còn có ảnh hƣởng lớn đến toàn xã hội.
Gia đình với các chức năng xã hội của nó nhƣ thỏa mãn những lợi ích, nhu
cầu của vợ chồng, chức năng sinh sản, nuôi dƣỡng giáo dục trẻ em, chức
năng kinh tế, văn hóa, xã hội … đã không còn là vấn đề của hai bên chủ

thể xác lập quan hệ hôn nhân mà đã trở thành một vấn đề của cả xã hội, ảnh
hƣởng tới toàn xã hội từ đó, gia đình đƣợc coi là một tế bào của xã hội là
nền tảng của xã hội. Chính vì vậy, sở hữu chung của vợ chồng không chỉ
phản ánh quan điểm, tƣ tƣởng của xã hội về quyền tự do cá nhân, quyền tự
do dân sự mà còn phản ánh quan điểm xã hội trong việc bảo đảm và duy trì
sự ổn định, phát triển của xã hội thông qua quan điểm của xã hội về chức
năng của gia đình.
Điều này đƣợc thể hiện trƣớc hết qua việc pháp luật quy định về các
điều kiện để xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp mà trên đó sở hữu chung của
vợ chồng đƣợc tạo lập. Kể cả trong trƣờng hợp sự thỏa thuận, ý chí tạo dựng
quan hệ hôn nhân hợp pháp của các bên đƣợc coi là yếu tố tiên quyết thì pháp
luật vẫn có những quy định về các điều kiện để xác lập quan hệ hôn nhân hợp
pháp mà các bên chủ thể phải tuân theo. Các điều kiện này, tùy từng thời điểm
lịch sử, đặc điểm xã hội của mỗi nƣớc lại đƣợc quy định khác nhau và luôn
phản ánh quan điểm của xã hội về chức năng của gia đình nhằm bảo vệ trật tự,
sự ổn định và phát triển của chính xã hội đó. Ví dụ, ở thời kỳ phong kiến, việc
kết hôn với việc tạo lập nên gia đình đƣợc coi là để duy trì nòi giống, phát
triển giòng họ nên sự đồng ý, xác nhận của hai bên giòng họ đƣợc coi là
những điều kiện tiên quyết để công nhận mối quan hệ hôn nhân hợp pháp
giữa hai bên chủ thể. Ngoài ra, pháp luật ở thời kỳ nào cũng yêu cầu việc xác
lập quan hệ hôn nhân để từ đó xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng phải
đƣợc tiến hành theo những hình thức nhất định và phải đƣợc pháp luật quy


15
định. Nhƣ vậy, với các quy định về điều kiện kết hôn, điều kiện công nhận
hôn nhân hợp pháp để từ đó tạo lập nên sở hữu chung của vợ chồng, pháp
luật qua đó đã định hƣớng và góp phần để sở hữu chung của vợ chồng phản
ánh quan điểm về ổn định và phát triển xã hội.
Quan điểm của xã hội về chức năng của gia đình, về bảo vệ trật tự và

phát triển của xã hội cũng đƣợc thể hiện trong quy định của pháp luật về
việc thực hiện quyền sở hữu chung của vợ chồng và quy định của pháp luật
về việc tài sản nào sẽ là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Để đảm
bảo lợi ích của các bên chủ thể, ổn định trật tự và phát triển xã hội, pháp
luật mặc dù cho phép các bên chủ thể có thể cùng nhau thỏa thuận về việc
thực hiện quyền sở hữu chung cũng nhƣ thỏa thuận xác định các tài sản
chung của vợ chồng, nhƣng sự thỏa thuận này luôn phải tuân theo những
hình thức nhất định và phải đƣợc pháp luật công nhận. Ví dụ, pháp luật của
các nƣớc tƣ bản cho phép hai bên có thể thuận thuận xác định các tài sản
chung nhƣng sự thỏa thuận này phải đƣợc tiến hành trƣớc khi kết hôn và
phải đƣợc lập thành văn bản với sự ghi nhận của các cơ quan có thẩm
quyền, nếu không sự thỏa thuận này sẽ bị coi là vô hiệu. Thậm chí, trong
nhiều trƣờng hợp, sở hữu chung của vợ chồng còn đƣợc quy định rõ ràng,
không phụ thuộc vào ý chí, sự thỏa thuận của các bên nhƣ trƣờng hợp quy
định về chế độ cộng đồng toàn sản pháp định. Tức là sau khi kết hôn, toàn
bộ tài sản của hai bên vợ chồng dù có trƣớc hay sau hôn nhân đều thuộc tài
sản chung của vợ chồng. Quy định này phản ánh quan điểm của xã hội về
hôn nhân là một sự kết hợp hoàn toàn của hai bên, mang tính lâu dài, bền
vững, không thể dễ dàng bị phá hủy.
Nhƣ vậy, có thể thấy sở hữu chung của vợ chồng luôn phản ánh quan
điểm, sự ghi nhận của xã hội về quyền tự do cá nhân cũng nhƣ quyền tự do
dân sự của cá nhân đồng thời luôn phản ánh quan điểm xã hội về chức năng
của gia đình, về sự ổn định, phát triển xã hội. Với đặc điểm này, sở hữu chung
của vợ chồng đang ngày càng trở thành một vấn đề quan trọng trong đời sống


16
xã hội vì nó không chỉ liên quan tới việc bảo đảm quyền tự do cá nhân, bảo
đảm quyền và lợi ích của chính các chủ thể mà còn liên quan tới sự ổn định
gia đình, phát triển của xã hội – hai vấn đề đang ngày càng đƣợc xã hội quan

tâm hơn. Vì vậy, các quy định về sở hữu chung của vợ chồng đang ngày
càng có vai trò, vị trí hết sức to lớn. Do điều kiện có hạn, dƣới đây chỉ đề
cập đến vấn đề về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng.
1.2. Vấn đề xác định căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ
chồng
Sở hữu chung của vợ chồng phản ánh và đƣợc quyết định bởi quan
điểm xã hội về quyền tự do cá nhân, quyền tự do dân sự của cá nhân và
quan điểm xã hội về các chức năng, vai trò của gia đình. Chính vì vậy, các
căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng cũng phản ánh và đƣợc
quyết định bởi các quan điểm này.
Các quan điểm này, tùy theo từng thời kỳ lịch sử và đặc điểm của
từng xã hội khác nhau lại khác nhau, do đó, các căn cứ xác lập quyền sở
hữu chung của vợ chồng tùy theo từng thời kỳ lịch sử và đặc điểm của từng
xã hội khác nhau cũng đƣợc quy định khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy,
thông thƣờng bao gồm các nhóm căn cứ sau:
- Thứ nhất là các căn cứ xác lập quyền sở hữu nói chung theo quy
định của pháp luật dân sự
- Thứ hai là sự tồn tại của quan hệ hôn nhân hợp pháp
- Thứ ba là các căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng bao gồm
sự thoả thuận của các bên chủ thể hoặc theo quy định của pháp luật.
Thiếu một trong các căn cứ, điều kiện trên, sở hữu chung của vợ
chồng không thể đƣợc xác lập. Và tùy từng đặc điểm xã hội khác nhau mà
các nhóm căn cứ này lại đƣợc quy định khác nhau trên cơ sở quan điểm của
xã hội về quyền tự do cá nhân, quyền tự do dân sự của cá nhân và quan
điểm xã hội về các chức năng, vai trò của gia đình.


17
1.2.1. Các căn cứ xác lập quyền sở hữu nói chung:
Vì sở hữu chung của vợ chồng là một hình thức sở hữu nên các căn

cứ trƣớc tiên để xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng là các căn cứ để
xác lập quyền sở hữu nói chung. Đây là một căn cứ chung của các loại sở
hữu vì vậy nó chỉ đƣợc quyết định bởi các quan điểm xã hội nói chung. Do
điều kiện có hạn và sự tập trung cho việc phân tích, làm rõ những căn cứ
riêng biệt của việc xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng luận văn
không đi sâu phân tích căn cứ này mà chỉ đƣa ra những vấn đề cơ bản.
Về vấn đề này, pháp luật của các nƣớc thƣờng có những quy định rất
cụ thể về căn cứ xác lập quyền sở hữu. Các quy định này thƣờng đƣợc quy
định trên cơ sở nguồn gốc của tài sản. Theo giáo trình Luật Dân sự Việt
Nam của Đại học luật Hà Nội, có 3 nhóm căn cứ xác lập quyền sở hữu bao
gồm:
- Theo hợp đồng hoặc theo giao dịch của một bên
- Theo quy định của pháp luật (nhƣ tài sản đƣợc hình thành do lao
động, do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến, thừa kế… )
- Theo những căn cứ riêng: Bản án, quyết định của tòa án….
Ở Việt Nam, Điều 170, BLDS năm 2005 quy định quyền sở hữu
đƣợc xác lập đối với tài sản trong các trƣờng hợp sau đây:
1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp
2. Đƣợc chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định
của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền
3. Thu hoa lợi, lợi tức
4. Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;
5. Đƣợc thừa kế tài sản;
6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật
vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm


18
bị thất lạc, vật nuôi dƣới nƣớc di chuyển tự nhiên
7. Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhƣng ngay tình,

liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1
Điều 247 BLDS năm 2005.
8. Các trƣờng hợp khác do pháp luật quy định”
1.2.2. Sự tồn tại của quan hệ hôn nhân hợp pháp:
Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu của hai chủ thể đặc biệt là vợ
chồng, vì vậy không thể tồn tại bên ngoài quan hệ hôn nhân hợp pháp. Nói
cách khác sự tồn tại của quan hệ hôn nhân hợp pháp là một trong những
căn cứ quan trọng để xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng.
Tuy nhiên, việc xác định thế nào là quan hệ hôn nhân hợp pháp lại
đƣợc quyết định bởi quan niệm xã hội về quyền tự do cá nhân cũng nhƣ
quan điểm xã hội về các chức năng xã hội của gia đình.
Ngày nay, với quan điểm công nhận và bảo đảm các quyền tự do cá
nhân đồng thời quan tâm, chú ý, định hƣớng phát triển xã hội, gia đình, ý
chí và sự thỏa thuận của các bên chủ thể đƣợc coi là cơ sở nền tảng, quyết
định trong việc xác lập, duy trì sự tồn tại của quan hệ hôn nhân hợp pháp,
bên cạnh đó có những điều kiện khác nhằm đảm bảo cho gia đình có thể
thực hiện đƣợc các chức năng xã hội của mình.
Theo đó, quan hệ hôn nhân hợp pháp đƣợc coi là bắt đầu bằng sự
kiện kết hôn theo pháp luật và chấm dứt khi một bên chết, hoặc bị Tòa án
tuyên bố là đã chết, khi vợ và chồng ly hôn.
Về nguyên tắc, kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng
theo quy định của pháp luật và đăng ký kết hôn. Ở một số nƣớc, kết hôn có
thể đƣợc xác lập giữa một ngƣời đàn ông và nhiều ngƣời đàn bà mà không
cần có sự chấm dứt của quan hệ hôn nhân trƣớc (hôn nhân đa thê), mặt
khác, một số nƣớc cũng thừa nhận tính hợp pháp của hôn nhân đồng giới.
Ở Việt nam, chỉ thừa nhận việc kết hôn giữa một bên là nam và một bên là


19
nữ và không công nhận hôn nhân đa thê, đa phu. Để tiến hành việc kết hôn,

hệ thống pháp luật của các nƣớc thƣờng đặt ra các điều kiện nhất định.
Thiếu các điều kiện này, việc kết hôn của hai bên chủ thể sẽ không đƣợc
công nhận và khi đó quan hệ vợ chồng sẽ không phát sinh. Các điều kiện
này thƣờng bao gồm :
- Điều kiện về sự khác biệt giới tính: Trong thời gian gần đây, sự
xuất hiện của quan hệ đồng giới đã làm nảy sinh nhiều cuộc tranh cãi gay
gắt giữa các nhà lập pháp về việc thừa nhận hay không thừa nhận hôn nhân
giữa những ngƣời đồng tính. Nhƣ trên đã nói, một số nƣớc đã có sự công
nhận hôn nhân của những ngƣời đồng tính. Pháp luật Việt Nam nhìn chung
cấm kết hôn giữa những ngƣời cùng giới tính. Việc cấm kết hôn giữa
những ngƣời cùng giới tính đƣợc chính thức ghi nhận trong Luật hôn nhân
và gia đình năm 2000 của Việt Nam. Trong thời gian trƣớc, hôn nhân giữa
những ngƣời cùng giới cũng không bao giờ đƣợc thừa nhận ở Việt Nam.
Việc xác định giới tính thƣờng dựa vào giấy khai sinh của đƣơng sự.
- Điều kiện về tuổi kết hôn: Hệ thống pháp luật các nƣớc thƣờng quy
định tuổi kết hôn tối thiểu, theo đó, hai bên đƣơng sự chỉ có thể kết hôn khi
đã đủ tuổi kết hôn tối thiểu. Ở các nƣớc, tuổi kết hôn tối thiểu thƣờng
không giống nhau tuỳ theo từng nƣớc, ví dụ tuổi kết hôn tối thiểu ở Đức là
21 đối với nam và 16 đối với nữ, ở Thuỵ Sĩ là 20 và 18, ở ý là 16 và 14, ở
Pháp là 18 và 15. ở Việt nam, tuổi kết hôn tối thiểu đƣợc quy định hiện nay
là nam từ 20 tuổi trở lên và nữ từ 18 tuổi trở lên.
- Điều kiện về sự ƣng thuận: Điều kiện này nhằm đảm bảo nguyên
tắc của hôn nhân là nguyên tắc tự nguyện. Pháp luật ở bất kỳ một nƣớc nào
đều không thừa nhận việc kết hôn nếu không có sự ƣng thuận của cả hai
bên. Tuy nhiên, pháp luật các nƣớc lại có những quy định khác nhau về các
trƣờng hợp đƣợc coi là không có sự ƣng thuận của cả hai bên. Nhƣng nhìn
chung không có sự ƣng thuận của cả hai bên có thể xảy ra khi một hoặc cả
hai bên bị cƣỡng ép, bị lừa dối, bị mất năng lực hành vi, bị hạn chế năng



20
lực hành vi hay không nhận thức đƣợc hành vi của mình.
- Điều kiện về mối quan hệ thân thích: Theo đó, những ngƣời có
cùng dòng máu về trực hệ, những ngƣời có quan hệ họ hàng, anh chị em
thƣờng không đƣợc kết hôn với nhau. Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành
của Việt Nam quy định cấm kết hôn giữa những ngƣời cùng dòng máu về
trực hệ, giữa những ngƣời có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha mẹ nuôi
với con nuôi, giữa ngƣời đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng
với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dƣợng với con riêng của vợ, mẹ kế với
con riêng của chồng. [19]
- Điều kiện về việc không tồn tại hôn nhân với ngƣời khác: Mặc dù
nhƣ trên đã nói, pháp luật một số nƣớc thừa nhận hôn nhân đa thê nhƣng
nhìn chung các nƣớc đều cấm ngƣời đang có vợ, có chồng không đƣợc kết
hôn với ngƣời khác.
Thiếu một trong các điều kiện trên, việc kết hôn giữa hai đƣơng sự
không đƣợc công nhận, khi đó quan hệ vợ chồng không tồn tại và theo đó,
quan hệ sở hữu chung của vợ chồng cũng không tồn tại.
Hôn nhân có thể bị chấm dứt trong các trƣờng hợp: Vợ hoặc chồng
chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết hoặc vợ và chồng ly hôn.
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân (về mặt pháp lý) ngay
trong lúc cả vợ và chồng đều còn sống. Đây là biện pháp cuối cùng mà
pháp luật cho phép thực hiện trong trƣờng hợp cuộc sống vợ chồng lâm vào
tình trạng khủng hoảng mà không thể đƣợc khắc phục bằng bất kỳ biện
pháp nào khác. Về vấn đề này, luật các nƣớc, ở các thời kỳ khác nhau cũng
có sự nhìn nhận khác nhau: ở một số nƣớc thời kỳ nguyên sơ, hôn nhân
đƣợc xác lập và đƣợc duy trì chỉ nhờ vào sự ƣng thuận lúc đầu (lúc kết
hôn), cũng giống nhƣ sự ƣng thuận khi giao kết hợp đồng, một khi đã ƣng
thuận kết hôn, ngƣời kết hôn không thể thay đổi ý nghĩa, nghĩa là phải chấp
nhận cuộc sống chung cho đên cuối đời. Quan niệm này đƣợc duy trì khá



21
lâu ở nhiều nƣớc. Không ít nƣớc Châu âu chỉ mới từ bỏ quan niệm này
cách đây không lâu nhƣ ở ý là từ năm 1975, ở Tây Ban Nha từ năm 1982…
Trái ngƣợc với quan niệm trên là quan niệm cho rằng hôn nhân không thể
đƣợc duy trì một khi vợ hoặc chồng hoặc cả hai không còn cảm thấy đƣợc
thôi thúc bởi ý muốn chung sống. Mỗi ngƣời phải có quyền tự do chấm dứt
quan hệ hôn nhân, nhƣ đã có quyền tự do xác lập quan hệ đó. Nếu cả vợ và
chồng đều đồng ý ly hôn, thì càng tốt, nếu không, mỗi ngƣời có quyền ly
hôn chỉ bằng quyết định đơn phƣơng của mình. Quyền tự do ly hôn đƣợc
thiết lập trong luật La Mã thời kỳ cuối. Trong luật đƣơng đại của niều nƣớc
theo Common law hoặc của các nƣớc Bắc Âu. Một số nƣớc, mặc dù công
nhận quyền ly hôn nhƣ một quyền dân sự của cá nhân nhƣng yêu cầu ly
hôn chỉ đƣợc Tòa án tiếp nhận trong những trƣờng hợp đƣợc luật dự kiến.
Yêu cầu ly hôn có thể do vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng đƣa ra.
Thẩm phán, về phần mình, có quyền quyết định cho phép hay không cho
phép ly hôn trên cơ sở đánh giá mức độ chính đáng, hợp lý, hợp tình của
yêu cầu ly hôn.
1.2.3. Các căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng:
Ngoài việc đáp ứng đủ hai căn cứ chung nói trên, sở hữu chung của
vợ chồng có thể đƣợc xác lập trên cơ sở sự thỏa thuận của hai vợ chồng
hoặc trên cơ sở quy định của pháp luật. Đây cũng là một căn cứ thể hiện rất
rõ quan điểm của xã hội về quyền tự do cá nhân, chức năng xã hội của gia
đình cũng nhƣ vị trí, vai trò và mối quan hệ của hai vấn đề này trong xã
hội.
- Sự thỏa thuận của vợ chồng
Ở những xã hội quyền tự do cá nhân đƣợc đặt lên hàng đầu, đƣợc coi
là vấn đề then chốt thì sự thỏa thuận của vợ chồng về tài sản chung của vợ
chồng đƣợc coi là cơ sở quyết định của việc xác lập quyền sở hữu chung
của vợ chồng. Quan điểm này đang ngày càng đƣợc nhiều nƣớc công nhận,

đặc biệt là ở các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa. Theo đó, pháp luật cho phép hai vợ


22
chồng có quyền tự do thỏa thuận xác định các tài sản nào trong khối tài sản
của vợ chồng sẽ thuộc quyền sở hữu chung, đƣợc chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt chung. Sự thoả thuận này do chính hai vợ chồng cùng nhau quyết
định, đi đến thống nhất và chỉ phụ thuộc vào ý chí của hai bên mà thôi.
Quy định của pháp luật chỉ can thiệp và là căn cứ để xác lập quyền sở hữu
chung của vợ chồng trong trƣờng hợp hai vợ chồng không có sự thỏa thuận
về tài sản chung.
Tuy nhiên, dù coi trọng quyền tự do cá nhân đến đâu thì gia đình vẫn
luôn luôn có những chức năng xã hội của nó, vì vậy, bên cạnh việc bảo
đảm quyền tự do cá nhân để bảo đảm sự ổn định, phát triển của xã hội, gia
đình, pháp luật các nƣớc này đều có sự quy định rất cụ thể về sự thoả thuận
này. Thỏa thuận của vợ chồng về tài sản chung phải đƣợc lập thành văn
bản, thƣờng gọi là khế ƣớc hay hôn ƣớc và không đƣợc trái với các quy
định của pháp luật cũng nhƣ đạo đức xã hội (trật tự công cộng) đồng thời
phải đƣợc các cơ quan có thẩm quyền xác nhận, nếu không sẽ bị coi là vô
hiệu. Thậm chí, để đảm bảo ổn định xã hội, pháp luật nhiều nƣớc trƣớc đây
còn yêu cầu thoả thuận này phải đƣợc thực hiện trƣớc khi kết hôn và không
đƣợc thay đổi sau khi đã kết hôn.
Đến nay, cùng với sự phát triển của xã hội, do tính chất khó có thể
dự liệu trƣớc của các nghĩa vụ chung cũng nhƣ khả năng tạo lập tài sản của
hai bên và để mở rộng hơn quyền tự do của các cá nhân, pháp luật của một
số nƣớc đã bắt đầu cho phép hai bên đƣợc sửa đổi thỏa thuận về tài sản
chung trƣớc khi kết hôn sau một thời gian hoặc có thể có những thỏa thuận
về tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, các thỏa thuận này cũng phải
tuân theo những hình thức và điều kiện nhất định. Ví dụ Điều 1397 BLDS
Pháp (Luật số 65-570 ngày 13/7/1965 và Luật số 89-18 ngày 13/1/1989) có

quy định “Sau hai năm áp dụng chế độ tài sản trong hôn nhân theo thỏa
thuận hoặc theo luật định, hai vợ chồng có thể vì lợi ích của gia đình, xin
sửa đổi hoặc thay đổi hoàn toàn chế độ tài sản trong hôn nhân bằng một


23
chứng thƣ có chứng thực của Công chứng viên và đƣợc Toà án nơi cứ trú
phê chuẩn” [15] hay Điều758, 759 BLDS Nhật Bản cũng quy định căn cứ
xác lập tài sản của vợ chồng đƣợc quy định trong hôn ƣớc cũng có thể đƣợc
thay đổi cho phù hợp với thực tế tạo lập, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt
tài sản của vợ chồng. [9]
- Theo quy định của pháp luật
Căn cứ này tồn tại ở những xã hội chức năng xã hội của gia đình
đƣợc coi là yếu tố quan trọng. Khi xã hội coi chức năng xã hội của gia đình
là yếu tố quan trọng hơn thì quy định của pháp luật sẽ là căn cứ đầu tiên để
xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng, theo đó pháp luật dự liệu trƣớc
về căn cứ, nguồn gốc, thành phần các loại tài sản chung và tài sản riêng của
vợ chồng.
Theo quan điểm này, pháp luật của các nƣớc đã dự liệu 4 mô hình cơ
bản của chế độ tài sản giữa vợ và chồng là chế độ cộng đồng toàn sản, chế
độ cộng đồng động sản và tạo sản; chế độ cộng đồng tạo sản; chế độ cộng
đồng phân sản.
ở chế độ cộng đồng toàn sản: toàn bộ tài sản của vợ và chồng dù có
đƣợc trƣớc hôn nhân hay sau hôn nhân đều thuộc quyền sở hữu chung của
vợ chồng. Chế độ này đƣợc áp dụng ở một số nƣớc nhƣ Đan Mạch, Bồ Đào
Nha, Hà Lan, Braxin
ở chế độ cộng đồng động sản và tạo sản: khối tài sản chung của vợ
chồng bị hạn chế hơn, chỉ bao gồm tất cả các động sản mà vợ hoặc chồng
hoặc cả hai vợ chồng có đƣợc trƣớc hoặc sau khi kết hôn và các bất động
sản có đƣợc sau thời kỳ hôn nhân. Các bất động sản mà mỗi bên vợ hoặc

chồng có đƣợc trƣớc khi kết hôn vẫn thuộc quyền sở hữu riêng của mỗi bên
vợ, chồng. Chế độ này đƣợc áp dụng ở Pháp với BLDS năm 1804 và ở
miền Nam nƣớc ta trƣớc ngày giải phóng với Sắc luật 15/64 ngày
23/7/1964.


24
ở chế độ cộng đồng tạo sản: khối tài sản chung của vợ chồng lại bị
hạn chế hơn nữa, chỉ bao gồm tất cả các tài sản mà hai vợ chồng có đƣợc
trong thời kỳ hôn nhân và các hoa lợi, lợi tức có đƣợc từ tài sản riêng của
mỗi bên. Các tài sản mà vợ hoặc chồng có đƣợc trƣớc khi kết hôn dù là
động sản hay bất động sản đều thuộc quyền sở hữu riêng của mỗi bên vợ,
chồng. Chế độ này đƣợc chọn làm chế độ tài sản pháp định ở BLDS Nhật
Bản (Điều 762), Bộ luật dân sự và thƣơng mại Thái Lan (Điều 1471 và
1474), Luật GĐ của Bungari (Điều 13)
Ở chế độ phân sản: khối tài sản chung của vợ chồng đã bị thu hẹp tối
đa, không còn tài sản chung của vợ, chồng nữa. Các tài sản mà hai bên vợ,
chồng có đƣợc trƣớc hay sau khi kết hôn đều thuộc quyền sở hữu riêng của
mỗi bên vợ, chồng, ngƣời vợ hay chồng có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt các tài sản của mình. Các nghĩa vụ chung nhằm đảm bảo lợi ích
chung của gia đình đƣợc thực hiện qua việc đóng góp tuỳ theo khả năng của
mỗi bên vợ, chồng. Chế độ tài sản này đã từng đƣợc áp dụng ở Italia, ở Anh
Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, ở nhiều nƣớc trên thế giới có sự
đan xen, coi trọng cả hai vấn đề về quyền tự do cá nhân, quyền tự do trong sở
hữu và vấn đề bảo vệ chức năng xã hội của gia đình. Vì vậy, bên cạnh việc
xác định sở hữu chung của vợ chồng hoàn toàn trên cơ sở các dự liệu, quy
định của pháp luật hoặc hoàn toàn trên cơ sở thỏa thuận của vợ, chồng pháp
luật của nhiều nƣớc còn cho phép các bên chủ thể có quyền thỏa thuận xác
định các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng cùng với việc áp dụng quy
định của pháp luật để xác định tài sản chung của vợ chồng. Ở những nƣớc

này, đối với cùng một quan hệ vợ chồng, cùng một quan hệ sở hữu chung của
vợ chồng, căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng có thể bao hàm cả
hai căn cứ là sự thỏa thuận của vợ chồng và quy định của pháp luật. Quy định
của pháp luật Việt Nam hiện nay đang đƣợc thực hiện theo quan điểm này.
1.3 Khái quát sự phát triển của pháp luật về căn cứ xác lập
quyền sở hữu chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam qua các


25
thời kỳ:
1.3.1 Trong cổ luật Việt Nam:
Cổ luật Việt Nam, theo nhiều nhà nghiên cứu, đƣợc giới hạn từ cuộc
khởi nghĩa của vua Hàm Nghi chống Pháp (1885) trở về trƣớc.
Ở thời kỳ này, quyền tự do cá nhân cũng nhƣ quyền tự do dân sự của
cá nhân rất ít khi đƣợc nhắc đến. Chính vì vậy, căn cứ xác lập quyền sở
hữu chung của vợ chồng chủ yếu chỉ thể hiện quan điểm của xã hội về chức
năng của gia đình. Sự thỏa thuận và tự do ý chí của hai bên chủ thể không
đƣợc coi là một cơ sở để tạo lập, duy trì quan hệ hôn nhân cũng nhƣ xác
định các tài sản chung của vợ chồng.
Hôn nhân ở thời kỳ này đƣợc coi là để “sinh con, đẻ cái”, nối dõi
duy trì dòng họ với quan điểm về gia đình theo chế độ phụ hệ nên mọi quy
định của pháp luật về các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng
đều hƣớng theo mục đích chính này. Theo đó, pháp luật cho phép một
ngƣời đàn ông có thể xác lập quan hệ vợ chồng, quan hệ sở hữu chung của
vợ chồng với nhiều ngƣời phụ nữ nhằm duy trì nòi giống, dòng họ của
mình nhƣng ngƣợc lại, một ngƣời phụ nữ trong cùng thời điểm chỉ có thể
đƣợc lấy một chồng: “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”
và phải có nghĩa vụ chung thủy với duy nhất ngƣời chồng ấy. Đặc biệt, với
quan điểm về việc duy trì nòi giống, dòng họ, pháp luật thời kỳ này chỉ
công nhận hôn nhân là hợp pháp nếu đƣợc hai bên gia đình với sự đại diện

của ngƣời đứng đầu dòng họ đồng ý. Sự kiện đánh dấu việc kết hôn, hình
thành quan hệ vợ chồng của hai bên về cơ bản cũng đƣợc coi là từ khi viên
chức hộ lại xác nhận và ghi vào sổ về việc kết hôn của hai bên. Tuy nhiên,
theo tục lệ, và nhằm đảm bảo quyền lợi của hai bên dòng họ, ngay từ sau
khi đính hôn, hai bên đã có những ràng buộc nhất định.
Cũng với quan niệm về việc duy trì dòng họ, nòi giống, việc chấm
dứt quan hệ hôn nhân ở thời kỳ này đƣợc coi là một vấn đề rất nghiêm


26
trọng và phải đáp ứng những điều kiện ngặt nghèo trong đó chỉ có ngƣời
chồng mới có quyền bỏ vợ và chỉ có thể bỏ vợ khi vợ phạm vào tội thất
xuất (bảy lỗi của ngƣời vợ) nhƣ: không có con, dâm đãng, ghen tuông,
trộm cắp, bất hòa, ác tật, không kính trọng bố mẹ chồng v.v…
Về tài sản chung của vợ chồng, pháp luật thời kỳ này không cho
phép các bên chủ thể thỏa thuận về tài sản chung nhƣng cũng không có quy
định cụ thể, riêng rẽ về vấn đề này do hôn nhân đƣợc coi là để duy trì dòng
họ, nòi giống, ngƣời vợ sau khi kết hôn đƣợc coi là đã đi theo gia đình nhà
chồng, kể cả khi chết, ngƣời vợ này cũng vẫn đƣợc coi là thuộc về dòng họ
nhà chồng. Chính vì vậy, tài sản chung của hai vợ chồng hầu nhƣ không
đƣợc đề cập tới mà chủ yếu chỉ là tài sản của cả gia đình, dòng họ.
1.3.2 Thời kỳ Pháp thuộc:
Thời kỳ này, thực dân Pháp chia cắt đất nƣớc ta làm ba miền, mỗi
miền áp dụng một bộ dân luật để điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình.
Ở Bắc kỳ là Bộ dân luật 1931 (đƣợc gọi là Bộ Dân luật Bắc kỳ), ở Trung
Kỳ là Bộ dân luật 1936 (đƣợc gọi là Bộ Dân luật Trung kỳ) và ở Nam Kỳ
là Dân luật giản yếu 1883 (đƣợc gọi là Bộ Dân luật giản yếu).
Tuy nhiên, nhìn chung quan điểm của xã hội về chức năng xã hội
của gia đình vẫn không thay đổi chính vì vậy cả ba bộ dân luật vẫn duy trì
chế độ đa thê (nhiều vợ) và việc kết hôn của nam và nữ, dù đã thành niên

hay chƣa thành niên vẫn phải đƣợc sự đồng ý của cha mẹ hay thân trƣởng
trong gia đình “Phàm con cái đã thành niên cũng nhƣ chƣa thành niên,
không khi nào không có cha mẹ bằng lòng mà kết hôn đƣợc” [7].
Tuy nhiên, do học tập một phần luật phƣơng Tây, pháp luật thời kỳ
này đã có những quy định cụ thể về tài sản chung của vợ chồng, trong đó
thể hiện và phản ánh quan điểm của xã hội phƣơng tây về quyền tự do tối
cao của cá nhân. Theo đó, Bộ Dân luật Bắc kỳ và Trung kỳ đã cho phép vợ,
chồng khi kết hôn đƣợc thỏa thuận về nội dung của các quan hệ tài sản giữa

×