Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 91 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




VŨ THỊ HƢƠNG



DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ
THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005


Chuyên ngành: Luật Dân sự
Mã số: 60 38 30




LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC






Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHÙNG TRUNG TẬP






HÀ NỘI - 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Vũ Thị Hƣơng


MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan
Mục lục

Danh mục các ký hiệu viết tắt
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu 3
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài 3
5. Phạm vi nghiên cứu 4
6. Phương pháp nghiên cứu 5
7. Kết cấu của luận văn 5
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ 6
1.1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế. 6
1.1.1. Thừa kế và quyền thừa kế 6
1.1.2. Di sản thừa kế 8
1.1.3. Người để lại di sản thừa kế 11
1.1.4. Người thừa kế 13
1.2. Diện và hàng thừa kế 17
1.2.1. Khái niệm diện thừa kế 17
1.2.2. Khái niệm hàng thừa kế 20
1.3. Diện và hàng thừa kế theo quy định của một số nƣớc trên
thế giới 22
1.3.1. Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Nhật Bản 22
1.3.2. Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Pháp 24
1.3.3. Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Iran 27
Chương 2: DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH 29
2.1. Diện thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành 29
2.1.1. Diện thừa kế dựa trên quan hệ huyết thống 29
2.1.2. Diện thừa kế dựa trên quan hệ hôn nhân 36

2.1.3. Diện thừa kế dựa trên quan hệ nuôi dưỡng 42
2.2. Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành 47
2.2.1. Hàng thừa kế thứ nhất 47
2.2.2. Hàng thừa kế thứ hai 50
2.2.3. Hàng thừa kế thứ ba 52
2.3. Những trƣờng hợp không đƣợc hƣởng thừa kế theo quy
định của pháp luật Việt Nam hiện hành 54
Chương 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT NHỮNG TRANH CHẤP
VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ VÀ PHƢƠNG HƢỚNG
HOÀN THIỆN 57
3.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế giai đoạn từ
năm 2007 đến nay 57
3.2. Thực trạng giải quyết tại Tòa án nhân dân Tỉnh Thừa
Thiên Huế, Thành phố Đà Nẵng 60
3.3. Nguyên nhân của thực trạng qua thực tiễn xét xử tại tỉnh
Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng 67
3.4. Những kiến nghị để hoàn thiện quy định của pháp luật
về diện và hàng thừa kế 71
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BLDS : Bộ luật dân sự
Luật HNGĐ : Luật Hôn nhân và Gia đình
TAND : Tòa án nhân dân
TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
UBND : Ủy ban nhân dân




DANH MỤC BIỂU ĐỒ

1. Biểu đồ 3.1 - Tỉ lệ phần trăm tình hình thụ lý phúc thẩm các tranh chấp dân
sự từ năm 2007 đến năm 2011 tại Tòa án nhân dân tỉnh Thừa
Thiên Huế.
2. Biểu đồ 3.2 - Án phúc thẩm về dân sự và thừa kế đã thụ lý từ năm 2007 đến
năm 2011 tại Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Biểu đồ 3.3 - Tỉ lệ phần trăm các vụ án được giải quyết theo trình tự phúc
thẩm từ năm 2007 đến năm 2011 tại Tòa án nhân dân tỉnh
Thừa Thiên Huế.
4. Biểu đồ 3.4 - Tỉ lệ phần trăm tình hình thụ lý phúc thẩm các tranh chấp dân
sự từ năm 2007 đến năm 2011 tại Tòa án nhân dân Thành
phố Đà Nẵng.
5. Biểu đồ 3.5 - Án phúc thẩm về dân sự và thừa kế đã thụ lý từ năm 2007 đến
năm 2011 tại Tòa án nhân dân Thành phố Đà Nẵng.
6. Biểu đồ 3.6 - Tỉ lệ phần trăm các vụ án được giải quyết theo trình tự phúc
thẩm từ năm 2007 đến năm 2011 tại Tòa án nhân dân Thành
phố Đà Nẵng.


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong thời kỳ đầu của xã hội công xã nguyên thủy con người buộc phải
sống co cụm lại theo kiểu bầy đàn để duy trì cuộc sống bởi vì công cụ sản
xuất còn lạc hậu, của cải họ làm ra chưa nhiều, chế độ tư hữu chưa xuất hiện.
Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, nhu

cầu hội nhập đặt ra với mỗi quốc gia. Kéo theo nó là sự phát triển càng ngày
càng nhanh chóng về mọi mặt của đời sống xã hội. Của cải làm ra ngày một
nhiều hơn, sở hữu đối với mỗi cá nhân cũng ngày càng tăng lên. Mỗi người
trong xã hội không phải chỉ muốn có nhiều tiền mà còn muốn để lại “chút
vốn” cho con cháu sau khi chết. Chính vì vậy, vấn đề thừa kế được đặt ra. Là
một trong những căn cứ để xác lập quyền sở hữu Thừa kế là một trong những
chế định quan trọng trong pháp luật dân sự Việt Nam cũng như pháp luật dân
sự của hầu hết các nước trên thế giới. Xã hội ngày càng phát triển cùng với sự
phát triển nhanh chóng, năng động của nền kinh tế thị trường, đặc biệt ngày
nay các quan hệ tài sản ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp. Chế độ tư
hữu về tài sản cũng theo đó mà phát triển, quyền sở hữu của cá nhân ngày
càng được mở rộng và nhất là tài sản của họ ngày càng có giá trị lớn. Trước
đây tài sản chỉ có giá trị nhỏ thậm chí rất nhỏ, việc tranh chấp tài sản có
nhưng không nhiều. Ngoài ra, vấn đề giữ gìn tình cảm gia đình, họ hàng còn
được quan tâm đến, thế nhưng hiện nay khi quan hệ sở hữu tài sản phát triển
vấn đề đạo đức vẫn được quan tâm đặt ra nhưng nhiều khi vì mối lợi “kếch
xù” mà tài sản tranh chấp mang lại dường như người ta đã không mấy quan
tâm tới tình cảm anh em họ hàng khi những thứ xung quanh tưởng chừng
chẳng có mấy giá trị bỗng “tự nhiên” lại được trở thành “bạc tỷ”. Còn rất
nhiều những vấn đề tranh chấp thừa kế khác diễn ra hàng ngày. Trải qua các
giai đoạn phát triển, chế định thừa kế trong pháp luật Việt Nam ngày càng

2
hoàn thiện. Những quy định về thừa kế trong Bộ luật dân sự(BLDS) năm
2005 là kết tinh những thành tựu của khoa học pháp lý nhân loại, kế thừa tất
cả những thành quả của những quy định về thừa kế trong nền văn hóa Việt
Nam qua các thời kỳ. Tuy nhiên, với sự gia tăng ngày càng nhiều của những
tranh chấp liên quan đến vấn đề thừa kế. Tòa án ngày càng nhận được nhiều
đơn khởi kiện chia di sản thừa kế. Thực tế còn nhiều quy định về thừa kế
chưa rõ ràng, còn nhiều vướng mắc pháp luật. Sự hiểu biết pháp luật của mỗi

người dân chưa cao, việc áp dụng pháp luật chưa thống nhất giữa các cấp Tòa
án đã khiến cho những tranh chấp về thừa kế kéo dài còn bỏ sót những người
trong diện và hàng thừa kế.
Từ những khó khăn, vướng mắc kể trên của tình hình thực tế. Tác giả
chọn đề tài “Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm
2005” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ của mình. Từ việc nghiên cứu
những quy định trong pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế tác giả
sẽ phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam trong các thời kỳ để
thấy được những thay đổi của quy định trong pháp luật Việt Nam về diện
và hàng thừa kế. Đồng thời, tác giả so sánh những quy định về diện và
hàng thừa kế trong pháp luật Việt Nam với một số nước và đưa ra những
kiến nghị hoàn thiện.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, chế định thừa kế đã được quy định trong các bộ luật cổ
như: Bộ Luật Hồng Đức, Bộ Luật Gia Long, Dân luật Bắc kỳ…Kế thừa
những quy định đó Bộ Luật Dân sự năm 2005, dành hẳn phần thứ tư gồm 4
chương, 56 Điều từ Điều 631 đến Điều 687 để quy định về vấn đề thừa kế. Là
một trong những chế định quan trọng của BLDS năm 2005, chế định thừa kế
đã được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, tiêu biểu phải kể đến tác phẩm
“Bình luận khoa học về thừa kế trong Bộ luật dân sự Việt Nam” của Tiến sĩ
Nguyễn Ngọc Điện; Tác phẩm "Hỏi đáp về pháp luật thừa kế" của Phó giáo

3
sư, Tiến sĩ Đinh Văn Thanh – Trần Hữu Biền; Tác phẩm “Luật thừa kế Việt
Nam – bản án và bình luận bản án” của Tiến sĩ Đỗ Văn Đại; Tiến sĩ Phùng
Trung Tập có tác phẩm “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ
năm 1945 đến nay” và gần đây là sự ra đời của sách chuyên khảo “Luật thừa
kế Việt Nam”. Ngoài ra, liên quan đến chế định thừa kế cũng có rất nhiều sinh
viên, học viên chọn làm đề tài tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên, những công
trình nghiên cứu trên của các tác giả có phạm vi rộng hơn, nghiên cứu hầu hết

những quy định của pháp luật về thừa kế. Đối với đề tài “Diện và hàng thừa
kế theo pháp luật Việt Nam”, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi
hẹp hơn, đó là những quy định của pháp luật về diện và hàng thừa kế từ đó
chỉ ra những bất cập trong quy định của pháp luật, bất cập còn tồn tại trong
thực tế và đưa ra phương hướng hoàn thiện.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài “Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm
2005” tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất, luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về diện và hàng
thừa kế trong pháp luật Việt Nam hiện hành. So sánh những quy định của
pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế với quy định của một số nước về
vấn đề này.
Thứ hai, luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật
về thừa kế đặc biệt là diện và hàng thừa kế từ đó đưa ra những phương
hướng, giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật hiện hành, góp
phần xây dựng hệ thống pháp luật về thừa kế ngày càng hoàn thiện hơn với
tình hình thực tế.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Liên quan đến lĩnh vực thừa kế đã có rất nhiều tác giả chọn làm đề tài
nghiên cứu của mình. Có những tác giả nghiên cứu vấn đề này ở một phạm vi
rộng lớn, bao quát toàn bộ những quy định của pháp luật về thừa kế. Vấn đề

4
thừa kế còn được một số tác giả nghiên cứu và viết thành sách. Có những tác
giả chọn nghiên cứu về vấn đề thừa kế nhưng lại ở một phạm vi hẹp hơn như
nghiên cứu về thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật hay các điều kiện
có hiệu lực của di chúc…Những vấn đề này được nhiều người chọn làm đề tài
tốt nghiệp đại học, hoặc luận văn thạc sỹ của mình.
“Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005”
không phải là đề tài mới. Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu, chọn làm luận

văn thạc sỹ. Tuy nhiên, tác giả vẫn chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp
thạc sỹ của mình.
Thứ nhất, qua nghiên cứu đề tài “Diện và hàng thừa kế theo quy định
của Bộ luật dân sự năm 2005”, luận văn phân tích những quy định của pháp
luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế theo các giai đoạn. Luận văn chỉ ra
những ưu điểm và bất cập của pháp luận hiện hành về diện và hàng thừa kế
đồng thời so sánh những quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của
pháp luật một số nước về vấn đề này.
Thứ hai, luận văn sẽ phân tích một số tình huống cụ thể liên quan đến
những tranh chấp về thừa kế, về diện và hàng thừa kế và chỉ ra những bất cập
trên thực tế về vấn đề này.
Thứ ba, luận văn đưa ra những phương hướng và giải pháp khắc phục
những bất cập liên quan đến diện và hàng thừa kế nhằm hoàn thiện những quy
định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
5. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn không nghiên cứu toàn bộ các quy định của pháp luật về thừa
kế mà chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về diện
và hàng thừa kế qua các thời kỳ đặc biệt tập trung phân tích các quy định về
diện và hàng thừa kế quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005. So sánh, đối
chiếu những quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 với các văn bản ra đời
trước như Pháp lệnh thừa kế, Bộ luật dân sự năm 1995. Luận văn nghiên cứu

5
pháp luật của một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Pháp, Iran để chỉ ra
những đặc thù của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, luận văn còn nghiên cứu
một số sách chuyên khảo của một số tác giả nổi tiếng như sách của Tiến sỹ
Phùng Trung Tập…và một số tài liệu liên quan khác.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Diện và hàng thừa kế theo quy định
của Bộ luật dân sự năm 2005”, tác giả đã sử dụng một số phương pháp sau:

Phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng dựa trên cơ sở lý luận
của chủ nghĩa Mác – LêNin cũng như chủ trương của Đảng và Nhà nước về
vấn đề này.
Phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – LêNin kết hợp
với phương pháp phân tích những quy định của pháp luật và liệt kê các văn
bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc nghiên cứu các số liệu thực tiễn để
chứng minh cho vấn đề.
Tác giả sử dụng phương pháp so sánh những quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành về “Diện và hàng thừa kế” với những quy định của pháp
luật nước ngoài để thấy được đặc thù của pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như tổng hợp,
quy nạp, thống kê, khảo sát…để đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung
luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1 - Khái quát chung về thừa kế.
Chương 2 - Diện và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Chương 3 - Thực trạng giải quyết những tranh chấp về diện và hàng
thừa kế và phương hướng hoàn thiện.



6
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ

1.1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế.
1.1.1. Thừa kế và quyền thừa kế
Điều 58 Hiến pháp 1992 của Việt Nam quy định "Nhà nước bảo hộ
quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân" [19]. Quyền sở hữu,

quyền thừa kế của mỗi cá nhân, mỗi con người cụ thể được nhà nước bảo hộ
về mặt pháp lý. Hiến pháp 1992 là văn bản có giá trị cao nhất của nhà nước
Việt Nam, từ những quy định trong Hiến pháp mà quyền thừa kế được cụ thể
hóa trong các văn bản pháp luật liên quan. Trước khi tìm hiểu khái niệm
quyền thừa kế chúng ta cần phải tìm hiểu khái niệm thừa kế. Vậy thừa kế là
gì? Theo Từ điển tiếng Việt: "Thừa kế là hưởng của người khác để lại cho"
[54]. Theo Giáo trình Luật dân sự - Trường Đại học Luật Hà Nội, thừa kế
được hiểu là: "Việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho những người
còn sống" [56].
Quan hệ sở hữu và quan hệ thừa kế là hai bộ phận không thể tách rời
nhau, nó thường đi liền với nhau trong các quan hệ xã hội, quan hệ thừa kế
phụ thuộc vào quan hệ sở hữu, có quan hệ sở hữu thì sẽ có quan hệ thừa kế,
và ngược lại có quan hệ thừa kế thì sẽ xuất hiện chế độ sở hữu. Như vậy, thừa
kế luôn gắn với quan hệ sở hữu xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và sự
phát triển của xã hội loài người. Trong thời kỳ Công xã nguyên thủy, đã xuất
hiện việc dịch chuyển tài sản của những người đã chết cho những người còn
sống có quan hệ huyết thống. Đây là giai đoạn chưa xuất hiện nhà nước nên
pháp luật chưa xuất hiện, đến cuối thời kỳ Công xã nguyên thủy mầm mống
của nhà nước xuất hiện và đến khi nhà nước xuất hiện thì pháp luật ra đời.
Tuy nhiên, pháp luật thời kỳ này chưa điều chỉnh hết các quan hệ xã hội, đối

7
với các quan hệ về sở hữu và thừa kế thì mỗi một nhà nước thường hướng sự
điều chỉnh của các quy phạm phạm luật theo hướng bảo vệ quyền lợi tuyệt đối
của giai cấp thống trị và quyền thừa kế được điều chỉnh bởi các quy phạm
pháp luật của mỗi nhà nước. Điều 674 BLDS năm 2005 quy định:
«Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và
trình tự thừa kế do pháp luật quy định».
Với những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì thừa kế theo
pháp luật là thừa kế theo các hàng thừa kế mà pháp luật đã quy định và thừa

kế theo pháp luật chỉ đặt ra trong trường hợp người để lại di sản không định
đoạt tài sản của mình bằng di chúc, di chúc không hợp pháp hoặc những
người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người
lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào
thời điểm mở thừa kế;
Cũng theo quy định của BLDS hiện hành thì thừa kế theo pháp luật
cũng được áp dụng đối với các phần di sản không được định đoạt trong di
chúc; phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp
luật; phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ
không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết
cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được
hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Quyền thừa kế được xem xét rất nhiều góc độ. Với tính chất là một chế
định pháp luật dân sự, quyền thừa kế bao gồm tổng thể các quy phạm pháp
luật do nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
quá trình dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho người khác còn sống
theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định do pháp luật quy định. Đồng
thời, quy định quyền và nghĩa vụ cũng như các phương thức bảo vệ các quyền
và nghĩa vụ đó của những chủ thể trong quan hệ thừa kế.

8
Điều 631 BLDS năm 2005 quy định về quyền thừa kế của cá nhân như
sau: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài
sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc
hoặc theo pháp luật[6].
Như vậy, quyền thừa kế được hiểu là một chế định pháp luật dân sự bao
gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành quy định về
thừa kế, về việc bảo vệ và dịch chuyển tài sản của người đã chết cho những
người còn sống.
1.1.2. Di sản thừa kế

Thừa kế và sở hữu là hai phạm trù kinh tế cùng tồn tại song song trong
một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, chúng có mối liên hệ biện chứng với
nhau, chỉ đạo, chi phối lẫn nhau, cùng phát triển theo sự phát triển của xã hội
loài người. Vì vậy, quyền sở hữu luôn gắn liền với mỗi con người, được nhà
nước bảo hộ về mặt pháp lý, cá nhân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp,
của cải để dành, nhà ở, tư liệu tiêu dùng…Khi người đó còn sống họ có quyền
mang những tài sản thuộc sở hữu của mình ra sử dụng cho các mục đích của
mình nghĩa là đưa những tài sản mình có ra lưu thông dân sự, kinh doanh thu
lợi nhuận hay phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hoặc họ có thể lập di chúc để
định đoạt những tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của họ, để lại tài sản đó cho
người khác, cũng có những trường hợp người có tài sản không định đoạt khối
tài sản của mình bằng việc lập di chúc do đó khi họ chết đi khối tài sản mà họ
có sẽ được chia cho những người thừa kế thuộc diện và hàng thừa kế của họ
theo quy định của pháp luật dân sự. Khi một người chết đi toàn bộ khối tài
sản thuộc sở hữu của người đó sẽ được gọi là di sản thừa kế.
Điều 634 BLDS 2005 quy định: Di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng
của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với
người khác[6].

9
Với quy định này của BLDS 2005 tuy ngắn gọn nhưng đã đầy đủ và rất
chính xác. Bộ luật dân sự 2005 cũng đã có quy định cụ thể thế nào là tài sản.
Tại Điều 163 BLDS 2005 quy định:"Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá
và các quyền tài sản" [6].
Theo đó, những tài sản thuộc quyền sở hữu của một người, kể cả các
quyền tài sản sau khi chết sẽ trở thành di sản thừa kế. Những tài sản mà
người đó để lại có thể là những tài sản vật chất hữu hình có thể nhìn thấy
được, cầm nắm được như tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, tiền, vàng, bạc,
kim khí quý, đá quý, nhà cửa… hay là những quyền tài sản của người đó.
Theo quy định tại Điều 181 BLDS năm 2005 thì quyền tài sản là quyền trị

giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả
quyền sở hữu trí tuệ. Vậy, các quyền về tài sản đó là quyền đòi tài sản đã
cho mượn, cho thuê, quyền chuộc lại tài sản đã cầm cố, quyền đối với tài sản
đã thế chấp, đã bồi thường thiệt hại về tài sản, hưởng những quyền tác giả
hoặc quyền chủ sở hữu văn bằng, sáng chế, giải pháp hữu ích. Tuy nhiên,
quyền tài sản gắn với nhân thân của người chết như tiền cấp dưỡng, tiền
lương hưu không được coi là di sản thừa kế.
Những tài sản của người chết để lại có thể là những tài sản riêng của
người chết, có thể là phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với
người khác.
Tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo lập ra bằng thu
nhập hợp pháp như: Tiền lương, tiền công, tiền thưởng, tiền nhuận bút, tiền
trúng thưởng xổ số Thu nhập hợp pháp, của cải để dành, tư liệu sản xuất, tư
liệu tiêu dùng, không hạn chế về số lượng và giá trị.
Đối với tài sản riêng của vợ hoặc chồng được xác định căn cứ vào các
quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Theo đó, tài sản riêng của vợ
hoặc chồng bao gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn, tài sản được

10
thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được chia
riêng cho vợ, chồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 và Điều 30 Luật
HNGĐ năm 2000 đó là những trường hợp mà Luật HNGĐ năm 2000 cho
phép vợ chồng chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân như chia tài sản chung để
kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng; đồ dùng, tư trang cá nhân
mà người đó không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng.
Tuy nhiên, với sự phát triển của đời sống xã hội, quan hệ sở hữu, hình
thức sở hữu ngày càng phong phú muôn màu, muôn vẻ. Một cá nhân không
những có tài sản thuộc sở hữu riêng mà có thể còn có những phần tài sản
thuộc sở hữu chung với người khác. Phần tài sản thuộc sở hữu chung này có
thể là phần tài sản nằm trong khối tài sản chung hợp nhất giữa vợ và chồng

hay phần tài sản thuộc sở hữu chung theo phần của người chết do góp vốn
làm ăn với người khác.
Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 quy định: "Tài sản chung của
vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động
sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung và những tài sản
khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung" [24].
Những tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản
chung của vợ chồng, mỗi người đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong
việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung này. Ông cha ta thường có
câu “của chồng, công vợ” do đó rất khó để xác định công sức đóng góp của
mỗi người trong việc tạo lập khối tài sản chung của vợ chồng nên khi một bên
chết trước về nguyên tắc được chia đôi, phần của người chết được xác định là
di sản thừa kế.
Đối với những trường hợp chung sống như vợ chồng hoặc hôn nhân bất
hợp pháp thì coi như họ góp vốn làm ăn chung với nhau, khi một bên chết

11
trước nếu không xác định được phần của ai đóng góp bao nhiêu thì về nguyên
tắc cũng được chia đôi, phần của người chết được xác định là di sản thừa kế.
Nếu xác định được phần đóng góp của từng bên thì chia theo tỷ lệ phần trăm
các bên đóng góp.
Đối với những tài sản mà góp vốn làm ăn vào các Doanh nghiệp,
Hợp tác xã đối với cá nhân thì sẽ căn cứ theo thoả thuận hoặc theo Điều lệ
Doanh nghiệp Có nhiều trường hợp chỉ một bên vợ hoặc một bên chồng
đứng tên tài sản góp vốn vì vậy khi giải quyết cần xem xét đây là tài sản
chung hay là tài sản riêng của vợ chồng. Khi đó tài sản có được thuộc
quyền sở hữu chung của nhiều người, nếu một trong số những người đó
chết thì di sản của người chết còn bao gồm cả phần tài sản thuộc sở hữu
của người đó đã đóng góp trong khối tài sản chung.

Đối với tài sản chung của cha mẹ và các con tuỳ thuộc vào sự đóng góp
cụ thể của các thành viên để xác định. Khi xác định được phần tài sản của
người chết thì phần tài sản đó sẽ trở thành di sản thừa kế.
1.1.3. Người để lại di sản thừa kế
Người để lại di sản thừa kế là người có tài sản thuộc sở hữu của mình,
pháp luật thừa kế quy định người để lại di sản chỉ có thể là cá nhân. Cơ quan,
tổ chức hay nhà nước không thể là người để lại di sản thừa kế.
Điều 631 BLDS năm 2005 quy định: "Cá nhân có quyền lập di chúc để
định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo
pháp luật" [6].
Như vậy, quyền thừa kế là quyền cơ bản của con người, cá nhân có
quyền định đoạt số phận của những tài sản thuộc sở hữu của mình. Mỗi cá
nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, cho người khác
hưởng số tài sản đó sau khi cá nhân đó chết hoặc nếu không có di chúc thì
chia theo pháp luật cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế.

12
Điều 632 BLDS năm 2005 còn quy định: "Mọi cá nhân đều bình đẳng
về quyền để lại tài sản của mình cho người khác" [6]. Như vậy, bất cứ người
nào có tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình đều có quyền định đoạt khối
tài sản đó theo ý chí của bản thân mà không hề có sự phân biệt chức vụ, địa
vị, đẳng cấp.
BLDS năm 2005 ghi nhận quyền định đoạt tài sản của người chết thông
qua việc lập di chúc để chỉ định thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người
thừa kế. Khi lập di chúc để định đoạt tài sản của mình người lập di chúc minh
mẫn, sáng suốt có quyền để lại tài sản của mình cho bất kỳ ai có thể là người
có quan hệ thân thích hoặc không có quan hệ thân thích, có thể để lại tài sản
cho người thừa kế là cá nhân hay tổ chức thậm chí là cả nhà nước. Pháp luật
về thừa kế còn cho phép người lập di chúc được truất quyền hưởng di sản của
một người thừa kế nào đó cho dù họ có đủ các điều kiện để có thể thừa kế tài

sản theo pháp luật.
Tuy vậy, quyền định đoạt tài sản thuộc ở hữu của mình không phải là
quyền tuyệt đối của người lập di chúc. BLDS 2005 tại Điều 669 quy định
trường hợp “những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc”.
Theo đó, nếu như những người được liệt kê tại Điều 669 không được người
lập di chúc cho hưởng tài sản của họ hoặc cho hưởng ít hơn hai phần ba một
suất thì pháp luật quy định họ vẫn được hưởng hai phần ba một suất nếu di
sản được chia theo pháp luật.
Pháp luật dân sự còn quy định vợ chồng có quyền lập di chúc chung để
định đoạt tài sản chung cho người thừa kế.
Ngoài những quyền trên pháp luật dân sự còn quy định người để lại di
sản có quyền lập di chúc để truất quyền hưởng di sản thừa kế của những
người thừa kế theo pháp luật tại Điều 648 BLDS năm 2005.

13
1.1.4. Người thừa kế
Người thừa kế là người được nhận di sản thừa kế mà nười chết để lại
theo di chúc hoặc theo pháp luật hay là người vừa nhận di sản thừa kế theo di
chúc, vừa nhận di sản thừa kế theo pháp luật.
Điều 635 BLDS năm 2005 quy định: “Người thừa kế phải là cá nhân
còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm
mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong
trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan tổ chức thì phải là cơ quan
tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế” [6].
Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân, tổ chức bất kỳ có quan hệ
thân thuộc hay chẳng có quan hệ gì với người để lại di sản. Còn người thừa kế
theo pháp luật lại chỉ có thể là cá nhân và phải thuộc diện thừa kế, hàng thừa
kế theo quy định của pháp luật.
Người thừa kế theo di chúc là cá nhân hoặc tổ chức được hưởng di sản
theo sự định đoạt trong di chúc mà người để lại di sản thừa kế đã lập. Người thừa

kế theo di chúc là những người có tên được xác định trong di chúc của người để
lại di sản. Vì người thừa kế theo di chúc được xác định theo ý chí của người để
lại di sản nên họ có thể là một chủ thể bất kỳ không bị giới hạn bởi bất kỳ một
phạm vi nào miễn là họ được người để lại di sản chỉ định trong di chúc.
Người thừa kế theo pháp luật là những người được hưởng di sản của
người chết để lại theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật
quy định. Người thừa kế theo pháp luật chỉ được chia phần di sản thừa kế của
người chết để lại khi người đó không lập di chúc hoặc phần di sản không
được người lập di chúc định đoạt. Việc pháp luật dân sự xác định những
người thừa kế theo pháp luật cũng là để dự liệu cho những trường hợp mà
người có tài sản không định đoạt tài sản của họ bằng di chúc hoặc họ đã lập di
chúc nhưng di chúc không có giá trị pháp lý. Để đảm bảo quyền lợi cho

14
những người có mối quan hệ thân thích với người để lại di sản, pháp luật về
thừa kế đã xác định người thừa kế theo pháp luật phải là cá nhân thuộc diện
và hàng thừa kế của người để lại di sản.
Pháp luật dân sự cũng chỉ rõ rằng cá nhân hưởng di sản thừa kế phải
còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra còn sống sau thời điểmsau
thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi ngườiđể lại di sản chết.
Nếu một người chưa thành thai vào thời điểm mở thừa kế hoặc thành thai
trước thời điểm mở thừa kế nhưng sinh ra không sống thì không được hưởng
di sản thừa kế. Tuy nhiên, để xác định đứa trẻ là sinh ra còn sống vào thời
điểm mở thừa kế thì vẫn còn có những quan điểm khác nhau. Có quan điểm
cho rằng để xác định một đứa trẻ là sinh ra còn sống thì chỉ cần nó cất tiếng
khóc chào đời là đứa trẻ đó đã được xác định là sinh ra còn sống. Có quan
điểm khác lại cho rằng không thể xác định đứa trẻ cứ cất tiếng khóc chào đời
sau đó chết là đứa trẻ sinh ra còn sống và có quyền nhận di sản thừa kế, đứa
trẻ được coi là sinh ra còn sống phải còn sống trong một khoảng thời gian
nhất định thì mới thuộc trường hợp được hưởng thừa kế mà người chết để lại.

Vậy trường hợp nào thì được coi là đửa trẻ sinh ra còn sống? Pháp luật hiện
hành không có văn bản nào quy định rõ thế nào là đứa trẻ sinh ra còn sống.
Nghị định 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ
tịch quy định: nếu thai nhi sinh ra chết sau một ngày vừa phải khai sinh và
vừa phải khai tử [13]. Đến nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về
đăng ký và quản lý hộ tịch ngày 27/12/2005 quy định tại Điều 23 như sau: Trẻ
em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải đăng ký khai
sinh và đăng ký khai tử. Nếu cha, mẹ không đi khai sinh và khai tử, thì cán bộ
Tư pháp hộ tịch tự xác định nội dung để ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và Sổ
đăng ký khai tử. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký
khai tử phải ghi rõ "Trẻ chết sơ sinh" [17].

15
Với những quy định của Pháp luật hiện hành thì những đứa trẻ sinh ra
và chết trong thời gian một ngày thì không phải đăng ký khai sinh và đăng ký
khai tử. Như vậy, có thể hiểu trường hợp này nhà nước chưa quản lý về hộ
tịch của đứa trẻ dưới một ngày tuổi. Chúng ta có thể hiểu, đứa trẻ sinh ra sau
một ngày thì có coi như là còn sống được không? Thiết nghĩ để bảo đảm
quyềnlợi cho người thừa kế là trẻ sơ sinh nên chăng cần quy định cụ thể việc xác
định một đứa trẻ sinh ra bao lâu được coi là còn sống.
Ngoài ra, người thừa kế theo di chúc còn có thể là các cơ quan, tổ chức,
pháp luật thừa kế cũng quy định điều kiện để cơ quan, tổ chức được hưởng di
sản thừa kế. Theo đó, cơ quan tổ chức phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa
kế thì mới được hưởng di sản do người chết để lại theo di chúc. Thời điểm mở
thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Với quy định này thì có thể xác
định được ngay trường hợp nếu cơ quan, tổ chức đã chấm dứt sự tồn tại của
mình vào thời điểm mở thừa kế thì không thể được hưởng di sản mà người
chết để lại theo di chúc và phần di sản đó sẽ được chia theo pháp luật cho
những người thừa kế thuộc hàng thừa kế của người chết.
Nếu như pháp luật quy định người thừa kế có quyền hưởng di sản thì

cũng thừa nhận việc người thừa kế có quyền từ chối quyền hưởng di sản.
Quyền từ chối hưởng di sản của người thừa kế được pháp luật dân sự ghi
nhận tại Khoản 1 Điều 642 BLDS năm 2005 như sau: "Người thừa kế có
quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc
thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác" [6].
Pháp luật cho phép người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản mà
người chết để lại nhưng phải với điều kiện là việc từ chối nhận di sản không
nhằm chốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Như vậy, nếu như người thừa kế từ chối hưởng di sản với mục đích trốn tránh
trách nhiệm của mình với người khác như để trốn tránh việc trả nợ người khác

16
thì sẽ vẫn phải nhận di sản thừa kế. Một lẽ tất nhiên là người thừa kế có quyền
từ chối hưởng di sản nhưng không thể chỉ từ chối bằng miệng mà được chấp
nhận. Theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 642 BLDS năm 2005: “Việc từ chối
nhận di sản phải lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người
thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công
chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế
về việc từ chối nhận di sản
Thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau
sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được
coi là đồng ý nhận thừa kế” [6].
Vì vậy, khi người thừa kế từ chối nhận di sản thì người này phải thể
hiện ý chí từ chối đó bằng hình thức văn bản và phải báo cho những người
thừa kế khác cũng như cơ quan có thẩm quyền mà pháp luật quy định về việc
họ từ chối nhận di sản. Người thừa kế có quyền từ chối toàn bộ quyền hưởng
di sản thừa kế cũng có thể từ chối quyền hưởng di sản theo di chúc mà không
từ chối quyền hưởng di sản theo pháp luật và ngược lại có thể từ chối hưởng
di sản thừa kế theo pháp luật mà không từ chối quyền hưởng di sản thừa kế
theo di chúc. Tuy nhiên, pháp luật lại không quy định người thừa kế nào có

quyền từ chối nhận di sản. Tất cả những người được hưởng di sản thừa kế hay
chỉ một số người đủ điều kiện mới được từ chối? Vậy trường hợp người dưới
mười tám tuổi có quyền từ chối nhận di sản hay không? Nếu như pháp luật
quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên là những người có năng lực hành vi dân
sự đầy đủ thì tất nhiên việc những người này có quyền từ chối hưởng di sản
thừa kế là không thể bàn cãi nhưng đối với những người chưa đủ 18 tuổi thì
sao? Thiết nghĩ, trong trường hợp này pháp luật cần phải có quy định cụ thể
đối với người dưới 18 tuổi nên quy định nếu muốn từ chối hưởng di sản thì
phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

17
Một vấn đề cần quan tâm nữa đó là quy định của BLDS năm 2005 về
thời hạn có quyền từ chối nhận di sản của người thừa kế. Theo quy định của
BLDS năm 2005 thời hạn đó là 6 tháng. Nếu người thừa kế không từ chối
nhận di sản sau 6 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế thì không có quyền từ
chối nhận di sản thừa kế nữa. Với quy định này của BLDS năm 2005 còn có
điểm chưa thực sự thuyết phục. Thực tế có nhiều trường hợp người để lại di
sản chết mà người thừa kế không biết vì vậy không muốn nhận di sản nhưng
lại không được quyền từ chối nếu như thời hạn pháp luật ấn định đã hết.
1.2. Diện và hàng thừa kế
1.2.1. Khái niệm diện thừa kế
Diện thừa kế chỉ được đặt ra trong trình tự thừa kế theo pháp luật mà
BLDS năm 2005 lại không có quy định nào quy định thế nào là diện thừa kế.
Để tìm hiểu khái niệm diện thừa kế chúng ta lại phải căn cứ vào những quy
định của pháp luật hiện hành về hàng thừa kế.
Theo giáo trình Luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội khái niệm diện thừa
kế được hiểu là "phạm vi những người có quyền hưởng di sản của người chết
theo quy định của pháp luật" [56].
Theo Tiến sỹ Phạm Văn Tuyết trong cuốn “Thừa kế - quy định của
pháp luật và thực tiễn áp dụng” thì khái niệm diện thừa kế được hiểu như sau:

“Diện thừa kế là phạm vi những người được pháp luật xác định nằm trong
diện có thể được hưởng di sản của người chết theo quy định của pháp luật”.
Với cách tiếp cận khái niệm diện thừa kế của các tác giả có thể nhận
thấy diện thừa kế được xác định căn cứ vào phạm vi những người thừa kế
thuộc hàng thừa kế.
Theo quan điểm của tác giả thì: diện thừa kế là phạm vi những người
thừa kế nằm trong diện có thể được hưởng thừa kế di sản của người chết theo
quy định của pháp luật bao gồm những người có một trong các mối quan hệ
hôn nhân, nuôi dưỡng hoặc huyết thống với người để lại di sản.

18
Về diện thừa kế qua các quan hệ xã hội đều có một đặc điểm chung là
chúng chủ yếu do các quan hệ hôn nhân và gia đình chi phối. Do pháp luật
mỗi thời kỳ quy định một cách khác nhau về phạm vi những người được
hưởng di sản do đó diện thừa kế theo pháp luật cũng được xác định rộng, hẹp
khác nhau tùy vào từng giai đoạn lịch sử, điều kiện kinh tế, xã hội. Ở Việt
Nam thời phong kiến, dựa theo khuôn mẫu gia đình "tam, tứ đại đồng đường"
là kiểu gia đình mở rộng, ba, bốn thế hệ chung sống dưới cùng một mái nhà.
Do đó, diện thừa kế theo pháp luật được xác định hết sức rộng rãi, bao gồm
toàn bộ những người thân thuộc của người chết mà không theo mức độ gần
gũi. Theo sự ghi nhận của các bộ dân luật thời phong kiến thì tất cả những
người thân thuộc của người chết dù xa hay gần, dù thân hay sơ đều thuộc diện
thừa kế theo luật của người đó. Khi không còn ai bên nội tộc còn sống thì di
sản được chuyển dịch sang bên ngoại. Với tư tưởng trọng nam khinh nữ “nhất
nam viết hữu thập nữ viết vô”, địa vị của người vợ bị đẩy xuống hàng thứ yếu
so với chồng và các con. Người chồng là chủ sở hữu toàn bộ khối tài sản kể
cả tài sản hồi môn của người vợ đem về nhà chồng.
Nếu người chồng chết trước thì người vợ không có quyền thừa kế mà
chỉ được hưởng hoa lợi, lợi tức trên khối tài sản của người chồng để lại và
người vợ phải có nghĩa vụ trả nợ cho chồng mặc dù khoản nợ đó có thể lớn

hơn giá trị di sản mà người chồng để lại. Nhưng nếu như người vợ chết trước
thì người chồng có quyền quản lý, sử dụng khối tài sản đó với tư cách của chủ
sở hữu. Sau năm 1945 với sự ra đời của Hiến pháp đầu tiên của nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa, Điều 9 Hiến pháp 1946 quy định: "Đàn bà ngang
quyền với đàn ông về mọi phương diện" [20]. Chính quy định này của Hiến
pháp năm 1946 mà các quy định về thừa kế ở nước ta cũng đã có những bước
phát triển mới vì thế mà diện thừa kế cũng thay đổi theo. Theo đó, những
người có quan hệ thân thích, gần gũi với người để lại di sản đều lần lượt được

19
liệt kê vào hàng thừa kế của người chết, diện thừa kế vì thế cũng ngày càng
rộng ra. Diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản lúc này được xác
định trên ba mối quan hệ với người để lại di sản.
- Những người có quan hệ hôn nhân với người để lại di sản;
- Những người có quan hệ huyết thống với người để lại di sản;
- Những người có mối quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản.
Khi Sắc lệnh số 97 ra đời ngay tại Điều 10, Điều 11 của Sắc lệnh đã chỉ
rõ diện thừa kế theo pháp luật bao gồm con, cháu, vợ, chồng của người để lại
di sản. Quy định này của Sắc lệnh 97 đã khẳng định một cách chắc chắn rằng
người vợ, người chồng thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau. Sắc lệnh
đã đặt đúng vị trí của quan hệ hôn nhân, gắn kết tình yêu thương, bổn phận,
trách nhiệm giữa vợ chồng với nhau. Đến BLDS năm 1995, BLDS năm 2005
đều ghi nhận vợ, chồng thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau. Điều này
càng khẳng định sự bình đẳng giữa nam và nữ mà các bản Hiến pháp đã ghi
nhận. Khi xác lập quan hệ vợ chồng là đã góp phần tạo nên một gia đình, một
tế bào của xã hội, họ phải có bổn phận chăm sóc, yêu thương, giúp đỡ lẫn
nhau cùng tạo nên một gia đình hạnh phúc. Người vợ là người sống suốt cuộc
đời với người chồng, chia sẻ, thương yêu, chăm chút, động viên người chồng
thì không thể chỉ quy định một sự bất bình đẳng rằng chỉ người chồng là
người có quyền sở hữu khối tài sản của vợ chồng tạo lập ra mà người vợ lại

chỉ được hưởng hoa lợi, lợi tức từ di sản người chồng để lại. Thiết nghĩ, với
những quy định của pháp luật hiện hành, đặt quan hệ hôn nhân vào diện thừa
kế mang một ý nghĩa thiết thực và hoàn toàn đúng đắn.
Ba mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng giữa người để lại di
sản với người thừa kế là căn cứ để xác định phạm vi những người thừa kế
theo pháp luật. Tuy nhiên, những người có một trong ba mối quan hệ với
người để lại di sản phải là những người nằm trong phạm vi mà pháp luật hạn

×