Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.65 KB, 79 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
***







Hà Hoàng Hiệp


Hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong
tố tụng dân sự


Chuyên ngành : Luật
Mã số : 60 38 30



LUẬN VĂN THẠC SĨ







Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Khánh








HÀ NỘI - 2007



2
MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ 1
LỜI CAM ĐOAN 2
MỤC LỤC 2
LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM TRONG
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 8
1.1. Khái niệm về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự 8
1.2. Vai trò, ý nghĩa của thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự 11
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của thủ tục giám đốc thẩm trong
pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam 12
1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1981 13
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1981 đến năm 1989 18
1.2.3. Giai đoạn sau năm 1989 - Những quy định về thủ tục giám

đốc thẩm trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
năm 1989 21
1.2.3.1. Kháng nghị giám đốc thẩm 22
1.2.3.2. Thủ tục giám đốc thẩm 23
1.4. Sơ lƣợc về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự của pháp
luật một số nƣớc 25
1.4.1. Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm 25
1.4.2. Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm 27
1.4.3. Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm 29
1.4.4. Thẩm quyền giám đốc thẩm 30
1.4.5. Thủ tục phiên toà giám đốc thẩm 32
1.4.6. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm 34
CHƢƠNG 2. THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM TRONG PHÁP LUẬT TỐ
TỤNG DÂN SỰ HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 37
2.1. Thủ tục giám đốc thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự hiện hành 37
2.1.1. Tính chất của giám đốc thẩm và căn cứ kháng nghị giám đốc
thẩm 38
2.1.1.1. Tính chất của giám đốc thẩm 38
2.1.1.2. Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm 38
2.1.1.3. Phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần
xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm 43
2.1.2. Kháng nghị giám đốc thẩm 44
2.1.2.1. Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm 44
2.1.2.2. Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm 45



3
2.1.3. Thủ tục giám đốc thẩm 46
2.1.3.1. Thẩm quyền giám đốc thẩm 46

2.1.3.2. Thủ tục phiên Tòa giám đốc thẩm 47
2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định về thủ tục giám đốc thẩm trong tố
tụng dân sự 51
2.2.1. Tình hình thụ lý đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm 51
2.2.2. Công tác giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm . 54
2.2.3. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự
tại phiên toà giám đốc thẩm 59
2.2.3.1. Những ngƣời tham gia phiên toà giám đốc thẩm 59
2.2.3.2. Thời hạn mở phiên toà giám đốc thẩm 60
2.2.3.3. Phạm vi giám đốc thẩm và thẩm quyền giám đốc thẩm 61
2.2.3.4. Về việc đƣơng sự cung cấp căn cứ trong giai đoạn giám
đốc thẩm 62
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM
HOÀN THIỆN THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM TRONG PHÁP LUẬT TỐ
TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 63
3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong pháp luật tố
tụng dân sự Việt Nam 63
3.1.1. Hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm để phù hợp với chiến lƣợc
cải cách tƣ pháp của Đảng và Nhà nƣớc ta 63
3.1.2. Hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm để phù hợp với các nguyên
tắc đặc trƣng cơ bản của tố tụng dân sự 64
3.1.3. Hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong Bộ luật tố tụng dân sự
để phù hợp với tính chất của giám đốc thẩm 66
3.1.4. Hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm để nâng cao chất lƣợng hoạt
động giám đốc thẩm, bảo đảm tính khả thi trong thực tiễn 66
3.1.5. Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm để đáp ứng yêu
cầu của hội nhập 67
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong
pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam 69
3.2.1. Tính chất của giám đốc thẩm 69

3.2.2. Về kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm 70
3.2.3. Cơ chế chấp nhận kháng cáo giám đốc thẩm 72
3.2.4. Về căn cứ kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm 72
3.2.5. Về thủ tục tại phiên toà giám đốc thẩm 73
KẾT LUẬN 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84



4
LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với việc phát triển kinh tế xã hội, công
cuộc cải cách tƣ pháp nói chung và việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp
luật nói riêng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể. Thực hiện đƣờng lối đổi
mới toàn diện do Đảng lãnh đạo và khởi xƣớng, trong hai mƣơi năm qua, Nhà
nƣớc ta đã ban hành nhiều đạo luật quan trọng, đánh dấu sự phát triển vƣợt
bậc quá trình pháp điển hoá, hệ thống hoá pháp luật dân sự, bƣớc đầu tạo
dựng cơ sở pháp lý cho việc đổi mới đất nƣớc toàn diện. Cùng với việc hoàn
thiện các đạo luật về nội dung, Nhà nƣớc ta cũng ban hành nhiều văn bản quy
định về thủ tục tố tụng để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong đời
sống xã hội nhƣ Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989;
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994; Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996. Các văn bản pháp luật này đã
góp phần quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh, góp phần
ổn định các quan hệ xã hội Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc,
những văn bản này ngày càng bộc lộ nhiều vấn đề hạn chế, bất cập.
Trƣớc tình hình đó, Nhà nƣớc ta đã ban hành Bộ luật tố tụng dân sự vào
năm 2004, tạo nền tảng pháp lý cho các hoạt động tƣ pháp dân sự, thể hiện

đƣợc sự thống nhất về mặt pháp lý của các hình thức tố tụng gồm tố tụng kinh
tế, tố tụng lao động và tố tụng dân sự, thay thế những pháp lệnh không còn
phù hợp. Bộ luật cũng thể hiện rõ tinh thần về cải cách tƣ pháp đƣợc ghi nhận
trong các văn kiện Đảng mà gần đây nhất là Nghị quyết 08-NQ/TW ngày
02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tƣ
pháp trong thời gian tới, xây dựng đƣợc một trình tự tố tụng công khai, công
bằng, kế thừa các quan điểm hiện hành của trong các văn bản pháp luật về tố
tụng dân sự đồng thời quy định rõ ràng, nhất quán các nguyên tắc, thủ tục,



5
chức năng và thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia
tố tụng
Trong Bộ luật tố tụng dân sự 2004, thủ tục giám đốc thẩm đƣợc quy
định thành một chƣơng (Chƣơng XVIII), thuộc phần thứ 4, gồm 22 Điều, từ
Điều 282 đến Điều 303.
Trong thời gian qua, thực tiễn áp dụng thủ tục giám đốc thẩm dân sự đã
gặp phải không ít những vƣớng mắc, bất cập. Tuy nhiên Bộ luật tố tụng dân
sự mới đƣợc ban hành năm 2004 vẫn chƣa giải quyết đƣợc đƣợc triệt để. Mặt
khác, tuy thủ tục giám đốc thẩm trong Bộ luật tố tụng dân sự đã đƣợc sửa đổi,
bổ sung và hoàn thiện thêm một bƣớc những vẫn còn nhiều vấn đề pháp lý
liên quan đến thủ tục này chƣa đƣợc làm rõ nhƣ: Căn cứ kháng nghị giám đốc
thẩm, địa vị pháp lý của ngƣời tham gia tố tụng trong thủ tục giám đốc thẩm,
thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, phạm vi xét xử giám đốc thẩm, những
vấn đề liên quan đến công tác nghiên cứu giải quyết đơn khiếu nại của đƣơng
sự đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Việc hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự có ý nghĩa
rất quan trọng, xét dƣới cả góc độ lý luận và thực tiễn bởi nó không chỉ góp
phần xây dựng một hệ thống lý luận về hoạt động tƣ pháp nói chung, những

nguyên tắc tổ chức, hoạt động xét xử của Toà án nói riêng mà còn góp phần
quan trọng vào việc xây dựng các văn bản hƣớng dẫn thi hành các quy định
của pháp luật tố tụng dân sự trong thực tiễn áp dụng. Tuy nhiên, trong khoa
học pháp lý hiện nay, mô hình lý luận về thủ tục giám đốc thẩm vẫn chƣa
đƣợc quan niệm một cách thống nhất. Đã có một số bài viết đề cập đến thủ
tục giám đốc thẩm dân sự ở những nội dung khác nhau nhƣng chƣa thực sự đi
sâu vào nghiên cứu vấn đề này.
Một khi thủ tục giám đốc thẩm dân sự vẫn chƣa đƣợc nhận thức một
cách đúng đắn thì hiệu quả điều chỉnh pháp luật cũng khó đạt đƣợc. Chính vì
vậy, xác định đúng đắn mô hình lý luận về thủ tục giám đốc thẩm sẽ phần nào



6
giúp việc thực thi, áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự đƣợc hiệu
quả hơn.
2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần hoàn thiện lý luận về thủ tục giám
đốc thẩm trong tố tụng dân sự và tìm ra những khiếm khuyết về mặt lập pháp
cũng nhƣ bất cập trong thực tiễn áp dụng các quy định về thủ tục giám đốc
thẩm trong tố tụng dân sự, trên sở đó sẽ có những định hƣớng nhằm hoàn
thiện hơn thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Với mục đích nghiên cứu trên, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu làm sáng
tỏ về mặt lý luận một số nội dung cơ bản về thủ tục giám đốc thẩm trong tố
tụng dân sự trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của pháp luật nƣớc
ngoài, đánh giá thực trạng và thực tiễn áp dụng các quy định về thủ tục giám
đốc thẩm trong tố tụng dân sự từ năm 2000 đến nay, từ đó đƣa ra một số giải
pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hơn chất lƣợng của thủ tục này.
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài

Mặc dù nguồn tài liệu tham khảo về nội dung này còn hạn chế, chƣa có
nhiều đề tài, bài viết đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này, tuy nhiên nội dung đề
tài sẽ cố gắng phân tích một cách sâu sắc nhất, có hệ thống và toàn diện nhất
những vấn đề nhƣ:
- Nêu và phân tích nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về
thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự.
- Nêu và phân tích thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự hiện
hành và thực tiễn áp dụng, kèm theo một số ví dụ cụ thể và những số liệu
thống kê, từ đó làm rõ những vấn đề bất cập cần hoàn thiện.



7
- Phần cuối của đề tài là những vấn đề đặt ra đối với phƣơng hƣớng
hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự và một số kiến nghị cụ
thể nhằm hoàn thiện thủ tục này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận khoa học chủ nghĩa
Mác - Lên Nin về nhà nƣớc và pháp luật, đặc biệt là vấn đề tổ chức và thực
hiện quyền lực Nhà nƣớc, dựa trên cơ sở các quan điểm của Đảng và Nhà
nƣớc ta về cải cách pháp luật và cải cách tƣ pháp để giải quyết các vấn đề đặt
ra. Một số phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng nhƣ: Phƣơng pháp phân
tích, tổng hợp, lịch sử, thống kê, so sánh
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài đƣợc kết cấu gồm 03 chƣơng:
- Chƣơng 1: Khái quát về thủ tục giám đốc thẩm trong pháp luật tố tụng
dân sự Việt Nam.
- Chƣơng 2: Thủ tục giám đốc thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự hiện
hành và thực tiễn áp dụng.
- Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong tố

tụng dân sự và một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện thủ tục này.



8
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM TRONG PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

1.1. Khái niệm về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự
Ở Việt nam cũng nhƣ hầu hết các nƣớc trên thế giới, Toà án đều thực
hiện chế độ hai cấp xét xử nhằm đảm bảo việc xét xử của Toà án đƣợc khách
quan, chính xác, đúng pháp luật, đảm bảo bản án, quyết định có hiệu lực pháp
luật đƣợc thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất, hạn chế việc kéo dài thi hành
án. Nguyên tắc này đƣợc quy định tại Luật tổ chức Toà án nhân dân 2002 nhƣ
sau:
“1. Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Bản án, quyết định sơ thẩm
của Toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố
tụng. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời
hạn do pháp luật quy định thì có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết
định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm.
Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
2. Đối với bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà phát
hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo trình
tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do pháp luật tố tụng quy định”.
Nhƣ vậy, sau khi đã xét xử sơ thẩm mà bản án, quyết định không bị
kháng cáo, kháng nghị hoặc sau khi xét xử phúc thẩm, bản án, quyết định sẽ
đƣơng nhiên có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định của Toà án nhân dân
đã có hiệu lực pháp luật sẽ phải đƣợc đƣợc cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức kinh
tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và mọi công dân tôn trọng, mọi ngƣời và

đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Đây là nguyên tắc hiến định
đƣợc quy định trong Hiến pháp năm 1992 (đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2001),
đồng thời là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng dân sự.



9
Tuy nhiên, đối tƣợng hoạt động xét xử của các vụ án dân sự là những
quan hệ xã hội đặc biệt phức tạp, đa dạng, vì vậy không ít những bản án,
quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật vẫn có những sai lầm nghiêm
trọng. Vấn đề khắc phục, sửa chữa những bản án, quyết định này đƣợc đặt ra
nhằm đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong công tác xét xử của toà
án, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Do đó, mặc dù đã có hiệu
lực pháp luật nhƣng những bản án, quyết định sai lầm vẫn cần phải đƣợc xem
xét lại.
Pháp luật của phần lớn các nƣớc trên thế giới đều quy định thủ tục xét
lại các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật với các tên gọi
khác nhau, nhƣ thủ tục phá án, thủ tục giám đốc thẩm
Tại Việt Nam, thủ tục xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật đƣợc tiến hành theo hai loại thủ tục, đó là thủ tục giám đốc thẩm và thủ
tục tái thẩm. Thủ tục giám đốc thẩm đƣợc quy định khá sớm và luôn đƣợc
hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện tổ chức của các cơ quan tƣ pháp nói
chung và Toà án nói riêng, phù hợp với trình độ quản lý của Nhà nƣớc và ý
thức pháp luật của ngƣời dân, phù hợp với thông lệ quốc tế. Các quy định này
đã tạo điều kiện thuận lợi cho Toà án và các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền
trong việc giải quyết các tranh chấp theo thủ tục giám đốc thẩm, bảo vệ lợi ích
của của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự.
Thuật ngữ giám đốc thẩm xuất hiện lần đầu tiên trong Luật tổ chức Toà
án nhân dân năm 1981, sau đó tiếp tục đƣợc quy định tại Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các vụ án dân sự năm 1989. Theo các quy định này, nếu phát hiện

có sai lầm trong các bản án, quyết định đã có hiệu lực của Toà án thì ngƣời có
thẩm quyền là Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trƣởng,
Phó Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân
tỉnh, Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh sẽ kháng nghị bản án, quyết
định đó. Sau khi có quyết định kháng nghị của ngƣời có thẩm quyền, Toà án
giám đốc thẩm sẽ xem xét lại vụ án và đƣợc quyền ra một trong những quyết



10
định nhƣ: Bác kháng nghị, sửa bản án, quyết định bị kháng nghị hoặc huỷ bản
án, quyết định bị kháng nghị và giao cho Toà án nhân dân cấp dƣới xét xử lại
theo thủ tục sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Nhƣ vậy, có thể thấy trong giai đoạn
này thì giám đốc thẩm bao gồm cả việc Toà án cấp giám đốc thẩm xét xử lại
vụ án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, thể hiện qua việc trực tiếp sửa
bản án, quyết định bị kháng nghị.
Theo các quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự thì Toà án cấp giám đốc
thẩm không có quyền sửa bản án, quyết định bị kháng nghị nhƣ quy định tại
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trƣớc đây, mà Toà án cấp giám
đốc thẩm chỉ có quyền bác kháng nghị, giữ nguyên bản án, quyết định hoặc
huỷ bản án, quyết định đó để giao cho Toà án cấp dƣới xét xử lại. Trong giai
đoạn hiện nay, giám đốc thẩm chỉ là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu
lực, việc xét lại này hoàn toàn khác với việc xét xử lại vụ án. Bản chất của thủ
tục giám đốc thẩm lúc này đã thay đổi, nó không còn là một cấp xét xử thứ ba
nhƣ trƣớc đây nữa. Điều này thực sự phù hợp với nguyên tắc hai cấp xét xử
đƣợc ghi nhận trong Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002, tức là một vụ
án nói chung chỉ đƣợc xét xử tối đa là hai cấp với ý nghĩa bảo đảm việc xét xử
của Toà án đƣợc khách quan, toàn diện, chính xác, đúng pháp luật và các bản
án, quyết định đã có hiệu lực phải đƣợc thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất,
hạn chế việc trì hoãn, kéo dài, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công

dân, tổ chức.
Đây chính là một bƣớc hoàn thiện căn bản của thủ tục giám đốc thẩm
trong tố tụng dân sự, là sự thay đổi căn bản về bản chất của giám đốc thẩm.
Theo Từ điển tiếng Việt, giám đốc thẩm là việc “Toà án có thẩm quyền
xét lại các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Toà án cấp dưới khi bị
kháng nghị trên cơ sở phát hiện có sai lầm trong quá trình điều tra, xét xử vụ
án” [23].
Theo theo quy định tại Điều 282 Bộ luật Tố tụng dân sự thì: “Giám đốc
thẩm là việc xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật



11
nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng
trong việc giải quyết vụ án”.
Nhƣ vậy, có thể hiểu thủ tục giám đốc thẩm là một giai đoạn, một thủ
tục đặc biệt của tố tụng dân sự để xem xét lại những bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật trên cơ sở kháng nghị của ngƣời có thẩm quyền khi phát
hiện có sự sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án.
1.2. Vai trò, ý nghĩa của thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự
Về phƣơng diện lý luận cũng nhƣ trong quy định của pháp luật thực
định, vấn đề giám đốc thẩm có vị trí rất quan trọng trong tố tụng dân sự của
nƣớc ta. Thủ tục giám đốc thẩm còn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình
thực thi pháp luật tố tụng dân sự của ngành Toà án nhân dân. Bộ luật tố tụng
dân sự đã quy định: “Giám đốc thẩm là việc xét lại bản án, quyết định của
Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm
pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”.
Thực tiễn áp dụng pháp luật đã chứng minh rằng nếu pháp luật tố tụng
dân sự không quy định thủ tục này thì hàng năm sẽ có rất nhiều bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật đƣợc cơ quan thi hành án đem ra thi hành mà

không có cơ sở pháp lý để sửa sai, điều này đồng nghĩa với việc quyền và lợi
ích hợp pháp của các đƣơng sự không đƣợc pháp luật bảo vệ và pháp chế xã
hội chủ nghĩa cũng bị vi phạm, mặt khác nguyên tắc thống nhất trong xét xử
của ngành Toà án nhân dân cũng không có cơ sở để đảm bảo thực hiện [2, tr.
48].
Ngoài ra có thể khẳng định thủ tục giám đốc thẩm chính là cơ chế khắc
phục sai lầm nghiêm trọng trong các bản án đã có hiệu lực pháp luật, giúp cho
Toà án cấp trên thấy đƣợc những sai lầm của Toà án cấp dƣới trong việc giải
quyết những vụ án cụ thể, từ đó sửa chữa những sai lầm của Toà án cấp dƣới,
là phƣơng tiện hƣớng dẫn hoạt động xét xử của Toà án cấp trên đối với Toà
án cấp dƣới, bảo đảm việc áp dụng đúng và thống nhất các quy định của pháp



12
luật trong hoạt động xét xử, thể hiện sự tôn trọng nguyên tắc quyền quyết
định và tự định đoạt của đƣơng sự Vì vậy, cấp giám đốc thẩm không phải là
cấp xét xử thứ ba sau sơ thẩm và phúc thẩm.
Theo quy định về pháp luật tố tụng của Việt Nam nói chung thì có hai
thủ tục thủ tục xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, đó là
thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm.
Tái thẩm là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
nhƣng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới phát hiện có thể làm thay đổi
cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà án, các đƣơng sự không biết
đƣợc khi Toà án ra bản án, quyết định. Việc xét lại bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm cũng giúp Toà án khác phục đƣợc
những thiếu sót trong những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
không phụ thuộc vào thời gian bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và
đƣợc thi hành từ bao giờ.
Giám đốc thẩm và tái thẩm đều là những thủ tục đặc biệt của tố tụng

dân sự và cùng có điểm chung là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực bị
kháng nghị. Song điểm khác nhau căn bản giữa giám đốc thẩm và tái thẩm đó
là:
Giám đốc thẩm dựa trên cơ sở bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật bị kháng nghị vì có vi phạm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án,
còn tái thẩm là dựa trên cơ sở bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị
kháng nghị do phát hiện những tình tiết mới, những tình tiết này khi giải
quyết vụ án Toà án hoặc đƣơng sự không biết đƣợc. Vì vậy, căn cứ kháng
nghị giám đốc thẩm khác căn cứ kháng nghị tái thẩm.
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của thủ tục giám đốc thẩm trong
pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
Pháp luật nói chung cũng nhƣ pháp luật tố tụng nói riêng do Nhà nƣớc
ban hành, nhƣng nó không chỉ là kết quả đơn thuần của tƣ duy chủ quan, việc



13
ban hành pháp luật còn phải xuất phát từ nhƣ cầu khách quan của xã hội và từ
chính thực tiễn công tác xét xử của ngành Tòa án. Hoạt động xét xử của Tòa
án là một thiết chế phức tạp đòi hỏi phải có những quy định của pháp luật có
tính chất đồng bộ và phải có sự kiểm tra, giám sát thƣớng xuyên để đảm bảo
tính thống nhất trong việc áp dụng pháp luật. Trong pháp luật tố tụng dân sự,
thủ tục giám đốc thẩm có vai trò quan trọng trong việc kiểm tra và phát hiện
những sai lầm trong công tác xét xử, đồng thời sửa chữa những sai lầm đó đói
những bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật.
Sự hình thành của thủ tục giám đốc thẩm dân sự gắn liền với lịch sử tố
tụng dân sự Việt Nam qua các thời kỳ. Với đặc thù lịch sử của nƣớc ta, có thể
nghiên cứu sự hình thành của thủ tục giám đốc thẩm qua các giai đoạn sau đây.
1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1981
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng

hòa đã ban hành Hiến pháp 1946, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt
động của bộ máy Nhà nƣớc, trong đó có ngành Tòa án. Chƣơng VI của Hiến
pháp 1946 đã quy định tổ chức, hoạt động của các cơ quan tƣ pháp từ Điều 63
đến Điều 69. Tuy nhiên bản Hiến pháp này chỉ mới quy định về nguyên tắc tổ
chức và xét xử của các Tòa án bởi trong giai đoạn này, khi hệ thống pháp luật
của nƣớc ta còn chịu nhiều ảnh hƣởng của pháp luật chế độ cũ nên không thể
ngay lập tức thay đổi đƣợc ý thức pháp luật của nhân dân. Vì vậy ngày
10/10/1945, Nhà nƣớc ta đã ban hành Sắc lệnh số 47/SL cho giữ tạm thời các
luật lệ hiện hành của chế độ cũ cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy
nhất cho toàn quốc (trừ khi các luật lệ này chống lại Nhà nƣớc Việt Nam dân
chủ cộng hòa). Mặc dù tạm thời giữ lại những luật lệ cũ, tuy nhiên Sắc lệnh
này không đề cập đến việc cho phép áp dụng pháp luật tố tụng, điều này thể
hiện rõ nét tƣ tƣởng xây dựng pháp luật tố tụng một cách độc lập của Nhà
nƣớc ta.
Các văn bản pháp quy về tổ chức, hoạt động của các cơ quan tƣ pháp,
Toà án đƣợc ban hành sau đó nhƣ: Sắc lệnh số 33/SL ngày 13/9/1945 về



14
thành lập Toà án quân sự, Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/1/1946 về tổ chức Toà
án và ngạch thẩm phán, Sắc lệnh số 51/SL ngày 14/7/1946 quy định thẩm
quyền của các Toà án và sự phân công giữa các nhân viên trong Toà án, Sắc
lệnh 112/SL ngày 28/6/1946 bổ sung Sắc lệnh số 51/SL, Sắc lệnh 130/SL
ngày 19/7/1946 về thể thức thi hành án, Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 về
cải cách bộ máy tƣ pháp và luật tố tụng, Sắc lệnh số 159/SL ngày 7/11/1950
quy định vấn đề ly hôn Đây là một số văn bản đầu tiên của Nhà nƣớc ta,
làm nền tảng cho việc xây dựng pháp luật về tố tụng nói chung và pháp luật
về tố tụng dân sự nói riêng sau này.
Trong các văn bản trên, có nhiều quy phạm xác định cách thức tổ chức

Toà án, thẩm quyền của Toà án Sơ cấp, Toà án đệ nhị cấp, Toà Thƣợng thẩm,
thủ tục xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, thi hành án Tuy nhiên, các văn bản thời
đó đều không có quy định nào về thủ tục và thẩm quyền xét lại bản án và
quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật nhƣng phát hiện có hành vi vi phạm
pháp luật trong việc xét xử vụ án.
Trong suốt quá trình tạm thời áp dụng hệ thống luật lệ của chế độ cũ,
việc xét xử của ngành Tòa án nhân dân đã góp phần quan trọng duy trì trật tự,
trị an và an toàn xã hội, bảo đảm cho các quan hệ xã hội trong đó có các giao
lƣu dân sự đƣợc ổn định và phát triển một cách bình thƣờng. Thông qua công
tác tổng kết kinh nghiệm để định ra đƣờng lối xét xử nói chung và đƣờng lối
giải quyết tranh chấp dân sự nói riêng, công tác xét xử đã bộc lộ nhƣợc điểm
là mặc dù qua hai cấp xét xử nhƣng vẫn có những bản án, quyết định dân sự
có hiệu lực pháp luật mà vẫn bị phát hiện có sai lầm. Đó là những sai lầm do
áp dụng không đúng pháp luật hoặc vi phạm các quy định, nguyên tắc của
pháp luật tố tụng dân sự trong các giai đoạn điều tra, xem xét đánh giá chứng
cứ khi xét xử. Từ thực tiễn xét xử nói trên, Nhà nƣớc ta đã nhận thấy rằng nếu
không có một quy chế thích hợp trong tố tụng để kiểm tra, giám sát và quan
trọng hơn là để sửa chữa, khắc phục những sai lầm thì không thể đảm bảo tính
thống nhất đối với việc áp dụng pháp luật trong phạm vi cả nƣớc.



15
Do bộ máy tổ chức Tòa án lúc đó đang trong quá tình hoàn thiện nên
chƣa có điều kiện để rà soát lại toàn bộ các bản án, quyết định của Tòa án dân
sự địa phƣơng đã có hiệu lực pháp luật, việc áp dụng hệ thống pháp luật cũ
cũng đã bộc lộ nhiều điểm bất cập. Sau năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải
phóng, Nhà nƣớc đã ban hành một số văn bản chấm dứt việc áp dụng luật lệ
cũ ban hành trƣớc năm 1945 nhƣ Thông tƣ 19/VHH ngày 30/6/1955 , Thông
tƣ số 2140/TT-VHH/HS ngày 06/12/1955 của Bộ tƣ pháp. Tiếp đó, hệ thống

cơ quan tƣ pháp từ Trung ƣơng đến địa phƣơng dần dần đƣợc củng cố, từng
bƣớc hoàn thiện, trình độ quản lý Nhà nƣớc, ý thức pháp luật đƣợc nâng cao,
Toà án các cấp bắt đầu từng bƣớc thực hiện hoạt động xét xử. Từ thực tiễn xét
xử bắt đầu phát sinh những bản án, quyết định sai lầm của Toà án, nhân dân
khiếu nại nhiều mà Nhà nƣớc chƣa có quy định nào để xử lý. Trƣớc tình hình
đó, Chính phủ đã giao cho Bộ tƣ pháp nghiên cứu và ra Thông tƣ số 312 ngày
12/2/1958 yêu cầu các cấp Toà án phải xem xét giải quyết các khiếu nại, đồng
thời có kế hoạch khắc phục sai lầm đối với những bản án đã xét xử, Thông tƣ
quy định: “Đối với việc đã xử rồi nếu thấy sai hoặc đúng không rõ ràng thì
tuỳ từng trường hợp có kế hoạch giải quyết thích đáng (báo cáo cấp trên đề
nghị kháng cáo hay xin xử lại hoặc đặt vấn đề điều tra, xác minh lại)”.
Đến năm 1959, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành một số văn bản
nhằm tăng cƣờng hoạt động của Toà án nhân dân nhƣ: Nghị định số 381-TTg
ngày 20/10/1959 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định nhiệm vụ quyền hạn của
Toà án nhân dân tối cao, theo đó: “Toà án nhân dân tối cao có quyền xử lại
những vụ án đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có sai lầm”.
Đến cuối năm 1959, Hiến pháp 1959 đã có quy định về thẩm quyền của
Tòa án nhân dân tối cao, Điều 103 quy định nhƣ sau:"Tòa án nhân dân tối
cao là cơ quan xét xử cao nhất của của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án nhân dân địa
phương, Tòa án quân sự và Tòa án đặc biệt".



16
Nhìn chung, giai đoạn trƣớc năm 1960 các văn bản quy định về thủ tục
tố tụng còn rất ít. Từ năm 1959, sau khi ban hành Hiến pháp và Luật hôn nhân
và gia đình, Nhà nƣớc đã ban hành các Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 và Pháp lệnh quy định về tổ chức của
hai cơ quan này.

Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 đã quy định cụ thể hơn về việc
xét lại những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, theo đó Toà án
nhân dân tối cao - Cơ quan xét xử cao nhất của nước Việt Nam sẽ có thẩm
quyền xét lại hoặc giao cho Toà án nhân dân cấp dưới xét lại những bản án
và quyết định đã có hiệu lực pháp luật những phát hiện có sai lầm (Điều 21).
Tuy nhiên, về cơ sở lý luận và nếu phân tích nhiệm vụ giám đốc thẩm
theo quy định tại Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 thì cần phải có sự
phân biệt giữa giám đốc thẩm và giám đốc việc xét xử.
Giám đốc xét xử là sự kiểm tra hoạt động của Tòa án cấp trên đối với
Tòa án cấp dƣới nhƣ kiểm tra, phát hiện sai lầm, giải quyết việc khiếu nại, tố
cáo của công dân và các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội đối với bản án đã
có hiệu lực pháp luật. Thông qua công tác giám đốc việc xét xử, Tòa án tối
cao đã tổng kết kinh nghiệm, hƣớng dẫn Tòa án các cấp áp dụng những quy
định của hệ thống pháp luật, uốn nắn và khắc phục những sai lầm và đề xuất
kháng nghị khi có những căn cứ theo quy định của pháp luật [7, tr. 9].
Giám đốc thẩm ở góc độ lý luận và thực tiễn đƣợc coi là một thủ tục
đặc biệt để sửa chữa những sai lầm trong các bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của các Tòa án địa phƣơng. Tuy nhiên căn cứ để làm phát sinh
trình tự giám đốc thẩm dân sự là kháng nghị của ngƣời có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Nhƣ vậy, nếu coi giám đốc xét xử là
hoạt động có tính kiểm tra, thanh tra không bị lệ thuộc vào việc có hay không
có kháng nghị thì thủ tục tục giám đốc thẩm lại phụ thuộc vào việc có kháng
nghị hay không có kháng nghị đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật.



17
Đến năm 1961, Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Toà án nhân
dân tối cao và tổ chức của các Toà án nhân dân địa phƣơng đã quy định:

Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ:
“Xét và báo cáo lên Toà án nhân dân tối cao những vụ án do Toà án
mình hoặc Toà án cấp dưới đã xử mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực
pháp luật, nhưng phát hiện có sai lầm”.
Tƣơng tự, Chánh án Toà án nhân dân thành phố và tỉnh trực thuộc
trung ƣơng hoặc đơn vị hành chính tƣơng đƣơng và Chánh án Toà án nhân
dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tƣơng đƣơng
có nhiệm vụ: “Xét và báo cáo lên Toà án nhân dân cấp trên hoặc đơn vị hành
chính tương đương những vụ án do Toà án mình đã xử mà bản án hoặc quyết
định đã có hiệu lực pháp luật, nhưng phát hiện thấy có sai lầm”.
Căn cứ vào việc xét và báo cáo của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân
tối cao, các Chánh án Toà án nhân dân theo quy định này, các Toà án sẽ có
thẩm quyền xử lại vụ án nhƣ sau:
Toà dân sự của Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền: “Xử lại những
vụ án do Toà mình hoặc Toà phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao đã xử
mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhưng Uỷ ban thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao giao cho xử lại”.
Toà án nhân dân thành phố và tỉnh trực thuộc trung ƣơng hoặc đơn vị
hành chính tƣơng đƣơng có thẩm quyền: “Xử lại những vụ án do Toà án mình
hoặc Toà án cấp dưới đã xử mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp
luật, nhưng Toà án nhân dân tối cao giao cho xử lại”.
Từ năm 1961 đến năm 1976, Nhà nƣớc ta còn ban hành một số văn bản
về thẩm quyền của Toà án và về tố tụng dân sự, nhƣ: Thông tƣ số 2421/TC
ngày 2/12/1961 của Toà án nhân tối cao về việc thực hiện chế định Hội thẩm
nhân dân, Thông tƣ số 02/TC ngày 20/02/1966 của Toà án nhân dân tối cao
hƣớng dẫn về thực hiện thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện trong
tình hình mới, Thông tƣ số 39/NCLP ngày 21/01/1972 của Toà án nhân dân




18
tối cao hƣớng dẫn việc thụ lý, di lý, xếp và tạm xếp những việc kiện hôn nhân
và gia đình và tranh chấp về dân sự, Thông tƣ số 06/TATC ngày 25/02/1974
của Toà án nhân dân tối cao hƣớng dẫn về công tác điều tra trong tố tụng dân
sự, Thông tƣ số 25/TATC ngày 30/11/1974 của Toà án nhân dân tối cao
hƣớng dẫn việc hoà giải trong tố tụng dân sự, Bản hƣớng dẫn về trình tự xét
xử sơ thẩm về dân sự kèm theo Thông tƣ số 96/NCLP ngày 08/02/1977 của
Toà án nhân dân tối cao, Thông tƣ số 40-TATC ngày 01/6/1976 của Toà án
nhân dân tối cao hƣớng dẫn chế độ án phí, lệ phí và cấp phí tại Toà án nhân
dân.
Có thể thấy giai đoạn này khái niệm về “thủ tục giám đốc thẩm” chƣa
chính thức xuất hiện mặc dù quy định tại các văn bản nêu trên về việc xét xử
lại những vụ án đã có hiệu lực pháp luật gần giống với tính chất của một hoạt
động giám đốc thẩm. Thực chất, đây không phải là thủ tục giám đốc thẩm
theo cách hiểu hiện nay, trong giai đoạn này, khi có kháng nghị của Toà án
hoặc Viện kiểm sát về một bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật thì
Toà án sẽ xét xử lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm hoặc sơ thẩm.
Tuy nhiên, các văn bản này chính là nền tảng quan trọng cho việc phát
triển chế định thủ tục giám đốc thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
sau này.
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1981 đến năm 1989
Sau khi Hiến pháp năm 1980 đƣợc ban hành, Luật tổ chức Toà án nhân
dân năm 1981 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đƣợc Quốc hội thông
qua đánh dấu sự phát triển mới về tổ chức và thẩm quyền của Toà án nhân
dân và Viện kiểm sát nhân dân. Khái niệm về thủ tục giám đốc thẩm đƣợc
chính thức xuất hiện trong hai đạo luật này.
Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1981 quy định về giám đốc thẩm
nhƣ sau:




19
Đối tƣợng xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm là: “Những bản án và
quyết định đã có hiệu lực pháp luật được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm,
nếu thấy có vi phạm pháp luật ”.
Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền: “Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương”.
Chánh án Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền: “Kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật
của Toà án nhân dân các cấp”. Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao có
thẩm quyền: “Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm những bản án và quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án nhân dân địa phương”.
Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao:”Là tổ chức xét xử cao
nhất theo thủ tục giám đốc thẩm với nhiệm vụ giám đốc thẩm những quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối
cao”.
Điều 13 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định khi thực hiện
công tác xét xử, các viện kiểm sát nhân dân có quyền: “Kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà
án nhân dân cấp dưới, khi thấy có vi phạm pháp luật Viện kiểm sát nhân
dân tối cao có quyền kháng nghị các bản án và quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của Toà án nhân dân các cấp theo thủ tục giám đốc thẩm khi thấy
có vi phạm pháp luật ”.
Nhƣ vậy, Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân đã xác định rõ thủ tục xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật nhƣng có vi phạm pháp luật là thủ tục giám đốc thẩm, đồng thời quy
định cụ thể về thẩm quyền kháng nghị, xét xử
Về thủ tục giám đốc thẩm hình sự, dân sự, ngày 01/02/1982 Toà án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tƣ pháp đã ban hành

Thông tƣ liên bộ số 01/TTLB, nội dung hƣớng dẫn về thủ tục giám đốc thẩm



20
hình sự, dân sự ở Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và
cấp tƣơng đƣơng.
Đến năm 1988, Nhà nƣớc ta tiếp tục ban hành Luật sửa đổi bổ sung các
Luật tổ chức Toà án, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân với việc sửa đổi và
bổ sung khá nhiều quy định về thủ tục giám đốc thẩm nhƣ các quy định về
thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, các quy định về phân định thẩm
quyền giám đốc thẩm giữa các Toà chuyên trách của Toà án nhân dân tối cao,
giữa Toà án nhân dân tối cao với Toà án nhân dân cấp tỉnh và thẩm quyền của
Hội đồng giám đốc thẩm.
Nói chung, các văn bản tố tụng ban hành trong giai đoạn này đã thể
hiện sự phân biệt thủ tục giám đốc thẩm với thủ tục tái thẩm, mở rộng quyền
kháng nghị cho Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Phó Viện trƣởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh và Viện trƣởng
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh.
Ngoài ra, thẩm quyền của trong thủ tục giám đốc thẩm tại giai đoạn này
đƣợc quy định khá chi tiết, tuy nhiên để thực hiện những thẩm quyền đó cần
phải có quy định cụ thể về căn cứ, trình tự, thủ tục, thời hạn giám đốc thẩm.
Đây chính là những điều còn thiếu trong những quy định về thủ tục giám đốc
thẩm giai đoạn này.
Rõ ràng với thiếu sót này có thể thấy thủ tục giám đốc thẩm vẫn đƣợc
quy định rất chung chung, không đầy đủ, các quy phạm nằm rải rác, xen kẽ,
các thậm chí nhiều văn bản còn quy định chƣa thống nhất dẫn đến việc thực
thi rất khó khăn. Mặt khác, hệ thống pháp luật của nƣớc ta giai đoạn này lại
chƣa có một văn bản chuyên ngành về tố tụng dân sự, bộ máy tƣ pháp lại
đang đƣợc hình thành, củng cố nên các quan hệ pháp luật về tố tụng dân sự

không đƣợc điều chỉnh trong một văn bản có phạm vi điều chỉnh riêng. Chính
vì những lý do trên mà thủ tục giám đốc thẩm dân sự giai đoạn này chỉ đƣợc
quy định là một loại hoạt động thuộc thẩm quyền của Toà án. Tuy nhiên,



21
trong thực tiễn các Toà án có thẩm quyền vẫn tiến hành xét xử các bản án
theo thủ tục giám đốc thẩm.
Mặt khác, thực tiễn vẫn hình thành một trình tự, thủ tục giám đốc thẩm thông
qua thực tiễn xét xử nhằm mục đích khắc phục những sai lầm trong các bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự.
Nhƣ vậy, những văn bản đã đƣợc ban hành trong giai đoạn này và thực
tiễn xét xử chính là nền tảng để xây dựng nên những chế định căn bản của tố
tụng dân sự nói chung trong đó có chế định thủ tục giám đốc thẩm dân sự sau
này, đó cũng là cơ sở để Nhà nƣớc ta ban hành đó là Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự năm 1989.
Nói chung, đặc điểm của pháp luật nước ta giai đoạn này là chưa có
những văn bản luật về tố tụng dân sự, chính vì vậy, các quy định về chế định
giám đốc thẩm cũng còn rất sơ sài, nằm rải rác trong nhiều văn bản khác
nhau [10, tr. 109], chủ yếu là quy định về hoạt động của Toà án, Viện kiểm
sát các vấn đề về trình tự, thủ tục giám đốc thẩm chƣa đƣợc quy định đầy
đủ, toàn diện.
1.2.3. Giai đoạn sau năm 1989 - Những quy định về thủ tục giám đốc thẩm
trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989
Sau năm 1989, Nhà nƣớc ta đã ban hành lần lƣợt 04 Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các vụ án, trong đó có Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân
sự. Pháp lệnh này đƣợc Hội đồng Nhà nƣớc thông qua ngày 29 tháng 11 năm
1989, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1990, gồm 15 chƣơng, 88
điều. Đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên của nƣớc ta quy định về

trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực dân sự, trực tiếp điều
chỉnh một cách có hệ thống các vấn đề tố tụng dân sự nhƣ: thủ tục khởi kiện,
điều tra, hoà giải, xét xử vụ án dân sự
Theo quy định tại Pháp lệnh này, thủ tục giám đốc thẩm đƣợc đặt thành
một chƣơng riêng (Chƣơng XII) bao gồm 7 điều (từ Điều 71 đến Điều 77),
bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Căn cứ để kháng nghị, thông báo việc



22
kháng nghị, thẩm quyền giám đốc thẩm, thời hạn xét xử giám đốc thẩm, phạm
vi và phiên toà giám đốc thẩm,quyền hạn của Hội đồng xét xử.
Sau khi Pháp lệnh này đƣợc ban hành, có rất nhiều văn bản khác hƣớng
dẫn thi hành những vấn đề liên quan đến thủ tục giám đốc thẩm nhƣ: Công
văn số 101/NCPL ngày 7/5/1990 về Tố tụng dân sự của Toà án nhân dân tối
cao; Thông tƣ liên ngành số 09/TTLN ngày 1/10/1990 của Toà án nhân dân
tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao- Bộ Tƣ pháp hƣớng dẫn thi hành một
số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự; Nghị quyết số
03/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lênh thủ tục giải quyết các vụ
án dân sự; Công văn số 45/KHXX ngày 22/4/1998 về hình thức văn bản của
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm; Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật
tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1993 và các Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của các Luật này
Tuy nhiên, các quy định về thủ tục giám đốc thẩm trong Pháp lệnh và
các văn bản có liên quan mới chỉ là những quy định cơ bản, chủ yếu tập trung
điều chỉnh vấn đề thẩm quyền mà chƣa nêu rõ đƣợc một trình tự nhất định mà
các chủ thể tham gia vào quá trình tiến hành thủ tục giám đốc thẩm bắt buộc
phải tuân theo, có thể thấy qua phân tích một số quy định tại Pháp lệnh này
nhƣ sau:

1.2.3.1. Kháng nghị giám đốc thẩm
a. Căn cứ kháng nghị giám đốc thấm
Thay vì chỉ ghi nhận hết sức chung chung về căn cứ kháng nghị giám đốc
thẩm của pháp luật thời kỳ trƣớc, Điều 71 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
dân sự quy định cụ thể về các căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là:
- Việc điều tra không thu thập đƣợc đầy đủ.
- Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với tình tiết khách
quan của vụ án.



23
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
b. Ngƣời có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm
Theo Điều 72 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, thẩm quyền
kháng nghị giám đốc thẩm đƣợc quy định cho các chức danh: Chánh án Toà án
nhân dân tối cao, Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng
nghị bản án, quyết định của các Toà án các cấp. Tuy nhiên, Hội đồng thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao là tổ chức xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc
thẩm theo trật tự phân cấp thẩm quyền đƣợc quy định tại Điều 74 Pháp lệnh thủ
tục giải quyết các vụ án dân sự nên quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng
thẩm phán luôn là quyết định cuối cùng chấm dứt toàn bộ quá trình giải quyết
vụ án, không áp dụng cơ chế xem xét lại. Đối với bản án, quyết định của Toà
án cấp tỉnh, huyện, thẩm quyền kháng nghị còn thuộc về Phó chánh án Toà án
nhân dân tối cao, Phó Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Chánh án
Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh chỉ
đƣợc kháng nghị bản án, quyết định của Toà án nhân dân cấp huyện.
c. Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm
Việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phải đƣợc tiến hành trong

thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Nhƣng
nếu việc kháng nghị theo hƣớng không gây thiệt hại cho bất cứ đƣơng sự nào
thì không bị hạn chế về thời gian (khoản 1 Điều 73).
1.2.3.2. Thủ tục giám đốc thẩm
a. Thẩm quyền giám đốc thẩm:
Thẩm quyền giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật bị kháng nghị thuộc về Toà án với những cấp giám đốc thẩm riêng
biệt và thẩm quyền đƣợc phân định cho từng cấp cụ thể nhƣ sau: Uỷ ban thẩm
phán Toà án cấp tình giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của các Toà án cấp huyện; Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao giám



24
đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án
cấp tỉnh; Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà thuộc Toà án nhân
dân tối cao; Hội đồng thẩm phán Toà án dân tối cao giám đốc thẩm những
quyết định của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao [42].
b. Những ngƣời tham gia phiên toà giám đốc thẩm:
Phiên toà giám đốc thẩm không mở công khai. Tại phiên toà, đại diện
Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt trong trƣờng hợp Viện kiểm sát kháng
nghi. Hội đồng xét xử hoãn phiên toà nếu vắng mặt Kiểm sát viên trong
trƣờng hợp đó hoặc Kiểm sát viên bị thay đổi mà không có Kiểm sát viên dự
khuyết. Ngoài ra, những ngƣời tham gia tố tụng có thể tham gia phiên toà nếu
đƣợc toà án triệu tập và sự vắng mặt của họ không làm ảnh hƣởng đến việc
tiến hành phiên toà.
c. Thủ tục phiên toà giám đốc thẩm:
Thủ tục tiến hành phiên toà giám đốc thẩm đƣợc quy định rất đơn giản
trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989, cụ thể: Một thành

viên của Hội đồng xét xử trình bày nội dung vụ án, nội dung kháng nghị. Nếu
Toà án đã triệu tập ngƣời tham gia tố tụng thì họ đƣợc trình bày ý kiến. Kiểm
sát viên phát biểu về kháng nghị. Cuối cùng, Hội đồng xét xử thảo luận và ra
quyết định,
d. Phạm vi giám đốc thẩm:
Khi tiến hành xem xét vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, Hội đồng
giám đốc thẩm có thể xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội
dung của kháng nghị (khoản 1 Điều 76).
e. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm:
Đƣợc quy định tại Điều 77 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân
sự, khi xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, Hội đồng xét xử có quyền:
- Giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.



25
- Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dƣới đã
bị huỷ hoặc bị sửa.
- Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nếu thấy việc điều tra
đã đầy đủ, nhƣng vụ án đƣợc giải quyết không đúng pháp luật.
- Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm
hoặc xét xử phúc thẩm lại vì việc điều tra vụ án không đầy đủ hoặc thành
phần của Hội đồng xét xử sơ phẩm, phúc thẩm không đúng quy định của pháp
luật hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về tố tụng
- Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ việc giải
quyết vụ án nếu có căn cứ đƣợc quy định tại Điều 46 Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự.
Nhƣ vậy, tuy không có điều luật trực tiếp định nghĩa về hoạt động giám
đốc thẩm nhƣng chế định thủ tục giám đốc thẩm trong Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự năm 1989 đã thể hiện là một cấp xét xử thứ ba. Điểm

khác biệt lớn nhất với cấp xét xử phúc thẩm là ở chỗ nó đặt đƣơng sự ra ngoài
toàn bộ quá trình tố tụng trong khi vẫn đƣợc phép quyết định những vấn đề
thuộc về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của họ. Đó là việc pháp luật cho phép Hội
đồng giám đốc thẩm sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Quy
định này đã làm lu mờ giá trị đích thực của giám đốc thẩm, vốn là một thủ tục
đặc biệt, chỉ quyết định vấn đề tình trạng pháp lý của bản án, quyết định sẽ
đƣợc giữ nguyên hay bị huỷ bỏ.
1.4. Sơ lƣợc về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự của pháp
luật một số nƣớc
1.4.1. Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm
Pháp luật các nƣớc cũng thƣờng ghi nhận quyền kháng nghị giám đốc
thẩm của Viện công tố. Thông thƣờng, Viện công tố tham gia tố tụng dân sự
với hai tƣ cách là một bên đƣơng sự trong vụ tranh chấp hoặc là đại diện cho
lợi ích và trật tự công. Thông thƣờng Viện công tố cũng có quyền kháng nghị

×