Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo "Điều kiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam và Cộng hoà Pháp " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.97 KB, 8 trang )



nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 4/2006 7







ThS. Mai Thanh HiÕu *
ột trong những điểm tương đồng của
pháp luật Việt Nam và Cộng hoà
Pháp về thủ tục giám đốc thẩm hình sự thể
hiện ở quan điểm giám đốc thẩm không phải
là cấp xét xử thứ ba. Điều này được lí giải
bởi Toà giám đốc thẩm của Pháp không xét
xử lại vụ án, không quyết định về tội phạm
cũng như hình phạt, vì đó là nhiệm vụ của
toà án cấp phúc thẩm - cấp xét xử thứ hai,
xét lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của
bản án, quyết định sơ thẩm. Pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam cũng quy định chế độ hai
cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm. Đối với
bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực
pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật
nghiêm trọng trong việc xử lí vụ án thì được
xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
(Điều 20 BLTTHS Việt Nam).
Trong tố tụng hình sự Pháp, giám đốc


thẩm không phải là một cấp xét xử, mà chỉ là
thủ tục kiểm tra lại khả năng vi phạm pháp
luật nghiêm trọng của toà án trong quá trình
giải quyết vụ án. Giám đốc thẩm chỉ kiểm tra
khả năng sai lầm về áp dụng pháp luật còn
việc kiểm tra khả năng sai lầm về nội dung
vụ án là nhiệm vụ của tái thẩm. Nghĩa là, khi
tiến hành giám đốc thẩm, những vấn đề
thuộc về nội dung vụ án không được xem
xét. Nếu Toà giám đốc thẩm nhận thấy việc
áp dụng pháp luật là đúng đắn thì sẽ không
chấp nhận kháng nghị. Trong trường hợp
phát hiện thấy vi phạm pháp luật, Toà giám
đốc thẩm sẽ huỷ bản án, quyết định bị kháng
nghị để xét xử lại ở một toà án khác cùng
loại và cùng cấp với toà án đã ra bản án,
quyết định bị kháng nghị. Toà án có thẩm
quyền sẽ xét xử lại vụ án cả về nội dung và
luật áp dụng. Trong khi đó, theo BLTTHS
đầu tiên của Việt Nam năm 1988, giám đốc
thẩm xem xét lại cả về nội dung vụ án, thể
hiện ở quyền của hội đồng giám đốc thẩm
sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật. Hiện nay, theo BLTTHS năm 2003,
thẩm quyền này đã bị huỷ bỏ nhưng hội
đồng giám đốc thẩm vẫn phải xem xét toàn
bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội
dung của kháng nghị (Điều 284 BLTTHS
Việt Nam).
Luật tố tụng hình sự Pháp giới hạn giám

đốc thẩm trong việc chỉ kiểm tra sai lầm về
áp dụng pháp luật. Điều này không trái với
luật quốc tế. Công ước châu Âu về quyền
con người năm 1950, Công ước quốc tế về
các quyền dân sự và chính trị năm 1966 nhấn
mạnh đến sự cần thiết phải xét lại ở toà án
cấp trên những bản án, quyết định kết tội của
toà án cấp dưới nhưng không đòi hỏi phải
M

* Giảng viên Khoa luật hình sự
Trường Đại học Luật Hà Nội


nghiªn cøu - trao ®æi
8 T¹p chÝ luËt häc sè 4/2006
kiểm tra lại cả về nội dung vụ án và việc áp
dụng luật.
(1)

Thủ tục giám đốc thẩm ở Pháp cũng như
Việt Nam đều nhằm đảm bảo sự áp dụng
thống nhất pháp luật. Kết quả giám đốc thẩm
ở Pháp tạo nên án lệ - nguồn luật quan trọng
trong hệ thống pháp luật Pháp. Ở Việt Nam,
các quyết định giám đốc thẩm có thể là mẫu
mực, là kinh nghiệm được các thẩm phán
tham khảo nhưng không được trích dẫn vào
bản án và không bắt buộc các toà án phải
tuân theo khi xét xử các vụ án tương tự.

Giám đốc thẩm chỉ có thể được tiến hành
trên cơ sở kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm. Vậy kháng nghị giám đốc thẩm được
thực hiện trong điều kiện nào? Một cách
nhìn so sánh pháp luật Việt - Pháp về cả điều
kiện nội dung (I) và hình thức (II) như trình
bày dưới đây là câu trả lời cho vấn đề trên.
I. ĐIỀU KIỆN NỘI DUNG
Kháng nghị giám đốc thẩm do các chủ
thể nhất định thực hiện đối với những loại
bản án, quyết định của toà án (1) theo những
căn cứ (2) do pháp luật quy định.
1. Đối tượng và chủ thể kháng nghị
Đối tượng kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam là
bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực
pháp luật (Điều 272 BLTTHS Việt Nam).
Đó là: 1. Bản án, quyết định của toà án cấp
sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị
theo trình tự phúc thẩm; 2. Bản án, quyết
định của toà án cấp phúc thẩm; 3. Quyết
định của toà án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
(khoản 1 Điều 255 BLTTHS Việt Nam).
Chủ thể kháng nghị giám đốc thẩm trong
tố tụng hình sự Việt Nam là chánh án toà án và
viện trưởng viện kiểm sát từ cấp tỉnh, cấp quân
khu trở lên (Điều 275 BLTTHS Việt Nam).
Trong tố tụng hình sự Pháp, toà án
không có quyền kháng nghị để rồi xem xét
lại những vi phạm pháp luật do chính toà án

cấp dưới của mình gây ra. Luật tố tụng hình
sự Pháp phân biệt đối tượng và chủ thể
kháng nghị giám đốc thẩm theo nội dung
kháng nghị vì lợi ích đương sự hay vì lợi ích
pháp luật. Luật tố tụng hình sự Việt Nam
không phân biệt như vậy.
- Kháng nghị vì lợi ích đương sự
+ Đối tượng của kháng nghị
Đối tượng kháng nghị giám đốc thẩm vì
lợi ích đương sự là bản án, quyết định tư
pháp của cấp toà án cuối cùng quyết định về
nội dung vụ án.
Đối tượng kháng nghị là bản án, quyết
định tư pháp của toà án xét xử cũng như toà
án điều tra. Những quyết định hành chính
(hành chính - tư pháp) của toà án trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự không được
coi là đối tượng của kháng nghị giám đốc
thẩm vì lợi ích đương sự, ví dụ: Quyết định
về việc bốc thăm hội thẩm hoặc về việc hội
thẩm từ chối tiến hành tố tụng.
Đối tượng kháng nghị còn phải là bản
án, quyết định của cấp toà án cuối cùng
quyết định về nội dung vụ án, bao gồm: 1.
Bản án, quyết định sơ thẩm đồng thời là
chung thẩm; 2. Bản án, quyết định phúc
thẩm. Do đó, bản án, quyết định sơ thẩm
không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự
phúc thẩm không phải là đối tượng của
kháng nghị giám đốc thẩm. Bản án, quyết

định này không phải là bản án, quyết định
của cấp toà án cuối cùng. Đương sự đã bỏ
qua cơ hội yêu cầu toà án cấp trên xét xử lại


nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 4/2006 9

vụ án theo thủ tục phúc thẩm thì không có
quyền yêu cầu xem xét lại theo thủ tục giám
đốc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm
không chấp nhận kháng cáo lại là đối tượng
của kháng nghị giám đốc thẩm vì người
tham gia tố tụng đã thực hiện quyền kháng
cáo để có được quyết định của cấp toà án
cuối cùng. Trong tố tụng hình sự Việt Nam,
ngược lại, hết thời hạn mà không có kháng
cáo, kháng nghị phúc thẩm thì bản án, quyết
định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật và có thể
trở thành đối tượng của kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm. Một điểm khác biệt nữa,
ở Việt Nam, bản thân quyết định giám đốc
thẩm, tái thẩm có thể bị kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm để xét lại ở cấp cao hơn,
vì toà án nhân dân cấp tỉnh, toà án quân sự
cấp quân khu và Toà án nhân dân tối cao là
những cấp có thẩm quyền giám đốc thẩm. Ở
Pháp, do quyết định giám đốc thẩm là quyết
định của Toà án tối cao nên chỉ có bản án,
quyết định của toà án được Toà giám đốc

thẩm chỉ định để xét xử lại vụ án mới bị
kháng nghị giám đốc thẩm lần nữa.
Không phải mọi bản án, quyết định của
toà án vi phạm pháp luật nghiêm trọng và đã
có hiệu lực pháp luật đều bị kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm. Trong tố tụng hình
sự Việt Nam, quyết định của Hội đồng thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao không thể bị
kháng nghị vì đó là quyết định của cơ quan
có thẩm quyền xét xử cao nhất. Ngoài
trường hợp có tính đương nhiên này, luật tố
tụng hình sự Việt Nam không quy định
những ngoại lệ khác. Trong tố tụng hình sự
Pháp, có những bản án, quyết định không thể
bị kháng nghị như bản án của Toà án công lí
(xem xét trách nhiệm hình sự của các thành
viên Chính phủ) hoặc chỉ có thể bị kháng
nghị trong những điều kiện nhất định như
bản án của toà đại hình tuyên bị cáo vô tội.
Bản án này không bị kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm, trừ trường hợp kháng nghị vì
lợi ích của pháp luật (tránh cho những thẩm
phán khác mắc sai lầm tương tự) và không
gây thiệt hại cho người được tuyên vô tội
(Điều 572 BLTTHS Pháp).
Ngoại lệ của Pháp không phải là duy
nhất. Ở Tây Ban Nha, những bản án về tội vi
cảnh và tiểu hình cũng không bị kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm.
(2)

Đây là ngoại
lệ do tính ít nghiêm trọng của tội phạm. Ở
Đức và Ý, đối với bản án sơ thẩm chưa có
hiệu lực pháp luật, chủ thể có thẩm quyền có
thể lựa chọn kháng nghị phúc thẩm hoặc
giám đốc thẩm.
(3)
Điều 569 BLTTHS Ý quy
định: “Người có quyền kháng cáo, kháng
nghị phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm có
thể kháng nghị giám đốc thẩm một cách trực
tiếp”. Ngoại lệ này xuất phát từ yêu cầu của
việc giải quyết nhanh chóng vụ án. Pháp
cũng như Việt Nam không chấp nhận kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi vẫn còn
khả năng kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm.
Thậm chí, BLTTHS Việt Nam còn cho phép
kháng cáo phúc thẩm quá hạn có lí do chính
đáng (Điều 235).
+ Chủ thể kháng nghị
Chủ thể kháng nghị giám đốc thẩm vì lợi
ích đương sự là viện công tố và các đương
sự. Tuy nhiên, không phải đương sự nào
cũng có quyền kháng nghị (kháng cáo)
(4)

phải là các đương sự có lợi ích để thực hiện
việc kháng nghị, bao gồm người bị kết án,
người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân
sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan



nghiªn cøu - trao ®æi
10 T¹p chÝ luËt häc sè 4/2006

đến vụ án và luật sư. Mặt khác, những chủ
thể này đều phải là các bên trong vụ án. Đây
là biểu hiện cụ thể của nguyên tắc bình đẳng
trước toà án - trọng tài công minh của các
bên trong tố tụng. Án lệ coi những người sau
đây không có quyền kháng nghị vì không có
lợi ích để hành động: Người bị kết án kháng
nghị đòi tăng hình phạt, tăng mức bồi
thường thiệt hại mà toà án đã áp dụng cho
mình, kháng nghị động chạm đến lợi ích của
người đồng phạm khác
(5)
Trong tố tụng
hình sự Việt Nam, người tham gia tố tụng
không có tư cách kháng nghị mà chỉ có
quyền phát hiện những vi phạm pháp luật
trong các bản án, quyết định của toà án đã có
hiệu lực pháp luật và thông báo cho những
người có quyền kháng nghị. Việc thực hiện
quyền phát hiện và thông báo chỉ buộc người
có quyền kháng nghị phải trả lời (bằng văn
bản kháng nghị hoặc văn bản nêu rõ lí do
không kháng nghị). Trong tố tụng hình sự
Pháp, thực hiện quyền kháng nghị hợp lệ tạo
cơ sở cho việc mở thủ tục giám đốc thẩm.

- Kháng nghị vì lợi ích pháp luật
+ Đối tượng của kháng nghị
Đối tượng kháng nghị giám đốc thẩm
trong trường hợp này là bản án, quyết định
của toà án đã có hiệu lực quyết tụng. Hiệu
lực quyết tụng là tình trạng pháp lí trong đó
một người đã bị toà án xét xử dứt điểm (cuối
cùng) về một tội phạm không thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự lần nữa đối với hành vi
phạm tội đó, dù là theo tội danh khác. Bản
án, quyết định đã có hiệu lực quyết tụng thì
không được kháng cáo, kháng nghị, trừ
kháng nghị tái thẩm và kháng nghị giám đốc
thẩm vì lợi ích pháp luật. Đó là bản án, quyết
định của toà án không bị kháng nghị trong
thời hạn luật định hoặc không phải là đối
tượng kháng nghị như bản án tuyên bị cáo
vô tội của toà đại hình.
+ Chủ thể kháng nghị
Chủ thể kháng nghị giám đốc thẩm trong
trường hợp này là viện trưởng viện công tố
bên cạnh Toà giám đốc thẩm hoặc phúc
thẩm. Những người này có thể tự mình
kháng nghị hoặc kháng nghị theo yêu cầu
của bộ trưởng Bộ tư pháp. Kháng nghị vì lợi
ích pháp luật đảm bảo sự áp dụng thống nhất
pháp luật trong cả nước và chỉ mang tính
hình thức (lí thuyết), không ảnh hưởng đến
tình trạng, số phận pháp lí của đương sự. Ví
dụ: Tình trạng của người được tuyên vô tội

không thay đổi mặc dù bản án tuyên vô tội bị
Toà giám đốc thẩm huỷ bỏ. Tuy nhiên, bản
án kết tội bị huỷ thì người đã bị kết tội sẽ
được hưởng lợi ích do việc huỷ bản án.
Trường hợp này, thực sự không chỉ là kháng
nghị vì lợi ích pháp luật mà đồng thời còn vì
lợi ích đương sự.
Kháng nghị theo yêu cầu của bộ trưởng
Bộ tư pháp có phạm vi đối tượng rộng lớn,
không chỉ nhằm tới những bản án, quyết định
tư pháp đã hay chưa có hiệu lực quyết tụng
mà còn chống lại cả những quyết định hành
chính (hành chính - tư pháp) của toà án trong
quá trình giải quyết vụ án hình sự như quyết
định về việc rút thăm hội thẩm, quyết định về
việc hội thẩm từ chối tiến hành tố tụng.
2. Căn cứ kháng nghị
Luật tố tụng hình sự Việt Nam và Pháp
đều quy định các trường hợp mở thủ tục
giám đốc thẩm. Điều đó cho thấy giám đốc
thẩm là thủ tục đặc biệt và hạn chế, khác với
phúc thẩm là thủ tục thông thường và mở
rộng do không quy định căn cứ kháng cáo,


nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 4/2006
11
kháng nghị phúc thẩm. Như vậy, Việt Nam
và Pháp nằm trong hệ thống các quốc gia

hạn chế kháng nghị giám đốc thẩm bằng việc
quy định căn cứ kháng nghị như các quốc
gia châu Âu lục địa, châu Phi pháp ngữ và
châu Mĩ Latinh, tức là các quốc gia theo
truyền thống romano-germanique. Ngược
lại, trong hệ thống common law thường gặp
cơ chế tuỳ nghi. Nghĩa là pháp luật không liệt
kê căn cứ kháng nghị. Thẩm phán của toà án
tối cao quyết định theo từng trường hợp, chấp
nhận hay không chấp nhận kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm. Tiêu chuẩn chấp nhận
là lợi ích đối với pháp luật mà kháng nghị nêu
ra. Bằng cơ chế tuỳ nghi, toà án đã gạt bỏ
phần lớn các kháng nghị và chỉ xem xét mỗi
năm vài chục kháng nghị. Vương quốc Anh
là một ví dụ cho các quốc gia này. Một số
quốc gia khác chấp nhận cơ chế trung gian
giữa 2 hệ thống trên. Nghĩa là có những
kháng nghị buộc toà án phải xem xét và có
những kháng nghị toà án tuỳ ý quyết định sẽ
giải quyết hay không. Ví dụ: Ở Mĩ, kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hình sự về vi
phạm hiến pháp buộc toà án phải xét xử.
Những kháng nghị khác có được chấp nhận
để xử hay không do toà án tuỳ ý quyết định.
Canada, Nhật cũng là những ví dụ cho
những quốc gia theo cơ chế trung gian này.
(6)

Điều 273 BLTTHS Việt Nam quy định 4

căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm: 1. Việc điều tra xét hỏi tại phiên toà
phiến diện hoặc không đầy đủ; 2. Kết luận
trong bản án hoặc quyết định không phù hợp
với những tình tiết khách quan của vụ án; 3.
Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử; 4. Có
những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp
dụng bộ luật hình sự.
BLTTHS Pháp dành các điều từ 591 đến
600 để quy định căn cứ kháng nghị giám đốc
thẩm với một sự liệt kê chi tiết. Tuy nhiên,
có thể khái quát lại, các trường hợp mở thủ
tục giám đốc thẩm đều có "mẫu số chung" là
"sự vi phạm pháp luật".
Về luật bị vi phạm, một số tác giả chỉ rõ:
Giám đốc thẩm kiểm tra việc áp dụng luật tố
tụng hình sự và luật hình sự.
(7)
Án lệ khẳng
định: Kháng nghị nếu không viện dẫn ra
được văn bản pháp luật bị vi phạm thì bị
tuyên bố là kháng nghị không mục đích.
(8)

Vi phạm luật tố tụng hình sự là những vi
phạm về thẩm quyền, trình tự, thủ tục (thành
phần hội đồng xét xử không đúng luật định,
không có thẩm quyền hoặc lạm quyền, vi
phạm nguyên tắc xét xử công khai, bản án

không đưa ra căn cứ hoặc không đủ căn cứ
khiến cho Toà giám đốc thẩm không thể
thực hiện được việc kiểm tra xem phần quyết
định của bản án có vi phạm pháp luật hay
không ). Vi phạm về thời hạn không được
quy định là căn cứ kháng nghị vì vi phạm
loại này, về bản chất, không thể khắc phục
bằng cách tiến hành lại hoạt động tố tụng bị
vi phạm. Vi phạm luật hình sự là những vi
phạm về định tội và quyết định hình phạt do
giải thích sai hoặc áp dụng sai luật hình sự
(9)

(định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản trong khi hành vi cấu thành tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản; áp dụng sai những quy
định về án treo và tái phạm ). Đây là những
vi phạm có khả năng dẫn đến vô hiệu mà
luật tố tụng hình sự Việt Nam gọi là "vi
phạm nghiêm trọng".
Về mức độ vi phạm, tố tụng hình sự


nghiªn cøu - trao ®æi
12 T¹p chÝ luËt häc sè 4/2006

Pháp thừa nhận lí thuyết về hình phạt phù
hợp (Điều 598 BLTTHS Pháp): Sai lầm
trong việc áp dụng pháp luật không thể bị
kháng nghị giám đốc thẩm nếu hình phạt áp

dụng vẫn đúng, nghĩa là hình phạt vẫn như
vậy, ngay cả khi không có sai lầm trong việc
áp dụng pháp luật. Vi phạm pháp luật trong
trường hợp này được coi là không có hậu
quả nên giám đốc thẩm chỉ là vô ích. Lí
thuyết về hình phạt đúng biện minh cho sai
lầm trong việc áp dụng pháp luật bị chỉ trích
ở Pháp, vì thừa nhận hiệu lực quyết tụng cho
bản án sai lầm về áp dụng pháp luật. Tuy
nhiên, lí thuyết này lại được một số quốc gia
thuộc hệ thống romano - germanique quy định
rõ trong BLTTHS như Italia (Điều 619-1),
Bỉ (Điều 411). Pháp luật Mĩ cũng biết đến
một lí thuyết tương tự: Lí thuyết về sai lầm
không đáng kể (harmless error). Theo Điều
52 Luật tố tụng hình sự Liên bang "những
vi phạm, sai lầm, không hợp lệ và mâu
thuẫn mà không ảnh hưởng tới quyền cơ
bản được coi là không quan trọng". Lí
thuyết sai lầm không đáng kể, thậm chí còn
được áp dụng cho cả những vi phạm hiến
pháp. Trong vụ Chapman V. California
(1967), Toà án tối cao khẳng định: Một số
vi phạm hiến pháp sẽ đương nhiên làm vô
hiệu quyết định của toà án nhưng cũng có
những vi phạm, trong trường hợp đặc biệt,
được coi là không quan trọng.
(10)
Về điểm
này, luật tố tụng hình sự Việt Nam tương

đồng với pháp luật của các quốc gia nêu
trên, bởi nó chỉ cho phép kháng nghị giám
đốc thẩm nếu có "vi phạm pháp luật nghiêm
trọng" (Điều 272 BLTTHS Việt Nam).
Về chủ thể vi phạm, luật tố tụng hình sự
Pháp cho thấy chủ thể vi phạm pháp luật là
toà án, bao gồm toà án điều tra và toà án xét
xử. Hoạt động điều tra của toà án là một chế
định đặc trưng của pháp luật Pháp, không
phổ biến trên thế giới. Việc điều tra của toà
án không phải trong mọi trường hợp, mà chỉ
đặt ra đối với những vụ án phức tạp. Hoạt
động điều tra có thể do toà án trực tiếp tiến
hành hoặc tuy không trực tiếp tiến hành
nhưng giữ vai trò chỉ đạo và chịu trách
nhiệm. Vì vậy, toà án là chủ thể bị quy kết
cho những vi phạm pháp luật trong giai đoạn
này. Những vi phạm pháp luật trong điều tra
do viện công tố chỉ đạo và những vi phạm
pháp luật trong truy tố không phải là đối
tượng xem xét của Toà giám đốc thẩm. Luật
Việt Nam thật khác biệt khi quy định sự vi
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng của cơ
quan điều tra, viện kiểm sát trong giai đoạn
điều tra, truy tố cũng được coi là căn cứ
kháng nghị giám đốc thẩm. Toà án giám đốc
thẩm Việt Nam, do đó, trở thành nơi khắc
phục vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến
hành tố tụng ở những giai đoạn tố tụng trước
đó, mặc dù giám đốc thẩm không phải là thủ

tục (giai đoạn) duy nhất kiểm tra lại việc áp
dụng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ
án. Tố tụng, nếu phát triển đến giám đốc
thẩm, đương nhiên đã trải qua nhiều giai
đoạn mà giai đoạn sau luôn phải kiểm tra
việc thực hiện nhiệm vụ của giai đoạn trước
và có biện pháp khắc phục nếu phát hiện
thấy vi phạm pháp luật. Với rất nhiều cơ hội
khắc phục như vậy nhưng nhà làm luật Việt
Nam vẫn xem giám đốc thẩm như một
"chuyến tầu vét" cho tất cả những vi phạm
pháp luật chưa được phát hiện và giải quyết.
Trở lại trường hợp của Pháp, Toà giám đốc
thẩm giới hạn phạm vi xem xét đối với


nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 4/2006
13
những vi phạm pháp luật của toà án. Hơn thế
nữa, những vi phạm pháp luật của toà án nếu
đã có cơ hội khắc phục bằng những thủ tục
khác mà người tham gia tố tụng bỏ lỡ, không
yêu cầu thì không còn là căn cứ kháng nghị
giám đốc thẩm. Ví dụ: Những lí do yêu cầu
vô hiệu không được chấp nhận là căn cứ
kháng nghị giám đốc thẩm nếu người tham
gia tố tụng không đưa những lí do này ra khi
toà án cấp phúc thẩm xem xét kháng cáo, trừ
trường hợp họ không thể biết được những lí

do đó (Điều 595 và Điều 599 BLTTHS Pháp).
II. ĐIỀU KIỆN HÌNH THỨC
Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
được thực hiện theo thời hạn (1) và dưới
hình thức (2) do pháp luật quy định.
1. Thời hạn kháng nghị
Trong tố tụng hình sự Việt Nam, thời hạn
kháng nghị giám đốc thẩm được phân biệt
theo hướng kháng nghị có lợi hay không có
lợi cho người bị kết án (kháng nghị về dân sự
trong vụ án hình sự được tiến hành theo quy
định của pháp luật về tố tụng dân sự).
Kháng nghị theo hướng không có lợi cho
người bị kết án bị giới hạn về thời gian, chỉ
được tiến hành trong thời hạn 1 năm, kể từ
ngày bản án, quyết định của toà án có hiệu
lực pháp luật. Kháng nghị theo hướng có lợi
cho người bị kết án không bị giới hạn về thời
gian, có thể được tiến hành bất cứ lúc nào,
kể cả trường hợp người bị kết án đã chết mà
cần minh oan cho họ (Điều 278 BLTTHS
Việt Nam).
Trong tố tụng hình sự Pháp, khác với
cách phân biệt của Việt Nam, thời hạn kháng
nghị giám đốc thẩm khác nhau theo nội dung
kháng nghị vì lợi ích đương sự hay vì lợi ích
pháp luật.
Thời hạn kháng nghị vì lợi ích đương sự
rất ngắn, trong 5 ngày làm việc (3 ngày đối
với tội phạm về truyền thông). Thời hạn bắt

đầu tính kể từ khi tuyên bản án, quyết định,
hoặc trong một số trường hợp, kể từ khi tống
đạt bản án, quyết định. Thời hạn kết thúc khi
hết giờ làm việc của phòng thư kí toà án.
Giống như pháp luật Việt Nam, nếu thời hạn
hết vào ngày nghỉ thì ngày làm việc đầu tiên
tiếp theo được tính là ngày cuối cùng của
thời hạn nhưng khác với pháp luật Việt Nam,
kháng nghị giám đốc thẩm quá hạn có lí do
chính đáng được chấp nhận.
Kháng nghị vì lợi ích pháp luật là kháng
nghị không thời hạn, mặc dù đã hết thời hạn
mới kháng nghị cũng được chấp nhận (Điều
621 BLTTHS Pháp).
2. Hình thức kháng nghị
Trong tố tụng hình sự Việt Nam, kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phải nêu rõ
lí do và được gửi cho: 1. Toà án đã ra bản
án, quyết định bị kháng nghị; 2. Toà án sẽ
xét xử giám đốc thẩm; 3. Người bị kết án và
những người có quyền và lợi ích liên quan
đến việc kháng nghị. Trước khi bắt đầu
phiên toà giám đốc thẩm, người đã kháng
nghị có quyền bổ sung kháng nghị (nếu chưa
hết thời hạn kháng nghị) hoặc rút kháng nghị
(Điều 277 BLTTHS Việt Nam).
Trong tố tụng hình sự Pháp, kháng nghị
giám đốc thẩm được thực hiện dưới hình
thức một tuyên bố kháng nghị bằng văn bản
tại phòng thư kí của toà án đã ra bản án,

quyết định bị kháng nghị. Nếu người kháng
nghị đang bị tước tự do thì tuyên bố kháng
nghị được thực hiện tại phòng giám thị trại
giam và chuyển cho thư kí toà án.


nghiên cứu - trao đổi
14 Tạp chí luật học số 4/2006

ng s khỏng ngh phi thụng bỏo cho
vin cụng t v cỏc ng s khỏc v vic
khỏng ngh trong thi hn 3 ngy bng th bo
m. Nu ng s khụng nhn c thụng
bỏo ny thỡ cú quyn khỏng ỏn vng mt i
vi quyt nh ca To giỏm c thm.
Nh vy, phỏp lut Vit Nam v Phỏp
gp nhau im: Khỏng ngh giỏm c thm
c th hin di hỡnh thc vn bn v
c gi cho to ỏn ó ra bn ỏn, quyt nh
b khỏng ngh v nhng ngi cú quyn v
li ớch liờn quan n vic khỏng ngh. Nhng
khỏc vi phỏp lut Vit Nam, ti Phỏp, lớ do
khỏng ngh cú th khụng ghi ngay trong vn
bn khỏng ngh m c th hin mt vn
bn riờng bit. Trong thi hn 10 ngy sau
khi khỏng ngh, ngi khỏng ngh mi np
bn tng trỡnh lớ do khỏng ngh. S tỏch
bit nh vy phự hp thi hn khỏng ngh
ngn, to iu kin cho cỏc ch th phn ng
gn nh tc thỡ bng vic tuyờn b khỏng

ngh trc ri mi phỏt trin lớ do khỏng
ngh sau. Bn tng trỡnh lớ do khỏng ngh
ch nờu lờn vi phm trong vic ỏp dng phỏp
lut, ch ra vn bn phỏp lut b vi phm v
khụng c a ra nhng sai lm v ni
dung v ỏn hoc khụng a ra ng thi c
sai lm v hỡnh thc v ni dung. Bn tng
trỡnh lớ do khỏng ngh cng khụng c a
ra nhng lớ do mi, ngha l nhng lớ do
cha tng t ra trc cỏc to ỏn xột x v
ni dung, tr nhng vi phm trt t cụng (li
ớch chung) nh vi phm thm quyn, ht thi
hiu truy cu trỏch nhim hỡnh s Tng
trỡnh khỏng ngh c gi cho phũng th kớ
ca to ỏn ó ra bn ỏn, quyt nh b khỏng
ngh hoc To giỏm c thm.
Giỏm c thm l th tc c bit trong
t tng hỡnh s. Nh lm lut cỏc quc gia
u mun hn ch ỏp dng th tc giỏm c
thm vi nhng c ch khỏc nhau.
(11)
Nhng
kinh nghim ca Phỏp cú th gi ý cho
chỳng ta trong vic nghiờn cu hon thin
ch nh giỏm c thm vi nhng quy nh
th hin rừ th tc ny ch nhm xem xột li
nhng vi phm trong vic ỏp dng phỏp lut
ca to ỏn ch khụng phi l vi phm trong
c quỏ trỡnh iu tra, truy t, xột x nh quy
nh hin nay. Nu thay i theo hng ú

c thc hin thỡ khụng cú lớ do gỡ tip tc
gi li thm quyn khỏng ngh giỏm c
thm ca to ỏn, cho to ỏn c "chớnh
danh", khụng cũn va khỏng ngh va xem
xột khỏng ngh na, tr v vi ỳng chc
nng trng ti cụng minh trc cỏc bờn trong
t tng.
(12)


(1).Xem: Frộdộric Debove et Franỗois Falletti, Prộcis de
droit pộnal et de procộdure pộnale, PUF, 2001, p. 455.
(2).Xem: Jean Pradel, Droit pộnal comparộ, D., 2002, p. 621.
(3).Xem: Jean Pradel, Sd., p. 621, 622.
(4). Nh Phỏp lut Vit - Phỏp dch "pourvoi en cassation"
l "khỏng cỏo, khỏng ngh phỏ ỏn". Xem: Nh Phỏp
lut Vit - Phỏp, B lut t tng hỡnh s ca nc
Cng ho Phỏp, Nxb. Chớnh tr quc gia, H., 1998.
(5). Xem: Crim. 27 oct. 1971, JCP. 1971. IV. 272, Crim. 18
nov. 1975, Bull. no 203, Crim. 10 nov. 1980, Bull. no 291.
(6). Xem: Jean Pradel, Sd., p. 624-626.
(7).Xem: Gaston Stephani, Georges Levasseur, Bernard
Bouloc, Procộdure pộnale, D., 2004, p. 909.
(8).Xem: Crim. 29 nov. 1982, Bull. crim. no 269.
(9).Xem: Gaston Stephani, Georges Levasseur,
Bernard Bouloc, Sd., p. 909.
(10).Xem: Jean Pradel, Sd., p.623.
(11).Xem: Jean Pradel, Sd., p. 624.
(12). Tỏc gi tỏn thnh nhng thay i theo hng
trờn, ch khụng phi l ngi u tiờn a ra nhng

xut ú.

×