Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 113 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




PHẠM NGỌC MINH





HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU
VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HỢP
ĐỒNG DÂN SỰ
VÔ HIỆU



LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC







Hµ Néi, n¨m 2006



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




PHẠM NGỌC MINH




HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU VÀ HẬU QUẢ
PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU


CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ
MÃ SỐ: 60 38 30


LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS PHẠM CÔNG LẠC


MC LC

M U
1

Chng 1- Mt s vn Lý lun c bn v hp ng dõn s vụ hiu v hu qu
phỏp lý ca hp ng dõn s vụ hiu
5
1.1. Hp ng dõn s vụ hiu
5
1.1.1. Khỏi nim hp ng dõn s vụ hiu
5
1.1.2. Phõn loi hp ng dõn s vụ hiu
20
1.2.Hu qu phỏp lý ca hp ng dõn s vụ hiu
24
Chng 2 - Hp ng dõn s vụ hiu v hu qu phỏp lý ca hp ng dõn s vụ
hiu theo quy nh ca phỏp lut vit nam hin hnh
30
2.1. Mt s c im
30

2.1.1. Quy định hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp
đồng dân sự vô hiệu điều chỉnh chung đối với sự vô hiệu của hợp
đồng dân sự, hợp đồng th-ơng mại, hợp đồng lao động và hậu quả
pháp lý của của các loại hợp đồng này.
30
2.1.2. Cách tiếp cận và mối liên hệ của hợp đồng dân sự vô hiệu và
hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu với các quy định
khác trong tổng thể nội dung BLDS
31
2.1.3. Nguyên tắc xác định hợp đồng dân sự vô hiệu
32
2.2. Các tr-ờng hợp hợp đồng dân sự vô hiệu
34

2.2.1. Hp ng dõn s vụ hiu do vi phm iu cm ca phỏp
lut, trỏi o c xó hi
34
2.2.2. Hp ng dõn s vụ hiu do gi to
37
2.2.3. Hp ng dõn s vụ hiu do ngi tham gia giao kt hp
ng dõn s khụng cú nng lc hnh vi dõn s
38
2.2.4. Hp ng dõn s vụ hiu do b nhm ln
42
2.2.5. Hp ng dõn s vụ hiu do b la di, e da
44
2.2.6. Hp ng dõn s vụ hiu do ngi xỏc lp khụng nhn thc
47


v lm ch c hnh vi ca mỡnh khi xỏc lp hp ng
2.2.7. Hp ng dõn s vụ hiu do khụng tuõn th quy nh v
hỡnh thc
47
2.2.8. Hp ng dõn s vụ hiu do cú i tng khụng thc hin
c
51
2.3. Hu qu phỏp lý ca hp ng dõn s vụ hiu
53
2.3.1. Cỏc bờn khụi phc li tỡnh trng ban u, hon tr cho nhau
nhng gỡ ó nhn, khụng hon tr c bng hin vt thỡ phi
hon tr bng tin
54
2.3.2. Bờn cú li gõy thit hi phi bi thng

56
2.3.3. Ti sn giao dch, hoa li, li tc b tch thu trong trng
hp phỏp lut cú quy nh
60
2.4. Mt s quy nh khỏc v hp ng dõn s vụ hiu v hu qu
phỏp lý ca hp ng dõn s vụ hiu
61
2.4.1 Hp ng dõn s vụ hiu tng phn
61
2.4.2 Bo v ngi th ba ngay tỡnh trong trng hp hp ng
dõn s vụ hiu
62
Chng 3 - thc tin ỏp dng phỏp lut v hp ng dõn s vụ hiu v hu
qu phỏp lý ca hp ng dõn s vụ hiu - mt s gii phỏp nhm hon
thin phỏp lut
64
3.1. Thc tin ỏp dng phỏp lut v hp ng dõn s vụ hiu v hu qu
phỏp lý ca hp ng dõn s vụ hiu
64
3.1.1. p dụng quy định chung về hợp đồng dân sự vô hiệu (theo
quy định tại Điều 127 BLDS)
65
3.1.2. áp dụng quy định hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm
của pháp luật, trái đạo đức xã hội
66
3.1.3. ỏp dng quy nh hp ng dõn s vụ hiu do ngi tham
gia giao kt hp ng khụng cú nng lc hnh vi dõn s
70



3.1.4. p dụng quy định hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn, lừa
dối, đe dọa
72
3.1.5. áp dụng quy định hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy
định về hình thức
78
3.1.6. ỏp dng quy nh v thi hiu yờu cu Tũa ỏn tuyờn b hp
ng dõn s vụ hiu
83
3.1.7. p dụng quy định về hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô
hiệu
84
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
89
3.2.1. Ph-ơng h-ớng hoàn thiện các quy định của pháp luật dân sự
về hợp đồng dân sự và hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu
89
3.2.2. Kiến nghị cụ thể
92
3.2.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế đảm bảo thực hiện
pháp luật về hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng
dân sự vô hiệu
94
KT LUN
96
DANH MC TI LIU THAM KHO
98





BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN:



BLDS : Bộ luật dân sự
BLHS : Bộ luật hình sự
TAND : Tòa án nhân dân
TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
UBND : Ủy ban nhân dân
BLDS năm 1995: Bộ luật dân sự của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được Quốc hội thông qua ngày 28.10.1995 (có hiệu lực ngày
1.1.1996)
BLDS năm 2005: Bộ luật dân sự của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được Quốc hội thông qua ngày 14.6.2005 (có hiệu lực ngày
1.1.2006)



1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hợp đồng dân sự là một trong những phương thức hữu hiệu để các chủ thể
thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình. Hợp đồng dân sự càng có ý nghĩa
quan trọng trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
giai đoạn hiện nay.
Những quy định về hợp đồng dân sự được quy định tại BLDS Việt Nam
năm 1995 đã tạo ra một hành lang pháp lý cho giao lưu dân sự. Tuy nhiên, các
quy định này được soạn thảo căn cứ vào thực tiễn những năm 1990, trải qua hơn

9 năm thực hiện cùng với sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đã
bộc lộ những hạn chế, bất cập. Nhiều quy định không còn phù hợp với điều kiện
kinh tế xã hội hiện nay, do đó không thể phát huy hết tác dụng trong thực tế. Từ
thực tiễn phát triển đa dạng các quan hệ dân sự đặt ra yêu cầu: BLDS nói chung,
những quy định về hợp đồng dân sự nói riêng cần phải được sửa đổi theo hướng
hiện đại hơn, phù hợp hơn với những chuyển biến của xã hội, cũng như phải dự
đoán trước được những chuyển biến tiếp theo.
Các quy định về hợp đồng dân sự trong đó bao gồm hợp đồng dân sự vô
hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu trong BLDS năm 2005 trên
cơ sở kế thừa có chọn lọc các quy định của BLDS năm 1995, đã có những sửa
đổi, bổ xung và điều chỉnh hiệu quả hơn các quan hệ hợp đồng. Nhưng để những
quy định này phát huy hiệu lực trên thực tế, cần tiếp tục có những nghiên cứu
khoa học. Việc nghiên cứu không chỉ dành cho các nhà khoa học, mà còn là
công việc cấp thiết của các cơ quan thi hành pháp luật.
Thực tế cho thấy, những quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả
pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu có vai trò quan trọng trong điều chỉnh
những quan hệ giao lưu dân sự trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa hiện nay. Mặt khác, những quy định này không tồn tại độc lập mà có
sự liên hệ chặt chẽ với những quy định khác trong tổng thể nội dung BLDS năm


2
2005. Bởi vậy những nghiên cứu về hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý
của hợp đồng dân sự vô hiệu đã có những đóng góp đáng kể trong việc nâng cao
nhận thức của các bên chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng, góp phần làm
sáng tỏ những quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp
đồng dân sự vô hiệu trong các văn bản pháp luật trong từng thời kỳ. Những
nghiên cứu này là những tài liệu tham khảo có giá trị trong công tác áp dụng,
thực thi pháp luật cũng như công tác phổ biến pháp luật.
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề: “Hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu

quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu, phân tích những quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu
quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu không phải là vấn đề mới. Việc nghiên
cứu hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu đã
được nhiều nhà khoa học pháp lý quan tâm trong các thời kỳ, dưới những góc độ
khác nhau.
Trước thời điểm BLDS năm 2005 có hiệu lực (1.1.2006), hợp đồng dân sự
vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu đã được đề cập tới trong
nhiều công trình nghiên cứu khoa học, như: Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả
Trần Trung Trực: “Một số vấn đề về giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp
lý của nó”, Luận án tiến sỹ luật học của tác giả Nguyễn Văn Cường: “Giao dịch
dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu”,
“Hợp đồng kinh tế vô hiệu” của TS Lê Thị Bích Thọ (Sách tham khảo) – NXB
Chính trị quốc gia năm 2004. Một số vấn đề có liên quan tới hợp đồng dân sự vô
hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu ở các góc độ hẹp, được
trình bày trong các báo, tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên, sau thời điểm BLDS năm 2005 có hiệu lực, mặc dù các quan
điểm và quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu
quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu, cũng như việc áp dụng các quy định


3
này vào thực tế mặc dù có những thay đổi, nhưng lại có rất ít các công trình
nghiên cứu, đặc biệt là những công trình khoa học nghiên một cách hệ thống về
các vấn đề này. Vì vậy, đề tài: “Hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý
của hợp đồng dân sự vô hiệu” có những giá trị lý luận và thực tiễn nhất định.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm nhận thức sâu sắc và toàn diện về hợp đồng

dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu nói chung.
Việc nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những quan điểm, tư tưởng và bản chất
của những quy định trong pháp luật dân sự Việt Nam về hợp đồng dân sự vô hiệu
và hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu, thấy được những điểm phù hợp và
chưa phù hợp của các quy định về vấn đề này trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện
nay.
Căn cứ trên pháp luật thực định, thực tiễn áp dụng, luận văn có thể đưa ra
một số phương hướng cho việc áp dụng những quy định về hợp đồng dân sự vô
hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu để những quy định này
thực sự đi vào đời sống; đề xuất, kiến nghị một số sửa đổi, bổ sung cụ thể đối với
các quy định của BLDS về vấn đề này.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
 Khái niệm chung và những vấn đề lý luận liên quan đến hợp đồng dân
sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu theo khoa học pháp
lý và pháp luật một số nước trên thế giới;
 Phân tích những quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, đặc biệt là
các quy định của BLDS năm 2005 về hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp
lý của hợp đồng dân sự vô hiệu. Nghiên cứu mối quan hệ của quy định về hợp
đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu với các quy
định khác trong tổng thể nội dung của BLDS.


4
 Trên cơ sở, phân tích, tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp
đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu, đưa ra
những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả lấy quan điểm duy vật và phép biện chứng làm cơ sở lý luận và
phương pháp luận để nghiên cứu đề tài.

Tác giả còn sử dụng một số phương pháp, như: Tổng hợp, so sánh luật,
phân tích quy phạm, phân tích án quyết để nghiên cứu đề tài. Mặt khác, trên cơ
sở đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật, thực tiễn xã hội, đưa ra những bất cập
của quy định cũ, những điểm phù hợp và chưa phù hợp của quy định mới.
6. Những kết quả nghiên cứu mới
Trong bối cảnh BLDS 2005 mới ban hành, quan điểm và quy định của pháp
luật Việt Nam về hợp đồng dân sự và hợp đồng dân sự vô hiệu có những thay đổi
nhất định. Tác giả đã phân tích, tổng hợp các quan điểm khoa học, các quy định
theo pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới về hợp đồng dân sự vô
hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu, để làm rõ cơ sở lý luận và
quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô
hiệu, đồng thời làm sáng tỏ tính kế thừa và phát triển của pháp luật Việt Nam
hiện hành về các quan điểm và quy định này.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về trong giải quyết các
tranh chấp tại TAND, tác giả đánh giá hiệu quả tích cực trong việc điều chỉnh
các quan hệ về hợp đồng dân sự vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng dân
sự vô hiệu, đồng thời cũng chỉ ra một số điểm chưa phù hợp và nguyên nhân dẫn
đến tình trạng đó. Bên cạnh đó, luận văn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của
hợp đồng dân sự vô hiệu.
6. Cơ cấu luận văn
 Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, Luận
văn gồm 3 chương:


5
 Chương 1- Một số vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng dân sự vô hiệu
và hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu.
 Chương 2 - Hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng
dân sự vô hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

 Chương 3 - Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng dân sự vô hiệu và
hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu - Một số kiến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật về vấn đề này.


6
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU
VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU

1.1. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU
1.1.1. Khái niệm hợp đồng dân sự vô hiệu
“Hợp đồng dân sự vô hiệu” là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong
khoa học pháp lý và pháp luật hợp đồng. Trong chế định hợp đồng dân sự, hợp
đồng dân sự vô hiệu là một bộ phận không thể tách rời, trong mối quan hệ biện
chứng hợp đồng dân sự, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Tuy nhiên,
trong khi “hợp đồng dân sự” được định nghĩa tương đối phổ biến trong pháp
luật dân sự của các nước, thì khái niệm “hợp đồng dân sự vô hiệu” lại không
được pháp luật dân sự của nhiều nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đưa
ra, mà thông thường chỉ làm rõ các tiêu chí xác định sự vô hiệu của hợp đồng dân sự.
* Tiếp cận theo nghĩa thông thường, “Vô hiệu - không có hiệu lực, mất tác
dụng” [25, tr. 880]. Theo cách hiểu này, hợp đồng dân sự vô hiệu là hợp đồng
không có giá trị (hiệu lực) về mặt pháp lý, không được pháp luật công nhận. Do
đó, nó không làm phát sinh hậu quả pháp lý mà các bên mong muốn.
* Tiếp cận từ góc độ bản chất của hợp đồng: Hợp đồng dân sự là những
giao dịch pháp lý song phương hoặc đa phương, qua đó thể hiện sự thống nhất ý
chí của các bên, với mục đích đạt được những hệ quả pháp lý nhất định là việc
xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ ràng buộc các bên trong
quan hệ hợp đồng dân sự. Nhưng quyền tự do trong giao kết hợp đồng dân sự
không phải là tuyệt đối. Ngày nay, xuất phát từ góc độ bảo vệ trật tự công, các

bên tham gia hợp đồng dân sự bị điều chỉnh của pháp luật thông qua các điều
kiện cụ thể mà các bên phải tuân thủ khi tham gia quan hệ hợp đồng dân sự. Hợp
đồng dân sự sẽ được pháp luật công nhận và có hiệu lực pháp luật khi đáp ứng
được những yêu cầu, điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Ngược lại,
trường hợp những điều kiện trên theo quy định của pháp luật không được thỏa


7
mãn, nghĩa là hợp đồng dân sự đó đã chứa đựng những khiếm khuyết nhất định
thì bị coi là vô hiệu.
Xuất phát từ đó, pháp luật dân sự mỗi nước có thể sử dụng một trong ba
cách điều chỉnh của pháp luật về hợp đồng dân sự vô hiệu như sau:
- Cách thứ nhất, quy định các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự,
để từ đó có căn cứ xác định hợp đồng vô hiệu. Ở đây sẽ dẫn tới một hạn chế: chỉ
thừa nhận những quan hệ hợp đồng dân sự tuân thủ các điều kiện của pháp luật,
nói cách khác các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng dân sự chỉ được phép làm
những gì pháp luật quy định. Bởi vậy, đây là cách tiếp cận cứng nhắc, pháp luật
của rất ít nước điều chỉnh hợp đồng dân sự vô hiệu theo cách này.
- Cách thứ hai, quy định cụ thể các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lẫn
vô hiệu của hợp đồng. Cách điều chỉnh này được nhiều nước như: Pháp, Việt
Nam sử dụng. Điều chỉnh theo cách này chưa hẳn đã khắc phục được hạn chế
như cách điều chỉnh thứ nhất cũng bởi lý do như phân tích ở trên.
- Cách thứ ba, chỉ quy định các trường hợp vô hiệu của hợp đồng dân sự.
Đây là cách tiếp cận của pháp luật dân sự của một số nước như Nhật Bản Theo
cách điều chỉnh này, hợp đồng dân sự được suy đoán là hợp pháp và đương nhiên
có hiệu lực nếu không thuộc vào những trường hợp vô hiệu do pháp luật quy định.
Dù vẫn còn những quan điểm khác nhau, nhưng nhìn chung, khoa học pháp
lý và pháp luật các nước thừa nhận những yếu tố sau có thể dẫn đến hợp đồng
dân sự vô hiệu:
a. Không có sự tự nguyện của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng:

Bản chất của hợp đồng dân sự là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí
của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Do đó, các bên phải hoàn toàn tự
nguyện trở thành nguyên tắc cơ bản của giao kết hợp đồng dân sự. Theo đó, các
bên hoàn toàn tự do trong việc chấp nhận hay không chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng của phía bên kia, tự do xác định nội dung của hợp đồng, tự do lựa chọn
hình thức hợp đồng.
Ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng dân sự chỉ hoàn toàn tự nguyện


8
khi quá trình giao kết hợp đồng không bị ảnh hưởng, phụ thuộc hay ngăn cản bởi
các yếu tố khác. Nếu bị cản trở nào đó dẫn đến người giao kết hợp đồng không
thể thể hiện đúng ý chí của mình, khi đó hợp đồng có thể vô hiệu.
Pháp luật dân sự Nhật Bản, cũng như pháp luật của nhiều nước trên thế
giới, xem xét hợp đồng dân sự là một dạng phổ biến của giao dịch dân sự. Do
đó, tự định đoạt là nguyên tắc cơ bản của giao dịch dân sự, cũng như yếu tố dẫn
đến sự vô hiệu nói chung đối với giao dịch dân sự sẽ áp dụng đối với hợp đồng
dân sự.
Tại BLDS Nhật Bản: Coi không có sự tự nguyện (sự phù hợp giữa ý chí và
thể hiện ý chí) là yếu tố cơ bản dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng dân sự. Đồng
thời pháp luật có sự phân biệt giữa các trường hợp không có sự phù hợp giữa ý
chí và thể hiện ý chí, bao gồm: Sự không phù hợp cố ý, thể hiện ý chí giả tạo,
nhầm lẫn [20, tr. 132-137]; và tỳ vết của sự thể hiện ý chí, bao gồm: Thể hiện ý
chí do bị lừa dối và thể hiện ý chí do bị ép buộc [20, tr. 137-139]. Cụ thể:
- Sự không phù hợp cố ý, dạng này bao gồm thể hiện ý chí mang tính chất
vui đùa hoặc khác với ý chí nội tâm (ý chí nội tâm là ý chí của hành vi nhằm thu
một số kết quả nhất định), trong đó bản thân người thể hiện ý chí nhận thức được
điều này. Sự thể hiện ý chí đó gọi là giả tạo đơn phương. Trong trường hợp bên
kia biết hoặc phải biết bản chất thật sự của việc thể hiện ý chí đó thì hợp đồng bị
coi là vô hiệu;

- Thể hiện ý chí giả tạo, tức là sự thể hiện ý chí khác với ý chí nội tâm,
được thực hiện thông qua sự thông đồng của các bên giao kết;
- Nhầm lẫn, là sự không trùng hợp hợp giữa ý chí được thể hiện với mong
muốn thực sự của người thể hiện ý chí. Nhầm lẫn khác với không trùng hợp ý
chí cố ý và thể hiện ý chí giả tạo ở chỗ: Bản thân người thể hiện ý chí không biết
được điều đó. Khoa học pháp lý Nhật Bản phân biệt: Nhầm lẫn trong sự thể hiện,
nhầm lẫn về nội dung và nhầm lẫn về động cơ. Trong đó, nhầm lẫn về các nội
dung chủ yếu của hợp đồng sẽ dẫn đến hợp đồng vô hiệu.
Tì vết của sự thể hiện ý chí, trong trường hợp bị lừa dối, ép buộc:


9
- Lừa dối: Là hành vi trái pháp luật làm cho người khác bị nhầm lẫn, và nếu
như người đó do bị nhầm lẫn mà thực hiện sự thể hiện ý chí, thì được coi là
thể
hiện do bị lừa dối.
Khác với trường hợp nhầm lẫn thông thường, ở đây không cần có sự nhầm
lẫn về nội dung chủ yếu của sự thể hiện ý chí. Chỉ cần chứng minh được sự thể
hiện ý chí được thực hiện do lừa dối, không phụ thuộc vào việc đó có phải là
nhầm lẫn nội dung chủ yếu hay không. Cho nên, nếu có sự nhầm lẫn xảy ra do
hành vi lừa dối không phụ thuộc vào hình thức thể hiện, thì đó chính là sự thể
hiện ý chí do bị lừa dối.
Hợp đồng dân sự có sự thể hiện ý chí do bị lừa dối sẽ bị xóa bỏ (tương ứng
với loại hợp đồng vô hiệu tương đối – sẽ trình bày ở phần sau). Trong trường
hợp nếu người thể hiện ý chí bằng lòng với kết quả của hành vi pháp lý và không
muốn xóa bỏ nó thì sự thể hiện ý chí được công nhận là có hiệu lực. Trường hợp
ngược lại, người đó có quyền xóa bỏ sự thể hiện ý chí và phủ nhận hiệu lực của nó.
Có hai điểm hạn chế đối với việc xóa bỏ sự thể hiện ý chí được thực hiện do
lừa dối:
+ Thứ nhất, nếu hành vi lừa dối do người thứ ba thực hiện thì sự thể hiện ý

chí bị xóa bỏ trong trường hợp bên kia được thông báo về sự lừa dối đó (khoản 2
Điều 96 BLDS).
+ Thứ hai, trong trường hợp xóa bỏ sự thể hiện ý chí thì hậu quả pháp lý
của nó không liên quan đến người thứ ba ngay tình. Ví dụ: A bị B lừa dối, phải
bán cho B bất động sản với giá rẻ quá đáng. C không biết về sự lừa dối đó và mua
lại bất động sản từ B, thì A không thể đòi bất động sản đó từ C, mà chỉ cóthể yêu
cầu B bồi thường thiệt hại.
- Ép buộc (đe dọa): Là hành vi trái pháp luật nhằm làm người khác sợ hãi và
buộc người đó phải thể hiện một ý chí nhất định do lo sợ bị một tội ác nào đó
xâm hại. Thực tế thường đặt ra câu hỏi: Đe dọa khởi kiện hoặc tố cáo tội phạm


10
có phải là ép buộc không? Bản thân hành vi đó là đúng pháp luật, nhưng sử dụng
chúng với tính chất đe dọa nhằm thu lợi bất chính cũng là ép buộc.
Sự thể hiện ý chí do bị ép buộc sẽ bị hủy bỏ tương tự như lừa dối (khoản 1
Điều 96 BLDS). Khi xác định tính hợp pháp của hành vi ép buộc, cần xem xét
phương thức và mục đích trong mối quan hệ của chúng.
Sự thể hiện ý chí do bị ép buộc có thể bị xóa bỏ bất kỳ lúc nào và quyết
định xóa bỏ có hiệu lực đối với các bên, cũng như đối với người thứ ba có hành
vi đe dọa và người thứ ba ngay tình. Hủy bỏ sự thể hiện ý chí do bị ép buộc
không có hạn chế quy định đối với sự thể hiện hành vi do bị lừa dối, xuất phát từ
sự cần thiết bảo vệ người bị ép buộc ở mức độ cao hơn.
Trong pháp luật dân sự Nhật Bản, thể hiện ý chí là điều kiện bắt buộc để
hợp đồng có hiệu lực. Sự thể hiện ý chí này nếu không thỏa mãn hai điều kiện
sau sẽ không có hiệu lực, đó là: Được truyền đạt sự thể hiện ý chí đến bên đối
tác và năng lực trở thành người tiếp nhận ý chí [20, tr. 139-143]. Theo đó: Việc
truyền đạt thể hiện ý chí đến bên đối tác đòi hỏi năng lực của người đó nhận thức
được nội dung của sự thể hiện ý chí. Cho nên khi bên đối tác không có năng lực
nhận thức sự thể hiện ý chí thì khái niệm sự truyền đạt không thể được áp dụng.

Đồng thời, có sự phân biệt năng lực trở thành người tiếp nhận ý chí khác cơ bản
với năng lực thể hiện ý chí và năng lực hành vi nói chung – tức là khác với vị
thành niên và người không có năng lực hành vi, người có năng lực hành vi hạn
chế (những có khuyết tật về thể chất như người mù, điếc, câm cũng bị coi là
hạn chế năng lực hành vi). Đối với vị thành niên và người bị công nhận không có
năng lực hành vi thì nội dung của sự thể hiện ý chí phải được truyền đạt đến
người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, trong lĩnh vực mà theo ngoại lệ vị
thành niên được coi là có năng lực hành vi thì họ cũng có năng lực trở thành
người tiếp nhận sự thể hiện ý chí. Bởi vậy, những hợp đồng dân sự mà bên đối
tác không thể tiếp nhận sự thể hiện ý chí của sẽ bị coi là vô hiệu.
Trong pháp luật dân sự Pháp, một trong bốn điều kiện cơ bản để hợp đồng
dân sự có hiệu lực là phải có sự thỏa thuận của các bên cam kết. Nhưng sự thỏa


11
thuận đó trong hợp đồng sẽ không có giá trị (bị vô hiệu hoặc hủy bỏ) nếu nó đạt
được do bị nhầm lẫn, bị đe dọa và bị lừa dối. Căn cứ này được ghi nhận tại các
quy định từ Điều 1109 đến Điều 1117 BLDS, cụ thể:
- Sự nhầm lẫn chỉ là căn cứ làm cho hợp đồng vô hiệu, nếu sự nhầm lẫn về
bản chất của vật hoặc sự việc là đối tượng của hợp đồng. Pháp luật không coi
nhầm lẫn về người mà mình có ý định giao kết là căn cứ để xem xét hợp đồng vô
hiệu, trừ khi việc xem xét thân nhân của người đó là căn cứ chính của việc giao
kết hợp đồng.
- Bạo lực đối với người giao kết hợp đồng là một căn cứ làm cho hợp đồng
vô hiệu, dù bạo lực ấy được thực hiện bởi người thứ ba không phải là người
được hưởng lợi ích do việc giao kết hợp đồng. Tính chất và mức độ của bạo lực
dẫn đến hợp đồng dân sự vô hiệu được xác định cụ thể, đó là: Phải gây ấn tượng
đối với một người có lý trí bình thường và làm cho người đó lo sợ rằng có thể bị
tổn thất nghiêm trọng với tính mạng, tài sản của chính mình hoặc với vợ, chồng,
tôn thuộc, ti thuộc của mình. Mức độ bạo lực còn được xem xét cụ thể trong mối

liên hệ với tuổi tác, giới tính và hoàn cảnh của người đó. Riêng đối với sự sợ hãi,
khép nép với cha mẹ hoặc tôn thuộc khác là không được pháp luật dân sự Pháp
coi là bạo lực dẫn đến hậu quả hủy hợp đồng
- Sự lừa dối chỉ coi là căn cứ làm cho hợp đồng vô hiệu khi các thủ đoạn
mà phía bên lừa dối nếu không thực hiện thủ đoạn đó thì không thể ký kết được
hợp đồng. Nếu một bên nêu ra lý do giao kết hợp đồng do bị lừa dối thì cần phải
chứng minh.
Theo pháp luật dân sự Pháp, những hợp đồng ký kết do bị nhầm lẫn, bạo
lực hoặc lừa dối có thể bị tuyên bố vô hiệu, nhưng nó không đương nhiên vô
hiệu. Chỉ theo yêu cầu của bên bị nhầm lẫn, bị lừa dối hoặc bạo lực, khi đó Tòa
án sẽ xem xét có tuyên bố vô hiệu hoặc hủy bỏ hợp đồng hay không.
Trong pháp luật Dân sự và Thương mại của Thái Lan: Giao kết hợp đồng
dân sự được xem xét là một dạng cơ bản của hành vi pháp lý. Do vậy, áp dụng
quy định chung đối với hành vi pháp lý vô hiệu đối với hợp đồng dân sự. Cụ thể:


12
Quy định tại BLDS và Thương mại Thái Lan: Khi giao kết hợp đồng (thực
hiện một hành vi pháp lý), các bên luôn thể hiện (tuyên bố) ý định của mình.
Một tuyên bố ý định sẽ bị vô hiệu nếu người tuyên bố ý định đó trong thâm tâm
không có ý định ràng buộc mình với ý định đã thể hiện. Những trường hợp tuyên
bố ý định bị vô hiệu hoặc có thể bị vô hiệu gồm: Tuyên bố ý định không thực (giả
tạo), bị nhầm lẫn, man trá hoặc tuyên bố ý định không đến được với đối tác theo
quy định từ Điều 117 đến Điều 132 BLDS và Thương mại Thái Lan:
- Một “tuyên bố ý định không thực” trong giao kết hợp đồng, được làm với
sự đồng lõa của bên kia hoặc hành vi có ý định “nhằm che đậy” một hành vi
khác thì vô hiệu.
- Hợp đồng bị vô hiệu do có yếu tố “nhầm lẫn” được phân biệt thành hai
trường hợp: Trường hợp thứ nhất, nếu nó có nhầm lẫn về một yếu tố quan trọng
của hành vi trong giao kết hợp đồng thì hợp đồng vô hiệu (đương nhiên vô hiệu -

không phụ thuộc vào ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng), tuy nhiên pháp
luật dân sự Thái Lan không bảo vệ người mà sự nhầm lẫn đó là do sự khinh suất
nghiêm trọng của người đó. Trường hợp thứ hai, nếu hợp đồng có sự nhầm lẫn
về năng lực của người hay phẩm chất của vật và các năng lực hay phẩm chất đó
coi là quan trọng trong những giao dịch bình thường hợp đồng có thể bị vô hiệu.
- Hợp đồng giao kết do có sự “gian trá” hoặc “cưỡng bức” thì có thể bị vô
hiệu. Pháp luật dân sự Thái Lan có xem xét đến mức độ gian trá và cưỡng bức.
Trong đó, sự gian trá phải đến mức độ: Nếu không có sự gian trá đó, thì sự thỏa
thuận không được thực hiện; Hoặc sự cưỡng bức phải đến mức nó gây ra cho
người bị tác động bởi sự cưỡng bức đó nỗi lo sợ có cơ sở về thiệt hại xảy ra cho
bản thân, gia đình hoặc tài sản của người đó, rằng nó sắp xảy ra đến nơi và tương
đương, ít nhất với sự thiệt hại mà người đó lo sợ từ hành vi bị ép buộc.
Như vậy, khoa học pháp lý và pháp luật dân sự các nước ghi nhận các
trường hợp: Hợp đồng giao kết do giả tạo, bị nhầm lẫn, bị lừa dối hoặc bị đe dọa
là yếu tố phổ biến ảnh hưởng đến sự tự nguyện của các bên trong quan hệ hợp
đồng. Ngoài ra, những trường hợp khác như các bên tham gia hợp đồng không


13
thể hiện ý chí đúng đắn hoặc tiếp nhận ý chí từ phía bên kia cũng được pháp luật
một số nước nhìn nhận như là không có sự tự nguyện. Đây là yếu tố có thể dẫn
đến sự vô hiệu của hợp đồng dân sự.
b. Không đảm bảo năng lực giao kết hợp đồng:
Để đảm bảo sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí của chủ thể tham gia, điều
kiện cần: những người có ý chí độc lập, có khả năng nhận thức được hành vi của
họ để có thể tự mình xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp
đồng dân sự. Trường hợp ngược lại, người không có năng lực hành vi dân sự
giao kết hợp đồng dân sự thì bị coi là không thể có khả năng biểu lộ ý chí đích
thực của họ – do đó không thể có sự tự nguyện. Do vậy, một trong các yếu tố mà
khoa học pháp lý và pháp luật dân sự các nước sử dụng để để xác định hợp đồng

dân sự vô hiệu do người tham gia giao kết hợp đồng không có năng lực giao kết.
Đa số pháp luật các nước đều có sự phân biệt các đối tượng không có năng
lực giao kết hợp đồng dân sự thành: Người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự và những người có năng lực hành vi dân sự hạn chế.
BLDS Nhật Bản, chia làm 2 nhóm chính: Người không có năng lực hành vi
(vị thành niên, người bị công nhận là không có năng lực hành vi) và người có
năng lực hành vi hạn chế. Các hành vi pháp lý của những người này đều có thể bị
hủy bỏ [20, tr. 38].
- Năng lực hành vi của vị thành niên [20, tr. 42-45] (khả năng của vị thành
niên tự mình thực hiện hành vi pháp lý để tạo lập các quyền và chấm dứt các
nghĩa vụ, nói cách khác tự mình thực hiện các giao dịch dân sự không gây thiệt
hại cho lợi ích của mình). Theo quy định pháp luật dân sự, người đại diện theo
pháp luật có thể cho phép người vị thành niên định đoạt tài sản với mục đích
nhất định, như mục đích du lịch học tập Thậm chí, kèm theo một số điều kiện
khác người đại diện còn cho phép vị thành niên được tiến hành hoạt động kinh
doanh. Các trường hợp khác, giao dịch hợp đồng của vị thành niên cần sự đồng ý
của người đại diện, Ngược lại, nếu không có sự đồng ý đó thì giao dịch dân sự sẽ
bị hủy bỏ theo quy định của Điều 4 BLDS.


14
- Những người bị công nhận là không có năng lực hành vi [20, tr. 45-47]:
Là những người mất khả năng nhận thức, cụ thể là không có khả năng nhận thức
về hậu quả hành vi của mình trong tình trạng bình thường. Họ bị Tòa án và gia
đình công nhận không có năng lực hành vi theo thủ tục nghiêm ngặt. Khi đó,
hành vi của họ (trong đó có giao kết hợp đồng dân sự) sẽ bị hủy bỏ, kể cả khi
được người người giám hộ đồng ý.
- Năng lực hành vi của người có năng lực hành vi hạn chế [20, tr. 49-52]:
Pháp luật dân sự Nhật Bản không chỉ coi những người đần độn, hoặc người phá
tán tài sản mà còn cả những người có nhược điểm về thể chất như: Câm, điếc,

mù là có năng lực hành vi hạn chế nếu bị Tòa án và gia đình công nhận như
vậy. Họ có thể thực hiện một số giao dịch (hợp đồng) không cần sự đồng ý của
người giám hộ. Nhưng trường hợp người này thực hiện giao dịch hành vi mà
BLDS quy định phải có sự đồng ý của người giám hộ, nếu người giám hộ không
đồng ý mà họ vẫn thực hiện thì hành vi đó bị hủy bỏ và theo thủ tục như đối với
vị thành niên.
BLDS và Thương mại Thái Lan có những quy định tương tự, hợp đồng dân
sự có thể bị vô hiệu do người giao kết không có năng lực chủ thể. Tại Điều 116:
“Một hành vi pháp lý không tuân theo những yêu cầu về khả năng (năng lực) của
thể nhân, pháp nhân thì có thể bị vô hiệu”.
BLDS Pháp quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu do không chủ thể không
có năng lực giao kết hợp đồng (vô năng) được ghi nhận tại các điều từ Điều 1123
đến Điều 1125 BLDS Pháp, theo đó những người không có năng lực giao kết
hợp đồng được xác định trong hai trường hợp:
- Người chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi), chưa được quyền tự lập;
- Người thành niên, nhưng được pháp luật bảo hộ. Những người này được
quy định chi tiết hơn tại Điều 448 BLDS, đó là những người năng lực cá nhân bị
biến đổi lâm vào tình trạng không thể thực thi được các quyền của mình; hoặc
người do tiêu sài hoang phí, do lối sống vô độ hoặc do ăn không ngồi rồi mà rơi


15
vào cảnh nghèo túng hoặc làm nguy hại đến việc thực hiện nghĩa vụ gia đình của
mình.
Quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu trong trường hợp những
người giao kết không đủ năng lực giao kết hợp đồng thuộc về người chưa thành
niên hoặc đại diện của những người đó. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các
bên, pháp luật không thừa nhận việc người giao kết hợp đồng với những người
vô năng đưa ra lý do vô năng của những người đó.
Như vậy, pháp luật dân sự các nước đều thừa nhận những hợp đồng dân sự

do người không có năng lực giao kết hợp đồng theo quy định của pháp luật là một
tiêu chí chung mang đến hậu quả hợp đồng dân sự có thể bị tuyên bố vô hiệu.
c. Mục đích và nội dung của hợp đồng dân sự trái pháp luật hoặc đạo
đức xã hội:
Khi các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng, để thỏa mãn nhu cầu của mình,
nhiều khi bỏ qua, chà đạp lên lợi ích chung của xã hội, lợi ích của người khác.
Mặt khác, thực tế cho thấy khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, các bên không
thể ngang bằng nhau trong mọi lĩnh vực, có bên mạnh hơn và bên yếu hơn về
kinh tế, cho nên có thể sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các bên và bên yếu hơn
sẽ phải phụ thuộc ý chí của bên mạnh hơn. Trong trường hợp này, tự do ý chí
mặc dù là nguyên tắc cơ bản của hợp đồng chưa đủ để đảm bảo sự công bằng.
Do đó, không thể có một sự tự do ý chí tuyệt đối, mà cần có hạn chế: Cần thiết
phải có sự can thiệp của nhà nước vào các quan hệ hợp đồng, để điều chỉnh sao
cho các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng không làm ảnh hưởng đến trật tự
công cộng cũng như lợi ích của người khác. Hợp đồng ngoài điều kiện cần là
thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí còn phải có điều kiện đủ đó là được pháp
luật điều chỉnh và thừa nhận. Bởi nguyên do đó, khoa học pháp lý và pháp luật
dân sự các nước đều ghi nhận những hợp đồng trái pháp luật không phù hợp với
đạo đức xã hội sẽ dẫn đến hậu quả bị vô hiệu.
Tại BLDS và Thương mại Thái Lan, hợp đồng dân sự vô hiệu do trái pháp
luật và đạo đức xã hội áp dụng theo căn cứ của Điều 113 và Điều 114. Theo đó,


16
hợp đồng dân sự có mục tiêu của rõ ràng bị pháp luật ngăn cấm hoặc không thể
thực hiện được hoặc trái với trật tự công cộng hoặc trái với đạo đức thì vô hiệu.
Nhưng cũng sự phân biệt: Những thỏa thuận có sự khác biệt với quy định của
pháp luật nhưng không liên quan đến trật tự công cộng hoặc trái đạo đức xã hội
thì không thể bị vô hiệu.
Pháp luật dân sự Nhật Bản có quan điểm tương tự và có sự phân biệt rõ

ràng các trường hợp, đó là: Hợp đồng dân sự vô hiệu do trái quy định pháp luật
bắt buộc [20,tr. 123-126] và vô hiệu do vi phạm trật tự công cộng và đạo đức xã
hội [20, tr. 126-130]. Theo đó:
Một là, tự do thực hiện hợp đồng chỉ được thừa nhận ở mức độ, nếu giao
kết đó không vi phạm vi phạm pháp luật về trật tự công cộng (Điều 91 BLDS).
Ngược lại, nếu trái quy định đó thì hợp đồng không có hiệu lực. Ví dụ: Điều 175
BLDS mở đầu phần quyền về tài sản quy định: Ngoài các phần quyền về tài sản
do BLDS và các văn bản pháp luật khác quy định, không thể có bất cứ loại
quyền về tài sản nào khác. Quy định bắt buộc này cũng có những phương pháp
điều chỉnh khác nhau: Có thể là cấm một số hành vi nhất định và quy định hình
phạt với người vi phạm, hoặc yêu cầu phải có sự chấp thuận hoặc cho phép của
cơ quan có thẩm quyền đối với các hoạt động nhất định hoặc thực hiện một hành
vi nào đó
Pháp luật dân sự quy định bắt buộc bao gồm:
+ Các quy định về quan hệ nhân thân phi tài sản (pháp luật dân sự Nhật
Bản coi một số quan hệ này cũng là hợp đồng). Ví dụ: Hợp đồng hôn nhân với
vợ hai, hợp đồng thay đổi thủ tục công nhận người thừa kế đều không có hiệu
lực;
+ Quy định về hình thức và nội dung quyền về tài sản, bởi quyền đó trực
tiếp liên quan đến quyền lợi của người thứ ba… Hạn chế này xuất phát từ tính
phức tạp của quan hệ kinh tế hiện đại, nhằm đảm bảo tính ổn định, linh hoạt và
xác định của hợp đồng. Ví dụ: Giao dịch liên quan tới bất động sản nếu không
được đăng ký theo đúng quy định của pháp luật có thể dẫn đến vô hiệu.


17
+ Quy định hạn chế lãi xuất, trợ cấp xã hội nhằm bảo vệ quyền lợi của
một số người nhất định.
Hai là, Một số hợp đồng mặc dù không có quy định pháp luật nghiêm cấm
những vẫn bị coi là vô hiệu vi phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội (Điều

90 BLDS). Trật tự công công là nhằm vào lợi ích của nhà nước, còn đạo đức xã
hội là phạm trù có tính đạo đức. Hai khái niệm này có sự liên quan tới nhau nên
không thể sử dụng chúng với sự phân biệt rõ ràng. Một số trường hợp được liệt
kê được liệt kê:
+ Những hợp đồng mặc dù không có quy định pháp luật nghiêm cấm nhưng
vẫn bị vô hiệu vì vi phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội;
+ Vi phạm nguyên tắc đạo đức: Hợp đồng ngăn cản cha mẹ và con cái sống
chung, cam kết việc kết hôn mới nếu hủy bỏ hôn nhân cũ…;
+ Vi phạm nguyên tắc công bằng: Quy ước nhằm mục đích thực hiện hành
vi phạm tội hoặc hành vi trái pháp luật; hợp đồng đòi bồi thường do không thực
hiện hành vi phù hợp với pháp luật…;
+ Lợi dụng sơ xuất hoặc hoàn cảnh khó khăn của người khác thu lợi bất
chính: Do điều kiện khó khăn của một bên mà ký hợp đồng vay mượn với lãi
suất cao khi không trả tiền gốc đúng hạn thì phần giá trị không đúng tỷ lệ do
pháp luật quy định sẽ không được pháp luật công nhận…;
+ Hạn chế quyền tự do của người khác. Ví dụ: Hợp đồng cưỡng ép mãi
dâm;
+ Giao dịch đầu cơ: bao gồm các trò đỏ đen, cá cược,… tất nhiên không kể
các trường hợp có sự cho phép theo thủ tục nhất định.
Ở pháp luật dân sự Pháp, hợp đồng dân sự vô hiệu nếu không có căn cứ;
trái pháp luật, trái thuần phong, mỹ tục hoặc trật tự công, thể hiện tại các quy
định từ Điều 1131 đến Điều 1133 BLDS Pháp. Cụ thể: Hợp đồng không có căn
cứ: Những hợp đồng không có căn cứ hoặc dựa trên một căn cứ giả tạo hay một
căn cứ bất hợp pháp (bị pháp luật cấm, trái thuần phong, mỹ tục hoặc trật tự
công) thì không có hiệu lực.


18
Đối tượng và nội dung chủ yếu của hợp đồng không xác thực được coi là
yếu tố cơ bản dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng theo các quy định từ Điều 1126

đến Điều 1130 BLDS. Theo đó, hợp đồng nào cũng có đối tượng là một vật mà
một bên cam kết chuyên giao hoặc một việc mà một bên cam kết làm hoặc
không làm. Vật là đối tượng của hợp đồng phải trong thương mại (được phép
giao dịch) và ít nhất phải được xác định về chủng loại. Những vật sẽ có cũng có
thể là đối tượng của hợp đồng. Bởi vậy, những hợp đồng mà đối tượng không
đáp ứng được yêu cầu trên sẽ vô hiệu.
Như vậy, xuất phát từ góc độ bảo vệ trật tự công, ổn định giao lưu dân sự
cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên pháp luật các nước
đều thừa nhận yếu tố trái pháp luật và đạo đức xã hội dẫn đến sự vô hiệu của
hợp đồng. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật cũng như quan niệm đạo đức
xã hội có những điểm khác nhau xuất phát từ khác nhau về trình độ lập pháp,
điều kiện kinh tế – xã hội… của mỗi nước.
d. Vi phạm quy định của pháp luật về hình thức của hợp đồng:
Hình thức là biểu hiện của nội dung hợp đồng. Xuất phát từ nguyên tắc tự
do hợp đồng, các bên tự do lựa chọn hình thức biểu hiện nội dung hợp đồng. Do
vậy, pháp luật dân sự nhiều nước không coi hình thức hợp đồng dân sự là một
điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự, nhưng điều đó không có nghĩa là có
thể miễn trừ hoàn toàn các đòi hỏi về hình thức, bởi đều nhìn nhận sự cần thiết
phải có sự can thiệp của nhà nước đối với một số giao dịch đảm bảo, nhằm bảo
vệ lợi ích của các bên và lợi ích công cộng. Do đó, đều đưa ra các đòi hỏi về
hình thức đối với các giao dịch này.
Trước hết, những hợp đồng này phải được thể hiện bằng văn bản, những
trường hợp chặt chẽ hơn nó còn phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Những trường hợp này, hợp đồng vẫn phải tuân thủ những hình thức nhất
định, nếu không sẽ bị vô hiệu Pháp luật dân sự một số nước khác quy định rõ,
hình thức là một điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, do vậy hợp đồng vô hiệu
nếu không tuân theo hình thức nhất định.


19

Tham khảo BLDS và Thương mại Thái Lan thì thấy: hình thức là một điều
kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực, những hợp đồng không tuân thủ điều kiện
này sẽ bị vô hiệu: “Một hành vi pháp lý không theo những quy định của pháp
luật thì vô hiệu” (Điều 115 BLDS).
Pháp luật dân sự Nhật Bản tuy thừa nhận việc xác lập quan hệ pháp lý theo
ý chí của các bên và ghi nhận quyền tự do đối với hình thức hợp đồng:
Tất nhiên khi phát sinh tranh chấp về việc có hợp đồng hay không hoặc về
nội dung của hợp đồng mà cần chứng minh, thì việc hợp đồng được thể
hiện bằng văn bản là thuận tiện nhất. Tuy nhiên, chứng cứ có thể đưa ra
bằng nhiều cách khác, cho nên việc tuân thủ hình thức nhất định là không
cần thiết. Đó là nguyên tắc tự do hình thức hợp đồng [20, tr. 494].
Nhưng nguyên tắc tự do hình thức cũng có nhiều hạn chế, hay nói cách
khác, tự do hình thức cũng không phải tuyệt đối, điều đó được giải thích:
Những hạn chế đó xuất phát từ tính phức tạp của quan hệ kinh tế hiện đại,
nhằm đảm bảo tính ổn định, linh hoạt và xác định của giao dịch dân sự,
đồng thời để các bên thận trọng hơn khi giao kết hợp đồng. Ví dụ: với
chứng từ có giá trị thanh toán: Tín phiếu, cổ phiếu, vận đơn (Điều 1 Luật
Tín phiếu, Điều 225, Điều 571 Luật Thương mại) thì cần phải xác định một
số điểm cần thiết của nội dung hợp đồng. Hoặc giao dịch về việc thay đổi
quyền tài sản đối với bất động sản chỉ có hiệu lực đầy đủ khi được đăng ký
(Điều 177 BLDS). Hợp đồng tặng cho không được thể hiện bằng văn bản
có thể bị hủy bỏ (Điều 550 BLDS). Một trong những ví dụ mới nhất của
hạn chế này là quy định thỏa ước lao động tập thể phải được thể hiện bằng
văn bản (Điều 14 Luật Công đoàn); hợp đồng thuê đất (Điều 19 Luật Xây
dựng) cũng phải lập bằng văn bản, tuy nhiên đó không phải là điều kiện có
hiệu lực của hợp đồng. [20, tr. 494-495].
Ở pháp luật dân sự Pháp: Tuân thủ quy định về hình thức do pháp luật quy
định không được coi là một trong các điều kiện chủ yếu để hợp đồng có hiệu lực.
Tuy nhiên, Pháp luật dân sự Pháp lại nhấn mạnh vào tính “có căn cứ hợp pháp”.

×