Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Quyền đối vật trong Luật tư La Mã và ảnh hưởng đối với pháp luật Việt Nam hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.06 KB, 88 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




LÊ THỊ LIÊN HƯƠNG



QUYỀN ĐỐI VẬT TRONG LUẬT TƯ LA MÃ VÀ ẢNH HƯỞNG
ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH




Chuyên ngành: Luật Dân sự

Mã số : 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI ĐĂNG HIẾU

















Hà Nội - 2010
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài
chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo
vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƢỜI CAM ĐOAN







Lê Thị Liên Hƣơng




MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………… 1
CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƢ PHÁP LA MÃ VÀ QUAN HỆ
VẬT QUYỀN TRONG TƢ PHÁP LA MÃ 6
1.1. Hệ thống Tư pháp La Mã. 6
1.1.1. Lịch sử hình thành 6
1.1.1.1. Sơ lược lịch sử Đế chế La Mã 6
1.1.1.2. Tư pháp La Mã 10
1.1.2. Nội dung hệ thống Tư pháp La Mã 11
1.1.2.1 Cơ sở của luật Tư pháp La Mã 11
1.1.2.2. Đối tượng điều chỉnh 13
1.1.2.3. Nguồn của luật Tư pháp La Mã 15
1.2. Vật quyền và trái quyền trong Tư pháp La Mã. 18
CHƢƠNG 2 VẬT TRONG TƢ PHÁP LA MÃ 20
2.1. Khái niệm và phân loại vật. 20
2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành 22
2.2.1. Khái niệm 22
2.2.2. Phân loại tài sản 23
CHƢƠNG 3 VẬT QUYỀN TRONG TƢ PHÁP LA MÃ 30
3.1. Quyền chiếm hữu 30

3.1.1. Khái niệm 30
3.1.2. Nội dung 30
3.1.2.1. Phân biệt chiếm hữu và thực tế chiếm hữu 30
3.1.2.2. Ý nghĩa 31
3.1.2.3. Các hình thức chiếm hữu 31
3.1.2.4. Xác lập và chấm dứt chiếm hữu 32
3.1.3. Quy định của pháp luật Việt Nam 33
3.2. Quyền sở hữu. 36


3.2.1. Khái niệm 36
3.2.2. Nội dung 37
3.2.2.1. Nội dung quyền sở hữu 37
3.2.2.2. Căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sở hữu 37
3.2.2.3. Quyền sở hữu chung 40
3.2.2.4. Các hạn chế đối với quyền sở hữu 41
3.2.3. Quy định của pháp luật Việt Nam 41
3.2.3.1. Khái niệm 41
3.2.3.2. Nội dung của quyền sở hữu 41
3.2.3.3. Căn cứ xác lập và chấm dứt quyền sở hữu 43
3.2.3.4. Sở hữu chung 45
3.2.3.5. Các hạn chế đối với quyền sở hữu 48
3.3. Quyền địa dịch 51
3.3.1. Khái niệm 51
3.3.2. Nội dung 51
3.3.3. Quy định của pháp luật Việt Nam 52
3.4. Quyền dụng ích cá nhân 54
3.4.1 Khái niệm 54
3.4.2. Nội dung 54
3.4.3. Quy định của pháp luật Việt Nam 55

3.5. Quyền cầm cố. 56
3.5.1. Khái niệm 56
3.5.2. Nội dung 56
3.5.3. Quy định của pháp luật Việt Nam 58
3.5.3.1. Khái niệm cầm cố, thế chấp 59
3.5.3.2. Nội dung và đặc điểm 59
3.6. Các biện pháp bảo vệ. 63
3.6.1. Kiện 63
3.6.2. Biện pháp khác 63
3.6.3. Quy định của Pháp luật Việt Nam 64


CHƢƠNG 4 ẢNH HƢỞNG CỦA TƢ PHÁP LA MÃ ĐẾN PHÁP LUẬT
CÁC NƢỚC 68
4.1. Đối với các nước Châu Âu 68
4.1.1. Pháp luật Dân sự của Cộng hòa Pháp 69
4.1.2. Pháp luật Dân sự của Cộng hòa liên bang Đức 71
4.2. Pháp luật Dân sự của Nhật Bản 71
4.3. Đối với Việt Nam 72
4.3.1. Sơ lược lịch sử phát triển của Luật Dân sự Việt Nam 72
4.3.2. Ảnh hưởng của các hệ thống pháp luật thế giới 73
4.3.3. Nhận xét. 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

1
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài
Lý do ra đời đề tài

Từ thế kỷ II TCN, Đế chế La Mã đã phát triển hùng mạnh và bành trướng
khắp Châu Âu lục địa trong một thời gian dài, ảnh hưởng của đời sống và pháp luật
La Mã đã in dấu ấn đậm nét trong xã hội Châu Âu lục địa và có tầm ảnh hưởng lớn
trên phạm vi toàn thế giới. Như chúng ta đã biết, ngành luật so sánh xếp pháp luật
Việt Nam vào hệ thống pháp luật của các nước xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên vì lý do
lịch sử, hệ thống pháp luật Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của pháp luật Cộng hòa
Pháp- một bộ phận tiêu biểu của Hệ thống luật Châu Âu lục địa. Như vậy chúng ta
có thể thấy một phần ảnh hưởng tất yếu của Luật La Mã đối với pháp luật dân sự
của Việt Nam hiện nay. Ảnh hưởng đó thể hiện ở đâu? Với mức độ nào? Ý nghĩa
của nó là gì? Đó luôn là những câu hỏi mà tôi mong muốn được giải quyết một cách
thấu đáo và triệt để.
Cụ thể trong luận văn này tôi tập trung vào chế định quyền đối vật- một chế
định cơ bản trong luật dân sự. Việc làm rõ khái niệm và nội dung của quyền đối vật
trong Luật tư La Mã là rất cần thiết. Trên thực tế tại Việt Nam hiện nay có rất ít các
công trình nghiên cứu khoa học về Luật La Mã, đặc biệt là công trình tập trung về
riêng chế định quyền đối vật. Nắm rõ được bản chất, nội dung của vấn đề này sẽ
giúp cho chúng ta đi sâu và phát triển các lý luận pháp lý cũng như các quy định
pháp luật khi áp dụng vào thực tế kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay.
Tính tích cực của đề tài
- Mong muốn đi sâu tìm hiểu về chế định quyền đối vật trong Luật tư La Mã
để làm rõ các quan điểm của nhà làm luật đương thời.
- Đồng thời sử dụng phương pháp so sánh để thấy được những ảnh hưởng của
pháp luật La Mã đối với pháp luật Việt Nam hiện hành về chế định quyền sở hữu tài
2

sản. Đưa ra những nhận định đúng đắn và phương hướng hoàn thiện pháp luật phù
hợp với thực trạng Việt Nam hiện nay.
Cơ sở nghiên cứu đề tài
Để tiến hành thực hiện đề tài này, tôi đã dựa trên việc nghiên cứu pháp luật
Việt Nam thông qua: Bộ luật Dân sự (1995, 2005), các quy định pháp lý từ năm

1945 đến trước năm 1995; các quy định pháp lý trước năm 1945; Nghiên cứu pháp
luật Cộng hòa Pháp (Bộ luật Dân sự Pháp hay còn gọi là Bộ luật Napoleon), Đức,
Nhật Bản…Căn cứ vào các bằng chứng lịch sử, khảo cổ để nghiên cứu về tình hình
kinh tế- xã hội của La Mã thời bấy giờ để trình bày và lý giải về những quy định
pháp lý về chế định quyền đối vật và hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam để chứng
minh sự ảnh hưởng của Luật tư La Mã đối với chế định vật quyền ở Việt Nam từ
trước tới nay (có thể kết hợp với việc nghiên cứu pháp luật dân sự của nước Cộng
hòa Pháp để khẳng định rõ hơn điều đó).
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian gần đây Luật La Mã bước đầu đã được tiến hành giảng dạy
trong các trường luật, đã có một số cuốn sách viết về Luật La Mã (như Giáo trình
Luật La mã của trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã của TS.
Nguyễn Ngọc Điện – Trường Đại học Cần Thơ, Lịch sử văn minh thế giới do Vũ
Dương Ninh chủ biên ) hoặc có nhắc đến Luật La Mã nhưng vẫn thiên về lịch sử
hoặc giới thiệu toàn bộ nội dung một các sơ lược. Chưa có công trình nghiên cứu
nào đi sâu nghiên cứu vào từng vấn đề cụ thể, mặc dù mọi người vẫn luôn thừa
nhận Luật La Mã có sự ảnh hưởng rất lớn đến các hệ thống luật trên thế giới.Nghiên
cứu các loại nguồn của Luật La Mã bao gồm: Tập quán của người La Mã; các đạo
luật như Luật XII bảng, Quyết định của quan chấp chính, quan tòa, án lệ; Hoạt động
của các luật gia La Mã; Hệ thống hóa Luật La Mã của Hoàng đế Justinian.
3. Mục đích của đề tài
Như đã phân tích ở trên, chế định quyền đối vật là một chế định quan trọng
trong ngành luật dân sự. Những quy định của Luật La Mã đã đặt nền móng vững
3

chắc, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến luật thành văn của các nước trên thế
giới trong quá trình xây dựng luật dân sự hiện đại.
Trong phạm vi luận văn này tôi chỉ xin tập trung vào một phần của Luật tư
La Mã đó là chế định về quyền đối vật. Với mục đích là đi sâu làm rõ mọi vấn đề
liên quan đến quyền đối vật trong Luật La Mã: khái niệm, nội dung, căn cứ…

Đồng thời kết hợp với việc nghiên cứu về chế định tương tự trong pháp luật
dân sự của Việt Nam hiện hành, rút ra những mối liên hệ, những bài học, đề ra
những phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong thời gian tới, có tính đến
thực trạng kinh tế- xã hội của Việt Nam hiện nay.
Hệ thống các chế định pháp luật không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên
mất đi, mà nó là sự kế thừa từ đời này sang đời khác, là sự tiếp thu, học hỏi, giao
thoa giữa các hệ thống pháp luật trên thế giới. Chúng ta cần nghiên cứu, tiếp cận
những tinh hoa của nhận loại để mở rộng kiến thức, và áp dụng kiến thức đó một
cách khoa học vào thực tiễn đời sống của chúng ta hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Chế định quyền đối vật trong Luật La Mã: trong phạm vi đề tài này, tôi tập
trung vào khái niệm (theo các luật gia La Mã thời bây giờ), chủ thể quyền, các căn
cứ phát sinh quyền, nội dung quyền, sự chiếm hữu và quyền đối với tài sản của
người khác.
- Đối với pháp luật Việt Nam: nghiên cứu nội dung của quyền sở hữu: quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt, khái niệm, căn cứ phát sinh, quyền đối
với tài sản của người khác; nghiên cứu các nội dung trên theo hướng phát triển từ
trước tới nay để rút ra những so sánh, kết luận về bản chất, đưa ra các phương
hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về chế định đó.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn này, những phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng
như:
4

- Phương pháp phân tích: Dựa vào hoàn cảnh kinh tế, xã hội, những quy định
pháp luật La Mã để rút ra nhận xét và kết luận về quan điểm lập pháp của các nhà
làm luật La Mã; Dựa vào những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam để rút
ra quan điểm pháp lý về vấn đề sở hữu tài sản của các nhà làm luật Việt Nam.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng nhiều do đặc thù của
Luận văn là nghiên cứu về chế định Quyền đối vật trong Tư pháp La Mã và những

ảnh hưởng đối với pháp luật Việt Nam. Sư dụng phương pháp này nhằm tìm ra
những nét tương đồng và khác biệt giữa hai hệ thống pháp luật, đồng thời nhấn
mạnh ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa đối với pháp luật Việt
Nam, đặc biệt là trong luật dân sự.
- Tổng hợp: Từ những nghiên cứu dựa trên sự phân tích, so sánh giữa các hệ
thống pháp luật để rút ra những kết luận về sự ảnh hưởng của pháp luật La Mã đối
với Pháp luật Việt Nam (trong phạm vi Luận văn này là về chế định quyền sở hữu
tài sản) và từ đó tìm ra phương hướng và kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy
định của pháp luật Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Luận văn nghiên cứu, phân tích các quy định có liên quan đến quyền đối vật
được quy định trong luật pháp La Mã bao gồm: Khái niệm vật, quyền chiếm hữu,
quyền sở hữu, quyền địa dịch, quyền dụng ích cá nhân, quyền cầm cố.
- Song song với việc nghiên cứu các quy định của pháp luật La Mã, trong
phạm vi luận văn này còn tìm hiểu các quy định có liên quan đến quyền sở hữu tài
sản được quy định trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành.
- Ngoài ra, luận văn còn phân tích một số quy định tương tự của pháp luật dân
sự một số nước trên thế giới như Pháp, Liên bang Đức, Nhật Bản.
- Trên cơ sở phân tích những điểm giống và khác nhau trong các quy định nêu
trên, rút ra kết luận về sự ảnh hưởng sâu sắc của pháp luật La Mã đối với pháp luật
dân sự Việt Nam hiện hành, đồng thời đưa ra những phương hướng hoàn thiện hơn
nữa chế định về quyền sở hữu của pháp luật dân sự Việt Nam.
- Đề xuất việc nghiên cứu sâu hơn nữa đối với pháp luật La Mã nói chung.
5

Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Pháp luật La Mã được coi là cội nguồn của pháp luật dân sự rất đáng được
học hỏi để hoàn thiện các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam. Việc nghiên cứu
pháp luật La Mã cần được chú trọng hơn nữa, đặc biệt là trong các trường luật ở
Việt Nam hiện nay khi mà các tài liệu nghiên cứu sâu luật La Mã bằng tiếng Việt

còn rất thiếu. Hi vọng những nghiên cứu trong luận văn này có thể góp phần vào
việc hoàn thiện các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành bốn chương như sau:
Chương 1: Khái quát chung về Tư pháp La Mã và quan hệ vật quyền trong
Tư pháp La Mã.
Chương 2: Vật trong Tư pháp La Mã.
Chương 3: Vật quyền trong Tư pháp La Mã.
Chương 4: Ảnh hưởng của Tư pháp La Mã đến pháp luật các nước.
6

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƢ PHÁP LA MÃ VÀ QUAN HỆ VẬT QUYỀN
TRONG TƢ PHÁP LA MÃ
1.1. Hệ thống Tư pháp La Mã.
1.1.1. Lịch sử hình thành.
1.1.1.1. Sơ lược lịch sử Đế chế La Mã.
La Mã là tên một quốc gia mà nơi phát nguyên là ở bán đảo Italia. Lịch sử La
Mã có thể chia thành ba thời kỳ lớn là thời kỳ Vương chính, thời kỳ cộng hòa và
thời kỳ quân chủ chuyên chế. La Mã là một quốc gia hình thành vào thế kỷ thứ VII
trước công nguyên và tồn tại đến thế hỷ VII sau công nguyên.
Thời kỳ Vương chính: Theo truyền thuyết, thành La Mã do vua Romulus
xây dựng năm 753 TCN, do đó tên của ông được dùng để đặt tên cho thành này.
Giai đoạn từ năm 753 TCN – 510 TCN là giai đoạn vương chính, xã hội phân biệt
theo huyết tộc. Ban đầu hình thành nên các thị tộc, cứ 100 thị tộc kết hợp thành một
bộ lạc. Sau đó bộ lạc Xabelian (khoảng 100 thị tộc) sáp nhập vào và bộ lạc thứ ba
gồm những thành phần khác nhau tương ứng với 100 thị tộc, do vậy 300 thị tộc đã
thành lập được ba bộ lạc. Theo cơ cấu, cứ 10 thị tộc lập thành một bào tộc, 10 bào
tộc (curia) lập thành một bộ lạc. Thị tộc của người La Mã ở những thời kỳ đầu của

thành La Mã đã tồn tại chế độ tài sản đều là của chung thị tộc, các thành viên trong
thị tộc có quyền thừa kế của nhau, chế độ phụ quyền đã hình thành. Sự phân hóa xã
hội càng sâu sắc xã hội thị tộc của người La Mã được quản lý bằng ba cơ quan
quyền lực bao gồm: Viện nguyên lão: là những thủ lĩnh của 300 thị tộc hợp thành,
do vậy số lượng thành viên của viện nguyên lão là 300 người. Viện nguyên lão là cơ
quan có quyền lực tối cao, có quyền quyết định mọi công việc quan trọng của nhà
nước La Mã. Viện nguyên lão có các quyền thảo luận trước về các đạo luật, có
quyền phê chuẩn hoặc phủ quyết những nghị quyết của đại hội nhân dân; Đại hội
nhân dân: là cơ quan quyền lực thứ hai của nhà nước La Mã. Đây là đại hội của tất
cả đàn ông của 300 thị tộc và mỗi người thể hiện ý muốn của mình bằng một lá
7

phiếu trong đại hội. Đại hội có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của nhà
nước La Mã như tuyên chiến hay hòa bình, xét xử, tế lễ và bầu ra một ông vua
(Rex) trong số người đại diện cho bào tộc. Người làm vua không được cha truyền
con nối và có thể bị bãi miễn trong đại hội nhân dân. Vua chỉ được hiểu theo nghĩa
thủ lĩnh quân sự của ba bộ lạc người La Mã và quyền hành không bao trùm như các
vua sau này. Như vậy khi mới thành lập, nhà nước La Mã gồm có vua, Viện nguyên
lão và Đại hội nhân dân (Comitia Curiata).
Thời kỳ Cộng hòa: Sự thực nhà nước La Mã ra đời vào giữa thế kỷ VI TCN,
do cuộc cải cách của vua Xecviut Tuliut, xã hội được phân thành 6 đẳng cấp dựa
trên mức độ tài sản bao gồm:
Đẳng cấp thứ nhất gồm những người có mức tài sản trên 100.000
đồng axơ (AS); Đẳng cấp thứ hai gồm những người có từ 75.000 đồng
axơ đến dưới 100.000 đồng axơ, Đẳng cấp thứ ba gồm những người
có từ 50.000 đồng axơ đến dưới 75.000 đồng axơ; Đẳng cấp thứ tư
gồm những người có từ 25.000 đồng axơ đến dưới 50.000 đồng axơ;
Đẳng cấp thứ năm gồm những người có từ 11.500 đồng axơ đến dưới
25.000 đồng axơ; Đẳng cấp thứ sáu là những người đàn ông ít của
cải nhất [3].

Vào khoảng năm 510 TCN, người La Mã nổi dậy khởi nghĩa lật đổ vua
Taccanh kiêu ngạo, từ đó chính quyền thành việc của dân, do vậy chế độ nhà nước
mới gọi là Respublica (là từ ghép bao gồm res (vật, việc) và publica (chung), từ đó
nói rằng: từ nay mọi công việc quản lý nhà nước là công việc chung của mọi người
dân) tức là chế độ cộng hòa. Bộ máy nhà nước thời kỳ bao gồm: Viện nguyên lão
(Senatus) gồm 300 đại diện của tầng lớp quý tộc, Đại hội nhân dân (Comitia
Centuriata) gồm đại diện của 6 đẳng cấp, và Bộ máy hành chính (Magistratus) gồm
các chức quan như: consul, praetor, censor, edill, quaestor, tribul. Magistratus là hệ
thống quản lý nhà nước thống nhất của nhà nước Cộng hòa La Mã. Magister là tên
gọi chung cho các quan chức trong cả hệ thống magistratus. Các magister này được
8

phân thành các loại sau: Consul: hai quan chức tối cao của hệ thống quản lý nhà
nước, chuyên nắm giữ quyền lực tối cao trong các vấn đề quân sự, triệu tập và chủ
trì các phiên họp của hội đồng tối cao và viện nguyên lão; Praetor: các quan chức
được coi là phó cho hai Consul, nhưng trên thực tế lại là các quan chức trực tiếp
thực hiện quản lý điều hành đất nước, thực hiện mọi chức năng quản lý của Consul
khi Consul vắng mặt như: triệu tập hợp hội nghị và viện nguyên lão, quản lý mọi
mặt trong nước, ban hành văn bản pháp luật, xét xử, xử phạt…; Censor: Các quan
chức kiểm duyệt thực hiện chức năng quản lý dân số, phân chia dân số theo các
Centuria và Tribus, phân loại công dân theo đẳng cấp, độ tuổi, tài sản, quản lý danh
sách các thành viên viện nguyên lão…; Edill: các quan chức bảo an, thực hiện chức
năng giám sát trật tự công cộng, chống hỏa hoạn, giám sát việc cung cấp lương thực
cho thành phố, quản lý việc buôn bán; Quaestor: Các nhân viên trợ lý giúp việc cho
các Consul trong các lĩnh vực xét xử hình sự, quản lý ngân sách và lưu trữ quốc gia;
Các Magister thanh tra chuyên giám sát hoạt động của các Magister chuyên trách
nói trên.
Khi mới thành lập, La Mã chỉ là một thành bang nhỏ ở miền Trung bán đảo
Italia. Từ thế kỷ IV TCN, La Mã không ngừng xâm lược ra bên ngoài, và hơn một
thế kỷ sao, La Mã đã chinh phục được toàn bộ bán đảo Italia.

Tuy chế độ cộng hòa đã được thiết lập nhưng sự cách biệt giữa quý tộc và
bình dân vẫn rất lớn. Vì vậy, bình dân đã đấu tranh với quý tộc trong hai trăm năm
để đòi giải quyết các yêu cầu của họ. Kết quả là bình dân đã được thỏa mãn các yêu
cầu như được cử quan Bảo dân để bênh vực quyền lợi của mình, được chia ruộng
đất, được kết hôn với quý tộc, được làm quan chấp chính, bình dân nếu phá sản
cũng không biến thành nô lệ… Thắng lợi của bình dân đã làm cho chế độ cộng hòa
quý tộc của La Mã được dân chủ hóa thêm một bước so với trước.
Thời kỳ quân chủ: Do chiến tranh liên tiếp diễn ra, La Mã giành được nhiều
thắng lợi, số tù binh bắt được rất nhiều, tình hình đó làm cho chế độ nô lệ phát triển
mạnh mẽ, dân số nô lệ nhiều hơn dân số nông dân và lao động của nô lệ giữ vai trò
9

quan trọng nhất trong các ngành kinh tế. Từ thế kỷ I TCN, chế độ cộng hòa ở La
Mã dần dần bị chế độ độc tài thay thế. Do bất đồng với nhau trong việc giải quyết
những vấn đề của đất nước, các phe phái trong giai cấp chủ nô La Mã đã tạo điều
kiện cho các tướng lĩnh đứng lên nắm chính quyền.
Người dành được quyền độc tài đầu tiên là Xila. Năm 82 TCN, Xila
tuyên bố làm độc tài suốt đời nhưng đến năm 79 TCN vì ốm nặng phải
từ chức và đến năm 78 TCN thì chết. Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa
Spactacus, ở La Mã xuất hiện chính quyền tay ba lần thứ nhất vào
năm 60 TCN bao gồm Caesar, Pompeius và Crassus. Năm 43 TCN, ở
La Mã xuất hiện chính quyền tay ba lần thứ hai, đó là Antonius,
Lepidus, Octavious. Năm 29 TCN, Octavious trở thành người thống
trị duy nhất của toàn đế quốc. Mặc dù chưa xưng hoàng đế nhưng
ông được tôn làm nguyên thủ, được dâng danh hiệu Augustus nghĩa là
đấng chí tôn và nhiều danh hiệu cao quý khác. Như vậy Octavious
thực chất đã trở thành một hoàng đế và La Mã tuy vẫn mang danh
nghĩa là chế độ cộng hòa nhưng thực chất đã chuyển sang chế độ
quân chủ chuyên chế [9].
Sự suy vong của Đế quốc La Mã:

Đến thời quân chủ, chế độ nô lệ ở La Mã ngày càng khủng hoảng trầm trọng.
Để khắc phục tình trạng đó, giai cấp địa chủ chủ nô phải thay đổi cách bóc lột: giao
khoán từng khoảnh ruộng (peculium) cho nô lệ canh tác và nộp tô cho chủ nô. Việc
đó dẫn đến sự ra đời của một tầng lớp xã hội mới gọi là lệ nông – tiền thân của nông
nô thời trung đại sau này.
Đến thể kỉ III, công thương nghiệp phát triển một thời cũng nhanh chóng suy
sụp, cư dân thành thị giảm sút, thành thị trở nên điêu tàn, mối liên hệ kinh tế giữa
các nơi của đế quốc không còn chặt chẽ nữa. Trong hoàn cảnh đó, do miền Đông
nhờ có sự liên hệ với các nước phương Đông, kinh tế còn có thể phát triển thuận lợi
hơn ở miền Tây, đến năm 330, hoàng đế Constantious đã rời đô từ Roma sang
10

Bizantium (nằm ở yết hầu giữa 2 châu lục Âu và Á), đổi tên thành phố đó là
Constantinopolis. Năm 395, hoàng đế Teododious chia đế quốc thành hai nước: đế
quốc Đông La Mã đóng đô ở Constantinopolis và đế quốc Tây La Mã đóng đô ở
Roma.
Trong khi đó, đến thế kỉ IV, người German đã di cư ồ ạt vào lãnh thổ
của đế quốc La Mã. Lúc bấy giờ, họ đang sống trong xã hội nguyên
thủy nên người La Mã gọi họ là Man tộc. Sang thế kỉ V, một số bộ lạc
German đã thành lập các vương quốc của mình trên đất đai của Tây
La Mã. Đến thập kỉ 70 của thế kỉ V, đế quốc Tây La Mã chỉ còn lại
một vùng nhỏ bé mà ở đó chính quyền thực tế đã nằm trong tay các
tướng lĩnh người German. Năm 476, thủ lĩnh quân đánh thuê người
German là Odoacre đã lật đổ hoàng đế cuối cùng của Tây La Mã là
Rolomus Augustuler rồi tự xưng là hoàng đế. Sự kiện đó đã đánh dấu
sự diệt vong của đế quốc Tây La Mã, đồng thời chấm dứt chế độ
chiếm hữu nô lệ. Còn đế quốc Đông La Mã thì vẫn tiếp tục tồn tại và
đi dần vào con đường phong kiến hóa và thường được gọi là đế quốc
Bidantium. Đến năm 1453, Đông La Mã bị Thổ Nhĩ Kì tiêu diệt [9].
1.1.1.2. Tư pháp La Mã:

Pháp luật La Mã đã có những phát triển đáng kể, một phần là do nền kinh tế
xã hội phát triển, một phần là do kế thừa sự phát triển của nền văn minh Hy Lạp cổ
đại.
Các quy định về tư pháp là các quy phạm điều chỉnh các quan hệ của cá nhân
với cá nhân trong các quan hệ về tài sản và quan hệ nhân thân. Phổ biến là các quan
hệ mua bán, vay tài sản, thuê, đổi tài sản, giữ gìn tài sản, mượn tài sản, dụng ích
theo thỏa thuận…các quy định về tư pháp có đặc điểm: cho phép các chủ thể của
quan hệ được thỏa thuận để thay đổi, xác lập, chấm dứt nội dung của quan hệ liên
quan đến thay đổi về quyền và nghĩa vụ của các bên hoặc chấm dứt quan hệ nhất
định. Sự thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ do luật tư điều chỉnh không được
11

trái với nguyên tắc chung của luật công, không xâm phạm lợi ích của Nhà nước La
Mã, công dân La Mã và những đối tượng, công việc pháp luật cấm lưu thông hoặc
cấm thực hiện. Những nghĩa vụ liên quan đến nhân thân của một cá nhân theo tính
chất không thể chuyển dịch, thì không thể thỏa thuận chuyển giao.
Sự phân biệt giữa luật tư và luật công được xác định vào thời kỳ cộng hòa và
luật XII bảng được coi là cội nguồn của toàn bộ quy định về công pháp và tư pháp
thời La Mã.
Trong xã hội La Mã, việc phân chia đẳng cấp cá nhân ảnh hưởng trực tiếp
đến việc phân loại luật. Luật quy định đối với công dân La Mã (Civitas) được
hưởng những quy định của luật dân sự (ius civile), những người nước ngoài sống ở
La Mã không được hưởng chế độ của pháp luật quy định cho công dân La Mã, mà
phải tuân theo những quy định dành riêng cho người nước ngoài (ius peregrinorum).
Do lãnh thổ của người La Mã ngày càng mở rộng do xâm lược, theo đó quan hệ
ngoại thương của người La Mã và người nước ngoài cũng phát triển mạnh mẽ, việc
cho người nước ngoài được trở thành công dân La Mã là một nguyên nhân xuất hiện
những quy định pháp luật dành cho mọi người (isu gentium). Luật cho mọi người
(luật vạn dân) được ban hành phù hợp với các quan hệ thực tế trong xã hội La Mã
và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong luật La Mã. Mỗi cá nhân sống trong

lãnh thổ La Mã được hưởng những quy chế pháp luật áp dụng cho riêng công dân
La Mã hoặc được hưởng những quy định của luật dành cho mọi người.
1.1.2. Nội dung hệ thống Tư pháp La Mã.
1.1.2.1 Cơ sở của luật Tư pháp La Mã.
Lịch sử của cộng hòa chiếm hữu nô lệ La mã là những cuộc đấu tranh gay
gắt giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớp bình dân xung quanh quyền lợi chính trị và
ruộng đất. Để ngăn chặn tình trạng mất ổn định trong quan hệ xã hội ở Nhà nước La
Mã, vào năm 450 TCN Đại hội nhân dân đã được triệu tập lần thứ hai, các thành
viên của đại hội yêu cầu viết luật hành văn thay vì từ trước vẫn sử dụng tập quán
của người La Mã để giải quyết các tranh chấp trong xã hội. Một ủy ban đặc trách đã
12

được đại hội nhân dân thành lập với nhiệm vụ soạn thảo ra các điều luật ở hình thức
văn bản. Ủy ban đặc trách soạn thảo pháp luật gồm 10 người, 5 người đại diện cho
tầng lớp bình dân và 5 người đại diện cho tầng lớp quý tộc. Ủy ban này đã soạn thảo
ra các điều luật được tập hợp thành 12 bảng và phổ biến công khai tới từng người
dân La Mã. Luật XII bảng là kết quả của hệ thống hóa các tập quán, quy ước, thói
quen của người La Mã lên thành các nguyên tắc có tính hệ thống bắt buộc đối với
mọi công dân La Mã trong các quan hệ phù hợp với những nguyên tắc của pháp
luật.
Luật La Mã cổ chỉ áp dụng đối với công dân La Mã (Civitas) - người có quốc
tịch La Mã. Khi có tranh chấp phát sinh, người La Mã được yêu cầu xét xử theo luật
ius civile hay còn gọi là luật Quiritium – luật dành riêng cho công dân La Mã. Ius
Civile đối lập với ius gentium luật của tất cả các công dân thuộc La Mã (kể cả dân
ngoại lai), và có thể xem nó là biến thể của luật dân sự La Mã. Ius Civile còn khác
với hệ thống các quy phạm pháp luật của quan tòa – ius honorarium. Hệ thống luật
tư La Mã (Jus privatum) bao gồm ba bộ phận jus civile (Luật dành cho công dân La
Mã sống trong thành La Mã), jus peregrinorum (Luật dành cho người ngoại lai) và
jus provincii (Luật dành cho người La Mã sống tại các vùng lân bang mà La Mã
chiếm được). Trong jus civile gồm có hệ thống các văn bản của Đại hội nhân dân

ban hành (thời cộng hòa gọi là Lex, thời đế chế gọi là Constitucia), của Viện
nguyên lão ban hành thì gọi là Senatuconstum, các văn bản của các quan praetor
ban hành gọi là jus praetorium, các văn bản của quan edill ban hành gọi là edicta…
Các luật trên song song tồn tại trong ba thế kỷ đầu công nguyên và chúng có ảnh
hưởng lẫn nhau. Những chế định của ius civile dựa trên những quan hệ tài sản và
quan hệ nhân thân, quan hệ tố tụng phát sinh từ thực tế đời sống xã hội, do vậy nội
dung của ius civile luôn không theo kịp những quan hệ thực tế ngày một phát sinh
đa dạng và phức tạp trong xã hội La Mã. Những quy định trong luật 12 Bảng không
thể đáp ứng kịp những nhu cầu của các quan hệ xã hội về phạm vi và tính chất. Do
vậy sự ra đời của luật vạn dân- ius gentium là tất yếu và là một động lực cần thiết
cho sự phát triển hệ thống luật La Mã cổ đại. Ius gentium đã góp phần hoàn thiện,
13

bổ sung những quy phạm không được điều chỉnh trong ius civile đối với việc điều
chỉnh các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân giữa công dân La Mã và những người
không phải là công dân La Mã. Chính vì vậy mà qua thời gian ius gentium đã tồn tại
và được thừa nhận là một phần của ius civile. Ngoài những chế định của ius civile
và ius gentium, quyết định của quan chấp chính cũng được coi là chuẩn mực pháp
luật để giải quyết các vụ việc cụ thể mà luật civile không quy định. Cơ sở quyết
định của quan chấp chính dựa trên án lệ và dần dần được thừa nhận là luật. Sự hợp
nhất ba bộ phận jus civile, jus peregrinorum và jus provincii được thực hiện từ năm
212 với sự ra đời của Lex Caracala – quy định mọi người dân sống trên đất La Mã
đều được công nhận là công dân La Mã.
Những chế định trong luật La Mã cổ đại bao gồm các chế định về chủ thể
trong quan hệ về tài sản, quan hệ về nhân thân, quan hệ về tố tụng.
1.1.2.2. Đối tượng điều chỉnh.
Căn cứ vào các văn bản pháp luật và hệ thống hóa các văn bản pháp luật của
Nhà nước La Mã cổ đại, đối tượng điều chỉnh của tư pháp La Mã bao gồm:
Quan hệ về tài sản: Luật tư pháp La Mã điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội
về tài sản phát sinh một cách khách quan trong quá trình sản xuất và lưu thông các

sản phẩm là thành quả của lao động sáng tạo ra vật chất. Quyền được bảo vệ khi có
hành vi xâm phạm đến những lợi ích vật chất của công dân La Mã. Quan hệ tài sản
do luật dân sự La Mã điều chỉnh bao gồm: Quan hệ vật quyền,(vật, các quyền đối
vật); Quan hệ trái quyền (từ hợp đồng, như từ hợp đồng, từ vi phạm tư pháp, như từ
vi phạm tư pháp); Quan hệ thừa kế. Trong quan hệ về quyền sở hữu tài sản, công
dân La Mã có quyền sở hữu đất đai (chỉ được công nhận trong hệ thống Jus Civile),
nô lệ và các tài sản khác. Sự chiếm hữu nô lệ và đầu cơ đã giúp hình thành chế độ
tư hữu tài sản ở La Mã. Trong quan hệ sở hữu tài sản, luật La Mã đã phân biệt sự
chiếm hữu tài sản với quyền sở hữu tài sản để xác định ai là chủ sở hữu của tài sản.
Đặc biệt, nội dung quyền sở hữu tài sản được luật La Mã quy định gần đầy đủ các
quyền năng chiếm hữu (ius possidendi), quyền sử dụng (ius utendi), quyền hưởng
14

dụng (ius fruendi), quyền định đoạt (ius abutendi) và quyền khởi kiện đòi lại vật bị
người khác chiếm hữu trái phép (ius vidicandi). Luật La Mã còn điều chỉnh quan hệ
nghĩa vụ và hợp đồng, các căn cứ xác lập nghĩa vụ theo hợp đồng và nghĩa vụ ngoài
hợp đồng. Luật La Mã còn phân biệt nghĩa vụ phát sinh từ chuẩn khế ước, từ chuẩn
vi phạm, điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mức bồi thường do
hành vi vi phạm hợp đồng và vi phạm quyền tư pháp khác của công dân, ngoài ra
còn có quy định về một số hợp đồng thông dụng như mua bán, thuê, vay, gửi giữ tài
sản…Quan hệ thừa kế được điều chỉnh bằng hai trình tự: thừa kế theo di chúc và
thừa kế theo pháp luật. Những quan hệ tài sản nói trên do luật La Mã điều chỉnh
mang tính chất hàng hóa- tiền tệ nhưng lại không thật sự tuyệt đối vì vào thời cổ đại
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thường được áp dụng dưới hình
thức phi nhân tính, tàn bạo như: nguyên tắc máu trả máu, mắt trả mắt… Tuy nhiên,
đặc điểm ý chí của chủ thể trong quan hệ tài sản do luật La Mã điều chỉnh cũng đã
được thể hiện như một điều kiện làm phát sinh quan hệ giữa các chủ thể.
Quan hệ về nhân thân: Luật dân sự La Mã điều chỉnh các quan hệ nhân thân
phát sinh giữa công dân La Mã với nhau, giữa công dân La Mã với người không có
quốc tịch La Mã, người không được coi là công dân La Mã (nô lệ) được thể hiện

trong các quan hệ về quyền gia trưởng, về danh dự, uy tín, đổi họ của người phụ nữ
khi kết hôn, về sự trừng phạt thể xác, làm nhục nơi công cộng khi phạm tội, về xác
định quyền công dân La Mã cho đứa trẻ được sinh ra, về quan hệ hôn nhân… Quan
hệ nhân thân do luật La Mã điều chỉnh mang tính chất phi tài sản không tuyệt đối.
Quan hệ nhân thân do luật La Mã điều chỉnh không bình đẳng được thể hiện trong
quan hệ cha con, vợ chồng là quyền gia trưởng của người đàn ông, người bố trong
gia đình: vợ và con đều dưới quyền người bố, người chồng là gia trưởng và luật La
Mã coi người con, người vợ chỉ là những người không độc lập, không có quyền và
trong chứng mực nhất định chỉ như “tài sản” của gia chủ, khi người vợ bị người
khác chiếm đoạt, chồng kiện đòi vợ theo phương thức kiện vật quyền, trong trường
hợp người con gây thiệt hại cho người khác, gia chủ gán người con đó cho người bị
thiệt hại thay vì phải bồi thường bằng tiền…
15

Quan hệ tố tụng cũng được điều chỉnh bằng các quy phạm của luật La Mã.
Tố tụng dân sự La Mã quy định các hình thức tố tụng bao gồm: Tố tụng hai giai
đoạn; Tố tụng công thức và Tố tụng đặc biệt.
1.1.2.3. Nguồn của luật Tư pháp La Mã.
- Tập quán của người La Mã:
Tập quán của người La Mã được hình thành phù hợp với chế độ thị tộc.
Những tập quán được hình thành và chi phối mọi quan hệ xã hội và được coi là
chuẩn mực chung đối với hành vi của mọi người.
- Đạo luật:
Vào thời quân chủ, nhà vua căn cứ vào hoàn cảnh, tình hình của La Mã đã
tạo ra các đạo dụ hay còn gọi là chiếu chỉ của vua để ra một lệnh nào đó có nội dung
chỉ dẫn, khuyến dụ có tính chất bắt buộc một tầng lớp hoặc toàn thể công dân La
Mã phải tuân theo hoặc thực hiện một việc trong một quan hệ nhất định. Nhưng
chiếu chỉ của vua có chứa đựng những nguyên tắc xử sự bắt buộc trong quan hệ tài
sản và nhân thân giữa các công dân La Mã, có giá trị là nguồn của luật La Mã. Luật
XII bảng được công bố vào năm 449TCN có nội dung điều chỉnh các quan hệ thuộc

lĩnh vực tư pháp, được coi là nguồn chính của luật tư pháp La Mã. Ngoài ra còn có
quyết định của quan chấp chính, quan tòa. Vào thời cộng hòa, tuy tập quán của
người La Mã vẫn được áp dụng phổ biến trong xã hội, nhưng các quan chấp chính
vẫn công bố những quyết định về việc giải quyết những vụ việc cụ thể. Những án lệ
mà quan chấp chính hay quan tòa đã áp dụng khi giải quyết các tranh chấp giữa các
công dân La Mã được thông báo công khai cũng là nguồn của luật tư pháp La Mã.
Sự hình thành của luật XII bảng: Năm 454 TCN, La Mã cử 3 người
sang Hy Lạp để tìm hiểu luật pháp Hy Lạp, sau đó đến năm 452TCN,
khi 3 người này trở về, La Mã đã thành lập ủy ban 10 người để soạn
luật. Sau một năm làm việc, ủy ban này soạn được một bộ luật khắc
trên 10 bảng đồng đặt ở quảng trường để mọi người đều biết sau đó
mới giao cho hội nghị Bách nhân đội của Đại hội nhân dân phê
16

chuẩn. Do nội dung của 10 bảng chưa tập hợp hết mọi luật lệ trước
đó của La Mã nên năm 450 TCN lại cử một ủy ban 10 người mới
trong đó có 3 ủy viên là bình dân. Ủy ban này soạn thêm hai bảng
nữa, vì vậy bộ luật này gọi là luật XII bảng. Văn bản bộ luật này tuy
đã thất truyền nhưng có thể khôi phục được nhờ những đoạn trích dẫn
của các học giả La Mã ở thời kỳ sau đó [9].
Do luật XII bảng có nhiều vấn đề chưa đề cập tới, nhiều yêu cầu của bình
dân chưa được giải quyết nên cuộc đấu tranh của tầng lớp bình dân vẫn tiếp tục, vì
vậy từ giữa thế kỷ V TCN, nhà nước La Mã phải ban hành nhiều pháp lệnh bổ sung.
Ví dụ như năm 445 TCN, ban bố luật Canuleius cho phép bình dân được kết hôn
với quý tộc. Năm 367 TCN lại thông qua 3 pháp lệnh quan trọng: 1. Những món nợ
mà bình dân vay, nếu đã trả lãi, phải coi như đã trả gốc, số còn thiếu sẽ trả hết trong
3 năm; 2. Không ai được chiếm hữu quá 500 Jujera đất công (tức là khoảng 125 ha);
3. Bỏ chức tư lệnh quân đoàn, khôi phục chế độ bầu quan chấp chính hàng năm,
trong 2 quan chấp chính phải có 1 người là bình dân.
Năm 287 TCN ban hành pháp lệnh quy định quyết nghị của Đại hội bình dân

có hiệu lực như pháp luật đối với mọi công dân La Mã.
- Mệnh lệnh của các nguyên thủ:
Thời cộng hòa, cơ quan lập pháp là Đại hội nhân dân, đồng thời Viện nguyên
lão cũng có vai trò quan trọng. Đến thời kỳ quân chủ, Đại hội nhân dân ngừng hoạt
động nên quyết định của Viện nguyên lão và của nguyên thủ là luật pháp chủ yếu
của La Mã. Nhưng đến cuối thế kỷ III, quyền lập pháp của Viện nguyên lão cũng
không còn nữa, nên mệnh lệnh của nguyên thủ tức là pháp luật. Mệnh lệnh của
nguyên thủ bao gồm sắc lệnh, chỉ thị, dụ, quyết định… Sắc lệnh là mệnh lệnh ban
bố đối với cư dân toàn đế quốc; chỉ thị là mệnh lệnh đối với quan lại, dụ là mệnh
lệnh về một vấn đề cá biệt; quyết định là ý kiến về một vấn đề gây nhiều tranh luận,
chủ yếu là các vụ án.
- Hoạt động của các luật gia La Mã:
17

Các luật gia La Mã trong quá trình hoạt động thực tiễn của mình đã áp dụng
những nguyên tắc do Luật XII bảng và các quyết định của quan chấp chính quy
định. Đồng thời, các luật gia còn có vai trò bổ sung, sáng tạo luật trong quá trình
nghiên cứu và áp dụng pháp luật trong hoạt động thực tiễn. La Mã có khá nhiều các
nhà luật học như Flavius, Giulianus, Gaius…
- Hệ thống hóa luật La Mã của Hoàng đế Justinian:
Vai trò của hoàng đế La Mã Justinian rất lớn trong việc hệ thống pháp luật
La Mã. Hoàng đế Justinian lên ngôi vào năm 527 và muốn tiến hành phá điển hóa
Luật La Mã với tên gọi là Corpus Juris Civilis.
Corpus Juris Civilis bao gồm 4 bộ phận cấu thành: Codex Constitutionum –
Bộ luật Justinian, Institutiones – Sách giáo khoa Luật La Mã, Digesta – Tổng luận
luật học Justinian và Novellae – Tập hợp luật mới.
Năm 528 Hoàng đế Justinian quyết định thành lập Hội đồng biên soạn biên
soạn bộ luật mới gồm 10 người. Ngoài việc hệ thống, Hoàng đế còn cho phép ủy
ban được thay đổi nội dung của những quy phạm cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội
đương thời. Vào năm 534, công việc hệ thống luật La Mã đã hoàn thành và được

gọi là Bộ luật của Hoàng đế Justinian gồm 12 quyển được phân chia theo nội dung
của các quy phạm thuộc lĩnh vực tư pháp, hành chính…
Năm 530, Hoàng đế Justinian thành lập hội đồng gồm 17 người để biên soạn
Digesta, tập trích tuyển các trước tác của các luật gia La Mã. Vào năm 533 công
việc biên soạn Digesta đã được hoàn thành, gồm 50 quyển, 2000 trước tác của 39
luật gia.
Đồng thời với việc biên soạn Digesta, Hoàng đế Justinian còn yêu cầu biên
soạn Institutiones – Tuyển tập các giáo trình tư pháp có hiệu lực như văn bản luật,
được hoàn thành vào năm 533. Việc biên soạn Instutitiones có mục đích mang đến
sự rõ ràng và giới thiệu toàn bộ khoa học về luật, do đó nó không chỉ có việc giải
quyết các vấn đề pháp lý thực tế mà còn chứa đựng những suy luận lý thuyết chung
về luật. Institutiones gồm 4 quyển, 98 mục. Instutitiones có tính chất bắt buộc của
18

một văn bản luật chứ không đơn thuần là một cuốn sách giáo khoa. Cách phân chia
công pháp, tư pháp trong Institutiones đã đặt nền móng cho sự phân chia trong luật
học châu Âu lục địa, các quy định về quyền sở hữu là hình mẫu trong việc xây dựng
các bộ luật dân sự như Bộ Dân luật Pháp – Bộ luật Napoleon năm 1804. Nguyên tắc
bảo hộ tài sản tư hữu của chủ nô về sau được phát triển thành nguyên tắc pháp luật
cơ bản “tài sản tư hữu là thiêng liêng bất khả xâm phạm”.
Tất cả các luật ban hành sau này được tập hợp trong Novellae – phần thứ tư
của Corpus Juris Civilis, gồm các văn bản dưới thời Justinian với 122 văn bản, sau
này được bổ sung lên đến 168 văn bản.
Có thể nói Corpus Juris Civilis là tập hợp luật thành văn vĩ đại trong lịch sử
chế độ chiếm hữu nô lệ, đánh dấu sự phát triển huy hoàng của Luật La Mã và có
ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của pháp luật và học thuyết pháp lý ở các
nước châu Âu lục địa.
1.2. Vật quyền và trái quyền trong Tư pháp La Mã.
Các luật gia La Mã không phân biệt quyền tài sản thành vật quyền và trái
quyền. Việc phân định này do các luật gia sau này xác định. Tuy nhiên, các luật gia

La Mã đã nhận xét về bản chất của các quan hệ tài sản do tính xác định của các
quan hệ đó. Để đáp ứng một nhu cầu nào đó, một chủ thể có thể tạo ra một tài sản
hoặc mua một tài sản, trên cơ sở đó họ là chủ sở hữu đối với tài sản đã tạo ra hoặc
đã mua. Khi đã trở thành chủ sở hữu tài sản họ có toàn quyền đối với tài sản đó,
thực hiện tất cả những hành vi tác động lên tài sản để thỏa mãn yêu cầu của mình và
không phụ thuộc vào ý chí cũng như hành vi của người khác. Ngoài ra, họ cũng có
thể thỏa thuận với người khác (người là chủ sở hữu tài sản) để sử dụng tài sản trong
một thời hạn nhất định, trong trường hợp này họ sử dụng tài sản trong khuôn khổ đã
thỏa thuận và phải trả lại tài sản khi hết thời hạn sử dụng.
Trong trường hợp thứ nhất, họ là người có quyền tuyệt đối đối với tài sản và
chỉ tồn tại mối quan hệ giữa họ và tài sản, quyền tài sản ở dạng này được coi là vật
quyền (quyền đối vật). Ở trường hợp thứ hai, quyền tài sản bị hạn chế bởi sự thỏa
19

thuận và chỉ tồn tại trong một thời hạn nhất định, họ thực hiện quyền của mình phụ
thuộc vào hành vi của người khác hoặc bị chi phối bởi hành vi của người khác,
quyền tài sản ở dạng này được gọi là trái quyền (quyền đối nhân).
Từ sự phân biệt này người ta nhận thấy sự khác nhau giữa vật quyền và trái
quyền được thể hiện ở chỗ đối tượng của vật quyền là một vật xác định, chủ thể có
quyền trực tiếp tác động lên vật, còn trái quyền chính là hành vi chủ thể quyền, có
quyền yêu cầu phía bên kia thực hiện hay không thực hiện những hành vi nhất định.
Quyền đối vật được bảo vệ tuyệt đối, bất cứ ai có hành vi cản trở người có quyền
thực hiện quyền của họ đều bị coi là bất hợp pháp. Đối tượng của trái quyền là
những hành vi mà người có quyền có thể yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện.
Vật quyền bao gồm: Quyền sở hữu và liên quan với nó là chiếm hữu thực tế
và quyền đối với tài sản của người khác.
20

CHƢƠNG 2
VẬT TRONG TƢ PHÁP LA MÃ

2.1. Khái niệm và phân loại vật.
Pháp luật La Mã được xác lập trên cơ sở tư hữu, đất đai và nô lệ được coi là các
tư liệu sản xuất nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo.
Căn cứ theo thủ tục thủ đắc vật (Mancipatio) vật được phân thành Res mancipi
là những vật như đất đai, nô lệ, gia súc… mà công dân La Mã có quyền trao đổi;
những vật khác được gọi là Res nec mancipi. Sự phân biệt này có ý nghĩa về mặt
thủ tục pháp lý, việc dịch chuyển quyền sở hữu tài sản thuộc Res mancipi phải được
thực hiện thông qua nghi thức trọng thể với những biểu tượng nhất định và phải
tuyên bố theo công thức nhất định dưới sự có mặt của người làm chứng: Một người
có thể sở hữu một vật thông qua việc chuyển giao với sự có mặt của năm người làm
chứng hoặc thông qua thủ tục tại tòa án, hoặc sự chứng kiến của Praetor (khi
Praetor hỏi người yêu cầu về quyền tài sản, nếu chỉ có một bên nhận thì tài sản sẽ
thuộc về người đó). Chỉ có công dân La Mã có quyền đối với res mancipi (một
người có thể tuyên bố vật thuộc về mình thông qua quyền quiritarian- quyền dành
riêng cho công dân La Mã). Còn đối với res nec mancipi việc chứng minh quyền sở
hữu không cần thông qua các thủ tục nói trên.
Ngoài ra vật còn được phân thành:
- Vật di dời (Res mobiles): là những đồ vật có thể thay đổi vị trí trong không
gian, không suy chuyển giá trị hoặc bị tổn hại về đặc tính.
- Vật không di dời (Res immobiles): là những đồ vật không thể thay đổi vị trí
trong không gian mà không bị tổn hại đến đặc tính. Ví dụ: đất đai, nhà cửa…
Luật La Mã còn có nhiều cách phân loại vật dựa trên những tiêu chí khác
nhau như sau:
- Theo chế độ pháp lý: vật cấm lưu thông và vật được phép lưu thông;

×