Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Mặt khách quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 104 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





LÊ PHƯƠNG THÙY





MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM VỚI TƯ CÁCH
LÀ MỘT YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI PHẠM





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC





HÀ NỘI – 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI



KHOA LUẬT



LÊ PHƯƠNG THÙY




MẶT KHÁCH QUAN
CỦA TỘI PHẠM VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT
YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI PHẠM

Chuyên ngành: LUẬT HÌNH SỰ
Mã số: 60 38 40


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG VĂN HÙNG



HÀ NỘI – 2011


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU……………………………………………………………………… 1
Chương 1. KHÁI NIỆM MẶT KHÁCH QUAN VÀ DẤU HIỆU
HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM………………….4
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu mặt khách quan
của tội phạm 4
1.2. Hành vi khách quan của tội phạm…………………………… 7
1.2.1. Khái niệm về hành vi khách quan của tội phạm……………… 7
1.2.2. Đặc điểm của hành vi khách quan của tội phạm………………… 10
1.2.3. Hình thức thể hiện của hành vi và phân nhóm hành vi khách quan
của tội phạm……………………………………………………… 13
1.2.4. Hành vi khách quan của tội phạm trong các giai đoạn thực hiện
tội pham………………………………………………… 18
1.2.5. Hành vi khách quan của tội phạm trong đồng phạm…………… 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 32
Chương 2. CÁC DẤU HIỆU KHÁC THUỘC MẶT KHÁCH QUAN
CỦATỘI PHẠM…………………………………………………33
2.1. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm……………………….33
2.1.1. Khái niệm về hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm……… 33
2.1.2. Các dạng thể hiện hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm… 35
2.1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hậu quả nguy hiểm cho xã hội
của tội phạm……… 38
2.2. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả
nguy hiểm cho xã hội của tội phạm……………………………… 42
2.2.1. Nhận thức chung về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội


và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm trong luật hình sự 42
2.2.2. Nội dung mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu
quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm trong luật hình sự……… 44
2.2.3. Một số dạng quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu

quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm trong luật hình sự……… 47
2.3. Các dấu hiệu khác thuộc mặt khách quan của tội phạm……………48
2.3.1. Phương tiện phạm tội……………………………………………….48
2.3.2. Phương pháp, thủ đoạn phạm tội………………………………… 50
2.3.3. Thời gian phạm tội………………………………………………….52
2.3.4. Địa điểm phạm tội………………………………………………… 53
2.3.5. Hoàn cảnh phạm tội……………………………………………… 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ……………………………………………… ….58
Chương 3. MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM ĐỐI VỚI VIỆC
ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT…………60
3.1. Mặt khách quan của tội phạm đối với việc định tội danh………….60
3.1.1. Những vấn đề cơ bản về định tội danh…………………………… 60
3.1.2. Đánh giá về mặt pháp lý hình sự vai trò của các dấu hiệu thuộc
mặt khách quan của tội phạm đối với việc định tội danh………… 61
3.2. Mặt khách quan của tội phạm đối với việc quyết định hình phạt… 76
3.2.1. Những vấn đề cơ bản về quyết định hình phạt…………………… 76
3.2.2. Đánh giá về mặt pháp lý hình sự vai trò của các dấu hiệu thuộc
mặt khách quan của tội phạm đối với việc quyết định hình phạt… 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ……………………………………………… ….92
KẾT LUẬN……………………………………………………………………93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………… 96





1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Tội phạm là hiện tượng xã hội - pháp lý tồn tại trong bất kỳ xã hội nào,
dưới bất kỳ thời đại khái niệm pháp lý về tội phạm, được cụ thể hoá trong các
điều luật cụ thể cũng như trong đường lối đấu tranh phòng, chống tội phạm. Bên
cạnh đó, mặt khách quan 123123của tội phạm còn là căn cứ để xây dựng các chế
định khác nhau về tội phạm và hình phạt như: phân loại tội phạm, định tội danh,
quyết định hình phạt Các quy định này còn là một trong những căn cứ để xây
dựng Phần các tội phạm, sắp xếp và hệ thống các tội phạm theo khách thể, quy
định các cấu thành tội phạm, các khung hình phạt một cách nhất quán. Như
vậy, nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình nào. Nó là hiện tượng tiêu cực
tồn tại trong mọi quốc gia, trái với pháp luật hình sự và được phản ánh trong
pháp luật hình sự của quốc gia đó cùng với biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc
nhất là hình phạt được áp dụng đối với chủ thể. Trong luật hình sự, bản chất của
tội phạm được thể hiện một cách tập trung thông qua mặt khách quan hay nói
cách khác, tội phạm được phản ánh rõ nét thông qua những biểu hiện khách
quan bên ngoài mà con người có thể nhận biết được. Vì vậy, quy định về mặt
khách quan của tội phạm và các yếu tố xung quanh khái niệm tội phạm trong Bộ
luật hình sự có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động lập pháp và áp dụng luật
hình sự. Thông qua hoạt động lập pháp, mặt khách quan của tội phạm được biểu
hiện trong sự về tội phạm, có thể thấy rằng mặt khách quan của tội phạm là
một trong những nội dung cơ bản và xuyên suốt đối với các chế định về tội
phạm cũng như hình phạt, được cụ thể hoá tại các điều luật và là cơ sở pháp
lý cho việc áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn, nâng cao hiệu quả của
cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.
Xuất phát từ việc nghiên cứu khái niệm tội phạm và vai trò của mặt khách
quan với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm đối với hoạt động lập pháp và
áp dụng pháp luật hình sự, đòi hỏi cần nghiên cứu về mặt khách quan của tội
phạm một cách đầy đủ, toàn diện. Về mặt lý luận, việc nghiên cứu về mặt khách
2

quan của tội phạm trước hết nhằm làm rõ những vấn đề chung về khái niệm tội

phạm - khái niệm cơ bản trong luật hình sự, xây dựng và hoàn thiện khái niệm
khoa học về tội phạm cũng như các chế định khác có liên quan. Việc nghiên cứu
về mặt lý luận các quy định về tội phạm và mặt khách quan của tội phạm cũng
góp phần phân tích và đánh giá một cách đầy đủ, có hệ thống các chế định cơ
bản về tội phạm và hình phạt nói chung cũng như các yếu tố thuộc mặt khách
quan của tội phạm nói riêng, qua đó có thể đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn
thiện các quy định của Bộ luật hình sự, tạo điều kiện cho việc áp dụng đúng quy
định của pháp luật hình sự về tội phạm trong thực tiễn.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về mặt khách quan của
tội phạm và các yếu tố thuộc mặt khách quan của tội phạm.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về các yếu tố
thuộc mặt khách quan của tội phạm và những quy định của pháp luật hình sự
được cụ thể hoá trong các điều luật về tội phạm và hình phạt trong Bộ luật hình
sự hiện hành. Ngoài ra, luận văn còn nghiên cứu các dấu hiệu thuộc mặt khách
quan của tội phạm trong thực tiễn xét xử và đề xuất việc hoàn thiện các quy định
của pháp luật hình sự có liên quan như các chế định về tội phạm, hình phạt, cấu
thành tội phạm trên cơ sở những nghiên cứu về mặt khách quan của tội phạm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về nội
dung, bản chất của mặt khách quan và các yếu tố thuộc mặt khách quan của tội
phạm. Ngoài ra, luận văn còn nghiên cứu về vai trò của các yếu tố đó đối với
một số hoạt động thực tiễn pháp lý như định tội danh, quyết định hình phạt cũng
như xây dựng khái niệm khoa học về tội phạm trong luật hình sự.
Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu về mặt khách quan và các yếu tố thuộc
mặt khách quan của tội phạm trên phương diện lý luận chung và trong các quy
định của pháp luật hình sự hiện hành. Qua đó, nghiên cứu, phân tích, đánh giá cơ
sở khoa học và cơ sở pháp lý của việc xây dựng các chế định khác về tội phạm,
chỉ ra những điểm chưa hợp lý, chưa hoàn thiện của các quy định đó để đề xuất
3


việc chỉnh sửa và hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật
hình sự trong thực tiễn.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp: phương pháp phân tích,
phương pháp logic, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh kết hợp với
các phương pháp xã hội học, phương pháp tổng kết thực tiễn xây dựng luật cũng
như áp dụng luật hình sự trong đấu tranh phòng chống tội phạm, hệ thống và
phân tích làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong luận văn.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Thông qua việc nghiên cứu về mặt khách quan của tội phạm một cách toàn
diện và đầy đủ, đặc biệt là nghiên cứu về ý nghĩa và vai trò của các yếu tố thuộc
mặt khách quan của tội phạm đối với các chế định pháp luật hình sự như tội
phạm, phân loại tội phạm, hình phạt, định tội danh, quyết định hình phạt, luận
văn góp phần làm sáng tỏ các nội dung thuộc mặt khách quan trên cơ sở lý luận
và thực tiễn pháp lý, thông qua đó hoàn thiện các quy định của pháp luật hình
sự. Trên cơ sở phân tích, làm sáng tỏ khái niệm về mặt khách quan và các yếu tố
thuộc mặt khách quan của tội phạm về mặt lý luận, luận văn cũng góp phần
đánh giá tính chính xác và căn cứ khoa học của quy định về tội phạm và hình
phạt trong Bộ luật hình sự hiện hành, thông qua đó đề xuất sửa đổi và hoàn thiện
những quy định này theo hướng đầy đủ và thống nhất.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Những kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ nội dung,
bản chất vấn đề mặt khách quan của tội phạm trong luật hình sự về mặt lý luận
cũng như trong thực tiễn pháp lý, góp phần hoàn thiện các chế định; tổng kết và
đánh giá việc xây dựng và áp dụng những quy định về mặt khách quan của tội
phạm trong luật hình sự Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm Lời mở đầu, Ba chương, Kết luận và Danh mục tài liệu

tham khảo.
4

Chương 1
KHÁI NIỆM MẶT KHÁCH QUAN VÀ DẤU HIỆU HÀNH VI
KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM

1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, trong bất kỳ thời đại nào,
vai trò của con người luôn được khẳng định trong mọi hoạt động nhận thức và
hoạt động thực tiễn. Chỉ có con người với ý thức của mình mới có thể nhận thức
được thế giới, tác động vào thế giới để cải tạo nó theo mục đích của mình. Sự
tồn tại của con người trong thế giới vật chất cho thấy rằng, hoàn cảnh và môi
trường xung quanh đã tác động đến họ bằng cách này hay cách khác và làm xuất
hiện ở con người các quá trình tâm lý diễn ra bên trong và hành vi diễn ra bên
ngoài. Có thể nói rằng, hành vi xuất hiện một cách khách quan trong mối quan
hệ giữa con người và môi trường xung quanh. Trong hoàn cảnh nhất định, con
người sẽ có những xử sự phù hợp về cả khía cạnh pháp luật và đạo đức. Tuy
nhiên, hành vi của con người không phải lúc nào cũng phù hợp pháp luật, một
trong số đó là hành vi vi phạm pháp luật và được quy định là “tội phạm”.
Tội phạm là hiện tượng tiêu cực tồn tại trong mọi quốc gia. Nó cũng là
hành vi của con người nhưng hành vi đó có những đặc trưng riêng. Tất cả những
đặc trưng cơ bản của tội phạm và những chế định liên quan đều được quy định
trong pháp luật hình sự của mỗi nước. Căn cứ vào đó, chúng ta xác định được
hành vi nào bị coi là tội phạm và phải chịu chế tài tương ứng do pháp luật quy
định. Ở Việt Nam, tội phạm được luật hình sự quy định là hành vi nguy hiểm
cho xã hội, trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện một cách cố ý hay vô ý. Sự tồn tại của con người trong thế giới khách quan
được biểu hiện bằng hoạt động đối với môi trường xung quanh và thông qua
hành vi. Hành vi đó luôn chứa đựng cái “tôi” của chủ thể, đó chính là mặt chủ

quan. Để nhận thức về hành vi và chủ thể thực hiện hành vi ấy, phải thông qua
những diễn biến và biểu hiện bên ngoài, hay nói cách khác phải thông qua mặt
khách quan. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về tội phạm, một vấn đề được đặt ra
5

đó là bên cạnh khái niệm được quy định trong luật thì những biểu hiện bên ngoài
của tội phạm, những gì diễn ra trong thế giới khách quan, đã được con người
nhận thức như thế nào, vai trò của những yếu tố đó trong tổng thể các yếu tố của
cấu thành tội phạm được thể hiện ra sao? Bởi xét đến cùng, thì hành vi phạm tội
là thể thống nhất giữa các yếu tố khách quan và chủ quan, giữa những diễn biến
tâm lý bên trong của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và những
biểu hiện diễn ra bên ngoài mà ta có thể nhận biết trực tiếp bằng các giác quan.
Hai mặt khách quan và chủ quan của tội phạm có liên hệ chặt chẽ với nhau, bên
cạnh việc nghiên cứu mặt chủ quan, thì việc nghiên cứu mặt khách quan của tội
phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm là cần thiết vì tội phạm thể
hiện một cách rõ nét nhất các yếu tố của nó thông qua mặt khách quan, những
diễn biến bên ngoài mà con người nhận thức được không phụ thuộc vào ý thức
của chủ thể. Bất kỳ tội phạm nào xảy ra trong thực tế khách quan cũng đều có
những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài mà con người có thể nhận biết
trực tiếp được. Những biểu hiện đó bao gồm: hành vi khách quan nguy hiểm cho
xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và
hậu quả, các dấu hiệu biểu hiện việc thực hiện hành vi phạm tội và gắn liền với
hành vi như: công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, thời gian,
địa điểm và hoàn cảnh phạm tội. Những biểu hiện trên đây tạo thành mặt khách
quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm.
Như vậy, mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm,
bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới
khách quan[59, tr.91].
Từ những định nghĩa trên đây về mặt khách quan của tội phạm, đồng thời
trên cơ sở phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nói chung và thực tiễn

xét xử nói riêng, có thể khẳng định các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội
phạm bao gồm: hành vi phạm tội - hành vi nguy hiểm cho xã hội (bằng hành
động hoặc không hành động); hậu quả phạm tội - hậu quả nguy hiểm cho xã hội
(nếu nó được quy định trong cấu thành tội phạm tương ứng); mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả phạm tội; các dấu hiệu không bắt buộc
6

như công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, thời gian, địa điểm
và hoàn cảnh phạm tội.
Giữa những biểu hiện bên ngoài - mặt khách quan và những quan hệ tâm lý
bên trong - mặt chủ quan của bất kỳ hành vi phạm tội nào cũng có mối quan hệ
thống nhất. Những hành vi đó đều là hoạt động của con người cụ thể, xâm hại
hoặc nhằm xâm hại những quan hệ xã hội nhất định.[59, tr.64]. Các yếu tố khách
quan và chủ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được thể hiện trong hành
vi phạm tội của chủ thể. Cùng với chủ thể, khách thể và mặt chủ quan của tội
phạm, mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm.
Trong cấu thành tội phạm, các yếu tố thuộc mặt khách quan có ý nghĩa không
giống nhau. Hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc và được quy định
trong tất cả các cấu thành tội phạm, không có hành vi thì không có cấu thành tội
phạm và cũng không thể có tội phạm. Các dấu hiệu khác thuộc mặt khách quan
có thể là dấu hiệu định tội hoặc là dấu hiệu định khung hình phạt.
Mặt khách quan của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn. Căn
cứ vào những biểu hiện như hành vi được chủ thể thực hiện và một số nội dung
biểu hiện khác, người ta biết được tội phạm đã xảy ra, các tình tiết, diễn biến của
vụ án, xác định được đó là tội gì trong số các tội phạm được quy định trong Bộ
luật hình sự. Do vậy, mặt khách quan của tội phạm có ý nghĩa trước hết đối với
việc định tội. “Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm nếu xác định
đúng thì sẽ giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án phân biệt đúng
từng tội phạm cụ thể trên cơ sở các dấu hiệu cơ bản và điển hình nhất được
nhà làm luật ghi nhận với tính chất là các dấu hiệu bắt buộc tại điều (khoản)

tương ứng trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự”[13, tr.5]. Ngoài ý nghĩa
trong việc định tội, các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm còn có ý
nghĩa trong việc định khung hình phạt. Trong nhiều trường hợp, các dấu hiệu
thuộc mặt khách quan được phản ánh là dấu hiệu định khung trong cấu thành tội
phạm tăng nặng của một số tội phạm. Mặt khách quan còn có ý nghĩa trong việc
đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, xác định lỗi, đánh giá mức độ
lỗi, mức độ trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi. Ngoài ra, thông
7

qua mặt khách quan, có thể xác định các yếu tố khác của cấu thành tội phạm như
mặt chủ quan, chủ thể và khách thể của tội phạm.
1.2. Hành vi khách quan của tội phạm
1.2.1. Khái niệm về hành vi khách quan của tội phạm
Có thể nói rằng, trong tất cả các yếu tố thuộc mặt khách quan của tội phạm
thì hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản nhất và cũng là biểu hiện cơ bản nhất
của tội phạm nói chung. Tất cả các biểu hiện khác của tội phạm luôn gắn liền
với hành vi. Có hành vi khách quan xuất hiện trong thực tế thì mới có các biểu
hiện khác của tội phạm.[29, tr.56]. Hành vi là dấu hiệu bắt buộc của tất cả các
cấu thành tội phạm, không có hành vi thì không có cấu thành tội phạm và cũng
không thể có tội phạm.
Xung quanh khái niệm hành vi có nhiều quan điểm khác nhau. Khái niệm
hành vi lần đầu tiên được J.B.Watson (nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ) đưa
ra năm 1913. Khái niệm hành vi được xây dựng trên nền móng thực chứng luận
và chỉ dựa trên những hiện tượng có thể quan sát được từ bên ngoài. Hành vi
được xem như là tổng hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi
trường bên ngoài theo công thức S – R (Stimulant: kích thích; Reaction: phản
ứng). Điều này có nghĩa là bất kỳ một hành vi nào của người và động vật đều
diễn ra theo cơ chế: có kích thích thì có phản ứng chứ không liên quan gì tới ý
thức, tới những yêu cầu và chuẩn mực của xã hội. Trong từ điển Tâm lý học do
R.J.Corsini chủ biên có viết: “Hành vi là những những hành động, phản ứng,

những tương tác đáp lại kích thích bên trong và bên ngoài bao gồm những cử
chỉ quan sát được một cách khách quan, những cử chỉ thuộc về nội tâm và
những quá trình vô thức”[16, tr.99]. Hành vi có hai phạm trù: hành vi hiện ra
bên ngoài và hành vi diễn ra bên trong. Hành vi hiện ra bên ngoài là những hành
động mà người khác có thể quan sát trực tiếp được. Hành vi diễn ra bên trong
đầu là những gì chúng ta làm mà người khác không thể quan sát trực tiếp được
nhưng có thể nhận biết thông qua suy luận. Chủ nghĩa hành vi cổ điển chỉ quan
tâm đến hành vi bộc lộ ra bên ngoài, bỏ qua những gì diễn ra bên trong đầu
thuộc bình diện nhận thức. Tuy nhiên, chủ nghĩa hành vi hiện đại coi trọng cả
8

hai phạm trù này. Còn theo tâm lý học Nga, hành vi của con người được xem
như hoạt động, tuy ít nhiều mang những yếu tố bẩm sinh, nhưng chủ yếu chịu sự
chi phối từ phía xã hội thông qua ngôn ngữ và các hệ thống tín hiệu ý nghĩa
khác. Từ điển Tâm lý học do A.V.Peetrovxki và M.G.Iarôsevxki chủ biên định
nghĩa: “Hành vi là sự tác động qua lại giữa cơ thể sống, thông qua hoạt tính
bên ngoài (vận động) và bên trong (tâm lý). Thuật ngữ hành vi được sử dụng để
chỉ hành vi của các cá thể riêng lẻ, các cá nhân cũng như của nhóm, loài (hành
vi của một loài sinh vật, hay một nhóm xã hội)”.
Ở Việt Nam, khi bàn đến khái niệm hành vi cũng có những ý kiến khác
nhau. Có quan điểm cho rằng hành vi là một bộ phận của hoạt động và luôn
được điều khiển bởi ý thức. Tác giả khác cũng cho rằng hành vi là bộ phận của
hoạt động nhưng hành vi có thể có ý thức và có thể không có ý thức, nhưng điều
quan trọng là hành vi phải mang tính ý nghĩa xã hội. “Hành vi là những biểu
hiện bên ngoài của các quá trình sinh lý của hoạt động. Nó gắn với động cơ,
nhu cầu và có ý nghĩa xã hội nhất định”[33, tr.40]. Một số tác giả khác lại cho
rằng hành vi là tất cả những phản ứng của con người, bao gồm phản ứng máy
móc, vô thức và cả phản ứng có ý thức. “Hành vi là cách ứng xử trong một hoàn
cảnh nhất định được biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ nhất định”[64, tr.781].
Như vậy, vẫn chưa có một quan điểm thống nhất về khái niệm hành vi, bởi

mỗi tác giả khi đưa ra khái niệm hành vi đã nhìn nhận và nghiên cứu hành vi ở
những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trên cơ sở các quan điểm của các nhà
nghiên cứu, có thể nhận thấy một điều rằng, cuộc sống của con người mà cụ thể
là thái độ của con người đối với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật và các phong
tục, tập quán truyền thống luôn được biểu hiện thông qua các hành vi. Thông
qua hành vi, có thể phán đoán về các đặc điểm nhân cách của chủ thể. Biểu hiện
đặc trưng ở hành vi của con người là các cách xử sự của họ trước những hoàn
cảnh cụ thể. Cách xử sự theo nghĩa đích thực của nó, không phải là bất cứ hành
động nào của con người mà chỉ là những hành động có ý thức thể hiện thái độ
của họ đối với người khác, đối với xã hội và đối với các chuẩn mực đạo đức
trong xã hội. Cách xử sự là những thao tác của hành vi được xã hội đánh giá là
9

tích cực hoặc tiêu cực, trong đó có sự đánh giá của pháp luật. Xử sự của con
người không phụ thuộc một cách thụ động vào hoàn cảnh mà có sự tác động qua
lại với hoàn cảnh đó. Con người luôn là chủ thể tích cực của hoạt động, tác động
một cách có ý thức nhằm cải tạo hoàn cảnh và điều chỉnh bản thân mình trong
hoạt động sống. Do vậy, trong những hoàn cảnh giống nhau, nhưng ở mỗi người
lại có thể lựa chọn cho mình cách xử sự khác nhau. Tuy nhiên, cách xử sự của
con người trong những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể đó có thể được kiểm duyệt
bởi ý thức (hành vi có ý thức), nhưng cũng có thể không được kiểm duyệt bởi ý
thức (hành vi vô thức). Như vậy, khi nói đến hành vi của con người là bao gồm
cả hành vi có ý thức và hành vi vô thức. Từ những phân tích trên, có thể đưa ra
kết luận: “Hành vi là cách xử sự của con người trong một hoàn cảnh cụ thể,
được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ nhất định”[39, tr.77].
Khái niệm hành vi phạm tội là một dạng của hành vi và cũng có đầy đủ các
yếu tố cấu thành của hành vi. Do đó, khi xây dựng khái niệm hành vi phạm tội,
khoa học pháp lý xuất phát từ những nguyên lý cơ bản của các học thuyết hành
vi để cụ thể hóa vào hoàn cảnh tiêu cực, đó là xu hướng chống đối xã hội,
phương thức thực hiện mục đích và hậu quả tiêu cực cho xã hội mà một người

nào đó đã gây ra. Xu hướng chống đối xã hội của hành vi phạm tội được biểu
hiện rõ khi phân tích quá trình hình thành động cơ, đề ra mục đích, quyết định
thực hiện hành vi, sự lựa chọn phương thức nhằm đạt mục đích đã đề ra và sự
thay đổi ý định phạm tội trong quá trình thực hiện tội phạm với các hình thức lỗi
khác nhau. Trên cơ sở các học thuyết về hành vi, các nhà tâm lý học pháp lý
người Nga M.I.Enhikev và A.V.Xakharov cho rằng, hành vi phạm tội là hành vi
có lý trí, có ý chí, nguy hiểm cho xã hội, trái với pháp luật và phải chịu hình
phạt. Còn theo Iu.V.Trupharovski thì hành vi phạm tội là một hành động có
động cơ, có định hướng, có ý thức và được điều khiển chống đối pháp luật để
đạt một mục đích nhất định và hành động đó không thể chia nhỏ được nữa.
Ở Việt Nam, khoa học pháp lý hình sự và tâm lý học tư pháp đưa ra một số
quan điểm về hành vi phạm tội: “Hành vi phạm tội là hành vi hoàn chỉnh gồm
cả mặt khách quan và chủ quan thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội
10

phạm”[28, tr.60] hay “hành vi phạm tội là những hành vi chệch hướng - xã hội,
vi phạm các quy phạm pháp luật đến mức phải xử lý bằng hình phạt”[58, tr.25].
Trong luật hình sự, hành vi phạm tội được hiểu là biểu hiện của con người ra
bên ngoài thế giới khách quan dưới những hình thức cụ thể nhằm đạt được mục
đích và mong muốn của chủ thể thực hiện hành vi đó. Những biểu hiện đó được
con người cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan chứ không phải là những gì
diễn ra bên trong tư tưởng, suy nghĩ của chủ thể mà người khác không thể trực
tiếp nhận biết được. Một người nếu chỉ có ý định, tư tưởng phạm tội nhưng
không biểu hiện ra thế giới khách quan bằng những hành vi cụ thể gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội thì không thể bị coi là tội phạm. Tội phạm
trước hết phải được xem xét là hành vi của con người, không có hành vi thì
không thể có tội phạm. Thực tiễn pháp lý cũng chỉ ra rằng tại bất kỳ một quốc
gia nào, tội phạm bị đưa ra xét xử đều phải dựa vào hành vi của chủ thể đã thực
hiện, chỉ có hành vi phạm tội mới là bằng chứng thuyết phục nhất để buộc tội
một người, hành vi đó đã cấu thành một tội cụ thể nhất định được quy định trong

pháp luật hình sự và họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hành vi
đó. Qua những phân tích trên đây, có thể đưa ra khái niệm về hành vi khách
quan của tội phạm như sau:
Hành vi khách quan của tội phạm (hành vi nguy hiểm cho xã hội) là xử
sự cụ thể của con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới những
hình thức nhất định, gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các
quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ [7, tr.147].
1.2.2. Đặc điểm của hành vi khách quan của tội phạm
Thứ nhất, hành vi khách quan của tội phạm phải có tính nguy hiểm
cho xã hội
Theo luật hình sự Việt Nam, tội phạm được quy định là hành vi nguy hiểm
cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi thể hiện ở chỗ, hành vi đó
xâm hại đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ thông qua việc gây ra
hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ đó [59, tr.96]. Đây là đặc
điểm cơ bản để phân biệt tội phạm với các hành vi vi phạm pháp luật khác.
11

“Các vi phạm pháp luật khác tuy cũng có tính nguy hiểm cho xã hội nhưng còn
ở mức độ chưa đáng kể. Tội phạm là những hành vi có tính nguy hiểm cho xã
hội ở mức độ đáng kể. Khi tội phạm đã được quy định trong luật hình sự, ranh
giới giữa tội phạm và vi phạm pháp luật khác có thể đã được xác định một cách
dứt khoát, hành vi bị quy định chỉ có thể là tội phạm mà không thể là vi phạm
pháp luật khác được”[59, tr.57]. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi mà nhà làm luật xác định những hành vi bị coi là tội phạm và quy định
trong luật hình sự. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi khách
quan có thể được đánh giá thông qua tầm quan trọng và tính chất của đối tượng
tác động của tội phạm hay quan hệ xã hội mà hành vi đó xâm hại đến.
Ví dụ: Tại bản án số 35/2010/HSST ngày 24/9/2010 của Toà án nhân dân
tỉnh Thái Nguyên đã tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Tùng (sinh năm 1994) phạm
tội “giết người” và áp dụng điểm n, khoản 1, Điều 93; điểm b, p khoản 1 và

khoản 2 Điều 46, Điều 47, Điều 69 và Điều 74 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo 8
năm 6 tháng tù. Bị cáo Tùng đã bị xử lý hình sự về hành vi phạm tội như sau:
Ngày 04/3/2010, do có lời qua tiếng lại với nhau, Vũ Văn Quân đã chửi bới,
thách đố và tát Nguyễn Tiến Tùng. Sau khi được mọi người can ngăn, Tùng nhìn
thấy Quân đi từ trong chợ ra, hai bên lại xảy ra xô xát, Tùng đã dùng dao nhọn
đâm 2 nhát liên tiếp vào bụng và ngực làm Quân gục ngay tại chỗ. Hậu quả
Quân đã chết trên đường đi cấp cứu. Vụ án trên có tính chất đặc biệt nghiêm
trọng, hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trực tiếp tính mạng
của công dân được pháp luật bảo vệ. Hành vi đó đã tước đoạt tính mạng của một
công dân trái pháp luật, gây mất trật tự trị an địa phương và xã hội, gây hoang
mang, lo lắng trong nhân dân, vì vậy cần phải được xử lý nghiêm mình bằng
pháp luật hình sự.
Thứ hai, hành vi khách quan của tội phạm là hoạt động có ý thức và ý chí
Cách xử sự của một người bị coi là hành vi phạm tội trong luật hình sự là
cách xử sự mà trong đó phải có sự tham gia của ý thức và ý chí, nghĩa là chủ thể
phải nhận thức và điều khiển được cách xử sự đó. “Những xử sự thể hiện ra thế
giới khách quan nhưng không được ý thức của chủ thể nhận thức và điều khiển
12

hoặc tuy nhận thức được nhưng không điều khiển được thì không có ý nghĩa
trong luật hình sự, không phải là hành vi thuộc mặt khách quan của tội
phạm”[7, tr.147]. Trong luật hình sự, bất kỳ xử sự nào của con người biểu hiện
trong thực tế cũng phải được chủ thể nhận thức và điều khiển. Những xử sự của
con người như: hành động bản năng (những hành động được hình thành bởi
những kích thích tác động trực tiếp đến cơ thể được thực hiện ngoài sự kiểm
soát của ý thức), hành động phản xạ không điều kiện, phản xạ bẩm sinh (những
hành động thực hiện như phản ứng mà không cần có sự kiểm soát của ý thức),
những phản ứng trong tình trạng choáng, hành động xung động (những hành
động không được ý thức một cách đầy đủ) đều không được chủ thể nhận thức
hoặc chủ thể nhận thức được nhưng không điều khiển được. Đó đều được coi là

những xử sự không có chủ định.[39, tr.78]. Trong dạng hành động này, con
người không hề suy nghĩ gì về hành động của mình, không cân nhắc việc có nên
hành động hay không, họ phản ứng một cách nhanh chóng và trực tiếp. Những
hành động đó, thực tế đã gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các
quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ nhưng không phải là hành vi phạm tội,
vì chúng không phải là kết quả của sự nhận thức và sự điều khiển của chủ thể
mà là kết quả trực tiếp của sự tác động từ bên ngoài.
Xét về mặt lý luận, mỗi con người bình thường đều có khả năng hình thành
và phát triển năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi trên cơ sở của
sự nhận thức cho phù hợp với những đòi hỏi của xã hội. Tuy nhiên, không phải
khi sinh ra con người đã có những năng lực đó mà chúng chỉ hình thành và phát
triển khi con người đạt đến một độ tuổi nhất định, đồng thời phải thông qua một
quá trình hoạt động, giáo dục trong điều kiện gia đình và môi trường xã hội. Dựa
trên cơ sở này, Điều 12 Bộ luật hình sự quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên
phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên
nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm
trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Có những trường hợp dù
đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nhưng do bệnh tật và ảnh hưởng của hệ
thần kinh nên họ hoàn toàn không có khả năng nhận thức được tính nguy hiểm
13

cho xã hội của hành vi mình thực hiện. Đó là những người ở trong tình trạng
không có năng lực trách nhiệm hình sự: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu
trách nhiệm hình sự” (Khoản 1, Điều 13 Bộ luật hình sự). Do đó, nếu một người
không có khả năng nhận thức hoặc có khả năng nhận thức nhưng không có khả
năng điều khiển hành vi của mình thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì
hành vi đó không bị coi là hành vi phạm tội.
Thứ ba, hành vi khách quan của tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự

Điều 2 Bộ luật hình sự quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ
luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”, nghĩa là nếu như chủ
thể thực hiện hành vi không được quy định trong luật hình sự hoặc hành vi đó
tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng
kể, thì cũng không có tội phạm [13, tr.5]. Hành vi được chủ thể thực hiện phải
thỏa mãn đầy đủ những đặc điểm của hành vi khách quan của tội phạm cụ thể đã
được quy định trong luật hình sự mới được coi là hành vi khách quan của tội
phạm, tức là hành vi khách quan của tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự.
1.2.3. Hình thức thể hiện của hành vi và phân nhóm hành vi khách quan của
tội phạm
a. Hình thức thể hiện của hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm có hai hình thức thể hiện là hành động
phạm tội và không hành động phạm tội.
Hành động phạm tội là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi
tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho
khách thể của tội phạm qua việc chủ thể làm một việc bị pháp luật cấm [59,
tr.97].
Hành vi phạm tội được thực hiện dưới dạng hành động là trường hợp chủ
thể làm những việc mà pháp luật hình sự cấm, hành động đó “có thể chỉ là một
động tác đơn giản xảy ra một lần trong thời gian ngắn, có thể là tập hợp nhiều
động tác khác nhau, cũng có thể là một động tác đơn giản hay tập hợp nhiều
14

động tác nhưng được thực hiện lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian dài”[7,
tr.148]. Ví dụ: hành động cầm súng bắn chết người hay hành động giật lấy tài
sản và nhanh chóng tẩu thoát chỉ là động tác đơn giản, xảy ra trong thời gian
ngắn còn hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 151 Bộ luật hình sự) cũng
chỉ gồm một động tác cất giữ trái phép chất ma túy trong người, trong nhà hoặc
ở nơi nào đó, không kể thời gian bao lâu, nhưng hành vi này thường được thực
hiện trong một khoảng thời gian dài. Hành vi hành hạ được mô tả trong mặt

khách quan của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu,
người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151 Bộ luật hình sự) được mô tả là hành
vi người phạm tội đối xử tàn ác, gây ra đau đớn về thể xác cho người bị hại, có
thể gồm nhiều động tác khác nhau như đánh đập, bắt làm việc nặng nhọc quá
sức… đối với những người có mối quan hệ hôn nhân và gia đình với họ làm cho
người bị hành hạ rơi vào trạng thái bị giày vò về tình cảm, bị tổn thất về danh
dự, đau khổ về tinh thần hoặc bị thương tích, tổn hại về sức khỏe, ảnh hưởng
cho sự phát triển bình thường trong quan hệ gia đình.
Không hành động phạm tội là hình thức của hành vi khách quan làm biến
đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại
cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật
yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm [59, tr.97].
Không hành động phạm tội có thể được hiểu là “sự kiềm chế của chủ thể
trước một hành động nào đó trong một hoàn cảnh cụ thể, nếu như sự kiềm chế
này thể hiện được quan điểm, thái độ của chủ thể đối với các sự việc, hiện tượng
đang diễn ra”[39, tr.78]. Ví dụ: hành vi của người không cứu giúp người khác
đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được quy định tại Điều 102 Bộ
luật hình sự. Người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là người mà
tính mạng của họ đang trực tiếp bị đe dọa, đòi hỏi phải có sự cứu giúp kịp thời
của người khác, nếu không sẽ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến chết người.
Người phạm tội là người có đủ điều kiện để cứu giúp, ngăn chặn hậu quả chết
người xảy ra và việc cứu giúp đó không gây nguy hiểm cho bản thân và những
người khác. Khả năng của bản thân và điều kiện bên ngoài hoàn toàn cho phép
15

người phạm tội thực hiện việc cứu giúp nhưng họ đã không thực hiện hành vi
mà pháp luật và đạo đức yêu cầu phải làm. Tính trái pháp luật hình sự của hành
vi thể hiện ở chỗ chủ thể mặc dù có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện một
việc mà pháp luật quy định phải làm nhưng họ đã không làm hoặc làm không
đầy đủ việc đó. Điều đó đã làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng

tác động và gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm.[7, tr. 148].
Trong luật hình sự Việt Nam, có tội phạm mà hành vi khách quan chỉ có
thể được thực hiện dưới hình thức hành động, có tội phạm chỉ có thể được thực
hiện dưới hình thức không hành động và có những tội mà hành vi khách quan
vừa có thể được thực hiện dưới dạng hành động và không hành động phạm tội.
Ví dụ: tội cướp tài sản (Điều 133 Bộ luật hình sự), tội hiếp dâm (Điều 111 Bộ
luật hình sự)… chỉ có thể được chủ thể thực hiện dưới dạng hành động phạm tội.
Đây là loại tội chiếm tỷ lệ lớn trong số các tội phạm được luật hình sự quy định
(khoảng gần 70%). Chiếm tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 8%) là loại tội mà hành vi
khách quan chỉ được thực hiện bằng không hành động. Ví dụ: tội không cứu
giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 102 Bộ luật
hình sự), tội không tố giác tội phạm (Điều 314 Bộ luật hình sự), tội không chấp
hành án (Điều 304 Bộ luật hình sự). Loại tội mà hành vi khách quan có thể được
thực hiện dưới dạng hành động và không hành động. Ví dụ: hành vi khách quan
của tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự) có thể được thực hiện bằng hành
động như bắn, đâm, chém… nhưng cũng có thể được thực hiện bằng không
hành động - không làm những việc nhất định để đảm bảo sự an toàn về tính
mạng của người khác mà họ có nghĩa vụ phải làm như hành vi của người mẹ
không cho con bú, dẫn đến hậu quả đứa bé bị chết. Trong mặt khách quan của
tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143 Bộ luật hình sự)
hành vi khách quan có thể được thực hiện bằng cả hai hình thức hành động và
không hành động. Hành vi hủy hoại được hiểu là hành vi làm cho tài sản mất giá
trị sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được, có
thể là hành động như đập, phá, đốt… hoặc có thể là không hành động như không
16

tắt máy khi có sự cố dẫn đến máy bị hư hỏng hoàn toàn… Loại tội này chỉ
chiếm tỷ lệ trên 20% các tội phạm.
Hành động và không hành động phạm tội đều có khả năng làm biến đổi
tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho

quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Thực tiễn xét xử và đấu tranh tội phạm
cho thấy, hành vi phạm tội thực hiện bằng không hành động thường dễ bị bỏ qua
và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: hành vi của người mẹ không
cho con bú dẫn đến hậu quả đứa trẻ bị chết là hành vi cấu thành tội giết người
được thực hiện dưới hình thức không hành động theo quy định tại Điều 93 Bộ
luật hình sự nhưng trên thực tế hành vi phạm tội này thường không bị truy cứu
trách nhiệm hình sự và chủ thể không phải chịu hậu quả pháp lý hoặc hành vi
của chủ thể dù có điều kiện và khả năng nhưng không cứu giúp người bị ngã
xuống sông, hồ, ao cần phải được cứu giúp trên thực tế cũng ít bị truy cứu trách
nhiệm hình sự. Có thể thấy rằng, việc truy cứu một số tội phạm trên được thực
hiện bằng không hành động cần phải xem xét đến một số yếu tố như: điều kiện,
hoàn cảnh phạm tội, tâm lý của người phạm tội; mặt khác, hậu quả xảy ra không
phải là hành vi trực tiếp của họ tác động tới đối tượng nên trong thực tiễn, những
hành vi này ít bị đưa ra xét xử.
b. Phân nhóm hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi của con người diễn ra trong thực tế đời sống rất đa dạng, chính vì
vậy, trong luật hình sự, hành vi khách quan được mô tả trong các cấu thành tội
phạm không hoàn toàn giống nhau. “Xét về tính chất trái pháp luật, có thể chia
hành vi thành hành vi bị cấm tuyệt đối và hành vi bị cấm tương đối. Trong đó,
hành vi bị cấm tuyệt đối là hành vi luôn luôn mang tính không hợp pháp còn
hành vi bị cấm tương đối là hành vi chỉ có tính không hợp pháp khi chủ thể
không thực hiện những yêu cầu nhất định”[29, tr.57]. Hành vi bị cấm tuyệt đối
như hành vi hành vi giết người, hành vi trộm cắp tài sản…, hành vi bị cấm tương
đối như hành vi kinh doanh, hành vi vận chuyển hàng hóa qua biên giới Hành
vi bị cấm tương đối khi được mô tả trong cấu thành tội phạm đòi hỏi phải mô tả
đồng thời các điều kiện làm cho hành vi đó có tính không hợp pháp, ví dụ hành
17

vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm tội kinh doanh trái phép
(Điều 159 Bộ luật hình sự) là hành vi của chủ thể kinh doanh không thực hiện

việc đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký, kinh
doanh không có giấy phép.
“Xét về cấu trúc của hành vi, có thể chia hành vi thành hành vi đơn và
hành vi kép. Trong đó, hành vi kép được hiểu là hành vi gồm nhiều hành vi
riêng biệt khác nhau. Những hành vi này có thể chỉ xâm hại một khách thể trực
tiếp nhưng cũng có trường hợp xâm hại nhiều khách thể trực tiếp khác
nhau”[29, tr.59]. Ví dụ: ở tội cướp tài sản (Điều 133 Bộ luật hình sự), chủ thể
thực hiện hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành
vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được và
hành vi chiếm đoạt. Hai khách thể trực tiếp khác nhau bị hai hành vi xâm hại là
quyền nhân thân và quyền sở hữu . Đây là đặc điểm cấu trúc đặc biệt của hành
vi khách quan của tội phạm mà trong luật hình sự những tội như vậy được gọi là
“tội ghép”. Đó là loại tội mà “hành vi khách quan được hình thành bởi nhiều
hành vi khác nhau xảy ra đồng thời, xâm hại các khách thể khác nhau”[59,101].
Ngoài ra, còn có thể nói tới hai loại hành vi là hành vi liên tục và hành vi
kéo dài. Tương ứng với chúng, khoa học luật hình sự đưa ra các khái niệm về tội
liên tục và tội kéo dài. Hành vi khách quan trong tội liên tục bao gồm nhiều
“hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, xâm hại cùng khách thể
và đều bị chi phối bởi ý định phạm tội cụ thể thống nhất”[59, tr.101]. Ví dụ:
hành vi khách quan của tội đầu cơ là hành vi mua vét hàng hóa có số lượng lớn
nhằm bán lại thu lợi bất chính. Hành vi đó diễn ra nhiều lần, kế tiếp nhau về mặt
thời gian, xâm hại cùng một khách thể là trật tự quản lý thị trường hàng hóa của
nhà nước đồng thời gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Hành vi khách quan trong
tội kéo dài là hành vi “có khả năng diễn ra không gián đoạn trong một khoảng
thời gian dài”[59, tr.101]. Ví dụ: hành vi trong tội tàng trữ trái phép vũ khí quân
dụng (Điều 230 Bộ luật hình sự) diễn ra liên tục không gián đoạn từ thời điểm
người phạm tội cất giữ vũ khí quân dụng trái phép và kết thúc khi họ bị phát
hiện hoặc tự nguyện đem giao nộp vũ khí cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
18


1.2.4. Hành vi khách quan của tội phạm trong các giai đoạn thực hiện
tội phạm
Hành vi là cách xử sự của con người trước hoàn cảnh, trong nhiều trường
hợp, hành vi là sự thể hiện quan điểm, thái độ của chủ thể đối với môi trường
xung quanh. Là một dạng của hành vi, hành vi phạm tội là hoạt động của con
người và nó cũng diễn ra theo quá trình nhất định. “Trong thực tế có những
trường hợp vì nguyên nhân ngoài ý muốn, người phạm tội đã không thực hiện
được toàn bộ quá trình đó mà phải dừng lại ở những thời điểm khác nhau”[59,
tr.151]. Trong những trường hợp đó, hành vi khách quan không được thực hiện
một cách trọn vẹn theo đúng như mong muốn của chủ thể và người phạm tội
không đạt được mục đích của mình. Luật hình sự Việt Nam quy định ba mức độ
thực hiện tội phạm: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn
thành, quy định tại Điều 17 và Điều 18 Bộ luật hình sự. Quy định này thể hiện
mức độ thực hiện tội phạm và là căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm hình sự
của người phạm tội.
Trong luật hình sự, quá trình thực hiện tội phạm bao gồm các giai đoạn là
chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành [59, tr.152].
Các giai đoạn này chỉ được đặt ra đối với các tội được thực hiện với lỗi cố ý.
Hành vi khách quan của chủ thể trong các giai đoạn thực hiện tội phạm có
những đặc điểm riêng biệt về nội dung và cách thể hiện. Thông qua hành vi đó,
có thể đánh giá mức độ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mức độ gây
thiệt hại cho khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ và phạm vi trách nhiệm
hình sự của chủ thể, tạo cơ sở cho việc định tội danh và quyết định hình phạt
được chính xác.
Theo luật hình sự Việt Nam, hành vi của chủ thể được coi là hành vi phạm
tội và trách nhiệm hình sự mới có thể được đặt ra đối với người phạm tội khi
người đó đã bước vào giai đoạn chuẩn bị phạm tội [59, tr.152]. Đây là giai đoạn
đầu tiên thực hiện tội phạm, sau giai đoạn này thì một hành vi hay một loạt hành
vi phạm tội sẽ được chủ thể thực hiện. Tội phạm trong trường hợp chuẩn bị
phạm tội và phạm tội chưa đạt, tuy chưa được thực hiện đến cùng nhưng người

19

phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự vì về mặt khách quan, người phạm
tội đã có hành vi “chuẩn bị” thực hiện tội phạm còn trường hợp phạm tội chưa
đạt tuy chưa gây ra hậu quả như mong muốn của người phạm tội nhưng hành vi
nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra trong thực tế. Hành vi chuẩn bị phạm tội tạo tiền
đề cho một loạt hành vi phạm tội sau này còn hành vi trong giai đoạn phạm tội
chưa đạt trên thực tế đã gây ra thiệt hại nhất định cho khách thể được luật hình
sự bảo vệ. Hơn nữa, “về chủ quan, việc dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị hay chưa
đạt là do nguyên nhân ngoài ý muốn, còn bản thân người phạm tội vẫn mong
muốn thực hiện tội phạm đến cùng”[59, tr.152]. Chính vì vậy, có thể khẳng định
việc đặt ra vấn đề trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội là có căn cứ.
a. Hành vi khách quan trong trường hợp chuẩn bị phạm tội
Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi tạo ra
những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực
hiện tội phạm đó [59, tr.154].
Đối với tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý, chủ thể mong muốn hậu quả
xảy ra, điều đó tác động đến hành vi chuẩn bị thực hiện tội phạm. Người phạm
tội hình dung được hành vi mình sẽ thực hiện, hậu quả xảy ra trong tương lai, do
vậy ở họ xuất hiện ý định cần phải tạo ra những điều kiện để dễ dàng thực hiện
tội phạm, nhanh chóng đạt được mục đích, qua đó thúc đẩy quyết tâm phạm tội
đến cùng. Đây là giai đoạn người phạm tội bắt đầu thực hiện các hành vi với
mục đích hỗ trợ cho việc thực hiện tội phạm được thuận lợi, dễ dàng hơn bằng
việc tạo ra những điều kiện vật chất hoặc tinh thần.[59, tr.154]. Những hành vi
này đều chưa trực tiếp gây thiệt hại cho khách thể. Tuy nhiên, chúng cũng có ý
nghĩa và vai trò nhất định đối với hành vi phạm tội được mô tả trong cấu thành
tội phạm. “Hành vi chuẩn bị phạm tội hợp thành thể thống nhất với hành vi thực
hiện tội phạm là hành vi trực tiếp làm biến đổi tình trạng của đối tượng tác
động của tội phạm và qua đó gây thiệt hại cho khách thể”[59, tr.154]. Hậu quả
của tội phạm xảy ra trong thực tế phụ thuộc nhất định vào hành vi chuẩn bị,

hành vi chuẩn bị là tiền đề, là bước khởi đầu để thực hiện hành vi phạm tội tiếp
theo. Các dạng thể hiện của hành vi phạm tội:
20

Chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội. Công cụ, phương tiện phạm tội là
một trong những vật thể cần thiết và hỗ trợ cho người phạm tội thực hiện hành
vi một cách dễ dàng hơn. Hành vi “chuẩn bị’ ở đây có thể hiểu là hành vi tìm
kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện giúp cho việc thực hiện tội phạm.
Chuẩn bị kế hoạch phạm tội. Kế hoạch phạm tội có thể hiểu là trình tự,
diễn biến các bước diễn ra trong toàn bộ quá trình thực hiện hành vi phạm tội.
Nếu người phạm tội có hành vi chuẩn bị kế hoạch phạm tội thì chứng tỏ họ đã
có sự chuẩn bị cho việc phạm tội của mình một cách kỹ càng, qua đó thúc đẩy
quyết tâm phạm tội và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm.
Thăm dò địa điểm phạm tội. Địa điểm phạm tội là nơi người phạm tội thực
hiện hành vi của mình. Việc thăm dò giúp họ nhận biết được trước khu vực
phạm tội về vị trí, những thuận lợi, khó khăn khi di chuyển…, thông qua đó, có
những tính toán và hành động giúp cho việc thực hiện tội phạm đạt kết quả như
mong muốn.
Thăm dò, làm quen với nạn nhân hoặc người bị hại. Nạn nhân và người bị
hại là những đối tượng bị hành vi phạm tội của tác động tới. Thiệt hại mà người
phạm tội gây ra cho họ có thể là về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân
phẩm… tùy thuộc vào loại tội mà người phạm tội thực hiện. Hành vi thăm dò,
làm quen với nạn nhân hoặc người bị hại giúp người phạm tội nắm bắt được một
số đặc điểm của họ như thời gian, thói quen, tâm lý…, những yếu tố này có vai
trò nhất định trong ý định và kế hoạch phạm tội của chủ thể.
Loại trừ trước những trở ngại khách quan. Những trở ngại khách quan là
những yếu tố từ môi trường và hoàn cảnh bên ngoài đưa tới, có tính chất cản trở
hoặc gây khó khăn cho việc thực hiện hành phạm tội. Người phạm tội nhận biết
được và có những hành vi nhằm loại bỏ, hạn chế những trở ngại này để thực
hiện tội phạm.

Hành vi chuẩn bị phạm tội được coi là tiền đề cho hành vi phạm tội sau
này, về khách quan nó cũng thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội mặc dù nó chưa
phải là hành vi phạm tội. Tuy nhiên, trách nhiệm hình sự không phải được đặt ra
đối với tất cả các hành vi chuẩn bị phạm tội: “Người chuẩn bị phạm một tội rất
21

nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội định thực hiện” (Điều 17 Bộ luật hình sự). “Các nhóm tội phạm được
phân biệt với nhau bởi cả dấu hiệu về mặt nội dung chính trị, xã hội và cả dấu
hiệu về mặt hậu quả pháp lý. Dấu hiệu về mặt nội dung chính trị, xã hội là tính
nguy hiểm cho xã hội và dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lý là tính phải chịu hình
phạt”[59, tr.54]. Theo đó, tính nguy hiểm cho xã hội ở tội rất nghiêm trọng và
tội đặc biệt nghiêm trọng là tính gây nguy hại rất lớn và đặc biệt lớn cho xã hội.
Căn cứ vào đặc điểm này, luật hình sự quy định người thực hiện hành vi chuẩn
bị phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng mới phải chịu trách
nhiệm hình sự vì hành vi chuẩn bị phạm tội đối với hai loại tội này phản ánh tính
nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng.
b. Hành vi khách quan trong trường hợp phạm tội chưa đạt
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được
đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội (Điều 18 Bộ
luật hình sự 1999).
Trong trường hợp phạm tội chưa đạt, có sự việc người phạm tội đã bắt đầu
thực hiện tội phạm nghĩa là họ đã bắt đầu thực hiện hành vi khách quan được mô
tả trong cấu thành tội phạm. Đó có thể là trường hợp chủ thể chỉ mới thực hiện
được hành vi đi liền trước hành vi khách quan hoặc đã thực hiện được hành vi
khách quan nhưng chưa gây ra hậu quả. Những hành vi hỗ trợ cho hành vi khách
quan, diễn ra trước khi hành vi khách quan được thực hiện cũng được coi là
hành vi bắt đầu thực hiện tội phạm. Người phạm tội đã bắt tay vào thực hiện
hành vi phạm tội nhưng tội phạm không được thực hiện đến cùng, “nghĩa là
hành vi của họ chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu

thành tội phạm”[59, tr. 157]. Nguyên nhân của việc tội phạm không được thực
hiện đến cùng như mong muốn của chủ thể không phải là do ý chí chủ quan của
người phạm tội mà do những nguyên nhân ngoài ý muốn của họ. Người phạm
tội thực hiện với lỗi cố ý nên từ khi có ý định thực hiện tội phạm cho đến khi
chuẩn bị và bắt tay vào thực hiện họ luôn muốn tội phạm được hoàn thành,
nhưng tội phạm không hoàn thành vì nhiều lý do khác nhau, có thể là do nạn

×