Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Vai trò của nhà nước với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.21 KB, 11 trang )

A. MỞ ĐẦU
Công cuộc cải cách kinh tế từ 1986 đã đưa đất nước ta vào một giai đoạn phát
triển mới với việc xóa bỏ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp từng bước
chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Như một
điều hiển nhiên và cơ bản đã được khẳng định trong lý luận và thực tiễn vận hành
cơ chế thị trường ở nước ta, nhà nước với tư cách là một bộ phận của kiến trúc
thượng tầng, đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Do
vậy, để phát huy được sức mạnh của nhà nước trong quản lý, điều hành kinh tế cần
có cách nhìn toàn diện hơn vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện
nay. Vì vậy, em quyết định chọn đề tài: “Vai trò của nhà nước với tư cách là một
bộ phận của kiến trúc thượng tầng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay”.
Với trình độ kiến thức còn hạn hẹp, nên trong bài em còn nhiều sai xót, rất
mong thầy cô thông cảm và sửa chữa để giúp em hoàn thiện kiến thức hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!
B. NỘI DUNG
I. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin về vai trò của nhà nước với tư cách
là kiến trúc thượng tầng đối với sự phát triển của kinh tế
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của
một xã hội nhất định.
kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết
học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật…cùng với các thiết chế xã hội tương ứng như
nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội… được hình thành trên cơ sở hạ
tầng nhất định.
Tuy cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, nhưng toàn bộ kiến trúc
thượng tầng, cũng như các yếu tố cấu thành nó đều có tính độc lập và tương đối
trong quá trình vận động phát triển và tác động một cách mạnh mẽ đối với cơ sở hạ
tầng.
Trong xã hội có giai cấp, các yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng thì nhà
nước là yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất đối với cơ sở hạ tầng vì đó là bộ máy bạo
lực tập trung của giai cấp thống trị về kinh tế. Chức năng xã hội cơ bản của kiến


trúc thượng tầng thống trị là xây dựng, bảo vệ và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra
nó, chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu hoặc phá hoại chế độ kinh tế đó. Một giai
cấp chỉ có thể đứng vững được sự thống trị về kinh tế chừng nào xác lập và củng
cố được sự thống trị về chính trị tư tưởng. Các yếu tố khác của kiến trúc thượng
tầng cũng tác động đến cơ sở hạ tầng nhưng chúng đều bị nhà nước, pháp luật chi
phối.
nhà nước là một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có sự tác động đối với
kinh tế theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm: Nếu nhà nước có những đường lối
chính sách…tác động phù hợp với quy luật kinh tế khách quan thì đó là động lực
2
mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển; nếu đường lối, chính sách đó không phù hợp
tác động ngược lại kinh tế, nó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế.
II. Vai trò của nhà nước với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng
tầng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn hiện nay
1. Nhà nước tác động tiêu cực đến kinh tế khi những đường lối, chính
sách, pháp luật của nhà nước sai lầm phản ánh không đúng quy luật phát
triển khách quan của kinh tế
Nền kinh tế nước ta trước đổi mới là một nền kinh tế trì trệ, lạm phát, khủng
hoảng kéo dài, điều này do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó nguyên nhân chủ
yếu là do khuyết điểm, sai lầm của các cơ quan Đảng và Nhà nước ta từ trung ương
đến cơ sở về lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội dẫn tới chủ quan, nóng
vội, đề ra những nhiệm vụ và chỉ tiêu của kế hoạch nhà nước quá cao so với khả
năng. Những chủ trương sản xuất, xây dựng, phân phối, lưu thông thiếu căn cứ xác
đáng, dẫn đến lãng phí lớn về sức người, sức của; bảo thủ, trì trệ trong việc chấp
hành đường lối của Đảng và nhiều nghị quyết của Trung ương, trong việc đánh giá
và vận dụng những khả năng về nhiều mặt của đất nước; kéo dài cơ chế quản lý
quan liêu bao cấp với các kế hoạch hóa gò bó, cứng nhắc. Duy trì quá lâu một số
chính sách kinh tế không còn thích hợp, cản trở sản xuất và không phát huy sức lao
động sáng tạo của những người lao động; chưa nhạy bén trước những chuyển biến
của tình hình kinh tế thế giới, thiếu những biện pháp có hiệu quả.

Vì thế, từ năm 1982, nhà nước quyết định Việt Nam sẽ tập trung sức phát triển
mạnh nông nghiệp và coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đẩy mạnh sản xuất
hàng tiêu dùng, và kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công
nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý, tăng cường phân cấp cho
địa phương trong công tác sản xuất và quản lý sản xuất. Kinh tế quốc doanh vẫn
tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, kinh tế gia đình được khuyến khích. Thị trường không
3
có tổ chức bị quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, thời kỳ 1981-1985 kinh tế Việt Nam đã
không thực hiện được mục tiêu đã đề ra trong nghị quyết đại hội V là cơ bản ổn
định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Sai lầm về tổng điều
chỉnh giá - lương - tiền cuối năm 1985 đã đưa nền kinh tế đất nước đến những khó
khăn mới. Nền kinh tế-xã hội lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
2. Nhà nước phát huy vai trò tích cực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế
khi những đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước đúng đắn phản ánh
đúng quy luật khách quan của nền kinh tế
Với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật” nhà nước ta đã có những phân
tích, đánh giá tình hình phát triển kinh tế trong nước và thế giới một cách khách
quan, đề ra những đường lối, chính sách, pháp luật đúng đắn xóa bỏ cơ chế quản
lý tập trung, quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới đất nước nói chung và kinh tế nói riêng tiến
hành 25 năm đã đạt được những thành tựu to lớn. Nhìn chung chính sách, pháp
luật đúng đắn của nhà nước đối với kinh tế thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
2.1. Nhà nước ban hành và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô
Bằng pháp luật nhà nước điều tiết, quản lí nền kinh tế, ban hành những chính
sách kinh tế, điều 26 Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý nền
kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách; phân công trách nhiệm và
phân cấp quản lý Nhà nước giữa các ngành, các cấp; kết hợp lợi ích của cá nhân,
của tập thể với lợi ích của Nhà nước”. Thông qua pháp luật Nhà nước hoạch định
các chính sách kinh tế, điều tiết quá trình sản xuất trao đổi và phân phối trong xã
hội, xác định các hành vi bị cấm đối với các chủ thể kinh tế và hành vi được phép

đối với cơ quan và cán bộ công chức nhà nước, tạo môi trường thuận lợi vững chắc
cho hoạt động kinh tế, trật tự hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ
4
chức và cá nhân, định hướng cho các quan hệ kinh tế phát triển theo những mục
đích phục vụ cho sự phát triển của đất nước.
Bước sang nền kinh tế thị trường chính sách tổng thể về kinh tế của Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần với cơ cấu đa sở hữu, phong phú về loại hình tổ chức kinh doanh, giải phóng
mọi tiềm năng kinh tế, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của lực lượng sản xuất, phát
triển hệ thống kinh tế thị trường đồng bộ theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hình
thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa,
xây dựng nền kinh tế mở cả trong lẫn ngoài. Chính sách kinh tế của nhà nước
được cụ thể ở một số chính sách cơ bản sau:
Chính sách đối với các thành phần kinh tế: nhà nước tôn trọng và thừa nhận
sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế. Trong đó, kinh tế nhà nước đóng vai trò
chủ đạo, là công cụ để nhà nước thực hiện vai trò định hướng và điều tiết vĩ mô
nền kinh tế. Nhà nước ta coi kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở
thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế, là cơ sở đảm bảo cho mục tiêu phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Các thành phần kinh tế
khác cũng được nhà nước chú trọng và có những chính sánh phát triển. Nhờ có
chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần tạo điều kiện cho nhiều thành
phần kinh tế cùng phát triển, phát huy sự năng động sáng tạo của các thành phần
kinh tế.
Chính sách thu hút vốn đầu tư: vốn là yếu tố vật chất quyết định cho sự phát
triển của nền kinh tế thị trường, vì vậy nhà nước đã chú trọng thực hiện hàng loạt
các biện pháp pháp lí và tổ chức thực hiện để thu hút vốn đầu tư cả trong và ngoài
nước. Nhà nước chủ trương phát triển nhanh và bền vững thị trường vốn dài hạn và
trung hạn…chính sách thu hút vốn đầu tư trong thời gian qua đã tập trung động
viên các nguồn tài chính với quy mô ngày càng cao cho sự phát triển kinh tế, khối
5

×