1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ PHƯƠNG MINH
TỘI HỦY HOẠI RỪNG
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2013
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ PHƯƠNG MINH
TỘI HỦY HOẠI RỪNG
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã số : 60 38 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Cao Thị Oanh
HÀ NỘI - 2013
3
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công
trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo
độ tin cậy, chính xác và trung
thực. Những kết luận khoa học của
luận văn cha từng đợc ai công
bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Tác giả luận văn
Lê Thị Phơng Minh
4
5
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU
1
Chương 1:
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI
HỦY HOẠI RỪNG
6
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu cơ bản của tội hủy hoại rừng 7
1.1.1. Khái niệm tội hủy hoại rừng 7
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội hủy hoại rừng 15
1.1.2.1.
Khách thể của tội hủy hoại rừng 15
1.1.2.2.
Mặt khách quan của tội hủy hoại rừng 18
1.1.2.3.
Mặt chủ quan của tội hủy hoại rừng 30
1.1.2.4.
Chủ thể của tội hủy hoại rừng 33
1.1.2.5.
Trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với tội hủy hoại rừng 37
1.2. Phân biệt tội hủy hoại rừng với một số tội khác 41
1.2.1. Phân biệt tội hủy hoại rừng với tội vi phạm các quy định
về khai thác và bảo vệ rừng
42
1.2.2. Phân biệt tội hủy hoại rừng với tội vi phạm các quy định
về quản lý rừng
44
1.2.3. Phân biệt tội hủy hoại rừng và tội vi phạm các quy định về
bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
47
6
được ưu tiên bảo vệ
Chương 2:
THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI HỦY HOẠI RỪNG
51
2.1. Tình hình xét xử tội hủy hoại rừng từ năm 2006-2011 51
2.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn xét xử 62
Chương 3:
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ
TỘI HỦY HOẠI RỪNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
79
3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự đối với tội hủy
hoại rừng
80
3.1.1. Về các dấu hiệu định tội 80
3.1.2. Về các dấu hiệu định khung 89
3.1.3. Về hình phạt 89
3.1.4. Mô hình lý luận của tội hủy hoại rừng trong pháp luật hình sự
93
3.2. Nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật hình sự
đối với tội hủy hoại rừng
94
KẾT LUẬN
99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
101
7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS : Bộ luật Hình sự
HĐXX : Hội đồng xét xử
TAND : Tòa án nhân dân
TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
TNHS : Trách nhiệm hình sự
UBND : Ủy ban nhân dân
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC
: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
8
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1 Số liệu rừng bị tàn phá từ năm 2006 - 2011 53
2.2 Số liệu đối tượng vi phạm lâm luật từ năm 2006 - 2011 53
2.3 Số vụ và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội hủy rừng từ
năm 2006 - 2011
54
2.4 So sánh số vụ và số bị cáo phạm tội hủy hoại rừng đã bị
xét xử sơ thẩm với số vụ và số bị cáo bị khởi tố từ năm
2006 - 2011
57
2.5 Số vụ, số bị cáo phạm tội hủy hoại rừng so sánh với tội
phạm nói chung của từng năm, từ năm 2006 - 2011
59
2.6 Đặc điểm nhân thân của bị cáo đã xét xử sơ thẩm từ năm
2006 -2011
60
9
10
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước có diện tích rừng và đất rừng khá lớn, chiếm
khoảng 30% diện tích lãnh thổ. Là nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế lớn
nên rừng đã trở thành đối tượng, mục tiêu khai thác, phá hủy của nhiều cá
nhân, tổ chức. Do vậy, khai thác rừng một cách bền vững cũng như bảo vệ
rừng ở Việt Nam trở thành một vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Bảo vệ rừng
và tài nguyên rừng là một yêu cầu không thể trì hoãn đối với không chỉ riêng
Việt Nam mà còn với tất cả các quốc gia trên thế giới nhằm bảo vệ môi
trường sống đang bị hủy hoại ở mức độ báo động với nguyên nhân chủ yếu
là do chính hoạt động của con người gây ra.
Công tác bảo vệ rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Trong
đó, trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật có vai trò rất quan trọng.
Nhất là trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, đời
sống kinh tế - xã hội có những thay đổi đáng kể, loại tội phạm môi trường có
nhiều điều kiện thuận lợi phát triển. Mặt trái của nền kinh tế thị trường là lối
sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, vì đồng tiền, con người sẵn sàng làm
bất cứ việc gì kể cả đó là hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, tình hình tội
phạm môi trường nói chung và tội phạm hủy hoại rừng nói riêng đang diễn
ra hết sức phức tạp với tính chất, mức độ nguy hiểm cao.
Bên cạnh đó, về mặt thực tiễn trong pháp luật hình sự, quy định Tội
hủy hoại rừng còn một số nhược điểm nhất định. Trên thực tế hành vi hủy
hoại rừng diễn ra tương đối phổ biến. Tuy nhiên, số lượng tội phạm này bị
đưa ra xét xử chưa nhiều. Quy định pháp luật hình sự về tội phạm này về cơ
bản chưa đảm bảo được hiệu quả cao của cuộc đấu tranh phòng chống tội
phạm về môi trường. Việc áp dụng pháp luật đối với Tội hủy hoại rừng cũng
còn nhiều hạn chế, bất cập: Các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ,
11
thống nhất; chưa có cơ chế phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành
tố tụng; biện pháp áp dụng pháp luật chưa triệt để, nghiêm minh làm ảnh
hưởng đến kết quả thi hành pháp luật đối với tội này trong giai đoạn hiện nay.
Về mặt lý luận, trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và
cải cách tư pháp hiện nay còn thiếu những công trình nghiên cứu chuyên
khảo có tính chất hệ thống, toàn diện, chuyên sâu và thực tiễn áp dụng pháp
luật đối với Tội hủy hoại rừng mà trong đó làm rõ những vấn đề pháp lý và
đưa ra những kiến giải lập pháp khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật. Chính vì
vậy, việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về công tác này, đưa ra các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy phạm về tội phạm này
trong giai đoạn hiện nay là sự đòi hỏi cấp bách về cả lý luận và thực tiễn.
Đây cũng chính là lý do luận chứng để chúng tôi chọn đề tài "Tội hủy hoại
rừng trong Luật hình sự Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học pháp lý hình sự Việt Nam chưa có một công trình
khoa học nào nghiên cứu một cách cụ thể, khoa học và có hệ thống về Tội
hủy hoại rừng dưới góc độ là một đề tài riêng biệt, tách rời các nhóm tội
phạm môi trường. Các công trình đã nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu
chung về tội phạm môi trường. Có thể kể đến các bài viết đăng trên các tạp
chí chuyên ngành như "Nhận thức chung đối với tội phạm về môi trường và
một số vấn đề liên quan", của Trần Lê Hồng, đăng trên Tạp chí Khoa học
pháp lý, số 4, 2001; "Phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm môi
trường là nhiệm vụ toàn Đảng, toàn dân", của Trần Đại Quang, đăng trên
trang web www.Chinhphu.vn, ngày 03/6/2008; "Một số khó khăn, vướng mắc
khi áp dụng các quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ rừng", của Cao
Anh Đức, đăng trên Tạp chí Kiểm sát, số 22, 2010
Bên cạnh đó, còn có một số công trình khoa học đề cập đến tội phạm
về môi trường. Đó là: Luận án tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước bằng pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay, của Hà Công Tuấn,
12
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006: Luận văn thạc sĩ Luật học::
Trách nhiệm hình sự đối với Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ
rừng và đấu tranh phòng ngừa tội phạm này trên địa bàn tỉnh Gia Lai, của
Lê Văn Hà, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2002; gần đây nhất là Luận án tiến
sĩ Luật học: Hoạt động điều tra tội phạm vi phạm các quy định về khai thác
và bảo vệ rừng của cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý và chức vụ,
của Phạm Đình Xinh, Học viện An ninh nhân dân, 2008.
Ngoài các công trình nghiên cứu trong nước, còn có một số các tổ
chức nước ngoài tiến hành nghiên cứu các đề tài có liên quan như Báo cáo
của World Bank vào tháng 8 năm 2006 về "Tăng cường pháp luật rừng và
thực trạng quản lý"; hay đề tài "Những vấn đề về rừng quy định của pháp
luật và vấn đề thực thi" của Viện Tài nguyên Washington…
Các công trình này hoặc là chủ yếu nghiên cứu về nhóm tội phạm
môi trường nói chung; hoặc là chỉ nghiên cứu tập trung vào một số loại tội
phạm riêng lẻ như: Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng, Tội vi phạm
các quy định về khai thác và bảo vệ rừng mà không có công trình nào nghiên
cứu về Tội hủy hoại rừng. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, cho đến nay chưa
có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống
những vấn đề lý luận và thực tiễn về Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự
Việt Nam.
Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm môi trường đang diễn
biến phức tạp hiện nay, vấn đề này cần được nghiên cứu làm sáng tỏ hơn về
mặt lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật
về Tội hủy hoại rừng, đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp chế trong luật hình
sự Việt Nam, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách cụ thể, có hệ thống về
mặt lý luận những vấn đề cơ bản liên quan đến Tội hủy hoại rừng theo luật
13
hình sự Việt Nam và việc xét xử tội phạm này trong thực tiễn. Từ đó chỉ ra
những vướng mắc và đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định
của pháp luật hình sự về Tội hủy hoại rừng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu đã trình bày nêu trên, tác giả luận
văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu như sau:
Về mặt lý luận: Tìm hiểu các khái niệm, các dấu hiệu pháp lý cơ bản
trong cấu thành tội phạm của Tội hủy hoại rừng, xem xét vấn đề đường lối xử lý
đối với người phạm Tội hủy hoại rừng. Từ đó, làm sáng tỏ bản chất pháp lý và
những nội dung cơ bản của tội phạm này theo quy định luật hình sự Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá việc xét xử trong
thực tiễn những vấn đề liên quan đến Tội hủy hoại rừng, đồng thời phân tích
những tồn tại xung quanh việc quy định trên phương diện lý luận với thực
tiễn áp dụng nhằm luận chứng sự cần thiết phải hoàn thiện và đưa ra các giải
pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về Tội hủy hoại rừng, nâng
cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật hình sự đối với tội phạm này
trong giai đoạn hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về Tội hủy hoại
rừng trong Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam dưới góc độ của luật hình sự và đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống Tội hủy hoại rừng.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tội phạm môi
trường nói chung hay Tội hủy hoại rừng nói riêng theo quy định của BLHS.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn là:
phân tích, tổng hợp, thống kê so sánh, đối chiếu, lịch sử cụ thể
14
6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Luận văn là công trình khoa học đầu tiên trong khoa học luật hình sự
nghiên cứu một cách cụ thể, khoa học và có hệ thống những vấn đề lý luận
và thực tiễn về Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam. Luận văn
đã giải quyết về mặt lý luận những vấn đề sau:
- Phân tích một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận về Tội
hủy hoại rừng như: khái niệm Tội hủy hoại rừng, các dấu hiệu pháp lý cơ bản
trong cấu thành tội phạm của Tội hủy hoại rừng, phân biệt tội phạm này với các tội
phạm khác có liên quan, đường lối xử lý đối với người phạm Tội hủy hoại rừng.
- Phân tích những tồn tại xung quanh việc quy định trên phương diện
lý luận Tội hủy hoại rừng thông qua việc nghiên cứu các vấn đề thực tiễn. Từ
đó đề xuất kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự và xây dựng
mô hình lý luận của BLHS về Tội hủy hoại rừng.
7. Ý nghĩa của luận văn
Đây là đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về Tội
hủy hoại rừng theo luật hình sự Việt Nam dưới cấp độ một luận văn thạc sĩ
luật học với những đóng góp về mặt khoa học đã nêu trên. Ngoài ra, kết quả
nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị cho các cơ quan nhà
nước có trách nhiệm trong việc hoàn thiện quy định pháp luật hình sự đối với
Tội hủy hoại rừng, đồng thời còn góp phần giải quyết những vướng mắc
trong thực tiễn xét xử loại tội phạm này.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Quy định của pháp luật hình sự về Tội hủy hoại rừng.
Chương 2: Thực tiễn xét xử Tội hủy hoại rừng.
Chương 3: Hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về Tội hủy hoại
rừng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng.
15
Chương 1
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG
Rừng là nguồn tài nguyên to lớn, là nguồn thu lời cho nền kinh tế
quốc dân. Rừng không những có giá trị kinh tế mà rừng còn có vai trò quan
trọng trong quốc phòng, an ninh. Đặc biệt, rừng đã tạo ra sự ổn định và cân
bằng về môi trường sinh thái, điều hòa khí hậu, bảo vệ sự sống, hạn chế các
tác hại của lũ lụt, mưa gió, hạn hán, phục vụ đời sống kinh tế, văn hóa, xã
hội, du lịch của nhân dân. Vì vậy, chúng ta cần phải có những biện pháp cụ
thể trong việc quản lý và bảo vệ rừng. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều hành vi
hủy hoại rừng đã xảy ra hết sức phức tạp với những thủ đoạn tinh vi, hậu quả
của tội phạm gây ra hết sức nặng nề, trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường và
đời sống của nhân dân, làm môi trường sống của chúng ta đang ở mức báo
động. Do tính nguy hiểm của hành vi này nên trong pháp luật hình sự từ xưa
đến nay ở bất kỳ quốc gia, bất kỳ Nhà nước nào cũng nghiêm trị hành vi xâm
phạm đến rừng và áp dụng hình phạt. Nếu hành vi hủy hoại rừng dù nguy
hiểm đến đâu cũng chỉ dừng lại ở việc xử lý kỉ luật, xử phạt hành chính hay
trách nhiệm dân sự… mà không truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) thì sẽ
không đủ sức răn đe, không tương xứng với tính nguy hiểm của hành vi dẫn
đến không phòng ngừa và dần loại bỏ được những hành vi này trong thực tế.
Do vậy việc quy định Tội hủy hoại rừng trong pháp luật hình sự để đấu tranh
phòng ngừa và chống hành vi nguy hiểm này là thực sự đúng đắn và cần
thiết đáp ứng đòi hỏi cả về mặt lý luận và thực tiễn. Không những vậy, chế
tài đưa ra cũng cần nghiêm khắc mới đáp ứng đòi hỏi của công tác đấu tranh
phòng ngừa và chống tội phạm.
Quy định Tội hủy hoại rừng trong pháp luật hình sự là cơ sở để Nhà
nước thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước sử dụng các công cụ pháp
lý đấu tranh phòng chống tội phạm. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử những
16
năm qua cho thấy rằng, mỗi loại tội phạm có tính chất mức độ nguy hiểm
cho xã hội khác nhau, phương pháp đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
cũng khác nhau. Nhưng cho dù như thế nào thì chúng đều gây những thiệt
hại nhất định cho các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Chúng
là những hiện tượng xã hội tiêu cực cần chúng ta không ngừng đấu tranh,
hạn chế và từng bước loại trừ ra khỏi đời sống xã hội.
1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI HỦY HOẠI RỪNG
1.1.1. Khái niệm Tội hủy hoại rừng
Tội hủy hoại rừng là một trong mười một tội độc lập được quy định
trong Chương các tội phạm về môi trường của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ
sung năm 2009). Tuy nhiên, BLHS chưa đưa ra khái niệm chung về tội phạm
hủy hoại rừng. Phân tích khoa học khái niệm này là khởi điểm cho việc giải
quyết về bản chất vấn đề của TNHS trong lĩnh vực hủy hoại rừng. Việc hiểu
đúng đắn khái niệm tội phạm hủy hoại rừng là cơ sở phương pháp luận cho
quá trình lập pháp đối với loại tội phạm này. Trong trường hợp không có sự
nhận thức đúng đắn về tội phạm này sẽ không thể xây dựng được các hình
thức chế tài, phạm vi và nhiệm vụ của hoạt động phòng ngừa.
Trước hết, cần hiểu khái niệm Tội hủy hoại rừng là gì. Đây là vấn đề
lý luận có ý nghĩa quan trọng của tội phạm này, tạo cơ sở cho việc đi sâu
nghiên cứu các vấn đề khác, đồng thời còn giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật
áp dụng đúng đắn các quy phạm của BLHS. Do vậy, làm sáng tỏ khái niệm
Tội hủy hoại rừng có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.
Nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về Tội hủy
hoại rừng từ khi thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến
khi BLHS đầu tiên được chính thức thông qua ngày 27/6/1985, có hiệu lực
từ 01/01/1986 và tiếp tục được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện trong lần pháp
điển hóa thứ hai ra đời BLHS năm 1999 và ngày 19/6/2009 Quốc hội nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 đã thông qua
17
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS cho thấy chưa có quy định
pháp luật nào ghi nhận khái niệm tội phạm môi trường nói chung và khái
niệm Tội hủy hoại rừng nói riêng.
Trong BLHS năm 1985 chưa thể hiện rõ tính cấp bách và tầm quan
trọng đặc biệt của việc đấu tranh với các hành vi xâm hại môi trường. Điều này
không chỉ thể hiện qua việc BLHS 1985 chưa dành riêng một chương cho
các tội phạm về môi trường, mà chỉ quy định tại một Điều 195 "Tội vi phạm
các quy định về bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng" trong Chương
VIII - Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lý hành
chính. Một số tội phạm về môi trường được gộp lại với những tội phạm khác
và được hiểu không phải với tư cách là những tội phạm về môi trường. "Tội
vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác và bảo vệ tài nguyên
trong lòng đất, trong các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam" (Điều 179),
"Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai" (Điều 180), "Tội vi
phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng" (Điều 181) trong BLHS 1985
được hiểu là những tội phạm kinh tế và xếp vào Chương VII "Các tội phạm
về kinh tế". Đến BLHS năm 1999 chính sách hình sự của Việt Nam trong
việc bảo vệ môi trường có sự đột phá quan trọng với việc xây dựng một
chương riêng cho các tội phạm về môi trường (Chương XVII) với 10 tội độc
lập. Và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS năm 2009 có hiệu lực
thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, Chương các tội phạm về môi trường
đã được sửa đổi, bổ sung bốn điều, thêm mới ba điều và bãi bỏ hai điều. Nên
Chương các tội phạm về môi trường trong BLHS bao gồm có tất cả 11 điều.
Tuy nhiên, Điều 189 "Tội hủy hoại rừng" vẫn được giữ nguyên không có sửa
đổi, bổ sung.
Để làm rõ khái niệm của tội phạm này, trước hết cần nghiên cứu quá
trình hình thành quy định Tội hủy hoại rừng trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Thuật ngữ "bảo vệ rừng" lần đầu tiên chính thức được quy định tại
Điều 181 BLHS được Quốc hội thông qua ngày 27/6/1985 "Tội vi phạm các
18
quy định về quản lý và bảo vệ rừng" trong Chương VII - Các tội phạm về
kinh tế. Trong BLHS năm 1985, tội phạm liên quan đến rừng mới chỉ được
quy định tại một điều: Điều 181 quy định Tội vi phạm các quy định về quản
lý và bảo vệ rừng, trong đó hành vi là khai thác trái phép cây rừng, săn bắt
trái phép chim, thú. BLHS ra đời là một bước tiến quan trọng trong hoạt
động lập pháp của Nhà nước, là công cụ sắc bén để các cơ quan đấu tranh
chống tội phạm một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, vào thời điểm này, tội
phạm về hủy hoại rừng chưa được quy định thành tội riêng nên khó vận dụng
trong thực tiễn. Hành vi đốt phá rừng trái phép hoặc hành vi khác hủy hoại
rừng thì bị truy cứu TNHS theo Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo
vệ rừng (Điều 181). Đây chỉ là một mắt xích, một dạng hành vi trong chuỗi
các hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý và bảo vệ
rừng của Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng tại Điều 181
BLHS năm 1985. Qua thực tiễn xét xử cho thấy, việc quy định có tính chất
khái quát chung cho nhiều loại hành vi như vậy sẽ không làm rõ được những
tình tiết cụ thể cũng như mức độ nguy hiểm của từng loại hành vi. Trên thực
tế, xuất phát từ những lý do khác nhau, kẻ phạm tội không chỉ dừng lại ở chỗ
khai thác trái phép cây rừng, săn bắt trái phép chim, thú. Về mặt khách quan,
hành vi này khác hành vi hủy hoại rừng hay lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi
phạm các quy định về quản lý rừng. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu điều tra,
truy tố, xét xử tội phạm liên quan đến rừng, trong lần pháp điển hóa thứ hai
luật hình sự Việt Nam - BLHS năm 1999, Tội vi phạm các quy định về quản
lý và bảo vệ rừng (Điều 181 BLHS năm 1985) được tách thành hai tội là: Tội
vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng và Tội vi phạm các quy
định về quản lý rừng (Điều 175 và Điều 176 BLHS năm 1999) trong Chương
các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và quy định thêm một tội mới là
"Tội hủy hoại rừng" tại Điều 189 BLHS năm 1999 trong Chương các tội xâm
phạm về môi trường. So với BLHS năm 1985 và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 có một số thay đổi nhất định,
19
đáng chú ý là việc quy định các tội liên quan đến rừng thành các tội riêng
biệt đó là "Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng", "Tội vi
phạm các quy định về quản lý rừng" và "Tội hủy hoại rừng". Đến Luật sửa
đổi bổ sung một số điều của BLHS năm 2009 các điều này vẫn giữ nguyên.
Như vậy, trong BLHS năm 1999 cũng như Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của BLHS năm 2009, điều luật chỉ quy định tội danh hủy hoại rừng
mà không có một khái niệm đầy đủ, cụ thể về tội phạm này. Khái niệm Tội
hủy hoại rừng chỉ được tiếp cận thông qua những giải thích cụ thể về hành vi
khách quan của tội phạm được quy định tại Thông tư liên tịch số
19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 8/3/2007
của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ công an, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC), Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC)
hướng dẫn áp dụng một số điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực
quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (sau đây gọi tắt là Thông tư số
19/2007/TTLT)
. Theo Điều 189 BLHS thì hành vi hủy hoại rừng bao gồm:
hành vi đốt rừng trái phép, phá rừng trái phép và các hành vi khác hủy hoại
rừng. Tại mục 3 phần IV Thông tư số 19/2007/TTLT đã giải thích cụ thể về
từng hành vi hủy hoại rừng.
Tuy nhiên, các hướng dẫn cụ thể trên mới chỉ dừng lại ở việc giải
thích có tính chất liệt kê hành vi khách quan của Tội hủy hoại rừng mà chưa
thể hiện một cách đầy đủ, toàn diện về nội hàm khái niệm và bản chất của tội
phạm này.
Như vậy, qua nghiên cứu Tội hủy hoại rừng trong BLHS và các văn
bản hướng dẫn thi hành cho thấy:
Thứ nhất, Tội hủy hoại rừng được quy định trong Chương các tội
phạm về môi trường. Điều này là hợp lý bởi vì việc phân ra các chương về
các tội phạm cụ thể dựa trên sự phân loại các khách thể xâm phạm của tội
phạm. Tội hủy hoại rừng là một tội phạm môi trường cụ thể, xâm phạm đến
20
sự bền vững và ổn định của môi trường. Đây cũng chính là khách thể của tội
phạm - những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Thứ hai, Tội hủy hoại rừng là hành vi nguy hiểm cho xã hội. BLHS
năm 1999 đã tách Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng thành
hai tội là: "Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng" và "Tội vi
phạm các quy định về quản lý rừng và quy định thêm một tội mới là "Tội
hủy hoại rừng". Điều này càng chứng tỏ thái độ xử lý nghiêm khắc của Nhà
nước đối với tội phạm này.
Thứ ba, Tội hủy hoại rừng được quy định tại Điều 189 BLHS năm
1999, đây là điều luật quy định đối với nhiều hành vi phạm tội mà mỗi hành
vi lại có đủ yếu tố cấu thành tội phạm: "Hành vi đốt rừng trái phép", "Phá
rừng trái phép" và "Hành vi khác hủy hoại rừng". Nếu các hành vi này có
liên quan chặt chẽ với nhau thì cũng chỉ xét xử về một tội: Tội hủy hoại
rừng. Vì vậy, để đảm bảo tính chính xác, khi nghiên cứu khái niệm của Tội
hủy hoại rừng cần nghiên cứu khái niệm cụ thể của các hành vi nói trên.
Để làm rõ khái niệm Tội hủy hoại rừng, cần làm rõ các thuật ngữ
"đốt", "phá".
Thuật ngữ "đốt" theo Từ điển tiếng Việt có nghĩa là làm cho cháy,
đốt rừng là làm cho cháy rừng. Theo thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT giải
thích: "Đốt rừng trái phép" là hành vi cố ý làm cháy rừng với bất kỳ mục
đích gì mà không được người hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
"Phá" theo Từ điển tiếng Việt có nghĩa là bỏ đi một cách cương
quyết, làm cho không còn tồn tại để tiếp tục hoạt động được. Theo Thông tư
liên tịch số 19/2007/TTLT thì "Phá rừng trái phép" là chặt phá rừng, ken cây
và các hành vi khác trái pháp luật làm cho cây rừng bị chết với bất kỳ mục
đích gì, trừ các trường hợp khai thác trái phép cây rừng và các hành vi khác vi
phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng (tiểu mục 1.1
và tiểu mục 1.2 mục 1 phần IV Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT).
21
"Hành vi khác hủy hoại rừng" theo Thông tư liên tịch số
19/2007/TTLT là đào bới, nổ mìn, san ủi, đào, đắp, ngăn nước thủy triều,
tháo nước hoặc xả chất độc hại vào rừng trái pháp luật… làm cho cây rừng bị
chết hàng loạt, đất rừng bị ô nhiễm.
Dưới góc độ khoa học pháp lý hình sự, Tội hủy hoại rừng có một số
đặc điểm pháp lý cơ bản như sau:
Thứ nhất, hủy hoại rừng là hành vi ảnh hưởng đến môi trường, trực
tiếp xâm phạm đến sự bền vững và ổn định của môi trường, gây ra những
hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho môi
trường sinh thái dẫn đến nguy hiểm cho xã hội. Bất kỳ một tội phạm nào đều
là hành vi nguy hiểm cho xã hội, "tính nguy hiểm cho xã hội" của hành vi
khách quan là tiêu chí cơ bản để nhà làm luật phân chia chúng thành các loại
khác nhau: tội phạm, vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm pháp luật dân
sự… Do vậy, ở đây cần có sự phân biệt giữa hành vi đốt, phá rừng trái phép
phải xử lý bằng hình sự (tội phạm) với hành vi chặt phá rừng, khai thác rừng
trái phép được quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Bảo vệ và phát triển rừng
năm 2004; hành vi phá hoại, khai thác trái phép rừng được quy định tại
khoản 1 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và hành vi phá rừng trái
phép bị xử phạt hành chính theo Điều 17 Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày
02 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Ranh giới
phân biệt đó cũng là cơ sở để quy định Tội hủy hoại rừng trong BLHS.
Thứ hai, hành vi hủy hoại rừng là hành vi "trái pháp luật hình sự"
(còn gọi là hành vi "bị luật hình sự cấm"). Tính trái pháp luật hình sự của tội
phạm này chính là sự ngăn cấm việc thực hiện tội phạm bởi quy phạm pháp
luật hình sự tương ứng bằng việc đe dọa áp dụng sự trừng phạt về hình sự
đối với người phạm tội. Người nào phạm tội quy định tại Điều 189 BLHS
tùy theo mức độ phạm tội sẽ phải chịu TNHS, bị áp dụng hình phạt hoặc có
22
thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế về hình sự khác. Chỉ có hành vi
nguy hiểm cho xã hội nào bị luật hình sự cấm - bị nhà làm luật coi là tội
phạm và quy định hình phạt đối với việc thực hiện hành vi đó trong pháp luật
hình sự thì việc thực hiện một cách có lỗi nó (hành vi) mới bị coi là phạm
tội. Đây chính là đặc điểm thể hiện bản chất pháp lý của tội phạm.
Thứ ba, tội phạm hủy hoại rừng có thể được thực hiện bởi bất cứ chủ
thể nào kể cả chủ rừng trong trường hợp họ vi phạm các quy định của pháp
luật về bảo vệ rừng ngay trong khu vực do họ trồng hoặc được giao quản lý,
nhưng chủ thể của tội phạm bao giờ cũng phải là người có năng lực TNHS.
Theo luật hình sự Việt Nam, người có năng lực TNHS là người đạt độ tuổi
chịu TNHS (Điều 12 BLHS) và không thuộc trường hợp ở trong tình trạng
không có năng lực TNHS (Điều 13 BLHS). Với việc quy định như vậy luật
hình sự Việt Nam mặc nhiên thừa nhận người có năng lực TNHS là người ở
một độ tuổi nhất định và là người có khả năng nhận thức được đầy đủ tính
nguy hiểm cho xã hội và tính chất trái pháp luật của hành vi do mình thực
hiện (về lý trí) cũng như điều khiển được hành vi đó (về ý chí).
Thứ tư, người có thái độ tâm lý đối với hành vi phạm tội do mình
thực hiện và đối với hậu quả của hành vi ấy được thể hiện dưới hình thức cố
ý hoặc vô ý. Tội phạm hủy hoại rừng được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý.
Như vậy, từ những phân tích trên đây có thể đưa khái niệm Tội hủy
hoại rừng theo hai cách như sau:
Cách thứ nhất: Tội hủy hoại rừng là hành vi cố ý làm cháy rừng với
bất kỳ mục đích gì mà không được người hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép; chặt phá rừng, ken cây và các hành vi khác trái pháp luật
làm cho cây rừng bị chết với bất kỳ mục đích gì trừ các trường hợp khai thác
trái phép cây rừng và các hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước
về khai thác và bảo vệ rừng; đào bới, nổ mìn, san ủi, đào, đắp, ngăn nước
thủy triều, tháo nước hoặc xả chất độc hại vào rừng trái pháp luật … làm
23
cho cây rừng bị chết hàng loạt, đất rừng bị ô nhiễm gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi đó mà còn vi phạm.
Khái niệm này có ưu điểm là rất cụ thể nhưng dài dòng và cụ thể nên
mang tính liệt kê về hành vi nhiều hơn mà liệt kê thì bao giờ cũng không đầy
đủ vì không thể lường trước hết được các hành vi trên thực tế sẽ xảy ra. Vì
vậy khái niệm này không mang tính khái quát và khoa học.
Cách thứ hai: Tội hủy hoại rừng là những hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định trong BLHS Việt Nam do người có năng lực TNHS thực
hiện một cách cố ý, xâm phạm các quan hệ xã hội về bảo vệ rừng của Nhà
nước, gây những thiệt hại cho môi trường sinh thái.
Định nghĩa này đã chỉ ra một đặc trưng hết sức quan trọng của tội
phạm nói chung, tội phạm hủy hoại rừng nói riêng mà được tất cả các nhà
luật học đều công nhận: "tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật hình sự".
Không có ai nghi ngờ "hành vi nguy hiểm cho xã hội" là đặc trưng chung
của các hành vi vi phạm pháp luật như: vi phạm hành chính, hình sự, vi
phạm kỷ luật Vậy khái niệm nêu trên không bao gồm cả những hành vi
hủy hoại rừng mà vi phạm pháp luật hành chính. Ngoài ra, khái niệm này
cũng chỉ rõ khách thể bị xâm hại. Có thể nói rằng, một trong những đặc
trưng cơ bản nhất của tội phạm cụ thể chính là khách thể giúp phân biệt với
các tội phạm khác. Ngay khái niệm chung về tội phạm tại Điều 8 BLHS
Việt Nam cũng liệt kê những khách thể mà tội phạm theo luật hình sự Việt
Nam xâm hại đến. Trong quá trình xây dựng khái niệm một loại tội phạm
cụ thể, để đặc trưng loại tội phạm này, đồng thời xác định giới hạn, cần chỉ
rõ khách thể chính.
Có thể coi đây là khái niệm chung về Tội hủy hoại rừng, còn hành vi
hủy hoại rừng cụ thể đã được quy định trong BLHS và các văn bản hướng
dẫn thi hành.
24
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của Tội hủy hoại rừng
Mỗi trường hợp phạm tội cụ thể của loại tội nhất định đều có những
nội dung biểu hiện riêng biệt ở cả bốn yếu tố: Khách thể, chủ thể, mặt chủ
quan, mặt khách quan. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở pháp lý
của TNHS, là căn cứ pháp lý để định tội và định khung hình phạt. Để xác
định tội phạm thì phải xác định đầy đủ 4 yếu tố cấu thành này.
Tội hủy hoại rừng là một tội phạm về môi trường cụ thể vì vậy việc
nghiên cứu các dấu hiệu cơ bản của Tội hủy hoại rừng có một vai trò quan
trọng. Nó không chỉ là cơ sở quan trọng cho việc định tội danh, xác định rõ
các dấu hiệu cơ bản của tội phạm mà còn là cơ sở pháp lý cần và đủ để truy
cứu TNHS người phạm tội. "Cấu thành tội phạm là cơ sở khoa học của việc
định tội danh". Khi một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thỏa
mãn đầy đủ các dấu hiệu cấu thành của Tội hủy hoại rừng được quy định tại
Điều 189 BLHS thì các cơ quan Tư pháp hình sự có đầy đủ cơ sở pháp lý để
truy cứu TNHS đối với người phạm tội.
1.1.2.1. Khách thể của Tội hủy hoại rừng
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại. Bất
cứ hành vi phạm tội nào cũng đều gây hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho một
số quan hệ xã hội nhất định được luật hình sự bảo vệ. Không có sự xâm hại
quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ thì không có tội phạm.
Theo luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội được coi là khách
thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội đã được xác định trong
Điều 8 của BLHS. Khoa học luật hình sự Việt Nam phân biệt ba loại khách
thể của tội phạm: khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp. Các
khái niệm này điều chỉnh các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị
tội phạm xâm hại nhưng mức độ khái quát khác nhau. Khách thể chung của
tội phạm là tổng hợp các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ khỏi sự
xâm hại của tội phạm. Khách thể loại tội phạm là nhóm quan hệ xã hội cùng
25
tính chất được nhóm các quy phạm của pháp luật hình sự bảo vệ khỏi bị xâm
hại của nhóm tội phạm. Khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội
cụ thể bị loại tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại. Một tội phạm có thể xâm hại
trực tiếp đến nhiều quan hệ xã hội nhưng không phải quan hệ xã hội bị xâm
hại nào cũng đều được coi là khách thể trực tiếp mà chỉ những quan hệ nào
xét trên các mặt như tính chất quan trọng của quan hệ xã hội, mức độ gây
thiệt hại, mục đích chủ quan của người phạm tội… thể hiện đầy đủ bản chất
nguy hiểm cho xã hội của hành vi mới là khách thể trực tiếp của tội phạm. Vì
vậy, việc xác định khách thể trực tiếp còn là "căn cứ để gộp hoặc tách những
hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể vào một hoặc ra nhiều tội danh và xếp
chúng vào những chương nhất định trong Bộ luật Hình sự" [57].
Khách thể trực tiếp của Tội hủy hoại rừng trước tiên phải là quan hệ
xã hội cụ thể do hành vi hủy hoại rừng bị coi là tội phạm xâm hại. Vì vậy, có
thể hiểu khách thể trực tiếp của Tội hủy hoại rừng là các quy định của Nhà
nước về bảo vệ rừng.
Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 thì:
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng,
động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường
khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành
phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm
rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng
hộ, đất rừng đặc dụng [50].
Tại mục 2, Chương III về bảo vệ rừng của Luật Bảo vệ và phát triển
rừng năm 2004 thì nội dung bảo vệ rừng bao gồm:
- Bảo vệ hệ sinh thái rừng;
- Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng;
- Phòng cháy, chữa cháy rừng;