Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Tình thế cấp thiết trong luật hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 86 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT








NGUYỄN HƯƠNG GIANG




TÌNH THẾ CẤP THIẾT
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC












Hà Nội – 2011



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT







NGUYỄN HƯƠNG GIANG






TÌNH THẾ CẤP THIẾT
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM





Chuyên ngành : Luật hình sự

Mã số : 60.38.40


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH ĐÀO TRÍ ÚC
Hà nội – 2011



1
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH THẾ CẤP THIẾT
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1 Khái niệm và cơ sở của tình thế cấp thiết trong Luật hình sự Việt Nam
1.1.1 Bản chất, khái niệm chung và những đặc trưng chung của các
yếu tố loại trừ tính chất tội phạm của hành vi
1.1.2 Khái niệm về tình thế cấp thiết
1.1.3 Ý nghĩa của yếu tố tình thế cấp thiết
1.1.4 Cơ sở pháp lý và xã hội của việc quy định tình thế cấp thiết
trong pháp luật hình sự Việt Nam
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của quy phạm pháp luật về tình thế cấp
thiết trong Luật hình sự Việt Nam
1.2.1 Yếu tố tình thế cấp thiết trong pháp luật hình sự Việt Nam thời ký

phong kiến
1.2.2 Yếu tố tình thế cấp thiết trong pháp luật hình sự trước năm 1985
1.2.3 Yếu tố tình thế cấp thiết trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm
1985 đến nay
1.3 Tình thế cấp thiết theo luật hình sự một số nước trên thế giới
1.3.1 Tình thế cấp thiết theo bộ Luật hình sự Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa
1.3.2 Tình thế cấp thiết theo bộ Luật hình sự Liên Bang Nga
1.3.3 Tình thế cấp thiết theo bộ Luật hình sự Nhật Bản
Chương 2: NHỮNG ĐẶC TRƯNG PHÁP LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN CỦA TÌNH THẾ CẤP THIẾT THEO
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
2.1 Những đặc trưng pháp lý của tình thế cấp thiết
2.1.1 Phải có sự đe dọa đối với lợi ích được pháp luật bảo vệ
Trang





7

7

7

13

16


17

23
23
26
29


31
31
32


2
2.1.2 Sự đe dọa cần tránh trong tình thế cấp thiết là hiện hữu và thực
tế
2.1.3 Việc gây thiệt hại là biện pháp duy nhất để khắc phục sự nguy
hiểm
2.1.4 Thiệt hại trong tình thế cấp thiết gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại
cần ngăn ngừa.
2.2 Trách nhiệm hình sự của trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp
thiết
2.2.1 Khái niệm, ý nghĩa của việc xác định giới hạn của tình thế cấp
thiết
2.2.2 Các điều kiện xác định trách nhiệm hình sự do vượt quá giới hạn
của tình thế cấp thiết
2.3 Phân biệt tình thế cấp thiết với một số yếu tố loại trừ trách nhiệm hình
sự khác
2.3.1 Phân biệt tình thế cấp thiết với phòng vệ chính đáng
2.3.2 Phân biệt tình thế cấp thiết với Sự kiện bất ngờ

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY
ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TÌNH THẾ CẤP THIẾT
3.1 Vấn đề tình thế cấp thiết trong thực tế
3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định về tình thế cấp thiết trong
luật hình sự Việt Nam
3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về tình thế cấp thiết
trong luật hình sự Việt Nam.
3.3.1 Cần xác định chính xác và đầy đủ hơn vị trí của tình thế cấp thiết
trng bộ luật hình sự
3.3.2 Xác lập cơ sở pháp lý để so sánh thiệt hại gây ra do tình thế cấp
thiết và thiệt hại cần ngăn ngừa
3.3.3 Nâng cao năng lực người làm công tác tố tụng song song với việc
nâng cao trình độ dân trí và trách nhiệm công dân
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

34
36
36
36
37
39
41
42
42
46
47
47
53


59

59
66
69
70

72
74
77
79




3


1

Mở ĐầU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Ti phm l hnh vi nguy him cho xó hi c quy nh trong B lut hỡnh
s. Trong thc t cú nhng hnh vi nguy him cho xó hi nhng c thc hin trong
nhng hon cnh c bit m phỏp lut cho phộp, khoa hc lut hỡnh s gi l nhng
trng hp loi tr tớnh cht ti phm ca hnh vi. Cỏc trng hp loi tr tớnh cht
ti phm ca hnh vi l mt trong nhng ch nh c bit ca phỏp lut hỡnh s th
gii núi chung v phỏp lut hỡnh s Vit Nam núi riờng. Ch nh ny úng vai trũ
quan trng trong lý lun v thc tin phỏp lut hỡnh s, to iu kin tng cng phỏp
ch v th hin tớnh nhõn o trong chớnh sỏch hỡnh s nc ta. Gúp phn to ranh

gii gia hnh vi b coi l ti phm v khụng phi l ti phm. Chỳng cng gúp phn
bo v li ớch chớnh ỏng ca cụng dõn v phn ỏnh sõu sc chớnh sỏch hỡnh s ca
nc ta - mt chớnh sỏch hỡnh s hin i, tin b, dõn ch v nhõn o.
Lut hỡnh s Vit Nam hin hnh quy nh sỏu trng hp sau l nhng trng
hp loi tr tớnh cht ti phm ca hnh vi nh sau: Tớnh cht nguy him khụng ỏng
k ca hnh vi (khon 4 iu 8), s kin bt ng (iu 11), cha tui chu trỏch
nhim hỡnh s (iu 12), tỡnh trng khụng cú nng lc trỏch nhim hỡnh s (iu 13),
phũng v chớnh ỏng ( iu 15 ), tỡnh th cp thit (iu 16).
Trong cuc sng cng nh trong thc tin xột x, cỏc trng hp loi tr tớnh
cht ti phm ca hnh vi xy ra khụng phi ớt nhng cng khụng ớt cỏc trng hp
do ỏnh giỏ khụng ỳng cỏc iu kin ca ch nh ny nờn ó kt oan ngi vụ ti
hoc b lt ti phm.
Trong cỏc trng hp loi tr tớnh cht ti phm ca hnh vi quy nh trong
lut hỡnh s hin hnh thỡ tỡnh th cp thit l mt ch nh khú v thc tin ớt ỏp
dng ch nh ny. Thc t cho thy quy nh ca phỏp lut hin hnh v yu t ny
cũn cha hon thin v cú nhng im bt cp. ti ny c chn la vi mc

2

đích nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu sắc yếu tố này và góp phần hoàn thiện về
mặt lý luận cũng như việc áp dụng yếu tố này trong thực tiễn được hiệu quả hơn.
Vì những lý do trên đây, tôi đã chọn đề tài: “Tình thế cấp thiết trong luật hình
sự Việt Nam ” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. T×nh h×nh nghiªn cøu ®Ò tµi
Cho đến nay, trong khoa học luật hình sự Việt Nam hầu như chưa có một một
công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu sắc toàn diện và
riêng biệt về chế định tình thế cấp thiết. Tuy trong nhiều giáo trình, bài viết có đề cập
đến chế định này trong phạm vi nhất định hoặc nghiên cứu chung với các chế định
khác. Có thể liệt kê một số tác phẩm tiêu biểu có đề cập đến tình thế cấp thiết như :
+ GS.TSKH Lê Cảm: Hoàn thiện pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng

Nhà nước pháp quyền (Một số vấn đề cơ bản của Phần chung), NXB công an nhân
dân, Hà Nội, 1999 ;
+ GS.TSKH Lê Cảm: Chế định các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của
hành vi, Tạp chí Toà án nhân dân, số 4 và 6/2001 ;
+ Đinh Văn Quế: Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật
hình sự Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, 1998 ;
+ Hoàng Văn Hùng: Tìm hiểu bản chất của chế định tình thế cấp thiết, Tạp chí
luật học, số 5/1999 ;
+ Giang Sơn: Các yếu tố loại trừ tình tội phạm của hành vi theo luật hình sự
Việt Nam, đề tài luận án tiến sỹ ;
+ CN. Nguyễn Thị Thuỳ Linh: Một số vấn đề cơ bản về chế định tình thế cấp
thiết trong luật hình sự Việt Nam, khoá luận tốt nghiệp năm 2009 ;
Ngoài ra, tình thế cấp thiết này cũng được đề cập trong các giáo trình của các
trường đại học và trong các bài viết khác, như giáo trình Luật hình sự của Khoa Luật

3

- i hc Quc gia H Ni, giỏo trỡnh Lut hỡnh s ca trng i hc Lut H Ni,
giỏo trỡnh Lut hỡnh s ca trng i hc Cụng an nhõn dõn
Nghiờn cu ni dung cỏc tỏc phm v cỏc cụng trỡnh trờn cho thy, cỏc tỏc
phm hoc cỏc cụng trỡnh ny cha cp sõu, mi ch dng li phm vi khỏi quỏt
v nghiờn cu mt mc nht nh, cha t ra nhim v nghiờn cu mt cỏch h
thng, ton din, sõu sc v yu t tỡnh th cp thit. Vỡ vy, ti Tỡnh th cp thit
trong lut hỡnh s Vit Nam khụng trựng lp vi bt k ti khoa hc, Lun vn,
Lun ỏn no.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục tiêu
Mc ớch nghiờn cu ca lun văn l làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và
cơ sở pháp lý của tình thế cấp thiết trong luật hình sự Việt Nam.
Lun vn ch ra nhng bt cp ca phỏp lut hin hnh v yu t ny, ch ra

nhng khú khn, vng mc trong vic ỏp dng cỏc quy nh tỡnh th cp thit.
Lun vn ề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao áp dụng quy định
về tình thế cấp thiết trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ
Từ mục tiêu đ-ợc xác định nh- trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm
vụ sau đây :
Xây dựng mt cỏch cú h thng khái niệm, đặc điểm v cỏc iu kin về tình
thế cấp thiết.
So sánh quy nh v tình thế cấp thiết ở một số quốc gia trên thế gii.
Phõn tớch cỏc iu kin ỏp dng quy nh tỡnh th cp thit trong phỏp lut hin
hnh.

4

Phân biệt yu t tình thế cấp thiết với một số yu t khác nh- phòng vệ chính
đáng, sự kiện bất ngờ.
Trờn c s lm rừ nhng im cũn hn ch trong quy nh hin thi v tỡnh th
cp thit, lun vn -a ra các dự báo, đề xuất và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng các quy định v tình thế cấp thiết trong thi gian ti.
4. Đối t-ợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối t-ợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cu về tình thế cấp thiết trong luật hình sự Việt Nam 1999 và các
vấn đề liên quan tới yu t này, nh- : khỏi nim tỡnh th cp thit, bn cht phỏp lý
tỡnh th cp thit, cỏc iu kin vt quỏ yờu cu ca tỡnh th cp thit, cỏc iu kin
xỏc nh tỡnh th cp thit, so sánh với yu t phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ,
so sánh với các quy định về tình thế cấp thiết ở một số quốc gia trên thế giới.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung : phm vi nghiờn cu ca ti v yu t tỡnh th cp
thit trong lut hỡnh s Vit Nam l nhng ni dung c bn nh : khỏi nim, bn cht
phỏp lý, t ú xỏc nh ni hm c bn v hng hon thin cỏc quy nh ca phỏp

lut v tỡnh th cp thit.
Phạm vi về địa bàn : nghiên cứu ở Việt Nam trên phạm vi toàn quốc, có so
sánh yu t ny với pháp luật một số n-ớc trên thế giới.
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu từ pháp luật thời phong kiến ( qua mt s b
lut tiờu biờu) n khi phỏp in hoỏ phỏp lut ln th nht v ln th hai (nm 1985
v nm 1999) n thi im hin nay.
5. C s lý lun v cỏc ph-ơng pháp tiếp cận nghiên cứu
5.1 C s lý lun

5

C s lý lun ca lun vn l quan im ca ch ngha Mỏc Lờnin v t
tng H Chớ Minh, quan im ca ng v Nh nc ta v nh nc phỏp quyn,
quyn con ngi, quyn cụng dõn ; Ngoi ra lun vn cũn s dng, tip thu, k tha
cỏc thnh tu khoa hc chuyờn ngnh phỏp lý, cỏc nh chuyờn mụn, nh khoa hc
chuyờn ngnh phỏp lý, cỏc lun im nghiờn cu, cỏc cụng trỡnh nghiờn cu v cỏc
bi vit chuyờn ngnh phỏp lý trờn cỏc tp chớ.
5.2 Phng phỏp nghiờn cu
Các ph-ơng pháp cụ thể đ-ợc sử dụng để nghiên cứu đề tài bao gồm: phân tích,
tổng hợp; thống kê, so sánh; tổng kết kinh nghiệm; chuyên gia ; toạ đàm ; chn mu
in hỡnh; điều tra xã hội học
Phng phỏp tiếp cận hệ thống ;
Phng phỏp tip cn chn mu in hỡnh ;
Phng phỏp tip cận lịch sử và lôgic ;
Phng phỏp tip cận định tính và định l-ợng ;
Phng phỏp tiếp cận cá biệt và so sánh ;
Phng phỏp tiếp cận thực tiễn.
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở ph-ơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và
t- t-ởng Hồ Chí Minh. Trong quá trình nghiên cứu, các quan điểm của Đảng, Nhà
n-ớc, các quy định của pháp luật đ-ợc sử dụng với ý nghĩa là những căn cứ lý luận và

thực tiễn để giải quyết vấn đề.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tng i có hệ thống và
toàn diện về tình thế cấp thiết trong luật hình sự Việt Nam. Giá trị lý luận và thực tiễn
của Luận văn đ-ợc thể hiện thông qua những đóng góp mới của Luận văn, bao gồm:

6

Luận văn xây dựng khái niệm, chỉ rõ các đặc điểm của quy nh v tình thế cấp
thiết trong Luật hình sự Việt Nam.
Luận văn phân tích, luận giải cơ sở pháp lý của chế định tình thế cấp thiết trong
luật hình sự Việt Nam.
Luận văn phân tích, so sánh những điểm giống và khác nhau giữa tình thế cấp
thiết và một số yu t khác nh- phòng về chính đáng, sự kiện bất ngờ.
Luận văn phân tích đánh giá thực trạng về áp dụng các quy định về tình thế cấp
thiết trong thực tế hiện nay.
Luận văn đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về
tình thế cấp thiết và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của tình
thế cấp thiết trong thời gian tới.
Luận văn còn có thể đ-ợc sử dụng làm tài liệu tham khảo trong các cơ sở đào
tạo về luật học.
7. ý nghĩa thực tiễn của Luận văn
Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần bổ sung lý luận v tình thế cấp
thiết trong phỏp lut hỡnh s.
Những đề xuất, kiến nghị có tính định h-ớng của đề tài có thể đ-ợc vận dụng
trong thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định v tỡnh th cp thit
trong thực tiễn trong thời gian tới.
Luận văn có thể đ-ợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên, sinh
viên và những nhà nghiên cứu về luật.
8. Nội dung của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung Luận văn đ-ợc cấu trúc thành 03 ch-ơng:

7

Ch-¬ng 1: Những vấn đề chung về tình thế cấp thiết trong luật hình sự Việt
Nam.
Ch-¬ng 2: Những đặc trưng pháp lý của tình thế cấp thiết và trách nhiệm hình
sự đối với trường hợp vượt quá giới hạn tình thế cấp thiết theo luật hình sự Việt Nam
hiện hành.
Ch-¬ng 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật
hình sự năm 1999 về tình thế cấp thiết.
















8


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH THẾ CẤP THIẾT TRONG LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1 Khái niệm và các cơ sở của việc quy định tình thế cấp thiết trong luật
hình sự Việt Nam
1.1.1 Bản chất, khái niệm chung và những đặc trưng chung của các yếu tố
loại trừ tính chất tội phạm của hành vi.
Tình thế cấp thiết là một trong các trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của
hành vi, chúng đều có bản chất và những đặc điểm chung nhất định. Vì vậy, để hiểu
rõ bản chất của tình thế cấp thiết ta phải tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm chung của
các trường hợp này.
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt
hại đáng kể cho những lợi ích được pháp luật bảo vệ. Một người thực hiện hành vi có
tính chất nguy hiểm cho xã hội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi hành vi ấy thỏa
mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm quy định trong luật hình sự. Thực tế có
những hành vi do con người thực hiện có các dấu hiệu bề ngoài giồng với một tội
phạm được quy định trong bộ luật hình sự, song hành vi ấy thỏa mãn một số điều
kiện khác do luật hình sự quy định cho nên được coi là có lợi cho xã hội, là hợp pháp.
Người ta gọi những điều kiện đó là tình tiết loại trừ tính nguy nguy hiểm cho xã hội
và tính trái pháp luật của hành vi [30, tr.144], hay những trường hợp loại trừ tính chất
tội phạm của hành vi . Ví dụ: Hành vi chống trả lại và đánh trọng thương người đàn
ông đang thực hiện hành vi hiếp dâm, đó là hành vi phòng vệ chính đáng.
Hiện nay, luật hình sự Việt Nam quy định sáu trường hợp loại trừ tính chất tội
phạm của hành vi như sau:
- Tính chất nguy hiểm không đáng kể của hành vi (khoản 4 Điều 8)
- Sự kiện bất ngờ (Điều 11)

9

- Chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12)

- Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (khoản 1 Điều 13)
- Phòng vệ chính đáng (khoản 1 Điều 15)
- Tình thế cấp thiết (khoản 1 Điều 16).
Theo GS.TSKH Đào Tri Úc: những hành vi được pháp luật coi là những yếu tố
loại trừ tính chất tội phạm, về bản chất, phản ánh sự xung đột, sự va chạm của hai
phía: một phia là người bị rơi vào hoàn cảnh buộc phải có hành động nào đó và có
quyền thực hiện những hành động đó như phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, sự
kiện bất ngờ, và một bên là lợi ích của người bị hại của hành vi đó, lợi ích của Nhà
nước hoặc của xã hội. Vì vậy, thực chất của việc điều chỉnh bằng luật hình sự các
hoàn cảnh này là giải quyết sự xung đột và va chạm giữa hai loại lợi ích đó thông qua
việc xác định các quyền và nghĩa vụ tương ứng của cả hai phía [35, tr.128].
Quan điểm pháp lý của nhà làm luật coi hành vi này không phải là tội phạm,
cho nên, những yếu tố dẫn đến hành vi ấy được coi là những yếu tố loại trừ tính chất
tội phạm của hành vi. Hành vi xảy ra trong những trường hợp đó là những hành vi
hợp pháp, mặc dù cũng cần khẳng định một vế thứ hai của những trường hợp này là:
hành vi xảy ra trong những trường hợp đó đều là những hành vi gây thiệt hại đáng kể
cho khách thể mà pháp luật hiện hành bảo vệ và nếu giả sử không xảy ra trong những
tình huống đó thì đương nhiên là hành vi hàm chứa các yếu tố cấu thành tội phạm, là
tội phạm.
Hành vi xảy ra khi có các yếu tố loại trừ tính chất tội phạm, vậy trong hành vi
đó thiếu dấu hiệu nào của tội phạm? Để trả lời cho câu hỏi đó, cần trở lại với khái
niệm “tội phạm”. Các dấu hiệu đặc trưng pháp lý của tội phạm bao gồm: tính nguy
hiểm cho xã hội của hành vi, tính vi phạm (trái) pháp luật, lỗi. Đa số ý kiến của các
nhà nghiên cứu nghiêng về tính nguy hiểm cho xã hội và thiếu nó mà hành vi không
bị coi là tội phạm.

10

Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng với trường hợp phòng vệ chính đáng. Ở đó, hành
vi “đáp trả”, “tự vệ” không có tính chất nguy hiểm cho xã hội. Trong trường hợp tình

thế cấp thiết thì lại khác: có việc gây ra thiệt hại khách quan cho người thứ ba và chủ
thể ý thức được điều đó, nhưng hành vi của chủ thể không phải là tội phạm vì nó
không trái với quy định của pháp luật. Như vậy, tính trái pháp luật (vi phạm pháp
luật) không có trong trường hợp tình thế cấp thiết.
Như vậy, những quan hệ pháp luật nào phát sinh và tồn tại trong các trường
hợp liên quan đến các yếu tố loại trừ tính chất tội phạm của hành vi?
Có hai loại quan hệ:
+ Loại quan hệ thứ nhất là quan hệ pháp lý, khi nhà làm luật xác định các điều
kiện để hành vi xảy ra được coi là không phải tội phạm, là quan hệ thể hiện chức
năng bảo vệ vì đây là quan hệ giữa một bên là Nhà nước và một bên là người đã có
hành vi tạo nên mối nguy hiểm, hoàn cảnh nguy hiểm. Đó là quan hệ liên quan đến
phần thứ nhất của những điều luật tương ứng khi xác định lý do dẫn đến hành vi
phòng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp thiết.
+ Loại quan hệ thứ hai: khi chủ thể vượt quá giới hạn của hành vi hợp pháp
như phòng vệ chính đáng, hoặc tình thế cấp thiết. Khi đó thì về bản chất, hành vi phải
được coi là tội phạm, và do đó tính chất quan hệ là quan hệ có chức năng điều chỉnh:
điều chỉnh trách nhiệm hình sự.
Vần đề bản chất pháp lý của các trường hợp trên như phòng vệ chính đáng,
tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ v.v… vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Trong
khoa học luật hình sự Việt Nam cho đến nay về bản chất pháp lý của sáu trường hợp
tính chất tội phạm của hành vi trong Bộ luật hình sự 1999 vẫn tồn tại năm quan điểm
chính như sau [7, tr.511].
- GS.TSKH. Đào Trí Úc gọi những hành vi trên là “cái không phải là tội
phạm” [40, tr.75].
- Ths. Đinh Văn Quế lại quan điểm những trường hợp trên là những
trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, ông định nghĩa như sau: “loại trừ
trách nhiệm hình sự là những trường hợp một người có hành vi gây thiệt hại

11


hoặc đe doạ gây thiệt hại cho xã hội, nhưng theo pháp luật họ không bị truy
cứu trách nhiệm hình sự” [23,tr.173].
- TS Nguyễn Ngọc Chí định nghĩa: “ Loại trừ trách nhiệm hình sự là
những hành vi gây thiệt hại khách quan về hình sự nhưng không bị coi là tội
phạm do không thoả mãn yếu tố lỗi và được quy định trong Bộ luật hình
sự” [18, tr.250].
- Tác giả Phạm Hải Đăng gọi những trường hợp này là “ những trường
hợp không phải là tội phạm”. Những tình tiết này làm mất đi tính nguy
hiểm cho xã hội [ 34, tr.221].
- PTS. Kiều Đình Thụ cho rằng đây là những tính tiết loại trừ tính nguy
hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật của hành vi. Đây là những hành vi do
con người thực hiện có bề ngoài giống với một tội phạm được luật hình sự
quy định, song hành vi đó thoả mãn một số điều kiện khác do luật hình sự
quy định cho nên được coi là có lợi cho xã hội, là hợp pháp và người thực
hiện hành vi đó không phải chịu trách nhiệm hình sự [30, tr.132].
- GS.TSKH Lê Cảm thì tình thế cấp thiết là một trong các trường hợp
loại trừ tính chất tội phạm của hành vi: trường hợp loại trừ tính chất tội
phạm của hành vi là tình tiết được điều chỉnh trng pháp luật hình sự mà khi
có căn cứ do luật định thì việc gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự không bị
coi là tội phạm và do vậy, người gây ra thiệt hại đó không phải chịu trách
nhiệm hình sự. Bản chất của trường hợp này không bị coi là tội phạm (mặc
dù về mặt hình thức việc gây thiệt hại này có các dấu hiệu của hành vi nào
đó bị luật hình sự cấm) ”. Dưới góc độ pháp lý hình sự, bản chất pháp lý
chung, đầy đủ và toàn diện của tất cả sáu trường hợp đã nêu trong Phần
chung Bộ luật hình sự 1999 là các trường hợp loại trừ tính chất tội phạm
của hành vi” [7, tr. 517].
Tuy tồn tại nhiều cách diễn đạt khác nhau về những hành vi này, nhưng chúng
đều có bản chất chung là loại trừ tính chất tội phạm của hành vi và không bị luật hình
sự coi là tội phạm và chúng đều có các dấu hiệu đặc trưng chung.


12

Có thể khái quát bốn đặc trưng chung của các yếu tố loại trừ tính chất tội phạm
của hành vi như sau:
1) Đó là những hành vi gây nguy hại đáng kể cho các lợi ích mà pháp
luật hiện hành bảo vệ: lợi ích của người khác, của Nhà nước, của xã
hội. Chính vì có yếu tố “thiệt hại đáng kể” mà Nhà nước mới đặt ra
khả năng và trách nhiệm đối với chủ thể hành vi. Hơn thế nữa, thiệt
hại phải đạt đến mức mà lẽ ra hành vi phải bị coi là tội phạm.
2) Những hành vi đó hầu như luôn luôn được tiến hành bởi những động
cơ, mong muốn có lợi: chống lại sự tấn công mình của người khác,
ngăn chặn thiệt hại lớn hơn.
3) Hậu quả pháp lý của các hành vi đó được nhà làm luật xác định là
hành vi hợp pháp, loại trừ không chỉ trách nhiệm hình sự mà về
nguyên tắc, nó loại trừ mọi loại trách nhiệm pháp lý khác: trách nhiệm
hành chính, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, pháp
luật dân sự của Việt Nam và của một số nước trên thế giới quy định
trách nhiệm dân sự đối với trường hợp gây thiệt hại vật chất và tình
thần cho người thứ ba trong tình thế cấp thiết.
4) Khi không bảo đảm các yêu cầu về tính hợp pháp thì hành vi bị coi là
tội phạm và chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, pháp
luật hình sự coi đó là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự.
Khoa học luật hình sự và pháp luật hình sự nhiều nước trên thế giới còn thừa
nhận một số hành vi khác là loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi như: Bắt
người phạm pháp, thi hành mệnh lệnh cấp trên, thực hiện chức năng nghề nghiệp, rủi
ro trong sản xuất … nhưng Bộ luật hình sự hiện nay vẫn chưa có quy định. Trong các
công trình nghiên cứu của các chuyên gia luật hình sự Việt Nam cũng đặt ra các vấn
đề này.


13

Cần phân biệt những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi với
những trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp được miễn trách
nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã bị coi là tội phạm
nhưng trong điều kiện nhất định, Cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc Toà án xét
thấy không cần áp dụng biện pháp cưỡng chế và cho họ được miễn trách nhiệm hình
sự. Miễn trách nhiệm hình sự là người đó đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội,
tức là họ đã thực hiện tội phạm và có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể, nhưng
ở họ có thể có các lý do nhất định mà có thể miễn trách nhiệm hình sự cho họ mà
không cần buộc họ chịu trách nhiệm hình sự. Còn trong các trường hợp loại trù tính
chất tội phạm của hành vi thì hành vi đó không bị coi là tội phạm. Miễn trách nhiệm
hình sự quy định tại Điều 25 Bộ luật hình sự được áp dụng trong các trường hợp “khi
tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến tình hình mà hành vi phạm tội
hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”. Người phạm tội cũng có
thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu “ trước khi hành vi phạm tội bị phác giác,
người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần hiệu quả vào việc phát hiện và
điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế mức thấp nhất hậu quả của tội phạm”. Ngoài ra
khi có quyết định đại xá, người phạm tội cũng được miễn trách nhiệm hình sự. Hoặc
miễn trách nhiệm hình sự do tự ý nửa chấm chấm dứt việc phạm tội.
Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra định nghĩa chung về các yếu tố
loại trừ tính chất tội phạm của hành vi như sau: Các yếu tố loại trừ tính chất tội
phạm của hành vi là những yếu tố gây thiệt hại khách quan nhưng không bị coi
là tội phạm vì những hành vi đó thỏa mãn một số điều kiện khác do Luật hình
sự quy định cho nên được coi là có lợi cho xã hội, người thực hiện hành vi
không phải chịu trách nhiệm hình sự.
1.1.2 Khái niệm tình thế cấp thiết
Theo “ Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học - Nhà xuất bản Đà
Nẵng năm 2002 do tác giả Hoàng Phê chủ biên thì:


14

“Cấp thiết” có nghĩa là “ rất cần thiết, cần phải giải quyết ngay ” hoặc
“ căng thẳng, gay go, đòi hỏi phải hành động gấp, không thể chậm trễ” ( tiếng
Nga là ударный, tiếng Anh là pressant, urgent ) [21, tr. 124].
“Tình thế cấp thiết nghĩa” là “rơi vào hoàn cảnh căng thẳng, gay go,
phải giải quyết ngay, không thể chậm trễ” (tiếng Anh là situation pressante)
[21, tr.997].
Kho¶n 1 điều 16 Bộ luật hình sự năm 1999 có quy định về tình thế cấp
thiết như sau:
“Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang
thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tập thể, lợi ích chính đáng của chính
mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động
gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa [2].”
Tình thế cấp thiết là một trong những trường hợp loại trừ tính chất tội
phạm của hành vi. Nó mang bản chất pháp lý và những đặc trưng chung của
những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi.
Đặc điểm quan trọng, đáng chủ ý nhất của yếu tố này là ở chỗ, trong các
hoàn cảnh của tình thế cấp thiết, không hề có ai tấn công ai, không hề có hành
vi vi phạm pháp luật nào từ phía người bị hại của hành vi ở tình thế cấp thiết. Ở
đây hầu như chỉ có hoàn cảnh có thể nói là ngẫu nhiên đối với chủ thể dẫn đến việc,
khi rơi vào hoàn cảnh đó, phải tìm cho mình, phải quyết định một lối thoát từ hoàn
cảnh xảy ra bằng cách gây ra một thiệt hại cho người khác. Còn người bị gây thiệt hại
thì không hề có lỗi gì trong việc xảy ra hoàn cảnh đó.
Vì thế, nhà làm luật đã đưa ra những quy định rất chặt chẽ để điều chỉnh các
quan hệ phát sinh. Ở đây có hai loại quy định. Loại thứ nhất: quy định về các điều
kiện về tình thế cấp thiết. Loại thứ hai: quy định về các điều kiện liên quan đến hành
vi trực thuộc hiện trong tình thế đó. Loại thứ nhất mô tả nguồn xảy ra mối nguy hiểm;
loại thứ hai mô tả, đòi hỏi về tính xác thực, tức thời của mối nguy hiểm.
Khoa học luật hình sự có một số khái niệm về tình thế cấp thiết như sau:


15

GS. TSKH Lê Cảm có đưa ra khái niệm khoa học về tình thế cấp thiết như sau:
Tình thế cấp thiết là hành vi của người gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự của
một người nào đó để ngăn ngừa sự nguy hiểm đang đe dọa trực tiếp đến các lợi ích
hợp pháp của mình hoặc của những người khác, cũng như của xã hội hay của Nhà
nước, nếu sự nguy hiểm ấy không thể loại trừ được bằng cách nào khác và thiệt hại
gây ra nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa [7, tr. 553].
Khi có một nguy cơ đang đe dọa gây ra một thiệt hại nào đó, để ngăn chặn thiệt
hại xảy ra, ta có quyền gây ra một thiệt hại khác nhỏ hơn nếu đó là phương án cuối
cùng.
Ví dụ: Để tránh đám cháy lan ra cả khu, người tổ trưởng dân phố không còn
cách nào khác là cho dỡ bỏ ngôi nhà liền kề ngay đám cháy. Mục đích của người tổ
trưởng tổ dân phố là bảo vệ cả khu phố nên đành hy sinh lợi ích của một hộ gia đình
liền kề với đám cháy nhất. Mục đích của người tổ trưởng tổ dân phố là hy sinh lợi ích
nhỏ để bảo vệ lợi ích lớn hơn.
Trong Bộ luật dân sự năm 2005, tại điều 262 quy định nghĩa vụ của chủ sở
hữu trong trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết như sau:
1. Tình thế cấp thiết là tình thế một người muốn tránh một nguy cơ đang thực
tế đe dọa của Nhà nước, của tập thể, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của
người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ
hơn thiệt hại cần ngăn chặn
2. Trong tình thế cấp thiết, chủ sở hữu tài sản không được cản trở người khác
dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với tài sản đó để
ngăn chặn, làm giảm mối nguy hiểm hoặc hoặc thiệt hại lớn hơn có nguy cơ xảy ra
Như vậy, quy định này không chỉ xác định việc gây thiệt hại không phải là
hành vi xâm phạm quyền sở hữu mà còn xác định nghĩa vụ của chủ sở hữu trong
trường hợp này là không được cản trở người khác dùng tài sản của mình hoặc cản trở
người khác gây thiệt hại đối với tài sản của mình [15, tr.4].


16

Từ phân tích trên, có thể hiểu tình thế cấp thiết là một tình tiết loại trừ tính chất
tội phạm của hành vi, mục đích của tình thế cấp thiết nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng
của Nhà nước, tổ chức, xã hội hoặc các nhân, phương thức bảo vệ là gây thiệt hại cho
một lợi ích nhỏ hơn lợi ích cần bảo vệ.
Sau khi nghiên cứu các chuyên khảo, một số tác phẩm viết về chế định này,
đồng thời nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, ta có thể
đưa ra định nghĩa về chế định này như sau: Tình thế cấp thiết là hành vi gây thiệt hại
của một hay nhiều người để ngăn chặn sự nguy hiểm đang đe doạ ngay tức khắc đến
các lợi ích hợp pháp của nhà nước, của xã hội và của công dân nếu sự nguy hiểm đó
không thể ngăn chặn được bằng cách nào khác ngoài việc gây ra nhỏ hơn thiệt hại
cần ngăn ngừa.
Chỉ những hành vi nào do cố ý gây thiệt hại rõ ràng là lớn hơn thiệt hại cần
ngăn ngừa mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
1.1.3 Ý nghĩa của yếu tố tình thế cấp thiết
Việc nghiên cứu tình thế cấp thiết có ý nghĩa khoa học - thực tiễn quan trọng
dưới các góc độ sau:
Một là, nó đảm bảo mọi công dân điều kiện để tự bảo vệ những quyền và lợi
ích chính đáng của mình và của xã hội, đồng thời phát huy quyền làm chủ tập thể của
mình trong quản lý xã hội, quản lý nhà nước. Điều 72 Hiến pháp nước Công hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và pháp luật cho phép, khuyến khích các công dân
dũng cảm thực hiện các hành động nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp, ngăn ngừa các
nguy hiểm đối với các lợi ích chính đáng được pháp luật bảo vệ.
Điều 72 Hiến pháp nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy
định trong chương “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như sau [26, tr.24] :
“Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của
Toà án đã có hiệu lực pháp luật.


17

Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi
thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc
bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm
minh.”
Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết là quyền của mỗi công dân được Hiến
pháp và pháp luật ghi nhận. Quy định này góp phần khuyến khích mọi tầng lớp nhân
dân tham gia đấu tranh chống tội phạm một cách tích cực.
Hai là, nó là căn cứ pháp lý quan trọng để quần chúng nhân dân tiến hành hoạt
động đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ tài sản, lợi ích hợp pháp nhà nước, của xã hội
và của công dân.Tình thế cấp thiết trong pháp luật hình sự là một quy định mang tính
chất tích cực, thực hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta đối với việc bảo
vệ quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước, tổ chức và công dân, là một bước cụ
thể hóa các quyền và nghĩa vụ công dân theo tinh thần Chương V của Hiến pháp
1992.
Ba là, Quy định về tình thế cấp thiết phản ánh nguyên tắc nhân đạo của chính
sách hình sự nói chung và pháp luật hình sự nói riêng. Pháp luật hình sự Việt Nam
phản ánh ý thức pháp luật các quan niệm đậo đức của dân tộc ta, có mục đích, nội
dung nhân đạo sâu sắc. Việc quy định hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết
không phải là tội phạm khuyến khích con người hành động vì lợi ích của xã hội, của
cộng đồng, của quốc gia. Quy định về tình thế cấp thiết khuyến khích thiệt hại gây ra
là nhỏ nhất bằng việc gây thiệt nhại nhỏ hơn thiệt hại sẽ diễn ra. Điều này thể hiện
tinh thần pháp luật tiến bộ, thể hiện tính nhân văn trong pháp luật. Pháp luật xoay
quanh con người, vì con người.
Bốn là, góp phần giúp các cơ quan tố tụng như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
và Toà án xác định được ranh giới và có căn cứ phân biệt được đâu là tội phạm và
đâu là hành vi không phải là tội phạm, nhằm tránh được oan sai và bỏ lọt tội phạm.

18


Năm là, về mặt lý luận, tình thế cấp thiết đã đưa ra một trong những trường
hợp gây thiệt hại nhưng không phải là tội phạm mặc dù về mặt hình thức thì giống
hành vi phạm tội, hay có thể gọi đây là một trong các trường hợp loại trừ tính chất tội
phạm của hành vi. Chỉ ra đâu là ranh giới giữa tội phạm và không phải là tội phạm.
Nó góp phần làm phong phú cho khoa học hình sự Việt Nam nói riêng và khoa học
hình sự thế giới nói chung.
1.1.4 Cơ sở pháp lý và xã hội của việc quy định tình thế cấp thiết trong
luật hình sự Việt Nam
a) Cơ sở pháp lý của việc quy định tình thế cấp thiết trong luật hình sự
Việt Nam
Một hành vi khi có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì hành vi đó bị coi
là tội phạm và có thể bị áp dụng hình phạt. Tuy nhiên, luật hình sự lại quy định một
số hành vi trên thực tế có đầy đủ các dấu hiệu hình thức của tội phạm, nhưng không
phải là tội phạm, trong đó có tình thế cấp thiết. Ta sẽ phân tích cơ sở lý luận của
trường hợp này.
Về mặt khách quan: mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự Việt Nam
hiện hành là tổng hợp tất cả những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên
ngoài thế gới khách quan [1, tr.175], mặt khách quan bao gồm:
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội.
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
- Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả.
- Các điều kiện bên ngoài khác của tội phạm (công cụ, phương tiện, phương
pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội …).
Thực hiện hành vi tình thế cấp thiết mặc dù gây ra những thiệt hại khách quan
nhất định, nhưng hành vi của họ được coi là tích cực, có ích cho xã hội. Về mặt hình

19

thức, hành động trong tình thế cấp thiết gây nguy hiểm cho xã hội tùy thuộc vào mức

độ tương ứng của thiệt hại mà chủ thể đã gây ra và có hậu quả xảy ra. Hậu quả có
mối quan hệ nhân quả với hành vi gây thiệt hại. Tuy nhiên hậu quả xảy ra trong tình
thế cấp thiết nhỏ hơn hậu quả bị đe dọa thực tế nếu không có hành động gì.
Tình thế cấp thiết đã có các hành vi gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được
luật hình sự bảo vệ một cách cố ý của người gây ra thiệt hại. Người đó nhận thức
được hành vi của mình có sẽ gây ra thiệt hại nhưng vẫn được Nhà nước khuyến khích
thực hiện.
Về mặt chủ quan, mặt chủ quan của tội phạm được biểu hiện thông qua ba yếu
tố: lỗi, động cơ phạm tội, mục đích phạm tội.
Một hành vi được xem là tính có lỗi khi có đủ hai điều kiện:
- Hành vi trái pháp luật hình sự.
- Hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của người thực hiện
hành vi trong khi có khả năng và điều kiện để lựa chọn và quyết định xử sự khác
không trái pháp luật hình sự.
Về mặt chủ quan, hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết tùy từng trường
hợp tương ứng có thể được thực hiện với thái độ tâm lý là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của
chủ thể.
Trong tình thế cấp thiết, chủ thể thấy trước được hậu quả của hành vi của
mình nhưng không thể không thực hiện hành vi vì muốn ngăn chặn một hậu quả khác
lớn hơn.
Động cơ và mục đích phạm tội trong tình thế cấp thiết là muốn ngăn chặn thiệt
hại lớn hơn cho Nhà nước, xã hội, lợi ích chính đáng của công dân.
Vậy, hành động trong tình thế cấp thiết được loại trừ do thiếu một trong các
dấu hiệu của tội phạm - thiếu “tính trái pháp luật của hành vi” (tức là không bị pháp

20

luật hình sự quy định là tội phạm), mặc dù về mặt hình thức việc gây thiệt hại về mặt
pháp lý hình sự có dấu hiệu của hành vi nào đó được quy định trong Phần các tội
phạm Bộ luật hình sự, nhưng nó đều không trái pháp luật (không bị coi là tội phạm)

[7, tr.556]. Hay nói cách khác, hành động trong tình thế cấp thiết được loại trừ do yếu
tố lỗi.
Chính sách hình sự là cơ sở lý luận quan trọng của việc quy định tình thế cấp
thiết trong luật hình sự nước ta.
Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay thì chính sách hình
sự dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn khách quan, có căn cứ và đảm bảo sự
thuyết phục, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm [7,
tr.29].
Căn cứ đầu tiên của quá trình tội phạm hoá là so với hành vi trái xã hội khác
đang tồn tại trong giai đoạn hiện nay, thì những hành vi bị tội phạm hoá phải là
những hành vi có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao [7, tr. 68]. Có những hành vi
nguy hiểm cho xã hội nhưng có mức độ thì không bị coi là tội phạm mà bị xử lý bằng
các hình thức trách nhiệm khác (hành chính, dân sự, kinh tế ). Hành vi gây nguy
hiểm trong tình thế cấp thiết tuy có gây ra những thiệt hại nhất định, nhưng xét về
tổng thể thì nó lại có ích cho xã hội, vì nó bảo vệ lợi ích lớn hơn và không thể bị coi
là tội phạm.
Hầu hết pháp luật hình sự các nước trên thế giới không coi hành động trong tình
thế cấp thiết là tội phạm, bởi đó là phương thức bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã
hội, bảo vệ con người và các quyền của con người đang có nguy cơ bị đe dọa. Quy
định về loại trừ tính chất tội phạm của hành vi trong những trường hợp như vậy thể
hiện sự tiến bộ của pháp luật. Người gây thiệt hại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự
khi vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết. Đây cũng là một trong cơ sở pháp lý cho
việc phòng ngừa sự lạm dụng tình hình, mặt khác khuyến khích tính tích cực công
dân và ý thức trách nhiệm xã hội.

×