Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN - thực trạng và phương hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 143 trang )

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





LÊ VIỆT NGA






CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA ASEAN -
THỰC TRẠNG VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC









HÀ NỘI - 2012


2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



LÊ VIỆT NGA






CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA ASEAN -
THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số : 60 38 60



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Diến





HÀ NỘI - 2012

3


MỤC LỤC



Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


Danh mục các từ viết tắt



Danh mục các sơ đồ


MỞ ĐẦU
1

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ASEAN, CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP CỦA ASEAN
6
1.1.
Khái quát chung về ASEAN
6
1.1.1.
Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN
6
1.1.2.
Cơ cấu tổ chức của ASEAN
8
1.1.3.
Các nguyên tắc hoạt động của ASEAN
14
1.1.4.
Vai trò của ASEAN
17
1.2.
Khái quát về cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN
21
1.2.1.

Tranh chấp quốc tế - Khái niệm và nguyên tắc hòa bình giải
quyết tranh chấp
21
1.2.1.1.
Khái niệm tranh chấp quốc tế, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ
21
1.2.1.2.
Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp
23
1.2.2.
Cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế và cơ chế giải quyết
tranh chấp của ASEAN
26
1.2.2.1.
Khái niệm cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế
26
1.2.2.2.
Cơ sở pháp lý của cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế nói
chung và cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN
27
4

1.2.3.
Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp chủ
quyền lãnh thổ nội khối và ngoại khối
32

Chương 2: NỘI DUNG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
CỦA ASEAN
36

2.1.
Nội dung cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN
36
2.1.1.
Hiệp ƣớc thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á ngày
24/2/1976 và các Nghị định thƣ sửa đổi bổ sung
37
2.1.2.
Nghị định thƣ về cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN
ngày 20/11/1996 (Nghị định thƣ năm 1996)
46
2.1.3.
Nghị định thƣ về Tăng cƣờng cơ chế giải quyết tranh chấp
trong ASEAN ngày 29/11/2004
52
2.1.4.
Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp thuộc Hiệp định khung
về Hợp tác kinh tế Toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc
61
2.1.5.
Nghị định thƣ của Hiến chƣơng ASEAN về Cơ chế giải
quyết tranh chấp năm 2010
70
2.2.
Một số nhận định về cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN
93

Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC THI CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP CỦA ASEAN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
99

3.1.
Thực trạng thực thi cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN
nói chung và đối với vấn đề chủ quyền lãnh thổ nói riêng
99
3.1.1.
Thực trạng thực thi cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN
99
3.1.2.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN đối với vấn đề
chủ quyền lãnh thổ
102
3.2.
Phƣơng hƣớng hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp chủ
quyền lãnh thổ của ASEAN
112
3.2.1.
Cơ quan giải quyết tranh chấp
113
3.2.2.
Phạm vi hoạt động của cơ quan giải quyết tranh chấp chủ
quyền lãnh thổ
116
5

3.2.3.
Nguyên tắc "đồng thuận"
117
3.2.4.
Chế tài đảm bảo thực hiện quyết định của cơ quan giải
quyết tranh chấp

120
3.2.5.
Rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp
122
3.2.6.
Các vấn đề khác
123
3.2.7.
Lựa chọn nào cho Việt Nam trong vấn đề giải quyết tranh
chấp Biển Đông
125

KẾT LUẬN
130

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
132
6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tiếng Anh
Tiếng Việt
ADMM+
ASEAN Defence Ministers Meeting Plus
Hội nghị Bộ trƣởng quốc phòng ASEAN+
AEM
ASEAN Economic Ministers
Hội nghị Bộ trƣởng Kinh tế ASEAN
AFTA

ASEAN Free Trade Area
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
AMM
ASEAN Ministerial Meeting
Hội nghị Bộ trƣởng ngoại giao ASEAN
ARF
ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN
ASA
The Association of Southeast Aisa
Hiệp hội Đông Nam Á
ASC
ASEAN Standing committee
Ủy Ban thƣờng trực ASEAN
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CLCS
Commission on the Limits of the
Continental Shelf
Ủy ban Liên hợp quốc về giới hạn
thềm lục địa
COC
The Code of Conduct in the East Sea
Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
CSIS
Center for Strategic and International
Studies
Trung tâm Nghiên cứu chiến lƣợc và
quốc tế

DOC
Declaration on Conduct of the Parties
in the East Sea
Tuyên bố về ứng xử của các Bên ở
Biển Đông
DSU
Dispute Settlement Understanding
Thỏa thuận về quy tắc và thủ tục giải
quyết tranh chấp
EAEC
The East Asia Economic Caucus
Cộng đồng Kinh tế Châu Á
EAS
The East Asia Summit
Hội nghị Cấp cao Đông Á
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
GATS
The General Agreement on Trade in Services
Hiệp định chung về Thƣơng mại Dịch vụ
GATT
The General Agreement on Tariffs
and Trade
Hiệp ƣớc chung về Thuế quan và Mậu
dịch
GDP
Gross domestic product
Tổng sản phẩm quốc nội
ICJ

International Court of Justice
Tòa án Công lý Quốc tế
ITLOS
International Tribunal for the Law of
the Sea
Tòa án Luật Biển quốc tế
JWG
Joint Working Group
Nhóm làm việc chung
PPP
Purchasing power parity
Sức mua tƣơng đƣơng
SEOM
Senior Economic Officials Meeting
Hội nghị các Quan chức Kinh tế Cao cấp
SOM
Senior Officials Meeting
Hội nghị quan chức cấp cao
TAC
Treaty of Amity and Cooperation
Hiệp ƣớc thân thiện và hợp tác
UNCLOS
United Nations Convention on the
Law of the Sea
Công ƣớc của Liên hiệp quốc về Luật Biển
WTO
The World Trade Organization
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
7





Danh mục các sơ đồ

Số hiệu
sơ đồ
Tên sơ đồ
Trang
1.1
Bản đồ các quốc gia thành viên của ASEAN
8
2.1
Mô hình hóa cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN
theo Hiệp ƣớc Bali năm 1976
41
2.2
Mô hình hóa thủ tục tố tụng theo Quy chế của Hội đồng Cấp
cao của Hiệp ƣớc thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á
45
2.3
Mô hình cơ chế giải quyết tranh chấp theo Nghị định thƣ
của Hiến chƣơng ASEAN về Cơ chế giải quyết tranh
chấp năm 2010
93

8

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời ngày 8/8/1967
với mục tiêu ban đầu là duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Cùng với sự
phát triển của nền kinh tế mang tính "toàn cầu hóa" và sự thay máu của các
quốc gia thành viên, ASEAN đang trong triển vọng hình thành một cộng
đồng kinh tế. Hiến chƣơng ASEAN đã có hiệu lực từ ngày 15/12/2008 đặt
mục tiêu thành lập ba cộng đồng ASEAN chính trị, kinh tế và văn hóa. Mục
tiêu hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vƣợng và có khả
năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ sẽ đƣợc chu chuyển
tự do, và vốn đƣợc lƣu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói
nghèo và chênh lệch kinh tế-xã hội đƣợc giảm bớt vào năm 2020 đã đặt ra
yêu cầu hoàn thiện những yếu tố quan trọng trong chính sách kinh tế và
chính sách pháp luật.
Từ khi ASEAN đƣợc thành lập năm 1967 đến nay, hợp tác giữa các
nƣớc thành viên đã có những bƣớc tiến bộ đáng kể. Các nƣớc ASEAN đã xây
dựng đƣợc những cơ chế hợp tác với nhau trên cơ sở song phƣơng cũng nhƣ
đa phƣơng về các mặt kinh tế, chính trị - an ninh, văn hóa xã hội, và các lĩnh
vực hợp tác chuyên ngành khác. Hợp tác chính trị đƣợc đánh giá là mặt hợp
tác thành công hơn cả của ASEAN trong những năm qua. Và chính ở lĩnh vực
này, vai trò của tổ chức đối với các nƣớc thành viên đƣợc thể hiện rõ rệt nhất.
Điều đƣợc thừa nhận rộng rãi về vai trò của ASEAN đối với các nƣớc thành
viên là việc xử lý ổn thỏa các mối bất đồng, tranh chấp giữa các nƣớc thành
viên, không để dẫn đến xung đột, tạo điều kiện xây dựng một môi trƣờng hòa
bình, ổn định và hợp tác giữa các nƣớc thành viên để từ đó giúp họ thực hiện
các mục tiêu phát triển kinh tế, và xây dựng một khu vực Đông Nam Á thống
nhất, vững mạnh trƣớc các sức ép từ bên ngoài.
9

Hợp tác kinh tế ASEAN tuy cũng đƣợc tăng cƣờng và kinh tế từng
nƣớc ASEAN đều đạt mức tăng trƣởng cao, nhƣng vai trò của ASEAN về mặt

kinh tế đối với các nƣớc thành viên vẫn chƣa đáp ứng đƣợc với những mong
đợi chung.
Ngoài những thách thức trên, khá nhiều học giả, nhà nghiên cứu và
phân tích về khu vực Đông Nam Á cho rằng đối với các vấn đề an ninh mà
Đông Nam Á đang phải đối phó hiện nay, thì thách thức trong thế kỷ 21 chính
là sự phát triển các thể chế hoặc cơ chế khu vực để giải quyết các vấn đề an
ninh khu vực. Nhƣ vậy khả năng của ASEAN tiếp tục đóng vai trò chủ đạo và
kiểm soát đƣợc những bƣớc đi tiếp theo của ARF sẽ rất quan trọng nếu không
nói là quyết định đến vai trò của ASEAN trong các vấn đề an ninh của khu
vực. Vị trí và vai trò của ASEAN đối với khu vực ASEAN nói riêng và Châu
Á - Thái Bình Dƣơng nói chung sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng ASEAN
xử lý và vƣợt qua những thách thức đó, mà nhiều vấn đề trong đó vƣợt cả khả
năng giải quyết của một quốc gia hay những quan hệ song phƣơng.
Một vấn đề nữa cũng hết sức nan giải và tồn tại từ lâu trong Cộng
đồng ASEAN đó là tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ. Những tranh chấp này
không giảm đi theo thời gian mà còn gia tăng về số lƣợng, hình thức giữa các
quốc gia ASEAN với nhau và với quốc gia thứ ba. Từ những thực tiễn nói
trên, một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu để giải quyết những
tồn tại và xây dựng hành lang pháp lý cho những hành xử của các quốc gia
ASEAN với nhau và với quốc gia thứ 3, đó là hoàn thiện cơ chế giải quyết
tranh chấp của ASEAN. Cơ chế giải quyết tranh chấp của Cộng đồng hiện
nay tuy tồn tại nhƣng tác động của nó trong việc giải quyết tranh chấp còn
bộc lộ nhiều hạn chế và có thể nói là chƣa phát huy tác dụng trên thực tế.
Trƣớc đây, cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN cũng nhận đƣợc
sự quan tâm của giới luật học trong nƣớc và trên thế giới nhƣng còn ở mức độ
hạn chế do bản thân ASEAN tầm hoạt động và ảnh hƣởng còn chƣa mạnh.
Trong những năm gần đây, kể từ khi Hiến chƣơng ASEAN ra đời và có hiệu
10

lực, ASEAN mới hoạt động thực sự mạnh mẽ và có những thay đổi trong

hƣớng phát triển nhƣ đã trình bày ở trên.
Xuất phát từ mục đích và tình hình nghiên cứu trong nƣớc và thế giới
nhƣ trên, ngƣời viết lựa chọn đề tài nhằm đƣa ra những đề xuất để xây dựng
cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN hoàn chỉnh hơn, ít khiếm khuyết
hơn. Qua đó, đề tài có thể đóng góp những ý tƣởng thiết thực phục vụ cho:
 Tiến trình giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong khối ASEAN;
 Nâng cao tác dụng chế tài của Cộng đồng ASEAN đối với quốc gia
thứ 3 xâm phạm đến lợi ích của quốc gia ASEAN.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, ASEAN là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều công trình. Các
công trình này tập trung hầu hết ở lĩnh vực kinh tế, quan hệ Việt Nam - ASEAN
và quan hệ giữa ASEAN với một số quốc gia và tổ chức quốc tế khác nhƣ
Trung Quốc, EU. Liên quan đến đề tài, có thể kể tới một số công trình sau:
 Sách Kênh đối thoại không chính thức về an ninh và chính trị -
Kênh 2 của ASEAN, TS. Luận Thùy Dƣơng, NXB Chính trị quốc gia, 2012.
 Sách ASEAN hôm nay và triển vọng trong thế kỉ XXI, PGS. TS
Nguyễn Thu Mỹ, NXB Chính trị Quốc gia, 1998.
 Sách Quan hệ đối ngoại của các nước ASEAN, Nguyễn Xuân Sơn
(chủ biên), Thái Văn Long, NXB Chính trị quốc gia, 1997
 Sách Một số vấn đề về tổ chức ASEAN, Nguyễn Xuân Sơn (chủ
biên), Nguyễn Hữu Cát, Nguyễn Thành Dung, NXB Chính trị quốc gia, 1996.
Vấn đề giải quyết tranh chấp của ASEAN có thể nói là rất mới và còn
nhiều mơ hồ trong quá trình xây dựng và thực thi. Một số công trình nghiên
cứu về hợp tác, hội nhập kinh tế của ASEAN cũng có đề cập đến cơ chế giải
quyết tranh chấp của ASEAN nhƣng chỉ ở khía cạnh kinh tế. Thực tế, chƣa có
công trình nào tập trung nghiên cứu chuyên sâu về các tranh chấp chủ quyền
lãnh thổ của ASEAN mà nóng hổi nhất hiện nay là tranh chấp Biển Đông.
11

Chính vì thế, đề tài tập trung nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp của

ASEAN nói chung và đề cập sâu hơn ở lĩnh vực chủ quyền lãnh thổ trên cơ sở
các nội dung sau:
 Khái niệm, nguyên tắc, cơ cấu của cơ chế giải quyết tranh chấp
của ASEAN;
 Thực trạng và một số đề xuất nhằm hoàn thiện cơ chế giải quyết
tranh chấp của ASEAN.
3. Mục đích của luận văn
Là tổng hợp của những nghiên cứu luật pháp quốc tế, sự tham khảo
nguồn tài liệu trong nƣớc và nƣớc ngoài cùng với những phân tích và đề xuất
của ngƣời viết, mục đích lớn nhất của đề tài là đƣợc đóng góp cho sự phát
triển của ASEAN. Đề tài nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp đã có của
ASEAN và học tập từ các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế tồn tại trên
thực tiễn, từ đó đƣa ra những kiến nghị để hoàn thiện những khiếm khuyết
của cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN.
4. Nhiệm vụ của luận văn
Luận văn có nhiệm vụ sau:
 Khái quát sự hình thành và phát triển của ASEAN;
 Nghiên cứu luật pháp, các hiệp định khu vực ASEAN và những tác
động của luật pháp tới sự phát triển kinh tế và chính trị khu vực;
 Nghiên cứu, phân tích cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN
trƣớc và sau khi Hiến chƣơng ASEAN ra đời;
 Phân tích những ƣu nhƣợc điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp
của ASEAN;
 Đƣa ra những kỹ năng để giải quyết những tranh chấp trong nội bộ
các nƣớc ASEAN và giữa quốc gia ASEAN với quốc gia thứ ba, đề xuất
những giải pháp khắc phục nhƣợc điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp của
ASEAN nhằm phát triển của ASEAN trong tƣơng lai.
12

5. Phƣơng pháp tiếp cận vấn đề

 Phƣơng pháp duy vật biện chứng: xem xét cơ chế giải quyết tranh
chấp của ASEAN một cách toàn diện trong mối tƣơng quan với thế giới và
thực tiễn tại khu vực.
 Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: phân chia các vấn đề lớn, phức tạp
thành những vấn đề nhỏ chi tiết, cụ thể hơn. Sau khi phân tích thì tổng hợp lại
và khái quát để đƣa tới sự nhận thức tổng thể về vấn đề giải quyết tranh chấp
và cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN.
 Phƣơng pháp quy nạp và diễn dịch: đề tài đi từ những vấn đề chung
đến những vấn đề riêng, từ những hiện tƣợng riêng lẻ đến những cái chung.
 Phƣơng pháp thống kê: đề tài tập hợp những số liệu về kinh tế, pháp
lý và thực tiễn làm cơ sở khoa học.
 Phƣơng pháp so sánh: đề tài nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh
chấp của ASEAN trong từng văn kiện riêng biệt nhƣng đặt chúng trong sự so
sánh với nhau để tìm ra điểm chung, điểm khác biệt và từ đó đƣa ra những
nhận định về tính hợp lý và hiệu quả của chúng.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Khái quát về ASEAN, cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN
Chương 2: Nội dung cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN
Chương 3: Thực trạng thực thi cơ chế giải quyết tranh chấp của
ASEAN và phƣơng hƣớng hoàn thiện
13

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ ASEAN,
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA ASEAN

1.1. Khái quát chung về ASEAN
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN

Từ thập niên 50 tới nay, thế giới đã chứng kiến sự ra đời của rất nhiều
tổ chức khu vực nhƣ Liên đoàn Ả Rập (1950), Tổ chức các nƣớc Trung Mỹ
(1959), Tổ chức Đoàn kết Châu Phi (1963), Liên minh Châu Âu (1993)…
Vận động cùng xu hƣớng của thế giới, xuất phát từ đòi hỏi của lịch sử và nhu
cầu nội tại, ASEAN đã ra đời nhƣ một tất yếu khách quan, nhằm tạo ra một
diễn đàn và cơ chế phối hợp giữa các quốc gia Đông Nam Á hƣớng tới mục
tiêu xây dựng một khu vực phát triển mạnh mẽ, bền vững, đồng thời chung
sức giải quyết có hiệu quả những vấn đề mang tính khu vực và toàn cầu.
Quá trình vận động tiến tới hình thành các tổ chức khu vực trên thế
giới không giống nhau do những khác biệt về địa lí, văn hóa, trình độ phát
triển và thể chế chính trị. So với Châu Âu - khu vực có sự tƣơng đồng về văn
hóa và không khác biệt nhiều về trình độ phát triển giữa các quốc gia, thì
ASEAN phức tạp hơn nhiều. Về mặt địa lí, ASEAN không liền mạch và
thuận lợi nhƣ Liên Minh Châu Âu do có một số quốc gia quần đảo. Cƣ dân
các quốc gia ASEAN cũng rất đa dạng về sắc tộc và kéo theo là sự khác biệt
về văn hóa truyền thống. Đây cũng là khu vực đa tôn giáo nhất thế giới. Về
kinh tế, trình độ phát triển của các nƣớc trong khu vực không đồng đều. Theo
Tiến sĩ Phạm Hồng Chƣơng và các đồng sự ở trƣờng Đại học Kinh tế Quốc
dân: "GDP bình quân đầu ngƣời của Việt Nam theo PPP chƣa bằng 1/2 của
Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/5 của Thái Lan, 1/10 của Malaysia năm
1991 và càng cách biệt so với Singapore (thời điểm trƣớc khi Việt Nam gia
nhập ASEAN -Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995)" [9].
14

Chế độ chính trị và quân sự của các nƣớc thành viên ASEAN cũng rất
khác biệt. Tuy nhiên, vƣợt lên tất cả sự khác biệt, Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Á vẫn ra đời và phát triển cho thấy tính tất yếu khách quan của nó
nhằm đáp ứng đòi hỏi của tình hình biến động ngày càng nhanh chóng và
phức tạp trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới.
Trƣớc sự vận động phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ,

sự tác động ngày càng nhiều vào thiên nhiên vì nhu cầu phát triển của mỗi
nƣớc, hàng loạt vấn đề đã này sinh mà tự thân mỗi quốc gia không thể giải
quyết đƣợc. Thực tế đó đã đƣa tới một giải pháp tích cực mà các nƣớc thành
viên sáng lập của tổ chức ASEAN lựa chọn là liên kết lại trong hình thức một
tổ chức khu vực để tăng cƣờng khả năng giải quyết các vấn đề vƣợt ra khỏi
phạm vi lãnh thổ của mỗi nƣớc. Trƣớc ASEAN, ở Đông Nam Á đã có một vài
tổ chức khu vực ra đời và tồn tại trong một thời gian ngắn hoặc manh nha
hình thành nhƣ Hiệp hội Đông Nam Á (The Association of Southeast Aisa-
ASA) đƣợc thành lập ngày 31/07/1961 gồm Thái Lan, Phi-líp-pin và Liên
bang Malaysia; Tổ chức MAPHILINDO ra đời tháng 8 năm 1963 bao gồm
Mã Lai, Phillipin, và Indonesia. Đó chính là những mô hình và kinh nghiệm
cần thiết cho sự ra đời và tồn tại của Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á -
ASEAN ngày nay.
Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á-ASEAN (viết tắt của The Association
Southeast Asian Nations) đƣợc thành lập ngày 08/08/1967 sau khi Bộ trƣởng
Ngoại giao 5 nƣớc: Indonesia, Malaysia, Phillipines, Singapore, và Thái Lan ký
bản Tuyên bố ASEAN (hay còn gọi là Bản tuyên bố Băng-cốc) tại Thái Lan.
Ngày 20/11/2007, bản Hiến chƣơng của ASEAN gồm 13 chƣơng với
55 điều khoản và 4 phụ lục đã đƣợc các nguyên thủ và ngƣời đứng đầu Chính
phủ của 10 quốc gia thành viên long trọng thông qua và ký tại Sinh-ga-po
nhân dịp diễn ra Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13. Việc ký kết Hiến
chƣơng ASEAN đánh dấu một mốc lịch sử có ý nghĩa lớn lao đối với quá
trình hợp tác giữa các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á. Cho đến nay, bản
15

Hiến chƣơng ASEAN đã đƣợc 10 quốc gia thành viên ASEAN phê chuẩn và
có hiệu lực từ đầu năm 2009.
Sơ đồ 1.1: Bản đồ các quốc gia thành viên của ASEAN

Nguồn: [15].

1.1.2. Cơ cấu tổ chức của ASEAN
Cơ cấu tổ chức hiện nay của ASEAN là kết quả của một quá trình
hoàn thiện từng bƣớc, song song với việc phát triển của tổ chức ASEAN
trong gần 30 năm qua.
Khi mới thành lập vào năm 1967, bộ máy ASEAN còn rất giản đơn,
bao gồm 4 đầu mối/cơ chế chủ yếu: Hội nghị hàng năm của các Bộ trƣởng
Ngoại giao ASEAN (AMM), một Ủy ban thƣờng trực ASEAN (ASC) để điều
16

phối các công việc thƣờng nhật của ASEAN giữa các Hội nghị AMM. Các
Ủy ban chuyên trách và các Ủy ban thƣờng trực gồm các chuyên gia và quan
chức trên các lĩnh vực cụ thể và Ban thƣ ký Quốc gia ở mỗi nƣớc thành viên
để thay mặt nƣớc mình thực hiện các công việc của Hiệp hội và phục vụ các
cuộc họp của ASEAN. Sau một quá trình hoàn thiện, với mốc quan trọng nhất
là các quyết định của 4 Hội nghị Cấp cao ASEAN các năm 1976, 1977, 1987
và đặc biệt là vào 1992, cơ cấu tổ chức chung của ASEAN cũng nhƣ chức
năng của từng bộ phận đã từng bƣớc đƣợc hình thành và củng cố. Theo Hiến
chƣơng ASEAN, cơ cấu tổ chức của ASEAN hiện nay nhƣ sau:
 Cấp cao ASEAN (ASEAN Summit)
Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của ASEAN, bao gồm những
ngƣời đứng đầu nhà nƣớc hoặc chính phủ các nƣớc thành viên. Trƣớc đây,
ASEAN Summit họp chính thức 3 năm một lần và họp không chính thức ít
nhất 1 lần trong khoảng thời gian 3 năm đó. Tuy nhiên, qua Hiến chƣơng
ASEAN, ASEAN Summit họp 2 lần một năm và đƣợc đăng cai tổ chức bởi
quốc gia thành viên đang giữ ghế Chủ tịch ASEAN. Khi cần thiết, các cuộc
họp không chính thức có thể đƣợc triệu tập và đƣợc chủ trì bởi quốc gia thành
viên đang giữ ghế chủ tịch ASEAN tại địa điểm đƣợc tất cả các quốc gia
thành viên thỏa thuận. Nhƣ vậy, kể từ khi Hiến chƣơng ASEAN ra đời, hoạt
động của tổ chức này đã trở nên năng động, gắn kết hơn và với tần suất các
cuộc họp cấp cao ASEAN nhiều hơn đã giúp các quốc gia ASEAN giải quyết

kịp thời, hiệu quả những vấn đề nổi lên của khối.
 Hội đồng điều phối ASEAN (ASEAN Coordinating Council)
Hội đồng điều phối ASEAN bao gồm các bộ trƣởng ngoại giao
ASEAN, họp ít nhất 2 lần một năm. Đây là cơ quan giúp việc cho Cấp cao
ASEAN trong việc chuẩn bị cho các cuộc họp Cấp cao ASEAN; điều phối
việc thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Cấp cao ASEAN và có các
quyền và nghĩa vụ khác nhƣ quy định trong Hiến chƣơng.
 Các Hội đồng cộng đồng ASEAN (ASEAN Community Councils)
17

Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN bao gồm Hội đồng Cộng đồng
Chính trị-An ninh ASEAN, Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN, và Hội
đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.
Trực thuộc mỗi Hội đồng Cộng đồng ASEAN sẽ có các Cơ quan
chuyên ngành cấp Bộ trƣởng.
Các Quốc gia thành viên sẽ cử đại diện quốc gia tham dự các cuộc họp
của Hội đồng Cộng đồng ASEAN.
Mỗi Hội đồng Cộng đồng ASEAN sẽ họp ít nhất hai lần một năm và
sẽ do Bộ trƣởng có liên quan của Quốc gia thành viên đang giữ cƣơng vị Chủ
tịch ASEAN chủ trì.
 Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN (ASEAN Sectoral
Ministerial Bodies)
Các Cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trƣởng ASEAN thực hiện các
nhiệm vụ sau:
(a) Hoạt động theo chức năng, quyền hạn đã được xác định;
(b) Thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Cấp cao
ASEAN trong phạm vi phụ trách;
(c) Tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức
trách của mình để hỗ trợ liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN; và
(d) Đệ trình các báo cáo và khuyến nghị lên các Hội đồng

Cộng đồng liên quan [2].
 Tổng thư ký và Ban thư ký ASEAN (Secretary - General of ASEAN
and ASEAN Secretariat)
Tổng thƣ ký ASEAN do Cấp cao ASEAN bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm,
không gia hạn, đƣợc lựa chọn trong số các công dân các Quốc gia thành viên
ASEAN, luân phiên theo thứ tự tên nƣớc bằng chữ cái tiếng Anh, có tính đến
sự liêm khiết, năng lực, kinh nghiệm chuyên môn và bình đẳng giới.
18

Ban thƣ ký ASEAN sẽ bao gồm Tổng thƣ ký và các nhân viên khác
tùy theo yêu cầu đặt ra.
 Ủy Ban các đại diện thường trực bên cạnh ASEAN (Committee of
Permanent Representatives to ASEAN)
Các Quốc gia thành viên ASEAN sẽ bổ nhiệm một Đại diện thƣờng
trực có hàm Đại sứ bên cạnh ASEAN đặt tại Gia-các-ta.
Các Đại diện thƣờng trực tạo thành Ủy ban các Đại diện Thƣờng trực
với chức năng nhiệm vụ sau:
(a) Hỗ trợ công việc của các Hội đồng Cộng đồng ASEAN
và các Cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN;
(b) Phối hợp với Ban thư ký ASEAN Quốc gia và các Cơ
quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng khác của ASEAN;
(c) Liên hệ với Tổng thư ký ASEAN và Ban thư ký ASEAN về
tất cả các vấn đề liên quan đến công việc của mình;
(d) Hỗ trợ hợp tác giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài; và
(e) Thực thi các nhiệm vụ khác do Hội đồng Điều phối
ASEAN quyết định [2].
 Ban thư ký ASEAN tại các quốc gia thành viên (ASEAN National Secretariats)
Mỗi quốc gia thành viên ASEAN sẽ lập một Ban thƣ ký ASEAN
Quốc gia với nhiệm vụ:
(a) Đóng vai trò là đầu mối quốc gia;

(b) Là nơi lưu trữ thông tin về tất cả các vấn đề liên quan
đến ASEAN ở cấp độ quốc gia;
(c) Điều phối việc triển khai các quyết định của ASEAN ở
cấp độ quốc gia;
(d) Điều phối và hỗ trợ công tác chuẩn bị của quốc gia cho
các cuộc họp ASEAN;
19

(e) Thúc đẩy xây dựng bản sắc và nâng cao nhận thức về
ASEAN ở cấp độ quốc gia; và
(f) Đóng góp vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN [2].
 Cơ quan nhân quyền ASEAN (ASEAN Human Rights Body)
Phù hợp với các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chƣơng ASEAN về
thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, ASEAN sẽ lập một
cơ quan nhân quyền ASEAN.
Cơ quan nhân quyền ASEAN này sẽ hoạt động theo Quy chế do Hội
nghị Bộ trƣởng Ngoại giao ASEAN quyết định.
 Quỹ ASEAN (ASEAN Foundation)
Quỹ ASEAN sẽ hỗ trợ Tổng thƣ ký ASEAN và hợp tác với các cơ
quan liên quan của ASEAN để phục vụ xây dựng cộng đồng ASEAN, thông
qua việc nâng cao nhận thức về bản sắc ASEAN, quan hệ tƣơng tác giữa
ngƣời dân với ngƣời dân, và sự hợp tác chặt chẽ trong giới doanh nghiệp, xã
hội dân sự, các nhà nghiên cứu và các nhóm đối tƣợng khác trong ASEAN.
Quỹ ASEAN sẽ chịu trách nhiệm trƣớc Tổng thƣ ký ASEAN, và Tổng
thƣ ký ASEAN sẽ trình báo cáo về Quỹ lên Cấp cao ASEAN thông qua Hội
đồng điều phối ASEAN.
Nhƣ vậy, tổng kết lại, bộ máy mới của ASEAN sẽ bao gồm: Cơ quan
ra quyết định cao nhất là Cấp cao, gồm các Nguyên thủ quốc gia, những
ngƣời đứng đầu Nhà nƣớc/Chính phủ các nƣớc ASEAN, họp ít nhất 2 lần
trong 1 năm hoặc họp khi cần thiết, chỉ đạo phƣơng hƣớng và ra những quyết

sách lớn, quan trọng của ASEAN. Dƣới Cấp cao là 4 Hội đồng: Hội đồng
điều phối chung gồm các Ngoại trƣởng, có nhiệm vụ điều phối công việc của
cả 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN, chuẩn bị các cuộc họp và bảo đảm triển
khai các quyết định của Cấp cao; 3 Hội đồng Cộng đồng ở cấp Bộ trƣởng,
họp ít nhất mỗi năm 2 lần, để điều phối và triển khai công việc của từng trụ
cột (Chính trị - An ninh, Kinh tế, Văn hóa - Xã hội). Các Hội nghị Bộ trƣởng
20

chuyên ngành hiện nay vẫn đƣợc duy trì, song sẽ phải báo cáo lên một Hội
đồng Cộng đồng phụ trách trụ cột tƣơng ứng.
Việc lập thêm cơ chế Đại diện Thƣờng trực của các nƣớc thành viên
bên cạnh ASEAN tại Jakarta: Về cơ bản, đây sẽ là cơ quan đảm nhận các
công việc của Ủy ban Thƣờng trực ASEAN (ASC) trƣớc đây, chịu trách
nhiệm xử lý các công việc hàng ngày của ASEAN, nhằm giảm bớt số lƣợng
các cuộc họp không quan trọng.
Ngoài ra, Hiến chƣơng cũng tăng cƣờng năng lực và vai trò của Tổng
thƣ ký và Ban thƣ ký ASEAN: Ngoài Tổng thƣ ký do các nƣớc thành viên đề
cử luân phiên, sẽ có 4 Phó Tổng thƣ ký: 3 ngƣời sẽ phụ trách 3 trụ cột, còn 1
theo dõi chung về đối ngoại, hành chính, ngân sách…; đƣợc lựa chọn kết hợp
giữa luân phiên và năng lực.
Cơ quan nhân quyền ASEAN cũng đƣợc thiết lập nhằm thúc đẩy và
bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của nhân dân ASEAN. Cơ quan
này sẽ hoạt động theo Quy chế do các Ngoại trƣởng quy định".
ASEAN đã thành lập ra bộ máy của tổ chức bao gồm các cơ quan cao
cấp có thể giải quyết những vấn đề trong khu vực (Chính trị - An ninh, Kinh
tế, Văn hóa - Xã hội), đặc biệt là vấn đề tranh chấp khu vực (Chính trị - An
ninh) đều đƣợc các cơ quan trong bộ máy quan tâm, theo dõi sát sao.
Có thể nói bộ máy của ASEAN gọn gàng hơn so với trƣớc. Các quy
định về tổ chức của ASEAN đã học tập EU rất nhiều. Tuy nhiên, ASEAN vẫn
còn thiếu Nghị viện và Tòa án. Các thiết chế trên cho thấy ASEAN đã có

dáng dấp của một cộng đồng thực sự. Vấn đề chỉ là mức độ hiệu quả của việc
thực thi các quy định của Hiến chƣơng nhƣ thế nào.
1.1.3. Các nguyên tắc hoạt động của ASEAN
Trước khi có Hiến chương:
21

Các nguyên tắc làm nền tảng cho quan hệ giữa các quốc gia thành
viên ASEAN với nhau và với bên ngoài trƣớc khi bản Hiến chƣơng ra đời
đƣợc quy định trong Hiệp ƣớc thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp
ƣớc Ba-li), ký tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ I tại Ba-li năm 1976.
Những nguyên tắc đó là:
(a) Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn
lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc;
(b) Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân
tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài;
(c) Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
(d) Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp
hòa bình, thân thiện;
(e) Không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực;
(f) Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả [8].
Một số nguyên tắc khác điều phối hoạt động của Hiệp hội đó là:
(a) Việc quyết định các chính sách hợp tác quan trọng cũng nhƣ trong
các lĩnh vực quan trọng của ASEAN dựa trên nguyên tắc nhất trí (consensus),
tức là một quyết định chỉ đƣợc coi là của ASEAN khi đƣợc tất cả các nƣớc
thành viên nhất trí thông qua. Nguyên tắc này đòi hỏi phải có quá trình đàm
phán lâu dài, nhƣng bảo đảm đƣợc việc tính đến lợi ích quốc gia của tất cả các
nƣớc thành viên. Đây là một nguyên tắc bao trùm trong các cuộc họp và hoạt
động của ASEAN.
(b) Một nguyên tắc quan trọng khác chi phối hoạt động của ASEAN
là nguyên tắc bình đẳng. Nguyên tắc này thể hiện trên hai mặt. Thứ nhất, các

nƣớc ASEAN, không kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều bình đẳng với nhau
trong nghĩa vụ đóng góp cũng nhƣ chia sẻ quyền lợi. Thứ hai, hoạt động của
tổ chức ASEAN đƣợc duy trì trên cơ sở luân phiên, tức là các chức chủ tọa
22

các cuộc họp của ASEAN từ cấp chuyên viên đến cấp cao, cũng nhƣ địa điểm
cho các cuộc họp đó đƣợc phân đều cho các nƣớc thành viên trên cơ sở luân
phiên theo vần A,B,C của tiếng Anh.
(c) Nguyên tắc 6-X: theo thỏa thuận tại Hiệp định khung về tăng
cƣờng hợp tác kinh tế ký tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 4 tại Xin-ga-po
tháng 2/1992, theo đó 2 hay một số nƣớc thành viên có thể xúc tiến thực hiện
trƣớc các dự án của ASEAN nếu các nƣớc còn lại mà chủ yếu là 4 nƣớc gia
nhập sau gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma chƣa sẵn sàng tham gia
nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực.
Trong quan hệ giữa các nƣớc ASEAN cũng hình thành một số nguyên
tắc, tuy không thành văn nhƣng các quốc gia thành viên đều hiểu và tôn trọng
áp dụng nhƣ: nguyên tắc có đi có lại, không đối đầu, thân thiện, không tuyên
truyền tố cáo nhau qua báo chí, giữ gìn đoàn kết ASEAN và giữ bản sắc
chung của Hiệp hội.
Các nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến chương:
Những nguyên tắc chung đƣợc quy định trong Hiến chƣơng nhằm
đảm bảo đƣợc mục tiêu đã đề ra, cũng nhƣ đảm bảo tính hệ thống, xuyên suốt
trong mọi hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Hiến chƣơng ASEAN quy định 14 nguyên tắc cơ bản mà các quốc gia
thành viên sẽ hoạt động theo đó:
(a) Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh
thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;
(b) Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc
thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng ở khu vực;
(c) Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực

hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với pháp
luật quốc tế;
23

(d) Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;
(e) Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia
thành viên ASEAN;
(f) Tôn trọng quyền của các Quốc gia thành viên được quyết
định vận mệnh của mình mà không co sự can thiệp, lật đổ và áp đặt
từ bên ngoài;
(g) Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng
nghiệm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;
(h) Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của
nền dân chủ và chính phủ hợp hiển;
(i) Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ
nhân quyền và công bằng xã hội;
(j) Đề cao Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế
bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia thành viên đã
tham gia;
(k) Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt
động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kì một
Quốc gia thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng
không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia thành
viên ASEAN;
(l) Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo
của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung
trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;
(m) Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan
hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng thời

24

vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không
phân biệt đối xử;
(n) Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ
chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhắm triển khai có hiệu quả các
cam kết kinh tế, giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản
đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường
thúc đẩy [2].
Về nguyên tắc điều phối hoạt động của Hiệp hội, nguyên tắc làm căn
bản cho việc ra quyết định của ASEAN là hội bàn và nhất trí. Nguyên tắc này
đƣợc ghi nhận trong Chƣơng 7 của Hiến chƣơng. Ngay trong lời nói đầu của
bản Hiến chƣơng, nguyên tắc này đã đƣợc thể hiện: "…Tôn trọng ý nghĩa lớn
lao của sự thân thiện và hợp tác, và các nguyên tắc về chủ quyền, bình đẳng,
toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp, đồng thuận và thống nhất trong đa dạng".
Nguyên tắc này cũng chi phối nhiều vấn đề khác nhƣ kết nạp thành viên mới,
sửa đổi và bổ sung Hiến chƣơng v.v
So với các nguyên tắc trƣớc khi Hiến chƣơng ra đời, những nguyên
tắc ghi nhận trong Hiến chƣơng ASEAN đầy đủ hơn, trong đó đề cao vai trò
trung tâm của ASEAN nhƣ một đại diện cho các quốc gia thành viên trong
các vấn đề quan trọng, là tâm điểm của các thỏa thuận song phƣơng.
1.1.4. Vai trò của ASEAN
Vai trò của một tổ chức quốc tế hay khu vực thƣờng đƣợc đánh giá
qua tầm ảnh hƣởng của nó đối với từng quốc gia thành viên. Với tƣ cách là
một phần tạo nên tổ chức, các quốc gia thành viên luôn mong muốn tìm thấy
ở tổ chức quốc tế hay khu vực đó sự hỗ trợ trong các vấn đề mà tự bản thân
quốc gia khó có thể giải quyết. Các vấn đề đó có thể bao gồm nhƣng không
hạn chế ở những vấn đề nhƣ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, tranh chấp
thƣơng mại, đối ngoại, phá bỏ các rào cản kinh tế, đạt đƣợc những mục đích
chính trị v.v

25

Sự ra đời, tồn tại và phát triển của ASEAN cũng có những vai trò
riêng. Vai trò đó đầu tiên đƣợc thể hiện trong văn bản thành lập Hiệp hội.
Tuyên bố ngày 8/8/1967 nêu ra 2 mục tiêu cho ASEAN:
Một là, thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển
văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và
hợp tác nhằm tăng cƣờng nền tảng cho một cộng đồng các nƣớc Đông Nam Á
hòa bình và thịnh vƣợng;
Hai là, thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc cam kết tôn
trọng công lý và pháp quyền trong quan hệ giữa các nƣớc trong vùng và tuân
thủ các nguyên tắc của Hiến chƣơng Liên hợp quốc.
Trên đây có thể nói là kim chỉ nam cho hoạt động của Hiệp hội với ý
nghĩa là một tổ chức khu vực giúp gắn kết các quốc gia thành viên cùng phát
triển bền vững trong cả lĩnh vực kinh tế lẫn chính trị.
 Vai trò của ASEAN trong lĩnh vực chính trị:
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN vào tháng 11/2011, Thủ tƣớng Nguyễn
Tấn Dũng đã nhấn mạnh vai trò của ASEAN về mặt chính trị phải đƣợc thể
hiện ở các khía cạnh: xây dựng Cộng đồng ASEAN, tiếp tục chính sách đối
ngoại "rộng mở", giữ gìn hòa bình, an ninh khu vực đặc biệt đối với vấn đề
Biển Đông.
Thứ nhất, về xây dựng Cộng đồng ASEAN, ASEAN đang trên Lộ trình
xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cả ba trụ cột. Để thực hiện đƣợc mục tiêu
chính trị này, ASEAN đã phát huy các công cụ và cơ chế hợp tác chính trị - an
ninh của khu vực nhƣ Hiệp ƣớc Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á
(TAC), Hiệp ƣớc Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ),
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới Bộ Quy tắc
ứng xử ở Biển Đông (COC), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ
trƣởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) nhằm bảo đảm hòa bình,

×