Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Khủng bố hàng không trong luật quốc tế hiện đại, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 111 trang )


Đại học Quốc gia Hà nội
Khoa luật




Trần Nam Trung





Khủng bố hàng không
trong luật quốc tế hiện đại,
thực trạng và giải pháp




Luận văn thạc sĩ luật học












Hà nội - 2009


Đại học Quốc gia Hà nội
Khoa luật



Trần Nam Trung




Khủng bố hàng không
trong luật quốc tế hiện đại
thực trạng và giải pháp

Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số : 60 38 60


Luận văn thạc sĩ luật học



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Diến


Hà nội - 2009




MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


MỞ ĐẦU
1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHỦNG BỐ
QUỐC TẾ
7
1.1
Tình hình, đặc điểm tội phạm khủng bố
7
1.1.1.
Nguồn gốc sản sinh chủ nghĩa khủng bố và nguyên nhân
lan rộng
7

1.1.2.
Một số tình hình đặc điểm của chủ nghĩa khủng bố đương đại
10
1.2.
Khái niệm khủng bố
13
1.2.1.
Một số khái niệm về khủng bố của một số quốc gia điển hình
13
1.2.2.
Khái niệm chung về khủng bố quốc tế của tác giả
16
1.3.
Khái niệm chống khủng bố
17
1.3.1.
Biện pháp đấu tranh và một số nguyên tắc đấu tranh chống
khủng bố
17
1.3.2.
Hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống khủng bố quốc tế
21
1.3.3.
Phát huy vai trò chủ đạo của Liên hợp quốc trong cuốc đấu
tranh chống ckhủng bố
22
1.3.4.
Khái niệm chống khủng bố của tác giả
24
1.4.

Khủng bố hàng không quốc tế
24
1.4.1.
Một số vụ khủng bố hàng không quốc tế điển hình
24
1.4.2.
Sự kiện 11/9 và những nguyên nhân sâu xa của nó
25
1.4.3.
Hậu quả, tác hại của khủng bố hàng không quốc tế
27
1.4.4.
Vai trò của chống khủng bố hàng không quốc tế
28
1.5.
Các đặc điểm của tội phạm khủng bố hàng không quốc tế
30
1.5.1.
Kế hoạch tấn công được chuyên nghiệp hóa
30
1.5.2.
Liên kết các tổ chức khủng bố ngày càng chặt chẽ hơn
31
1.5.3.
Phương thức tấn công đa dạng hơn
31
1.5.4.
Thủ đoạn tấn công đơn giản hơn
31
1.5.5.

Một số phương pháp tiến hành khủng bố hàng không quốc tế
32
1.6.
Cơ sở pháp lý quốc tế về chống khủng bố hàng không quốc tế
33
1.6.1.
Công ước đa phương về các tội phạm và một số hành vi
khác thực hiện trên tàu bay năm 1963
33
1.6.2.
Công ước La Hay về trấn áp hành vi chiếm giữ bất hợp pháp
tàu bay năm 1970
34
1.6.3.
Công ước đa phương về trấn áp hành vi bất hợp pháp xâm
phạm an toàn hàng không dân dụng năm 1971
35
1.6.4.
Nghị định thư về trấn áp các hành vi bạo lực bất hợp pháp
tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng
quốc tế năm 1988
36
1.6.5.
Công ước quốc tế về trấn áp hành vi tài trợ cho khủng bố
năm 1999
37
1.6.6.
Các Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về
chống khủng bố
38

1.6.6.1.
Nghị quyết số 1267 năm 1999
38
1.6.6.2.
Nghị quyết số 1373 năm 2001
30
1.6.6.3.
Nghị quyết số 1390 năm 2002
40
1.6.6.4.
Nghị quyết số 1455 năm 2003
40
1.7.
Đánh giá các điều ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị
khủng bố hàng không quốc tế
41

Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ CHỐNG
KHỦNG BỐ HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ
43
2.1.
Những hành vi được điều chỉnh theo các điều ước quốc tế
đa phương về ngăn ngừa và trừng trị khủng bố hàng không
quốc tế
43
2.1.1.
Những hành vi được điều chỉnh theo các điều ước quốc tế đa
phương ngăn ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế trong lĩnh
vực hàng không dân dụng
43

2.1.1.1.
Công ước Tokyo năm 1963 về tội phạm và một số hành vi
khác thực hiện trên tàu bay
43
2.1.1.2.
Công ước La Hay năm 1970 về trừng trị việc chiếm giữ bất
hợp pháp tàu bay
44
2.1.1.3.
Công ước Monrean năm 1971 về trừng trị những hành vi
bất hợp pháp xâm phạm an toàn hàng không dân dụng
45
2.1.1.4.
Nghị định thư về trấn áp các hành vi bạo lực bất hợp pháp
tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng
quốc tế 1988
47
2.1.1.5.
Những hành vi được điều chỉnh theo Công ước 1997 về
ngăn ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế bằng bom
48
2.1.1.6.
Những hành vi được điều chỉnh theo Công ước 1999 ngăn
ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế liên quan đến tài trợ
khủng bố
50
2.2.
Xác định thẩm quyền xét xử khủng bố hàng không quốc tế
theo các điều ước quốc tế đa phương
52

2.2.1.
Các nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử trong luật quốc tế
53
2.2.1.1.
Nguyên tắc theo thẩm quyền lãnh thổ quốc gia
53
2.2.1.2.
Nguyên tắc thẩm quyền theo quốc tịch
53
2.2.1.3.
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử dựa trên cơ sở đảm
bảo An ninh quốc gia
54
2.2.1.4.
Nguyên tắc thẩm quyền xét xử phổ cập
54
2.2.2.
Quy định về việc xác định thẩm quyền xét xử đối với tội
phạm khủng bố theo điều ước quốc tế đa phương
55
2.2.3.
Quy định về xác định thẩm quyền xét xử đối với tội phạm
khủng bố quốc tế trong lĩnh vực hàng không dân dụng
55
2.2.4.
Quy định về việc xác định thẩm quyền xét xử đối với tội
phạm khủng bố quốc tế bằng bom
58
2.2.5.
Quy định về việc xác định thẩm quyền xét xử đối với tội

phạm khủng bố quốc tế trong lĩnh vực tài trợ cho khủng bố
59
2.3.
Dẫn độ tội phạm khủng bố theo các quy định của điều ước
quốc tế đa phương
62
2.3.1.
Khái niệm dẫn độ người phạm tội
63
2.3.2.
Các đối tượng người phạm tội có liên quan đến việc dẫn độ
theo pháp luật Việt Nam
65
2.3.3.
Nguồn của chế định dẫn độ người phạm tội
67
2.3.4.
Các nguyên tắc của pháp luật về dẫn độ người phạm tội
69
2.3.5.
Thủ tục dẫn độ người phạm tội
71
2.3.6.
Dẫn độ tội phạm theo quy định của các điều ước quốc tế đa
phương về ngăn ngừa và trừng trị khủng bố hàng không
quốc tế
72
2.4.
Chế tài, biện pháp xử lý
73

2.4.1.
Các nghĩa vụ được quy định trong các Công ước quốc tế về
trừng trị các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động
hàng không dân dụng
73
2.4.2.
Chế tài, biện pháp xử lý tội khủng bố và liên quan đến khủng
bố theo quy định của pháp luật Việt Nam
75
2.4.3.
Tham khảo một số kinh nghiệm, biện pháp chống khủng bố
của Trung Quốc
77
2.4.4.
Tham khảo một số kinh nghiệm, biện pháp chống khủng bố
của Mỹ
78

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỢP
TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG KHỦNG
BỐ HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ
81
3.1.
Việt Nam với vấn đề hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống
khủng bố quốc tế nói chung và hàng không nói riêng
81
3.1.1.
Việt Nam thực hiện các điều ước quốc tế về chống khủng
bố quy định trong pháp luật Việt Nam
82

3.1.1.1.
Những quy định trong Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng
hình sự
82
3.1.1.2.
Những quy định trong luật hàng không dân dụng Việt Nam
về công tác đảm bảo an ninh hàng không
86
3.1.2.
Sự cần thiết Việt Nam gia nhập các điều ước quốc tế đa
phương về chống khủng bố
87
3.1.3.
Thực hiện các điều ước quốc tế về chống khủng bố quốc tế
của Việt Nam
88
3.2.
Một số kiến nghị và giải pháp
91
3.2.1.
Nhanh chóng gia nhập 4 công ước quốc tế về chống khủng
bố còn lại
91
3.2.2.
Hoàn thiện pháp luật về đấu tranh chống khủng bố
92
3.2.3.
Xây dựng lực lượng thực hiện công tác đấu tranh, phòng,
chống khủng bố từng bước chính quy, hiện đại, nhanh nhạy
đáp ứng kịp thời các diễn biến phức tạp trong cuộc chiến

chống khủng bố
92
3.2.4.
Áp dụng khoa học công nghệ cao trong đấu tranh, phòng,
chống khủng bố
93
3.2.5.
Công tác đấu tranh, phòng, chống khủng bố phải trên cơ sở
"Phòng" đi đôi với "Ngăn chặn từ xa", từng bước thu hẹp và
loại trừ các hoạt động khủng bố
94
3.2.6.
Hợp tác song phương và đa phương để trao đổi học hỏi kinh
nghiệm và bổ sung xây dựng các Luật, chính sách, tổ chức,
đào tạo, nhân lực lĩnh vực đấu tranh, phòng, chống tội phạm
khủng bố
95
3.2.7.
Tăng cường quản lý chặt chẽ vũ khí, vật liệu nổ
95
3.2.8.
Nâng cao hiệu quả diễn tập xử lý các tình huống khủng bố
96
3.2.9.
Thực hiện nguyên tắc 4 tại chỗ: Phương án tại chỗ, lực
lượng tại chỗ, trang thiết bị tại chỗ và hậu cần tại chỗ
97
3.2.10.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền,
sự hỗ trợ của các ngành có liên quan trong công tác đấu

tranh, phòng, chống khủng bố quốc tế
98
3.2.11.
Nhanh chóng thành lập lực lượng Cảnh sát hàng không dân
dụng có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho tàu bay và các
chuyến bay
98

KẾT LUẬN
99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
101


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời gian qua các hoạt động khủng bố quốc tế ngày càng gia tăng trở
thành vấn đề toàn cầu đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia và hòa bình quốc
tế. Vì vậy đấu tranh phòng chống tội phạm khủng bố nói chung và tội phạm
khủng bố hàng không nói riêng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của mỗi
quốc gia và cộng đồng quốc tế, bởi lẽ hậu quả của tội phạm này không chỉ
thiệt hại về tính mạng, tài sản mà đặc biệt nguy hiểm là gây hoang mang, lo
sợ cho cả cộng đồng quốc tế. Sự kiện 11 tháng 9 năm 2001 đã làm thay đổi
trong nhận thức của mỗi quốc gia trong cuốc đấu tranh chống tội phạm khủng
bố, thảm họa được ghi vào lịch sử nhân loại với việc sử dụng tàu bay làm vũ
khí khủng bố đã gây lên thiệt hại rất lớn về người, tài sản, gây sự hoang mang
sợ hãi về sự an toàn trong mỗi chuyến bay Trước tình hình đó cộng đồng

quốc tế đã có nhiều nỗ lực trong việc thiết lập khuôn khổ pháp lý quốc tế cho
sự hợp tác giữa các quốc gia trong cuốc chiến chống khủng bố. Việc nghiên
cứu học hỏi kinh nghiệm của cộng đồng quốc tế cũng như chuyển hóa các quy
phạm pháp luật quốc tế vào nội luật có ý nghĩa hết sức quan trọng vừa thể
hiện nghiêm túc nghĩa vụ của các quốc gia, vừa nâng cao sự hợp tác quốc tế
chặt chẽ hơn, một môi trường pháp luật hài hòa hơn và sự chia sẻ các thông
tin sâu rộng hơn giữa các quốc gia trong đấu tranh, phòng chống tội phạm
khủng bố trên cơ sở tôn trọng quyền con người và tránh được các hiện tượng
khủng bố cực đoan. Môi trường pháp lý sẽ quyết định thành công trong cuộc
chiến chống khủng bố tránh được sự lạm dụng nguy hiểm các biện pháp
chống khủng bố trong lĩnh vực an ninh quốc tế.
Từ trước đến nay, vấn đề nghiên cứu về tội phạm khủng bố quốc tế đã
được đề cập qua một số đề tài luận văn tốt nghiệp, bài viết nhưng nội dung
chủ yếu đề cập đến khủng bố quốc tế nói chung ít đề cập đến khủng bố hàng

2
không quốc tế, việc nghiên cứu và hoàn thiện cơ sở pháp lý cũng như tạo ra
cơ chế hữu hiệu trong đấu tranh chống tội phạm khủng bố hàng không quốc tế
vì vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Khủng bố hàng không trong luật quốc tế
hiện đại, thực trạng và giải pháp" làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Luật
chuyên ngành Luật quốc tế. Thông qua việc nghiên cứu tội "Khủng bố hàng
không quốc tế" luận văn sẽ đưa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn về "Khủng
bố hàng không quốc tế" từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả công tác đấu tranh chống tội pham khủng bố quốc tế nói chung
và khủng bố hành không nói riêng. Với ý nghĩa đó việc nghiên cứu, học hỏi
kinh nghiệm của cộng đồng quốc tế, cũng như chuyển hóa các quy phạm pháp
luật quốc tế vào nội luật, đồng thời tìm hiểu các quan niệm, quan điểm của
quốc tế về khủng bố quốc tế nói chung và khủng bố hàng không nói riêng để
xác định lộ trình nội luật hóa các quy định phù hợp và khả thi đối với Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các điều ước quốc tế đa phương về
chống khủng bố quốc tế đã được thông qua trong khuôn khổ Liên hợp quốc
và các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc, một số điều ước mà Việt Nam
đã ký kết cũng như thực trạng thi hành những điều ước đó.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, việc nghiên cứu về tội phạm khủng bố nói
chung và khủng bố hàng không nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của loại tội phạm này. Đến nay
đã có một số công trình, bài viết đã được công bố như:
- Nguyễn Long: Pháp luật quốc tế về chống khủng bố, một số vấn đề
lý luận và thực tiễn, Hà Nội, 2003.
- Công Phương Vũ: Khủng bố quốc tế cơ sở pháp lý quốc tế ngăn
ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế, Hà Nội, 2003.

3
* Một số bài viết về tội phạm khủng bố:
- PGS.TS Nguyễn Ngọc Anh, Tội phạm khủng bố trong pháp luật
quốc tế, Tạp chí Công an nhân dân, số 8, 2008.
- Toàn cầu hóa tội phạm và nạn khủng bố, Tạp chí Tư liệu khoa
học Công an, số 3, 2006.
- Vụ khủng bố đầu tiên tại Mỹ, Báo An ninh thế giới, số 801 ngày
22/10/2008, 2008.
- Những biến đổi của chủ nghĩa khủng bố đương đại, Thông tin nghiên
cứu chiến lược và khoa học công nghệ Công an, số 3, 2009.
- Chống khủng bố vẫn là nhiệm vụ phức tạp và lâu dài, Thông tin nghiên
cứu chiến lược và khoa học công nghệ Công an, số 4, 2009.
- Những hạn chế trong phương pháp chống khủng bố, Thông tin nghiên
cứu chiến lược và khoa học công nghệ Công an, số 6, 2009.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiờn cứu của luận văn
3.1. Mục đích, nhiệm vụ

- Về mặt lý luận: Mục đích chính của đề tài tập trung nghiên cứu các
vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chế định tội phạm khủng bố hàng
không quốc tế trong pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia điển
hình và pháp luật Việt Nam quy định. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chế định này trong các hiệp định và
điều ước phòng, chống tội khủng bố mà Nhà nước ta đã ký kết, tạo cơ sở pháp
lý xác định trách nhiệm của quốc gia trong cuộc chiến chống khủng bố. Với ý
nghĩa đó việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của cộng đồng quốc tế, cũng
như chuyển hoá các quy phạm pháp luật quốc tế vào nội luật, đồng thời tìm
hiểu các quan niệm, quan điểm của quốc tế về khủng bố quốc tế nói chung và

4
khủng bố hàng không nói riêng để xác định lộ trình nội luật hoá các quy định
phù hợp và khả thi đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Về mặt thực tiễn: Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, sự gia tăng
mạnh các hoạt động khủng bố quốc tế đã làm cho hoạt động này không chỉ là
mối đe dọa an ninh của một quốc gia, một vùng lãnh thổ mà là hiểm họa
mang tính toàn cầu. Từ sau sự kiện khủng bố tại Mỹ ngày 11/9/2001, hàng
loạt vụ khủng bố kinh hoàng khác xảy ra ở nhiều khu vực trên thế giới như vụ
khủng bố đánh bom xe lửa tại Madrid 2004 tại Tây Ban Nha ngày 11/3/2004;
vụ khủng bố Mumbai năm 2008, Trung tâm thương mại của Ấn Độ ngày 26-
29/11/2008 đã đặt an ninh toàn cầu vào thế bị đe dọa nghiệm trọng. Vì vậy,
nhiệm vụ đấu tranh chống khủng bố không còn là vấn đề của từng quốc gia và
vùng lãnh thổ mà đòi hỏi giữa các quốc gia trên thế giới cùng hợp tác ngăn
chặn, loại trừ tội phạm khủng bố dưới mọi hình thức.
Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng,
Việt Nam đã phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhiều quốc gia trên thế
giới, đồng thời tham gia vào nhiều điều ước quốc tế đa phương liên quan đến
bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới, đấu tranh phòng, chống tội phạm khủng
bố. Đến nay Việt Nam đã gia nhập 8 trong 13 điều ước quốc tế đa phương về

chống khủng bố do Liên hợp quốc thông qua, tham gia Hiệp định chống
khủng bố ASEAN và Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước
ASEAN và ký kết hơn 10 Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước; nhiều
hiệp định, thỏa thuận hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm. Thực tiễn này
đòi hỏi cần phải hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về tội phạm khủng bố
nói chung và tội khủng bố hàng không nói riêng cho phù hợp với các quy
định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập, đáp ứng yêu cầu thực
tiễn đấu tranh chống khủng bố ở nước ta hiện nay.
Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra nhiệm vụ cụ thể sau đây

5
- Tìm hiểu và xem đưa ra một khái niệm chung như thế nào là tội phạm
khủng bố vì đây là một vấn đề còn tồn tại trong quan niệm của cộng đồng quốc
tế đối với tội phạm khủng bố quốc tế (bao hàm cả khủng bố hàng không quốc
tế) do các quốc gia có sự khác biệt về chế độ chính trị, quan niệm pháp lý, đặc
điểm lịch sử, vị trí và ảnh hưởng của mỗi quốc gia trên thế giới và khu vực.
- Hệ thống hoá các nội dung về tội khủng bố hàng không trong các
hiệp định mà Nhà nước ta đã ký kết.
- Đánh giá thực trạng việc áp dụng chế định tội phạm khủng bố hàng
không trong các hiệp định Việt Nam đã ký kết thời gian qua.
- Nghiên cứu một cách có hệ thống toàn diện những vấn đề lý luận và thực
tiễn về khủng bố hàng không quốc tế, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy định của pháp
luật về tội phạm khủng bố nói chung và khủng bố hàng không nói riêng.
- Là tài liệu tham khảo cho học tập và nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các điều ước quốc tế đa phương về
chống khủng bố hàng khụng quốc tế đã được thông qua trong khuôn khổ Liên
hợp quốc và các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc, một số điều ước mà
Việt Nam đã ký kết cũng như thực trạng thi hành các điều ước đó. Tập trung

vào các vấn đề sau:
- Các công ước quốc tế đa phương quy định về trấn áp các hành vi làm
ảnh hưởng đến sự an toàn của tàu bay, người hoặc tài sản trên tàu bay.
- Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về đấu tranh,
phòng, chống tội phạm khủng bố hàng không quốc tế.
- Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng,
chống tội phạm khủng bố hàng không quốc tế trong tình hình mới hiện nay.

6
4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận triết học
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà
nước về phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm nói chung và tội phạm khủng
bố nói riêng. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp cụ thể: So sánh pháp
luật; phân tích; logic; hệ thống hoá pháp luật, đọc tư liệu, so sánh kinh
nghiệm quốc tế, kinh nghiệm lịch sử. Ngoài ra, tác giả cũng tiếp thu có chọn
lọc kết quả của các công trình đã được công bố; các đánh giá, tổng kết của cơ
quan chuyên môn và các chuyên gia về những vấn đề có liên quan đến công
tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm khủng bố hàng không quốc tế.
5. ý nghĩa của luận văn
Ở bình diện lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn
thiện lý luận về công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm khủng bố nói
chung và khủng bố hàng không quốc tế nói riêng.
Về thực tiễn, luận văn sẽ là tài liệu có giá trị, có thể dùng làm tài liệu
tham khảo, nghiên cứu, học tập trong các cơ sở đào tạo. Những đề xuất, kiến
nghị của luận văn sẽ cung cấp những luận cứ khoa học, làm cơ sở cho việc
sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về đấu tranh, phòng, chống tội
phạm khủng bố hàng không quốc tế.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về tội phạm khủng bố quốc tế.
Chương 2: Các quy định của pháp luật quốc tế chống khủng bố hàng
không quốc tế.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong
phòng chống tội phạm khủng bố hàng không quốc tế.

7
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ TỘI PHẠM KHỦNG BỐ QUỐC TẾ

1.1. TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM TỘI PHẠM KHỦNG BỐ
1.1.1. Nguồn gốc sản sinh chủ nghĩa khủng bố và nguyên nhân lan rộng
Chủ nghĩa khủng bố là mối đe dọa an ninh phi truyền thống mà các
quốc gia đang phải đối mặt, muốn đối phó với nó phải thay đổi phương thức
tư duy truyền thống. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu, những điểm chung
về lợi ích an ninh của cộng đồng quốc tế ngày càng nhiều vì vậy cần phải có
hợp tác chung giữa các nước để đối phó với thách thức của chủ nghĩa khủng
bố. Trong những năm qua, chủ nghĩa khủng bố đã bị cộng đồng quốc tế tấn
công ngày càng quyết liệt nhưng nó không những không bị tiêu diệt mà ngày
càng phát triển. Nguyên nhân là vì thế giới ngày nay vẫn tồn tại nhiều mảnh
đất thích hợp cho nó sinh trưởng, nó vừa có nền tảng xã hội bền chắc, vừa có
môi trường bên ngoài để phát triển, thể hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất: Giai cấp tư sản phương Tây với chiêu bài tự do, dân chủ,
bình đẳng đã được phổ biến nhanh chóng khắp toàn cầu và chiếm địa vị thống
trị. Ở một số ít quốc gia phát triển, người dân đã được hưởng các quyền, lợi
ích của tự do dân chủ nhưng cộng đồng quốc tế vẫn tồn tại hiện tượng bất
bình đẳng nghiêm trọng. Trong điều kiện các quốc gia, dân tộc hoặc một
nhóm người, cá nhân bị áp bức nhưng không thể thay đổi hiện trạng bằng

phương thức thông thường, một số cá nhân, tổ chức có khuynh hướng sử
dụng bạo lực. Ở Châu Âu, việc thần dân phản kháng bạo vương từ lâu đã trở
thành một truyền thống phổ biến. Tư tưởng này được thể hiện trong giáo lý
của đạo Kitô. Vào thế kỷ XVI, XVII nhà triết học chính trị ở Tây Ban Nha là
Mariana cho rằng "quyền lực của Quốc vương được xây dựng trên cơ sở

8
những khế ước với nhân dân, nếu Quốc vương vi phạm những khế ước này,
thì có thể hoặc là phế truất, hoặc bất kỳ công dân nào cũng có thể giết chết
ông ta". Những kẻ theo chủ nghĩa khủng bố ngày nay cho rằng phương thức
khủng bố mà chúng lựa chọn chính là công cụ để kẻ yếu chống lại kẻ mạnh.
Họ coi mình là những đấu sĩ tự do, tử vì đạo. Khi tư tưởng này nhận được sự
dung túng và ủng hộ của thế lực bên ngoài thì hoạt động khủng bố sẽ ngày
càng mạnh mẽ.
Thứ hai: Ảnh hưởng của sự bất cân bằng trong phát triển kinh tế - xã
hội trong nội bộ từng quốc gia cũng như giữa các quốc gia trên phạm vi thế
giới khiến cho sự phân hóa giàu, nghèo giữa các quốc gia, giữa các bộ phận
người dân càng trở lên sâu sắc, khiến tâm lý của một bộ phận dân cư nảy sinh
tâm trạng báo thù đối với những người giàu có, với ý đồ lợi dụng khủng bố để
thay đổi sự bất cân bằng này. Sở dĩ các tổ chức khủng bố ở các quốc gia đang
phát triển chủ yếu tiến hành hoạt động khủng bố nhằm vào các quốc gia phát
triển phương Tây là vì một nguyên nhân quan trọng, họ cho rằng các cường
quốc phát triển phương Tây dùng cường quyền để duy trì trật tự chính trị,
kinh tế thế giới bất công bằng nếu chỉ dựa vào đấu tranh chính trị, kinh tế,
ngoại giao thì sẽ không mang lại thắng lợi nên đi theo con đường khủng bố.
Thứ ba: Sự nổi lên của chủ nghĩa ly khai dân tộc, chủ nghĩa Hồi giáo
cực đoan và tư tưởng phát xít mới, cùng với tư tưởng bài ngoại theo chủ nghĩa
chủng tộc là những mảnh đất tốt để chủ nghĩa khủng bố tồn tại và phát triển.
Chủ nghĩa khủng bố truyền thống do động cơ và mục đích khá đơn nhất,
thường giới hạn trong nội bộ một nước hoặc ở một vài khu vực điểm nóng

xung đột nhất định nhưng từ cuối thế kỷ 20 trở lại đây, cùng với sự kết thúc
của cục diện Chiến tranh lạnh, chủ nghĩa ly khai dân tộc bắt đầu nổi lên ở
Đông Âu, Nam Âu, Trung Đông, Châu phi và khu vực Đông Nam Á, do đó
đã xuất hiện hàng loạt hoạt động khủng bố có mối liên quan chặt chẽ đến chủ
nghĩa ly khai dân tộc.

9
Thứ tư: Cách mạng khoa học kỹ thuật đã mang đến những điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố. Tiến bộ khoa học khiến
chủng loại vũ khí ngày càng đa dạng, nhiều vật thể dân dụng nằm trong tay
phần tử khủng bố cũng có thể biến thành loại vũ khí vô cùng sắc bén như:
Máy bay chở khách loại lớn, tàu thủy chở dầu, tàu điện ngầm bên cạnh đó
số lượng nhà chọc trời nơi tập trung số lượng người đồng ngày càng nhiều, rất
dễ nhận biết và tấn công. Chúng trở thành mục tiêu tấn công của những kẻ
khủng bố muốn tạo hiệu quả gây chấn động mạnh. Trong điều kiện khoa học
kỹ thuật hiện nay, nguyên liệu để chế tạo nhiều loại vũ khí như bom, vũ khí
sinh học, hóa học rất rẻ và dễ chế tạo với khả năng sát thương cao nên trở
thành mục tiêu tìm kiếm của chủ nghĩa khủng bố. Trong xã hội hiện nay, dưới
tác dụng của khoa học kỹ thuật cao, hạ tầng cơ sở như hệ thống cung ứng
điện, nước, thị trường tài chính đều được số hóa. Nếu bọn khủng bố tấn công
được thì có thể khiến cả một thành phố, một khu vực hoặc thậm chí một quốc
gia bị tê liệt, khủng hoảng và sụp đổ. Hiệu quả khủng bố lớn đang là mục tiêu
mà những phần tử khủng bố hướng đến, chúng sẵn sàng trả bất cứ giá nào đã
phát động các cuộc tấn công như vậy. Ngoài ra, hiện nay các phương tiện
truyền thông có tốc độ nhanh chóng, hiệu quả cao, có thể trong thời gian rất
ngắn truyền đi khắp thế giới trở thành công cụ để các phần tử khủng bố gia
tăng hiệu quả khủng bố, khiến hoạt động khủng bố của chúng nhanh chóng
được toàn thế giới biết đến. Đây chính là mục đích của chúng 19, tr.
54.
Có thể nói, sự ra đời của chủ nghĩa khủng bố và sự phát triển lan rộng

của chủ nghĩa khủng bố có cội nguồn sâu sắc, chủ thể của chủ nghĩa khủng bố
ngày càng được đa nguyên hóa, phạm vi ngày một rộng, thủ đoạn ngày càng đa
dạng và phát triển theo chiều hướng kỹ thuật công nghệ cao, quy mô sát thương
lớn với mức độ tàn nhẫn ngày càng cao, sự nguy hại mà chủ nghĩa khủng bố gây
ra ngày càng lớn, ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Sự

10
phối hợp quốc tế trong đấu tranh chống khủng bố được hình thành và phát
triển nhằm tấn công và trừng trị nghiêm khắc đối với chủ nghĩa khủng bố.
1.1.2. Một số tình hình đặc điểm của chủ nghĩa khủng bố đƣơng đại
Chủ nghĩa khủng bố đương đại ngày càng phát triển theo hướng chuyên
nghiệp hóa, chủ thể khủng bố ngày càng đa dạng, tổ chức khủng bố theo chủ
nghĩa dân tộc, tôn giáo cực đoan và tổ chức khủng bố cực đoan cánh hữu
cùng đóng vai trò chính trong hoạt động khủng bố.
Chủ nghĩa khủng bố đã phát triển từ giai đoạn ban đầu được khoác lên
chiếc áo "Độc lập dân tộc" "Cách mạng xã hội" đến giai đoạn khủng bố
chuyên nghiệp lấy sát hại làm niềm vui. Các phần tử khủng bố đã không chỉ
còn đơn thuần theo đuổi mục đích chính trị, mà phần lớn là theo đuổi hiệu quả
của bản thân hành động khủng bố. Tổ chức khủng bố ngày càng chặt chẽ, thủ
đoạn ngày càng tàn nhẫn. Tổ chức khủng bố dân tộc, tổ chức khủng bố tôn
giáo truyền thống và tổ chức "cách mạng" cực đoan tiếp tục tồn tại, nhưng với
sự tấn công mạnh của Chính phủ các nước, hoạt động và ảnh hưởng của các
tổ chức này ngày càng suy yếu. Nhưng không vì thế mà chủ nghĩa khủng bố
mà nó có những hình thức biến thể khác ra đời như hành động khủng bố do
các cá nhân hành động đơn độc nhằm thực hiện mục đích cá nhân ngày càng
có chiều hướng gia tăng, chủ nghĩa khủng bố cực đoan, tôn giáo và các loại
hình khủng bố mới: Khủng bố tà giáo, khủng bố công nghệ cao, khủng bố
mạng, khủng bố sinh học, hóa học, hạt nhân và khủng bố kinh tế với những
dạng thức không ngừng đổi mới, đặc điểm sát hại dân thường ngày càng nổi
bật đang trở thành những mối đe dọa lớn.

Từ thập niên 1990 trở lại đây, chủ nghĩa khủng bố đã phát triển đến
trình độ quốc tế hóa cao. Đối tượng tấn công của khủng bố đã không chỉ chủ
yếu là chính phủ hay các nhân viên hữu quan trong nước, mà phần nhiều là
nhằm đến chính phủ nước khác, thậm chí một số tổ chức quốc tế và công ty

11
xuyên quốc gia. Tổ chức khủng bố ngày càng gia tăng các hoạt động khủng
bố xuyên quốc gia, quá trình phối hợp như vậy đã sản sinh ra một số tổ chức
khủng bố có mạng lưới toàn cầu, có khả năng hoạt động trên phạm vi rộng,
mà điển hình nhất là tổ chứ Al Qaeda của Bin Laden. Những tổ chức này có
điểm tựa là các quỹ tài chính khổng lồ và có các "điểm trạm" dải khắp toàn
cầu nên có thể lựa chọn và xây dựng các kế hoạch tấn công khủng bố có khả
năng thành công cao. Nước thiệt hại lớn nhất từ hoạt động khủng bố đó là
nước Mỹ. Từ thập niên 80 của thế kỷ XX trở lại đây, Mỹ đã rất nhiều lần bị
khủng bố tấn công, những vụ có ảnh hưởng lớn gồm: Tháng 4/1993, Đại sứ
quán Mỹ ở Libăng bị ô tô đánh bom làm 63 người thiệt mạng, hơn 100 người bị
thương; Tháng 6/1996, căn cứ quân sự Mỹ ở Bâyrút bị tấn công làm 241 quân
nhân Mỹ bị thiệt mạng; tháng 9/1984. Đại sứ quán Mỹ ở Libăng một lần nữa
bị tấn công làm 14 người chết; tháng 11/1987, bệnh viện trực thuộc Đại học
Mỹ ở Bâyrút bị tấn công làm 7 người chết, 37 người bị thương; tháng 4/1988,
câu lạc bộ của Mỹ ở Italia bị đánh bom làm hơn 10 quân nhân bị thiệt mạng;
tháng 11/1995, căn cứ quân sự của Mỹ đóng tại Riát thủ đô Arập Xêút bị đánh
bom làm 5 người chết, 10 người bị thương; Tháng 6/1996, căn cứ quân sự của
Mỹ ở Dhahran, Arập Xêút bị đánh bom làm 20 quân nhân Mỹ bị thiệt mạng,
hơn 400 người khác bị thương.
Từ năm 1998 đến 2001, Mỹ bị ba cuộc tấn công khủng bố nghiêm
trọng vào các Đại sứ quán Mỹ tại Kênia và Tandania năm 1998 làm 250
người chết, hơn 5000 người bị thương; tàu chiến USS Cole neo đậu tại Aden
năm 2000 và thiệt hại lớn nhất là vụ tấn công vào New York và Wasington
ngày 11/9/2001 19, tr. 50.

Tại Châu Âu mục tiêu khủng bố dễ dàng hơn vì các nước có đường
biên giới mở nhưng cũng chỉ xảy ra 2 vụ: Ngày 11/3/2004 một loạt các vụ
đánh bom liên tiếp tấn công vào hệ thống xe lửa ở trung tâm thủ đô Madrit -

12
Tây Ban Nha đã khiến 191 người thiệt mạng và 2.000 người khác bị thương
và vụ tấn công tàu điện ngầm tại Luân đôn - Anh năm 2005.
Thực tế từ sau vụ khủng bố 11/9 cho thấy, các vụ khủng bố càng phức
tạp thì càng dễ bị cơ quan An ninh theo dõi và phát hiện. Nếu các phần tử
khủng bố cần nhiều thuốc nổ hay các chất độc, hóa học hoặc nếu chúng dự
định thâm nhập vào các mục tiêu được canh phòng cẩn mật, chúng cần có sự
phối hợp và tính lô gích cao. Mà tính lô gích và mối liên hệ giữa chúng càng
cao thì càng có nhiều khả năng việc thông tin về bọn khủng bố sẽ lọt vào tay
các cơ quan An ninh. Vụ khủng bố Mumbai được gọi là "kịch bản 11/9" của
Ấn Độ làm 170 người chết với phương thức tác chiến của các phần tử khủng
bố trong các cuộc tấn công kéo dài đến 4 ngày vào Mumbai - Ấn Độ cho thấy
chiến thuật của chúng đã thay đổi. Thay vì các vụ đánh bom liều chết, thay vì
những chiếc ô tô chở đầy thuốc nổ, các phần tử khủng bố hành xử giống như
một số kẻ sát nhân mất trí ở Mỹ, xả súng vô tội vạ vào bất kỳ người vô tội mà
chúng bắt gặp xung quanh. Chỉ cần cộng thêm vào đó tinh thần cuồng tín sẵn
sàng liều chết và cùng một lúc tổ chức vài ba cuộc tấn công vào các mục tiêu
quan trọng và đông người hoạt động khủng bố đã trở lên dễ dàng hơn rất
nhiều mà chi phí cho các cuộc tấn công này cũng rất thấp, chỉ với khẩu hiệu
"Chiến đấu vì Hồi giáo" cộng với một số tiền nhỏ khoảng 1.250 USA sẽ được
chi cho gia đình những kẻ khủng bố nếu chết.
Để có thể lặp lại một cuộc tấn công khủng bố Mumbai, với hành động
táo tợn và phiêu lưu như vậy cần phải có một số điều kiện đó là: Một quốc gia
láng giềng, nơi có thể thoải mái hoàn thiện các phần tử khủng bố về nghệ
thuật chiến tranh (việc này cần nhiều thời gian và phương tiện hơn là huấn
luyện những kẻ đánh bom khủng bố liều chết), những đường biên giới không

được kiểm soát chặt chẽ, những mối quan hệ "hữu hảo" với các cơ quan An
ninh và cuối cùng là trình độ kém cỏi của các lực lượng chống khủng bố. Vụ
khủng bố Mumbai là một điển hình của những điều kiện kể trên, Lashkar-e-

13
Taiba đặt căn cứ ở Kashmir do Pakistan kiểm soát, nhóm này có mối liên hệ
với mạng lưới Al-Qaeda, từng gây nhiều vụ tấn công khủng bố chống Ấn Độ
như vụ đánh bom xe lửa năm 2006 làm chết 186 người, khoảng 700 người bị
thương; vụ tấn công trụ sở Quốc hội ở New Delhi tháng 12/2001 làm 12
người chết 18, tr. 3.
Mạng lưới khủng bố vẫn nỗ lực hình thành các nhóm khủng bố trên
khắp Trung đông và lan rộng sang Châu phi cũng như hoạt động tích cực ở
biên giới Pakixtan-Apganixtan, ở Irắc và Bắc phi là nguyên nhân tiếp tục gây
mối lo ngại đối với cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên quan ngại chính là nguy cơ
chủ nghĩa khủng bố giành được cách tiếp cận với vũ khí hạt nhân, hóa học,
sinh học, phóng xạ
1.2. KHÁI NIỆM KHỦNG BỐ
1.2.1. Một số khái niệm về khủng bố của một số quốc gia điển hình
Khái niệm khủng bố của Liên Bang Nga:
Điều 202 Bộ luật hình sự của Liên bang Nga:
Khủng bố tức là thực hiện việc phá hoại, tiêu hủy, bắn bằng
vũ khí nóng hoặc các hành động khác gây nguy hiểm cho tính mạng
con người, gây thiệt hại đáng kể về tài sản hoặc gây những hậu quả
khác nguy hiểm cho xã hội, nếu những hành động đó được thực
hiện nhằm mục đích vi phạm an toàn công cộng, làm cho nhân dân
hoảng sợ hoặc gây ảnh hưởng đối với các cơ quan chính quyền để
các cơ quan đó ra những quyết định cũng như đe dọa thực hiện các
hành động nói trên nhằm những mục đích này, thì bị phạt tù từ 5
đến 10 năm 21, tr. 105.
Định nghĩa của Anh và Liên minh Châu Âu:


14
Luật Tái bảo hiểm 1993 của Anh định nghĩa: "Khủng bố là bất kỳ
hành vi nào do bất kỳ ai thực hiện nhân danh hay có liên quan đến bất kỳ tổ
chức nào với các hoạt động nhằm lật đổ hoặc gây ảnh hưởng với chính quyền
hợp pháp (de jure) hay de facto (thực tế) bằng cách sử dụng vũ lực hay bạo
lực". Tiếp theo, Luật chống khủng bố năm 2000 của Anh định nghĩa khủng
bố: "Khủng bố là việc sử dụng hay đe dọa sử dụng: (a) bạo lực nhằm vào con
người hay gây thiệt hại nghiêm trọng đối với tài sản hay gây nguy hiểm đối
với tính mạng của người khác ngoài người thực hiện hành động đó hay gây
nguy hại đối với sức khỏe hay an toàn của công chúng; (b) sử dụng hoặc đe
dọa sử dụng nhằm gây ảnh hưởng với một chính quyền hay để hăm dọa công
chúng hoặc một bộ phận công chúng; và (c) sử dụng hoặc đe dọa sử dụng
nhằm mục đích thúc đẩy mục tiêu tư tưởng hay tôn giáo, chính trị".
Điều 2, Sắc lệnh số 3365 năm 2001 của Anh định nghĩa: "Khủng bố là
việc tấn công hoặc đe dọa tấn công nhằm gây ảnh hưởng tới chính quyền hoặc
đe dọa công chúng hoặc một bộ phận công chúng những lý do tôn giáo, chính
trị hoặc tư tưởng".
Định nghĩa do các Bộ trưởng tư pháp Liên minh Châu Âu đưa ra tháng
12/2001 đã mô tả: "Khủng bố là các hành vi nhằm gây mất ổn định hoặc phá
hoại nền tảng xã hội, kinh tế, hiến pháp hay chính trị cơ bản của quốc gia".
Định nghĩa khủng bố của Mỹ:
Với lập luận "Không có định nghĩa khủng bố nào được sự thừa nhận
rộng rãi", Bộ Ngoại giao Mỹ đã lấy định nghĩa trong mục 22 Bộ luật Liên
bang đoạn 2656(d) về khủng bố như sau: "Khủng bố là hành vi bạo lực có chủ
ý và mục đích chính trị nhằm vào các mục tiêu không tham chiến? do một
nhóm vô chính phủ/tiểu quốc gia hoặc các tổ chức bí mật tiến hành và luôn
nhằm mục đích gây ảnh hưởng tới những người chứng kiến; "Khủng bố quốc
tế là khủng bố nhằm vào công dân hoặc lãnh thổ từ hai quốc gia trở lên".


15
Nhóm khủng bố được định nghĩa là "Nhóm thực hiện hoặc có những nhóm
nhỏ quan trọng thực hiện hành động khủng bố".
Chính phủ Mỹ đã gộp các hành vi tấn công vào các quan chức quân sự
và an ninh ngoài thời gian thực hiện công vụ, các mục tiêu phục vụ cho quân
đội nhưng hiện trong trạng thái không trực tiếp phục vụ cho quân đội là khủng
bố. Và người Mỹ nêu ví dụ vụ tấn công vào tàu quân sự USS Cole tại Cảng
Aden, Yemen được coi là vụ khủng bố cho dù tàu này là tàu quân sự.
Định nghĩa của Liên hợp quốc:
Liên hợp quốc là cơ quan có khả năng đưa ra được một định nghĩa
khách quan về khủng bố hơn bất kỳ chủ thể quốc gia nào khác. Nhưng Tổng
thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan cũng đã phải thừa nhận: "Việc đưa ra định
nghĩa về khủng bố là một trong những vấn đề khó khăn đối với tổ chức quốc
tế này nhưng đó là một khó khăn bắt buộc phải vượt qua". Thực tế, trong
suốt hơn 30 năm qua Liên hợp quốc cũng đã có nhiều nỗ lực để có được một
định nghĩa chung về khủng bố nhưng chưa mang lại kết quả khả quan nào.
Trong tất cả các văn kiện pháp lý hiện hành của mình, Liên hợp quốc chưa
đưa ra một định nghĩa về khủng bố do sự bất đồng chính trị giữa các quốc
gia về việc phân biệt giữa khủng bố và các phong trào giải phóng dân tộc.
Tuy nhiên, qua các văn kiện pháp luật quốc tế về khủng bố ta có thể có định
nghĩa thực tế: "Khủng bố là thực hiện hoặc có ý đồ thực hiện hành vi xâm
phạm các nguyên tắc pháp luật, trật tự, quyền con người và nguyên tắc hòa
bình giải quyết các tranh chấp quốc tế vốn là nền tảng tạo lập lên thế giới".
Cách định nghĩa này xuất phát từ góc độ coi khủng bố là mối hiểm họa đe
dọa tấn công vào các nguyên tắc nền tảng và sứ mệnh chính của Liên hợp
quốc. Tuy nhiên định nghĩa này vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa toàn
diện về khủng bố.

16
Khái niệm khủng bố trong từ điển Công an nhân dân 2006 "Khủng bố

là dùng biện pháp tàn bạo làm cho khiếp sợ để hòng khuất phục. Khủng bố
tinh thần" 24, tr. 97.
Khái niệm khủng bố theo Bách khoa toàn thư Wikipedia: "Khủng bố
là hoạt động phá hoại, đe dọa bằng lời nói, hoặc truyền đi các hình ảnh hoặc
video giết người do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện làm thiệt mạng người, gây
hoang mang khiếp sợ hoặc tổn thất cho xã hội và cộng đồng, nhằm mục đích
chính trị hoặc tôn giáo" 3.
1.2.2. Khái niệm chung về khủng bố quốc tế của tác giả
Việc đưa ra được một định nghĩa thống nhất về khủng bố là một vấn
đề lý luận và thực tiễn đối với tất cả các quốc gia từ khi có khủng bố đến nay.
Việc cộng đồng quốc tế chưa thể đi đến một điều ước toàn diện về chống
khủng bố một mặt phản ánh sự khó khăn trong việc đưa ra khái niệm về
khủng bố chung nhưng mặt khác cũng thể hiện việc cần thiết phải đưa ra được
một khái niệm chung nhất để chống khủng bố có hiệu quả hơn. Hiện nay trên
thế giới đang hình thành hai quan điểm đối ngược nhau, đó là quan điểm
không cần định nghĩa khủng bố là gì mà chỉ đưa ra quan điểm theo mục đích
và quan điểm cần thiết phải đưa ra định nghĩa chung về khủng bố vì nếu đưa
ra được định nghĩa chung về khủng bố sẽ là cơ sở để xây dựng hành lang
pháp lý chống khủng bố chung trên thế giới.
Việc đưa ra các định nghĩa và giải thích định nghĩa rất khác nhau do
có sự khác biệt về chế độ chính trị, các quan niệm pháp lý, đặc điểm lịch sử,
vị trí và sự ảnh hưởng của mỗi quốc gia trên thế giới và khu vực và còn xuất
phát từ tính chất nhạy cảm của vấn đề khủng bố liên quan đến các lợi ích quốc
gia và dân tộc của mỗi nước khi đặt vấn đề khủng bố và chống khủng bố.
Không loại trừ trường hợp "Chống khủng bố" đã trở thành chiêu bài chính trị,
bị một số thế lực lợi dụng để đạt được các tham vọng chính trị cũng như lợi
ích kinh tế. Và trong những trường hợp đó chống khủng bố trở thành cái cớ

17
để tiến hành chiến tranh xâm lược hoặc can thiệp trái phép vào công việc nội

bộ của các quốc gia khác hoặc khu vực. Một định nghĩa khách quan về khủng
bố không những nằm trong khả năng mà còn là cái không thể thiếu trong bất
kỳ một nỗ lực nghiêm chỉnh nào tấn công khủng bố. Không có một định nghĩa
chung về khủng bố các quốc gia không thể tiến hành phối hợp chống khủng
bố quốc tế. Không có một định nghĩa thống nhất thì không thể xây dựng được
các điều luật về chống khủng bố. Để có thể đưa ra một định nghĩa pháp lý
đúng đắn, khách quan về khủng bố thì cần thiết phải đưa ra được định nghĩa
khoa học, thống nhất và độc lập
Một số đặc điểm chung nhất về tội phạm khủng bố được tác giả tập
hợp từ các khái niệm và quan điểm của mỗi quốc gia đã đưa ra:
- Sử dụng bạo lực hoặc đe dọa sử dụng bạo lực.
- Với mục tiêu tấn công là địa bàn công cộng, nơi tập trung đông
người, có nhiều người nước ngoài.
- Động cơ chính trị, tôn giáo là chủ yếu.
- Hành động khủng bố nhằm gây tác động tâm lý sâu rộng trong cộng đồng.
- Được thực hiện bởi một cá nhân, nhóm người hoặc các cá nhân có
tổ chức.
- Gây tổn thất cho xã hội, cộng đồng: con người, tài sản.
Khái niệm khủng bố quốc tế của tác giả: Khủng bố quốc tế là việc
một cá nhân, nhóm người, tổ chức cung cấp tài chính, huấn luyện khủng bố,
sử dụng bạo lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực tấn công vào các địa bàn công
cộng, mục tiêu dân sự với động cơ chính trị, tôn giáo gây thiệt hại về người,
tài sản, gây hoang mang, lo sợ trong cộng đồng nhằm mục đích đạt được các
yêu cầu mà tổ chức, cá nhân đó đặt ra.
1.3. KHÁI NIỆM CHỐNG KHỦNG BỐ

18
1.3.1. Biện pháp đấu tranh và một số nguyên tắc đấu tranh chống
khủng bố
Chống chủ nghĩa khủng bố tất yếu có quá trình lấy sức mạnh chế ngự

sức mạnh, nhưng nếu quá phụ thuộc vào biện pháp quân sự để phá hủy mạng
lưới khủng bố sẽ không giải quyết được tận gốc mối đe dọa khủng bố. Chính
sách vũ lực cứng rắn có thể hữu hiệu trong thời gian ngắn nhưng hiệu quả lâu
dài thì không thể loại trừ được nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố. Ngày
7/10/2008 tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo về an ninh và hợp tác tại
Portcullis House, Westminter, Luân Đôn ông Azeem Ibrahim đã phát biểu:
Chính sách chống khủng bố hiện tại chỉ tập trung vào hành
động quân sự, bỏ tù, cắt đứt các nguồn tài chính và không cho bọn
khủng bố có chỗ trú chân an toàn. Những biện pháp này có hiệu quả hạn
chế và đó chỉ là những giải pháp nhất thời. Cách duy nhất để chống
khủng bố lâu dài là làm giảm động cơ dẫn tới cực đoan 19, tr.
46.
Vì vậy, để đề ra các biện pháp đấu tranh, phòng, chống khủng bố có
hiệu quả chúng ta cần tìm ra các nguyên nhân sâu xa hình thành và phát triển
của chủ nghĩa khủng bố, các quy luật hoạt động để từ đó đề ra các chủ
trương, biện pháp đấu tranh phù hợp, cụ thể trong từng thời kỳ, đó là:
- Tìm ra quy luật hoạt động khủng bố qua mối quan hệ, liên kết giữa
các phần tử khủng bố: Các phần tử khủng bố để có thể thực hiện được các vụ
khủng bố thì chúng phải câu kết với nhau về tài chính, phương tiện phải có
sự trao đổi, thống nhất kế hoạch hành động vì các phần tử khủng bố ý thức
được rằng nếu chỉ dựa vào một "tổ chức đơn lẻ" thì khó mà tồn tại lâu dài
được trước sự tấn công chống khủng bố mãnh liệt của các quốc gia và cộng
đồng quốc tế, chỉ khi chúng câu kết với nhau thì các phần tử khủng bố mới có
thể thực hiện được mục đích của mình. Vì vậy các tổ chức khủng bố dù rằng

×