Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Khuôn khổ pháp lý của quá trình hội nhập nội khối của các nước Asean

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 150 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT








LÊ THỊ MINH




KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CỦA QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP NỘI KHỐI CỦA CÁC NƯỚC ASEAN





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC












Hà Nội - 2011


2
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG

Lời cam đoan…………………………………………………………
1

Mục lục………………………………………………………………
2

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt………………………………
4

Danh mục các bảng……………………………………………………
7

Mở đầu…………………………………………………………………
8

Chƣơng 1: Tổng quan về sự hình thành, phát triển và yêu cầu đẩy
nhanh quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN………………
14



1.1.Tổng quan về sự hình thành và phát triển của ASEAN…………
14

1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển………………………………
14

1.1.2.Mục đích và nguyên tắc
19

1.1.3.Cơ cấu tổ
chức…………………………………………………
21

1.1.4.Thành viên………………………………………………………
26

1.1.5.Lĩnh vực hợp tác…………………………………………………
27

1.2.Khái quát quá trình hợp tác kinh tế nội khối và yêu cầu đẩy nhanh
quá trình hội nhập kinh tế nội khối của ASEAN………………………
29

1.2.1. Khỏi quỏt quỏ trỡnh hợp tỏc kinh tế nội khối của
ASEAN………
29

1.2.2. Yêu cầu đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế nội khối của

ASEAN…
34

Chƣơng 2: Khuôn khổ pháp lý và thực tiễn hội nhập kinh tế nội
37



3
khối ASEAN…………………………………………………………
2.1.Khái quát khuôn khổ pháp lý của quá trình hội nhập kinh tế nội khối
ASEAN……………………………………………………
37

2.1.1. Cỏc Hội nghị thượng đỉnh (cấp cao) ASEAN…………………
37

2.1.2. Cơ sở pháp lý cho hợp tác kinh tế nội khối ASEAN qua các lĩnh
vực cụ thể………
48

2.1.3. Cỏc văn kiện phỏp lý khỏc………………………………………
75

2.2.Thực tiễn hội nhập kinh tế nội khối của ASEAN…………………
90

2.2.1. Sự hội nhập kinh tế nội khối của ASEAN………………………
90


2.2.2. Sự hội nhập kinh tế nội khối của một số nước ASEAN…………
96

2.2.3. Sự hội nhập kinh tế nội khối của Việt Nam……………………
102

Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp
lý của quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN…………

113

3.1. Nhận xột chung về quỏ trỡnh hợp tỏc kinh tế của
ASEAN………
113

3.2. Một số kiến nghị…………………………………………………
120

3.2.1. Phương hướng chung……………………………………………
120

3.2.2. Cỏc giải phỏp cụ thể……………………………………………
126

Kết luận………………………………………………………………
144

Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………
147






4



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
KÝ HIỆU
TIẾNG ANH
TIẾNG VIỆT

1
ACIA
ASEAN Comprehensive
Investment
Hiệp định đầu tư toàn diện
ASEAN

2
AEC
ASEAN Economic
Community
Cộng đồng kinh tế ASEAN

3
AFAS
ASEAN Framework

Agreement on Services
Hiệp định khung về thương
mại dịch vụ ASEAN

4
AFTA
ASEAN Free Trade Area
Khu vực thương mại tự do
ASEAN

5
AIA
ASEAN Investment Area
Khu vực đầu tư ASEAN

6
AICO
ASEAN Industrial
Cooperation Scheme
Chương trình hợp tác công
nghiệp ASEAN

7
AIP
ASEAN Industrial Projects
Dự án công nghiệp ASEAN

8
AIPA
ASEAN Inter Parliamentary

Assembly
Đại hội đồng liên nghị viện
các nước ASEAN

9
AMM
ASEAN Ministerial Meeting
Hội nghị các bộ trưởng
ASEAN

10
APEC
ASIA Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương

11
ARF
ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN



5
12
ATIGA
ASEAN Trade in Good
Agreement
Hiệp định thương mại hàng

hoá ASEAN

13
ASC
ASEAN Security Community
Cộng đồng an ninh ASEAN

14

ASCC

ASEAN Socio - Cultural
Community
Cộng đồng văn hoá - xã hội
ASEAN

15
ASEAN
Association of Southeast Asia
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

16
ASEM
Asia - Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á - Âu

17
CEPT

Common Effective
Preferential Tariff
Hiệp định về chương trình
Ưu đãi thuế quan có hiệu
lực chung của các nước
ASEAN

18
CLM
Cambodia, Laos and Myanmar
(The CLM countries)
Nhóm các nước Cam-pu-
chia, Lào và My-an-ma

19
CLMV
Cambodia, Laos, Myanmar
and Vietnam(The CLMV
countries)
Nhóm các nước Cam-pu-
chia, Lào, My-an-ma và
Việt Nam

20
CMIM
Including the Chiang Mai
Initiative Multilateralisation
Thoả thuận đa phương hoá
sáng kiến Chiềng Mai


21
COP
Coference of Parties
Hội nghị thượng đỉnh về
Biến đổi khí hậu

22
CMP
The Meeting of the Parties to
the Kyoto Protocol
Hội nghị các bên tham gia
Nghị định thư Kyôtô

23
EEC
The European Economic
Community
Cộng đồng Kinh tế Châu Âu



6
24
EPG
Eminent Persons Group
Nhóm những nhân vật nổi
tiếng

25
EU

European Union
Cộng đồng Châu Âu

26
G20
Group of Twenty
Nhóm các nền kinh tế phát
triển

27

GATT

General Agreement on Tariffs
and Trade
Hiệp ước chung về thuế
quan và mậu dịch

28
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội

29
HLTF
High Level Task Force
Nhóm đặc trách cao cấp

30
HPA

Hanoi Plan of Action
Chương trình hành động Hà
Nội

31
IAI
Initiative for ASEAN
Integration
Sáng kiến hội nhập ASEAN

32
IGA
Investment Guarantee
Agreement
Hiệp định khuyến khích và
bảo hộ đầu tư

33
MERCOSUR
The Common Market of the
South
Khối thị trường chung Nam
Mỹ

34
NAFTA
North American Free Trade
Agreement
Khu vực thương mại tự do
Bắc Mỹ


35
OAU
Organisation of African Unity
Tổ chức thống nhất Châu
Phi

36
PTA
Preferential Trade Agreement
(The Agreement on ASEAN
Preferential Trade Agreement)
Chương trình hợp tác
thương mại của các nước
ASEAN (trước khi có



7
CEPT)
37
RIA
Regulatory impact assessment
Đánh giá tác động điều
chỉnh của quy phạm pháp
luật

38
SEANWFZ
Southeast Asia Nuclear

Weapon - Free Zone
Khu vực Đông Nam Á
không có vũ khí hạt nhân

39
TAC
Treaty of Amity and
Cooperation (in Southeast
Asia)
Hiệp ước hữu nghị và hợp
tác (ở khu vực Đông Nam
Á)

40
TIG
Trade in Goods
Hiệp định thương mại hàng
hóa toàn diện

41
USD
Union for Sustainable
Development
Liên minh phát triển bền
vững



Or: United States dollar
Hoặc Đồng Đụ la Mỹ


42
VAP
Vientiane Action Programme
Chương trình hành động
Viên-chăn

43
ZOPFAN
Zone of Peace, Freedom and
Neutrality
Khu vực Hòa bình, Tự do và
Trung lập







8

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
TÊN
NỘI DUNG
TRANG
1
3.1
Lộ trình thực hiện tự do lưu chuyển hàng hoá trong

ASEAN
129 - 131
2
3.2
Lộ trình thực hiện tự do lưu chuyển dịch vụ trong
ASEAN
132 - 133
3
3.3
Lộ trình thực hiện AIA
134 - 135
4
3.4
Lộ trình tạo thuận lợi cho dòng vốn tự do di chuyển
hơn
136
5
3.5
Lộ trình tự do di chuyển lao động có tay nghề
137
6
3.6
Các ngành ưu tiên và các nước điều phối viên
138
7
3.7
Lộ trình hội nhập 12 ngành ưu tiên
139


















9




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Toàn cầu hoá - khu vực hoá là một xu hướng tất yếu mà không một quốc
gia nào dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, với bất kì thể chế chính trị - xã hội
nào lại có thể đứng ngoài quá trình đó. Sự hình thành và phát triển của ASEAN
với mục đích bảo đảm về an ninh, ổn định về các mặt đối nội và đối ngoại cho
các nước thành viên với tiền đề là phát triển kinh tế, là thực tiễn sinh động chứng
minh cho tính tất yếu khách quan của xu hướng trên. Sau hơn 4 thập kỷ tồn tại và
phát triển, ASEAN đã lớn mạnh trở thành một thực thể chính trị - kinh tế gắn
kết, có vai trò quan trọng đóng góp cho hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực,

là đối tác không thể thiếu của các nước và các tổ chức lớn trên thế giới. Trên cơ
sở đó, ASEAN đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác và tăng cường liên kết nhằm hướng
tới xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững mạnh dựa trên ba trụ cột là Chính trị
- An ninh, Kinh tế và Văn hóa - Xã hội vào năm 2015.
Nằm trong bối cảnh chung ấy, việc hội nhập vào khu vực và quốc tế của
Việt Nam là một điều đã được khẳng định. Cách đây hơn 15 năm, Việt Nam
chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN
(28/7/1995). Sự kiện này đã chấm dứt tình trạng chia rẽ, đối đầu trong khu vực,
các nước còn lại như Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia lần lượt gia nhập Hiệp hội.
ASEAN từ đây thực sự là một tổ chức của cả khu vực Đông Nam Á. Gia nhập
ASEAN cũng đáp ứng được lợi ích của cả Việt Nam và ASEAN là cần có môi
trường hoà bình, ổn định và đẩy mạnh hợp tác vì lợi ích phát triển, trùng với ý


10
nguyện của nhân dân châu Á - Thái Bình Dương muốn thấy một Đông Nam Á
ổn định, mở rộng thị trường và đối tác về kinh tế, khoa học, văn hoá - xã hội.
Nền tảng của sự hội nhập kinh tế nội khối chính là khuôn khổ pháp lý đã
hình thành và ngày càng hoàn thiện của ASEAN. Vấn đề đặt ra là việc hiện thực
hóa những quy định của ASEAN để tăng cường tính pháp lý và hiệu quả hội
nhập kinh tế nội khối ASEAN. Cùng với các thành viên khác, Việt Nam không
ngừng hợp tác kinh tế cũng như các lĩnh vực khác với các đối tác, trên cơ sở hệ
thống pháp luật ASEAN và đóng góp ý kiến để hoàn thiện những quy định này.
Năm 2010 với vai trò là chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã chủ động, thiện chí, có
trách nhiệm và tích cực đề xuất nhiều sáng kiến để thực hiện thành công vai trò
của mình, được bạn bè quốc tế đánh giá cao, khẳng định vị thế và uy tín của
mình đối với sự phát triển của Hiệp hội. Tuy ASEAN có nhiều cơ hội để phát
triển, nhưng cũng nhiều thách thức đòi hỏi Việt Nam và các thành viên khác phải
hợp tác, liên kết chặt chẽ hơn nữa, cùng nhau đưa ra những ý tưởng mới và biện
pháp thực hiện các ý tưởng đó để biến “Tầm nhìn 2020” thành hiện thực, xây

dựng thành công Cộng đồng ASEAN và trở thành nhân tố chủ đạo của Cộng
đồng Đông Á.
Nghiên cứu sự hội nhập nội khối của các nước ASEAN nói chung và sự
hội nhập của Việt Nam nói riêng là một vấn đề không mới, song nó luôn mang
tính thời đại, đặc biệt là trong tình hình hiện nay khi mà chặng đường hội nhập
của Việt Nam đang còn dài, thuận lợi và khó khăn cùng đan xen chờ đợi. Vì vậy
tác giả chọn đề tài “Khuôn khổ pháp lý của quá trình hội nhập nội khối của các
nước ASEAN” để viết Luận văn nhằm tìm hiểu sâu hơn và mạnh dạn phân tích,
đưa ra những ý kiến chủ quan, thể hiện sự quan tâm của bản thân cũng như tính
bức thiết của đề tài. Có thể nói, mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công


11
bằng, dân chủ và văn minh” luôn là điều thôi thúc các thế hệ nối tiếp của Việt
Nam trong hành trình hội nhập này.
2. Tình hình nghiên cứu:
ASEAN nói chung và khuôn khổ pháp lý của quá trình hội nhập kinh tế
nội khối ASEAN nói riêng đã được nghiên cứu và giảng đạy trong bộ môn Công
pháp quốc tế, ngành Luật quốc tế, khoa Luật cũng như các khoa nghiên cứu về
quốc tế của các trường Đại học. Trong cuốn sách “Liên kết kinh tế ASEAN, vấn
đề và triển vọng” của tác giả Trần Đình Thiên, Nhà xuất bản Thế giới năm 2005,
tác giả đã lấy mốc là cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính năm 1997 để phân tích
các giai đoạn phát triển kinh tế ASEAN trước và sau 1997 để trả lời cho câu hỏi:
“Trong tương lai, ASEAN phải hành động như thế nào để tồn tại như một khối
liên kết khu vực”.
Bài viết “Triển vọng hình thành Cộng đồng ASEAN và vai trò của Việt
Nam” của Phạm Thị Thanh Bình (Viện kinh tế và Chính trị thế giới) khẳng định:
Cộng đồng ASEAN quyết tâm “Chuyển sự đa dạng về văn hoá và sự khác biệt
của ASEAN thành thịnh vượng và các cơ hội phát triển công bằng trong một môi
trường đoàn kết, tự cường và hoà hợp khu vực”. Mục tiêu mà ASEAN đang

hướng tới là một gia đình các dân tộc Đông Nam Á đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau
cùng phát triển. Để Cộng đồng ASEAN trở thành hiện thực, ASEAN cần sự
đồng thuận và nỗ lực của tất cả các nước thành viên, từng bước đưa Tầm nhìn
vào Chương trình hành động cụ thể. Việt Nam không chỉ đảm nhận tốt vai trò
Chủ tịch ASEAN trên các diễn đàn đối thoại toàn cầu mà còn đóng góp rất nhiều
thành công trong việc tổ chức các Hội nghị cấp cao của ASEAN, các Hội nghị
chuyên ngành và nhiều hoạt động cộng đồng có ý nghĩa góp phần nâng cao tầm


12
ảnh hưởng và uy tín của Việt Nam nói riêng và các nước ASEAN nói chung trên
toàn thế giới.
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cũng đã có bài viết “Cộng
đồng kinh tế ASEAN - Ưu tiên hội nhập kinh tế ASEAN” với nội dung: ASEAN
đang hướng đến khát vọng xây dựng một Cộng đồng chung đoàn kết, năng động
và thịnh vượng vào năm 2015. Cộng đồng kinh tế ASEAN, cùng với Cộng đồng
An ninh - Chính trị ASEAN và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN sẽ là ba
cấu phần chính của Cộng đồng ASEAN này.
Thực tế đã có rất nhiều Luận văn viết về đề tài ASEAN như các đề tài:
“Hội nhập kinh tế khu vực ASEAN với phát triển kinh tế nước ta”, “Đầu tư trực
tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam - thực trạng và triển vọng”, “Vấn đề
đầu tư trực tiếp của các nước khi tham gia hội nhập AFTA” Bên cạnh đó các
tạp chí chuyên ngành cũng cho đăng tải nhiều bài viết về vấn đề hội nhập kinh tế
quốc tế, đáng chú ý là Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Như vậy hầu như các tác
phẩm này chỉ nhìn nhận dưới góc độ kinh tế - chính trị học chứ không phải là
luật học, do đó chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện các văn kiện
pháp lý của ASEAN, trong giới chuyên ngành cũng có rất nhiều tác phẩm để lại
dấu ấn nhưng cũng chưa đi sâu vào khuôn khổ pháp lý của ASEAN hoặc mới chỉ
trong quá trình nghiên cứu.

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
Mục đích của đề tài: Nghiên cứu khái quát một cách có hệ thống toàn bộ
các văn kiện chủ yếu của ASEAN về vấn đề hội nhập kinh tế nội khối, giúp cho
người đọc hình dung được tổng thể các lĩnh vực và hoạt động hợp tác của
ASEAN từ khi thành lập đến hiện nay, góp phần cung cấp thông tin về tầm quan


13
trọng của ASEAN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia cũng
như lợi ích của từng người dân trong khu vực.
Nhiệm vụ của đề tài:
Luận văn phân tích yêu cầu đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế nội khối
ASEAN, từ việc khái quát quá trình hình thành và phát triển của ASEAN, luận
văn đặt ra yêu cầu cần phải đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế nội khối trước
xu hướng toàn cầu hóa - khu vực hóa đang diễn ra sôi động như hiện nay.
Trên cơ sở tổng hợp khuôn khổ pháp lý, luận văn nghiên cứu các ứng
dụng thực tiễn của quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN từ các nước thành
viên trong đó có Việt Nam, từ đó thấy rõ những tác động của quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế trong nội bộ khối ASEAN.
Luận văn chỉ ra quan điểm chủ quan của tác giả đối với phương hướng và
giải pháp để hoàn thiện quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN đã được các
nước thành viên thông qua tại các Hội nghị thượng đỉnh gần đây.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu khuôn khổ pháp lý của quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế trong nội bộ khối ASEAN.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này có nội hàm rất rộng, được nghiên cứu
dưới nhiều góc độ, nhưng trong Luận văn này tác giả chủ yếu đề cập đến sự hội
nhập kinh tế nội bộ trong khuôn khổ pháp lý ASEAN. Trên cơ sở khái quát các
văn kiện của ASEAN, thực tiễn hội nhập của một số nước ASEAN tiêu biểu, từ
đó rút ra bài học cho việc hội nhập của Việt Nam. Đồng thời tác giả mạnh dạn

đưa ra ý kiến về các kế hoạch chiến lược của ASEAN trong thời gian tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:


14
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác - Lê Nin, kết hợp hiệu quả với các phương pháp khoa học truyền thống
khác như phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, logic, lịch sử
6. Những đóng góp mới của luận văn:
Luận văn tổng hợp, phân tích một cách có hệ thống những vấn đề lý luận
cơ bản trong khuôn khổ pháp lý của ASEAN, khái quát một cách toàn diện vấn
đề hội nhập kinh tế nội khối ASEAN, từ thực tiến hội nhập để khẳng định
phương hướng hội nhập đúng đắn nhất đã hình thành và đang từng bước được
thực hiện - đây là vấn đề quan trọng hàng đầu của ASEAN hiện nay.
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu làm 03 chương: Chương I: Tổng quan về sự hình thành, phát triển và yêu
cầu đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN, Chương II: Khuôn
khổ pháp lý và thực tiễn hội nhập kinh tế nội khối ASEAN, Chương III: Phương
hướng và giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của quá trình hội nhập kinh tế
nội khối ASEAN.
















15




Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ YÊU
CẦU ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ NỘI KHỐI
ASEAN
1.1. Tổng quan về sự hình thành và phát triển của ASEAN:
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of southeast asian
nations - ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 tại Thái Lan là một mốc quan
trọng trong tiến trình phát triển của khu vực. Từ 5 nước thành viên ban đầu đến
năm 2009 ASEAN đã có 10 thành viên, 1 ứng cử viên (Đông Timor) và 1 quan
sát viên (Papua New Guinea), hoàn thành ý tưởng về một ASEAN bao gồm tất
cả các quốc gia Đông Nam Á - một ASEAN của Đông Nam Á và vì Đông Nam
Á.
Tuy ở trong cùng một khu vực địa lý nhưng các nước thành viên lại giành
độc lập vào các thời điểm khác nhau sau chiến tranh thế giới thứ hai, có những
chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa khác nhau, tạo thành một sự đa dạng
cho Hiệp hội. ASEAN có diện tích hơn 4,4 triệu km2 và dân số khoảng 583 triệu
người năm (2008), GDP danh nghĩa đạt hơn 1,5 tỉ USD (2008) và tổng kim
nghạch xuất khẩu là 802,7 tỉ USD (2009). Đây là khu vực có tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao so với các khu vực khác trên thế giới, với nhịp độ trung bình hàng

năm từ 5 - 10%, cho đến trước cuộc khủng hoảng vừa qua thì luôn được coi là tổ
chức khu vực thành công nhất của các nước đang phát triển. Nhưng mức phát
triển kinh tế giữa các nước là không đồng đều, In-đô-nê-xi-a là nước đứng đầu


16
về diện tích và dân số nhưng thu nhập quốc dân tính theo đầu người chỉ trên
3.700 USD, trong khi đó Xinh-ga-po và Bru-nây là hai quốc gia nhỏ nhất về diện
tích và dân số nhưng có thu nhập đầu người từ 24.000 đến 28.000
USD/người/năm. Hiện nay ASEAN đang có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ
theo hướng công nghiệp hóa, nền ngoại thương tăng gấp đôi trong vòng 10 năm
qua - đạt trên 160 tỉ USD vào đầu những năm 1990 và đầu những năm 2000 là
339 tỉ USD, nâng tỉ trọng trong ngoại thương thế giới từ 3,6% lên 4,7%. ASEAN
cũng là đối tượng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nếu đầu những năm 80
bình quân là 4,6 tỉ USD/nước/năm, thì đến cuối những năm 80 là 13,5 tỉ
USD/nước/năm [29, tr 1].
ASEAN ra đời trong bối cảnh nội bộ từng nước trong khu vực và trên thế
giới có nhiều biến động. ở Đông Nam Á, cuộc đấu tranh chống Mỹ của nhân dân
Việt Nam phát triển, đẩy Mỹ vào thế thất bại nặng nề. Các nước Đông Nam Á
đứng trước nhiều thách thức về chính trị, kinh tế trong nội bộ, đồng thời phải giải
quyết những khó khăn, xung đột trong quan hệ giữa họ với nhau và sức ép từ bên
ngoài.
Để đối phó với thách thức này, xu hướng co cụm lại trong một tổ chức khu
vực để tăng cường sức mạnh bản thân đã trở nên cấp bách trong các nước thành
viên tương lai của ASEAN. Trước ASEAN, ở Đông Nam Á đã có một vài tổ
chức khu vực ra đời và tồn tại trong thời gian ngắn hoặc đã manh nha hình
thành, đó là hiệp hội Đông Nam Á (the associasion of southeast asia - ASA)
được thành lập ngày 31/1/1961 gồm Thái Lan, Phi-líp-pin và Ma-lai-xi-a, tổ
chức MAPHILINDO ra đời tháng 8/1963 gồm Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a [14,
tr 17]. Mặc dù vậy, những nỗ lực theo hướng trên đây vẫn được xúc tiến và ngày

8/8/1967, Bộ trưởng Ngoại giao các nước In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-líp-pin,


17
Xinh-ga-po và phó Thủ tướng Ma-lai-xi-a kí tại Băng-cốc bản Tuyên bố thành
lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Cả năm nước thành viên đều
nhận thấy sự cần thiết phải dựa vào sức mình là chính, thúc đẩy sự liên minh
giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội giống nhau, có lợi ích lâu dài và cơ
bản trùng hợp nhau; để đối phó với các phong trào chống đối trong nước và
những tác động tiêu cực từ bên ngoài nhằm duy trì sự ổn định chính trị - an ninh,
làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đây là viên gạch đầu tiên cho việc
hình thành một tổ chức hợp tác, thống nhất của khu vực vào những năm 90 của
thế kỉ XX, đúng như trong Tuyên bố Băng-cốc: “Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực trông qua các nỗ lực chung
nhằm tăng cường nền tảng cho một cộng đồng hòa bình và thịnh vượng của các
Quốc gia Đông Nam Á” [5, tr 189].
Trong hơn 40 năm qua, ASEAN đã có sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác
nhau, có thể chia tiến trình phát triển hợp tác của Hiệp hội thành 3 giai đoạn với
những đặc trưng khác nhau:
- Giai đoạn 1967 - 1976 (Từ khi thành lập đến Hội nghị thượng đỉnh lần
thứ nhất ở Ba-li, In-đô-nê-xi-a): Sau tuyên bố Băng-cốc năm 1967, ASEAN đã
ra tuyên bố Cua-la-lăm-pơ về Khu vực hoà bình, tự do và trung lập năm 1971
(ZOPFAN), các thành viên cũng phối hợp chính sách với nhau trên một số lĩnh
vực như ngoại giao hoặc kinh tế. Nhưng nói chung ASEAN trong giai đoạn này
vẫn chưa đạt được bước hợp tác nào đáng kể vì sau 9 năm hoạt động, ASEAN
mới chỉ quyết định thành lập Ban thư kí ASEAN do một Tổng thư kí đứng đầu.
Tình hình chung ở giai đoạn này là ASEAN bị chi phối quá nhiều bởi những
diễn biến chính trị phức tạp, các bước phối hợp chung thường nhằm mục đích
bảo đảm sự cân bằng hiện diện giữa các siêu cường có dính líu lợi ích trong khu



18
vực, và đối phó với những hoạt động nổi dậy của các lực lượng chống chính phủ
trong nước.
- Giai đoạn 1976 - 1991 (Từ Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất ở Ba-li
đến Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 ở Xinh-ga-po): Tháng 2/1976, các nhà lãnh
đạo Chính phủ 5 nước đã họp lần đầu tiên tại Ba-li và đã thông qua 2 văn kiện là
Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á và Tuyên bố về sự hoà hợp
ASEAN. ASEAN không chỉ hợp tác về an ninh mà được mở rộng ra các vấn đề
kinh tế và văn hoá, một số nước đã phối hợp hành động trên lĩnh vực quân sự vì
mục đích hoà bình và trung lập, ASEAN cũng liên tục thiết lập và đối thoại đầy
đủ với Mỹ, Nhật, Canada, Niu Di-lân, EEC và các tổ chức của Liên hợp quốc.
Ngoài ra về cơ cấu tổ chức của ASEAN giai đoạn này cũng được cải tổ theo
hướng chặt chẽ hơn và hiệu quả hơn. Giai đoạn 1976 - 1992, xu hướng hợp tác
toàn diện trong khu vực đã bắt đầu khởi động, nhất là việc kí kết thoả thuận
thương mại ưu đãi PTA cho toàn khối. Đến tháng 10/1990, vấn đề thiết lập khu
vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đã được thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng
Kinh tế ASEAN (Ba-li) và được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4
(12/1992). AFTA ra đời đánh dấu mốc chuyển sang giai đoạn hợp tác mới đầy ý
nghĩa của Hiệp hội. Trước đó ASEAN cũng tổ chức được Hội nghị Cấp cao lần
thứ 2 tại Cua-la-lăm-pơ (1977) và lần thứ 3 tại Phi-líp-pin (1987), kết nạp Bru-
nây làm thành viên thứ 6 (1984), tạo tiền đề nhất thể hoá Đông Nam Á trong
tương lai không xa.
- Giai đoạn 1992 đến nay (Từ Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 đến nay):
Hoạt động hợp tác của ASEAN đã chuyển biến về chất, tháng 7/1992, Việt Nam
và Lào chính thức tham gia Hiệp ước Ba-li và trở thành quan sát viên ở ASEAN.
Năm 1995, Việt Nam được chấp nhận là thành viên thứ 7, Lào, My-an-ma và


19

Cam-pu-chia cũng được kết nạp sau đó, tạo ra ASEAN - 10 với số dân trên 500
triệu người và hứa hẹn một triển vọng phát triển tiềm tàng. Bên cạnh đó, tháng
7/1993, ASEAN quyết định thành lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) gồm 18
nước trong và ngoài Hiệp hội để trao đổi về các vấn đề chính trị - an ninh khu
vực châu Á - Thái Bình Dương. Về kinh tế, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 5
(1995) đã quyết định rút ngắn thời gian thực hiện AFTA từ 15 năm xuống còn 10
năm, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 (1998) cũng đưa ra Tuyên bố về các
biện pháp mạnh mẽ để cải thiện môi trường đầu tư ASEAN. Tại Hội nghị Cấp
cao lần thứ 6 và 7, các nước ASEAN đã thông qua và quyết tâm thực hiện Tuyên
bố Hà Nội và Chương trình hành động Hà Nội để đẩy mạnh liên kết ASEAN.
Đến Hội nghị Cấp cao lần thứ 8 (2002) và lần thứ 9 (2003), ASEAN đã thảo luận
và thông qua mục tiêu thành lập một Cộng đồng ASEAN liên kết mạnh, tự
cường vào năm 2020. Nhằm triển khai Tuyên bố Bali II kí kết tại Hội nghị Cấp
cao lần thứ 9, Hội nghị Cấp cao Lần thứ 10 (2004) đã xây dựng Chương trình
hành động Viên-chăn, trong đó có hợp phần về AIA nhằm thu hẹp khoảng cách
phát triển giữa các nước thành viên ASEAN. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần
thứ 11, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ra Tuyên bố về xây dựng Hiến chương
ASEAN và ngày 15/12/2008, Hiến chương ASEAN đã chính thức có hiệu lực.
Gần đây Hội nghị Cấp cao lần thứ 16 khai mạc tháng 04/2010 tại Hà Nội cũng
rất thành công với việc thông qua 3 tuyên bố chung quan trọng gồm: “Tuyên bố
ASEAN về phục hồi và phát triển bền vững”, “Tuyên bố ASEAN về ứng phó với
biến đổi khí hậu” và Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN 16
“Hướng tới công đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động”. Trên cương vị Chủ
tịch ASEAN, Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ, tích cực cùng các nước thành viên
ASEAN trong việc đề xuất các sáng kiến nhằm thúc đẩy hợp tác ASEAN. Sáu


20
tháng sau, ngày 28/10/2010, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17 cũng được
diễn ra tại Hà Nội. Những nội dung chính được bàn thảo tại Hội nghị gồm: Xây

dựng Cộng đồng ASEAN và triển khai Hiến chương ASEAN; Quan hệ đối ngoại
và vai trò trung tâm của ASEAN trong các tiến trình hợp tác khu vực cũng như
trong nỗ lực xây dựng cấu trúc khu vực mới; phát triển bền vững và ứng phó với
những thách thức toàn cầu. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo cũng trao đổi về các vấn
đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Hội nghị lần này tập trung đánh giá lại
những kết quả hợp tác ASEAN đã đạt được trên những mặt chính trong năm qua,
trên cơ sở đó đề ra định hướng cho năm tiếp theo.
Như vậy qua không ít thăng trầm, ASEAN đang đi dần tới đích cuối cùng
là hợp tác toàn diện vì sự thịnh vượng của các thành viên trong khối. Nền tảng
quan hệ giữa các thành viên dựa trên nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế đã
làm cho đoàn kết trong Hiệp hội ngày càng vững chắc.
1.1.2. Mục đích và nguyên tắc:
Tuyên bố Băng-cốc nêu 7 mục tiêu của ASEAN là [16, tr 21]:
- Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa
trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác,
nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và
thịnh vượng.
- Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và
nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các
nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.
- Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cần
quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật và hành chính


21
- Giúp đỡ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cung cấp các phương
tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kĩ thuật và hành chính.
- Cộng tác có hiệu quả hơn để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các
ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn
đề về buôn bán hàng hóa giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông

liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân.
- Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á.
- Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu
vực có tôn chỉ và mục đích tương tự, tìm kiếm các cách thức nhằm đạt được một
sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức này.
1) Các nguyên tắc làm nền tảng cho quan hệ giữa các Quốc gia thành
viên và với bên ngoài:
a) Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản
sắc dân tộc của tất cả các dân tộc;
b) Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình,
không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài;
c) Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
d) Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân
thiện;
e) Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực;
f) Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả;
2) Các nguyên tắc điều phối hoạt động của Hiệp hội:
a) Việc quyết định các chính sách hợp tác quan trọng cũng như trong các
lĩnh vực quan trọng của ASEAN dựa trên nguyên tắc nhất trí (consensus), tức là


22
một quyết định chỉ được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên
nhất trí thông qua.
b) Một nguyên tắc quan trọng khác chi phối hoạt động của ASEAN là
nguyên tắc bình đẳng. Nguyên tắc này thể hiện trên 2 mặt: Thứ nhất, các nước
ASEAN, không kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều bình đẳng với nhau trong
nghĩa vụ đóng góp cũng như chia sẻ quyền lợi. Thứ hai, hoạt động của tổ chức
ASEAN được duy trì trên cơ sở luân phiên.
c) Để tạo thuận lợi và đẩy nhanh các chương trình hợp tác kinh tế

ASEAN, trong Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ký tại Hội nghị
Cấp cao ASEAN lần thứ 4 ở Xinh-ga-po tháng 2/1992, các nước ASEAN đã
thoả thuận nguyên tắc 6 - X, theo đó hai hay một số nước thành viên ASEAN có
thể xúc tiến thực hiện trước các dự án ASEAN nếu các nước còn lại chưa sẵn
sàng tham gia, không cần phải đợi tất cả mới cùng thực hiện.
3) Các nguyên tắc khác:
Trong quan hệ giữa các nước ASEAN đang dần dần hình thành một số các
nguyên tắc, tuy không thành văn, không chính thức song mọi người đều hiểu và
tôn trọng áp dụng như: Nguyên tắc có đi có lại, không đối đầu, thân thiện, không
tuyên truyền tố cáo nhau qua báo chí, giữ gìn đoàn kết ASEAN và giữ bản sắc
chung của Hiệp hội.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức:
Đối với mọi tổ chức thì việc có một bộ máy hợp lí là đặc biệt quan trọng.
Nó góp phần chủ yếu cho sự thành công, thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên
tiến tới đạt được các mục tiêu đề ra. ASEAN là một tổ chức hợp tác liên chính
phủ ở cấp độ khu vực, có cơ cấu tổ chức thường xuyên được cải tổ để thích hợp


23
với tình hình thực tế. Từ khi ra đời đến nay, cơ cấu tổ chức ASEAN đã được cải
tổ qua 3 thời kì:
Thời kì từ ngày thành lập đến Hội nghị Thượng đỉnh Ba-li năm 1976: Cơ
cấu tổ chức ban đầu của ASEAN được nêu trong Tuyên bố ASEAN năm 1967
gồm 4 thành phần: Hội nghị Bộ trưởng (AMM) là cơ quan hoạch định chính sách
cao nhất, gồm Bộ trưởng Ngoại giao của 5 nước thành viên, mỗi năm họp một
lần và luân phiên giữa các nước; ủy ban thường trực theo dõi việc thực hiện các
quyết định chính của AMM và chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của
ASEAN giữa các Hội nghị AMM; Ban thư kí ASEAN quốc gia được thành lập ở
mỗi nước thành viên, chịu trách nhiệm phối hợp các vấn đề ASEAN trong nội bộ
quốc gia và đảm bảo việc thực hiện các quyết định của AMM; Các ủy ban

thường trực và ủy ban đặc biệt về các lĩnh vực hoặc các vấn đề hợp tác cụ thể,
đầu năm 1976 có 11 ủy ban thường trực và 9 ủy ban đặc biệt được thành lập.
Thời kì từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Ba-li năm 1976 đến Hội nghị
Thượng đỉnh năm 1992: Sau Hội nghị Thượng đỉnh Ba-li, bộ máy tổ chức của
ASEAN đã có những thay đổi lớn thể hiện sự trưởng thành của Hiệp hội cũng
như tầm quan trọng của hợp tác kinh tế. Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao vẫn được
coi là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN, nhưng 5 Hội nghị
Bộ trưởng khác cũng được thiết lập để thảo luận và thông qua các chương trình
hợp tác của ASEAN trên các lĩnh vực tương ứng. Đó là các Hội nghị về các lĩnh
vực: Kinh tế (AEM), Lao động (ALM), Phúc lợi xã hội (ASWM), Giáo dục
(AEM) và Thông tin (AIM). Tất cả các ủy ban trước đây cũng được cơ cấu lại
thành 9 ủy ban về: Công nghiệp, Khoáng sản và Năng lượng; Thương mại và
Dịch vụ; Lương thực, Nông nghiệp và Lâm nghiệp; Tài chính và Ngân hàng;
Vận tải và Liên lạc; Ngân sách; Phát triển xã hội; Văn hóa và Thông tin; Khoa


24
học và Kĩ thuật. Ngoài ra ASEAN cũng quyết định thành lập Ban thư kí ASEAN
do một Tổng thư kí đứng đầu có trụ sở tại Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a), Tổng thư
kí do các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bổ nhiệm mỗi kì 2 năm trên cơ sở luân
phiên.
Thời kì từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Xinh-ga-po năm 1992 đến nay: Hội
nghị lần này đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình cải cách tổ chức bộ
máy của ASEAN, hiện nay cơ cấu tổ chức của ASEAN được chia theo chức
năng cụ thể như sau:
- Các cơ quan hoạch định chính sách gồm:
+ Hội nghị Cấp cao là Diễn đàn của những người đứng đầu Chính phủ các
nước ASEAN, ban đầu Hội nghị cấp cao chỉ triệu tập khi cần thiết, nhưng từ
năm 1992 là 3 năm một lần họp chính thức và hàng năm có một cuộc họp không
chính thức.

+ Hội nghị ngoại trưởng ASEAN có trách nhiệm đề ra và quyết định chính
sách cụ thể của ASEAN trên cơ sở các phương hướng và chính sách chung của
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, trước đây Hội nghị Cấp cao có trách nhiệm điều
phối tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN, những từ khi thể chế hóa Hội nghị
Bộ trưởng kinh tế ASEAN năm 1976, Hội nghị Ngoại trưởng tập trung vào hợp
tác trên các lĩnh vực chính trị - an ninh, ngoại giao, văn hóa - xã hội.
+ Hội nghị Bộ trưởng kinh tế là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất
về kinh tế, bao gồm Bộ trưởng kinh tế của các nước thành viên họp chính thức
mỗi năm một lần và có thể họp không chính thức. AEM có Hội đồng AFTA
được thành lập từ năm 1992 để đảm bảo việc thực hiện Chương trình ưu đãi thuế
quan có hiệu lực chung (CEPT), Hội đồng AFTA họp mỗi năm một lần ngay
trước Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN.


25
+ Hội nghị Bộ trưởng các ngành: Hội nghị Bộ trưởng của một ngành trong
hợp tác kinh tế ASEAN sẽ được tổ chức khi cần thiết để thảo luận sự hợp tác
trong ngành cụ thể đó. Hiện có Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng, Hội nghị Bộ
trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp. Các Hội nghị Bộ trưởng ngành có trách nhiệm
báo cáo lên AEM.
+ Hội nghị bộ trưởng liên ngành (JMM) được tổ chức khi cần thiết để thúc
đẩy sự hợp tác giữa các ngành và trao đổi ý kiến về hoạt động của ASEAN, được
tổ chức trước Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, JMM bao gồm các Bộ trưởng
Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế ASEAN.
- Các cơ quan chấp hành:
+ Tổng thư kí ASEAN: Được những người đứng đầu Chính phủ ASEAN
bổ nhiệm theo khuyến nghị của Hội nghị AMM với nhiệm kỳ là 3 năm và có thể
gia hạn thêm, nhưng không quá một nhiệm kỳ nữa; có hàm Bộ trưởng với quyền
hạn khởi xướng, khuyến nghị và phối hợp các hoạt động của ASEAN, nhằm giúp
nâng cao hiệu quả các hoạt động và hợp tác của ASEAN. Tổng thư ký ASEAN

được tham dự các cuộc họp các cấp của ASEAN, chủ toạ các cuộc họp của ASC
thay cho Chủ tịch ASC trừ phiên họp đầu tiên và cuối cùng.
+ Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (SOM) cũng đã được thể chế
hoá chính thức thành một bộ phận của cơ cấu ASEAN tại Hội nghị Cấp cao Ma-
ni-la 1987. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 4 năm 1992, 5 uỷ ban kinh tế ASEAN
đã bị giải tán và SEOM được giao nhiệm vụ theo dõi tất cả các hoạt động trong
hợp tác kinh tế ASEAN. SEOM họp thường kỳ và báo cáo trực tiếp cho AEM.
+ Cuộc họp các quan chức cao cấp khác: Là các cuộc họp các quan chức
cao cấp về môi trường, ma tuý cũng như của các uỷ ban chuyên ngành ASEAN
như phát triển xã hội, khoa học và công nghệ, các vấn đề công chức, văn hoá và

×