Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Một số vấn đề pháp lý cơ bản bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 131 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT








TRẦN NGUYÊN CƯỜNG




MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN BẢO VỆ
QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI




LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC











Hà Nội – 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT






TRẦN NGUYÊN CƯỜNG




MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN BẢO VỆ
QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI



Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số : 60 38 60




LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Thắng

Hà Nội – 2009

1
MỤC LỤC


Trang
PHẦN MỞ ĐẦU


CHƢƠNG 1 - KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ
NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM, ĐỘI NGŨ VÀ QUYỀN LỢI CƠ BẢN
CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM

1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC TẠI
VIỆT NAM

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
tại Việt Nam

1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

1.1.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam


1.1.2. Các hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

1.1.2.1. Doanh nghiệp liên doanh

1.1.2.2. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

1.1.2.3. Doanh nghiệp dự án

1.1.2.4. Doanh nghiệp Khu chế xuất

1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam

1.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐỘI NGŨ NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ
QUYỀN LỢI CỦA HỌ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ
NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

1.2.1. Khái quát đội ngũ ngƣời lao động Việt Nam tại các doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam

1.2.2. Quyền lợi cơ bản của ngƣời lao động Việt Nam tại các doanh

2
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
1.2.2.1. Những quyền lợi cơ bản của người lao động Việt Nam tại các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần được bảo vệ

1.2.2.2. Hợp đồng lao động và Thỏa ước lao động tập thể - Cơ sở hình
thành và xác định quyền lợi của người lao động Việt Nam trong doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài


CHƢƠNG 2- THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN LỢI
CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ
NƢỚC NGOÀI

2.1. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN LỢI CỦA
NGƢỜI VIỆT NAM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC
NGOÀI

2.1.1. Về ký kết và thực hiện Hợp đồng lao đồng

2.1.2. Về ký kết và thực hiện Thỏa ƣớc lao động tập thể

2.1.3. Về thu nhập và đời sống

2.1.4. Về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi

2.1.5. Về điều kiện làm việc, an toàn – vệ sinh lao động

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI

2.2.1. Khái niệm, vai trò, nhiệm vụ của công đoàn trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

2.2.1.1. Khái niệm Công đoàn

2.2.1.2. Đặc điểm hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam


3
2.2.1.3. Vai trò, nhiệm vụ của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

2.2.2. Những tồn tại của hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp
có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

2.3. TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG Ở CÁC
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẤU TƢ NƢỚC NGOÀI

2.3.1. Khái quát về tranh chấp lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu
tƣ nƣớc ngoài

2.3.1.1. Khái niệm, các hình thức tranh chấp lao động

2.3.1.2. Tình hình tranh chấp lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài

2.3.2. Giải quyết tranh chấp lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu
tƣ nƣớc ngoài

2.3.2.1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

2.3.2.2. Thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động

2.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

2.4.1. Các công ƣớc và khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế

(ILO)

2.4.2. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới

2.4.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực Đông Nam Á

2.4.2.2. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực Đông Bắc Á

2.4.2.3. Kinh nghiệm của một số nước khác

2.4.3. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

4
CHƢƠNG 3- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO
VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM Ở CÁC DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI

3.1. TÁC ĐỘNG CỦA XU HƢỚNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN
LỰC LƢỢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM Ở CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN
ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI

3.1.1. Xu hƣớng mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế:

3.1.2. Ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với các
doanh nghiệp và ngƣời lao động Việt Nam

3.1.3. Xu hƣớng cải tiến công nghệ sản xuất và phƣơng thức quản lý

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đầu tƣ


3.2.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về lao động tại các doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

3.2.2.1. Các giải pháp về triển khai thực hiện hợp đồng lao động theo pháp
luật hiện hành

3.2.2.2. Các giải pháp về triển khai thỏa ước lao động tập thể theo quy
định của pháp luật hiện hành

3.2.2.3. Các giải pháp cải thiện điều kiện lao động

3.2.2.4. Những giải pháp về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi

3.2.2.5. Các giải pháp về tiền lương

3.2.2.6. Những giải pháp hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp lao động
và đình công

3.2.3. Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về lao động

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG
ĐOÀN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI

5
3.3.1. Thí điểm mô hình hoạt động công đoàn theo nghề nghiệp

3.3.2. Tích cực tham gia nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngƣời lao động

3.3.3. Củng cố quan hệ hợp tác với doanh nghiệp, làm cầu nối giữa
ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động


3.3.4. Kiện toàn đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở

3.3.5. Quy định khoản đóng góp 2% quỹ lƣơng cho kinh phí hoạt động
công đoàn ở các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài



KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

6
MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, với chính sách mở cửa và hội nhập, việc gia nhập
WTO, cùng với hệ thống pháp luật Việt Nam từng bƣớc đƣợc hoàn thiện, môi
trƣờng đầu tƣ đƣợc cải thiện, đã thu hút lƣợng lớn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào
Việt Nam. Số doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng nhanh, góp phần tăng
kim ngạch xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động và góp phần
vào sự tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc.
Đóng góp của Khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cho Ngân
sách Nhà nƣớc trong giai đoạn 2001 - 2005 là khoảng 3,67 tỷ đô-la Mỹ, với mức
tăng nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trƣớc, năm 2006 đạt 1,4 tỷ USD, tăng
36,3% so với năm 2005.
Khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã hỗ trợ Việt Nam một
cách tích cực trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để Việt nam gia nhập
ASEAN, ký kết thoả thuận khung với EU, bình thƣờng hóa quan hệ và ký hiệp định
thƣơng mại song phƣơng với Mỹ, tham gia và trở thành thành viên chính thức của

Tổ chức Thƣơng mại Quốc tế (WTO), trở thành Ủy viên không thƣờng trực của Hội
đồng Bảo an liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật lao động tại nhiều doanh nghiệp có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vẫn còn xảy ra, nhƣ: hợp đồng lao động giao kết không đúng
loại; không nộp bảo hiểm xã hội hoặc nộp chậm; chƣa đăng ký nội quy lao động;
thiếu hệ thống biển báo; chỉ dẫn về an toàn lao động cho ngƣời lao động; kéo dài
thời gian làm thêm; thời gian thử việc; sử dụng lao động nƣớc ngoài chƣa có giấy
phép lao động; chƣa báo cáo định kỳ về tai nạn lao động, bảo hộ lao động 6 tháng,
hàng năm với Sở Lao động - Thƣơng binh và xã hội, chƣa xây dựng thang bảng
lƣơng dẫn đến quyền lợi hợp pháp của các bên, đặc biệt là của ngƣời lao động
7
chƣa đƣợc đảm bảo, tính nghiêm minh của pháp luật chƣa đƣợc tôn trọng, ảnh
hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng đầu tƣ.
Thực trạng trên cho thấy, việc bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động Việt Nam
tại các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngòai phải là vấn đề đƣợc quan tâm thỏa
đáng nhiều hơn của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cũng nhƣ của chính ngƣời
lao động, trong khuôn khổ pháp lý hoàn thiện, sao cho vừa đảm bảo đƣợc quyền lợi
của ngƣời lao động Việt Nam, vừa tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp có vốn
đầu tƣ nƣớc ngoài sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, góp phần vào việc tăng trƣởng
kinh tế đất nƣớc. Xuất phát từ nhận thức này, tôi đã chọn nội dung “Một số vấn đề
pháp lý cơ bản bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam tại các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Hiện nay ở nƣớc ta, có một số công trình, luận văn nghiên cứu về lao động
Việt Nam ở các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣng chỉ chuyên sâu dƣới
góc độ kinh tế chứ không chuyên sâu về góc độ pháp lý. Ở cấp độ luận văn có một
đề tài “Một số vấn đề về quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi
kinh tế” của tác giả Vũ Việt Hằng (năm 2004). Tuy nhiên, luận văn tập trung phân

tích kỹ khía cạnh kinh tế trong quan hệ lao động, không nghiên cứu chuyên sâu góc
độ pháp lý bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động Việt Nam tại các doanh nghiệp có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, đồng thời cơ sở phân tích của luận văn là tình hình kinh tế-
xã hội trong giai đoạn từ 2003 trở về trƣớc cho nên có phần chƣa phù hợp với giai
đoạn hiện nay.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc nghiên cứu một cách có hệ thống đề tài
“Một số vấn đề pháp lý cơ bản bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam tại
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu
sắc. Những kiến nghị của đề tài này hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực
8
cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi của
ngƣời lao động Việt Nam tại các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài đặt ra các mục tiêu nghiên cứu chủ yếu nhƣ sau:
- Nghiên cứu khái quát doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, nghiên cứu
một cách có hệ thống và đầy đủ các quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi của
ngƣời lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
- Nghiên cứu tình hình triển khai thực tế các quy phạm pháp luật về bảo vệ
quyền lợi của ngƣời lao động Việt Nam tại các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Nghiên
cứu kinh nghiệm thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động của các
nƣớc trên thế giới.
- Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn việc triển khai các quy định pháp luật
Việt Nam và pháp luật các nƣớc điển hình tiên tiến trên thế giới sẽ rút ra những hạn
chế trong các quy định pháp luật Việt Nam và những ƣu điểm trong quy định của
pháp luật các nƣớc điển hình tiên tiển trên thế giới để hƣớng tới hoàn thiện các quy
định của pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động tại các
doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
4. PHƢƠNG PHÁP, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp dựa trên cơ sở nền
tảng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét quan hệ lao động

ra đời và hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng và trong các doanh nghiệp có vốn
đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Luận văn cũng sử dụng phƣơng pháp phân tích
logic trong khi phân tích thực trạng và xây dựng các biện pháp nhằm hoàn thiện
quan hệ lao động.
Trong đề tài này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu việc bảo vệ quyền lợi của
ngƣời lao động Việt Nam tại các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là các
doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hoặc doanh nghiệp do chủ đầu tƣ nƣớc
ngoài liên doanh với chủ đầu tƣ trong nƣớc thành lập. Đề tài không nghiên cứu về
9
các doanh nghiệp mà Chủ đầu tƣ nƣớc ngoài thực hiện việc đầu tƣ theo hình thức
góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp.
5. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn có những đóng góp sau:
- Trình bày khái quát doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, thực trạng đội
ngũ ngƣời lao động Việt Nam và quyền lợi cơ bản của họ tại các doanh nghiệp có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
- Phân tích thực trạng triển khai các quy định pháp luật lao động về quyền lợi
của ngƣời lao động Việt Nam, hoạt động của tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và vấn đề giải quyết tranh chấp lao động, nghiên cứu kinh
nghiệm của một số nƣớc ở khu vực Đông Nam Á và khu vực Đông Bắc Á để qua
đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về pháp luật và thực tiễn bảo vệ
quyền lợi của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
- Trình bày các quan điểm và nêu lên một số giải pháp có tính khả thi nhằm
nâng cao hiệu quả việc bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động Việt Nam ở các doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo,
luận văn gồm có ba chƣơng:

Chương 1: Khái quát về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt

Nam, đội ngũ và quyền lợi cơ bản của người lao động Việt Nam

Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về quyền lợi của người lao động
Việt Nam và vấn đề giải quyết tranh chấp lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc bảo vệ quyền lợi của
10
người lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài


11
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM, ĐỘI NGŨ VÀ QUYỀN LỢI CƠ BẢN CỦA
NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM
________________________

1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC TẠI
VIỆT NAM
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt
Nam
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Trong quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh, vào những năm 70 của thế kỷ
XIX, các nhà tƣ bản Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha v.v
do tích lũy đƣợc những khoản tƣ bản to lớn nên đã tiến hành các hoạt động xuất
khẩu tƣ bản ra khỏi nƣớc mình tới những nƣớc khác có chênh lệch địa tô tƣ bản và
“chính trị” lớn để thu lại lợi nhuận cho mình.
Đầu tƣ ra nƣớc ngoài và tiếp nhận đầu tƣ của nƣớc ngoài (gọi tắt là đầu tƣ
nƣớc ngoài) là một trong những hình thức của quan hệ kinh tế đối ngoại. Việc đầu

tƣ ra nƣớc ngoài của các nhà tƣ bản, của các cá nhân ra nƣớc ngoài hình thành nên
các nhà đầu tƣ vào nƣớc sở tại. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là các chủ thể quan trọng
của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài hình thành nên các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài.
Đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc thực hiện theo hình thức trực tiếp và gián tiếp.
Đầu tư gián tiếp: Là hình thức đầu tƣ dƣới dạng cho vay thu lãi hoặc viện trợ
có hoàn lại và không hoàn lại. Nguồn vốn chủ yếu của đầu tƣ gián tiếp là của các
chính phủ và các tổ chức quốc tế: Quỹ tiền tệ quốc tế (IFM), Ngân hàng thế giới
(WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Tổ chức phát triển của Liên hợp quốc
(UNDP)
12
Đầu tư trực tiếp: Là việc đƣa vốn ra nƣớc ngoài để trực tiếp sản xuất, kinh
doanh (có thể tự mình sản xuất, kinh doanh hoặc góp vốn với các doanh nghiệp của
các nƣớc nhận đầu tƣ để cùng nhau sản xuất kinh doanh). Nguồn vốn chủ yếu của
đầu tƣ trực tiếp là của các nhà đầu tƣ tƣ nhân, còn của nhà nƣớc thì chiếm tỷ trọng
rất nhỏ.
Trong hai hình thức đầu tƣ này, mỗi hình thức đều có những ƣu, nhƣợc điểm
nhất định. Các nƣớc đều căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của nƣớc mình để lựa
chọn và kết hợp các hình thức một cách phù hợp. Ở Việt Nam đã và đang sử dụng
cả hai hình thức này.
Từ thập niên 80 của thế kỷ XX, liên kết và hội nhập bắt đầu trở thành một xu
hƣớng tất yếu của các quốc gia đang thƣờng xuyên phải đối mặt với khủng hoảng
và chịu tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Hầu hết các nƣớc
đều có sự điều chỉnh hoặc cải cách kinh tế ở các mức độ và hình thức khác nhau.
Các nƣớc tƣ bản phát triển thì điều chỉnh cơ cấu theo hƣớng tập trung vào các
ngành có hàm lƣợng khoa học kỹ thuật cao. Các nƣớc đang phát triển thì cải tổ cơ
cấu từng phần hoặc cải tổ toàn diện trong cả hai lĩnh vực kinh tế và xã hội.
Cũng giống nhƣ Liên xô, các nƣớc Đông Âu và Trung Quốc, cải cách kinh tế
ở Việt Nam nhằm khắc phục sự trì trệ – hậu quả của cơ chế kinh tế kế hoạch tập
trung. Việt Nam đã lựa chọn mô hình kinh tế vận động theo cơ chế thị trƣờng có sự

quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Đây là mô hình vừa thừa
kế những thành tựu của kinh tế xã hội chủ nghĩa, vừa tiếp thu những kinh nghiệm
và xu thế phát triển của kinh tế thị trƣờng với những lý luận, nhận thức mới cả về
nội dung và cách thức thực hiện. Trong mô hình này, kinh tế nhà nƣớc đóng vai trò
chủ đạo, kinh tế tập thể là nền tảng vững chắc, các thành phần khác đều là các bộ
phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, tăng trƣởng kinh tế kết hợp với
việc thực hiện xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhƣ vậy, thực chất của công
cuộc chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam chính là quá trình điều chỉnh và hoàn thiện
quan hệ sản xuất cho phù hợp với tính chất, yêu cầu và trình độ phát triển của lực
13
lƣợng sản xuất. Đây là sự biến đổi cơ bản và toàn diện từ mô hình “quá độ trực
tiếp” sang “quá độ gián tiếp” lên chủ nghĩa xã hội, với các đặc trƣng sau:
- Chuyển dần từ nền kinh tế hiện vật bao cấp sang nền kinh tế sản xuất và trao
đổi hàng hóa, thực hiện nhiều chế độ phân phối khác nhau.
- Xã hội hóa sản xuất, động viên và duy trì lâu dài mọi nhân tố tích cực của
các thành phần kinh tế; kế hoạch hóa đóng vai trò là công cụ quản lý vĩ mô của nhà
nƣớc hƣớng dẫn sự phát triển của thị trƣờng.
- Mở cửa để hội nhập với nền kinh tế thế giới nhƣng vẫn đảm bảo tính độc lập,
tự chủ; thu hút mạnh mẽ đầu tƣ của tƣ bản bên ngoài với quan điểm vừa hợp tác vừa
đấu tranh.
- Quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng các phƣơng pháp kinh tế; động lực thúc
đẩy là sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của toàn xã hội với lợi ích cá nhân, giữa lợi
ích lâu dài và lợi ích trƣớc mắt.
Đại hội Đảng VI – Đại hội mở đầu cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc,
đã xác định một trong những phƣơng hƣớng cơ bản của chính sách kinh tế là:
“Công bố chính sách khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước ta dưới nhiều hình
thức, nhất là đối với ngành và cơ sở đòi hỏi kỹ thuật cao, làm hàng xuất khẩu. Đi
đôi với việc công bố luật đầu tư, cần có các chính sách và biện pháp tạo điều kiện
thuận lợi cho người nước ngoài và Việt Kiều nước ta để hợp tác kinh doanh”.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, để tạo cơ sở pháp lý cho việc

tiếp nhận đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài, ngày 29/12/1987, Quốc hội nƣớc ta đã
thông qua Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Trong Luật này, bên cạnh những
quy định chung, là những quy định về hình thức đầu tƣ, biện pháp bảo đảm đầu tƣ,
quyền và trách nhiệm của các bên tham gia đóng góp vốn và vấn đề quản lý nhà
nƣớc về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam. Sau 4 lần sửa đổi, bổ sung (năm
1990, 1992, 1996, 2000), và để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, năm 2005 Quốc
hội đã ban hành Luật đầu tƣ.
Theo Luật đầu tƣ năm 2005: “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu
14
tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt đông đầu tư” và “Đầu tư nước ngoài là
việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp
pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”.
Luật đầu tƣ nƣớc năm 2005 quy định nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc đầu tƣ vào
Việt Nam dƣới các hình thức sau:
Thứ nhất, đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài. Đó là hình thức những doanh nghiệp
dƣới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn mang pháp nhân Việt Nam do nƣớc ngoài
đầu tƣ, hoạt động theo pháp luật và chịu sự kiểm soát của Nhà nƣớc Việt Nam. Ở
hình thức này, chủ đầu tƣ nƣớc ngoài chịu trách nhiệm hoàn toàn về tài chính, quản
lý điều hành và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, liên doanh bằng việc thành lập công ty trách nhiệm hai thành viên trở
lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp và
pháp luật có liên quan trên cơ sở sự tham gia của một hay nhiều thành viên Việt
Nam với một bên là một hay nhiều thành viên nƣớc ngoài. Doanh nghiệp thực hiện
đầu tƣ theo hình thức liên doanh có tƣ cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
Thứ ba, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đây là
hình thức đầu tƣ mà các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và Việt Nam cùng ký kết hợp đồng
để hoạt động tại Việt Nam trên cơ sở quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi trong
hoạt động sản xuất kinh doanh cho mỗi bên mà không cần thành lập pháp nhân mới.
Thứ tư, thành lập khu chế xuất. Đây là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng
xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất

khẩu, có ranh giới địa lý xác định, do Chính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập.
Khu chế xuất gồm doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài và doanh nghiệp liên doanh
giữa một bên là chủ đầu tƣ nƣớc ngoài và một bên là chủ đầu tƣ Việt Nam. Hình
thức đầu tƣ này có sức hấp dẫn với mục tiêu thu hút đƣợc nhiều vốn đầu tƣ, tạo
đƣợc nhiều việc làm, tăng nhanh khả năng xuất khẩu, góp phần tác động tích cực
đến khu vực kinh tế nội địa.
Ngoài 4 hình thức chủ yếu trên, để khuyến khích đầu tƣ các tổ chức, cá nhân
15
nƣớc ngoài đầu tƣ vào xây dựng kết cấu hạ tầng tại Việt Nam, còn có các hình thức
đầu tƣ khác nhƣ: Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng
xây dựng - chuyên giao (BT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh
(BTO), hợp đồng cho thuê thiết bị
Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam đƣợc hiểu là các đơn vi
kinh tế cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ một cách hợp pháp theo nhu
cầu của thị trƣờng, có sự tham gia góp vốn và quản lý của bên nƣớc ngoài, đƣợc
thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tƣ và các
văn bản pháp luật có liên quan, nhằm thu lợi nhuận hoặc mang lại hiệu quả kinh tế -
xã hội.
Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam bao gồm doanh nghiệp
đƣợc thành lập bởi nhà đầu tƣ nƣớc ngoài để thực hiện hoạt động đầu tƣ tại Việt
Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam do Nhà đầu tƣ mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
1.1.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam có một số đặc điểm chủ
yếu sau:
- Về sở hữu: Trong các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài, tài sản thuộc một
phần sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (đối với doanh nghiệp liên doanh) hoặc
thuộc toàn bộ sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (đối với doanh nghiệp 100% vốn
đầu tƣ nƣớc ngoài). Một số doanh nghiệp có sở hữu của nhà đầu tƣ nhiều quốc gia
nhƣ các công ty đa quốc gia, với những đặc điểm về sở hữu nhƣ vậy nên luật pháp
Việt Nam quy định khi có tranh chấp, các bên không hòa giải đƣợc thì có thể lựa

chọn trọng tài Việt Nam, trọng tài nƣớc thứ ba, hoặc trọng tài quốc tế để phân xử.
- Về mặt pháp lý: Đây là chủ thể kinh doanh có yếu tố nƣớc ngoài, đƣợc thành
lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp
doanh, có tƣ cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự điều
chỉnh của hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó trực tiếp là Luật doanh nghiệp,
Luật đầu tƣ nƣớc ngoài và phù hợp với thông lệ quốc tế.
16
- Về tài chính: Theo quy định của Luật đầu tƣ Việt Nam, các doanh nghiệp
đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc quyền lựa chọn phƣơng thức huy động và sử dụng vốn hiệu
quả. Các doanh nghiệp đƣợc mở tài khoản ở các ngân hàng nƣớc ngoài khi đƣợc
ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam chấp thuận, đƣợc chuyển ra nƣớc ngoài vốn đầu tƣ
và tài sản hoặc lợi nhuận hợp pháp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Về quản lý, điều hành doanh nghiệp: Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài phần lớn có sự tham gia quản lý trực tiếp của ngƣời nƣớc ngoài, quyền quản
lý trực tiếp của ngƣời nƣớc ngoài, quyền quản lý phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp. Đối
với doanh nghiệp liên doanh thì quyền cao nhất thuộc về hội đồng quản trị. Hội
đồng quản trị quyết định các vấn đề chính nhƣ phƣơng án sản xuất, kinh doanh; vốn
đầu tƣ; sửa đổi bổ sung điều lệ doanh nghiệp; bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ chủ
chốt trong doanh nghiệp. Điều hành trực tiếp doanh nghiệp là giám đốc, ban giám
đốc. Các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài thƣờng do ngƣời nƣớc ngoài trực tiếp
quản lý điều hành.
- Về quan hệ lao động: Ngƣời lao động làm việc trong các doanh nghiệp đầu
tƣ nƣớc ngoài về cơ bản là ngƣời làm thuê, quan hệ lao động ở đây là quan hệ chủ
thợ. Các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài hoạt động theo cơ chế thị trƣờng vì mục
tiêu lợi nhuận tối đa, do đó nguyên tắc lãnh đạo, quản lý lao động có nhiều điểm
khác với các loại hình khác. Mặt khác, do ngƣời quản lý và ngƣời lao động thƣơng
bất đồng ngôn ngữ, phong tục, tập quán và thói quen nên giữa họ đã gặp nhiều khó
khăn trong giao tiếp, hạn chế sự thông cảm và chia sẻ những thuận lợi và khó khăn
trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, để quản lý, điều hành có hiệu quả đòi hỏi ngƣời
sử dụng lao động không những phải nắm và hiểu biết đƣợc pháp luật và thông lệ

quốc tế, biết điều hòa mâu thuẫn, nhất là biết giải quyết những xung đột về mặt lợi
ích.
Sau khi Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam (năm 1987) có hiệu lực thì các
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã tiến hành đầu tƣ vào Việt Nam theo hình thức thành lập
doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong thời gian đầu, các doanh nghiệp này
17
đƣợc xếp vào các thành phần kinh tế tƣ bản nhà nƣớc, tƣ bản tƣ nhân tùy theo hình
thức sở hữu. Đến Đại hội Đảng lần thứ IX, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
đƣợc xác định là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, góp phần không nhỏ vào
quá trình phát triển kinh tế của đất nƣớc. Hơn nữa, ngoài các đối tác đầu tƣ từ các
nƣớc tƣ bản, còn có các đối tác đầu tƣ từ nƣớc xã hội chủ nghĩa (nhƣ Trung Quốc),
nên không chỉ xếp vào thành phần kinh tế tƣ bản nhà nƣớc và tƣ bản tƣ nhân đƣợc.
Do đó, Đại hội Đảng lần thứ IX đã tách những doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài thành một thành phần kinh tế riêng, đó là thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài.
Từ Đại hội Đảng lần thứ IX đến nay, trong nền kinh tế chung của đất nƣớc,
thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ngày càng thể hiện rõ hơn vị trí của
mình “ là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thương
quốc tế”. Vừa qua, tại Đại hội lần thứ X (năm 2006), Đảng ta một lần nữa thể hiện
quan điểm nhất quán trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, khẳng định
các thành phần kinh tế, trong đó có thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là
bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ
nghĩa ở nƣớc ta: “Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình
thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế
tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước,
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”.
Nhƣ vậy, nếu tính từ khi có Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam (ngày
29/12/1987) đến nay thì đã hơn 20 năm có cơ sở pháp lý cho việc hình thành các
doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Sau khoảng 10 năm kể từ khi có cơ sở
pháp lý, loại hình doanh nghiệp này đã phát triển nhanh, vốn đầu tƣ liên tục tăng lên

mạnh mẽ. Theo số thống kê của Tổng cục Thống kê, năm 1991 tổng số vốn đầu tƣ
trực tiếp vào Việt Nam mới chỉ có 328 triệu USD, đến năm 2005 là 3,3 tỷ USD,
năm 2006 là 4,1 tỷ USD, năm 2007 là 8,03 tỷ USD và năm 2008 là 11,6 tỷ USD.
Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã trở thành một bộ phận quan trọng không
18
thể thiếu trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, tỷ trọng của khu vực kinh tế này trong
GDP tăng lên theo từng năm, năm 2005 là 15,9%, năm 2006 là 17,02 % và năm
2007 là 17,66% …
Thời gian trƣớc đây, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chủ yếu
đƣợc xây dựng ở những vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc va phía Nam, nhƣ: Hà
Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bà
Rịa – Vũng Tàu Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bên cạnh các địa bàn hai
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã đầu
tƣ sang các địa bàn các tỉnh Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, trong 3 năm 2006-2008, có 63 địa phƣơng
thu hút đƣợc vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, trong đó dẫn đầu là thành phố Hồ Chí Minh
chiếm 13,7% tổng số vốn đăng ký, Bà Rịa-Vũng tàu chiếm 13,2%, Ninh Thuận
chiếm 10,3%, Hà Tĩnh chiếm 8,1% và Hà Nội chiếm 6,8% …
1.1.2. Các hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
Theo quy định của Luật đầu tƣ năm 2005, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài bao gồm các doanh nghiệp đƣợc thành lập bởi nhà đầu tƣ nƣớc ngoài để thực
hiện hoạt động đầu tƣ tại Việt Nam hoặc các doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
Nhƣ vậy, có thể nói các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Việt Nam khá
đa dạng, trong đó chủ yếu là hình thức doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài và liên
doanh.
1.1.2.1. Doanh nghiệp liên doanh
Theo Luật đầu tƣ Việt Nam năm 2005, doanh nghiệp liên doanh là doanh
nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên đƣợc thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng
liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam và Chính phủ nƣớc ngoài hoặc là doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hợp
tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
19
Theo cách tiếp cận của Luật đầu tƣ Việt Nam, cơ sở thành lập các doanh
nghiệp liên doanh là các Hợp đồng liên doanh ký kết giữa bên hoặc các bên Việt
Nam với bên hoặc các bên nƣớc ngoài. Các bên tham gia vào doanh nghiệp liên
doanh có thể là một bên hoặc nhiều bên nhằm tiến hành hoạt động kinh doanh. Các
doanh nghiệp liên doanh đƣợc thành lập là một bên của liên doanh mới. Tuy nhiên,
trong điều kiện Việt Nam, có một ngoại lệ (do hoàn cảnh lịch sử để lại) là cơ sở
pháp lý của doanh nghiệp liên doanh có thể là một Hiệp định quốc tế ký giữa hai
Chính phủ: Chính phủ nƣớc công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ
nƣớc ngoài (trƣờng hợp Liên doanh dầu khí Việt Xô – Vietsopetro là một ví dụ điển
hình).
Doanh nghiệp liên doanh là loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
có vị trí quan trọng ở Việt Nam cả về quy mô hợp tác lẫn kết quả đem lại. Một số
doanh nghiệp điển hình là Liên doanh dầu khí giữa Việt Nam và Liên bang Nga
thiết lập từ năm 1980, Liên doanh khách sạn Hà Nội – Sheraton với số vốn đăng ký
780 triệu USD, công ty liên doanh Honda Việt Nam với số vốn đăng ký 100 triệu
USD
1.1.2.2. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
Đây là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, do nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả
kinh doanh.
Những năm gần đây, số doanh nghiệp liên doanh xin chuyển sang hình thức
100% vốn nƣớc ngoài có xu hƣớng tăng lên ở nƣớc ta. Hiện tƣợng một số doanh
nghiệp liên doanh xin chuyển thành hình thức 100% vốn nƣớc ngoài bắt nguồn từ
sự hình thành các liên doanh một cách gƣợng ép và không ngang tầm các đối tác.
Phía Việt Nam trong các liên doanh thƣờng hạn chế về mọi mặt trong khi đối tác
nƣớc ngoài thƣờng là những công ty, tập đoàn xuyên quốc gia có tiềm lực kinh tế

mạnh và theo đuổi chiến lƣợc kinh doanh toàn cầu, nên quan điểm và chiến lƣợc
kinh doanh khác nhau.
20
Mặc khác, sau một thời gian hoạt động tại Việt Nam, các nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tƣ châu Á đã hiểu biết hơn về pháp luật, chính sách,
phong tục, tập quán và cách thức hoạt động kinh doanh ở Việt Nam đang từng bƣớc
đƣợc cải thiện ngày càng đơn giản hơn trƣớc, và cũng xuất hiện những tổ chức tƣ
vấn giúp các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thực hiện các thủ tục triển khai, tổ chức sản
xuất kinh doanh của các dự án tƣơng đối có hiệu quả. Do đó nhu cầu tìm các đối tác
Việt Nam của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài giảm đi rất nhiều. Không những thế, khi tham
gia liên doanh, nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài không muốn chia sẻ quyền điều hành
doanh nghiệp với bên Việt Nam.
Hiện tại, có các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài hoạt động có hiệu quả
cao nhƣ: Colgate-Palmolive, Caltex, Cocacola, Pepsi, Protect-Gamble v.v trong
đó tập đoàn Ching – Phong của Đài Loan là một điểm hình đầu tƣ thành công trong
các lĩnh vực sản xuất và lắp ráp xe máy, xi măng và kinh doanh ngân hàng mà
không có sự góp vốn và quản lý của các đối tác Việt Nam.
1.1.2.3. Doanh nghiệp dự án
Doanh nghiệp dự án là loại hình doanh nghiệp đƣợc hình thành trên cơ sở hình
thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài theo hình thức Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh –
Chuyển giao (gọi tắt là BOT), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh
(gọi tắt là BTO) và Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (gọi tắt là BT).
Theo quy định của Luật đầu tƣ năm 2005, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp
đồng BT là những hình thức đầu tƣ nhƣ sau:
Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (gọi tắt là BOT) là hình thức
đầu tƣ đƣợc ký kết giữa cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và nhà đầu tƣ để xây
dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời
hạn, nhà đầu tƣ chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nƣớc Việt Nam.
Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (gọi tắt là hợp đồng BTO) là
hình thức đầu tƣ đƣợc ký giữa cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và nhà đầu tƣ để

xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tƣ chuyển giao
21
công trình đó cho cho Nhà nƣớc Việt Nam; Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu
tƣ quyền kinh doanh công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu
tƣ và lợi nhuận.
Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao ( gọi tắt là hợp đồng BT) là hình thức đầu
tƣ đƣợc ký trên cơ sở sự ký kết giữa cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền của Việt Nam
với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (nhà đầu tƣ tài trợ
về tài chính và xây dựng công trình). Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tƣ chuyển
giao công trình đó cho Nhà nƣớc Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho
nhà đầu tƣ thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tƣ và lợi nhuận hoặc thanh toán
cho nhà đầu tƣ theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.
Hình thức đầu tƣ dự án (BOT, BTO, BT) đƣợc sử dụng khá phổ biến ở Việt
Nam sau hình thức doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nƣớc
ngoài. Có thể kể ra các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài dạng BOT hiện nay
nhƣ: Electricite de France (EDF), xí nghiệp khí điện ở Phú Mỹ 2.2 với số vốn 400
triệu USD, công suất 700 MW. Dự án hơi đốt mê tan cung cấp sản phẩm cho
Singapore và Nhật Bản của Gas Conversion System Vietnam Inc của Anh với số
vốn 270 triệu USD. Dự án đƣờng dây điện thoại viễn thông Cable&Wireless PLC
của Anh với số vốn 207 triệu USD cung cấp 250.000 đƣờng dây điện thoại v.v
Hiện nay xu hƣớng chung trên thế giới là tƣ nhân hóa lĩnh vực hạ tầng cơ sở; cho
nên các định chế tài chính quốc tế này cắt giảm chƣơng trình cho vay nhẹ lãi mà
chuyền sang bảo đảm đầu tƣ, nghĩa là bảo đảm trợ giúp nguồn ngoại tệ để các quốc
gia đang phát triển có đủ ngoại tệ chuyển đổi nội tệ thành các ngoại tệ mạnh giúp
các nhà đầu tƣ chuyển đƣợc tiền của họ về nƣớc. Mặt khác, vốn ngân sách của các
nƣớc đang phát triển rất eo hẹp, mà chƣơng trình đầu tƣ vào hạ tầng cơ sở thƣờng là
từ hàng trăm triệu đô la trở lên, do đó kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài thông qua hình
thức BOT, BTO, BT ngày càng trở nên phổ biến.
1.1.2.4. Doanh nghiệp Khu chế xuất
Luật đầu tƣ năm 2005 quy định Khu công nghiệp, Khu chế xuất nhƣ sau:

22
Khu công nghiệp (Industrial Parks – IP) là khu chuyên sản xuất hàng công
nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác
định, đƣợc thành lập theo quy định của Chính phủ.
Khu chế xuất (Export Procesing Zone – EPZ) là khu vực công nghiệp chuyên
sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt
động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, đƣợc thành lập theo quy định của
Chính phủ.
Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) định nghĩa: “Khu chế
xuất là một khu vực tương đối nhỏ phân cách về địa lý trong một quốc gia nhằm
mục tiêu thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu bằng cách
cung cấp cho các ngành công nghiệp này những điều kiện về đầu tư và mậu dịch
thuận lợi đặc biệt so với phần lãnh thổ còn lại của nước chủ nhà, trong đó đặc biệt
là khu chế xuất cho sản xuất để xuất khẩu, miễn thuế trên cơ sở kho qua cảng”.
Cũng có quan niệm cho rằng EPZ không chỉ bao gồm khu vực chuyên môn
hóa sản xuất hàng xuất khẩu nhƣ trên, mà còn bao gồm cả khu vực đƣợc Chính phủ
cho phép nhƣ khu cảng tự do, khu tự do thuế quan, khu mậu dịch tự do, kho qua
cảng. Trên thực tế khu chế xuất là một khu kinh tế tự do, ở đó, các doanh nghiệp
công nghiệp đƣợc thành lập để chuyên sản xuất, chế biến hàng hóa để xuất khẩu. Vì
vậy, tên gọi khu chế xuất là phù hợp với bản chất và thực tế của nó. Song ở mỗi
nƣớc tên gọi khu chế xuất có sự khác nhau, chẳng hạn nhƣ ở Malaysia đƣợc gọi là
khu mậu dịch tự do, ở Hàn Quốc đƣợc gọi là khu xuất khẩu tự do. [ ]
Đối với Việt Nam, xây dựng để thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là việc làm hết
sức cần thiết và hình thức này đang đƣợc chúng ta tạo điều kiện thuận lợi để phát
triển.
Theo số liệu thống kê, đến tháng 7 năm 2009, cả nƣớc có 185 khu công
nghiệp, khu chế xuất với khoảng gần 1,1 triệu lao động đang làm việc []. Khu chế
xuất Tân Thuận đƣợc thành lập năm 1991 với vốn xây dựng 89 triệu USD, vốn các
dự án 255 triệu USD; Khu chế xuất Linh Trung thành lập năm 1992 có vốn xây
23

dựng 14 triệu USD, vốn của các dự án 23 triệu USD. Khu chế xuất Nội Bài thành
lập năm 1994 có vốn xây dựng 30 triệu USD, vốn các dự án 25 triệu USD ; khu
công nghiệp Đại Từ – Hà Nội thành lập năm 1995 có vốn xây dựng 12 triệu USD;
Khu công nghiệp Liên Chiểu-Hòa Khánh thành lập năm 1996 có vốn xây dựng 36,9
triệu USD, vốn các dự án 30 triệu USD; Khu công nghiệp Nam Thăng Long thành
lập năm 1997 có vốn xây dựng 53,2 triệu USD ; ngoài ra Chính phủ cũng đã quyết
định thành lập hai khu công nghệ cao, đó là khu công nghệ cao Hòa Lạc – Hà Nội
và khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài các loại hình doanh nghiệp trên đây, còn có một số loại hình doanh
nghiệp có vốn “đầu tƣ nƣớc ngoài” khác nhƣ: Công ty cho thuê tài chính, công ty
ủy thác bán, công ty kết hợp khai thác
1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam
Kể từ năm 1988, khi Luật đầu tƣ nƣớc ngoài có hiệu lực, các doanh nghiệp có
vốn đầu tƣ nƣớc đã chính thức có mặt tại Việt Nam. Qua hơn 20 năm vận động và
phát triển, đến nay khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã khẳng định đƣợc vị
trí của mình trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta.
Khu vực kinh tế này đã có những đóng góp quan trọng cho tăng trƣởng GDP, cho
đầu tƣ phát triển xã hội, cho kim ngạch xuất khẩu và tổng giá trị sản xuất công
nghiệp. Vai trò của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở nƣớc ta đƣợc thể hiện
nhƣ sau:
Thứ nhất, Việt Nam là một nƣớc đang phát triển, để tiến hành công nghiệp
hóa, hiện đại hóa không thể trông chờ hoàn toàn vào nguồn vốn tích lũy trong nƣớc.
Các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài đã thu hút về vốn đáng kể, bổ sung, bù đắp sự
thiếu hụt về vốn đầu tƣ của nền kinh tế nƣớc ta thời gian qua. Thông qua đầu tƣ
nƣớc ngoài vào nƣớc ta, nhiều nguồn lực trong nƣớc (lao động, đất đai, tài
nguyên ) đƣợc khai thác và đƣa vào sử dụng tƣơng đối hiệu quả; đồng thời giúp
Nhà nƣớc chủ động hơn trong việc bố trí cơ cấu đầu tƣ; dành nhiều vốn trong nƣớc
cho đầu tƣ vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tƣ vào những vùng khó khăn,

×