Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Một số vấn đề về pháp luật đấu thầu quốc tế tại Việt Nam.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 130 trang )



MỤC LỤC
Nội dung
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU
1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẤU THẦU
QUỐC TẾ
5
1. Khái niệm
5
1.1. Định nghĩa về đấu thầu và đấu thầu quốc tế
5
1.2. Phân loại đấu thầu
14
1.3. Quy trình đấu thầu
16
2. Cơ sở pháp lý của đấu thầu quốc tế
22
2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật quốc tế
22
2.1.1 Luật mẫu về đấu thầu quốc tế của UNCITRAL
22
2.1.2. Hiệp định mua sắm Chính phủ của WTO
24
2.1.3. Quy định của IBRD và IDA (WB)
26
2.1.4. Quy định của ADB


28
2.1.5. Quy định của JBIC
30
2.1.6. Quy định của FIDIC
31
2.2. Cơ sở pháp lý Việt Nam
32
2.2.1. Phạm vi điều chỉnh
35


2.2.2. Đối tượng áp dụng
36
2.2.3. Các nguyên tắc trong đấu thầu
37
CHƯƠNG 2 : CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ CƠ BẢN HIỆN HÀNH CỦA
VIỆT NAM VỀ ĐẤU THẦU QUỐC TẾ TRONG TƯƠNG QUAN SO
SÁNH VỚI MỘT SỐ QUY ĐỊNH QUỐC TẾ
38
1. Những vấn đề chung
38
1.1 Quá trình hình thành hệ thống pháp lý về đấu thầu quốc
tế tại Việt Nam
38
1.2 Thực trạng pháp luật đấu thầu quốc tế tại Việt Nam
42
2. Các quy định pháp lý cơ bản hiện hành của Việt Nam về đấu
thầu quốc tế trong tương quan so sánh với một số quy định quốc tế
45
2.1. Những quy định chung

45
2.2. Lựa chọn nhà thầu
52
2.3. Hợp đồng
71
2.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong đấu thầu
73
2.5. Vi phạm và xử lý vi phạm trong đấu thầu
73
CHƯƠNG 3: VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU QUỐC
TẾ TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VỀ HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐẤU THẦU QUỐC TẾ
82
1. Tæng quan thùc tr¹ng thùc thi ph¸p luËt vÒ ®Êu thÇu quèc tÕ
82


1.1. Tình hình thực thi pháp luật có yếu tố n-ớc ngoài tại
Việt Nam
82
1.2. Những thành tựu trong công tác đấu thầu
89
1.3. Một số tồn tại trong công tác đấu thầu
95
2. Một số giải pháp đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đấu
thầu quốc tế
101
2.1 Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đấu thầu quốc tế
101
2.2 Nâng cao năng lực con ng-ời

107
Kết luận
111
Danh mục tài liệu tham khảo
113














DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Đấu thầu mua sắm công
ĐTMSC
Đấu thầu quốc tế
ĐTQT
Đầu tư xây dựng cơ bản
ĐTXDCB
Ngân hàng thế giới
WB
Tổ chức thương mại thế giới

WTO
Uỷ ban pháp luật Thương mại quốc tế
UNCITRAL
Hiệp định mua sắm chính phủ
GPA
Hiệp hội Quốc tế các kỹ sư tư vấn
FIDIC
Hỗ trợ phát triển chính thức
ODA
Gói thầu bao gồm thiết kế cung cấp thiết bị,
vật tư, xây lắp (Engineering, procurement,
contruction)
Gói thầu EPC
Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản
JBIC
Ngân hàng phát triển châu á
ADB





1
LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội Đảng lần thứ X đã đặt ra nhiệm vụ cụ thể là xây dựng nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu công nghiệp
hoá và hiện đại hoá đất nước, xây dựng đồng bộ các yếu tố thị trường, đặc
biệt các bộ phận thị trường chưa hình thành hoặc còn sơ khai đã đặt ra nhiệm

vụ to lớn cho hệ thống pháp luật kinh tế. Yêu cầu hội nhập cũng như tiếp thu
những giá trị, thành tựu của pháp luật quốc tế. Hội nhập quốc tế là yêu cầu tất
yếu của các quốc gia hiện nay. Đối với Việt Nam, đây là những bước đi ban
đầu nhưng không thể không thực hiện. Việc thực hiện cam kết của Hiệp định
thương mại Việt - Mỹ, gia nhập WTO, khu vực mậu dịch tự do AFTA tạo ra
những cơ hội và thách thức to lớn đối với Việt Nam. Việt Nam sẽ phải cải
cách hệ thống pháp luật kinh tế phù hợp với yêu cầu của WTO, nội dung của
thoả thuận Việt - Mỹ. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể sẽ gặp những khó
khăn khách quan với tư cách là nước đang phát triển và có thu nhập thấp. Để
thực hiện nhiệm vụ này, việc nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật kinh tế nói
chung về đấu thầu quốc tế nói riêng là yêu cầu bức xúc.một việc làm hết sức
cần thiết.
Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đấu thầu quốc tế hiện nay là
một đòi hỏi tất yếu. Hệ thống pháp luật về đấu thầu quốc tế phải được xây
dựng trên cơ sở chính sách, mục tiêu và yêu cầu hội nhập. Cụ thể là: về đấu
thầu quốc tế phải đảm bảo phát triển đúng hướng, đảm bảo cạnh tranh lành
mạnh và công bằng, phục vụ lợi ích người tiêu dùng và xã hội. Đồng thời vấn
đề vốn nhà nước luôn là vấn đề nhạy cảm và luôn cần chính sách quản lý,
giám sát việc sử dụng vốn nhà nước.


2
Việt Nam, một nước đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế, việc xây
dựng và hoàn thiện pháp luật về đấu thầu quốc tế là một tất yếu khách quan
và đã được chúng ta nhận thức rất rõ trong thời gian qua. Đây là quá trình
hoàn thiện không ngừng nhằm đảm bảo thống nhất việc điều chỉnh pháp luật
đối với hoạt động kinh doanh, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của quá trình
hội nhập. Với những lý do trên đây, chúng tôi đã chọn đề tài "Một số vấn đề
về pháp luật đấu thầu quốc tế tại Việt Nam " làm luận văn tốt nghiệp cao
học.


2. Tình hình nghiên cứu :
Liên quan đến đấu thầu quốc tế cho đến nay chưa có công trình nghiên
cứu nào. Đồng thời, Luật Đấu thầu vừa mới ban hành nhưng vẫn còn nhiều
nội dung cần xem xét khi đưa Luật vào áp dụng trên thực tiễn. Chính điều này
đã tạo nên sự cần thiết và thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài "Một số vấn đề
về pháp luật đấu thầu quốc tế tại Việt Nam "

3. Mục tiêu và nhiệm vụ của Luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống cơ sở lý luận về đấu thầu
quốc tế, đồng thời xem xét, đánh giá về thực trạng hệ thống pháp luật cũng
như thực trạng thực thi pháp luật đấu thầu quốc tế của Việt Nam, chúng tôi
mong muốn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và bản chất của pháp luật về đấu thầu
quốc tế, làm tiền đề cho việc bổ sung, hoàn thiện pháp luật về đấu thầu quốc
tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Để đạt được mục tiêu trên, Luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản đấu thầu quốc tế; nghiên cứu bản
chất, đặc điểm của đấu thầu quốc tế .


3
- Nghiên cứu tương quan giữa hệ thống pháp luật Việt Nam về đấu thầu
quốc tế trên cơ sở so sánh với một số quy định quốc tế.
- Nghiên cứu thực trạng hệ thống pháp luật về đấu thầu quốc tế cũng
như thực trạng thực thi pháp luật về đấu thầu quốc tế tại Việt Nam. Đồng thời,
tham khảo các quy định của các nước về đấu thầu quốc tế để xem xét, phân
tích những mâu thuẫn, bất cập trong thực tiễn áp dụng các quy định hiện hành về
đấu thầu quốc tế ở Việt Nam.
- Kiến nghị hướng sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về đấu thầu quốc tế
cho phù hợp với yêu cầu của thực tế.


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định hiện hành của pháp
luật điều chỉnh hoạt động đấu thầu quốc tế ở Việt Nam, mối quan hệ của các
quy định này trong tổng thể hệ thống pháp luật về đấu thầu.
Trong khuôn khổ Luận văn này, chúng tôi không đi sâu vào tìm hiểu tất
cả các vấn đề về đấu thầu quốc tế mà chỉ tập trung nghiên cứu khía cạnh pháp
lý, cơ sở lý luận, thực tiễn và nội dung pháp luật về đấu thầu quốc tế, đồng
thời có tham khảo quy định của một số tổ chức quốc tế về đấu thầu quốc tế
nói riêng và đấu thầu nói chung như Uỷ ban pháp luật Thương mại quốc tế,
Tổ chức thương mại thế giới, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển châu
Á Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra những khuyến nghị
cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về đấu thầu quốc tế ở Việt Nam.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chúng tôi lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử
làm cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Các
phương pháp cụ thể được sử dụng trong việc nghiên cứu và thực hiện Luận án


4
gồm: phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ
vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu đề tài.

6. Ý nghĩa thực tiễn và sự đóng góp của đề tài :
Luận văn nghiên cứu này là sự kết nối giữa tư duy và kinh nghiệm về
kinh tế quốc tế nói chung với quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng trong
lĩnh vực chuyên môn về quản lý đấu thầu quốc tế.
Làm rõ một số vấn đề tồn tại và những vướng mắc trong thực tiễn áp
dụng pháp luật trong lĩnh vực đấu thầu quốc tế. Luận văn có thể ứng dụng để

đóng góp cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đấu thầu Quốc tế tại
Việt Nam.

7. Bố cục của Luận văn: Ngoài lời nói đầu, Kết luận , Mục lục, Phụ
lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm ba chương, được bố cục như
sau:
Chương 1 : Một số vấn đề Lý luận cơ bản về đấu thầu quốc tế
Chương 2 : Các quy định pháp lý cơ bản hiện hành của Việt Nam về
đấu thầu quốc tế trong tương quan so sánh với một số quy định quốc tế
Chương 3 : Việc thực thi pháp luật về đấu thầu quốc tế tại Việt nam và
Một số giải pháp đề xuất về hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đấu thầu
Quốc tế









5





CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẤU THẦU QUỐC TẾ


1. Khái niệm :
1.1 Định nghĩa về đấu thầu và đấu thầu quốc tế:
1.1.1 Định nghĩa về đấu thầu và đấu thầu quốc tế:
Định nghĩa về đấu thầu và đấu thầu quốc tế nhìn chung khá thống nhất
trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng như quốc gia.
Thuật ngữ “đấu thầu” đã xuất hiện từ rất sớm trong Từ điển Tiếng Việt
[42] và ở đó đấu thầu được định nghĩa “là tranh nhau làm một công trình kiến
thiết, ai nhận với giá rẻ nhất thì được làm”. Trong từ điển này lại không có
khái niệm đấu thầu quốc tế.
Từ điển Luật học [43] nêu ra hai khái niệm đấu thầu hàng hoá và đấu
thầu quốc tế. Trong đó, đấu thầu hàng hoá được định nghĩa “là một hoạt động
thương mại giữa một bên là người mời thầu và bên kia là những người dự
thầu để lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế kỹ thuật
của việc mua bán hàng hoá hoặc thực hiện ngạch hàng hoá trên cơ sở cạnh
tranh hợp pháp giữa những người dự thầu”. Định nghĩa này chỉ nêu khía cạnh
đấu thầu hàng hoá gần với khái niệm đấu thầu hàng hoá của Luật Thương Mại
Việt Nam năm 2005 (điều 214 khoản 1) [2] “Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là
hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời
thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia
đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do


6
bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là
bên trúng thầu).” Hai khái niệm này chỉ định nghĩa về một phần đối tượng của
đấu thầu là hàng hoá và dịch vụ không bao hàm nguyên nghĩa của đấu thầu.
Theo quy định của Luật mẫu của Uỷ ban Luật Thương mại Quốc tế của
Liên Hiệp Quốc (UNCITRAL) về Đấu thầu hàng hoá, Xây lắp và Dịch vụ
[32] , đấu thầu được định nghĩa là : “đấu thầu là tiến hành mau sắm hàng hoá,
xây lắp và dịch vụ theo một cách nào đó” . Còn Luật Đấu thầu Việt Nam năm

2005 [3] quy định tại điều 4 “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng
các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định
tại Điều 1 của Luật này trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh
bạch và hiệu quả kinh tế”.
Như vậy, qua một số định nghĩa trên có thể định nghĩa : Đấu thầu là
một thuật ngữ để chỉ một quá trình mua sắm hàng hoá, xây lắp và dịch vụ
thông qua một quy trình mang tính chuẩn hoá do bên mời thầu áp dụng để lựa
chọn được nhà thầu phù hợp với các tiêu chí bên mời thầu đưa ra thực hiện
việc cung ứng hàng hoá, xây dựng và dịch vụ.
Về khái niệm đấu thầu quốc tế, Từ điển Luật học [43] định nghĩa đấu
thầu quốc tế là “phương thức giao dịch đặc biệt về thương mại, trong đó
người mua, còn gọi là “người gọi thầu” công bố trước điều kiện mua hàng để
người bán, còn gọi là “người dự thầu” công bố báo giá mình muốn bán, sau
đó người mua sẽ chọn mua của người nào báo giá rẻ nhất và điều kiện tín
dụng phù hợp hơn cả đối với người mua”. Có thể thấy khái niệm của Từ điển
nêu không toát lên được yếu tố quốc tế của đấu thầu quốc tế.
Luật Đấu thầu Việt Nam (điều 4) quy định về đấu thầu quốc tế “là sự
lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện mua sắm
hàng hóa, xây dựng và dịch vụ với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài
và nhà thầu trong nước”.


7
Như vậy, đấu thầu quốc tế (đấu thầu cạnh tranh quốc tế (International
competative bidding)) [41] theo khái niệm Luật Đấu thầu tương đối hoàn
chỉnh và rõ ràng do vậy có thể định nghĩa đấu thầu quốc tế là sự lựa chọn nhà
thầu đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện mua sắm hàng hóa, xây
dựng và dịch vụ với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu
trong nước.


1.1.2 Phạm vi đấu thầu quốc tế : Theo Luật mẫu của Uỷ ban Luật
Thương mại Quốc tế của Liên Hiệp Quốc (UNCITRAL) về Đấu thầu hàng
hoá, Xây lắp và Dịch vụ cũng như Luật Đấu thầu 2005, Phạm vi đấu thầu là
các lĩnh vực mua sắm hàng hoá, xây lắp và dịch vụ trong đó :
Theo điều 4, Luật Đấu thầu 2005 : Hàng hoá được hiểu là bao gồm
máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng và các dịch
vụ khác không phải là dịch vụ tư vấn. Còn Xây lắp gồm những công việc
thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công
trình, cải tạo, sửa chữa lớn.
Còn Luật mẫu của UNCITRAL đồng nhất khái niệm hàng hoá của Luật
Đấu thầu nhưng xây lắp được định nghĩa rõ ràng hơn : “Xây lắp gồm những
công việc thuộc quá trình xây dựng, tái thiết, dỡ bỏ, sửa chữa và đổi mới một
cấu trúc kiến trúc cũng như lắp đặt công trình, trang thiết bị vật chất cũng như
các dịch vụ phụ đối với xây dựng như khoan vẽ bản đồ, chụp ảnh vệ tinh,
nghiên cứu địa chấn và các dịch vụ tương tự nếu như giá trị của các dịch vụ
đó không vượt quá giá trị của bản thân công trình”.
Về Dịch vụ Luật mẫu của UNCITRAL [32] định nghĩa dịch vụ là tất
cả các hoạt động ngoài mua sắm hàng hoá và xây lắp, Trong khi đó, Luật Đấu
thầu 2005 lại định nghĩa dịch vụ là dịch vụ tư vấn :


8
“Dịch vụ tư vấn bao gồm: a) Dịch vụ tư vấn chuẩn bị dự án gồm có lập, đánh
giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc, báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi; b) Dịch vụ tư vấn thực hiện dự án
gồm có khảo sát, lập thiết kế, tổng dự toán và dự toán, lập hồ sơ mời thầu,
đánh giá hồ sơ dự thầu, giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị; c) Dịch
vụ tư vấn điều hành quản lý dự án, thu xếp tài chính, đào tạo, chuyển giao
công nghệ và các dịch vụ tư vấn khác.”


1.1.3 Các chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu : Theo Luật Đấu thầu
2005 [3], chủ thể trong quan hệ đấu thầu bao gồm : nhà thầu, chủ đầu tư và
bên mời thầu và Người có thẩm quyền. Theo thông lệ quốc tế, thông thường
trong quan hệ đấu thầu quốc tế chỉ có các chủ thể là nhà thầu và bên mời thầu.
Do đó ở đây chúng tôi chỉ nêu các khái niệm về nhà thầu và bên mời thầu.
1.1.3 .1 Nhà thầu :
Theo quy định hiện hành của Việt Nam : “Nhà thầu là tổ chức, cá nhân
có đủ tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật này” Điều 7
Luật Đấu thầu quy định về Tư cách hợp lệ của nhà thầu là tổ chức. Đó là
“Nhà thầu là tổ chức có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây: 1.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư được cấp theo
quy định của pháp luật hoặc có quyết định thành lập đối với các tổ chức
không có đăng ký kinh doanh trong trường hợp là nhà thầu trong nước; có
đăng ký hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu mang
quốc tịch cấp trong trường hợp là nhà thầu nước ngoài; 2. Hạch toán kinh tế
độc lập; 3. Không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về tình hình tài chính
không lành mạnh, đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ đọng không có
khả năng chi trả; đang trong quá trình giải thể.”


9
Còn điều 8 Luật Đấu thầu quy định khá chi tiết về Tư cách hợp lệ của nhà
thầu là cá nhân :“Nhà thầu là cá nhân có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều
kiện sau đây: 1. Năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của
nước mà cá nhân đó là công dân; 2. Đăng ký hoạt động hợp pháp hoặc chứng
chỉ chuyên môn phù hợp do cơ quan có thẩm quyền cấp;3. Không bị truy cứu
trách nhiệm hình sự.”
Như vậy, chúng tôi có thể khái quát lại : Nhà thầu là tổ chức, cá nhân
trong nước hoặc nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự, đối với cá nhân còn
phải có năng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng. Năng lực

pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của nhà thầu trong nước được xét
theo pháp luật Việt Nam, đối với nhà thầu nước ngoài được xét theo pháp luật
của nước nơi nhà thầu mang quốc tịch. Nhà thầu phải đảm bảo sự độc lập về
tài chính của mình.
Nhà thầu có nhiều cách phân loại :
Thông thường theo đối tượng tham gia dự thầu, ta có nhà thầu chính-
Nhà thầu phụ. Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia
đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn.
Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc nhà thầu liên danh. Nhà thầu
độc lập là nhà thầu tham gia đấu thầu một cáhc độc lập. Nhà thầu liên danh là
nhà thầu liên danh với một hoặc nhiều nhà thầu khác để tham gia đấu thầu
trong một đơn dự thầu. Trường hợp liên danh phải có văn bản thoả thuận giữa
các thành viên tham gia liên danh về trách nhiệm chung và riêng đối với công
việc thuộc gói thầu và phải có người đứng đầu của liên danh.
Ví dụ : các công ty của Nhật Bản thường tham gia một đơn dự thầu với
tư cách là nhà thầu liên danh. Một nhà thầu liên danh Nhật thường bao gồm
một công ty sản xuất hàng hoá và một công ty thương mại như Công ty NEC
là công ty sản xuất thiết bị viễn thông thường liên danh với Kanematsu là


10
công ty thương mại trong một đơn thầu. Hoặc Công ty Fujitsu thường liên
danh với Nissho Iwai (nay đổi tên la SOZJIT).
Còn nhà thầu phụ là tổ chức cá nhân thực hiện một phần công việc của
gói thầu trên cơ sở thoả thuận hoặc ký hợp đồng với nhà thầu chính. Nhà thầu
phụ không phải nhà thầu tham gia đấu thầu.
Ví dụ : Công ty trúng thầu rà phá bom mìn cho một tuyến đường là
Công ty Lũng Lô. Công ty Lũng Lô thuê lại Công ty Trường Giang tiến hành
khảo sát chi tiết để lập sơ đồ bom mìn.
- Có một cách phân loại khác đó là phân loại nhà thầu trong nước và

nhà thầu nước ngoài : Nhà thầu trong nước là nhà thầu được thành lập và hoạt
động theo pháp luật Việt Nam và Nhà thầu nước ngoài là nhà thầu được thành
lập và hoạt động theo pháp luật của nước nơi nhà thầu mang quốc tịch.
- Phân loại theo phạm vi đấu thầu, ta có nhà thầu là nhà xây dựng trong
đấu thầu xây lắp; là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hóa; là nhà tư
vấn (có thể chỉ là một cá nhân) trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn; là nhà đầu
tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư. Trong đó, nhà thầu là nhà tư vấn
trong trường hợp tham gia đấu thầu cung cấp các sản phẩm đáp ứng yêu cầu
về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn; Nhà thầu là là nhà cung cấp trong
trường hợp tham gia đấu thầu cung cấp hàng hoá; Nhà thầu là nhà xây dựng
trong trường hợp tham gia đấu thầu các gói thầu xây lắp; Nhà thầu là nhà đầu
tư; Nhà thầu là tổng thầu EFC trong trường hợp tham gia đấu thầu gói thầu
EFC. Gói thầu EFC là gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung
cấp thiết bị, vật tư và xây lắp.

1.1.3.2 Bên mời thầu theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam,
là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực được chủ đầu tư sử
dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật về đấu thầu. Điều 9


11
Luật Đấu thầu quy định chi tiết tiêu chí đối với Cá nhân tham gia Bên mời
thầu : Am hiểu pháp luật về đấu thầu; Có kiến thức về quản lý dự án; Có trình
độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của gói thầu theo các lĩnh vực kỹ thuật,
tài chính, thương mại, hành chính và pháp lý; Có trình độ ngoại ngữ .

1.1.4. Các nguyên tắc đấu thầu quốc tế : hầu hết quy định của các tổ
chức quốc tế như Uỷ ban Luật Thương mại Quốc tế của Liên Hiệp Quốc, Tổ
chức Thương Mại Thế giới, Ngân hàng Thế giới cũng như pháp luật Việt
Nam khi quy định về đấu thầu quốc tế đều nêu các nguyên tắc cơ bản:

Nguyên tắc bảo đảm tính cạnh tranh, nguyên tắc công bằng, nguyên tắc minh
bạch và nguyên tắc hiệu quả kinh tế. Không một quy định nào định nghiã cụ
thể về từng nguyên tắc mà chỉ nêu : đấu thầu quốc tế tôn trọng các nguyên tắc
trên. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy các nguyên tắc trên xuyên suốt quy trình
đấu thầu và có thể hiểu như sau :
1.1.4.1 Nguyên tắc bảo đảm tính cạnh tranh
Đây là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trong đấu thầu quốc tế.
Có thể nói đấu thầu chính là sự cạnh tranh tạo ra một sân chơi bình đẳng cho
cả hai bên, bên mời thầu và nhà thầu tham gia đấu thầu. Thông qua đấu thầu,
bên mời thầu có thể mời các nhà thầu tốt và lựa chọn được nhà thầu tốt nhất
còn nhà thầu có thể khẳng định thế mạnh của mình trong tương qua so sánh
với các nhà thầu khác để giành lấy dự án. Nguyên tắc cạnh tranh nhằm bảo
đảm không một bên mời thầu nào bị hạn chế trong việc lựa chọn được đối tác
tốt nhất cho mình cũng như không một nhà thầu đủ năng lực nào bị hạn chế
trong việc tham dự thầu.
1.1.4.2 Nguyên tắc công bằng
Nguyên tắc công bằng là nguyên tắc cơ bản của đấu thầu nói chung và
đấu thầu quốc tế nói riêng. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự công bằng giữa


12
các nhà thầu với nhau trong việc được cung cấp thông tin. Còn đối với bên
mời thầu thì nguyên tắc này nhằm thông báo đầy đủ kịp thời cho tất cả những
người dự thầu có khả năng và đủ tư cách và hợp lệ về yêu cầu của Bên mời
thầu và tạo cho họ một cơ hội đấu thầu bình đẳng để cung cấp các hàng hoá
và công trình xây lắp cần mua.
1.1.4.3 Nguyên tắc minh bạch
Đấu thầu là quy trình nhằm minh bạch hoá quy trình mua sắm của các
nhà thầu tránh tình trạng thông đồng thầu, tham nhũng trong đấu thầu và các
hành vi vi phạm các quy định về đấu thầu khác. Đây là nguyên tắc cơ bản và

vô cùng quan trọng trong đấu thầu nói chung và đấu thầu quốc tế nói riêng để
thực hiện lành mạnh nền kinh tế nói chung và minh bạch tài chính của doanh
nghiệp nói riêng. Nguyên tắc minh bạch là nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế
thị trường. để đánh giá một quốc gia có nền kinh tế thị trường hoàn toàn hay
chưa, người ta thường dựa vào tiêu chí minh bạch. Trong đó minh bạch trong
hệ thóng ngân hàng, tài chính, minh bạch trong thực hiện các dự án công mà
quan trong nhất của thực hiện dự án công chính là đấu thầu.
1.1.4.4 Nguyên tắc hiệu quả kinh tế
Mục đích của đấu thầu chính là chọn được nhà thầu tốt nhất có đủ năng
lực cung cấp hàng hoá, dịch vụ tốt nhất với giá cả hợp lý nhất cho bên mời
thầu. Thông qua đấu thầu việc lựa chọn nhà thầu thích hợp cho gói thầu để
thực hiện dự án không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cho bên mời thầu mà với
các công trình của nhà nước đó là hiệu quả kinh tế cho cộng đồng và xã hội.
Trước đây, một dự án chỉ xem xét hiệu quả tài chính thông qua tính tỉ
suất nội hoàn tài chính (FIRR) nhung ngày nay một dự án còn được xem xét
hiệu quả kinh tế qua tỉ suất nội hoàn kinh tế (EIRR), đó là những lợi ích dự án
mang lại cho xã hội, cho nền kinh tế và cho cộng đồng. Như vậy đấu thầu


13
chính là công cụ để thực hiện được mục tiêu kinh tế của dự án. Do đó, có thể
nói nguyên tắc hiệu quả kinh tế là nguyên tắc cơ bản nhất của đấu thầu.
Bốn nguyên tắc này được hầu hết các tổ chức quốc tế cũng như các
quốc gia tôn trọng và coi như nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu quốc tế. Nội
dung của bốn nguyên tắc xuyên suốt toàn bộ quy trình đấu thầu từ khâu chuẩn
bị hồ sơ mời thầu, sơ tuyển cho đến khâu ký kết hợp đồng thầu.
1.1.5 Hồ sơ mời thầu : theo quy định pháp luật hiện hành của Việt
Nam, Hồ sơ mời thầu được định nghĩa tại điều 4 : “Hồ sơ mời thầu là toàn bộ
tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế bao gồm các yêu
cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu

và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng
thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng”. Quy
định này của Việt Nam cũng đồng nhất với quy định của quốc tế.

1.1.6 Hồ sơ dự thầu : theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam,
Hồ sơ dự thầu được định nghĩa tại điều 4 Luật Đấu thầu [3] “là các tài liệu do
nhà thầu lập theo yêu cầu hồ sơ mời thầu và được nộp cho bên mời thầu theo
đúng quy định nêu trong hồ sơ mời thầu”. Quy định này của Việt Nam cũng
đồng nhất với quy định của quốc tế.

1.1.7 Bảo lãnh dự thầu và Bảo lãnh thực hiện hợp đồng : Theo quy
định hiện hành của Việt Nam, Bảo lãnh dự thầu được định nghĩa : “Là việc
nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp như đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư
bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu trong thời gian xác
định, theo yêu cầu hồ sơ mời thầu”. còn Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là việc
nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp bảo đảm như đặt cọc, ký quỹ hoặc
nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu


14
trúng thầu trong thời gian xác định, theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Quy
định này của Việt Nam cũng đồng nhất với quy định của quốc tế.

1.1.8 Hợp đồng :
Theo Luật mẫu của Uỷ ban Luật Thương mại Quốc tế của Liên Hiệp
Quốc (UNCITRAL) [342] về Đấu thầu hàng hoá, Xây lắp và Dịch vụ cũng
như Luật Đấu thầu 2005, Hợp đồng thầu là hợp đồng được ký kết giữa bên
mời thầu và nhà thầu thông qua quá trình đấu thầu. Còn Luật Đấu thầu 2005
quy định : “Hợp đồng là văn bản ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa
chọn trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên nhưng phải phù hợp với quyết định

phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu”. Quy định này của Việt Nam tương đối
khác về chủ thể ký kết hợp đồng so với quy định của UNCITRAL và các tổ
chức WTO, WB vì hầu hết các bên đều quy định hợp đồng thầu ký kết giữa
bên mời thầu và nhà thầu nhưng theo quy định Luật Đấu thầu 2005, trong
trường hợp chủ đầu tư không đủ nhân sự hoặc nhân sự thì sử dụng một tổ
chức tư vấn hoặc một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp có đủ năng lực và kinh
nghiệm thay mình làm bên mời thầu.

1.2. Phân loại đấu thầu : Thông thường có các hình thức phân loại
đấu thầu theo hình đấu thầu hoặc phân loại theo phương thức đấu thầu. Theo
hình thức đấu thầu, đấu thầu quốc tế thường có các loại sau : đấu thầu rộng
rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh và tự thực hiện.
Còn phân loại theo phương thức, ta có đấu thầu một giai đoạn, đấu thầu hai
giai đoạn và đấu thầu hai túi hồ sơ. Các cách phân loại này được quy định khá
rõ ràng trong pháp luật Việt Nam cũng như quy định của các tổ chức quốc tế
về đấu thầu quốc tế, có thể khái quát như sau :
1.2.1 Phân loại theo hình thức đấu thầu :


15
1.2.1.1 Đấu thầu rộng rãi là phương thức áp dụng đối với đấu thầu
không hạn chế số người tham dự.
1.2.1.2 Đấu thầu hạn chế là phương thức áp dụng trong các trường hợp
sau : Theo yêu cầu của nguồn vốn sử dụng cho gói thầu; hoặc gói thầu có yêu
cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu
có khả năng đáp ưúng yêu cầu của gói thầu. Tuy nhiên đấu thầu hạn chế
thường quy định có tối thiểu 5 nhà thầu được xác định có đủ năng lực tham
gia đấu thầu.
1.2.1.3 Chỉ định thầu : hầu hết các quy định đều áp dụng chỉ định thầu
trong các trường hợp Bất khả kháng; Gói thầu phức tạp về kỹ thuật công nghệ

hoặc do yêu cầu của cơ quan tài trợ vốn; Gói thầu đặc biệt ảnh hưởng trực
tiếp tới sự phát triển của quốc gia có yêu cầu khẩn cấp do Chính phủ quyết
định; Gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng công suất
của thiết bị, dây truyền, công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từ một
nhà cung cấp thông qua đấu thầu với điều kiện không thể mua từ các nhà
cung cấp khác do phải đảm bảo tính tương thích của công nghệ, thiết bị; hoặc
Gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm.
1.2.1.4 Mua sắm trực tiếp là phương thức thường được áp dụng khi hợp
đồng đối với các gói thầutương tự được ký kết không quá 12 tháng và đơn giá
gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không vượt đơn giá của gói thầu tương tự
đã ký hợp đồng trước đó; khi thực hiện mua sắm trực tiếp, được phép mời
thầu nhà thầu trước đó đã lựa chọn thông qua đấu thầu để thực hiện gói thầu
có nội dung tương tự.
1.2.1.5 Chào hàng cạnh tranh phương thức này thường được áp dụng
khi mua sắm những hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính
kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng. Thông
thường phải có ba báo giá từ ba nhà thầu khác nhau.


16
1.2.1.6 Tự thực hiện là phương thức áp dụng khi chủ đầu tư là nhà thầu
có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình
quản lý; gói thầu có đặc thù như yêu cầu về an ninh, công việc thuộc nội bộ,
yêu cầu môi trường, về dịch vụ công ích hoặc không có nhà thầu nào có
nguyện vọng tham gia hoặc khi có các yêu cầu đặc thù.

1.2.2 Phân loại theo phƣơng thức đấu thầu : theo phương thức đấu
thầu thường có các cách phân loại như đấu thầu một túi hồ sơ, đấu thầu hai
túi hồ sơ hoặc đấu thầu hai giai đoạn.
1.2.2.1 Đấu thầu một túi hồ sơ thường áp dụng đối hình thức đấu thầu

rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, EFC.
Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính
theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành một lần.
1.2.2.2 Đấu thầu hai túi hồ sơ thường áp dụng trong đối hình thức đấu
thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.
Nhà thầu nộp đề cuất kỹ thuật và đề xuất tài chính trong từng túi hồ sơ riêng
biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành hai lần, hồ
sơ kỹ thuật mở trước để đánh giá, hồ sơ đề xuất về tài chính của tất cả các nhà
thầu có đề xuất về kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu được mở sau để
đánh giá tổng hợp. Tuy nhiên trong trường hợp gói thầu yêu cầu kỹ thuật cao
thì chỉ mở hồ sơ của nhà thầu có số điểm kỹ thuật cao nhất để xem xét,
thương thảo hợp đồng.
1.2.2.3 Đấu thầu hai giai đoạn được áp dụng với hình thức đấu thầu
rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, EFC
mà có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp và đa dạng. Trong đó :
Giai đoạn 1 : nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và phương án tài chính
nhưng chưa bao gồm giá.


17
Giai đoạn 2 : các nhà thầu đã tham gia giai đoạn 1 được mời nộp hồ sơ dự
thầu gồm đề xuất kỹ thuật, tài chính cùng bảo lãnh dự thầu.

1.3. Quy trình đấu thầu : Thông thường hầu hết các quy định của
quốc tế cũng như luật hiện hành của Việt Nam về đấu thầu quốc tế quy trình
đấu thầu phải thông qua các thủ tục sau : mời thầu, sơ tuyển, nộp hồ sơ dự
thầu, mở thầu, xét thầu ( Kiểm tra, đánh giá và so sánh các hồ sơ dự thầu),
công bố trúng thầu, trao hợp đồng thầu, khiếu nại và xử lý vi phạm trong đấu
thầu. Cụ thể như sau :
1.3.1 Mời thầu và Sơ tuyển : đây là khâu quan trọng và không thể

thiếểttong quy trình đấu thầu. Thông thường, bên mời thầu chỉ mời sơ tuyển
với gói thầu có giá trị lớn và có yêu cầu về kỹ thuật hoặc công nghệ phức tạp.
Còn đối với gói thầu tính phức tạp không cao, có thể tổ chức mời thầu luôn
không qua sơ tuyển.
Mời thầu hoặc mời sơ tuyển phải được phát hành bằng ngôn ngữ thông
dụng trong thương mại quốc tế, phát hành trên tờ báo có phạm vi quốc tế rộng
rãi hoặc trên ấn phẩm thương mại thích hợp hoặc tạp chí chuyên ngành có
phạm vi quốc tế rộng rãi.
Thông báo mời thầu thường bao gồm các nội dung sau : Tên, địa chỉ
bên mời thầu; Đặc trưng và khối lượng, địa điểm giao hàng, đặc trưng và địa
điểm của công trình xây lắp được triển khai hoặc đặc trưng của dịch vụ và địa
điểm nó được cung cấp; Thời hạn mong muốn, yêu cầu giao hàng hoặc thời
hạn hoàn tất công trình xây dựng hoặc thời hạn thực hiện điều khoản dịch vụ;
Bản thông báo không được điều chỉnh sau đó về điều kiện tham gia của nhà
thầu xem xét theo quốc tịch hoặc khẳng định rằng chỉ giới hạn xem xét trên
cơ sở quốc tịch; Các cách thức, địa điểm có được hồ sơ mời thầu; Giá tiền
mua hồ sơ mời thầu trả cho bên mời thầu; Đồng tiền và phương thức thanh


18
toán đối với hồ sơ mời thầu, Ngôn ngữ hay các ngôn ngữ theo đó hồ sơ mời
thầu sử dụng; Địa điểm và thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thầu;

Thông báo mời sơ tuyển phải bao hàm tối thiểu các thông tin : Tên,
địa chỉ bên mời sơ tuyển; Bản thông báo không được điều chỉnh sau đó về
điều kiện tham gia của nhà thầu xem xét theo quốc tịch hoặc khẳng định rằng
chỉ giới hạn xem xét trên cơ sở quốc tịch; Các cách thức và địa điểm nhận hồ
sơ dự sơ tuyển; Giá tiền mua hồ sơ dự sơ tuyển thầu trả cho bên mời thầu;
Đồng tiền và phương thức thanh toán đối với hồ sơ dự sơ tuyển; Ngôn ngữ
hay các ngôn ngữ theo đó hồ sơ dự sơ tuyển sử dụng; Địa điểm và thời hạn

cuối cùng nộp hồ sơ dự sơ tuyển.

1.3.2 Phát hành hồ sơ mời thầu. Đây là thủ tục được tiến hành ngay
sau khi đã hoàn thành thủ tục mời thầu hoặc/và mời sơ tuyển Bên mời thầu sẽ
tiến hành phát hành hồ sơ mời thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bên mời thầu phải cung cấp cho nhà thầu hồ sơ mời thầu phù hợp với các
trình tự và yêu cầu quy định trong thông báo mời thầu. Nếu như quá trình sơ
tuyển đã được thực hiện, bên mời thầu phải cấp một bộ hồ sơ mời thầu cho
mỗi nhà thầu đã qua sơ tuyển và nhà thầu trả tiền mua các tài liệu đó, nếu có.
Tiền bán hồ sơ mời thầu chỉ phả ánh chi phí in ấn và phát hành cho nhà thầu.

1.3.2.1 Nội dung hồ sơ mời thầu. Trong quy trình đấu thầu nội dung hồ
sơ mời thầu rất quan trọng. Đây được coi như đầu bài thi cho các nhà thầu
tham gia thầu. Hồ sơ mời thầu thường phải bao hàm các thông tin tối thiểu
sau : Các chỉ dẫn với nhà thầu; Các tiêu chí và trình tự liên quan tới việc đánh
giá năng lực của nhà thầu và liên quan đến chứng minh năng lực của nhà
thầu; Các yêu cầu về tài liệu hồ sơ yêu cầu nhà thầu nộp để chứng minh năng


19
lực của mình; Các tiêu chí yêu cầu đối với nhà thầu với từng loại gói thầu; Dự
thảo hợp đồng đấu thầu và mẫu hợp đồng để các bên ký; Đồng tiền hay các
đồng tiền mà theo đó giá dự thầu được hình thành thể hiện; Ngôn ngữ và các
ngôn ngữ theo đó các hồ sơ dự thầu được chuẩn bị; Các điều kiện về bảo lãnh
dự thầu; Cách thức, địa điểm thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thầu; Các hình
thức để nhà thầu có thể tìm hiểu rõ hồ sơ mời thầu và thông báo về việc bên
mời thầu dự kiến họp với các nhà thầu ở giai đoạn này; Thời hạn có hiệu lực
của hồ sơ dự thầu; Địa điểm, ngày giờ mở thầu; Các trình tự mở thầu và kiểm
tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; Tên và địa chỉ liên hệ của Bên mời thầu; Bất
kỳ yêu cầu nào khác do bên mời thầu đặt ra phù hợp với pháp luật.


1.3.2.2 Làm rõ và thay đổi hồ sơ mời thầu : đây là thủ tục phát sinh
khi nhà thầu có thắc mắc về nội dung hồ sơ mời thầu.
Bất kỳ nhà thầu nào cũng có thể yêu cầu bên mời thầu giải thích làm rõ
hồ sơ mời thầu. Bên mời thầu phải trả lời tất cả các câu hỏi do nhà thầu đặt ra
để làm rõ hồ sơ mời thầu mà bên mời thầu nhận được trong thời gian hợp lý
sao cho tạo điều kiện cho nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu đúng hạn và bên mời
thầu phải công bố việc giải thích đó cho tất cả các nhà thầu về những điều mà
bên mời thầu đã quy định trong hồ sơ mời thầu, không được xác định nguồn
gốc câu hỏi. Các nhà thầu đều được quyền ngang nhau về giải thích hoặc làm
rõ hồ sơ mời thầu.
1.3.3 Nộp hồ sơ dự thầu : thông thường các quy định của pháp luật
thường tập trung vào hai nội dung trong việc nộp hồ sơ mời thầu. Đó là thời
hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu và việc điều chỉnh và rút lại hồ sơ dự thầu.
Đối với Thời hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hầu hết các quy định về quy
trình thầu của Việt Nam cũng như quốc tế đều quy định hồ sơ dự thầu phải có
thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu; Còn việc Điều chỉnh và rút lại hồ sơ


20
dự thầu thường được gắn với trách nhiệm bảo lãnh. Bên mời thầu có thể yêu
cầu các nhà thầu để kéo dài thêm thời hạn. Nhà thầu có thể từ chối và được
nhận lại bảo lãnh dự thầu và hiêu lực của hồ sơ dự thầu của họ sẽ chấm dứt tại
thời điểm hết hạn. Nếu nhà thầu đồng ý gia hạn đồng thời phải gia hạn bảo
lãnh dự thầu.
1.3.4 Mở thầu : thủ tục mở thầu là thủ tục mang tính hình thức nhưng
lại được quy định rất chặt chẽ vì đây là thủ tục thể hiện tính công bằng và
minh bạch của quá trình đấu thầu. Hồ sơ dự thầu sẽ được mở tại thời điểm
quy định trong hồ sơ mời thầu, đó chính là thời hạn cuối cùng để nộp thầu
hoặc thời hạn cuối cùng quy định kéo dài thời hạn cuối cùng nộp thầu, tại địa

điểm và phù hợp với các thủ tục đã quy định trong hồ sơ mời thầu. Tất cả các
nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu hoặc các đại diện của họ cần được bên mời
thầu cho phép tới dự lễ mở thầu. Tên và địa chỉ của mỗi nhà thầu nộp hồ sơ
dự thầu được mở và giá dự thầu phải được công bố cho những người có mặt
tại lễ mở thầu, phải thông báo tới các nhà thầu không có đại diện và vắng mặt
tại lễ mở thầu về các yêu cầu đối với các nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu và
phải được ghi âm lại và lưu giữ thông tin về quá trình đấu thầu.
1.3.5 Kiểm tra, đánh giá và so sánh các hồ sơ dự thầu. Thủ tục này
còn được gọi là thủ tục xét thầu và đâu là một khâu vô cùng quan trọng thể
hiện đầy đủ toàn bộ các nguyên tắc của đấu thầu quốc tế và thường được coi
là khá nhạy cảm vì thường xảy ra các vi phạm và sai sót.
Bên mời thầu có thể yêu cầu các nhà thầu làm rõ về các hồ sơ dự thầu
của họ để giúp cho việc đánh giá, xem xét và so sánh giữa các hồ sơ dự thầu.
Không chấp nhận các thay đổi để biến những hồ sơ không đáp ứng thành hồ
sơ đáp ứng được. Khi phát hiện ra các lỗi số học Bên mời thầu phải hiệu
chỉnh và gửi thông báo về việc hiệu chỉnh cho nhà thầu đã nộp thầu.Bên mời
thầu chỉ có thể coi là đáp ứng nhanh chóng và thuận lợi khi nó tuân thủ tất cả


21
các yêu cầu đặt ra trong hồ sơ mời thầu. Bên mời thầu có thể hiệu chỉnh mà
không làm ảnh hưởng tới bản chất của hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu thắng
thầu là hồ sơ có giá đánh giá thấp nhất. Nhà thầu thắng thầu là nhà thầu đủ
năng lực theo tiêu chí và thủ tục yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.
1.3.6 Công bố trúng thầu và có hiệu lực hợp đồng đấu thầu đây là
thủ tục mang tính hình thức nhưng bắt buộc trong tất cả các quy định quốc tế.
Hồ sơ dự thầu được xác nhận là trúng thầu sẽ được công nhận và thông
báo công bố trúng thầu sẽ gửi ngay cho nhà thầu trúng thầu.
1.3.7 Khiếu nại, xử lý vi phạm và các chế tài trong đấu thầu quốc
tế: vi phạm và khiếu nại, xử lý vi phạm trong đấu thầu quốc tế được quy định

hầu hết trong các quy định về đấu thầu của Việt Nam cũng như quốc tế.
1.3.7.1 Các vi phạm trong đấu thầu thường gặp, đó là hối lộ trong đấu
thầu hoặc gây ảnh hưởng tác động đến quá trình đấu thầu làm thay đổi kết quả
thầu. Các hành vi đó có thể nhận biết như sau :
Hối lộ trong đấu thầu là nhà thầu khi nộp hồ sơ nhưng gợi ý đưa cho
hoặc thoả thuận sẽ đưa trực tiếp hoặc gián tiếp cho bất kỳ quan chức hoặc
nhân viên hiện tại hoặc trước đây của Bên mời thầu hoặc của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền một khoản tiền bồi dưỡng dưới bất kỳ dạng nào, một
hành vi hoặc bất cứ vật dụng có giá trị nào đều được coi là hối lộ để có một
quyết định hoặc một trình tự mà bên mời thầu phải thực hiện theo có liên
quan tới quá trình đấu thầu.
Dùng ảnh hưởng cá nhân để tác động, can thiệp hoặc cố ý báo cáo sai
hoặc không trung thực các thông tin làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu,
ký kết và thực hiện hợp đồng.
Thông đồng thầu là thông đồng giữa bên mời thầu vời nhà thau, thông
đồng giữa các nhà thầu với nhau; thông đồng với cơ quan thẩm định, thanh tra
làm ảnh hưởng tới lợi ích chung hoặc lợi ích quốc gia.

×