Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Việt Nam với nghĩa vụ pháp lý thành viên nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 155 trang )






ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





NGUYỄN THỊ THÚY NGỌC





VIỆT NAM
VỚI NGHĨA VỤ PHÁP LÝ THÀNH VIÊN
NHÓM CHÂU Á- THÁI BÌNH DƢƠNG
VỀ CHỐNG RỬA TIỀN (APG)

Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số : 60 38 60









TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC







HÀ NỘI- 2009






Công trình đƣợc hoàn thành
Tại Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Diến






Phản biện 1:




Phản biện 2:





Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Khoa Luật-
Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vào hồi: giờ , ngày tháng năm 2009












Có thể tìm hiểu luận văn
tại Trung tâm tƣ liệu- Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội



4
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
PHẦN MỞ ĐẦU 01
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN
08
1.1- Lý luận chung cho hoạt động phòng, chống rửa tiền
08
1.1.1- Khái niệm về rửa tiền
08
1.1.2- Cơ sở lý luận và thực tiễn cho hoạt động phòng, chống rửa
tiền 11
1.1.3- Vai trò, tác động của hoạt động phòng, chống rửa tiền 13
1.1.4- Đặc điểm của hoạt động phòng, chống rửa tiền……………………
.15
1.2- Cơ sở pháp lý cho hoạt động phòng, chống rửa
tiền…………… 18
1.2.1- Pháp luật quốc tế về phòng, chống rửa tiền 19
1.2.2- Pháp luật quốc gia về phòng, chống rửa tiền……………………… 22
1.3- Tổng quan về các tổ chức chống rửa tiền và các thiết chế, chế tài áp
dụng……………………………… 2
5
1.3.1- Các tổ chức chống rửa tiền trên thế giới………………………… 25
1.3.2- Các thiết chế và chế tài được áp dụng trong hoạt động chống rửa tiền
2

8

Chương 2: NHÓM CHÂU Á- THÁI BÌNH DƢƠNG VỀ CHỐNG RỬA TIỀN (APG)
34
2.1- Lịch sử hình thành và phát triển của APG, vai trò, vị trí của APG
34
2.1.1- Lịch sử hình thành và phát triển của
APG………………………….34
2.1.2- Vai trò, vị trí của APG …………………………………………… 35


5
2.2- Khái quát về tổ chức và hoạt động của APG…………………… 36
2.2.1- Khái quát về tổ chức của
APG…………………………………… 36
2.2.2- Khái quát về hoạt động của APG………………………………….
.39
2.3- Vấn đề nghĩa vụ pháp lý thành viên
APG……………………… 44
2.3.1- Khái quát chung về “nghĩa vụ pháp lý thành viên”……………… 44
2.3.2- Nội dung Nghĩa vụ pháp lý thành viên của
APG………………… 45
2.4- Khái quát pháp luật về chống rửa tiền tại một số nước thành viên APG
………………………………………………………………………… 51
2.4.1- Khái quát pháp luật về chống rửa tiền tại Liên bang Úc ………… 51
2.4.2- Khái quát pháp luật về chống rửa tiền tại Vương quốc Cam-pu-chia
………………………………………………………………………… 5
3
2.4.3- Khái quát pháp luật về chống rửa tiền tại In-đô-nê-xi-a ………… 55
2.4.4- Khái quát pháp luật về chống rửa tiền của Thái Lan……………… 57


Chương 3: VIỆT NAM- THÀNH VIÊN APG: THỰC TRẠNG VÀ XU HƢỚNG,
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG RỬA TIỀN
59
3.1- Lược sử quá trình gia nhập APG của Việt Nam ………………… ….59
3.2- Pháp luật về chống rửa tiền của Việt Nam trong lĩnh vực Hình sự . 61
3.2.1- Thực trạng…………………………………………………………. 61
3.2.2- Xu hướng phát triển và các giải pháp hoàn thiện…………………
65
3.3- Pháp luật về chống rửa tiền tại Việt Nam trong lĩnh vực Hành
chính 76
3.3.1- Thực trạng 76
3.3.2- Xu hướng phát triển và giải pháp hoàn
thiện 87
3.4- Pháp luật về chống rửa tiền của Việt Nam trong lĩnh vực Dân sự và
Kinh tế
93
3.4.1- Thực trạng 93
3.4.2- Xu hướng pháp triển và giải pháp hoàn thiện 102


6
3.5- Pháp luật về chống rửa tiền của Việt Nam trong lĩnh vực Tố tụng
104
3.5.1- Thực trạng… 105
3.5.2- Xu hướng phát triển và giải pháp hoàn
thiện 120
3.6- Xây dựng pháp luật của Việt Nam về chống tài trợ cho khủng bố
… 126


KẾT LUẬN 136

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….
141


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
AMLIC
Anti-money laundering
Information Center
(Vieetnam‟s FIU)
Trung tâm Thông tin phòng,
chống rửa tiền (Đơn vị tình báo
tài chính của Việt Nam)
APG
Asia- Pacific Group on
Money-laundering
Nhóm Châu Á- Thái Bình
Dương về chống rửa tiền
BASEL
Basel Committee on
banking supervision
Ủy ban Basel về giám sát ngân
hàng
BLHS


Bộ Luật Hình sự Việt Nam
năm 1999
CTC
Counter-terrorism
Committee
Uỷ ban chống khủng bố của
Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc
Egmont
Group
Group of Financial
Intelligence Units
Nhóm Egmont (Nhóm các đơn
vị tình báo tài chính)
FATF
Financial Action Task
Force
Lực lượng đặc nhiệm tài chính
về chống rửa tiền
FIU
Financial Intelligence Unit
Đơn vị tình báo tài chính
IIWG
Implementation Issues
Working Group
Nhóm làm việc liên quan tới
các vấn đề thực thi của APG
NCCT‟s
Non-cooperative countries
and territories

Các quốc gia và lãnh thổ không
hợp tác


7
OECD
Organization for
Economic Cooperation
and Development
Tổ chức Hợp tác kinh tế và
Phát triển
Palermo
Convention
International Convention
on transnational organized
crimes
Công ước Pa-léc-mô (Công
ước quốc tế về chống tội phạm
có tổ chức xuyên quốc gia)
Vienna
Convention
International Convention
against illicit drug
traficking and psichologic
substances
Công ước Viên (Công ước
quốc tế về chống buôn bán bất
hợp pháp ma túy và các chất
hướng thần)
GPML

Unitet Nation‟s Global
Program against money
laundering
Chương trình toàn cầu của Liên
hợp quốc về chống rửa tiền
UNDCP
United Nations Drug
Control Program
Chương trình Liên hợp quốc về
kiểm soát ma tuý
UN
United Nations
Liên hợp quốc

























8





PHẦN MỞ ĐẦU

1- Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Song song với sự phát triển của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế,
cùng với những bước tiến trong thương mại, tài chính quốc tế là những thách
thức đối với toàn cầu về nguy cơ hệ thống tài chính bị tội phạm quốc tế sử dụng
để chu chuyển các luồng vốn, nguồn tiền bất hợp pháp và sử dụng nhằm tài trợ
cho những hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt là rửa tiền và tài trợ cho khủng bố.
Đối với các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển trên thế giới, ưu tiên
phát triển kinh tế được đặt lên bàn cân với mong muốn minh bạch hoá nền kinh
tế, tài chính, trước sức ép của các thế lực kinh tế, các nước phát triển cũng như
các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế. Để dung hoà lợi ích của các quốc gia
khác nhau trong quá trình toàn cầu hoá, đồng thời để kiểm soát được các giao
dịch tài chính toàn cầu, không để các tổ chức tội phạm quốc tế hay khủng bố
quốc tế lợi dụng hệ thống tài chính của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, các tổ
chức chống rửa tiền trên thế giới theo từng khu vực đã được thành lập và áp

dụng các biện pháp nhất định nhằm mục tiêu chung. Một trong những biện
pháp tích cực mà các quốc gia thành viên của các tổ chức nói trên, trong đó có
Việt Nam với tư cách là thành viên của Nhóm Châu Á- Thái Bình Dương về
chống rửa tiền (APG), đang thực hiện là xây dựng và hoàn thiện các công cụ
pháp lý nhằm phòng chống hoạt động rửa tiền và tài trợ cho khủng bố. Tác giả
chọn đề tài này để nghiên cứu vì những lý do sau đây:

i) Mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ về những
nghĩa vụ thành viên APG mà Việt Nam phải triển khai thực hiện, nhất là những
khía cạnh pháp lý liên quan tới chống rửa tiền. Nghiên cứu sâu rộng nghĩa vụ
thành viên liên quan tới việc xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động phòng
chống rửa tiền không chỉ giúp cho Việt Nam hoàn thiện khung pháp luật của


9
quốc gia về vấn đề này theo các chuẩn mực quốc tế mà thông qua luật pháp
quốc gia còn có thể đóng góp được những ý kiến nhất định cho quá trình đưa
ra các chuẩn mực quốc tế về vấn đề này cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của quốc gia khi cần thiết.
ii) Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài cũng như trong nước,
việc áp dụng các quy định pháp lý liên quan đến chống rửa tiền còn rất nhiều
khó khăn. Thực tế cho thấy, chưa có một vụ việc nào được xét xử tại các toà án
Việt Nam về tội rửa tiền và tội tài trợ cho khủng bố. Việc nghiên cứu thấu đáo
những quy định mang tính chuẩn mực quốc tế, thông qua việc nghiên cứu các
nghĩa vụ pháp lý thành viên APG, đồng thời phân tích thực trạng pháp luật Việt
Nam về vấn đề này cũng sẽ giúp cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
có những giải pháp tối ưu cho việc hoàn thiện khung pháp lý về chống rửa tiền.

2- Tình hình nghiên cứu đề tài


Vấn đề chống rửa tiền được coi là mới mẻ ở Việt Nam. Tuy đã có một số
đề tài, luận văn tốt nghiệp đại học và cao học nghiên cứu về những khía cạnh,
trong đó có cả những khía cạnh pháp lý liên quan tới công tác phòng, chống rửa
tiền nhưng các đề tài, luận văn này chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu khía cạnh
hình sự của vấn đề mà chưa nghiên cứu một cách triệt để các khía cạnh pháp lý
khác của vấn đề. Nhiều bài viết được đăng tải trên các trang web, các báo chữ,
song chỉ dừng lại ở việc đề cập tính cấp thiết của công tác phòng, chống rửa
tiền, hoặc nêu những vụ việc có vẻ ngoài chứa đựng các hành vi rửa tiền, rung
hồi chuông cảnh tỉnh tới các cơ quan lập pháp và hành pháp về vấn đề này,
song chưa có một bài viết nào nghiên cứu thấu đáo vấn đề pháp luật về chống
rửa tiền một cách toàn diện, đầy đủ.

Hơn nữa, chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập tới trách nhiệm
pháp lý thành viên của Nhóm Châu Á- Thái Bình Dương về chống rửa tiền
(APG) cũng như chưa có bất cứ một công trình nào nghiên cứu pháp luật chống
tài trợ cho khủng bố, những mối liên hệ của nó với việc phòng, chống rửa tiền.
Điều này được lý giải đơn giản vì Việt Nam chỉ mới gia nhập thành viên APG
từ tháng 5/2007 và lần đầu tiên được tham dự các diễn đàn của APG cũng như
bắt đầu phải có trách nhiệm thực hiện các cam kết khi gia nhập và các nghĩa vụ


10
pháp lý liên quan trong việc triển khai hệ thống chống rửa tiền một cách có
hiệu quả tại Việt Nam. Trong xu thế hội nhập hiện nay và trước những sự kiện
quốc tế sâu sắc mang tính chính trị, an ninh toàn cầu thì việc nghiên cứu một
cách có hệ thống về vấn đề này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đề
tài mang ý nghĩa lý luận cho việc xây dựng những quy phạm pháp luật đầy đủ,
phù hợp với luật pháp quốc tế và là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các biện
pháp cụ thể trong đấu tranh chống hoạt động rửa tiền nói riêng và hoạt động tội
phạm nói chung. Song song với những đánh giá và kiến nghị mà Nhóm Châu

Á- Thái Bình Dương về chống rửa tiền sẽ đưa ra đối với cơ chế phòng, chống
rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố tại Việt Nam vào cuối năm 2009, hy
vọng những kiến nghị của đề tài sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc
hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam nhằm mục đích vừa thực hiện
đúng các cam kết quốc tế, vừa bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của quốc gia, của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập.

3- Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1- Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn trước hết là gắn kết một cách hệ thống những lý
luận cơ bản về công tác phòng, chống rửa tiền, cơ chế phòng chống rửa tiền
trên thế giới với những gì mà Việt Nam phải thực hiện với tư cách là thành viên
của Nhóm Châu Á- Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG). Mục tiêu chủ
yếu của luận văn, sau đó là, trên cơ sở lý luận và thực tiễn hệ thống pháp luật
của Việt Nam về chống rửa tiền trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và trong
bối cảnh an ninh toàn cầu với những xu hướng mới, đưa ra những giải pháp cụ
thể nhằm trước mắt hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm thực hiện
đầy đủ những cam kết của Việt Nam khi gia nhập thành viên Nhóm Châu Á-
Thái Bình Dương về chống rửa tiền, góp phần minh bạch hóa, lành mạnh hóa
hệ thống tài chính, tiền tệ của Việt Nam, cải thiện môi trường đầu tư của Việt
Nam, nâng cao vị thế chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế.

3.2- Nhiệm vụ nghiên cứu


11
Để thực hiện mục tiêu trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết các

nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, hệ thống hóa những kiến thức cơ sở về nỗ lực toàn cầu về
chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố ;
- Nghiên cứu các yêu cầu, chuẩn mực pháp lý cùng cơ sở lý luận cho
những yếu tố thuộc các yêu cầu mang tính nghĩa vụ pháp lý thành viên của
Nhóm Châu Á- Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG);
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc
xây dựng pháp luật về phòng chống rửa tiền; nhận xét, đánh giá xu hướng cải
thiện pháp luật về vấn đề này ở Việt Nam; đồng thời, đưa ra những giải pháp
hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực hình sự, kinh tế,
dân sự, hành chính và tố tụng.

3.3- Đối tượng nghiên cứu
Trong giới hạn của một luận văn thạc sỹ, tác giả đề tài chỉ mong muốn
phác hoạ được những nét cơ bản nhất về cuộc chiến chống rửa tiền trên thế
giới, vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về khung pháp lý hiện tại của Việt Nam
về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố, trên cơ sở đó phân tích, tìm
hiểu cơ sở lý luận cho những yếu tố thuộc các yêu cầu mang tính nghĩa vụ pháp
lý thành viên của APG cùng với các yêu cầu, chuẩn mực pháp lý quốc tế về vấn
đề này. Trong nội dung trình bày, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá cơ
chế pháp luật, cũng như đánh giá xu hướng trong việc xây dựng cơ sở pháp lý
trong tương quan so sánh với những chuẩn mực quốc tế về chống rửa tiền và
chống tài trợ cho khủng bố; từ đó, kiến nghị các biện pháp hoàn thiện pháp luật
trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố nhằm đáp
ứng nghĩa vụ thành viên APG của Việt Nam. Với mong muốn như vậy, tác giả
đề tài sẽ chưa nghiên cứu và đề cập đến những biện pháp, công cụ pháp lý thực
tế nhằm thực thi pháp luật về phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng
bố tại Việt Nam, cũng chưa thể nghiên cứu, so sánh được với pháp luật các
nước để rút ra những kinh nghiệm thực tế trong việc xây dựng và triển khai



12
thực hiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố tại
Việt Nam. Lại càng hơn thế, tác giả đề tài chưa thể đưa ra được những nhận
xét, đánh giá về tính hiệu quả của cơ chế phòng, chống rửa tiền của Việt Nam
trong thực tế hiện nay. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn
đề lý luận cơ bản về phòng, chống rửa tiền; cơ chế hoạt động phòng, chống rửa
tiền trên thế giới; hoạt động của Nhóm Châu Á- Thái Bình Dương về chống rửa
tiền (APG) và hệ thống pháp luật của Việt Nam so với chuẩn mực quốc tế,
đồng thời cũng là những nghĩa vụ pháp lý trong APG mà Việt Nam phải thực
hiện. Đề tài sẽ KHÔNG nghiên cứu và đề cập đến thực tiễn áp dụng các biện
pháp, công cụ pháp lý cụ thể trong quá trình thực hiện cơ chế phòng, chống rửa
tiền tại Việt Nam.

3.4- Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố là vấn đề còn khã
mới mẻ ở Việt Nam, nhất là khi nó được nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh pháp
lý khác nhau. Vì vậy, việc phân tích những yêu cầu mang tính chuẩn mực quốc
tế và những quy định trong pháp luật Việt Nam về vấn đề này sẽ là phạm vi
chính của công tác nghiên cứu. Bên cạnh đó, luật pháp của các quốc gia trên
thế giới cũng rất khác nhau. Vì vậy, trong quá trình phân tích, luận văn cũng đề
cập tới một số quy định trong pháp luật của một số nước, dưới góc độ so sánh,
để có thể có những lựa chọn thích hợp, làm cơ sở cho những kiến gnhị, đề xuất
của mình. Như vậy, luận văn nghiên cứu đề tài này theo cách tiếp cận của luật
so sánh, dưới góc độ của Luật quốc tế.

4- Cơ sở khoa học và thực tiễn, phƣơng pháp nghiên cứu

4.1- Cơ sở khoa học
- Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế trong mọi lĩnh vực, kể cả trong lĩnh vực

kinh tế, thương mại và an ninh chính trị trên toàn thế giới; tính tất yếu và cũng
là nhu cầu của các quốc gia trong việc gia nhập các tổ chức quốc tế về chống


13
rửa tiền, cùng với những yêu cầu phải hoàn thiện khung pháp luật trong nước
nhằm đáp ứng các chuẩn mực quốc tế;
- Cùng với sự tự do hoá toàn cầu thì vấn đề an toàn, bí mật và hiệu quả
kinh doanh phụ thuộc nhiều vào tính minh bạch của nền kinh tế, tài chính ngân
hàng; các nước phải cân bằng giữa một bên là phát triển kinh tế, một bên là thắt
chặt các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho chính nền kinh tế;
- Các chuẩn mực quốc tế về chống rửa tiền được áp dụng đa dạng, đa
thức tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia trong
từng thời kỳ và luôn được nghiên cứu, thay đổi cho phù hợp với xu thế chung
trên thế giới;

4.2- Cơ sở thực tiễn
- Các chương trình, kế hoạch nhằm thực hiện các chuẩn mực quốc tế về
chống rửa tiền đã được Chính phủ chấp thuận cho triển khai từng bước;
- Các báo cáo, số liệu tổng hợp của các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm
trong công tác đấu tranh phòng, chống rưủa tiền tại Việt Nam;

4.3-Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sẽ sử dụng phương pháp phân tích, so sánh các chuẩn mực quốc
tế được coi là nghĩa vụ phải thực hiện và tuân thủ đối với các nước thành viên
thuộc APG, trích dẫn luật pháp của một số quốc gia trên thế giới trong việc tạo
cơ sở pháp lý cho hoạt động chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố với
mục tiêu khiêm tốn là để người đọc tham khảo thêm. Trên cơ sở đó, tác giả rút
ra những điểm cơ bản, đặc trưng trong quy định của pháp luật quốc tế, xem xét
tính phù hợp với điều kiện của Việt Nam; phân tích xu hướng hiện hành trên cơ

sở tổng hợp kiến thức về cơ chế phòng, chống rửa tiền hiện có tại Việt Nam so
với các quốc gia trên thế giới, đưa ra những nhận xét nhất định về những xu
hướng này, giúp cho người đọc có thể thấu hiểu được cách đặt vấn đề về xu
hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam trong một tương lai không
xa. Bên cạnh đó, tác giả tiếp thu có chọn lọc và thấm nhuần quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta, kế thừa những ưu việt vốn có trong hệ thống pháp luật
Việt Nam để đề xuất những giải pháp mang tính hiện thực cho việc hoàn thiện


14
hệ thống pháp luật của Việt Nam về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng
bố.

5- Những đóng góp mới của đề tài:
Có thể xem đây là những đóng góp mới của đề tài:
- Hệ thống hóa được những khía cạnh cơ bản cùng cơ chế, thiết chế, chế
tài áp dụng trong hoạt động phòng, chống rửa tiền trên thế giới;
- Là đề tài đầu tiên đề cập tới nghĩa vụ nói chung, nghĩa vụ pháp lý nói
riêng của Việt Nam trong Nhóm Châu Á- Thái Bình Dương về chống rửa tiền
(APG) với tư cách là thành viên chính thức;
- Đánh giá chuyên sâu, theo cách tiếp cận của luật so sánh, về tính tương
thích của pháp luật Việt Nam so với những chuẩn mực quốc tế được coi là
nghĩa vụ mà Việt nam pahir thực hiện khi gia nhập thành viên APG;
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện một cách toàn diện pháp luật
của Việt Nam về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố dưới nhiều góc
độ khác nhau.

6- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu và những giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa
quan trọng trong việc nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam

về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố trong thời gian ngắn hạn, phù
hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước hiện nay và đáp ứng
được nghĩa vụ pháp lý thành viên APG của Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn
đã hệ thống hóa kiến thức về phòng chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng
bố- một lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam, giúp cho người đọc tiếp cận được
những kiến thức cơ bản về phòng, chống rửa tiền, hiểu biết về cơ chế chống rửa
tiền ở các quốc gia và trên thế giới; đồng thời, cung cấp những thông tin hữu
ích cho các nhà lập pháp và các nhà quản lý trong việc định hướng cho sự phát
triển lâu dài về cơ chế phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam.



15
Quá trình nghiên cứu sâu rộng nghĩa vụ thành viên liên quan tới việc xây
dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động phòng chống rửa tiền và chống tài trợ cho
khủng bố không chỉ giúp cho Việt Nam hoàn thiện khung pháp luật của quốc
gia về vấn đề này theo các chuẩn mực quốc tế, mà còn có thể đóng góp được
những ý kiến nhất định cho quá trình đưa ra các chuẩn mực quốc tế về vấn đề
này cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia khi cần thiết. Mặt
khác, theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài cũng như trong nước, việc
áp dụng các quy định pháp lý liên quan đến chống rửa tiền và chống tài trợ cho
khủng bố, tại nhiều nước cũng như ở Việt Nam, còn gặp rất nhiều khó khăn.
Thực tế cho thấy, chưa có một vụ việc nào được xét xử tại các toà án Việt Nam
về tội rửa tiền và tội tài trợ cho khủng bố. Việc nghiên cứu thấu đáo những quy
định mang tính chuẩn mực quốc tế, thông qua nghiên cứu các nghĩa vụ pháp lý
thành viên APG, đồng thời phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về vấn đề
này cũng sẽ giúp cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có những giải
pháp tối ưu cho việc hoàn thiện khung pháp lý về chống rửa tiền và chống tài
trợ cho khủng bố.


7- Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn được thiết kế theo 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về hoạt động phòng, chống rửa tiền
Chương 2: Nhóm Châu Á- Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG)
Chương 3: Việt Nam- Thành viên APG: Thực trạng, xu hướng và giải
pháp hoàn thiện pháp luật về chống rửa tiền









16





Chƣơng 1:

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN

1.1- Lý luận chung cho hoạt động phòng, chống rửa tiền

1.1.1- Khái niệm về rửa tiền


“Rửa tiền” theo nghĩa đen là một hành động làm sạch đồng tiền bị
nhuốm bẩn bằng các cách khác nhau: lau, chải, giặt, rửa qua nước, Kết quả là,
cái bụi bẩn thông thường trên các đồng tiền thật có thể gột rửa nhanh chóng mà
không tốn kém nhiều công sức.

“Rửa tiền” theo nghĩa bóng của nó được coi là một chuỗi những hành
động nhằm che giấu nguồn gốc đồng tiền có được từ những hoạt động phi pháp
như buôn lậu, buôn bán ma tuý, tham nhũng Từ rửa tiền (money laundering)
là một từ hình tượng diễn tả một cách bóng bảy nhưng khá chính xác hành
động nhằm tẩy sạch đồng tiền Đồng tiền, như tục ngữ phương Tây đã từng
nói, vốn không có mùi, có nghĩa dù bẩn dù sạch, nó vẫn được mọi người quý
trọng như nhau vì đều có quyền năng “có tiền mua tiên cũng được”. Nhưng
đồng tiền phi pháp, theo một nghĩa bóng, là những đồng tiền đã nhuốm bẩn,
thậm chí vấy máu. Và những tên tội phạm khi được những đồng tiền đó,
thường tìm cách “rửa” chúng, tức là muốn biến chúng thành những đồng tiền
“sạch”, những đồng tiền có nguồn gốc hợp pháp, để cho những tài sản mua
được từ những đồng tiền đó sau này cũng sẽ mang tính hợp pháp, có thể chuyển
nhượng, mua bán một cách hợp pháp, công khai và để lại cũng một cách hợp
pháp, với tư cách là di sản thừa kế cho con cái của họ sau này, khi mà họ đã
“rửa tay gác kiếm”.

Rửa tiền trên thế giới hiện nay không những chỉ là vấn đề của tư pháp
hình sự mà còn là vấn đề của kinh tế vĩ mô bởi (xét tới lượng tiền bị dính líu


17
tới) nó có khả năng làm bất ổn các định chế tài chính và các hệ thống tài chính,
thậm chí cả một nền kinh tế. Nhiều thể chế trong khu vực Châu Á/ Thái Bình
Dương đã đưa các Ngân hàng Trung ương, Bộ tài chính, Bộ Tư pháp và các cơ
quan thực thi pháp luật vào chiến lược phòng chống rửa tiền của mình.


Rửa tiền không phải là một hiện tượng mới mẻ, nó cũng xưa như chính
tội ác. Từ hàng ngàn năm nay, những kẻ phạm tội đều tìm mọi cách che dấu
nguồn gốc của những đồng tiền tội lỗi với một lý do giản đơn là không muốn bị
các cơ quan chức năng cũng như những người khác trong xã hội biết đến những
hành động phi pháp hay nhuốm máu của họ, không muốn bị phát giác rồi sau
đó bị trừng phạt chỉ vì lộ ra mối liên hệ giữa hành động phạm pháp hay phạm
tội với những đồng tiền thành quả mà họ đạt được từ những hành động đó.

Thông thường rửa tiền trải qua ba giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là giai
đoạn phân phối nguồn tiền từ các hoạt động phi pháp vào các định chế tài chính
hoặc thực hiện đầu tư phân tán bằng cách chia các khoản “tiền bẩn” thành
nhiều khoản tiền nhỏ dưới mức quy định để các cơ quan pháp luật không phát
hiện được; Giai đoạn thứ hai là giai đoạn tiền được chuyển từ tài khoản này
sang tài khoản khác, từ tổ chức tài chính này sang tổ chức tài chính khác để che
giấu nguồn gốc cùng chủ sở hữu thực sự của nó và là quy trình được tạo bởi
một chuỗi các giao dịch nhằm mục đích che đậy các nguồn tiền từ các hoạt
động phi pháp và làm cho chúng ngày càng xa nguồn gốc ban đầu; Giai đoạn
thứ ba là giai đoạn tiền được gom về tới tay người chủ thực sự của nó và có vẻ
bề ngoài hợp pháp, đôi khi hoà trộn với các khoản thu hợp pháp và được quay
vòng một cách hợp pháp trong nền kinh tế.

“Rửa tiền” không chỉ là khái niệm trong luật pháp quốc tế mà còn được
sử dụng để miêu tả cụ thể nhất “việc chuyển tiền bẩn thành tiền sạch”. Đó là
hành động mà theo đó, các khoản vốn bất hợp pháp được làm cho có bề ngoài
hợp pháp (chính là khái niệm hướng tới), được xác định trong các công cụ quốc
tế chủ yếu. Hầu hết các nước tán thành định nghĩa được sử dụng trong Công
ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp ma tuý và các chất
hướng thần (năm 1988) (Công ước Viên) [78] và Công ước của Liên hợp quốc



18
về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (năm 2000) (Công ước Pa-léc-
mô) [79]:

+ Sự chuyển hoán hoặc chuyển nhượng tài sản khi biết tài sản đó có
nguồn gốc từ bất kỳ hành vi phạm tội [buôn bán bất hợp pháp ma tuý] nào hoặc
từ việc tham gia vào hành vi phạm tội đó nhằm mục đích giấu giếm hoặc che
đậy nguồn gốc phi pháp của tài sản hoặc tiếp tay cho bất kỳ cá nhân nào có
dính líu đến việc thực hiện hành vi phạm tội nói trên để tránh cho người đó
phải chịu những hậu quả pháp lý do hành động của mình;

+ Việc giấu giếm hoặc che đậy bản chất thực, nguồn gốc, địa điểm, việc
định đoạt, sự chuyển dịch, các quyền liên quan đến tài sản hoặc quyền sở hữu
tài sản khi biết rằng tài sản đó có được từ hành vi phạm tội hoặc từ việc tham
gia vào hành vi phạm tội đó;

+ Việc có được, chiếm hữu hoặc sử dụng tài sản khi tại thời điểm tiếp
nhận nó đã biết rằng tài sản này có được từ hành vi phạm tội hoặc từ việc tham
gia vào hành vi phạm tội đó.

Như vậy, có nhiều cách hiểu khác nhau về rửa tiền. Có cách tiếp cận
dưới góc độ là các hành động thuộc một quy trình có ba giai đoạn, mà cách này
thông thường tạo dựng cơ sở pháp lý cho việc phân định một trong các yếu tố
cấu thành tội phạm rửa tiền tại mỗi quốc gia. Lại có cách hiểu tổng quan, bao
trùm lên trên hết. Tuy nhiên, cho dù diễn giải thế nào thì cũng có một cách hiểu
chung nhất theo Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (Financial
action task force- FATF): “rửa tiền” là “việc xử lý… tiền do phạm tội mà có
nhằm che đậy nguồn gốc bất hợp pháp của chúng”, nhằm “hợp pháp hóa”
những món lợi thu được một cách bất chính từ hành vi phạm tội”. Hành động

chuyển đổi hoặc che giấu là quan trọng đối với quá trình rửa tiền. Tuy nhiên,
một điểm quan trọng cần nhấn mạnh là: tiền được rửa chỉ có bề ngoài hợp pháp
mà không bao giờ trở thành hợp pháp được. Chỉ tiếp cận khái niệm “rửa tiền” ở
góc độ này thì các quốc gia mới có thể có được cách hiểu đúng, dẫn tới có cơ
chế và biện pháp chống rửa tiền đúng đắn được.



19
1.1.2- Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động phòng, chống rửa tiền

Bản thân quy luật tự nhiên đã là những gì mâu thuẫn nhau, không triệt
tiêu nhau mà cùng tồn tại và cùng tranh đấu. Vạn vật thì có sự vật mất đi, biến
đổi từ dạng này sang dạng khác, lại có sự vật sinh sôi, nảy nở. Trong khi biển
cả mang lại sự giàu có về hải sản, sự mát mẻ trong những ngày hè oi bức cho
những vùng quê ven biển thì chính biển sẽ không còn thân thiện nữa, thậm chí
mang lại sự tang thương, nghèo khổ đối với họ trong những ngày bão tố, sóng
thần. Sự mâu thuẫn và sự tranh đấu luôn tồn tại mọi nơi, mọi chỗ và mọi lúc.

Trong xã hội loài người cũng vậy! Đấu tranh để sinh tồn. Mâu thuẫn để
phát triển. Có sự chiếm hữu nô lệ, có sự chiếm hữu ruộng đất mới có sự phát
triển của xã hội phong kiến. Có sự bóc lột mới có sự vùng lên. Và có hoạt động
tội phạm thì có hoạt động phòng, chống tội phạm, có người phạm tội thì có
những người bị hại và những người chống lại những kẻ phạm tội, bảo vệ người
bị hại và bảo vệ trật tự xã hội theo ý thức chung của đa số. Rửa tiền và đấu
tranh chống rửa tiền cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Ngày nay, do sự bành trướng của nạn tham nhũng tại nhiều quốc gia, nạn
buôn bán mà tuý và buôn lậu vũ khí trên toàn cầu với doanh số mỗi năm ước
lượng đến hàng trăm, hàng ngàn tỉ đô- la Mỹ, thêm vào đó là các tổ chức khủng

bố quốc tế với khả năng tài chính và nhu cầu cung cấp tiền cho mạng lưới
khủng bố trên toàn thế giới rất lớn, đã khiến cho việc rửa tiền trở thành một
dịch vụ béo bở cho một thị trường ngày càng rộng lớn, do đó ngày càng trở nên
tinh vi hơn, khéo léo hơn, với kỹ thuật cao hơn. Nó giúp cho những “ông hạm”,
“ông trùm” thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật, ngang nhiên trở thành
những ông chủ giàu có, lương thiện. Bên cạnh đó, những nguồn tiền bẩn thỉu
này lại được dùng để lũng đoạn nền kinh tế, len lỏi vào hệ thống chính trị, làm
xói mòn tính nghiêm minh của luật pháp quốc gia, mua chuộc các quan chức,
mua bán chức tước, làm lệch lạc khả năng quản trị của một quốc gia và dẫn nền
kinh tế của một quốc gia theo hướng phục vụ cho mục đích của thiểu số. Hơn
nữa, thông thường, một tội phạm luôn tìm cách duy trì nguồn lợi của mình tại
những “vùng đất hứa” và di chuyển tới những “nơi trú ẩn an toàn” nên hoạt
động tội phạm nói chung và rửa tiền nói riêng đều mang tính quốc tế, xuyên


20
quốc gia. Điều này cũng là một trong những yếu tố tạo điều kiện cho việc phát
triển các mạng lưới khủng bố tại nhiều quốc gia, mang lại những hậu quả khó
lường đối với vấn đề an ninh quốc gia và quốc tế. Chính vì vậy, rửa tiền đang là
một mối đe doạ nguy hiểm đặt ra cho toàn thế giới, đòi hỏi sự hợp tác cũng
mang tính chất toàn cầu nhằm ngăn chặn hiểm hoạ này. Việc Việt Nam ban
hành các quy định về chống rửa tiền và triển khai các biện pháp phòng chống
các hoạt động này cũng là điều tất yếu trong tiến trình hội nhập.

Theo Mông-te-xki-ơ (Montesquieu) thì: Tính chất pháp luật của người là
phải phụ thuộc vào những biến cố và thay đổi tuỳ theo những thay đổi của ý chí
con người. Luật của người đời được xác lập trên cái thiện, vì vậy, nó có thể
thay đổi. Và sức mạnh chủ yếu của pháp luật là ở chỗ người ta sợ pháp luật.
Chính vì vậy mà, luật pháp người đời càng mới thì càng có lợi thế. Cái mới mẻ
này nói lên rằng nhà lập pháp đặc biệt chú ý đến hiện tại để cho người đời phải

tuân theo pháp luật [25].

Những biến cố và những thay đổi của ý chí con người, như Mông-te-xki-
ơ nói ở trên, chính là tình hình, hoàn cảnh, môi trường, những mối quan hệ
trong một xã hội hay là hạ tầng cơ sở cho sự ra đời của một văn bản pháp luật
và những bước tiến trong suy nghĩ cuả con người, sự hoàn thiện về triết lý xã
hội cũng như quản lý xã hội hay là những thay đổi của các yếu tố thuộc thượng
tầng kiến trúc. Nói cách khác, đó là cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận cho sự ra
đời của một văn bản quy phạm điều chỉnh các mối quan hệ trong một xã hội.

Theo Michael C. Blanchflower, một học giả người Anh thì có 3 lý do
làm tăng mối quan tâm của quốc tế về vấn đề rửa tiền. Một là, sự thừa nhận
rộng rãi trên thế giới rằng, loại bỏ tội phạm rửa tiền sẽ góp phần ngăn chặn tội
phạm trong tương lai. Hai là, sự đồng thuận rộng rãi về nguyên tắc rằng, tội ác
không thể được trả tiền, bọn tội phạm không thể được hưởng lợi từ hành vi của
chúng. Ba là, tội phạm quốc tế, đặc biệt là buôn lậu ma tuý, gian lận, tham
nhũng đã ngày càng tăng trong vòng 2 thập kỷ nay [24].

Như vậy, về logic thì hoạt động phòng, chống rửa tiền cũng tồn tại song
song với hoạt động rửa tiền bởi đó chính là những hiện tượng tự nhiên của xã


21
hội, tồn tại theo quy luật. Bên cạnh đó, trên thực tế, không thể phủ nhận vai trò
ý chí của cộng đồng quốc tế khi họ quyết định sát cánh bên nhau để chống lại
loại tội phạm “cổ xưa” và “phổ biến” này.

1.1.3- Vai trò, tác động của hoạt động phòng, chống rửa tiền

Trước hết, cần nói đến vai trò của hoạt động phòng, chống rửa tiền đối

với nền kinh tế thế giới. Với những chuẩn mực chung cho một hệ thống phòng,
chống rửa tiền của một quốc gia, Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa
tiền (FATF) đã góp phần làm minh bạch hóa hệ thống tài chính toàn cầu. Xuất
phát từ việc chống chu chuyển các luồng vốn có được từ hoạt động buôn bán
ma túy trong hệ thống tài chính, ngân hàng, hoạt động phòng, chống rửa tiền
trên thế giới ngày nay phát triển với mục tiêu rõ ràng hơn là phòng, chống tội
phạm nói chung, góp phần quan trọng trong việc lần tìm ra dấu vết của các loại
tội phạm, truy quét, đưa chúng ra xét xử trước pháp luật, không cho chúng
được hưởng những thành quả phạm tội của mình và bảo đảm sự phát triển bền
vững của kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, những chuẩn mực, hoạt động đánh giá
mức độ hiệu quả của các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong một quốc gia
cũng mang ý nghĩa nhất định đối với kinh tế thế giới. Ngày nay, không có lý do
gì có thể bao biện được cho sự lạm dụng nền kinh tế, tài chính quốc tế (dưới đó
là nền kinh tế khu vực hay quốc gia) của các băng đảng, nhóm hay những tên
tội phạm.

Đối với một quốc gia, triển khai và củng cố vững chắc hệ thống phòng,
chống rửa tiền được coi là một trong những điều kiện tiên quyết để hội nhập
kinh tế quốc tế, để mở mang hoạt động kinh doanh với các nước trên thế giới
và thậm chí, đôi khi, còn là điều kiện để có thể có được những khoản viện trợ
hay những khoản vay ưu đãi. Trên thực tế, khi một quốc gia muốn hội nhập thì
cần phải sẵn có hệ thống pháp luật và triển khai các biện pháp phòng, chống
rửa tiền hiệu quả. Với cách này thì các biện pháp phòng, chống rửa tiền sẽ kích
thích phát triển kinh tế của chính quốc gia muốn hội nhập đó. Vô hình chung,
khi triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền, các nguồn lực cho
sự phát triển kinh tế sẽ được sử dụng hữu ích hơn, mục đích sinh trưởng và tìm
kiếm lợi nhuận của công việc kinh doanh sẽ không bị bóp méo bởi những


22

khoản tiền bẩn chỉ có tính chất duy trì, đảm bảo giá trị nhằm dễ dàng chuyển đi
bất cứ nơi nào tội phạm cần. Một hệ thống phòng, chống rửa tiền hiệu quả sẽ
ngăn cản sự dính líu của tội phạm vào nền kinh tế. Điều đó đồng nghĩa với việc
tạo cơ hội cho các khoản đầu tư được sử dụng vào các mục đích sản xuất nhằm
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và góp phần tăng năng suất của toàn bộ
nền kinh tế.

Bên cạnh đó, hoạt động phòng, chống rửa tiền góp phần tích cực trong
hoạt động chống tội phạm và tham nhũng. Các quốc gia quy định tội phạm
nguồn cho tội rửa tiền khác nhau. Tuy nhiên, nếu phạm vi tội phạm nguồn càng
rộng thì càng tạo ra được một hành lang rộng cho các cơ quan chức năng xử lý
các loại tội phạm, cả đối với những kẻ đã thực hiện hành vi phạm tội, cả đối với
những kẻ đã hỗ trợ cho hoạt động phạm tội đó. Tương tự, nếu quy định tội hối
lộ, tham nhũng là những tội phạm nguồn cho tội rửa tiền thì người dùng tiền đó
vào bất cứ việc gì, khi biết nó có được từ những hành vi nhận hối lộ hoặc tham
nhũng, cũng sẽ bị xử lý theo tội rửa tiền. Điều này khiến cho bất cứ một người
nào trong xã hội cũng buộc phải có ý thức về nguồn gốc của những khoản tiền
mà mình có được hay được sử dụng. Khi đó, tội phạm cũng ít có cơ hội thu lợi
hoặc hưởng thụ thành quả hoạt động phạm tội. Vì vậy mà, một hệ thống chống
rửa tiền hiệu quả tự nó đã là một rào cản đối với hoạt động phạm tội nói chung.

Một vai trò quan trọng nữa của hoạt động phòng, chống rửa tiền là tăng
cường sự ổn định của các định chế tài chính. Niềm tin của dân chúng vào hệ
thống tài chính thông qua các hoạt động nghiệp vụ tài chính, ngân hàng lành
mạnh sẽ ngày càng được củng cố. Các thủ tục về nhận dạng và quan tâm, theo
dõi, hiểu biết thực sự về khách hàng là một phần của hệ thống phòng, chống
rửa tiền và giúp cho hệ thống tài chính kiểm soát được các giao dịch, tăng
cường được mức độ an toàn và lành mạnh của định chế tài chính, tránh được
những hậu quả thua lỗ do gian lận bắt nguồn từ những hoạt động phạm tội. Các
thủ tục về nhận dạng khách hàng đúng đắn và xác định người thụ hưởng thực

sự trong các giao dịch sẽ giúp cho các định chế phát hiện được những tài
khoản, những khách hàng có mức độ rủi ro cao và cho phép theo dõi được
những hoạt động đáng ngờ. Cũng xuất phát từ sự đảm bảo an toàn hoạt động
của các ngân hàng mà Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng [74] đã đưa các thủ


23
tục “hiểu biết về khách hàng của bạn” vào một phần của Các nguyên tắc cốt lõi
trong việc giám sát ngân hàng một cách hiệu quả để các cơ quan thanh tra,
giám sát tài chính, ngân hàng các nước quan tâm và thực hiện.

Như vậy, hoạt động phòng, chống rửa tiền có vai trò to lớn trong việc giữ
ổn định nền kinh tế thế giới nói chung cũng như có ý nghĩa đối với sự phát triển
bền vững nền kinh tế của bất cứ một quốc gia nào.

1.1.4- Đặc điểm của hoạt động phòng, chống rửa tiền

Vấn đề đặt ra là, tại sao chúng ta không nói tới đặc điểm của hoạt động
rửa tiền mà lại là đặc điểm của hoạt động chống rửa tiền và nó có gì khác với
hoạt động chống tội phạm nói chung?

Rõ ràng, như phân tích ở trên thì rửa tiền là một loạt những hành động
xảy ra sau hành vi phạm tội mà mục tiêu là nhằm tận hưởng được thành quả
của hoạt động phạm tội mà không bị cơ quan pháp luật phát giác. Hoạt động
chống rửa tiền lại nhằm mục tiêu không cho kẻ tội phạm hưởng được thành quả
của chúng. Như vậy, xét đến cùng, những hoạt động ngược chiều nhau này đều
có chung một đặc điểm là gắn với khía cạnh kinh tế, với tiền bạc, với giá trị và
khác với các hoạt động tội phạm hay phòng chống tội phạm khác. Vì vậy, nói
tới hoạt động chống rửa tiền là nói tới cơ chế tịch thu tiền, tài sản do phạm tội
mà có và cả những lợi nhuận phát sinh từ tiền, tài sản ấy mà ra.


Thứ hai, hoạt động chống rửa tiền có nguồn gốc từ hoạt động ngăn chặn
nguồn thu bất chính từ hoạt động buôn lậu ma tuý trên thế giới. Từ những năm
1980, thế giới đã nhận thấy nguy cơ lũng đoạn nền kinh tế từ những kẻ buôn
bán ma tuý và các chất hướng thần. Vào năm 1988, Cộng đồng quốc tế đã
nhóm họp nhau tại Viên (Áo) và ký Công ước về vấn đề này, tìm cách tịch thu
tiền, tài sản do buôn lậu ma tuý mà có. Cho tới nay, nguồn thu bất chính từ ma
tuý vẫn là nguồn lợi khổng lồ đối với tội phạm và những khoản tiền này vẫn
được rửa qua hệ thống tài chính, tiền tệ thế giới.

Bên cạnh đó, hoạt động chống rửa tiền là hoạt động lấy “phòng” là
chính, “phòng” có tốt thì “chống” mới mang lại hiệu quả thực sự. Nếu xem xét


24
sơ bộ thì có vẻ như hoạt động chống tội phạm nào cũng vậy, lấy phòng là
chính. Nhưng nếu nhìn nhận khách quan thì “phòng” tội phạm rửa tiền lại đặt
gánh nặng lên vai của các tổ chức, cá nhân và các định chế tài chính trong hoạt
động kinh doanh của mình mà không phải các cơ quan thi hành pháp luật như
đối với việc phòng chống các loại tội phạm khác, ngay cả đối với những tội
phạm kinh tế hay chức vụ cũng vậy.

Các nước tỏ ra lo ngại rằng, giới tội phạm sẽ dùng khoản tiền "bẩn"
khổng lồ để gây ảnh hưởng tới các tổ chức kinh tế, chính trị và tác động tới các
vấn đề an ninh quốc gia và khu vực. Nạn rửa tiền quốc tế luôn gắn chặt với tội
phạm nghiêm trọng cả ở cấp quốc gia và quốc tế. Thành công của hoạt động
rửa tiền trong việc duy trì được các nguồn tài sản có được từ hành vi phạm tội,
trong một số trường hợp, phụ thuộc vào sự tham nhũng ở khu vực công và khu
vực tư hoặc đôi khi là sự thờ ơ của chính phủ và các cơ quan khác. Các nguồn
thu từ tội phạm được trả cho các doanh nhân, chính trị gia, quan chức chính

phủ để tránh bị truy tố. Khi một quốc gia nào được xem như là nơi dung thứ
hay nhân nhượng cho nạn rửa tiền thì tội phạm sẽ bùng phát và nước đó sẽ thu
hút được giới tội phạm quốc tế, người dân sẽ mất lòng tin vào chính quyền và
hệ thống tài chính. Các tổ chức quốc tế và khối doanh nghiệp tư nhân, vốn là
những nhà đầu tư và cung cấp tài trợ nước ngoài, sẽ không mặn mà với quốc
gia đó.

Các quốc gia nhận thức được ảnh hưởng của nạn rửa tiền và quyết tâm
ngăn chặn. Đó là những nỗ lực đáng kể, nhưng nỗ lực này không đơn độc mà
nó phải là một phần trong nỗ lực lớn lao của một quốc gia và cả cộng đồng
quốc tế nhằm chấm dứt và ngăn chặn tất cả các loại tội phạm nguy hiểm, bao
gồm cả tham nhũng. Như vậy, trong cuộc chiến chống nạn rửa tiền, người ta
không chỉ tiến công trên một mặt trận mà đòi hỏi có những biện pháp mạnh,
triệt để, dưới nhiều góc độ, trong nhiều lĩnh vực, đòi hỏi huy động sức mạnh
không chỉ của một cơ quan, một tầng lớp dân cư, một nhóm người hay một cá
nhân, tổ chức nào mà của cả một nền kinh tế.

Và nhiều giải pháp đã được đưa ra tuỳ theo hoàn cảnh thực tế khách
quan của mỗi nơi. Nhưng bản chất vẫn là: cho dù biện pháp nào được áp dụng,


25
áp dụng khi nào và như thế nào thì hiệu quả cũng phải được thể hiện dưới sự
ngăn chặn, tịch thu hiệu quả nguồn tiền mà tội phạm đã kiếm được qua hoạt
động phạm tội của mình, cắt đứt nguồn thu đó để chúng không có nguồn sử
dụng cho những hoạt động phạm tội tiếp theo. Xuất phát từ những ý tưởng như
vậy, hành động rửa tiền không những chỉ được xem xét đối với người đã phạm
tội mà cả đối với những người không phạm tội trước đó nhưng lại tham gia
giúp cho những kẻ tội phạm giữ được nguồn lợi có được từ hoạt động tội phạm
đó. Và như vậy, ở đây, mối liên hệ thân quen giữa người phạm một tội phạm

nguồn với những người khác trong xã hội sẽ được quan tâm và khai thác triệt
để nhằm tìm ra các khoản thu có nguồn gốc phạm tội.
Một đặc điểm nữa cần lưu ý xuất phát từ bản chất của những khoản tiền
được hợp pháp hóa hay có vẻ ngoài hợp pháp. “Những khoản tiền đã được rửa”
không bao giờ trở thành hợp pháp. Chúng chỉ có vẻ ngoài hợp pháp, nhưng
không phải thực sự là hợp pháp, thậm chí ngay cả khi dấu vết của khoản tiền đó
vô cùng phức tạp và có thể làm lu mờ đi nguồn gốc phạm tội ban đầu của
khoản tiền đó. Điều này hết sức quan trọng vì tại các thể chế nơi có cơ chế tịch
thu tài sản phạm tội (có luật tịch thu tài sản phạm tội) thì các khoản tiền có vẻ
ngoài hợp pháp vẫn có thể bị tịch thu vào ngân sách quốc gia như tài sản phạm
tội. Các chiến lược quốc gia phòng chống rửa tiền, vì thế, cần phải tính đến bản
chất toàn cầu của vấn đề này và không chỉ phải đưa vào những văn bản pháp
luật hiệu quả ngăn cấm rửa tiền và phạt xứng đáng đối với những hành vi đã bị
kết tội mà còn đưa vào cả những cơ chế tịch thu hay thu giữ hiệu lực và hiệu
quả đối với những khoản tiền bất hợp pháp mà không cần kết tội cụ thể về tội
phạm trước đó đã tạo ra tài sản đó, cũng như những điều luật cho phép hợp tác
quốc tế trong việc trao đổi thông tin, dẫn độ và trợ giúp pháp lý đa phương.

Cuối cùng, hoạt động phòng chống rửa tiền không chỉ là hoạt động thực
thi pháp luật, chính sách, hay đơn thuần là hoạt động quản lý nhà nước của một
cơ quan, ban, ngành nào mà mang tính liên ngành. Hoạt động của cơ quan này
sẽ là hoạt động hỗ trợ cho cơ quan khác và cho toàn hệ thống. Hạt nhân cho hệ
thống này là một cơ quan có tên gọi "Đơn vị tình báo tài chính- Financial
Intelligence Unit", có chức năng thu thập, phân tích thông tin về phòng, chống
rửa tiền và chuyển thông tin cho các cơ quan chức năng, và những hoạt động


26
của cơ quan này lại mang tính chất nghiên cứu, phân tích nhiều hơn là của một
cơ quan quản lý nhà nước hay một cơ quan thực thi pháp luật.


Rõ ràng, hoạt động phòng, chống rửa tiền có những đặc điểm mà khó có
hoạt động nào có được: đó là sự gắn kết sâu rộng giữa các hoạt động trong các
lĩnh vực khác nhau như hình sự, kinh tế, tố tụng, , giữa các cơ quan lập pháp,
hành pháp, tư pháp, giữa các mối quan hệ về kinh tế, đôi khi cả là chính trị,
ngoại giao, an ninh toàn cầu. Nghiên cứu đặc điểm của hoạt động phòng, chống
rửa tiền sẽ giúp cho một quốc gia có cách nhìn đúng đắn cho sự phát triển một
hệ thống phòng, chống rửa tiền đầy đủ và hiệu quả nhất.

1.2- Cơ sở pháp lý cho hoạt động phòng, chống rửa tiền
Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về chống rửa tiền và chống tài
trợ cho khủng bố là hai mảng pháp luật tạo nên cơ sở pháp lý vững chắc cho
hoạt động phòng, chống rửa tiền. Khác với cơ sở pháp lý cho hoạt động phòng,
chống các loại tội phạm khác, nói tới cơ sở pháp lý của hoạt động phòng, chống
rửa tiền là phải nói tới tính lịch sử ra đời của nó với những công ước quốc tế,
với những chương trình toàn cầu về vấn đề này, nhưng lại tổng hợp lại ở những
khuyến nghị không mang tính bắt buộc nhưng lại mang tính ràng buộc đối với
tất cả các quốc gia trên thế giới. Pháp luật quốc gia về vấn đề này cũng theo xu
hướng chuẩn hóa của những khuyến nghị quốc tế. Và chúng tạo thành cơ sở
pháp lý cho mỗi một quốc gia khi triển khai hoạt động phòng, chống rửa tiền.

1.2.1- Pháp luật quốc tế về phòng, chống rửa tiền

Liên hợp quốc (UN) là tổ chức quốc tế đầu tiên tiến hành hoạt động quan
trọng về chống rửa tiền bằng cách đưa ra “Các biện pháp chống chuyển ngân và
bảo toàn các quỹ có nguồn gốc phạm tội” (do Ủy ban của Hội đồng châu Âu
thông qua vào ngày 27/6/1980).

Do mối quan ngại về tình trạng buôn lậu ma túy ngày càng gia tăng và
những khối lượng tiền khổng lồ được đưa vào hệ thống ngân hàng mà Liên hợp

quốc đã thông qua Chương trình Liên hợp quốc về Kiểm soát ma túy
(UNDCP). Theo sáng kiến của Chương trình này, một Công ước quốc tế về
chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và các chất hướng thần (gọi là Công ước

×