Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Tội phạm và đấu tranh chống tội phạm trên biển theo Luật Biển quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 120 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




PHÙNG THỊ THU VÂN







TỘI PHẠM VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG TỘI PHẠM
TRÊN BIỂN THEO LUẬT BIỂN QUỐC TẾ





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC










HÀ NỘI - 2013



2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



PHÙNG THỊ THU VÂN






TỘI PHẠM VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG TỘI PHẠM
TRÊN BIỂN THEO LUẬT BIỂN QUỐC TẾ

Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số : 60 38 60


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC





Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Bính




HÀ NỘI - 2013


3
MỤC LỤC



Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


MỞ ĐẦU
1


Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
7
1.1.
Khái lược về hoạt động tội phạm trên biển và đại dương
7
1.2.
Tác động từ hoạt động tội phạm trên biển đến quan hệ và giao
thương quốc tế
22

Chương 2: ĐẤU TRANH CHỐNG TỘI PHẠM TRÊN BIỂN THEO
LUẬT BIỂN QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
26
2.1.
Việc đảm bảo an ninh và phòng chống tội phạm trên vùng
biển nằm dưới quyền tài phán của quốc gia
26
2.1.1
Trong vùng nội thủy
26
2.1.2
Trong vùng lãnh hải
29
2.1.3.
Trong vùng tiếp giáp lãnh hải
33
2.1.4.
Trong vùng đặc quyền kinh tế
34
2.1.5.

Trong thềm lục địa
38
2.2.
Đấu tranh chống tội phạm trên vùng biển không nằm trong
vùng tài phán của quốc gia
41
2.2.1.
Tội cướp biển
41
2.2.2.
Tội buôn bán trái phép các chất ma túy, chất kích thích và các
chất hướng thần
50
2.2.3.
Tội phát sóng trái phép từ biển cả
58

4
2.2.4.
Tội chuyên chở nô lệ
59
2.2.5.
Đưa người nhập cư hoặc đưa người ra nước ngoài trái phép
khiến một số người thành nạn nhân của nạn buôn người
61
2.2.6.
Tội phá hoại hệ sinh thái biển
68
2.2.7.
Tội phạm đe dọa an toàn hàng hải, an toàn trên các dàn khoan

76
2.2.8.
Vận chuyển, buôn lậu hàng hóa bằng đường biển
80
2.2.9.
Tội khủng bố trên biển
82

Chương 3: VIỆT NAM VÀ VIỆC THỰC THI CÁC BIỆN PHÁP ĐẤU
TRANH CHỐNG TỘI PHẠM TRÊN BIỂN
89
3.1.
Tình hình gia nhập và bảo đảm thực thi các điều ước quốc tế
có liên quan đến đấu tranh chống tội phạm trên biển của
Việt Nam
89
3.2.
Tình hình hợp tác đấu tranh chống tội phạm trên biển tại
Việt Nam
96
3.3.
Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
chống tội phạm trên biển đối với Việt Nam
101

KẾT LUẬN
108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
111



5
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Xu thế hội nhập quốc tế đã và đang trở nên phổ biến trên mọi lĩnh vực
của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trong đó có sự hội nhập giữa các quốc
gia về đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội nói chung và công tác phòng,
chống tội phạm nói riêng.
Đặt trong bối cảnh thế giới hiện nay, cùng với việc áp dụng các thành
tựu về khoa học kỹ thuật, tình hình tội phạm ngày càng có xu hướng gia tăng
về số lượng và mức độ nguy hiểm, được thực hiện dưới nhiều vỏ bọc, nhiều
hình thức tinh vi khó phát hiện và xử lý nhất là các cuộc khủng bố đe dọa an
ninh chính trị, đe dọa về sức khỏe tính mạng của công dân. Bên cạnh sự gia
tăng về tội phạm ở trên đất liền, các hành vi phạm tội trên biển cũng diễn ra
ngày càng nhiều và nguy hiểm đe dọa an toàn hàng hải đối với vùng biển cả
nằm ngoài vùng tài phán của các quốc gia và trong vùng biển nằm dưới quyền
tài phán của các quốc gia đặc biệt là các hành vi cướp có vũ trang, bắt giữ tàu
và người trái phép. Điều đó đặt ra thách thức cho cộng đồng quốc tế và mọi
quốc gia (bao gồm các quốc gia có biển, ven biển hoặc không có biển nhưng
tiếp giáp biển hoặc có lợi ích trong vùng biển cả) phải cùng nhau hợp tác đấu
tranh phòng chống tội phạm trên biển nhằm giữ vững hòa bình, an ninh hàng
hải và trật tự trên biển.
Hội nghị quốc tế về luật biển lần thứ nhất do Liên hợp quốc tổ chức
tại Geneve (Thụy sĩ) năm 1958 đã thông qua 4 Công ước: Công ước về lãnh
hải và tiếp giáp lãnh hải; Công ước về biển cả; Công ước về thềm lục địa;
Công ước về đánh cá và bảo vệ tài nguyên sinh vật ở biển cả. Hội nghị lần thứ
ba về luật biển đã được Liên hợp quốc tổ chức từ năm 1973 đến năm 1982 và
thông qua Công ước Luật biển năm 1982-UNCLOS. Công ước Luật biển năm

1982 là căn cứ pháp lý đặc biệt quan trọng trong phân định các vùng biển và

6
quy chế pháp lý của đại dương. Trên cơ sở định chế của Công ước Luật biển
năm 1982 các quốc gia ven biển và các quốc gia quần đảo được đảm bảo
quyền và nghĩa vụ xác định các vùng biển theo quy định của Công ước, giải
quyết các vùng chồng lấn, các vùng có quy chế pháp lý, giải quyết các xung
đột giữa các quốc gia trong hoạt động ở biển và đại dương.
Cùng với Công ước về biển cả năm 1958; Công ước Liên hợp quốc
năm 1982 về luật biển, các điều từ Điều 14 đến Điều 21 và từ Điều 100 đến
Điều 107 đã quy định về đấu tranh chống hải tặc trên biển - một trong những
vấn nạn lớn của ngành hàng hải thế giới. Công ước năm 1958 về biển cả cũng
quy định trách nhiệm về hợp tác quốc tế giữa các quốc gia, Công ước Liên
hợp quốc về luật biển năm 1982 đã cụ thể hóa các hành vi cướp biển. Ngoài
ra, còn một số các văn bản quốc tế quan trọng khác có liên quan như: Công
ước quốc tế về các quy tắc quốc tế cảnh báo va chạm tàu thuyền trên biển
năm 1972; Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm
1974; Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển năm 2002; Công ước
Roma năm 1988 về đấu tranh chống các hành vi trái luật xâm phạm an toàn,
an ninh hàng hải; Nghị định thư năm 1988 về trấn áp các hành vi trái luật xâm
phạm an toàn các công trình cố định trên thềm lục địa, các Nghị quyết,
Khuyến nghị và các Hướng dẫn của Tổ chức hàng hải quốc tế (International
Maritime Organization - IMO) v.v…
Các hành vi trái luật của bọn khủng bố liên quan đến hoạt động của
tàu thuyền trên biển và ở đại dương trong những năm gần đây đã đe dọa an
ninh của ngành thủy vận và cuộc sống của con người trên biển. Những tên
khủng bố Chechen chiếm phà của Thổ Nhĩ Kỳ "Avrasia" năm 1996, vụ khủng
bố nổ tàu khu vực Mỹ "Coul" năm 2000; vụ tàu chở dầu của Pháp "Limbua"
năm 2002; các vụ cướp biển của bọn hải tặc Somalia (như vụ bắt giữ tàu chở
vũ khí MV Faina của Ucraine; và tàu chở dầu siêu lớn Sirius Star của Saudi

Arabia) trong năm 2008 ở vùng vịnh Aden đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát
của khu vực. Các sự kiện đó đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức của Liên

7
hợp quốc, mặc dù Hội đồng Bảo an đã kịp thời thông qua 4 Nghị quyết cho
phép tấn công bọn hải tặc. Trên thực tế NATO, Hoa Kỳ, Trung Quốc và các
quốc gia châu Âu đã trực tiếp tham gia đấu tranh chống bon cướp biển tại khu
vực này.
Thông qua việc nghiên cứu các quy định của Luật biển quốc tế, các
quốc gia ký kết phê chuẩn công ước nâng cao trách nhiệm của mình trong
việc chống tội phạm trên biển và hợp tác quốc tế đảm bảo tài nguyên sinh vật
biển và đảm bảo an ninh trên biển. Các quốc gia chủ động đấu tranh chống tội
phạm, bảo vệ chủ quyền an ninh lãnh thổ đối với vùng biển nằm trong vùng
tài phán của quốc gia. Đồng thời tạo đà cho sự giao lưu, ký kết các công ước,
nghị định thư, hiệp định tương trợ tư pháp liên quan đến tội phạm nói chung
và tội phạm trên biển nói riêng.
Thế kỷ XXI được coi là thế kỷ hướng ra biển. Các quốc gia hướng tới
việc phân định chủ quyền quốc gia trên biển, giải quyết các tranh chấp liên
quan và đẩy mạnh hợp tác về an ninh biển. Để đấu tranh với các loại tội phạm
quốc tế có hiệu quả thật sự, đòi hỏi mọi chủ thể của luật quốc tế phải thượng
tôn pháp luật, tự nguyện tuân thủ các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật
quốc tế, tham gia ký kết các điều ước mới, và quan trọng hơn là cần có sự hợp
tác quốc tế để tuyên chiến với loại tội phạm này nhằm duy trì hòa bình và an
ninh quốc tế.
Là một học viên chuyên ngành luật quốc tế, tôi nhận thấy đây là một
đề tài mới mẻ, quan trọng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao, do đó tôi đã chọn
đề tài "Tội phạm và đấu tranh chống tội phạm trên biển theo Luật biển
quốc tế" để nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp chuyên ngành luật quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến vấn đề biển, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu và bài

viết về các nội dung cơ bản của Công ước Luật biển năm 1982, vấn đề phân
định biển, vấn đề khai thác chung trên biển… Tuy nhiên, riêng đối với lĩnh

8
vực "tội phạm và đấu tranh chống tội phạm trên biển" đến nay có rất ít đề tài
nghiên cứu có liên quan. Có thể kể ra một số nghiên cứu sau: "Một số điều
ước quốc tế liên quan đến việc bảo đảm an ninh và phòng, chống tội phạm
trên biển" của tác giả Nguyễn Trường Giang; "Khủng bố dưới góc nhìn của
các nhà nghiên cứu" và "Vai trò của Liên hợp quốc trong đấu tranh chống
khủng bố" của Tiến sĩ Lê văn Bính - Giảng viên Khoa Luật trực thuộc Đại
học Quốc gia Hà Nội, trong đó có những nội dung liên quan đến tội phạm
khủng bố nói chung và khủng bố trên biển; "Cơ chế giải quyết tranh chấp
trên biển theo Công ước Luật biển 1982" của PGS.TS Nguyễn Bá Diến và
ThS. Nguyễn Hùng Cường, Giảng viên Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc
gia Hà Nội, đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Luật học
25(2009) cũng có những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu; "Trấn áp
nạn cướp biển ở biển Đông, hướng tới thiết lập một quan hệ hợp tác mới" của
Giáo sư ZouKeyuan trường Đại học Luật Lancashire (Anh). Nhìn chung, các
tác giả đã đi sâu phân tích đánh giá các khía cạnh liên quan đến tội phạm trên
biển nhưng chủ yếu là tội cướp biển, khủng bố trên biển, chưa có đề tài nào
nghiên cứu một cách đầy đủ về các hành vi tội phạm và đấu tranh chống tội
phạm trên biển theo Luật biển quốc tế.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Đây là một đề tài mới, đến nay rất ít đề tài có cùng nội dung được
công bố. Tính mới của của đề tài là khai thác, phân tích, làm rõ các quy định
của các văn bản quốc tế liên quan đến đấu tranh chống tội phạm trên biển,
Công ước năm 1958 về biển cả, Công ước Luật biển 1982 đồng thời viện dẫn,
đối chiếu các tài liệu khác có liên quan từ đó đánh giá tầm quan trọng của vấn
đề đấu tranh chống tội phạm trên biển, vấn đề hợp tác giữa các quốc gia và có
các kiến nghị nhằm bổ sung, sửa đổi cho các văn bản này. Thành công của đề

tài này có thể làm phong phú thêm kho tàng lý luận cho luật quốc tế ở Việt
Nam, cũng như nguồn tài liệu tham khảo cho công tác đào tạo và nghiên cứu
khoa học của các cơ sở đào tạo luật học nói chung và luật quốc tế nói riêng.

9
4. Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn tập trung đi sâu phân tích các quy định
có liên quan trong Công ước Luật biển 1982 đồng thời cũng viện dẫn, đối
chiếu các văn bản pháp luật quốc tế khác về biển có liên quan đến việc đấu
tranh chống tội phạm trên biển, cũng như bảo đảm an toàn, an ninh trên biển
Đối tượng nghiên cứu: Công ước Luật biển năm 1982 (chủ yếu), bốn
Công ước Geneve về biển năm 1958 và các văn bản pháp luật quốc tế, pháp
luật quốc gia có liên quan, các thông tin, tài liệu trên truyền hình, báo, đài, các
ấn phẩm, bài viết đã được đăng tải trên các kênh thông tin chính thống và các
tạp chí chuyên ngành.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về các hành vi phạm tội trên
biển cả và các vùng biển nằm trong vùng quyền tài phán quốc gia.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng bốn phương pháp nghiên
cứu chủ yếu gồm: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương
pháp tổng hợp và phương pháp so sánh
Luận văn đã kết hợp bốn phương pháp trên để thống kê, tổng hợp,
phân tích các quy định về các hành vi phạm tội và đấu tranh chống tội phạm
trên biển trong các điều ước quốc tế đưa ra những đánh giá cụ thể về thực
trạng quy phạm điều ước về các loại tội này, có sự so sánh giữa các quy định
trong Luật Biển quốc tế với các điều ước quốc tế có liên quan. Việc phân tích
các quy định đối với từng loại tội phạm trên biển theo điều ước quốc tế đều
lồng ghép viện dẫn số liệu thống kê cụ thể về tình hình tội phạm trên biển
quốc tế và phân tích, trích dẫn các quy định tương ứng có liên quan của hệ
thống pháp luật Việt Nam.

Đồng thời, luận văn cũng phân tích, đánh giá về tình hình gia nhập và
thực thi các điều ước quốc tế đặc biệt là công tác "nội luật hóa" các quy phạm
pháp luật quốc gia và những thành tích đã đạt được trong quá trình hợp tác

10
đấu tranh chống tội phạm trên biển trong thời gian qua, những khó khăn và đề
xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này trong thời gian tới.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung.
Chương 2: Đấu tranh chống tội phạm trên biển theo Luật biển quốc tế
và pháp luật Việt Nam.
Chương 3: Việt Nam và việc thực thi các biện pháp đấu tranh chống
tội phạm trên biển.

11
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. KHÁI LƢỢC VỀ HOẠT ĐỘNG TỘI PHẠM TRÊN BIỂN VÀ ĐẠI DƢƠNG
Luật quốc tế là tổng thể những nguyên tắc và quy phạm pháp lý do các
quốc gia và các chủ thể khác thỏa thuận xây dựng nên nhằm điều chỉnh quan
hệ phát sinh trong đời sống quốc tế. Luật quốc tế là hệ thống pháp luật tồn tại
song song và độc lập với hệ thống pháp luật của các quốc gia, có chức năng
điều chỉnh các quan hệ phát sinh về an ninh, chính trị, thương mại, giáo dục, y
tế, môi trường…trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa các chủ thể của luật
quốc tế (gồm quốc gia - chủ thể cơ bản, tổ chức liên chính phủ- chủ thể hạn
chế, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết -chủ thể đặc biệt). Đặc
trưng cơ bản của Luật quốc tế là không có cơ quan lập pháp quốc tế để điều

chỉnh các quan hệ quốc tế, không có quốc gia nào có thẩm quyền đặt ra các
quy tắc xử sự để bắt buộc các quốc gia khác phải tuân thủ và thực hiện. Tất cả
các quy phạm pháp luật quốc tế được các chủ thể của luật quốc tế tự nguyện
chấp nhận thông qua hành vi ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế, hoặc
thừa nhận các quy phạm tập quán quốc tế đã tồn tại trong thực tiễn để điều
chỉnh các quan hệ quốc tế phát sinh giữa họ với nhau. Hệ thống pháp luật
quốc tế cũng không tồn tại một cơ quan, tổ chức cũng như quốc gia nào có thể
đơn phương xác định giá trị đẳng cấp và thứ bậc của các loại nguồn luật quốc
tế. Quan hệ pháp luật quốc tế được xây dựng và tồn tại trên cơ sở bình đẳng
về chủ quyền giữa các quốc gia do vậy, cũng như cơ chế xây dựng luật quốc
tế, cơ chế thực thi, tuân thủ pháp luật quốc tế mang tính chất tự điều chỉnh với
những đảm bảo về pháp lý do các chủ thể luật quốc tế thỏa thuận tạo ra.
Chính vì vậy hệ thống pháp luật quốc tế không tồn tại một bộ máy "hành
pháp" và "tư pháp" chung, đứng trên các quốc gia và các chủ thể khác của luật
quốc tế để tổ chức thực hiện hoặc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thực thi

12
luật quốc tế mà chính lợi ích thiết thực, sống còn và nhu cầu hợp tác cùng
phát triển của các quốc gia đã hình thành ý thức tự tuân thủ và thực thi pháp
luật quốc tế của các chủ thể. Luật quốc tế chỉ có thể thực hiện một cách thống
nhất và có hiệu quả khi các chủ thể của luật quốc tế thực thi và tuân thủ một
cách tự nguyện. Trong trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế, căn
cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của chủ thể mà các biện pháp cưỡng chế
của luật quốc tế sẽ được áp dụng một cách tương xứng. Biện pháp cưỡng chế
trong luật quốc tế có thể là các biện pháp cưỡng chế phi vũ trang như đình chỉ
một phần hoặc toàn bộ quan hệ kinh tế, đường sắt, hàng hải, hàng không, bưu
chính, ngoại giao…và biện pháp dùng sức mạnh vũ trang (sử dụng vũ lực)
nếu xét thấy những biện pháp phi vũ trang là không thích hợp hoặc đã tỏ ra
không thích hợp. Biện pháp cưỡng chế vũ trang chỉ do Hội đồng bảo an Liên
Hợp quốc quyết định trong trường hợp đặc biệt cần thiết nhằm mục đích bảo

vệ hòa bình và an ninh quốc tế và được cụ thể hóa tại Hiến chương Liên hợp
quốc. Khi quyết định áp dụng các biện pháp nhằm bảo vệ hòa bình và an ninh
quốc tế, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc chỉ nhân danh các quốc gia, thay mặt
các quốc gia thành viên Liên hợp quốc chứ không phải nhân danh Hội đồng
bảo an hay bất cứ quốc gia thành viên nào của Hội đồng bảo an vì đây không
phải là cơ quan "tối cao" đứng trên các quốc gia để áp dụng các biện pháp
cưỡng chế thi hành luật quốc tế đối với các quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Ngày nay, một nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm thực hiện một cách có
hiệu quả luật quốc tế đó là sức mạnh của dư luận tiến bộ và sự đấu tranh của
nhân dân trên toàn thế giới vì hòa bình dân chủ, tiến bộ và văn minh. Mặc dù
không mang tính quyết định nhưng dư luận tiến bộ thế giới sẽ có tác động và
sức ép chính trị nhất định đối với các quốc gia và các chủ thể khác của luật
quốc tế trong việc thực thi, tuân thủ luật quốc tế một cách triệt để hơn.
Trong khoa học luật quốc tế, quy phạm pháp luật quốc tế được hiểu là
những quy tắc xử sự do các chủ thể của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên
hoặc thừa nhận giá trị pháp lý của chúng để điều chỉnh các quan hệ quốc tế.

13
Quy phạm pháp luật quốc tế là công cụ cơ bản và quan trọng nhất có chức
năng điều chỉnh các quan hệ diễn ra giữa các chủ thể luật quốc tế và là hạt
nhân trong cấu trúc của hệ thống pháp luật quốc tế. Khác với các quy phạm
pháp luật của mỗi quốc gia do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nước- quan hệ đối nội, hệ thống
quy phạm pháp luật quốc tế do các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc
tế thỏa thuận thừa nhận hoặc xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng,
là công cụ điều chỉnh các quan hệ vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ và pháp luật
của mỗi quốc gia - quan hệ đối ngoại, quan hệ quốc tế. Quy phạm pháp luật
quốc tế là sản phẩm thể hiện sự thỏa thuận về ý chí, lợi ích của các quốc gia
trong quan hệ quốc tế. Nội dung của quy phạm pháp luật quốc tế luôn chứa
đựng các quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế của các chủ thể luật quốc tế với

nhau. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng, nội dung của các quy phạm pháp
luật quốc tế là cơ sở pháp lý để đánh giá tính pháp lý của các hành vi của các
chủ thể khác khi tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế. Mọi hành vi vi
phạm các quy định của pháp luật quốc tế là cơ sở pháp lý để xác định trách
nhiệm pháp lý quốc tế đối với các chủ thể luật quốc tế.
Hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế chính là những tư
tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm và có giá trị bắt buộc
chung (juscogens) đối với mọi chủ thể của luật quốc tế và được áp dụng trong
mọi điều kiện, hoàn cảnh và trong mọi lĩnh vực của quan hệ quốc tế. Các
nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế thể hiện tập trung nhất những tư tưởng
chính trị pháp lý và cách xử sự của các chủ thể của luật quốc tế trong quá
trình thiết lập và thực hiện các quan hệ quốc tế đồng thời cũng là những tư
tưởng chỉ đạo cho quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật quốc tế. Luật
quốc tế hiện đại thừa nhận các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia
- Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực

14
- Nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế
- Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác
- Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
- Nguyên tắc dân tộc tự quyết.
Hiện nay, các ngành luật độc lập của pháp luật quốc tế như Luật ngoại
giao và lãnh sự, Luật hàng không dân dụng quốc tế, Luật môi trường quốc tế,
Luật nhân đạo quốc tế, Luật kinh tế quốc tế… và các nguyên tắc, các quy
phạm tiến bộ trước đó ngày càng được củng cố và hoàn thiện có tính kế thừa
để điều chỉnh các quan hệ quốc tế vì hòa bình, an ninh quốc tế và tiến bộ xã
hội. Trong các ngành luật trên cũng cần kể đến sự phát triển không ngừng của
ngành Luật biển quốc tế.
Công ước của Liên Hợp quốc về luật biển năm 1982-UNCLOS (gồm

17 phần, 320 điều và 9 phụ lục) là kết quả đấu tranh gay go để giải quyết
nhiều loại mâu thuẫn phức tạp khác nhau về lợi ích giữa nhiều loại quốc gia
nhưng chủ yếu là cuộc đấu tranh giữa các nước độc lập dân tộc đang phát
triển được các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ nhằm chống lại những âm mưu
và hành động xấu xa của các nước đế quốc và tư bản chủ nghĩa trên biển và
đại dương. Việc thông qua Công ước là một bước quan trọng trên con đường
xây dựng một chế độ pháp lý toàn diện của đại dương thế giới, là một đóng
góp quan trọng vào việc gìn giữ hòa bình, công lý và tiến bộ cho tất cả các
dân tộc trên thế giới đặc biệt là những điều khoản liên quan đến việc thiết lập
chế độ pháp lý đối với biển cả và đại dương đã tạo điều kiện cho việc sử dụng
công bằng và có hiệu quả những nguồn tài nguyên của chúng, việc liên lạc
quốc tế, công tác nghiên cứu, bảo vệ môi trường biển cũng như bảo vệ tài
nguyên sinh vật biển. Công ước cũng thể hiện sự hợp tác quốc tế nhiều mặt
trên cơ sở bình đẳng tôn trọng chủ quyền và cùng có lợi giữa các quốc gia
trên các vùng biển khác nhau nhằm sử dụng biển và các tài nguyên biển vì lợi
ích chính đáng của mọi quốc gia và vì lợi ích của hòa bình và an ninh quốc tế.

15
Bên cạnh đó, các quốc gia công nhận các nguyên tắc cơ bản của Luật biển
quốc tế bao gồm: nguyên tắc tự do biển cả, nguyên tắc đất thống trị biển,
nguyên tắc công bằng, nguyên tắc sử dụng biển cả vì mục đích hòa bình,
nguyên tắc gìn giữ di sản chung của nhân loại, nguyên tắc sử dụng hợp lý và
bảo vệ sinh vật sống trên biển, nguyên tắc bảo vệ môi trường biển.
Trong quá trình thực thi và tuân thủ pháp luật quốc tế nói chung cũng
như quá trình thiết lập và thực hiện các quan hệ pháp lý quốc tế nói riêng, bên
cạnh sự tuân thủ, thực hiện nghiêm chỉnh các quy tắc ứng xử của các chủ thể
luật quốc tế thì hiện tượng chủ thể luật quốc tế có hành vi vi phạm pháp luật
quốc tế là không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, muốn xác định trách nhiệm
pháp lý quốc tế thì cần phải xác định các chủ thể đó có hành vi vi phạm pháp
luật quốc tế hay không.

Xét về phương diện khoa học luật quốc tế, vi phạm pháp luật quốc tế
là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật quốc tế do chủ
thể của luật quốc tế thực hiện, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ
thể khác trong quan hệ quốc tế và xâm hại đến quan hệ quốc tế được luật quốc
tế xác lập và bảo vệ. Vi phạm pháp luật quốc tế là sự kiện pháp lý quốc tế và
là cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế.
Xét về mặt lý luận chung: Tội phạm là một phạm trù lịch sử, nó gắn
liền với Nhà nước và giai cấp nên khái niệm tội phạm cũng luôn vận động và
biến đổi cùng với những vận động của xã hội. Tội phạm là một hiện tượng xã
hội mang tính chất hình sự - pháp lý, có nguồn gốc và nguyên nhân từ xã hội
bởi thế nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của những nhân tố thuộc tồn tại xã hội và
ý thức xã hội. Sự thay đổi của tồn tại xã hội và ý thức xã hội sẽ làm cho tình
hình tội phạm biến đổi cả về tình trạng lẫn động thái. Dưới góc độ là một hiện
tượng xã hội, tội phạm chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự tác động của ý thức đạo
đức (là sự thể hiện những nguyên tắc, những chuẩn mực xã hội nhằm điều
chỉnh, đánh giá các hành vi ứng xử giữa con người với con người, con người

16
với xã hội). Bên cạnh đó, tội phạm cũng là một hiện tượng xã hội mang tính
chất hình sự - pháp lý nên nó chịu sự tác động sâu sắc của ý thức pháp quyền
(thể hiện ý chí của giai cấp thống trị xã hội, được thể hiện bằng pháp luật,
nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong cộng đồng xã hội nhất định).
Xét trong tổng thể các quy định của Luật quốc tế hiện đại thì tội phạm
là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế do đó tội phạm theo Luật quốc tế mang
đầy đủ các đặc điểm của vi phạm pháp luật quốc tế và được cấu thành bởi ba
yếu tố chủ thể, mặt khách quan và khách thể (khác với vi phạm pháp luật
thông thường gồm 4 yếu tố: chủ thể, khách thể, mặt khách quan, mặt chủ
quan), cụ thể:
- Chủ thể của vi phạm pháp luật quốc tế: chính là các chủ thể của luật
quốc tế, trước tiên và chủ yếu là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của các

quốc gia. Bởi lẽ quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu của luật quốc tế đồng
thời là chủ thể tham gia vào tất cả các quan hệ pháp luật quốc tế. Bên cạnh
quốc gia, các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các vùng lãnh thổ có quy chế
pháp lý đặc biệt có tư cách chủ thể luật quốc tế như Đài Loan, Hồng Kông,
Vatican… và các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết cũng là chủ
thể của tội phạm quốc tế nếu các chủ thể này có hành vi vi phạm pháp luật
quốc tế.
- Mặt khách quan của vi phạm pháp luật quốc tế: bao gồm hành vi
khách quan, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Hành vi
vi phạm pháp luật quốc tế được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không
hành động, trái luật quốc tế và gây thiệt hại cho các chủ thể khác hoặc xâm
hại đến các quan hệ quốc tế xác lập và bảo vệ như quyền con người, môi trường,
y tế, tàng trữ vũ khí…. Để xác định chính xác trách nhiệm pháp lý quốc tế cần
thiết phải xác định hậu quả (thiệt hại) mà hành vi trái pháp luật quốc tế của
các chủ thể đã gây ra trên thực tế cho các chủ thể khác hoặc cộng đồng quốc
tế cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật quốc tế và hậu

17
quả do hành vi đó gây ra (có thể là thiệt hại vật chất hoặc tinh thần). Để truy
cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với chủ thể luật quốc tế, vấn đề đặc biệt
quan trọng là phải xác định có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp
luật và hậu quả xảy ra hay không vì đây là cơ sở để xác định chính xác chủ
thể nào gây thiệt hại và là căn cứ để xác định trách nhiệm pháp lý tương ứng.
- Khách thể của vi phạm pháp luật quốc tế: là những quan hệ quốc tế
được luật quốc tế xác lập và bảo vệ nhưng đã bị các hành vi vi phạm pháp luật
quốc tế xâm hại. Không đặt ra yếu tố lỗi khi xác định hành vi vi phạm pháp
luật quốc tế vì lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể khi thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật, không xác định được trạng thái tâm lý của các quốc gia và
các chủ thể của luật quốc tế.
Trên thực tế tội phạm quốc tế khác với hành vi thiếu thân thiện trong

quan hệ quốc tế giữa các chủ thể của luật quốc tế. Tội phạm quốc tế luôn là
hành vi trái pháp luật do chủ thể thực hiện hoặc không thực hiện đúng các
nghĩa vụ pháp lý quốc tế gây thiệt hại cho chủ thể khác hoặc cộng đồng quốc
tế thì hành vi thiếu thân thiện không phải là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế
nhưng gây thiệt hại cho chủ thể khác của luật quốc tế (có thể là hành vi thiếu
nhiệt tình trong việc cứu hộ, cứu nạn hoặc hành vi hạn chế của người nước
ngoài trên lãnh thổ nước mình, quốc hữu hóa tài sản của cá nhân tổ chức nước
ngoài…gây thiệt hại cho quốc gia, tổ chức, cá nhân nước ngoài).
Có thể phân loại tội phạm quốc tế theo tính chất và mức độ nguy hiểm
(được cụ thể hóa tại Điều 6 Quy chế Tòa án Nuremberg và theo Quy chế của
Tòa Hình sự quốc tế ICC 1998, Quy chế Roma ngày 17/7/1998), theo lĩnh
vực vi phạm (kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, môi trường…), theo chủ
thể của hành vi vi phạm pháp luật quốc tế (quốc gia, tổ chức quốc tế, các dân
tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết).
Theo Điều 6 Quy chế Tòa án Nuremberg quy định 03 nhóm tội phạm
quốc tế sau đây:

18
- Tội phạm chống hòa bình với các hành vi: âm mưu, chuẩn bị, tuyên
truyền và tiến hành chiến tranh xâm lược hoặc chiến tranh vi phạm các điều
ước quốc tế, các thỏa thuận và đảm bảo quốc tế.
- Tội phạm chống lại loài người với các hành vi: diệt chủng, phân biệt
chủng tộc, giết hại, nô dịch, đày ải, hủy diệt và các hành vi dã man khác đối
với con người, vi phạm nghiêm trọng các điều ước quốc tế và tập quán quốc
tế về quyền con người.
- Tội phạm chiến tranh là các hành vi chà đạp lên các tập quán quốc tế
và quy phạm pháp lý quốc tế trong chiến tranh với các hành vi: giết hại tù
binh, con tin, phá hủy thành phố, làng mạc
Trong quy chế Roma, cũng liệt kê các hành vi phạm tội quốc tế theo 3
nhóm tội phạm trong đó:

- Tội diệt chủng là hành vi thực hiện nhằm tiêu diệt toàn bộ hay một
nhóm dân tộc, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo (giết các thành viên của nhóm,
gây tổn hại nghiêm trọng hoặc thể xác hoặc tinh thần cho các thành viên của
nhóm, áp đặt các biện pháp triệt sản trong nhóm…);
- Tội chống nhân loại là hành vi thực hiện như một phần của sự tấn
công có hệ thống hoặc trên diện rộng nhằm vào bất kỳ một cộng đồng dân
thường nào với nhận biết về sự tấn công đó (giết người, hủy diệt, bắt làm nô
lệ tình dục, phân biệt chủng tộc…);
- Tội phạm chiến tranh là những hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất
chống lại loài người hay tài sản được bảo hộ theo Luật nhân đạo quốc tế (cố ý
giết người, bắt giữ con tin, tra tấn đối xử vô nhân đạo….).
Trách nhiệm pháp lý quốc tế là một trong những chế định cơ bản của
Luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của
pháp luật quốc tế khi có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế (hoặc hành vi luật
quốc tế không cấm) gây thiệt hại cho chủ thể khác hoặc cho cộng đồng quốc tế.
Trách nhiệm pháp lý quốc tế có thể được hiểu theo hai nghĩa khác nhau:

19
- Theo nghĩa tích cực: trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ của pháp lý của
một chủ thể phải thực hiện một hành vi, hành động nào đó theo yêu cầu của
pháp luật quốc tế.
- Theo nghĩa tiêu cực: trách nhiệm pháp lý chính là hậu quả pháp lý
bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu do chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện
hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế
có nghĩa vụ loại bỏ, khắc phục thiệt hại đã gây ra hoặc một số yêu cầu của
chủ thể bị thiệt hại kể cả việc gánh chịu những biện pháp trả đũa hoặc trừng
phạt do chủ thể bị thiệt hại hoặc cộng đồng quốc tế thực hiện trên cơ sở luật
quốc tế.
Như vậy, có thể thấy: trách nhiệm pháp lý quốc tế phát sinh khi chủ thể
quốc tế đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật quốc tế và cả những hành vi mà

pháp luật quốc tế không cấm mà không cần yếu tố lỗi. Trách nhiệm pháp lý
quốc tế chỉ bao gồm các hình thức thực hiện như bồi thường thiệt hại về vật
chất hoặc tinh thần chứ không bao gồm hình phạt (khác với trách nhiệm pháp
lý quốc gia bao gồm cả bồi thường và sự trừng phạt). Trách nhiệm pháp lý
quốc tế là trách nhiệm giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau.
Trách nhiệm pháp lý quốc tế là cơ sở đảm bảo cho việc thực thi và
tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật quốc tế, đảm bảo cho việc bảo vệ khôi phục
các quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp của các chủ thể bị thiệt hại do hành
vi vi phạm pháp luật kể cả hành vi luật không cấm của chủ thể vi phạm gây ra.
Đây chính là "công cụ" pháp lý để các chủ thể luật quốc tế đảm bảo sự thực
thi và tuân thủ pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó, trách nhiệm pháp lý quốc tế là
cơ sở để giải quyết các quan hệ pháp luật pháp lý quốc tế phát sinh giữa các
chủ thể của luật quốc tế khi xảy ra sự kiện pháp lý xâm hại đến lợi ích chính
đáng của chủ thể luật quốc tế hoặc lợi ích của cộng đồng quốc tế và là cơ sở
để chủ thể bị thiệt hại và cộng đồng quốc tế áp dụng các biện pháp truy cứu
trách nhiệm pháp lý quốc tế.

20
Hiện nay, mức độ tác động của tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia là
đặc biệt nghiêm trọng vì nó đe dọa đến nền an ninh thế giới, có thể làm suy
yếu tính hợp pháp và hiệu quả của các chính phủ, xâm hại tới các quan hệ xã
hội, vi phạm các quyền cơ bản của con người, chà đạp lên nhân phẩm, sức
khỏa lấy đi tính mạng của người dân vô tội. Trong tình hình chính trị và xu
hướng quốc tế hóa hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa
học kỹ thuật thì tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia có xu hướng ngày càng
tăng và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Sẽ xuất hiện những tổ chức tội phạm
xuyên quốc gia mới do sự mở rộng quy mô hoạt động của các nhóm tội phạm
truyền thống sang phạm vi, lĩnh vực hoạt động. Bên cạnh đó việc kiểm soát
và đấu tranh chống lại dạng tội phạm này cũng sẽ gặp nhiều khó khăn do bọn
tội phạm lợi dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ để thực hiện và che

dấu hành vi phạm tội. Hoạt động tội phạm của các tổ chức tội phạm xuyên
quốc gia không chỉ thực hiện trên đất liền mà cả trên các vùng biển nằm dưới
quyền tài phán của nhiều quốc gia và các vùng biển cả nằm ngoài quyền tài
phán của các quốc gia. Do vậy, đặt ra cho các chủ thể của luật quốc tế cần
phải nâng cao hiệu quả bảo vệ an ninh chính trị các quốc gia gắn với hợp tác
đấu tranh chống các hành vi phạm tội nói chung, tội phạm trên biển nói riêng.
Hiện nay, hầu hết các lĩnh vực về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
môi trường… đều được điều chỉnh bằng các điều ước quốc tế, đó có thể là
những điều ước song phương hoặc điều ước đa phương.
Riêng lĩnh vực đấu tranh tội phạm trên biển được quy định trong nhiều
điều ước quốc tế. Giữa các điều ước quốc tế này có sự bổ sung, liên kết nhằm
tạo khung cơ sở pháp lý ngày càng đầy đủ, hoàn thiện nhằm hợp tác có hiệu
quả trong việc đấu tranh với các hành vi phạm tội trên biển ngày càng có xu
hướng tăng.
Tại hội nghị lần thứ nhất của Liên hợp quốc về luật biển tổ chức tại
Geneve năm 1958 đã cho ra đời 4 công ước (sau này thường được gọi tắt là

21
Công ước Geneve năm 1958) gồm: Công ước về biển cả gồm 59 quốc gia
thành viên, có hiệu lực năm 1962; Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp
lãnh hải gồm 48 quốc gia thành viên có hiệu lực năm 1964; Công ước về thềm
lục địa gồm 54 quốc gia thành viên có hiệu lực năm 1964. Công ước về đánh
cá và bảo tồn các tài nguyên của biển cả gồm 36 quốc gia thành viên có hiệu
lực năm 1966;
Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc trên cơ sở kế thừa
Công ước Geneve 1958 được coi bản "hiến pháp của đại dương" trong đó có
quy định về các tội phạm trên biển như cướp biển, phát sóng trái phép trên
biển, vận chuyển ma túy và các chất kích thích, vận chuyển nô lệ, đã đặt ra
một cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng cho việc bảo đảm trật tự, an ninh và cho
việc phòng chống tội phạm trong các vùng biển nằm dưới quyền tài phán của

các quốc gia ven biển, mở rộng hơn quyền cảnh sát của quốc gia ven biển ra
các vùng biển bên ngoài các vùng biển thuộc chủ quyền tài phán của mình
như thực hiện quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài nếu quốc gia đó có lý do
đúng đắn để cho rằng tàu thuyền đó đã vi phạm các luật và quy định của quốc
gia đó (Điều 111), quyền cảnh sát đối với ô nhiễm biển, đấu tranh chống các
tội phạm trên biển (từ Điều 98 đến 110). Tuy nhiên việc quy định của Công
ước Luật biển năm 1982 về chống các loại tội phạm trên biển cũng còn tồn tại
những điểm cần khắc phục, bổ sung vì Công ước mới chỉ dừng lại ở mức nêu
các nguyên tắc lớn, chưa có quy định cụ thể về những loại tội phạm cụ thể, có
những tội được quy định tương đối cụ thể (như tội cướp biển) nhưng cũng có
những tội được quy định chưa rõ ràng (như tội vận chuyển nô lệ) với số lượng
các điều luật ít nên khó áp dụng trong thực tiễn. Công ước cũng chỉ mới đề
cập đến một số loại tội phạm chưa lường hết được các loại tội phạm trên biển
đặc biệt trong giai đoạn bùng nổ về khoa học, công nghệ thông tin như hiện
nay và xu hướng quốc tế hóa.
Vì vậy, ngoài việc gia nhập và tuân thủ các quy định của Công ước
Luật biển năm 1982, các quốc gia đặc biệt là các quốc gia ven biển cũng cần

22
thiết phải tiếp tục hợp tác củng cố khuôn khổ pháp lý và các cơ chế hợp tác
trong khu vực và toàn cầu nhằm ngăn ngừa và trừng trị tội phạm trên biển.
Bên cạnh Công ước Luật biển năm 1982, có thể kể ra một số điều ước
quốc tế quan trọng có quy phạm điều chỉnh liên quan đến việc ngăn ngừa và
trừng phạt tội phạm trên biển cụ thể như: Công ước về trấn áp các hành vi bất
hợp pháp đe dọa an toàn hàng hải trên biển năm 1988 và Nghị định thư bổ
sung Công ước về trấn áp các hành vi bất hợp pháp đe dọa an toàn của các
dàn khoan trên thềm lục địa; Nghị định thư về chống đưa người di cư trái
phép bằng đường bộ, đường biển và đường không; Công ước thống nhất về
các chất ma túy năm 1961; Công ước về các chất hướng thần năm 1971; Công
ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng thần

năm 1988; Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; Nghị
định thư về đưa người di cư bất hợp pháp; Nghị định thư về chống buôn bán
người; Công ước (1972) về các quy tắc quốc tế cảnh báo va chạm tàu thuyền
trên biển; Công ước (1974) về an toàn sinh mạng con người trên biển (sau đây
gọi là Công ước SOLAS 74); Bộ luật quốc tế (2002) về an ninh tàu biển và
cảng biển (Bộ luật ISPS 2002); Công ước (1988) về đấu tranh với các hành vi
trái luật chống an ninh hải vận và Nghị định thư (2005) bổ sung cho Công ước;
Hiệp định hợp tác khu vực về chống nạn cướp biển và cướp có vũ trang các
tàu thuyền ở Châu á năm 2004; Các hiệp định song phương về tương trợ pháp
lý và tương trợ tư pháp về hình sự….
Ngoài các điều ước quốc tế nói trên trong khuôn khổ liên kết các tổ
chức quốc tế toàn cầu như Nghị quyết 1956 (2003) của Hội đồng bảo an Liên
hợp quốc); Nghị quyết A.924 (22) của Đại hội đồng IMO (Tổ chức hàng hải
quốc tế) "về tổng thể các biện pháp và thủ tục phòng ngừa các hành vi khủng
bố, de dọa đến an toàn của hành khách, thủy thủ đoàn và với tàu thuyền"; Bản
Hướng dẫn về việc tự nguyện đánh giá các phương tiện cầu cảng và Bản
hướng dẫn về việc tự nguyện đánh giá việc thực hiện bảo vệ tàu thuyền (được
thông qua tại kỳ họp 81 của Ủy ban an ninh trên biển của IMO tháng 5/2006);

23
các tuyên bố được thông qua trong các khuôn khổ hợp tác khu vực như Tuyên
bố ARF năm 2003 về hợp tác chống cướp biển và các mối đe dọa khác đến an
ninh hàng hải hay các nội dung về an ninh biển trong tuyên bố của APEC,
một số tuyên bố về hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống chống
khủng bố, ma túy của ASEAN và giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản,
EU… đều thể hiện ý chí và mong muốn hợp tác giữa các bên trong lĩnh vực
phòng chống tội phạm trên biển, có tác dụng thúc đẩy những nỗ lực phòng
chống tội phạm trên biển.
Bên cạnh đó cũng phải kể đến tầm quan trọng của các văn bản thỏa
thuận giữa các quốc gia, các văn bản hợp tác của các tổ chức nghiệp vụ như Tổ

chức INTERPOL, ASEANPOL cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao
hiệu quả các hoạt động chống tội phạm trên biển thông qua các biện pháp trao
đổi thông tin cụ thể về hoạt động của các tội phạm trên biển, phối hợp theo dõi,
bắt giữ, ngăn chặn và phòng ngừa các hoạt động tội phạm này, cùng nhau tổ chức
truy bắt tội phạm, cứu giúp tàu thuyền và các nạn nhân của bọn tội phạm trên biển.
Trong quá trình đấu tranh chống tội phạm trên biển, các quốc gia đều
là những thực thể có chủ quyền, bình đẳng với nhau về chủ quyền, hành động
với tư cách chủ thể độc lập, không chịu sự can thiệp của các chủ thể khác.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc hợp tác trên cơ sở các bên cùng có lợi
giữa các quốc gia không phụ thuộc vào chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và
nhằm duy trì hòa bình an ninh quốc tế, không chỉ là nội dung mỗi quốc gia
phải tiến hành hợp tác với các quốc gia khác mà quan trọng là phải phù hợp
với các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc. Bên cạnh đó, các quốc gia
cũng là những chủ thể tự nguyện thỏa thuận thiết lập các quy tắc sử sự chung
và cũng là chủ thể thi hành luật, không đặt dưới bất kỳ một thiết chế nào.
Nguyễn tắc Pactasuntervanda -tự nguyện thực hiện cam kết quốc tế được coi
là cơ sở chung cho vệc xây dựng và thực hiện các thỏa thuận của các chủ thể
Luật quốc tế trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế nói chung và lĩnh vực
đấu tranh chống tội phạm trên biển nói riêng.

24
Đến nay, chưa có một khái niệm chung nhất về tội phạm trên biển. Vì
vậy, việc nghiên cứu về vấn đề này chủ yếu trên cơ sở xem xét các hành vi
phạm tội riêng biệt. Tội phạm trên biển theo Luật quốc tế hiện đại bao gồm
các hành vi phạm tội được quy định cụ thể trong Công ước của Liên hợp quốc
về Luật Biển năm 1982 và trong những điều ước quốc tế khác (như đã nêu
trên). Đây là dạng tội phạm ngày càng có xu hướng gia tăng về hình thức,
mức độ, tính nguy hiểm của hành vi phạm tội do sự phát triển ngày càng tăng,
đe dọa trực tiếp đến "an ninh hải vận".
Khái niệm "an ninh hải vận" gồm các yếu tố sau đây:

Một là, đảm bảo an ninh hải vận, xét về ý nghĩa ngăn ngừa va chạm
đụng độ) tàu thuyền, tai nạn trên biển, kết quả là thiệt mạng con người (safety
of navigation);
Hai là, đảm bảo an ninh hàng hải có liên quan đến đấu tranh chống
khủng bố trên biển (security);
Ba là, đảm bảo an ninh hải vận có liên quan đến đấu tranh chống các
hành vi vi phạm pháp luật trên biển, ví dụ như đấu tranh chống hải tặc và các
loại vi phạm pháp luật khác, trong đó bao gồm cả lừa đảo trên biển;
Bốn là, đảm bảo an ninh hàng hải có liên quan đến phòng ngừa, ngăn
chặn cướp tàu biển bằng việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực,
hoặc có thể bằng cách đe dọa khác bất kỳ làm cho kinh sợ;
Năm là, đảm bảo an ninh hải vận bằng cách phòng ngừa việc thực hiện
các hành vi bạo lực chống những người trên boong tàu, nếu các hành vi đó có
thể đe dọa đến an toàn, an ninh hải hành của tàu thuyền đó;
Sáu là, đảm bảo an ninh hải vận, trong đó cần phòng ngừa việc phân
bổ trên tàu thuyền loại trang thiết bị nào đó hoặc chất mà có thể phá hủy tàu
thuyền, mang đến hư hỏng cho tàu hay hàng hóa, đe dọa hoặc có thể đe dọa
an ninh hải hành của tàu thuyền đó;

25
Bảy là, đảm bảo an ninh hàng hải là hướng tới phòng ngừa giảm chất
nổ từ tàu, chất phóng xạ hoặc các loại vũ khí sinh học, hóa học hoặc hạt nhân,
các loại chất đó có thể mang đến tốn thất hoặc làm chết hoặc gây ra thương
tích nghiêm trọng cho con người.
Việc liệt kê ra các thành tố tạo nên khái niệm "an ninh hàng hải" nói
trên chỉ mang tính chất tương đối, vì trên thực tế có thể còn có nhiều hơn các
thành tố đó.
Đặc điểm của tội phạm trên biển:
- Về hình thức: Tội phạm trên biển có nhiều hình thức tinh vi và phức
tạp. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của Công ước Luật biển năm 1982 và

các điều ước quốc tế có liên quan, có thể đưa ra một số hành vi tội phạm trên
biển chủ yếu sau đây:
+ Hoạt động cướp biển
+ Vận chuyển và buôn bán trái phép các chất ma túy và các chất kích
thích, hướng thần
+ Tội phát sóng trái phép trên biển
+ Vận chuyển nô lệ,
+ Đưa người nhập cư hoặc đưa người ra nước ngoài trái phép khiến
một số người thành nạn nhân của nạn buôn người
+ Tội phá hoại hệ sinh thái biển: bao gồm các hành vi xả các chất thải,
chất độc hại, khai thác thủy sản một cách bất hợp pháp gây ô nhiễm môi
trường biển, sử dụng thuốc độc, thuốc nổ, chất độc để khai thác thủy hải sản.
+ Tội phạm đe dọa an toàn hàng hải, an toàn trên các dàn khoan.
+ Vận chuyển, buôn lậu hàng hóa bằng đường biển.
+ Tội khủng bố trên biển.
- Về cấu thành tội phạm trên biển: Tội phạm trên biển mang đầy đủ
các đặc điểm về cấu thành của vi phạm pháp luật quốc tế (như đã trình bày ở

×