ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN MẠNH CƯỜNG
CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - NĂM 2007
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN MẠNH CƯỜNG
CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
MÃ SỐ: 60 38 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ TRỌNG HÁCH
hµ néi - n¨m 2007
MC LC
Trang
m u
1
Chng 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà
n-ớc trong lĩnh vực chống sản xuất và
buôn bán hàng giả
5
1.1.
Khỏi quỏt chung v hng gi
5
1.1.1.
Quan nim v hng gi
5
1.1.2.
c im ca hng gi
11
1.1.3.
Tỡnh hỡnh sn xut v buụn bỏn hng gi Vit Nam
13
1.1.4.
Vn sn xut v buụn bỏn hng gi trờn th gii
17
1.1.5.
Tỏc hi ca vic sn xut v buụn bỏn hng gi i vi nn
kinh t Vit Nam.
19
1.2.
Qun lý nh nc trong lnh vc phũng chng sn xut
v buụn bỏn hng gi
22
1.2.1
Khỏi nim qun lý nh nc trong lnh vc phũng chng sn
xut, buụn bỏn hng gi
22
1.2.2.
C quan qun lý nh nc trong lnh vc phũng, chng sn
xut v buụn bỏn hng gi
23
1.2.2.1.
Chớnh ph
23
1.2.2.2.
Cỏc B chuyờn ngnh
25
1.2.2.3.
U ban nhõn dõn cỏc cp
30
1.2.3.
Cỏc c quan cú thm quyn trc tip u tranh chng sn
xut v buụn bỏn hng gi Vit Nam
32
1.2.3.1.
Lc lng Cnh sỏt iu tra ti phm v trt t kinh t v
chc v (B Cụng an)
32
1.2.3.2.
Lc lng Qun lý th trng
33
1.2.3.3.
Lc lng Hi quan
34
1.2.3.4.
Thanh tra chuyờn ngnh
35
1.2.3.5.
Cỏc t chc khỏc
38
1.2.4.
Ni dung qun lý nh nc v chng sn xut v buụn bỏn
hng gi
39
1.2.4.1.
Hoch nh chớnh sỏch v xõy dng, ban hnh phỏp lut v
chng sn xut v buụn bỏn hng gi
39
1.2.4.2.
T chc thc hin phỏp lut v chng sn xut v buụn bỏn
hng gi
40
1.2.4.3.
Thanh tra, kim tra v x lý nhng vi phm phỏp lut liờn
quan n hng gi
41
1.2.5.
í nghĩa và vai trò của quản lý nhà n-ớc trong công tác chống
sản xuất và buôn bán hàng giả đối với sự ổn định và phát
triển kinh tế ở n-ớc ta
41
CHNG 2: THC TRNG CễNG TC QUN Lí
NH NC TRONG LNH VC CHNG SN XUT
V BUễN BN HNG GI VIT NAM
44
2.1.
Thc trng phỏp lut iu chnh v cụng tỏc chng sn
xut v buụn bỏn hng gi Vit Nam
44
2.1.1.
Quan im ca ng v Nh nc ta v vn sn xut v
buụn bỏn hng gi
44
2.1.2.
Nhng quy nh ca phỏp lut nc ta v chng sn xut v
buụn bỏn hng gi
46
2.1.2.1.
Ban hnh cỏc vn bn phỏp quy lm c s phỏp lý cho cụng
tỏc phũng chng sn xut v buụn bỏn hng gi
47
2.1.2.2.
Ban hnh mt s vn bn phỏp lut quy nh v s hu trớ
tu liờn quan n hng gi
49
2.1.2.3.
Cỏc vn bn phỏp lut khỏc cú liờn quan n u tranh chng
sn xut v buụn bỏn hng gi
50
2.1.2.4.
Quy nh ti phm v hng gi v liờn quan n hng gi
51
2.1.2.5.
Nhng vn bn phỏp lut quc t m Vit Nam tham gia liờn
quan n hng gi
52
2.1.3.
Nhng tn ti v nhn thc v quy nh ca phỏp lut trong
53
công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả
2.2
Kết quả công tác quản lý nhà nước và đấu tranh chống
sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam
58
2.2.1.
Hiệu quả và hiệu lực trong quản lý nhà nước về chống sản
xuất và buôn bán hàng giả
58
2.2.2.
Kết quả công tác đấu tranh, xử lý chống sản xuất và buôn
bán hàng giả ở nước ta
62
2.2.3.
Những tồn tại trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực
chống sản xuất và buôn bán hàng giả
66
2.3
Kinh nghiệm của một số quốc gia trong công tác chống
sản xuất và buôn bán hàng giả.
68
2.3.1.
Chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Hàn Quốc
68
2.3. 2.
Chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Nhật Bản
71
2.3.3.
Những kinh nghiệm từ thực trạng hai quốc gia trên
73
Chương 3: Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu
qu¶ c«ng t¸c qu¶n lý nhµ n-íc vµ ®Êu
tranh chèng s¶n xuÊt vµ bu«n b¸n hµng
gi¶ ë ViÖt Nam
75
3.1
Dự báo về tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả ở
nước ta trong thời gian tới
75
3.1.1.
Bối cảnh quốc tế
75
3.1.2.
Bối cảnh trong nước
76
3.1.3.
Phương thức, thủ đoạn trong sản xuất và buôn bán hàng
giả ngày càng tinh vi và phức tạp hơn
77
3.1.4.
Chủng loại hàng giả được sản xuất và buôn bán đa dạng,
phức tạp hơn
77
3.1.5.
Đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng đa dạng,
mang tính chuyên nghiệp và tinh vi hơn
78
3.1.6.
Địa bàn sản xuất và buôn bán hàng giả chủ yếu tập trung ở
các khu đô thị, khu công nghiệp, khu vực giáp ranh và địa
bàn đông dân cư
80
3.2.
Các yêu cầu đối với việc phải nâng cao hiệu quả công tác
quản lý nhà nước và đấu tranh chống sản xuất và buôn
bán hàng giả
81
3.2.1.
Yêu cầu khách quan
81
3.2.2.
Yêu cầu chủ quan
82
3.2.3.
Kết quả công tác quản lý nhà nước và đấu tranh chống sản
xuất, buôn bán hàng giả là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo
sự ổn định và phát triển kinh tế ở nước ta
83
3.3.
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công
tác quản lý nhà nước và đấu tranh chống sản xuất, buôn
bán hàng giả ở nước ta
84
3.3.1.
Nâng cao hơn nữa nhận thức về hậu quả của việc sản xuất và
buôn bán hàng giả
84
3.3.2.
Hoàn thiện pháp luật và cơ chế chính sách về chống sản xuất
và buôn bán hàng giả
87
3.3.3.
Kiện toàn các cơ quan quản lý và đấu tranh chống sản xuất
và buôn bán hàng giả
88
3.3.4.
Nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức và có chính sách thoả
đáng đối với những người làm công tác chống sản xuất và
buôn bán hàng giả
90
3.3.5.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý trong lĩnh
vực chống sản xuất và buôn bán hàng giả
91
3.3.6.
Tăng cường công tác hợp tác quốc tế về chống sản xuất và
buôn bán hàng giả
93
kết luận
95
Tài liệu tham khảo
102
MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, sự phát triển vượt bậc của cuộc cách mạng
khoa học công nghệ cùng với sự đổi mới đường lối chính sách về kinh tế của
Đảng và Nhà nước ta đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Trên thị
trường các hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hoá ngày càng diễn
ra tấp nập, nhộn nhịp và cạnh tranh phát triển chạy theo nhu cầu, thị hiếu người
tiêu dùng. Trong điều kiện đó, công tác quản lý nhà nước, nhất là quản lý nền
kinh tế thị trường đang nảy sinh một số vấn đề phức tạp và có nhiều kẽ hở. Một
trong những vấn đề đáng quan tâm là sự gia tăng nạn sản xuất, buôn bán hàng
giả trong nền kinh tế thị trường. Những hoạt động này không những ảnh hưởng
trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người tiêu dùng, ảnh hưởng trực
tiếp đến lợi ích của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế mà còn làm ảnh
hưởng đến lợi ích của Nhà nước, của toàn xã hội, ảnh hưởng đến môi trường đầu
tư kinh doanh của Việt Nam, uy tín chính chị của Đảng và Nhà nước, làm giảm
lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Nhà nước.
Các hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả ở nước ta đang có chiều
hướng gia tăng và ngày càng lan rộng sang nhiều ngành hàng, chủng loại hàng
hoá. Trước nguy cơ gây hại của nạn hàng giả, đẩy mạnh công tác đấu tranh
chống sản xuất và buôn bán hàng giả là một yêu cầu cấp bách đòi hỏi sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, công tác đấu tranh chống sản xuất và
buôn bán hàng giả còn đòi hỏi các cơ quan chức năng phải thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp đồng bộ với các cơ quan hữu quan để đấu
tranh hạn chế nạn hàng giả. Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã ban hành một
số văn bản pháp luật quan trọng làm cơ sở pháp lý cho hoạt động phòng, chống
sản xuất, buôn bán hàng giả. Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương
các cấp cũng đã tích cực tổ chức kiểm tra, xử lý, đấu tranh, ngăn ngừa và làm
giảm dần các vụ sản xuất buôn bán, hàng giả, góp phần lành mạnh hoá hoạt động
2
lưu thông hàng hoá trên thị trường nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội,
người sản xuất chân chính và người tiêu dùng.
Để tìm hiểu một cách tương đối toàn diện về hoạt động sản xuất và buôn
bán hàng giả nhìn dưới góc độ quản lý nhà nước, trên cơ sở phân tích thực trạng
hàng giả, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xu hướng phát triển của hàng giả
và những tồn tại, hạn chế để tìm ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng
giả, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt
Nam hiện nay nhìn từ góc độ quản lý nhà nước” làm đề tài luận văn cao học.
2- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở nước ta liên quan đến vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả đã có một số
công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đề cập tới ở nhiều góc độ, ví dụ: Đề
tài khoa học "Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ trong tiến
trình hội nhập quốc tế của Việt Nam" năm 2005 của Đại học Quốc gia Hà Nội;
Luận án Phó tiến sĩ khoa học luật học "Đổi mới và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh
pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam” năm 1996 của Lê Xuân Thảo; Luận án tiến sĩ Luật học: “Tội làm hàng
giả, tội buôn bán hàng giả thực trạng và biện pháp phòng, chống” năm 2001 của
Trần Ngọc Việt; Luận văn thạc sĩ "Đấu tranh phòng chống tội làm hàng giả, tội
buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay" năm 1998 của Đỗ Thị Lan…
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên chủ yếu mang tính chất chuyên
ngành dân sự về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc mang tính chất chuyên
ngành hình sự nghiên cứu về Tội sản xuất và buôn bán hàng giả, mà chưa có
công trình nào nghiên cứu về chống sản xuất và buôn bán hàng giả dưới góc độ
quản lý nhà nước để làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng, ban hành
các chính sách và chủ trương, biện pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác
quản lý nhà nước về chống sản xuất và buôn bán hàng giả. Vì thế, đây là một
công trình nghiên cứu đầu tiên về lĩnh vực này dưới góc độ quản lý nhà nước.
3
3- Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản về chống sản xuất và
buôn bán hàng giả của Việt Nam nhìn dưới góc độ quản lý nhà nước bao gồm:
cở sở lý luận của quản lý nhà nước về chống sản xuất và buôn bán hàng giả; các
cơ quan chức năng quản lý và đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở
Việt Nam hiện nay; nội dung quản lý nhà nước; thực trạng quản lý nhà nước về
chống sản xuất và buôn bán hàng giả bao gồm: hệ thống pháp luật về chống sản
xuất và buôn bán hàng giả, những kết quả đạt được trong những năm qua, những
tồn tại, yếu kém, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó; yêu cầu đối với
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chống sản xuất và buôn bán hàng giả và
đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác
chống sản xuất và buôn bán hàng giả trong thời gian tới.
Vì phạm vi nghiên cứu đề tài tương đối rộng, liên quan tới nhiều cơ quan
khác nhau. Do vậy, Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu vấn đề sản xuất, buôn bán
hàng giả nói chung dưới góc độ quản lý nhà nước qua thực tiễn hoạt động của
lực lượng Quản lý thị trường - cơ quan của Bộ Thương mại.
4- Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của việc nghiên cứu là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn
quản lý nhà nước về chống sản xuất và buôn bán hàng giả, từ đó đề xuất những
giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công
tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả.
Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của việc nghiên cứu là: Phân
tích, làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh
chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam trên cơ sở pháp luật thực định
của Việt Nam, tham khảo pháp luật, kinh nghiệm của một số quốc gia; đánh giá
hiệu quả hoạt động thực tiễn công tác quản lý nhà nước về chống sản xuất và
buôn bán hàng giả ở nước ta trong những năm qua; phân tích, làm rõ những tồn
tại hạn chế về cơ chế, chính sánh cũng như những tồn tại, yếu kém trong quá
4
trình thực thi của các lực lượng chức năng. Từ đó, đề xuất một số giải pháp, kiến
nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chống sản xuất và buôn
bán hàng giả.
5- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở những phương pháp chủ yếu trong
nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học pháp lý nói riêng, như: phương pháp
duy vật biện chứng, phương pháp lôgic hình thức, phương pháp phân tích,
phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh luật học, phương pháp thống kê
chuyên ngành…
6- Điểm mới khoa học của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống về
cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở
Việt Nam hiện nay, những bất cập về cơ chế, chính sách cũng như thực thi của
các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước về chống sản xuất và buôn bán
hàng giả. Từ đó đề xuất và kiến nghị nhằm xây dựng những giải pháp đồng bộ
nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về chống sản xuất và
buôn bán hàng giả ở Việt Nam.
7- Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của Luận văn gồm 3 chương và 8 tiết.
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC
CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ
1.1. Khái quát chung về hàng giả
1.1.1. Quan niệm về hàng giả
Hàng giả đã xuất hiện trên thị trường nước ta trong nhiều năm trở lại đây,
nhất là từ khi chúng ta đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ chế độ quản lý tập trung
bao cấp sang quản lý hạch toán kinh doanh, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế thị
trường thì nạn làm hàng giả và buôn bán hàng giả ngày càng phát triển.
Trong lý luận và thực tiễn hiện tồn tại nhiều quan niệm về hàng giả. Trước
hết, tìm hiểu khái niệm về hàng hoá và thế nào là giả: “Hàng hoá là sản phẩm
dùng để thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và đi vào quá trình tiêu dùng
thông qua trao đổi” [43, tr. 214], còn "Giả có nghĩa không phải là thật mà được
làm với bề ngoài giống như cái thật để người khác tưởng là thật" [44, tr. 405].
Theo từ điển Bách khoa toàn thư: "Hàng giả là hàng làm bắt chước theo
mẫu mã của loại hàng thật nào đó đang được lưu hành, nhưng không bảo đảm
đủ tiêu chuẩn về phẩm chất hoặc không có giá trị sử dụng, hoặc không có giá trị
sử dụng đầy đủ, nhất là đối với mặt hàng thông dụng và có nhu cầu lớn. Về hình
thức, các loại hàng giả rất giống hàng thật, vì kĩ thuật làm hàng giả ngày càng
tinh vi. Người làm hàng giả cũng có khi sử dụng một phần nguyên liệu, các loại
bao bì, tem nhãn của hàng thật để lừa gạt người mua" [45]. Khái niệm này thực
ra chỉ là giải thích về mặt ngôn ngữ, mà chưa phải là khái niệm mang tính pháp
lý, thể hiện bản chất của hàng giả.
Ở đây chúng tôi không đi sâu vào thuật ngữ về hàng giả nói chung, mà
chỉ nghiên cứu tìm hiểu khái niệm về hàng giả được quy định trong các văn bản
pháp luật.
6
Nghị định số 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả nêu rõ:
"Hàng giả là những sản phẩm hàng hoá được sản xuất ra trái pháp luật có hình
dáng giống như sản phẩm được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu
thụ trên thị trường, hoặc những sản phẩm, hàng hoá không có giá trị sử dụng
đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó" (Điều 3).
Sản phẩm, hàng hoá có một trong những dấu hiệu dưới đây được coi là
hàng giả:
- Sản phẩm, hàng hoá (kể cả hàng nhập khẩu) có nhãn sản phẩm giả mạo
hoặc nhãn sản phẩm của một cơ sở sản xuất khác mà không được chủ nhãn đồng
ý;
- Sản phẩm, hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá giống hệt hoặc tương tự
có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của cơ sở
sản xuất, buôn bán khác đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp (Cục sáng chế), hoặc đã được bảo hộ theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam
tham gia;
- Sản phẩm, hàng hoá mang nhãn không đúng với nhãn sản phẩm đã đăng
ký với cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng;
- Sản phẩm, hàng hoá ghi dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam khi chưa được
cấp giấy chứng nhận và dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam;
- Sản phẩm, hàng hoá đã đăng ký hoặc chưa đăng ký chất lượng với cơ
quan Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng mà có mức chất lượng thấp hơn mức tối
thiểu cho phép;
- Sản phẩm, hàng hoá có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản
chất, tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó (Điều 4) [15, tr.1,2].
Trong quá trình thực hiện những quy định này đã cho thấy hàng giả được
quy định tại Nghị định số 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng
7
nói trên chưa thể hiện rõ các dấu hiệu về mặt bản chất của hàng giả; khái niệm
về hàng giả còn được đề cập chung chung dưới dạng liệt kê. Hoạt động của thực
tiễn đòi hỏi phải có sự phân định rõ ràng hơn về hàng giả giúp cho công tác đấu
tranh ngăn ngừa, chống hàng giả tránh được những khó khăn trong xử lý các
hành vi vi phạm. Đến nay, Nghị định này đã hết hiệu lực thi hành.
Thông tư Liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày
27/4/2000 của Liên Bộ Thương mại, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học
Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày
27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán
hàng giả đã quy định hàng hoá có một trong các dấu hiệu sau đây bị coi là hàng
giả:
Một là, hàng giả chất lượng hoặc công dụng.
- Hàng hoá không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng như
bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.
- Hàng hoá đưa thêm tạp chất, chất phụ gia không được phép sử dụng làm
thay đổi chất lượng; không có hoặc có ít dược chất, có chứa dược chất khác với
tên dược chất ghi trên nhãn hoặc bao bì; không có hoặc không đủ hoạt chất, chất
hữu hiệu không đủ gây nên công dụng; có hoạt chất, chất hữu hiệu khác với tên
hoạt chất, chất hữu hiệu ghi trên bao bì.
- Hàng hoá không đủ thành phần nguyên liệu hoặc bị thay thế bằng những
nguyên liệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất lượng so với tiêu chuẩn chất
lượng hàng hoá đã công bố, gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khỏe người,
động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.
- Hàng hoá thuộc danh mục Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng mà không thực
hiện gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực vật hoặc
môi sinh, môi trường .
8
- Hàng hoá chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mà sử dụng giấy
chứng nhận hoặc dấu phù hợp tiêu chuẩn (đối với danh mục hàng hoá bắt buộc).
Hai là, giả về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc,
xuất xứ hàng hoá:
- Hàng hoá có nhãn hiệu hàng hoá trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với
nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ cho cùng loại hàng hoá kể
cả nhãn hiệu hàng hoá đang được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế mà Việt
Nam tham gia, mà không được phép của chủ nhãn hiệu.
- Hàng hoá có dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự
gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất xứ hàng hoá
được bảo hộ.
- Hàng hoá, bộ phận của hàng hoá có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu
dáng công nghiệp đang được bảo hộ mà không được phép của chủ kiểu dáng
công nghiệp.
- Hàng hoá có dấu hiệu giả mạo về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá
gây hiểu sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp hàng hoá.
Ba là, giả về nhãn hàng hoá
- Hàng hoá có nhãn hàng hoá giống hệt hoặc tương tự với nhãn hàng hoá
của cơ sở khác đã công bố.
- Những chỉ tiêu ghi trên nhãn hàng hoá không phù hợp với chất lượng
hàng hoá nhằm lừa dối người tiêu dùng.
- Nội dung ghi trên nhãn bị cạo, tẩy xoá, sửa đổi, ghi không đúng thời hạn
sử dụng để lừa dối khách hàng .
Bốn là, các loại ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất, tiêu thụ hàng
giả:
9
- Các loại đề can, tem sản phẩm, nhãn hàng hoá, mẫu nhãn hiệu hàng hoá,
bao bì sản phẩm có dấu hiệu vi phạm như: trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với
nhãn hàng hoá cùng loại, với nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi
xuất xứ hàng hoá được bảo hộ.
- Các loại hoá đơn, chứng từ, chứng chỉ, tem, vé, tiền, ấn phẩm có giá trị
như tiền, ấn phẩm và sản phẩm văn hoá giả mạo khác [37, tr.2, 3].
Theo Thông tư liên tịch này thì hàng giả có hai loại: giả về chất lượng,
công dụng và giả về hình thức. Hàng giả về chất lượng, công dụng thường là
những hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với
tên gọi, công dụng của nó, không đảm bảo tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật đã
được quy định. Còn hàng giả về hình thức có nghĩa là giả về nhãn hiệu hàng hóa,
kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, nhãn hàng hóa.
Tuy nhiên, Thông tư này đến nay đã không còn phù hợp với thực tiễn,
chưa xác định được khái niệm “hàng giả về sở hữu trí tuệ”, cho nên cũng không
xác định được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong việc sản xuất, nhập
khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá hàng giả, chưa phân biệt được rõ ràng giữa
hàng giả và hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ - tức là những hàng hoá
được làm ra do hành vi sử dụng trái phép các đối tượng của quyền sở hữu công
nghiệp, mà quy định như vậy hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
có một bộ phận bị trùng nhau. Thực chất, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp cũng là một loại hàng giả, song để tạo điều kiện thuận lợi cho các
cơ quan thực thi pháp luật có sự áp dụng đúng đắn thì việc phân biệt khái niệm
hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là rất cần thiết. Do không
có quy định cụ thể và rõ ràng về vấn đề này nên trong thực tế, không chỉ người
dân mà ngay cả các cơ quan chức năng khi thực thi pháp luật vẫn chưa có sự
phân định rõ giữa hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Điều
này dẫn đến sự không thống nhất trong hoạt động áp dụng pháp luật.
Khắc phục những hạn chế nêu trên, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã đề
10
cập được các hành vi “Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả
mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho
người khác thực hiện hành vi này” (Điểm c Khoản 1 Điều 211), mà các loại
hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ này được quy định cụ thể tại Điều 213, Luật
này như sau:
1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao
gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng
hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậu
quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn
nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang
được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu
nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
3. Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép
của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan” [9, tr.75].
Với quy định này, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã xác định và quy định
rõ các hành vi sản xuất, nhập khẩu, lưu thông hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ.
Trên đây là những quy định của Nhà nước ta về hàng giả, đây là những
quy định cơ bản nhất về hàng giả và cũng là những đặc điểm để nhận biết về
hàng giả. Nhưng nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa có
quy định toàn diện, tổng quát nhất khái niệm hàng giả, dấu hiệu nào để nhận biết
hàng giả? Chính vì vậy cần thiết phải nghiên cứu một cách có hệ thống để đưa ra
một khái niệm chung nhất về hàng giả, các dấu hiệu để nhận biết hàng giả, thể
hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật để làm căn cứ cho các lực lượng
chức năng, người dân phát hiện hàng giả, đấu tranh chống các hành vi sản xuất
và buôn bán hàng giả.
11
Theo quan điểm của Cơ quan Phát triển kinh tế Pháp: “Hàng giả, đó là
hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, có nghĩa là toàn bộ phần đầu tư mà doanh
nghiệp đã bỏ ra nhằm phát triển một nhãn hiệu hàng hoá, tạo ra mẫu mã mới,
sáng chế ra một giải pháp, làm cho mọi người biết đến một sản phẩm đặc biệt
đã bị đánh cắp”[65, tr.4]. Làm hàng giả là một loại tội phạm được xác định
trong Luật sở hữu trí tuệ.
Theo quan điểm của Uỷ ban quốc gia chống hàng giả của Úc: “Hàng giả
là hàng hoá sản xuất bất hợp pháp và trái pháp luật xâm phạm sản phẩm thật đã
được bảo hộ bởi Luật quyền sở hữu công nghiệp, Luật bản quyền ” [65, tr.5].
Còn theo quan điểm của Cơ quan Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc, Nhật Bản,
Thái Lan, họ đều chưa có khái niệm cụ thể, chính xác nào về hàng giả mà chủ
yếu họ đều coi đó là hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công
nghiệp.
Từ những quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra khái niệm
tổng quát về hàng giả như sau: “Hàng giả là tất cả các loại hàng hoá được sản
xuất trái pháp luật dựa trên các hàng hoá đã có trên thị trường có những đặc
điểm, tính chất, kiểu dáng và các thông tin dấu hiệu của hàng thật nhưng không
đủ tiêu chuẩn chất lượng quy định gây nhầm lẫn với hàng hoá đang được bảo hộ
nhằm mục đích lừa dối người tiêu dùng và thu lợi bất chính”.
1.1.2. Đặc điểm của hàng giả
Thứ nhất, hàng giả là những vật phẩm hàng hoá được sản xuất, nhập
khẩu trái pháp luật.
Hàng giả dù bất kỳ là sản phẩm nào cũng là những vật phẩm được sản
xuất, nhập khẩu trái pháp luật. Tính trái pháp luật thể hiện ở chỗ: Pháp luật cấm
các hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng giả; các hành vi vi phạm liên
quan về hàng giả sẽ bị xử lý theo các quy định pháp luật.
12
Nghị định số 175/2004/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại quy định xử phạt về kinh
doanh hàng giả (Điều 18) và xử phạt về kinh doanh tem, nhãn, bao bì hàng hoá
giả (Điều 19) Ngoài ra, còn một số các Nghị định của Chính phủ quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, nhãn hàng hoá,
văn hoá thông tin … đã quy định các hành vi cụ thể liên quan đến hàng giả và
chế tài xử phạt. Tuỳ theo mức độ gây thiệt hại, các tổ chức và cá nhân sản xuất,
buôn bán hàng giả có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy tố … Bộ luật Hình sự
năm 1999 quy định tội phạm về hàng giả (Điều 156: Tội sản xuất và buôn bán
hàng giả, Điều 157: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm,
thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh)
Thứ hai, hàng giả dựa trên các hàng hoá đã có trên thị trường có những
đặc điểm, tính chất, kiểu dáng và các thông tin dấu hiệu của hàng thật nhưng
không đủ tiêu chuẩn chất lượng quy định gây nhầm lẫn với hàng hoá đang được
bảo hộ.
Hàng thật với tư cách vật làm chuẩn phải là hàng hoá có đăng ký sản xuất
ra theo nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hoá và
đã được Nhà nước bảo hộ theo văn bằng bảo hộ do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền cấp (kể cả nhãn hiệu hàng hoá của nước ngoài được đăng ký bảo hộ tại
Việt Nam). Tất cả hàng hoá cùng loại của nhà sản xuất khác được làm giả giống
hệt hoặc tương tự nhãn hiệu, kiểu dáng hoặc tên gọi xuất xứ của hàng hoá đã
được Nhà nước bảo hộ như trên thì đều bị coi là hàng giả. Hàng giả thường có
đặc điểm, tính chất, kiểu dáng của hàng thật, mô phỏng, sao chép các đặc điểm
của hàng thật, sao cho giống hàng thật để người tiêu dùng khó nhận biết, phân
biệt. Hầu hết hàng giả được sản xuất với mẫu mã, bao bì, kiểu dáng giống như
hàng thật. Về chất lượng, hàng giả thông thường không bằng hàng thật. Ngoài
hàng giả về chất lượng hoặc công dụng, phần lớn các loại hàng giả về mẫu mã,
bao bì, nhãn hiệu, kiểu dáng v.v…chất lượng không bằng hàng thật. Tuy nhiên
13
cũng có một số hàng giả chất lượng tương đương so với hàng thật, việc làm giả
về mẫu mã, bao bì nhằm giảm chi phí đầu tư, rút ngắn quá trình xâm nhập thị
trường.
Thứ ba, hàng giả được tạo ra nhằm mục đích lừa dối người tiêu dùng
Hàng giả không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng do giá trị sử
dụng của loại hàng này ít hơn, thậm chí không có giá trị sử dụng so với hàng
thật. Mục đích của việc làm hàng giả là làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với
hàng thật để tiêu thụ hàng giả. Mục đích này đạt được từ sự cố gắng mô phỏng
những đặc điểm, tính chất của hàng thật, thể hiện qua những dấu hiệu trùng hoặc
tương tự gây nhầm lẫn như: gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người
khác đang được bảo hộ cho cùng loại hàng hoá; gây nhầm lẫn với tên thương
mại được bảo hộ; có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu dáng đang được bảo hộ;
có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu; giả mạo chỉ dẫn địa lý hay có nhãn hàng hoá
giống hệt hoặc tương tự với nhãn của cơ sở khác. Chính vì có các dấu hiệu, yếu
tố gây nhầm lẫn với hàng thật mà hàng giả nhìn giống như hàng thật và người
tiêu dùng mua nhầm hàng giả.
1.1.3. Tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam
Tình trạng sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay là rất phức
tạp đang đặt ra những thách thức to lớn đối với nền kinh tế khi nước ta đang đẩy
nhanh quá trình hội nhập và đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO). Những vi phạm về hàng giả xảy ra ở hầu khắp các lĩnh vực sản xuất,
ngành hàng và địa phương, dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trước đây, hàng giả xuất hiện tập trung ở một số mặt hàng như bột ngọt,
rượu, mỹ phẩm, hàng điện tử nhưng gần đây, hàng giả đã mở rộng ra nhiều
mặt hàng khác như: các loại phụ tùng xe, hàng điện tử cao cấp, nước hoa, rượu
ngoại, đến hàng tiêu dùng bình thường như kem đánh răng, dầu gội đầu
14
Tình trạng sản xuất và lưu thông hàng giả liên quan đến sở hữu trí tuệ ở
Việt Nam đang có xu hướng phức tạp hơn, nhất là các đối tượng sở hữu trí tuệ
trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bản quyền, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng
công nghiệp, tên gọi, nguồn gốc xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý nổi tiếng Đặc
biệt, hàng giả xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhập từ nước ngoài vào Việt Nam
đang có xu hướng gia tăng. Phương thức, thủ đoạn đưa hàng giả vào thị trường
nội địa rất đa dạng, tinh vi với nhiều hình thức như nhập tiểu ngạch, nhập lậu và
có cả hàng nhập chính ngạch, sau khi qua biên giới được thay nhãn hiệu tương tự
hoặc trùng với nhãn hiệu nổi tiếng ở nước ngoài sau đó nhập lại Việt Nam. Gần
đây xuất hiện nhiều trường hợp công ty nước ngoài lợi dụng các nhãn hiệu tên
gọi xuất xứ hàng hoá và chỉ dẫn địa lý nổi tiếng của Việt Nam dưới các hình
thức như đăng ký bảo hộ tại nước ngoài, sản xuất hàng giả để sản xuất tiêu thụ
trên thị trường Việt Nam.
* Một số mặt hàng phổ biến bị làm giả:
- Nhóm mặt hàng thuốc chữa bệnh, dược phẩm: Hiện tượng phổ biến nhất
và nhiều doanh nghiệp gặp phải đó là việc nhái nhãn hiệu các loại thuốc của các
doanh nghiệp, các thương hiệu có uy tín, tệ hại hơn là các loại thuốc không có
hoạt chất chữa bệnh. Tình trạng có những hiệu thuốc tự dán nhãn mác của các
công ty có uy tín để bán ra thị trường. Ví dụ, một loại thuốc có nhiều đơn vị cùng
sản xuất như: Hoạt huyết dưỡng lão, viên sáng mắt, bao bì nhãn mác na ná giống
nhau kể cả kiểu dáng và nhãn hiệu; nước súc miệng TB của Công ty
TRAPHACO thì dùng kiểu dáng chai giống như của TRAPHACO, chỉ khác
nhau về độ đậm nhạt; đường Glucose được sản xuất ở Hưng Yên nhưng dán mác
của Công ty Dược phẩm TW I; những sản phẩm hàng đầu của Glaxo Smith
Kline đã bị làm giả và đã bán trên thị trường Việt Nam như: Fortum, Zantac,
Panadol Một số trường hợp thuốc giả không đạt chất lượng đựng trong bao bì
dưới tên nhà sản xuất của các Công ty nổi tiếng thế giới [55, tr. 2].
15
- Nhóm mặt hàng mỹ phẩm: Trong những năm gần đây, mặt hàng mỹ
phẩm bị làm giả gia tăng nhanh chóng, nghiêm trọng hơn là làm giả các loại mỹ
phẩm chăm sóc da, tóc Sản phẩm OLAY lưu thông trên thị trường sau một
tháng thì hàng giả đã xuất hiện tràn lan khắp cả nước và được bày bán công khai,
nhiều người tiêu dùng bị lừa mua phải hàng giả theo giá hàng thật; sản phẩm
Sunsilk, kem đánh răng P/S, Dove, Clear, Pond’s là những sản phẩm nổi tiếng
của Công ty Unilever Việt Nam, mỹ phẩm chăm sóc tóc Wella của Công ty
TNHH Nam Đạo cũng bị làm giả từ nước ngoài đưa vào. Có những sản phẩm bị
làm giả mà ngay cả những đại lý mỹ phẩm của các công ty cũng không nhận biết
được nếu xem không kỹ, nếu để mẫu hàng giả và mẫu hàng thật để gần nhau thì
người tiêu dùng cũng khó có thể nhận biết được. Tình trạng này làm cho các
doanh nghiệp kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn là nếu thay đổi mẫu mã và cách
trang trí thì trong một thời gian rất ngắn đã bị làm giả và chỉ cần giải thích hướng
dẫn cho khách hàng phân biệt giữa hàng thật và hàng giả thì sau một thời gian
ngắn sản phẩm làm giả sẽ làm y hệt như hướng dẫn [55, tr. 2].
- Nhóm mặt hàng thực phẩm: Hình thức làm giả chủ yếu là ăn cắp nhãn
hiệu bao bì, lấy sản phẩm chất lượng kém hơn đóng gói bán kiếm lời như: dùng
bột canh rồi đóng mác bột ngọt làm giả Vifon; nước mắm Cát Hải, thương hiệu
vốn nổi tiếng trên thị trường Hải Phòng cũng thường xuyên bị làm giả, điển hình
là Cơ quan Quản lý thị trường Hải Phòng đã bắt quả tang cơ sở sản xuất kinh
doanh nước mắm giả của bà Nguyễn Thị Re (xã Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên)
dùng kẹo đắng, nước muối và một số chất phụ gia khác đóng chai nhãn "Nước
mắm Cát Hải", thu giữ tiêu huỷ 2.052 chai nước mắm và 3.500 nhãn mác giả của
Công ty nước mắm Cát Hải, xử phạt hành chính 15 triệu đồng, sữa bột bị làm giả
từ loại đóng gói theo kilogram bày bán công khai trên thị trường [55, tr. 3].
- Nhóm mặt hàng rượu: Rượu, bia giả xuất hiện rất nhiều trên thị trường,
rượu giả có đủ loại: rượu nội giả, rượu ngoại giả, làm giả trong nước và làm giả
cả ở nước ngoài. Rượu ngoại giả chủ yếu mang nhãn hiệu của loại rượu đắt tiền
16
như Rermy, Johny Walker, vang ngoại… Rượu nội bị làm giả nhiều nhất là rượu
Nếp mới, Lúa mới của Công ty Rượu Hà Nội, Vang Đà Lạt. Tại các vũ trường
và các bar rượu, hầu hết rượu ngoại bày bán tại đây là rượu nhập lậu sử dụng tem
giả không rõ nguồn gốc, rượu giả. Đã có rất nhiều vụ sản xuất và kinh doanh
rượu giả đã bị phát hiện và xử lý trong thời gian gần đây. Lực lượng Quản lý thị
trường Hà Nội có năm đã phát hiện tới 10.000 chai rượu vang Pháp giả, thu giữ
13.000 chai rượu giả nhãn hiệu sản xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh [55, tr. 3].
- Nhóm mặt hàng gas: Phổ biến là các đối tượng thu mua vỏ bình gas của
các hãng, các công ty có thương hiệu nổi tiếng sang chiết gas trái phép bằng cách
cắt, thay tai xách trên bình gas, sơn hoặc mài bỏ chữ và logo của các công ty trên
vỏ bình gas, làm thành bình gas mới rồi chiết nạp gas trái phép. Bình quân mỗi
bình gas giả nhãn hiệu đều thiếu 0,5 - 1kg/bình 12kg. Tình trạng triết nạp gas trái
phép gây thiệt hại cho các công ty làm ăn chân chính, làm mới vỏ bình ga trái
phép khiến cho vỏ bình bị mài mòn, giảm khả năng chịu áp lực gây nguy hiểm
cho người sử dụng [54, tr. 2].
- Thuốc lá điếu giả: Xuất hiện và lưu thông phổ biến trên thị trường rất
nhiều, chủ yếu tập trung ở các địa bàn trung tâm như Hà Nội, Hải Phòng và
thành phố Hồ Chí Minh Thuốc lá giả chủ yếu là giả về nhãn hiệu hàng hoá
như: Thuốc lá 555, Whitehorse, Vinataba, Du lịch … Các lực lượng chức năng
đã nỗ lực ngăn chặn, bắt giữ thuốc lá giả trên thị trường. Tuy nhiên kết quả đạt
được vẫn chưa phản ánh được tình trạng thuốc lá điếu giả lưu thông trên thị
trường hiện nay.
Số lượng thuốc lá giả do lực lượng Quản lý thị trường cả nước
bắt giữ và tiêu huỷ từ năm 2001- 2006 [53, tr. 3]
STT
Năm
Số lượng
(đơn vị tính: bao)
1
2001
2.457
2
2002
117.308
3
2003
14.296
17
4
2004
3.126
5
2005
3.786
6
2006
2.349
7
Tng s
143.322
Tình trạng làm và l-u thông hàng giả hiện nay đang đặt ra những thách
thức to lớn đối với nền kinh tế. Những vi phạm về hàng giả xảy ra ở hầu khắp các
lĩnh vực sản xuất, ngành hàng và địa ph-ơng, d-ới nhiều hình thức khác nhau. Có
thể nói mặt hàng nào cũng có thể bị làm giả. Nhiều sản phẩm của các th-ơng
hiệu có uy tín nh-: Cà phê Trung Nguyên, Xi măng Hà Tiên, sản phẩm may Việt
Tiến, n-ớc khoáng LaVie đều bị làm giả về nhãn hiệu hàng hóa hoặc kiểu dáng
công nghiệp. Ngay nh- cổ phiếu, một loại hình kinh doanh rất mới mẻ của Việt
Nam, cũng đã bị một nhóm ng-ời làm giả. Nguy hiểm nhất là các sản phẩm làm
giả có ảnh h-ởng trực tiếp đến sức khỏe ng-ời tiêu dùng nh- thực phẩm, mỹ
phẩm, thuốc chữa bệnh.
1.1.4. Vấn đề sản xuất và buôn bán hàng giả trên thế giới
Tình trạng hàng giả đã trở thành thách thức đối với tất cả các lĩnh vực sản
xuất trên thế giới khi trình độ công nghệ ngày nay đang phát triển nh- vũ bão.
Lợi nhuận đem lại từ hàng giả là rất lớn, rủi ro lại ít vì luật lệ lỏng lẻo, kinh
doanh hàng giả đang đ-ợc thống trị bởi nhiều băng nhóm mang tính quốc tế và
gây thiệt hại hàng tỷ đôla cho nền kinh tế thế giới. Hàng giả, giấy tờ giả mạo và
việc sao chụp tên nhãn hiệu của các sản phẩm có giá trị lớn ảnh h-ởng lớn đến
việc đẩy mạnh sản xuất, xúc tiến th-ơng mại trên toàn thế giới.
Hàng giả đ-ợc sản xuất theo kiểu dáng và đóng nhãn mác giống hàng thật
sau đó đ-ợc tung ra thị tr-ờng đánh lừa ng-ời tiêu dùng. Các nhóm sản xuất hàng
giả hoạt động trên qui mô lớn với hàng nghìn công nhân. Họ th-ờng gửi đại diện
tới các hội chợ th-ơng mại lớn để thu thập những mẫu mã mới nhất sau đó bắt
tay ngay vào sản xuất. Các nhãn hiệu nổi tiếng bị làm giả nhiều nhất trên thị
tr-ờng là Nike, Adidas, Sony, Gillette và một số nhãn hiệu d-ợc phẩm nổi tiếng
18
khác. Quần áo, phụ kiện may mặc, mỹ phẩm và n-ớc hoa chiếm 1/3 tổng số hàng
giả trên thế giới; phần mềm máy tính chiếm 35%; đầu máy video, DVD và CD
chiếm 25%. Trong khi đó, đồng hồ Thụy Sĩ giả mạo đ-ợc bán nhiều hơn là thật,
40 triệu chiếc giả so với 26 triệu đồng hồ thật. Gần nh- không có một lĩnh vực
sản phẩm nào mà không có hàng giả mạo. Tại Anh, mỗi ngày trung bình có 1
triệu điếu thuốc lá giả bị tịch thu, cứ 12 điếu thuốc là có 1 điếu thuốc giả th-ờng
chứa các chất gây ung th- cao gấp 5 lần thuốc lá thật.
Ngay trong lĩnh vực công nghệ cao cũng có giả mạo, từ kem d-ỡng da,
n-ớc hoa, pin và chip máy tính cho đến kiểu dáng ôtô, kỹ thuật tàu chạy trên đệm
từ tr-ờng, tất cả đều bị làm giả.
Hiện nay hàng giả đã chiếm lĩnh 1/10 th-ơng mại thế giới. Cứ 3 đĩa CD thì
có một là đ-ợc sao chép trái phép, giày thể thao Nike, Viagra và thuốc ngừa thai,
bộ lọc dầu và thiết bị đánh lửa, tất cả đều bị làm giả. Do tiết kiệm đ-ợc chi phí
nghiên cứu và tiếp thị, những ng-ời làm hàng giả có thể tung ra thị tr-ờng hàng
giả với giá rẻ hơn nhiều so với hàng thật [47].
- Theo báo cáo của Phòng Th-ơng mại Mỹ: Tại Mỹ mỗi năm, các ngành
công nghiệp Mỹ thất thu từ 200 - 250 tỷ USD và hơn 750.000 lao động thất nhiệp
vì nạn sản xuất hàng giả [61, tr.15].
- Tại Italia: Hoạt động làm hàng giả đã tăng đến chóng mặt trong vòng
m-ời năm qua, đứng hàng thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Hàng
giả trở thành hiểm hoạ cho nhiều doanh nghiệp làm ăn hợp pháp, với nguy cơ
đánh mất không chỉ thị phần mà còn cả uy tín đối với khách hàng. Mỗi năm, tập
đoàn Proter & Gamble phải chi tới 3 triệu USD bồi th-ờng khách hàng mua phải
hàng giả, ch-a kể các khoản chi phí phát sinh cho các biện pháp chống hàng giả.
Thành phố Milan - Italia, kinh đô thời trang, cũng đứng đầu thế giới về sản xuất
các loại hàng giả cao cấp.
- Tại Đức ngày càng nhiều hàng giả xuất hiện trong cửa hàng. Hàng giả
chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, ngay đến dấu niêm phong kiểm tra sản phẩm
cũng đ-ợc làm giả. Trong vòng 10 năm qua, số vụ hàng giả bị tịch thu tại Đức đã