đại học quốc gia hà nội
khoa luật
hà thị tuyến
phổ biến pháp luật cho ng-ời nông dân nông thôn
và đồng bào dân tộc thiểu số trong điều kiện
xây dựng nhà n-ớc pháp quyền
luận văn thạc sĩ luật học
Hà nội - 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HÀ THỊ TUYẾN
PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI NÔNG DÂN NÔNG THÔN
VÀ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG ĐIỀU KIỆN
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số : 60 38 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Đào Trí úc
HÀ NỘI - 2011
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI NÔNG DÂN NÔNG THÔN
VÀ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY
8
1.1.
Những khái niệm cơ bản về phổ biến, giáo dục pháp luật
8
1.1.1.
Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật
8
1.1.2.
Mục đích, yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
9
1.1.2.1.
Mục đích của việc phổ biến, giáo dục pháp luật
9
1.1.2.2.
Yêu cầu đối với việc phổ biến, giáo dục pháp luật
12
1.1.3.
Chủ thể và đối tượng của phổ biến, giáo dục pháp luật
17
1.1.4.
Nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật
19
1.2.
Đặc điểm của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho
người nông dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số và
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác này
25
1.2.1.
Đặc điểm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người
nông dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta
25
1.2.2.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật cho người nông dân nông thôn và đồng
bào dân tộc thiểu số
35
1.3.
Vị trí, vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
trong thời kỳ xây dựng nhà nước pháp quyền
38
Chương 2: THỰC TRẠNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO NGƯỜI NÔNG DÂN NÔNG THÔN VÀ ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
45
2.1.
Đặc điểm điều kiện Chính trị- kinh tế- xã hội đối với công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người nông dân nông
thôn và đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta
45
2.2.
Thực trạng công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho người
nông dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta
trong thời gian qua
53
2.2.1.
Thực trạng về công tác giáo dục pháp luật cho người nông
dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số
53
2.3.
Đánh giá thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
cho người nông dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số
trong thời gian qua
77
2.3.1.
Ưu điểm
77
2.3.2.
Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
79
2.3.3.
Bài học kinh nghiệm
82
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN CỦA
VIỆC TĂNG CƯỜNG PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT CHO NGƯỜI NÔNG DÂN NÔNG THÔN VÀ
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở NƯỚC TA
84
3.1.
Yêu cầu đặt ra đối với việc tăng cường công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật cho người nông dân nông thôn và đồng
bào dân tộc thiểu số
84
3.2.
Phương hướng cụ thể đối với việc tăng cường công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật cho người nông dân nông thôn và
đồng bào dân tộc thiểu số
85
3.2.1.
Xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác tuyên truyền, phổ
biến pháp luật cho người nông dân nông thôn và đồng bào
dân tộc thiểu số
85
3.2.2.
Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ
biến pháp luật
86
3.2.3.
Phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ, thực hiện nghiêm
túc giáo dục công dân trong nhà trường
89
3.2.4.
Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác tuyên truyền,
phổ biến pháp luật cho người nông dân nông thôn và đồng
bào dân tộc thiểu số
90
3.2.5.
Phát huy sức mạnh, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác tuyên truyền,
phổ biến pháp luật cho người nông dân nông thôn và đồng
bào dân tộc thiểu số
90
3.2.6.
Kiểm tra, giám sát; định kỳ sơ kết, tổng kết việc tổ chức
thực hiện kế hoạch
91
3.3.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật cho người nông dân nông thôn và đồng vào
dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời gian tới
92
3.3.1.
Phổ biến giáo dục pháp luật bằng hình thức tuyên truyền miệng
92
3.3.2.
Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng
94
3.3.3.
Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua công tác hòa giải ở
cơ sở
98
3.3.4.
Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua việc thực hiện hương
ước, quy ước tại cộng đồng dân cư
101
3.3.5.
Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua luật tục, phong tục
tập quán
104
3.3.6.
Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua hoạt động của các
luật sư, luật gia
108
3.3.7.
Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của
Tòa án
110
3.3.8.
Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua trợ giúp pháp lý
112
3.3.9.
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc xây dựng tủ
sách pháp luật ở cơ sở
113
KẾT LUẬN
117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
120
PHỤ LỤC
123
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GDPL
: Giáo dục pháp luật
HĐND
: Hội đồng nhân dân
PBGDPL
: Phố biến, giáo dục pháp luật
UBND
: Ủy ban nhân dân
XHCN
: Xã hội chủ nghĩac
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
2.1
Tốc độ tăng giá trị sản xuất (%) các khu vực kinh tế qua
các thời kỳ
46
2.2
Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (%) qua
các thời kỳ
47
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những công tác
quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt là thời kỳ xây dựng nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN). PBGDPL là chiếc cầu nối và là phƣơng tiện
không thể thiếu trong việc nâng cao tri thức pháp luật, ý thức tôn trọng, chấp
hành pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng pháp luật trong quản lý
nhà nƣớc và xã hội, mặt khác Ngƣời quan tâm đặc biệt đến giáo dục ý thức
tiến bộ cho nhân dân trong đó bao gồm ý thức về pháp luật, Ngƣời kêu gọi:
"Mọi ngƣời dân Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của
mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công việc xây dựng nhà
nƣớc". Ngƣời cũng cho rằng chấp hành pháp luật là nghĩa vụ cao cả của công
dân và đòi hỏi công dân phải cùng nhau ra sức giữ gìn trật tự, tuyệt đối tuân
theo mệnh lệnh của Chính phủ.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V chỉ rõ: "Các cấp ủy đảng, các cơ
quan nhà nƣớc, các đoàn thể phải thƣờng xuyên giải thích pháp luật trong các
tầng lớp nhân dân, đƣa việc giáo dục pháp luật vào các trƣờng học, các cấp
học, xây dựng ý thức sống có pháp luật và tôn trọng pháp luật" [10]. Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI - Đại hội của đƣờng lối đổi mới toàn diện đất nƣớc
khẳng định rõ vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật (GDPL):
Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp
luật, đƣa việc dạy pháp luật vào hệ thống các trƣờng của Đảng, của
Nhà nƣớc để kể cả các trƣờng phổ thông, đại học, của các đoàn thể
nhân dân. Cán bộ quán lý các cấp từ trung ƣơng đến đơn vị cơ sở
phải có kiến thức pháp luật, cần sử dụng nhiều hình thức và biện
2
pháp để giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và làm tƣ
vấn pháp luật cho nhân dân [11].
Trong công cuộc đổi mới, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, công tác PBGDPL càng có ý nghĩa
quan trọng và đƣợc quan tâm nhiều hơn ở mọi cấp, mọi ngành. Công tác
PBGDPL tốt sẽ giúp mọi ngƣời hiểu biết pháp luật, chấp hành pháp luật và
luôn có ý thức: "sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật", góp phần tích
cực trong ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy kinh tế phát triển
bền vững ở từng địa phƣơng nói riêng và cả nƣớc nói chung.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: "Phát huy dân
chủ đi đôi với gĩƣ vững kỷ luật, kỷ cƣơng, tăng cƣờng pháp chế, quản lý xã
hội bằng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, giáo dục
toàn dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật" [15].
Thực hiện Chỉ thị số 32CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thƣ
Trung ƣơng Trung ƣơng Đảng về "Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong
công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật
của cán bộ, nhân dân", chƣơng trình PBGDPL của Chính phủ từ năm 2008-
2010 và Nghị quyết liên tịch số 01 ngày 07/9/1999 về việc phối hợp PBGDPL
cho cán bộ, nhân dân ở nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc ít ngƣời. Chƣơng trình 212 với đề án "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật cho ngƣời dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2008-
2012" trong những năm qua, chính quyền và ngành tƣ pháp các cấp đã
nghiêm túc triển khai thực hiện. Lực lƣợng cán bộ làm công tác PBGDPL
đƣợc kiện toàn, củng cố, ngày càng đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng. Hình
thức và phƣơng pháp tuyên truyền ngày càng phong phú không ngừng đƣợc
cải tiến phù hợp với từng địa phƣơng. Góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội,
từng bƣớc ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, công cuộc công nghiệp
3
hóa, hiện đại hóa và thực hiện thắng lợi mục tiêu: "Xây dựng Nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân".
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực và thành tựu đã đạt đƣợc,
công tác PBGDPL cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế nhƣ: Đội ngũ cán bộ làm
công tác này còn hạn chế, nội dung tuyên truyền chƣa đầy đủ, hình thức,
phƣơng pháp tuyên truyền chƣa mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, việc nghiên
cứu đề tài, "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân nông
thôn và đồng bào dân tộc thiểu số", mang tính cấp thiết, không những về lý
luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn hiện nay. Đặc biệt là trong giai đoạn
nƣớc ta đang có chủ trƣơng xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN, xây dựng
nông thôn mới cho vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số.
Là ngƣời trực tiếp tham gia công tác tuyên truyền PBGDPL cho ngƣời
dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số ngay từ khi đƣợc tuyển dụng vào
Phòng Tƣ pháp UBND huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở các kiến
thức tiếp thu đƣợc trong quá trình theo học khóa đào tạo cao học luật, tôi chọn
đề tài "Phổ biến pháp luật cho người nông dân nông thôn và đồng bào dân
tộc thiểu số trong xây điều kiện dựng nhà nước pháp quyền" làm luận văn
tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong nhiều năm qua, nghiªn cøu vò công tác tuyên truyền,
PBGDPL cũng ®· cã nhiÒu tµi liÖu, c«ng tr×nh nghiªn
cøu. Ch¼ng h¹n nh-:
- "Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật", Nxb
Văn hóa dân tộc, do Bộ Tƣ pháp - Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc,
- "Tăng cường năng lực pháp luật tại Việt Nam- giai đoạn 2", Dự án
VIE/98/001 năm 2005;
4
- "H-íng dén nghiÖp vô phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p
luËt", do Nhµ xuÊt b¶n T- ph¸p, Hµ Néi Ên hµnh n¨m
2006;
- "Giáo dục ý thức pháp luật với việc tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa", Luận án tiến sĩ luật của Trần Ngọc Đƣờng.
- "Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa và giáo dục pháp luật cho nhân
dân lao động ở Việt Nam", Luận án phó tiến sĩ luật của Nguyễn Đình Lộc.
- "Giáo dục pháp luật cho nhân dân" của tác giả Nguyễn Ngọc Minh
(Tạp chí Cộng sản, số 10, tr.34-38, năm 1983).
- "Giáo dục ý thức pháp luật để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
và xây dựng con người mới" của Phùng Văn Tửu (Tạp chí Giáo dục lý luận,
số 4, tr. 18-22, năm 1985);
- "Giáo dục ý thức pháp luật" của Nguyễn Trọng Bích (Tạp chí Xây
dựng Đảng, số 4, tr. 34-35, năm 1989);
- "Tìm kiếm mô hình phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả trong
một số dân tộc ít người", đề tài khoa học cấp Bộ của Viện Nghiên cứu Khoa
học pháp lý;
- "Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp ở Việt Nam", Luận án
phó tiến sĩ của Dƣơng Thị Thanh Mai;
- "Giáo dục pháp luật cho dân tộc Khơme Nam Bộ (qua thực tiễn An
Giang)", Luận văn thạc sĩ của Lê Văn Bền;
- "
Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk
Lăk - Thực trạng và giải pháp", Luận văn thạc sĩ của Trần Văn Trầm
- "Bàn về giáo dục pháp luật" của phó tiến sĩ Trần Ngọc Đƣờng -
Dƣơng Thị Thanh Mai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
5
- "Một số vấn đề về phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện
nay", Luận văn thạc sĩ của Đặng Ngọc Hoàng.
- "Xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong tình hình
mới" của Hồ Viết Hiệp (Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 9/2000).
- "Xây dựng lối sống theo pháp luật và vấn đề giáo dục pháp luật
trong nhà trường", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 11/2001, v.v
Tuy nhiên các tài liệu này hoặc mới chỉ dừng lại ở mức đƣa ra khái
niệm và lý thuyết về công tác này, hoặc nếu có thì chỉ nghiên cứu trong một
phạm vi địa phƣơng nhất định mà chƣa bao quát đƣợc thực trạng về
PBGDPL cho ngƣời dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số trong phạm
vi cả nƣớc. Do đó việc nghiên cứu về vấn đề về tuyên truyền, PBGDPL cho
ngƣời dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số ở nƣớc ta là rất cần thiết.
Điều này sẽ đƣợc đề cập một cách thấu đáo trong luận văn ở những chƣơng
tiếp theo.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn công tác tuyên
truyền, PBGDPL cho ngƣời dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số để đề
xuất những giải pháp mang tính hệ thống, đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác này.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt đƣợc mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết các
nhiệm vụ sau:
6
- Làm rõ các khái niệm, các đặc điểm, mục đích và yêu cầu của công
tác tuyên truyền, PBGDPL nói chung và đặc trƣng của công tác tuyên truyền
PBGDPL cho ngƣời dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số.
- Phân tích và đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân công tác tuyên
truyền, PBGDPL cho ngƣời dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác này.
3.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu vấn đề: "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật cho người nông dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số trong xây
dựng nhà nước pháp quyền".
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng
Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân và công tác PBGDPL, đặc biệt là các đề án về PBGDPL cho ngƣời dân
nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số.
Cơ sở thực tiễn của luận văn là các báo cáo, các số liệu thống kê của
các cấp ủy đảng, chính quyền về công tác tuyên truyền PBGDPL.
Phƣơng pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Trong khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phƣơng pháp: lịch sử, lôgíc,
hệ thống, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh pháp luật, điều tra xã hội
5. Những đóng góp mới của luận văn
7
- Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên, nghiên cứu tƣơng đối có hệ
thống những vấn đề lý luận về PBGDPL cho ngƣời dân nông thôn và các dân
tộc ít ngƣời ở miền núi.
- Phân tích đánh giá thực trạng PBGDPL, đồng thời rút ra những kinh
nghiệm về PBGDPL cho cho ngƣời dân nông thôn và đồng bào dân tộc ít
ngƣời ở miền núi.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và tăng cƣờng PBGDPL
cho cho ngƣời dân nông thôn và đồng bào dân tộc ít ngƣời ở miền núi.
6. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu và những đề xuất đƣợc nêu trong luận văn, có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền,
PBGDPL cho ngƣời dân nói chung, ngƣời dân nông thôn và đồng bào dân tộc
thiểu số ở nƣớc ta nói riêng. Thông qua công trình nghiên cứu này, tác giả
mong muốn đóng góp một phần nhỏ công sức của mình vào công tác tuyên
truyền PBGDPL trong thời kỳ đẩy mạnh xây dựng nhà nƣớc pháp quyền
XHCN Việt Nam hiện nay.
Luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm
công tác nghiên cứu, giảng dạy về công tác pháp luật và các cán bộ thực tiễn
đang công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho
ngƣời nông dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số ở nƣớc ta hiện nay.
Chương 2: Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngƣời nông
dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số ở nƣớc ta hiện nay,
8
Chương 3: Phƣơng hƣớng và các giải pháp cơ bản của việc tăng
cƣờng phổ biến giáo dục pháp luật cho ngƣời nông dân nông thôn và đồng
bào dân tộc thiểu số ở nƣớc ta.
9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO NGƢỜI NÔNG DÂN NÔNG THÔN VÀ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
1.1. Những khái niệm cơ bản về phổ biến, giáo dục pháp luật
1.1.1. Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật
PBGDPL là một từ ghép hai từ phổ biến pháp luật và GDPL.
Phổ biến pháp luật có hai nghĩa:
- Nghĩa hẹp: Là giới thiệu tinh thần văn bản pháp luật cho đối tƣợng
của nó.
- Nghĩa rộng: Là truyền bá pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân trên cả
nƣớc. Trong các văn bản của ta, nghĩa này đƣợc sử dụng nhiều hơn nghĩa hẹp.
Giáo dục pháp luật là một khái niệm rộng bao gồm cả quá trình nâng
cao tri thức pháp luật cho đối tƣợng và bằng mọi cách (Thuyết phục, nêu
gƣơng, ám thị…) hình thành tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tƣợng, từ đó
nâng cao ý thức pháp tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật
của đối tƣợng.
Cả cụm từ PBGDPL có hai nghĩa:
- Nghĩa hẹp: Là việc truyền bá pháp luật cho đối tƣợng nhằm nâng cao
tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tƣợng, từ đó nâng cao ý thức tôn
trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tƣợng.
- Nghĩa rộng: Là công tác, lĩnh vực, ngạch (theo nghĩa thông thƣờng
mà không phải nghĩa trong pháp luật về cán bộ công chức) PBGDPL bao gồm
tất cả các công đoạn phục vụ cho công tác PBGDPL:
10
+ Định hƣớng công tác PBGDPL.
+ Lập chƣơng trình, kế hoạch PBGDPL;
+ Áp dụng các hình thức PBGDPL;
+ Triển khai chƣơng trình kế hoạch PBGDPL;
+ Kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn, sơ kết, tổng kết công tác PBGDPL, đúc
rút kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ lý luận…về công tác
PBGDPL.
Trong luận văn này, cụm từ PBGDPL đƣợc dùng cả hai nghĩa:
Trong: "Hình thức phổ biến giáo dục pháp luật", PBGDPL có nghĩa hẹp.
Trong: "Nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật", PBGDPL có nghĩa rộng:
1.1.2. Mục đích, yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
1.1.2.1. Mục đích của việc phổ biến, giáo dục pháp luật
- Nâng cao hiểu biết pháp luật cho đối tượng
Pháp luật của Nhà nƣớc không phải khi nào cũng đƣợc mọi ngƣời
trong xã hội biết đến, tìm hiểu, đồng tình ủng hộ và thực hiện nghiêm chỉnh.
Tuy rằng bản chất pháp luật của nhà nƣớc ta là rất tốt đẹp, nó phản ánh ý chí,
nguyện vọng và mong muốn của đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội.
Những quy định của pháp luật đó dù tốt đẹp bao nhiêu chăng nữa mà không
đƣợc nhân dân biết đến thì vẫn là những trang giấy "Ngủ yên không làm rung
động không khí".
Pháp luật của Nhà nƣớc có thể đƣợc một số ngƣời tìm hiểu, quan tâm
và nắm bắt xuất phát từ nhu cầu học tập, nghiên cứu hay từ nhu cầu sản xuất
kinh doanh của họ. Những ngƣời này luôn theo sát những quy định pháp luật
mới ban hành để phục vụ trực tiếp cho công việc của mình, nhƣng số lƣợng
đối này không phải là nhiều. Trong điều kiện trình độ dân trí còn chƣa cao,
chƣa đồng đều, đời sống kinh tế của đa số nhân dân còn gặp nhiều khó khăn
11
cho nên các đối tƣợng nằm trong sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật,
nghĩa là số đông nhân dân lao động trong xã hội chƣa có điều kiện tiếp cận
với pháp luật.
PBGDPL chính là phƣơng tiện truyền tải những thông tin, những yêu
cầu, nội dung và các quy định pháp luật đến với ngƣời dân, giúp cho ngƣời
dân hiểu biết, nắm bắt pháp luật kịp thời mà không mất quá nhiều thời gian,
công sức cho việc tự tìm hiểu, tự học tập. Đó chính là phƣơng tiện hỗ trợ tích
cực để nâng cao hiểu biết pháp luật cho nhân dân.
- Hình thành lòng tin vào pháp luật cho đối tượng
Pháp luật chỉ có thể đƣợc mọi ngƣời thực hiện nghiêm chỉnh khi họ tin
tƣởng vào những quy định của pháp luật. Pháp luật đƣợc xây dựng là để bảo
vệ cho quyền và lợi ích của nhân dân, đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng,
đảm bảo công bằng và dân chủ xã hội. Khi nào ngƣời dân nhận thức đầy đủ
đƣợc nhƣ vậy thì pháp luật không cần một biện pháp cƣỡng chế nào mà mọi
ngƣời vẫn tự giác thực hiện.
Tạo lập niềm tin vào pháp luật và cho mỗi ngƣời và cả cộng đồng đòi
hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố đóng vai trò quan
trọng là PBGDPL để mọi ngƣời hiểu biết về pháp luật, hiểu biết về quá trình
thực hiện và áp dụng pháp luật, tuyên truyền về những mặt thuận lợi và khó
khăn phức tạp của việc thực hiện và áp dụng pháp luật, những mặt ƣu điểm và
hạn chế của quá trình điều chỉnh pháp luật.
Pháp luật cũng nhƣ mọi hiện tƣợng khác trong xã hội bao giờ cũng có
hai mặt, không phải lúc nào nó cũng thỏa mãn hết, phản ánh hết, phản ánh
đƣợc đầy đủ nguyện vọng, mong muốn của tất cả mọi ngƣời trong xã hội.
Quá trình điều chỉnh pháp luật sẽ lấy lợi ích của đông đảo nhân dân trong xã
hội làm tiêu chí, thƣớc đo, do đó tất yếu sẽ có một số ít không đƣợc thỏa mãn.
Chính các yếu tố hạn chế và mặt trái của các quy định pháp luật càng tạo nên
sự cần thiết của công tác PBGDPL để mọi ngƣời hiểu đúng pháp luật, đồng
12
tình ủng hộ pháp luật. Có nhƣ vậy mới hình thành lòng tin vào pháp luật của
đông đảo nhân dân trong xã hội.
- Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của đối tượng
Ý thức pháp luật là một trong những bộ phận cấu thành của đời sống
pháp luật bên cạnh lĩnh vực xây dựng và thực hiện pháp luật. Không có một
hoạt động nào của con ngƣời lại có thê thực hiện ngoài ý thức con ngƣời.
Cũng không có một văn bản pháp luật, một quan hệ pháp luật nào có thể thực
hiện ngoài tâm lý pháp luật và tƣ tƣởng, quan niệm pháp luật của con ngƣời.
Sự tồn tại và vận động của pháp luật trong xã hội liên quan chặt chẽ với tƣ
tƣởng pháp luật, tâm lý pháp luật.
Ý thức pháp luật của ngƣời dân đƣợc hình thành từ hai yếu tố đó tâm
lý pháp luật và hệ tƣ tƣởng pháp luật. Tâm lý pháp luật là các cảm xúc, tâm
trạng, xúc cảm, thái độ, tình cảm đối với pháp luật và các hiện tƣợng pháp lý
khác. Tâm lý pháp luật đƣợc hình thành một cách tự phát, thiếu tính hệ thống,
ví dụ: tình cảm đối với vấn đề công bằng, nỗi sợ hãi trƣớc hình phạt, sự đồng
tình hay phản đối với bản án mà Tòa án đã tuyên cho bị cáo. Thái độ quan
tâm, phẫn nộ hay trung lập lãnh đạm, thờ ơ đối với các hành vi vi phạm pháp
luật…đều là những biểu hiện đa dạng, nhạy cảm về tâm lý pháp luật của các
cá nhân. Tâm lý pháp luật chịu sự tác động mạnh mẽ, thƣờng xuyên từ các
yếu tố khách quan và chủ quan nhƣ môi trƣờng tự nhiên, xã hội, văn hóa, tôn
giáo, tâm lý, tình trạng sức khỏe. học vấn, tài chính, các mối quan hệ gia đình,
xã hội…
Hệ tƣ tƣởng pháp luật là tổng thể các tƣ tƣởng, học thuyết, trƣờng phái
lý luận, quan điểm khoa học về pháp luật. Đó là sự phản ánh, luận giải trong
tƣ tƣởng pháp luật bao quát hầu hết các lĩnh vực cơ bản của đời sống nhà
nƣớc và pháp luật nhƣ: vai trò, vị trí, chức năng pháp luật, cách thức xây
dựng, kỹ thuật xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật; quan điểm về các
loại nguồn pháp luật; các quyền và nghĩa vụ pháp lý…
13
Giữa tâm lý pháp luật và tƣ tƣởng pháp luật có mối quan hệ biện chứng,
phụ thuộc, tác động lẫn nhau. So với tƣ tƣởng pháp luật, tâm lý pháp luật là bộ
phận bền vững hơn, bảo thủ hơn. Đồng thời tâm lý pháp luật dƣới sự tác động
của đời sống xã hội cũng dao động, trong nhiều trƣờng hợp lại thay đổi dễ dàng,
nhanh chóng, chỉ có điều thay đổi theo hƣớng nào, tích cực hay tiêu cực.
PBGDPL không đơn thuần là tuyên truyền các văn bản pháp luật đang
có hiệu lực mà còn phải lên án các hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời ủng
hộ, khuyến khích các hành vi thực hiện đúng pháp luật, hình thành dƣ luận và
tâm lý ủng hộ với hành vi hợp pháp, lên án các hành vi bất hợp pháp.
PBGDPL nhằm hình thành, củng cố tình cảm tốt đẹp của con ngƣời đối với
pháp luật, đồng thời ngày càng nâng cao sự hiểu biết của con ngƣời đối với
các văn bản pháp luật và các hiện tƣợng pháp luật trong đời sống, từ đó nâng
cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhân dân.
1.1.2.2. Yêu cầu đối với việc phổ biến, giáo dục pháp luật
- Yêu cầu chung đối với việc phổ biến, giáo dục pháp luật
+ Đề cao tính Đảng trong PBGDPL:
Pháp luật và đƣờng lối chính sách của Đảng có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Pháp luật bao giờ cũng là sự thể chế hóa đƣờng lối, chính sách của
Đảng, đƣờng lối, chính sách của Đảng là "linh hồn" của pháp luật. Do đó,
PBGDPL cũng chính là phổ biến, giáo dục đƣờng lối, chính sách của Đảng.
Thực hiện không đúng pháp luật hay vi phạm pháp luật đều làm tổn
hại tới Nhà nƣớc và xã hội, tổn hại tới vai trò lãnh đạo của Đảng. Pháp luật
đƣợc thực hiện nghiêm minh, chính xác và đầy đủ thì uy tín lãnh đạo của
Đảng đối với Nhà nƣớc và xã hội đƣợc khẳng định. Do đó, công tác PBGDPL
bao giờ cũng phải đề cập tính Đảng.
PBGDPL có thể là phổ biến các văn bản QPPL, có thể tuyên truyền về
việc thực hiện và áp dụng pháp luật, phổ biến từ cái chung đến cái cụ thể đều
14
phải đề cao tính Đảng. Sự lơ là, coi thƣờng và không quán triệt đầy đủ tính
Đảng sẽ rơi vào chủ quan duy ý chí, phiến diện. Bởi vì, đƣờng lối, chính sách
của Đảng bao giờ cũng phản ánh quy luật khách quan của quá trình vận động
xã hội, nêu lên những yêu cầu đòi hỏi và đƣờng lối phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội. Pháp luật cụ thể hóa đƣờng lối đó, nhƣng không phải là cụ thể hóa tất
cả, chi tiết hóa đầy đủ thành các quy định để điều chỉnh các mối quan hệ xã
hội. Mặt khác, các quan hệ xã hội luôn luôn biến đổi, vận động, do đó việc
thực hiện và áp dụng pháp luật và việc tuyên truyền PBGDPL phải lấy đƣờng
lối, chính sách của Đảng là kim chỉ nam cho các hoạt động đó.
+ Đảm bảo tính khoa học, tính chuẩn xác, truyền đạt trung thành văn bản.
PBGDPL có đặc thù riêng không giống với việc tuyên truyền phổ biến
về văn hóa văn nghệ, Khi tuyên truyền, phổ biến về văn hóa văn nghệ ngƣời
ta có thể nhân cách hóa, hƣ cấu thành những hình tƣợng nghệ thuật để phục
vụ cho mục đích của họ.
PBGDPL khác với các loại hình PBGDPL khác ở chỗ nội dung đƣợc
phổ biến, giáo dục là pháp luật, là những quy tắc xử sự chung đƣợc Nhà nƣớc
ban hành theo một trình tự thủ tục do luật định, có cấu trúc chặt chẽ từ câu
chữ tới nội dung và yêu cầu của các quy định đó. Do đó, PBGDPL phải tuân
thủ các nguyên tắc nhất định, đảm bảo tính khoa học, tính chuẩn xác, truyền
đạt trung thành văn bản.
- Bảo đảm tính đại chúng: Phù hợp với đối tƣợng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp
dụng. PBGDPL không những phải xuất phát từ đối tƣợng đƣợc phổ biến, họ đang
thiếu cái gì mà còn phải phù hợp với trình độ văn hóa, nghề nghiệp, giới tính,
lứa tuổi, dân tộc…và sử dụng ngôn ngữ đại chúng, hành văn giản dị, ngắn gọn.
Chọn đƣợc hình thức phù hợp:
Hình thức DGPL còn phải phù hợp với từng địa bàn, điều kiện kinh tế
xã hộ nhất định, do đó khi PBGDPL cũng phải xuất phát từ địa bàn, điều kiện
kinh tế của nơi tiến hành PBGDPL.
15
Bảo đảm tính liên tục, tính hệ thống trong việc PBGDPL. Bảo đảm
tính hệ thống tức là đặt văn bản vào vị trí của nó trong hệ thống pháp luật,
trong ngành luật hoặc lĩnh vực pháp luật có liên quan đến văn bản. Điều đó
giúp đối tƣợng hiểu vấn đề sâu sắc hơn. Bảo đảm tính liên tục nghĩa là theo
phƣơng châm: mƣa dầm thấm lâu; việc PBGDPL phải đƣợc tiến hành liên
tục, có hệ thống, tránh hình thức, làm theo phong trào.
Gắn việc PBGDPL với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng.
Điều đó, một mặt phát huy tác dụng của PBGDPL, mặt khác làm tăng hiệu
quả PBGDPL.
Tóm lại, trong rất nhiều hình thức nhƣ vậy, khi tiến hành PBGDPL
cần chọn một hình thức phù hợp cho đối tƣợng đƣợc phổ biến hoặc kết hợp
đan xen các loại hình thức.
- Yêu cầu đối với người làm công tác PBGDPL
+ Có kiến thức pháp lý nhất định:
+ Có nhiệt tình, tâm huyết, tận tụy với công tác PBGDPL.
PBGDPL là một hoạt động mang tính chất xã hội, đối tƣợng phục vụ
là quảng đại quần chúng nhân dân, do đó một trong các yêu cầu đầu tiên và
hết sức quan trọng của ngƣời làm công tác PBGDPL là có tinh thần nhiệt tình,
tận tụy với công tác.
Tinh thần nhiệt tình trong công tác PBGDPL đƣợc thể hiện là không
quản ngại khó khăn, gian khổ; luôn phấn khởi, hăng say trong công tác, lấy
công tác PBGDPL làm niềm vui, niềm say mê; nó không đơn thuần là trách
nhiệm đƣợc giao phó mà việc PBGDPL cho nhiều ngƣời, nhiều đối tƣợng với
chất lƣợng và hiệu quả là niềm vui của ngƣời làm công tác PBGDPL.
Ngƣời làm công tác PBGDPL còn cần phải tận tụy với công việc, luôn
phấn khởi phục vụ cho mọi đối tƣợng, không quản ngại đối với những vấn đề
mới, văn bản pháp luật mới; bản thân luôn phải cố gắng học tập, phấn đấu
16
vƣơn lên; tích lũy kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội, kiến thức chuyên
ngành, tài liệu, số liệu, dẫn chứng, chứng minh minh họa để hoàn thành công
việc đƣợc giao.
+ Có khả năng nói và viết:
PBGDPL là truyền đạt thông tin pháp luật và giải thích pháp luật cho
ngƣời khác, chính vì thế ngôn ngữ nói và viết đóng vai trò quan trọng cho sự
thành công của ngƣời làm công tác PBGDPL.
Sự kết hợp giữa khả năng nói và viết trong ngƣời làm công tác
PBGDPL sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác.
+ Có khả năng hòa đồng và giao tiếp:
Làm công tác PBGDPL cũng là một công tác vận động quần chúng,
có không đơn thuần là đi thông tin và giải thích pháp luật cho các đối tƣợng
đƣợc tuyên truyền.
Trƣớc khi thực hiện công tác PBGDPL, ngƣời làm công tác PBGDPL
cần phải biết đối tƣợng của mình là ai, họ cần gì, cần ở mức độ nào, công việc
của họ ra sao, họ đang cần lĩnh vực pháp luật nào và mình phải quan hệ công
tác với họ nhƣ thế nào?
PBGDPL là một hoạt động mang tính chất hai chiều, không đơn thuần
là sự truyền đạt thông tin và giải thích pháp luật của ngƣời làm công tác
PBGDPL mà còn bao gồm cả phản hồi của đối tƣợng đƣợc tuyên truyền. Họ
có lắng nghe thông tin về pháp luật hay không? Đổng thời, họ có thể đặt câu
hỏi hay thể hiện chính kiến về việc giải thích pháp luật đúng hay không đúng
của ngƣời giải thích? Sự cọ xát hai chiều về cùng vấn đề đƣợc trao đổi sẽ làm
cho công tác PBGDPL đạt chất lƣợng và hiệu quả cao.
Chính các yếu tố đƣợc nêu và phân tích trên đòi hỏi ngƣời làm công
tác PBGDPL phải có khả năng hòa đồng và giao tiếp.
17
+ Biết tích lũy tƣ liệu, tri thức.
Hoạt động PBGDPL vừa mang tính thời sự vừa mang tính lâu dài. Chỉ
có thể tham gia vào hoạt động PBGDPL khi có đủ kiến thức, trình độ, kinh
nghiệm về công tác pháp luật. Để đạt đƣợc các điều kiện đó thì ngƣời làm
công tác PBGDPL cần phải tích lũy tƣ liệu, kiến thức; bao gồm kiến thức
pháp lý, pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua để so sánh; đƣờng lối, chính
sách của Đảng, kiến thức chuyên ngành, kiến thức xã hội, kinh nghiệm thực
tiễn ở Việt Nam và thế giới.
+ Có kiến thức nhất định về tâm lý học tuyên truyền:
Hiểu đƣợc tâm lý học tuyên truyền chính là hiểu đƣợc các quy luật
tâm lý phát sinh, vận động trong quá trình tiếp nhận thông tin pháp luật của
các đối tƣợng đƣợc thể hiện trong tất cả các giai đoạn tiến hành PBGDPL đối
với các đối tƣợng. Trong quá trình PBGDPL còn phải nắm bắt đƣợc sự phản
ứng, sự tiếp nhận của họ nhƣ thế nào về nội dung đƣợc tuyên truyền.
Sau khi tuyên truyền, PBGDPL cho một loại đối tƣợng, chủ thể tuyên
truyền còn phải biết nghe dƣ luận xã hội và sự phản ứng tích cực, tiêu cực của
các đối tƣợng đƣợc tuyên truyền về nội dung đƣợc phổ biến.
Tất cả những động thái nhƣ vậy, ngƣời làm công tác PBGDPL đều
phải nắm bắt để dự liệu, để chuẩn bị hành trang cho mình. Sự chuẩn bị về
kiến thức cho công tác phổ biến, giáo dục là cần thiết, đồng thời ngƣời làm
công tác PBGDPL còn phải hiểu biết trạng thái tâm lý khác nhau của các đối
tƣợng đƣợc tuyên truyền, đó chính là tâm lý học tuyên truyền mà ngƣời làm
công tác PBGDPL cần phải có.
+ Tùy từng vị trí công tác, địa bàn hoạt động, cần phải có những hiểu
biết về xã hội, phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền nhất định.
Pháp luật luôn gắn với đời sống xã hội, nó quan hệ mật thiết tới các
hiện tƣợng khác của xã hội nhƣ đạo đức, phong tục tập quán của mỗi dân tộc,
mỗi vùng miền.