Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam hiện nay.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 122 trang )



MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU
1

Chương 1: những vấn đề lý luận cơ bản về quyền ưu đãi xã hội của công
dân
7
1.1.
Khái niệm và đặc điểm quyền ưu đãi xã hội của công dân
7
1.1.1.
Khái niệm quyền ưu đãi xã hội của công dân
7
1.1.2.
Đặc điểm quyền ưu đãi xã hội của công dân
13
1.1.2.1
Quyền ưu đãi xã hội là một trong những quyền cơ bản của công dân
14
1.1.2.2.
Quyền ưu đãi xã hội chỉ áp dụng đối với người có công với đất nước
16
1.1.2.3.
Quyền ưu đãi xã hội phản ánh, thể hiện chính sách xã hội của Nhà
nước trong từng thời kỳ phát triển của đất nước
16
1.1.2.4.


Chế định quyền ưu đãi xã hội góp phần giữ vững thành quả cách
mạng, ổn định chính trị- xã hội
18
1.2.
Nội dung quyền ưu đãi xã hội của công dân
20
1.2.1.
Nội dung quyền ưu đãi về trợ cấp
21
1.2.2.
Nội dung quyền ưu đãi về kinh tế - văn hoá - xã hội
25
1.3.
Các bảo đảm pháp lý thực hiện quyền ưu đãi xã hội của công dân
29
1.3.1.
Cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện quyền ưu đãi xã hội của công
dân
29
1.3.2.
Hệ thống quyền ưu đãi xã hội của công dân trong mối quan hệ
giữa Nhà nước và công dân
29
1.3.3.
Văn hoá pháp lý và hành vi hợp pháp- nhân tố bảo đảm thực hiện
quyền ưu đãi xã hội của công dân.
30
1.4.
Sự phát triển quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam từ
năm 1945 đến nay

31
1.4.1.
Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1994
31
1.4.2.
Từ năm 1995 đến nay
38



Chương 2: Thực trạng Quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam
42

2.1.
Điều chỉnh pháp luật và hoạt động thực hiện quyền ưu đãi xã hội
của công dân ở Việt Nam
42
2.1.1.
Điều chỉnh pháp luật đối với quyền ưu đãi xã hội của công dân ở
Việt Nam
42
2.1.1.1.
Đối tượng thụ hưởng quyền ưu đãi xã hội
42
2.1.1.2.
Ưu đãi xã hội
54
2.1.2.
Hoạt động thực hiện quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt
Nam hiện nay

75
2.1.2.1.
Ưu đãi về trợ cấp
76
2.1.2.2.
Ưu đãi về kinh tế- văn hoá- xã hội
78
2.2.
Đánh giá thực trạng điều chỉnh pháp luật và hoạt động thực hiện
quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam
80

2.2.1.
Đánh giá thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với quyền ưu đãi xã
hội của công dân ở Việt Nam
80
2.2.1.1.
Ưu đãi về trợ cấp
80
2.2.1.2.
Ưu đãi về kinh tế- văn hoá- xã hội
84
2.2.2.
Đánh giá hoạt động thực hiện quyền ưu đãi xã hội của công dân ở
Việt Nam hiện nay
87

Chương 3: hoàn thiện quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam
89


3.1.
Nhu cầu hoàn thiện quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt
Nam
89
3.1.1.
Phát huy truyền thống “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc ta
89
3.1.2.
Đáp ứng yêu cầu của tình hình chính trị- kinh tế- xã hội của đất
nước giai đoạn hiện nay
90
3.1.3.
Đảm bảo quyền được trợ giúp của người yếu thế
93


3.1.4.
Đảm bảo công bằng xã hội
94
3.1.5.
Điều chỉnh pháp luật và hoạt động thực hiện quyền ưu đãi xã hội
của công dân còn nhiều hạn chế
96
3.2.
Quan điểm hoàn thiện quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt
Nam
97
3.2.1.
Sửa đổi, ghi nhận quyền ưu đãi xã hội là quyền cơ bản của công
dân trong Hiến pháp

97
3.2.2.
Mở rộng đối tượng thụ hưởng quyền ưu đãi xã hội của công dân
97
3.2.3.
Nâng cao mức trợ cấp ưu đãi đối với đối tượng thụ hưởng quyền
ưu đãi xã hội bằng mức tiêu dùng bình quân của toàn xã hội
98
3.2.4.
Quy định đầy đủ, cụ thể quyền ưu đãi về kinh tế- văn hoá- xã hội
99
3.2.5.
Xây dựng Luật ưu đãi người có công với đất nước
101
3.2.6.
Tăng cường các bảo đảm pháp lý thực hiện quyền ưu đãi xã hội
của công dân
103
3.3.
Giải pháp hoàn thiện quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt
Nam
103
3.3.1.
Phát triển kinh tế, tạo tiền đề vật chất để hoàn thiện quyền ưu đãi
xã hội của công dân
103
3.3.2.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ưu
đãi xã hội
104

3.3.3.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quyền ưu
đãi xã hội của công dân
105
3.3.4.
Kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước về ưu đãi xã
hội
106
3.3.5.
Chú trọng việc nghiên cứu khoa học ưu đãi xã hội
106
3.3.6.
Hợp tác quốc tế về lĩnh vực ưu đãi xã hội
107

Kết luận
108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
110


1
LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Quyền ưu đãi xã hội đối với người có công với đất nước không chỉ là vấn
đề đạo lý, truyền thống mà còn là vấn đề chính trị, tư tưởng, kinh tế và xã hội.
Đó không chỉ là vấn đề cấp bách trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài.
Chính vì vậy, sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành

lập, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành quy định về quyền ưu đãi xã hội đối với
những người có công với đất nước. Ngày 16 tháng 02 năm 1947, Chủ tịch Hồ
Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 20/SL về chế độ hưu bổng thương tật…Từ đó
đến nay, quyền ưu đãi xã hội đối với người có công với đất nước đã có một
chặng đường trên nửa thế kỷ hình thành phát triển.
Hiện nay, có hơn 8 triệu người thụ hưởng quyền ưu đãi xã hội. Nguồn
kinh phí đảm bảo thực hiện ưu đãi xã hội hàng năm được điều chỉnh căn cứ vào
tình hình kinh tế xã hội của đất nước và khả năng đáp ứng ngân sách nhà nước
(năm 2005 là 5.832 tỷ đồng; năm 2006 là 6.193 tỷ đồng; năm 2007 là hơn 8000
tỷ đồng). Như vậy, số lượng đối tượng thụ hưởng quyền ưu đãi xã hội ở nước ta
là rất lớn. [19].
Tuy nhiên, sau hơn 30 năm đất nước thống nhất, một bộ phận không nhỏ
trong số họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống về vật chất và tinh thần
như Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã phát biểu: “Phần mộ và hài cốt của một số
liệt sĩ cho đến nay vẫn chưa được tìm thấy. Một bộ phận gia đình chính sách còn
khó khăn trong cuộc sống, nhiều anh chị em thương binh, bệnh binh hàng ngày
phải đối mặt với thương tật, ốm đau; một số đồng chí còn bị chất độc da cam
hành hạ…” [17 ].
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi sự phân biệt giàu nghèo đang
diễn ra, sự phân hoá xã hội đang ngày càng sâu sắc, các định hướng giá trị của xã


2
hội đang có những thay đổi, nếu không giải quyết có tình, có lý với đối tượng thụ
hưởng quyền ưu đãi xã hội thì một bộ phận trong số họ là những người có sự hy
sinh, cống hiến vô giá, có những chiến công hiển hách làm nên những trang sử
sáng chói của dân tộc sẽ tụt xuống vực sâu của cuộc sống, bất công xã hội nảy
sinh và chúng ta sẽ không lường được biến cố chính trị, xã hội xảy ra như thế
nào.
Do điều kiện lịch sử và điều kiện kinh tế- xã hội nên nội dung quyền ưu

đãi xã hội thường chắp vá, thay đổi. Nhiều nội dung quyền ưu đãi xã hội còn
mang tính bình quân cao, nhất là các chế độ trợ cấp ưu đãi xã hội. Quyền ưu đãi
xã hội của công dân chưa được xây dựng và thực hiện một cách toàn diện, đầy
đủ.
Đảng đã lãnh đạo Nhà nước, nhân dân ta giành được những thành tựu rực
rỡ trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. Từ một quốc gia phải nhập khẩu lương thực,
Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế
giới; chỉ số tăng trưởng kinh tế rất cao, thu nhập bình quân đầu người liên tục
tăng mạnh; an sinh xã hội có điều kiện phát triển toàn diện…
Cương lĩnh xây dựng đất nước của Đảng ta cũng nêu rõ: “ Kết hợp các
mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực,
địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng
chính sách phát triển, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển
kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, tạo động lực mạnh
mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế- xã hội. Tập trung giải quyết những
vấn đề xã hội bức xúc” [15; tr101].
Trong điều kiện mới về kinh tế- xã hội của đất nước hiện nay, quyền ưu
đãi xã hội của công dân ở Việt Nam đã bộc lộ những điểm bất cập, lạc hậu,
không còn phù hợp với thực tế cuộc sống. Điều này ảnh hưởng không ít đến đời
sống, tâm tư và tình cảm của đối tượng thụ hưởng quyền ưu đãi xã hội.


3
Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Mục đích cao cả,
nhiệm vụ thường trực của Nhà nước pháp quyền không có gì khác hơn là vì con
người. Tất cả vì con người, theo hướng có lợi cho con người là một trong những
tiêu chí quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc
sống, nhất là lĩnh vực ưu đãi xã hội, nguyên tắc trên còn chưa thực sự được quan
tâm đầy đủ và còn thiếu những quy định cụ thể làm cơ sở pháp lý bảo đảm thực

hiện. Quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam cũng không phải là một
ngoại lệ. Đây là lĩnh vực bắt gặp nhiều vấn đề liên quan đến tính hợp pháp và
hợp lý, đến nguyên tắc và ngoại lệ trong việc xây dựng, ban hành và áp dụng quy
định pháp luật.
Từ những lý do nêu trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Quyền ưu đãi xã hội
của công dân ở Việt Nam hiện nay” làm Luận văn Thạc sĩ Luật học cho bản thân
mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực ưu
đãi xã hội ở Việt Nam với nhiều cách tiếp cận khác nhau như: Luận án Tiến sỹ
Luật học của Nguyễn Đình Liêu “Hoàn thiện pháp luật về ưu đãi xã hội ở Việt
Nam: Lý luận và thực tiễn”- Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; “Góp phần
đổi mới và hoàn thiện chính sách đảm bảo xã hội ở nước ta hiện nay” PGS, PTS
Đỗ Minh Cương, PTS Mạc Văn Tiến- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm
1996; Luận văn Thạc sĩ Luật học của Tạ Vân Thiều “Cải cách thủ tục hành chính
lĩnh vực người có công ở ngành Lao động- Thương binh và Xã hội”- Viện
Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật năm 1997; Luận văn Thạc sĩ Luật học của
Nguyễn Thị Hiền Phương “Pháp luật về bảo đảm xã hội Việt Nam: Thực trạng
và hướng hoàn thiện”- Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2002; Luận


4
văn Thạc sĩ Luật học của Phạm Trọng Nghĩa “Định hướng hoàn thiện khung
pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam”- Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm
2006….

Các công trình trên chủ yếu nghiên cứu quyền ưu đãi xã hội của công dân
như một trong những chế định pháp lý. Cho đến nay, ở nước ta chưa có một
công trình nghiên cứu mang tính chất toàn diện và đầy đủ về quyền ưu đãi xã hội
như một trong những quyền cơ bản của công dân.

3. Mục tiêu, phạm vi và nội dung nghiêu cứu
Ưu đãi xã hội là một lĩnh vực rộng lớn, phức tạp, là một lĩnh vực mới
được tiếp cận và nghiên cứu ở nước ta. Do vậy, tôi chỉ nghiên cứu tập trung, đi
sâu vào vấn đề quyền ưu đãi xã hội như một trong những quyền cơ bản của công
dân, bao gồm những khái niệm, đặc điểm, nội dung, sự phát triển và thực trạng
quyền ưu đãi xã hội của công dân. Từ đó, đề xuất xây dựng và hoàn thiện quyền
ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam.
* Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền ưu đãi xã
hội của công dân ở Việt Nam hiện nay.
* Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như thực trạng quyền ưu đãi xã hội
của công dân để đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quyền ưu đãi xã hội của
công dân ở Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề hoàn
thiện quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
* Nội dung nghiên cứu


5
- Khái niệm và đặc điểm quyền ưu đãi xã hội của công dân.
- Nội dung quyền ưu đãi xã hội của công dân.
- Các bảo đảm pháp lý thực hiện quyền ưu đãi xã hội của công dân.
- Sự phát triển quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam từ năm 1945
đến nay.
- Điều chỉnh pháp luật và hoạt động thực hiện quyền ưu đãi xã hội của
công dân ở nước ta.
- Đánh giá thực trạng điều chỉnh pháp luật và hoạt động thực hiện quyền
ưu đãi xã hội của công dân ở nước ta.

- Nhu cầu, quan điểm, giải pháp hoàn thiện quyền ưu đãi xã hội của công
dân ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật lịch sử: Nhận thức, xác định quyền ưu đãi xã hội
của công dân ở Việt Nam theo một hệ thống có mối liên hệ lịch sử, kế thừa và
phát triển.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng điều chỉnh pháp
luật và hoạt động thực hiện quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam.
- Phương pháp chuyên gia: Thu thập thông tin, quan điểm, phương pháp
luận của các chuyên gia về quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Thu thập tài liệu, thông tin về quyền ưu
đãi xã hội của công dân ở Việt Nam và những nội dung dự báo xã hội, pháp luật
về vấn đề này.
- Phương pháp tư duy lô gíc: Lý luận- thực trạng- hướng xây dựng trong
việc luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn để nêu lên căn cứ và nội dung hoàn
thiện quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam.
5. Những đóng góp của Luận văn


6
- Đưa ra quan điểm, khái niệm, đặc điểm quyền ưu đãi xã hội của công
dân ở Việt Nam.
- Dựng lại một cách khái quát quá trình phát triển quyền ưu đãi xã hội của
công dân ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay.
- Làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn của nhu cầu xây dựng và hoàn
thiện quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam.
- Xác định những nội dung quyền ưu đãi xã hội của công dân cần sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội hiện nay ở nước ta.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quyền ưu đãi xã hội của công
dân ở Việt Nam.

- Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các
cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách, các nhà
khoa học pháp lý, các luật gia và sinh viên chuyên ngành Luật, xã hội…
6. Kết cấu của Luận văn
Luận văn được kết cấu phù hợp với mục tiêu, phạm vi và nội dung nghiên
cứu. Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quyền ưu đãi xã hội của
công dân
Chương 2: Thực trạng quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam
Chương 3: Hoàn thiện quyền ưu đãi xã hội của công dân ở Việt Nam.








7








CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

VỀ QUYỀN ƯU ĐÃI XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN

1.1. Khái niệm và đặc điểm quyền ưu đãi xã hội của công dân
1.1.1. Khái niệm quyền ưu đãi xã hội của công dân
Sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân gắn liền với sự tồn tại và phát
triển của cộng đồng. Cộng đồng cơ bản và vững chắc nhất là gia đình, trên nữa là
bộ lạc, dòng họ, thôn, xóm, làng, bản, xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố và
quốc gia. Do vậy, các cá nhân phải có trách nhiệm, nghĩa vụ loan toan, gánh vác
các công việc của cộng đồng nơi mình sinh sống. Có cá nhân đóng góp nhiều sức
lực, của cải, thành tích cho cộng đồng, có cá nhân đóng góp ít.
Công việc chung của cộng đồng thường gồm hai loại: một là sự nghiệp
chiến đấu để bảo vệ cộng đồng; hai là sự nghiệp kiến thiết, xây dựng và phát
triển cộng đồng. Trong quá trình lo toan cho công việc chung của cộng đồng, có
nhiều cá nhân và gia đình của họ đã tình nguyện, chấp nhận hy sinh tính mạng,
bị thương tật, bệnh tật hoặc bị tàn phá hết cơ sở vật chất, của cải, không thể phục
hồi được cuộc sống bình thường. Đây chính là những đối tượng được cộng đồng
hết sức quan tâm, chăm sóc. Tuỳ theo đặc điểm của từng cộng đồng và truyền
thống của cộng đồng, những người đó và gia đình họ có thể được thưởng công


8
xứng đáng ngay sau khi hoàn thành công việc hoặc có thể được chăm sóc, nuôi
dưỡng, giúp đỡ trong suốt cuộc đời sau này. Họ chính là những người có công
với cộng đồng.
Bản thân những người có công là những cá nhân công dân bình thường,
làm công việc của cộng đồng, tự coi đó là trách nhiệm, nghĩa vụ với cộng đồng
mình nơi sinh sống. Họ không bao giờ kể công, đòi hỏi cộng đồng phải báo
nghĩa. Nhưng cộng đồng đời đời nhớ ơn họ và có những hoạt động “đền ơn đáp
nghĩa” cụ thể, nhất định tuỳ thuộc vào điều kiện chính trị- kinh tế- xã hội. Những
người có công được cộng đồng dành cho những quyền ưu đãi cụ thể trong nhiều

lĩnh vực của cuộc sống. Đó không phải là sự trả công, mà là sự “đền ơn đáp
nghĩa” của cộng đồng đối với bản thân người có công và gia đình họ.
Ưu đãi dành cho người có công- những người có công lao, cống hiến đặc
biệt với đất nước, với cộng đồng, là sự phản ánh trách nhiệm của Nhà nước, của
cộng đồng xã hội, là sự đãi ngộ đặc biệt, được ưu tiên hơn mức bình thường. Đó
có thể là sự ưu tiên về đời sống vật chất, có thể là sự ưu tiên về đời sống văn hoá,
tinh thần.
Theo quan điểm của kinh tế học thì đây là hoạt động phân phối lại của cải
vật chất của xã hội. Tuy nhiên, sự phân phối này không căn cứ vào kết quả lao
động của mỗi người đã đóng góp, cống hiến để trả công.
Ở điều kiện nước ta, sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công,
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo toàn thể nhân dân ta trường kỳ
kháng chiến chống quân Pháp, Mỹ xâm lược. Đây là những cuộc chiến tranh
nhân dân tổng lực- toàn dân, toàn diện và lâu dài, ác liệt. Cả dân tộc Việt Nam
đứng lên chống kẻ thù xâm lược, ở mặt trận tiền phương thì cán bộ, chiến sĩ đối
mặt với quân thù ngoại xâm, ở mặt trận hậu phương thì nhân dân tăng gia sản
xuất, chống giặc đói, cung cấp lương thực, quân trang, vũ khí cho tiền phương.
Hàng vạn, hàng triệu người tham gia vào bộ đội, du kích đánh giặc giữ làng,


9
xung phong vào lực lượng thanh niên xung phong Tất cả cho chiến thắng, cho
độc lập, tự do của Tổ Quốc.
Trong các cuộc kháng chiến đó, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc
Việt Nam đã ngã xuống, hy sinh xương máu; hàng triệu người suốt đời bị ốm
đau, bệnh tật hoặc thương tật trên mình, hàng vạn người bị nhiễm chất độc hoá
học…, nhiều gia đình tham gia đóng góp của cải vật chất và sức lực cho công
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Họ là những
người có công với cách mạng.
Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị đã sơ bộ nêu lên

những tổn thất mất mát nhưng đầy vinh quang trong hai cuộc chiến tranh chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược:
“- 1.100.000 con em các dân tộc đã chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp giải
phóng dân tộc.
- 600.000 thương binh (thực tế chiến tranh số người bị thương trong chiến
đấu rất lớn- thường chiếm xấp xỉ 3-4/1 phần so với hy sinh), số liệu thống kê chỉ
tính số đã xếp hạng thương tật và được hưởng trợ cấp).
- 300.000 người bị mất tích trong chiến đấu.
- 2.000.000 người dân bị giết hại.
- 2.600.000 người có công với cách mạng.
- 44.269 Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- 3.119 đơn vị anh hùng (trong đó có 576 đơn vị dân quân tự vệ và 1.241
Anh hùng lực lượng vũ trang).
- 163 tập thể anh hùng.
- 267 Anh hùng lao động.
Chiến tranh cũng đã để lại hậu quả nặng nề.
- Khoảng 2.000.000 người tàn tật.
- 2.000.000 người bị nhiễm chất độc hóa học.


10
- 500.000 trẻ em bị dị dạng” [22; tr582].
Sau cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam và phía Bắc, cũng có
hàng chục vạn người hy sinh, bị thương tật, bị mắc bệnh tật suốt đời. Đây là
những mất mát vô cùng lớn lao mà dân tộc ta đã phải gánh chịu để bảo vệ non
sông đất nước, đánh đuổi kẻ thù xâm lược.
Nhìn dưới góc độ văn hoá, truyền thống, người Việt ta luôn luôn coi trọng
đạo lý và nhân nghĩa, có truyền thống “tương thân tương ái”, “đền ơn đáp
nghĩa”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”… Cuộc sống “đồng
cam cộng khổ”, “lá lành đùm lá rách” đã có tự bao giờ. Tình cảm “bầu ơi thương

lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “nhiễu điều phủ lấy giá
gương, người trong một nước phải thương nhau cùng…” là những nét đẹp của
tâm hồn người Việt, của tâm lý cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Kế thừa và phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp
nghĩa” của dân tộc, Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến ưu đãi
xã hội, đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, động viên người có công với đất nước và
gia đình họ. Trong thư gửi Ban Thường trực của Ban Tổ chức ngày “thương binh
toàn quốc” (tháng 7/1947), Bác Hồ viết:
“…Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu
để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, vì lợi lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào mà
các đồng chí đó bị ốm yếu…”
“… Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người
con anh dũng ấy” [31].
Trong Bài nói chuyện tại Buổi lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng
(ngày 5/1/1960), Bác Hồ nói:
“Máu đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự
hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết
quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ…”. [16].


11
Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,
Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng đến ưu đãi xã hội thông qua việc ban hành
nhiều văn bản, chính sách quy định việc giúp đỡ thương binh, bệnh binh, giải
quyết những nhu cầu bức xúc khi chạy chữa vết thương, bệnh tật và các nhu cầu
trong sinh hoạt hàng ngày…Bên cạnh đó, nhiều phong trào được nhân dân, đoàn
thể, các tổ chức chính trị- xã hội phát động, phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các địa
phương thuộc vùng tự do như trợ giúp thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ
làm nhà ở, giúp ruộng đất, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để thương binh,
bệnh binh về làng có cuộc sống ổn định…

Đến nay, ưu đãi xã hội trở thành một nhiệm vụ kinh tế- xã hội trọng tâm
của Đảng và Nhà nước ta, nhiều phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ
nguồn” được cộng đồng xã hội phát động và phát triển mạnh mẽ trên khắp cả
nước với nhiều thành quả hết sức ấn tượng, đáng khích lệ, biểu dương.
Ưu đãi xã hội đối với người có công với đất nước ra đời là tất yếu, phù
hợp với những yêu cầu, đòi hỏi khách quan của đời sống xã hội ở nước ta. Ưu
đãi xã hội thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của Nhà nước và cộng đồng đối với
người có công và gia đình của họ. [26].
Ưu đãi xã hội là sự “đền ơn đáp nghĩa” của cộng đồng, là sự phản ánh
trách nhiệm của Nhà nước, là sự đãi ngộ, ưu tiên đặc biệt về đời sống vật chất,
văn hoá, tinh thần đối với một số công dân có nhiều hy sinh, cống hiến với đất
nước nhằm tạo mọi điều kiện, khả năng góp phần ổn định và nâng cao đời sống.
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Nhà xuất bản Đà
Nẵng phát hành năm 2000 thì quyền là “1. Điều mà pháp luật hoặc xã hội công
nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi. 2. Những điều do địa vị hay chức
vụ mà được làm (nói tổng quát)”. [36; tr815].


12
Cũng theo Từ điển tiếng Việt thông dụng do Như Ý chủ biên (Nhà xuất
bản Giáo dục năm 1996) thì quyền “là thế, sức mạnh, trách nhiệm do pháp luật
công nhận hoặc do địa vị xã hội đem lại”. [37].
Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý thì quyền là khả năng của một chủ thể tự
do lựa chọn hành động hoặc thụ hưởng những ưu đãi nhất định.
Về khái niệm quyền con người, có nhiều quan điểm, trường phái khác
nhau lý giải nội dung quyền con người. Có quan điểm cho rằng quyền con người
là một đặc quyền tự nhiên không phụ thuộc và có từ khi xuất hiện loài người.
Quan điểm khác lại cho rằng con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội,
quyền con người là phạm trù có tính lịch, là giá trị chung của nhân loại được
hình thành trong cuộc đấu tranh giai cấp và được bổ sung trong quá trình phát

triển.
Chủ nghĩa Mác- Lê Nin cho rằng quyền con người vừa mang tính tự
nhiên, vừa mang tính xã hội, vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính nhân loại
sâu sắc. Quyền con người là sự biện chứng giữa quyền tự nhiên và quyền xã hội.
Quyền con người là khả năng được làm hoặc được hưởng của cá nhân mà nhà
nước và xã hội cho phép hoặc thừa nhận. Quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lê Nin
thể hiện tính chính xác, khách quan và khoa học về quyền con người.
Về quyền công dân, Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Nhà
xuất bản Đà Nẵng phát hành năm 2000 xác định quyền công dân là “quyền của
người công dân, bao gồm những quyền tự do dân chủ và các quyền lợi cơ bản về
kinh tế, văn hoá, xã hội v.v. được hiến pháp công nhận”. [36; tr815].
Quyền công dân là quyền con người, là những giá trị gắn liền với một Nhà
nước nhất định và được Nhà nước đó bảo hộ bằng pháp luật của mình đối với
người mang quốc tịch của nước mình, thể hiện mối liên hệ pháp lý cơ bản giữa
mỗi cá nhân công dân với một nhà nước cụ thể. [29; tr25].


13
Quyền công dân là nội dung cơ bản và là sự thể hiện cụ thể của quyền con
người. Không thể quan niệm rằng, một cá nhân con người vừa có quyền con
người vừa có quyền công dân một cách tách biệt hoàn toàn.
Điều này được khẳng định tại Điều 50 Hiến pháp 1992 của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các
quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng,
thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”. [2].
Như vậy, việc ghi nhận và bảo đảm thực hiện tốt các quyền công dân
chính là đã thực hiện tốt những nội dung cơ bản của quyền con người.
Quyền công dân được phân chia thành các nhóm tương ứng với các lĩnh
vực khác nhau như quyền chính trị, quyền kinh tế, quyền dân sự, quyền xã hội…
Trong đó, quyền ưu đãi xã hội thuộc nhóm quyền kinh tế- xã hội.

Dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên, chúng tôi cho rằng:
Quyền ưu đãi xã hội là khả năng của công dân được tự do lựa chọn, thụ
thưởng những ưu đãi xã hội nhất định, là những giá trị gắn liền với Nhà nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng
pháp luật, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với những công dân có công
lao, cống hiến đặc biệt với đất nước.
Quyền ưu đãi xã hội của công dân được quy định từ rất sớm ở nước ta.
Ngày 16 tháng 2 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL quy
định “chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ”. Hơn nửa thế kỷ qua, quyền
ưu đãi xã hội đã được hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ theo hướng toàn diện,
đầy đủ và mở rộng đối tượng, phạm vi áp dụng hơn; thể hiện chính sách kinh tế-
xã hội của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ lịch sử, đáp ứng nhu cầu,
nguyện vọng của đông đảo nhân dân đối với công tác “đền ơn đáp nghĩa”.
Quyền ưu đãi xã hội đối với người có công với đất nước không phải là sự
đền bù. Sự hy sinh cao quý vì Tổ quốc, bằng tính mạng và xương máu của mình


14
thì không có gì có thể so sánh được, không có gì có thể bù đắp được. Quyền ưu
đãi xã hội không chỉ thể hiện bằng yếu tố vật chất thuần tuý, mà còn là đạo lý,
truyền thống nhân văn của dân tộc Việt Nam, là lòng kính trọng đối với nhiều
thế hệ người có công với đất nước.
1.1.2. Đặc điểm quyền ưu đãi xã hội của công dân
Trước hết, chúng tôi xin đưa ra một số đặc điểm của ưu đãi xã hội như
sau:
- Về đối tượng hưởng ưu đãi xã hội: Đối tượng hưởng ưu đãi xã hội là
những cá nhân và gia đình họ có nhiều hy sinh, công hiến đặc biệt với đất nước
đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận là người có công theo quy định của
pháp luật. Ưu đãi xã hội được áp dụng đối với mọi công dân, không phân biệt
giới tính, dân tộc, tôn giáo, thành phần kinh tế…

- Về mục tiêu của ưu đãi xã hội: Ghi nhận công lao, sự hy sinh, đóng góp
của những người có công với đất nước và tạo mọi điều kiện, khả năng đền đáp,
bù đắp phần nào về đời sống vật chất, văn hoá tinh thần đối với họ.
Thực hiện tốt ưu đãi xã hội góp phần đảm bảo công bằng xã hội, tiến bộ
xã hội và tiến tới việc xây dựng một xã hội phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.
- Về nội dung của ưu đãi xã hội: Ưu đãi xã hội có nội dung rất phong phú,
bao trùm trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội… Cơ bản
gồm: ưu đãi về đời sống vật chất, trong đó trợ cấp vật chất là một trong những
nội dung cơ bản, quan trọng nhất nhằm giúp đảm bảo hoặc hỗ trợ thêm đời sống
người có công và ưu đãi về đời sống văn hoá, tinh thần nhằm giúp cho người có
công có đời sống tinh thần lạc quan, yêu đời, hạnh phúc.
- Về chủ thể thực hiện ưu đãi xã hội: Chủ thể thực hiện ưu đãi xã hội bao
gồm Nhà nước, cộng đồng và các chủ thể khác. Việc thực hiện ưu đãi xã hội của
các chủ thể này có phạm vi, phương pháp và hiệu quả khác nhau.
. Nhà nước: Ban hành pháp luật, chính sách và tổ chức thực hiện.


15
. Với xu hướng xã hội hoá ngày càng mạnh công tác thực hiện ưu đãi xã
hội, vai trò của cộng đồng là hết sức quan trọng.
. Chủ thể khác: Thực hiện ưu đãi xã hội theo các hình thức tự nguyện, phù
hợp với quy định của pháp luật.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã được nghiên cứu ở phần trên, chúng tôi
cho rằng quyền ưu đãi xã hội của công dân có một số đặc điểm cơ bản như sau:
1.1.2.1. Quyền ưu đãi xã hội là một trong những quyền cơ bản của công
dân
Quyền cơ bản của công dân luôn luôn là một chế định cơ bản của Luật
Hiến pháp Việt Nam. Trong lịch sử lập hiến Việt Nam, chế định quyền cơ bản
bao giờ cũng giữ một vị trí quan trọng, được quan tâm một cách thích đáng. [25;
tr237].

Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do
dân, vì dân, mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Do đó, mối quan hệ Nhà nước-
công dân là mối quan hệ qua lại cùng có trách nhiệm. Mối quan hệ qua lại cùng
có trách nhiệm chỉ có thể tồn tại trong một chế độ xã hội mà ở đó tư tưởng mỗi
người vì hạnh phúc của mọi người, mọi người vì hạnh phúc của mỗi người trở
thành nguyên tắc đạo đức và pháp lý.
Mối quan hệ giữa Nhà nước - công dân thể hiện ở các quyền và nghĩa vụ
đối với nhau. Các nghĩa vụ của Nhà nước được xác định trong Hiến pháp nói
riêng, trong pháp luật nói chung dưới hình thức các nhiệm vụ của Nhà nước, của
các cơ quan nhà nước cụ thể hoặc dưới hình thức các quyền công dân và những
đảm bảo của nó. Trách nhiệm của công dân đối với Nhà nước và xã hội được ghi
nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật dưới hình thức nghĩa vụ công
dân.
Các quyền được ghi nhận trong Hiến pháp được gọi là các quyền cơ bản,
trước hết vì nó xác định những mối quan hệ cơ bản nhất giữa Nhà nước và công


16
dân. Thứ hai, vì những quyền đó được quy định trong luật cơ bản của Nhà nước.
Các quyền của công dân được ghi nhận, thể hiện trong Hiến pháp là cơ sở chủ
yếu, có ý nghĩa quyết định để xác định địa vị pháp lý của công dân. Đây cũng
chính là cơ sở để xác định các quyền khác của công dân, ở mọi cấp độ và trong
mọi ngành luật.
Quyền cơ bản là khả năng của mỗi công dân được tự do lựa chọn hành
động. Khả năng đó được Nhà nước ta ghi nhận trong Hiến pháp và bảo đảm thực
hiện bằng quyền lực nhà nước. Quyền cơ bản thể hiện khả năng của mỗi công
dân được tự do lựa chọn cách thức và mức độ thể hiện thái độ cũng như hành
động của mình một cách tự nguyện, tự giác. [25; tr238].
Điều 67 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam quy định quyền ưu đãi xã hội là một trong những quyền cơ bản của công

dân như sau: “Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính
sách ưu đãi của Nhà nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng
lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ và có đời sống ổn định. Những
người và gia đình có công với nước được khen thưởng, chăm sóc…”. [2].
Việc ghi nhận quyền ưu đãi xã hội là một trong những quyền cơ bản của
công dân và bảo đảm thực hiện bằng pháp luật đã thể hiện sự chú trọng, quan
tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta đối với lĩnh vực ưu đãi xã hội, với những
người có công với đất nước và gia đình họ. Bởi họ, chính là những đại diện ưu tú
nhất của dân tộc ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chống kẻ thù
xâm lược - những người đã cống hiến, hy sinh, mất mát nhiều nhất cho độc lập,
tự do của đất nước.
1.1.2.2. Quyền ưu đãi xã hội chỉ áp dụng đối với người có công với đất
nước


17
Người có công với đất nước là những người đã hy sinh xương máu hoặc
có cống hiến lớn lao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quyền ưu đãi
xã hội đối với người có công với đất nước là quyền đặc biệt, được áp dụng cho
những đối tượng đặc biệt. Bản chất của quyền ưu đãi xã hội là sự “đền ơn đáp
nghĩa”, chứ không mang ý nghĩa trả công, bởi sự hy sinh xương máu, tính mạng
của người có công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì không điều gì
có thể bù đắp, trả công được. Chúng ta sẽ có những gì để có thể trả công cho
những người mẹ đã hy sinh 09 người thân ruột thịt là chồng, là con cho Tổ quốc,
cho người thương binh, bệnh binh bị thương tật, bệnh tật suốt đời, cho những
người bị nhiễm chất độc da cam sinh thế hệ con, cháu là những người tật nguyền,
cho những người đã anh dũng ngã xuống… trong các cuộc kháng chiến? Do vậy,
chỉ những người có công với đất nước mới được hưởng quyền ưu đãi xã hội.
Toàn Đảng, toàn dân có trách nhiệm chăm lo đời sống cho người có công,
nhưng trước hết trách nhiệm đó thuộc về Nhà nước. Nhà nước ta là người đại

diện cho giai cấp, cho nhân dân, cho toàn xã hội nên Nhà nước phải có nghĩa vụ,
trách nhiệm đảm bảo và nâng cao đời sống tinh thần và vật chất đối với người có
công với đất nước và gia đình họ.
1.1.2.3. Quyền ưu đãi xã hội phản ánh, thể hiện chính sách xã hội của Nhà
nước trong từng thời kỳ phát triển của đất nước
Quyền ưu đãi xã hội của công dân phản ánh, thể hiện chính sách xã hội
của Nhà nước trong từng thời kỳ phát triển của đất nước. Tuỳ từng điều kiện
kinh tế- xã hội cụ thể, khả năng ngân sách của nhà nước, khả năng kinh tế của
các địa phương trong từng giai đoạn lịch sử chung của đất nước, quyền ưu đãi xã
hội lại có nội dung, hình thức, đối tượng thuộc diện thụ hưởng và các biện pháp
bảo đảm thực hiện khác nhau. Chế định quyền ưu đãi xã hội của công dân có vai
trò thể chế hoá một phần quan trọng chính sách xã hội của Nhà nước, là phương


18
tiện để thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước. Bằng chế định quyền ưu đãi xã
hội, Nhà nước xác định cụ thể các hình thức, phương pháp quản lý phù hợp của
các cơ quan Nhà nước trên cơ sở nhận thức đầy đủ, chính xác đối tượng thụ
hưởng quyền ưu xã hội và các biện pháp bảo đảm hiệu quả quản lý Nhà nước đối
với việc thực hiện quyền ưu đãi xã hội.
Quyền ưu đãi xã hội của công dân bao gồm quyền ưu đãi về đời sống vật
chất và đời sống văn hoá, tinh thần. Quyền ưu đãi xã hội được xây dựng, hoàn
thiện ngày càng toàn diện, đầy đủ hơn trong mối tương quan mật thiết với điều
kiện kinh tế- xã hội của đất nước và phù hợp với khả năng của nền kinh tế.
Quyền đãi xã hội không được xây dựng quá cao vượt khả năng kinh tế, khả năng
đảm bảo của đất nước nhưng cũng không được thấp hơn mức sống trung bình
của cộng đồng. Nếu quyền ưu đãi xã hội quá cao, vượt quá khả năng kinh tế- xã
hội của đất nước thì sẽ khó được thực thi, khó triển khai hiệu quả khi đưa vào
đời sống, kìm hãm sự phát triển chung; ngược lại, nếu quyền ưu đãi xã hội quá
thấp, không đạt mức trung bình của đời sống cộng đồng thì sẽ không giúp hỗ trợ,

cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá, tinh thần đối với người có công
với đất nước và thân nhân của họ, không đạt được mục đích và ý nghĩa chính trị,
kinh tế, xã hội đặt ra. [24].
Trong kháng chiến, khi toàn Đảng, toàn dân tập trung toàn bộ khả năng
kinh tế của đất nước vào việc đánh đuổi kẻ thù xâm lược thì việc quan tâm, chăm
sóc người có công với đất nước còn hạn chế với một số quyền ưu đãi xã hội hết
sức hạn chế, diện đối tượng thụ hưởng quyền ưu đãi xã hội chỉ là thương binh,
bệnh binh, thân nhân liệt sĩ. Sau ngày đất nước thống nhất, Đảng và Nhà nước ta
đã có điều kiện kinh tế thuận lợi hơn cho việc thực hiện ưu đãi xã hội. Do đó, số
đối tượng thuộc diện thụ hưởng quyền ưu đãi xã hội tăng lên, mức trợ cấp tăng
lên đáng kể, các hình thức hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất và tinh thần được cải thiện
nhiều. Tuy vậy, đây là thời kỳ có nền kinh tế tập trung- bao cấp nên đời sống xã


19
hội nói chung còn khó khăn nên quyền ưu đãi xã hội của công dân chỉ tập trung
vào những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Chẳng hạn, ưu đãi về vật chất đối
với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được tính tương đương một số lượng
gạo nhất định; thương binh, bệnh binh được trang cấp quần áo, giày dép hoặc các
ưu đãi khác ngoài trợ cấp như miễn giảm thuế nông nghiệp, tạo điều kiện có đất
đai để tham gia trồng trọt, cấy hái…
Sau thời kỳ đổi mới, đất nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng hợp tác quốc tế thì nền kinh tế của nước ta đã
có những bước phát triển vượt bậc. Chỉ số kinh tế liên tục tăng cao, khả năng
ngân sách của Nhà nước được cải thiện, các điều kiện kinh tế- xã hội được nâng
lên một tầm cao mới thì quyền ưu đãi xã hội của công dân cũng được phát triển
toàn diện. Đối tượng thuộc diện thụ hưởng quyền ưu đãi xã hội được nghiên cứu,
bổ sung, chuẩn hoá khá đầy đủ; chế độ trợ cấp, phụ cấp được cải cách tương ứng
với sự đi lên của mức tiêu dùng bình quân của toàn xã hội; chế độ ưu đãi về văn
hoá, tinh thần và các hình thức hỗ trợ, giúp đỡ khác về đất đai, nhà ở, y tế, giáo

dục, thuế… đã có những bước phát triển vượt bậc cả về nội dung và hình thức.
Quyền ưu đãi xã hội được Nhà nước bảo đảm thực hiện hiệu quả bằng pháp luật
và được cộng đồng ủng hộ mạnh mẽ với nhiều phong trào, hình thức thiết thực.
1.1.2.4. Chế định quyền ưu đãi xã hội góp phần giữ vững thành quả cách
mạng, ổn định chính trị- xã hội
Chế định quyền ưu đãi xã hội là sự ghi nhận, trân trọng công lao của
người có công và gia đình họ trong thời kỳ đất nước thực hiện nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nó cũng thể hiện sự quan tâm, chăm lo, đền đáp, bù
đắp của Nhà nước và cộng đồng một phần đối với những cống hiến, mất mát, hy
sinh của những người có công với đất nước và gia đình họ.
Hơn nửa thế kỷ qua, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới với việc Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng,


20
liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến,
người có công giúp đỡ cách mạng ngày 29 tháng 8 năm 1994, chế định quyền ưu
đãi xã hội của công dân có một vai trò, ý nghĩa rất to lớn trong việc giữ vững
thành quả cách mạng, củng cố ngày vững chắc chế độ chính trị, góp phần giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm ổn định chính trị. Nó cũng góp
phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Đảm bảo ổn
định chế độ chính trị là cơ sở quan trọng cho sự phát triển, đi lên của nền kinh tế
- xã hội.
Đảm bảo thực hiện hiệu quả chế định quyền ưu đãi xã hội của công dân là
một trong những tiêu chuẩn, thước đo sự thành công của tiến trình đổi mới ở
nước ta. Số lượng người có công với đất nước là rất lớn (cứ 12 người có 1 người
có công), có những địa phương như Quảng Trị, diện người có công chiếm 24%
dân số, khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước còn hạn chế nhưng với những
bước đi thích hợp, quyền ưu đãi xã hội đối với người có công với đất nước đã
được đảm bảo thực hiện trên cơ sở sự hài hoà với sự phát triển chung của kinh

tế, với yếu tố công bằng xã hội. [38; tr54].
Thực hiện tốt chế định quyền ưu đãi xã hội của công dân trong thời kỳ đổi
mới đã khẳng định thành quả cách mạng to lớn của Đảng ta, dân tộc ta. Đó là sự
đóng góp, quan tâm của toàn Đảng, toàn dân nhưng điển hình là những người có
công với đất nước. Trân trọng đề cao những người có công với đất nước chính là
tiếp tục khẳng định thành quả cách mạng của dân tộc ta. Các thế hệ sau này tiếp
tục kế thừa và phát huy hơn nữa thành quả cách mạng trong một thời kỳ mới-
thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, trong đó người có công với đất
nước và gia đình đã và đang phát huy phẩm chất của người công dân kiểu mẫu,
gia đình cách mạng gương mẫu.
1.2. Nội dung quyền ưu đãi xã hội của công dân


21
Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đảng
và Nhà nước ta đang cố gắng hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, toàn bộ hoạt động của Nhà nước đều vì con
người, phục vụ, đem tới những điều kiện sinh hoạt và làm việc tốt nhất cho con
người. Bản chất chế độ chính trị đó đã quyết định nội dung, mục đích và bản
chất các quyền của công dân, trong đó quyền ưu đãi xã hội là một trong những
quyền đặc biệt của công dân chỉ có ở nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Trong nhà nước tư bản chủ nghĩa, quyền ưu đãi xã hội của công dân cũng
tồn tại, tuy nhiên, nội dung, bản chất, mục đích, hình thức biểu hiện hoàn toàn
khác với nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quyền ưu đãi xã hội
của công dân chỉ tồn tại trên danh nghĩa ở nhà nước tư bản chủ nghĩa. Nó thể
hiện qua một số hình thức quan tâm của nhà nước tư bản tới những nhu cầu nhất
định của những người đã hy sinh bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản trong các
cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng… Nội dung quyền ưu đãi xã hội của

công dân trong cộng đồng có truyền thống xâm lược, lấy việc gây chiến tranh,
cướp bóc các cộng đồng khác làm mục đích phát triển chỉ mang ý nghĩa đền bù,
trả công vật chất thuần tuý, bản chất bóc lột mà không thể có tính nhân đạo, ý
nghĩa “đền ơn đáp nghĩa” như trong nhà nước ta.
Trong hoạt động chính trị- kinh tế- xã hội ở nước ta, nhân tố con người
được đặt lên hàng đầu. Tính năng động chủ quan, tài năng, trí tuệ và sức lực của
con người hết sức được trân trọng và được chú ý, quan tâm, giữ vai trò quan
trọng trong các hoạt động của cộng đồng, xã hội. Bên cạnh đó, trách nhiệm của
mỗi cá nhân đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước cũng được đề cao.
Nhà nước ta quản lý con người trên cơ sở quan điểm đó nhằm tạo các điều kiện
thuận lợi để các cá nhân có thể phát huy khả năng của mình thúc đẩy sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, Nhà nước


22
cũng có trách nhiệm đối với các công dân, đặc biệt là những người có công với
đất nước với việc giành cho họ những quyền ưu đãi xã hội nhất định vì những
công lao, cống hiến, hy sinh được ghi nhận.
Nội dung quyền ưu đãi xã hội của công dân ở nước ta rất phong phú, trên
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục và
đào tạo… Chúng có mối liên hệ, tác động qua lại mật thiết với nhau nhằm hướng
tới mục đích cuối cùng là tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ, hỗ trợ người
có công với đất nước ổn định và nâng cao đời sống vật chất, đời sống tinh thần.
Đó có thể các hoạt động giải quyết các vấn đề vật chất và tinh thần cụ thể như
trợ cấp tiền hàng tháng, tìm kiếm, quy tập, xây cất mồ mả liệt sĩ hoặc đào tạo,
đào tạo lại, tìm việc làm cho người có công với đất nước bị suy giảm khả năng
lao động… Đây là những công việc vừa mang ý nghĩa xã hội, vừa mang ý nghĩa
chính trị to lớn. Nội dung quyền ưu đãi xã hội của công dân được nghiên cứu,
xây dựng, phát triển và hoàn thiện phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của đất
nước trong từng thời kỳ lịch sử.

Quyền ưu đãi xã hội của công dân là hệ thống các quy định cụ thể được
thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật ưu đãi người có công. Các chế độ
ưu đãi bao gồm các lĩnh vực khác nhau như: y tế; giáo dục đào tạo; sản xuất, đời
sống, sinh hoạt… Trong từng chế độ ưu đãi có quy định cụ thể về phạm vi đối
tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, mức, nội dung và thời hạn hưởng.
Quyền ưu đãi xã hội của công dân ở nước ta bao gồm những nội dung cơ
bản như sau:
1.2.1. Nội dung quyền ưu đãi về trợ cấp
Theo Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2000 thì trợ cấp
là cấp tiền để giúp đỡ cho người thiếu thốn, khó khăn (trợ cấp cho người bị tai
nạn lao động, tiền trợ cấp hàng tháng…); còn trợ giúp là giúp đỡ. [36; tr1045].
Trợ cấp được hiểu theo hai nghĩa là cấp và giúp. Cấp tiền, có thể là cấp vật
chất (có thể quy ra giá trị) để thực hiện mục tiêu là giúp đỡ. Tuy nhiên, nếu hiểu

×