Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Xây dựng nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn hóa truyền thống Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 155 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





BÙI NGỌC SƠN




XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN
TRONG BỐI CẢNH VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC













HÀ NỘI – NĂM 2004






ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





BÙI NGỌC SƠN



XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN
TRONG BỐI CẢNH VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 601 01



Người hướng dẫn khoa hoc:
PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung






HÀ NỘI – NĂM 2004
MỤC LỤC
Mở đầu
Chương 1. Bối cảnh văn hoá của sự hình thành lý thuyết nhà nước pháp
quyền và của việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.
1.1. Nhận thức về khái niệm văn hoá.
1.2. Bối cảnh văn hoá của sự hình thành lý thuyết nhà nước pháp quyền.
1.2.1.Nhà nước pháp quyền- một lý thuyết của phương Tây.
1.2.2. Bối cảnh văn hoá phương Tây của sự hình thành lý thuyết nhà nước
pháp quyền.
1.3. Bối cảnh văn hoá của việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.
Chương 2. Xây dựng nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn hoá
truyền thống Việt Nam- sự tiếp biến, những thuận lợi, và những khó khăn
2.1. Sự tiếp biến nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn hoá truyền
thống Việt Nam.
2.1.1. Nhân quyền: quyền- nghĩa vụ, và quyền dân tộc.
2.1.2. Tập quyền.
2.2. Những thuận lợi trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền trong
bối cảnh văn hoá truyền thống Việt Nam.
2.2.1. Tính đại diện cộng đồng của nhà nước.
2.2.2. Một nền chuyên chế mềm.
2.3. Những khó khăn của việc xây dựng nhà nước pháp quyền trong bối

cảnh văn hoá truyền thống Việt Nam.
2.3.1. Tôn trọng và bảo đảm quyền con người: lực cản từ một xã hội thần
dân
2.3.2. Kiểm soát công quyền bằng pháp luật: lực cản từ truyền thống
nhân trị
2.3.3. Sự ngự trị của pháp luật trong các lĩnh vực sinh hoạt của công dân: lực
cản từ truyền thống hình luật
2.3.4. Vai trò của tư pháp trong nhà nước pháp quyền : lực cản từ truyền
thống văn pháp pháp đình.
Chương 3. Phương hướng cơ bản xây dựng nhà nước pháp quyền trong
bối cảnh văn hoá truyền thống Việt Nam
3.1. Phương hướng tiếp biến Nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn hoá
truyền thống Việt Nam.
3.1.1. Chuyển tải tinh thần Tổ quốc luận vào xã hội hiện đại.
3.1.2. Khai thác sức mạnh của chế độ tập quyền và kiểm soát quyền lực
trong chế độ tập quyền.
3.2. Phương hướng phát huy những thuận lợi của việc xây dựng Nhà nước
pháp quyền trong bối cảnh văn hoá truyền thống Việt Nam.
3.2.1. Phát huy tính đại diện cộng đồng của nhà nước.
3.2.2. Hành xử quyền lực theo pháp luật bằng cách thức có tình nghĩa; xác
lập tự quản cơ sở.
3.3. Phường hướng khắc phục những khó khăn của việc xây dựng nhà nước
pháp quyền trong bối cảnh văn hoá truyền thống Việt Nam.
3.3.1. Bảo vệ các quyền và tự do của cá nhân.
3.3.2. Tạo lập thói quen thượng tôn luật pháp trong đời sống công quyền.
3.3.3. Tạo lập thói quen sử dụng pháp luật trong đời sống của công dân.
3.3.4. Hướng cho người dân một cách nhìn mới về Toà án.
Phụ lục.
Tài liệu tham khảo




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Năm1924, sau khi khẳng định ý nghĩa to lớn của Mác đối với sự nghiệp
giải phóng giai cấp công nhân và toàn thể nhân loại, Hồ Chí Minh đã nói:'' Dù
sao thì cũng không thể cấm bổ sung "cơ sở lịch sử " của chủ nghĩa Mác bằng
cách đưa thêm vào đó những tài liệu mà ở thời mình Mác không thể có được."
"Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lí nhất định của lịch sử,
nhưng lịch sử nào? Lịch sử Châu Âu. Mà châu Âu là gì ? Đó chưa phải là toàn
thể nhân loại." Từ đó Người đặt nhiệm vụ phải củng cố cơ sở lịch sử của chủ
nghĩa Mác bằng" dân tộc học phương Đông"[33, tr465]. Bài học của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào Việt Nam soi sáng cho
chúng ta trong việc vận dụng sáng tạo lý thuyết nhà nước pháp quyền vào Việt
Nam hiện nay.
Bối cảnh hình thành và phát triển của lý thuyết nhà nước pháp quyền là
phương Tây. Nhưng, với tính nhân bản của nó, lý thuyết nhà nước pháp quyền
được đánh giá di sản chung của nền văn minh nhân loại. Ngày nay, viêc xây
dựng nhà nước pháp quyền đã trở thành xu hướng phổ biến của các quốc gia trên
thế giới.
Trong xu hướng chung đó, Đảng và nhà nước ta đã khẳng định việc xây dựng
nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX
tiếp tục khẳng định: “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì
dân" [21, tr131]. Với Hiến pháp sửa đổi năm 2001, việc xây dựng nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam đã có một cơ sở hiến định: "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân." ( Điều 2 ).

2

Lý thuyết nhà nước pháp quyền là một di sản chung của nhân loại. Bất cứ nhà
nước hiện đại nào, không kể chế độ kinh tế- xã hội đều có thể áp dụng lý thuyết
này. Tuy nhiên điểu đó không có nghĩa là việc áp dụng lý thuyết nhà nước pháp
quyền là giống nhau ở các nước khác nhau. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền
ở Việt Nam sẽ khác với ở những nước khác.
Xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam có nghĩa là tích hợp một giá trị
của văn hoá phương Tây vào bối cảnh một nền văn hoá phương Đông. Sự tương
tác giữa các giá trị Đông- Tây xưa nay đều gây ra những hiệu ứng thuận, nghịch,
và biến. Một hướng nghiên cứu bối cảnh hoá nhà nước pháp quyền trong môi
trường văn hoá truyền thống của người Việt sẽ là cần thiết để quá trình tích hợp
nói trên diễn ra một cách thành công. Để xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam chúng ta phải nghiên cứu sự tác động của các yếu tố truyền thống văn hoá
của dân tộc đến việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Trên cơ sở đó mà biết được
chúng ta có những điều kiện thuận lợi nào cho việc xây dựng nhà nước pháp
quyền, những gì đang là lực cản của tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở
nước ta, và nhà nước pháp quyền sẽ được tiếp biến trong bối cảnh văn hoá truyền
thống Việt Nam như thế nào; từ đó xây dựng được một nhà nước pháp quyền
phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc ta.
Với những lý do nói trên, tôi chọn đề tài “ Xây dựng nhà nước pháp quyền
trong bối cảnh văn hoá truyền thống Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền của Đảng và Nhà nước ta đã gợi
lên một không khí sôi nổi nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến nhà nước pháp
quyền trong giới khoa học. Nhiều vấn đề khoa học về nhà nước pháp quyền đã

3
thu hút được sự quan tâm của nhiều người nghiên cứu. Những nghiên cứu khởi
đầu được tiến hành với những vấn đề lý luận về nhà nước pháp quyền như: khái
niệm và những đặc trưng của nhà nước pháp quyền, lịch sử tư tưởng về nhà nước

pháp quyền. Liên quan đến những vấn đề này có thể kể đến các công trình như :
„‟Về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam‟‟ của Viện nghiên cứu
khoa học pháp lý- Bộ tư pháp, NXB Chính trị quốc gia, H, 1997 ; „‟Học thuyết
về nhà nước pháp quyền và thực tiễn của nó ở Liên bang Nga‟‟ của TSKH.Lê
Cảm, NXB "Sáng tạo" Hội khoa học- kỹ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga, Mát-
cơ-va, 1997 ; „‟Một số suy nghĩ về nghiên cứu Nhà nước pháp quyền‟‟ cuả
PGS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, in trong sách Nhà nước và pháp luật Việt Nam
trước thềm thế kỷ XXI, NXB Công an nhân dân, H, 2002
Tiếp theo là những nghiên cứu về việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam như: tổ chức quyền lực, giám sát quyền lực, dân chủ, tư pháp, pháp
luật trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Liên quan đến
những vấn đề này có thể kể đến những công trình đã được công bố trên các tạp
chí khoa học chuyên ngành luật như : PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung. Nhà nước
pháp quyền- một hình thức tổ chức nhà nước, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6,
năm 2002; PGS.TS. Võ Khánh Vinh. Mối quan hệ giữa xã hội- cá nhân- nhà
nước trong nhà nước pháp quyền và vai trò của nó trong việc xác định mô hình
tổng thể nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước
và pháp luật, số 2, năm 2003 ; GS.TS. Hoàng Văn Hảo. Vấn đề dân chủ và các
đặc trưng của mô hình tổng thể nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2, năm 2003
Những nghiên cứu nói trên về nhà nước pháp quyền đã đạt được những kết
quả nhất định. Tuy nhiên, các nghiên cứu nói trên chưa tiếp cận vấn đề xây dựng

4
nhà nước pháp quyền theo hướng bối cảnh hoá trong điều kiện của văn hoá
truyền thống Việt Nam. Việc nghiên cứu sự tương tác của văn hoá dân tộc đến
vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền chưa được quan tâm. Một số nghiên cứu
của các tác giả trong nước về tác động của văn hoá truyền thống đến đời sống
nhà nước và pháp luật Việt Nam hiện đại ít nhiều có liên quan đến đối tượng
nghiên cứu của đề tài này. Chẳng hạn có thể kể đến: GS.Vũ Minh Giang. Xây

dựng lối sống theo pháp luật nhìn từ góc độ lịch sử truyền thống, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, số 3, năm 2003; PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung. Một xã hội
làng xã. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 10, năm 2003
Cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể về sự
tác động của các yếu tố văn hoá truyền thống đến việc xây dựng nhà nước pháp
quyền. Vấn đề này cũng chưa được đề cập rộng rãi trong những công trình
nghiên cứu khoa học pháp lý về nhà nước pháp quyền đã công bố ở Việt Nam.
Vì vậy có thể nói đây là công trình đầu tiên nghiên cứu khá tổng thể về vấn đề
xây dựng nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn hoá truyền thống Việt Nam.
3. Mục tiêu của đề tài.
Đề tài này nghiên cứu việc bối cảnh hoá nhà nước pháp quyền trong môi
trường văn hoá truyền thống Việt Nam để nhằm các mục tiêu: chỉ ra những
thuận lợi, những khó khăn, và sự tiếp biến của Việt Nam trong tiến trình xây
dựng nhà nước pháp quyền dưới sự tác động của một số yếu tố văn hoá truyền
thống; trên cơ sở đó, chỉ ra những hướng xây nhà nước pháp quyền phù hớp với
văn hoá truyền thống Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu của đề tài đã đặt ra, đề tài có nhiệm vụ nghiên
cứu: bối cảnh văn hoá của lý thuyết nhà nước pháp quyền và của việc xây dựng

5
nhà nước pháp quyền ở Việt Nam; những thuận lợi, những khó khăn, và sự tiếp
biến của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam; và những phương
hướng để xây dựng nhà nước pháp quyền phù hợp với văn hoá truyền thống Việt
Nam.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu về sự tác động của một số yếu tố văn hoá truyền thống
của Việt Nam, chứ không nghiên cứu về sự tác động của các yếu tố văn hoá hiện
đại. Văn hoá truyền thống Việt Nam bao hàm một nội dung rất rộng. Với những
nghiên cứu bước đầu, tác giả của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự tác động của

một số yếu tố văn hoá truyền thống có tác động đến việc xây dựng nhà nước
pháp quyền chứ không thể bao quát toàn bộ các yếu tố văn hoá truyền thống.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận:
Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa Mác- Lênin và tương tưởng
Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về
xây dựng nhà nước pháp quyền.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống. Đây là phương pháp nghiên cứu đặc biệt
cần thiết đối với đối tượng nghiên cứu của đề tài này. Đề tài này nghiên cứu việc
bối cảnh hoá một giá trị phương Tây vào một xã hôi phương Đông. Việc bối
cảnh hóa vấn đề đòi hỏi việc sử dụng tri thức của nhiều ngành khoa học khác
nhau ngoài khoa học pháp lý như: văn hoá học, văn học, tâm lý học dân tộc, dân
tộc học, ngôn ngữ học, triết học Nhận thức như vậy, tác giả của đề tài luận văn

6
nhận thấy việc sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống dựa trên phương thức tư
duy phức hợp là đặc biệt cần thiết cho việc thực hiện công việc nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luậnvăn.
- Cách tiếp cận của đề tài và hướng nghiên cứu của đề tài có thể có những
đóng góp nhất định vào việc nghiên cứu lý luận về nhà nước pháp quyền
ở Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài tài liệu tham
khảo cho sinh viên, học viên cao học, và những người có quan tâm trong
việc nghiên cứu về các vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho những nhà hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật.

7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm
ba chương:
Chương 1. Bối cảnh văn hoá của sự hình thành lý thuyết nhà nước pháp
quyền và của việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.
Chương 2. Xây dựng nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn hoá truyền
thống Việt Nam- sự tiếp biến, những thuận lợi, và những khó khăn.
Chương 3. Phương hướng cơ bản xây dựng nhà nước pháp quyền phù hợp
với bối cảnh văn hoá truyền thống Việt Nam.





7




Chương 1.
BỐI CẢNH VĂN HOÁ CỦA
SỰ HÌNH THÀNH LÝ THUYẾT NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
VÀ CỦA VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT
NAM
Trong Lời giới thiệu cho công trình “ Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam”
của Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, Giáo sư Phạm Đức Dương- Chủ tịch Hội Đông
Nam Á học Việt Nam cho biết: “ Trong khoa học nhân văn không có khái niệm
nào lại mơ hồ như khái niệm văn hoá”[81, tr20]. Cho nến nay chưa có một định
nghĩa thống nhất về văn hoá, thậm chí có người cho rằng không có thuật ngữ
nào phổ biến và nhiều nghĩa hơn thuật ngữ “văn hoá.” Người ta sử dụng nó cho

nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và con người, nó được hàng loạt
các ngành khoa học nghiên cứu.[99, tr7-8]. Vào năm 1952, hai nhà nhân học
người Mỹ là A.L.Kroeber và C.Kluckhohn, trong công trình “ Văn hoá: tổng
quan về khái niệm và định nghĩa” đã tập hợp được 161 định nghĩa về văn hoá,
trong đó định nghĩa sớm nhất vào năm 1871, muộn nhất là vào năm 1951 [32,
tr16]. Đề tài luận văn này đề cập đến vấn đề văn hoá. Cho nên, để làm cơ sở cho
việc nghiên cứu tiếp theo, trước tiên chúng tôi sẽ trình bày nhận thức của mình
xung quanh khái niệm văn hoá.
1.1. Nhận thức về khái niệm văn hoá.

8
Người phương Đông đã sớm có quan niệm về văn hoá. Trong Kinh Dịch,
quẻ Bỉ đã đã xuất hiện hai từ “văn” và “hoá”: “ Quan hồ nhân văn dĩ hoá thành
thiên hạ.” (Xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hoá thành tựu cho thiên hạ)
[4, tr347]. Có lẽ người sử dụng từ “ văn hoá “ sớm nhất là Lưu Hướng (năm 77-
6 tr.CN), người thời Tây Hán. Văn hoá được ông quan niệm như là một phương
thức giáo hoá con người- văn trị giáo hoá. Văn hoá ở đây được dùng đối lập với
vũ lực: phàm dấy việc võ là vì không phục tùng, dùng văn hoá mà không sửa
đổi, sau đó mới thêm chém giết [94, tr18]. Trong cách quan niệm của người
phương Đông, văn đối lập với võ. Văn là vẻ đẹp- cái đẹp của tinh thần. Hoá là
trở thành. Văn hoá là trở thành đẹp đẽ về tinh thần. Như vậy, văn hoá gắn liền
với giáo dục tinh thần, nhân cách con người.
Ở phương Tây, người Pháp, người Anh có từ culture, người Đức có từ
kultur, người Nga có từ kultura, mà những chữ này được dịch sang tiếng Việt là
văn hoá. Những chữ này bắt nguồn từ tiếng Latinh cultus có nghĩa là trồng trọt
được dùng theo hai nghĩa: cultus agri là "trồng trọt ngoài đồng" và cultus animi
là "trồng trọt tinh thần". Nghĩa thứ hai này được dùng để chỉ văn hoá. Văn hoá
mang nghĩa là sự đào tạo, giáo dục con người, đào luyện tinh thần con người.
Cách quan niệm này cũng giống như người phương Đông.
Văn hoá là một hiện tượng phổ quát của nhân sinh. Văn hoá “ vô sở bất

tại”, không đâu không có. Tuân tử ngày xưa có phân biệt Tính và Nguỵ. Tính là
những gì tự nhiên. Ngụy là những gì nhân vi. Nguỵ chính là văn hoá. Văn hoá là
nhân hoá. Văn hoá biểu hiện ở cách thức, kiểu nhân vi. Xét ở nghĩa chung nhất,
văn hoá biểu hiện ở kiểu nhân vi, kiểu sống, lối suy nghĩ và cách hành xử của
con người.

9
Học giả Đào Duy Anh quan niệm: “Hai tiếng văn hoá chẳng qua chỉ là
chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng:
Văn hoá tức là sinh hoạt”[1, tr13]. Văn hoá là cách thức, kiểu sinh hoạt của con
người. Cách quan niệm này của gần với định nghĩa về văn hoá của UNESCO.
Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO phát biểu: “ Đối với một số người,
văn hoá chỉ bao gồm những kiệt tác trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối
với những người khác, văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này
khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất đến tín ngưỡng,
phong tục, tập quán, lối sống và lao động. Cách hiểu thứ hai này đã được cộng
đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá
họp năm 1970 tại Venise”[81, tr20]. Trong đề tài này, khái niệm văn hoá được
hiểu theo nghĩa rộng được cộng đồng quốc tế chấp nhận: “Tất cả những gì làm
cho dân tộc này khác với dân tộc khác.”
Văn hoá gồm trong tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc
khác chứ văn hoá không phải là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với
dân tộc khác. Văn hoá không phải là tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lao động,
pháp luật Văn hoá biểu hiện ở tất cả những gì do con người tạo ra trong quá
trình tương tác với tự nhiên và xã hội, nhưng bản thân sản phẩm do con người
tạo ra không phải là văn hoá. Văn hoá không phải là một vật nhưng không vật
nào do con người tạo ra không có mặt văn hoá của nó. Mặt văn hoá trong tất cả
những thứ do con người sáng tạo ra biển hiện ở kiểu sống, ở phương thức sinh
hoạt của con người.
Cách hiểu này được tiếp thu từ những quan niệm về văn hoá của các nhà

văn hoá học Việt Nam. Giáo sư Trần Quốc Vượng hiểu: “ Văn hoá là thế ứng xử,
năng động, của một cộng đồng ( ứng xử tập thể ) hay một cá nhân ( ứng xử cá

10
nhân ) đứng trước thiên nhiên, xã hội to nhỏ và đứng trước chính mình. Văn hoá
là lối sống ( mode de vie ), là nếp sống ( train de vie ), tập thể và cá nhân” [95,
tr87].
Đi sâu vào bản chất của văn hoá, với một cách tư duy thao tác luận, nhà
văn hoá học Phan Ngọc quan niệm con người có một kiểu lao động riêng: anh ta
mô hình hoá một vật bên ngoài theo cái mô hình trong óc mà anh ta tiếp thu hay
xây dựng ra. Do đó anh ra có một quan hệ bất biến: quan hệ giữa thế giới các mô
hình trong óc anh ta, tức là thế giới các biểu tượng với cái thế giới thực tại đã bị
anh ta mô hình hoá. Cả hai thế giới đều được hiện thực thành những vật cụ thể.
Từ quan niệm như vậy, Phan Ngọc định nghĩa: “Văn hoá là mối quan hệ giữa thế
giới biểu tượng trong óc mỗi cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại
đã bị cá nhân hay tộc người này mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu
tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình
thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người,
khác với kiểu lựa chọn của cá nhân hay tộc người khác” [69, tr19-20].
Cách hiểu văn hoá biểu hiện ở kiểu lựa chọn ( hay là kiểu sống, nếp sống )
như vậy cũng giống với cách hiểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ý nghĩa của văn
hoá: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương tiện sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó chính là văn hoá.
Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó
mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi
của sự sinh tồn” [35, tr431].

11

Tóm lại, chúng tôi hiểu văn hoá là kiểu nhân hoá, kiểu nhân vi hình thành
trong sự tương tác giữa con người với môi trưởng tự nhiên và xã hội.
Văn hoá biểu hiện ở tất cả những gì do con người sáng tạo ra nên văn hoá
có một phạm vi rất rộng lớn. Tiếp cận từ lý thuyết hệ thống, Viện sĩ Trần Ngọc
Thêm đã chỉ ra cấu trúc của hệ thống văn hoá gồm: văn hoá nhân thức ( nhận
thức về vũ trụ, nhận thức về con người; văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên
( văn hoá tận dụng môi trường tự nhiên, văn hoá ứng phó với mô trường tự
nhiên); văn hoá ứng xử với môi trường xã hội ( văn hoá tận dụng môi trường xã
hội, văn hoá ứng phó với môi trường xã hội); văn hoá tổ chức cộng đồng ( văn
hoá tổ chức đời sống tập thể, văn hoá tổ chức đời sống cá nhân) [81, tr30].
1.2. Bối cảnh văn hoá của sự hình thành lý thuyết nhà nước pháp quyền.
1.2.1.Nhà nước pháp quyền- một lý thuyết của phương Tây.
Thuật ngữ “Rechtstaat”- “nhà nước pháp quyền” khởi nguồn từ những nhà
hiến pháp học và những nhà triết học pháp quyền của Đức và Áo vào thế kỷ
XIX. Trong khi đó, người Anh, Mỹ lại phát triển một chế độ mà họ gọi là “Rule
of law” - pháp quyền
1
. Theo D.Neil Cormick, “Rechtstaat” của Đức và “Rule of
law” của Anh- Mỹ chỉ khác nhau về thuật ngữ còn nội dung thì giống nhau.[51,
tr148.] Trong các thuật ngữ “ nhà nước pháp quyền” (Rechtstaat) và “ pháp
quyền “(Rule of law), Việt Nam đã chấp nhận thuật ngữ “nhà nước pháp
quyền.”
Trước khi khảo sát bối cảnh văn hoá của sự hình thành lý thuyết nhà nước
pháp quyền, cần phải chỉ ra điểm cốt yếu của nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên,
đây là một vấn đề không dễ dàng. Giáo sư Umbach cho rằng, cũng như nhân
quyền, thuật ngữ “ nhà nước pháp quyền “ thường chỉ được dùng như một cái

1
Có người dịch thuật ngữ này là “pháp trị “.


12
mác mà không mô tả được nội dung. Ông cho biết ngay cả Châu Âu cũng không
có những tiêu chí thống nhất về các đặc điểm thiết yếu của một nhà nước pháp
quyền [ 89 ].
Có thể khó khăn trong việc chỉ ra những tiêu chí cơ bản để khẳng định
một nhà nước được gọi là nhà nước pháp quyền, nhưng dù sao vẫn phải có yếu
tố có thể coi là điểm cốt yếu của nhà nước pháp quyền.
Joef Thesing cho rằng con người là đối tượng hàng đầu của nhà nước pháp
quyền. Cho nên việc chúng ta nhìn nhận về con người, bản chất của con người,
nhu cầu của con người, những tiềm năng và hạn chế về thể chất và tinh thần của
con người chính là những cột mốc về tầm quan trọng nổi bật trong cấu thành một
“nhà nước pháp quyền”[51, tr34].
Bản chất con người trong quan niệm của người phương Tây là cá nhân.
Joseph H.Fichter, một nhà xã hội học định nghĩa con người như sau: “ Con
người khác loài vật (khác ) ở chỗ có khẳ năng suy nghĩ trừu tượng, có thể quyết
định và lựa chọn. Con người là một sinh vật tự điều khiển lấy mình. Con người
ta có thể làm những dự án, trù liệu và tính toán cho tương lai, suy nghĩ về chính
những hành động và phản ứng của mình, chịu trách nhiệm về hành vi của cá
nhân mình và có khả năng phát triển ý thức trách nhiệm đối với người khác.”
Xem Karl Marx và Sigmud Freud là hai con người vĩ đại nhất của thế kỷ XIX-
XX, phối hợp tư tưởng của hai ông, Erich Fromm cho rằng: “ Con người vừa là
sinh vật xã hội vừa là một cá nhân” [95, tr75]. Lý thuyết nhà nước pháp quyền
chịu sự chi phối của quan niệm bản chất con người là cá nhân ở phương Tây.
Xuất phát từ quan niệm bản chất của con người là cá nhân, cỗt lõi của nhà nước
pháp quyền chính là bảo vệ con người, cũng có nghĩa là bảo vệ các quyền và tự
do cá nhân. Joef Thesing cho rằng: “ Một nhà nước pháp quyền chịu sự kiểm

13
soát và hạn chế của pháp luật trong mọi hoạt động của nó, điểm quan trọng nhất
là kìm chế sự lộng quyền của chính phủ nhằm bảo vệ các quyền tự do của cá

nhân”[51, tr33]. Bàn về ý nghĩa cốt lõi của nhà nước pháp quyền, Roman Herzog
khẳng định thuật ngữ này “ mô tả một nhà nước không xâm hại tới cá nhân và
thực chất tồn tại để đem lại lợi ích cho công dân của mình”[ 51, tr37]. Gerhard
Robbers cũng phát biểu: “ Một trong những yếu tố thực chất đầu tiên của chế độ
pháp trị
1
là sự bảo đảm các quyền cơ bản. Tự do, bình đẳng, phẩm giá con người
và những hình thức thể hiện khác nhau của bảo đảm nhân quyền là những yếu tố
đặc trưng truyền thống của chế độ pháp trị”[51, tr51]. Waldemanr Beson và
Gorthard Jasper cũng quan niệm rằng nhà nước pháp quyền “ có nghĩa là tất cả
các nguyên tắc về quy trình đảm bảo tự do của cá nhân và bảo đảm sự tham gia
vào đời sống chính trị [51, tr180].
Qua những trích văn trên có thể nhận thấy rằng, nhà nước pháp quyền
không phải là mục đích mà chỉ là cứu cách của nhân sinh. Mục đích của nhà
nước pháp quyền là bảo vệ con người. Nhà nước pháp quyền nêu lên những ý
tưởng dùng các quyền và tự do của cá nhân để giới hạn công quyền. Cách thức
để giới hạn là dùng pháp luật xác lập và bảo vệ các quyền và tự do cá nhân, đồng
thời yêu cầu hệ thống công quyền phải tôn trọng và bảo đảm.
Từ những nhận thức như vậy chúng tôi hiểu Nhà nước pháp quyền là một
nhà nước chịu sự kiểm soát của quyền lực pháp luật để bảo vệ con người- cá
nhân, mà pháp luật sở dĩ có được quyền lực ràng buộc công quyền là vì đó là
pháp luật xuất phát từ các quyền tự nhiên vốn có của con người- cá nhân, là
pháp luật tự nhiên. Từ bản chất giới hạn công quyền bằng pháp luật để bảo vệ
con người, nhà nước pháp quyền đặt ra những nguyên tắc như: tôn trọng và bảo

1
Thuật ngữ “ chế độ pháp trị “ ở đây được hiểu là “ nhà nước pháp quyền.”

14
đảm các quyền và tự do của con người; chủ quyền nhân dân; chính quyền hợp

hiến; phân công quyền lực; tư pháp độc lập, tính tối cao của luật trong việc tổ
chức và thực hiện quyền lực nhà nước; sự ngự trị của pháp luật trong các lĩnh
vực sinh hoạt của công dân; tính công khai, minh bạch và công bằng của pháp
luật
Những ý tưởng về nhà nước pháp quyền như vậy đã sinh ra và phát triển
thành lý thuyết, rồi được hiện thực hoá đầu tiên ở phương Tây. Người ta có thể
tìm thấy cội nguồn của tư tưởng nhà nước pháp quyền từ thời cổ đại ở phương
Tây trong các phát ngôn của Socrate, Platon, Aristole, Ciceron. Nhưng phải đến
các thế kỷ XVII-XIX, nhà nước pháp quyền mới dần dần trở thành lý thuyết có
hệ thống với những đại biểu xuất sắc như J.Locke, S.L. Montesquieu, J.J.
Rousseau, I.Kant, G.V. Hegel. Không có ai được gọi là tác giả duy nhất về lý
thuyết nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền không phải là một lý thuyết
được trình bầy một cách tập trung trong một trứ tác. Ngay nay chúng ta gọi là lý
thuyết nhà nước pháp quyền kỳ thực là những quan điểm, tư tưởng về nhà nước
pháp quyền nằm rải rác trong các lý thuyết về nhà nước và pháp luật của những
tác giả khác nhau.
Có hay không những tư tưởng về nhà nước pháp quyền ở phương Đông ?
Một số ý kiến ở Việt Nam khi đặt ra vấn đề có hay không tư tưởng nhà nước
pháp quyền ở phương Đông đã viện dẫn đến Nho gia và Pháp gia và coi đây là
những hệ thống triết học đã chứa đựng những mầm mống tư tưởng về nhà nước
pháp quyền. Chúng tôi không cho rằng như vậy. Yêu cầu về đạo đức của nhà
cầm quyền theo Nho gia chỉ có ý nghĩa để cho họ xứng đáng là một người quân
tử- người cai trị, chứ chưa có ý tưởng giới hạn quyền lực của chính quyền. Nho
giáo lại càng chưa đặt ra vấn đề bảo vệ tự do cá nhân, mà đúng ra là ngược lại,

15
trói buộc con người vào vô vàn những nghĩa vụ. Pháp gia đã đề cao pháp luật.
Nhưng không phải cứ đề cao pháp luật là có tư tưởng về nhà nước pháp quyền.
Pháp luật trong quan niệm của pháp gia có nghĩa là hình phạt. Pháp gia đề cao
pháp luật có nghĩa là đề cao hình phạt. Pháp gia đề cao vai trò của pháp luật

nhưng cũng chỉ coi pháp luật như là một công cụ của nhà nước để cai trị chứ
chứa có tư tưởng coi pháp luật như là một công cụ để giới hạn chính quyền, kiểm
soát chính quyền đề bảo vệ con người, cũng chưa thể coi pháp luật là công cụ
nằm trong tay người dân để bảo vệ mình, lại càng chưa tiến đến tư tưởng pháp
luật tự nhiên. Từ đó, chúng tôi cho rằng Nho gia và Pháp gia chưa có tư tưởng
về nhà nước pháp quyền.
Chúng tôi đã từng quan niệm nếu như có tư tưởng về nhà nước pháp quyền ở
Phương Đông thì có lẽ đầu tiên phải kể đến là tư tưởng của Lão tử [15]. Sau Lão
tử có lẽ phải kể đến Trang tử. Điểm cốt lõi của nhà nước pháp quyền là sự giới
hạn công quyền để bảo vệ con người- cá nhân. Tư tưởng giới hạn công quyền để
bảo vệ cá nhân có thể được tìm thấy trong các châm ngôn của Lão tử ở Đạo Đức
Kinh, và những truyện ngụ ngôn của Trang tử ở Nam Hoa Kinh.
Lão tử tuyên ngôn: “ Vi vô vi tắc vô bất trị” ( thực hiện chính sách vô vi thì
không gì không trị- Đạo Đức Kinh). Vô vi không phải là không làm gì cả mà là
đừng làm những gì trái với tự nhiên. Chính sách vô vi trong cai trị đặt ra vấn đề
giảm thiệu sự can thiệp vào đời sống người dân, để cho dân chúng tự do phát
triển. Lão tử đưa ra môt hình ảnh sinh động: “"Trị đại quốc nhược phanh tiểu
tiên"( Trị nước lớn như rán cá nhỏ- Đạo đức kinh, Chương 60). Rán cá nhỏ mà
lật lên lật xuống nhiều quá thì cá sẽ nát. Trị nước mà can thiệp nhiều quá vào đời
sống của nhân dân thì dân không được tự do và dễ trở nên chống đối.

16
Trang tử cũng theo chủ trương của Lão tử cho rằng giảm thiểu sự can thiệt
của chính quyền vào đời sống tự nhiên của dân chúng:" Con chim biết bay cao
để tránh cái lưới và mũi tên; con chuột đồng biết đào hang sâu ở dưới cái gò thờ
thần để tránh cái hoạ bị hun khói, bị đào hang. Lẽ nào người lại không khôn
bằng hai con vật ấy."( Nam Hoa Kinh, Ưng đế vương.) Theo quan điểm này, nhà
nước nên để cho dân tự do phát triển theo thiên tinh của họ, dân tự biết và điều
chỉnh được cuộc sống của mình tránh khỏi những mối nguy hại và tìm đến
nhưng lợi ích cho cuộc sống. Nhà nước đem quan điểm của mình vốn là có tính

đặc thù áp đặt vào đời sống chung của xã hội là không hiệu quả cho việc đảm
bảo trật tự xã hội vì trái với quy luật tự nhiên, cũng như: " Chân vịt tuy ngắn,
nhưng nối lại cho dài thì vịt sẽ đau, chân hạc tuy dài, cắt ngắn lại thì hạc sẽ khổ''
( Nam Hoa Kinh, Biền mẫu).
Chủ trương vô vi của Lão- Trang là thực chất đã đặt ra vấn đề giới hạn cộng
quyền để bảo vệ tự do tự nhiên của con người. Tự do tự nhiên của con người ở
đây được Lão tử, và nhất là Trang tử sau này hiểu là tự do tự nhiên của cá nhân.
Đây là điểm đặc thù của triết lý chính trị đạo gia có phần rất gần với tư tưởng
nhà nước pháp quyền ở phương Tây. Những ý tưởng về tự do theo đạo, tự do tự
nhiên của Lão- Trang rất gần với ý tưởng pháp quyền tự nhiên. Hệ thống tư
tưởng của Lão – Trang chứa đựng tư tưởng về luật tự nhiên điều tiết hành vi của
con người mà chính quyền phải tôn trọng, không được làm trái.
Tư tưởng vô vi của đạo gia cũng có những ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng
triết học Trung Quốc đời sau nhưng không được phát triển thêm. Trước tiên là
các tác giả của bộ Lã Thị Xuân thu. Tư tưởng của bộ sách này có nhiều điểm
chịu ảnh hưởng vô vi của Lão gia. Chính sách quản lý nhà nước thể hiện trong
Lữ thị chủ trương nhà vua phải thuận theo dân, phải nghe lời can gián, tiết dục,

17
vô vi. Sau đó, có Hoài Nam tử thời Tây Hán, tác giả bộ Hồng liệt, chịu ảnh
hưởng của Lão gia, trương rằng trị dân thì phải thuận theo tự nhiên, đừng đặt ra
những lệnh ngiêm khắc, phiền phức. Đến đời Nguỵ Tần, chính sách của Nhà
Hán thất bại, các vua Nhà Hán bất tài, làm cho nước thêm rối loạn. Chính vì vậy
vào thời này cũng đã xuất hiện nhiều nhà triết học chủ trương vô vi như Hà Ân,
Vương Bật, Kê Khang, Hướng Tú, Quách Tượng, Trương Trạm. Từ Cát Hồng
đời Lục Triều trở đi, tư tưởng về chính sách vô vi suy yếu dần. Nhìn chung đời
Hán, Lão gia ảnh hưởng trong giới triết gia chứ không ảnh hưởng trong chinh trị.
Đến các đời Đường, Tống, Nguyên, Minh tư tưởng vô vi suy yếu dần, còn rất ít
ảnh hưởng trong tư tưởng chính trị.[11, tr624.] Như vậy, có thể nói rằng những
mầm mống tư tưởng về nhà nước pháp quyền chỉ chớm nở từ Lão-Trang mà

không được phát triển về sau này và thực tiễn của nền quân chủ chuyên chế
phương Đông cũng không tạo cơ hội cho sự hiện thực hoá chủ thuyết của Lão-
Trang.
Như vậy, nhân loại từ Đông sang Tây từ thời cổ đại đã hình thành những tư
tưởng về nhà nước pháp quyền. Mục đích cuối cùng của Nhà nước pháp quyền là
con người. Đó là tính nhân bản của nhà nước pháp quyền. Tính nhân bản thể
hiện tính thống nhất chung của con người trong sự đa dạng của các nền văn hoá.
Tính thống nhất của con người chính là cơ sở lý giải sự xuất hiện tư tưởng nhà
nước pháp quyền ở cả phương Tây và phương Đông. Loài người có lòng đam mê
quyền lực. Bất cứ ở đâu có quyền lực là có xu hướng lạm quyền. Do vậy, kiểm
soát quyền lực để bảo vệ con người là mối quan tâm chung của nhân loại. Tuy
nhiên, do những đặc thù của văn hoá phương Đông, với vai trò lĩnh xướng tư
tưởng và đời sống chính trị của Nho giáo ở nhiều nền chuyên chế phương Đông
mà những tư tưởng nhân bản về kiểm soát công quyền, bảo vệ cá nhân khởi phát

18
từ thời cổ đại đã không được phát triển thêm mặc dù do tính thống nhất của
homsapiens, vẫn tồn tại tiềm tàng trong các thời kỳ lịch sử về sau. Do đó, một lý
thuyết toàn diện về nhà nước pháp quyền đã không được sinh ra ở phương Đông.
1.2.2. Bối cảnh văn hoá phương Tây của sự hình thành lý thuyết nhà nước
pháp quyền.
Nhiều nghiên cứu văn hoá học thường đặt một nền văn hoá vào một context
mà các học giả Việt Nam dịch theo những từ ngữ khác nhau: bối cảnh, đồng văn,
môi cảnh, thể cảnh Mỗi một bối cảnh có những đặc điểm chung về địa lý- sinh
thái- nhân văn.
Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, hình thành sự phân biệt hai
khái niệm “phương Tây” và „‟phương Đông‟‟ về mặt văn hoá. Sự phân biệt này
do người Châu Âu đặt ra: “phương Tây” là khu vực Châu Âu nơi họ cư trú (
vùng Tây Bắc của cựu lục địa Á- Âu) ; vùng đất rộng lớn phía Đông- Nam còn
lại mà họ chưa biết tới, bao gồm toàn bộ Châu Á và mở rộng tới Châu Phi, được

gọi là „‟ phương Đông‟‟. Đường rang giới Đông- Tây có thể vẽ là đường chéo
chạy từ lưu vực sông Nile tới dãy URal; đường ranh giới đó là cả một vùng đệm
chạy chéo từ Tây- Nam là Châu Phi qua Ai- cập, tới Đông- Bắc là vùng Xibêri
của nước Nga. Như vậy, nếu trừ đi vùng đệm đó thì “phương Đông” là khu vực
Đông- Nam còn lại từ Ân Độ qua Trung Hoa tới Nhật Bản vòng xuống Đông
Nam Á [81, tr35].
Nhà nước pháp quyền là một lý thuyết tiến triển trong bối cảnh phương Tây.
Trong bối cảnh phương Tây, những ý tưởng về kiểm soát công lực bằng pháp
luật để bảo vệ cá nhân mới có điều kiện nẩy nở và phát triển thành lý thuyết, rồi
thành hiện thực dần dần khi chủ nghĩa tư bản ra đời. Điều kiện tự nhiên- xã hội

19
của phương Tây đã hình thành một nền văn hoá có tích cá nhân và tính cá nhân
này của văn hoá phương Tây chính là cơ sở văn hoá của nhà nước pháp quyền.
Trong Từ điển tâm lý học ( Corsini, 1999), tính cá nhân được Hofstede định
nghĩa : ” Tính cá nhân là một mô thức văn hoá ( cultural pattern), theo đó người
ta đặt mình vào trung tâm của trường tri giác, ưu tiên cho các mục tiêu cá nhân
khi các mục tiêu này cạnh tranh với các mục tiêu của tập thể, hành động theo các
thái độ của mình hơn là các chuẩn mực của tập thể và chú ý đế cái được và mất
rút ra từ các quan hệ liên cá nhân” [59, tr72].
Theo sự phân loại của Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, văn hoá phuơng Tây thuộc
loại hình văn hoá gốc du mục.Vì văn hoá biểu hiện ở tất cả những gì con người
sáng tạo ra trong quá tình tương tác với xã hội và với tự nhiên, cho nên điều kiện
tự nhiên- xã hội có ý nghĩa hình thành nên văn hoá. Nền văn hoá gốc du mục của
phường Tây đã được hình thành trong một bối cảnh tự nhiên- xã hội nhất định.
Phương Tây là một xứ lạnh với khí hậu khô không thích hợp cho thực vật
sinh trưởng, có chăng chỉ là những đồng cỏ rộng mênh mông. Điều kiện tự nhiên
như vậy làm cho phương Tây không có điều kiện phát triển kinh tế trồng trọt
thay vì chăn nuôi. Làm kinh tế chăn nuôi, tài sản chủ yếu là gia súc. Gia súc ăn
cỏ và không bị cố định như cái cây, ăn hết bãi cỏ này phải tìm đến bãi cỏ khác,

không thể ngồi yêu một chỗ. Cho nên sống bằng nghê du mục là phải sống du cư
[81, tr36].
Văn hoá phương Tây đã đi từ gốc du mục đến thương mại, đô thị, rồi công
nghiệp hiện đại. Ban đầu là du mục, nhưng trong khi lang thang từ nơi này sang
nơi khác, người ta đã nhận thấy sự khác biệt về giá cả, và vì vậy họ chuyển sang
mô hình kết hợp du mục + buôn bán. Khi hành hoá dồi dào và thấy buôn bán có
lợi hơn chăn nuôi, người du mục sẽ từ bỏ hẳn chăn nuôi mà chuyển sang thương

20
nghiệp. Nhưng thương nghiệp thì phải có kho bãi, phải có nơi gặp gỡ để trao đổi
hàng hoá. Vì thế mà cuộc sống định cư hình thành, dân số tăng lên: các khu định
cư buôn bán, các kho bãi, chợ búa sẽ phát triển thành đô thị. Để phục vụ cho nhu
cầu đô thị và có hàng hoá mang trao đổi lấy nông nghiệp về nuôi sống đô thị,
đồng thời với sự phát triển của khoa học- sản phẩm của tư duy phân tích, một xã
hội công nghiệp đã được hình thành [81, tr38-39]. Dù sau này phương Tây có
phát triển đến nền kinh tế thương nghiệp, công nghiệp, thậm chí hậu công nghiệp
nhưng tính chất của nền kinh tế du mục vẫn ảnh hưởng đến tâm thức của người
phường Tây hiện đại.
Khác với nền kinh tế trồng trọt ở phương Đông, đặc điểm của nền kinh tế
du mục là nó có thể tiến hành dựa trên lao động cá nhân hay một đơn vị gia đình.
Kinh tế du mục có những điều kiện thuận lợi để sớm hình thành sở hữu cá nhân.
Đặc biệt là sau khi chế độ công xã nguyên thuỷ sụp đổ, chế độ tư hữu tư nhân
phát triển rất mạnh mẽ ở phương Tây. Bàn về sự ra đời của nhà nước Aten,
Ăngghen viết: “ Sự xuất hiện của sở hữu tư nhân về những đàn gia súc và về
những xa xỉ phẩm đã dẫn đến sự trao đổi giữa những cá nhân với nhau và đến
chỗ biến sản phẩm thành hàng hoá Cùng với sự ra đời của nền sản xuất hàng
hoá, cũng xuất hiện việc cá nhân riêng lẻ canh tác lấy ruộng đất để thu lợi cho
mình, và sau đó chẳng bao lâu cũng xuất hiện quyền sở hữu ruộng đất của cá
nhân” [5, tr175-176]. Với sự hình thành và phát triển ngày càng nhanh của sở
hữu tư nhân về của cải ở phương Tây, con người đã nhận thấy mình không còn

tan biến vào cộng đồng như trước nữa mà đã ý thức về cái tôi cá nhân- tự ý thức
về mình với tư cách là cá thể trong xã hội. Kinh tế tư nhân, do vậy, là cơ sở hình
thành văn hoá trọng cá nhân của người phương Tây.

21
Khởi nguồn từ gốc du mục, văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của
phương Tây thể hiện ở xu hướng chế thiên, khắc thiên, chứ không phải thuận
thiên như cư dân nông nghiệp. Dân du mục nếu thấy nơi này không thuận tiện,
họ có thể dễ dàng bỏ đi nơi khác, do vậy dẫn đến tâm lý coi thường tự nhiên; bởi
vậy mà các nền văn hoá phương Tây luôn mang trong mình khát vọng chinh
phục tự nhiên và chế ngự tự nhiên [81, tr38]. Những nền văn minh phương Tây
(Hy-La cổ đại, Thiên Chúa giáo trung đại, tư bản chủ nghĩa cận đại ) đều xem tự
nhiên là thù địch và do vậy cần phải chinh phục, thống trị, biến đổi tự nhiên [94,
tr26]. Với tâm lý không phụ thuộc vào tự nhiên, luôn có khát vọng chinh phục tự
nhiên, con người đã tự nhận thức được sức mạnh nội tại của mình. Do đó, tâm lý
chinh phục tự nhiên, không thuận theo tự nhiên, đã góp phần hình thành tính
cách cá nhân của nền văn hoá phường Tây.
Về phương thức tư duy, theo cách phân loại của triết gia Cao Xuân Huy
thì phường thức tư duy của phương Tây là phương thức chủ biệt: “ Phường thức
chủ biệt của tư tưởng xuất phát từ bộ phận để đi đến toàn thể, trên nguyên lý: bộ
phận quyết định toàn thể, toàn thể do các bộ phận ghép lại mà thành, toàn thể
chỉ là tổng số của các bộ phận” [42, tr84]. Lối tư duy chủ biệt này cũng có cội
nguồn từ nền văn hoá du mục. Đối tượng quan tâm của nghề chăn nuôi không
tản mản mà tập trung vào các đàn gia súc, con vật. Xuất phát từ cái chỉnh thể, tư
duy của con người tất yếu đi theo lối phân tích để tách ra các yếu tố cấu thành.
Đối tượng quan tâm ở đây tập trung vào chính các bộ phận riêng lẻ ấy [81, tr41].
Từ logic học hình thức thời cổ đại đến cung cách tư duy hiện đại của
người Phương Tây đều chịu sự chi phối của phương thức chủ biệt.
Aristole đã phát triển một hệ thống hình thức của lôgích làm cơ sở cho các
phương pháp suy luận và chứng minh, đồng thời nêu ra một số nguyên lý có thể

×