ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
£ 0# G 8
HOÀNG THỊ THUÝ HẰNG
VỊ TRÍ, VAI TRÒ MẶT TRẬN Tổ Quốc
TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
• • •
CH U YÊN NGÀ N H : LÝ LUẬN LỊCH s ử NHÀ NUỠC VÀ PHÁP LUẬT
Mã số 60 38 01
LUẬN VĂN THẠC sĩ LUẬT HỌC
NGUỜI HUỔNG DẨN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN ĐĂNG DƯNG
•Al h o c q u ố c G ia HÁ NO:
,<UNG ĨAV' ỊHÒryr. TIN THƯ VtẸN í
ữluiầo.?'_
_ _ _
ì
HÀ NỘI - 2006
Trang
1
1
5
1.1.
5
1.1.1.
,
phong,
5
1.1.2.
,
1.1.3.
12
1.2.
22
1.3. , ,
28
1.4.
,
32
1.5.
35
2
, ,
39
NAM TRONG
2.1.
,
39
2.2. Thực trạng vị trí vai trỏ của Mặt trận TỔ quốc dối với
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.3. Thực trạng vị trí vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc
lãnh dạo các tổ chức thành viên.
2.4. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn ch ế trong việc
thực hiện vị trí vai trò của mình trong hệ thông chính trị
CH Ư Ơ NG 3: M Ộ T s ố Q UA N Đ IỂ M v à g i ả i p h á p n h ằ m n â n g
C A O VỊ T R Í, VAI T R Ò CỦ A M Ặ T T R Ậ N T ổ Q U Ố C
T R O N G H Ệ T H Ố N G CH ÍNH T RỊ
3.1. Những quan điểm
3.2. Một sô giải pháp
3.2.1. Tiếp tục thể chế hoá các quy định của nghị quyết,
chỉ thị của Đáng về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc
trong hệ thống chính trị.
3.2.2. Đổi mới và nãng cao chất lượng về tổ chức bộ máy
và cán bộ của Mặt trận Tổ quốc, đáp ứng với yêu cầu
của tình hình mới.
3.2.3. Đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam
3.2.4. Đổi mới về nội dung hoạt động của Mặt trận, đặc
biệt chú trọng đến vai trò, chức năng giám sút của Mặt
trận, xây dựng cơ chế phản biện xã hội của Mặt trận
đối với Đảng và Nhà nước.
3.2.5. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam trong cán bộ của hệ thống chính trị các
cấp.
K Ế T LUẬN
T À I L IỆ U TH A M KH Ả O
MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và trong cách mạng
giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được coi
như là phương thức, là tổ chức tập hợp lực lượng cách mạng, đã góp phần to
lớn vào chiến thắng chung của dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay, khi cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc đã thực hiện xong, cả nước bước vào thời kỳ xây
dựng và phát triển đất nước, với những nhiệm vụ kinh tế, văn hoá - xã hội,
chính trị mang nội dung khác trước thì đã có những quan điểm đặt ra đối với
nhiệm vụ, chức năng của Mặt trận Tổ quốc trong hộ thống chính trị sẽ thế nào.
Thậm chí có quan điểm còn cho rằng: Mặt trận Tổ quốc chỉ phát huy tính ưu
việt của nó trong cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng giải phóng đất
nước, đó là việc tập hợp sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo
thành iực lượng thống nhất chống kẻ thù chung của dân tộc, còn hiện nay, thì
vị trí vai trò đó đã không thực sự cần thiết nữa; song cũng có quan điểm cho
rằng: với thể chế một Đảng cộng sản cầm quyển thì sẽ tồn tại một số mặt trái
như sự độc đoán, chuyên quyền của tổ chức Đảng, tổ chức Đảng không phản
ánh và bảo vệ hữu hiộu cho các giai cấp, tầng lớp không nằm trong đội ngũ
của Đảng, hoặc có hiện tượng gia nhập tổ chức Đảng vì mục đích cơ hội chính
trị chứ không phải vì nhất trí với cương lĩnh đường lối chính trị của chính đảng
này , vì vậy lúc này, trong hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc cần thiết như
là một thể chế thích hợp vừa để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, vừa tránh
được các nguy cơ nói trên; đồng thời là thể chế thực hiện chức năng tư vấn,
phản biện xã hội đối với Đảng và Nhà nước, góp phần làm hạn chế những
nhược điểm do chế độ một đảng đem lại, làm mạnh lên chính tổ chức Đảng và
Nhà nước. Do vậy, thực tiễn và lý luận đều khẳng định vị trí, vai trò đó vẫn
còn có ý nghĩa hết sức cần thiết trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá - xã
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1
hội, nó gắn liền với nền dân chủ ngày càng phát triển, với nền kinh tế nhiều
thành phần, với nền văn hoá phát huy những giá trị nhân văn cao quý của dân
tộc và nhân loại. Chính vì vậy, Đảng ta đã xác định Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các đoàn thể nhân dân ở nước ta bao gồm rộng rãi các giai cấp, các
tầng lớp tạo thành cơ sở chính trị, chỗ dựa vững chắc của Nhà nước. Thể chế
hoá đường lối, chủ trương của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc và Mặt trân
Tổ quốc Việt Nam, Hiến pháp 1992 còn quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
là cơ sở chính trị của chính quyển nhân dân (điều 9).
Tuy nhiên có thể nói cả trên phương diện lý luận và thực tiễn, đây là
vấn đề còn ít được nghiên cứu, tổng kết một cách có hộ thống và có những
cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau, thậm chí không đầy đủ về vị trí, vai trò
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị. Từ đó làm hạn chế
phần nào kết quả trong việc thực hiện quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng khối đậi đoàn kết toàn dân tộc trong
thời gian qua.
Việc nghiên cứu, phân tích đé tìm ra những nguyên nhân của sự hạn
chế, đồng thời đề xuất những biện pháp nhằm tháo gỡ, để tăng cường hơn nữa
vai trò của Mặt trân Tổ quốc Viột Nam trong hệ thống chính trị đáp ứng được
với yêu cầu của nhiộm vụ chính trị trong giai đoạn hiộn nay ià một việc làm
cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ
quốc trong hệ thống chính trị Việt Narrí' để làm đề tài luận vãn tốt nghiệp
cao học Luật.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM vụ CỦA LUẬN VĂN:
* Mục đích:
Việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị, từ đó làm
2
cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường vị trí, vai trò của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị.
* Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:
- Xây dựng khái niệm, nêu lên những đặc Irưng, nội dung của hoạt dộng
Mặt trận Tổ quốc để từ đó xác định vai trò, vị trí của Mặl trân Tổ quốc trong
hộ thống chính trị.
- Phân tích, đánh giá khái quát những kết quả hoạt động của Mặt trận
Tổ quốc trong những năm qua để từ đó tìm ra những mặt dã làm được, mặt
còn hạn chế và rút ra những nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị có tính khả thi nhằm lăng cường vị
trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị Việt Nam.
3. CO SỞ LÝ LUẬN VẢ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
* Cơ sở lý luận:
Việc nghicn cứu đề tài dựa trên những quan điểm của chủ nghTa Mác -
Lê nin và đường lối Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp
quyền của dân, do dân và vì dân; quan điểm của Đảng ta về đại đoàn kết dân
tộcvà tăng cường Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam.
* Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện được yôu cầu đặt ra đối với luận văn, việc nghiên cứu dựa
trcn phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật
lịch sử và một số phương pháp nghiên cứu khoa học thông thường khác như:
phàn tích, so sánh, tổng hợp
3
4. N H Ũ N G Đ Ó N G G Ó P M Ớ I C Ủ A LU ẬN VÃ N:
Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị
là một vấn đề lớn, quan trọng trong lý luận xây dựng Nhà nước Pháp quyền
Việt Nam của dân, do dân và vì dân, nhưng đến nay vấn đề này chưa được
nhiều người thực sự quan tâm đến một cách có hệ thống. Mặc dù đã có rất
nhiều những đóng góp cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, cả cách mạng dân
chủ nhân dân và cả cách mạng xã hội chủ nghĩa, song hiện nay, có ý kiến cho
rằng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ có ý nghĩa và vai trò trong cách mạng
dân chủ nhân dân, nên trong giai đoạn hiện nay, vị trí, vai trò của Mặt trận tổ
quốc trong hệ thống chính trị cần xem xét lại. Chính vì vậy, nghiên cứu này sẽ
góp phán làm sáng tỏ các quy định đúng đắn của pháp luật; đồng thời chứng
minh vị trí, vai Irò hết sức quan trọng và thiết yếu của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam đối với hệ thống chính trị Việt Nam, hơn thế nữa, luận văn cũng đề cập
đến một quan điểm mới về việc xây dựng vị trí, vai trò của Mặt trận như một
cơ chế phản biện xã hội đối với Đảng và Nhà nước.
5. B Ố C Ụ C C Ủ A LU Ậ N VÃN :
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu cần tham khảo,
luận vãn được bố cục Ihành 3 chương.
4
C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ C ơ Sỏ PHÁP LÝ CHO T ổ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN Tổ QUỐC VIỆT NAM
1.1. T ÍN H T H I Ế T YẾ U CỦ A M Ậ T T R Ậ N T ổ Q U Ố C V IỆ T N AM
T R O N G H Ệ T H Ố N G C H ÍN H T R Ị V IỆ T N AM H IỆN N A Y:
1.1.1 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đại đoàn kết dân
tộc và sự tồn tại tất yếu của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong cách mạng
phản đê, phản phong, thông nhất đất nước.
Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Đoàn kết
được hình thành từ đời sống cộng đồng từ xa xưa, khi mà người dân đất Việt
phải hợp sức đồng lòng để trị thủy và chống giặc ngoại xâm. Trong lịch sử,
mọi kẻ thù của dân tộc, bằng mọi âm mưu và thủ đoạn hòng làm chia rẽ dân
tộc để dễ bề thôn tính, đồng hoá dân tộc ta, nhưng với tinh thổn đoàn kết, ý
chí không chịu khuất phục, thì đại đoàn kết dân tộc đã "kết thành một làn
sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó
nhấn chìm cả lũ bán nước và cướp nước"[23; tr.85]. Có thể nói rằng: đoàn
kết, yêu nước thương nòi là một đức tính sẵn có đã được hình thành và bồi
đắp qua từng thế hệ cho nay trong mỗi con người Việt Nam
Truyền thống đó sớm được Đảng Cộng sản Việt Nam nhìn thấy và
phát huy. Trong đi chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập ra Đảng
Cộng sản Việt Nam đã viết: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng, một dạ phục
vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập
cho đến nay, Đảnẹ ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái
Chương 1
5
đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi klỉác”[ 17,tr.409]. Từ chỗ đại
đoàn kết là một tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã trở thành một bộ
phận hữu cơ trong đường lối chiến lược của Đang Cộng sản, đã được chuyển
hoá tự nhiên và sâu sắc trong đời sống chính trị và xã hội, thành động lực
phát triển của cả dân tộc trong hơn nửa thế kỷ qua. Chủ tịch Hồ Chí Minh
không chỉ đúc kết, nâng cao tư tưởng đại đoàn kết dân tộc thành hệ thống lý
luận và đưa hộ thống lý luân ấy vào Cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng
sản. Đoàn kết, theo Bác Hồ, cũng như theo Đảng Cộng sản Việt Nam: “là
một chính sách dân tộc, khống phái là một thủ đoạn chính //7”[25, tr.282].
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: chỉ có đoàn kết mới đánh bại dược
mọi âm mưu chia rẽ của kẻ thù, chỉ có đoàn kết phấn đấu, nước ta mới được
độc lập. Trước những thử thách hiểm nghèo của lịch sử dân tộc thì lời kêu
gọi đại đoùn kết toàn dân lại vang lên mạnh mẽ, thúc dục dân ta tin tưởng
vào chính mình. Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, vì lợi ích của Tổ
quốc, người dân Việt Nam cùng hiệp lực trong một khối đại đoàn kết dân tộc
để giải quyết những vấn đề to ỉớn của dAn tộc. Đây chính là nét chủ đạo và
nhất quán trong tư tưởng của Hồ Chí Minh cũng như của Đảng Cộng sản
Việt Nam về đại đoàn kết dân tộc.
Trong một quốc gia dân tộc bao giờ cũng có các giai cấp, tầng lớp xã
hội, tộc người, tôn giáo khác nhau, có lợi ích riêng khác nhau, song bao giờ
cũng có những lợi ích chung và cao cả của toàn dân tộc. Dân tộc Việt Nam
cũng vậy, dù có khác nhau về giai cấp, tôn giáo song lịch sử hình thành
quốc gia dân tộc, chủ nghĩa dân tộc đã có từ lâu đời và có lịch sử gắn bó chặt
chẽ vói nhau vì lợi ích là độc lập tự do và lòng yêu nước. Trong tất cả mọi
người dân Việt Nam, dù sống ở trong nước hay ở nước ngoài, song trong tâm
thức của họ đều ẩn chứa tinh thần đó. Vì vậy, khơi nguồn và phát triển đến
đỉnh cao sức mạnh dân tộc và trí tuệ con người Việt Nam, quy tụ mọi lực
6
lượng nhân dân thành một khối đại đoàn kéì là một thành công rất to lớn của
Đảng Cộng sản Việt Nam, song cũng là sự kết thừa của truyền thống lịch sử
dân tộc.
Đoàn kết không chỉ đơn giản là phép cộng thuần tuý từng cá nhân con
người lại với nhau mà là sự kết tinh của cả dân tộc và thời đại, khơi dậy những
tiềm năng chưa được khai thác, phát huy những sức mạnh sẩn có. Như vậy, đại
đoàn kết dân tộc được biểu hiện cả ử nội dung lẫn hình thức, về hình thức, đại
đoàn kết dân tộc yêu cầu phải quy tụ được mọi giai tầng, tôn giáo, dân tộc
trong đất nước cũng như người Việt sống ở nước ngoài vào một khối thống
nhất; về nội dung, đại đoàn kết dân tộc phải được biểu hiện ở những nhiệm vụ
cụ thể, ở những nội dung cụ thể của khối đại đoàn kết đó. Đoàn kết không chỉ
trong nhận thức, trong lời nói mà còn phải được biểu hiện bằng hành động:
“Khống phái đoàn kết ngoài miệng, mà đoàn kết bằng việc làm, đoàn kết bằng
tinh thần, đoàn kết thực A7/’f 17, tr. 248].
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng
Cộng sản Việt Nam cho rằng: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng mà
trước hết là lực lượng giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đây cũng
chính là lực lượng giữ vai trò lãnh đạo, là nòng cốt, là nền tảng xã hội của
khối đoàn kết toàn dân. Trong cách mạng dân tộc dân chủ, cũng như trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của chính
đảng của mình, liên minh vững chắc với giai cấp nông dân và táng lớp trí thức,
tạo thành một lực lượng cách mạng to lớn,mạnh mẽ có thể liến hành được
cuộc cách mạng, song để để đẩy nhanh cuộc cách mạng đó đi đến thành công
cần phải có sự đồng thuận, ủng hộ của nhiều giai tầng khác trong xã hội.
Chính vì vậy, yêu cầu của cách mạng đặt ra ià cần thiết phải tập hợp các lực
lượng, giai tầng nhân dân lao động khác trong xã hội thành một mặt trận rộng
rãi, một lực lượng quần chúng cách mạng to lớn. Có thể nói rằng: đại đoàn kết
7
dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp cổng nhân với giai cấp nông dân và
tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đó là nguyên tắc, là
phương châm chiến lược của Đang Cộng sàn.
Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng, cần đoàn kết rộng rãi, nhưng không
phải đoàn kết với bất kỳ ai, bất kỳ giá nào, bất kỳ điều kiện nào, mà nội dung
của Đảng Cộng sản Việt Nam về đại đoàn kết dân tộc là đoàn kết mọi người
trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam bao gồm các giai cấp, các tầng lớp,
các dân tộc, tôn giáo người trong nước và người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, không phân biệt quá khứ và ý thức hệ, vì lợi ích chung của dùn tộc tạo
thành một động lực để ihực hiện các nhiệm vụ cách mạng đặt ra. Đại đoàn kết
dân tộc phải gắn kết mọi người vào một mặt trận chung của dân tộc, tạo thành
bức tường thành làm hậu thuẫn cho Đảng Cộng sản và cho hệ thống chính trị.
Đại đoàn kết dân tộc, theo quan điểm của Đảng Cộng sản, không phải
là đại đoàn kết một chiều, mà đại đoàn kết phải song song với đấu tranh để tự
hoàn thiện mình và hoàn thiện đối lượng đoàn kết. Đấu tranh là để đoàn kết.
Đây chính là một quan điểm hết sức biện chứng của Đảng Cộng san khi xác
định phương châm của đại đoàn kết dân tộc. Đoàn kết không làm mất đi, hoà
tan những đặc trưng của mọi thanh viên trong nó, mà chỉ khơi đậy những điểm
chung của các thành viên. Đấu tranh trong đoàn kết là đấu tranh để tự hoàn
thiện mình vì mục tiêu chung.
Nói đến đại đoàn kết dân tộc là nói đến vai trò, nhiệm vụ của Mặt trận
Tổ quốc. Ở nhiều nước trên thế giới, vào những thời kỳ nhất định từng xuất
hiện hình thức mặt trận như Mặt trận Bình dân ở Pháp, Mặt trận dân chủ
chống Phát xít như ở nhiều nước trước và trong thế chiến thứ II, Chính hiệp ở
Trung Quốc, hay Mặt trận xây dựng đất nước Lào Hầu hết những Mặt trận
này ra đời nhằm tạo một “tuyển ” rộng rãi các lực lượng chính trị, xã hội phục
vụ cho một mục tiêu chính trị nào đó và sẽ giải tán sau khi đã hoàn thành được
8
mục liêu của mình. Chúng khổng giống đảng phái chính trị, cũng không phải
tổ chức kinh tế, hay tổ chức xã hội mà về bản chất. Mặt trận chính là một thủ
đoạn, một phương thức chính trị của lực lượng lãnh đạo cách mạng, hoặc của
giai cấp cầm quyền trong việc thực thi những mục tiêu chính trị của mình.
Nhưna ở Việt Nam, mặc dù Mặt trận được thành lập bởi Đảng Cộng sản song
sự ra đời của Mặt trận là kết quả tất yếu của truyền thống lịch sử dân tộc.
Từ khi thành lập đến nay, trong lý luận và thực tiễn, Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn luôn coi trọng củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc;
phát huy sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh quốc tế, sức mạnh truyền
thống và sức mạnh thời đại, lãnh đạo nhân đân giành được những thắng lợi vẻ
vang. Căn cứ vào tình hình trong nước, thế giới và yêu cẩu nguyện vọng chính
dáng của nhân dân trong mỗi một thời kỳ lịch sử nhất định, Đảng đã đề xuớng
lập Mặt trận Dân tộc Thông nhất với hình thức tổ chức và tên gọi phù hợp
nhằpi đoàn kết, tập hợp tất cả các lực lượng có thể tập hợp được để thực hiện
cuộc đấu thành giải phóng dân tộc khỏi ách phong kiến, thực dân, đế quốc.
Với tất cả những nội dung đó trong quan điểm về đại (loàn kếl dân tộc, dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời
như là một tất yếu của lịch sử, để xây dựng một trận tuyến vững chắc hợp sức
dấu tranh, thực hiện thành công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc khỏi chế
độ phong kiến, ách Thực dân, Đế quốc, giành độc lập, thống nhất đất nước. Có
thể nói rằng, sự ra đời của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm tập hợp mọi lực
lượng trong xã hội thành một khối thống nhất vì một mục tiêu chung của cách
mạng dân tộc được coi như là điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi trên
của dân tộc.
Đại đoàn kết dân tộc không phải là một sách lược xuất phát từ ý muốn
chủ quan của lực lượng lãnh đạo cách mạng mà là sự đúc kết, hiện thực hoá
nhu cầu khách quan của đời sống xã hội vì quyền lợi của bản thân nhân dân.
Chính vì vậy, khi nói đến việc xây dựng một Nhà nước Pháp quyền Việt Nam
9
của dân, do dân và vì dân, là cần nói đến vấn đề đại đoàn kết dân tộc. Đây
chính là một luận điểm quan trọng và rất đặc trưng của Đảng Cộng sản Việt
Nam đối với vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Đáng Cộng
sản Việt Nam cho rằng để xây dựng được Nhà nước pháp quyền của dân, do
dân và vì dân không phải là nhiệm vụ của riêng Nhà nước, cũng như không
phải là nhiệm vụ của riêng chính đảng nào, mà đây là nhiệm vụ của toàn thể
nhân dân, của mọi cơ quan Nhà nước và mọi tổ chức chính trị - xã hội
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay về đại đoàn kết dân
tộc có mâu Ihuẫn với quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp của Đảng Cộng
sản không? Điều này hoàn toàn không có mâu ihuẫn bởi lẽ: trong giai đoạn
hiện nay, mâu thuẫn giai cấp hiện nay biểu hiện chủ yếu và trước hết ở mâu
thuẫn lợi ích kinh tế. Đảng Cộng sản chủ trương dùng sách lược đại đoàn kết
dân tộc để giải quyết các mâu thuẫn về lợi ích trong xã hội và ngược lại, dùng
chính những kết quả đạt được trong giải quyết các mâu thuẫn xã hội để củng
cố và phát triển khối đại đoàn kết dãn tộc. Nói cách khác, hiện nay việc giải
quyết các mâu thuẫn giai cấp phải bằng con đường phát triển cộng đồng. Nếu
như trước kia nỗi nhục mất nước, nỗi đau của việc phân chia giai cấp đã thôi
thúc và tập hợp người dân Việt Nam yêu nước vào Mặt trận Dân tộc thống
nhất để tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp giải phóng dân tộc, thống nhất nhất
nước thì ngày nay, nỗi nhục nghèo nàn, lạc hậu và những bức xúc về mâu
thuần lợi ích kinh tế đang thôi thúc và quy tụ mọi người Việt Nam yêu nước
tán đồng công cuộc đổi mới vì sự phát triển của đất nước do Đảng Cộng sản
đề xướng Như vậy, có thể nói rằng lý luận về đại đoàn kết dân tộc được
gắn liền với lý luận về chủ nghĩa xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền
của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam. Đây chính là một điểm sáng tạo đặc
biệt trong lý luận xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân
ở Việt Nam.
10
Ngày nay, Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành
phẩn, khuyến khích mọi tiềm năng sản xuất, đổi mới hệ thống chính trị, mở
rộng quan hệ quốc tế là nhằm tạo diều kiện cho mọi thành viên trong xã hội
có dược vị trí của mình. Đó là cơ sở để thực hiện đại đoàn kết toàn dăn tộc
trong thời kỳ đổi mới. Dưới sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để đẩy lùi
nguy cơ, vượt qua thử thách, giai quyết các mâu thuẫn xã hội, phát huy mọi
tiềm năng nội lực để gắn kết mọi người dân thực hiện những nhiệm vụ phát
triển về kinh tế, văn hoá - xã hội.
Nói Mặt trận tiêu biểu cho khối đại đoàn kết dân tộc, không có nghĩa là
Mặt trộn phái chịu hoàn toàn trách nhiệm về đại đoàn kết dân tộc. Muốn thực
hiện dược đại đoàn kết toàn dân tộc cần huy động sức mạnh của cả hệ thống
chính trị. Muốn có đại đoàn kết vững chắc, có liên minh chính trị chặt chẽ,
Đang Cộng sản Việt Nam phái có chủ trương, đường lối Mặt trận đúng đắn,
Nhà nước cần hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với cồng nhân, nông dân,
trí thức, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài. Vì các chính sách đó
không ngoài củng cố liên minh, không ngoài củng cố khối đại đoàn kết. Hơn
lúc nào hết, lúc này khi chúng ta đang tiến hành sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
một nước Việt Nam dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh thì nhiệm vụ đặt ra đang đòi hỏi chúng ta phải làm sao kế thừa, phát
triển và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt
Nam về đại đoàn kết dân tộc phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới.
Nhiệm vụ trọng tâm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay là củng
cố tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và phát huy truyền thống yêu
nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường của cả cộng đồng dân tộc
Việt Nam, đoàn kết mọi người Việt Nam tán thành công cuộc đổi mới nhằm
mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ
và giàu mạnh; xây dựng Mặt trận thật sự là nơi hội tụ mọi trí tuệ, một trung
lâm đại đoàn kết các giới đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước, thật sự
11
phán ánh được tập trung nhất nguyện vọng, lợi ích và quyền làm chủ của nhân
dân, đảm bảo công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính
đáng, hợp pháp của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, hoà giải các mâu
thuẫn lợi ích trong xã hội; thực hiện dân chủ gắn liền với giữ gìn với kỷ cương,
chống các tiêu cực xã hội; không ngừng bồi dưỡng, nâng cao tinh thần yêu
nước, ý thức độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tinh thần tự lực tự cường
xây dựng đất nước.
1.1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền của
dân, do dân và Vỉ' dân và sự cần thiết của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong
Hệ thống chính trị hiện nay.
Trước hết, phải khẳng định rằng: Nhà nước pháp quyền được xây dựng
trước hết là một học thuyết chính trị. Đã có rất nhiều lý thuyết về Nhà nước
pháp quyền như học thuyết được xây dựng trên nền tảng trường phái lịch sử
pháp quyền mà đại biểu tiêu biểu là Các Xavanhi (1779 - 1861), tác giả của
cuốn "Quyền chiếm hữu", "Về trách nhiệm của chủng ta đối với luật pháp và
luật học" Theo đó, lý luận của trường phái lịch sử pháp quyền cho rằng: cần
có sự thay đổi căn bản chế độ đương đại - chế độ phong kiến - để xây dựng
nên một Nhà nước với các giá trị dân chủ được khẳng định. Muốn vậy, Nhà
nước phải thông qua các đạo luật đáp ứng được những "đòi hỏi lý trí, tự nhiên
CỈUI con người", mà thực tế là những đòi hỏi đã chín muồi của xã hội. ở một
luận điểm khác học giả cho rằng: Pháp luật phải là kết qủa của quyền lực lập
pháp, xuất phát từ "tinh thần nhân dân", "ý thức nhân dân" chứ không như
pháp luật đương thời là ý trí chủ quan của "thượng tầng". Pháp luật chính là
rườne cột để quản lý xã hội. Tuy nhiên, học thuyết của trường phái lịch sử
pháp quyền cũng có những yếu tố hết sức phản động khi đưa ra những lý luận
về quyền lực xã hội và vấn đề về cách mạng xã hội.
12
Song điển hình cho các học thuyết vé Nhà nước pháp quyền đó là học
thuyết chính trị của Sáclơ Lui Môngtexkio (1689-1775) - nhà tư tưởng chính
trị xuất sắc, là một trong những nhà tư tưởng mở đầu phong trào giải phóng tư
tướng, cổ suý cho cách mạng tư sản Pháp. Trong các tác phẩm "Những bức
thư Ba Tir", "Tinh thần pháp luật" Nhà tư tưởng đã kịch liệt phê phán chế độ
chuyên chế Pháp (mà ông đánh đồng với chế độ bạo chúa), cũng như vạch
trần bộ mặt giả dối của tu sỹ, sự mù quáng và ăn bám vào xã hội của giáo hội.
Ông đưa ra luận điểm coi sự xuất hiện của Nhà nước và pháp luật là mang tính
lịch sử. Luật pháp ra đời là nhằm hạn chế sự chuyên quyền của một cá nhân,
cũng như sự chuyên quyền của một giai cấp, một quốc gia nào đó. Trong xã
hội, pháp luật có tính thượng tôn. Ông đưa ra quan điểm "Tự do chính là
quyền dược làm bất cứ việc gì pháp luật cho phép"[ 18, tr.271 ]. Ông cho rằng:
trong xã hội. tự do về chính trị là sự tự do lớn nhất. Tự do chính trị gắn liền với
tự do của công dân và để đảm bảo được diều đó chí có thể đạt được bằng con
đường phân chia quyền lực xã hội thành lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Chúng hạn chế lẫn nhau, đối trọng nhau và tập trung trong các cơ quan nhà
nước khác nhau. Do đó, học thuyết chính trị của Môngtexkiơ còn được gọi là
học thuyết Tam quyền phân lập.
Như vậy có thể thấy rằng: đặc điểm chủ đạo của các học thuyết chính
trị về Nhà nước pháp quyền là việc xác định tinh thần thượng tôn của pháp
luật trong đời sống xã hội, đồng thời đó là việc xác định rõ quyền lực của nhà
nước được biểu hiện thông qua ba loại đó là quyền lập pháp, quyền hành pháp
và quyền tư pháp; và ở trong Nhà nước đó, những giá tri con người và các
quyền tự do của người dân được đề cao.
Kế thừa những giá trị của các học thuyết về Nhà nước pháp quyền trong
lịch sử, các nhà tư tưởng chính trị - xã hội tư sản đã xây dựng nên một mô
hình Nhà nước pháp quyền với những đặc trưng sau:
13
Một là, đảm bảo xây dựng trons xã hội một hệ thống pháp luật hoàn
thiện. Pháp luật phải được đảm bảo tính tối cao, là cơ sở của mọi hình thức tổ
chức quyền lực công khai. Mọi chính sách, chủ trương, quyết định của Nhà
nước cũng như các mối quan hệ giữa Nhà nước và các chủ thể của các quan hệ
xã hội khác trong xã hội đều phải dựa trên cơ sở luật pháp. Do vậy, pháp luật
của Nhà nước pháp quyền phải vươn tới sự hoàn thiện, toàn diện trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Phương châm chủ đạo trong việc xác định vị trí
của pháp luật đối với các quan hệ xã hội trong Nhà nước pháp quyền đó là:
người dân có thể làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, còn cơ quan
Nhà nước thì chỉ được phép làm những gì mà pháp luật quy định. Việc xây
dựng hệ thống pháp luật toàn diện, hoàn thiện phải gắn liền với pháp chế tư
sản. Điều đó có nghĩa là phải tạo lập một cơ chế thực thi pháp luật một cách
tôn trọng, đầy đủ, chính xác sao cho mọi người dăn, cơ quan Nhà nước đều
phải có một tình cảm với pháp luật, tuân thủ pháp luật một cách nghiêm túc.
Phấp luật phải đứng trên Nhà nước, Nhà nước phái có nghĩa vụ tuân thủ pháp
luật. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng: ở các Nhà nước tư sản khồng có
pháp chế, bởi lẽ họ cho rằng: pháp luật của các Nhà nước tư sản thực chất là
bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, người dân không có tình cảm và thái độ
tôn trọng đối với pháp luật đó, mà họ buộc phái thực hiện chúng. Do vậy,
không có được một Nhà nước pháp quyền theo đúng nghĩa nếu CÒĨ1 tồn tại giai
cấp tư sản tại các Nhà nước tư bản chủ nghĩa. Cũng có quan điểm đồng nhất
pháp chế với đặc điểm thứ nhất, tức là đồng nhất phấp chế với tính thượng tôn
của pháp luật trong xã hội. Tuy nhiên, rõ ràng như đã phân tích ở trên hai khái
niệm trên không thể đồng nhất với nhau. Chỉ trong trường hợp khi Nhà nước
pháp quyền đã thực sự trở Ihành hiện thực theo đúng nghĩa của nó thì khái
niệm pháp chế với đặc điểm pháp luật có vị trí thượng tôn trong xã hội mới
trùng khít và đồng thuận với nhau.
14
Hai là, Nhà nước pháp quyền được xây dựng nhằm hướng tới mục tiêu
cao nhất là đảm bảo các quyền tự do của con người. Tính tối cao của pháp luật
chưa hẳn đã là đặc điểm đặc trưng nhất của Nhà nước pháp quyền VI trong lịch
sử đã từng tồn tại những Nhà nước pháp trị nhưng chuyên chế, cực đoan.
Trong những xã hội đó, tồn tại sự thốns trị của những đạo luật phản động,
phản nhân quyền, vi phạm các quyền của công dân như các nhà nước phong
kiến theo đường lối pháp trị của Trung Quốc, nhà nước của Phát xít Đức Do
vậy, một trong những đặc trưng tiêu biểu của Nhà nước pháp quyền đó là việc
Nhà nước thừa nhận và có nghĩa vụ đảm bảo tự do của con người, không can
thiệp vô hạn vào đời sống cá nhân của con người. Việc nhà nước tôn trọng và
bảo vệ các quyền tự do của người dân không có nghĩa là việc cho người dân
được tàm bất cứ việc gì mà cá nhân muốn, vì như vậy là vô hình chung đã
thiết lập một xã hội vô chính phủ. Việc tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do
của công dân phải được thông qua việc pháp luật quy định những điều công
dân không được phép làm, và do đó là người dân có thể làm tất cả những gì
mà pháp luật không cấm, nhằm hạn chế sự xâm hại quyền tự do của người này
đối với người khác, của cơ quan nhà nước đối với người dân. Nhà nước pháp
quyền phải là Nhà nước được xây dựng trên nền tảng của xã hội công dân.
Một xã hội mà ở đó công dân là chủ thể quyền lực quan trọng nhất, Nhà nước
phải có trách nhiệm phục tùng lợi ích hợp pháp của công dân một cách vô
điều kiện. Nói cách khác, Nhà nước chỉ là công cụ để nhân dân thực hiện
quyền lực của mình.
Ba là, Nhà nước pháp quyền phải được tổ chức theo nguyên tắc phân
chia quyền lực. Quyền lực nhà nước được phân chia làm ba loại: Quyền lập
pháp - quyền xây dựng và ban hành luật, quyền hành pháp - quyền thực thi
pháp luật, đưa pháp luật vào điều chỉnh các quan hệ xã hội trên thực tế và
quyền tư pháp - quyền giám sát và giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong
xã hội. Đổng thời, các quyền này phải được tổ chức một cách độc lập với nhau
15
nhằm tránh sự lạm quyền, chuycn quyền của cá nhân, cơ quan đại diện cho
quyền lực nhà nước. Trên cơ sở đó, quyền lập pháp được giao cho nghị viện,
quyền hành pháp được giao cho chính phủ và quyền tư pháp được giao cho toà
án. Các cơ quan này được tổ chức và hoạt động một cách hoàn toàn độc lập
với nhau, nhất là toà án, tính độc lập của toà án được tuân thủ một cách
nghiêm ngặt. Một trong các điểu kiện cơ bản để đảm bảo cho yêu cầu đó là
cho các thành viên trong mỗi một cơ quan không được làm việc trong các cơ
quan còn lại và được hoạt động trên cơ sở ngân sách được cấp độc lập.
Tuy nhiên trên thực tế, các đặc điểm trên của Nhà nước pháp quyền do
các Nhà nước tư sản xây dựng và hướng tới không được thực hiện một cách
đúng đắn theo lý thuyết. Bởi lẽ, tính giai cấp và mâu thuẫn giai cấp trong nội
bộ xã hội các Nhà nước tư sản vẫn còn hết sức sâu sắc. Mặc dù, để phù hợp
với xu hướng phát triển hiện nay của lịch sử loài người, giai cấp tư sản đã
dùng nhiều biện pháp, thủ đoạn để người dân được có những quyền tự do dân
chủ hơn trước, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nãng cao, nên
tựa hồ như mâu thuẫn giai cấp trong xã hội đã (lược xoá bỏ đi, song thực chất,
bản chất của giai cấp tư sản bóc lột vẫn không hề thay đổi. Sự ngăn cách giữa
tầng lớp tư sản và người lao động ngày càng bị khoét sâu rộng hơn và thực sự
giai cấp tư sản - một thiểu số trong xã hội- lại chiếm giữ phần lớn tài sản của
xã hội và do đó chi phối và nắm giữ quyền lực của xã hội. Vì vậy, luật pháp
của các Nhà nước tư bản bên cạnh việc quy định các quyền lợi và nghĩa vụ của
công dân một cách tự hồ hết sức dân chủ, song lại chứa đựng những nội dung
ra sức bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản. Ví dụ những chế định về bầu cử,
ứng cử và đảm nhiệm các chức vụ trọng yếu của Quốc gia, những quy định về
chế độ đảm bảo bằng tài chính đối với việc thực hiện một số các quyền
Trên cơ sở tiếp thu những giá trị tiến bộ của học thuyết về Nhà nước
pháp quyền của các nhà tư tưởng tư sản, và đồng thời cũng là sự khẳng định
rằng Nhà nước pháp quyền là một giá trị văn minh của nhân loaị, mà mọi Nhà
16
nước tiến bộ đều hướng tới, Việt Nam nói riêng và các Nhà nước Xã hội chủ
nghĩa nói chung là những nước việc tổ chức quyền lực lấy nén tảng lý luận từ
Chủ nghĩa Mác - Lc Nin đều đặt ra mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyén.
Song đặc điểm của Nhà nước pháp quyền theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác
- Lc Nin - cơ sở lý luận của các nước XHCN trong đó có Việt Nam có một số
nội dung không hoàn toàn giống với quan điểm của các nhà nước tư bản, mà
chủ yếu những nét khác biệt tập trung ờ đặc điểm thứ ba.
Theo quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và Đảng Cộng sản Việt Nam,
nhân dân lao động là lực lượng đông đảo nhất của xã hội là người thực sự nắm
quyền lực của xã hội. Trong xã hội này, không hề có rào cản ngăn cách, hoặc
phân biệt về lợi ích hay nghĩa vụ giữa người lao động này với người lao động
khác. Các quyền tự do dân chủ của con người dang ngày càng được mở rộng
và thực hiện một cách đầy đủ. Chính vì vậy, ý nghĩa tự do công dân được hiểu
một cách trọn vẹn và đúng đắn trong xã hội Xã hội chủ nghĩa hơn ở bất cứ
một chế độ xã hội khác. Luật pháp thực sự thuộc vồ đông đảo nhân dân lao
động, bảo vệ quyền lợi cho người dân. Trong xã hội Xã hội chủ nghĩa vẫn còn
có sự chuyên chế giai cấp, song sự chuyên chế này là sự chuyên chế của số
đông với một thiểu sô' mà lợi ích của thiểu sô' này đi ngược lại với những giá
trị tiến bộ của xã hội.
Như vậy, về cơ bản, Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân
theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin cũng thống nhất với quan điểm
về Nhà nước pháp quyền theo quan điểm của các nhà nước tư bản ử đặc điểm
thứ nhất và thứ hai. Với đặc điểm thứ ba, quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê
Nin cho rằng: trong Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, quyền
lực Nhà nước cũng được bao gồm bởi ba loại là lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện quyền lực đó lại không giống với các
Nhà nước tư sản hiện đại. Chúng ta không phân làm ba hộ thống cơ quan
quyền lực Nhà nước nắm giữ ba loại quyền đó một cách độc lập, mà chúng ta
.ĩ HOC QU ỐC GIA HẢ N ộ.
17 JNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆH
V-L0/M
kiên định với quan điểm: quyền lực của nhân dân là quyền lực tuyệt đối,
quyền lực này được tập trung vào một cơ quan đại diện cao nhất đó là Quốc
hội. Thành viên của Quốc hội là tập hợp của tất cả các tầng lớp, giai cấp của
nhân dân lao dộng trong xã hội. Quốc hội giữ vai trò lập pháp và giám sát việc
thực thi pháp luật của mọi cơ quan Nhà nước khác. Chính vì vậy, luật pháp do
Quốc hội làm ra mới thực sự phan ánh được đầy đủ lợi ích của toàn thể nhân
dân lao động trong xã hội. Cũng chính thông qua Quốc hội, bằng hoạt động
giám sát việc tuân thủ pháp luật của cơ quan Nhà nước, nhan dân mới thực sự
bảo vệ được quyền lợi của mình.
Trong Nhà nước pháp quyền của dân, do dùn và vì dân, việc tổ chức
thực hiện ba quyền trên được biểu hiện ở chỗ, ba quyền không được tổ chức
đối trọng nhau và giao cho ba cơ quan Nhà nước độc lập mà cả ba quyền đéu
được tập trung thống nhất vào Quốc hội, song Quốc hội chỉ tự mình thực hiộn
quyền lập pháp và giám sát, còn phân định giao cho Chính phủ thực thi quyền
hành pháp và Toà án thực thi quyền tư pháp. Tuy nhiên, ý nghĩa quyền lập
pháp của Quốc hội cũng cần được hiểu khác so với các Nhà nước tư bản ở
chỗ: Quốc hội không trực tiếp xây dựng toàn bộ các đề án luật pháp mà Quốc
hội còn có thể giao nhiệm vụ này cho các cơ quan nhà nước khác và người
quyết định cuối cùng và cao nhất mới là Quốc hội. Chính phủ và Toà án hoạt
động trong khuôn khổ pháp luật cho phép, song phải chịu sự giám sát của
Quốc hội. Như vậy, trong Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa không có sự
áp dụng thuyết tam quyền phân lập, nhưng phải có sự phân công, phân nhiệm
rạch ròi giữa các cơ quan, giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. Và đây cũng
chính là luận điểm quan trọng để phản bác một số quan điểm cho rằng nhà
nước pháp quyền là kiểu nhà nước được tổ chức theo Học thuyết tam quyền
phân lập và là biểu hiện của các nhà nước tư sản.
Theo quan điểm Chủ nghĩa Mác- Lê Nin thì Nhà nước pháp quyền của
dân, do dân và vì dân là Nhà nước mà ở đó quyền lực chính trị của Nhà nước
18
phải được dựa trên nén dân chủ thực sự. Người dân có khả năng thực sự thực
thi dược quyền lực của mình, nhất là quyén lực về chính trị. Về bản chất,
quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Điều đó có nghĩa là: người dân làm
chủ và giám sát Nhà nước; đồng thời biết và dược quyền sử dụng quyền lực đó
để đảm bảo lợi ích của mình. Quyền lực chính trị thuộc về nhân dân tức là
nhân dân quyết định chính sách đối nội và đối ngoại thông qua Nhà nước của
mình, do mình lập ra và uỷ quyền. Quyền lực đó được biểu hiện bằng hai con
đường là Nhà nước và phi Nhà nước, được thông qua hai phương thức chủ yếu
là trực tiếp và gián tiếp (thông qua đại diện). Nhà nước pháp quyền của dân,
do dân và vì dân là Nhà nước được tổ chức và hoạt động trcn cơ sở luật pháp
và với mục đích vì quyền lợi và bảo vệ quyền lợi của người dân. Người dân
trong xã hội đó được tạo điều kiện để thực thi đầy đủ những quyền và nghĩa
vụ của mình mà luật pháp quy định.
Người dân trong Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân được
chăm lo và được bảo vệ các quyền công dân của mình. Đổng thời, người dãn
cũng có ý thức và trách nhiệm trong việc tự giác thực thi quyền và nghĩa vụ
công dân của mình. Chính vì vậy, Nhà nước pháp quyền chỉ có được khi lịch
sử đã tạo được những cơ sở tồn tại vững chắc cho nó như: có một quan điểm
vé dân chủ thống nhất, tiên tiến; có một hệ thống pháp luật hoàn thiện bảo vệ
một cách có hiệu quả các quyền con người; có một Nhà nước thực sự lành
mạnh là chỗ dựa, là bàn tay khối óc của người dân; và đồng thời mặt bằng
nhận thức và ý thức trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện những
quyền và nghla vụ công dân của mình trên mọi mặt của đời sống xã hội đã
phát triển ở một trình độ cao.
Ở Việt Nam - một quốc gia lấy Chủ nghĩa Mác - Lê Nin làm cơ sở lý
luận cho việc tổ chức quyền lực của mình. Vậy nên, theo quan điểm của Chủ
nghĩa Mác - Lê Nin và của Đảng Cộng sản Việt Nam, bản chất quyền lực của
19
Nhà nước Việt nam là quyên lực của toàn thể nhân dân lao động Việt Nam, vì
vậy, việc thiết lập một hệ thống chính trị phải được dựa trên nguyên tắc đảm
bảo tốt nhất việc thực thi chế độ dân chủ. Hiện nay, ờ Việt Nam, hệ thống
chính trị bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ máy Nhà nước Cộng hoà Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam và Mạt trận Tổ quốc Việt Nam.
Trước hết nói về cơ cấu bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam. Theo quan điểm về tổ chức quyền lực của Đảng và Nhà nước ta,
quyên lực nhân dân là thống nhất không thể phân chia mà cẩn tập trung thống
nhất vào một cơ quan đại diện cho quyền lực của nhân dân Việt Nam đó là
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quyền lực đó là không
thể phân chia, song cần có sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan Nhà
nước để việc thực thi và bảo vệ cho quyền lực của nhân dân được hiệu quả
nhất. Do vậy, trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dàn và vì
dân, mà Nhà nước ta đang đặt mục tiêu hướng đển, mặc dù tồn tại những cơ
quan mang chức năng như các cơ quan nhà nước trong Nhà nước tư bản song
bản chất quyền lực và do đó là cách thức tổ chức thành lập cũng như mối quan
hệ giữa các cơ quan này vận hành theo một cơ chế khác hẳn.
Quốc hội là cơ quan đại diện cho quyền lực nhân dân là cơ quan quyền
lực Nhà nước cao nhất. Quốc hội có quyền giám sát hoạt động tuân thủ pháp
luật của toàn bộ bộ máy Nhà nước, song đồng thời, Quốc hội đảm nhiệm chức
năng lập pháp. Chính phủ được giao trách nhiệm là cơ quan hành chính cao
nhất, giữ quyền hành pháp. Hộ thống toà án giữ quyền tư pháp, song cả chính
phủ cũng như hệ thống toà án phải chịu sự giám sát của Quốc hội .
Đảng Cộng sản nói chung và Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng là
chính đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Chính vì vậy, Đảng
Cộng sản có thể đại diện cho ý chí và nguyện vọng của đông đảo nhân dân. Vị
trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc lãnh đạo đất nước, lãnh
20
đạo hệ thống chính trị đã được lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nước chứng minh. Trong sự nghiệp xây dựng, báo vệ và phát triển đất
nước, nhất là trong thời kỳ đổi mới ngày nay, vai trò đó tiếp tục được khẳng
định. Trong hệ thống chính trị, Đảng là thành viên, song là hạt nhân lãnh đạo
toàn bộ hệ thống chính trị đó. Bằng chí tuệ tập thể, Đảng vạch ra chủ trương,
đường lối để bảo vệ và phát triển đất nước. Đáng lãnh đạo cả hệ thống chính
trị, tnrớc hết bằng uy tín chính trị của mình, bằng đội ngũ đảng viên ưu tú
trong hệ thống cán bộ lãnh đạo của bộ máy Nhà nước cũng như trong các
thành viên khác của hộ ihống chính trị. Đảng lãnh đạo chứ Đảng không bao
biện, làm thay chức năng của các thành viên khác trong hệ thống chính trị. Để
đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước vé mọi mặt, nhất là về
chính trị thì sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản đối với toàn bộ hệ thống
chính trị là sự lựa chọn duy nhất hiện nay của Việt Nam. Đây cũng là một
điểm đặc trưng của Nhà nước pháp quyền theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác
và của Đảng cộng sản Việt Nam. Bởi lẽ, nếu theo các học giả tư sản thì Nhà
nước pháp quyền phải được xây dựng trên một nền dân chủ thực sự. Nền dân
chủ này phải được biểu hiện ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có
lĩnh vực chính trị. Dân chủ trong chính trị được biểu hiện ở chỗ: mọi đảng
phái chính trị với những đường lối chính sách phát triển xã hội và con người
khác nhau đều có quyền và khả năng tham gia vào đời sống chính trị. Tuy
nhiên, chế độ một đảng cẩm quyền cũng có những nhược điểm của nó như với
nguyên tắc bảo vệ nội bộ của bất kỳ chính đảng nào, Đảng Cộng sản cũng dẻ
bị sa vào chế độ độc đoán, không dễ dàng tiếp thu những ý kiến của các giai
cấp đối kháng khác, tính cơ hội của các cá nhún khi tham gia vào tổ chức
Đáng chính vì những nhược điểm này mà dẫn đến năng lực lãnh đạo của
Đảng đối với toàn bộ hệ thống chính trị kém đi. Chính vì vậy, để không ngừng
giữ vững và củng cố vững chắc được vị trí lãnh đạo đó thì Đảng Cộng sản cần
thiết phải có sự đổi mới, làm mạnh lên của chính mình, để khẳng định được sự
21
tất yếu của vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn bộ đời sống xã hội. Để thực
hiện được điều này, Đảng cần thiết phải có một "tấm gương" để Đảng nhìn ra
những ưu khuyết điểm của chính mình để kịp thời có giải pháp. "Tấm gương"
đó nên chăng được đặt vào Mặl trận Tổ quốc Việt Nam.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - bộ phận còn lại của Hệ thống chính trị
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được coi là nưi hội tụ, phản ánh
đầy đủ nhất mọi tâm tư, nguyện vọng của nhân dân thuộc mọi giai tầng trong
xã hội. Chính vì vậy, Mặt trận Tổ quốc có điều kiện để thu thập những ý kiến
tâm huyết tâm huyết của mọi cá nhân, tổ chức đóng góp vào sự nghiệp xây
dựng và phát triển đất nước, trong đó có việc đóng góp những ý kiến dựng để
Đảng nhìn thấy những khiếm khuyết, lổn tại của mình để kịp thời sửa chữa,
làm cho vị trí lãnh đạo của Đảng được củng cố ngày càng vững chắc và làm
lành mạnh lcn hoạt động quán lý điều hành đất nước của Nhà nước. Có thể nói
rằng, Mặt trộn Tổ quốc là một thiết chế thích hợp nhất để đảm nhiệm vai trò là
"tấm gương", là thiết chế giám sát, thực hiện chức năng phản biện xã hội đối
với Đảng và Nhà nước, góp phần giảm thiểu nhîrnç hạn chế bị đem lại do chế
độ một đảng tạo ra, đổng thời góp phần thực hiện tốt hơn nền dân chủ của đất
nước. Chính V I vây, khi thực thi chế độ một đảng cầm quyén tại Việt Nam có thể
nói rằng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một thiết chế hết sức cần thiết trong hệ
thống chính trị nhằm thực hiện quyền lực của nhân dân một cách đầy đủ nhất.
1.2. L ỊC H S Ử H ÌNH T H Ả N H V À PH Á T T R IỂ N M Ặ T T R Ậ N T ổ Q U Ố C
V IỆ T N AM :
Từ giữa thế kỷ XIX, Thực dân Pháp xâm lược và thống trị đất nước ta.
Nhân dân ta chịu áp bức, bóc lột từ hai thế lực: Thực dân Pháp và tầng lớp địa
chủ phong kiến Việt Nam. Trong những năm đẩu của thế kỷ XX, một số nhân
sỹ Việt Nam yêu nước đã mong mỏi và tìm cách giải phóng dân tộc mình.
Song hầu hết những nhan sỹ này đều mang tư tưởng, quan điểm tìm đường
22