Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Từ tiểu thuyết tắt lửa LÒNG đến CHUYỆN TÌNH LAN và điệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.66 KB, 26 trang )

1
Môn: NGUYÊN LÝ VĂN HỌC SO SÁNH
Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp Cao học khóa 2 - Đại học Văn hiến
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 3
1/. Lâm Hữu Tặng
2/. Trần Quốc Văn
3/. Thạch Hoàng Xuân
4/. Trịnh Đình Hồng Trang
5/. Bùi Thị Thu Hiền
6/. Lê Thị Hiền
7/. Trần Thị Minh Chánh
8/. Trần Thị Hà
2
MỤC LỤC:
I - Dẫn nhập: ……………………………………………………… Trang 4
II – Khái quát chung về hai thể loại
(tiểu thuyết và video cải lương)………………………………… Trang 4
1. Về nguồn gốc ………………………………………………… Trang 5
2. Về chất liệu …………………………………………………… Trang 5
3. Đặc trưng thể loại ………………………………………………. Trang 6
III – Nội dung chính: ………………………………………………… Trang 6
1. Những điểm giống nhau : ………………………………………… Trang 6
1.1. Cốt truyện ………………………………………………… Trang 6
1.2. Nhân vật ………………………………………………… Trang 7
1.3. Tư tưởng ………………………………………………… . Trang 8
2. Những điểm khác nhau : ………………………………………… Trang 8
2.1. Hoàn cảnh sáng tác, tiêu đề …………………………………Trang 8
2.2. Dung lượng, tình tiết …………………………………………Trang 9
2.3. Ngôn ngữ …………………………………………………….Trang 18
2.4. Nhân vật …………………………………………………… Trang 23
2.5. Sức ảnh hưởng của hai tác phẩm ………………………… Trang 25


IV – Kết luận: …………………………………………………………Trang 26
3
TỪ TIỂU THUYẾT “TẮT LỬA LÒNG” CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN
ĐẾN VIDEO CẢI LƯƠNG “CHUYỆN TÌNH LAN VÀ ĐIỆP”
(của soạn giả Loan Thảo, chỉnh lí: Thế Châu, đạo diễn Sân khấu: NSND Diệp
Lang, đạo diễn truyền hình: Yên Sơn)
I - Dẫn nhập: (Phát đoạn video clip)
Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977), quê ở làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang,
tỉnh Bắc Ninh, nay là tỉnh Hưng Yên. Ông là nhà văn nổi tiếng và để lại cho di
sản văn học nghệ thuật với hơn hai trăm truyện ngắn, gần ba mươi truyện dài
và nhiều tiểu luận văn học khác.
Loan Thảo tên thật là Nguyễn Tấn Vị (1942 – 1982), ông là soạn giả cải
lương và là tác giả của nhiều bài vọng cổ nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam
trước năm 1975.
Tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” được Nguyễn Công Hoan viết vào năm 1933 và
sau đó được soạn giả Loan Thảo chuyển thể thành tác phẩm sân khấu – vở cải
lương “Chuyện tình Lan và Điệp” vào năm 1972. Và sau khi được thực hiện
quay video lần đầu tiên (kịch bản: Loan Thảo, chỉnh lí: Thế Châu, đạo diễn
sân khấu: NSND Diệp Lang & đạo diễn truyền hình: Yên Sơn) với NSƯT
Trọng Hữu vai Điệp, NSND Lệ Thủy vai Lan, tác phẩm này đã tạo được tiếng
vang lớn và nhận được sự đón nhận mạnh mẽ từ khán giả mộ điệu. Từ tiểu
thuyết “Tắt lửa lòng” của Nguyễn Công Hoan đến vở cải lương “Chuyện tình
Lan và Điệp” của Loan Thảo là một chuyển thể đặc sắc, viết nên câu chuyện
tình yêu lãng mạn những cũng đầy nước mắt.
II – Khái quát chung về hai thể loại (tiểu thuyết và video cải lương):
Cùng với hội họa, điêu khắc, âm nhạc thì văn học và điện ảnh cũng được coi
là một loại hình nghệ thuật. Bất cứ loại hình nghệ thuật nào cũng sử dụng một
chất liệu nhất định trong tự nhiên để xây dựng hình tượng và tạo nên những nét
đặc trưng riêng. Cái độc đáo ở đây chính là trong quá trình tồn tại và phát
triển, các loại hình nghệ thuật này đã có sự tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ

cho nhau, làm đề tài cho nhau để cùng cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật
4
đặc sắc, có giá trị thẩm mĩ cao. Một trong những sự ảnh hưởng ấy chính là mối
quan hệ tương tác giữa văn học và điện ảnh.
Khái niệm văn học và điện ảnh là hai phạm trù khá rộng. Trong phạm vi của
bài tiểu luận này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một phạm trù hẹp hơn, đó là đi
vào so sánh tiểu thuyết và video cải lương.
1. Về nguồn gốc:
Nhiều ý kiến cho rằng tiểu thuyết ra đời ở Châu Âu vào thời đại cuối cùng
của nền nghệ thuật cổ đại Hi Lạp huy hoàng. Ở Trung Quốc, tiểu thuyết xuất
hiện sớm từ thời Ngụy Tấn (thế kỉ III - IV) nhưng sang đến thời Minh thì nó
đạt đến đỉnh cao với một loạt những pho tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng như:
“Tam quốc diễn nghĩa” (La Quán Trung), “Thủy hử” (Thi Nại Am), “Tây du
kí” (Ngô Thừa Ân)…. Còn ở Việt Nam, tiểu thuyết xuất hiện muộn hơn vào
khoảng thế kỉ XVIII với thiên kí lịch sử “Hoàng Lê nhất thống chí”. Đây được
coi là pho tiểu thuyết lịch sử đầu tiên, có giá trị văn học đặc sắc. Tuy vậy, phải
chờ đến những năm 1930-1945 thì tiểu thuyết Việt Nam mới gặt hái được
những thành tựu đáng kể từ những cây bút như: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công
Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng…
Về thời gian ra đời của cải lương, theo Vương Hồng Sển: tuy "có người cho
rằng cải lương đã manh nha từ năm 1916, hoặc là 1918", nhưng theo ông thì kể
từ ngày 16 tháng 11 năm 1918, khi tuồng “Gia Long tẩu quốc” được công diễn
tại Nhà Hát Tây Sài Gòn, cách hát mới lạ này mới "bành trướng không thôi,
mở đầu cho nghề mới, lấy đờn ca và ca ra bộ ra chỉnh đốn, thêm thắt mãi, vừa
canh tân, vừa cải cách nên cải lương hình thành lúc nào cũng không ai biết
rõ ”. Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam, hình
thành trên cơ sở dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long và nhạc tế lễ. Vậy,
tiểu thuyết là thể loại có nguồn gốc từ nước ngoài, ra đời từ thời cổ đại, còn cải
lương là sản phẩm của trí tuệ và tâm hồn Việt Nam thời hiện đại.
2. Về chất liệu:

Tiểu thuyết là một thể loại của văn học. Bởi vậy, cũng giống như văn học,
tiểu thuyết cũng xây dựng hình tượng bằng ngôn từ. Ngôn từ ấy phải mang
tính chính xác, tính hàm súc và tính hình tượng. Thông qua hệ thống ngôn từ
ấy, người đọc cảm nhận, hình dung, tưởng tượng ra cuộc đời, số phận, tính
cách của các nhân vật và cả xã hội mà nhân vật đó đang sống cũng như tư
tưởng, tình cảm, thái độ, cách đánh giá của nhà văn.
Chất liệu của cải lương vô cùng phong phú, cụ thể ở đây là video cải lương:
ngôn từ và giai điệu âm nhạc (nằm trong kịch bản thể hiện vai trò của soạn
5
giả), âm nhạc (thể hiện vai trò của thầy đờn), giọng ca và khả năng diễn xuất
(thể hiện vai trò của nghệ sĩ), ý tưởng dàn dựng (thể hiện vai trò của đạo diễn
sân khấu), các góc máy quay hình, cách dàn dựng hình ảnh, lồng nhạc (thể
hiện vai trò của đạo diễn truyền hình và cả ekip quay phim, kĩ thuật âm thanh,
ánh sáng, …), phục trang, thiết kế cảnh trí, đạo cụ …
3. Đặc trưng thể loại:
Tiểu thuyết nói riêng và văn học nói chung là nghệ thuật biểu hiện, nghệ
thuật thuần túy và nó là sáng tạo của cá nhân. Bởi vậy, nó mang đậm dấu ấn cá
nhân và dấu ấn thời đại. Độc giả tiếp nhận nó như “thì quá khứ” thông qua hồi
ức, tưởng tượng… Bởi sự việc xảy ra trong tiểu thuyết khi đến với người đọc
luôn ở vào cái thế là việc đã rồi.
Còn video cải lương là nghệ thuật tổng hợp (kết hợp giữa các yếu tố biểu
diễn, tạo hình, diễn xuất, ca hát, kĩ thuật quay hình, …). Hay nói cách khác, đó
là sự kết hợp giữa nghệ thuật và kĩ thuật. Cải lương là sáng tạo của tập thể,
khán giả tiếp nhận như “thì hiện tại” tức là có thể nhìn thấy, nghe thấy trực
tiếp thông qua diễn xuất của diễn viên.
III – Nội dung chính:
1. Những điểm giống nhau:
1.1. Cốt truyện :
Tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” của Nguyễn Công Hoan và vở cải lương “Chuyện
tình Lan và Điệp” của soạn giả Loan Thảo, do Thế Châu chỉnh lí đều xoay

quanh cốt truyện tự sự: tình yêu của Lan và Điệp. Đây là một câu chuyện tình
yêu lãng mạn, nhưng đầy trắc trở. Từ khi Điệp và Lan còn bé, gia đình hai bên
đã hứa hôn sau này khi trưởng thành sẽ cho đôi trẻ nên duyên chồng vợ. Do
mắc mưu quan phủ Trần, Điệp phải phụ tình Lan để cưới Thúy Liễu - con gái
quan phủ Trần. Lan ôm mối tình tuyệt vọng bỏ nhà đến chùa xin cắt tóc đi tu.
Khi Điệp gặp lại Lan thì cô lâm trọng bệnh rồi nhắm mắt lìa đời.
Nhìn chung, cốt truyện của cả hai tác phẩm có những điểm chung sau:
6
Nhân vật
Diễn biến
Gia đình ông Tú:
Ông Tú, Lan
Gia đình Bà Cử:
Bà Cử, Điệp
Gia đình
Ông bà
phủ Trần:
ông bà
phủ Trần ,
Thúy Liễu
Phần trình
bày
Gia đình ông Tú và bà Cử đã đính ước chuyện
hôn nhân cho Lan và Điệp.
Gia đình ông Tú đã cưu mang, giúp đỡ gia đình bà
Cử trong cảnh mẹ góa con côi.
Phần thắt
nút
Điệp thi rớt và hàm ơn ông phủ Trần
khi ông lo cho Điệp thi đậu.

Phần phát
triển
Điệp mắc mưu ông phủ Trần, nên phải cưới Thúy Liễu phụ tình
Lan. Lan buồn bã đi tu.
Đỉnh điểm
cao trào, và
phần mở
nút thắt
Điệp gặp Lan lần cuối khi Lan lâm trọng bệnh và
sau đó Lan chết.
Từ nguyên tác “Tắt lửa lòng”, tác phẩm này đã được chuyển thể thành cải
lương, kịch, chèo như dạng tích kinh điển được diễn đi diễn lại nhiều lần, và
cũng đã dựng thành phim. Bên cạnh đó, cùng sự phổ biến bởi âm nhạc, có thể
nói: phổ biến khắp nước Việt Nam không ai không biết đến “Chuyện tình Lan
và Điệp”.
1.2. Nhân vật:
Hệ thống nhân vật, số lượng nhân vật của hai tác phẩm sẽ có những thay đổi.
Tuy nhiên, về cơ bản hai tác phẩm xoay quanh cuộc đời, số phận, và tính cách
của hai nhân vật chính là: Lan và Điệp.
Ở tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” và vở cải lương “Chuyện tình Lan và Điệp” đều
có điểm chung là: tính cách nhân vật không phải ngay từ đầu đã được hình
thành trọn vẹn. Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển của
tính cách và thúc đẩy sự diễn biến của hệ thống cốt truyện, cùng những tình
tiết bất ngờ, éo le. Cả Lan và Điệp đều có một tình yêu thủy chung, son sắt.
7
Những nhân vật được giữ lại khi chuyển từ tiểu thuyết sang video cải lương:
Lan, Điệp, Thúy Liễu, bà Cử, ông Tú, vợ chồng ông phủ Trần.
1.3. Tư tưởng :
Trong tất cả các yếu tố tạo thành tác phẩm thì tư tưởng có vai trò quan trọng
nhất vì nó có tác dụng chỉ đạo đối với toàn bộ tác phẩm. Tiểu thuyết “Tắt lửa

lòng” và vở cải lương “Chuyện tình Lan và Điệp” thì tư tưởng tác phẩm được
biểu hiện tập trung qua hệ thống nhân vật; từ những khái quát hóa riêng biệt
của từng nhân vật chính, tác phẩm sẽ dẫn người đọc đến một khái quát chung
rộng lớn cho toàn tác phẩm. Cả Nguyễn Công Hoan và soạn giả Loan Thảo
đều thể hiện chung một cách nhìn, cách cảm trước bi kịch tình yêu, bi kịch
cuộc đời của đôi trẻ Lan - Điệp. Đó là sự ngợi ca tình yêu chân thành, thủy
chung, vị tha; đó là sự xót xa, nghẹn ngào, thương cảm trước nỗi đau chia lìa;
đó là sự căm phẫn, lên án những mưu đồ đen tối, vụ lợi, chà đạp lên tình yêu
chân chính. Nhưng phải chăng nó còn thể hiện sự bất lực của con người trước
thế lực vô song của đồng tiền, của địa vị trong cái xã hội dở Tây dở Ta bóp
nghẹt sự sống của con người? Và khi con người gặp thất bại, bế tắc trong tình
yêu thì họ tìm đến nương nhờ cửa Phật để xa lánh bụi trần, để rũ bỏ quá khứ
đau buồn, để không phải nhớ, không phải đau và để không bao giờ gặp phải bi
kịch ái tình ấy một lần nữa. Nhưng tiếng chuông chùa và cuộc sống thanh tịnh
nơi cửa Phật vẫn không thể giúp xoa dịu nỗi đau trần thế, con người vẫn phải
đối mặt với những đau khổ, những bất công, những ngang trái của cuộc đời.
Có lẽ chính vì vậy mà chuyện tình Lan và Điệp tạo được nhiều sự đồng cảm
của độc giả, khán giả qua nhiều thế hệ đến như vậy.
2. Những điểm khác nhau:
2.1. Hoàn cảnh sáng tác, tiêu đề :
2.1.1. Hoàn cảnh sáng tác:
Tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” được Nguyễn Công Hoan viết và in trên báo Nhật
Tân vào năm 1933. Đây là giai đoạn văn học nước nhà đã hoàn tất quá trình
hiện đại với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại, đặc biệt là tiểu
thuyết. Trong giai đoạn này, từ đầu thế kỉ XX, văn hóa Việt Nam dần thoát
khỏi ảnh hưởng của văn hóa phong kiến Trung Hoa, bắt đầu mở rộng tiếp xúc
với văn hóa phương Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp. Luồng văn hóa mới
thông qua tầng lớp trí thức Tây học phần lớn là tiểu tư sản ngày càng thấm sâu
vào ý thức và tâm hồn của người cầm bút cũng như người đọc sách.
Tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” của Nguyễn Công Hoan được chuyển thể thành

tác phẩm sân khấu qua các phiên bản: vở cải lương “Lan và Điệp” của cố soạn
8
giả Trần Hữu Trang (năm 1936), kịch nói “Lan và Điệp” do Ban kịch nói Kim
Cương trình diễn (1970), vở cải lương “Chuyện tình Lan và Điệp” của soạn giả
Loan Thảo viết và Thế Châu chỉnh lí thu thanh năm 1972 với Chí Tâm vai
Điệp, NSƯT Thanh Kim Huệ vai Lan, sau đó vở này được quay video với
NSƯT Trọng Hữu vai Điệp và NSND Lệ Thủy vai Lan, …
2.1.2. Tiêu đề :
Tiêu đề “Tắt lửa lòng” mang đậm chất văn học, tiêu đề gợi cho người đọc sự
suy nghĩ, liên tưởng đến nỗi thất vọng, buồn bã, nguội lạnh trong tâm hồn. Và
chính tiêu đề đó khiến cho người đọc tò mò tìm đến với tác phẩm xem đó như
thế nào? Trong câu chuyện đó có những ai? Và lửa lòng ai đã tắt? Tiêu đề hàm
chứa nhiều ẩn ý, nhiều bí ẩn để người đọc suy nghĩ. Cụm từ “tắt lửa lòng” đã
từng được Nguyễn Du dùng trong “Truyện Kiều”, khi Kiều quyên sinh, gieo
mình xuống sông tự tử, được sư Giác Duyên cứu giúp đưa về am cùng tu hành:
“Mùi thiền đã bén muối dưa,
Mầu thiền ăn mặc đã ưa nâu sồng
Sự đời đã tắt lửa lòng,
Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi!
Dở dang nào có hay gì,
Đã tu tu trót quá thì thì thôi!”
Tiêu đề “Chuyện tình Lan và Điệp” nhằm hướng đến đối tượng khán giả
thưởng thức nên ngôn từ dễ hiểu sẽ dễ đi vào lòng công chúng. Nên tiêu đề
“chuyện tình Lan và Điệp” đã thực hiện được mục đích đó và phù hợp với tính
chất của video cải lương, phục vụ nhu cầu giải trí của đông đảo công chúng.
Sự đơn giản ấy sẽ tạo nên cảm giác gần gũi đối với người thưởng thức. Đây là
chuyện tình giữa đôi nam nữ, một người tên Điệp và một người tên Lan.
Chuyện tình ấy như thế nào thì trong nội dung vở diễn sẽ thể hiện điều đó.
2.2. Dung lượng, tình tiết:
2.2.1. Dung lượng:

Do đặc trưng riêng của từng thể loại cũng như ý đồ nghệ thuật của mỗi tác
giả nên dung lượng của hai tác phẩm ở hai thể loại này khác nhau. Câu chuyện
trong tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” được thể hiện bằng ngôn ngữ, là sản phẩm của
cá nhân nhà văn Nguyễn Công Hoan. Ông đã thỏa sức thể hiện tư tưởng, suy
nghĩ của mình cũng như những thủ pháp nghệ thuật vào trong tác phẩm. Ở thể
9
loại này, không bị giới hạn về dung lượng, thời gian, không gian nên trong quá
trình sáng tác, nhà văn dễ dàng sáng tạo với số lượng nhân vật không hạn định,
với những tình tiết theo ý tưởng của mình. Ở tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” đã thể
hiện với 19 chương.
Ở video cải lương “Chuyện tình Lan và Điệp”, soạn giả tập trung vào mối
tình của Lan và Điệp, đây là câu chuyện bi đát, đau khổ của hai người yêu
nhau nhưng không đến được với nhau. Do đó, để tập trung vào câu chuyện về
mối tình này, mà khi chuyển thể, soạn giả Loan Thảo đã lượt bỏ đi những tình
tiết trong tiểu thuyết. Trong cải lương kể đến mối tình của Lan và Điệp, hai
người yêu nhau và gia đình hai bên đã hứa hôn từ nhỏ. Rồi vì hoàn cảnh nên
Điệp phải cưới Thúy Liễu, Lan buồn bã tìm quên trong lời kinh tiếng kệ. Điệp
sống với vợ không có hạnh phúc, sau này trở về tìm Lan. Lan vì đau buồn, gởi
thân nơi cửa Phật mà lòng còn nặng tình xưa nên lâm trọng bệnh. Điệp đã tìm
đến để gặp Lan lần sau cuối. Trong cải lương chỉ tập trung vào câu chuyện
này, không nhắc đến về cuộc đời của Vũ (con của Thúy Liễu) cũng như cuộc
sống của Thúy Liễu sau này như trong tiểu thuyết. Do giới hạn về thời gian,
không gian, cũng như đặc trưng của thể loại, nên dung lượng của video cải
lương “Chuyện tình Lan và Điệp” sẽ giảm bớt đi so với tiểu thuyết “Tắt lửa
lòng”. Vở này được gói gọn với khung thời lượng hai giờ năm phút.
2.2.2. Tình tiết:
Mặc dù khi chuyển thể sang cải lương, Loan Thảo đã giữ lại câu chuyện
chính là mối tình của Lan và Điệp, nhưng để cho phù hợp với thể loại cải
lương phục vụ công chúng đặc biệt là khán giả ở miền Nam nên ông đã thay
đổi một số tình tiết so với tiểu thuyết. Sự thay đổi ấy đã đem lại hiệu quả nghệ

thuật cao.
- Trước hết, ở phần đầu tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” xuất hiện chi tiết Lan sai
người ở sang nhà Điệp xin đỗ (ở đây là hạt đậu), lúc đó Điệp mới đi thi về.
Câu chuyện lấy bối cảnh thời phong kiến tại Việt Nam với nhằng nhịt những
mối quan hệ xã hội phân cấp, cao thấp giàu nghèo và sự bó buộc trong quan hệ
nam nữ không được tự do giao lưu và luôn luôn giữ kẽ khiến truyện đặt mối
tình Lan Điệp vào những hoàn cảnh rất thực của một đôi trẻ yêu nhau mà
chẳng bao giờ được thể hiện thẳng ra, khiến nó mang tính kín đáo, rất thâm
trầm và cũng lãng mạn bởi sự xa cách. Mối tình của lan và Điệp vừa ý nhị, e
lệ, thẹn thùng, dễ thương lại có lúc đau khổ thương tâm. Chi tiết này không có
trong cải lương “Chuyện tình Lan và Điệp”:
10
“- Thưa cậu nhà có đỗ không, cậu cho tôi xin một bát.
- Anh xin đỗ làm gì?
- Tôi không biết.
Điệp nhanh trí hiếu ngay. Tự nhiên chàng thấy trong lòng hồi hộp, bèn hỏi
gặng:
- Anh không biết? Ai sai anh đi xin?
- Thưa cậu, cô tôi.
Điệp lặng người một lát:
- Ông có nhà không?
- Thưa cậu, ông tôi đi vắng từ hôm qua, chiều mới về.
- Anh về nói rằng nhà tôi hiện nay không có đỗ, nhưng ít lâu nữa thì thế nào
cũng có.
- Anh về nói rằng nhà tôi hiện nay không có đỗ, nhưng ít lâu nữa thì thế nào
cũng có…”
(Chương I - THÔI CÒN CHI NỮA MÀ MONG)
Ở cuối chương IV – KHOA, khi Điệp thọ ơn ông phủ Trần để Điệp thi đỗ
chàng mừng vui khôn xiết, hình ảnh của “đỗ” như thay lời nói của hai người,
như thay lời trả lời của Điệp đối với Lan về công danh của mình. Chi tiết này ở

cải lương “Chuyện tình Lan và Điệp” không có: “Điệp phớn phở ôm bọc quần
aó ra đến bờ sông, sung sướng nghĩ đến công đèn sách ngót mười năm. Nhưng
chàng phải làm cho Lan giật mình về tin mừng này, chàng bèn chịu khó cuộc
bộ sang đầu cầu Gia Lâm, để bớt được vài xu, mua một nắm đỗ. Chàng gói đỗ
vào tờ giấy, bỏ cẩn thận vào trong túi. Xe tới chợ Gỏi, Điệp hăm hở về làng.
Lúc này thì Điệp thấy cái gì cũng vui và đẹp cả. Chàng chênh vênh vào đằng
hắng một tiếng rõ to. Lan vừa ngẩng đầu lên, chàng giơ thẳng cánh, ném cả
gói đỗ vào sân rơi tung tóe. Lan mỉm cười hiểu ý, kẽ gật đầu…Điệp gật đầu,
nở nang từng khúc ruột.”
- Trong tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” những chi tiết nói về tâm trạng của Điệp
nhiều, đặc biệt là những đoạn tương tư của Điệp sau khi được Lan mở lời. Ở
trong chương IV – KHOA, còn xuất hiện chi tiết về giấc mơ và lá thư của Điệp
viết khi nhớ Lan, những dòng chữ chất chứa tình cảm nỗi nhớ mong dành cho
Lan.Ở chương này có lẽ nhà văn Nguyễn Công Hoan đã miêu tả được khung
cảnh rất lãng mạn đi vào lòng người với cánh đồng xanh ngắt, trời rộng bao la,
gió mát …
“…Tôi thấy cô cùng tôi đi trên con đường giữa một cánh đông mông mênh bát
ngát. Trời xanh mây xám chen màu. Hai bên, lúa râm vàng. Ta cứ giong ruổi
11
con đường đi mãi, rồi… tới chân một quả núi cao. Thấy trên đỉnh có cái nhà
năm tầng bỏ không, cô bèn rủ tôi lên xem. Nguyên tôi vẫn ước có một ngày
được cùng cô chon von ở một nơi cao vút, xa cái xã hội có người, nên tôi thích
lắm, chẳng quản chi những nỗi khó nhọc…. Trời tuy đã sang thu nhưng vẫn
nắng, cái nắng hanh vàng lạt mà gay gắt. Hoa rừng sặc sỡ như gấm giải, cái
đỏ, cái vàng, cái hồng, cái tím, có thứ tròn trắng như núm bông trên mũ trẻ
con, có thứ lua tua rủ xuống, như đánh đu dưới cái cành cây ẻo lả…”
(Chương IV – KHOA - TẮT LỬA LÒNG)
- Đoạn Điệp với Lan gặp nhau, Điệp hỏi Lan về lá thư chàng gởi muốn từ
chối chuyện hôn nhân vì chàng cảm thấy không xứng đáng với Lan được thể
hiện ở hai không gian khác nhau. Ở tiểu thuyết (nằm ở chương III – SỰ TÌNH

CỜ) thì hai người men theo bờ ruộng và đến chỗ khuất thì ngồi xuống cùng
tâm sự. Còn ở cải lương thì đó ở không gian nhà của Điệp. Nếu ở tiểu thuyết
cho người đọc đọc được lá thư của Điệp gởi cho Lan, và sau đó là nỗi lòng,
suy nghĩ của Lan khi đọc lá thư đó thì ở cải lương, người xem sẽ không đọc
được cụ thể nội dung lá thư đó, nhưng qua cuộc trao đổi của Lan với Điệp, qua
lời ca, người xem đã hiểu được nội dung lá thư đó nói những gì. Đặc biệt,
Loan Thảo đưa 8 câu Nam Xuân vào đây rất hợp lí. Bởi tính chất của bài Nam
Xuân dùng trong hoàn cảnh chỉ hơi thoáng buồn, có tính thanh thản, ung dung,
nhẹ nhàng. Trong hoàn cảnh này, tâm trạng của Lan hơi thoáng buồn và muốn
giải bày nhưng suy nghĩ của mình cho Điệp.
(Phát clip)
“Điệp: Lan!
Lan: Bộ mới dìa hả?
Điệp: À! Tôi mới về. Lan! Lan có nhận được thơ tui gởi chưa?
Lan: Dạ…rồi!
Điệp: Lan có đọc chưa?
Lan: Dạ … rồi!
Điệp: Mà Lan có đọc kĩ chưa?
Lan: Nè! Nhăn nheo hết vầy sao hỏng kĩ
Điệp: Vậy, vậy Lan có hiểu được lòng tôi không?
12
Lan: Hiểu chứ sao không. Nhưng mà … ác quá à! Tui hiểu bụng người
ta mà người ta hỏng hiểu cho cái bụng dạ của tui.
Điệp: Đó là vì tui muốn Lan không phải buồn phải khổ.
Lan: Nếu không muốn cho tui khổ sao còn biên thơ nói vậy, mà hồi nào
tới giờ, có khi nào tui mở miệng than thở với ai đâu. Khi biết …
biết cha mẹ hai nhà đã hứa với nhau.
NAM XUÂN:
Thì tui như cuộc đời tui đã gởi trọn cho người … ta.
Coi như yên phận rồi dù hỏng có nói ra.

Từ mấy năm qua,
Khi gần nhưng lúc xa.
Dù chưa có nói lại nói qua,
Nhưng đã coi như một nhà,
Tui coi bác như mẹ già,
Tui nghĩ anh cũng thiệt thà,
Ai dè! Người ta cũng tính gần tính xa.
Điệp: Lan! Tui, Tui cũng thương Lan hết dạ hết lòng,
Nhưng sợ Lan khổ Lan buồn,
Khi có một tấm chồng,
Tương lai thật là tối tăm.
Lan: Cái chuyện tương lai ai mà biết được,
Vui sướng hay buồn phiền cũng do số phận mà thôi.
Hay là tại tui dốt nát quê mùa,
Nên người ta bày điều đặng đổi thay”.
- Ở tiểu thuyết, khi Điệp nhắc đến ông phủ Trần và việc sắp phải thọ ơn ông
thì bà Cử và Điệp qua hỏi ý kiến của ông Tú và Lan với những tình tiết hết sức
13
cặn kẽ. Còn ở cải lương, Loan Thảo đã chuyển sang cảnh Lan vô tình nghe
cuộc nói chuyện của mẹ con Điệp, nên nàng thấy lo âu mơ hồ, như một điềm
báo không tốt mấy. Sự thay đổi ấy do quy định về thời lượng. Sự thay đổi, cắt
bỏ ấy hợp logic, người xem cảm thấy rất hợp lí. Và nỗi lo của Lan với câu nói
gỡ: “Nếu có chuyện gì chắc tui chết quá à! Chắc tui đi tu quá à!” như một dự
báo, như lời để “câu” khán giả, họ sẽ chờ xem ở phần tiếp theo Lan có như thế
nào? Nàng có đi tu hay không? (Đây cũng là một trong những “chiêu thức”
của các soạn giả, tác giả cải lương).
- Tình tiết ông phủ Trần bắt gặp Điệp ngủ với Thúy Liễu, ở tiểu thuyết thì
“ông đi vào trong buồng … - Nhưng rồi ông ấy lẳng lặng đi ra”. Sau đó, ông
gởi bức thư nhờ Điệp mang về cho bà Cử, và ông dùng mọi cớ để đuổi người
làm trong nhà, tạo cho Điệp có việc làm. Ông dùng ông cả Tòng để làm đầu

mối chứ không nói trực tiếp với Điệp về việc gả Thúy Liễu. Sau một thời gian,
ông để cho Điệp đã thọ nhiều ơn ông, ông mới hỏi Điệp về việc Thúy Liễu. Để
ông so sánh giữa ông và ông Tú ai là người giúp đỡ Điệp nhiều hơn. Mọi việc
đã rồi, Điệp không còn cách nào khác là phải cưới Thúy Liễu. Ở đây, tâm trạng
của Điệp luôn day dứt, khổ tâm bởi thời gian kéo dài, từ đêm ngủ với Thúy
Liễu rồi đối diện thái độ, hành động của ông phủ Trần càng làm cho Điệp thêm
thấp thỏm. Lá thư của ông phủ Trần, lá thư của Thúy Liễu càng làm Điệp thêm
rối bời. Chuỗi thời gian kéo dài như đưa người đọc mang tâm trạng cùng
chung với Điệp. Ở cải lương thiên về kịch tính, cao trào nên đã cắt bớt đi nhiều
chi tiết trong tiểu thuyết. Khi ông phủ Trần bắt được Điệp ngủ với Thúy Liễu
thì ông bà phủ xông thẳng vào để hò hét, mắng chửi Điệp:“Trời ơi là trời…
khốn nạn không? Chúng tôi ăn ở với cậu tử tế mà cậu sống chó má thế à?”.
Ông bà đã đến nhà Điệp, đám cưới đã diễn ra. Điều này phần nào cho thấy các
chi tiết tạo ra sự khác nhau giữa đặc trưng của hai thể loại. Nhân vật ông Phủ
trong tiểu thuyết có tình tiết như trên là vì Nguyễn Công Hoan muốn nhấn
mạnh vào sự nham hiểm, độc ác của bọn quan lại và những kẻ giàu có lúc bấy
giờ.
- Khi Lan hay tin Điệp với Thúy Liễu sắp làm đám cưới, ở tiểu thuyết thì Lan
bình tĩnh được thể hiện ở chương IX – THÔI, TỪ NAY …. Lan mang thuốc
sang cho bà Cử và gặp Điệp, hai người cùng trao đổi ở phía sau nhà. Ở đây ta
thấy Điệp với tâm trạng rối bời, áy náy, muốn giải bày mọi chuyện mong Lan
thông cảm cho mình, còn Lan rất tỉnh táo, hỏi Điệp cặn kẽ từng chi tiết. Điệp
khóc trước, sau cuộc trao đổi Lan có rơi vài giọt nước mắt: “Không phải là ích
kỉ, vì cậu làm yên cả gia đình tôi. Cậu hi sinh chữ duyên mà báo đáp thầy tôi ở
chỗ đó. Rồi tôi quên cậu, tôi quên cậu rồi”. Câu nói như tự an ủi mình, để
Điệp nhẹ lòng, đừng vướng bận gì mình mà hãy đi cưới vợ, nhưng cũng đầy
14
tâm trạng. Thái độ cố tỏ vẻ bình tĩnh của Lan làm cho Điệp cảm thấy hoang
mang: “Điệp không rõ bụng Lan với mình ra sao, sao lại có thái độ lạnh lùng
nhưng lại chứa chan vẻ đằm thắm lắm vậy? Lúc nghiêm, lúc khóc, vậy thì Lan

có tin chàng mà thương hại tình cảnh chàng chăng? Hay Lan nghe ông Chánh
án mà giận dữ chăng? Nhưng giận hay thương, Điệp cũng không còn hy vọng
nữa”. Còn ở cải lương, thiên về biểu diễn với tiếng khóc, lời ca để phục vụ
khán giả, Loan Thảo đã chuyển sang hình ảnh cô Lan với vẻ mềm yếu, nàng đã
khóc rất nhiều khi hay tin người mình yêu sắp đi lấy vợ. Đặc biệt với sự thể
hiện của NSND Lệ Thủy, với cách diễn ca trong diễn, với những đoạn nghe
nức nở, làm rung động trái tim người thưởng thức.
“Nói:
Điệp: Lan! Em!
Lan: Thôi! Tui nghe hết rồi, tôi biết hết rồi, anh đừng có nói gì nữa hết,
tui khóc đây nè hỏng thấy sao, mà giọt nước của tui bây giờ có
nghĩa lý gì đâu, có ăn nhầm gì tới ai nữa đâu.
Điệp: Lan! Em khóc đi! Em khóc nữa đi! Mỗi giọt nước mắt rơi là vơi đi
trong lòng em một phần nào buồn tủi. Nếu dòng lệ kia bôi xóa được
kỉ niệm của thời gian, nếu bảo rằng em hãy quên đi thì thật đau xót
cho tui. Còn bằng muốn em còn nhớ là là cả đời em vương khổ lụy.
Vọng cổ câu 4/. Nhưng thôi Lan ơi em hãy quên đi chớ nhớ làm chi
cái con người phản bội. Bao nhiêu tiếng yêu thương còn âm vang
trong gió ân nghĩa nặng oằn vai mà đã vội vong … tình. Lan ơi!
Tui biết nói làm sao cho em hiểu được lòng mình. Trong khi đối với
Lan tui là người bạc nghĩa, còn đối với bác Tú bên nhà tui là kẻ
vong ân. Hạt cơm ơn cơm nghĩa còn dính ở kẻ răng, tiếng nói lời
thương còn âm vang hơi thở. Trời ơi! Tui là một kẻ ngu si khờ dại,
đã làm nát lòng Lan và gây khổ lụy cho bao người.
Lan: 5/. Tui nè! Tui mới ngu chớ người ta đâu có ngu có dại, người ta
ngu sao người ta biết kiếm vợ giàu vợ giỏi, biết chọn cho mình một
tương lai sáng sủa tốt tươi. Còn tui, tui coi như cuộc đời đã gởi
trao, nên cả ngày thui thủi, chiều lo chuyện nhà sáng gánh hàng ra
chợ, mà mắt không dám nhìn một chàng trai, tai không dám nghe
một lời nói ngọt … ngào. Sáng ở bên nhà lo cho cha bát nước,

chiều qua bên ấy hầu hạ mẹ miếng trầu. Ngày ngày bấm đốt ngón
15
tay ngày ngày chờ đợi mong buổi nắng hè sợ lúc mưa thu. Nhưng
từ nay hết sợ lá vàng rơi, thôi mong con ve sầu trên cành me cao
giọng hát, có ai về nữa đâu mà tui chờ tui đợi, mà ra bến nhớ mong
rồi hờn giận con đò.”
- Thái độ của ông Tú khi hay tin Điệp sắp phải cưới Thúy Liễu ở hai tác
phẩm khác nhau: Ở tiểu thuyết thì ông Tú có lúc tỏ vẻ giận hờn, trách mắng
Điệp khi đọc được lá thư Điệp hồi âm Thúy Liễu. Đó cũng là sự phản ứng tự
phát của con người, thử hỏi ai mà không giận dữ, đặc biệt là ông Tú, một
người đã từng cưu mang, giúp đỡ Điệp và hy vọng sau này Điệp sẽ làm rể
mình, lo lắng cho con của mình. Nào ngờ lại hay tin Điệp đã trót ngủ với
Thúy Liễu và đọc được những dòng tâm tình ngọt ngào dành cho Thúy Liễu.
Ở đây, Nguyễn Công Hoan đã nêu ra cặn kẽ mọi chi tiết, và thể hiện được
tâm lí của ông Tú một cách thật nhất. Dù có thông cảm cho Điệp vì mọi sự đã
rồi, nhưng cũng có những lúc dâng lên nỗi buồn bã, giận dữ. Còn ở cải
lương, soạn giả Loan Thảo đã khắc họa một ông Tú hết mực yêu thương, lo
lắng cho gia đình Điệp. Khi ông bà phủ Trần đến cho hay chuyện xảy ra giữa
Điệp với Thúy Liễu, ông Tú bình tĩnh khuyên Điệp và thắp hương trước bàn
thờ ông Cử để rút lại lời giao ước năm xưa, để Điệp bớt đi phần nào áy náy
mà đi cưới vợ. Hình ảnh ông Tú trong cải lương được phác họa với một chiều
tâm lí, luôn thông cảm, yêu thương, lo lắng cho Điệp.
- Trong tiểu thuyết, sau khi Điệp làm đám cưới với Thúy Liễu thì trong đêm
tân hôn Điệp đã nhận một lá thư không để tên người gởi, với nội dung là
Thúy Liễu đã có mang với người khác. Còn trong cải lương thì không có chi
tiết này. Cũng như chi tiết khi Điệp về sống cùng Thúy Liễu, chàng trồng lan
để nhớ người xưa, chi tiết này được thể hiện trong tiểu thuyết, còn trong cải
lương thì không có.
- Khi Điệp cưới vợ, cả trong tiểu thuyết và cải lương đều có chi tiết Lan gởi
thư cho Điệp. Nếu ở tiểu thuyết thì lá thư ấy Thúy Liễu bắt gặp và chửi thậm

tệ, thì ở cải lương, tác giả và đạo diễn đã dàn dựng đậm chất trữ tình. Điệp
đọc thư Lan, với cách dàn dựng để cho NSND Lệ Thủy hát và NSƯT hát với
cách đối thoại, và lồng vào đó cảnh phục hiện về những kỉ niệm của Lan và
Điệp từ ấu thơ cho đến lúc trưởng thành. Người thưởng thức vừa nghe được
lời ca với nội dung trong thư, vừa hiểu được tâm trạng của Điệp trong lúc
này và hiểu thêm về được những kỉ niệm đầy thơ mộng của Lan và Điệp.
- Được biết Lan đi tu Điệp tìm đến chùa gặp Lan. Trong tiểu thuyết, Điệp
đến nhìn thấy Lan đang khâu áo, Lan nghe thấy tiếng chó sủa và nhìn ra
ngoài. Thấy Điệp Lan vội chạy vào trong chùa, lúc này: “Điệp vẫn nắm lấy
16
dây chuông, co tay lên định giật rõ mạnh. Nhưng bỗng chàng đờ tay, thần
người ra nghĩ, rồi nét mặt ngùi ngùi … Tự nhiên hai dòng nước mắt lóng
lánh bò xuống má, chàng thở dài: Thôi, nhưng lửa lòng của Lan đã tắt, đã
chôn ở nơi từ bi tĩnh mịch này rồi, ta gợi chi cái đống tro tàn cho thêm đau
đớn?Rồi buông phắt dây ra, chàng quả quyết đi rõ nhanh, không quay mặt
lại nữa”. Chi tiết này dường như Điệp cố gắng kìm nén nỗi đau và cảm xúc
của mình khi biết Lan không chịu gặp. Nhưng trong cải lương tính kịch nổi
lên rất rõ, không có chi tiết chó đuổi cắn, và Điệp ở đây cầm dây chuông kéo
liên hồi, trong lúc đó Điệp đã giãi bày được nỗi oan trong lòng mình. Và còn
thêm hành động Lan dùng con dao cắt đứt dây chuông rồi mới chạy vào
chùa.
- Cái chết của Lan là kết thúc đầy bi kịch cho mối tình của Lan và Điệp. Ở
tiểu thuyết, Nguyễn Công Hoan đã mở ra cho Điệp một tương lai có vẻ rạng
rỡ hơn, Điệp và Thúy Liễu đã ly dị, mỗi người đi mỗi ngả, Điệp học y khoa
và trở thành bác sĩ, lo cho Xuân em trai của Lan học tập. Và sau này Điệp là
bác sĩ đã chăm sóc cho Lan trong những giây phút cuối đời sau mười lăm
năm kể từ ngày Lan vào chốn thiền môn. Điệp bên Lan trong những giây
phút cuối đời là một bác sĩ, chăm lo tận tình người mình yêu sau mười lăm
năm. Còn trong cải lương thì, sau khi Điệp cùng vợ về quê nhà thăm mẹ, thì
nghe ông Tú cho hay Lan lâm trọng bệnh, Điệp vội vàng lên chùa, mặc vào

áo cà sa để giả làm nhà sư vào thăm Lan. Và đoạn cuối này, với bài bản “Tứ
Đại Oán” qua sự diễn xuất của NSND Lệ Thủy đã lấy đi biết bao nước mắt
của người thưởng thức. Và bài “Tứ Đại Oán” này đã đi vào lòng công chúng
mộ điệu cải lương, khi mà trong các cuộc thi, các thí sinh thường chọn đoạn
này để thể hiện phần thi của mình. Trích đoạn bài bản “Tứ Đại Oán”:
“Bạch Thầy ! Con không phải là Vũ Khắc Điệp, mà tên thật là Nguyễn
Thị
TỨ ĐẠI OÁN ( 6 câu )
1/. Lan. Vì đứt đoạn mảnh tơ lòng,
2/.Tìm vào đây, vui mõ sớm với chuông chiều.
Mong lãng quên nỗi khổ sầu của mối tình ly tan.
3/.Tình đã xa, tơ đã dứt tự lâu rồi.
Nhưng, bóng trăng bao lượt khuyết đầy mà sầu chưa nguôi.
4/. Nay, biết con không còn sống được bao lâu
Nên, khúc nôi xin bày tỏ cùng thầy
5/. Xin thầy, cảm thương cho kẻ nặng sầu đau.
Mà ban cho lời tha thứ tội
17
6/. Ở xa xôi, người xưa có biết cho lòng
Anh Điệp! Anh có hiểu nỗi khổ đau đang oằn nặng lòng Lan.”
Cách sử dụng bài bản của Loan Thảo đã tạo nên sự thành công cho vở diễn.
Soạn giả đã rút ngắn thời gian thay vì sau mười lăm năm so với tiểu thuyết,
nhưng người xem không cảm thấy hụt hẫng mà trái lại thấy rất logic. Vì Lan
buồn bã chuyện tình duyên, vào chùa để mong lãng quên nhưng rồi không
quên được, tâm bệnh đã làm héo mòn thân xác.
- Trong tiểu thuyết kéo dài và có thêm những tình tiết: Điệp sau này chán
ngán mối lương duyên hờ với Thúy Liễu đã li dị, sống một mình và tu tâm
học hành thành một bác sĩ giỏi. Thúy Liễu lấy ông Hoàng Xuân Long và sinh
được bốn đứa con là Thằng Vũ, thằng Ly, thằng Quy và thằng Phượng.
Nhưng thằng Vũ con đầu lúc nào cũng bị cha mẹ nó chửi mắng và đánh

đập… đến một ngày nó quyết tìm ra sự thật và đi tìm cha đẻ nó. Thằng Vũ
tìm đến Điệp, Điệp đã giúp thằng Vũ tìm ra cha nó là là Tư Kềnh. Nhiều lần
đến chùa gặp Lan nhưng không được, mãi đến mười mấy năm sau từ ngày
chia ly mới đưa được nàng về nhà chữa bệnh, nhưng cũng là phút Lan lìa đời
bỏ lại một mối tình đầy ray rứt.
=> Từ sự so sánh về dung lượng và tình tiết trên chúng ta thấy với đặc trưng
của mỗi thể loại khắc nhau nên về mặt dung lượng và tình tiết hai thể loại
tiểu thuyết và video cải lương cũng khác nhau. Ở cải lương, người thưởng
thức được xem một vài không gian với một vài khung cảnh có giới hạn, còn
ở tiểu thuyết thì đọc thỏa sức tưởng tượng với nhiều cảnh vật theo sự miêu tả
của nhà văn cũng như theo dòng cảm xúc của nhân vật. Nhưng sức hút của
vở cải lương lại ở những tình tiết kịch tính và những câu hát ngọt ngào làm
người xem không thể rời mắt khỏi màn hình, đặc biệt đoạn cuối của vở cải
lương. Như vậy, ta thấy sự đóng góp lớn của nhà văn Nguyễn Công Hoan
trong việc sáng tạo ra tác phẩm văn học cũng như trên cơ sở đó với sự
chuyển thể của soạn giả Loan Thảo, Thế Châu chỉnh lí, và sự tham gia ca
diễn của các nghệ sĩ, tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” đã trở thành video cải lương
“Chuyện tình Lan và Điệp” cũng là một thành công lớn.
2.3. Ngôn ngữ:
2.3.1. Về phương ngữ:
Hai tác phẩm ra đời ở hai không gian khác nhau, hai thời điểm khác nhau
nên sẽ dẫn đến những điểm khác nhau về phương ngữ do tính chất đặc trưng
của mỗi thể loại. “Tắt lửa lòng” ra đời ở miền Bắc, cho nên cảnh vật, con
18
người của vùng đất ấy đã được nhà văn Nguyễn Công Hoan đưa vào tác
phẩm một cách với những nét đặc trưng của miền Bắc. Điều dễ nhận thấy
nhất là ở phương diện phương ngữ. Cải lương là sản phẩm của vùng đất Nam
bộ, mặc dù lấy cốt truyện từ tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” (ra đời ở miền Bắc),
nhưng Loan Thảo đã chuyển hoàn toàn những nhân vật ấy trở thành những
con người của vùng đất Nam bộ. Các nói chuyện, xưng hô mang đậm chất

của người dân Nam bộ. Chúng ta có thể điểm qua một vài nét khác nhau của
hai thể loại chịu ảnh hưởng của phương ngữ:
Chẳng hạn như:
Tắt lửa lòng Chuyện tình Lan và Điệp
- Thưa đẻ, thành ra con cứ làm cho
đẻ lo nghĩ về con mãi.
(đẻ: mẹ)
- Má ơi, con mời về nè.
(má: mẹ)
- Bẩm ông, con hỏng !
(hỏng: trượt)
- Dạ…! Cháu rớt rồi bác.
(rớt: trượt)
- Kìa cậu Điệp đã về đấy à ? Điệp
quay lại vui vẻ chào rồi đáp:
- Vâng, tôi được nghỉ hè.
- Ủa, Điệp! Cháu mới về à?
- Dạ ! Thưa bác, cháu mới dề.
- Chết chửa! Cậu có trông thấy cái gì
đấy kia không?
(Chết chửa: chết chưa)
- Dạ, hổng phải ba ơi !
(hổng: không)
2.3.2. Ngôn ngữ độc thoại: (độc thoại nội tâm)
Độc thoại nội tâm là phát ngôn của nhân vật nói với chính bản thân, trực tiếp
phản ánh quá trình tâm lý bên trong; kiểu độc thoại thầm, mô phỏng hoạt động
suy nghĩ, xúc cảm của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó. Ngôn ngữ
độc thoại được sử dụng nhiều trong tiểu thuyết “Tắt lửa lòng”, trong vở cải
lương “Chuyện tình Lan và Điệp” thì kiểu ngôn ngữ này ít được thể hiện rõ
nét. Đây là ưu thế nổi bật của tiểu thuyết so với cải lương. Với bút pháp diễn tả

19
nội tâm nhân vật, Nguyễn Công Hoan cho ta thấy được những dòng suy nghĩ ở
sâu thẳm tận đáy lòng của nhân vật mình.
- Ở phần THÔI CÒN CHI NỮA MÀ MONG, có nhiều đoạn nhân vật Điệp
trải qua nhiều suy nghĩ xoay quanh việc mình bị hỏng thi, nhân vật vừa buồn
vừa lo lắng, tâm trạng rối bời, buồn vì mình học hành thế nào để bị hỏng thi,
nghĩ đến mẹ mình vất vả khổ cực nên cảm thấy thương mẹ, lo lắng vì Ông Tú
và Lan đang kì vọng rất nhiều ở kì thi này, họ biết chắc buồn lắm. Đoạn diễn tả
những suy nghĩ nội tâm của nhân vật Điệp về hoàn cảnh gia đình và hoàn cảnh
của bản thân mình.
Điệp học bốn năm trời, rất chăm chỉ ngoan ngoãn, nhưng đến ngày thi
bằng Cao đẳng tiểu học thì hỏng. Điệp hỏng thi.
“Thế thì làm thế nào?”.
Câu nói ban nãy lại như văng vẳng bên tai Điệp khiến chàng phải bồi hồi,
lau mồ hôi trán.
“Thế thì đẻ lại vất vả một ít lâu nữa. Thế thì đẻ lại phải buồn vì ta một ít
lâu nữa. Thế thì ta lại phải lo lắng tới kỳ thi tháng chín này. Thế thì ta
lại chưa báo hiếu đẻ được. Thế thì Lan lại phải nghĩ ngợi vì ta. Thế thì
làm thế nào được!”.
- Ở phần X, nhân vật Điệp bị vu oan và bắt phải lấy Thúy Liễu, có đoạn:
Nhưng không bao giờ Điệp quên ông Tú, thỉnh thoảng chàng lại tự an ủi
mà nghĩ rằng:
“Mình hy sinh hạnh phúc để trả nghĩa ông Tú vì nếu mình lấy Lan,
ông Tú sẽ bị hại”
Còn nhiều đoạn khác trong tác phẩm mà chúng tôi không liệt kê ra hết được,
chỉ xin chọn lấy một vài đoạn tiểu biểu để làm rõ cho phần ngôn ngữ độc
thoại của nhân vật. Nhiều đoạn độc thoại nội tâm như trên ở cải lương
“Chuyện tình Lan và Điệp” chỉ xuất hiện có một đoạn ngắn với nội tâm của
Điệp sau khi đám cưới với Thúy Liễu xong, mẹ anh về, lúc này Điệp nghĩ về
Lan với những dòng tâm sự của mình.

“Điệp: Lan ơi! Anh có lỗi với em nhiều lắm!
Lan: Anh Điệp! Em muốn theo bác Cử đến dự đám cưới để góp
vui chúc mừng vợ chồng anh hạnh phúc. Nhưng ….
20
Điệp: Lan! Lan ơi! Em đừng nói vậy em ơi!
Lan: Chắc con Xuân có nói cho anh nghe, em đứng nép bên nhà
để được nhìn rõ hạnh phúc của anh và Thúy Liễu.
Điệp: Lan ơi! Anh khổ lắm! Anh khổ lắm Lan ơi! Tại sao hai đứa
mình nhìn nhau như vầy mà tầm tay xa dịu vợi quá vậy Lan?
THỂ ĐIỆU CHIÊU QUÂN:
Lan: Sông Ngân … Hà, ngăn đôi bờ chia biệt,
Điệp: Trời ơi! Đau quá Lan ơi!
Lan: Đã hết rồi giấc mơ đầu tươi đẹp,
Điệp: Anh đau hận, cơn say rượu đã giết chết yêu đương. Lan! em
có hiểu cho anh không Lan,
Lan: Thôi chia biệt một cuộc tình ly Lan,
Anh đi cưới vợ, em câm lặng nuốt nghẹn tiếng giao thề.”
Ngôn ngữ độc thoại được sử dụng nhiều hơn ở thể loại tiểu thuyết, ở video
cải lương được sử dụng rất ít, tùy vào trường hợp, hoàn cảnh.
2.3.3. Ngôn ngữ đối thoại:
Ngôn ngữ đối thoại biểu hiện sự giao tiếp qua lại (thường là giữa hai phía)
trong đó sự chủ động và sự thụ động được chuyển đổi luân phiên từ phía bên
này sang phía bên kia (giữa những người tham gia giao tiếp); mỗi phát ngôn
đều được xuất phát từ phát ngôn có trước và là phản xạ lại phát ngôn có trước
ấy.
Thuận lợi nhất cho ngôn từ đối thoại là các kiểu tiếp xúc không mang tính
công cộng; là kiểu trò chuyện giản dị bằng khẩu ngữ, là không khí bình đẳng
về tinh thần và đạo đức giữa những người phát ngôn.
Đặc trưng cho ngôn ngữ đối thoại là sự luân phiên của các phát ngôn ngắn,
của những người phát ngôn khác nhau. Tuy vậy, yếu tố đối thoại cũng có mặt

ở lời nói của một người khi được kích thích bởi nét mặt và cử chỉ, như những
tín hiệu, thông điệp, của người cùng trò chuyện. Xét về ngôn ngữ đối thoại
trong thể loại tiểu thuyết và loại hình cải lương thì ta thấy do đặc trưng của
mỗi thể loại mà nó được diễn đạt theo hình thức khác nhau. Tiểu thuyết ngoài
21
những lời đối thoại trực tiếp của nhân vật thì phần nhiều là lời của nhà văn. Ta
lấy một đoạn trong tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” và một đoạn trong cải lương làm
rõ cho điều vừa nói ở trên:
Ở phần III – SỰ TÌNH CỜ, hai nhân vật Điệp và Lan tình cờ gặp nhau, họ
ngồi trò chuyện với nhau về lá thư mà hôm trước Điệp có gửi cho cô, Điệp
cảm phục tình yêu cao quý mà Lan dành cho mình.
Lan cất nón, né mình, vén áo, cùng ngồi phệt. Từ thuở bé đến giờ Điệp
mới được ngồi cạnh một người yêu khác máu và khác giống, nên lại thấy
nao nao trong lòng. Chắc Lan cũng chẳng được tự nhiên như ngồi bên
cạnh bạn gái. Hai người ngồi im lặng một lúc lâu, tuy chẳng nhìn nhau,
nhưng hai trái tim đập theo một nhịp. Độ năm phút, Lan giục:
Cậu nói gì?
Cái thư hôm nọ, cô có đọc kỹ không?
Lan không trả lời, móc túi lấy ra tờ giấy đã nhàu và bóng những mồ hôi,
nói:
Đây, sao tôi không đọc kỹ?
Vậy cô có hiểu bụng cho tôi không?
Lan thấy Điệp nghiêm sắc mặt, bèn không trả lời, co chân lên, tựa cằm
vào đầu gối, tay rứt cái cỏ gà. Điệp lại hỏi:
Vậy có hiểu bụng cho tôi không?
Tôi hiểu lắm, nhưng
Đến tiếng "nhưng" thì Lan ngắc lại, không nói được nữa, mà một giọt
nước mắt rơi xuống ngọn cỏ. Rồi Lan ôm mặt nức nở khóc.
Nhưng nhưng cậu ác quá.
Cô Lan ơi!

Cậu không hiểu bụng tôi!
Câu nói từ đáy lòng nọ thấm thía đáy lòng kia, khiếp Điệp thổn thức,
cũng không cầm được lệ. Bốn dòng châu lã chã, chan hòa như làm trôi cả
tư tưởng oán hận. Một lát, Điệp lau nước mắt, tủm tỉm nói:
22
Tôi không muốn cô khổ.
Tôi không muốn cậu khổ một mình.
Tôi không muốn cô phải khổ vì tôi.
Thế nào là khổ?
Khổ là không được sung sướng!
Thế nào là được sung sướng?
Được sung sướng là không phải khổ! …”
Nhưng loại hình cải lương thì ngược lại, trong cải lương chỉ toàn lời thoại
trực tiếp nên ngôn ngữ đối thoại được sử dụng xuyết suốt từ đầu đến cuối.
Chúng tôi trích lấy một cảnh trong vở mà chúng tôi đã so sánh ở phần khác
nhau về tình tiết, chỗ Điệp hỏi Lan và lá thư chàng gởi, có sử dụng bài Nam
Xuân. (Phần III.2.2.2)
Trong phần ngôn ngữ đối thoại này, cải lương không chỉ dừng lại ở đối thoại
theo kiểu nói chuyện qua lại mà còn thể hiện qua lời hát, lời của phần hát cũng
là lời đối thoại trực tiếp của hai hay nhiều nhân vật.
Ta thấy rằng so với tiểu thuyết, cải lương có nhiều hình thức thể hiện ngôn
ngữ hơn, nhân vật có thể vừa nói, có thể vừa hát, kèm theo điệu bộ cử chỉ nên
nó đến với người tiếp thụ nhanh hơn. Như vậy, ngôn ngữ đối thoại được sử
dụng ở cả hai thể loại, nhưng ngôn ngữ đối thoại được dùng nhiều ở thể loại
video cải lương hơn so với thể loại tiểu thuyết.
2.4. Nhân vật:
2.4.1. Số lượng nhât vật:
Do khi chuyển thể sang thể loại cải lương, soạn giả Loan Thảo đã cắt bỏ một
số tình tiết từ tiểu thuyết, chỉ giữ lại những tình tiết quan trọng và thay đổi một
số tình tiết nhỏ. Do đó, số lượng nhân vật khi chuyển thể sang cải lương cũng

có sự thay đổi. Chúng ta sẽ theo dõi sự thay đổi ấy qua bảng dưới đây:
STT “Tắt lửa lòng” “Chuyện tình Lan và Điệp”
01 Ông Tú, Lan, bà Cử, Điệp, ông bà phủ Trần, Thúy Liễu
02 Xuân – em của Lan (nam) Xuân – em của Lan (nữ)
23
03 Người hầu ở nhà Lan, hàng xóm
của Điệp
Không có
04 Vú áp, người hầu ở nhà ông phủ
Trần
Thằng hầu
05 Bà già ở chùa Chú tiểu ở chùa
06 Ông Cả Tòng, thằng Vũ, ba
thằng Vũ, chồng và con của
Thúy Liễu sau này.
Không có
2.4.2. Tính cách nhân vật:
Do tiểu thuyết được viết ra từ chủ ý của nhà văn về cuộc sống xung quanh
mình, và trong đó chứa đựng tư tưởng, tình cảm của nhà văn. Khi sáng tác hay
chuyển thể cải lương, thì soạn giả vẫn muốn phản ánh cuộc sống quanh mình
với những tư tưởng, triết lí từ đứa con tinh thần của mình, nhưng vẫn phải bị
chi phối bởi các yếu tố về: số lượn đào kép hiện có, thay đổi làm sao cho thu
hút người xem, chen thêm các yếu tố hài hước, cân bằng đất diễn cho các nhân
vật của mình, xây dựng tính cách nhân vật sao cho phù hợp với thị hiếu của
khán giả … Do đó tích cách của nhân vật có sự thay đổi khi chuyển thể từ tiểu
thuyết “Tắt lửa lòng” sang video cải lương “Chuyện tình Lan và Điệp”.
STT Nhân
vật
“Tắt lửa lòng” “Chuyện tình Lan và
Điệp”

Lí giải
01 Lan Mang tính cách
con gái miền Bắc
thời phong kiến: e
thẹn, tế nhị, biết lo
lắng, giàu đức hi
sinh
Mang tính cách của
người con gái Nam Bộ:
Bộc trực, thẳng thắn,
yêu ghét rõ ràng
Sự thay đổi cho
hợp với tính chất
của cải lương,
của cô gái Nam
bộ.
02 Điệp Tâm lí, tính cách
của Điệp phức tạp
và đa chiều.
Chủ yếu là Điệp bị
động nên đau khổ, bất
lực, diễn biến tâm lí
chưa bộc lộ sâu sắc như
24
trong tiểu thuyết
03 Ông
phủ
Trần
Nham hiểm, xảo
quyệt hơn nhiều

hơn so với cải
lương.
Nham hiểm và có sự
cộng hưởng của bà vợ.
Sự cân bằng vai
diễn, để vai
người vợ có đất
diễn.
04 Bà
phủ
Trần
Trong tiểu thuyết
hơi mờ nhạt so với
cải lương.
Đã thể hiện nét đanh đá,
gian xảo, và đây là vai
độc pha chút hài hước
rất hợp với cố NS Tô
Kiều Lan.
05 Thằng
Hầu
(bếp
Sạc)
Trong tiểu thuyết
là người sai vặt
Do tính chất biểu diễn
nên đã pha chút hài
hước, và đây là người
cho Điệp hay vụ cái thai
trong bụng Thúy Liễu

không phải là con của
Điệp.
Tăng thêm sự
chú ý từ người
xem, và yếu tố
hài sẽ mang lại
tiếng cười cho
người xem, đỡ
nhàm chán khi
phải đối diện với
cái bi trong suốt
vở tuồng.
Tùy vào đặc trưng của từng thể loại, cùng sự ảnh hưởng của văn hóa xã hội
trong từng thời đại mà tác giả hay soạn giả lựa chọn những chi tiết, hình ảnh,
hành động, lời nói của các nhân vật trong tác phẩm của mình sao cho phù hợp
và hiệu quả nhất.
2.5. Sức ảnh hưởng của hai tác phẩm:
- Tiểu thuyết là một thể loại của văn học dùng ngôn ngữ làm chất liệu chính.
Do đó khi tiếp nhận, người đọc phải cảm nhận bằng trái tim, bằng tâm hồn, và
cũng đồng sáng tác với nhà văn.
- Video cải lương là loại hình giải trí, khi tiếp nhận chúng ta phải tiếp nhận
bằng nhiều giác quan: thính giác, thị giác, …
Có “Tắt lửa lòng” mới có “Chuyện tình Lan và Điệp”.
Khẳng định tác phẩm văn học luôn trường tồn theo thời gian.
25

×