Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Từ khái niệm quân tử, tiểu nhân thời Tây Chu đến quân tử, tiểu nhân trong Luận Ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.93 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
BÁO CÁO KHOA HỌC
Đề tài:
Từ khái niệm quân tử, tiểu nhân thời Tây Chu đến quân tử, tiểu nhân
trong Luận Ngữ
Giảng viên hướng dẫn : Ths. Phạm Văn Khoái
Sinh viên thực hiện : Hoàng Thu Hiền
Lớp : K50- Khoa văn học
Hà Nội: 2008
1
LỜI CẢM ƠN
Báo cáo này được thực hiện trên cơ sở niên luận, việc tiến hành
báo cáo này đã gắn liền với việc bổ sung kiến thức trong chương trình.
Mặc dù vẫn còn rất nhiều thiếu sót, nhưng trong thời gian làm việc,
em cũng đã nhận được nhiều sự chỉ bảo và hướng dẫn, gợi ý về
phương pháp cũng như về một số vấn đề nội dung được trình bày trong
Báo cáo của thầy giáo hướng dẫn Phạm Văn Khoái. Điều đó đã giúp
ích cho em rất nhiều. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm động
viên của Thầy.
Em cũng xin được cảm ơn thầy Nguyễn Kim Sơn và chị Quách
Thị Thu Hiền đã giúp em tư liệu trong quá trình làm việc.
Em xin cảm ơn!
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khái niệm quân tử, tiểu nhân trong hệ thống tư tưởng Nho giáo
chiếm một vị trí tương đối quan trọng. Trong lịch sử nghiên cứu Nho
học, có rất nhiều học giả đã quan tâm đến vấn đề này, và đã giải quyết
từ nhiều góc độ khác nhau.


Sự hiện diện của hai khái niệm này trong tư tưởng Khổng Tử đã
có ảnh hưởng rất sâu rộng và trong thời gian dài đối với văn hoá của
các nước thuộc khu vực Nho giáo.
Để phục vụ cho quá trình học tập, tìm hiểu về lĩnh vực tư tưởng
này, trong phạm vi báo cáo khoa học của sinh viên, chúng tôi đã lựa
chọn triển khai đề tài: “Từ khái niệm quân tử tiểu nhân thời Tây Chu
đến quân tử, tiểu nhân trong Luận ngữ”.
Đây không phải là một vấn đề nhỏ và dễ giải quyết, song chúng
tôi đặt mục tiêu thông qua việc thực hiện đề tài này sẽ bổ sung thêm
được nhiều kinh nghiệm làm khoa học cũng như kiến thức Nho giáo.
Chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, nhưng việc hoàn thành
báo cáo này cũng đã là một cố gắng lớn của chúng tôi.
2. Kết cấu báo cáo.
Chúng tôi chia báo cáo thành 4 phần:
Phần mở đầu: Nếu lý do chọn đề tài và kết cấu báo cáo.
Phần thứ nhất: Không tử và Luận ngữ.
Trong phần này chúng tôi trình bày 3 nội dung:
- Con người Khổng Tử
- Tác phẩm Luận ngữ
3
- Giới thiệu khái niệm quân tử và tiểu nhân.
Phần thứ hai: chúng tôi trình bày 4 mục, nhằm đưa ra hình dung
về con đường phát triển của cách hiểu về quân tử tiêu nhân từ quan
niệm xã hội Tây Chu đến Luận ngữ.
- Cấu trúc dân cư và cách hiểu khái niệm quân tử, tiêu nhân
trong xã hội Tây Chu.
- Đại biến Xuân Thu, tấng lớp xĩ mất địa vị quý tộc.
- Khái niệm quân tử, tiểu nhân trong Luận ngữ.
- Con đường từ khái niệm quân tử tiểu nhân thời Tây Chu đến
quân tử, tiểu nhân trong Luận ngữ.

Phần thứ ba: Thay lời kết.
4
PHẦN THỨ NHẤT. KHỔNG TỬ VÀ LUẬN NGỮ
1. Khổng tử.
Khổng Tử (551 - 479tr.CN) người nước Lỗ, dòng dõi quí tộc sa
sút. Bố mất sớm, thuở nhỏ sống nghèo khổ, nên gần gũi với tầng lớp
bình dân. Khổng Tử tính tình trầm lặng, ham học hỏi, từ nhỏ thích
chơi những trò cúng tế, tỏ ra có thiên hướng về lễ. Lớn lên rất thích
tìm hiểu thi, thư, lễ, nhạc, học thứ gì cũng đều cặn kẽ, đến nơi đến
chốn và rất xuất sắc.
Hoàn cảnh không may của gia đình, bên cạnh đó là bối cảnh xã
hội cuối thời Xuân Thu nhiều động loạn, lễ hoại nhạc băng, quyền lực
của Thiên tử nhà Chu giảm sút, nhiều nước chư hầu mạnh lên, tranh
giành đất đaim lấn lướt Thiên tử, chiến tranh xảy ra liên miên không
dứt, đã có những tác động lớn đến ông, Khổng Tử muốn đem những sở
học của mình ổn định lại thế cuộc, xây dựng lại một xã hội lễ nhạc
Tây Chu. Nhưng bằng con đường nào?
Trong xã hội Tây Chu, trật tự được duy trì bằng sức mạnh của
Vu giáo, bằng quyền uy chế ước ngoại lai của Lễ. Con người không
tồn tại trong mối quan hệ xã hội, nghĩa là giữa con người với con
người, mà chỉ có quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trên cùng thì
có Thượng đế, lại có lễ biện biệt đẳng cấp, giá trị con người đồng nhất
với một địa vị mà nó chiếm giữ. Nhưng đến khi hệ giá trị đó bắt đầu bị
lung lay, cơ cấu xã hội bắt đầu có biến chuyển, tầng lớp địa chủ mới
hình thành mạnh lên, giai cấp quí tộc yếu thế dần thì Lễ cũng mất
quyền uy. Trước đây, con người được nhận một sự bảo trợ vô điều
kiện từ trời, nhưng nay thì vị thần tối linh ấy cũngđã bất lực, số phận
con người cảm thấy thật bấp bênh, người ta cần một hệ giá trị khác
phù hợp hơn để mà bấu cìu. Xu hướng tư tưởng đều bứt ra khỏi Vu
5

Giáo không còn thiêng nữa. Không nằm ra ngoài xu hướng trên,
Khổng Tử đi tìm một con đường mới: con đường nhân tâm. Không bàn
đến quái lực, loạn, thần. .. Nho giáo dành trọn quan tâm vào ứng xử.
Xây dựng phạm trù “Nhân”, Khổng Từ muốn dùng một ước thúc
nội tại để nhằm đạt đến hiệu quả của một ước thúc ngoại tại. Điều này
quan trọng.
Nho giáo đã đem đến cuộc sống một triết học gắn liền với nhân
sinh, để giải quyết một vấn đề về xã hội nó đã trình bày một lối sống.
Lý Trạch Hậu gọi đó là “lý tính thực tiễn” của Nho giáo. Lâm Ngữ
Đường gọi Nho giáo là “triết học cận nhân tình” và gọi Khổng Từ là
“nghệ thuật gia về lối sống”.
Tuy nhiên, học thuyết của ông không được ai sử dụng.
Cuối đời, Khổng Tử để tâm dạy học, san định kinh sách, đem chí
hướng một đời cứu thế tôn Chu chưa toại nguyện mà chỉnh đốn sắp
xếp lại Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, lại dựa vào bộ sử nước Lỗ mà làm
kinh Xuân Thu, bàn chuyện thị phi của hơn hai trăm năm, ngụ ý khen
chê để tỏ nền Lễ chính. Đây là một cuộc tổng kết văn hoá có ảnh
hưởng to lớn và quan trọng vào bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Nhận xét về cuộc tổng kết văn hoá này, học giả Liễu Di Chinh - “Văn
hoá sử Trung Quốc” - Nhà xuất bản Đại Bách Khoa toàn thư Trung
Quốc - 1998, viết: “Không có Khổng Tử thì không có văn hoá Trung
Quốc. Ông đã truyền bá nền văn hoá trước ông hàng ngàn năm và sáng
lập nên văn hoá sau ông hàng ngàn năm”
(1)
.
2. Luận ngữ.
“Luận ngữ” có nghĩa đen là những lời bàn bạc trao đổi. Đúng với
tên gọi của nó, Luận ngữ ghi lại lời dạy của Khổng Tử về nhiều vấn đề
như luân lí, chính trị, học thuật... ngoài ra sách còn chép cả những trao
6

đổi của đám cao đệ như Tăng Sâm, Nhan Uyên, Tử Lộ... Khổng Tử
không viết Luận ngữ, mà sách do các học trò sưu tầm, biên soạn, có
khi chủ yếu là sau khi Khổng Tử đã mất.
Khổng Tử có khoảng hơn 14 năm du thuyền các nước, quyết tâm
cải tạo xã hội của ông đều thể hiện cả trong Luận ngữ. Trên thực tế, tư
tưởng Đại học, Trung dung và cả Mạnh Tử về cơ bản đều được xây
dựng trên cơ sở Luận ngữ.
Sách gồm 20 thiên, được chia thành hai quyển thượng và hạ, mỗi
thiên lấy hai chữ đầu để đặt tên. Do tính chất ghi chép trực tiếp của
nó, Luận ngữ được coi là tài liệu quan trọng nhất để nghiên cứu về
Khổng Tử và Nho giáo nguyên thuỷ.
3. Khái niệm quân tử và tiểu nhân.
Học thuyết Nho gia đặc biệt chú ý đến vấn đề quân tử và tiểu
nhân. Trong tác phẩm Luận ngữ “quân tử” được nhắc đến 104 lần,
“tiểu nhân” được nhắc đến 22 lần. Sách “Almanach những nền văn
minh thế giới” - Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin - Hà Nội - 1999,
viết: “Sách Luận ngữ có thể coi như là cuốn sách dạy người ta cái Đạo
làm người quân tử một cách thực tiễn...” (tr.1402).
Nho giáo đã cố gắng xây dựng hình mẫu lý tưởng người quân tử,
đặt trong mối quan hệ đối lập, mâu thuẫn với kẻ tiểu nhân. Người ta
gọi Nho giáo là học thuyết quân tử, cái này có lý do của nó, ta sẽ nói
đến sau, còn ở đây điều đó cho thấy rằng, vấn đề quân tử và tiểu nhân
gắn liền với nội dung học thuyết Nho giáo, và tìm hiểu nội hàm hai
khái niệm này là công việc không thể không quan tâm. Trong thực tế,
chuyện này không có gì mới.
Sào Nam Phan Bội Châu trong “Khổng học đăng”, đã dành một
chương để bàn về “Phương pháp biện biệt quân tử với tiểu nhân”
7
(Chương XIII - Khổng học đăng thượng thiên), xét 14 câu trong Luận
ngữ mà quân tử và tiểu nhân “so đọ cung nha”

(2)
, qua đó đưa ra cách
nhìn nhận thế nào là quân tử, thế nào là tiểu nhân.
Nguyễn Hiến Lê trong “Đại cương triết học Trung Quốc” -
quyển hạ - phần V - Chương V, dẫn lại trong “Khổng Tử” - Nhà xuất
bản Văn hoá - 1996, tr.204 - tr.205, viết:
“Cứ xét trong Luận ngữ thì Khổng Tử dùng tiếng quân tử theo ba
nghĩa: thuần trỏ địa vị, thuần trỏ tư cách, vừa trỏ địa vị vừa trỏ tư
cách”.
Có một điều, hai từ quân tử và tiểu nhân không phải chỉ mới ra
đời trong Luận ngữ. Trong Kinh Thi, đếm được hơn 150 lần xuất hiện
từ quân tử. Các công bố khoa học gần đây của Trung Quốc cho biết có
nhiều tư liệu để tin rằng, Kinh Thi đã hoàn thành muộn nhất là năm
559 tr.CN, như vậy, chắc chắn vào nhà Chu từ quân tử đã lưu hành
rộng rãi.
8

×