Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn – chi nhánh Sần Sơn Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.19 KB, 42 trang )

Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng GVHD: Cao Thị Dung
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người đã giúp đỡ em hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp này!
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô trường Cao Đẳng Công
Nghệ Bắc Hà, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích
cho em, đó chính là những nền tảng cơ bản, là những hàng trang vô cùng quý giá, là
bước đầu tiên cho em bước vào sự nghiệp sau này trong tương lai. Đặc biệt là cô giáo:
Cao Thị Dung - một người cô đã cho em rất nhiều kiến thức và niềm đam mê ngành
Tài chính - Ngân hàng mà em đã lựa chọn. Cảm ơn cô đã tận tình, quan tâm giúp đỡ
em trong những tháng vừa qua, cô đã hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc trong quá
trình thực tập. Nhờ đó em có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập này .
Em xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ phòng khách hang cá nhân ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Sầm Sơn Thanh Hóa đã tận tình chỉ bảo và
cung cấp cho em đầy đủ số liệu cần thiết, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình
hoàn thiện chuyên đề!
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Cao Duy Nam Anh
SVTH: Cao Duy Nam Anh – BT5NH9
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng GVHD: Cao Thị Dung
MỤC LỤC
K T LU NẾ Ậ 34
SVTH: Cao Duy Nam Anh – BT5NH9
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng GVHD: Cao Thị Dung
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
SVTH: Cao Duy Nam Anh – BT5NH9
Viết tắt Tên đầy đủ
NHNo&PTNN Sầm Sơn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Sầm Sơn
TMCP Thương mại Cổ Phần
NHTMCPCT Ngân hàng thương mại cổ phần công thương


HĐBĐ Hợp đồng bảo đảm
HĐKT Hợp đồng kinh tế
HĐTD Hợp đồng tín dụng
KHCN Khách hàng cá nhân
KHDN Khách hàng doanh nghiệp
KTGD Kế toán giao dịch
KTTM Kỹ thuật và thương mại
NHNN Ngân hàng Nhà Nước
TCKT Tổ chức kinh tế
TCTD Tổ chức tín dụng
TSCĐ Tài sản cố định
TTKQ Tiền tệ kho quỹ
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng GVHD: Cao Thị Dung
DANH MỤC BẢNG BIỂU
SVTH: Cao Duy Nam Anh – BT5NH9
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012 7
Bảng 2 Kết quả huy động vốn 12
Bảng 3 Dư nợ cho vay 13
Bảng 4 Cho vay và ứng trước cho khách hàng 14
Bảng 5 Kết quả kinh doanh từ năm 2010 – 2012 17
Bảng 6 Quy mô và cơ cấu vốn huy động 18
Bảng 7 Tình hình sử dụng vốn huy động 18
Bảng 8 Cơ cấu nguồn huy động 19
Bảng 9 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền 20
Bảng 10 Cơ cấu nguồn đi vay 20
Bảng 11 Lãi suất thực tế tại thời điểm cuối năm 21
Bảng 12 Chi phí huy động vốn 21
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng GVHD: Cao Thị Dung
LỜI NÓI ĐẦU

Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề vốn đang là đòi hỏi cấp bách trong sự nghiệp công
nghiệp hóa và hiện đại hóa của nước ta. Nó đóng vai tò quyết định đến sự tăng trưởng
và phát triển kinh tế đất nước. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, nước ta cần
phải có các biện pháp, chính sách nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nền
kinh tế. Ở nước ta thị trường chứng khoán chưa phát triển do vậy lượng vốn huy động
được bằng con đường tài chính trực tiếp thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu và
các giấy tờ có giá khác còn rất nhỏ so với nhu cầu vốn của nền kinh tế. Do vậy quá
trình nhận và truyền vốn trên thị trường chủ yếu được thực hiện thông qua các ngân
hàng thương mại và thị trường tín dụng. Có thể nói ở Việt Nam hơn 80% lượng vốn
trong nền kinh tế do hệ thống ngân hàng cung cấp. Do đó vai trò của Ngân hàng trong
hoạt động huy động vốn cho nền kinh tế là cực kỳ quan trọng.
Như vậy công tác huy động vốn của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế nói chung và trong hoạt động của ngân hàng nói riêng. Trong thời gian học tập
tại trường và thời gian thực tập tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
– chi nhánh Sầm Sơn Thanh Hóa em đã cố gắng nghiên cứu và tìm hiểu kỹ về công tác
huy động vốn và chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả huy
động vốn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn – chi nhánh Sần Sơn
Thanh Hóa”
Chuyên đề của em gồm có 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về NHNo & PTNT chi nhánh Sầm Sơn .
- Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHNo & PTNT chi nhánh
Sầm Sơn.
- Chương 3: Một số giải pháp tăng cường huy động vốn và kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT chi nhánh Sầm Sơn.
SVTH: Cao Duy Nam Anh – BT5NH9
1
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng GVHD: Cao Thị Dung
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH
SẦM SƠN TỈNH THANH HÓA

1.1. Sự hình thành và phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn – Chi nhánh Sầm Sơn Thanh Hóa
Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa được thành lập theo
quyết định số 515 QĐ NHNo – 02 ngày 16 tháng 12 năm 1996 của tổng giám đốc
ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 306608 do
sở kế hoạch đầu tư cấp ngày 13 tháng 09 năm 1998 .
Được thành lập dưới hình thức là ngân hàng cổ phần chuyên doanh về tiền tệ, tín
dụng và dịch vụ ngân hàng với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng.
NHNo&PTNT chi nhánh Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa thực hiện huy động vốn và
cho vay trên 17 xã và một thị trấn.Trước những năm 1999 việc cho vay hộ sản xuất
còn đơn lẻ chỉ mang tính chất phục vụ khách hàng vì chưa tạo được mạng lưới tổ
nhóm dưới thôn xóm.Từ khi có quyết định số 67/TTg của chính phủ ra đời ngày
30/03/1999 là cơ sở vững chắc cho NHNo&PTNT chi nhánh Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa
mở rộng mạng lưới cho vay tới tổ xuống tận thôn xóm.Được sự ủng hộ nhiệt tình của
Đảng uỷ, uỷ ban, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể như hội phụ nữ, hội
nông dân…, NHNo&PTNT chi nhánh Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa thực sự là người bạn
tin cậy của nhân dân trong việc cho vay và gửi tiền tiết kiệm.Cán bộ ngân hàng tích
cực tuyên truyền đường lối của Đảng và nhà nước, chế độ cho vay cũng như các hình
thức gửi tiền tiết kiệm làm cho mọi người dân hiểu rõ được công tác hoạt động của
ngân hàng .
Là một NHTM đóng trên địa bàn thị xã dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ngân hàng
No&PTNT Sầm Sơn Thanh Hóa , NHNo&PTNT chi nhánh Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa
có những biện pháp quản lý và cơ chế thích hợp để mang lại hiệu quả trong công tác
cho vay và huy động vốn trên địa bàn phần lớn là nông nghiệp.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ ngân hàng, mọi dịch vụ phục vụ
khách hàng của NHNo&PTNT chi nhánh Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa cũng được nâng
cao: Mở tài khoản cho khách hàng giao dịch nội tệ, ngoại tệ, chuyển tiền đi khắp nơi
trên toàn quốc nhanh chóng thuận tiện. Đội ngũ công nhân viên có trình độ đáp ứng
SVTH: Cao Duy Nam Anh – BT5NH9
2

Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng GVHD: Cao Thị Dung
nhu cầu kinh doanh của đơn vị.
Cho đến nay NHNo & PTNT đã đạt được những thành tựu đáng được ghi
nhận.Ngày đầu mới thành lập, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Sầm Sơn đối mặt
với muôn vàn khó khăn tưởng chừng không vượt qua nổi.
1.2. Nội dung hoạt động
Cũng như nhiều ngân hàng thương mại khác, Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn – chi nhánh Sầm Sơn Thanh Hóa cũng được phép hoạt động trên các
lĩnh vực như kinh doanh tiền tệ, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho toàn bộ nền kinh
tế. Hiện nay, các dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp khá đa dạng và phong phú, phần nào
đã đáp ứng đầy đủ, kịp thừi nhu cầu ngày càng đa dạng phong phú của khách hàng.
Không những thế, Ngân hàng luôn cố gắng tìm kiếm, phát triển các sản phẩm, dịch vụ
mới phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn xã hội. Các hoạt động chủ yếu hiện
nay của ngân hàng bao gồm:
- Hoạt động huy động vốn.
+ Huy động vốn từ các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư
+ Nhận vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
- Hoạt động tín dụng.
+ Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ. tài trợ, đồng tài trợ cho các dự án.
+ Cho vay mua cổ phần hóa của các doanh nghiệp cổ phần hóa.
+ Cho vay trả góp tiêu dung, sinh hoạt gia đình. Cho vay mua ô tô trar góp. Cho
vay trả góp mua, xây dựng và sửa chữa nhà. Cho vay du học.
- Hoạt động dịch vụ.
+ Thanh toán quốc tế, tài trợ xuất khẩu.
+ Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh bao gồm : bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh
toán, bảo lãnh dự thầu bảo lãnh thực hiện hợp đồng…
+ Dịch vụ thanh toán.
+ Dịch vụ ngân quỹ, chi trả lương hộ doanh nghiệp.
+ Dịch vụ chuyển tiền nhanh trong nước.

+ Dịch vụ kiều hối.
+ Kinh doanh mau bán ngoại tệ.
SVTH: Cao Duy Nam Anh – BT5NH9
3
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng GVHD: Cao Thị Dung
+ Dịch vụ tư vấn tài chính.
1.3. Tổ chức bộ máy của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn –
Chi nhánh Sầm Sơn Thanh Hóa
1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý
Để hoạt động Ngân hàng được thuận tiện và phù hợp với địa bàn nông thôn,
Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa bố trí mạng luới giao dịch
bao gồm:Trụ sở chính ở Trung tâm thị xã và 03 Phòng giao dịch . Đến thời điểm
31/12/2010 NHNo & PTNT chi nhánh Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa có 34 cán bộ nhân
viên thuộc 6 phòng chức năng
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của NH N
o
&PTNT chi nhánh Sầm Sơn tỉnh
Thanh Hóa
-
1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban trong NHNo &
SVTH: Cao Duy Nam Anh – BT5NH9
4
PHÓ GIÁM ĐỐC 1
(Phụ trách kế toán – ngân quỹ )
PHÓ GIÁM ĐỐC 2
( Phụ trách kinh doanh )
PHÒNG
KẾ TOÁN-NGÂN QUỸ
PHÒNG KẾ HOẠCH
KINH DOANH

PGD 1 PGD 2
PHÒNG
TỔ CHỨC HÀNH
CHÍNH, KIỂM
SOÁT
PGD 3
GIÁM ĐỐC
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng GVHD: Cao Thị Dung
PTNN – chi nhánh Sầm Sơn Thanh Hóa.

Phòng kế hoạch kinh doanh: thực hiện nghiệp vụ kinh doanh cho vay đối với các
đơn vị kinh tế tập thể, hộ sản xuất, cá nhân có nhu cầu vay vốn NH. Phòng có 14 đồng chí
trong đó 1 đồng chí là trưởng phòng, 1 đồng chí phó phòng đồng thời là tổ trưởng tổ thẩm
định. Phòng có chức năng trực tiếp cho vay đối với các tổ chức kinh tế trong và ngoài
quốc doanh có nhu cầu vay vốn NH và đáp ứng những điều kiện của NH đặt ra xây dựng
kế hoạch cân đối về nguồn vốn và sử dụng vốn. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo tổng
hợp, trực tiếp thẩm định các dự án đầu tư cho vay, bảo lãnh, thu nợ.

Phòng kế toán ngân quỹ: thực hiện thanh toán cho khách hàng với các hình
thức thanh toán như thanh toán liên NH, thanh toán bù trừ, quản lý tài khoản của
khách hàng, huy động tiền gửi tiết kiệm, thanh toán trong nội bộ NH, hạch toán chi
tiêu nội bộ, hạch toán kết quả kinh doanh của NH. Bộ phận ngân quỹ thực hiện thu chi
cho khách hàng. Phòng gồm 13 đồng chí và có 2 đồng chí là hợp đồng ngắn hạn, 1
đồng chí là trưởng phòng, 1 đồng chí là phó phòng và 1 đồng chí là trưởng quỹ và
được chia ở 4 khu vực: khu vực trung tâm có 8 đồng chí trong đó làm ngân quỹ có 3
đồng chí, làm công tác kế toán có 5 đồng chí.
 Phòng giao dịch 1 có 3 đồng chí ( trong đó có 1 đ/c là hợp đồng ngắn hạn), bộ
phận ngân quỹ có 1 đồng chí, bộ phận làm công tác kế toán có 2 đồng chí.
 Phòng giao dịch 2 có 2 đồng chí: 1 đồng chí làm công tác kế toán và 1 đồng chí
làm công tác ngân quỹ.

 Phòng giao dịch 3 có 2 đồng chí: trong đó có 1 đồng chí làm công tác kế toán
và 1 đồng chí làm công tác ngân quỹ.
Chức năng chính của phòng kế toán ngân quỹ là quản lý tài sản, tiền gửi, tiền vay
của cá nhân đơn vị, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán liên NH trong hệ thống và
ngoài hệ thống, thực hiện cơ chế tài chính của ngành theo các văn bản chế độ hiện
hành, phân tích tài chính, cung cấp số liệu chính xác kịp thời cho lãnh đạo trong khâu
chỉ đạo kinh doanh.

Phòng tổ chức hành chính - kiểm soát: có nhiệm vụ quản lý cán bộ, phân công
cán bộ trong cơ quan dưới sự chỉ đạo của giám đốc. Phòng gồm 5 đồng chí trong đó 1
đồng chí là trưởng phòng, 1 đồng chí là phó phòng trực tiếp làm công tác kiểm soát.
Chức năng chính của phòng là quản lý nhân sự, lao động tiền lương, theo dõi thi đua,
SVTH: Cao Duy Nam Anh – BT5NH9
5
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng GVHD: Cao Thị Dung
kiểm soát để phát hiện các sai sót của nhân viên để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Tham mưu cho giám đốc trong việc chỉ đạo hoạt động kinh doanh của chi nhánh để
kịp thời khắc phục những thiếu sót. Bảo vệ an toàn tài sản cơ quan .
1.4. Tổng quan về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn – Chi nhánh Sầm Sơn Thanh Hóa.
Hòa chung với sự phát triển của nền kinh tế đất nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ
theo chiều hướng tích cực.Sầm Sơn là một trong những huyện trọng điểm của tỉnh
Thanh Hóa , tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh. Đặc biệt, tầm nhìn năm 2020
là một trong những địa phương đã được đưa vào qui hoạch. Điều này đã thúc đẩy hoạt
động giao lưu kinh tế mở rộng, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài
nước, các dự án đang dần hình thành những khu vực kinh tế trọng điểm và các khu
công nghiệp phát triển mạnh. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được
giữ vững và ổn định, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện. Hoạt
động kinh doanh của NHNo & PTNN – chi nhánh Sầm Sơn Thanh Hóa tiếp tục ổn
định, bước qua khủng hoảng kinh tế và phát triển để đạt được những kết quả quan

trọng và khá toàn diện.
Qua 17 năm xây dựng và trưởng thành, NHNo & PTNN – chi nhánh Sầm Sơn đã
có những bước phát triển vững chắc và trở thành một địa chỉ tin cậy về hoạt động tài
chính cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Với mục tiêu kinh doanh an
toàn, tuân thủ, tiệm cận với thông lệ quốc tế về hoạt động tài chính ngân hàng đã tạo ra
cho NHNo & PTNN – chi nhánh Sầm Sơn Thanh Hóa sự ổn định, minh bạch, hiệu quả
và lien tục tăng trưởng. Năm 2011, tăng trưởng vốn chủ sở hữu đạt 214,6% đạt mức
1.365 tỷ đồng, tổng tài sản tăng 164,6% đạt mức 13.529,6 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên
252,9 tỷ đồng.
Năm 2012, NHNo & PTNN – chi nhánh Sầm Sơn Thanh Hóa thực hiện vượt
mức các chi tiêu kế hoạch và tăng trưởng ổn định. Trong đó, vốn điều lệ đạt 2.000 tỷ
đồng, huy động vốn 23.010 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 610 tỷ đồng, bằng 145%
chỉ tiêu kế hoạch; tổng tài sản là 31 nghìn tỷ đồng, dư nợ là hơn 10 nghìn tỷ đồng.
NHNo & PTNN – chi nhánh Sầm Sơn Thanh Hóa đã chủ động kiểm soát mức độ tăng
trưởng tín dụng phù hợp nguồn vốn và khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng ở mức cho
phép. Tỷ lệ nợ xấu đã giảm 40% so với năm 2011. NHo & PTNN – chi nhánh Sầm
SVTH: Cao Duy Nam Anh – BT5NH9
6
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng GVHD: Cao Thị Dung
Sơn Thanh Hóa là một trong những ngân hàng đầu tiên chuyển đổi công nghệ ngân
hàng hiện đâị và thành công nhất so với việc sử dụng phần mềm T24- một phần mềm
hiện đại của tậ đoàn Temenos ( Thụy Sỹ ). Điều này thể hiện rõ qua Bảng tổng kết
hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong vài năm trở lại đây:
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
+- 2010

Năm
2012
+- 2011
- Vốn chủ sở hữu 481,739 1.365,654 183,5% 2.530 85,2%
+ Vốn điều lệ 450 1.045,2 132,3% 2.000 91,4%
+ Tự bổ sung 31,739 320,454 90,9% 530 65,4%
- Huy động vốn 7.046,6 11.511 64% 23.010 99,9%
- Tổng tài sản 8.214,9 13.529,6 64,6% 31.000 130%
- Tổng dư nợ 4.470 6.166,62 38% 10.023 62,5%
- Lợi nhuận trước thuế 148,7 252,889 70% 610 141,2%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2010-2012
Qua những kết quả trên cho thấy những bước phát triển nhảy vọt của NHNo &
PTNN – chi nhánh Sầm Sơn Thanh Hóa tong những năm qua và đang có những bước
phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
1.5. Định hướng phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn – Chi nhánh Sầm Sơn Thanh Hóa
Kinh tế năm 2013 được dự báo sẽ còn nhiều khó khăn. Với mục tiêu ổn định kinh
tế vĩ mô, tiếp tục kiềm chế lạm phát và phấn đấu tăng trưởng cao hơn năm 2012, bám
sát mục tiêu của ngành, địa phương và chỉ đạo của ngân hàng cấp trên. NHNo &
PTNN – Chi nhánh Sầm Sơn Thanh Hóa quyết tâm phấn đấu, khắc phục khó khăn, nỗ
lực hơn nữa thực hiện các mục tiêu và hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh năm 2013.
Mục tiêu chung năm 2013:
Tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng, chiếm lĩnh thị trường trên cơ sở đảm bảo an toàn,
bền vững. Một số chỉ tiêu cụ thể của NHNo & PTNN – chi nhánh Sầm Sơn Thanh Hóa
SVTH: Cao Duy Nam Anh – BT5NH9
7
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng GVHD: Cao Thị Dung
như sau:
•Tổng nguồn vốn huy động tăng 20% so với 2012
•Dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 15% so với 2012

•Thu dịch vụ ngân hàng tăng 15% so với 2012
•Lợi nhuận: 70 tỷ đồng
Các chỉ tiêu thi đua:
- Cá nhân lao động tiên tiến: 90%
- Đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2013
- Chi bộ Đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh.
- Công đoàn, đoàn thanh niên đạt tiêu chuẩn vững mạnh.
Nhiệm vụ cụ thể
•Công tác Đầu tư cho vay:
- Thực hiện nghiêm túc các cơ chế và chính sách, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà
nước, NH TMCP CT Việt Nam trong công tác đầu tư, tín dụng.
- Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, thực hiện phối kết hợp tốt giữa
phòng QLRR và các phòng khách hàng trong việc thẩm định cấp tín dụng, giải quyết
nhu cầu vay vốn của khách hàng nhanh chóng, kịp thời.
- Kiểm tra, rà soát tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh đối với
100% khách hàng, giữ vững các khách hàng truyền thống có uy tín, khả năng tài chính
tốt. Từ chối các khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, không đủ điều kiện theo
quy định.
- Tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu được giao, đảm bảo chất lượng, an toàn và
hiệu quả.
- Chấp hành nghiêm cơ chế, quy định quy trình nghiệp vụ để hạn chế tối đa rủi ro
tín dụng.
- Đẩy mạnh cho vay đối với các ngành nghề, lĩnh vực, nhóm khách hàng mục
tiêu đã được Hội đồng tín dụng Chi nhánh thông qua. Hạn chế cho vay đối với các lĩnh
vực xây dựng, kinh doanh chứng khoán và bất động sản.
- Thực hiện kịp thời và có hiệu quả các giải pháp thu hồi nợ xấu, nợ đã XLRR
theo lộ trình cụ thể mà Chi nhánh đã đề ra.
•Công tác Huy động vốn:
SVTH: Cao Duy Nam Anh – BT5NH9
8

Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng GVHD: Cao Thị Dung
- Các phòng nghiệp vụ bám sát lãi suất trên thị trường, báo cáo và tham mưu cho
Ban lãnh đạo để điều chỉnh linh hoạt, hợp lý, đảm bảo tính cạnh tranh cao.
- Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn, nâng cao chất lượng phục vụ
khách hàng, xử lý nghiệp vụ nhanh chóng kịp thời, thực hiện tốt chính sách chăm sóc
khách hàng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh với các TCTD khác trên địa bàn.
- Quan tâm phát triển đồng đều các sản phẩm dịch vụ, triển khai kịp thời các sản
phẩm mới đến với khách hàng.
•Công tác kế toán, thanh toán, thông tin điện toán:
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy trình nghiệp vụ và nguyên tắc, chế độ trong công
tác hạch toán kế toán, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn tuyệt đối.
- Công tác kiểm soát phải đảm bảo chất lượng, thực sự phát huy được vai trò của
các khâu kiểm soát.
- Phối hợp tốt với các phòng ban liên quan trong xử lý nghiệp vụ.
- Chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo thống kê theo yêu cầu.
- Triển khai đưa vào ứng dụng kịp thời các phần mềm nghiệp vụ phục vụ cho
hoạt động kinh doanh, đảm bảo chất lượng hoạt động của hệ thống mạng, máy tính.
•Nghiệp vụ khác
- Các phòng ban nghiệp vụ bám sát các chỉ tiêu kế hoạch được giao, nghiêm túc
tổ chức thực hiện và đánh giá mức độ hoàn thành của cán bộ hàng tháng, đưa ra các
giải pháp đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Cập nhật triển khai kịp thời các chương trình, sản phẩm dịch vụ mới đến toàn
thể CNV và khách hàng.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy chế, quy trình nghiệp vụ, đảm bảo tuyệt đối an
toàn tài sản. Nâng cao chất lượng, ý thức phục vụ khách hàng.
- Quản lý chặt chẽ công tác hạch toán, kế toán, các khoản chi phí, giải quyết kịp
thời đúng chế độ đối với người lao động. Phối hợp tốt giữa các phòng ban trong chi
nhánh, giải quyết công việc đúng, kịp thời và chính xác.
- Thường xuyên đánh giá, chấn chỉnh đưa ra các giải pháp đối với hoạt động của
các phòng giao dịch, đem lại hiệu quả cao nhất.

- Thực hiện tốt công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ, kiện toàn bộ máy hoạt động,
đảm bảo phát huy tốt nhất năng lực của cán bộ.
SVTH: Cao Duy Nam Anh – BT5NH9
9
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng GVHD: Cao Thị Dung
- Tăng cường công tác lãnh đạo và phối kết hợp giữa chính quyền với các cấp uỷ
Đảng để phát huy sức mạnh tập thể.
- Tuyên truyền, vận động CBCNV và người lao động nâng cao ý thức tổ chức kỷ
luật, tham gia tích cực các phong trào và hoạt động xã hội, đoàn kết phấn đấu hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao năm 2013.
•Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, phát huy sức mạnh tập thể:
-Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền đường lối chủ trương,
chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, các chế độ chính sách liên quan đến
người lao động. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức HCM”
-Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của người lao động để phát huy tốt sức
mạnh tập thể.
SVTH: Cao Duy Nam Anh – BT5NH9
10
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng GVHD: Cao Thị Dung
CHƯƠNG2
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH SẦM SƠN – THANH HÓA
2.1. Tổng quan về các hoạt động của ngân hàng NHNN & PTNN – Chi
nhánh Sầm Sơn Thanh Hóa
Hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNN tại chi nhánh Sầm Sơn- Thanh Hóa
có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít những khó khăn, nhờ có định hướng và
sự chỉ đạo của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam cùng với sự giúp đỡ của các
nghành các cấp trên địa bàn , đồng thời với dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám

đốc, NHNo & PTNT Sầm Sơn đã tin tưởng vào khả năng của mình để vượt qua mọi
khó khăn, duy trì hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đứng vững trên thị trường, cùng
với khách hàng.Kết quả hoạt động qua các năm được thể hiện như sau :
2.1.1.Hoạt động huy động vốn
NHNo & PTNT chi nhánh Sầm Sơn là một Ngân hàng Thương mại hoạt động tự
chủ trong kinh doanh.Huy động luôn được coilà vấn đề chiến lược hàng đầu trong việc
kinh doanh của Ngân hàng. Xuất phất từ nhu cầu của các tổ chức kinh tế và dân cư
trên địa bàn, tầm quan trọng của công tác huy động vốn , quan triệt tư tưởng chỉ đạo
của Tổng giám đốc NHNo & PTNN Việt Nam, đồng thời phát huy kết quả đạt được ở
năm 2010, 2011, 2012 công tác huy động vốn vẫn được coi trọng hàng đầu.
Đầu năm 2013 lãi suất huy động vốn có phần giảm đã gây ảnh hưởng đến công
tác huy động vốn và tâm lý người gửi tiền. Nhưng bằng các hình thức huy động vốn
phù hợp tăng uy tín với thái độ phục vụ văn minh, lịch sự, tận tình, chu đáo, chi nhánh
đã thực hiện vượt chỉ tiêu huy động mà Ngân hàng cấp trên giao. Với phương châm
"Đi vay để cho vay" nên tạo nguồn vốn là tiền đề mở rộng tín dụng tại Ngân hàng
Nông nghiệp và PTNT Sầm Sơn. Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng
năm của NHNo & PTNT Sầm Sơn thì nguồn vốn huy động đạt.
Tính đến 31/12/2011, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt 11.511,42 tỷ
đồng tăng 64% so với đầu năm, bằng 125% kế hoạch năm. Năm 2012 vốn huy động
đạt 23.010 tỷ đồng tăng gần gấp 2 lần so với năm 2011, bằng 145% chỉ tiêu kế hoạch.
SVTH: Cao Duy Nam Anh – BT5NH9
11
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng GVHD: Cao Thị Dung
Bảng 2 : Kết quả huy động vốn ( Đơn vị : tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số dư TT(%) Số dư TT(%) +- 2010 Số dư TT(%) +-2012
- Nhận tiền
gửi
6.637,8 94,2 11292,9 98,1 70,1 21.890,2 95,1 93,8
- Đi vay 408,8 5,8 218,1 1,9 (-46,6) 1.119,8 4,9 413,4

- Tổng huy
động vốn
7.046,6 100 11.511 100 63,4 23.010 100 99,9

Qua bảng trên ta thấy, về cơ cấu nguồn vốn huy động thì tiền gửi là nguồn huy
động chủ yếu của ngân hàng, chiếm tỷ trọng rất lớn trên 90% trong tổng nguồn vốn
huy động như: năm 2010 là 94,2%, năm 2011 là 98,1%, năm 2012 là 95,1%. Sau mỗi
năm nguồn tiền gửi càng ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi năm 2011
so với năm 2010 là 70,1%, năm 2012 so với năm 2011 là 93,8%. Từ đó cho thấy quy
mô vốn của ngân hàng tăng rất nhanh đáp ứng được nhu cầu tín dụng của ngân hàng
và giúp cho ngân hàng hoạt động ngày càng rộng khắp.
Lượng vốn huy động trong dân cư tăng trưởng tốt đạt 8.126 tỷ đồng tăng 91,2%
so với đầu năm. Đây là một kết quả tăng trưởng rất khá, thể hiện uy tín và hình ảnh tốt
của NHNo & PTNN – chi nhánh Sầm Sơn Thanh Hóa đối với khách hàng. Đặc biệt
lượng tiền gửi không kì hạn của cá nhân tăng trưởng cao, đạt 158,31 tỷ đồng, tăng
165,8% so với đầu năm 2011. Trong năm, ngân hàng đã triển khai thành công nhiều
chương trình tiết kiệm dự thưởng, góp phần mang lại cho ngân hàng lượng tiền gửi
lớn, đồng thời quảng bá hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng.
2.1.2. Hoạt động tín dụng
Đối với ngân hàng hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng hàng đầu mang
lại thu nhập chính về cho ngân hàng, qua kết quả của hoạt động tín dụng cho thấy một
ngân hàng có hoạt động tốt hay không. Vì vậy ngân hàng rất chú trọng tới các sản
phẩm để tung ra thị trường như đối với khách hàng cá nhân có : Cho vay tiêu dung,
cho vay mua, sửa chữa xây dựng mới nhà cửa, cho vay mua ô tô trả góp, cho vay du
học, cho vay kinh doanh phát triển kinh tế gia đình, cho vay mua cổ phần, cho vay
SVTH: Cao Duy Nam Anh – BT5NH9
12
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng GVHD: Cao Thị Dung
cầm cố sổ tiết kiệm và giấy tờ có giá, cho vay cán bộ công nhân viên. Đối với cho vay
doanh nghiệp có các sản phẩm: Cho vây ngắn hạn, cho vay trung hoặc dài hạn, cho

vay cổ phần hóa, cho vay chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu. Ngân hàng đầu tư mở
rộng cả về quy mô và chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao. Được thể hiện qua chỉ
tiêu dưới đây :
Bảng 3 : Dư nợ cho vay ( Đơn vị : tỷ đồng)
Số liệu qua các năm từ năm 2010 – 2012 cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ luôn
ở mức cao. Năm 2011 mức dư nợ cho vay đạt 6.166,62 tỷ đồng tăng 37,95% so với
năm 2010. Năm 2012 mức dư nợ cho vay đạt 8.047 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giảm
xuống 30,5%. Đạt được mức tăng trưởng cao như thế vì ngân hàng không ngừng mở
rộng, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ như : Cho vay trả gopd tiêu dung, cho vay
mua ô tô trả góp, cho vay trả góp mua xây dựng và sửa chữa nhà, cho vay du học, cho
vay mua cổ phần hóa…
Về cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng cũng có sự chuyển biến đáng kể,
trước kia ngân hàng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp làm kinh tế mà đâị diện là
các doanh nghiệp Nhà nước, các tổng công ty lớn. trong những năm trở lại đây dưới sự
tác động của cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, vì vậy khách hàng của ngân
hàng được đa dạng hóa. Cũng trong thời gian này ngân hàng chú trọng vào cho vay
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên tỷ trọng cho vay của các doanh nghiệp này càng
tăng trong tổng cho vay của ngân hàng.
Bảng 4 : Cho vay và ứng trước cho khách hàng
Đơn vị : tỷ đồng
SVTH: Cao Duy Nam Anh – BT5NH9
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
- Tổng dư nợ cho vay 4.470 6.166,62 8.047
- Tốc độ tăng trưởng dư nợ - 37,95% 30,5%
13
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng GVHD: Cao Thị Dung
Ta thấy doanh số cho vay của doanh nghiệp ngoài quốc doanh mỗi năm lại được mở
rộng : năm 2010 chiếm 46%, năm 2011 chiếm 50,9%, năm 2012 chiếm 64,4%. Dư nợ cho
vây các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2012.

2.1.3. Họat động phi tín dụng
- Hoạt động bảo lãnh :
Hoạt động bảo lãnh vẫn tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp nhiều
lợi nhuận cao cho ngân hàng. Doanh số bảo lãnh của năm 2010 là 1.159,9 tỷ đồng,
năm 2011 là 1.297,9 tỷ đồng, năm 2012 là 1.392,6 tỷ đồng. Số dư bảo lãnh đến
31/12/2011 đạt 1.365,25 tỷ đồng, năm 2012 là 1.576,1 tỷ đồng. Doanh số bảo lãnh
tăng nhưng chất lượng của hoạt động bảo lãnh vẫn được đảm bảo. Kể từ khi cung cấp
dịch vụ, ngân hàng vẫn chưa phải thực hiện một nghĩa vụ bảo lãnh nào. Tổng doanh
thu bảo lãnh tăng gân gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, bằng 162% kế hoach năm.
- Hoạt động kinh doanh vốn và ngoại tệ
Hoạt động quản lý và inh doanh ngoại tệ đã đảm bảo việc quản lý thanh khoản,
quản lý dự trữ bắt buộc toàn hệ thống một cách chặt chẽ, quản lý vốn tập trung thông
qua cơ chế mua bán vốn nội bộ, mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng, quản lý chặt
chẽ tài khoản Nostro. Ngoài ra, ngân hàng đã tích cực tham gia trên thị trường liên
ngân hàng, tham gia thị trường mở, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố giấy tờ
có giá, thực hiện các nghiệp vụ Hoán đổi, đối ứng sản phẩm với các ngân hàng HSBC,
CITYBANK, STANDARD CHARTERED……Lợi nhuận trước thuế 2012 là 610 tỷ
đồng bằng 145% kế hoạch đề ra.
- Hoạt động thanh toán quốc tế
Tổng kinh ngạch xuất khẩu đạt 791,407 triệu USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ.
SVTH: Cao Duy Nam Anh – BT5NH9
Khách hàng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số dư TT(%) Số dư TT(%) Số dư TT(%)
DN Nhà nước 2.322,7 54 2.899 49,1 2.890,4 35,6
Cá nhân,cty TNHH, DN
có vốn đầu tư nước ngoài
1.977,7 46 3.006,9 50,9 5.220,3 64,4
Tổng cho vay 4.300,4 100 5.905,9 100 8.110,7 100
14
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng GVHD: Cao Thị Dung

Tuy các L/C không có giá trị lớn như các năm trước nhưng số lượng giao dịch lại tăng
lên tương đối khá và lượng khách hàng giao dịch cũng tăng. Tổng phí thanh toán quốc
tế đạt 114% kế hoạch năm, tăng 13,87% so với cùng kỳ.
- Hoạt động kinh doanh thẻ:
Trong năm 2012 toàn hệ thống phát hành tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, nâng số
thẻ lưu hành trên hệ thống, tăng 4,54 lần so với đầu năm triển khai lắp đặt.
Ngân hàng đã tổ chức lại phong thẻ thành trung tâm thẻ, phối hợp với tư vấn xây
dựng đề án chiến lược phát triển thẻ, lựa chọn đối tác cung cấp phần mềm thẻ. Đồng
thời triển khai thanh toán cước Viettel qua ATM và đề án thanh toán cước trả trước tự
động cho Viettel.
2.1.4. Hoạt động đầu tư
Tính đến 31/12/2011 tổng số vốn góp liên doanh cổ phần của ngân hàng là 174,8
tỷ đồng tăng gấp 3,4 lần so vơis đầu năm. Các hoạt động đầu tư góp vốn được thực
hiện đa dạng theo nhiều phương thức như mua cổ phần doanh nghiệp Nhà nước bán
đấu giá lần đầu khi cổ phần hóa, mua cổ phần cổ đông chiến lược, đầu tư góp vốn quỹ
đầu tư chứng khoán, giao dịch rung tâm giao dịch chứng khoán và các hoạt động ủy
thác, giao dịch thông qua TSC. Doanh mục đầu tư của ngân hàng có chất lượng tốt.
Nhìn chung, hoạt động góp vốn đầu tư cổ phần của ngân hàng vẫn đảm bảo tuân
thủ nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước.
2.1.5. Công tác tài chính kế toán
Mặc dù khối lượng khách hàng và chứng từ giao dịch tăng rất nhiều so với năm
2011 nhưng hoạt động kế toán vẫn đáp ứng được yêu cầu giao dịch và yêu cầu về
thông tin báo cáo. Công tác theo dõi các khoản thu, chi của toàn hệ thống, theo dõi
các khoản đầu tư, cấp vốn, cổ đông, cổ phần cổ phiếu, thực hiện tổng quyết toán năm
2012 hỗ trợ quyết toán thuế Tổng cục thuế được thực hiện tốt.
- Hoạt động kiểm soát nội bộ:
Hoạt đọn đã thực hiệ các chương trình kiểm tra nội bộ các đơn vị. Kiểm tra việc
thực hiện quy chế, quy trình các hoạt động nghiệp vụ, kiểm tra việc chấp hành các quy
định của Ngân hàng Nhà nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, kịp
thời phát hiện các sai sót và đưa ra các ý kiến tham mưu cho ban lãnh đạo.

- Hoạt động kho quỹ vẫn đảm bảo an toàn
SVTH: Cao Duy Nam Anh – BT5NH9
15
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng GVHD: Cao Thị Dung
Vẫn đảm bảo thu chi chính xác, đầy đủ kịp thời cho khách hàng, từng bước triển
khai mô hình giao dịch một cửa tại một số chi nhánh.
- Công tác quản lý tài chính:
Công tác quản lý tài chính với việc thực hiện kế toán chi phí, giao và kiểm tra
việc thực hiện kế hoạch đối với các đơn vị kinh doanh nhằm hoàn thành tốt kế hoạch
đặt ra cho cả hệ thống đã được thực hiện tốt hơn.
Đối với việc quản lý chi tiêu, ngân hàng luôn chủ trương thực hành tiết kiệm,
chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về chi tiêu, hoàn thành tôt nghĩa
vị thuế, ban hành quy chế tài chính trong toàn hệ thống.
2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh
Năm 2012 , nền kinh tế Việt Nam còn hứa hẹn những chuyển biến chuyển mạnh
mẽ hơn trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thị trường tài chính tiền tệ Việt
Nam phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt có sự tham gia mạnh
mẽ hơn của các tổ chức tài chính ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Mặc
dù môi trường kinh doanh có nhiều sự cạnh tranh quyết liệt, nhưng Ngân hàng Sầm
Sơn vẫn tận dụng được những hạn chế, đồng thời tận dụng được những thế mạnh của
mình để thực hiện những giải pháp lớn, hoàn thành những mục tiêu đề ra cho năm
2012 để vươn lên một tầm cao mới cho phát triển trong tương lai, quyết tâm để trở
thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam.
Bảng 5: Kết quả kinh doanh từ năm 2010 – 2012
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 +- 2010 2012 +- 2011
SVTH: Cao Duy Nam Anh – BT5NH9
16
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng GVHD: Cao Thị Dung
- Thu từ lãi 504,416 932,225 84,8% 1764,7 89,3%

- Chi trả lãi 242,392 502,773 107,4% 854,543 70%
Thu nhập từ lãi 262,042 429,452 63,9% 910,157 112%
- Thu ngoài lãi 37,968 82,805 118% 179,543 116,8%
- Chi ngoài lãi 151,377 259,368 71,3% 479,7 85%
Thu nhập ngoài lãi 113,409 176,563 (-55,7%) 300,157 (-70%)
-Lợi nhuận trước thuế 148,615 252,889 70,1% 610 141,2%
- Lợi nhuận sau thuế 109,045 211,421 93,9% 508,2 140%
ROE (%) 30,3 24,16 _ 25,1 _
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2010-2012
Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng không những
cao mà còn liên tục tăng qua các năm. Lợi nhuận trước thuế trong năm 2011 là
252,889 tỷ đồng tăng 70% so với năm 2010, năm 2012 đạt 610 tỷ đồng tăng 141,2%
so với năm 2011 bằng 145% kế hoạch năm. Trong đó thu nhập từ lãi tăng 89,3% so
với năm 2011, nhưng chi ngoài lãi cũng tăng lên.
2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn – Chi nhánh Sầm Sơn Thanh Hóa
2.2.1. Thực trạng huy động vốn.
2.2.1.a. Quy mô và cơ cấu huy động.
Trong hoạt động của ngân hàng vốn huy động đóng vai trò quan trọng, hoạt động
huy động vốn cơ bản tạo nguồn vốn cho ngân hàng. Nó duy trì sự phát triển của ngân
hàng, quyết định quy mô của một ngân hàng. Vì vậy, NHNo & PTNN – chi nhánh
Sầm Sơn Thanh Hóa cũng ra sức tạo ra một nguồn vốn dồi dào, tìm kiếm nguồn huy
động để ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Bảng 6 : Quy mô và cơ cấu vốn huy động
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số dư TT(%) Số dư TT(%) +- 2010 Số dư TT(%) +-2012
- Nguồn tiền 6.637,8 94,2 11.292,9 98,1 70,1 21.890,2 95,1 93,8
SVTH: Cao Duy Nam Anh – BT5NH9
17

Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng GVHD: Cao Thị Dung
gửi
-Nguồn đi
vay
408,8 5,8 218,1 1,9 (-46,6) 1.119,8 4,9 413,4
Vốn huy
động
7.046,6 94,8 11.511 98 63,3 23.010 96,5 99,9
Tổng nguồn
vốn
7.427,7 100 11.729,4 100 58 23.850 100 103
Qua bảng số liệu trên ta thấy, những năm trỏ lại đây nguồn vốn của ngân hàng
liên tục tăng trưởng. Năm 2012, vốn huy động của ngân hàng lên tơi 23.010 tỷ đồng
chiếm 96,5% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, tăng 99,9% so với năm 2011. Qua
đó ta thấy được quy mô vốn huy động của ngân hàng ngày càng lớn, đáp ứng nhu cầu
về vốn ngày càng cấp thiết.
Vốn huy động của ngân hàng cũng đạt tốc đọ tăng trưởng mạnh qua các năm: từ
94,8% năm 2010 tới 98% năm 2011 và lên tới 99,9% năm 2012. Trong đó nguồn tiền
gửi luôn chiếm tỷ trọng ớn: chiếm 94,2% năm 2010, chiếm 98,1% năm 2011 và chiếm
95,1% năm 2012. Tuy tốc đọ tăng lượng tiền gửi năm 2102 có giảm nhưng vẫn chiếm
doanh số lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động.
Bảng 7 : Tình hình sử dụng vốn huy động
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
-Tổng vốn huy động 7.046,6 11.511 23.010
-Tổng dư nợ cho vay 4.470 6.166,62 8.047
- Hiệu quả sử dụng vốn(%) 63,4% 5,6% 35%
Từ bảng trên ta có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2010 tăng nhanh
hơn tốc độ tăng trưởng huy đông vốn. Nhưng năm 2011 tốc độ tăng trưởng dư nợ giảm
dần còn 53,6%, con số này còn giảm xuông 35% của năm 2012. Nhìn chung hiệu qur

sử dụng vốn của ngân hàng cũng đạt ở mức cao, tốc độ tăng trưởng tuy giảm nhưng
doanh số dư nợ/tổng vốn huy động vẫn đạt doanh số lớn.
Bảng 8 : Cơ cấu nguồn huy động
Đơn vị : tỷ đồng
SVTH: Cao Duy Nam Anh – BT5NH9
18
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng GVHD: Cao Thị Dung
Trong cơ cấu nguồn tiền gửi thì tiền gửi theo kì hạn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm
50,2% năm 2010, chiếm 55,5% năm 2011 và chiếm 49,3% năm 2012 trong nguồn vốn
huy động. Tuy tốc độ tăng nguồn tiền gửi theo kỳ hạn ngày càng giảm nhưng doanh số
tiền gửi vẫn tăng mạnh. Tiền tiết kiệm trong dân cư cũng là một nguồn huy động vốn
lớn, mang lại nguồn vốn dồi dào cho ngân hàng. Nhờ có những chính sách lãi suất ưu
tiên và những chương trình khuyến mại lớn của ngân hàng trong năm do vậy mà càng
thu hút được lượng tiền gửi tiết kiệm của dân cư ngày càng tăng. Năm 2010 tiền gửi
tiết kiệm chiếm 34%, năm 2011 chiếm 42,6% và năm 2012 dạt 10.535,9 tỷ đạt 45,8%
trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là kết quả rất đáng tự hào của ngân hàng, từ đó
cũng cho thấy uy tín cũng như khả năng mở rộng quy mô của ngân hàng ngày càng
cao trên thị trường.
Bảng 9 : Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền
Đơn vị : tỷ đồng
Về phân loại theo loại tiền của nguồn vốn huy động, tièn VND chiếm tỷ lệ lớn
SVTH: Cao Duy Nam Anh – BT5NH9
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số dư TT(%) Số dư TT(%) Số dư TT(%)
Tiền gửi không kì hạn 2.906,47 42,2 4.175,98 36,3 7.250,2 31,5
Tiền gửi có kì hạn 1.267,74 18 2.216,5 19,2 4.104,1 17,8
Tiền gửi tiết kiệm 2.327,8 34 4.900,42 42,6
10.535,
9
45,8

Tiền vay 408,8 5,8 218,1 1,9 1.119,8 4,9
Vốn huy động 7.046,6 100 11.511 100 23.010 100
Loại tiền Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)
VND 4.935,2 70,1 8.850,5 76,9 19.235 83,6
Ngoại tệ(chủ yếu là
USD)
2.111,4 29,9 2.660,5 23,1 3.775 16,4
Vốn huy động 7.046,6 100 11.511 100 23.010 100
19
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng GVHD: Cao Thị Dung
trong các năm và có tốc độ tăng trưởng khá. Năm 2010 VND chiếm 70,1%, năm 2011
chiếm 76,9% và năm 2012 đạt 19.235 tỷ đồng chiếm 83,6% trong tổng vốn huy động.
Nguồn vốn bằng ngoại tệ có xu hướng giảm qua các năm, từ 29,9% năm 2010 xuống
23,1% năm 2011 còn 16,45 năm 2012. Vì nguồn huy động vốn ngoại tệ chủ yếu từ
USD, mà trong năm 2012 luôn có sự mất ổn định về lãi suất USD do sự điều chỉnh lãi
suất từ Cục dự trữ Liên bang Mỹ( FED) và đồng USD dần đần bị mất giá, cho nên dẫn
đến nguồn huy động vốn bằng ngoại tệ sẽ bị giảm sút.
Bảng 10 : Cơ cấu nguồn đi vay
Đơn vị : tỷ đồng
Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn đi vay chủ yếu từ các tổ chức tín dụng,
là các tổ chức tín dụng trong nước. Nguồn vay từ các tổ chức tín dụng qua các năm
luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vay. Thể hiện, năm 2011 vay của tổ chức tín
dụng chiếm 86,2%, năm 2012 chiếm 87,7% so với tổng nguồn vốn vay của ngân hàng.
Không những nguồn vốn vay này chiếm tỷ trọng lớn mà tốc độ tăng cũng khá mạnh.
Hiện nay, các hình thức huy động bằng cách đi vay trên thị trường vốn thông qua phát
hành trái phiếu, kì phiếu cũng được chú trọng và phát triển, góp phần quảng bá thương
hiệu cho ngân hàng cũng như tạo được uy tín của khách hàng.
2.2.1.b. Chi phí huy động vốn
Để huy động được vốn hoạt động cho ngân hàng, ngân hàng phải trả mức chi phí

SVTH: Cao Duy Nam Anh – BT5NH9
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)
- Vay NHNN 30 13,8 137,8 12,3
- Vay các TCTD 188,1 86,2 982 87,7
Tổng vay 218,1 100 1.119,8 100
20
Báo cáo tốt nghiệp cao đẳng GVHD: Cao Thị Dung
của việc huy động đó, đó là lãi suất huy động như: lãi suất tiền gửi giao dịch, lãi suất
tiết kiệm, lãi suất tài trợ, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay…. Chi phí huy động càng
cao cũng cho thấy lãi suất huy động vốn càng lớn, lãi suất huy động lại quyết định rất
lớn tới quy mô của nguồn vốn huy động. Việc đưa ra lãi suất phù hợp tạo điều kiện
cho việc huy động và thu hút khách hàng tới ngân hàng.
Bảng 11 : Lãi suất thực tế tại thời điểm cuối năm
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
TG không kì hạn bằng VND 2,4% 2,4% 2,4%
TG không kì han bằng ngoại tệ 0,1% 0,1% 0,125%
TG có kì hạn bằng VND 6% - 8% 7,8%-8,2% 7,08%-9,72%
TG có kì hạn bằng ngoại tệ 2% - 2,5% 3,78%-5,3% 3,4%-5,2%
Ta thấy được lãi suất qua các năm hầu như đều tăng. Chỉ có lãi suất không kì hạn
ở mức ổn định 2,4% đối với tiền gửi không kì hạn bằng VND. Riêng năm 2012 do có
sự biến động lớn về điều chỉnh lãi suất nên có xu hướng giảm. Vì vậy khách hàng
cũng tập trung vào gửi bằng VND nhiều hơn.
Bảng 12 : Chi phí huy động vốn
Đơn vị : tỷ đồng
Qua bảng ta thấy tổng chi phí của ngân hàng thì chi trả lãi chiếm tỷ trọng lớn,
điều đó cũng cho thấy quy mô huy động vốn ngày càng tăng, chi trả lãi năm 2010
chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 32,2% nhưng tăng mạnh vào năm 2011 với 66%, tuy 2012 có
giảm tỷ trọng hơn một chút chiếm 64% trong tổng số nhưng doanh số chỉ vẫn đạt
854,5 tỷ đồng tăng 70% so với năm 2011. Đồng nghĩa với việc giảm chi phí trả lãi là

tăng tỷ trọng chi phí ngoài lãi một cách tương ứng, cho thấy chi phí huy động của ngân
hàng tăng nhưng không phải tăng do chi phí trả lãi. Điều đó cũng làm ảnh hưởng tới
việc khách hàng gửi tiền vào ngân hàng.
SVTH: Cao Duy Nam Anh – BT5NH9
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)
-Chi trả lãi 242,4 32,2 502,8 66 854,5 64
-Chi ngoài lãi 511,4 67,8 259,3 34 479,7 36
Tổng chi 753,8 100 762,1 100 1.334,2 100
21

×