Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Xây dựng tour du lịch” Theo dấu chân vua Lý dời đô từ cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.42 KB, 93 trang )

Khóa luận tốt nghiệp – BK12 Nguyễn Tuyết Nhung
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
NGUYỄN TUYẾT NHUNG - BK12HD
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH (DU LỊCH)
MÃ NGÀNH : 11.10.10
CHUYÊN NGHÀNH : HƯỚNG DẪN DU LỊCH
HÀ NỘI, 6 – 2009
Xây dựng tour “Theo dấu chân vua Lý dời đô 1
từ cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long”
Khóa luận tốt nghiệp – BK12 Nguyễn Tuyết Nhung
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
NGUYỄN TUYẾT NHUNG - BK12HD
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
Xây dựng tour du lịch” Theo dấu chân vua Lý dời đô từ cố
đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long”
NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH (DU LỊCH)
MÃ NGÀNH : 11.10.10
CHUYÊN NGHÀNH : HƯỚNG DẪN DU LỊCH
Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Lê Thảo
Hà Nội, 6 – 2009
Xây dựng tour “Theo dấu chân vua Lý dời đô 2
từ cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long”
Khóa luận tốt nghiệp – BK12 Nguyễn Tuyết Nhung
Lêi c¶m ¬n
Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới cô giáo hướng dẫn Phạm Lê Thảo, người đã nhiệt tình hướng dẫn em trong
suốt quá trình làm khóa luận.


Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Khoa Du Lịch, Viện Đại học
Mở Hà Nội, những người đã quan tâm dạy dỗ, tạo nền móng ban đầu cho em trong
quá trình học tập tại Khoa.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã hết lòng ủng hộ, động viên, giúp
đỡ để em có thể hoàn thành Khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên tốt nghiệp
Nguyễn Tuyết Nhung
Xây dựng tour “Theo dấu chân vua Lý dời đô 3
từ cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long”
Khóa luận tốt nghiệp – BK12 Nguyễn Tuyết Nhung
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA DU LỊCH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHIỆM VỤ THIẾT KẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: NGUYỄN TUYẾT NHUNG ĐT: 01685292983
Lớp – Khóa: BK12 Ngành học: Hướng dẫn viên
1. Tên đề tài: Xây dựng tour du lịch “Theo dấu chân vua Lý dời đô từ cố đô Hoa Lư
lên kinh thành Thăng Long”.
2. Các số liệu ban đầu:
- Giáo trình, sách, tạp chí, báo… và thông tin thu thập từ Tổng Cục du lịch Việt Nam,
các cơ sở dịch vụ du lịch tại Ninh Bình và Hà Nội.
- Các bài báo, câu chuyện liên quan tới sự kiện vua Lý dời đô từ cố đô Hoa Lư lên
kinh thành Thăng Long.
3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
 Phần mở đầu
 Phần nội dung:
Chương 1: Một số nội dung lý thuyết phục vụ đề tài xây dựng tour du lịch.
Chương 2: Cơ sở hình thành tour “Theo dấu chân vua Lý dời đô từ cố đô Hoa Lư lên kinh
thành Thăng Long”.

Chương 3: Xây dựng tour du lịch và một số giải pháp, khuyến nghị góp phần khai thác
hiệu quả tour.
 Phần kết luận
4. Các slides, máy chiếu, PC: Dùng máy chiếu, PC để trình bày nội dung Khóa luận.
5 Giáo viên hướng dẫn (toàn phần hoặc từng phần): Toàn phần
6. Ngày giao nhiệm vụ Khóa luận tốt nghiệp : 10/03/2009
7. Ngày nộp Khóa luận cho VP Khoa : 03/06/2009
Hà Nội, ngày 02/06/2009
Trưởng Khoa Giáo viên hướng dẫn
Xây dựng tour “Theo dấu chân vua Lý dời đô 4
từ cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long”
Khóa luận tốt nghiệp – BK12 Nguyễn Tuyết Nhung
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích, giới hạn, nhiệm vụ đề tài 2
2.1 Mục đích của đề tài 2
2.2 Giới hạn của đề tài 3
2.3 Nhiệm vụ của đề tài 3
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Phương pháp nghiên cứu 3
4. Những vấn đề đề xuất của Khóa luận 4
5. Kết cấu của Khóa luận 4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ NỘI DUNG LÝ THUYẾT 5
PHỤC VỤ ĐỀ TÀI XÂY DỰNG TOUR DU LỊCH
1.1 Các vấn đề về du lịch và tour du lịch 5
1.1.1 Các khái niệm chung 5
1.1.1.1 Định nghĩa 5
1.1.1.2 Khách du lịch 6

1.1.2 Điểm du lịch, tuyến du lịch 7
1.1.2.1 Khái niệm và phân loại tour du lịch 7
1.1.2.2 Đặc điểm của tour du lịch 8
1.1.3 Các bộ phận cấu thành nên tour du lịch 9
1.1.4 Các loại hình du lịch 12
1.1.4.1 Dựa vào nhu cầu của du khách và khả năng 12
đáp ứng về tài nguyên và các điều kiện dịch vụ liên quan
1.1.4.2 Dựa vào đặc điểm địa lý tự nhiên và xã hội nơi du lịch 14
Xây dựng tour “Theo dấu chân vua Lý dời đô 5
từ cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long”
Khúa lun tt nghip BK12 Nguyn Tuyt Nhung
1.1.4.3 Da vo thi gian ca cuc hnh trỡnh du lch 14
1.1.4.4 Da vo hỡnh thc t chc chng trỡnh du lch 14
1.2 Quy trỡnh xõy dng mt chng trỡnh du lch trn gúi 14
1.3 Xỏc nh giỏ bỏn v cỏc quy nh ca mt chng trỡnh du lch 17
1.3.1 Chin lc giỏ 17
1.3.2 Xỏc nh giỏ bỏn ca mt chng trỡnh du lch 19
Kt lun chng 1 22
CHNG 2 : C S HèNH THNH TOUR DU 24
LCH THEO DU CHN VUA Lí DI ễ T
C ễ HOA L V KINH THNH THNG LONG
2.1 Ti nguyờn du lch 24
2.1.1 Ti nguyờn du lch t nhiờn 24
2.1.2 Ti nguyờn du lch nhõn vn 28
2.1.2.1 Di tích văn hoá lịch sử 28
2.1.2.1.1 Kinh thnh Thng Long v c ụ Hoa L 29
2.1.2.1.2 Một số di tích nổi tiếng của vùng 32
đồng bằng sông Hồng
2.1.2.2 Di sn vn húa: Chiu di ụ 34
2.1.2.3 L hi 38

2.1.2.4 Cỏc i tng du lch gn vi dõn tc hc 39
2.1.2.4.1 Phong tc tp quỏn ca ngi dõn kinh 39
thnh Thng
2.1.2.4.2 S lc v cuc i vua Lý Cụng Un v 41
vua u tiờn ca triu Lý
2.1.2.5 Tài nguyên nhân văn khác 44
2.2 C s h tng 46
2.2.1 Giao thụng ụ th 46
Xõy dng tour Theo du chõn vua Lý di ụ 6
t c ụ Hoa L lờn kinh thnh Thng Long
Khúa lun tt nghip BK12 Nguyn Tuyt Nhung
2.2.2 H thng thụng tin liờn lc 47
2.2.3 H thng cung cp in 47
2.2.4 H thng cp thoỏt nc 47
2.3 C s vt cht k thut du lch 48
2.3.1 C s lu trỳ 48
2.3.2 C s dch v n ung 49
2.3.3 C s vui chi gii trớ 49
2.4 Cỏc sn phm du lch hin ang c khai thỏc 50
ti H Ni Ninh Bỡnh
Kt lun chng 2 51
CHNG 3: Xây dựng tour theo dấu chân vua 53
lý dời đô từ cố đô hoa l lên kinh thành
thăng long và một số giảI pháp, khuyến nghị
góp phần khai thác hiệu quả tour.
3.1 C s cho vic xõy dng tour 53
3.1.1 Cỏc im du lch cú th khai thỏc cho tour Theo du chõn 53
vua lý di ụ t c ụ Hoa L lờn kinh thnh Thng Long
3.1.2 Xu hng th trng khỏch 56
3.1.2.1 Tng hp lng khỏch 56

3.1.2.2 D bỏo v tng trng khỏch 59
3.1.3 Nhu cu a dng húa sn phm du lch thu hỳt khỏch 59
3.1.3.1 Hin trng sn phm du lch H Ni v Ninh Bỡnh 59
3.1.3.2 Khng nh tm quan trng ca sn phm mi l 61
tour Theo du chõn vua Lý di ụ t c ụ Hoa L lờn
kinh thnh Thng Long trong h thng sn phm ca
H Ni v Ninh Bỡnh
Xõy dng tour Theo du chõn vua Lý di ụ 7
t c ụ Hoa L lờn kinh thnh Thng Long
Khóa luận tốt nghiệp – BK12 Nguyễn Tuyết Nhung
3.2 Xây dựng tour du lịch “Theo dấu chân vua Lý dời đô từ 61
cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long”
3.2.1 Một số chương trình có thể khai thác 61
3.2.1.1 Chương trình du lịch 3 ngày 2 đêm bằng ô tô: 62
Hà Nội – Ninh Bình – Hà Nam – Hà Nội
3.2.1.2 Chương trình du lịch 3 ngày 2 đêm bằng ô tô 64
kết hợp với tàu thủy: Hà Nội – Ninh Bình –
Hà Nam – Hà Nội – Bắc Ninh – Hà Nội
3.2.1.3 Chương trình du lịch 2 ngày 1 đêm: Hà Nội – Bắc Ninh 65
3.2.2 Xác định giá tour 66
3.2.2.1 Chương trình chi tiết tour “Theo dấu chân vua Lý dời 67
đô từ cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long”
3.2.2.2 Tính giá 70
3.3 Giải pháp và khuyến nghị góp phần khai thác 75
hiệu quả tour “Theo dấu chân vua Lý dời đô từ
cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long”
3.3.1 Giải pháp để đưa tour vào thực tế 75
3.3.2 Khuyến nghị góp phần khai thác hiệu quả tour 78
Kết luận chương 3 80
PHẦN KẾT LUẬN 81

Xây dựng tour “Theo dấu chân vua Lý dời đô 8
từ cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long”
Khóa luận tốt nghiệp – BK12 Nguyễn Tuyết Nhung
PhÇn më ®Çu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu thiết yếu trong đời sống của con
người. Khi nền kinh tế phát triển, con người không phải lo về cuộc sống vật chất thì
sẽ có những mong muốn cải thiện đời sống tinh thần. Chính vì vậy hoạt động du lịch
phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại
Việt Nam, từ đầu thập kỉ 90, khi du lịch bắt đầu di vào hoạt động cho tới nay ngành
du lịch đã đạt được những thành công đáng kể, được mệnh danh là “con gà đẻ trứng
vàng”, ngành công nghiệp không khói này đã và đang được coi là một trong những
ngành kinh tế quan trọng đưa kinh tế Việt Nam đi lên.
Nội dung của khóa luận này là xây dựng chuyến tour “Theo dấu chân vua Lý
dời đô từ cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long”. Có thể nói hai điểm du lịch
Ninh Bình và Hà Nội rất quen thuộc trong lịch trình của hầu hết các công ty du lịch.
Chính vì vậy cần phải tạo một tour mới mẻ thu hút được sự quan tâm của du khách.
Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội dự kiến sẽ diễn ra vào tháng
10-2010, là sự kiện trọng đại của Quốc gia thể hiện tình cảm, đạo lý uống nước nhớ
nguồn của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là dịp tri ân đối với các thế hệ cha ông đã có
công dựng nước và giữ nước, từ đó giáo dục truyền thống lịch sử yêu nước, cách
mạng, khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong các tầng lớp nhân dân; giới thiệu với bạn
bè năm châu về đất nước, con người, tiềm năng, thế mạnh, nền văn hoá của Việt
Nam. Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), nơi khởi phát, ghi dấu tích của 3 triều đại: Đinh,
tiền Lê, Lý; nơi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long, bởi vậy đây là một trong
những địa danh quan trọng diễn ra các sự kiện của Đại lễ. Đến thời điểm hiện nay,
công tác chuẩn bị cho Đại lễ tại Ninh Bình đã được UBND tỉnh chỉ đạo, giao cho Sở
Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức triển khai
thực hiện tốt, đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra. Công tác tuyên truyền được
Xây dựng tour “Theo dấu chân vua Lý dời đô 9

từ cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long”
Khóa luận tốt nghiệp – BK12 Nguyễn Tuyết Nhung
quan tâm, chú trọng. Đặc biệt, công tác tu bổ, tôn tạo di tích và xây dựng các công
trình hạ tầng phục vụ Đại lễ đã được chỉ đạo, đôn đốc thực hiện khẩn trương. Việc tu
bổ, xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm các công trình văn hoá, du lịch nằm trong vùng
bảo vệ đặc biệt Cố đô Hoa Lư; các công trình văn hoá du lịch có liên quan đến Đại
lễ: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu du lịch Tràng An; dự án nạo vét, xây kè, bảo
tồn cảnh quan sông Sào Khê; một số công trình giao thông và chỉnh trang đô thị
thành phố Ninh Bình. Không chỉ riêng tỉnh Ninh Bình mà thành phố Hà Nội cũng
đang khẩn trương tu bổ các di tích Thăng Long từ thời vua Lý Công Uẩn. Hiện tại
Hãng phim truyện Việt Nam đang bắt tay vào việc khởi quay bộ phim về việc dời đô
của Lý Công Uẩn. Các công ty du lịch với những tour thiết kế nhằm kỉ niệm đại lễ
Thăng Long 1000 năm với các điểm chính trong tour là Hà Nội và Ninh Bình.
Việc xây dựng tour “Theo dấu chân vua Lý dời đô từ cố đô Hoa Lư lên kinh
thành Thăng Long” và đưa vào hoạt động nhằm hướng tới kỉ niệm 1000 năm Thăng
Long, sẽ là một chuyến tour văn hóa, tìm về cội nguồn, xây dựng lên hành trình dời
đô của vua Lý từ cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long, giúp người dân Việt
Nam cũng như du khách nước ngoài hiểu hơn về lịch sử Việt Nam. Đồng thời việc
khai thác có hiệu quả các điểm du lịch trong chuyến tour này sẽ tạo cơ hội thu hút
vốn đầu tư trong và ngoài nước, đưa nền kinh tế địa phương đi lên.
Như tất cả các chuyến tour khác, mục tiêu chất lượng luôn là yếu tố quan trọng
và đặt lên hàng đầu. Hy vọng đây sẽ là sản phẩm du lịch mới góp phần thu hút nhiều
khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Hà Nội, Ninh Bình.
2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ đề tài.
2.1 Mục đích của đề tài :
- Vận dụng những kiến thức đã được học trong 5 năm tại khoa Du Lịch – Viện Đại
học Mở Hà Nội để xây dựng tour.
- Góp phần tạo nên tour mới lạ và phong phú đối với sự thu hút khách của Hà Nội
và Ninh Bình nói riêng, cũng như của du lịch Việt Nam nói chung.
Xây dựng tour “Theo dấu chân vua Lý dời đô 10

từ cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long”
Khóa luận tốt nghiệp – BK12 Nguyễn Tuyết Nhung
2.2 Giới hạn của đề tài:
Đề tài xây dựng tour du lịch theo dấu chân dời đô của vua Lý nên chỉ giới hạn
nghiên cứu trong phạm vi không gian các tỉnh, thành Hà Nội, Ninh Bình và Hà Nam,
mở rộng thêm sang tỉnh Bắc Ninh – quê hương của vua Lý với những di tích lịch sử
quan trọng liên quan đến triều đại nhà Lý.
2.3 Nhiệm vụ của đề tài:
- Tổng quan về cơ sở lí luận và những vấn đề lý thuyết về du lịch.
- Nguồn tài liệu về hành trình dời đô của vua Lý, từ đó xây dựng nội dung chi tiết
chương trình tour du lịch “Theo dấu chân vua Lý dời đô từ cố đô Hoa Lư lên kinh
thành Thăng Long”.
- Đưa ra giải pháp để thực hiện và phát triển chuyến tour.
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
- Du lịch và sản phẩm du lịch.
- Nguyên lý cơ bản trong việc xây dựng một tour mới.
- Các đối tượng về tự nhiên, nhân văn, kinh tế xã hội có liên quan để phát triển du
lịch tại Hà Nội và Ninh Bình.
3.2 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra thực địa:
Để thực hiện đề tài này, em đã tiến hành điều tra, khảo sát địa điểm Hà Nội,
Ninh Bình nhằm nghiên cứu tuyến đường của tour, đưa ra các giải pháp thích hợp và
hiệu quả nhất.
- Phương pháp thu thập và xử lí thông tin :
Khóa luận là kết quả của một quá trình thu thập và xử lí những tư liệu, thông
tin có liên quan đến hành trình dời đô của vua Lý qua các tỉnh, thành Ninh Bình, Hà
Nam, Hà Nội. Đó là những thông tin từ những giáo trình, báo chí, các đề tài nghiên
cứu, website của tỉnh Ninh Bình và thành phố Hà Nội, của Tổng Cục du lịch Việt
Nam.

Xây dựng tour “Theo dấu chân vua Lý dời đô 11
từ cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long”
Khóa luận tốt nghiệp – BK12 Nguyễn Tuyết Nhung
- Phương pháp tính toán học:
Khóa luận có sử dụng những phương pháp tính toán cơ bản trong phần tính giá
tour cũng như tính toán về mặt lợi ích kinh tế cho chương trình du lịch được xây
dựng. Phương pháp này cũng được vận dụng để thống kê lượng khách quốc tế và
nội địa hàng năm đến với Hà Nội và Ninh Bình
- Phương pháp dự báo:
Phương pháp này rất quan trọng đối với người thiết kế tour để có thể dự đoán
những thay đổi, xu hướng của ngành du lịch. Đây là cơ sở để xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng tại điểm Hà Nội, Ninh Bình cho phù hợp với những nhu
cầu của du khách và nhu cầu phát triển du lịch.
4. Những vấn đề đề xuất của Khóa luận.
- Tổng hợp, kiểm kê lại có chọn lọc các dạng tài nguyên du lịch và phân tích
hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng tại các tỉnh, thành trong phạm vi nghiên cứu để
phục vụ việc xây dựng tour du lịch.
- Xây dựng một chương trình mới và có tính ứng dụng thực tiễn.
5. Kết cấu của Khóa luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục tham khảo và phụ lục, nội dung chính
của Khóa luận được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Một số nội dung lý thuyết phục vụ đề tài xây dựng tour du lịch.
Chương 2: Cơ sở hình thành tour “Theo dấu chân vua Lý dời đô từ cố đô Hoa Lư
lên kinh thành Thăng Long”.
Chương 3: Xây dựng tour du lịch và một số giải pháp, khuyến nghị góp phần khai
thác hiệu quả tour.
Xây dựng tour “Theo dấu chân vua Lý dời đô 12
từ cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long”
Khúa lun tt nghip BK12 Nguyn Tuyt Nhung
Chơng 1: một số nội dung lý thuyết phục vụ

đề tài xây dựng tour du lịch
1.1 Cỏc vn v du lch v tour du lch:
1.1.1 Cỏc khỏi nim chung :
1.1.1.1 nh ngha :
Thi c i, con ngi ó cú quỏ trỡnh giao lu kinh t v vn húa. Nhu cu tỡm
hiu, tham quan v c ngh ngi ó xut hin m trc ht giai cp quý tc, ri ti
cỏc thng gia. Hng nghỡn nm trc cụng nguyờn c dõn Ai Cp, Lng H, n
, Trung Quc ó thc hin cỏc chuyn hnh hng n cỏc n, chựa, lng tm
trong nhng l hi tụn giỏo. Nhng chuyn i di ngy, thm chớ hng thỏng v cỏch
xa ni ca h ó dn ti vic xut hin nhng ni n dnh cho ngi hnh
hng.
Ngoi cỏc loi hỡnh du lch ch yu nh buụn bỏn ca cỏc thng gia, gii trớ
ca giai cp quý tc thỡ du lch th thao cng ó c xut hin m tiờu biu l Hi
Lp c i vi s ra i ca th vn hi Olympic nm 700 TCN. Du lch cha bnh
bng nc khoỏng t nhiờn ó c xut hin v ph bin nhiu ni nh Trung
Quc, n , La Mó. Ngay thi kỡ ny, du lch ó tr thnh mt hin tng xó hi
m cỏc nh trit hc, nh th, nh vn ht sc quan tõm v coi hot ng gii trớ l
cn thit i vi cng ng v ngi dõn lao ng.
Ngy nay khi cuc sng con ngi c nõng cao, h sng trong thi i ca
tri thc, khoa hc. H thng quyt nh i du lch trong qu thi gian ri gii
ta nhng cng thng ca cụng vic v cuc sng thng ngy. Chớnh vỡ vy trờn
phm vi th gii, du lch ó tr thnh nhu cu khụng th thiu c trong i sng
kinh t, vn húa, xó hi. Hot ng du lch ang c phỏt trin mt cỏch mnh m
v tr thnh mt ngnh kinh t quan trng nhiu quc gia trờn th gii.
Xõy dng tour Theo du chõn vua Lý di ụ 13
t c ụ Hoa L lờn kinh thnh Thng Long
Khóa luận tốt nghiệp – BK12 Nguyễn Tuyết Nhung
Du lịch chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của con người. Vậy du
lịch là gì? Theo điều 4 Luật du lịch Việt Nam quy định: “Du lịch là các hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình

nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng
thời gian nhất định”.
Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) định nghĩa du lịch gồm những loại hình sau:
• Du lịch vào trong nước (Inbound Tourism): Khách du lịch từ một nước đi du
lịch đến nước sở tại . Tour Operator là người phát triển và thực hiện các tour cho
khách nước ngoài đến thăm quan nước sở tại.
• Du lịch ra nước ngoài (Outbound Tourism): Khách du lịch trong nước đi du
lịch ra nước ngoài.
• Du lịch nội địa (Domestic Tourism): Cư dân của một nước đi tham quan các
điểm du lịch trên đất nước của mình.
1.1.1.2 Khách du lịch:
Theo điều 4 Luật du lịch Việt Nam quy định: Khách du lịch là người đi du lịch
hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu
nhập ở nơi đến.
Theo tổ chức du lịch Thế giới (WTO) quy định khách du lịch gồm khách du
lịch quốc tế và khách du lịch nội địa:
• Khách du lịch quốc tế: Là người lưu trú ít nhất một đêm nhưng không quá
một năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú. Du khách có thể đến với
nhiều lý do khác nhau nhưng phải với mục đích làm việc và không lĩnh lương ở nơi
đến.
• Khách du lịch nội địa: Là người đang sống trong một quốc gia, không phân
biệt quốc tịch đi đến nơi khác trong quốc gia đó (khác nơi thường trú), trong khoảng
Xây dựng tour “Theo dấu chân vua Lý dời đô 14
từ cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long”
Khóa luận tốt nghiệp – BK12 Nguyễn Tuyết Nhung
thời gian ít nhất là 24h và không quá một năm với mục đích không phải làm việc để
lĩnh lương.
Điều 34 Luật du lịch Việt Nam quy định: Khách du lịch gồm khách du lịch nội
địa và khách du lịch quốc tế.
• Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú

tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
• Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường
trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
1.1.2 Điểm du lịch, tuyến du lịch :
1.1.2.1 Khái niệm và phân loại tour du lịch :
 Định nghĩa tour du lịch:
Tour du lịch là một sản phẩm hình thành từ sự kết hợp của nhiều yếu tố, thành
phần khác nhau. Đó là chuyến đi được chuẩn bị trước bao gồm tham quan một hoặc
nhiều điểm du lịch và quay trở về nơi khởi hành và bao gồm các dịch vụ vận
chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan và các dịch vụ khác.
(Quy chế quản lí lữ hành, Tổng cục du lịch Việt Nam)
 Các loại tour du lịch:
- Tour du lịch đơn lẻ (Local tour): Là một chương trình được cung cấp cho
khách du lịch thường bao gồm: các dịch vụ vận chuyển, vé vào cửa và thuyết minh
hướng dẫn tại điểm đến tham quan, thường kéo dài không hơn một ngày, bị giới hạn
về mặt địa lý thường là tại một điểm du lịch, một thành phố và vùng lân cận. [6, 5]
- Tour du lịch trọn gói (Package tour): Là các dịch vụ được cung cấp trong lịch
trình của khách du lịch thường bao gồm việc vận chuyển, lưu trú, đi lại và tham
quan ở một hay nhiều nước, không giới hạn đối với khu vực địa lý hay các thành phố
thường kéo dài từ hai ngày trở lên. [6, 5]
Xây dựng tour “Theo dấu chân vua Lý dời đô 15
từ cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long”
Khóa luận tốt nghiệp – BK12 Nguyễn Tuyết Nhung
- Tour du lịch độc lập (Independent tour): Là dạng tour được thiết kế theo yêu
cầu của khách hàng do nhân viên tư vấn du lịch thực hiện để đáp ứng một nhu cầu
riêng biệt của một cá nhân hay một gia đình. Trong đó bao gồm ít nhất là 2 trong số
các yếu tố sau: vận chuyển, nơi lưu trú, đi lại có hoặc không có phí tham quan, trong
khoảng thời gian trên 24 giờ, tại nơi mà khách du lịch không đi theo đoàn.
Đây là dạng kết hợp giữa việc đi du lịch tự do và một số lợi thế của tour du lịch

trọn gói. Du khách có thể lựa chọn chương trình theo ý riêng của mình và được cán
bộ chuyên nghiệp sắp xếp theo một chương trình đảm bảo độ tin cậy cũng như bao
gồm toàn bộ các ưu thế của một chương trình trọn gói nhưng vẫn mang tính khác
biệt đặc trưng. [6, 10]
1.1.2.2 Đặc điểm của tour du lịch
• Chương trình du lịch là một sản phẩm vô hình: không thể nhìn thấy, chạm
vào hay miêu tả nó khi chưa tham gia vào thay vào đó người thiết kế tour sẽ xây
dựng một tập brochure, các trang web cũng được xây dựng để giới thiệu sản phẩm
bằng lời và thông qua hình ảnh.
• Chất lượng của chuyến du lịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như:
tiêu chuẩn phòng khách sạn, hiệu quả của việc vận chuyển, thái độ và trình độ của
hướng dẫn viên… một chuyến tour trọn gói luôn nằm trong mối quan hệ không thể
tách rời với các sản phẩm của các ngành dịch vụ có liên quan khác.
• Những chuyến du lịch là những sản phẩm dễ “hỏng”: nếu nó không được sử
dụng tại một thời điểm xác định, ngày khởi hành theo chương trình đã định trước,
thì nó sẽ bị mất đi vĩnh viễn.
• Chương trình du lịch là phương tiện căn bản để nối khách du lịch với một
điểm du lịch đã được lựa chọn.
Xây dựng tour “Theo dấu chân vua Lý dời đô 16
từ cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long”
Khóa luận tốt nghiệp – BK12 Nguyễn Tuyết Nhung
• Chương trình du lịch là một sản phẩm thay đổi linh hoạt tùy theo ý thích.
Khách du lịch hoàn toàn có thể lựa chọn trước một chuyến đi nghỉ hoặc thương
lượng giảm giá và mua một chuyến đi với giá rẻ hơn. [6, 6-7]
1.1.3 Các bộ phận cấu thành nên tour du lịch:
 Dịch vụ:
- Dịch vụ vận chuyển: các phương tiện vận chuyển bao gồm trong chuyến tour
thay đổi tùy theo địa điểm khởi hành và điểm tham quan cũng như lịch trình của
chuyến tour. Chúng có thể là máy bay, ô tô, xe đạp, tàu hỏa, thuyền… Lựa chọn
phương tiện vận chuyển phù hợp với địa hình điểm du lịch.

- Dịch vụ lưu trú, ăn uống: đảm bảo cho du khách những nhu cầu cơ bản của
sinh hoạt như nơi ăn, chốn ở trong suốt quá trình diễn ra tour du lịch. Nơi lưu trú là
nhân tố quyết định trong việc đánh giá chất lượng của chuyến tour, nó có thể là
khách sạn, nhà nghỉ, trại, hoặc trên thuyền… Bữa ăn thường là yếu tố tự chọn của
chuyến tour, các loại bữa ăn khác nhau cũng là yếu tố so sánh và lựa chọn đối với
khách du lịch để có thể lựa chọn một bữa ăn mà mình ưa thích.
- Dịch vụ vui chơi, giải trí: là việc tổ chức các hoạt động tham quan, vui chơi
giải trí tại các trung tâm, các khu vui chơi giải trí. Dịch vụ này tạo ra các khoảng
thời gian thư giãn, thoải mái cho du khách.
- Dịch vụ mua sắm: nảy sinh trong mỗi chuyến tour, nó không chỉ thỏa mãn
nhu cầu mua sắm đồ lưu niệm cho du khách, đem lại lợi nhuận không nhỏ cho điểm
đến mà còn là một hình thức giải trí tích cực không kém các dịch vụ vui chơi, giải
trí.
- Dịch vụ trung gian và dịch bổ sung: là việc kết hợp các sản phẩm đơn lẻ khác
nhau lại thành một sản phẩm trọn gói.
Xây dựng tour “Theo dấu chân vua Lý dời đô 17
từ cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long”
Khóa luận tốt nghiệp – BK12 Nguyễn Tuyết Nhung
 Tài nguyên du lịch:
Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử cùng các thành phần
của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc tạo ra các
dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực cũng như khả
năng lao động và sức khỏe của con người. [14, 12]
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân
văn đang được khai thác và chưa được khai thác:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí
hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục
đích du lịch. (Điều 13 Luật du lịch Việt Nam).
Đối với hoạt động du lịch, đặc điểm hình thái của địa hình có sức hấp dẫn khai
thác cho du lịch. Khách du lịch thường ưa thích những nơi có phong cảnh đẹp, đa

dạng, những vùng có nhiều đồi núi, tạo ra một không gian thoáng đãng. Ngoài các
dạng địa hình chính là núi đồi và đồng bằng thì dạng địa hình Karsto và kiểu địa
hình ven bờ biển có giá trị rất lớn cho du lịch, thu hút phần lớn các khách du lịch.
Khí hậu cũng được coi là một tài nguyên du lịch. Điều kiện khí hậu có ảnh
hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch như bão, lốc, lũ lụt làm cản trở tới kế
hoạch du lịch. Đồng thời khí hậu cũng là yếu tố quyết định nên tính mùa vụ của du
lịch, hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm hay chỉ một vài tháng phụ thuộc
vào điều kiện khí hậu: du lịch cả năm (du lịch chữa bệnh ở suối khoáng), du lịch
mùa đông (du lịch trên núi), du lịch mùa hè (du lịch biển).
Tài nguyên nước phục vụ du lịch bao gồm nước trên mặt và nước dưới đất,
nước khoáng. Đối với du lịch, tài nguyên nước trên mặt có ý nghĩa to lớn bao gồm
mạng lưới sông ngòi, ao hồ… tạo ra cảnh quan thiên nhiên và cung cấp nguồn nước
ngọt phục vụ cho hoạt động du lịch. Nguồn nước khoáng có giá trị cho du lịch an
dưỡng và chữa bệnh.
Xây dựng tour “Theo dấu chân vua Lý dời đô 18
từ cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long”
Khóa luận tốt nghiệp – BK12 Nguyễn Tuyết Nhung
Hệ động thức vật phong phú hình thành nên các khu bảo tồn thiên nhiên, các
vườn quốc gia và các loại hình du lịch sinh thái.
- Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá,
văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao
động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể
được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. (Điều 13 Luật du lịch Việt Nam).
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm:
Các di tích lịch sử - văn hóa là tài sản văn hóa quý giá của mỗi địa phương, mỗi
dân tộc, mỗi đất nước và của cả nhân loại. Di tích lịch sử - văn hóa góp phần tạo nên
các tour du lịch văn hóa, có sức hấp dẫn đối với du khách.
Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú,
một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc.
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa với du lịch là các tập tục

lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt, về kiến trúc cổ, các
nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc…
Các đối tượng văn hóa – thể thao và hoạt động nhận thức khác cũng thu hút
khách du lịch đến với mục đích tham quan, nghiên cứu.
 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật: [13, 85-89]
- Cơ sở hạ tầng: có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh du lịch. Về phương
diện này, mạng lưới và phương tiện giao thông là những nhân tố quan trọng hàng
đầu. Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế, nhưng cũng có các
phương tiện giao thông du lịch được sản xuất và sử dụng chủ yếu phục vụ nhu cầu
du lịch (ôtô, tàu thủy, máy bay đặc biệt, đường dây cáp…). Chúng được tách ra như
một bộ phận của cơ sở hạ tầng du lịch. Ngay các phương tiện gia thông dùng cho
khách nghỉ đêm cũng có thể xếp vào bộ phận này.
Xây dựng tour “Theo dấu chân vua Lý dời đô 19
từ cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long”
Khóa luận tốt nghiệp – BK12 Nguyễn Tuyết Nhung
Thông tin liên lạc là một bộ phận quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt động
du lịch. Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước
và quốc tế. Nhu cầu thông tin liên lạc là những nhu cầu trao đổi các dòng tin tức
khác nhau của xã hội, được thỏa mãn bằng nhiều loại hình thông tin khác nhau.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du
lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ
du lịch như thương nghiệp, dịch vụ… trong đó có cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú;
mạng lưới cửa hàng thương nghiệp; cơ sở thể thao; cơ sở y tế; các công trình phục
vụ hoạt động thông tin văn hóa; cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác. Việc đánh
giá cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được căn cứ vào 3 loại tiêu chuẩn chủ yếu:
+ Đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi du lịch.
+ Đạt hiệu quả kinh tế tối ưu trong quá trình xây dựng và khai thác cơ sở vật
chất kỹ thuật.
+ Thuận tiện cho việc đi lại của khách từ các đến.
1.1.4 Các loại hình du lịch

1.1.4.1 Dựa vào nhu cầu của du khách và khả năng đáp ứng về tài nguyên và
các điều kiện dịch vụ liên quan:
 Du lịch văn hóa: Loại hình du lịch này nhằm thỏa mãn nhu cầu mở rộng sự
hiểu biết văn hóa, nghệ thuật thông qua các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc,
hội họa, các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt,
các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc…
 Du lịch lịch sử: Giới thiệu cho khách về lịch sử của một dân tộc qua việc đưa
khách đến nơi ghi dấu các sự kiện lịch sử, các viện bảo tàng lịch sử, cách mạng.
 Du lịch sinh thái: Là loại hình du lịch thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu và hòa mình
vào thiên nhiên ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên của du khách. Loại
Xây dựng tour “Theo dấu chân vua Lý dời đô 20
từ cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long”
Khóa luận tốt nghiệp – BK12 Nguyễn Tuyết Nhung
hình du lịch này thân thiện với môi trường, có trách nhiệm tới những vùng thiên
nhiên là tài nguyên du lịch.
 Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: Loại hình du lịch này giúp con người thỏa mãn
nhu cầu nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần. Do vậy loại hình du
lịch này có tác dụng giải trí, giúp con người thư giãn và bứt con người ra khỏi sự
căng thẳng của công việc thường ngày.
 Du lịch thể thao: Loại hình du lịch này nhằm thảo mãn lòng say mê thể thao
của con người. Nó gắn với sở thích của du khách về một loại hình thể thao nào đó
như: bơi lội, leo núi, săn bắn, câu cá, lươt ván hay chuyến chuyến du lịch tham dự
các lễ hội thể thao như Olympic, Seagames…
 Du lịch chữa bệnh: Loại hình du lịch này nhằm thỏa mãn nhu cầu điều trị một
số bệnh nào đó của du khách (thể chất hoặc tinh thần). Loại hình du lịch này gắn với
việc chữa bệnh và nghỉ ngơi tại các trung tâm chữa trị bệnh, được xây dựng ở các
khu vực địa lý thích hợp như nơi có nguồn nước nóng, khí hậu ôn hòa.
 Du lịch thăm hỏi: Loại hình này nảy sinh do nhu cầu giao lưu xã hội như
thăm hỏi bà con, bạn bè, dự lễ cưới…
 Du lịch tôn giáo: Loại hình này nhằm thảo mãn nhu cầu tín ngưỡng của du

khách. Du khách thuộc các tín ngưỡng khác nhau có thể thăm viếng các lễ hội , di
tích tôn giáo khác nhau.
 Du lịch hoài niệm: Đáp ứng nhu cầu khách du lịch đến nơi trước kia mình
từng sống với những quãng đời nhiều kỉ niệm hoặc nơi ông bà cha mẹ từng sống.
 Du lịch cuối tuần: Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của người lao động sau
một tuần làm việc vất vả.
 Du lịch hội nghị (MICE): Đây là loại hình du lịch mới phát triển, khách du
lịch hội nghị thường được đảm bảo đầy đủ các phương tiện vật chất, khả năng thanh
toán rất cao vì thường được bao cấp.
Xây dựng tour “Theo dấu chân vua Lý dời đô 21
từ cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long”
Khóa luận tốt nghiệp – BK12 Nguyễn Tuyết Nhung
1.1.4.2 Dựa vào đặc điểm địa lý tự nhiên và xã hội nơi du lịch : [10, 10-11]
 Du lịch biển: chủ yếu là tắm biển, tắm nắng, bơi lội, lướt ván hay lặn.
 Du lịch núi: Đi du lịch đến những vùng núi không khí trong lành và cảnh
quan đẹp. Gắn với loại hình du lịch này là các hoạt động giải trí như leo núi, săn
bắn…
 Du lịch nông thôn: Tìm hiểu về các miền quê thanh bình, yên ả để thay đổi
không khí, để biết thêm về nếp sinh hoạt của người nông dân.
 Du lịch tham quan thành phố: Loại hình này thường thu hút dân vùng khác
tới tham quan. Gắn với nó là các hoạt động tham quan bảo tàng, dự hòa nhạc, thăm
nhà máy hay đi mua sắm…
1.1.4.3 Dựa vào thời gian của cuộc hành trình du lịch: [13, 104]
 Du lịch ngắn ngày: Thường kéo dài đến 3 ngày và lưu trú từ 1 đến 3 đêm.
Hoặc du lịch trong ngày, ngắn hơn du lịch cuối tuần, kéo dài 1 ngày và không ngủ
qua đêm.
 Du lịch dài ngày: Thường vào kì nghỉ phép năm hay những kì nghỉ đông,
nghỉ hè. Du lịch loại này kéo dài vài tuần, thực hiện các chuyến đi thăm những địa
điểm lịch sử ở xa, du lịch nghỉ ngơi hay du lịch văn hóa.
1.1.4.4 Dựa vào hình thức tổ chức chương trình du lịch: [13, 105]

 Du lịch tổ chức theo đoàn: Chuẩn bị chương trình từ trước hay thông qua các
tổ chức du lịch (đại lý du lịch, tổ chức công đoàn…). Mỗi thành viên được thông
báo trước chương trình chuyến đi.
 Du lịch cá nhân: Cá nhân tự định ra tuyến hành trình, kế hoạch lưu trú, địa
điểm và ăn uống tùy nghi.
1.2 Quy trình xây dựng một chương trình du lịch trọn gói [6, 50]
Chương trình du lịch (Tour Programme) là lịch trình của chuyến du lịch bao
gồm lịch trình từng buổi, từng ngày, hạng khách sạn khách lưu trú, loại phương tiện
Xây dựng tour “Theo dấu chân vua Lý dời đô 22
từ cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long”
Khóa luận tốt nghiệp – BK12 Nguyễn Tuyết Nhung
vận chuyển, giá bán chương trình, các dịch vụ miễn phí… (Giáo trình quản trị kinh
doanh lữ hành trường đại học Kinh tế quốc dân, 1998).
Chương trình du lịch khi được xây dựng cần phải đảm bảo những yêu cầu chủ
yếu như tính khả thi, phù hợp với nhu cầu của thị trường, đáp ứng những nhu cầu
của thị trường, đáp ứng những mục tiêu của công ty lữ hành và quan trọng nhất là có
sức lôi cuốn thúc đẩy khách du lịch ra quyết định mua chương trình. Để đạt được
những yêu cầu đó, các chương trình du lịch được xây dựng theo quy trình gồm các
bước sau đây:
1. Nghiên cứu nhu cầu của thị trường (khách du lịch)
2. Nghiên cứu khả năng đáp ứng: tài nguyên, các nhà cung cấp du lịch, mức
độ cạnh tranh trên thị trường…
3. Xác định khả năng và vị trí của công ty lữ hành
4. Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch
5. Giới hạn quỹ thời gian và mức giá tối đa
6. Xây dựng tuyến hành trình cơ bản, bao gồm những điểm du lịch chủ yếu,
bắt buộc của chương trình
7. Xây dựng phương án vận chuyển
8. Xây dựng phương án lưu trú ăn uống
9. Những điều chỉnh nhỏ, bổ sung tuyến hành trình. Chi tiết hóa chương trình

với những hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí…
10. Xác định giá thành và giá bán của chương trình
11. Xây dựng những quy định của chương trình du lịch
 Một số điểm cần chú ý khi xây dựng chương trình du lịch [6, 51]
Khi xây dựng chương trình du lịch phải chú ý tới các nguyên tắc chủ yếu sau
đây:
Xây dựng tour “Theo dấu chân vua Lý dời đô 23
từ cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long”
Khóa luận tốt nghiệp – BK12 Nguyễn Tuyết Nhung
- Chương trình phải có tốc độ thực hiện hợp lý. Các hoạt động không nên quá
nhiều gây mệt mỏi. Trừ trường hợp bắt buộc, việc di chuyển phải phù hợp với khả
năng chịu đựng về tâm lý, sinh lý của du khách. Cần có thời gian nghỉ ngơi thích
hợp, hơn nữa cần để lại ấn tượng tốt trong lòng du khách để họ trở thành “người
quảng cáo” tự nhiên cho chương trình và công ty.
- Đa dạng hóa các loại hình hoạt động, tránh sự đơn điệu tạo cảm giác nhàm
chán cho du khách.
- Chú ý tới các hoạt động đón tiếp đầu tiên và các hoạt động đưa tiễn cuối cùng.
- Các hoạt động vào các buổi tối trong chương trình.
- Trong những điều kiện cho phép, có thể đưa ra các chương trình tự chọn cho
du khách. Có khá nhiều phương pháp để xây dựng và cài đặt các chương trình tự
chọn (Optional tour). Trong một khoảng thời gian (một ngày, một buổi) nào đó của
chương trình, khách có thể tự chọn một trong các chương trình được tổ chức, ví dụ:
Tham quan chùa, đi chợ, hoặc xem biểu diễn nghệ thuật… Nói chung thì chương
trình tự chọn thường được tính vào mức giá trọn gói của cả chương trình. Tuy nhiên
cũng có những chương trình tự chọn (thường kéo dài trong một ngày) tách ra khỏi
các chương trình này, khách du lịch khi mua các chương trình tự chọn này mặc
nhiên là họ đã kéo dài thời gian đi du lịch.
- Phải có sự cân đối giữa khả năng về thời hạn, tài chính… của khách với nội
dung và chất lượng của chương trình. Đảm bảo sự hài hòa giữa mục đích kinh doanh
của công ty với yêu cầu du lịch của du khách.

Một tuyến hành trình hoàn chỉnh là khi đọc lên du khách đã có thể cảm nhận
được sự lôi cuốn hấp dẫn và yên tâm khi mọi chi tiết dù là nhỏ nhất cũng đã được
cân nhắc.
Xây dựng tour “Theo dấu chân vua Lý dời đô 24
từ cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long”
Khóa luận tốt nghiệp – BK12 Nguyễn Tuyết Nhung
 Các quy định của một chương trình du lịch: [10, 17]
Các quy định của một chương trình du lịch có mục đích hướng dẫn, giúp đỡ
khách hiểu biết thêm về hình thức tổ chức, cách thức đăng ký tại chỗ cũng như nội
dung chương trình. Đồng thời, những quy định này mang ý nghĩa pháp lý như những
điều khoản về trách nhiệm của công ty lữ hành cũng như của khách du lịch. Nội
dung của các quy định của chương trình du lịch mang tính chất truyền thống, mặc
dù các điều khoản cụ thể phụ thuộc vào mức giá, thời gian, tính chất của từng
chương trình du lịch. Theo thông lệ thì các quy định của một chương trình du lịch
trọn gói bao gồm những điểm chủ yếu sau đây:
• Nội dung, mức giá của chương trình du lịch.
• Những quy định về giấy tờ, visa, hộ chiếu.
• Những quy định về vận chuyển.
• Những quy định về đăng ký đặt chỗ, tiền đặt trước, chế độ phạt khi hủy bỏ,
hình thức và thời hạn thanh toán.
• Trách nhiệm của công ty lữ hành.
• Các trường hợp bất khả kháng.
1.3 Xác định giá bán và các quy định của một chương trình du lịch:
1.3.1 Chiến lược giá: [7, 37-40]
Giá là một trong những biến dễ thấy nhất đối với du khách, do tổ chức du lịch
vùng kiểm soát và giá cũng là một trong những yếu tố linh hoạt nhất của hỗn hợp
marketing gồm giá cả (price), sản phẩm (product), địa điểm (place) và xúc tiến bán
hàng (promotion).
Xác định các mục tiêu định giá:
• Tối đa hóa lợi nhuận: Đặt giá để đạt được lượng thặng dư lớn nhất. Lượng

thặng dư được hiểu là chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.
Xây dựng tour “Theo dấu chân vua Lý dời đô 25
từ cố đô Hoa Lư lên kinh thành Thăng Long”

×