Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Nghiên cứu, đánh giá hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững và đề xuất khả năng áp dụng trong quá trình thực hiện Chương trình nghị sự 21 ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 139 trang )


ii



MỤC LỤC


Lời cảm ơn
i
Mục lục
ii
Phụ lục
vi
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
vii
Danh mục các bảng
viii
Danh mục các hình vẽ
ix



PHẦN MỞ ĐẦU
1
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
1
2. Mục tiêu nghiên cứu
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3


4. Phương pháp nghiên cứu
3
4.1. Phương pháp tổng quan, phân tích, đánh giá tài liệu thứ cấp
3
4.2. Các phương pháp điều tra định tính và định lượng
4
4.3. Phương pháp SWOT
5
4.4. Phương pháp DPSIR
6
5. Tình hình nghiên cứu đề tài
7
6. Kết cấu luận văn
8


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG



9
1.1. Quá trình thực hiện phát triển bền vững
9
1.1.1. Lịch sử và sự hình thành phát triển bền vững
9

iii
1.1.2. Khái niệm và tiến trình thực hiện phát triển bền vững
10

1.2. Cơ sở khoa học xây dựng hệ thống chỉ tiêu PTBV
13
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan về PTBV
13
1.2.2. Lịch sử ra đời các chỉ số phát triển bền vững
17
1.2.3. Các thuật ngữ liên quan đến chỉ tiêu PTBV
19


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PTBV
22
2.1. Thực trạng và xuất phát điểm của CTNS21 Việt Nam
22
2.1.1 Thực trạng phát triển kinh tế ở Việt Nam
22
2.1.2. Tiến trình xây dựng và thực hiện CTNS 21của Việt Nam
24
2.1.3. Mục tiêu, nguyên tắc chủ yếu và những lĩnh vực ưu tiên trong
tiến trình thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam
26
2.1.4. Ý nghĩa của các chỉ tiêu PTBV
27
2.2. Các giai đoạn và cách tiếp cận của Liên Hợp Quốc nhằm
xây dựng các chỉ tiêu phát triển bền vững
28
2.2.1. Giai đoạn 1 (5/1995-8/1996)
28

2.2.2. Giai đoạn 2 (5/1996-12/1998)
29
2.2.3. Giai đoạn 3 (1/ 1999 - 12/ 2000)
30
2.3. Các chỉ tiêu cơ bản về PTBV
36
2.4. Kinh nghiệm xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV của các nước Châu Á
39
2.4.1. Xây dựng và thực hiện chỉ tiêu PTBV ở Trung Quốc
39
2.4.2. Xây dựng và thực hiện chỉ tiêu PTBV ở Thái Lan
40
2.4.3. Xây dựng và thực hiện chỉ tiêu PTBV ở Malaysia
41
2.4.4. Xây dựng và thực hiện chỉ tiêu PTBV ở Indonesia
42
2.4.5. Xây dựng và thực hiện chỉ tiêu PTBV ở Philippin
43
2.4.6. Nhận xét về nhóm chỉ tiêu các nước đang Phát triển
44
2.5. Kinh nghiệm xây dựng chỉ tiêu PTBV ở một số nước khác
44

iv
2.5.1 Kinh nghiệm ở Thụy Điển
44
2.5.2 Kinh nghiệm ở Đức
46
2.5.3 Kinh nghiệm ở Tây Ban Nha
47

2.5.4 Kinh nghiệm ở Canada
48
2.5.5. Kinh nghiệm ở Hoa Kỳ
48
2.5.6. Kinh nghiệm ở Vương Quốc Anh
49
2.5.7. Kinh nghiệm ở Mêhicô
51
2.5.8. Kinh nghiệm ở Achentina
51
2.5.9. Kinh nghiệm ở Camerun
52
2.5.10.Nhận xét về những kinh nghiệm PTBV ở một số nước trên
thế giới
52


CHƯƠNG 3
XÂY DỰNG VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CÁC CHỈ TIÊU PTBV
TRONG TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM
58
3.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu PTBV ở
Việt Nam
58
3.1.1. Nguyên tắc xây dựng chỉ tiêu
58
3.1.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu xây dựng chỉ tiêu
62
3.1.2.1 Phương pháp luận
62

3.1.2.2. Áp dụng cụ thể các chỉ tiêu PTBV
71
3.2. Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu PTBV ở Việt Nam
73
3.2.1. Nội dung các chỉ tiêu PTBV
73
3.2.1.1. Chỉ tiêu PTBV về kinh tế
74
3.2.1.2. Chỉ tiêu PTBV về xã hội
76
3.2.1.3. Chỉ tiêu PTBV về tài nguyên - môi trường
80
3.2.1.4. Lĩnh vực thể chế
82
3.3. Hệ thống cơ sở dữ liệu các chỉ tiêu PTBV
86
3.3.1. Hiện trạng hệ thống thống kê chỉ tiêu PTBV
86

v
3.3.2 Đề xuất cơ chế xây dựng cơ sở dữ liệu PTBV
88
3.4. Đề xuất áp dụng các chỉ tiêu PTBV
88
3.4.1. Biện pháp thực hiện
88
3.4.2. Giám sát và báo cáo đánh giá
91
3.4.2.1. Giám sát
91

3.4.2.2. Báo cáo đánh giá
92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
93
Kết luận
93
Kiến nghị
95
TÀI LIỆU THAM KHẢO

97

Tiếng Việt
97
Tiếng Anh
98



















vii






DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADB
Ngân hàng phát triển châu Á
CTNS21
Chương trình Nghị sự 21
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
HDI
Chỉ số phát triển con người
KCN
Khu công nghiệp
KCX
Khu chế xuất
ODA
Viện trợ phát triển chính thức
OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
PPP
Ngang giá sức mua
PTBV
Phát triển bền vững
UNCSD
Uỷ ban Phát triển bền vững của Liên hợp Quốc
ESCAP
Uỷ ban Kinh tế xã hội Châu Á và Thái bình dương
VA21
Văn phòng Phát triển bền vững
WB
Ngân hàng Thế giới










viii





DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1: Chỉ số HDI của một số nước năm 2005
23
Bảng 2.2: Các nước tham gia thử nghiệm xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV
30
Bảng 2.3: Khuôn khổ các vấn đề chính do UNCSD đề xuất
33
Bảng 2.4: Sự lựa chọn các chỉ tiêu của UNCSD bởi các nước thử nghiệm
37
Bảng 2.5: Biểu đồ thời gian của các chiến lược PTBV quốc gia
56
Bảng 2.6: So sánh những nội dung, mục tiêu triển khai về PTBV
57
Bảng 3.1: Những chỉ tiêu dùng cho PTBV môi trường
64
Bảng 3.2. Tổng hợp các chỉ tiêu PTBV của Việt Nam
83

















ix



DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Mục đích xây dựng chỉ tiêu phát triển bền vững
28
Hình 3.1. Mô hình chỉ tiêu A, B, C
67
Hình 3.2. Mô hình phát triển bền vững
69
Hình 3.3 Mô hình đánh giá sự tiến bộ bền vững
70
Hình 3.4 Kim tự tháp hành động
70
Hình 3.5 Minh họa phương pháp xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV
73







1



PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Theo quy luật của sự phát triển nhân loại thì dân số phát triển dẫn đến nhu cầu về vật
chất gia tăng làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt. Con người đang phải
đương đầu với những khó khăn và chịu tác động bởi tình trạng ô nhiễm môi trường,
thiên tai lũ lụt và các bệnh lạ phát sinh, nhiều loài sinh vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt
chủng. Nghiêm trọng hơn nữa là chúng ta phải đối mặt với hiện tượng nóng lên của trái
đất và sự dâng cao của mực nước biển dẫn đến sự xâm mặn và ảnh hưởng tới nông
nghiệp và cuộc sống của con người. Thực tế hiện nay cho thấy xã hội loài người đang
phát triển không lâu bền, thế hệ hiện tại đang lo cho sự tồn tại của mình và thế hệ
tương lai.
Loài người đã từng có quan niệm rằng sự tăng trưởng về kinh tế là thước đo cơ bản cho
sự phát triển. Hàng trăm năm nay, quá trình phát triển của nhân loại tuân theo quan điểm
đó. Song, trong quá trình phát triển, xung đột giữa con người với con người và con người
với tự nhiên ngày càng và trở nên gay gắt hơn. Những năm gần đây, con người mới
nhận thức được rằng tăng trưởng kinh tế không phản ánh được một cách toàn diện
mục tiêu phát triển của con người, cộng đồng, quốc gia và thế giới. Do vậy, con
người cần phải cải thiện mối quan hệ với thiên nhiên theo hướng sống gần gũi và
hoà hợp với thiên nhiên, thân thiện với môi trường, bảo vệ môi trường phải được
lồng ghép và gắn kết quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Trong Báo cáo của Hội
đồng thế giới về Môi trường và Phát triển năm 1997 cho rằng nếu không có thái độ
tích cực giúp củng cố năng lực chịu đựng của hệ sinh thái toàn cầu, thì tương lai
chung của loài người sẽ bị đe doạ.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển, được tổ
chức năm 1992 ở Rio de Janeiro (Braxin), các nhà khoa học cùng với các chính trị
gia từ 179 nước tham gia đã thống nhất về quan điểm PTBV, coi đó là trách nhiệm
chung của của toàn nhân loại và đồng thuận thông qua tuyên bố Rio gồm 27 nguyên
tắc cơ bản về PTBV và CTNS21. CTNS21 toàn cầu đưa ra 2.500 khuyến nghị hành





2


động, đề xuất chính sách và biện pháp để chống đói nghèo, bảo vệ khí quyển, đại
dương, đa dạng sinh học và phát triển nông nghiệp bền vững. Mục tiêu chủ đạo của
CTNS21 là đạt được sự phát triển hài hoà cả ba mặt kinh tế-xã hội-môi trường để
đáp ứng nhu cầu về vật chất, văn hoá, tinh thần của thế hệ hiện tại, nhưng không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Mười năm sau,
tại Hội nghị thượng đỉnh về PTBV năm 2002 tại Johanesburg (Nam Phi) đã công bố
kế hoạch thực hiện PTBV toàn cầu, thúc đẩy tiến trình thực hiện Chương trình
Nghị sự 21. Sau hội nghị này, nhiều quốc gia đã xây dựng Chương trình nghị sự
riêng cho nước mình. Từ năm 1992 đến nay đã có 113 nước trên thế giới xây dựng
và thực hiện Chương trình nghị sự 21 về PTBV cấp quốc gia và trên 6.000 Chương
trình nghị sự 21 cấp địa phương. Đồng thời tại các nước này đều đã thành lập các cơ
quan độc lập để triển khai thực hiện PTBV.
PTBV là một quan điểm có cơ sở khoa học và mang tính nhân văn đồng thời lại phù
hợp với bản sắc văn hoá và đạo lý Việt Nam, với mục tiêu phát triển "dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh" mà Đảng và Nhà nước cùng
toàn dân đang nỗ lực thực hiện. Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng
trong phát triển kinh tế, tuy nhiên nước ta đang đối mặt với không ít khó khăn,
thách thức để phát triển một cách bền vững. Để thực hiện mục tiêu PTBV đất nước,
tháng 8/2004 Chính phủ Việt Nam đã ban hành "Định hướng chiến lược phát triển
bền vững ở Việt Nam" (Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004). Văn bản
quan trọng này đã cụ thể hoá cơ chế quản lý PTBV thông qua việc hình thành hệ
thống cung cấp thông tin về các vấn đề PTBV đất nước.
Trong quá trình xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự việc nghiên cứu và áp

dụng các chỉ tiêu về PTBV luôn được đặc biệt coi trọng trong việc giám sát và đánh
giá tiến trình PTBV. Muốn thực hiện tốt chiến lược PTBV bảo đảm cho sự phát
triển được vững bền thì các vấn đề xã hội, môi trường và kinh tế phải được hài hoà
một cách cân đối với nhau. Một vấn đề hết sức quan trọng là tìm ra những phương
thức và công cụ để đánh giá tính bền vững của các hoạt động phát triển kinh tế xã
hội và môi trường và chiến lược PTBV của đất nước. Để giám sát, đánh giá kết quả




3


đạt được của từng mục tiêu cũng như hiệu quả của PTBV một yêu cầu tối quan
trọng là phải xác lập được một hệ thống chỉ số PTBV bao hàm nhiều mặt.
Sau khi tham gia các môn học tại lớp Cao học khóa 3, chuyên ngành Môi trường
trong phát triển bền vững của Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường,
Đại học Quốc gia Hà Nội, dựa trên kinh nghiệm và các nhiệm vụ được phân công
trong quá trình công tác, tôi có nguyện vọng muốn được nghiên cứu hệ thống chỉ
tiêu PTBV để đánh giá tính bền vững của các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội-
môi trường hiện nay. Với sự hướng dẫn, giúp đỡ của TS Vũ Tuấn Anh, TS Võ
Thanh Sơn, các nhà khoa học và quản lý trong lĩnh vực môi trường và PTBV cùng
với sự quyết tâm của bản thân, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài luận văn cao học
"Nghiên cứu đánh giá hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững và đề xuất khả năng áp
dụng trong quá trình thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam
»
.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá tình hình PTBV và các chỉ tiêu PTBV ở Việt nam và trên thế
giới trong thời gian qua. Trên cơ sở đó tập trung xác định, phân tích và xây dựng

các chỉ tiêu PTBV cần thiết, phù hợp với bối cảnh Việt Nam và có thể áp dụng triển
khai nhằm mục đích hỗ trợ cho việc thực hiện có hiệu quả Định hướng chiến lược
phát triển bền vững ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng áp dụng của luận văn là bộ chỉ tiêu phát triển bền vững sử dụng cho cấp
quốc gia. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các vấn đề về phát triển bền vững và
nghiên cứu, đanh giá hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững trên thế giới và Việt
Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp tổng quan, phân tích, đánh giá tài liệu thứ cấp
- Đánh giá hệ thống lưu trữ và thu thập thông tin của các Bộ, ngành và dự án. Xác
định các chỉ tiêu cần thiết và thông tin đó cần thu thập




4


- Lập danh sách các nguồn thông tin hiện có (tài liệu dự án, các báo cáo Chính phủ,
các cơ quan hữu quan khác)
- Xắp xếp thứ tự các chỉ tiêu (được coi khả thi), tập trung vào các chỉ tiêu phù hợp
- Thu thập các tài liêu và kiểm tra độ tin cậy.
- Xác định các thiếu sót thông tin hoặc những vấn đề mâu thuẫn còn tồn tại
4.2 . Các phƣơng pháp điều tra định tính và định lƣợng
- Phương pháp phỏng vấn không chính thức: để thu được các thông in trực tiếp từ
các cá nhân bằng việc áp dụng các câu hỏi rộng để định hướng cuộc trao đổi,
trong đó cho phép đưa ra các câu hỏi nhằm nâng cao kết quả thảo luận bao gồm
việc xác định mục tiêu và nhu cầu thông tin cần hỏi và thiết lập. Thống nhất về
đối tượng phỏng vấn. Sử dụng các câu hỏi trước khi phỏng vấn để bảo đảm phù

hợp và hiệu quả. Phân tích thông tin thu được từ các cuộc phỏng vấn.
- Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn một số chuyên gia ở cấp trung ương (Bộ
ngành), địa phương (tỉnh, huyện) nhằm đánh giá các vấn đề liên quan đến xây
dựng các chỉ tiêu PTBV.
- Phương pháp điều tra xã hội học định lượng bằng bảng hỏi: nhằm thu hút các
thông tin theo một phương pháp được xây dựng dựa trên các câu hỏi cụ thể theo
cách thức có thể thực hiện phân tích thống kê. Các bảng câu hỏi và điều tra tạo ra cơ
sở nghiên cứu và đánh giá khi thu thập thông tin về các câu hỏi hoặc các chỉ tiêu cụ
thể. Đối tượng là các chuyên gia và cán bộ làm việc có liên quan đến phát triển bền
vững. Xác định mục tiêu và các thông tin cần thiết. Điều tra thông qua các công
việc đuợc tiến hành tại khu vực quan tâm bằng sự quan sát, phỏng vấn trực tiếp
hoặc qua điện thoại. Các bảng câu hỏi và cuộc điều tra được xắp xếp từ đơn giản
đến phức tạp bao gồm các câu hỏi khép kín có cấu trục cụ thể (có hoặc không) hoặc
là các câu hỏi mở, các câu hỏi này đã giúp ích rất tốt cho việc phân tích thống kê và
nhận biết quan niệm của người dân. Các câu hỏi được đưa ra để giải đáp một giả
thuyết cần chứng minh (liệu chỉ tiêu có mang tính bền vững hay không, có khả thi




5


không). Xác định đối tuợng, số lượng người được hỏi và lựa chọn câu hỏi thích hợp.
Kỹ năng phỏng vấn tốt sẽ giúp nâng cao hiệu quả phỏng vấn .
Trong quá nghiên cứu và triển khai thực hiện luận văn đã có tổng số 60 phiếu điều
tra (29 câu hỏi mỗi phiếu) có liên quan đến việc xây dựng và áp dụng thực hiện các
chỉ tiêu PTBV gửi các Sở, ban, ngành tại các tỉnh Ninh Bình Lạng Sơn và Lâm
Đồng, Vĩnh Long. Kết quả các phiếu điều tra cho thấy có 85% số phiếu cho rằng
việc nên lựa chọn cách tổ chức nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển cần theo

hướng lồng ghép các lĩnh vực ưu tiên của Chương trình Nghị sự 21 vào kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội.
Trên 80% số phiếu khẳng định sự cần thiết đưa các chỉ tiêu, giải pháp về PTBV
trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; 75% số phiếu kiến nghị việc tổ chức và
phối hợp triển khai thực hiện các mục tiêu trong kế hoạch PTBV phải lồng ghép các
chỉ tiêu PTBV vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Có 70% số phiếu cho rằng
việc lồng ghép các chỉ tiêu được thể hiện ở mức độ đầy đủ. 90% số phiếu khẳng
định vai trò quan trọng của việc hỗ trợ tài chính, nhân lực để xây dựng các chỉ tiêu
PTBV. Có 50% ý kiến đánh giá về các hoạt động giám sát đánh giá thực hiện
Chương trình Nghị sự 21 ở mức độ vừa phải.
4.3. Phƣơng pháp SWOT
Để xác định các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và đánh giá các chỉ tiêu sẽ thay
đổi như thế nào theo thời gian. Thực hiện việc ghi chép càng nhiều yếu tố càng tốt.
Tập trung vào các điểm mạnh, điểm yếu để chỉ ra các yếu tố nội tại
Ƣu điểm :
Những hoạt động tốt, kết quả đạt được
Nhƣợc điểm :
Những bất cập khi thực hiện
Cơ hội :
Các ý tưởng để khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm
Nguy cơ :
Những vấn đề de doạ, gây sức ép tác động đến phạm vi, quy
mô và cơ hội




6



4.4. Phƣơng pháp DPSIR
Sử dụng để xây dựng các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội - môi trường và thể chế.
Phương pháp DPSIR được ứng dụng trong việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu môi
trường, và hiện nay được sử dụng trong PTBV. Cách tiếp cận Áp lực-Hiện trạng
-Đáp ứng (PSR) được UNCSD sử dụng từ năm 1995 làm công cụ xây dựng hệ
thống thông tin về PTBV và hình thành, sử dụng, phân tích các chỉ tiêu PTBV.
Cách tiếp cận PSR được Cơ quan môi trường châu Âu (EEA) nghiên cứu mở rộng
năm 1999 thành DPSIR. Bên cạnh việc phân loại chỉ tiêu theo các khía cạnh mà
nó phản ánh trong các phân hệ, hiện nay người ta còn sử dụng tương đối phổ biến
cách tiếp cận hay Khung DPSIR trong việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu PTBV.
DPSIR ban đầu xuất phát từ nghiên cứu xã hội, sau đó được ứng dụng rộng rãi
trên thế giới trong việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu môi trường, và gần đây sử dụng
trong PTBV và được phân loại bao gồm các chỉ tiêu như
- Chỉ tiêu Động lực (Driving force) thể hiện các hoạt động của con người, các quá
trình và cách thức tác động đối với PTBV. Chỉ tiêu Động lực cung cấp số đo về các
nguyên nhân gây ra tác động theo hướng tốt hay không tốt đối với hiện trạng
PTBV. Chỉ tiêu Động lực có thể phản ánh tác động ở cấp độ doanh nghiệp, ngành,
khu vực kinh tế và các xu hướng xã hội.
- Chỉ tiêu Áp lực (Pressure) mô tả những biến số là yếu tố tác động trực tiếp tới
hiện trạng.
- Chỉ tiêu Hiện trạng (State) cung cấp số đo về thực trạng của PTBVvà của các
mặt khác nhau của quá trình phát triển trong một thời điểm nhất định. Chỉ tiêu
hiện trạng có thể là định lượng và cả định tính.
- Chỉ tiêu Tác động (Impact) mô tả ảnh hưởng của sự thay đổi hiện trạng.
- Chỉ tiêu Đáp ứng (Response) thể hiện các phương án chính sách và biện pháp
nhằm làm thay đổi hiện trạng của phát triển. Chỉ tiêu Đáp ứng cung cấp số đo về ý
muốn và hiệu lực của xã hội trong việc đáp ứng trước tình thế thay đổi. Một số
hành động đáp ứng có thể là các văn bản pháp luật, quy định, công cụ kinh tế, hoạt
động thông tin và thể hiện bằng chỉ tiêu định tính và định lượng.

×