Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.67 KB, 5 trang )

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật
ở Việt Nam
ThS.Lê Văn Hữu
Vụ Kế hoạch – Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang
có xu hướng suy giảm, cạn kiệt với tốc độ ngày càng nhanh, cùng với đó là suy
thoái về môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu và thiên tai ngày càng khốc liệt, khó
lường. Một trong những tác nhân chính gây nên tình trạng này là do khai thác ồ ạt,
quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó đáng chú ý là khai thác tài nguyên
sinh vật phục vụ phát triển kinh tế, làm ảnh hưởng hoặc phá vỡ sự cân bằng của
các hệ sinh thái. Tuy nhiên, việc đánh giá phát triển bền vững nguồn tài nguyên
thiên nhiên quý giá này lại chưa có công cụ phù hợp, do đó việc xây dựng hệ thống
chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật là cần thiết trước
yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
1. Xây dựng các nguyên tắc đánh giá phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên
sinh vật
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về kinh nghiệm xây dựng hệ thống chỉ tiêu, chỉ
số phát triển bền vững (PTBV) về lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật của một
số nước có điều kiện về tự nhiên, xã hội tương đồng với nước ta cũng như của một
số nước có nền kinh tế phát triển xin đề xuất các nguyên tắc chung đánh giá PTBV
về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở nước ta như sau:
(a) Nguyên tắc thứ nhất: Tuân thủ, bám sát và triển khai đường lối lãnh đạo của
Đảng, pháp luật Nhà nước và các cơ chế, chính sách của Chính phủ về PTBV, đặc
biệt là Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam.
(b) Nguyên tắc thứ hai: Tiếp thu sáng tạo và có cách đi riêng để hoàn thiện lý luận
về PTBV, phương pháp luận về xây dựng hệ thống chỉ tiêu và tính toán các chỉ số
PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở nước ta.
(c) Nguyên tắc thứ ba: Tiếp thu và vận dụng một cách phù hợp các khuyến nghị và
kinh nghiệm về xây dựng hệ thống chỉ tiêu PTBV về tài nguyên và môi trường do
Hội đồng PTBV thế giới đã công bố, kinh nghiệm của các nước đã xây dựng và áp
dụng thành công, phù hợp với điều kiện thực tiễn về PTBV sinh thái và tài nguyên


sinh vật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và đến năm 2020, định hướng cho giai
đoạn tiếp theo. Chúng ta có thể tiếp thu và vận dụng phù hợp các kinh nghiệm sau:
* Công nhận khái niệm ngưỡng phát triển vào quá trình xây dựng các chỉ tiêu về
sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam, định hướng các bước triển khai mục
tiêu PTBV phù hợp với giai đoạn phát triển trước và sau năm 2020, đặc biệt khi
nước ta cơ bản là một quốc gia công nghiệp.
* Công nhận và áp dụng các chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật để
đo lường và đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu PTBV về môi trường.
(d) Nguyên tắc thứ tư: Lựa chọn phù hợp với số lượng và chất lượng của các biến
số, chỉ tiêu, chỉ số PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật áp dụng cho công tác
quản lý nhà nước về PTBV, trong đó có thể tiếp thu các kinh nghiệm sau:
* Lựa chọn, xây dựng đủ số lượng các chỉ tiêu PTBV về môi trường, trong đó
cần quan tâm đến các chỉ tiêu về sinh thái và tài nguyên sinh vật, vì đây là cơ sở
của PTBV về môi trường, cần xây dựng hoàn chỉnh các chỉ tiêu, chỉ số áp dụng
cho từng thời kỳ phát triển, trong đó nội dung nào có thể tính toán được thì áp
dụng ngay, các nội dung còn lại thì tiếp tục triển khai hoàn chỉnh.
* Một số chỉ tiêu, chỉ số PTBV có quan hệ phụ thuộc nhân - quả, hoặc là liên
quan, liên đới, thì có thể giản lược trên cơ sở lựa chọn các chỉ tiêu, chỉ số có tính
chất tại nguồn, như vậy sẽ tránh được sự trùng lặp, tiết kiệm trong việc đưa ra các
quyết định PTBV. Bên cạnh đó, cần gấp rút có các cải tiến về công tác thống kê
cho phù hợp với mục tiêu quản lý PTBV và hệ thống chỉ tiêu, chỉ số PTBV về sinh
thái và tài nguyên sinh vật đã lựa chọn.
Hệ thống các chỉ tiêu, chỉ số PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật được lựa
chọn phải đáp ứng các yêu cầu "nhanh chóng, chính xác, đại diện đặc trưng, thước
đo trung thực về chất lượng, hiệu quả và năng suất", bám sát mục tiêu định hướng
PTBV theo xu hướng chung của các nước phát triển.
(đ) Nguyên tắc thứ năm: Trong điều kiện phát triển hiện nay, cần định hướng học
tập và vận dụng kinh nghiệm thế giới, trong đó cần tập trung vào 2 khu vực quan
tâm chính sau đây:
* Định hướng hệ thống chỉ tiêu, chỉ số PTBV lâu dài theo trình độ phát triển

của các nước phát triển, vì đây là nhóm các nước đi tiên phong về quá trình
PTBV.
* Trong điều kiện cụ thể cần học tập và ứng dụng kinh nghiệm của các nước
có sự tương đồng về điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên thiên nhiên như
Trung Quốc và các nước ASEAN.
2. Phương pháp lựa chọn hệ thống chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh
vật
Việc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật đảm bảo
các tiêu chí sau:
* Phù họp với các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2011 - 2020, Chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2010 định hướng đến
năm 2020 và Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam.
* Phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay của nước ta, có tính mở để cập
nhật khi có những thông tin mới và các yêu cầu mới trên cơ sở kế thừa kết
quả nghiên cứu của Bộ, ngành về các chỉ tiêu ở nước ta từ trước đến nay.
* Đảm bảo tính khả thi và lượng hóa trên cơ sở hệ thống thống kê hiện hành
của nước ta và tương thích thông lệ quốc tế, có khả năng so sánh về mức độ
PTBV của các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.
(a) Phương pháp tiếp cận lựa chọn
Hệ thống chỉ tiêu của CSD/UN và Dự thảo hệ thống chỉ tiêu PTBV trong Chương
trình Nghị sự 21 của Việt Nam cơ bản tương thích do cùng được xây dựng trên
nguyên tắc PTBV. Tuy nhiên, bộ chỉ tiêu của CSD/UN đã được chọn lọc và thử
nghiệm, áp dụng thực tế tại một số nước, bên cạnh đó, hiện nay, hệ thống chỉ tiêu
thống kê của nước ta đã được ban hành và sử dụng trong thực tế, phục vụ hiệu quả
công tác quản lý nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, lựa chọn các hệ
thống chỉ tiêu này làm căn cứ, cơ sở để tiếp cận lựa chọn xây dựng hệ thống chỉ
tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật là phù hợp với thực tiễn hiện nay.
(b) Quy trình lựa chọn
Quy trình lựa chọn các chỉ tiêu PTBV sinh thái và tài nguyên sinh vật được tiến
hành theo 3 bước sau đây:

Bước 1: Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu khởi đầu VN0 là 58 chỉ tiêu do CSD/UN
khuyến nghị trên cơ sở tham khảo hệ thống chỉ tiêu thống kê của nước ta và dự
thảo hệ thống chỉ tiêu PTBV trong Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam.
Bước 2: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật trên
cơ sở các điểm giao cắt của VN0 với hệ thống chỉ tiêu thống kê nhằm đảm bảo tính
khả thi, thực tiễn.
Bước 3: Tham khảo ý kiến chuyên gia để loại trừ những chỉ tiêu không đại diện và
bổ sung những chỉ tiêu phù hợp với thực tiễn.
3. Đề xuất hệ thống chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam
Từ những phân tích, đánh giá và nhận định nêu trên đề xuất những chỉ tiêu PTBV
cơ bản về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở nước ta như sau:
* Các chỉ tiêu về hệ sinh thái:
(1) Tỷ lệ diện tích đá rừng so với tổng diện tích đá (%).
(1) Tỷ lệ diện tích khu bảo tồn thiên nhiên/tổng diện tích (%).
(2) Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp/tổng diện tích đất (%).
(3) Tỷ lệ đất rừng bị suy thoái hàng năm/tổng diện tích đất lâm nghiệp (%).
(4) Tỷ lệ diện tích đất ngập nước bị suy thoái/ tổng diện tích đất ngập nước (%),
(5) Tỷ lệ diện tích đất ngập nước được bảo tồn/tổng diện tích đất ngập nước
cùng kiểu (%).
(6) Tỷ lệ diện tích đất rừng che phủ/tổng diện tích đất lâm nghiệp (%).
(7) Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị thoái hóa/tổng diện tích đất nông nghiệp
(%).
* Các chỉ tiêu về nước:
(1) Tỷ lệ Vm
3
nước thải được xử lý/Vm
3
nước thải
(10) Chỉ số ô nhiễm các sông, hồ chính.
(11) Tỷ lệ số hộ gia đình có đủ nước sạch sử dụng/tổng số hộ gia đình (%).

* Các chỉ tiêu về không khí:
(10) Tỷ lệ các vùng đô thị có mức ô nhiễm không khí vượt quá tiêu chuẩn
cho phép.
(11) Tổng phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính
* Các chỉ tiêu về sinh vật:
(12) Tổng số loài động, thực vật đảm bảo an toàn phát triển.
(13) Tổng các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng
(14) Tổng sản lượng cá đánh bắt.
(15) Tổng các loài ngoại lai xâm hại mới nhập.
(16) Sản lượng gỗ rừng tự nhiên bị khai thác.
(19) Cây con dược liệu và lâm sản ngoài gỗ khai thác.
(20) Tổng cây con nuôi trồng gốc bản địa được lưu giữ.
(21) Tổng số loài động, thực vật có trong sách đỏ Việt Nam được bảo tồn trong
các khu bảo tồn và vườn quốc gia.
- Các chỉ tiêu về con người:
(22) Quy mô dân số
(23) Tỷ lệ trình độ văn hóa của dân (%)
4. Kết luận
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới áp
dụng phù hợp vào tình hình thực tiễn của nước ta hiện nay, tiếp thu ý kiến góp ý
của các nhà quản lý, các nhà khoa học và chuyên gia trong lĩnh vực phát triển bền
vững, tác giả đã xác định 5 nguyên tắc chung, 3 tiêu chí xây dụng hệ thống chỉ tiêu
phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở nước ta, đồng thời đề xuất
hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt
Nam, gồm 5 vấn đề và 23 chỉ tiêu.
Hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững này cần được nghiên cứu, áp dụng thử
nghiệm tại địa phương cụ thể để cân đối, điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế
ở nước ta hiện nay, nhằm tạo ra công cụ hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước về
phát triển bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Anh Sơn, Nguyễn Công Mỹ, 2007. Dự thảo bộ chỉ tiêu PTBV và xây dựng
cơ sở dữ liệu giám sát PTBV ở Việt Nam.
2. Lê Minh Đức, 2003. Phát triển bền vững ở Việt Nam.
3. Phùng Chí Sỹ, 2008. Một số nguyên tắc cơ bản nhằm đánh giá tổng hợp sự
phát triền bền vững về kinh tế - xã hội - môi trường tại Việt nam.
4. Bộ KH&ĐT, Hà Nội, 2005. Xác định Hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững và
cơ chế xây dựng một cơ sở dữ liệu phát triển bền vững ở Việt Nam.
5. Hệ thống chỉ tiêu PTBV của Liên hiệp quốc.
TCMT 03/2012

×