Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý bảo tồn đa dạng sinh học cá tại hồ Ba Bể, Vườn quốc gia Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 101 trang )




iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC 3
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC CÁ NƢỚC NGỌT
TRÊN THẾ GIỚI 4
1.3. ĐA DẠNG SINH HỌC CÁC LOÀI CÁ NƢỚC NGỌT Ở VIỆT NAM . 5
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC CÁC LOÀI CÁ NƢỚC
NGỌT Ở KHU VỰC BA BỂ 6
1.5. MỘT SỐ HÌNH THỨC QUẢN LÝ ĐDSH ĐẤT NGẬP NƢỚC HIỆN
HÀNH 8
1.6. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VƢỜN QUỐC GIA BA
BỂ 11
1.6.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 11
1.6.2. KINH TẾ - XÃ HỘI 15
CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 19
2.1.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 19
2.1.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 21


2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.2.1. NHẬN BIẾT LOÀI 21



iv
2.2.2. ĐO CÁC CHỈ TIÊU CẦN THIẾT 21
2.2.3. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ (NGOẠI NGHIỆP) 22
2.2.4. THU THẬP SỐ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH (NỘI NGHIỆP) 24
CHƢƠNG 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1. ĐA DẠNG SINH HỌC CÁ Ở HỒ BA BỂ 26
3.1.1. THÀNH PHẦN CÁC LOÀI 26
3. 1.2. TÍNH PHONG PHÖ VÀ ĐA DẠNG 32
3.1.3. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ HỒ BA BỂ 36
3.1.4. CÁC LOÀI CÁ QUÝ HIẾM 39
3.2. NGUỒN LỢI CÁ 42
3.2.1. CÁC LOÀI CÁ KINH TẾ 42
3.2.2. SẢN LƢỢNG VÀ NĂNG SUẤT KHAI THÁC 45
3.2.3. BIẾN ĐỘNG SẢN LƢỢNG, NĂNG XUẤT NGUỒN LỢI CÁ
VÀ NGUYÊN NHÂN 50
3. 3. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƢỜNG, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGHỀ
CÁ HIỆN NAY Ở HỒ BA BỂ 55
3.3.1. ĐÁNH GIÁ VỀ MÔI TRƢỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Ở
HỒ BA BỂ55
3.3.2. ĐÁNH GIÁ VỀ NGHỀ CÁ HIỆN NAY Ở HỒ BA BỂ 57
3. 4. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BẢO TỒN 64
3.4.1. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG CƠ BẢN 65
3.4.2. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 65
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 69
KẾT LUẬN 69

KHUYẾN NGHỊ 70
ĐỐI VỚI VQG BA BỂ VÀ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC 70
ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 75



v
PHỤ LỤC 1. DANH LỤC CÁC LOÀI CÁ THU ĐƢỢC Ở HỒ BA BỂ
2006 76
PHỤ LỤC 2. BẢNG PHỎNG VẤN 84
PHỤ LỤC 3. CÁC NGUỒN THU NHẬP CHÍNH CỦA HỘ GIA ĐÌNH 91
PHỤ LỤC 4. MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHU VỰC NGHIÊN CỨU
VÀ MỘT SỐ LOÀI CÁ 92



vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Số liệu khí hậu trung bình tháng khu vực Vƣờn Quốc gia Ba Bể 11
Bảng 2. Dân số các xã nằm trong khu vực Vƣờn quốc gia Ba Bể 15
Bảng 3. Số hộ dân các bản sống xung quanh Hồ Ba Bể 16
Bảng 4. Biến động thành phần các loài cá ở Hồ Ba Bể qua các năm 26
Bảng 5. Thành phần các họ, giống, loài ở vùng Hồ Ba Bể và sông Năng 27
Bảng 6. Tỷ lệ thành phần cá ở Hồ Ba Bể đến 2006 28
Bảng 7. Thành phần loài phát hiện thêm ở Hồ Ba Bể và sông Năng 30
Bảng 8. Các loài cá không phát hiện đƣợc so với trƣớc đây 31
Bảng 9. Tính phong phú loài cá Hồ Ba Bể so với các hồ nƣớc ngọt của Việt Nam
32

Bảng 10. Thành phần các loài cá quý hiếm ở Hồ Ba Bể và sông Năng 39
Bảng 11. Các loài cá quý hiếm ghi nhận ở Hồ Ba Bể và vùng phụ cận 40
Bảng 12. Thành phần các loài cá kinh tế ở lƣu vực Hồ Ba Bể và sông Năng 42
Bảng 13. Phƣơng tiện đánh bắt năm 2006 so với 2003 48
Bảng 14. Sản lƣợng, năng suất trung bình qua các thời kỳ ở Hồ Ba Bể 48
Bảng 15. Khu vực thu đƣợc nhiều cá 49
Bảng 16. Biến động nguồn lợi qua các thời kỳ 51
Bảng 17. Độ thƣờng gặp các loài cá quý hiếm các tháng trong năm 54
Bảng 18. Công tác quản lý bảo tồn nguồn lợi Hồ Ba Bể 60
Bảng 19. Biện pháp bảo tồn nguồn lợi 64



vii
DANH MỤC HÌNH
HÌNH 2.1: ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 19
HÌNH 2.2: HỒ BA BỂ - ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 21
HÌNH 2.3: SƠ ĐỒ CÁC TUYẾN, ĐIỂM ĐIỀU TRA 23
HÌNH 3.1: TỶ LỆ SỐ LOÀI CÁ THUỘC CÁC BỘ Ở KHU VỰC HỒ BA BỂ TỪ
TRƢỚC ĐẾN 2006 27
HÌNH 3.2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÁ HỒ BA BỂ 28
HÌNH 3.3: THÀNH PHẦN LOÀI CÁ HỒ BA BỂ ĐIỀU TRA 2006 30
HÌNH 3.4: SO SÁNH SỐ LOÀI/HA GIỮA CÁC HỒ TỰ NHIÊN Ở VIỆT NAM
34
HÌNH 3.5: SỐ LOÀI CÁ HỒ BA BỂ VÀ CÁC HỒ TỰ NHIÊN CỦA VIỆT NAM
34
HÌNH 3.6: SỐ LOÀI CÁ HỒ BA BỂ VÀ CÁC HỒ CHỨA CỦA VIỆT NAM 35
HÌNH 3.7: SƠ ĐỒ HIỆN TRẠNG CÁC BÃI CÁ ĐẺ TỰ NHIÊN 38
HÌNH 3.8: THỜI GIAN & TẦN SUẤT ĐÁNH BẮT CÁC LOÀI CÁ TRONG
NĂM 46

HÌNH 3.9: SẢN LƢỢNG CÁ HỒ BA BỂ TỪ 1962-2006 49
HÌNH 3.10: GIÁ TRỊ SẢN PHẨM THU ĐƢỢC TRONG NĂM 50
HÌNH 3.11: BIẾN ĐỘNG SẢN LƢỢNG CÁC LOÀI CÁ KINH TẾ 52
HÌNH 3.12: MỨC ĐỘ CÁC NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM NGUỒN LỢI CÁ
HỒ BA BỂ 53
HÌNH 3.13: ĐỘ THƢỜNG GẶP CÁC LOÀI CÁ QUÝ HIẾM 55
HÌNH 3.14: TỶ LỆ PHƢƠNG TIỆN ĐÁNH BẮT 57




viii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
cs
Cộng sự
EXSITU
BẢO TỒN NGOẠI VI
ĐDSH
Đa dạng sinh học
ĐNN
ĐẤT NGẬP NƢỚC
GEF
Quỹ môi trƣờng toàn cầu
HST
HỆ SINH THÁI
Insitu
B¶o tån néi vi
IUCN
TỔ CHỨC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI
KBT

Khu bảo tồn
KHU
BTTN
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
KHCN
Khoa học công nghệ
KH&KT
KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
KT-XH
Kinh tế - Xã hội
NĐ- CP
NGHỊ ĐỊNH - CHÍNH PHỦ
NN&PTNT
Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
nnk
Những ngƣời khác
NXB
NHÀ XUẤT BẢN
PARC
Dự án bảo vệ các khu bảo tồn trên quan điểm sinh thái
cảnh quan
RAMSAR
CÔNG ƢỚC QUỐC TẾ VỀ ĐẤT NGẬP NƢỚC
RIGMR
Viện nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản
UBND
UỶ BAN NHÂN DÂN
UNDP
Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc
VQG

VƢỜN QUỐC GIA
WCPA
Hội đồng các khu bảo vệ thế giới
WWF
QUỸ QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN



1
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trên thế giới, đất ngập nƣớc đƣợc ƣớc tính chiếm khoảng 6% diện tích địa
cầu, có khoảng 8,6 triệu km
2
đất ngập nƣớc trên thế giới tồn tại trong các vùng nhiệt
đới và bán nhiệt đới (Mitsch và Geosselink, 1993). Ở Châu Á có khoảng 120 triệu
héc ta đất ngập nƣớc, không kể các diện tích lúa nƣớc trong vùng Châu Á.
Tại Việt Nam, đất ngập nƣớc (ĐNN) đƣợc kiểm kê là 5.810.000 hecta thuộc
25 khu đất ngập nƣớc (Lê Diên Dực, 1989), trong đó Hồ Ba Bể là 1 trong 25 khu
đƣợc kiểm kê đề xuất bảo vệ. Trong 68 vùng ĐNN của Việt Nam (khoảng 341.833
ha) có tầm quan trọng về đa dạng sinh học và môi trƣờng, thì VQG Ba Bể là một
trong những vùng đa dạng sinh học và môi trƣờng quan trọng đó.
Hệ thống thuỷ vực chính gồm Hồ Ba Bể với diện tích 450 ha, có 3 con sông và
suối đổ vào hồ sông với tổng lƣu vực là 421 km
2
, nƣớc hồ chảy ra sông Năng với
lƣu vực 1420 km
2
(Viện khoa học thuỷ lợi, 2003). ĐNN nằm trong diện tích Vƣờn
Quốc gia Ba Bể chiếm khoảng 22% diện tích của Vƣờn (10.048ha), diện tích bề mặt

của ĐNN của Vƣờn thuộc loại nhỏ, có phạm vi dƣới 25% (Finlayson CM &cs.,2002).
Hệ thống thuỷ vực trong Vƣờn Quốc gia Ba Bể có nhiều tác dụng điều hoà lƣu
lƣợng và mực nƣớc cho khu vực Ba Bể và hạ lƣu sông Gâm, sông Lô ở Tuyên
Quang; là lá phổi điều hoà khí hậu cho cả khu vực, giữ nhiệt độ ôn hoà trung bình
năm 22
0
C; tạo cho thảm thực vật phát triển nhanh với nhiều hệ thực vật phong phú,
chứa đựng giá trị đa dạng sinh học rất cao, trong đó có nguồn lợi thuỷ sản và các loài
cá.
Đa dạng sinh học cá rất quan trọng, sự có mặt hoặc vắng mặt hay mật độ của
các loài cá phản ảnh chất lƣợng của sinh cảnh, mặt khác nó có thể gây những ảnh
hƣởng nhất định đến nơi sống của nhiều loài, không chỉ dƣới nƣớc mà cả trên cạn
(WWF, 2003). Cá là một mắt xích thức ăn cho nhiều loài động vật (rái cá, kỳ đà,
chim bói cá, diều hâu, rắn nƣớc ) và chúng cũng ăn nhiều động vật và các chất
mùn bã, các loài cỏ dại. Cá là nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị, nguồn đạm



2
quan trọng, nguồn thực phẩm chính yếu đối với bà con sống ở các khu vực đất ngập
nƣớc, đặc biệt là bà con dân tộc miền núi sống trong và quanh vƣờn quốc gia. Cá
đang là món ăn đặc sản, món ăn chính của con ngƣời khi mà bệnh cúm gia cầm, lở
mồm long móng phát triển mạnh ở gia súc, gia cầm. Cá cũng góp phần làm đẹp cho
gia đình, hấp dẫn khách du lịch nhƣng cá cũng là đối tƣợng bị khai thác mạnh ở hầu
hết các thuỷ vực trong các khu bảo tồn ở nƣớc ta.
Trong thời gian vừa qua đã có nhiều nghiên cứu của một số cơ quan, các nhà
khoa học trên một số lĩnh vực nhƣ: Động vật, thực vật rừng, kinh tế xã hội, nguồn
lợi cá tại các khu vực, Vƣờn Quốc gia, khu BTTN, nhƣng mỗi nghiên cứu có mục
đích, nội dung nghiên cứu và đánh giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định.
Hiện nay, tình hình sử dụng, khai thác thuỷ sản của ngƣời dân và công tác

quản lý bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nƣớc ở các khu bảo tồn thiên nhiên và vƣờn
quốc gia tại Việt Nam còn nhiều hạn chế và nhiều bất cập, bên cạnh đó việc điều
tra, đánh giá tài nguyên, đa dạng sinh học thuỷ sinh nói chung và đa dạng sinh học
cá nói riêng cũng chƣa đƣợc quan tâm và tổ chức thực hiện tốt, trong đó có Ba Bể.
Với những lý do trên tôi chọn đề tài:
“Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý bảo tồn đa
dạng sinh học cá tại Hồ Ba Bể, Vƣờn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”, nhằm
góp phần nêu bật các giá trị đa dạng sinh học và đóng góp cho việc quản lý bảo tồn,
sử dụng bền vững nguồn lợi cá cho VQG Ba Bể nói riêng và các khu bảo tồn thiên
nhiên nói chung.
II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là đa dạng sinh học về các loài cá, điều tra, đánh
giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý bảo tồn đa dạng sinh học cá Hồ Ba
Bể.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung chính tại Hồ Ba Bể - VQG Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn.



3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về ĐDSH. Đa dạng sinh học đƣợc hiểu
chung là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật
và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những HST vô cùng
phức tạp cùng tồn tại trong môi trƣờng.
Đa dạng sinh học theo công ƣớc ĐDSH, năm 1992, đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
“Đa dạng sinh học là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn gen
trong hệ sinh thái trên cạn, ở biển và các hệ sinh thái dƣới nƣớc khác và mọi tổ hợp
sinh thái mà chúng tạo nên; Đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng trong loài (đa

dạng di truyền), giữa các loài và các hệ sinh thái” .
Do vậy, ĐDSH bao gồm 3 cấp độ: đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng HST.
Đa dạng loài bao gồm toàn bộ các loài sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến
các loài động, thực vật và các loài nấm. Ở mức độ vi mô hơn, ĐDSH bao gồm cả sự
khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly về
địa lý cũng nhƣ sự khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.
ĐDSH còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh
sống, các HST nơi mà các loài cũng nhƣ các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác
biệt của các mối tƣơng tác giữa chúng với nhau.
Chúng ta cũng biết rằng ĐDSH cực kỳ phức tạp; ĐDSH bao gồm rất nhiều
thành phần, mối tƣơng tác giữa các thành phần đó với nhau rất phức tạp, và một điều
nữa, đó là chúng ta chƣa nói đến việc còn rất nhiều thành phần của ĐDSH mà chúng
ta chƣa biết đƣợc. Để có thể hoàn thành đƣợc mục tiêu là giữ đƣợc sự cân bằng giữa
bảo tồn, sử dụng bền vững và phân chia công bằng các lợi ích, đòi hỏi phải có cơ cấu
tổ chức phù hợp và tập trung vào việc giải quyết đƣợc một cách ổn thoả cuộc sống
của con ngƣời, nhất là những ngƣời nghèo khổ. Do đó cần bảo tồn, quản lý ĐDSH
một cách hữu hiệu.



4
Bảo tồn ĐDSH là nói đến các hoạt động nhằm gìn giữ đƣợc ĐDSH về các
mặt: cung cấp các nguyên vật liệu cần thiết cho cuộc sống của con ngƣời, các giá trị
về xã hội, văn hoá và các dịch vụ về sinh thái (Bộ TN &MT, 2004). Bảo tồn ĐDSH
cũng bao gồm cả các hoạt động liên quan đến bảo tồn các loài, nguồn gen có trong
mỗi loài và các sinh cảnh, các cảnh quan, thông qua việc bảo tồn các HST và việc
khai thác một cách hợp lý các cây, con và cả các nguồn tài nguyên vi sinh vật để
phục vụ cho cuộc sống của con ngƣời, cho đến việc sản xuất và phân phối các lợi
nhuận có đƣợc từ các tài nguyên sinh vật. Bảo tồn đa dạng sinh học có nhiều cách
trong đó thƣờng ở dạng bảo tồn nội vi và bảo tồn ngoại vi.

1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC CÁ NƢỚC NGỌT TRÊN
THẾ GIỚI
Trên thế giới, việc nghiên cứu đa dạng sinh học cá nƣớc ngọt (trong đó cá là
chính) về đa dạng loài, nơi cƣ trú ít đƣợc biết đến so với các loài ở trên cạn. Hiện đã
biết 20.000 loài cá trên thế giới, chiếm khoảng 48% so với tổng số loài trong ngành
động vật có xƣơng sống ("ĐDSH HST nƣớc ngọt” http:// www.nea.gov.vn, 2004).
Về đa dạng loài: ở Thái Lan, các Nhà khoa học cho rằng có khoảng 1000 loài
cá nƣớc ngọt, nhƣng chỉ khoảng 475 loài đƣợc ghi nhận hiện nay; ở sông Amazon
đã có 3000 loài cá, chỉ ít hơn 25% tổng số các loài thú trên toàn trái đất nhƣng cũng
chỉ là con số đƣợc dự đoán. Ngày nay, đa dạng sinh học nƣớc ngọt đang bị đe doạ
nghiêm trọng. Một số nghiên cứu gần đây đã công bố tất cả các loài cá bản địa trong
lƣu vực ở Mexico đã bị tuyệt diệt, ở Malaysia chỉ còn một nửa trong số 266 loài cá
đƣợc biết trƣớc đây. Tại Singapore, 18 trong số 56 loài cá nƣớc ngọt đƣợc ghi nhận
năm 1934 nay đã không còn. Ở Bắc Mỹ, 1/3 loài cá nƣớc ngọt bản địa đã bị tiêu
diệt hoặc bị đe doạ ở mức độ khác nhau ("ĐDSH HST nƣớc ngọt” http://
www.nea.gov.vn, 2004).
Về nơi cƣ trú: các sinh vật trên đất liền hoặc trong biển sống trong các môi
trƣờng mà ít nhiều có sự liên tục trên một vùng rộng lớn và các loài sẽ có sự điều
chỉnh nhất định phạm vi phân bố của chúng khi các điều kiện khí hậu hoặc sinh thái
bị thay đổi. Còn những nơi cƣ trú nƣớc ngọt tƣơng đối không liên tục và nhiều loài



5
nƣớc ngọt không di chuyển dễ dàng qua vùng đất liền phân chia châu thổ sông
thành các đơn vị riêng biệt. Điều này gây ra ba ảnh hƣởng:
- Các loài cá nƣớc ngọt phải tiếp tục tồn tại khi có những thay đổi về khí hậu
và sinh thái ở nơi cƣ trú.
- Đa dạng sinh học cá nƣớc ngọt thƣờng có tính địa phƣơng hoá cao, thậm
chí các hệ thống hồ và suối nhỏ cũng thƣờng có những dạng sống tiến hoá

đơn nhất có tính địa phƣơng.
- Đa dạng loài trong các thuỷ vực nƣớc ngọt thƣờng cao do có sự khác nhau
về thành phần loài giữa các địa điểm.
Các nhà khoa học cho rằng các hồ giống nhƣ các đảo, hồ nội địa có tính đa
dạng sinh học rất cao, đặc biệt hồ có nguồn gốc nứt gẫy địa chất nhƣ hồ Baikal ở
Trung Á, các hồ ở Đông Phi có mật độ các loài đặc hữu cao nhất thế giới.
1.3. ĐA DẠNG SINH HỌC CÁC LOÀI CÁ NƢỚC NGỌT Ở VIỆT NAM
Ở nƣớc ta, nghiên cứu về nguồn lợi cá nƣớc ngọt đã đƣợc nhiều nhà khoa học
nghiên cứu từ thời Pháp đến nay. Trƣớc Cách mạng tháng 8 năm 1945, đã có các
tác giả: H.E Sauvage (1881,1884), J.Pellegrin và P. Chevey (1934 -1938) nghiên
cứu. Từ sau ngày giải phóng miền Bắc, các tác giả Mai Đình Yên
(1959.1960,1963,1964,1966,1969,1978), Nguyễn Văn Hảo (1964,1975,1999) đã có
những kết quả nghiên cứu, thống kê, hoặc mô tả hình thái, lập khoá phân loại, đặc
điểm phân bố và giá trị kinh tế của 201 loài cho các tỉnh phía Bắc rất sâu, rộng.
Khu hệ cá ở miền Nam, đã có một số công trình nghiên cứu đƣợc công bố, tác
giả Mai Đình Yên, trong công trình “ Định Loại các loài cá nƣớc ngọt Nam Bộ”,
năm 1992 đã lập và định loại, mô tả 255 loài; một số tác giả khác nhƣ Nguyễn Hồng
Nhung và Nguyễn Hữu Dực nghiên cứu khu hệ cá nội địa tại Cà Mau (2003) có
179 loài, Tống Xuân Tám (2004) mô tả 150 loài khu hệ cá sông Sài Gòn.
Khu hệ cá miền Trung Việt Nam đƣợc tiến hành muộn hơn so với 2 khu hệ
miền Bắc và miền Nam. Tuy nhiên, đã có nhiều tác giả điều tra, nghiên cứu và công
bố các công trình nhƣ: điều tra thành phần cá sông Thu Bồn với 85 loài, sông Trà



6
Khúc 47 loài, sông Ba 48 loài, sông Cái - Nha Trang 25 loài; khu hệ cá ở đầm Châu
Trúc với 47 loài (Bộ Thuỷ sản,1996). Tác giả Nguyễn Xuân Khoa và Nguyễn Hữu
Dực (2001) đã nghiên cứu khu hệ cá khe suối khu BTTN Pù Mát-Nghệ An với 73
loài

Ƣớc tính ở Việt Nam, các nhà khoa học đã phát hiện có 544 loài cá nƣớc ngọt
thuộc 228 giống, 57 họ và 18 bộ (Nguyễn Tấn Trịnh, 1996).
Nhƣ vậy, các hoạt động nghiên cứu nguồn lợi thuỷ sản mới đƣợc đẩy mạnh từ
đầu thế kỷ XX (Đặng Ngọc Thanh và cs., 2002), nhƣng các hoạt động nghiên cứu
này cũng chỉ tập trung vào một số loài động, thực vật thuỷ sinh và cá ở các địa điểm
nhất định. Gần đây nhất, Nguyễn Văn Hảo (2001, 2005) đã giám định, tu chỉnh
danh pháp cho các taxon và công bố 1027 loài thuộc 427 giống, 98 họ, 22 bộ cá
trong bộ sách gồm 3 tập "Cá ngƣớc ngọt Việt Nam”. Đây là công trình lớn và mô tả
khá đầy đủ về thành phần loài của khu hệ cá nội địa trên toàn bộ lãnh nƣớc ta.
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC CÁC LOÀI CÁ NƢỚC NGỌT
Ở KHU VỰC BA BỂ
Hồ Ba Bể là hồ tự nhiên nằm trên vùng núi đá vôi, là một trong những hồ tự
nhiên đẹp nhất thế giới và là di sản thiên nhiên, là kỳ tích danh lam thắng cảnh của
các nƣớc vùng Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung. Chính những điều đó
đã thu hút nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc đến nghiên cứu nhƣ các tác giả:
Pellegrin và Chevey (1936), Chevey và Lemasson (1937), Đào Văn Tiến (1963),
Nguyễn Văn Hảo (1964), Mai Đình Yên và Bùi Lai (1969) Nguyễn Văn Hảo (1975),
các tác giả Mai Đình Yên, Trần Mai Thiên, Nguyễn Văn Hảo (1992), Nguyễn Văn
Hảo (1999), Nguyễn Hữu Dực (2001) Nhìn chung các công trình nghiên cứu trƣớc
đều đã đƣa ra những dẫn liệu nghiên cứu cơ bản trong từng thời kỳ.
- Nghiên cứu sớm nhất về khu hệ cá Hồ Ba Bể là Pellegrin và Chevey
(1936), Chevey và Lemasson (1937) đã báo cáo 3 loài cá trong đó có mô tả
1 loài mới là cá Lợ (Cyprinus multitaeniatus).
- Năm 1963, Đào Văn Tiến báo cáo về nguồn lợi Hồ Ba Bể bao gồm 17 loài
cá.



7
- Năm 1964, Nguyễn Văn Hảo, ngoài các số liệu về thuỷ lý, thuỷ hóa và cơ sở thức

ăn còn đƣa ra danh sách 32 loài cá trong 10 họ và nêu một số đặc điểm sinh học
của 4 loài cá (Bỗng, Chép, Diếc, Trôi) và đánh giá nguồn lợi, ý nghĩa kinh tế của
hồ.
- Năm 1969, tác giả Mai Đình Yên và Bùi Lai trong công trình “Nguồn lợi hồ
Ba Bể” đã đƣa ra danh sách 49 loài cá (trong đó Hồ Ba Bể: 40 loài, Nam
Cƣờng: 21 loài và Bản Vài: 18 loài); mô tả đặc điểm sinh học của 5 loài cá:
Chép, Bỗng, Trôi, Lợ, Quả và nêu ý nghĩa kinh tế của hồ.
- Năm 1975, Nguyễn Văn Hảo với công trình “Cơ sở sinh học và nguồn lợi
cá hồ Ba Bể” đã đề cập đến đặc điểm tự nhiên, các yếu tố lý hoá của nƣớc,
nền đáy, cơ sở thức ăn và đƣa ra danh sách 56 loài cá trong 46 giống thuộc
16 họ đồng thời mô tả đặc điểm sinh học của 1 loài cá và sản lƣợng cá trên
hồ.
- Năm 1992, các tác giả Trần Mai Thiên, Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Hảo đã
tập hợp 12 báo cáo khoa học về hồ Ba Bể, chỉnh lý và bổ sung từ đó xây
dựng “Luận chứng khoa học kỹ thuật thiết kế hồ Ba Bể thành khu dự trữ
thiên nhiên để bảo vệ, lƣu giữ nguồn gen thuỷ sản nƣớc ngọt”.
- Năm 1998, Bộ môn thuỷ sản - Trƣờng Đại học Nông - Lâm Thái nguyên
kết hợp với Phòng Môi trƣờng & Bảo vệ Nguồn lợi Viện nghiên cứu Nuôi
trồng Thuỷ sản I nghiên cứu đề tài “Đa dạng sinh học Vƣờn Quốc gia Ba
Bể” đã đƣa ra danh sách 63 loài cá hiện có ở Hồ Ba Bể trong đó có phát hiện 10
loài mới.
- Từ những năm của thập kỷ 90, nhiều đề tài, dự án nƣớc ngoài và trong nƣớc
cũng đã tập trung điều tra nghiên cứu chất lƣợng môi trƣờng nƣớc ở Hồ Ba
Bể và khu hệ động vật và thực vật nhƣ: Năm 1997, 1998 Nguyễn Công
Minh Và Dƣơng Đức Tiến đã nghiên cứu “Chất lƣợng nƣớc và nguồn lợi
thuỷ sản hồ Ba Bể” đã đƣa ra những dẫn liệu cơ bản về chất lƣợng môi
trƣờng nƣớc và vi tảo của những năm 1998. Tiếp theo đó, những năm 2002-
2003, Đặng Đình Kim và cộng sự đã nghiên cứu tổng quan về chất lƣợng




8
môi trƣờng và thành phần tảo ở các hồ trong đó có Hồ Ba Bể và đƣợc báo
cáo ở nƣớc ngoài, trong nƣớc vào tháng 1/2005.
- Bên cạnh những nghiên cứu của các nhà khoa học trong nƣớc thì một số dự
án nƣớc ngoài cũng tiến hành nghiên cứu ở khu vực sông Lô - Gâm trong
đó có sông Năng, Hồ Ba Bể và khu vực Vƣờn Quốc gia Ba Bể nhƣ: Dự án
nghiên cứu tổng quan đa dạng cá nƣớc ngọt Việt Nam của WWF và Ngân
hàng Thế giới, năm 1998; Dự án Bảo tồn và phát triển các 4 loài cá quý
hiếm: Cá Bỗng, cá Lăng chấm, cá Chiên, cá Anh vũ ở thƣợng nguồn sông
Lô-Gâm năm 2002-2003;
- Năm 2003-2004, Dự án PARC nghiên cứu đa dạng sinh học tổ hợp bảo tồn
Ba Bể và Na Hang, trong dự án chủ yếu nghiên cứu đa dạng và bảo tồn trên
cạn mà chƣa nghiên cứu đa dạng sinh học và bảo tồn dƣới nƣớc.
Đến nay, ở Hồ Ba Bể, các nhà khoa học đã phát hiện và ghi nhận 106 loài cá
thuộc 65 giống, 18 họ và 5 bộ; có 138 loài và phân loài thực vật nổi thuộc 8 ngành,
đặc biệt là loài tảo đỏ nƣớc ngọt Batrachospermum sp. ở hồ; 35 loài và nhóm động
vật nổi, 10 loài thân mềm (Bộ NN&PTNT, 2003).
Có thể nói đã có nhiều công trình nghiên cứu về môi trƣờng và nguồn lợi Hồ
Ba Bể, những số liệu và các đánh giá cũng khá phong phú. Tuy nhiên, những
nghiên cứu trên cũng chỉ đánh giá trong từng giai đoạn thời điểm lịch sử nhất định.
Trong giai đoạn hiện nay, do yêu cầu bảo tồn đa dạng sinh học ở nƣớc, bảo tồn
nhiều loài thuỷ sản quý hiếm, những đánh giá về nguồn lợi thuỷ sản và ĐDSH cá
Hồ Ba Bể làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất xây dựng các biện pháp quản lý bảo
tồn và tái tạo nguồn lợi là việc làm rất cần thiết.
1.5. MỘT SỐ HÌNH THỨC QUẢN LÝ ĐDSH ĐẤT NGẬP NƢỚC HIỆN HÀNH
Trên thế giới, việc quản lý các hệ sinh thái đất ngập nƣớc hoặc quản lý bảo tồn
đa dạng sinh học cá và các loài động, thực vật thuỷ sinh đã đƣợc nhiều quốc gia trên
thế giới tham gia bằng việc ký vào Công ƣớc quốc tế về đất ngập nƣớc (RAMSAR),
các nguyên tắc bảo tồn đã đƣợc đề xuất. Một trong những giải pháp bảo tồn đất




9
ngập nƣớc đƣợc coi là hiệu quả là thành lập các khu bảo tồn (IUCN,2003) để bảo vệ
nội vi (Insitu) hay bảo tồn ngoại vi (Exsitu) nhƣ khu thử nghiệm, ngân hàng gen,
bảo tàng
Ở Việt Nam, Chính Phủ đã có Nghị định số 109/2003/NĐ-CP về Bảo tồn và
phát triển bền vững các vùng đất ngập nƣớc (ĐNN). Đất ngập nƣớc bao gồm những
vùng đất có hệ sinh thái đặc thù, đa dạng sinh học cao, có chức năng duy trì nguồn
nƣớc và cân bằng sinh thái, có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế.
Bảo tồn các vùng đất ngập nƣớc là các hoạt động khoanh vùng bảo vệ nghiêm
ngặt môi trƣờng, hệ sinh thái đặc thù, có giá trị sinh học cao nhằm cân bằng hệ sinh
thái, bảo vệ các giống, loài đang sinh sống, cƣ trú và phát triển trên các vùng đất
ngập nƣớc. Nghị định còn chỉ ra rằng: Kết hợp sử dụng, khai thác với bảo tồn, ƣu
tiên bảo tồn đối với các vùng đất ngập nƣớc có hệ sinh thái đặc thù, ĐDSH cao, có
tầm quan trọng quốc tế đồng thời tăng cƣờng sự tham gia bảo tồn các vùng đất ngập
nƣớc của cộng đồng dân cƣ sinh sống trên địa bàn và các khu vực lân cận.
Quản lý ĐNN có nhiều cách thức khác nhau phụ thuộc vào mục đích của các
nhà quản lý hoặc phụ thuộc vào các thể chế, chính sách liên quan đến bảo tồn ĐNN
(Hoàng Văn Thắng, 2005). Hiện nay quản lý ĐNN theo mục tiêu, dựa trên các chức
năng của vùng ĐNN mà chọn các mục tiêu đề quản lý là một trong những nguyên
tắc đƣợc áp dụng rộng rãi hiện nay (theo Isozaki và cs (ed.), 1992):
- Khai thác, sử dụng ĐNN một cách khôn khéo có nghĩa là không làm biến
đổi các chức năng dịch vụ và quá trình sinh thái của chúng;
- Tiến hành quản lý tổng hợp, nhất là quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào
cộng đồng;
- Xây dựng thể chế, chính sách, quy hoạch, căn cứ pháp lý cũng nhƣ cơ sở
khoa học để sử dụng khôn khéo, hiệu quả và bền vững các vùng ĐNN;
- Quy hoạch và triển khai các hoạt động bảo vệ các vùng ĐNN quan trọng và

HST ĐNN là điểm nóng cần đƣợc bảo tồn;
- Lồng ghép quản lý ĐNN vào kế hoạch phát triển kinh tế địa phƣơng;



10
- Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ về nghiên cứu, bảo tồn và sử dụng khôn
khéo các HST ĐNN trên cơ sở bảo tồn để phát triển bền vững;
- Tạo những thu nhập thay thế giúp cộng đồng giảm sức ép lên ĐNN. Gắn
hoạt động phát triển kinh tế với bảo tồn;
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục môi trƣờng nâng cao nhận thức
về ĐNN nói riêng và môi trƣờng nói chung.
Hiện nay, ở Việt Nam bảo tồn đa dạng sinh học ở nƣớc có ở trong các khu
Ramsar, Khu dự trữ sinh quyển, Di sản thiên nhiên, các khu bảo tồn thiên nhiên và
vƣờn quốc gia.
Ở VQG Ba Bể, việc quản lý bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản và cá đã đƣợc quan
tâm chú trọng quản lý bảo vệ từ khi thành lập Vƣờn (1992). Các quy định về khai
thác đánh bắt đã đƣợc cụ thể bằng các văn bản: cấm đánh bắt cá, thuỷ sản bằng các
chất độc hại, phƣơng tiện đánh bắt trái với truyền thống. Việc quản lý bảo vệ đƣợc
VQG Ba Bể tổ chức có hiệu quả, bao gồm lực lƣợng kiểm lâm phối hợp với chính
quyền tuần tra, xử lý các vụ vi phạm trong khu vực. Đặc biệt, từ 2004 đến nay
Vƣờn đã phối hợp với chính quyền địa phƣơng xây dựng tổ quản lý bảo vệ hồ với
sự tham gia của các chủ xuồng trực tiếp chở khách du lịch, tuần tra phát hiện các vụ
vi phạm khai thác thuỷ sản trái phép, vệ sinh môi trƣờng hồ…bƣớc đầu có kết quả
tốt. Nhƣng bên cạnh đó những bất cập về quản lý bảo tồn, công tác phối hợp giữa
các cơ quan đơn vị còn nhiều tồn tại, trong đó việc biện pháp bảo tồn chƣa đủ
mạnh, thƣờng xuyên liên tục; biện pháp tổ chức chƣa đồng bộ và các giải pháp
quản lý có tính kỹ thuật chƣa đƣợc áp dụng.
Nhƣ vậy, đa dạng sinh học cá đã đƣợc nhiều nhà khoa học, nhiều tổ chức của
thế giới và trong nƣớc nghiên cứu từ rất lâu. Các nghiên cứu đƣợc tập trung tại một

địa phƣơng, quốc gia, rộng hơn là khu vực và toàn cầu, đều có chung một đánh giá
là cá rất đa dạng, đa dạng về thành phần loài, đa dạng về giống, bộ, họ và đa dạng
về gen. Ở Việt Nam nói chung và khu vực Ba Bể nói riêng các nhà khoa học đã
nghiên cứu về cá đƣợc từ những năm đầu của thế kỷ 20 cho cho tới nay. Việc quản
lý và bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái đất ngập nƣớc, tuỳ thuộc vào điều



11
kiện địa phƣơng hoặc khu vực, trong đó có cơ chế, trình độ phát triển kinh tế, mức
sống của ngƣời dân, năng lực của cơ quan quản lý mà vận dụng hay tiến hành một
hình thức hay cách quản lý linh hoạt, hiệu quả đảm bảo nguyên tắc phát triển phải
phục vụ cho mục đích bảo tồn và ngƣợc lại.
1.6. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VƢỜN QUỐC GIA BA BỂ
1.6.1. Điều kiện tự nhiên
Vƣờn Quốc gia Ba Bể nằm ở phía Tây Bắc huyện Ba Bể, cách thị xã Bắc Kạn
68 km theo hƣớng Tây Bắc và cách Thủ đô Hà Nội 250 km về phía Bắc. Phía Tây
giáp xã Nam Cƣờng và Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn). Phía Bắc giáp xã
Cao Thƣợng (huyện Ba Bể, Bắc Kạn). Phía Đông giáp xã Cao Trĩ và xã Khang
Ninh (huyện Ba Bể, Bắc Kạn). Phía Nam giáp xã Quảng Khê (huyện Ba Bể, Bắc
Kạn). Trung tâm của VQG Ba Bể là Hồ Ba Bể, hình thành khoảng 10.000 năm
trƣớc đây trên núi karst, có độ cao 145m so với mặt nƣớc biển (UBND tỉnh Bắc
Kạn, 2004).
Khí hậu
Do địa hình núi cao, trong vùng núi đá vôi, với sự bốc hơi nƣớc từ hồ, diễn ra
liên tục quanh năm tạo nên tiểu khí hậu xung quanh Hồ Ba Bể mát mẻ và ẩm.
Chênh lệch về nhiệt độ, độ ẩm giữa các tháng trong năm không lớn (Bảng 1).
Bảng 1. Số liệu khí hậu trung bình tháng khu vực Vƣờn Quốc gia Ba Bể

Tháng

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
cả
năm
Nhiệt
độ
0
C
14
15
19
23,2
26,3
27,2
27,5
27
25,8
22,8
18.8
15,3

22,0
L.
mƣa
(mm)
18
24
39,1
92,3
174,9
226,5
249,4
235,3
131,4
82,5
48.6
21,0
1343,5
Độ ẩm
%
83
81
81
82
81
84
85
85
85
85
85

83
83
(Nguồn: Số liệu thống kê của Trạm Khí tượng Chợ Rã,2005)

Hệ thống thuỷ vực



12
VQG Ba Bể là một phức hệ bao gồm suối, hồ trên vùng núi đá vôi. Hồ Ba Bể
rộng 450 ha, có độ sâu trung bình từ 17 đến 23 m, sâu nhất là 35 m, dài gần 9km,
dung tích chứa khoảng 90 triệu m
3
nƣớc. Về mùa khô mặt hồ ở mức 145,5m so với
mực nƣớc biển; mùa lũ trung bình ở mức 147,5 m (Viện KH thuỷ lợi, 2003). Nƣớc
Hồ chảy theo hƣớng Nam-Bắc ra sông Năng với lƣu tốc dòng chảy 0,5m/s; Hồ chia
làm 3 phần: Hồ 1 có sông Chợ Lèng chảy vào, Hồ 2 có suối Bó lù và Tà Han, Hồ 3
phần phía bắc hồ giáp với sông Năng. Đầu nguồn của Hồ Ba Bể là núi Phia Bjióoc
có độ cao trung bình 800 -1530m, đây là thƣợng nguồn của sông Chợ Lèng. Tổng
lƣu vực khu vực Vƣờn khoảng 1.841 km
2
. Tách biệt cạnh Hồ Ba Bể là Ao tiên giáp
với Hồ 3, có diện tích khoảng 1,2 ha, cũng là một hồ nhỏ đặc biệt.
Hiện trạng các yếu tố môi trƣờng Hồ Ba Bể
Nhiệt độ: tầng mặt dao động từ 23,5 - 25
0
C, ở tầng đáy là 17 - 17,5
0
C. Nhiệt
độ sông, suối thấp hơn, dao động 27,7-31,5

o
C. Nhiệt độ nƣớc tầng đáy thấp,
khoảng 18-20
o
C, không cao hơn nhiều so với nhiệt độ nƣớc tầng đáy trong mùa
đông là 17
o
C. Điều đó cho thấy sự tƣơng đối ổn định nhiệt độ nƣớc tầng đáy của hồ
Ba Bể. Mức chênh lệch nhiệt độ giữa khối nƣớc tầng mặt và tầng sâu 18 m trở lên
dao động từ 9,9 tới 14,3
o
. Ở thời điểm mùa đông mức chênh lệch nhiệt độ giữa tầng
mặt và tầng đáy chỉ trên dƣới 7
o
C. Tầng biến nhiệt (thermocline) ở độ sâu 4-6 m.
Độ trong của hồ đƣợc đo bằng đĩa Secchi từ 70 -200cm. Sự phát triển của tảo
cũng ảnh hƣởng rất nhiều đến độ trong của hồ. Theo điều tra qua nhân dân và
chứng kiến của bản thân thƣờng từ tháng 10 tảo phát triển làm xanh nƣớc và gần
cuối tháng 12 tảo chết tàn lụi màu nƣớc nâu đỏ (đặc biệt ở Ao Tiên) từ Hồ 3 đến
đảo An Mã giáp với Hồ 1 làm nhiều loài cá ăn nổi chết. Trong trƣờng hợp này
nhiệt độ thời tiết thƣờng dƣới 6
0
C.
Hàm lƣợng ô xy hoà tan tầng mặt trong thời kỳ mùa khô khá cao, dao động từ
8,27 đến 10,6 mg/l (thƣờng vƣợt mức bão hoà ô xy). Hàm lƣợng ô xy hoà tan trong
mùa mƣa (tháng 8/2000) dao động từ 6,92 - 9,46 mg/l. Cũng tƣơng tự nhƣ đặc tính
phân tầng nhiệt độ, hàm lƣợng ô xy hoà tan cao ở tầng mặt, thấp dần ở tầng nƣớc
sâu hơn. Có sự phân tầng ô xy rõ rệt giữa khối nƣớc tầng mặt và khối nƣớc tầng




13
đáy. Tại khu vực nông, ô xy tầng đáy (ở độ sâu 5 m) đạt tới 5,3 mg/l, trong khi đó,
mùa khô có nơi ô xy tầng đáy xuống rất thấp, chỉ còn 0,23-0,79 mg/l.
Tầng thay đổi ô xy đột ngột (oxygencline) ở độ sâu 6-10 m. Mức chênh lệch
nhiệt độ giữa khối nƣớc tầng mặt với tầng sâu (trên 20 m trở lên) dao động từ 6,77
đến 8,8 mg/l. Hàm lƣợng ô xy ở khối nƣớc tầng đáy thấp, thậm chí có nơi chỉ còn
0,79 mg/l, biểu thị môi trƣờng đáy hồ có biểu hiện bị yếm khí . Có thể ở đây, hàm
lƣợng các chất hữu cơ lắng đọng trong lớp trầm tích bề mặt đáy cao, lƣợng ô xy đã
đƣợc tiêu dùng tối đa trong quá trình phân huỷ, khoáng hoá lƣợng hữu cơ đó nên đã
bị cạn kiệt.
Độ pH: pH nƣớc hồ bình quân từ 7,18 – 8,4, mùa xuân pH = 8,3 (kiềm yếu).
Phosphorus trong Hồ Ba Bể: PO
4
-P trong hồ có sự biến động. Mức độ biến
động trong hồ giảm dần từ Hồ 1 đến Hồ 3. Trong hồ, PO
4
-P dao động trung bình từ
0,019 – 0,027mg/l. Trong khi đó ở thác Đầu Đẳng trên sông Năng, phosphorus
trung bình là 0,023mg/l (dao động từ 0,011 – 0,029mg/l).
Hàm lƣợng nitrite trên hồ: Nitrite trong hồ dao động từ 0,002 – 0,007mg/l,
trung bình 0,004mg/l (Hồ 1 từ 0,003 – 0,007mg/l, Hồ 2 từ 0,002 – 0,005mg/l, Hồ 3
từ 0,002 – 0,005mg/l). Nitrite trong Hồ 1 cao hơn Hồ 2 và Hồ 3.
Hàm lƣợng chlorophyll-a: Chlorophyll-a giảm dần theo Hồ 1 đến Hồ 3. Hồ1
có chlorophyll-a trung bình là 7,60mg/m
3
, Hồ 2 là 7,16mg/m
3
và Hồ 3 hàm lƣợng
chlorophyll-a là 5,65mg/m

3
. Hàm lƣợng chlorophyll-a trong tháng 1 tăng dần đến
tháng 5, tháng 7 hàm lƣợng chlorophyll-a thấp, tháng 9 cao và ổn định hơn và tăng
dần cho đến tháng 10 tại cả trong hồ và sông Năng. Khối lƣợng chlorophyll-a trong
hồ luôn cao hơn ngoài sông Năng. Qua chỉ tiêu này có thể nói mức dinh dƣỡng trên
sông nhỏ hơn trong hồ, (Ngô Sĩ Vân, 2005).
Độ dẫn điện thể hiện ion hoà tan trong thuỷ vực. Độ dẫn điện trong hồ dao
động từ 162,6 – 240 S/cm, trung bình cho toàn hồ là 204,6 S/cm. Thác Đầu Đẳng
là từ 172,5 – 224,3 S/cm, trung bình 206,4 S/cm và Chợ Rã là 162,6 - 224,3
S/cm, trung bình 206,4S/cm. Độ dẫn điện trong hồ tƣơng đối ổn định và cao hơn



14
sông Năng trong tháng 7 và tháng 9. Độ dẫn điện dao động có thể nguyên nhân do
mƣa lũ đƣa các ion hoà tan vào nƣớc. Độ dẫn điện cao tạo ra năng suất của thuỷ vực
lớn (Ngô Sĩ Vân, 2005).
Đa dạng sinh học của VQG Ba Bể
Ba Bể có 9.122 ha các loại sinh cảnh rừng. Sinh cảnh rừng trên núi đá vôi
chiếm tới 6.766 ha (66,9%), trong đó có 3.421 ha rừng núi đá vôi nguyên sinh chƣa
bị tác động (34,1%). Rừng nhiệt đới trên núi đá vôi là một kiểu phụ thảm thực vật
rất độc đáo còn lại rất hiếm ở các nƣớc trên thế giới. Tại đây có nhiều nơi sống
(habitat) rất đặc trƣng, nhiều quần hợp và nhiều loài cây đặc hữu tiêu biểu cho rừng
trên núi đá vôi nhƣ: Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Trai (Garcinia
fagraeoides), Chò đãi (Annamocarya sinensis), Đinh (Markhamia stipulata) và các
loài Lan hài (Paphiopedilum spp.) (UBND tỉnh Bắc Kạn,2004).
Khu vực rừng nguyên sinh trên núi đá vôi có tính đa dạng sinh học rất cao:
Về thực vật: Qua những điều tra bƣớc đầu đã thống kê đƣợc 162 họ, 672 chi,
1.281 loài thực vật bậc cao có mạch. Trong số đó có 77 loài thực vật bị đe doạ tiêu
diệt đƣợc ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 38 loài có mức độ đe doạ toàn cầu đƣợc ghi

trong Sách đỏ thế giới của IUCN, và 52 loài đặc hữu của Việt Nam .
Về động vật: Đã thống kê đƣợc 81 loài thú, trong đó có 27 loài đƣợc mô tả
trong Sách Đỏ Việt Nam năm 1992, 19 loài đƣợc ghi trong Sách Đỏ IUCN (2004);
322 loài chim, trong đó 21 loài đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và 6 loài đƣợc
ghi trong Sách Đỏ IUCN,(2004); 44 loài ếch nhái bò sát, trong đó có 17 loài đƣợc
ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và 17 loài đƣợc ghi trong Sách Đỏ thế giới IUCN
(2003); 106 loài cá trong đó 11 loài đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và 1 loài
đƣợc ghi trong sách đỏ (IUCN, 2003). Đặc biệt, Ba Bể cũng là vùng sinh cảnh quan
trọng của 2 loài linh trƣởng là Voọc đen má trắng, Voọc mũi hếch và 1 loài bò sát
đặc hữu hẹp là Cá cóc bụng hoa.
Đa dạng sinh học ở nƣớc: Ngoài cá, thuỷ vực khu vực Hồ Ba Bể rất đa dạng
và phong phú, các nhà khoa học đã ghi nhận: Thành phần loài động vật không
xƣơng sống các thủy vực trong cảnh quan vùng núi đá vôi đặc trƣng với sự phong



15
phú các nhóm loài ấu trùng côn trùng ở nƣớc nhƣ Ephemeroptera, Trichoptera,
Plecoptera, các loài cua núi họ Potamidae, các loài ốc suối với giống
Cremnoconchus, không thấy có ở các thủy vực vùng đồng bằng. Sự phong phú
của khu hệ động vật không xƣơng sống nƣớc ngọt ở Hồ Ba Bể và các thủy vực phụ
cận không chỉ thể hiện ở taxon loài mà còn thể hiện ở taxon giống. Cho đến nay, đã
xác định đƣợc 49 loài động vật nổi thuộc các nhóm Trùng bánh xe, Giáp xác râu
ngành, Giáp xác chân chèo, có bao và 29 loài động vật đáy thuộc các nhóm trai, ốc,
tôm, cua ở Hồ Ba Bể và các thủy vực phụ cận. Ngoài ra, mới xác định đƣợc 32 họ
ấu trùng côn trùng nƣớc thuộc 8 bộ có trong các thủy vực suối, sông ở khu vực này.
Số lƣợng các loài động vật không xƣơng sống đã xác định đƣợc nhƣ trên còn thấp
hơn so với thực tế bởi nhiều nhóm động vật nguyên sinh (Prrotozoa), giun ít tơ
(Olygochaeta) chƣa đƣợc nghiên cứu (Lê Hùng Anh, Hồ Thanh Hải,2003).
Cho đến nay đã thống kê, xác định đƣợc 179 loài thực vật nổi thuộc các ngành

Tảo lục, Vi khuẩn lam, Tảo si líc, Tảo mắt, Tảo giáp và Tảo vàng ánh. Cấu trúc
thành phần loài thực vật nổi hồ Ba Bể đã thể hiện đặc tính của hồ ( Tảo lục có thành
phần loài cao nhất: 74 loài), đồng thời thể hiện khá rõ nét của hồ vùng núi bị ảnh
hƣởng nhiều của nƣớc sông, suối do xuất hiện Tảo si líc với số lƣợng loài đáng kể
(44 loài). Đặc biệt có loài tảo đỏ nƣớc ngọt Batrachospermum sp. thuộc ngành
Rong đỏ Rhodophyta có ở Hồ Ba Bể (Hồ Thanh Hải,2003).
1.6.2. Kinh tế - xã hội
1.6.2.1. Tình hình dân cư sống xung quanh hồ
Qua điều tra thu thập các số liệu của Vƣờn Quốc gia Ba Bể, từ Uỷ ban nhân
dân, Phòng Nông nghiệp huyện Ba Bể, UBND xã Nam Mẫu huyện Ba Bể dân số
nằm trong diện tích Vƣờn quốc gia là 2.922 nhân khẩu gồm 596 hộ (Bảng 2).
Bảng 2. Dân số các xã nằm trong khu vực Vƣờn quốc gia Ba Bể
TT
Hạng mục

Cộng
Cao Thƣợng
Khang Ninh
Nam Mẫu
Quảng Khê
1
Số hộ
15
27
512
42
596
2
Số nhân khẩu
75

148
2747
252
2922
3
Lao động chính
36
59
1020
108
1223
4
Số hộ vùng cao
15
-
63
12
90



16
(Nguồn: VQG Ba Bể, 2005)
Số dân đƣợc hƣởng trực tiếp nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên của hồ và sông Năng
chủ yếu là 5 thôn (vùng thấp) của Nam Mẫu với 276 hộ (chiếm 53,90%) và một số
hộ ở xã Cao Thƣợng. Cuối năm 2006, có 58 hộ của bản Tà Kèn di dân theo chƣơng
trình thuỷ điện Tuyên Quang ra khỏi Vƣờn Quốc gia Ba Bể. Tại xã Nam Mẫu dân
số của Nam Mẫu sẽ còn 454 hộ, số dân 5 bản quanh hồ sẽ là 218 hộ (chiếm 48%)
với thu nhập bình quân đầu ngƣời: 370kg thóc/ngƣời/năm. Hầu hết các hộ dân cƣ
sống ven vùng hồ đều là các hộ sản xuất nông nghiệp kết hợp với khai thác cá trong

hồ, có một số hộ tham gia làm dịch vụ du lịch và chạy thuyền máy chở khách trong Hồ
(Bảng 3).
Bảng 3. Số hộ dân các bản sống xung quanh Hồ Ba Bể
TT
Thôn, Bản
Số hộ 2006
Số hộ 2001
% Số hộ tham gia
khai thác cá và
phục vụ du lịch
1
Pắc Ngòi
78
63
80
2
Bó Lù
36
32
95
3
Cốc Tộc
34
27
70
4
Đầu Đẳng và Tà Kèn
67
58
60

5
Bản Cám
61
54
60
Tổng số
276
234
Trung bình: 73%
(Nguồn: UBND xã Nam Mẫu, 2006)
Thành phần các dân tộc sống quanh vùng hồ bao gồm 4 dân tộc: Tày, Dao,
Mông, Kinh. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 94,5% diện tích tự nhiên, còn lại
khoảng 5,5% đất nông nghiệp trồng lúa và hoa màu.
Tình hình gia tăng dân số sống xung quanh hồ là khá lớn, đời sống của nhân dân
còn nghèo nàn lạc hậu, trình độ dân trí thấp, việc kiếm kế sinh nhai chủ yếu vẫn dựa
vào thiên nhiên Chính vì vậy, đã gây áp lực không nhỏ đối với công tác quản lý bảo
tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên trong vùng Vƣờn Quốc gia Ba Bể.
Từ thị trấn Chợ Rã (Ba Bể) có thể theo sông Năng bằng thuyền máy đi vào và
đi đƣờng bộ theo đƣờng tỉnh lộ 258 đến trung tâm VQG Ba Bể. Việc du lịch và đi
lại trong khu vực Hồ chủ yếu bằng phƣơng tiện là thuyền độc mộc và thuyền máy,
sự phát triển dạng thuyền có động cơ đi ê gen càng ngày càng gia tăng do đầu tƣ rẻ,
nhƣng gây tiếng động, làm tăng thêm sự ô nhiễm cho vùng lòng hồ và làm mất đi



17
vẻ tĩnh mịch linh thiêng tự nhiên vốn có của nó. Việc mở các tuyến đƣờng nhƣ
đƣờng Cao Trĩ – Quảng Khê, đƣờng Quảng Khê - Đồng Phúc, Hoàng Trĩ ở vùng
đầu nguồn Hồ Ba Bể có ƣu điểm là tạo đƣờng giao thông đi lại thuận lợi để mở
mang tri thức, nâng cao đời sống văn hoá, kinh tế cho dân bản song cũng có những

ảnh hƣởng xấu nhƣ làm bồi lắng lòng Hồ và lƣu vực sông Năng.
1.6.2.3. Tình hình hoạt động của Vườn Quốc gia Ba Bể
Vƣờn Quốc gia Ba Bể đƣợc thành lập ngày 10 tháng 11 năm 1992 theo quyết
định số 83/TTG của Thủ tƣớng Chính phủ. Diện tích rộng trên 10.048 ha thuộc địa
phận các xã Cao Thƣợng, Cao Trĩ, Khang Ninh, Nam Mẫu, Quảng Khê huyện Ba
Bể tỉnh Bắc Kạn. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của VQG Ba Bể là quản lý bảo vệ
toàn bộ đất đai tài nguyên và các giá trị đa dạng sinh học, các nguồn gen quý hiếm. Là
địa bàn cho nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu khoa học, phục vụ du khách và tổ chức
hoạt động du lịch sinh thái. Vƣờn Quốc gia Ba Bể là đơn vị sự nghiệp trực thuộc
UBND tỉnh Bắc Kạn quản lý. Bộ máy Vƣờn Quốc gia gồm : Ban giám đốc và các đơn
vị trực thuộc là các Hạt kiểm lâm, Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trƣờng,
phòng KHKT, phòng kế toán và phòng tổ chức hành chính (UBND tỉnh Bắc Kạn,
2003). Mức thu nhập của các cán bộ trong Vƣờn bình quân trên 800.000đ/tháng. Tổng
số có 75 cán bộ trong đó trên đại học: 1, đại học 25 ngƣời , 35 trung cấp còn lại là công
nhân.
Với chức năng nhiệm vụ quản lý bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học, Vƣờn đã
triển khai áp dụng các quy định, thể chế về quản lý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Quy chế
rừng đặc dụng, Quy chế quản lý VQG Ba Bể. Kết hợp với Chính quyền địa phƣơng
tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát, hạn chế việc khai thác lâm sản trái phép, đồng thời hỗ
trợ nâng cao đời sống nhân dân trong vùng bằng các chƣơng trình dự án 661, giáo dục
môi trƣờng, dịch vụ du lịch…dần dần từng bƣớc ổn định đời sống nhân dân. Số vụ vi
phạm về phá rừng làm nƣơng rẫy, săn bắt chim thú, vận chuyển lâm sản trái phép…từ
hạn chế đến chấm dứt hẳn.



18
Áp lực, thách thức trong công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học của Vƣờn và
dân cƣ ở vùng lõi cũng còn nhiều vấn đề nhƣ : Sự gia tăng dân số, nhu cầu về vật liệu
làm nhà, nhu cầu về thực phẩm, nhu cầu về đất canh tác, đất ở, phát triển cơ sở hạ tầng,

nguy cơ từ phát triển du lịch, sự bồi lấp hồ…Đây đang là những yếu tố ảnh hƣởng đến
bảo tồn VQG Ba Bể trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài nếu không có chính sách và cơ chế
quản lý tốt, không có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng thì sẽ có nhiều
hậu quả xấu khó lƣờng. Cho nên, cần có những giải pháp thật cụ thể để đáp ứng đƣợc
hai mục tiêu quan trọng là bảo tồn đa dạng sinh học và đảm bảo đời sống của cộng
đồng dân cƣ địa phƣơng.




19
CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu tại vùng lõi của Vƣờn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
nằm ở vùng đông Bắc Việt Nam, có toạ độ địa lý (Hình 2.1):
Từ 22
0
16’12” đến 22
o
33’45” Vĩ độ Bắc
Từ 105
0
28’31” đến 105
o
47’20” Kinh độ Đông



Hình 2.1: Địa điểm nghiên cứu






×