Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm bước đầu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 123 trang )

S g

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG





MAI KIM LIÊN



NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
NHẰM BƢỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG











Hà Nội, năm 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG





MAI KIM LIÊN



NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
NHẰM BƢỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành: Môi trƣờng trong phát triển bền vững
(Chƣơng trình đào tạo thí điểm)





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Trần Hồng Thái
2. GS. TSKH. Trƣơng Quang Học





Hà Nội, năm 2010


iv


MỤC LỤC

MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẤU 8
1. Lý do chọn Đề tài 8
2. Mục đích của Đề tài 10
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU, Ở
VIỆT NAM VÀ THÀNH PHỐ QUY NHƠN 12
1.1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU 12
1.1.1. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu 14
1.1.2. Hậu quả của biến đổi khí hậu 14
1.2. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 18
1.2.1. Khái quát về biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong thời gian qua 18
1.2.2. Khả năng dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu 18

1.2.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến một số hiện tƣợng thời tiết nguy hiểm 19
1.3. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN 20
1.3.1. Thay đổi của các yếu tố khí tƣợng trong những năm gần đây 20
1.3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến thành phố Quy Nhơn 20
CHƢƠNG 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 25
2.1. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 25
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 25
2.2.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Quy Nhơn 25
2.2.2. Hiện trạng môi trƣờng thành phố Quy Nhơn 28
2.2.3. Tình hình kinh tế- xã hội thành phố Quy Nhơn 31
2.2.4. Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội thành phố Quy Nhơn 39
2.3. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 52
2.3.1. Phƣơng pháp luận 52
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 53
a. Phƣơng pháp thu thập và hồi cứu số liệu 53
b. Phƣơng pháp chuyên gia 53
c. Phƣơng pháp tham vấn cộng đồng và các bên liên quan 53
d. Phƣơng pháp bản đồ và GIS 53
e. Phƣơng pháp mô hình hóa 53
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 55


v


3.1. XÂY DỰNG KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO THÀNH PHỐ QUY
NHƠN 55
3.1.1. Các kịch bản của IPCC 55
3.1.2. Xây dựng kịch bản BĐKH và nƣớc biển dâng cho Việt Nam 58

3.1.3. Các kịch bản biến đổi khí hậu cho thành phố Quy Nhơn 66
3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC KHU
VỰC VÀ LĨNH VỰC 73
3.2.1. Thiên tai, hiểm họa do khí hậu và xu thế do biến đổi khí hậu 74
3.2.2. Tác động của thiên tai, hiểm họa gây ra bởi khí hậu 76
3.2.3. Các vấn đề trong tƣơng lai do BĐKH tại Quy Nhơn 81
3.2.4. Tác động đối với các thành phần kinh tế 89
3.2.5. Các tác động về xã hội 97
3.3. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA
THÀNH PHỐ QUY NHƠN 104
3.3.1. Thể chế, chính sách 104
3.3.2. Cơ sở hạ tầng/ thiết bị phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với
BĐKH 107
3.3.3. Tổ chức ứng phó khi xảy ra thảm họa thiên tai 109
3.3.4. Năng lực và phân bổ nguồn lực ứng phó với BĐKH 110
3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA
THÀNH PHỐ QUY NHƠN 113
3.4.1. Các thực tiễn ứng phó với BĐKH 113
3.4.2. Nội dung để ứng phó với BĐKH cho Quy Nhơn 115
3.4.3. Cơ chế giám sát, đánh giá 117
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 119



vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tác động của thiên tai, hiểm họa gây ra bởi khí hậu và biến đổi khí hậu TP Quy
Nhơn 21

Bảng 2.1. Dòng chảy lũ trên lƣu vực sông Hà Thanh 27
Bảng 2.2. Chất lƣợng nƣớc mặt tại các đầm, bàu, hồ ở TP.Quy Nhơn 28
Bảng 2.3. Số liệu các mẫu nƣớc thải tại Tp Quy Nhơn qua 02 năm 30
Bảng 2.4. Cơ cấu lao động theo ngành nghề TP Quy Nhơn năm 2007 33
Bảng 2.5. Cơ cấu kinh tế theo ngành của TP Quy Nhơn (%) 34
Bảng 2.6. Số lƣợng tàu thuyền 35
Bảng 2.7. Cơ cấu tàu thuyền nghề cá 35
Bảng 2.8. Cơ cấu nghề nghiệp 36
Bảng 2.9. Cơ sở chế biến thủy sản 36
Bảng 2.10. Tổng hợp các chỉ tiêu theo các khu quy hoạch 47
Bảng 2.11. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp 50
Bảng 2.12. Quy hoạch diện tích – năng suất – sản lƣợng cây trồng 50
Bảng 2.13. Quy hoạch phát triển chăn nuôi 51
Bảng 3.1. Kết quả tính toán mức độ ngập lụt tại các thành phố do nƣớc biển dâng ứng với
các kịch bản phát thải A1FI, A2 và B2 (so với mực nƣớc biển trung bình thời kỳ 1980 –
1999) 61
Bảng 3.2. Mức tăng nhiệt độ trung bình (
O
C) 3 tháng một so với trung bình thời kỳ 1980 -
1999 cho thành phố Quy Nhơn ứng với các kịch bản phát thải cao (A2) và trung bình (B2) 66
Bảng 3.3. Nhiệt độ trung bình (
O
C) tháng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 cho thành
phố Quy Nhơn ứng với các kịch bản phát thải cao (A2, A1FI) và trung bình (B2) 68
Bảng 3.4. Mức thay đổi tỷ lệ lƣợng mƣa (%) so với trung bình thời kỳ 1980-1999 cho
thành phố Quy Nhơn ứng với các kịch bản phát thải cao (A1FI, A2) và trung bình (B2) 69
Bảng 3.5. Lƣợng mƣa (mm) tháng so với trung bình thời kỳ 1980-1999 cho thành phố Quy
Nhơn ứng với các kịch bản phát thải cao (A1FI, A2) và trung bình (B2) 71
Bảng 3.6. Ma trận đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng cho TP. Quy Nhơn 77
Bảng 3.7. Các vấn đề trong tƣơng lai đến năm 2020 do tác động của BĐKH của thành phố

Quy Nhơn 100
Bảng 3.8. Nội dung để ứng phó và thích ứng với BĐKH thành phố Quy Nhơn 115
Bảng 3.9. Các khu vực và các chỉ tiêu giám sát, đánh giá 117






vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1. Bản đồ ranh giới thành phố Quy Nhơn 25
Hình 2.2. Cơ cấu lao động theo ngành nghề TP Quy Nhơn năm 2007 33
Hình 2.3. Cơ cấu kinh tế theo GDP của thành phố Quy Nhơn năm 2007 34
Hình 3.1. Các họ kịch bản phát thải theo IPCC 56
Hình 3.2. Lƣợng phát thải khí CO
2
tƣơng đƣơng theo các kịch bản phát thải khác nhau 57
Hình 3.3. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản A1FI năm 2020 63
Hình 3.4. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản A1FI năm 2030 63
Hình 3.5. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản A1FI năm 2040 63
Hình 3.6. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản A1FI năm 2050 63
Hình 3.7. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản A2 năm 2020 64
Hình 3.8. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản A2 năm 2030 64
Hình 3.9. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản A2 năm 2040 64
Hình 3.10. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản A2 năm 2050 64
Hình 3.11. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản B2 năm 2020 65

Hình 3.12. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản B2 năm 2030 65
Hình 3.13. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản B2 năm 2040 65
Hình 3.14. Bản đồ ngập lụt TP Quy Nhơn ứng với kịch bản B2 năm 2050 65
Hình 3.15. Sơ đồ Tổ chức Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn 104



8

MỞ ĐẤU
1. Lý do chọn Đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu và mực nƣớc biển
dâng, các thiên tai hiện hữu và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan gia tăng ở nhiều nơi
đã đƣợc khẳng định là rõ ràng và chƣa từng có, đang là mối lo ngại của các quốc gia
trên thế giới. Theo đánh giá của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), nhiệt
độ và mực nƣớc biển trung bình toàn cầu sẽ tiếp tục tăng lên nhanh hơn trong thế kỷ
21. Trong đó, ở Bắc Cực tăng 1,5°C - gần gấp đôi tỷ lệ tăng nhiệt độ của toàn cầu, kéo
theo hàng loạt các hệ quả nghiêm trọng về môi trƣờng sinh thái: băng đã tan ở hai đầu
cực, các lỗ thủng xuất hiện ở tầng ôzôn, mực nƣớc biển dâng cao, khô hạn, cháy rừng,
mƣa acid, lũ lụt, sạt lở đất đá diễn ra trên diện rộng với cƣờng độ lớn và tần suất cao,
ảnh hƣởng và đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển của tất cả các cộng đồng và
quốc gia trên thế giới. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hƣởng
nặng nề nhất do BĐKH. (Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Nhật Bản, Ai
Cập, Hoa Kỳ, Thái Lan và Philippines,…).
Theo cảnh báo của WHO và UNEP, nếu mực nƣớc biển dâng cao 1m, Việt
Nam sẽ mất hơn 12% diện tích đất canh tác và trên 65% diện tích rừng ngập mặn, đa
dạng sinh học bị suy giảm, nhiều loại động thực vật sẽ bị tuyệt chủng hoặc có nguy cơ
bị tuyệt chủng, 25% dân số (ƣớc chừng khoảng 30 triệu ngƣời vào thời điểm đó) sẽ bị
mất nơi cƣ trú, dịch bệnh lan tràn không thể kiểm soát do nhịp sinh học bị thay đổi…
Do vậy, tỷ lệ tử vong và số ngƣời nghèo đói sẽ tăng cao.

Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, nhiệt độ trung bình ở nƣớc ta tăng
khoảng 0,1°C/thập niên; dao động năm của hiện tƣợng Elnino ngày càng có tác động
mạnh đến chế độ thời tiết và đặc trƣng khí hậu ở nhiều khu vực; kết quả quan trắc
đƣợc trong vòng nửa thế kỷ qua cho thấy, mực nƣớc biển đã dâng lên trung bình từ 2,5
- 3 cm/thập niên; mùa hoạt động của bão kéo dài và dịch lùi dần về các tháng cuối
năm, quỹ đạo của các cơn bão cũng có xu hƣớng chuyển dần về các vĩ độ phía Nam,
khác với quy luật chung. Các tỉnh TP duyên hải miền Trung thƣờng xuyên gánh chịu
khoảng 70% tổng số các cơn bão đổ bộ vào nƣớc ta; trong đó, có từ 60 - 65% số cơn
bão có sức mạnh từ cấp 8 - cấp 12 kèm với triều cƣờng nên hậu quả gây ra đối với môi
trƣờng và đời sống sản xuất của nhân dân là rất nghiêm trọng.


9

Nằm trong sự ảnh hƣởng chung của BĐKH đến các tỉnh- thành phố ven biển
miền Trung, môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên, TP Quy Nhơn cũng chịu ảnh hƣởng
rõ rệt do hiện tƣợng Elnino - một trong những biểu hiện của BĐKH toàn cầu. Số liệu
quan trắc tại trạm Quy Nhơn cho thấy, chu kỳ tác động của Elnino có xu hƣớng tăng
dần trong những thập niên cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI (trung bình từ 2 đến 4
năm) so với tình hình chung của nửa thế kỷ XX trở về trƣớc (trung bình từ 3 đến 10
năm). Các giá trị cực đại về nhiệt độ trung bình của một số tháng mùa hè trong các
năm 1986, 1987, 1992, 1998, 2003 và 2005 đều vƣợt quá giá trị nhiệt độ trung bình
các tháng tƣơng ứng trong nhiều năm từ 1 - 1,5°C và vƣợt xa nhiệt độ trung bình năm
từ 3,2 - 4,7°C.
Hạn hán và gió Tây khô nóng hoành hành sớm từ đầu tháng 5 và kéo dài theo
từng đợt từ 7 - 9 ngày, có năm nắng kéo dài suốt cả tháng đã làm tăng cƣờng hiện
tƣợng nhiễm mặn, nhiễm phèn. So với lƣợng mƣa trung bình nhiều năm, lƣợng mƣa có
xu hƣớng tăng trong giai đoạn 1955 - 1964, sau đó giảm rõ rệt giai đoạn 1965 -1984 và
tăng trở lại trong giai đoạn 1985 - 2004. Thông thƣờng mƣa bão và lũ chính ở tỉnh
Bình Định diễn ra vào cuối tháng 10, nhƣng gần đây có năm lũ đến rất sớm (2000,

2005); có năm lũ rất muộn (2001) ; mực nƣớc biển và đỉnh lũ lần sau luôn luôn cao
hơn lần trƣớc.
Các hệ sinh thái đặc trƣng của tỉnh Bình Định nhƣ rừng nguyên sinh đèo Cù
Mông, đầm Thị Nại và các bãi rạn san hô ở Cù Lao Xanh, Hòn Đất, Hòn Khô… rất
mỏng manh và nhạy cảm trƣớc những tác động của BĐKH và của con ngƣời. Nhiều
hộ cƣ dân ven đầm - biển đã khai hoang lấn biển, biến các dải rừng ngập mặn thành
ao, đìa nuôi trồng thủy sản, dẫn đến thách thức lớn về tài nguyên môi trƣờng và phát
triển KT-XH, mức độ rủi ro và tổn thƣơng càng cao khi có biến động của thiên nhiên,
cƣờng độ xâm nhập mặn lớn, nguồn nƣớc ngọt bị suy giảm và ô nhiễm.
Trong nhiều năm gần đây, sản suất nông, lâm, ngƣ do thiên tai, khí hậu, thời
tiết thay đổi, lũ lụt triền miên nên năng suất và sản lƣợng không ổn định, cuộc sống
sản xuất thiếu an toàn và thiếu bền vững. Mặt khác, ngoại trừ các phƣờng nội thành có
điều kiện về cơ sở hạ tầng khá phát triển; cơ sở hạ tầng của các xã, phƣờng ngoại
thành và xã đảo, bán đảo kém phát triển, đê điều và rừng ngập mặn tại đây bị xuống
cấp khá nghiêm trọng. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng làm đời sống


10

ngƣời dân ở đây còn bấp bênh và khó phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo, nhất là hộ nghèo ở
các xã, phƣờng ngoại thành, xã đảo, bán đảo còn khá cao, khả năng vƣợt nghèo thấp;
đời sống sản xuất của các hộ nông dân dễ bị ảnh hƣởng, rủi ro và tổn thƣơng lớn nhất
khi có thiên tai, bão, lũ.
Ngoài ra, BĐKH còn ảnh hƣởng và đe dọa đến sự phát triển bền vững của nhiều
ngành kinh tế khác nhƣ: xây dựng, giao thông thủy bộ và hàng không, công nghiệp,
thƣơng mại và dịch vụ; trong đó có ngành du lịch với nhiều khách sạn lớn phân bố chủ
yếu dọc theo bờ biển của TP.Quy Nhơn.
Chính phủ Việt Nam hiểu rõ nguy cơ thực tế của các mối đe dọa do BĐKH gây
ra nên đã có nhiều hành động, nỗ lực cùng toàn cầu ứng phó với BĐKH. Đặc biệt là
vào tháng 12 năm 2008, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 158/QĐ-TTg về

việc phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, theo đó,
một trong các nhiệm vụ quan trọng là đòi hỏi phải có những nghiên cứu, đánh giá tác
động của BĐKH đến các mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng cho các khu vực (tỉnh/
thành phố) và đƣa ra các giải pháp thích ứng với BĐKH.
Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định là một thành phố ven biển, nơi mà theo
đánh giá của nhiều chuyên gia trong nƣớc và quốc tế là một khu vực có tính tổn
thƣơng cao do tác động của BĐKH, do đó các nghiên cứu phục vụ cho mục đích ứng
phó với BĐKH tại khu vực này cần đƣợc ƣu tiên. Chính vì vậy, việc tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm bƣớc đầu đánh giá tác
động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội Thành phố Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định” để thực hiện luận văn Thạc sĩ khoa học có ý nghĩa thực tiễn và cấp
thiết cao.
2. Mục đích của Đề tài
1) Đánh giá khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và biến đổi khí hậu của
thành phố Quy Nhơn.
2) Đánh giá tác động của các kịch bản biến đổi khí hậu tới các vùng, lĩnh vực và
năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của thành phố Quy Nhơn.
3) Đề xuất các định hƣớng ứng phó với biến đổi khí hậu cho thành phố Quy Nhơn.
4) Học tập phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu để tiến hành một đề tài
nghiên cứu.


11

Để đạt đƣợc những mục tiêu trên, Học viên đã kết hợp những kiến thức thu
hoạch đƣợc từ những giờ học của Khóa cao học K5, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên
và Môi trƣờng; sự hƣớng dẫn của những giáo viên hƣớng dẫn là GS, TS Trƣơng
Quang Học và TS Trần Hồng Thái; những kinh nghiệm thực tế và sự hỗ trợ, chỉ dẫn
tận tình của tập thể các cán bộ nghiên cứu Trung tâm Tƣ vấn Khí tƣợng Thủy văn và
Môi trƣờng, tiến hành các nội dung nghiên cứu sau:

1) Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội; Phân tích, đánh
giá diễn biến của các yếu tố khí hậu, thủy văn, đặc biệt là tình hình thiên tai
ở TP Quy Nhơn trong trong thời gian vừa qua.
2) Nghiên cứu, xây dựng báo cáo tổng kết về kịch bản các yếu tố khí hậu,
thủy văn chủ yếu: nhiệt độ, lƣợng mƣa, lƣợng bốc hơi khả năng, dòng chảy,
mực nƣớc biển dâng, độ sâu ngập lụt, diện tích ngập lụt, độ mặn và xâm
nhập mặn cho TP Quy Nhơn trong tƣơng lai.
3) Đánh giá tác động đến kinh tế, xã hội, môi trƣờng và tài nguyên theo các
kịch bản BĐKH khác nhau của khu vực nghiên cứu.
4) Đề xuất giải pháp ứng phó với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH trong các lĩnh
vực kinh tế, xã hội, môi trƣờng ở TP Quy Nhơn.
Trong khuôn khổ của một Luận văn Thạc sĩ khoa học, ngoài mục tiêu chính là
học hỏi kinh nghiệm và thử nghiệm áp dụng những kiến thức lý thuyết thu hoạch đƣợc
vào thực tế trong một lĩnh vực mới là biến đổi khí hậu, Học viên mong muốn các kết
quả nghiên cứu đạt đƣợc ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhƣ sau:
- Bổ sung và hoàn thiện thêm các kết quả nghiên cứu của bài toán ứng phó với
BĐKH.
- Kết quả luận văn có thể ứng dụng trực tiếp để đề xuất các giải pháp ứng phó
với BĐKH ở Thành phố Quy Nhơn.


12

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU, Ở VIỆT
NAM VÀ THÀNH PHỐ QUY NHƠN
1.1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU
Khí hậu là trạng thái khí quyển ở nơi nào đó, đƣợc đặc trƣng bởi các trị số trung
bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa, lƣợng bốc thoát hơi nƣớc, mây, gió
Nhƣ vậy, khí hậu phản ánh giá trị trung bình nhiều năm của thời tiết và nó thƣờng có
tính chất ổn định, ít thay đổi. Trong lịch sử địa chất của Trái đất chúng ta, sƣ

̣
biến đô
̉
i
khí hậu đã từng nhiều lần xảy ra vơ
́
i nhƣ
̃
ng thơ
̀
i ky
̀
la
̣
nh va
̀
no
́
ng ke
́
o dài hàng va
̣
n năm
mà chúng ta gọi là thời kỳ băng hà hay thời kỳ gian băng. Thời kỳ băng hà cuối cùng
đã xảy ra cách đây 10.000 năm và hiện nay là giai đoạn ấm lên của thời kỳ gian băng.
Xét về nguyên nhân gây nên sự thay đổi khí hậu này, chúng ta có thể thấy đó là do sự
tiến động và thay đổi độ nghiêng trục quay trái đất, sự thay đổi quỹ đạo quay của trái
đất quanh mặt trời, vị trí các lục địa và đại dƣơng và đặc biệt là sự thay đổi trong thành
phần khí quyển.
Trong khi những nguyên nhân đầu tiên là những nguyên nhân hành tinh, thì

nguyên nhân cuối cùng lại có sự tác động rất lớn của con ngƣời mà chúng ta gọi đó là
sự làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà kính. Có thể hiểu sơ lƣợc là: nhiệt độ
trung bình của bề mặt trái đất đƣợc quyết định bởi sự cân bằng giữa hấp thụ năng
lƣợng mặt trời và lƣợng nhiệt trả vào vũ trụ. Khi lƣợng nhiệt bị giữ lại nhiều trong bầu
khí quyển thì sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Chính lƣợng khí CO
2
chứa nhiều trong
khí quyển sẽ tác dụng nhƣ một lớp kính giữ nhiệt lƣợng tỏa ngƣợc vào vũ trụ của trái
đất. Cùng với khí CO
2
còn có một số khí khác cũng đƣợc gọi chung là khí nhà kính
nhƣ NO
x
, CH
4
, CFC. Với những gia tăng mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp và
việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, than đá ), nghiên cứu của các nhà khoa
học cho thấy nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1,4
o
C đến 5,8
o
C từ 1990 đến 2100 và vì
vậy sẽ kéo theo những nguy cơ ngày càng sâu sắc đối với chất lƣợng sống của con
ngƣời.
Có thể thấy tác hại theo hƣớng nóng lên toàn cầu thể hiện ở 10 điều tồi tệ sau
đây: gia tăng mực nƣớc biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt,
khô hạn, tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh
học và phá hủy hệ sinh thái. Những minh chứng cho các vấn đề này đƣợc biểu hiện



13

qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây nhƣ đã có khoảng
250 triệu ngƣời bị ảnh hƣởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Các
nƣớc Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận
cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nƣớc Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ
lụt lớn, do mực nƣớc biển dâng cao cũng nhƣ những đợt băng giá mùa đông khốc liệt.
Những trận bão lớn vừa xảy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ có nguyên
nhân từ hiện tƣợng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Những dữ liệu thu đƣợc
qua vệ tinh từng năm cho thấy số lƣợng các trận bão không thay đổi, nhƣng số trận
bão, lốc cƣờng độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái
Bình Dƣơng, Ấn Độ Dƣơng, bắc Đại Tây Dƣơng. Số lƣợng các trận bão lớn, lốc xoáy
cƣờng độ mạnh tăng gấp đôi, trùng hợp với nhiệt độ bề mặt đại dƣơng tăng lên. Trận
sóng thần ở Ấn Độ Dƣơng (2004) cƣớp đi sinh mạng 225 000 ngƣời thuộc 11 quốc
gia, hay cơn bão Katrina đổ bộ vào nƣớc Mỹ (2005) gây thƣơng vong lên đến hàng
ngàn ngƣời và thiệt hại kinh tế ƣớc tính 25 tỷ USD, và gần đây nhất siêu bão Nargis
đánh vào Myanmar (2008) là thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất năm qua tính theo số
lƣợng ngƣời thiệt mạng. Trận bão này giết chết hơn 135.000 ngƣời và đẩy hơn một
triệu ngƣời vào cảnh không nhà cửa. Tính ra, thiên tai đã cƣớp đi mạng sống của hơn
220.000 ngƣời trong năm 2008 và gây thiệt hại khoảng 200 tỷ USD, biến nó thành một
trong những năm đáng sợ nhất trong lịch sử loài ngƣời tính theo tổn thất thiên tai về
ngƣời và của. Diễn biến mới nhất của thiên tai là trận cháy rừng khủng khiếp do thời
tiết quá khô hạn vừa xãy ra ở nƣớc Úc (2/2009) đã giết chết ít nhất 210 ngƣời và làm
bị thƣơng hơn 500 ngƣời cùng những thiệt hại nặng nề về vật chất. Một nghiên cứu với
xác suất lên tới 90% cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ ngƣời rơi vào cảnh thiếu lƣơng thực
vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái Đất.
Theo tính toán của Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), trong những
thập niên gần đây, nhiệt độ tăng trung bình 0,3
o
C/mỗi thập niên. Mƣa trở nên thất

thƣờng hơn. Cƣờng độ mƣa thay đổi. Những vùng mƣa nhiều, lƣợng mƣa trở nên
nhiều hơn, cƣờng độ mƣa lớn hơn. Các vùng hạn trở nên hạn hơn. Toàn bộ mặt đệm,
cả mặt đất và đại dƣơng đều nóng lên, đặc biệt là ở các vĩ độ cao dẫn đến hiện tƣợng
tan băng các vùng cực, gây nên hiện tƣợng rất đáng quan tâm là nƣớc biển dâng. Tần


14

suất và cƣờng độ hiện tƣợng El-Nino tăng đáng kể, gây lũ lụt và hạn hán ở các vùng
nhiệt đới và á nhiệt đới.
Đồng thời với sự nóng lên toàn cầu, nƣớc biển dâng, sự thay đổi về mƣa và sự
bốc hơi là sự suy thoái của tầng ô-zôn bình lƣu làm tăng bức xạ cực tím mặt trời trên
trái đất, gây ra những ảnh hƣởng lớn cho loài ngƣời, hệ thống tự nhiên, tác hại trực
tiếp đến cả nền kinh tế - xã hội. Ngƣợc lại, bản thân sự tồn tại và phát triển của các
ngành kinh tế - xã hội cũng làm biến đổi môi trƣờng xung quanh, tác động đến hệ
thống khí hậu.
1.1.1. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
Sau cuộc tranh luận kéo dài hơn 30 năm, cho đến nay, các nhà khoa học đã có
sự nhất trí cao và cho rằng trong những thập kỷ gần đây, những hoạt động phát triển
kinh tế - xã hội với nhịp điệu ngày một cao trong nhiều lĩnh vực nhƣ năng lƣợng, công
nghiệp, giao thông, nông - lâm nghiệp và sinh hoạt đã làm tăng nồng độ các khí gây
hiệu ứng nhà kính (N2O, CH4, H2S và nhất là CO2) trong khí quyển, làm Trái đất
nóng lên, làm biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hƣởng tới môi trƣờng toàn cầu.
Theo Báo cáo đánh giá lần thứ tƣ của Ban liên chính phủ về BĐKH - IPCC (2007),
hàm lƣợng các KNK cơ bản (CO2, CH4, N2O) đều tăng rõ rệt trong những thập kỷ
gần đây. Trong đó, tiêu thụ năng lƣợng do đốt các nhiên liệu hóa thạch đóng góp
khoảng 46% vào tiềm năng nóng lên toàn cầu; Phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18
% và hoạt động nông nghiệp tạo ra khoảng 9% tổng số các khí gây ra lƣợng bức xạ
cƣỡng bức làm ấm lên toàn cầu. Sản phẩm hóa học (CFCs, halon ) 24 % và các
nguồn khác (rác thải ) 3 %.

1.1.2. Hậu quả của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu toàn cầu đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất
và cấp bách nhất đối với loài ngƣời trong mấy thập kỷ qua. Các nƣớc kể cả phát triển
và đang phát triển đều phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng nhất của hiện
tƣợng biến đổi khí hậu. Theo lời ông Achim Steiner, Giám đốc Chƣơng trình môi
trƣờng của Liên Hiệp quốc, “Chúng ta đã mất 30 năm để tranh cãi xem có đúng là
Trái đất đang ấm lên không . Giá nhƣ khi ấy chúng ta hành động ngay thì cái giá của
cuộc tranh cãi ấy đã không quá đắt nhƣ bây giờ. Nay thì chúng ta không còn thời gian
để tranh cãi nữa. Chúng ta không thể xa xỉ chuyển vấn đề này cho thế hệ sau quyết


15

định”. “Biến đổi khí hậu đã trở thành kẻ hủy diệt thứ năm đối với sức khỏe con ngƣời
sau chiến tranh, đói nghèo, dịch hạch và cái chết”, Tổng giám đốc WHO Margaret
Chan, nhấn mạnh. Phát biểu của ông Chan phần nào khẳng định rằng số ngƣời chết do
biến đổi khí hậu ngày một tăng. Thiên tai và nghèo đói đang cƣớp đi tƣ liệu sản xuất
của ngƣời nghèo khiến cuộc sống của phần dân số này ngày càng trở nên cùng cực.
1.1.2.1. Biến đổi khí hậu và các vấn đề kinh tế, xã hội
Biến đổi khí hậu đang trở thành một vấn đề có thể ảnh hƣởng nghiêm trọng tới
quá trình phát triển. Một trong những mối quan ngại đó là tác động của biến đổi khí
hậu tới an ninh lƣơng thực. Với tốc độ biến đổi khí hậu nhƣ hiện nay, sản lƣợng các
cây lƣơng thực sẽ giảm 15%, điều này không những làm ảnh hƣởng đến sự phát triển
bền vững, lâu dài của các quốc gia, mà trực tiếp sẽ đẩy 50 triệu ngƣời trên thế giới vào
cảnh nghèo đói trong vài thập kỷ tới.
Ở các nƣớc đang phát triển, hàng triệu ngƣời nghèo nhất trên thế giới đang phải
đối mặt với các tác động của biến đổi khí hậu. Đó là tình trạng hạn hán, bão lụt và sự
gia tăng sức ép môi trƣờng. Trong hai thập kỷ qua, đã có 3 triệu ngƣời chết, 200 triệu
ngƣời bị ảnh hƣởng bởi biến đổi khí hậu; thiệt hại hàng năm ƣớc tính lên tới 40 tỷ
USD. Dự báo 50 năm sau, thiên tai sẽ tăng gấp 4 lần và số ngƣời chịu ảnh hƣởng có

thể lên tới 2 tỷ ngƣời. Do những tác hại khó lƣờng của biến đổi khí hậu, các chuyên
gia môi trƣờng đã ví mức độ nguy hiểm của nó xếp ngang hàng với xung đột vũ trang
hay nghèo đói. Theo chuyên gia kinh tế của Ngân hàng thế giới, cái giá mà mỗi quốc
gia phải trả cho việc giải quyết các hậu quả của biến đổi khí hậu trong một vài chục
năm tới sẽ là khoảng 5-20% GDP mỗi năm. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu dẫn đến
nguy cơ diệt chủng của động thực vật tăng cao, làm biến mất các nguồn gen quý hiếm,
bệnh dịch mới có thể phát sinh.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), tới năm 2070, mực nƣớc
biển có thể sẽ dâng cao thêm khoảng 0,5 mét nữa. Và số ngƣời bị ảnh hƣởng tiêu cực
bởi hiện tƣợng này sẽ tăng tối thiểu gấp ba lần so với hiện nay. Nạn đại hồng thủy do
nƣớc biển (thƣờng diễn ra một lần trong một thế kỷ) tại thời điểm hiện tại có thể gây
nên thiệt hại kinh tế ƣớc tính khoảng 3 nghìn tỷ USD. Tới năm 2070, con số này có thể
lên tới 35 nghìn tỷ USD. Các chuyên gia đã phân tích tình hình ở 130 cảng trên thế
giới và nhận ra rằng chỉ có khoảng 10 hải cảng lớn hiện có những phƣơng tiện phòng


16

ngự nào đó (nhƣ đê biển chẳng hạn) trƣớc mức nƣớc biển có thể dâng cao hoặc những
cơn sóng thần có thể tới.
Năm 2070, những thảm họa từ biển xanh có thể cƣớp đi số lƣợng lớn cuộc sống
con ngƣời ở các hải cảng lớn thuộc châu Á: trong các địa danh này có Calcutta (Ấn
độ), Dacca (Bangladesh), Quảng Châu (Trung quốc), TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam),
Thƣợng Hải (Trung quốc ), Băng Cốc (Thái lan), Rangun (Myanma), Miami (Mỹ) và
Hải Phòng (Việt Nam),…
Do biến đổi khí hậu, hiện tƣợng thiếu nƣớc đã xảy ra ở nhiều vùng rộng lớn
(Trung Đông, Châu Phi). Ở Trung Đông, nƣớc ngọt đƣợc sản xuất từ các nhà máy cất
nƣớc biển hoặc phải mua từ các nƣớc khác, thậm chí phải lấy băng từ Nam Cực. Do
chặt phá rừng mà nguồn nƣớc ngọt nội địa đã bị suy giảm nhanh chóng, nhiều dòng
sông vào mùa khô đã trở nên không có nƣớc. Có thể nói, nhân loại đang đứng trƣớc

ngƣỡng cửa của sự khủng hoảng nƣớc: số lƣợng nƣớc cần cung cấp đã không đủ mà
chất lƣợng nƣớc lại xấu đi do ô nhiễm. Năm 1980, Liên Hiệp Quốc đã khởi xƣớng
“Thập kỷ quốc tế về cung cấp nƣớc uống và vệ sinh 1980 - 1990” với mục đích năm
1990 đảm bảo cho tất cả mọi ngƣời đƣợc cung cấp nƣớc sạch và sử dụng các phƣơng
tiện kỹ thuật vệ sinh thích hợp. Thế nhƣng chƣơng trình mới chỉ đạt chừng đƣợc một
nửa mong muốn.
1.1.2.2. Biến đổi khí hậu dẫn đến gia tăng xung đột
Bên cạnh những tác động về mặt kinh tế, biến đổi khí hậu toàn cầu có thể dẫn
tới gia tăng các cuộc xung đột và giảm dân số. Đó là kết luận của các nhà khoa học
thuộc Viện Kỹ nghệ Georgia Mỹ trong quá trình nghiên cứu lịch sử nhân loại từ năm
1400 tới 1900. Các tác giả của công trình nghiên cứu này đã dựa trên hệ thống lôgic
sau đây: Sự thay đổi khí hậu (lạnh đi hay ấm lên) tất yếu sẽ ảnh hƣởng đến số lƣợng và
chất lƣợng của nƣớc ngọt, độ màu mỡ của đất đai và thời hạn của các mùa làm nông
nghiệp. Nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn, con ngƣời sẽ có ít lƣơng thực, thực phẩm và
nƣớc uống, tình trạng này sẽ dẫn đến bùng nổ các cuộc xung đột vũ trang, nổi loạn,
chiến tranh Những hệ lụy tất yếu của tình trạng này còn là nạn đói, bệnh dịch khiến
cho dân số suy giảm. Trong giai đoạn đƣợc nghiên cứu nói trên, những năm lạnh nhất
là 1450, 1650 và 1820. Thực tế cho thấy, trong những khoảng thời gian giá lạnh nhất,
số các cuộc chiến tranh và nội chiến tăng lên rõ rệt. Trong những thế kỷ băng giá, trên


17

thế giới đã bùng nổ số các cuộc chiến tranh nhiều gấp đôi so với một thế kỷ tƣơng đối
ấm là thế kỷ XIX. Các tác giả của công trình nghiên cứu trên bày tỏ lo ngại rằng, kịch
bản tƣơng tự có thể lặp lại trong tƣơng lai, khi nhiệt độ Trái đất không ngừng tăng
thêm. Cũng vậy, theo Giáo sƣ Dakebo, Giám đốc Chƣơng trình nghiên cứu biến đổi
khí hậu và an ninh Mỹ, tất cả những khu vực phải chịu ảnh hƣởng tiêu cực của biến
đổi môi trƣờng đều có nguy cơ gia tăng sự bất ổn về chính trị. Quá trình Trái đất nóng
dần lên sẽ làm trầm trọng hơn các cuộc xung đột đang tồn tại. Những thay đổi về khí

hậu cũng làm xấu đi các vấn đề có thể dẫn tới xung đột. Những nghiên cứu mới đây
nhất của IPCC (Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu) đã phác thảo một viễn cảnh
kinh hoàng về Trái đất. Nguy cơ xảy ra xung đột và tranh giành các tài nguyên sẽ trở
nên khốc liệt hơn do hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu Trái đất. Lời cảnh báo này
đã đƣợc đƣa ra trong một báo cáo của Liên minh châu Âu (EU) đƣợc thảo luận tại
cuộc họp thƣợng đỉnh của nhóm này tại Bruxen (Bỉ) từ ngày 13/3/2008. Trong báo
cáo, các tác giả đã vẽ ra một tƣơng lai u ám do hậu quả của biến đổi khí hậu. Họ tiên
đoán khả năng xung đột toàn cầu khi các nƣớc tranh giành các nguồn tài nguyên đang
dần cạn kiệt còn lại. Ngoài ra, tình trạng thiếu nguồn nƣớc cũng có thể gây ra nội
chiến và dẫn đến những thiệt hại lớn về kinh tế, thậm chí đối với những nƣớc có nền
kinh tế phát triển nhanh. Đặc biệt, các tác giả bày tỏ sự quan ngại về hậu quả của biến
đổi khí hậu ở Bắc cực. Theo Báo cáo, „có những hậu quả tiềm tàng cho ổn định quốc
tế và an ninh châu Âu”, khi mà băng tan nhanh ở đỉnh cực sẽ mở ra những tuyến
đƣờng giao thƣơng quốc tế và việc tiếp cận thuận lợi hơn với các nguồn tài nguyên ở
vùng cực đang thay đổi tình hình địa chính trị khu vực. Báo cáo cho biết một hội nghị
thƣợng đỉnh NATO vào tháng 4/2008 ở Bucarest sẽ lần đầu tiên bàn về khả năng sử
dụng NATO nhƣ một công cụ bảo đảm cho an ninh năng lƣợng Châu Âu. Trƣớc tình
hình này, một số quốc gia đã có chiến lƣợc xoay xở để tìm kiếm thêm các nguồn tài
nguyên, năng lƣợng.
1.1.2.3. Tác động của biến đổi khí hậu tới các nước phát triển và đang phát
triển
Biến đổi khí hậu gây nhiều tác động tiêu cực đến những nƣớc công nghiệp phát
triển, từ đó gây ra những tác động lan tỏa trên thế giới, làm giảm tài trợ và đầu tƣ cho
phát triển ở những nƣớc nghèo. Theo công trình nghiên cứu của Đại học Purdue, khá


18

nhiều quốc gia, kể cả các cƣờng quốc, sẽ phải chịu những hậu quả nặng nề vì những
biến đổi khí hậu đang diễn ra hiện nay. Công trình nghiên cứu này đã xác định ảnh

hƣởng của những yếu tố nhƣ nhiệt độ trung bình trong năm, mực nƣớc biển hay thay
đổi lƣợng mƣa… tới các quốc gia khác nhau. Ngay từ đầu, các tác giả đã xác định rằng
các nƣớc nghèo hiển nhiên kém thích nghi hơn với những biến đổi nhƣ vậy, họ ít tiềm
năng hơn và kém khả năng hơn trong việc giúp đỡ kịp thời những ngƣời bị nạn, gìn
giữ môi trƣờng xung quanh, biến cải định hƣớng phát triển kinh tế… Nhìn từ một góc
độ khác, bản thân các quốc gia phát triển cũng có thể bị thiệt hại nặng nề hơn do biến
đổi khí hậu, vì mật độ dân cƣ của họ lớn hơn và hạ tầng cơ sở sang trọng hơn, tốn kém
hơn. Trong danh sách các quốc gia và khu vực có thể bị thiệt hại hơn cả vì quá trình
Trái đất ấm dần có Trung quốc, Myanma, Bangladesh, Việt Nam, các nƣớc Bắc Phi
và Tây - Nam Phi, Braxin, khu vực bờ biển phía Đông nƣớc Mỹ, các quốc gia Địa
Trung Hải ở châu Âu (kể cả Pháp, Italia, và Tây Ban Nha), Liên bang Nga và các nƣớc
vùng Scadinavia. Khi lập danh sách này, các chuyên gia đã tính tới nhiều yếu tố khác
nhau. Ví dụ, sự biến đổi khí hậu nhìn chung không có hại gì nhiều tới Ấn độ và Hoa
kỳ. Tuy nhiên, do ở hai nƣớc này, mật độ dân cƣ quá cao và tiềm năng kinh tế phát
triển lớn nên họ có thể bị thiệt hại nặng nề. Về phần mình, các quốc gia kém phát triển
nhƣ Bangladesh và các nƣớc châu Phi có thể bị thiệt hại nặng nề về vật chất bởi tình
trạng Trái đất nóng dần lên, do tình trạng lũ lụt trở nên nghiêm trọng hơn.
1.2. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
1.2.1. Khái quát về biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong thời gian qua
Cũng giống nhƣ bức tranh chung trên toàn cầu, ở Việt Nam, trong khoảng 50
năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,7oC, mực nƣớc biển trung bình năm
đã cao hơn khoảng 20 cm. Hiện tƣợng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ
đến Việt Nam. BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán
ngày càng ác liệt (Bộ TN&MT, 2003).
1.2.2. Khả năng dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu
Việt Nam đang đối mặt với nhiều tác động của BĐKH bao gồm tác động đến
cuộc sống, sinh kế, tài nguyên thiên nhiên, cấu trúc xã hội, hạ tầng kỹ thuật và nền
kinh tế. Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hƣởng nặng nề



19

nhất của BĐKH và mực nƣớc biển dâng. Để ứng phó với BĐKH cần phải có những
đầu tƣ thích đáng và nỗ lực của toàn xã hội.
Các số liệu và phân tích cho thấy BĐKH có những tác động tiềm tàng đến các
lĩnh vực, các địa phƣơng và các cộng đồng khác nhau của Việt Nam. BĐKH làm tăng
khả năng bị tổn thƣơng và tạo nguy cơ làm chậm hoặc đảo ngƣợc quá trình phát triển.
Những ngƣời nghèo nhất, thƣờng tập trung ở các vùng nông thôn, đặc biệt ở dải ven
biển và các khu vực miền núi là đối tƣợng chịu nguy cơ tổn thƣơng lớn nhất do
BĐKH.
Khả năng tổn thƣơng cần đƣợc đánh giá đối với từng lĩnh vực, khu vực và cộng
đồng, cả hiện tại và tƣơng lai. Khả năng tổn thƣơng do BĐKH (bao gồm cả biến động
khí hậu, nƣớc biển dâng và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan) đối với một hệ thống phụ
thuộc vào tính chất, độ lớn, mức độ biến động khí hậu và những áp lực do BĐKH mà
hệ thống đó phải hứng chịu, tính nhạy cảm cũng nhƣ năng lực thích ứng của hệ thống
đó. Năng lực thích ứng của một hệ thống phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã
hội và môi trƣờng của hệ thống đó. Tác động tổng hợp của BĐKH đối với hệ thống
càng lớn và năng lực thích ứng của hệ thống càng nhỏ thì khả năng tổn thƣơng càng
lớn.
Ở Việt Nam, những lĩnh vực/đối tƣợng đƣợc đánh giá là dễ bị tổn thƣơng do
BĐKH bao gồm: nông nghiệp và an ninh lƣơng thực, tài nguyên nƣớc, sức khỏe, nơi
cƣ trú, nhất là ven biển và miền núi.
Các khu vực dễ bị tổn thƣơng bao gồm dải ven biển (kể cả những đồng bằng,
đặc biệt là những vùng hàng năm thƣờng chịu ảnh hƣởng của bão, nƣớc dâng do bão,
lũ lụt), vùng núi, nhất là những nơi thƣờng xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
Có thể nói, về mặt tiêu cực, BĐKH làm tăng tính ác liệt của thiên tai, cả về
cƣờng độ lẫn tần suất.
Các cộng đồng dễ bị tổn thƣơng bao gồm: nông dân, ngƣ dân (nhất là ở những
khu vực dễ bị tổn thƣơng), các dân tộc thiểu số ở miền núi, ngƣời già, phụ nữ, trẻ em
và các tầng lớp nghèo nhất ở các đô thị là những đối tƣợng ít có cơ hội lựa chọn.

1.2.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến một số hiện tƣợng thời tiết nguy hiểm
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, vị trí địa lý trải dài và địa
hình đa dạng làm cho Việt Nam trở thành một trong những đất nƣớc bị đe doạ nhiều


20

nhất bởi các thiên tai nhƣ là bão nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, sự lở đất và
cháy rừng… Trong đó, bão nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, và hạn hán là những
thiên tai thƣờng xuyên xảy ra và gây thiệt hại nặng nề nhất.
1.3. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN
1.3.1. Thay đổi của các yếu tố khí tƣợng trong những năm gần đây
Qua sự phân tích số liệu thu thập từ nhiều năm qua (tham khảo chi tiết tại [16]),
các yếu tố khí tƣợng tại TP Quy Nhơn thay đổi nhƣ sau:
- Nhiệt độ: nhiệt độ tối thấp có xu hƣớng giảm rồi lại tăng và tăng mạnh ở các
thập kỷ cuối. Nhiệt độ trung bình và nhiệt độ tối cao có xu hƣớng tăng ở tất cả các
thập kỷ. Trung bình trong một thập kỷ nhiệt độ trung bình tăng 0,1
0
C, tối thấp tăng
0,13
0
C và tối cao tăng 0,15
0
C.
- Độ ẩm: Độ ẩm tƣơng đối trung bình biến đổi từ tháng này qua tháng khác
chỉ chênh lệch 1 - 2%, riêng tháng kết thúc mùa khô bắt đầu mùa mƣa độ ẩm không
khí chênh lệch 7 - 8%. Biên độ năm của độ ẩm tƣơng đối trung bình 11-13%. Độ ẩm
tƣơng đối thấp nhất ở tất cả các tháng trong năm đều dƣới 50%, trong đó thấp nhất đo
đƣợc vào tháng V là 31%. Số ngày xảy ra độ ẩm thấp nhất dƣới 50% trung bình từ 17 -
26 ngày ở ven biển, chủ yếu xuất hiện từ tháng III đến tháng X.

- Mƣa: 10 năm đầu là thời kỳ có lƣợng mƣa tăng (1957-1964), 20 năm giữa là
thời kỳ có lƣợng mƣa giảm (1965-1984) và 20 năm cuối lƣợng mƣa tăng (1985 -
2004), lƣợng mƣa năm 2005 - 2006 giảm, sau đó tăng trở lại (2007 - 2008).
- Bốc hơi: Tổng lƣợng bốc hơi khả năng tƣơng đối ổn định, hàng năm tổng
lƣợng bốc hơi khả năng đạt từ 1005- 1081mm, phân bố không đều trong các tháng. Từ
tháng IX đến tháng V năm sau, tổng lƣợng bốc hơi hàng tháng trung bình từ 60-
90mm; từ tháng VI đến tháng VIII trung bình hàng tháng đạt 100 - 150mm.
- Số giờ nắng: số giờ nắng của tháng ít nắng nhất chỉ xấp xỉ bằng một nửa số
giờ nắng của tháng cực đại. Sự chênh lệch số giờ nắng này cũng phản ánh rõ nét sự
tƣơng phản giữa hai mùa: mùa khô và mùa mƣa.
- Gió: Chế độ gió ở Quy Nhơn thể hiện hai mùa rõ rệt. Mùa đông thịnh hành
hƣớng Bắc. Mùa hạ là thời kỳ thịnh hành hƣớng Đông Nam và Tây.
1.3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến thành phố Quy Nhơn


21

Tổng quan lại các nghiên cứu liên quan của Trung tâm Tƣ vấn KTTV&MT (chi
tiết tại [16,17]) và CTC (chi tiết tại [6]) cho thấy, trong những năm qua, tỉnh Bình
Định nói chung và Thành phố Quy Nhơn nói riêng bị ảnh hƣởng nhiều bởi biến đổi khí
hậu, tác nhân cơ bản nhất là tình trạng lũ lụt, mƣa bão và các hiện tƣợng thời tiết bất
thƣờng. Những khu vực chịu tác động chính của các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng
phần lớn là khu vực tập trung ngƣời dân có thu nhập thấp, các vùng canh tác, sản xuất
của nông dân và ngƣ dân dẫn đến những khó khăn về vấn đề kinh tế và xã hội. Bên
cạnh đó, hiện tƣợng của nƣớc biển dâng - nƣớc biển xâm thực - làm đất đai bạc màu,
đa dạng sinh học giảm, diện tích đất bị xâm nhập mặn, đất bị khô hạn ngày càng tăng.
Tóm lại, biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều tác động sâu sắc đến sức khỏe cộng
đồng cũng nhƣ các ngành nghề nhƣ: tài nguyên nƣớc, hệ sinh thái, nông ngƣ nghiệp,
cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, du lịch…hiện tƣợng thời tiết diễn biến phức tạp, bất
thƣờng, thiên tai mƣa, bão không tuân thủ theo quy luật trƣớc đây nên việc chủ động

phòng tránh của ngƣời dân gặp nhiều khó khăn.
Bảng 1.1. Tác động của thiên tai, hiểm họa gây ra bởi khí hậu và biến đổi khí hậu TP
Quy Nhơn

Các loại
thiên tai
chính
Tác động
Địa điểm tác
động
Nhóm dễ bị
tổn thƣơng
Tác động đối
với tính mạng
con ngƣời/ sinh
kế/thu nhập
Tác động đối
với cơ sở hạ
tầng
Bão




Xói lở bờ
biển
- Các xã:
Nhơn Lý,
Nhơn
Hải,Nhơn

Châu
- Các phƣờng:
Hải Cảng,
Ghềnh Ráng,
Trần Phú

- Những
ngƣời nghèo,
ngƣ dân sống
trong khu
vực,

- Đổ nhà cửa,
mất tài sản
- Mất diện tích,
canh tác, NTTS
- Giảm sản
lƣợng, thu nhập
- Du lịch: giảm
nguồn thu từ du
lịch (P. Ghềng
Ráng)
- Sạt lở đƣờng
ven biển.
- Trôi bãi thể
thao (Nhơn Hải)
- Sạt lở hệ thống
đê biển (đê
Đông)
- Sạt lở cảng cá.

(Cảng cá Cù
Lao Xanh, Xã
Nhơn Châu)
Mƣa, gió lớn
gây ngập lụt,
lũ quét
Các phƣờng:
Nhơn Bình,
Nhơn Phú,
Đống Đa, Trần
Quang Diệu,
Bùi Thị Xuân,
Quang Trung,
Trần Hƣng
Đạo, Thị Nại,
- Ngƣời
nghèo
- Ngƣời già,
trẻ em, ngƣời
tàn tật
- Nhóm lao
động tự do,
nhập cƣ
không hợp
- Đổ nhà cửa
gây chết ngƣời
(2008).
- Thiệt hại hoa
màu,
- Sập các

chuồng chăn
nuôi (P. Trần
Hƣng Đạo)
- Giao thông:
Sạt lở, mất một
số đoạn đƣờng,
phá hủy bề mặt,
ta luy đƣờng (P.
Nhơn Bình); bồi
lấp các âu tàu.
- Điện: đổ cột,
đứt dây, hƣ


22

Các loại
thiên tai
chính
Tác động
Địa điểm tác
động
Nhóm dễ bị
tổn thƣơng
Tác động đối
với tính mạng
con ngƣời/ sinh
kế/thu nhập
Tác động đối
với cơ sở hạ

tầng
Trần Phú.
Các xã: Nhơn
Hội, Phƣớc
Mỹ, Nhơn Lý.
pháp
- Nhóm diêm
dân
- NTTS: Vỡ các
ao, đầm nuôi (P.
Đống Đa, xã
Hoài Nhơn)
- Mất tài sản:
tàu bè đánh cá,
phụ nữ bị mất
việc làm, ảnh
hƣởng thu nhập
của cả gia
đình…
- Du lịch: giảm
lƣợng khách du
lịch
hỏng TBA
- Thông tin liên
lạc: gãy trụ ăng
ten (Nhơn Hội)
- Thủy lợi: sạt
lở đê sông, đê
biển (Nhơn
Phú); sạt lở

kênh (Phƣớc
Mỹ); sạt lở mặt
đê hồ Phú Hòa;
- Hệ thống thoát
nƣớc: mất nắp
cống, (P.
Quang Trung)
- Trƣờng học,
bệnh, chợ viện
bị hƣ hỏng
- Các cảng cá,
khu neo đậu
tránh bão, trên
địa bản TP Quy
Nhơn đều bị tác
động.

Ô nhiễm
môi trƣờng
Phƣờng Nhơn
Bình, Nhơn
Phú, Đống Đa,
Trần Quang
Diệu, Bùi Thị
Xuân, Quang
Trung, Trần
Hƣng Đạo, Xã
Nhơn Hội, xã
Phƣớc Mỹ,
Nhơn Lý,

Nhơn Châu,
Nhơn Hải.
- Trẻ em,
ngƣời già
- Nhóm lao
động tự do,
nhập cƣ
không hợp
pháp
- Nhóm dân
sống ở gần
khu vực tiêu
thoát nƣớc
(hồ Bàu Sen,
Hồ Phú
Hòa…)
- Dịch bệnh, sức
khỏe
- Tăng chi phí
chăm sóc sức
khỏe, vệ sinh
môi trƣờng
- Giảm năng
suất lao động
- Chi phí quản
lý, vận hành các
hệ thống tiêu
thoát nƣớc tăng
- Giảm nguồn
hải sản đánh bắt

- Ăn mòn các
công trình cấp,
thoát nƣớc.
Triều
cƣờng gây
ngập lụt

Các phƣờng
xã trực tiếp
với biển nhƣ
P. Nguyễn
Văn Cừ,
Ghềnh Ráng,
Trần Phú, Hải
Cảng, Nhơn
- Những
ngƣời nghèo,
ngƣ dân sống
trong khu
vực
- Ngƣời già,
trẻ em, ngƣời
tàn tật
- Đổ nhà cửa.
- Mất đất do bị
xói lở,
- Thiệt hại hoa
màu,
- Mất tài sản:
tàu bè đánh cá,

- Du lịch: giảm










23

Các loại
thiên tai
chính
Tác động
Địa điểm tác
động
Nhóm dễ bị
tổn thƣơng
Tác động đối
với tính mạng
con ngƣời/ sinh
kế/thu nhập
Tác động đối
với cơ sở hạ
tầng
Hải, Nhơn Lý,
Nhơn Châu

- Nhóm lao
động tự do,
nhập cƣ
không hợp
pháp
lƣợng khách du
lịch
Mƣa lớn
Xói, sạt lở
bờ biển
- Xã Nhơn Lý
- Xã Nhơn Hải
- Xã Nhơn
Châu
- P. Hải Cảng
- Phƣờng
Ghềnh Ráng
- Trần Phú
Những ngƣời
nghèo, ngƣ
dân sống
trong khu
vực

- Đổ nhà cửa,
mất tài sản
(chìm tàu,
thuyền )
- Giảm diện
tích:

canh tác, NTTS,
làm muối
- Mất giống do
lụt tiểu mãn;
- Giảm sản
lƣợng, thu nhập
- Du lịch: giảm
nguồn thu từ du
lịch (P. Ghềng
Ráng)
- Giao thông:
sạt lở đƣờng ven
biển.
- Thủy lợi: sạt
lở hệ thống đê
biển (đê Đông),
công trình dƣới
đê

Tác động
trực tiếp đến
các ngành
đánh bắt
Thủy sản,
tiêu thoát
nƣớc, giao
thông, thủy
lợi
Phƣờng Nhơn
Bình, Nhơn

Phú, Đống Đa,
Trần Quang
Diệu, Bùi Thị
Xuân, Quang
Trung, Trần
Hƣng Đạo, Xã
Nhơn Hội, xã
Phƣớc Mỹ
- Ngƣ dân
- Ngƣời
nghèo
- Diêm dân
- Dân sống
vùng trũng
- Thiệt hại hoa
màu;
- Giảm sản
lƣợng đánh bắt
- Tăng chi phí
vận hành tiêu
thoát nƣớc

- Giao thông:
phá hủy bề mặt,
ta luy đƣờng
- Thủy lợi: sạt
lở đê sông, đê
biển, sạt lở
kênh;
- Xâm thực

công trình xây
dựng: hệ thống
thoát nƣớc, thủy
lợi
Ngập lụt
Nhơn Bình,
Nhơn Phú,
Đống Đa, Trần
Quang Diệu,
Quang Trung,
Trần Hƣng
Đạo, Nhân
Hội, Phƣớc
Mỹ, Nhơn Lý.



- Ngƣời
nghèo
- Ngƣời tàn
tật
- Ngƣời già,
trẻ em.
- Nông dân,
diêm dân
(Nhơn Bình,
Đống Đa)
- Thiệt hại về
hoa màu.
- Giảm năng

suất, sản lƣợng
nông nghiệp,
NTTS, làm
muối.
- Vỡ chuồng,
đầm nuôi.
- Giảm lƣợng
khách du lịch.
- Đình trệ sản
xuất.
- Sạt lở đƣờng
giao thông.
- Giảm tuổi thọ
các công trình
xây dựng


24

Các loại
thiên tai
chính
Tác động
Địa điểm tác
động
Nhóm dễ bị
tổn thƣơng
Tác động đối
với tính mạng
con ngƣời/ sinh

kế/thu nhập
Tác động đối
với cơ sở hạ
tầng
- Tăng chi phí
vận hành tiêu
thoát nƣớc

Xâm
nhập mặn

Các vùng cửa
sông của các
xã ven biển:
Nhơn Lý,
Nhơn Hải,
Nhơn Châu,
Hải Cảng,
Ghềnh Ráng ,
khu vực 2 Tuy
Hòa
- Các hộ dân
sản xuất
nông nghiệp,
NTTS
- Các hộ dân
khai thác sử
dụng nƣớc
ngầm từ
giếng khơi,

giếng khoan

- Giảm sản
lƣợng cây trồng
- Thiếu nƣớc
sinh hoạt phát
sinh các bệnh
liên quan đến
nguồn nƣớc.
(Cần có nghiên
cứu thêm về đất
nhiễm mặn)

Nhiệt độ
tăng

Toàn thành
phố
- Ngƣời già,
- Trẻ em,
- Ngƣời
nghèo,
- Ngƣời tàn
tật,
- Ngƣời dễ bị
mắc bệnh tim
mạch;
- Ngƣời nuôi
trồng thủy
sản

- Chi phí khám
chữa bệnh tăng;
- Giảm sản
lƣợng nuôi
trồng thủy sản;
- Tăng chi phí
quản lý vận
hành các hệ
thống công trình
thủy lợi;

- Các công trình
xây dựng cho tất
cả các ngành:
giảm tuổi thọ.
- Nhu cầu về
điện tăng làm
tăng áp lực đối
ngành điện
Hạn hán

- Nhơn Hội
- Nhơn Bình
- Phƣớc Mỹ,
- Nhơn Phú,
- Trần Quang
Diệu,
- Bùi Thị
Xuân


- Ngƣời
nghèo;
- Nông dân;
- Giảm năng
suất cây trồng,
nuôi trồng thủy
sản nƣớc ngọt;
- Nƣớc sinh
hoạt nhiễm
mặn;
- Thiếu nƣớc
cho ngƣời và
vật nuôi;
- Kết hợp với
nhiệt độ cao dễ
nhiễm các loại
dịch bệnh.




25

CHƢƠNG 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đƣợc tiến hành chủ yếu trong giai đoạn từ tháng 01 năm 2010 đến
tháng 12 năm 2010.
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu đƣợc giới hạn tại thành phố Quy Nhơn.
2.2.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Quy Nhơn

2.2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía đông nam của tỉnh Bình Định, tại tọa độ
13
0
36‟ – 13
0
54‟ B, 109
0
6‟ – 109
0
22‟ Đ, phía Bắc và Tây Bắc giáp các huyện Tuy
Phƣớc và Phù Cát, phía Tây giáp huyện Tuy Phƣớc, phía Nam giáp huyện Sông Cầu
(tỉnh Phú Yên), phía Đông giáp biển Đông, cách Hà Nội 1.065 km về phía Bắc, cách
thành phố Hồ Chí Minh 690 km về phía Nam và cách thành phố Pleiku (Gia Lai) 176
km về phía Tây.

Hình 2.1. Bản đồ ranh giới thành phố Quy Nhơn
Thành phố Quy Nhơn nằm ở vị trí giao thông thuận lợi có đƣờng quốc lộ 1
chạy qua, có cảng Quy Nhơn, có đƣờng sắt xuyên Việt và có ga Diêu Trì ở phía Tây
thành phố. Tổng diện tích của thành phố vào khoảng 284,28 km², dân số khoảng
284.000 ngƣời.


26

Thành phố có 16 phƣờng: Trần Hƣng Đạo, Lê Lợi, Lê Hồng Phong, Trần Phú,
Lý Thƣờng Kiệt, Nguyễn Văn Cừ, Đống Đa, Thị Nại, Hải Cảng, Ngô Mây, Ghềnh
Ráng, Quang Trung, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu và 5 xã:
Nhơn Lý, Nhơn Hội, Nhơn Châu, Nhơn Hải và Phƣớc Mỹ (trong đó xã Phƣớc Mỹ
đƣợc tách từ huyện Tuy Phƣớc và sáp nhập vào Quy Nhơn năm 2006. Phƣờng Bùi Thị

Xuân và phƣờng Trần Quang Diệu đƣợc thành lập ngày 12/3/1987 từ xã Phƣớc Long
(thuộc huyện Tuy Phƣớc) trong quá trình mở rộng thành phố Quy Nhơn về phía Tây -
Nam.
2.2.1.2. Đặc điểm địa hình
Với diện tích tự nhiên là 284.28 km
2
(chiếm 4,8% tổng diện tích tự nhiên toàn
quốc), Quy Nhơn có đặc điểm địa hình khá đa dạng và phong phú (đồi núi, rừng, biển,
sông, đầm, hồ,…), khu vực nội thành Thành phố Quy Nhơn nằm sát bờ biển, có 03 xã
bán đảo (Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải) và 01 xã đảo (Nhơn Châu).
Địa hình thành phố Quy Nhơn tƣơng đối bằng phẳng, bị chia cắt bởi các ngọn
núi Bà Hỏa và Vũng Chua. Cao độ nền từ 1,5m đến 4m, độ dốc trung bình từ 0,5 %
đến 1,5%, hƣớng từ núi ra biển. Vùng có cao độ < 2m thƣờng bị ngập lụt hàng năm.
Bờ biển từ Sông Cầu (Phú Yên) đến Trung Lƣơng – Cát Tiến (Phù Cát) dài
khoảng 55,6 km, trong đó có 33,6 km có dân cƣ và các hoạt động kinh tế khác.
Khoảng 22 km bờ biển không có hoạt động của con ngƣời.
Vùng bờ ven đầm Thị Nại bao gồm Tp Quy Nhơn – huyện Tuy Phƣớc – huyện
Phù Cát có chiều dài khoảng 41 km, chủ yếu hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, có khoảng
18 km có dân cƣ nông nghiệp sống dọc bờ đầm.
2.2.1.3. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu của thành phố Quy Nhơn tƣơng tự nhƣ đặc điểm chung của khí hậu
duyên hải Trung bộ - miền khí hậu đông Trƣờng Sơn, có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ
tháng 1 - 8, mùa mƣa từ tháng 9 - 12. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 26,6
0
C,
nhiệt độ cao nhất trung bình năm 30,8
0
C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 39,9
0
C, nhiệt độ

thấp nhất trung bình năm 24
0
C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 15
0
C. Độ ẩm tƣơng đối
trung bình năm khoảng 78%, độ ẩm tƣơng đối thấp nhất trung năm 35,7%, độ ẩm
tƣơng đối cao nhất trung năm 83%. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng
2521 giờ. Tổng lƣợng bốc hơi năm khoảng 1069mm.

×