Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng, thử nghiệm bộ chỉ thị sinh học phục vụ quan trắc môi trường các lưu vực sông của việt nam áp dụng thử nghiệm cho lưu vực sông nhuệ đáy xây dựng phương pháp luận và q

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.36 KB, 15 trang )

TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG













Chuyên đề

Xây dựng phương pháp luận và quy trình
xây dựng bộ chỉ thị sinh học cho
hệ sinh thái môi trường nước chảy








Người thực hiện: Hồ Thanh Hải
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật







7629-6
28/01/2010




Hà Nội, 2008


1








ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay trên thế giới, việc xây dựng các chỉ thị môi trường và chỉ thị phát triển
bền vững đang rất được quan tâm phát triển để phục vụ cho mục tiêu tổng hợp một
cách chính xác và khách quan khối lượng thông tin ngày càng tăng về môi trường và
để có thể sử dụng các thông tin này cho các hoạt động tác nghiệp phục vụ công tác ra
quyết định.

Các chính sách môi trường cần phải được xây dựng dựa trên một tập h
ợp thông
tin cô đọng và tổng hợp chứ không phải là các thông tin chi tiết và vụn vặt. Trên khắp
thế giới, việc xây dựng các chỉ thị môi trường và chỉ thị phát triển bền vững đang rất
được quan tâm phát triển để phục vụ cho mục tiêu tổng hợp một cách chính xác và
khách quan khối lượng thông tin ngày càng tăng về môi trường và để có thể sử dụng
những thông tin này cho các hoạt động tác nghiệp phục vụ công tác ra quyế
t định.
Trong phạm vi của Đề tài, bộ chỉ thị mụi trường sẽ được xây dựng với sự cộng
tác giữa các đối tượng sử dụng và các bên cung cấp thông tin môi trường nhằm tối đa
hoá tính phù hợp và khả năng ứng dụng của dữ liệu.








2


I. PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG BỘ CHỈ THỊ
Mô hình Động lực - Áp lực - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng (DPSIR) được
chọn làm mô hình định hướng hoạt động xây dựng chỉ thị vì mô hình này có thể đưa ra
một khung linh hoạt mà theo đó các phân tích có thể giúp:
• nâng cao hiểu biết về tính phức tạp của những liên kết và những phản hồi giữa các
yếu tố nguyên nhân - hậu quả trong các vấn
đề về môi trường
• xác định các chỉ thị để giải thích và lượng hoá những liên kết và những phản hồi

này.
Một chỉ thị là một thông số được sử dụng để đơn giản hoá, lượng hoá và truyền
đạt một vấn đề. Trong lĩnh vực môi trường, một lĩnh vực vô cùng phức tạp, rõ ràng cần
phải xác định các chỉ thị để có thể định lượ
ng các khía cạnh quan trọng của môi trường
nhằm đơn giản hoá những khía cạnh này. Theo đó, bạn có thể truyền đạt những thông
tin môi trường tác nghiệp. Chương 3 cung cấp tổng quan về những khía cạnh khác
nhau có liên quan đến thiết kế và định nghĩa chỉ thị.
Rõ ràng là càng áp dụng nhiều chỉ thị (với chất lượng ở mức chấp nhận được), ta càng
có khả năng mô tả chi tiết hơn về
các diễn biến của môi trường. Tuy nhiên, tuỳ thuộc
vào từng hoàn cảnh nhất định, việc áp dụng quá nhiều chỉ thị có thể làm cho bức tranh
trở nên rối mắt trong khi cái đang cần là một bức tranh tổng quát.
Mô hình DPSIR
Mô hình DPSIR được lựa chọn làm mô hình định hướng cho hoạt động xây
dựng chỉ thị. Mô hình này rất mạnh trong việc cung cấp một cái nhìn tổng quan bối
cảnh vấn đề môi trường và cũng nh
ư minh hoạ làm rõ những mối quan hệ nhân - quả
nói chung. Những mối quan hệ nhân - quả này thường mang tính khái niệm và về bản
chất mang tính định tính chứ không phải được xác định bằng những phương trình toán
học. Mối quan hệ nhân – quả này có thể được nhiều người biết tới nhưng lại khó có thể
định lượng được. Chỉ có rất ít trường hợp cụ thể trong đó có thể xác định được m
ột tập
hợp các phương trình toán học có thể xâu chuỗi được các thành phần với nhau để mô
tả toàn cảnh theo mô hình DPSIR. Tuy nhiên, đối với từng phần riêng lẻ trong mối liên
hệ nhân - quả thì các chỉ thị lại cho phép xác định và giúp hiểu được về các thành phần
phụ thuộc lẫn nhau riêng lẻ của chúng mà trên cơ sở đó có thể phân tích các xu hướng.
Mô tả chung
Mô hình DPSIR (hình 1) mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa hiện tr
ạng môi

trường (S), những áp lực do con người gây ra (P) và những động lực quan trọng trực
tiếp hoặc gián tiếp (D). Ngoài ra, mô hình còn bao gồm cả những tác động (I) của sự

3
thay đổi hiện trạng môi trường và những đáp ứng (R) từ xã hội chống lại những tác
động không mong muốn này. Mô hình DPSIR minh hoạ cả những hoạt động xã hội
ảnh hưởng đến hiện trạng môi trường và những phản hồi từ hiện trạng môi trường tới
xã hội dưới hình thức những động thái về chính sách môi trường cho từng lĩnh vực cụ
thể (nông nghiệp, giao thông, công nghiệp ). Nhữ
ng phản hồi này bao gồm những
mục tiêu và biện pháp mà xã hội đặt ra nhằm chống lại những thay đổi không mong
muốn về tình trạng môi trường và tác động tiêu cực của những thay đổi này lên hệ sinh
thái cũng như điều kiện sống của con người.
4
Hình 1 Mô hình DPSIR tổng quát



















Đ
ộng lực

Phát triển nói chung về
mặt dân số
Các ngành tơng ứng , ví
dụ:
Nông nghiệp
Giao thông vận tải
Nguồn nớc
Năng lợng bao gồm
cả thuỷ điện
Công nghiệp
Xây dựng
Dịch vụ
Các hộ gia đình
Nông nghiệp
Thuỷ sản


á
p lực

Thải các chất gây ô
nhiễm vào nớc, không
khí và đất


Khai thác tài nguyên
thiên nhiên

Những thay đổi trong
việc sử dụng đất

Các rủi ro về công nghệ

Hiện trạng môi trờng
Hiện trạng vật lý:
lợng nớc và dòng chảy
Vận chuyển trầm tích, lắng
đọng bùn
hình thái
nhiệt độ, khí hậu
Hiện trạng hoá học:
nồng độ chất ô nhiễm trong
nớc, không khí, đất
hàm lợng chất hữu cơ, ô xy
hoà tan, dỡng chất trong
nớc
Hiện trạng sinh học:
Mất cân bằng hệ sinh thái,
tuyệt chủng một số loài
hiện trạng thực vật, côn
trùng, động vật, loài thuỷ
sinh, các loài chim v.v
Tác động

Đa dạng sinh học:

Giống loài, nguồn
gien, hệ sinh thái

Tài nguyên thiên
nhiên;

Con ngời:
sức khoẻ,
thu nhập,
phúc lợi/ chất lợng
cuộc sống,
môi trờng sống

Nền kinh tế:
các lĩnh vực kinh tế
Đ
áp ứng
Các hành động giảm thiểu
Các chính sách môi trờng nhằm đạt đợc các mục tiêu quốc gia về môi trờng (Ví dụ: các tiêu chuẩn và tiêu chí để điều
chỉnh áp lực)
Các chính sách ngành (các giới hạn và kiểm soát việc phát triển của ngành để giảm/ thay đổi các hoạt động hay các áp lực
do các hoạt động này gây ra)
Nhận thức về môi trờng
Các bi

n pháp
g
iảm n
g
hèo c


thể

5
Mụ hỡnh DPSIR rt hu dng trong vic mụ t cỏc mi quan h gia ngun gc
nguyờn nhõn v hu qu trong cỏc vn mụi trng. Tuy nhiờn, hiu c ng lc
chớnh ca nhng tng tỏc ny vic xem xột mi liờn h gia cỏc yu t trong mụ hỡnh
DPSIR cng rt hu ớch. Vớ d, mi quan h gia cỏc yu t D v P trong cỏc hot ng
kinh t chớnh l hm tớnh hiu qu v sinh thỏi ca cụng ngh v cỏc h th
ng cú liờn
quan khỏc ang c s dng. Tớnh hiu qu v mt sinh thỏi ca cụng ngh cng cao, s
cng gim c ỏp lc (P), trong khi cú s gia tng cỏc yu t ng lc (D). Cng tng t
nh vy, mi liờn h gia cỏc tỏc ng i vi con ngi hay h sinh thỏi v hin trng (S)
ph thuc rt nhiu vo kh nng chu tI v mc ngng ca cỏc h th
ng ny. Vic xó hi
liu cú bin phỏp ỏp ng (R) li cỏc tỏc ng ny khụng cũn ph thuc vo cỏch nhn thc
v ỏnh giỏ nhng tỏc ng ny; v cỏc kt qu ca R i vi D ph thuc rt nhiu vo
tớnh hiu qu ca R. (xem Hỡnh 2).




















Hỡnh 2. B ch th v cỏc thụng tin gn kt cỏc yu t trong mụ hỡnh DPSIR
PD
S
Chỉ thị về tính hiệu
quả sinh thái
H

số
p
hát thải
Các mô hình liên kết

p
hân tán
I
Các chỉ thị và mối liên hệ về
mức độ đáp ứng
R
Đánh giá rủi ro; chi phí và
lợi ích của việc hành
động/ không hành động
Tính hiệu quả của biện
pháp đáp ứng


6
Ví dụ mô hình DPSIR : tài nguyên nước
Hình dưới đây (hình 4) cho thấy mô hình DPSIR về vấn đề ô nhiễm tài nguyên nước
trong bối cảnh Việt Nam. Bức tranh tổng quát này phù hợp với việc đánh giá tình trạng ô
nhiễm tài nguyên nước ở cấp độ quốc gia. Tuy nhiên ở cấp tỉnh, thành, ô nhiễm tài nguyên
nước có thể chỉ do một vài ngành trong số những ngành được nêu ra dưới đây gây nên, và
không hẳn tất cả các chất gây ô nhiễm được đề cập t
ới lại là vấn đề đối với một tỉnh, thành
cụ thể. Do vậy mô hình có thể được hiệu chỉnh lại để phản ánh đúng cấp độ đang được xem
xét.
Động lực

Tại Việt nam, việc tưới tiêu nông nghiệp tạo ra nhu cầu nước rất lớn. Hiện tại, có
60% dân số Việt Nam được cung cấp nước sạch. Thêm vào đó, các ngành như: thủy sản(
bao gồm nuôi trồng thuỷ sản), công nghiệp, năng lượng thuỷ điện, dịch vụ và giao thông
vận tải cũng tạo ra các nhu cầu về nước. Rất nhiều trong số các ngành sử dụng tài nguyên
nước lạ
i tạo ra một lượng nước thải hay một lượng các chất được rửa trôi từ đất vượt quá
mức cho phép (đặc biệt trong nông nghiệp). Ở một số vùng, lâm nghiệp có thể gây ảnh
hưởng tới tài nguyên nước và ở những vùng có hoạt động khai thác mỏ, nguồn nước có thể
bị ảnh hưởng bởi các hoạt động này, đặc biệt là do việc phát thải các cặn quặng khoáng sản.
Áp l
ực
áp lực chính gây ra đối với tài nguyên nước là việc khai thác/bơm hút nước có nhiều
khả năng tác động đến hiện trạng sông hồ cũng như việc thải các chất ô nhiễm như dưỡng
chất và thuốc trừ sâu (chủ yếu từ nông nghiệp), các chất hữu cơ gây tiêu hao ôxy, kim loại
nặng và các chất ô nhiễm hữu cơ độc hại cũng như gây bệnh (chủ yếu từ hoạt
động công
nghiệp và các hộ gia đình). Việc xây dựng đập thuỷ điện và khai thác tài nguyên thuỷ sản

cũng rất dễ ảnh hưởng tới hiện trạng tài nguyên nước.
Hiện trạng: Trữ lượng, chất lượng nước và tài nguyên sinh học

Tổng lượng tài nguyên nước ở Việt nam khá lớn, nhưng lại phân bố không đồng đều.
Chính vì vậy mà Việt nam cũng chỉ được xếp vào nhóm các nước có tỷ lệ nước sẵn có tính
theo đầu người thấp so với các nước khác ở khu vực Đông Nam á. Chất lượng nước ngọt ở
vùng thượng nguồn khá tốt. Tuy nhiên ô nhiễm từ các hoạt đông nông nghiệp, các ngành, từ
thành thị đã kéo theo những vấ
n đề ô nhiễm nước nghiêm trọng tại vùng hạ lưu. Ví dụ,
nồng độ BOD và ammonia đã vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng nước. Đã có nhiều trường
hợp ô nhiễm nguồn nước ở các đập chứa nước dẫn đến huỷ hoại những cánh đồng được tưới
tiêu hoặc phải cấm các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản ở các đập ô nhiễ
m này
nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Các hoạt động giao thông đường thuỷ trên các sông
ngòi có nguy cơ gây hại cho các môi trường cư trú tự nhiên do có khả năng gây các sự cố
tràn dầu. Ô nhiễm tài nguyên nước bao gồm: suy giảm ôxy, xây dựng các đập nước, giao
thông đường thuỷ cũng gây hại cho sự sống của sinh vật cư trú trong sông ngòi.


7
Tác động
Các tác động có nhiều khả năng ảnh hưởng đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
Nước bị ô nhiễm, việc sử dụng các thực phẩm thuỷ hải sản, nông sản bị ô nhiễm, các bệnh
lây nhiễm có liên quan đến nước, tất cả đều có thể đe doạ sức khoẻ con người. Những tác
động đối với các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sả
n, các hoạt động nông nghiệp cũng
sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của con người và do đó xét về mặt kinh tế, cũng tác động
tiêu cực đến điều kiện sống của người dân.
Đáp ứng


Xét về ô nhiễm, đã xác định các mức chuẩn đối với một số chất gây ô nhiễm nước
ngọt. Pháp luật cũng vào cuộc bằng việc điều tiết lượng nước thải thông qua hệ thống phí.
Ngoài ra cũng đưa vào các khái niệm về các chiến lược quản lý tổng hợp tài nguyên nước.


9
mô hình DPSIR áp dụng đối với tài nguyên nớc


















Hình 4. Mô hình DPSIR đối với tài nguyên nớc tại Việt Nam
Động lực
Sự gia tăng dân số nói
chung
Các lĩnh vực có liên quan

Nông nghiệp
Ng nghiệp
Thuỷ điện
Cấp nớc
Công nghiệp
Xây dựng
Dịch vụ
Hộ gia đình
Khai thác mỏ
Lâm nghiệp
Giao thông đờng
thuỷ
Đánh bắt thuỷ sản
nớc n
gọ
t
áp lực
Sử dụng nớc cho nông
nghiệp, tiêu dùng và công
nghiệp

*Thải các chất ô nhiễm
vào các sông: nitơ,
phốtpho, thuốc trừ sâu,
kim loại nặng, các chất ô
nhiễm hữu cơ, chất gây
tiêu hao ôxy, chất gây
bệnh
* Xây dựng đê đập


* Xói mòn

* Khai thác các nguồn
thuỷ sản
Hiện trạng môi trờng
Khối lợng nớc và dòng chảy
Ngập úng, lũ lụt
Vận chuyển trầm tích, lắng
đọng bùn
Hình thái sông
Chất lợng nớc (VD: nồng độ
ôxy hoà tan, nitơ, phốtpho, kim
loại nặng, thuốc trừ sâu, chất ô
nhiễm hữu cơ)
Các chất gây bệnh
Dỡng chất, bùng phát tảo
Tuyệt chủng hệ sinh thái và
một số loài
Sự phong phú và hiện trạng
thực vật, thực vật phù du, động
phù du, các loài cá
Tác động đến
Đa dạng sinh học:
Giống loài, nguồn
gien, h
ệ sinh tháI (VD,
đất ngập nớc, rừng
ngập mặn)

Tài nguyên thiên nhiên:

thuỷ sản nớc ngọt, đất
nông ngiệp bị ô nhiễm
và mặn hoá.

Con ngời: ô nhiễm
nguồn nớc uống, bệnh
tật do ô nhiễm nớc,
giảm thu nhập/dinh
dỡng từ đánh bắt thuỷ
sản nớc ngọt và hoạt
Đ
áp ứng
Hành động giảm thiểu
Các chính sách môi trờng để đạt đợc mục tiêu của quốc gia về môi trờng (VD: các tiêu chẩn, các tiêu chí nhằm điều tiết áp lực)
Các chính sách đối với ngành (các giới hạn và kiểm soát sự tăng trởng của ngành nhằm làm giảm hoặc thay đổi các hoạt động hay
các áp lực mà các hoạt động này gây ra)
Nhận thức môi trờng
Chính sách xoá đói, giảm nghèo cụ thể

10
II. QUY TRÌNH XÂY DỰNG BỘ CHỈ THỊ SINH HỌC
II.1. Các bước xây dựng bộ chỉ thị
Trong quá trình xây dựng bộ chỉ thị sinh học, cần đạt được sự cân bằng giữa chất
lượng chỉ thị và khả năng phục vụ nhiều mục đích thông tin của chỉ thị. Trong quá trình
đánh giá tính hữu dụng của các chỉ thị hiện tại và rộng hơn nữa là trong quá trình xác
định các chỉ thị
phù hợp và khả thi, cần xác định mục đích cuối cùng các chỉ thị cần
phục vụ. Vì vậy, quy trình xây dựng bộ chỉ thị cần đảm bảo các bước sau:
• Xác định các vấn đề, đặc tính quan trọng nhất của chỉ thị cần xây dựng
• Xác định mục đích thông tin đầu tiên cần có từ chỉ thị

• Xác định những chỉ thị mang tính chiến l
ược nhất (với một số lượng ít nhất các
chỉ thị có thể phục vụ nhiều nhất các mục đích thông tin) để đạt được các mục
đích thông tin nói trên. Để hỗ trợ cho quá trình này, cần trả lời một số câu hỏi
sau: vấn đề đang diễn biến như thế nào? Các tác nhân, quy trình đang đóng vai
trò như thế nào? Các tác động đang diễn biến như thế nào?
• Kiể
m tra tính sẵn có của các dữ liệu hiện tại và xem xét các khía cạnh có liên
quan đến chất lượng chỉ thị cần xây dựng.
• Kiểm tra khả năng cải thiện tính sẵn có của dữ liệu: các khả năng trước mắt cũng
như trong thời gian ngắn hạn.
• Tiến hành lựa chọn các chỉ thị sinh học.

II.2. Hệ thống quản lý chỉ thị – Các phiếu chỉ thị
môi trường
Nên xây dựng một hệ thống quản lý các chỉ thị đơn giản dựa trên các phiếu chỉ
thị môi trường như là một phần tích hợp của phương pháp được đề xuất cho hoạt động
xây dựng chỉ thị. Khuôn mẫu được đề xuất v.v. ở đây là sử dụng các phiếu chỉ thị môi
trường do Cơ quan Môi trường Châu Âu (EEA) xây dựng. Các phiếu chỉ thị môi trườ
ng
này đã chứng tỏ được tính hiệu dụng cũng như đã được sử dụng một cách hiệu quả ở
châu Âu. Cùng với việc xác định các phương pháp xây dựng chỉ thị hiện tại, các phiếu
chỉ thị môi trường này cũng sẽ được thử nghiệm và hiệu chỉnh để phù hợp với bối cảnh
của Việt Nam.
Để xây dựng hệ thống quản lý này, tr
ước hết cần thiết lập Phiếu chỉ thị môi
trường, tiếp đó tiến hành thu thập, tổng hợp, cập nhật thông tin, dữ liệu cho Phiếu chỉ
thị môi trường.

11

II.2.1. Thiết lập Phiếu chỉ thị môi trường
Các bước thiết lập Phiếu chỉ thị môi trường bao gồm:
- Bước 1: căn cứ vào Bộ chỉ thị môi trường đã được ban hành, các cơ quan đầu
mối trong hệ thống quản lý chỉ thị môi trường xem xét tính khả thi của các chỉ thị (bao
gồm kinh phí, năng lực cán bộ, tính sẵn có của dữ liệu và trang thiết bị) để xác định th

tự ưu tiên trong việc thiết lập Phiếu chỉ thị môi trường.
- Bước 2: thiết lập Phiếu chỉ thị môi trường cho mỗi chỉ thị môi trường theo mẫu
tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bước 3: thu thập lần đầu các thông tin, dữ liệu cần thiết cho Phiếu chỉ thị môi
trường.
- Bước 4: phân tích, đánh giá các thông tin về chỉ thị (độ tin cậy, phạm vi không
gian, thời gian, nh
ững hạn chế của thông tin), chỉnh sửa, bổ sung, thay thế Phiếu chỉ thị
môi trường nếu cần thiết.
Việc xây dựng Phiếu chỉ thị môi trường phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đảm bảo thống nhất về cấu trúc, định dạng biểu mẫu của Phiếu chỉ thị môi
trường.
- Đảm bảo đầy đủ các nội dung từ các thông tin hành chính, nội dung thông tin

bản, biểu đồ/đồ thị, miêu tả thông tin, cơ sở dữ liệu về nguồn cung cấp thông tin đến
mức công việc cần làm để nâng cao chất lượng của chỉ thị.
- Đảm bảo tính rõ ràng, rành mạch và khả thi của chỉ thị môi trường.
- Đánh giá được mức độ chất lượng của chỉ thị môi trường và từng bước nâng
cao chất lượng đó.
II.2.2. Thu thập, tổ
ng hợp, cập nhật thông tin, dữ liệu cho phiếu chỉ thị môi trường
Các cơ quan đầu mối trong hệ thống quản lý chỉ thị môi trường phân công, phối
hợp với các bên cung cấp thông tin, dữ liệu để định kỳ thu thập các thông tin, dữ liệu
cần thiết, tạo điều kiện cho các cơ quan phối hợp thực hiện việc cung cấp thông tin, dữ

liệu.
Tần suất cậ
p nhật thông tin, dữ liệu cho các Phiếu chỉ thị môi trường là hàng
năm hoặc 5 năm tùy theo từng loại chỉ thị quy định.


12
PHỤ LỤC
MẪU PHIẾU CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG
Tên chỉ thị
Mã chỉ thị:
Ngày xây dựng/cập nhật thông tin cho chỉ
thị:

Cơ quan quản lý thông tin về chỉ thị môi
trường:
Người chịu trách nhiệm:
Email:
Điện thoại:
Địa chỉ liên hệ người chịu trách nhiệm
xây dựng bản thông tin về chỉ thị
Tên:
Email:

Nội dung thông tin cơ bản của chỉ thị

Biều đồ/đồ thị


Mô tả

1. Các điều kiện môi trường;
2. Đánh giá.
Tên chỉ thị thứ cấp (phụ)
Mã chỉ thị thứ cấp:
Ngày xây dựng/cập nhật thông tin cho chỉ
thị:

Nội dung thông tin cơ bản

13

Biều đồ/đồ thị

Đánh giá:
Thông tin tham khảo và tư liệu
Tài liệu tham khảo:

Dữ liệu
Các bảng biểu
Các loại thông tin khác (các đoạn văn bản vv.):
Cơ sở dữ liệu về nguồn cung cấp thông tin
I. Thông tin kỹ thuật
5. Nguồn dữ liệu;
6. Mô tả dữ liệu;
7. Phạm vi địa lý;
8. Phạm vi về thời gian;
9. Phương pháp và tần suất thu thập dữ liệu;
10. Phương pháp xử lý số liệu.
II. Thông tin định tính
1. Điểm mạnh, điểm yếu (của các dữ liệu);

2. Độ tin cậy, tính chính xác, tính không chắc chắn (của các d
ữ liệu);
3. Đánh giá tổng thể theo thang điểm (thang từ 1-3 điểm: 1 = không có vấn đề gì lớn,
2= có vấn đề cần chú ý theo dõi, 3 = có vấn đề nghiêm trọng);
4.Mức độ phù hợp;
5.Tính chính xác;
6.Khả năng so sánh theo thời gian;

14
7.Khả năng so sánh theo không gian.

Những công việc cần làm tiếp:
(Nhằm nâng cao chất lượng chỉ thị này).



×