Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI BẾN NGHÉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.22 KB, 31 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT –
THƯƠNG MẠI BẾN NGHÉ
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI BẾN
NGHÉ
Địa chỉ: 318 Trịnh Đình Trọng, P.Hoà Thạnh, Quận Tân Phú, Tp. HCM
Điện thoại: 84 – 8 – 38648 788, Fax: 84 – 8 – 38609 542
Email:
Website: www.bennghe.com
Giấy phép kinh doanh số: 4102006091 do sở kế hoạch và đầu tư
TP.HCM cấp ngày 14/8/2001
Giám Đốc: Nguyễn Thanh Liêm
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất, mua bán văn phòng phẩm, dụng cụ
học tập, trong đó hàng chủ lực là bút bi, bút máy, bút xoá, bút cắm bàn, bút gel,
keo, dao, file hồ sơ, bảng đen, bảng bộ, thước đo độ, thước kẻ các loại, màu
nước, mũ pin, chai nhựa…Ngoài ra công ty còn mở rộng thêm các loại hình
kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm, bách hoá, in bao bì.
Số lượng công nhân viên: trên 1000 người.
Hệ thống phân phối:
1. Chi nhánh tại Hà Nội: 138 Hoàng Văn Thái, Phường Khương Mai,
Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. Tel: 04. 5655 776 Fax: 04. 5657 846
2. Chi nhánh tại Đà Nẵng: 618/2 Núi Thành, Phường Hoà Cường Nam,
Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng. Tel: 0511 621 080.
SV: Lê Thị Vinh
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
3. Chi nhánh tại Campuchia: No 56 CF2, 310 ST, Sang Kat Toul Svay


Prey ІІ, Khan Cham Kar Morn, Phrompenh, Cambodia. Tel: (0855) 23 996
310
Công ty TNHH sản xuất – thương mại Bến Nghé tiền thân là cơ sở
sản xuất bút bi Đông Á ( với thương hiệu Đông Á ) thành lập và hoạt động từ
năm 1984, đến năm 1989 phát triển thành doanh nghiệp tư doanh Bến Nghé.
Sản phẩm truyền thống của công ty là bút bi các loại, bút máy, văn phòng
phẩm và dụng cụ học tập. Với kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực văn phòng
phẩm cùng với chính sách đúng đắn trong việc đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư
trang thiết bị và phát triển hệ thống phân phối trên toàn quốc, hiện nay các sản
phẩm của Bến Nghé đã trở nên quen thuộc với mọi người, mọi gia đình Việt.
Song song đó các sản phẩm của Bến Nghé còn được xuất sang các thị trường
Mỹ, Châu Âu và một số nước Châu Á.Công ty đã được tổ chức TUV
Rheinland của Hà Lan cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2000.Với
mong muốn “ Vẽ lên mơ ước, tạo dựng tương lai” cho mọi người, Bến Nghé
cam kết xây dựng và liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng nhằm:
● Nâng chất lượng sản phẩm lên đỉnh cao khu vực Asean.
● Liên tục nghiên cứu để phát triển sản phẩm phù hợp với từng đối
tượng tiêu dùng.
● Dù lớn, dù nhỏ không bỏ lỡ khách hàng.
Với lỗ lực không ngừng, Bến Nghé liên tục được người tiêu dùng bình
chọn là “ Hàng Việt Nam chất lượng cao ” trong hơn 10 năm qua, Bến Nghé
cũng được bình chọn là một trong 100 thương hiệu dẫn đầu do báo Tiếp Thị Sài
Gòn tổ chức bình chọn năm 2006.
Ngoài ra Bến Nghé còn đi đầu trong các chính sách về chiết khấu, chính
sách sản phẩm. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội…
Hiện nay ngoài các sản phẩm truyền thống là văn phòng phẩm và dụng cụ
học tập, Bến Nghé đã mở rộng ngành nghề kinh doanh sang các lĩnh vực khác
SV: Lê Thị Vinh
2
Báo cáo thực tập tổng hợp

theo xu hướng đa ngành nghề như chăn nuôi theo mô hình trang trại, chế biến
thực phẩm, sản xuất mũ bảo hiểm…
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty
sản xuất - thương mại bến nghé
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Ngành nghề kinh doanh của công ty là sản xuất và kinh doanh văn phòng
phẩm với mặt hàng chủ yếu là: bút máy, bút bi, bút chì, giấy than, kẹp giấy, mũ
pin, chai nhựa…
Công ty sản xuất – thương mại Bến Nghé luôn luôn xác định sẽ tồn tại ổn
định lâu dài. Có phương án phát triển mở rộng cùng với sự phát triển chung của
đất nước. Mở rộng quan hệ với các bạn hàng quốc tế. Chính vì vậy ngay từ đầu
công ty rất chú ý xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề,
thực hiện chế độ tài chính công khai, minh bạch, không trái pháp luật, thực hiện
các chính sách đối với người lao động, thực hiện hài hoà ba lợi ích: lợi ích của
nhà nước, lợi ích của chủ đầu tư và lợi ích của người lao động.
Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất, chăm lo đời sống của người lao động
công ty còn hưởng ướng và tham gia tích cực các công tác xã hội như: ủng hộ
đồng bào thiên tai, lũ lụt, ủng hộ quỹ vì người nghèo và các quỹ khác.
Công ty đóng trên địa bàn có mối quan hệ tốt chính quyền và các đoàn thể
địa phương trong xây dựng các công trình văn hoá, ủng hộ các phong trào của
địa phương nên nhận được sự hoan nghênh của địa phương.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty
sản xuất – thương mại Bến Nghé
Từ khi thành lập lĩnh vực sản xuất kinh doanh là văn phòng phẩm phục vụ
học sinh, sinh viên, văn phòng với các mặt hàng chủ yếu: bút bi, bút chì, bút
máy, giấy than, kẹp giấy, mũ pin, chai nhựa…
Công ty đang mở rộng quy mô sản xuất với các mặt hàng ngày càng phong
SV: Lê Thị Vinh
3
Báo cáo thực tập tổng hợp

phú và đa dạng. Công ty luôn tìm tòi sang tạo thiết kế các mẫu mã mới hợp với
nhu cầu người tiêu dùng. Tạo uy tín, tìm nguồn khách hàng để tiêu thụ sản
phẩm và nhận được nhiều đơn đặt hàng mới. Công ty tiếp tục đào tạo công nhân
có tay nghề cao, không ngừng cải tiến máy móc để nâng cao năng suất, đầu tư,
sửa chữa lớn nhà xưởng, tạo cho công nhân thu nhập cao và ổn định.
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của
công ty sản xuất – thương mại Bến Nghé
Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty được khép kín trong từng phân
xưởng và sản phẩm được tạo ra từ nhiều công đoạn với quy trình sản xuất phù
hợp.
1.2.3.1 Công nghệ sản xuất bút máy:
Một cây bút bao gồm nhiều bộ phận tách rời nhau: thân, lắp, cổ, ống mực,
lưỡi gà, đinh vít. Do vậy nguyên vật liệu cần để sản xuất bút máy là nhựa các
loại, các chi tiết thành phẩm gia công tại các phân xưởng theo từng chức năng
đó được chuyển về phân xưởng VPP để lắp ráp.


SV: Lê Thị Vinh
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
Sơ đồ 1: Công nghệ sản xuất bút máy
1.2.3.2 Công nghệ sản xuất bút bi:
Tương tự như bút máy, bút bi được sản xuất riêng từng chi tiết tại các phân
xưởng sau đó lắp ráp lại. Nguyên vật liệu để sản xuất bút bi, bút dạ bi là nhựa,
còn đầu bi, mực bi được cung cấp từ bên ngoài.

SV: Lê Thị Vinh
5
ép nhựa
Thân, nắp, cổ ống

mực , lưỡi gà
Kiểm phụ
tùng nhựa
Lắp ráp
Viết tròn
Lắp thành phầm
Kiểm nghiệm
In chữ, bỏ hộp
đóng hòm
Giao kho
Lắp viên bi
(đậy nắp)
Bơm mực
Dán đáy
ống mực
ống mực
và đáy
Máy xay
Đề xê
thành phẩm
Phụ tùng
kim loại
Toán
Báo cáo thực tập tổng hợp
Sơ đồ 2: công nghệ sản xuất bút bi
SV: Lê Thị Vinh
6
Nguyên liệu
vật liệu
Đùn ống bi

Cắt đoạn
Bơm mực, lắp
đầu bi, in chữ
Ly tâm ruồi bi
Đầu bi, đầu
dạ mực
Kiểm P.T nhựa
Cán nắp, cổ, thân lẫy
ép nhựa
Nguyên liệu nhựa
Lắp thành phẩm
In chữ dán đề
Cần trang trí
Kiểm nghiệm
Giao kho
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.2.3.3 Công nghệ sản xuất chai nhựa:
Nhựa Pet sau khi trộn màu theo yêu cầu của khách hàng được sấy khô, qua máy
ép phun có sẵn khuân định hình sản phẩm tạo thành phôi. Phôi sau khi kiểm nghiệm,
sấy khô và qua máy thổi thành chai.
Sơ đồ 3: Công nghệ sản xuất chai nhựa
1.2.3.4 Công nghệ sản xuất mũ pin:
Nguyên liệu kim loại mua về dưới dạng tấm, được cắt băng qua cán và ủ để mềm,
dễ gia công. Sau khi ủ, dập và in chữ, qua khâu kiểm nghiệm sẽ được mạ trang trí. Mạ
bằng cách ngâm trong hoá chất từ 1 đến 2 giờ. Kiểm nghiệm lại mạ sau đó đóng gói và
nhập kho. Hiện nay mũ pin là mặt hàng sản xuất ổn định của Công ty, công ty vẫn
SV: Lê Thị Vinh
7
Nhựa Pét
Sấy khô

ép phôi
Kiểm nghiệm
Nhựa Pét
Máy xay Giao kho
Đế xê – phế phẩm
Sấy khô
ép nắp
Kiểm nghiệm, bao gói
Thổi chai
Nắp
Đế xê – phế phẩm
Máy xay
Kiểm nghiệm, bao gói
Giao kho
Báo cáo thực tập tổng hợp
thường xuyên cung cấp mũ pin cho Công ty pin Văn Điển với khối lượng lớn.
Sơ đồ 4: Công nghệ sản xuất mũ pin
1.2.4 Đặc điểm về sản phẩm thị trường tiêu thụ của Công ty.
1.2.4.1. Đặc điểm về sản phẩm.
Công ty TNHH sản xuất – thương mại Bến Nghé chủ yếu là sản xuất, kinh doanh
các mặt hàng giấy vở, các loại bút, dụng cụ học tập, đồ dùng văn phòng, bàn, bảng,
giá, kệ, túi, cặp, ba lô giữa các loại mặt hàng phải khác nhau về kiểu dáng, màu sắc từ
đó đòi hỏi công ty phải phân thành từng loại khác nhau. Đặc biệt khi xuất bán cho
khách hàng phải đồng đều về màu sắc, độ bền để có nhịp độ sản xuất đều đặn, quanh
năm Công ty tiến hành lên kế hoạch sản xuất quanh năm có sự thay đổi cơ cấu sản
phẩm theo mùa vụ cho phù hợp. Tuy nhiên dự trữ là một vấn đề khá quan trọng, một
thuận lợi là đặc trưng sản phẩm của Công ty dễ bảo quản, không bị ảnh hưởng thời
tiết, không khí, thời gian. Từ đó việc kiểm tra số lượng thực tế khi kiểm kê nhanh
chóng đảm bảo yêu cầu quản lý cả số lượng và chất lượng.
SV: Lê Thị Vinh

8
Nguyên liệu
kim loại
In chữ
Kiểm nghiệm
Cắt băng
Dập
Mạ trang trí
Cán

Kiểm nghiệm
bao gói
Giao kho
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.2.4.2. Về thị trường tiêu thụ:
Để giữ vững mức độ tăng trưởng Công ty đã xây dựng và duy trì sự ổn định
toàn bộ hệ thống cơ sở và mạng lưới bán hàng trên khắp cả nước với rất nhiều đại lý
và cửa hàng áp dụng kịp thời hàng loạt.
Các biện pháp tiêu thụ nhằm mở rộng thị trường và tăng thị phần của Công ty.
Kết hợp đồng bộ việc phân tích dự báo nhu cầu thị trường, tăng cường khuếch trương
thương hiệu quảng bá sản phẩm với việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tiến độ sản
xuất để đảm bảo cung cấp đủ hàng cho thị trường. Vì vậy, thương hiệu Bến Nghé vẫn
giữ vững danh hiệu mạnh “Sao vàng đất Việt” do người tiêu dùng bình chọn.
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của
công ty tnhh sản xuất – thương mại bến nghé
1.3.1Mô hình bộ máy quản lý của công ty:được thiết lập theo mô hình
trực tuyến
1.3.2 Sơ đồ bộ máy quản lý công ty TNHH sản xuất – thương mại Bến
Nghé:
SV: Lê Thị Vinh

9
Báo cáo thực tập tổng hợp

SV: Lê Thị Vinh
10
BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC
PHÓ GĐ KT
VÀ SX
PHÓ GĐ KINH
DOANH
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
PHÒNG
KỸ
THUẬT
CỬA
HÀNG
PHÒNG
TIÊU
THỤ
PHÒNG
Y TẾ
PHÒNG
TÀI VỤ
KẾ
TOÁN
PHÒNG
TỔ

CHỨC
NHÂN
SỰ
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
PX
VPP
PX
NHỰA
PX KIM
LOẠI
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.3.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận và mối
quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận của công ty:
*Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát thực hiện Ban giám đốc và các bộ phận quản lý khác
trong việc quản lý điều hành công ty, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, tính trung
thực và mức cẩn trọng trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
trong công tác tổ chức kế toán, thống kê, thẩm định báo cáo tình hình sản xuất
kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm.
*Giám đốc:
Giám đốc là người đại diện theo pháp nhân của công ty. Chịu trách
nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty và
pháp luật để thực hiện các quyền và nghĩa vụ.Là người điều hàng, ra mọi quyết
định về tất cả các công việc mà Phó Giám Đốc và các phòng ban trình lên, uỷ
quyền cho 2 phó giám đốc công ty một số quyền hạn nhất định về các nhiệm vụ
thường xuyên hoặc đột xuất trong công ty.
*Phó giám đốc kỹ thuật và sản xuất: chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành
hai phòng ban: Phòng kỹ thuật và Phòng kế hoạch, ngoài ra còn điều hành và

theo dõi hoạt động sản xuất của các phân xưởng.
*Phó giám đốc kinh doanh: thừa lệnh Giám Đốc trực tiếp điều hành và
quản lý phòng tiêu thụ và cửa hàng.
*Phòng hành chính:
Thực hiện công tác tổ chức, quản lý cán bộ quản trị hành chính, quản lý
mạng lưới kinh doanh lao động tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, quản lý văn thư,
lưu trữ tài liệu đối nội, đối ngoại, lập phương án về tổ chức bộ máy cán bộ quản lý
về bảo hiểm xã hội và giải quyết mọi chế độ chính sách cho người lao động, an
toàn về lao động, phòng cháy chữa cháy, an ninh chính trị trong công ty.
*Phòng tài vụ kế toán:
Phòng kế toán tài chính có các chức năng và nhiệm vụ:
+ Thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán, theo dõi đối tượng và nội dung công
việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
+ Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp,
SV: Lê Thị Vinh 11
Báo cáo thực tập tổng hợp
thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài
sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm về tài chính kế toán, phân tích
thông tin số liệu tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và
quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị.
+ Lập phương án giám sát quản lý bộ phận vật tư tiền vốn, hàng hoá, tài
sản của công ty với mục tiêu huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và
phát triển vốn.
+ Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo đúng quy định của pháp luật.
*Phòng tổ chức nhân sự: có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền lương cũng như
các chế độ chính sách, BHXH, chế độ thưởng phạt của toàn thể cán bộ công
nhân viên trong công ty. Đồng thời có chức năng tham mưu giúp việc cho GĐ
về chiến lược con người, tổ chức sắp xếp sử dụng lao động.
*Phòng kế hoạch: dựa vào chỉ tiêu do công ty giao, nhu cầu thị trường,
sản lượng sản xuất các kỳ trước và dựa vào kinh nghiệm làm việc để xây dựng

kế hoạch sản xuất cho từng phân xưởng, lập kế hoạch sản xuất cho từng tháng,
từng quý và từng năm bao gồm về giá thành, về sử dụng và cung cấp vật tư trên
cơ sở đó xây dựng giá bán cho doanh nghiệp.
*Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ quản lý về công nghệ kỹ thuật sản xuất ra
sản phẩm, thiết kế khuôn mẫu, tạo ra sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu thị
trường. Ngoài ra còn có nhiệm vụ quản lý máy móc thiết bị, xây dựng kế hoạch
sửa chữa bảo dưỡng máy móc, đầu tư thiết bị và công nghệ mới để mở rộng và
phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
*Phòng y tế: được trang bị những loại thuốc cần thiết bảo vệ sức khoẻ của
cán bộ công nhân viên trong công ty và có thể sơ cứu kịp thời những rủi ro bất
ngờtrong quá trình sản xuất.
*Phòng tiêu thụ: có nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất thông
qua các hợp đồng tiêu thụ, đaị lý tiêu thụ, cung ứng hàng hoá tới tay khách
hàng. Tổ chức công tác tiếp thị thông qua điều tra nghiên cứu thị trường, giới
thiệu quảng cáo sản phẩm. Thu nhập, phản ánh thông tin qua tiêu thụ để giúo
giám đốc xác định kế hoạch sản xuất sản phẩm phù hợp về số lượng, chất
lượng và giá cả. Qua đó kịp thời định hướng phát triển sản xuất kinh doanh.
SV: Lê Thị Vinh 12
Báo cáo thực tập tổng hợp
Ngoà ra, phòng tiêu thụ còn có nhiệm vụ giao dịch với khách hàng trong và
ngoài nước, thực hiện các hợp đồng tiêu thụ, xuất nhập khẩu hàng hoá vật tư,
nguyên liệu, phụ tùng sản xuất, quản lý kho thành phẩm.
*Cửa hàng: ngoài việc thông qua các hợp đồng tiêu thụ, sản phẩm của
công ty được bán trực tiếp tại cửa hàng dưới hình thức giới thiệu, bán buôn,
bán lẻ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.
*Phân xưởng: ba phân xưởng sản xuất của công ty được giao nhiệm vụ
sản xuất từng mặt hàng theo đúng chức năng của từng phân xưởng.
Các phòng ban hoạt động độc lập theo chuyên môn nghiệp vụ nhưng luôn
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau dưới sự điều hành của Giám Đốc và Phó
Giám Đốc công ty

*Tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Hiện nay công ty có ba phân xưởng chính:
- Phân xưởng kim loại.
- Phân xưởng nhựa.
- Phân xưởng văn phòng phẩm (VPP )
Là nơi trực tiếp sản xuất các mặt hàng tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu của xã
hội.
Các phân xưởng này chịu sự quản lý của phó giám đốc kỹ thuật và có nhiệm
vụ sau:
+ Phân xưởng kim loại: chuyên sản xuất các sản phẩm, thiết bị đo điện và các
sản phẩm phụ kim loại khác.
+Phân xưởng nhựa: chuyên sản xuất các sản phhẩm như các bộ phận của cây
bút, dụng cụ học sinh (thước kẻ, êke )
+Phân xưởng VPP: chuyên lắp ráp các chi tiết tại các phân xưởng đã sản xuất
ra sản phẩm hoàn chỉnh và nhập kho.
Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty được khép kín trong từng phân
xưởng và sản phẩm được tạo ra từ nhiều công đoạn với quy trình sản xuất phù hợp.
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty:
Hoạt động kinh doanh của công ty luôn được giữ vững và có sự tăng trưởng
vững chắc, khẳng định được thương hiệu trên thị trường, phấn đấu mức tăng trưởng
SV: Lê Thị Vinh 13
Báo cáo thực tập tổng hợp
năm sau cao hơn năm trước, bảo toàn và phát triển vốn ngày càng cao, đời sống vât
chất tinh thần của cán bộ công nhân viên được cải thiện. Có thể thấy điều này qua
một số chỉ tiêu mà công ty đã đạt được trong 2009-2011 như sau:
Kết quả sản suất kinh doanh năm 2009 – 2011:
(ĐVT:triệu đồng)
Ta thấy tổng tài sản của công ty tăng dần lên và tăng nhiều nhất năm 2010 cho
thấy công ty đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và nguồn vốn chủ sở hữu tăng dần qua
các năm. Tổng doanh thu tăng nhưng mức tăng của chi phí nhanh hơn khiến tổng lợi

nhuận trước thuế của công ty giảm, thuế nộp ngân sách nhà nước tăng lên.
SV: Lê Thị Vinh 14
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Tổng tài sàn 1.047.642.785 1.612.460.745 1.486.489.342
2 Nguồn vốn chủ sở hữu 398.792.628 448.946.432 536.429.342
3 Tổng doanh thu 146.789.900 154.789.978 165.785.879
4 Tổng chi phí 123.678.888 134.444.555 145.789.998
5 Tổng lợi nhuận trước thuế 23.111.012 20.345.423 19.995.881
6 Nộp ngân sách nhà nước 47.346.642 63.464.542 64.346.835
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 2
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI BẾN NGHÉ
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:
2.1.1. Đặc điểm lao động Kế toán
Nhân sự bộ phận Kế toán toán chi nhánh Công ty tại miền Bắc gồm 9
người trong đó có 7 Kế toán và 2 thủ quỹ.
- Phạm Thị Tuyết Loan:
Tuổi :53.
Tốt nghiệp trường Đại Học Thương Mại
Hệ: Chính quy năm 1980
Chuyên ngành: Kế toán
Công tác tại Phòng Kế toán năm 1984.
- Hoàng Thị Xuân Mai
Tuổi: 30.
Tốt nghiệp trường Trung Học Kinh Tế Hà nội.
Hệ chính quy. Năm 1999.
Chuyên ngành: Kế toán
Công tác tại Phòng Kế toán năm 2002.
- Nguyễn Thị Minh Tuyết.

Tuổi 45.
Tốt nghiệp trường Đại Học Công Đoàn
Hệ: chính quy
Chuyên ngành: Kế toán. Năm 1987
Công tác tại phòng kế toán năm 1991
- Nguyễn Mỹ Linh.
Tuổi 27.
Tốt nghiệp trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
Hệ: Chính quy:
SV: Lê Thị Vinh 15
Báo cáo thực tập tổng hợp
Chuyên ngành: Kế toán. Năm 2009
- Đoàn Trung Hiếu
Tuổi 26
Tốt nghiệp trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Hệ: Chính quy năm 2006
Ngành: Tài chính ngân hàng
Công tác tại phòng kế toán năm 2010
- Đoàn Thị Thanh Minh
Tuổi 26
Tốt nghiệp trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân
Hệ chính quy năm 2006
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Công tác tại phòng Kế toán 2007
- Nguyễn Thị Cẩm Tú
Tuổi 30
Tốt nghiệp Trường Trung Học Kinh tế Hà nội
Hệ chính quy
Chuyên nghành kế toán năm 2002
Công tác tại phòng kế toán năm 2009

- Nguyễn Thị Hiền:
Tuổi 25
Tốt nghiệp Trường trung Học kinh tế Hà nội
Hệ chính quy
Chuyên ngành kế toán năm 2003
Công tác tại phòng kế toán năm 2004
- Hoàng Thị Xuân.
Tuổi 34
Tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại Hà nội
Hệ tại chức
Chuyên nghành Kế Toán năm 1998
Công tác tại phòng Kế Toán năm 2000
SV: Lê Thị Vinh 16
Báo cáo thực tập tổng hợp
2.1.2 Sơ đồ tổ chức lao động kế toán ở công ty:
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng người trong bộ máy kế
toán:
● Kế toán trưởng: ( Trưởng phòng) Là người chịu trách nhiệm quản lý vốn và
tài sản của Công ty và là người phụ trách chung tổ chức điều hành mọi hoạt động
của hệ thống kế toán toàn Công ty tham mưu và giúp Giám đốc tổ chức, chỉ đạo
thực hiện công tác Kế toán tài chính, thống kê đồng thời thực hiện chức năng kiểm
soát các hoạt động Kế toán tài chính trong toàn Công ty theo đúng chế độ Nhà nước
quy định. Lập phương án giám sát quản lý toàn bộ tiền vốn, hàng hoá vật tư, tài sản
Công ty với mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh đạt hiệu quả nhất.
Cuối mỗi tháng, quý, năm, kiểm tra báo cáo quyết toán tài chính của bộ
phận Văn phòng Công ty, tổng hợp thành báo cáo tài chính, báo cáo thuyết
trình về tình hình tài chính của Công ty trực tiếp gửi ban Giám đốc có các
quyết định kinh doanh đúng hướng. Chịu trách nhiệm từ Giám đốc về số liệu
Báo cáo tài chính thống kê.
●Kế toán tổng hợp: ( Phó phòng ).

SV: Lê Thị Vinh 17
Kế toán trưởng
( trưởng phòng)
Kế toán tổng hợp
( phó phòng)
Ktoán
phân
xưởng
văn
phòng
phẩm
Thủ
kho
Thủ
quỹ
Kế
toán
thanh
toán
KT
ngân
hàng
Kế
toán
TSCĐ
KT
kho
hàng
công
nợ

KT
phân
xưởng
nhựa
K toán
phân
xưởng
kim
loại
Báo cáo thực tập tổng hợp
Hàng tháng kiểm tra số hiệu kê khai thuế đầu vào, đầu ra của các bộ phận
đơn vị đã kế khai, tập hợp và lập bảng kê khai thuế giá trị gia tăng của Công ty,
hàng quý lập bảng kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm trích, cuối năm lập
quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp nộp lên cục thuế. Ngoài ra còn hạch
toán theo dõi các loại thuế khác.
Hàng tháng kiểm tra chứng từ hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến công
nợ nội bộ. Theo dõi và đối chiếu công nợ với các đơn vị cuối mỗi tháng.
Kiểm tra đối chiếu số liệu của các nhân viên kế toán điều chỉnh hạch
toán bút toán đúng với chế độ Bộ Tài chính quy định, hàng tháng, quý, năm,
tổng hợp và lập Báo cáo quyết toán tài chính gửi cho kế toán trưởng đồng
thời chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về tính chính xác của số liệu báo
cáo tài chính.
●Kế toán thanh toán tiền mặt
Hàng ngày kiểm tra các chứng từ thanh toán, nội dung và tính hợp lệ hợp
pháp của chứng từ, lập phiếu thu, phiếu chi. Định khoản kế toán cuối ngày
nhận cáo báo từ thủ quỹ, kiểm tra đối chiếu với sổ quỹ. Cuối tháng kiểm kê quỹ
tiền mặt đối chiếu với sổ quỹ kế toán.
● Kế toán kho hàng công nợ
Kiểm tra, theo dõi công việc nhập xuất tồn kho hàng hoá hàng ngày lập
phiếu nhập kho, xuất kho, phiếu điều chuyển nội bộ, hạch toán kế toán. Cuối

ngày, cuối tháng đối chiếu số hiệu nhập, xuất tồn với thủ kho
Kiểm tra theo dõi, đối chiếu công nợ phải thu, phải trả tạm ứng đối với
khách hàng
● Kế toán Tiền gửi, tiền vay Ngân hàng
Hàng ngày chịu trách nhiệm giao dịch với Ngân hàng về các khoản thanh
toán vay vốn, trả nợ qua Ngân hàng.
Cuối mỗi ngày căn cứ vào giấy báo nợ và giấy báo có và các chứng từ có
liên quan, sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay từ Ngân hàng về nhập máy và hạch toán
theo đúng nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cuối ngày, cuối tháng đối
chiếu số dư với Ngân hàng
●Kế toán tài sản cố định và Công cụ dụng cụ
SV: Lê Thị Vinh 18
Báo cáo thực tập tổng hợp
Lập bảng khấu hao tài sản cố định và hạch toán phân bổ khấu hao hàng
tháng, theo dõi vào thẻ thông tin tài sản. Theo dõi, lập bảng và hạch toán phân
bổ công cụ dụng cụ.
●Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt tại quỹ của Công ty hàng ngày
căn cứ vào phiếu thu, chi thực hiện việc thu chi tiền. Cuối mỗi ngày lập báo cáo
quỹ, vào sổ quỹ, đối chiếu với kế toán thanh toán tiền mặt.
●Thủ kho: Có nhiệm vụ quản lý kho theo dõi các mặt hàng vào thẻ kho,
theo số liệu nhập xuất tồn kho, viết phiếu nhập, xuất kho. Hàng tháng kiểm kê
hàng hoá đối chiếu với kế toán.
2.1.4 Đặc điểm kế toán trên một số phần hành chủ yếu:
*Đặc điểm kế toán tài sản cố định:
Cung cấp đầy đủ thông tin cho công tác quản lý tài sản cố định, ghi chép phản
ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng giá trị tài sản cố định hiện có và tình hình
tăng giảm tài sản
Phân bổ chính xác mức khấu hao
Lập kế hoạch sủa chữa và dự toán chi phí sửa chữa tài sản cố định
*Đặc điểm kế toán doanh thu tiêu thụ

Phản ánh kịp thời chính xác tình hình xuất bán thành phẩm, tính chính xác các
khoản giảm trừ doanh thu và thanh toán với ngân sách về các khoản thuế phải nộp
Tính toán chính xác chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành phẩm.
Xác định kết quả của hoạt động tiêu thụ.
*Đặc điểm kế toán vốn bằng tiền:
Phản ánh kịp thời các khoản thu, chi vốn bằng tiền. Thực hiện việc kiểm tra,
đối chiếu số hiệu thường xuyên với thủ quỹ để đảm bảo giám sát chặt chẽ vốn bằng
tiền trong doanh nghiệp.
Tổ chức thực hiện các quy định về chứng từ, thủ tục hạch toán vốn bằng tiền
theo chế độ hiện hành.
Thông qua việc ghi chép vốn bằng tiền, kế toán thực hiện chức năng kiểm soát
và phát hiện các trường hợp chi tiêu lãng phí, sai chế độ, phát hiện các chênh lệch,
xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch vốn bằng tiền phát
sinh trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
SV: Lê Thị Vinh 19
Báo cáo thực tập tổng hợp
2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty:
2.2.1. Các chính sách kế toán chung :
*Khái quát chung về chế độ kế toán:
Do đơn vị là loại hình doanh nghiệp sản xuất tính chủ yếu đặc tính là văn
phòng phẩm, nên cũng như các doanh nghiệp khác phải chấp hành đúng các quy
định của pháp luật về chế độ tài chính trong đó là quyết định số 15/2006/QĐ BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính về chế độ kế toán doanh nghiệp và các văn bản
hướng dẫn trong việc thực hiện quyết định trên. Bản thuyết minh tài chính là báo
cáo kế toán tổng quát nhất, tình hình tài chính công ty trong kỳ báo cáo. Căn cứ chủ
yếu để lập bản thuyết minh báo cáo tài chính:
Các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết
Báo cáo kết quả kinh doanh kỳ báo cáo
Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước
Để bản thuyết minh báo cáo tài chính phát huy tác dụng cung cấp bổ sung,

thuyết minh thêm các tài liệu, chi tiết cụ thể cho các đối tượng sử dụng thông tin
khác ra được những quyết định phù hợp với mục đích sử dụng thông tin của mình,
đòi hỏi phải tuân thủ các quy định sau:
Đưa ra các thông tin về cơ sở lập báo cáo tài chính và các chính sách kế toán
cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng.
Trình bày các thông tin theo các quy định của các chuẩn mực kế toán mà chưa
được trình bày trong các báo cáo tài chính khác.
Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính
khác nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý.
Phần trình bày bằng lời văn ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, phần trình bày bằng
các số liệu phải đảm bảo thống nhất số liệu các báo cáo tài chính khác. Mỗi khoản
mục trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển
tiền tệ cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong bản thuyết minh báo
cáo tài chính.
*Đồng tiền công ty sử dụng trong hạch toán là: tiền Việt Nam (VNĐ), tiền
gửi ngân hàng, trong trường hợp xuất nhập khẩu sử dụng ngoại tệ.
*Niên độ kế toán: là tháng tính từ ngày mồng 01/01đến 31/12 năm dương lịch
SV: Lê Thị Vinh 20
Báo cáo thực tập tổng hợp
*Kỳ kế toán: hàng quý, 6 tháng, năm
*Phương pháp tính thuế GTGT: công ty TNHH sản xuất – thương mại Bến
Nghé sản xuất, kinh doanh văn phòng phẩm nên thuộc đối tượng nộp thuế GTGT và
công ty đã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
*Phương pháp kế toán hàng tồn kho: công ty hạch toán hàng hoá tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên, đánh giá hàng tồn kho theo giá mua thực tế.
*Phương pháp tính khấu hao TSCĐ tại công ty: theo chế độ hiện hành có rất
nhiều phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mỗi phương pháp có ưu nhược
điểm riêng. Đối với công ty thường sử dụng phương pháp tính khấu hao theo
phương pháp đường thẳng.
*Phương pháp kế toán ngoại tệ: các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ đều được

quy đổi về Đồng VN để ghi sổ kế toán. Tỷ giá quy đổi là tỷ giá giao dịch thực tế
phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng do NHNN VN công
bố. Với những ngoại tệ mà liên ngân hàng không công bố tỷ giá không công bố tỷ
giá quy đổi ra Đồng VN thì công ty thống nhất quy đổi ra đồng đô la Mỹ (USD)
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán:
Các chứng từ mà công ty sử dụng để thu thập thông tin.
- Chứng từ tiền và các khoản tương đương tiền. Phiếu thu, phiếu chi, lệnh
chi, phiếu lĩnh tiền mặt, giấy báo nợ, giấy báo có, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề
nghị thanh toán, giấy biên nhận tiền, biên bản kiểm kê quỹ, Hoá đơn bán hàng,
Hoá đơn giá trị gia tăng và biên lai thuế giấy nộp tiền, vào Ngân hàng bằng tiền
mặt, chuyển khoản.
- Chứng từ kho hàng, công nợ, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng kê
thu mua hàng hoá, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, hoá đơn giá trị gia
tăng, thẻ kho, hợp đồng mua bán, vận chuyển, hoá đơn giá trị gia tăng của
khách hàng, biên bản thanh lý hợp đồng.
- Chứng từ về thanh toán với người lao động: Bảng chấm công, bảng
thanh toán tiền lương, giấy đi đường, hợp đồng lao động, bảng kê tính lương và
các khoản trích nộp theo lương, giấy chứng nhận nghỉ ốm, thai sản, BHXH
- Chứng từ tài sản cố định là công cụ dụng cụ: Biên bản kiểm kê tài sản
cố định công cụ dụng cụ, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản Cố định công
cụ dụng cụ, thẻ thông tin tài sản cố định.
SV: Lê Thị Vinh 21
Báo cáo thực tập tổng hợp
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:
Hệ thống tài khoản mà Công ty đang áp dụng được ban hành theo quyết
định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài Chính:
SV: Lê Thị Vinh 22
Báo cáo thực tập tổng hợp
SV: Lê Thị Vinh 23
Số hiệu tài khoản

Tên tài khoản
Cấp I Cấp II
111 Tiền mặt
112 Tiền gửi Ngân hàng
131 Phải thu khách hàng
138 1388 Phải thu khác
141 Tạm ứng
142 Chi phí trả trước
152 Nguyên vật liệu
1521 Nguyên liệu
1522 Vật liệu
153 Công cụ dụng cụ
154 Chi phí sản xuất dở dang
155 Thành phẩm
156 Hàng hoá
161 Chi sự nghiệp
211 Tài sản cố định
214 Khấu hao TSCĐ
222 Góp vốn liên doanh
241 Xây dựng cơ bản dở dang
242 Chi phí trả trước dài hạn
315 Nợ đến hạn trả
331 Phải trả người bán
334 Phải trả công nhân viên
335 Chi phí phải trả
338 Chi phí phải trả, phải nộp khác
3382 Kinh phí công đoàn
3383 BHXH
3384 BHYT
3388 Phải trả phải nộp khác

341 Vay dài hạn
413 Chênh lệch tỷ giá
421 Lợi nhuận chưa phân phối
411 Nguồn vốn kinh doanh
461 Nguồn vốn sự nghiệp
511 Doanh thu bán hàng
515 Doanh thu bán hàng nội bé
621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
6211 Chi phí nguyên liệu
6212 Chi phí vật liệu
622 Chi phí nhân công trực tiếp
627 Chi phí sản xuất chung
632 Giá vốn hàng bán
635 Chi phí tài chính
641 Chi phí hàng bán
642 Chi phí QLDN
711 Thu nhập khác
811 Chi phí khác
911 Xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập tổng hợp
Danh mục hệ thống tài khoản kế toán công ty sử dụng:
Tài khoản ngoài bảng
Số hiệu tài khoản
Tên tài khoản
Cấp I Cấp II
001 TS thuê ngoài
002 Vật tư hàng hoá
003 Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi
004 Nợ khó đòi đã xử lý
007 Ngoại tệ các loại

008 Dự toán chi sự nghiệp
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Hệ thống và trình tự ghi sổ kế toán mà Công ty áp dụng là hình thức Nhật
ký chứng từ.
Hàng ngày kế toán căn cứ vào Chứng từ kế toán làm căn cứ ghi sổ
trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào bảng kê sau đó ghi vào nhật ký
chứng từ để ghi vào sổ cái các tài khoản kế toán áp dụng. Cuối tháng, cuối
quý cộng số liệu trên sổ cái, kiểu tra đối chiếu khớp đúng, số hiệu ghi trên
sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các báo cáo tài chính
SV: Lê Thị Vinh 24
Báo cáo thực tập tổng hợp
SV: Lê Thị Vinh 25

×