Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Báo cáo kết quả xác định tiền sử dụng số liệu, thông tin về kết quả điều tra, thăm dò khoáng sản của Nhà nước khu mỏ than Hà Tu – Hà Lầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.52 KB, 38 trang )

TỔNG CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA CHẤT

BÁO CÁO KẾT QUẢ
XÁC ĐỊNH TIỀN SỬ DỤNG SỐ LIỆU,
THÔNG TIN VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, THĂM DÒ
KHOÁNG SẢN CỦA NHÀ NƯỚC
KHU MỎ THAN HÀ TU-HÀ LẦM, QUẢNG NINH
(Gồm các mỏ: Núi Béo, Hà Lầm, Hà Tu,
Bình Minh, Tân Lập)
Hà Nội, 2012
TỔNG CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA CHẤT

BÁO CÁO KẾT QUẢ
XÁC ĐỊNH TIỀN SỬ DỤNG SỐ LIỆU,
THÔNG TIN VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, THĂM DÒ
KHOÁNG SẢN CỦA NHÀ NƯỚC
KHU MỎ THAN HÀ TU-HÀ LẦM, QUẢNG NINH
(Gồm các mỏ: Núi Béo, Hà Lầm, Hà Tu,
Bình Minh, Tân Lập)
Giám đốc
TS. Ngô Văn Minh
Hà Nội, 2012
MỤC LỤC
Chương I
KHÁI QUÁT VỀ KHU MỎ THAN HÀ TU-HÀ LẦM
I.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
I.1.1. Vị trí địa lý
I.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU MỎ THAN HÀ TU - HÀ LẦM
I.2.1. Địa tầng


I.2.2 Kiến tạo
I.3.2. Công tác nghiên cứu Địa chất công trình
I.4. ĐẶC ĐIỂM CÁC VỈA THAN
Chương II
CÔNG TÁC THĂM DÒ VÀ KHỐI LƯỢNG ĐÃ THỰC HIỆN
II.1. PHÂN NHÓM MỎ VÀ MẠNG LƯỚI THĂM DÒ
II.1.1. Phân loại nhóm mỏ
II.1.2. Mạng lưới công trình thăm dò
II.2. CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA
II.3. CÔNG TÁC KHOAN
II.3.1. Khoan máy
II.3.2. Khoan tay
II.4. CÔNG TÁC KHAI ĐÀO
II.4.1. Công trình hào
II.4.2. Công trình lò
II.5. CÔNG TÁC ĐỊA VẬT LÝ
II.6. CÔNG TÁC ĐCTV-ĐCCT
II.6.1. Đo vẽ lập bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1:5000
II.6.2.Công tác bơm nước thí nghiệm
II.6.3 Quan trắc địa chất thủy văn - địa chất công trình khi khoan
II.6.4. Quan trắc động thái nước dưới đất
II.6.5. Công tác hút nước thí nghiệm
II.7. CÔNG TÁC MẪU
II.7.1. Công tác lấy mẫu
II.7.2. Công gia công mẫu
II.7.3. Công tác phân tích mẫu
TRỮ LƯỢNG THAN KHU MỎ HÀ TU – HÀ LẦM
III.1. TRỮ LƯỢNG XÁC ĐỊNH TRONG BÁO CÁO THĂM DÒ BỔ
SUNG (1982)
III.1.1.Chỉ tiêu tính trữ lượng

III.1.2. Ranh giới và mức cao tính trữ lượng
III.1.3. Phương pháp tính trữ lượng
III.1.5. Kết quả tính trữ lượng
Trữ lượng cấp A + B +C¬1+C2 = 292.319,5 ngàn tấn; trong đó A + B
+C¬1 = 174.272,9 ngàn tấn (Quyết định phê chuẩn số 126/QĐHĐ
ngày 23 tháng 12 năm 1982 của Hội đồng xét duyệt trữ lượng
khoáng sản- Trữ lượng tính đến ngày 31 tháng 12 năm 1980)
III.2.5. Phương pháp tính trữ lượng tài nguyên than
IV.1. CÁC VĂN BẢN, TÀI LIỆU PHÁP LÝ SỬ DỤNG ĐỂ LÀM CĂN
CỨ TÍNH TOÁN
IV.1.1. Các văn bản chung
IV.1.2. Các văn bản áp dụng để tính kinh phí hoàn trả
IV.2. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TIỀN HOÀN
TRẢ CHI PHÍ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN CỦA NHÀ NƯỚC
IV.2.1. Nguyên tắc chung
IV.2.2. Xác định tổng chi phí điều tra, thăm dò khoáng sản
IV.2.3. Công thức xác định tiền hoàn trả chi phí thăm dò
IV.2.4. Kết quả xác định tiền hoàn trả chi phí thăm dò khoáng sản
MỞ ĐẦU
Khu mỏ Hà Tu – Hà Lầm nằm ở phía tây vùng than Hồng Gai Cẩm Phả là
khu mỏ giàu có về trữ lượng than, tương đối thuận lợi về giao thông vận tải để
phục vụ khai thác. Trữ lượng cấp A + B +C
1
+C
2
= 292.319,5 ngàn tấn; trong đó
A + B +C
1
= 174.272,9 ngàn tấn (Quyết định phê chuẩn số 126/QĐHĐ ngày 23
tháng 12 năm 1982 của Hội đồng xét duyệt trữ lượng khoáng sản- Trữ lượng

tính đến ngày 31 tháng 12 năm 1980).
Tại khu mỏ này hiện có các mỏ đang được phép khai thác than:
- Mỏ than Hà Lầm ( Công ty CP than Hà Lầm- VINACOMIN)
- Mỏ than Hà Tu
- Mỏ than Tân Lập
- Mỏ than Núi Béo (Công ty cổ phần Than Núi Béo- VINACOMIN)
- Mỏ than Bình Minh
Việc khai thác các mỏ thuộc khu than Hà Tu-Hà Lầm căn cứ theo Quyết
định số 89/2008/QĐ-TTg ngày 07/07/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chiến lược ngành than Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025.
Số liệu, thông tin về kết quả thăm dò mỏ Hà Tu-Hà Lầm chủ yếu trong
các báo cáo sau:
- Báo cáo thăm dò sơ bộ khu than Hà Tu- Hà Lầm (Voronin I.G, Bùi
Xuân Sắc và nnk, 1962)
- Báo cáo thăm dò tỷ mỷ khu than Hà Tu- Hà Lầm (Bế Kim Thúc và nnk, 1966)
- Báo cáo thăm dò bổ sung khu than Hà Tu-Hà Lầm (Lê Khánh Thiện và
nnk, 1982)
Việc xác định lại giá trị tiền sử dụng số liệu, thông tin về kết quả điều tra,
thăm dò khoáng sản của Nhà nước tại mỏ này là yêu cầu tất yếu phục vụ chủ trương
kinh tế hoá ngành Địa chất và Khoáng sản. Mặt khác tại các Quyết định cấp phép
khai thác đã ghi rõ các Công ty được phép khai thác có trách nhiệm: “Hoàn trả lại
vốn của Nhà nước đã đầu tư cho công tác thăm dò than trong diện tích khu vực khai
thác theo quy định của pháp luật”.
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản đã có văn bản số 102/ĐCKS - KHTC
ngày 20 tháng 07 năm 2011 giao Trung tâm Kiểm định và Công nghệ Địa chất
tổ chức xác định tiền sử dụng số liệu, thông tin về kết quả điều tra, thăm dò
khoáng sản của nhà nước các mỏ thuộc khu than Hà Tu-Hà Lầm trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt. Công tác này đã được thực hiện theo hướng dẫn tại
1
Thông tư liên tịch số 186/2009/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/11/2009 của liên

bộ Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường “Hướng dẫn phương pháp xác
định giá trị, phương thức thanh toán tiền sử dụng số liệu, thông tin về kết quả
điều tra, thăm dò khoáng sản của Nhà nước”.
Trên cơ sở “Đề án tổ chức xác định tiền sử dụng số liệu, thông tin về kết
quả điều tra, thăm dò khoáng sản của nhà nước” đã được Bộ Tài nguyên và Môi
trường phê duyệt tại quyết định số 1547/QĐ-BTNMT ngày 23/8/2010, tập thể
các tác giả đã tiến hành:
- Thu thập toàn bộ các tài liệu có liên quan
- Phân loại, xử lý và phân tích các tài liệu đã thu thập
- Tổ chức các phiên làm việc phối hợp với các cơ quan liên quan
- Tổ chức Hội thảo về nguyên tắc và phương pháp tính toán
- Tổ chức Hội thảo trao đổi kết quả tính toán với các bên liên quan
- Thành lập Báo cáo kết quả xác định tiền sử dụng số liệu, thông tin điều
tra, thăm dò khoáng sản của Nhà nước khu mỏ than Hà Tu-Hà Lầm.
Báo cáo đã được hoàn thành với nỗ lực lớn của tập thể tác giả. Bên cạnh
đó, tập thể tác giả còn nhận được sự phối hợp nhiệt tình và có hiệu quả của Tập
đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam- VINACOMIN và Công ty cổ phần Than Núi
Béo- VINACOMIN, sự giúp đỡ của các cán bộ kinh tế, kỹ thuật trong và ngoài
ngành. Xin trân trọng cảm ơn tất cả những giúp đỡ quý báu đó.
2
Chương I
KHÁI QUÁT VỀ KHU MỎ THAN HÀ TU-HÀ LẦM
I.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
I.1.1. Vị trí địa lý
Khu mỏ than Hà Tu - Hà Lầm nằm cách trung tâm thành phố Hạ Long - tỉnh
Quảng Ninh 7 Km về phía Đông Bắc. Diện tích khu mỏ nằm trong ba phường,
phường Hà Lầm, phường Hà Trung và phường Hà Tu, thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh.
- Giới hạn bởi toạ độ:
+ Hệ toạ độ, độ cao HN-1972, KTT 108

X: 2318.000 ÷ 2321.600
Y: 407.400 ÷ 413.000
+ Hệ toạ độ, độ cao VN2000, KTT105, múi chiếu 6
0
X: 2318309.633 ÷ 2322014.337
Y: 719207.388 ÷ 724739.561
Diện tích khu mỏ than Hà Tu – Hà Lầm khoảng 13,5 km
2
Phía bắc: giáp khu mỏ Suối Lại
Phía nam: là đường Quốc lộ 18A và Vịnh Hạ Long
Phía tây: giáp khu mỏ Bình Minh
Phía đông: là dãy núi đá vôi Đèo Bụt và khu Lộ Phong Khe Hùm
I.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU MỎ THAN HÀ TU - HÀ LẦM
I.2.1. Địa tầng
a. Giới Paleozoi, hệ Carbon- hệ Permi (C-P)
Hệ tầng Hạ Long (C-P)hl
Trầm tích hệ Carbon - Permi phân bố trên một diện tích nhỏ ở phần sâu phía
Nam, Đông Nam khu mỏ, thuộc cánh nâng của đứt gãy thuận Hà Tu và nằm dưới
trầm tích chứa than. Thành phần thạch học gồm chủ yếu là đá vôi và đá silic.
b. Giới Mesozoi
Hệ Triat thống trên - Bậc Nori-Reti
Hệ tầng Hòn Gai (T
3
n-r hg)
Hệ Trias thống trên - Bậc Nori-Reti - Hệ tầng Hòn Gai (T
3
n-rhg) nằm trên mặt
bào mòn của hệ Carbon - Permi. Đây là hệ tầng chứa than của khu vực.
3
c. Giới CENOZOI (CZ)

Hệ Đệ tứ (Q)
Trầm tích hệ Đệ tứ phủ bất chỉnh hợp lên hệ tầng Hòn Gai, chúng phân bố
khắp trong khu mỏ kiểu eluvi, deluvi, aluvi. Thành phần đất đá bao gồm cuội,
sạn, cát, sét bở rời, các mảnh vụn tảng lăn Các đá này là sản phẩm phong hoá
của của các trầm tích hệ tầng Hòn Gai. Chiều dày địa tầng của lớp phủ Đệ Tứ
thay đổi từ 1 ÷ 2m đến 10 ÷ 15m. Ngoài ra, trong khu mỏ có khai trường khai
thác lộ thiên nên nhiều diện không còn đất phủ Đệ tứ (Q) nữa mà được phủ bởi
lớp đá thải.
I.2.2 Kiến tạo
Khu mỏ than Hà Tu-Hà Lầm là một phần của dải than Hòn Gai - Cẩm Phả.
Vì vậy, về mặt kiến tạo khu mỏ cũng mang những đặc điểm kiến tạo chung của
toàn dải than. Các đứt gãy, nếp uốn phát triển khá nhiều, có quy mô khác nhau.
Phần lớn các đứt gãy thuộc kiểu đứt gãy thuận, phát triển theo hai phương chính
là phương á kinh tuyến hoặc á vĩ tuyến.
I.3.2. Công tác nghiên cứu Địa chất công trình
Công tác nghiên cứu điều kiện ĐCCT của khu mỏ than Hà Tu - Hà Lầm đã
được thực hiện trong các giai đoạn thăm dò địa chất. Trong báo cáo này chúng tôi
tổng hợp, thống kê, tính toán lại các chỉ tiêu cơ lý đá của từng loại đá riêng biệt, tỷ
lệ % các loại đá có mặt trong khu mỏ và các đặc trưng ĐCCT ở vách trụ từng vỉa
nhằm đưa ra được những thông số ĐCCT chi tiết, tiện cho việc sử dụng.
Khu mỏ than Hà Lầm là khu vực có địa chất công trình tương đối phức tạp.
Các yếu tố địa chất công trình biến đổi liên tục trong phạm vi hẹp rất khó xác
định quy luật.
I.4. ĐẶC ĐIỂM CÁC VỈA THAN
Đặc điểm chung các vỉa than có giá trị công nghiệp như sau:
- Các vỉa than thuộc nhóm vỉa có chiều dày, từ trung bình đến dày. Vỉa
mỏng nhất là vỉa 6(3) có chiều dày trung bình 1,64m. Vỉa dầy nhất là vỉa 14(10)
có chiều dầy trung bình là 11,93m.
- Các vỉa than có góc dốc từ thoài đến nghiêng phần lớn lớn hơn 45
0

.
- Các vỉa than thường có cấu tạo phức tạp đến rất phức tạp, bao gồm
nhiều lớp than, trong đó các vỉa 11(8) và 14(10) phân thành nhiều chùm vỉa.
- Các vỉa than có chiều dày không ổn định, thường hay vát nhọn, mút vỉa,
hình thành nhiều cửa sổ lớn, nhỏ khác nhau như các vỉa 5(2), 6(3), 13(9).
- Các vỉa than có độ tro trung bình cân (a
K
Tbc) bằng 14, 14%, thuộc
4
nhóm có độ tro trung bình, các chất lưu huỳnh, phốt pho ít không ảnh hưởng đến
việc bảo quản, sử dụng than: Lưu huỳnh từ 0,25 đến 0,66%, trung bình 0,4%,
phốt pho từ 0,002 đến 0,051%, trung bình 0,014%.
Sơ lược sự phân bố các vỉa than theo đồng danh của giai đoạn thăm dò bổ
sung theo thứ tự từ dưới lên như sau:
5
Chương II
CÔNG TÁC THĂM DÒ VÀ KHỐI LƯỢNG ĐÃ THỰC HIỆN
Công tác thăm dò khu mỏ than Hà Tu-Hà Lầm đã thực hiện qua các giai
đoạn: Thăm dò sơ bộ (1958-1962); Thăm dò tỷ mỷ (1964-1966) và Thăm dò bổ
sung (1974-1979).
Sau khi nghiên cứu tổng hợp tài liệu lưu trữ của các Báo cáo trong các giai
đoạn tìm kiếm thăm dò nêu trên, có thể tổng hợp khối lượng các dạng công tác đã
thi công tham gia vào việc xác định hoàn trả chi phí thăm dò như sau:
II.1. PHÂN NHÓM MỎ VÀ MẠNG LƯỚI THĂM DÒ
II.1.1. Phân loại nhóm mỏ
Khu mỏ Hà Tu- Hà Lầm có cấu trúc địa chất phức tạp đặc trưng bởi
những yếu tố cơ bản sau:
a) Tồn tại các nếp uốn nhiều bậc, trong đó loại nếp uốn có khoảng cách giiữa
mặt trục nếp lồi với mặt trục nếp lõm từ 100m đến 200m phát triển phong phú. Vì
vậy với mạng lưới LK 250m x 250m (từ mức cao -150m trở lên và 500m x 500m

(từ mức cao -150m trở xuống) thường không khống chế được chúng. Điều này dẫn
đến việc thành lập tài liệu và tính trữ lượng thiếu chính xác.
b) Các vỉa than phần lớn có cấu tạo phức tạp, đặc biệt 2 vỉa than 14(10),
11(8) có trữ lượng, lớn (100 triệu tấn) là đối tượng khai thác chủ yếu trên khu
mỏ lại có cấu tạo rất phức tạp … Vì vậy trong khi thành lập taì liệu tính trữ
lượng, đã phân chia chúng thành nhiều chùm vỉa để tính trữ lượng nhằm hạn chế
sai sót. Tuy nhiên ở một số điểm cắt vỉa vẫn phải loại bỏ một số lớp than có
chiều dày đạt giá trị công nghiệp không tính trữ lượng . Mặt khác việc nối các
chùm vỉa như đã tiến hành có thể còn nhiều chỗ không phù hợp với thực tế.
c) Chiều dày các vỉa than không ổn định, thậm chí rất không ổn định như
vỉa 7(4), thay đổi lớn trên phạm vi hẹp, đồng thời hình thành nhiều cửa sổ có
kích thước khác nhau. Bởi thế việc tính toán thông số chiều dày tham gia tính
trữ lượng có thể còn khác nhau nếu thay đổi mạng lưới công trình.
d) Về chất lượng than: ở một số vỉa than như vỉa 14(10), vỉa 10(7), vỉa
9(6), vỉa 13(9)… có nhiều vị trí than đã biến đổi thành sét than tạo nên các cửa
sổ về chất lượng. Do sự biến đổi lớn về chất lượng nên việc xác định chiều dày
tính trữ lượng ở những phạm vi đó kém chính xác.
Từ những đặc điểm cơ bản trên khu mỏ than Hà Tu- Hà Lầm đã được xếp
vào nhóm mỏ giữa 2 và 3.
6
II.1.2. Mạng lưới công trình thăm dò
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc địa chất, đặc tính các vỉa than, trong giai
đoạn thăm dò tỉ mỉ đã bố trí mạng lưới lỗ khoan chủ yếu (250x250)m và hào
đuổi theo phương vỉa với khoảng cách từ 70 đến 900m. Tuy nhiên chưa có thiết
bị khoan sâu nên mạng lưới lỗ khoan (250x250)m chỉ khống chế chủ yếu từ mức
cao -150 trở lên. Trong số 130LK đã thi công ở giai đoạn TDTM chỉ còn lại
44LK quá mức cao -150.
Thừa kế mạng lưới của giai đoạn TDTM trong giai đoạn thăm dò bổ sung
(TDBS) đã bố trí như sau:
Khoan máy: Phần lớn lỗ khoan sâu > 650m, chủ yếu theo mạng lưới

500x500m. Các LK được bố trí ở các tuyến I
a
(cách tuyến I của giai đoạn TDTM
250m về phía Bắc), II, IV, VI, VIII, X. Số LK khoan qua mức cao -300 là 32LK,
so với 61LK của toàn phương án. Mạng lưới LK ở mức cao -300 vẫn đảm bảo
500x500m cho những phạm vi còn các vỉa than.
II.2. CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA
Công tác trắc địa được thực hiện từ giai đoạn thăm dò sơ bộ, thăm dò tỷ
mỷ đến thăm dò bổ sung. Các công việc thực hiện trong thăm dò bổ sung đều có
đánh giá giá trị sử dụng của tài liệu giai đoạn thăm dò sơ bộ và đều sử dụng các
tài liệu đã có. Trong báo cáo này trình bày các dạng công việc thực hiện trong
thăm dò bổ sung và có thống kê khối lượng của các giai đoạn trước.
Bảng số 2.1. Tổng hợp khối lượng công tác trắc địa đã thực hiện qua các giai
đoạn thăm dò
STT Nội dung công việc ĐVT
Khối lượng
SB TM BS Tổng
1 Công tác trắc địa

Liên
đoàn
905
Liên
đoàn
905
Bộ
điện
than
Liên
đoàn

905
Bộ
điện
than

1.1
Sửa bổ sung bản đồ địa hình
1:5000
Km
2



- Thực địa 2 2
- Trong phòng 2 2
1.2 Đo lưới giải tích tam giác loại 3 điểm 6 6
1.3 Đo lưới giải tích tam giác loại 2 điểm 12 12
1.4 Đo lưới giải tích tam giác loại 1 điểm 3 3
1.5
Lưới tứ giác giải tích loại 3, tỷ
lệ 1:2000
điểm 2 2
1.6 Điểm đan dày điểm 134 134
1.7
Đo vẽ bản đồ địa hình tỉ lệ
1/5000

7
STT Nội dung công việc ĐVT
Khối lượng

SB TM BS Tổng
- Thực địa Km
2
18,2

18,2
- Trong phòng Km
2
18,2

18,2
1.8
Đo vẽ bản đồ địa hình tỉ lệ
1/2000
0
- Thực địa Km
2
2,1 2,1
- Trong phòng Km
2
2,1 2,1
1.9
Đưa công trình chủ yếu ra thực
địa
điểm 68 364 60 61 114 667
1.10
Đưa công trình chủ yếu từ thực
địa vào bản đồ
Điểm 68 364 60 61 114 667
1.11

Đưa công trình thứ yếu ra thực
địa
Điểm 121 112 669 902
1.12
Đưa công trình thứ yếu từ thực
địa vào bản đồ
Điểm 121 112 669 902
II.3. CÔNG TÁC KHOAN
II.3.1. Khoan máy
Khối lượng của công tác khoan máy ở 3 giai đoạn TDSB, TDTM, TDBS
được thống kê như sau:
- Giai đoạn TDSB: 68 LK với 15.640m khoan
- Giai đoạn TDTM: 62LK với 11.757,91m khoan
- Giai đoạn TDBS: 61LK với 24.315,6m khoan
Tuy nhiên từ tháng 7 - 1067 đến tháng 9-1971 tiến hành thăm dò nâng cấp
và bổ sung cơ lý phục vụ thiết kế khai thác lộ thiên vỉa 14(10) phân khu Hà Tu
với các loại công trình thăm dò chủ yếu như khoan máy = 11.148,00/60 LK;
Đoàn địa chất của công ty than Hồng Gai và viện khảo sát (Bộ Điện và Than)
còn tiến hành khoan một khối lượng lớn để thiết kế mở rộng hầm lò Hà Lầm
đang hoạt động và đan dày mạng lưới phần lộ thiên vỉa 14 phân khu Hà Lầm. Số
mét khoan = 13.650,78m/114LK.
II.3.2. Khoan tay
Trên khu thăm dò đã tiến hành khoan 300 điểm khoan tay theo đường
phương của vỉa, hoặc bố trí những tuyến khoan cách nhau từ 2- 10 m, cắt ngang
đường phương của vỉa. Mỗi lỗ khoan tay cách nhau từ 2m đến 5m. Toàn bộ khối
lượng khoan tay là 19.113m. Trong đó giai đoạn thăm dò sơ bộ thực hiện
6.733m và thăm dò tỷ mỷ là 12.380m.
8
II.4. CÔNG TÁC KHAI ĐÀO
II.4.1. Công trình hào

Hào là một tập hợp gồm nhiều đoạn công trình khai đào có cùng phương
vị và nằm trên một đường thẳng. Các đoạn hào thường có kích thước: chiều dài
5m, rộng 1m, chiều sâu phụ thuộc vào yêu cầu nghiên cứu địa chất nhưng tối đa
không quá 12m. Khoảng cách giữa chúng tối thiểu là 1m, để đảm bảo tránh sập
lở. Các hào khi đào đều được chống liền vì.
II.4.2. Công trình lò
Trong giai đoạn thăm dò tỷ mỷ đã thi công 2 lò ngang đi từ trụ sang vách
vỉa than với mục đích lấy than để sàng phân loại hạt đồng thời xác định chiều
dày của vỉa:
- Lò 1: cắt vỉa 11 Hà Tu với chiều dàì 56,4 m;
- Lò 2: cắt vỉa 8 Hà Tu với chiều dày 53,0m.
9
Bảng số 2.2: Tổng hợp khối lượng công tác khoan máy
và công trình khai đào
STT Nội dung công việc ĐVT
Khối lượng
SB TM BS Tổng
1 Khoan máy địa chất m
Liên
đoàn
905
Liên
đoàn
905
Bộ
điện
than
Liên
đoàn 905
Bộ điện

than

1.1 Khoan đến 100m m 152,5 301,81 330 3704,2 4488,51
1.2 Khoan đến 200m m 3269,2 4363,75 11148 1765,8
7054,8
8
27601,63
1.3 Khoan đến 300m m 7098,9 6379,75 1059,1 2922,9 17460,65
.1.4 Khoan đến 400m m 4837,5 919,6 3002 350,5 9109,6
1.5 Khoan đến 500m 4992,8 4992,8
1.6 Khoan đến 600m 6031,6 6031,6
1.7 Khoan đến 700m 5083,9 5083,9
1.8 Khoan đến 1200m 2050,4 2050,4
2 Khoan tay m 6.733 12.380 19.113
3 Thi công hào m
3
/H 6.500
11.117,
9
485,5
13.581,4
1
31.684,82
4 Thi công lò m/lò 109,4 109,4
II.5. CÔNG TÁC ĐỊA VẬT LÝ
Khối lượng công tác karota đã thực hiện là:
- Thăm dò sơ bộ và thăm dò tỷ mỷ: 130 lỗ khoan
- Thăm dò bổ sung: 61 lỗ khoan ứng với 24. 242m
Bảng 2.3: Tổng hợp khối lượng công tác địa vật lý
STT Nội dung công việc ĐVT

Khối lượng
SB TM BS Tổng
1 Đo độ cong lỗ khoan 100m 8,68 56 233,19 297,87
2 Đo điện trở dung dich 85,56 83,55 229,14 398,25
3 Đo điện thiên nhiên lỗ khoan 100m 4,73 54,11 24,12 82,96
4 Đo điện thế kích thích lỗ khoan 10,06 32,19 42,25 84,50
5 Đo cường độ lỗ khoan 100m 83,08 94,41 214,22 391,71
6 Gama 1:200

112,11 42,14 230,41 384,66
7 Gama 1:50
8 gama - gama 1:200

94,47 32,54 230,34 357,35
9 gama - gama 1:50
10 Đo đường kính lỗ khoan 60,31 60,31
10
11
Phương pháp bằng mìn lấy mẫu thành lỗ
khoan
0,45 8,68 17,00 26,13
12 Đo trọng lực điểm


+ Ngoài trời


Đo điểm tựa 568,00 568,00
II.6. CÔNG TÁC ĐCTV-ĐCCT
II.6.1. Đo vẽ lập bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1:5000

Trong giai đoạn thăm dò tỷ mỷ đã tiến hành thành lập bản đồ địa chất
thủy văn - địa chất công trình khu mỏ tỷ lệ 1/5000 trên diện tích 13,5 km
2
. Với
mục đích nghiên cứu khái quát các đặc điểm của nước mặt cũng như nước dưới
đất lộ ra trên mặt. Bản đồ này là cơ sở đánh giá điều kiện khai thác mỏ sau này.
II.6.2.Công tác bơm nước thí nghiệm
Nhằm đánh giá mức độ thẩm thấu và khả năng chứa nước của nham
thạch, các thông số thủy địa chất khác, để tính toán khả năng nước chảy vào các
công trường khai thác sau này. Công tác bơm nước thí nghiệm được tiến hành ở
3 lỗ khoan: 538, 541 và 70 bằng máy bơm ép DK-9 với số lần hạ thấp mực nước
từ 2 đến 3 lần.
II.6.3 Quan trắc địa chất thủy văn - địa chất công trình khi khoan
Nội dung quan trắc gồm có: mực nước đo kép; lượng tiêu hao dung dịch lúc
khoan; mô tả tính chất nham thạch. Những nơi được quan trắc là điểm lộ, lò đang hoạt
động, giếng khai thác và moong khai thác cũ. Chế độ quan trắc là cứ 3 ngày đo 1 lần.
Giai đoạn thăm dò bổ sung đã được thực hiện quan trắc 33 lỗ khoan.
Phương pháp quan trắc, nội dung thu thập tài liệu là theo các quy chế hiện
hành. Kết quả quan trắc được sử dụng vào việc phân tích đặc điểm ĐCTV mỏ.
Trong giai đoạn này đã lập bản vẽ quan trắc ở 6 lỗ khoan là: 1767; 1774; 1783;
1789; 1812; 1791.
II.6.4. Quan trắc động thái nước dưới đất
Đã tiến hành quan trắc lưu lượng nước ở các lò 28 và 65 Hà Lầm, nhằm
lấy kết quả thực tế để so sánh với kết quả dự tính tháo khô theo các kết quả hút
nước thí nghiệm. Lò 65 ở độ cao +30m, dài 1826m, đo bằng ván hình thang, có
lưu lượng 382,2 m
3
/ngày. Lưu lượng nước của 1 mét chiều dài lò là 0,209
m
3

/ngày.
Đối với giai đoạn thăm dò tỷ mỷ, số lượng quan trắc là 887 lần đo;
II.6.5. Công tác hút nước thí nghiệm.
11
Trên diện tích khu mỏ đã tiến hành hút nước thí nghiệm ở 11 lỗ khoan
theo ba giai đoạn như sau:
- Giai đoạn thăm dò sơ bộ 1959 – 1961 có 3 lỗ khoan (541; 538; 70, đo tự
phun LK 537; 547).
- Giai đoạn thăm dò bổ sung 1974 – 1979 có 5 lỗ khoan (1774; 1786;1812; 1781; 1813).
Bảng 2.4 Tổng hợp khối lượng công tác địa chất thủy văn
ST
T
Nội dung công việc ĐVT
Khối lượng
SB TM BS Tổng
1 Công tác ĐCTV - ĐCCT
1.1
Đo vẽ bản đồ ĐCTV- ĐCCT tỷ lệ
1:5.000



- Ngoài thực địa Km
2
13,5 13,5
- Trong phòng Km
2
13,5 13,5
1.2 Bơm nước thí nghiệm LK 3 3 5 11
+ Ngoài trời

- Lắp đặt tháo dỡ thiết bị bơm Lần 3 3 5 11
- Tiến hành thí nghiệm Ca 104,4 104,4
- Đo hồi phục Ca 104,4 104,4
+ Trong phòng điểm 3 3 5 11
1.3 Bơm nước thí nghiệm tự phun LK 2 2
+ Ngoài trời
- Lắp đặt tháo dỡ thiết bị bơm

2 2
- Tiến hành thí nghiệm ca 18 18
+ Trong phòng điểm 2 2
1.4 Quan trắc khi khoan lần
- Quan trắc ĐCTV khi khoan
LK
27 33 60
- Quan trắc ĐCCT khi khoan LK 33 33
1.5 Quan trắc động thái nước dưới đất Lò 2 2
- Ngoài thực địa Lần 887 887
- Trong phòng
100 số
liệu
8,87 8,87
II.7. CÔNG TÁC MẪU
II.7.1. Công tác lấy mẫu
Công tác mẫu đã được thực hiện bài bản. Các mẫu đã lấy gồm mẫu cơ lý,
mẫu nước lõi khoan, lấy mẫu lõi khoan, lấy mẫu rãnh, lấy mẫu độ ẩm.
Mẫu của các vỉa than trong khi thăm dò lấy theo 3 loại công trình chính
sau đây:
- Công trình khoan máy
- Công trình hào

12
- Công trình lò ngang
Hầu hết cả vỉa than khoan qua đều được lấy mẫu; đa phần các vỉa than ở
khu Hà tu – Hà lầm có cấu tạo phức tạp, chiều dài mỗi mẫu không quá 2 mét;
các lớp kẹp trong vỉa than >5cm thì được lấy thành một mẫu riêng biệt. Các lớp
than có bề dày > 5cm cũng được lấy mẫu riêng.
II.7.2. Công gia công mẫu
Mẫu lấy được đập nhỏ hạt có kích thước nhỏ hơn 1mml vụn thành đống
có hình cháp nón. Chia làm 4 phần lấy ở hai phần đối đỉnh. Cứ tiếp tục đơn giản
khi trọng lượng mẫu còn 500 – 700 gam gói bằng túi đựng mẫu làm thủ tục gửi
tới phòng phân tích
II.7.3. Công tác phân tích mẫu
Tất cả cả mẫu than lấy ở các công trình khoan hào; lò đều được phân tích
kĩ thuật.
Trước đây mẫu phải gửi về phòng hóa nghiệm Tổng cục địa chất Hà Nội,
thời gian sau này mẫu được phân tích tại phòng hóa nghiệm – liên đoàn 9 Cẩm
Phả.
Mẫu kiểm tra được đánh dấu khác với số hiệu mẫu chính, mẫu kiểm tra
nội bộ được lấy cùng mẫu kiểm tra ngoại bộ. Mẫu kiểm tra ngoại bộ gửi ở xí
nghiệp tuyến than Hồng Gai
- Khối lượng công tác mẫu được tổng hợp trong bảng sau đây:
Bảng 2.5: Tổng hợp khối lượng công tác mẫu
STT Nội dung công việc ĐVT
Khối lượng
SB TM BS Tổng
1 Công tác mẫu
1.1 Lấy mẫu
1.1.1 Lấy mẫu cơ lý mẫu 99 1905 2004
1.1.2 Lấy mẫu nước lỗ khoan mẫu 37 11 48
1.1.3 Lấy mẫu lõi khoan

864
864
1.1.4 Lấy mẫu rãnh


228
228
1.2 Gia công mẫu
1.2.1 Gia công mẫu hóa than 210 210
1.2.2 Gia công mẫu thạch học than 90 90
1.2.3 Gia công mẫu hóa thạch than 116 116
1.3 Phân tích mẫu
1.3.1 Độ ẩm than mẫu 15 15
1.3.2 Độ tro than mẫu 196 196
1.3.3 Chất bốc mẫu 870 870
1.3.4 Nhiệt lượng mẫu 459 459
13
STT Nội dung công việc ĐVT
Khối lượng
SB TM BS Tổng
1.3.5 Tỷ trọng mẫu 196 18 214
1.3.6 Hàm lượng lưu huỳnh mẫu 235 235
1.3.7 Hàm lượng photpho mẫu 21 21
1.3.8
Thành phần nguyên tố hoá
học của than
mẫu 210 210
1.3.9 Thành phần hoá học tro than mẫu 16 32 48 96
1.3.1
0

Mẫu nước (phân tích hoá học
toàn diện)
mẫu 37 11 48
1.3.1
1
Thể trọng nhỏ mẫu 8 18 26
1.3.1
2
Thể trọng lớn mẫu 22 22
1.3.1
3
Xác định thành phần kim
loại(bằng quang phổ)
mẫu 48 48
1.3.1
4
Phân tích mẫu thạch học mẫu 90 90
1.3.1
5
Phân tích mẫu cổ sinh mẫu 116 116
1.3.1
6
Phân tích độ hạt của than mẫu 2 2
1.3.1
7
Nhiệt nóng chảy của tro than mẫu 42 40 82
1.3.1
8
Đóng bánh than mẫu 2 2 4
1.3.1

9
Mẫu khí định tính than mẫu 151 151
1.3.2
0
Mẫu khí định lượng mẫu 134 134
1.3.2
1
Mẫu khí hòa tan trong dung
dịch khoan
mẫu 70 70
1.3.22
Mẫu phân tích bằng máy
Sackikhi
mẫu 100 100
1.3.2
3
Mẫu xác định độ lỗ rỗng 803 803
1.3.2
4
Khối lượng riêng 724 724
1.3.25 Phân tích kiểm tra nội mẫu 33 10 43
1.3.2
6
Phân tích kiểm tra ngoại mẫu 27 19 46
1.3.2 Phân tích không khí lò 21 21
14
STT Nội dung công việc ĐVT
Khối lượng
SB TM BS Tổng
7

1.3.2
8
Độ ẩm của đá 379 379
1.3.2
9
Độ ẩm bão hòa của đá 4 4
1.3.3
0
Xác định cường độ kháng nén
tạm thời của đá

91 91
1.3.3
1
Xác định cường độ kháng nén
bão hòa của đá

91 91
1.3.3
2
Xác định cường độ kháng kéo
của đá
91 91
1.3.3
3
Dung trọng của đá 91 91
15
Chương III
TRỮ LƯỢNG THAN KHU MỎ HÀ TU – HÀ LẦM
III.1. TRỮ LƯỢNG XÁC ĐỊNH TRONG BÁO CÁO THĂM DÒ BỔ

SUNG (1982)
Trong Báo cáo địa chất về kết quả thăm dò bổ sung than khu Hà Tu-Hà
Lầm (Lê Khánh Thiện và nnk, 1982) đã xác định trữ lượng cấp A + B +C
1
+C
2
=
292.319,5 ngàn tấn; trong đó A + B +C
1
= 174.272,9 ngàn tấn (Quyết định phê
chuẩn số 126/QĐHĐ ngày 23 tháng 12 năm 1982 của Hội đồng xét duyệt trữ
lượng khoáng sản- Trữ lượng tính đến ngày 31 tháng 12 năm 1980).
III.1.1.Chỉ tiêu tính trữ lượng
Báo cáo giai đoạn thăm dò bổ sung sử dụng bảng chỉ tiêu tính trữ lượng
tạm thời cho các mỏ than khu vực Quảng Ninh và mỏ than Nông Sơn trong
quyết định số 1132/UB/CAN của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước ban hành ngày 9
tháng 6 năm 1979 ( chi tiết xem bản sao số 1). Trang 1- Tập 1, phụ lục.
III.1.2. Ranh giới và mức cao tính trữ lượng
- Ranh giới tính trữ lượng
+ Phía bắc: Theo trụ vỉa 40(7) và tuyến thăm dò I; lấy theo chiều thẳng
đứng.
+ Phía nam: Theo trụ vỉa 4 (1) và đứt gãy thuận I.
+ Phía đông: Theo đường vách đứt gãy thuận Hà Tu.
+ Phía tây: Theo mặt trục nếp lồi Hà Lầm.
- Mức cao tính trữ lượng: Báo cáo thăm dò bổ sung đã tính trữ lượng từ mức
cao -300 trở lên. Để phục vụ cho thiết kế thăm dò khai thác, trữ lượng đó được tính
riêng thành 3 mức cao: Từ lộ vỉa đến mức cao+- 0, từ +- 0 đến -150, và từ -150 đến
-300. Phần còn lại từ mức cao -300 đến -600 tính toán đẻ tham khảo.
III.1.3. Phương pháp tính trữ lượng
Các vỉa than khu mỏ Hà Tu – Hà Lầm thường có chiều dày từ trung bình

– dày, độ dốc từ thoải –nghiêng, mật độ đứt gãy không lớn, chất lượng than
tương đối ổn định. Do vậy sử dụng phương pháp phương pháp Secang làm
phương pháp tính trữ lượng tài nguyên phù hợp áp dụng cho các vỉa than thuộc
khu mỏ Hà Lầm.
Cơ sở để tính trữ lượng là bình đồ chiếu bằng trụ vỉa than. Bình đồ được
thành lập dựa vào các mặt cắt địa chất tỷ lệ 1:2.000 với mức cao 50m. Các bình
đồ tính trữ lượng phục vụ thiết kế khai thác lộ thiên, thành lập tỷ lệ 1:2.000;
16
phục vụ thiết kế khai thác ngầm, thành lập tỷ lệ 1:5000 (các loại tỷ lệ này phù
hợp với nền địa hình khu mỏ đã có)
+ Công thức tính trữ lượng:
- Trữ lượng được tính theo mức cao của từng khối sau đó cộng lại thành vỉa
và sử dụng công thức:
- Q= S.m.D
- Trong đó: Q= Trữ lượng than tính bằng ngàn tấn
- S= Diện tích thật của vỉa tính bằng ngàn m2
- S= S1.Secα
- Trong đó S1= Diện tích chiếu bằng của vỉa, được xác định bằng tích số
giữa số đo máy platnhimet và hệ số một đơn vị máy đo.
- Secα =
α
cos
1
-
α
= Góc dốc trugn bình của vỉa than ở từng mức cao tại từng hình, được
xác định bằng thước đo trên hình chiếu hay trên mặt cắt địa chất bằng cách đo
nhiều điểm rồi lấy trung bình cộng.
- M= Chiều dày trung bình của hình tính trữ lượng, được xác định bằng
cách lấy trung bình cộng chiều dày các công trình trên hình tính trữ lượng.

- D= Trọng lượng trung bình của than được tiến hành đào cân, đo ở các
công trường khai thác lộ thiên, hầm lò nhiều điểm rồi lấy trị số trung bình.
III.1.5. Kết quả tính trữ lượng
Trữ lượng cấp A + B +C¬1+C2 = 292.319,5 ngàn tấn; trong đó A + B
+C¬1 = 174.272,9 ngàn tấn (Quyết định phê chuẩn số 126/QĐHĐ ngày 23 tháng
12 năm 1982 của Hội đồng xét duyệt trữ lượng khoáng sản- Trữ lượng tính đến
ngày 31 tháng 12 năm 1980)
III.2.5. Phương pháp tính trữ lượng tài nguyên than
Trên cơ sở đặc điểm các vỉa than thuộc khu mỏ Hà Lầm có chiều dày từ
trung bình đến rất dày. Góc dốc thoải đến nghiêng. Các báo cáo trước đây sử
dụng phương pháp Secang để tính trữ lượng tài nguyên đối với các vỉa than mỏ
Hà Lầm đã cho kết quả chính xác và tin cậy. Vì vậy, phương pháp Secang làm
phương pháp tính trữ lượng tài nguyên phù hợp áp dụng cho các vỉa than thuộc
khu mỏ Hà Lầm.
Khu mỏ Hà Lầm tồn tại 14 vỉa than, gồm các vỉa: 14B, 14(10), 13(9),
11(8), 10(7), 9(6), 8(5), 7(4), 6(3), 5(2), 4(1), 3(1A), 2(B), 1(C). Trong đó các
17
vỉa than 14(10), V13(9), 11(8), 10(7), 9(6), 7(4), 6(3), 5(2), 4(1) đủ điều kiện
tham gia tính trữ lượng tài nguyên.
Các bình đồ đồng đẳng trụ và tính trữ lượng tài nguyên than ở báo cáo
1982 được thành lập với đường đồng mức cách nhau 50m. Trong báo cáo này,
để phục vụ thiết kế khai thác đường đồng đẳng trụ của các bình đồ tính trữ
lượng tài nguyên được thành lập mức cao cách nhau 25m.
Căn cứ vào đặc điểm địa chất, đặc điểm phân bố, thế nằm của vỉa than.
Việc tính trữ lượng các vỉa than trong khu vực được áp dụng theo:
Phương pháp Secang - Phương pháp này có công thức tính như sau:
Q = S × m × D = S
1
sinα × m × D
Trong đó:

Q: Trữ lượng than tính bằng ngàn tấn.
S: Diện tính thật mặt trụ tính bằng m
2
.
S
1
: Diện tích hình chiều bằng mặt trụ vỉa được xác định bằng các phần
mềm chuyên dụng Autocad.
α: là góc dốc của vỉa giữa hai đường đồng độ cao trụ liền nhau (mỗi
đường đồng mức cách nhau 25m) tương ứng với mỗi diện tích đo được cũng
được xác định bằng phần mềm Autocad.
m: Là chiều dày thật trung bình của khối tính trữ lượng, đơn vị (m)
Thể trọng lớn (D) được sử dụng để tính trữ lượng, lấy theo báo cáo địa
chất năm 1982 và báo cáo năm 1999, áp dụng chung cho các vỉa: 1,4
III.2.6. Kết quả chuyển đổi cấp trữ lượng và cấp tài nguyên:
1. Tổng trữ lượng và tài nguyên toàn khu mỏ: 308.657 nghìn tấn
(mức cao tính trữ lượng đến -600m).
Trong đó:
Tổng cấp trữ lượng: 134.613 nghìn tấn (43,61%)
Cấp 111: 34.663 nghìn tấn
Cấp 122: 99.950 nghìn tấn
Tổng tài nguyên: 174.044 nghìn tấn (56,39%)
Cấp 211: 5.407 nghìn tấn.
Cấp 222: 129.532 nghìn tấn.
Cấp 333: 39.105 nghìn tấn
18
2. Tổng trữ lượng, tài nguyên trong ranh giới cấp phép khai thác
2.1 - Giấp phép số 2499/GP-BTNMT ngày 28/11/2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường cho phép Công ty Cổ phần Than Hà Lầm - TKV thuộc
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam khai thác than bằng

phương pháp lộ thiên đến cốt cao -10m tại khu II - Vỉa 11, mỏ than Hà Lầm
thuộc phường Hà Lầm, phường Hà Trung, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng
Ninh.
+ Trữ lượng (111+122): 1.406 ngàn tấn.
Cấp 111: 1.232 ngàn tấn.
Cấp 122: 174 ngàn tấn.
2.2 - Giấy phép số 2498/GP-BTNMT ngày 28/11/2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường cho phép Công ty Cổ phần Than Hà Lầm - TKV thuộc
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam khai thác than tại vỉa
V.10(7), V.11(8), V.13(9), V.14(10), mức sâu khai thác lộ thiên đến mức -40m,
mức sâu khai thác hầm lò từ mức -10m đến mức -50m, thuộc mỏ than Hà Lầm,
phường Hà Lầm, phường Hà Trung, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Tổng cộng trữ lượng và tài nguyên: 13.543 ngàn tấn.
Trong đó:
+ Trữ lượng (111+122): 12.546 ngàn tấn:
Cấp 111: 4.357 ngàn tấn.
Cấp 122: 8.189 ngàn tấn.
+ Tài nguyên (211+222): 997 ngàn tấn.
Cấp 211: 454 ngàn tấn.
Cấp 211: 543 ngàn tấn.
a. Trữ lượng, tài nguyên phần khai thác lộ thiên:
Tổng cộng trữ lượng và tài nguyên: 2 758 ngàn tấn:
Cấp 111: 404 ngàn tấn
Cấp 122: 2 354 ngàn tấn
b. Trữ lượng, tài nguyên phần khai thác hầm lò:
Tổng cộng trữ lượng và tài nguyên: 10 785 ngàn tấn.
+ Trữ lượng cấp (111+122): 9 788 ngàn tấn:
Cấp 111: 3 953 ngàn tấn
19
Cấp 122: 5 835 ngàn tấn

+ Tài nguyên(211+222): 997 ngàn tấn
Cấp 211: 454 ngàn tấn
Cấp 222: 543 ngàn tấn
2.3 Quyết định số 2497/GP-BTNMT ngày 28/11/2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường cho phép Công ty Cổ phần Than Hà Lầm - TKV thuộc
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam khai thác than bằng
phương pháp hầm lò tại vỉa V.14(10), V.11(8), V.10(7), V.7(4), V.6(3), V5(2) từ
mức -50m đến mức -300m thuộc mỏ than Hà Lầm, phường Hà Lầm, phường Hà
Trung, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Tổng cộng trữ lượng và tài nguyên: 101.534 tấn.
+ Trữ lượng (111+122): 97 423 ngàn tấn, trong đó:
Cấp 111: 13 491 ngàn tấn.
Cấp 122: 83 932 ngàn tấn.
+ Tài nguyên (211+222+333): 4 111 ngàn tấn.
Cấp 211: 325 tấn.
Cấp 222: 2 026 ngàn tấn.
Cấp 333: 1 760 ngàn tấn.
2.4 - Giấp phép số 2819/GP-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường cho phép Công ty Cổ phần Than Núi Béo - TKV thuộc Tập đoàn
Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam khai thác than bằng phương pháp lộ
thiên đến cốt cao -135 m tại các vỉa than V.11, V.13, V.14 thuộc mỏ Núi Béo,
phường Hà Trung, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Tổng cộng trữ lượng và tài nguyên: 24.320 ngàn tấn.
+ Trữ lượng (111+122): 23.238 ngàn tấn, trong đó:
Cấp 111: 15.583 ngàn tấn.
Cấp 122: 7.655 ngàn tấn.
+ Tài nguyên (222+333): 1.082 tấn.
Cấp 211: 337 ngàn tấn.
Cấp 222: 490 ngàn tấn.
Cấp 333: 255 ngàn tấn.

Chương IV
20
PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH
TIỀN HOÀN TRẢ CHI PHÍ THĂM DÒ
IV.1. CÁC VĂN BẢN, TÀI LIỆU PHÁP LÝ SỬ DỤNG ĐỂ LÀM
CĂN CỨ TÍNH TOÁN
IV.1.1. Các văn bản chung
- Thông tư Liên tịch số 186/2009/TTLT-BTC-BTNMT, ngày 28 tháng 9
năm 2009 của liên bộ Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường “Hướng dẫn
phương pháp xác định giá trị, phương thức, thủ tục thanh toán tiền sử dụng số
liệu, thông tin về kết quả điều tra, thăm dò khoáng sản của Nhà nước”;
- Thông tin Liên tịch số 64/2012/TTLT – BTNMT, ngày 25/4/2012 sửa đổi
bổ sung
- Thông tư Liên tịch số 186/2003/TTLT – BTC –BTNMT ngày 28/9/2009
của Liên Bộ Tài Chính – Tài nguyên và Môi trường
- Quyết định số QĐ1547/QĐ-BTNMT, ngày 2/8/2010 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường phê duyệt “Đề án tổ chức xác định tiền sử dụng số liệu thông tin
về kết quả điều tra, thăm dò khoáng sản của Nhà nước”;
- Các số liệu thống kê khối lượng các công trình địa chất đã thực hiện trong
các báo cáo thăm dò địa chất thuộc các giai đoạn thăm dò khu mỏ than Hà Tu – Hà
Lầm đã thực hiện từ năm 1958 đến hết năm 1982 gồm:
+ Báo cáo thăm dò sơ bộ khu than Hà Tu- Hà Lầm (Voronin I.G, Bùi
Xuân Sắc và nnk, 1962)
+ Báo cáo thăm dò tỷ mỷ khu than Hà Tu- Hà Lầm (Bế Kim Thúc và nnk, 1966)
+ Báo cáo thăm dò bổ sung khu than Hà Tu-Hà Lầm (Lê Khánh Thiện và
nnk, 1982)
- Quyết định phê chuẩn số 126/QĐHĐ ngày 23 tháng 12 năm 1982 của
Hội đồng xét duyệt trữ lượng khoáng sản (Trữ lượng tính đến ngày 31 tháng 12 năm
1980) về việc phê chuẩn Báo cáo thăm dò bổ sung khu than Hà Tu-Hà Lầm.
- Báo cáo chuyển đổi cấp trữ lượng và cấp tài nguyên mỏ than Hà Lầm

đã được Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản phê duyệt tại Quyết định số:
25/2007/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2007
IV.1.2. Các văn bản áp dụng để tính kinh phí hoàn trả
- Thông tư liên tịch số 40/2009/TTLT-BTC-BTNMT, ngày 5 tháng 3 năm
2009 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập dự toán,
quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp đối với các nhiệm vụ chi
21

×