Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đề xuất mô hình dịch vụ hậu cần trên biển của nghề câu kiêm nghề mành khai thác mực ở đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 113 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG



LẠI HUY TOẢN


ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH DỊCH VỤ HẬU CẦN TRÊN BIỂN CỦA
NGHỀ CÂU KIÊM NGHỀ MÀNH KHAI THÁC MỰC Ở ĐẢO
PHÚ QUÝ, TỈNH BÌNH THUẬN



LUẬN VĂN THẠC SĨ









Khánh Hòa – 2014




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


LẠI HUY TOẢN
ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH DỊCH VỤ HẬU CẦN TRÊN BIỂN CỦA
NGHỀ CÂU KIÊM NGHỀ MÀNH KHAI THÁC MỰC Ở ĐẢO
PHÚ QUÝ, TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành đào tạo: Kỹ thuật khai thác thủy sản
Mã số: 60620304

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. Nguyễn Đức Sĩ

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA SAU ĐẠI HỌC


TS. Trần Đức Phú

Khánh Hòa – 2014


i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình nghiên cứu
tài liệu, thực hiện các chuyến điều tra khảo sát thực tế ở Phú Quý, tỉnh Bình Thuận.
Kết hợp với nguồn số liệu của đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng mô hình dịch vụ
hậu cần cho nghề khai thác hải sản xa bờ ở vùng biển miền Trung” và số liệu điều tra
hiện trạng nghề cá của các đề tài, dự án khác hiện được lưu trữ ở Phòng Nghiên cứu
Công nghệ Khai thác, Viện Nghiên cứu Hải sản. Tất cả số liệu sử dụng trong luận văn
đều do tác giả và đồng nghiệp trực tiếp thu thập trong các chuyến điều tra thực địa ở
địa phương, giai đoạn 2012 - 2014. Số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực,
được xử lý theo phương pháp khoa học và đảm bảo độ tin cậy.
Số liệu trong luận văn đã được Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản, Lãnh đạo
Phòng Nghiên cứu Công nghệ Khai thác và Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ nói trên cho phép
sử dụng. Kết quả nghiên cứu của luận văn là mới, không trùng lặp với bất cứ luận án
bảo vệ học vị nào đã có trước đây.


Người cam đoan



Lại Huy Toản









ii



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Đức Sĩ, TS. Nguyễn Long, ThS.
Nguyễn Phi Toàn là những người trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản, Lãnh đạo Phòng
Nghiên cứu Công Nghệ Khai thác, Ban Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô
hình dịch vụ hậu cần cho nghề khai thác hải sản xa bờ ở vùng biển miền Trung”, đã
cho phép và tạo mọi điều kiện để tôi sử dụng số liệu thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ThS. Phan Đăng Liêm, ThS. Phạm Văn Tuyển, KS.
Phạm Văn Tuấn, KS. Đỗ Văn Thành, KS. Nguyễn Ngọc Sửa là những người đã cùng
tôi tham gia các đợt điều tra hiện trạng hoạt động của các mô hình dịch vụ hậu cần
nghề cá tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 2012 - 2014.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Lãnh đạo
Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản, Quý thầy trong Viện đã truyền đạt
kiến thức và kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành luận văn này.









iii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Nghiên cứu ngoài nước 4
1.1.1 Tình hình nghiên cứu và khai thác mực trên thế giới 4
1.1.2 Tình hình nghiên cứu mô hình khai thác - dịch vụ hậu cần trên thế giới 6
1.2 Nghiên cứu trong nước 9
1.2.1 Nghiên cứu tập tính sinh học và khai thác mực 9
1.2.1.1 Nghiên cứu tập tính hấp thụ nguồn sáng của mực 9
1.2.1.2 Nghiên cứu khai thác mực ở nước ta 11
1.2.2 Nghiên cứu các mô hình khai thác – dịch vụ hậu cần 12
1.2.3 Một số tồn tại của mô hình khai thác – dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển 18
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG, TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1 Nội dung nghiên cứu 19
2.2 Tài liệu nghiên cứu 20
2.3 Phương pháp nghiên cứu 21
2.3.1 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 21
2.3.1.1 Phạm vi và thời gian nghiên cứu 21
2.3.1.2 Đối tượng nghiên cứu 22
2.3.2 Phương pháp điều tra thu mẫu 22
2.3.2.1 Phương pháp điều tra thứ cấp 22
2.3.2.2 Phương pháp điều tra sơ cấp 22
2.3.3 Phương pháp đánh giá, phân tích 22
2.3.4 Phương pháp xác định số lượng tàu cho một mô hình 24
2.3.4.1 Cơ sở để xây dựng mô hình 24
2.3.4.2 Phương pháp xác định số lượng tàu trong mô hình 24
2.3.4.3 Phương pháp xây dựng quy chế và tổ chức hoạt động mô hình 25
2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 25
2.3.5.1 Xử lý số liệu về hiện trạng nghề cá ở Phú Quý – Bình Thuận 25

2.3.5.2 Xác định số lượng tàu trong một mô hình. 27
iv


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
3.1 Thực trạng khai thác – dịch vụ hậu cần Phú Quý, tỉnh Bình Thuận 30
3.1.1 Cơ cấu đội tàu khai thác – dịch vụ hậu cần 30
3.1.2 Thực trạng kinh tế - xã hội và dịch vụ hậu cần nghề cá 31
3.1.3 Cơ cấu đội tàu dịch vụ hậu cần 33
3.2 Thực trạng trang thiết bị và kỹ thuật khai thác 35
3.2.1 Thực trạng vỏ tàu và trang thiết bị 35
3.2.1.1 Thực trạng trang bị vỏ, máy tàu 35
3.2.1.2 Thực trạng trang thiết bị hàng hải 36
3.2.1.3 Thực trạng trang bị an toàn hàng hải 36
3.2.1.4 Thực trạng trang bị nguồn sáng nghề câu kiêm mành 38
3.2.1.5 Thực trạng trang bị hầm bảo quản trên tàu dịch vụ hậu cần 39
3.2.2 Đánh giá tình hình trang thiết bị 41
3.2.2.1 Đánh giá tình hình trang thiết bị tham gia vào sản xuất 41
3.2.2.2 Đánh giá mức độ trang bị các loại máy phục vụ sản xuất 41
3.2.2.3 Mức độ trang bị động lực của các đội tàu 42
3.2.2.4 Giá trị đầu tư vỏ, máy tàu và các trang thiết bị cho sản xuất 43
3.2.3 Thực trạng trang bị ngư cụ 43
3.2.3.1 Thực trạng nghề lưới mành 44
3.2.3.2 Thực trạng nghề câu tay 44
3.2.4 Kỹ thuật khai thác, phương pháp xếp dỡ và bảo quản sản phẩm 45
3.2.5 Đánh giá chất lượng sản phẩm của các tàu 50
3.3 Đánh giá hiệu quả sản xuất 51
3.3.1 Năng suất khai thác của các tàu sản xuất 51
3.3.2 Hiệu quả sản xuất trong một chuyến biển 52
3.3.3 Hiệu quả của tàu dịch vụ hậu cần trên đảo trong một chuyến biển 53

3.3.4 Chỉ số kinh tế của các mô hình trong một năm 54
3.3.4.1 Doanh thu của chuyến biển 54
3.3.4.2 Chi phí biến đổi trong năm 55
3.3.4.3 Lợi nhuận 56
3.3.4.4 Thu nhập trung bình của thuyền viên trong năm 57
3.3.4.5 Doanh lợi 58
v


3.3.5 Phân tích SWOT các tàu tham gia dịch vụ hậu cần trên biển 59
3.4 Xây dựng mô hình dịch vụ hậu cần nghề câu kiêm mành 63
3.4.1 Xác lập cơ sở khoa học để xây dựng mô hình 63
3.4.2 Xác định số lượng tàu cho một mô hình 66
3.4.3 Quy mô hoạt động của dạng mô hình tàu mẹ - tàu con 67
3.4.4 Quy chế hoạt động của dạng mô hình tàu mẹ - tàu con 68
3.4.5 Phương thức hoạt động của dạng mô hình tàu mẹ - tàu con 70
3.4.5.1 Tổ chức sản xuất 70
3.4.5.2 Phương thức xếp dỡ và vận chuyển sản phẩm 70
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
4.1 Kết luận 73
4.2 Kiến nghị 74
PHỤ LỤC 78
Phụ lục I: Một số hoạt động khảo sát thực tế 78
Phụ lục II: Bản vẽ trang bị ngư cụ trên tàu câu kiêm mành 79
Phụ lục III: Điều kiện cơ sở hạ tầng nghề cá ở khu vực miền Trung 81
Phụ lục V: Các chỉ số về đánh giá trình độ công nghệ và hiệu quả kinh tế 93
Phụ lục VII: Phiếu điều tra trên biển 97

vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bmax :

Chiều rộng vỏ tàu lớn nhất
BPPĐ :

Bảng phân phối điện (bảng điều khiển hệ thống điện trên tàu)
BVNL

Bảo vệ nguồn lợi
CKM :

Câu kiêm mành
C :

Chỉ số đánh giá về chi phí
CP :

Chi phí
CV :

Công suất
C
xk
:

Chỉ số đánh giá chất lượng sản phẩm
D :


Doanh lợi
DK1

Nhà giàn DK1
DT :

Doanh thu
DVHC :

Dịch vụ hậu cần
ĐCSC - ĐC :

Động cơ diesel lai máy phát điện (máy phụ)
ĐVT :

Đơn vị tính
FAO :

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc
FL :

Flourescent Light - bóng huỳnh quang
GDP

Tổng sản phẩm nội địa
GT :

Gross Tonnage - Tấn dung tải (1 GT = 2,83m
3
)

H :

Chiều cao tàu
h :

Chỉ số đánh giá trang thiết bị tham gia sản xuất
H
nl
:

Chỉ số đánh giá năng lực trang bị động lực
I
hd
:

Chỉ số đánh giá mức độ hiện đại của trang thiết bị
I :

Khấu hao tài sản
KT :

Khai thác
KTGMH :

Không tham gia mô hình
kVA :

Đơn vị tính công suất máy phát điện (Dynamo)
Lmax :


Chiều dài toàn bộ
vii


Ln :

Lợi nhuận
MDK :

Mạch điều khiển (hệ thống chiếu sáng)
MF :

Máy phát điện
MC :

Máy chính
MH
:

Metal Halide - cao áp Halogenkim loại
SEAFDEC :

Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á
SL :

Sản lượng
PA :

Poly Amid
PE :


Poly Etylen
TB :

Trung bình
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn
TP :

Thành phần
TTTG :

Máy thông tin liên lạc tầm gần
TTTX :

Máy thông tin liên lạc tầm xa

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Số lượng tàu và số ngày trong một chu kỳ khai thác của một mô hình 17
Bảng 2.1 Tổng hợp số lượng tàu khảo sát theo các nhóm tàu 21
Bảng 3.1 Phân loại theo công suất và nghề ở Phú Quý 30
Bảng 3.2 Cơ cấu lao động trong ngành thủy sản của Phú Quý 31
Bảng 3.3 Độ tuổi lao động trong khai thác hải sản 31
Bảng 3.4 Trình độ học vấn của lao động khai thác hải sản 32
Bảng 3.5 Khả năng làm dịch vụ hậu cần nghề cá trên đảo Phú Quý 32
Bảng 3.6 Số lượng tàu thuyền làm dịch vụ hậu cần ở đảo Phú Quý 34

Bảng 3.7 Kích thước và thông số cơ bản vỏ, máy 35
Bảng 3.8 Hiện trạng trang bị máy hàng hải 36
Bảng 3.9 Tỷ lệ trang thiết bị phòng nạn 37
Bảng 3.10 Trang bị hệ thống điện trên 1 đơn vị tàu 39
Bảng 3.11 Thông số về vật liệu cách nhiệt, vách hầm 40
Bảng 3.12 Thông số cơ bản của lưới mành 44
Bảng 3.13 Thông số cơ bản của câu tay 44
Bảng 3.14 Chất lượng và giá trị sản phẩm của các mô hình 51
Bảng 3.15 Năng suất khai thác trung bình các nghề 51
Bảng 3.16 Hiệu quả sản xuất của các tàu trong năm 52
Bảng 3.17 Hiệu quả sản xuất của các tàu dịch vụ hậu cần trong năm 54
Bảng 3.18 So sánh những lợi ích khi hoạt động trên biển của các tàu 59
Bảng 3.19 So sánh những khó khăn gặp phải trên biển của các tàu 60
Bảng 3.20 So sánh hiệu quả kinh tế giữa các tàu khai thác hải sản 63
Bảng 3.21 So sánh kết quả hoạt động của tàu dịch vụ hậu cần 64
Bảng 3.22 So sánh kết quả hoạt động của các tàu khai thác 65
Bảng 3.23 Năng lực khai thác của dạng mô hình tàu mẹ - tàu con 66
Bảng 3.24 Tổng hợp đề xuất hoạt động dạng mô hình tàu mẹ - tàu con 67

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Sự phân bố một số loài mực ống trên thế giới 4
Hình 1.2 Sơ đồ bố trí nguồn sáng khai thác mực bằng nghề câu tay 5
Hình 2.1 Phạm vi ngư trường nghiên cứu 21
Hình 2.2 Sơ đồ phương pháp nghiên cứu 29
Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống điện và nguồn sáng 38
Hình 3.2 Liên kết máy chính và máy Dinamo 39
Hình 3.3 Sơ đồ bố trí đặt hầm cấp đông 39

Hình 3.4 Mức độ huy động các trang thiết bị vào sản xuất 41
Hình 3.5 Mức độ trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất 42
Hình 3.6 Mức độ trang bị động lực trên mỗi tàu 42
Hình 3.7 Mức độ trang bị vốn sản xuất 43
Hình 3.8 Sơ đồ kỹ thuật khai thác nghề câu kiêm mành 45
Hình 3.9 Sơ đồ bố trí nguồn sáng 46
Hình 3.10 Sơ đồ thả câu mực 46
Hình 3.11 Sơ đồ qui trình kỹ thuật khai thác lưới mành 47
Hình 3.12 Sơ đồ bố trí nhận lực khi thả lưới 48
Hình 3.13 Sơ đồ bố trí nhân lực thu lưới 49
Hình 3.14 Sản phẩm của mẻ lưới được phân loại theo đối tượng và kích thước 49
Hình 3.15 Phương pháp xếp dỡ sản phẩm sang tàu dịch vụ hậu cần 50
Hình 3.16 Doanh thu trung bình trong năm của các loại mô hình 55
Hình 3.17 Chi phí biến đổi trung bình của các tàu trong một năm 56
Hình 3.18 Lợi nhuận ròng theo năm 56
Hình 3.19 Thu nhập trung bình của thuyền viên trong năm 57
Hình 3.20 Doanh lợi của các đội tàu 58
Hình 3.21 Cơ cấu tổ chức của dạng mô hình tàu mẹ - tàu con 68
Hình 3.22 Tổ chức sản xuất của tàu mẹ 70
Hình 3.23 Tổ chức sản xuất của tàu con 70
Hình 3.24 Qui trình tàu mẹ chạy đến tàu con thu sản phẩm và cung ứng nguyên vật liệu 72


1


MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, ngành Thủy sản nước ta có tầm quan trọng lớn đối với
nền kinh tế quốc dân. Ngành Thủy sản được xếp vào một trong những ngành kinh tế
mũi nhọn của đất nước. Các chỉ tiêu của ngành đã có sự tăng trưởng rất mạnh: Sản

lượng khai thác hải sản không ngừng tăng lên, giá trị xuất khẩu mặt hàng thủy sản năm
2013 đạt 7 tỷ đô la. Tuy nhiên, do đặc điểm nghề cá nước ta là nghề cá quy mô nhỏ và
hoạt động đơn lẻ, năng suất đánh bắt trên một đơn vị cường lực tàu đang suy giảm từ
0,39 tấn/cv/năm (năm 2005) xuống 0,24 tấn/cv/năm (năm 2012), chất lượng sản phẩm
giảm tới 40-70%[12], chi phí sản xuất ngày càng tăng dẫn đến hiệu quả kinh tế chuyến
biển ngày càng giảm. Ngoài ra, tính an toàn hàng hải trên biển chưa cao tỷ lệ trang bị
trên các tàu như: tránh va 35,37%, cứu sinh 41,1%, cứu thủng 43,33%, cứu hỏa 39,2%,
máy điện hàng hải 31,43% (Phan Trọng Huyến, 2000).
Đứng trước tình hình đó ngư dân ở một số địa phương đã hợp tác với nhau để
thành lập các tổ (đội) khai thác, với mục đích là tăng hiệu quả khai thác, giảm thiểu rủi
ro, hỗ trợ nhau trong tìm kiếm ngư trường và tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí
sản xuất khi giá xăng dầu gia tăng. Điển hình các mô hình tổ chức khai thác, dịch vụ
hậu cần như: Mô hình luân phiên là mô hình một chủ nhiều tàu (khoảng 3 – 5 chiếc)
hoặc các chủ tàu có quan hệ họ hàng với nhau thành lập nhiều tàu trong cùng một khu
vực (khoảng 5 – 10 chiếc). Khi tổ chức khai thác trên biển các tàu trong 1 mô hình sẽ
phân ra các ngư trường và phát hiện ngư trường nào tốt sẽ báo cho các tàu trong mô
hình biết. Khi đủ sản phẩm thì luân phiên vận chuyển sản phẩm về bờ và mang nguyên
vật liệu để cung ứng lại các tàu đang hoạt động. Khi về bờ chủ tàu có trách nhiệm tiêu
thụ sản phẩm và lấy nguyên vật liệu đầy đủ cho các tàu đang hoạt động trên biển (nếu
thiếu). Các tàu dạng này ăn chia chung (chủ 40%, bạn 60%) sau khi trừ chi phí (03
tháng ăn chia 1 lần). Tuy nhiên, dạng mô hình này ăn chia chung nên hay nảy sinh
mâu thuẫn giữa các thành viên (do các tàu trong mô hình khai thác sản lượng không
đồng đều nhau), vốn đầu tư lớn (khoảng 5 – 10 tỷ đồng/01 mô hình). Vì vậy, tồn tại
được dạng mô hình này cần phải đầu tư đồng bộ, trình độ thuyền trưởng và các thuyền
viên phải ngang nhau; Mô hình tổ chức thành tổ/đội khai thác trên biển các tàu này
hoạt động độc lập, hạch toán kinh tế riêng lẻ. Khi ra biển các tàu này thường xuyên
liên lạc với nhau để trao đổi thông tin về ngư trường và hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn.
Tuy nhiên, các tàu hoạt động theo mô hình này chi phí sản xuất cao hơn so với các tàu
2



tham gia mô hình khác (do phải di chuyển ra vào bờ nhiều lần); chất lượng sản phẩm
giảm; thời gian khai thác trên biển ít ngày; khi xảy ra tai nạn trên biển việc cứu hộ, cứu
nạn không kịp thời do hoạt động đơn lẻ và không có việc hỗ trợ tìm kiếm ngư cụ.
Như vậy, các mô hình trên hoạt động hiệu quả không cao và chưa xác định dạng
mô hình nào là phù hợp? Số lượng tàu trong mô hình bao nhiêu chiếc là phù hợp? Cơ
cấu tổ chức như thế nào thì chặt chẽ và có tính khoa học? Phương thức hoạt động như
thế nào là tốt? Bên cạnh đó, việc xây dựng mô hình dịch vụ hậu cần cho các tàu khai
thác xa bờ đang được Chính phủ và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn quan
tâm, điều này đã được thể hiện rõ trong mục tiêu của Chiến lược phát triển thủy sản
đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Quyết định số 1445/QĐ-TTg). Xuất phát từ những vấn
đề trên chúng tôi thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ "Đề xuất mô hình dịch vụ hậu cần
trên biển của nghề câu kiêm nghề mành khai thác mực ở đảo Phú Quý, tỉnh Bình
Thuận". Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ giúp cho ngư dân và cơ quan quản
lý nghề cá địa phương có được định hướng phát triển ngành.
 Mục tiêu của đề tài
Đề xuất được mô hình dịch vụ hậu cần trên biển của nghề câu kiêm nghề mành
khai thác mực ở huyện đảo Phú Quý – Bình Thuận.
 Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả của đề tài sẽ đóng góp cho hướng nghiên cứu quản lý bền vững nghề cá
nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng cường sự hiện diện của ngư dân trên các đảo
và quần đảo nước ta.
- Gắn kết được nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất.
 Ý nghĩa thực tiễn
- Kéo dài thời gian bám biển của các loại nghề, giảm được chi phí sản xuất, tăng
chất lượng sản phẩm sau khai thác, nâng cao hiệu quả sản xuất cho các tàu khai thác
hải sản.
- Có khả năng hỗ trợ cho nhau khi gặp sự cố, tai nạn trên biển.
- Xây dựng mô hình dịch vụ hậu cần dạng “tàu mẹ - tàu con” tiếp cận được nghề
cá hiện đại trên thế giới.

 Nội dung của luận văn
Nội dung 1: Điều tra thực trạng tàu thuyền và các mô hình dịch vụ hậu cần ở
huyện đảo Phú Quý
3


Nội dung 2: Đánh giá hiệu quả sản xuất của nghề câu kiêm nghề mành khai thác
mực tham gia dịch vụ hậu cần trên biển

Nội dung 3: Đề xuất mô hình dịch vụ hậu cần trên biển của nghề câu kiêm nghề
mành khai thác mực phù hợp với điều kiện nghề cá Phú Quý.
4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Nghiên cứu ngoài nước
1.1.1 Tình hình nghiên cứu và khai thác mực trên thế giới
Mực và động vật chân đầu khác là nguồn thực phẩm quý đối với đời sống con
người và là mối quan tâm lớn của giới khoa học. Các nghiên cứu về nguồn lợi, quy
luật phân bố, biến động sản lượng, …của động vật chân đầu ngày càng được quan tâm
nhằm có được những cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc nâng cao năng suất đánh bắt và
bảo vệ lâu dài nguồn lợi này [21].
Theo kết quả nghiên cứu của Roper (1984) đã phát hiện được 7 giống và 31 loài
mực ống. Mực ống phân bố ở vùng nước thềm lục địa của tất cả các vùng biển trên thế
giới từ Bắc cực đến Nam cực. Mật độ phân bố của mực ống không lớn và không phụ
thuộc vào dòng chảy. Năng suất khai thác cao thường ở vùng nước ven bờ. Ngư
trường khai thác mực ống bao gồm: vùng dốc thềm lục địa của California, vùng nước
mát ở dốc thềm lục địa xung quanh đảo Falkland của Manivơ và dốc thềm lục địa của
Đông Nam Á [21]. Sự phân bố của một số loài mực ống trên thế giới được thể hiện ở
hình 1.1:


Hình 1.1. Sự phân bố một số loài mực ống trên thế giới
Sản lượng quan trọng nhất của mực ống trên thế giới là loài Loligo gahi, loài này
phân bố ở vùng nước ven bờ và những vùng dốc thềm lục địa xung quanh bờ biển
Nam Châu Mỹ, từ phía Nam Pêru đến phía Bắc Achentina. Hầu hết sản lượng khai
thác được bằng lưới kéo ở các vùng nước phía Nam và Bắc đảo Falkland của Manivơ.
Loài Loligo pealei phân bố trong vùng nước ven bờ và dốc thềm lục địa ở phía Tây
Đại Tây Dương, kéo dài đến phía Đông và Tây Châu Mỹ (từ 50
0
N – 5
0
N), loài này
cũng bị đánh bắt bởi lưới kéo. Loài Loligo reynaudi có ở phía Nam Châu Phi nhưng
5


mật độ phân bố thưa. Augustyn và Grant (1988) đã tìm thấy đặc điểm cơ bản về hình
thái và số lượng của loài Loligo reynaudi và Loligo vulgaris [21].
Theo số liệu thống kê của FAO trong giai đoạn từ năm 1990 – 2005, sản lượng
khai thác mực trung bình hàng năm trên thế giới khoảng 364.000 tấn, hầu hết sản
lượng là từ biển phía Đông Châu Á và phía Tây Châu Mỹ. Những loài đánh bắt được
gồm Loligo opalescens phân bố ở vùng biển California, loài này bị đánh bắt ở xung
quanh eo đảo và vịnh Monterey; loài mực Loligo chinensis bị đánh bắt bằng các tàu sử
dụng ánh sáng ở vùng dốc thềm lục địa của biển Trung Quốc [21].
Các nước Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, … có tập quán lâu đời
trong việc sử dụng mực làm thực phẩm, do vậy nghề khai thác mực tại các nước này
rất phát triển, chúng là đối tượng khai thác chính của các nghề: như nghề câu mực,
nghề mành, chụp mực, lưới vây, lưới kéo, … Lợi dụng tính hướng quang của mực,
người ta sử dụng một số thiết bị kết hợp với ngư cụ làm cho tăng năng suất đánh bắt
mực [25].

Nhật Bản là nước đã sớm sử dụng rộng rãi ánh sáng điện vào thực tế đánh bắt
nhiều loài cá, mực từ năm 1900. Những năm 1975, 1976 ở Nhật Bản trang bị công suất
nguồn sáng khai thác mực trên một đơn vị tàu từ 100 – 8.000 W, công suất nguồn sáng
trên một bóng đèn khai thác mực từ 100 – 1.000 W. Sản lượng các nghề có sử dụng
ánh sáng ở Nhật Bản chiếm khoảng 25% tổng sản lượng khai thác hàng năm [17].
Hình ảnh trang bị nguồn sáng trên tàu câu mực của Nhật Bản trong những năm
của thập niên 80 qua tài liệu [17].

Hình 1.2. Sơ đồ bố trí nguồn sáng khai thác mực bằng nghề câu tay
Ở Philippin, Indonesia nghề đánh cá kết hợp ánh sáng phát triển mạnh vào



6


những năm 1960-1965. Ở các nước Nam Tư (cũ), Ý, Pháp cũng đã có nhiều thành
công trong sử dụng nguồn ánh sáng điện để đánh cá, mực. Tuy nhiên, việc sử dụng
nguồn sáng và kỹ thuật lắp đặt nguồn sáng trên tàu ở các nước là khác nhau [23].
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài: “Bước đầu đánh giá hiệu quả cường độ
chiếu sáng cho nghề lưới vây ở Thái Lan” [24] đã đưa ra kết luận:
+ Việc nâng cao công suất nguồn sáng có thể làm tăng hiệu quả tập trung đàn
cá trên diện rộng, nhưng không có hiệu quả để giữ đàn cá quanh nguồn sáng.
+ Khi dùng đèn chiếu sáng trên mặt nước, thay vì nâng công suất nguồn sáng
thì nên nâng độ cao treo đèn sẽ có lợi hơn.
+ Một đèn chiếu sáng trong nước có lợi hơn trong việc tăng độ sáng theo chiều
thẳng đứng. Khi đặt một đèn có công suất 3kW hoặc 5kW ở độ sâu lớn hơn 5m ở ngư
trường xa bờ sẽ bảo vệ được ấu trùng của nguồn lợi thuỷ sản.
Nghiên cứu cho rằng ở Thái Lan vào năm 1980 chỉ có 115 tàu nghề mành khai
thác mực đạt sản lượng là 3.013 tấn đến năm đến năm 1982 đã có 637 chiếc làm nghề

mành, sản lượng khai thác đạt 23.763 tấn. Trong đó, mực ống đạt 22.000 tấn, mực
nang đạt 1.467 tấn và cá các loại đạt 289 tấn. Nghề mành khai thác được ở độ sâu từ 6
– 8 m nước và độ sâu 15 – 20 m. Nó được làm thủ công bởi loại vật liệu nylon 210D/4
– 6, với kích thước mắt lưới 25 – 30 mm, được trang bị chì. Kích thước mắt lưới ở
giềng chì là từ 30 – 40 mm, ở đụt từ 15 – 20 mm. Phương pháp khai thác có thể 2
người cho một tàu nhỏ có gắn 2 tăng gông ở mũi và lái của tàu, đánh bắt vào ban đêm,
sử dụng đèn dầu hoặc ánh sáng điện [24].
Nhìn chung, trên thế giới nghề khai thác mực kết hợp ánh sáng chỉ phát triển
mạnh ở 3 nước là Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan. Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu về công nghệ khai thác đối tượng mực không nhiều mà chủ yếu nói về hiện
trạng khai thác.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu mô hình khai thác - dịch vụ hậu cần trên thế giới
Mô hình khai thác - dịch vụ hậu cần nghề cá của các nước trong khu vực và trên
thế giới đã phát triển mạnh ở cả qui mô lẫn phạm vi hoạt động, các tàu này hoạt động
dưới nhiều hình thức và qui mô khác nhau. Hiện nay hình thức tổ chức sản xuất của
các đội tàu trên thế giới tồn tại dưới các dạng mô hình chính như sau: mô hình khai
thác đơn lẻ của đội tàu công nghiệp, mô hình tàu mẹ - tàu con và mô hình hợp tác xã
(tàu qui mô nhỏ). Một số mô hình của các nước trong khu vực và trên thế giới:
7


* Mô hình khai thác đơn lẻ của đội tàu công nghiệp: mô hình này áp dụng cho
các tàu cá có công suất, trọng tải lớn và trang bị hiện đại đi biển từ 6 tháng đến 1 năm
mới về bờ. Các tàu này tự đánh bắt, tự chế biến và bảo quản luôn trên tàu. Khi nào đủ
sản lượng cần thiết thì mới vận chuyển sản phẩm về bờ và bán cá ở các cảng theo hình
thức bán đấu giá.
Qua kết quả Cheng – Hsin Liao năm 2001 nghiên cứu rằng đội tàu câu vàng cá
ngừ của Đài Loan hoạt động theo dạng mô hình này đánh bắt ở vùng biển cận nhiệt
đới và ôn đới. Các tàu này có trọng tài từ 150 – 500 (tấn) thường tự đánh bắt và vận
chuyển sản phẩm vào các cảng cá gần nhất để bán theo hình thức đấu giá và sau đó lấy

nhiên liệu, vật tư, để tiếp tục chuyến biển khác. Những tàu này thường đi vào các
cảng cá mỗi năm từ 2 - 3 lần để bán sản phẩm và lấy nhiên liệu, vật tư [18].
Kết quả nghiên cứu của Naozumi Miyabe năm 2004 cho rằng nghề cá ở Hàn
Quốc có nghề cá công nghiệp phát triển mạnh. Các tàu hoạt động theo mô hình khai
thác đơn lẻ kiểu này phát triển ở các đội tàu như: nghề lưới kéo, nghề vó mạn tàu,
nghề lưới vây kết hợp ánh sáng. Các đội tàu có trọng tải từ 200 - 400 (tấn), các tàu này
thuộc những công ty tư nhân lớn quản lý, khi đi khai thác ở những ngư trường ngoài
Hàn Quốc, như ngư trường ở Mỹ, Canada, Anh, Uruguay, Peru, Achentina, là sẽ ký
kết khai thác trong một thời gian nhất định theo quy định pháp luật của các nước đó.
Sản phẩm khai thác được có thể bán tại các nước sở tại hoặc mang về Hàn Quốc bán.
Makoto, Peter Miyake năm 2004 cho rằng hình thức hoạt động của mô hình này
ở Nhật Bản là các nghề săn bắt cá voi khai thác ở ngư trường Nam Thái Bình Dương;
nghề câu cá ngừ đại dương khai thác ở ngư trường Thái Bình Dương, Tây và Trung
Đại Tây Dương, phía Tây Địa Trung Hải; nghề lưới vây kết hợp ánh sáng khai thác ở
ngư trường Đông Ấn Độ Dương; nghề câu chạy ở ngư trường Tây, Trung và Nam
Thái Bình Dương. Tất cả sản phẩm khai thác được ở các đội tàu này là được mang về
Nhật Bản.
Các nghiên cứu của tổ chức SEAFDEC; và các nhà khoa học Flewwelling, P.;
Cullinan, C.; Balton, D.; Sautter, R.P.; Reynolds, J.E (2002); John Caddy (2005) cho
rằng tại các nước Tây Ban Nha, Chi lê, Croatia, phương thức hoạt động dạng mô
hình này xuất hiện ở các đội tàu câu cá ngừ đại dương, nghề lưới vây
* Mô hình tàu mẹ - tàu con: có dạng là 1 tàu mẹ có công suất và trọng tải lớn,
trang bị hệ thống cấp đông hiện đại, các tàu con khai thác sẽ chuyển sản phẩm cho tàu
8


mẹ và nhận nhiên liệu, vật tư từ tàu mẹ để tiếp tục đánh bắt. Qui mô và phương thức
hoạt động mô hình này được thực hiện ở các nước sau:
Theo nghiên cứu của Cheng – Hsin Liao năm 2001 cho thấy ở Đài Loan đội tàu
câu cá ngừ đại dương hoạt động ở vùng biển nhiệt đới áp dụng mô hình này. Các tàu

khai thác sẽ chuyển sản phẩm cho tàu mẹ và nhận nhiên liệu, vật tư từ tàu mẹ để tiếp
tục đánh bắt, cứ khoảng 10 - 15 ngày thì tàu mẹ vận chuyển sản phẩm về bờ một lần
và lấy nhiên liệu, vật tư ra cho các tàu con [18].
Theo nghiên cứu của N. Barut & E. Garvilles năm 2004 cho rằng ở Philippines
có nghề câu tay hoạt động theo dạng mô hình tàu mẹ - tàu con (gồm: 1 tàu lớn chở
theo nhiều tàu nhỏ). Mô hình này phát triển khá mạnh ở thành phố General Santos. Số
lượng tàu này khoảng 4.000 chiếc, với tấn dung tải GT > 18 tấn. Thời gian chuyến
biển khoảng 20 - 25 ngày. Ngư trường khai thác của các tàu lớn làm nghề câu tay
quanh chà là vùng biển Indonesia, Papua New Guinea, Phương pháp khai thác của
mô hình này như sau: Tàu mẹ chở theo 4 - 6 tàu con tới điểm thả chà, sau đó sẽ thả 1
tàu con xuống tiến hành câu thử quanh chà, nếu cá ăn câu thì sẽ tiến hành thả các tàu
con còn lại xuống câu và câu trên tàu. Trong trường hợp cá không ăn câu thì thuyền
trưởng tàu mẹ sẽ thu các tàu con lên tàu mẹ và chạy tới cây chà khác để câu. Hình thức
ăn chia như sau: 10% tổng lợi nhuận để bảo dưỡng vỏ tàu, máy móc; số còn lại chia
làm 4 phần: Ba phần dành cho chủ tàu và một phần dành cho thuỷ thủ [19].
Nghiên cứu của Deb Menasveta năm 2005 ở Thái Lan thì cho rằng mô hình hoạt
động dạng tàu mẹ - tàu con như sau: Các tàu khai thác thủy sản sẽ bán sản phẩm cho
tàu thu mua và ngược lại tàu thu mua sẽ cung cấp nhiên liệu, lương thực thực phẩm
cho các tàu khai thác. Tàu thu mua thường có chiều dài từ 30 - 50m và được đầu tư hệ
thống bảo quản sản phẩm rất hiện đại, để đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn đạt tiêu
chuẩn. Như vậy, ở Thái Lan mô hình này là do ngư dân tự thành lập, liên kết lại với
nhau, chính phủ chỉ quản lý bằng cách cấp giấy phép hoạt động [20].
Kết quả nghiên cứu của Ross Shotton năm 2011cho rằng các nước EU, Ghana,
Senegal, Nga, có đội tàu câu cá ngừ đại dương hoạt động theo dạng mô hình tàu mẹ -
tàu con. Tàu mẹ cung cấp lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, cho đội tàu con
(khoảng 5 - 6 tàu), sau đó tàu mẹ vận chuyển sản phẩm về bờ. Đội tàu con thường hoạt
động liên tục và rất ít khi về bờ (khoảng 1 năm mới về bờ 1 lần) [22,25,26].
9



* Mô hình hợp tác xã: mô hình này được áp dụng cho tàu cá qui mô nhỏ. Ngư
dân vào Hợp tác xã nhưng tài sản, tàu thuyền, ngư cụ, thuộc quyền sở hữu riêng.
Hợp tác xã có nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm và cung cấp các dịch vụ hậu cần cho ngư
dân (do ngư dân yêu cầu). Việc tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nhiên liệu, lương thực,
nước ngọt cho các tàu khai thác có thể do các tàu trong hợp tác xã tự đảm nhiệm. Mô
hình dạng này được thực hiện ở các nước sau:
Kết quả nghiên cứu của J. Nakano năm 2004 ở Nhật Bản đã xây dựng mô hình
Hợp tác xã có đặc điểm chính như sau [26]:
+ Tất cả chủ tàu đều có thể tham gia Hợp tác xã.
+ Tài sản, tàu thuyền vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ tàu.
+ Hợp tác xã chỉ làm dịch vụ bao tiêu sản phẩm cho xã viên, dịch vụ cầu cảng,
kho lạnh, hậu cần, Các xã viên chỉ phải trả một phần chi phí nhất định tuỳ theo các
dịch vụ mà họ yêu cầu hợp tác xã đáp ứng. Việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ
hậu cần được tổ chức minh bạch, rõ ràng theo hình thức bán đấu giá ở các chợ cá. Ở
Nhật Bản nếu các chủ tàu không vào hợp tác xã thì sẽ không bán được cá. Vì vậy,
100% ngư dân Nhật là xã viên hợp tác xã.
Kết quả nghiên cứu của Jamaluddin b.Ibrahim năm 2006 cho rằng ở Malaysia
chính phủ nước này đã xây dựng mô hình hợp tác xã [26]. Sản phẩm sau khi khai thác
ngư dân sẽ giao cho hợp tác xã để bán. Hợp tác xã sẽ bán theo hình thức đấu giá ở các
cảng cá.
Như vậy, ở các nước trên thế giới và trong khu vực hiện nay tồn tại chủ yếu 3
dạng mô hình chính: mô hình tàu khai thác đơn lẻ công nghiệp, mô hình tàu mẹ - tàu
con và mô hình hợp tác xã. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện nghề cá của mỗi nước
để lựa chọn và đưa ra được mô hình hiệu quả nhất. Các kết quả nghiên cứu về mô hình
dịch vụ hậu cần nghề cá trên thế giới và khu vực Đông Nam Á cho thấy mô hình dạng
“tàu mẹ - tàu con” có thể áp dụng cho nghề cá ở Việt Nam.
1.2 Nghiên cứu trong nước
1.2.1 Nghiên cứu tập tính sinh học và khai thác mực
1.2.1.1 Nghiên cứu tập tính hấp thụ nguồn sáng của mực
Từ các công trình nghiên cứu sinh học mực, các nhà khoa học đã rút ra các kết

luận quan trọng về ảnh hưởng của ánh sáng đối với mực và các kết luận đó như sau:
10


Mặc dù mực là động vật bậc thấp, nhưng mắt của mực rất tinh tường và có cấu
tạo không khác gì mắt của các động vật có xương sống bậc cao (Trần Định, 1994).
Nhiều học thuyết cho rằng con mực không có cảm nhận về màu sắc. Ánh sáng
với các màu khác nhau đối với mực chỉ giống như những luồng ánh sáng có độ chói
khác nhau (Nguyễn Long, 2001).
Mực phát hiện tốt các mồi giả có hệ số phản xạ xấp xỉ 0 và cực đại. Các lưỡi câu
có màu sắc khác nhau sẽ chỉ là màu đen đậm hay nhạt đối với mực nếu ta chiếu sáng
màu xanh lá cây. Do vậy, khi khai thác, tùy theo tình hình thời tiết, độ chiếu sáng,
mà người ta điều chỉnh các loại lưỡi câu màu sắc đậm nhạt khác nhau, sao cho mực dễ
phát hiện ra mồi (Vũ Duyên Hải, 2006).
Theo Nguyễn Long, năm 2001 cho rằng con mực lao đến nguồn sáng chủ yếu
là phản xạ thức ăn, nghĩa là để kiếm mồi. Khi say mồi, mực có thể lao đến vùng sáng
có độ rọi 1000 lux. Mực luôn có phản ứng dương với nguồn sáng và nó thường tập
trung ở vùng có độ chiếu sáng yếu. Nắm bắt được đặc điểm này, người ta phải bố trí
nguồn sáng phù hợp với từng loại tàu, nhằm tạo ra vùng tối để mực có chỗ ẩn nấp và
sát với vùng thả lưỡi câu xuống. Ngoài ra, cũng từ đặc điểm ưa ánh sáng yếu và sợ
ánh sáng cường độ mạnh, người ta tìm cách giảm cường độ chiếu sáng để dụ mực lên
sát mặt nước trước khi thả lưới mành.
Nghiên cứu của Trần Định và ctv năm 1994 cho thấy: mực tập trung với mật
độ cao dưới đèn trong khoảng từ mặt nước đến độ sâu 30 m. Vì vậy, chỉ nên thả lưỡi
câu ở độ sâu < 30 m nước [10].
Như vậy, các công trình nghiên cứu về nguồn lợi và đặc điểm sinh học của
mực ống trong nước cũng đã được quan tâm. Tuy nhiên, vẫn chưa có những nghiên
cứu thật sự đầy đủ về mùa vụ, kích thước khai thác, ngư cụ khai thác phù hợp,… của
tất cả các loài mực ống. Vì vậy, rất khó cho việc nghiên cứu công nghệ khai thác đối
với loài mực ống. Mặc dù các công trình nghiên cứu đã xác định được những yếu tố

ảnh hưởng của nguồn sáng đến kỹ thuật khai thác mực ống, nhưng những kết quả này
chưa đưa ra các giải pháp kỹ thuật để tăng năng suất khai thác đối với các loài mực
ống. Vì thế, cần có những nghiên cứu đầy đủ hơn về công nghệ khai thác mực như:
nghề câu kiêm mành khai thác mực ống ở nước ta.
11


1.2.1.2 Nghiên cứu khai thác mực ở nước ta
Sử dụng ánh sáng nhân tạo trong khai thác hải sản ở nước ta có từ những năm
1950. Trước đây, ngư dân chủ yếu sử dụng ánh sáng đèn măng xông để thu hút cá,
mực tập trung. Hiện nay, đèn măng xông không còn được sử dụng mà thay vào đó là
các loại bóng đèn cao áp có khả năng thu hút cá, mực tập trung tốt hơn. Các nghề khai
thác hải sản ở nước ta có sử dụng ánh sáng bao gồm: nghề lưới vây, lưới mành, lưới
vó, lưới chụp mực, lưới vó mạn tàu (pha xúc) và câu mực[10]. Đối tượng khai thác
chính của các nghề trên là các loài cá nổi nhỏ như cá nục, cá trích, cá bạc má, mực
ống và mực xà,
Nhìn chung, sử dụng ánh sáng trong khai thác hải sản ở nước ta chủ yếu cũng
dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của ngư dân và phụ thuộc vào từng nghề, từng đối
tượng khai thác.
Các bóng đèn điện được sử dụng để thu hút cá, mực tập trung đa dạng về chủng
loại và có công suất chiếu sáng khác nhau nhưng phổ biến là ánh sáng trắng và chiếu
trên mặt nước. Bóng đèn chiếu dưới mặt nước (đèn ngầm) cũng từng được sử dụng
trong nghiên cứu thực nghiệm vào những năm 1963-1964 ở nước ta và cũng từng
được đưa vào sử dụng trong khai thác thương phẩm trong những năm gần đây.
Theo Nguyễn Văn Lục năm 1991 cho thấy từ năm 1962-1963, Việt Nam hợp tác
với Liên Xô tiến hành nghiên cứu thử nghiệm ánh sáng điện với công suất nguồn sáng
là 13,6 kW để thu hút cá tập trung rồi dùng lưới nâng hình chóp để khai thác. Kết quả
bắt được các loài cá nổi nhỏ như cá nục, cá cơm, cá trích và mực,
Và từ năm 1963-1964 Việt Nam hợp tác với Triều Tiên về nghiên cứu thử
nghiệm nguồn sáng điện bằng đèn huỳnh quang chiếu trên và dưới mặt nước để đánh

cá bằng lưới vó mạn tàu và lưới vây. Kết quả cũng bắt được các loài cá nổi như cá nục,
cá trích, cá cơm và mực,…
Nghiên cứu của Chu Tiến Vĩnh năm 1999 cho rằng từ 1967-1972 có một số đề
tài cơ giới hoá nghề vó đèn và vây cơ giới được triển khai trên tàu các tàu có công suất
90CV và 250CV sử dụng đèn măng xông 4 mạn và đèn điện chiếu dưới mặt nước để
tập trung cá. Đối tượng đánh bắt chủ yếu là cá nổi nhỏ như cá nục Decapterus spp., cá
trích Sardinella spp., cá cơm Anchoviella spp., cá thu Scomberomorus spp., cá bạc má
Rastreliger kanagurta và mực ống Loligo spp.
12


Nghiên cứu của Nguyễn Đình Nhân năm 2001 cho rằng từ năm 1992 ngư dân
Việt Nam bắt đầu du nhập nghề lưới chụp mực kết hợp ánh sáng từ Thái Lan. Nghề
này chủ yếu khai thác các loài mực ống gần bờ và đến nay đã trở thành một trong
những nghề khai thác hải sản quan trọng của các tỉnh ven biển vịnh Bắc Bộ và một số
tỉnh miền Trung.
Nguyễn Long năm 2001 đã nghiên cứu thử nghiệm nghề câu tay và câu máy tời
cuốn khai thác mực đại dương (Sthenoteuthis Oualaniensis) và mực ống (Loligo SPP.)
ở vùng biển xa bờ. Kết quả sản lượng của nghề câu tay và máy tời đạt 0,0183
(kg/lưỡi/giờ) thấp hơn 1,72 lần sản lượng khai thác bằng nghề lưới rê và 5,1 lần sản
lượng nghề chụp mực.
Nguyễn Long năm 2003 tiếp tục thử nghiệm khai thác cá ngừ bằng lưới vây khơi
kết hợp ánh sáng. Các chuyến nghiên cứu thử nghiệm được trang bị máy dò cá (máy
dò ngang) và nguồn sáng có tổng công suất chiếu sáng lên tới 13,6kW. Tuy nhiên,
nghiên cứu này không sử dụng ánh sáng màu cũng như ánh sáng chiếu dưới mặt nước.
Kết quả nghiên cứu trong luận án tiến sỹ về “Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả nguồn sáng trong nghề lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng” của Nguyễn
Đức Sĩ năm 2006 cho rằng công suất chiếu sáng, độ cao và gốc treo bóng đèn có ảnh
hưởng tới tới sản lượng khai thác cá nục sồ trên tàu lưới vây ánh sáng ở vùng biển xa bờ.
Đoàn Văn Phụ năm 2010 tiến hành nghiên cứu thử nghiệm khai thác cá nổi bằng

lưới vây sử dụng ánh sáng đèn ngầm và các loại ánh sáng màu chiếu trên mặt nước ở
vùng biển xa bờ miền Trung và miền Nam. Kết quả cho rằng loại ánh sáng màu trắng
đạt hiệu quả cao nhất.
Như vậy, trong nước cũng đã có những công trình nghiên cứu về tập tính sinh
học một số loài mực ống và công nghệ khai thác đối với các loài mực này. Đây cũng là
cơ sở để luận văn phân tích và đánh giá hiện trạng công nghệ khai thác nghề câu kiêm
mành khai thác mực ở khu vực Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu sẽ đưa
ra một số nhận định có cơ sở để phát triển nghề này theo xu hướng bền vững.
1.2.2 Nghiên cứu các mô hình khai thác – dịch vụ hậu cần
Từ sau khi đất nước giải phóng đến năm 2000 các Viện nghiên cứu thuộc Bộ
Thủy sản (cũ) tập trung nghiên cứu về mô hình hợp tác xã nghề cá (kiểu cũ). Các hợp
tác xã với quan hệ sản xuất là sở hữu tập thể tư liệu sản xuất (tàu thuyền, ngư cụ ).
Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, mô hình hợp tác xã đã bộc lộ nhiều yếu kém và
13


tan rã. Kết quả nghiên cứu đưa ra mặt yếu kém đó là quan hệ sỡ hữu chung, chính vì vậy
mà của cải làm ra được xem là của cải chung. Cũng trong giai đoạn này nghề cá lạc hậu
và khai thác kém hiệu quả vì tích luỹ để phát triển sản xuất hầu như không có. Nhiều
hợp tác xã, quốc doanh nhà nước làm ăn thua lỗ, một số hoạt động có hiệu quả thì xảy ra
tình trạng tham nhũng, làm cho người dân rơi vào hoang mang không có lòng tin đối với
các mô hình này.

Từ năm 2000 trở lại đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về mô hình sản xuất
trên biển, các công trình nghiên cứu đều tập trung nghiên cứu theo hướng đánh giá
hiện trạng hoạt động của các mô hình khai thác – dịch vụ hậu cần nghề cá. Kết quả
nghiên cứu về hiện trạng các dạng mô hình khai thác – dịch vụ hậu cần nghề cá ở nước
ta hiện nay như sau:
* Mô hình khai thác – dịch vụ hậu cần dạng tàu mẹ - tàu con.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Duy Chỉnh năm 2009 đưa ra:

+ Đến năm 2015 số lượng tàu thuyền trên 75 cv là 6.000 chiếc được xây dựng
thành 500 - 750 tổ khai thác xa bờ (8 – 10 tàu/01 tổ và 12 - 14 tàu/01 tổ). Các tổ xa bờ
gồm: Tàu lưới rê khai thác khơi chiếm 2.000 chiếc chia thành 208 - 250 tổ; Tàu chụp
mực khai thác khơi 1.000 chiếc chia thành 100 - 125 tổ; Tàu nghề vó khơi 1.000 chiếc
chia thành 100 - 125 tổ; Tàu nghề câu khơi 1.000 chiếc chia thành 100 -120 tổ; Tàu
nghề lưới kéo bay khoảng 200 chiếc chia thành 20 – 25 tổ; Tàu nghề khác chiếm
khoảng 800 chiếc chia thành 60 - 80 tổ; Tàu dịch vụ khai thác 500 chiếc chia thành 10
tổ. Tương ứng với các tổ và số tàu, địa phương tự cơ cấu tổ chức sản xuất phù hợp với
số lượng tàu xa bờ thực tế của mình theo nghề, vân động thành lập tổ liên thôn - xã; tổ
liên xã để khai thác. Theo đó mỗi tổ có 01 tàu dịch vụ cho 10 - 12 tàu khai thác tương
ứng với 1 tổ, ước tính khoảng 500 tàu dịch vụ chia làm 10 tổ [2,3,4].
+ Đến năm 2015 số lượng tàu thuyền vùng lộng và ven bờ khoảng 44.000 chiếc
chia làm 4.000 - 4.400 tổ. Mỗi tổ khoảng 10 -11 tàu; 14.000 chiếc từ 46 - 75 cv chia
làm 1.280 - 1.400 tổ; 20.000 chiếc từ 21 - 45 cv chia làm 1.820 - 2.000 tổ; 10.000
chiếc nhỏ hơn 21 cv chia làm 900 - 1.000 tổ. Địa phương phân theo cách chia này để
hướng dẫn và quyết định thành lập tổ liên thôn - xã và liên xã [2,3,4].
Như vậy, việc chia tổ (đội) khai thác như trên là chưa phù hợp và hoàn toàn áp
đặt, chưa có cơ sở khoa học; chưa nêu rõ được cấu trúc, phương thức hoạt động và cơ
chế chính sách của các mô hình tổ (đội).

×