Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Phát triển các hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.78 KB, 112 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại hiện nay việc phát triển nhanh chóng của các dịch vụ là
một tất yếu. Sự chuyên môn hóa sâu sắc trong phân công lao động xã hội làm
năng suất lao động tăng nhanh. Các dịch vụ ra đời phục vụ cho nhu cầu một
cách tốt hơn với chi phí rẻ hơn. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ
logistics đã tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh bước sang một giai đoạn
phát triển mới, giai đoạn kinh doanh đa quốc gia. Tận dụng và phát triển các
dịch vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho các doanh nghiệp mở
rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nghiên cứu hoạt động hậu cần vật tư dưới góc độ dịch vụ trong chuyên đề với
nội dung “ Phát triển các hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất
của công ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội”, nghiên cứu nội dung của
dịch vụ hậu cần vật tư và các loại dịch vụ hậu cần vật tư, vai trò và sự tác
động của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có
biện pháp phát triển các dịch vụ này nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội.
Cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị phòng Sản xuất kinh doanh
xuất nhập khẩu, Phòng kế toán tài chính và sự hướng dẫn tận tình của GS.TS
Đặng Đình Đào em đã hoàn thành được chuyên đề thực tập này.
Chuyên đề thực tập nghiên cứu vấn đề “ Phát triển dịch vụ hậu cần cho
sản xuất của công ty Cổ phần dệt vải Công nghiệp Hà Nội” được phân tích
trên cơ sở lý luận chung và thực trạng phát triển hoạt động này tại Công ty
trong vòng năm năm qua. Chuyên đề bao gồm ba chương:
Chương I: Lý luận chung về dịch vụ hậu cần vật tư của doanh nghiệp
Bùi Thị Huế Lớp Thương mại 46A
Chuyên đề tốt nghiệp
Chương II: Phân tích thực trạng công tác dịch vụ hậu cần vật tư của
công ty Cổ phần dệt vải Công nghiệp Hà Nội. Sự tác động của công tác dịch
vụ hậu cần vật tư đến hoạt động kinh doanh của công ty


Chương III: Giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất
cho công ty Cổ phần dệt vải Công nghiệp Hà Nội.
Chuyên đề là kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Mọi
số liệu được sử dụng trong chuyên đề đều là các số liệu thực tế do công ty
cung cấp, phản ánh chính xác thực trạng hoạt động hiện này của công ty.
Chuyên đề còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong được sự góp ý
của các thầy cô và anh chị trong công ty để chuyên đề được hoàn chỉnh.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bùi Thị Huế Lớp Thương mại 46A
Chuyên đề tốt nghiệp
Chương I: Lý luận chung về dịch vụ hậu cần vật tư cho
sản xuất của các doanh nghiệp
I.Khái quát về dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất và vai trò của nó
trong sản xuất của các doanh nghiệp.
1.Khái niệm về dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất.
Doanh nghiệp sản xuất là doanh nghiệp thực hiện một hoặc nhiều các phương
thức sản xuất nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Nói cách khác đó là doanh nghiệp
thực hiện công việc hoạt động sản xuất ra các sản phẩm, tiêu thụ chúng trên thị
trường để thu lợi nhuận. Như vậy mục tiêu cốt lõi của bất kì một doanh nghiệp nào
khi hoạt động trên thị trường cũng là lợi nhuận. Để thực hiện được mục đích này
doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động sản xuất, xem xét trên giác độ hoạt đông
của doanh nghiệp thì hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động:
mua sắm các yếu tố đầu vào cho sản xuất, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và
cuối cùng là hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Mô tả hoạt động qua sơ đồ sau:

Qua sơ đồ trên ta có thể thấy rằng hoạt động đầu tiên của quá trình sản xuất
kinh doanh là hoạt động mua sắm các yếu tố đầu vào. Đây là hoạt động đầu tiên mang
tính chất quyết định đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
Yếu tố vật tư kỹ thuật( vật tư) là đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất kinh
doanh và chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp. Cần hiểu rõ

thế nào là vật tư trong sản xuất. Vật tư chính là sản phẩm của lao động sử dụng để sản
xuất ra sản phẩm trong doanh nghiệp. Như vậy phân biệt vật tư và hàng hóa tiêu dùng
chính là ở mục đích sử dụng của chúng, hàng tiêu dùng là sản phẩm con người tạo ra
nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của con người. Tùy xem góc độ xem xét thế nào mà
Bùi Thị Huế Lớp Thương mại 46A
Mua sắm các
yếu tố đầu
vào cần cho
sản xuất
Tổ chức hoạt
động sản
xuất
Tiêu thụ
sản phẩm
Chuyên đề tốt nghiệp
hàng hóa đó là hàng tiêu dùng hay là vật tư. Vật tư kĩ thuật là một dạng biểu hiện của
tư liệu sản xuất,dùng chỉ những vật có chức năng làm tư liệu sản xuất, đang trong quá
trình vận động từ sản xuất đến tiêu dùng cho sản xuất của doanh nghiệp, chưa bước
vào tiêu dùng sản xuất trực tiếp. Tuy nhiên không phải mọi tư liệu sản xuất đều là vật
tư kĩ thuật. Tư liệu sản xuất bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động. Các sản
phẩm của tự nhiên phải qua cải biến và tác động của con người thì mới có các đặc
thù, và các tính năng kỹ thuật, do đó nên không phải mọi đối tượng lao động đều là
sản phẩm của lao động, chỉ nguyên vật liệu mới là sản phẩm của lao động. Vật tư kĩ
thuật chỉ là một bộ phận trong tư liệu sản xuất.
Hoạt động cuối cùng trong chuỗi hoạt động của doanh nghiệp đó là hoạt động tiêu
thụ sản phẩm, đây là hoạt động vô cùng khó khăn ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp, đặc biệt trong cơ chế “một người mua, vạn người bán” như
hiện nay.
Xem xét hoạt động đầu tiên để trả lời cho câu hỏi “ Dịch vụ hậu cần vật tư cho sản
xuất là gì?” và phân biệt hoạt động hậu cần trong sản xuất và hậu cần trong tiêu thụ

sản phẩm.
Thuật ngữ “hậu cần” xuất hiện cách đây hơn hai ngàn năm, thuật ngữ này được sử
dụng đầu tiên trong quân đội, thuật ngữ được dịch ra từ tiếng Anh là logistics.
Logistics được coi là một nhánh trong nghệ thuật chiến đấu, đó chính là việc vận
chuyển và cung cấp lương thực, thực phẩm, trang thiết bị …đúng nơi, đúng lúc khi
cần thiết cho lực lượng chiến đấu. Hậu cần đã giúp cho quân đội các nước tham chiến
gặt hái được nhiều thắng lợi. Điển hình là quân đội hoàng gia Pháp ở thế kỷ XVII-
XVIII, khi đối đầu với sức mạnh hải quân Anh, thủy quân hoàng gia Pháp yếu kém
rất nhiều, song với sự nỗ lực lớn về công nghiệp và hậu cần diễn ra trong gần một thế
kỷ, Pháp đã biết cách biến điểm yếu của mình thành sức mạnh cho phép họ đóng vai
trò chủ chốt trong cuộc chiến tranh độc lập ở Châu Mỹ, ngăn cản hoạt động của Anh
ở vùng đất này.Pháp trở thành thành viên quyết định kết thúc cuộc chiến tranh bằng
hiệp ước Vecsai( 1783) văn bản thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Bùi Thị Huế Lớp Thương mại 46A
Chuyên đề tốt nghiệp
Theo từ điển Hán Việt, hậu cần là công tác ở hậu phương nhằm phục vụ quân đội
về mọi mặt cần thiết.
Ngày nay thuật ngữ hậu cần được áp dụng trong kinh tế để diễn tả toàn bộ quá
trình vận động của nguyên vật liệu và sản phẩm đi vào và hàng hóa đi ra khỏi doanh
nghiệp qua khâu phân phối tới tay người tiêu dùng. Như vậy hậu cần chính là nghệ
thuật tổ chức sự vận động của hàng hóa, nguyên vật liệu từ khi mua sắm vật tư, qua
các quá trình lưu kho, sản xuất cho đến khi phân phối đưa hàng hóa đến tay người
tiêu dùng. Như vậy hoạt động hậu cần bao gồm hai hoạt động lớn tách biệt nhau đó là
hoạt động hậu cần vật tư cho sản xuất và hậu cần cho tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về hậu cần (logistics).
 Theo hội đồng quản trị logistics Mỹ năm 1988: Logistics là quá trình lên kế
hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển
và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn thành phẩm và các thông tin liên quan từ
điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu của
khách hàng.

 Theo tác giả Donald J.Bowersox-CLM Proceeding-1987: Logistics là một
nguyên lý đơn lẻ nhằm hướng dẫn quá trình lên kế hoạch, định vị và kiểm
soát các nguồn nhân lực và tài lực có liên quan tới hoạt động phân phối vật
chất, hỗ trợ sản xuất và hoạt động mua hàng.
 Theo Ủy ban quản lý logistics của Mỹ thì: Logistics là quá trình lập kế hoạch,
lựa chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển
và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên
vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ
giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối
cùng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
 Theo khái niệm của Liên hợp quốc được sử dụng cho khóa đào tạo quốc tế về
vận tải đa phương thức và quản lý logistics tổ chức tại Đại học Ngoại thương
Hà Nội tháng 10/2002 thì: Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển
Bùi Thị Huế Lớp Thương mại 46A
Chuyên đề tốt nghiệp
nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra các sản phẩm cho tới tay
người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng…
Qua các khái niệm trên đây, cho thấy cho dù có khác nhau về cách diễn đạt,
cách trình bày nhưng trong nội dung tất cả định nghĩa đề cho thấy điểm chung đó là
thừa nhận logistics không phải là một hoạt động riêng lẻ mà là cả một quá trình quản
lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua các quá trình lưu kho,
sản xuất ra sản phẩm và phân phối đến tay người tiêu dùng. Chính vì vậy mà logistics
luôn được viết ở dạng số nhiều.
Xem sơ đồ sau:




Logistics đến (logistics nội biên) Logistics đi (logistics ngoại biên)
Chuỗi Logistics

Xem xét chuỗi hậu cần (chuỗi logistics) của một doanh nghiệp sản xuất có thể
phân biệt rõ ràng hai hoạt động cơ bản nhất: hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư
(logistics đến) và hoạt động hậu cần tiêu thụ sản phẩm (logistics đi).
Vậy dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất hay chính là logistics đến (logistics nội biên)
đó là các hoạt động chuẩn bị cho mua sắm vật tư cho sản xuất,quản lý dòng lưu
chuyển của vật tư từ khi mua sắm đến khi lưu kho và chuẩn bị vật tư sử dụng cho sản
xuất nhằm đảm bảo đầy đủ, kịp thời các yếu tố cho sản xuất sản phẩm.
Bùi Thị Huế Lớp Thương mại 46A
Điểm cung
cấp nguyên
vật liệu
Kho dự trữ
nguyên liệu Sản xuất
Kho dự trữ
sản phẩm
Thị trường
tiêu thụ
Kho Nhà
máy
Kho
A
Kho
Nhà
máy
Kho
B
Chuyên đề tốt nghiệp
2. Vai trò của dịch vụ hậu cần vật tư trong sản xuất cho các doanh nghiệp.
2.1 Tính tất yếu của dịch vụ hậu cần vật tư trong sản xuất cho các doanh nghiệp.
Trước đây hậu cần được sử dụng trong quân sự và mang lại hiệu quả rõ dệt. Trong

chiến tranh nghệ thuật này đã được tận dụng và phát triển mang lại những thắng lợi
lớn. Nhưng một thời gian dài thời kì hậu chiến, nghệ thuật trong “hậu cần” đặc biệt là
dịch vụ hậu cần vật tư bị lãng quên và bị coi nhẹ. Nhưng trong tình hình hiện nay, các
doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ hậu cần vật tư trong việc
thúc đẩy kinh doanh có hiệu quả hơn. Chính vì vậy họ bắt đầu quan tâm chú trọng tìm
các biện pháp để thúc đẩy hoạt động này. Theo xu thế chung tất yếu phải phát triển
dịch vụ hậu cần vật tư trong từng doanh nghiệp.
 Thứ nhất, chi phí vận tải tăng nhanh. Với mức tăng chóng mặt của giá dầu thô
trên thế giới hiện nay kéo theo sự tăng giá của một loạt các mặt hàng làm kinh
tế thế giới chao đảo. Chi phí vận tải tăng, vận tải không thể là nhân tố cố định
trong phương án kinh doanh của doanh nghiệp nữa, như vậy đòi hỏi thực tế
cần có cấp quản lý cao hơn để can thiệp vào lĩnh vực liên quan đến vận tải và
cả trong lĩnh vực chính sách cũng như quá trình thực hiện.
 Thứ hai, hiệu quả sản xuất đã đạt tới đỉnh cao, do đó ngày càng khó khăn hơn
trong việc tìm kiếm các biện pháp nhằm tiết kiệm hơn nữa những chi phí từ
sản xuất. Vì vậy, muốn tối ưu hóa quá trình sản xuất vật chất các doanh nghiệp
phải tìm một giải pháp “phân phối vật chất” và “hậu cần vật tư sản xuất” .
Dịch vụ hậu cần vật tư giúp cho quá trình cung ứng vật tư có hiệu quả cao, tối
ưu hóa đầu vào và giảm chi phí tới mức tối thiểu.
 Thứ ba, sự thay đổi trong nguyên lý dự trữ hàng hóa. Trước đây người bán lẻ
giữ đến 50% hàng hóa của công ty,nửa còn lại là trong tay người bán buôn và
doanh nghiệp. Hiện nay thay đổi tỷ lệ nắm giữ hàng hóa: bán lẻ chiếm 10%
còn lại là các nhà phân phối và sản xuất giữ 90%.
 Tiếp theo là công nghệ thông tin ngày càng phát triển, cung cấp các nguồn
hàng và đơn hàng nhanh chóng, quá trình đàm phán và kí kết hợi đồng được
diễn ra trong thời gian ngắn và mang lại hiệu quả cao. Việc ứng dụng thương
Bùi Thị Huế Lớp Thương mại 46A
Chuyên đề tốt nghiệp
mại điện tử trong hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư rõ ràng tạo ra những giá trị
mới mà trong cách truyền thống không thể có được.

 Cuối cùng là sự gia tăng sử dụng vi tính trong doanh nghiệp. Hiện nay các
doanh nghiệp chuyển sang áp dụng JIT( just in time).
Trên đây là các nguyên nhân cơ bản thúc đẩy sự ra đời và phát triển tất yếu của
dịch vụ hậu cần vật tư.Khi xã hội có sự biến đổi, muốn tối ưu quá trình sản xuất vật
chất, giờ đây không thể chỉ chú trọng vào khâu sản xuất mà cần phải quan tâm phát
triển dịch vụ hậu cần vật tư, kết hợp các yếu tố có liên quan trong hoạt động logistics
đến để tạo thành dòng chảy liên tục, rút ngắn vòng quay của vật tư, giảm tối đa chi
phí giao thông vận tải, mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận hơn.
Sức lao động, vật tư và vốn là đầu vào cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của mỗi doanh nghiệp, để đạt được mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn,
doanh nghiệp cần tiến hành sản xuất kinh doanh liên tục, ổn định. Muốn vậy doanh
nghiệp cần đảm bảo vật tư đủ về số lượng, đúng về chất lượng và chủng loại, kịp thời
về mặt thời gian. Vì vậy đảm bảo vật tư là một nhu cầu khách quan, tất yếu, là điều
kiện cần thiết cho mọi nền sản xuất kinh doanh của toàn xã hội.
2.2 Vai trò của dịch vụ hậu cần vật tư đối với các doanh nghiệp.
Hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm nhiều bước, nhiều khâu kế tiếp nhau,
mỗi khâu đều có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời .Hoạt động sản xuất kinh
doanh được ví như một dây xích mà trong đó mỗi khâu của hoạt động sản xuất chính
là một mắt xích của sợi dây,chúng kết hợp với nhau giúp cho bộ máy kinh doanh của
các doanh nghiệp quay nhanh trong nền kinh tế thị trường.
Công tác hậu cần vật tư, mua sắm các yếu tố đầu vào cho sản xuất là hoạt động
đầu tiên trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đó là “mắt
xích” điều kiện cần cho mọi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh tạo ra
sản phẩm lưu thông buôn bán thu lợi nhuận. Bất kì quá trình sản xuất kinh doanh sử
dụng công nghệ sản xuất hiện đại đến đâu cũng cần phải có vật tư thì mới có thể sản
xuất ra sản phẩm. Vì vậy trước hết đảm bảo vật tư tức là đảm bảo điều kiện đầu vào
cho sản xuất. Mặt khác đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời, đồng bộ các yếu tố đầu
Bùi Thị Huế Lớp Thương mại 46A
Chuyên đề tốt nghiệp
vào cho sản xuất sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành bình thường

và đạt hiệu quả cao, quyết định đến khả năng tái sản xuất mở rộng.
Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng đồng thời nó lại là
cơ sở để thực hiện thương mại đầu ra với hai tác động cơ bản. Thứ nhất, chất lượng
của yếu tố vật tư kĩ thuật sẽ tác động đến chất lượng của sản phẩm đầu ra.
Xem xét đến các yếu tố tạo dựng lên uy tín thương hiệu của một doanh nghiệp
trên thị trường thì yếu tố chất lượng luôn là yếu tố cốt lõi, cơ bản nhất tạo danh tiếng
cho bất kì một doanh nghiệp nào. Dịch vụ và thái độ phục vụ của doanh nghiệp có
cao đến đâu, nhưng sản phẩm cung cấp chất lượng kém cũng không thể giữ chân
khách hàng về lâu dài cho doanh nghiệp. Mặt khác, người tiêu dùng với ngân sách
tiêu dùng có hạn, họ luôn tìm mọi cách để tối đa hóa lợi ích tiêu dùng của mình.
Họ luôn đòi hỏi các sản phẩm phải thỏa mãn được một nhu cầu nào đó, yếu tố
mà họ luôn quan tâm đó là giá cả và chất lượng sản phẩm. Qua phân tích có thể thấy
rõ vai trò của dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất đối với doanh nghiệp, ngoài việc
giúp tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư còn
giúp tăng độ thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của doanh nghiệp và gián tiếp thỏa mãn nhu
cầu của khách hàng. Khi đóng vai trò là đối tượng lao động chủ yếu là nguyên vật
liệu, vật tư sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu, góp phần
sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh. Chi phí cho vật tư chiếm 60% đến 70% trong cơ
cấu giá thành sản phẩm, sử dụng hiệu quả vật tư và có các biện pháp thúc đẩy dịch
vụ hậu cần vật tư cho sản xuất sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả
công tác hậu cần đầu vào cho sản xuất, và từ đó góp phần nâng cao sức cạnh tranh
của doanh nghiệp.
Với tư cách là tư liệu lao động, vật tư kĩ thuật với bộ phận chủ yếu là máy móc
thiết bị, thể hiện trình độ trang bị kĩ thuật cho sản xuất, thể hiện công nghệ mà doanh
nghiệp sử dụng, mức độ hiện đại và công suất của trang thiết bị. Đây là nhân tố nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm sản xuất đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Làm tốt công tác dịch vụ hậu cần vật tư trong sản xuất giúp cho việc phát triển
Bùi Thị Huế Lớp Thương mại 46A
Chuyên đề tốt nghiệp
và mở rộng hơn nữa quy mô kinh doanh và tái sản xuất mở rộng của các doanh

nghiệp.
Dịch vụ hậu cần vật tư trong sản xuất của bất kì một doanh nghiệp nào cũng
đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là hoạt động bổ trợ cho hoạt động hậu cần đầu
vào mang tính chất quyết định cho toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Chi phí cho mua sắm vật tư là chi phí lớn nhất trong toàn bộ giá
thành sản phẩm. Chính vì thế việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông
qua hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng và thương hiệu của doanh nghiệp
phải thông qua việc phát triển và hoàn thiện các dịch vụ hậu cần của doanh nghiệp.
Hoàn thiện hay phát triển dịch vụ hậu cần vật tư hiện nay đang được các doanh
nghiệp vô cùng chú trọng theo hướng giảm chi phí vận tải và giao nhận vật tư, cung
cấp đầy đủ, kịp thời, đồng bộ vật tư cho sản xuất, sử dụng vật tư hiệu quả và tiết
kiệm.
Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào hoạt động hậu
cần vật tư, bất kỳ một sự chậm trễ nào về mặt thời gian và không đồng bộ về chủng
loại chất lượng, không đảm bảo cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng có thể
gây ra sự ngừng trệ sản xuất, gây ra các xung đột do vi phạm hợp đồng mất đi các
quan hệ kinh tế đã được thiết lập, làm mất uy tín thương hiệu và mất đi hình ảnh của
doanh nghiệp, gây tổn thất trong sản xuất kinh doanh. Dịch vụ hậu cần vật tư giúp
cho các hoạt động hậu cần đầu vào được thực hiện với mức độ hiệu quả cao nhất
thông qua các hoạt động hỗ trợ cho cung ứng vật tư như: giao thông vận tải, chuẩn bị
tài chính cho mua sắm, chuẩn bị vật tư đồng bộ cho sản xuất, chuẩn bị kho bãi cho
giao nhận…
2.3 Vai trò đối với nền kinh tế và xã hội
Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế và xã hội, sự phát triển lớn mạnh
của doanh nghiệp có vai trò to lớn trong các bước phát triển của xã hội. Để tìm cách
nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp đã tiến hành khai thác và sử dụng các nguồn lực có
hạn hiệu quả và kinh tế nhất, không ngừng khai thác các biện pháp nhằm tối ưu hóa
Bùi Thị Huế Lớp Thương mại 46A
Chuyên đề tốt nghiệp
các nhân tố trong và ngoài tiềm lực của doanh nghiệp. Sự phát triển đó đã góp phần

đáng kể trong sự tiến bộ và phồn thịnh của nền kinh tế và sự đi lên của xã hội.
Doanh nghiệp sử dụng một lượng lao động đáng kể, giải quyết vấn đề lao động
và giúp ổn định xã hội. Ngày nay nhu cầu về lao động có tay nghề cao đòi hỏi con
người cần phải nâng cao trình độ bản thân để theo kịp thời đại và đáp ứng được nhu
cầu của các doanh nghiệp.
Sản xuất là hoạt động cơ bản quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội,
là trung tâm của mọi hoạt động khác trong xã hội là hoạt động chính trong toàn bộ
hoạt động chung.
Trong xã hội mục đích sản xuất là để phục vụ tiêu dùng. Nhưng trong thời đại
ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin đã
làm cho quá trình toàn cầu hóa và quốc tế hóa diễn ra mạnh mẽ hơn và sâu sắc hơn.
Dịch vụ hậu cần vật tư có vai trò to lớn trong phân phối vật chất của xã hội thông qua
quá trình mua sắm vật tư thiết bị phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp. Phát triển
dịch vụ hậu cần vật tư góp phần giảm chi phí đầu vào, giảm thiểu được những rủi ro
trong kinh doanh, và giúp doanh nghiệp làm ăn ngày càng có lãi, mở rộng quan hệ sản
xuất kinh doanh cũng như các mối quan hệ kinh tế, góp phần trong việc thúc đẩy hiệu
quả kinh doanh và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
3. Ý nghĩa nghiên cứu công tác dịch vụ hậu cần vật tư trong sản xuất của các
doanh nghiệp.
Nghiên cứu công tác dịch vụ hậu cần vật tư trong sản xuất của các doanh
nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh đều
nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận, nhưng làm thế nào để đạt được thành công trong
kinh doanh thì không phải doanh nghiệp nào cũng khai thác hết được các yếu tố.
Trong thời đại hiện nay khi mà công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, việc mở
rộng qui mô sản xuất và năng suất của máy móc hầu như đã được khai thác hết.
Trong khi việc chú trọng trong khâu hậu cần gần như chưa được các doanh nghiệp
quan tâm đúng mức. Trong phương án hậu cần vật tư, phương án về vận chuyển là
một phương án cố định, việc lựa chọn bạn hàng và giao dịch có lợi nhất chưa được
Bùi Thị Huế Lớp Thương mại 46A
Chuyên đề tốt nghiệp

xem xét. Chi phí về vật tư và kĩ thuật chiếm từ 60% đến 70% giá thành sản phẩm,
trong đó chi phí vận tải chiếm 80% chi phí mua vật tư. Điều đó đặt ra thực tế rằng cần
phải tập trung giảm chi phí trong khâu hậu cần, cụ thể trong hậu cần vật tư của doanh
nghiệp.
Công tác hậu cần vật tư có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Hoạt động hậu cần vật tư cho sản xuất cần đáp ứng được bốn yêu cầu
cho sản xuất đó là: đúng về chất lượng, đủ về số lượng, kịp thời về mặt thời gian và
đồng bộ về mặt cơ cấu. Nâng cao hiệu quả của từng công tác trong chuỗi logistics đến
nhằm tăng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy
tăng trưởng và mở rộng qui mô sản xuất.
Nghiên cứu dịch vụ hậu cần vật tư trong sản xuất của các doanh nghiệp để
hiểu rõ được các yếu tố hay nội dung của hoạt động hậu cần vật tư, thấy được vai trò
và tầm quan trọng của hoạt động này đối với doanh nghiệp và với xã hội. Có lí luận
đúng đắn về công tác hậu cần vât tư, từ đó có các biện pháp phát triển dịch vụ hậu
cần vật tư phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
II.Nội dung dịch vụ hậu cần vật tư và các loại dịch vụ hậu cần vật tư
trong sản xuất của các doanh nghiệp.
Hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất là một hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản
xuất, đó là hoạt động đầu tiên trong toàn bộ quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Nội dung của dịch vụ mua sắm vật tư được mô tả khái quát qua sơ
đồ dưới đây:

Các hoạt động trong quá trình nêu trên có nội dung tương đối độc lập với nhau
nhưng giữa chúng có mối quan hệ với nhau. Kết quả của quá hoạt động trước là tiền
đề cho hoạt động tiếp theo. Phục vụ cho các hoạt động trên được diễn ra một cách
nhanh chóng, đúng tiến độ, kế hoạch và hiệu quả có sự hỗ trợ của các dịch vụ hậu cần
Bùi Thị Huế Lớp Thương mại 46A
Xây dựng kế
hoạch yêu cầu
vật tư

Xây dựng và
thực hiện kế
hoạch mua vật

Quản trị vật tư
trong nội bộ
doanh nghiệp
Đánh giá hoạt
động đảm bảo
vật tư
Chuyên đề tốt nghiệp
như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ tài chính cho mua sắm vật tư, dịch vụ kho tàng bảo
quản…
1. Nội dung của dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của các doanh nghiệp
1.1Xác định nhu cầu vật tư cho sản xuất của các doanh nghiệp
Đây là hoạt động đầu tiên trong chuỗi dịch vụ hậu cần cho sản xuất của
doanh nghiệp. Hoạt động này quyết định toàn bộ đến các hoạt động khác trong chuỗi
logistics đến của doanh nghiệp.
Xác định kế hoạch mua sắm vât tư nhằm trả lời cho ba câu hỏi: những danh
mục vật tư hàng hóa nào có nhu cầu? Số lượng nhu cầu của mỗi loại vật tư?phân phối
nhu cầu theo thời gian? Trên cơ sở kết quả của quá trình xác định nhu cầu vật tư
người ta sẽ tiến hành lập các kế hoạch và tổ chức mua sắm vật tư phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp.
1.1.1. Nhu cầu vật tư là gì và các đặc trưng cơ bản.
Nhu cầu là thuật ngữ dùng để chỉ cảm giác thiếu hụt một thứ gì đó mà con
người cảm nhận được. Nhu cầu của con người vô cùng đa dạng và phức tạp, bao gồm
nhiều thứ bậc. Chỉ khi các nhu cầu ở bậc thấp được thỏa mãn thì con người mới xuất
hiện các nhu cầu ở bậc cao hơn. Nhìn chung nhu cầu hàm chứa ba mức độ: nhu cầu tự
nhiên, mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán (hay nhu cầu hiện thực).Trong
đó nhu cầu có khả năng thanh toán là nhu cầu ở mức cao nhất. Nhu cầu có khả năng

thanh toán là những mong muốn có khả năng trở thành hiện thực nếu như có sản
phẩm thỏa mãn được nhu cầu. Nhu cầu có khả năng thanh toán là nhu cầu mà các
nhà sản xuất kiếm tìm và tìm mọi cách để thỏa mãn nó. Trong doanh nghiệp nhu cầu
về vật tư kỹ thuật cho sản xuất là một nhu cầu có khả năng thanh toán và phải được
thỏa mãn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vậy nhu cầu vật tư là những nhu cầu thiết yếu về nguyên nhiên vật liệu, thiết bị
máy móc để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhất định. Doanh nghiệp mua
sắm vật tư chính là hoạt động đầu tư nhằm mục đích sinh lời. Vật tư cũng là một loại
hàng hóa, do đó hoạt động mua sắm vật tư có những đặc điểm của nhu cầu hàng hóa
và dịch vụ nói chung. Tuy nhiên có thể nói vật tư kỹ thuật là một loại hàng hóa đặc
Bùi Thị Huế Lớp Thương mại 46A
Chuyên đề tốt nghiệp
biệt, điều khác nhau cơ bản giữa vật tư và hàng hóa tiêu dùng cá nhân thông thường
chính là ở mục đích sử dụng. Hàng hóa tiêu dùng là sản phẩm mà lao động của con
người tạo ra sử dụng cho mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người. Hàng
hóa tiêu dùng dùng cho mục đích cá nhân và không tạo ra giá trị mới trong quá trình
sử dụng, hàng hóa tiêu dùng cá nhân sau khi tiêu dùng không còn tồn tại trở lại trên
thị trường. Hàng hóa tiêu dùng cá nhân có đặc trưng cơ bản đó là khi phân loại căn cứ
chủ yếu vào thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Mua sắm vật tư lại dựa trên
việc xác định nhu cầu hàng hóa của khách hàng trên trị trường hoặc tham gia vào quá
trình quản lý điều hành của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ tiến hành
mua sắm vật tư kỹ thuật để phục vụ cho các mục đích trên. Do đặc điểm của tư liệu
sản xuất và đặc điểm của vật tư tiêu dùng nên sự vận động của cầu vật tư và sự vận
động của cầu tiêu dùng có sự khác biệt với nhau.
Nhu cầu vật tư mang tính khách quan phản ánh yêu cầu sản xuất về một loại vật
tư nhất định. Nhu cầu vật tư là nhu cầu về hàng hóa công nghiệp nên hầu như không
có sự co dãn về cầu. Quá trình đảm bảo vật tư cho sản xuất phụ thuộc vào quy trình
sản xuất, công nghệ và tiềm lực tài chính, giá cả và cung cầu trên thị trường. Nhu cầu
vật tư có các đặc trưng cơ bản sau:
- Nhu cầu vật tư liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp.
- Nhu cầu được hình thành trong lĩnh vực sản xuất vật chất.
- Tính thay thế lẫn nhau.
- Tính xã hội.
- Tính bổ sung lẫn nhau .
- Tính đa dạng , nhiều vẻ .
- Nhu cầu vật tư có tính khách quan.
Do các đặc trưng cơ bản trên nên công tác xây dựng nhu cầu vật tư là vô cùng
quan trọng , phức tạp và khó khăn. Việc xác định đúng đắn nhu cầu vật tư cho sản
xuất của doanh nghiệp đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục,
ổn định và phát triển. Hỗ trợ cho hoạt động này là các hoạt động của dịch vụ hậu cần
Bùi Thị Huế Lớp Thương mại 46A
Chuyên đề tốt nghiệp
vật tư. Các dịch vụ hậu cần như: thu thập thông tin cho việc xác định nhu cầu vật tư,
chuẩn bị các phương tiện vận tải…
1.1.2Kết cấu nhu cầu vật tư và các nhân tố hình thành nhu cầu vật tư
a. Kết cấu của nhu cầu vật tư
Kết cấu nhu cầu vật tư là thành phần của từng loại vật tư trong tổng các nhu cầu vật
tư cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết cấu của nhu
cầu vật tư ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại phương tiện vận chuyển, điều kiện bảo
quản, và các nhân tố khác trong quá trình mua sắm vật tư cho sản xuất.
Kết cấu nhu cầu vật tư của một doanh nghiệp được khái quát trong sơ đồ sau:



Thông thường các doanh nghiệp thông qua phân tích kết cấu sản phẩm để xác
định các loại vật tư cần thiết cho sản xuất, số lượng mỗi loại vật tư, thời gian cần vật
tư để sản xuất sản phẩm theo đúng kế hoạch sản xuất
b. Các nhân tố hình thành nên nhu cầu vật tư cho sản xuất của các doanh nghiệp.
Để xác định nhu cầu vật tư cho sản xuất của một doanh nghiệp cần phải căn cứ

vào các yếu tố sau:
Bùi Thị Huế Lớp Thương mại 46A
Tổng nhu cầu vật

Nhu cầu vật tư
cho quản lý
Nhu cầu vật tư
cho sản xuất
Nhu cầu vật tư
cho hoạt động
khác
Nhu cầu vật tư
cho PX A
Nhu cầu vật tư
cho PX B
Nhu cầu vật tư
cho PX C
Nhu cầu
vật tư
X1
Nhu cầu
vật tư X2
Nhu cầu
vật tư
X3
Chuyên đề tốt nghiệp
- Căn cứ vào số lượng mặt hàng để thực hiện mua sắm vật tư, số liệu này do bộ
phận quản lý và kế hoạch cung cấp.
- Căn cứ vào lượng hàng thực tế tồn kho của doanh nghiệp tại thời kỳ kế hoạch. Số
liệu này do bộ phận kho cung cấp.

- Căn cứ nhu cầu vật tư của các bộ phân do phân xưởng cung cấp qua” phiếu yêu
cầu vật tư”.
- Căn cứ vào hệ thống định mức kinh tế-kỹ thuật- mức sử dụng nguyên vật liệu để
sản xuất và mức dự trữ. Thường do phòng kỹ thuật tính toán, xây dựng và cung
cấp.
- Giá cả thị trường do bộ phận nghiên cứu thị trường-Marketing thị trường cung
cấp.
- Căn cứ vào chế độ chính sách của nhà nước hiện hành liên quan đến việc điều tiết
hàng hóa, phân phối và lưu thông trên thị trường. Do phòng công văn hoặc
phòng tổng hợp cung cấp.
Các nhân tố hình thành nhu cầu vật tư cho sản xuất của các doanh nghiệp bao gồm:
- Nhu cầu về nguyên vật liệu gồm:
• Nhu cầu về vật tư cho sản xuất (Nsx).
• Nhu cầu vật tư cho dự trữ (N dt).
• Nhu cầu vật tư cho sản phẩm dở dang (N dd)
• Nhu cầu vật tư cho sản phẩm mới (N spm).
• Nhu cầu vật tư cho sửa chữa (Nsc).
- Nhu cầu về máy móc thiết bị:
• Nhu cầu máy móc thiết bị cho lắp máy sản phẩm.
• Nhu cầu máy móc thiết bị cho mở rộng năng lực sản xuất.
• Nhu cầu máy móc thiết bị cho thay thế.
• Nhu cầu máy móc thiết bị cho xây dựng mới (mở các phân
xưởng mới, cơ sở kinh doanh mới…)
1.1.3Phương pháp xác định các loại nhu cầu vật tư cho sản xuất của các doanh
nghiệp sản xuất.
Bùi Thị Huế Lớp Thương mại 46A
Chuyên đề tốt nghiệp
Xác định nhu cầu vật tư cho sản xuất ở các doanh nghiệp có nhiều phương pháp
khác nhau. Tùy theo điều kiện của mỗi doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp
tính cho phù hợp.

1.1.3.1Xác định nhu cầu về nguyên vật liệu.
Có 4 phương pháp để xác định nhu cầu về nguyên vật liệu cho sản xuất của
doanh nghiệp:
a. Phương pháp tính theo sản lượng sản phẩm: sử dụng trong trường hợp doanh
nghiệp xác định được số lượng cần sản xuất trong kì kế hoạch và mức tiêu dùng vật
tư cho sản xuất một đơn vị sản phẩm. Phương pháp này có 4 cách tính:
 Phương pháp tính theo mức sản phẩm: nhu cầu mua sắm vật tư cho sản
xuất được tính bằng mức tiêu dùng vật tư cho một sản phẩm nhân với số
lượng sản phẩm sản xuất. Công thức tính:
Nsxsp=

=
×
n
i
mspiQspi
1
)(
N sxsp: tổng nhu cầu vật tư cho sản xuất kì kế hoạch.
Qsf i: số lượng sản phẩm loại I cần sản xuất trong kì kế hoạch.
m sp i: mức tiêu dùng vật tư cho một đơn vị sản phẩm loại i.
n: số loại sản phẩm trong kì kinh doanh
 Phương pháp tính theo mức chi tiết của sản phẩm: Nhu cầu vật tư được
điều tiết bằng mức của từng chi tiết sản phẩm. Công thức tính:
Nct=

×
mctQct
Nct: nhu cầu vật tư dùng sản xuất các chi tiết sản phẩm trong kì kế hoạch
Qct: số lượng chi tiết sản phẩm trong kì

Mct: mức sử dụng vật tư cho một đơn vị chi tiết sản phẩm
 Phương pháp tính dựa vào mức của sản phẩm đại diện: áp dụng cho trường
hợp sản xuất ở những doanh nghiệp với nhiều mặt hàng như giầy dép may
mặc, cơ khí, phục vụ cho hộ gia đình....
Công thức tính:
Nsx= Qsp
×
m đd
Bùi Thị Huế Lớp Thương mại 46A
Chuyên đề tốt nghiệp
N sx: nhu cầu vật tư dùng để sản xuất sản phẩm trong kì
Qsp: số lượng sản phẩm sản xuất trong kì kế hoạch
m đd: mức sử dụng vật tư của sản phẩm đại diện.
mdd là mưc sử dụng vật tư của sản phẩm đại diện được tính theo mức bình quân.
Công thức tính :
mbq=
iksp
kspimspi


×
mbq: mức tiêu dùng bình quân
mspi: mức tiêu dùng vật tư của sản phẩm i
kspi: tỷ trọng loại sản phẩm i trong tổng số.
 Phương pháp dựa vào sản phẩm tương tự( có cùng công nghệ chế tạo …):
áp dụng trong trường hợp kì kế hoạch doanh nghiệp sản xuất các loại sản
phẩm mới nhưng chưa xây dựng được mức sử dụng vật tư. Công thức tính:
Nsx= Qsp
×
mtt

×
K
Nsx: nhu cầu vật tư dùng để sản xuất sản phẩm trong kì
Qsp: số lượng sản phẩm sản xuất trong kì kế hoạch.
mtt: mức tiêu dùng vật tư của sản phẩm tương tự.
K: hệ số điều chỉnh giữa hai loại sản phẩm.
b. Phương pháp xác định nhu cầu vật tư dựa vào thời hạn sử dụng vật tư
Phương pháp này áp dụng với loại yêu cầu mà việc điều tiết nó không theo mức
tiêu dùng vật tư. Áp dụng tính toán với các loại phụ tùng , ô tô, xe máy, bóng đèn, sản
xuất các loại vật liệu điện và các loại quần áo bảo hộ lao động, giầy dép phục vụ cho
lao động.
Công thức tính:
N sx=
T
Pvt

Nsx: nhu cầu vật tư cần cho sản xuất trong kì
Pvt: nhu cầu hàng hóa cần có cho sử dụng
T: thời hạn sử dụng
Bùi Thị Huế Lớp Thương mại 46A
Chuyên đề tốt nghiệp
c. Phương pháp xác định nhu cầu vật tư dựa vào thực tế sử dụng của các kì đã qua,
có tính đến hệ số gia tăng sản xuất và tiết kiệm tiêu dùng. Công thức tính:
Nsx= Nbc
×
k1
×
k2
Nsx: số lượng vật tư sử dụng trong năm báo cáo
k1: Nhịp độ phát triển sản xuất kì kế hoạch

k2: hệ số tiết kiệm vật tư năm kế hoạch so với năm báo cáo.
d. Phương pháp xác định nhu cầu vật tư dựa vào sự tham gia của các loại vật tư để
tạo nên sản phẩm.Áp dụng tính toán cho các sản phẩm ngành công nghiệp thực phẩm,
sản phẩm đúc …được sản xuất từ nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Tiến hành
tính toán qua ba bước.
Bước 1: xác định nhu cầu vật tư để thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Công thức
tính:
Nt=

Qspi
×
Mi
N t: nhu cầu vật tư để thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong kì kế hoạch
Qspi: khối lượng sản phẩm thứ i theo kế hoạch tiêu thụ trong kì.
Mi: trọng lượng tinh của sản phẩm thứ i
Bước 2: xác định nhu cầu vật tư cần thiết cho sản xuất sản phẩm có tính đến tổn thất
trong quá trình sử dụng.
Nvt=
K
Nt
Nvt: nhu cầu vật tư để sản xuất sản phẩm trong kì kế hoạch
K: Hệ số thu thành phẩm
Bước 3: xác định nhu cầu về từng loại vật tư hàng hóa
Nabc= Nvt
×
H
Nabc: nhu cầu về từng loại vật tư hàng hóa
Nvt: tổng nhu cầu vật tư
H: tỷ trọng của từng loại vật vật tư tham gia vào quá trình sản xuất.
1.1.1 Nhu cầu vật tư về máy móc thiết bị:

Xác định nhu cầu này, người ta căn cứ vào tình hình sử dụng thực tế của máy móc
thiết bị. Được chia thành các nhóm cơ bản sau:
Bùi Thị Huế Lớp Thương mại 46A
Chuyên đề tốt nghiệp
+Máy móc thiết bị sử dụng mới
+Máy móc thiết bị để thay thế: thay thế máy móc thiết bị đã hết thời hạn
khấu hao, số máy móc thiết bị cần thay thế.
+ Máy móc thiết bị để tăng khả năng sản xuất của doanh nghiệp
Nhóm 1: máy móc thiết bị sử dụng mới.
Xác định nhu cầu này sử dụng công thức:
Ntb= Mtb
×
Ksp+Tck-T đk
Ntb: nhu cầu máy móc thiết bị mới
Mtb: mức thiết bị dùng cho một máy sản phẩm
Ksp: số lượng máy sản phẩm dự kiến sản xuất trong kì kế hoạch
Tck: tồn kho cuối kì về máy móc thiết bị mới
T đk: tồn kho đầu kì về máy móc thiết bị mới.
Nhóm 2: nhu cầu máy móc thiết bị thay thế
Xác định nhu cầu về nhóm máy móc thiết bị này cần phải xác định nguyên nhân
thay thế do thời gian sử dụng hết, máy móc hỏng chưa sửa chữa được, hay do lạc hậu
về khoa học kĩ thuật. Doanh nghiệp cần tính toán đến hiệu quả thay thế máy móc thiết
bị và công suất của trang thiết bị thay thế để xác định nhu cầu thay thế.
Nhóm 3: nhu cầu máy móc thiết bị tăng khả năng sản xuất của doanh nghiệp được
tính theo công thức:
Ntb=
KmKsdGCT
GkmQsp
××××


-A
Qsp: sản lượng sản phẩm sản xuất trong kì kế hoạch
m: mức hao phí giờ máy để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
Gk: số giờ khác để sản xuất các dụng cụ tiêu dùng
T: số ngày máy làm việc trong năm kế hoạch
C: số ca làm việc trong một ngày
G: số giờ làm việc trong một ca
Ksd: hệ số sử dụng máy tính đến thời gian sửa chữa bảo dưỡng.
Km:hệ số thực hiện mức
A: số máy móc thiết bị hiện có của doanh nghiệp.
Bùi Thị Huế Lớp Thương mại 46A
Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.2 Nhu cầu vật tư dự trữ và nhu cầu vật tư cho sản phẩm dở dang
+Nhu cầu vật tư cho dự trữ được xác định theo công thức:
Ndt= m
×
t
m: mức dự trữ bình quân một ngày đêm
t: chu kì cung ứng theo kế hoạch, tính theo ngày
m=
360
N
(năm)=
90
N
(quí)=
30
N
(tháng)
Nhu cầu vật tư cho sản phẩm dở dang được xác định theo giá trị hoặc theo hiện vật

bằng các phương pháp sau.
+Tính nhu cầu vật tư cho sản phẩm dở dang theo giá trị. Công thức tính:
Ndd=
KH
VT
KH
dd
ddđd
xN
Q
QQ
01

Q
1
dd
: giá trị sản phẩm dở dang đầu kì
Q
0
dd
: giá trị sản phẩm dở dang cuối kì
Q
KH
dd
: giá trị sản phẩm sản xuất trong kì kế hoạch
N
KH
VT
: giá trị toàn bộ vật tư cần thiết để thực hiện kế hoạch sản xuất.
+Nhu cầu vật tư cho sản phẩm dở dang tính theo hiện vật. Công thức tính:

Ndd= (Q
1
dd
- Q
0
dd
)
×
m sp
Q
1
dd
: dự trữ cuối kì
Q
0
dd
: dự trữ đầu kì
msp: mức tiêu dùng vật tư kĩ thuật.
1.2 Xây dựng kế hoạch yêu cầu vật tư và thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư cho
sản xuất của mỗi doanh nghiệp.
1.2.1 Khái niệm
Xét về mặt bản chất kế hoạch yêu cầu vật tư phản ánh toàn bộ nhu cầu và khả
năng đảm bảo vật tư của doanh nghiệp trong một kì sản xuất. Thông thường kế hoạch
này được lập theo năm và thời điểm lập kế hoạch vào cuối kì trước. Nội dung cơ bản
của kế hoạch yêu cầu vật tư của doanh nghiệp phản ánh toàn bộ nhu cầu vật tư của
Bùi Thị Huế Lớp Thương mại 46A
Chuyên đề tốt nghiệp
doanh nghiệp trong kì cho các mục đích tiêu dùng khác nhau của doanh nghiệp được
gọi là tổng nhu cầu tiêu dùng vật tư của doanh nghiệp.



ij
N
=

Nsxsp
+

Ndd
+

Ndt
+

Nnckh
+

Ntdmmtb

ij
N
: tổng nhu cầu vật tư (i) phục vụ cho mục đích j

Nsxsp
:tổng nhu cầu vật tư cho sản xuất sản phẩm


Ndd
:tổng nhu cầu vật tư cho sản xuất sản phẩm dở dang


Ndt
:tổng nhu cầu vật tư cho dự trữ

Nnckh
: tổng nhu cầu vật tư cho nghiên cứu khoa học

Ntdmmtb
: tổng nhu cầu vật tư cho tiêu dùng máy móc thiết bị
Nội dung của kế hoạch yêu cầu vật tư phản ánh toàn bộ khả năng đảm bảo vật tư
cho sản xuất của doanh nghiệp trong kì thông qua tổng nguồn vật tư. Nguồn vật tư
của doanh nghiệp được đảm bảo bởi bốn nguồn cơ bản:
O
đk
: vật tư tồn kho đầu kì
M: nguồn vật tư doanh nghiệp tự sản xuất
E: nguồn vật tư doanh nghiệp tiết kiệm được trong sản xuất nhờ áp dụng khoa học
công nghệ và các biện pháp kinh tế, quản lý…
Y: nhu cầu mua vật tư của doanh nghiệp.
Quy trình xây dựng yêu cầu vật tư của doanh nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau:
1.2.2 Xác định phương thức đảm bảo vật tư cho sản xuất của các doanh nghiệp
Phương thức đảm bảo vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp chính là việc huy
động các nguồn vật tư khác nhau mà doanh nghiệp có thể sử dụng, để đảm bảo đủ số
lượng, chất lượng, cơ cấu vật tư trên cơ sở kế hoạch yêu cầu vật tư. Các phương thức
đảm bảo vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp bao gồm bốn phương thức sau.
a.Nguồn hàng tồn kho đầu kì
Bùi Thị Huế Lớp Thương mại 46A
Chuẩn bị
xây dựng
kế hoạch
Xác định

nhu cầu vật

Xác định
nguồn vật
tư nội bộ
Xác định
lượng vật
tư cần mua
Chuyên đề tốt nghiệp
Lượng vật tư tồn kho đầu kì có ảnh hưởng lớn đến việc mua sắm vật tư kỹ thuật
của doanh nghiệp. Do vậy việc xác định chính xác khối lượng vật tư tồn kho đầu kì là
rất quan trọng. Việc xác định lượng vật tư tồn đầu kì được tiến hành vào đầu kì kế
hoạch theo phương pháp ước tính do thời điểm xây dựng kế hoạch vào lúc năm báo
cáo chưa kết thúc.
O đk= O tt+ Nh-X
O đk: tồn kho ước tính đầu kì kế hoạch
Ott: tồn kho thực tế tại thời điểm lập kế hoạch
Nh: lượng hàng ước nhập vào kể từ thời điểm lập kế hoạch đến hết năm báo cáo
X: lượng hàng xuất cho tiêu dùng cùng kì(=nhu cầu vật tư sẽ tiêu dùng)
Xác định tồn kho thực tế dựa vào kế toán kho vật tư (thông qua thẻ kho) hoặc tiến
hành kiểm tra cân, đong, đo, đếm trực tiếp tại kho để xác định.
b.Nguồn động viên tiềm lực nội bộ của doanh nghiệp
Đây là nguồn mà doanh nghiệp tự đảm nhận được, các nguồn này bao gồm:
Thứ nhất, nguồn doanh nghiệp tự tổ chức sản xuất, chế biến và thu gom hàng hóa
bổ sung vào nguồn hàng. Nguồn này được xác định dựa vào thực tế sản xuất tạo
nguồn của doanh nghiệp trong việc tự chế tạo vật tư cần cho sản xuất hoặc thu gom
vật tư dùng cho sản xuất.
Hai là, thu hồi và sử dụng lại phế liệu, phế phẩm nhằm mục đích tiết kiệm vật tư,
tận dụng tối đa các nguồn có thể sử dụng được.Việc sử dụng lại phế liệu cũng là một
nguồn giải quyết tình trạng thiếu vật tư. Trong một số doanh nghiệp sản xuất, phế liệu

của quá trình sản xuất, phân xưởng hay doanh nghiệp này lại là nguyên liệu của quá
trình sản xuất, phân xưởng hay doanh nghiệp khác. Phế liệu chỉ mang tính chất tương
đối trong một quá trình sản xuất nhất định. Trên cơ sở phân loại và đánh giá chất
lượng các loại phế liệu, phế phẩm, doanh nghiệp tiến hành giữ lại loại vật tư dùng
được cho sản xuất, một số vật tư khác phải qua quá trình gia công chế biến mới có thể
sử dụng lại được. Các loại máy móc thiết bị, vật tư kỹ thuật sửa chữa, bảo dưỡng
phục vụ nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.
Bùi Thị Huế Lớp Thương mại 46A
Chuyên đề tốt nghiệp
Ba là, các nguồn vật tư dư thừa, ứ đọng lâu ngày cũng là một nguồn bổ sung để
giải quyết tình trạng thiếu vật tư. Trong một số trường hợp có thể do thay đổi kế
hoạch sản xuất sản phẩm (do nhu cầu thị trường thay đổi) hoặc sai sót trong quá trình
lập đơn hàng, tiếp nhận vật tư…mà một số loại vật tư không sử dụng được ở doanh
nghiệp nữa. Lượng vật tư này cần được giải quyết nhanh chóng để giải phóng vốn ứ
đọng, động viên sử dụng tối đa nguồn vật tư hiện có. Đây là nguồn vật tư cần quan
tâm và khai thác triệt để tránh lãng phí.
Bốn là, nguồn do doanh nghiệp tổ chức gia công chế biến. Nguồn này có tốn chi
phí gia công nhưng chi phí này nhỏ hơn nhiều so với mua mới vật tư. Nếu doanh
nghiệp có khả năng tiến hành hoạt động gia công tại doanh nghiệp sẽ giảm một lượng
lớn chi phí đầu vào.
Doanh nghiệp cần khai thác các nguồn lực nội bộ, sử dụng hiệu quả và kinh tế các
nguồn lực bên trong, đồng thời chủ động trong kinh doanh. Doanh nghiệp cần xây
dựng kế hoạch động viên tiềm lực nội bộ, hết sức chủ động giải quyết các nguồn
hàng để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh.
c. Nguồn tiết kiệm trong tiêu dùng, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Thông qua các biện pháp kỹ thuật sản xuất , tổ chức quản lý và yếu tố con người.
Doanh nghiệp cần phải xác định mức tiêu dùng vật tư kĩ thuật khoa học, hợp lý. Xác
định mức tiêu hao năng lượng và công suất của máy móc trong quá trình sản xuất sản
phẩm. Quản lý nghiêm việc thực hiện mức và không ngừng cải tiến mức tiêu dùng.
d.Nguồn mua trên thị trường

Nguồn mua trên thị trường là nguồn không thể thiếu đối với bất cứ một doanh
nghiệp nào. Đây là nguồn quan trọng trong việc đảm bảo vật tư sản xuất cho doanh
nghiệp. Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau phân loại nguồn hàng khác nhau. Việc
nghiên cứu các nguồn hàng này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn
đối tác kinh doanh.
-Phân loại theo khối lượng vật tư mua được: theo cách phân loại này nguồn vật tư
được chia thành:
Bùi Thị Huế Lớp Thương mại 46A
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Nguồn vật tư chính: là nguồn hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng khối lượng
vật tư mà doanh nghiệp mua sắm phục vụ cho sản xuất.
+ Nguồn vật tư phụ mới: đây là nguồn hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vật tư
cần mua được coi là nguồn bổ sung, không thường xuyên, không ảnh hưởng nhiều
đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Nguồn hàng trôi nổi: đây là nguồn hàng mà doanh nghiệp có thể mua được do các
doanh nghiệp không tiêu dùng đến, hoặc do các doanh nghiệp khác bán ra. Đối với
loại hàng này khi mua cần phải xem xét thật kỹ chất lượng , giá cả, nguồn gốc xuất
xứ của vật tư để lựa chọn mua vật tư đúng chất lượng và đảm bảo.
-Theo nơi sản xuất của hàng hóa chia thành
+ Nguồn vật tư sản xuất trong nước: nguồn vật tư sản xuất trong nước bao gồm
mọi loại vật tư do các doanh nghiệp sản xuất đặt trên lãnh thổ Việt Nam sản xuất ra.
Có thể chia nguồn hàng sản xuất trong nước theo ngành sản xuất như: nguồn vât tư
do các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp sản xuất, công nghiệp trung ương, các
công ty liên doanh hoặc các công ty cổ phần sản xuất… Thông thường nguồn hàng
trong nước khi mua có nhiều lợi thế hơn như giá cả rẻ hơn, điều kiện vận chuyển, kí
kết hợp đồng và các điều kiện đảm bảo tốt hơn, ít rủi ro…
+ Nguồn vật tư nhập khẩu: đối với những loại vật tư mà trong nước chưa có khả
năng sản xuất ra được hay sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
thì cần phải nhập khẩu từ nước ngoài. Doanh nghiệp có thể tự tiến hành nhập khẩu
với đối tác nước ngoài, cũng có thể làm ăn qua trung gian thương mại.

- Theo điều kiện địa lý của nguồn hàng: theo tiêu thức này nguồn hàng được phân
theo khoảng cách xa gần từ nơi khai thác thu mua đến nơi sản xuất của doanh
nghiệp.Điều kiện xa gần chủ yếu liên quan đến việc vận chuyển, giao nhận vật tư, tổ
chức bộ máy thu mua chuyên trách.
+ Theo các miền của đất nước: Miền Bắc, Miền Nam, Miền trung…Mỗi vùng có
những đặc điểm khác nhau cần nghiên cứu và xem xét kỹ các yếu tố của mỗi vùng.
+ Theo cấp tỉnh thành phố
+Theo các vùng: nông thôn, trung du, miền núi..
Bùi Thị Huế Lớp Thương mại 46A

×