Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn, chế độ cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của ấu trùng tu hài (Lutraria rhynchaena Jonas, 1844) giai đoạn sống nổi đến con giống 5 mm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.39 MB, 81 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG




PHAN THỊ THƯƠNG HUYỀN



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN, CHẾ ĐỘ CHO
ĂN LÊN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG
TU HÀI (Lutraria rhynchaena Jonas, 1844) GIAI ĐOẠN
SỐNG NỔI ĐẾN CON GIỐNG 5 mm




LUẬN VĂN THẠC SĨ









Khánh Hòa - 2014





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG




PHAN THỊ THƯƠNG HUYỀN


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN, CHẾ ĐỘ CHO
ĂN LÊN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG
TU HÀI (Lutraria rhynchaena Jonas, 1844) GIAI ĐOẠN
SỐNG NỔI ĐẾN CON GIỐNG 5 mm


LUẬN VĂN THẠC SĨ


Ngành đào tạo: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60 62 03 01


Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Anh Tuấn


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA SAU ĐẠI HỌC




Khánh Hòa - 2014
i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do chính bản thân tôi thực hiện. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực. Các thông tin
trong và ngoài nước được chú thích đầy đủ và trích dẫn rõ ràng khi sử dụng.

Người viết



Phan Thị Thương Huyền




























ii



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được
nhiều sự giúp đỡ khác. Qua đây tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến những
sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản
III, Phòng Sinh học thực nghiệm, nơi đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong qúa trình thực
hiện đề tài.
Qúa trình học tập và thực hiện đề tài tôi được nhận học bổng từ dự án hợp tác
với Chính phủ Bỉ, Trường Đại học Gent: “Đảm bảo cung cấp giống các loài động vật
hai mảnh vỏ có giá trị thương mại tại miền Trung Việt Nam bằng cách tối ưu hóa sản
xuất ấu trùng”. Nhân đây tôi xin cảm ơn Ban điều hành dự án. Đặc biệt, Tiến sĩ Nancy
Nevejan và ThS. Phùng Bảy đã hướng dẫn tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện đề

tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - Tiến sĩ Ngô Anh Tuấn
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Viện Nuôi trồng thuỷ sản và
Khoa Sau đại học - Trường Đại Học Nha Trang - những người đã dạy dỗ và truyền đạt
kiến thức và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp những người đã
luôn bên cạnh tôi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực đề tài và hoàn thành luận văn này.
Và tôi xin dành sự biết ơn đến gia đình- bố mẹ, chồng, các anh chị em và con,
những người luôn cổ vũ động viên cho tôi vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống và
đặc biệt là trong quá trình học tập, thực hiện đề tài này.









iii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số đặc điểm sinh học của tu hài 3
1.1.1. Vị trí phân loại 3
1.1.2. Đặc điểm hình thái 3
1.1.3. Phân bố địa lý và môi trường sống 4
1.1.4. Vòng đời của tu hài, tập tính và môi trường sống 4
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng 5
1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng 5
1.1.7. Đặc điểm sinh sản 6
1.2. Tình hình nghiên cứu về tu hài trên thế giới và Việt Nam 7
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 7
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 8
1.2.2.1. Sản xuất giống nhân tạo tu hài 8
1.2.2.2. Nuôi thương phẩm tu hài 10
1.2.2.3. Nghiên cứu về bệnh tu hài 11
1.3. Sử dụng vi tảo trong sản xuất giống các đối tượng ĐVTM 12
Chương 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu 18
2.2.1 Bố trí thí nghiệm ương nuôi ấu trùng tu hài giai đoạn sống nổi 19
2.2.1.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống
của ấu trùng tu hài giai đoạn sống nổi 19
iv



2.2.1.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng cuả chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ

sống của ấu trùng tu hài giai đoạn sống nổi 21
2.2.2. Bố trí thí nghiệm ương nuôi ấu trùng tu hài spat đến con giống 5 mm 22
2.2.2.1. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của thức ăn lên lên tăng trưởng và tỷ lệ sống
của ấu trùng tu hài giai đoạn sống đáy (spat) đến con giống 5mm 22
2.2.2.2. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ
sống của ấu trùng tu hài giai đoạn sống đáy (spat) đến con giống 5mm 23
2.3. Phương pháp thu thập và phân tích, xử lý số liệu 24
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 24
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu 25
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
3.1. Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm 26
3.2. Kết quả thí nghiệm ương nuôi ấu trùng tu hài giai đoạn sống nổi 27
3.2.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu
trùng tu hài giai đoạn sống nổi 27
3.2.1.1.Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng của ấu trùng tu hài 27
3.2.1.2.Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống của ấu trùng tu hài giai đoạn sống
nổi 30
3.2.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống
của ấu trùng tu hài giai đoạn sống nổi 32
3.2.2.1.Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng của ấu trùng tu hài giai
đoạn sống nổi 32
3.2.2.2. Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tỷ lệ sống của ấu trùng tu hài giai
đoạn sống nổi 35
3.3. Kết quả thí nghiệm ương nuôi ấu trùng tu hài giai đoạn spat đến con giống 5mm
36
3.3.1. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu
trùng tu hài giai đoạn spat đến con giống 5mm 36
3.3.1.1. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng của ấu trùng tu hài giai đoạn
spat đến con giống 5mm 36
3.3.1.2. Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống của tu hài giai đoạn ấu trùng spat

đến con giống kích cỡ 5mm 39
v



3.3.2. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống
của ấu trùng tu hài giai đoạn spat đến con giống 5mm. 41
3.3.2.1. Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng của tu hài giai đoạn spat
đến con giống 5mm 41
3.3.2.2. Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tỷ lệ sống của tu hài từ giai đoạn spat
đến con giống 5mm. 43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
Kết luận 46
Kiến nghị 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC






















vi



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐVTM Động vật thân mềm
µm micromet
mm milimet
cm centimet
m mét
µL microlit
mL mililit
mg miligam
g gam
% Phần trăm
‰ Phần nghìn
TB Trung bình
TSD Tuyến sinh dục
S‰ Độ mặn
o
C Nhiệt độ
> Lớn hơn
< Nhỏ hơn.

L Kích thước chiều dài
L
t
Tăng trưởng chiều dài tuyệt đối
TLS Tỉ lệ sống
I.gabana Isochrysis gabana
C. calcitrans Chaetoceros calcitrans
Dic.sp Dicrateria sp
S.costatum Skeletonema costatum
T.chuii Tetraselmis chuii





vii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Mức độ sử dụng phổ biến của các loài tảo trong sản xuất giống động vật
thân mềm 13
Bảng 1. 2: Kích thước và chất lượng dinh dưỡng của một số loài các vi tảo 14
Bảng 1. 3: Số lượng tế bào tảo ăn mỗi ngày cho mỗi ấu trùng của ba loài hai mảnh vỏ
so với kích thước chiều dài vỏ của chúng 15
Bảng 1. 4: Thể tích nước và thức ăn hàng ngày của ấu trùng spat ĐVTM hai mảnh vỏ
các kích cỡ khác nhau khi nuôi ở 200 gam khối lượng tươi/ 1000 lít (0,2 kg/m
3
). 17
Bảng 3. 1: Một số yếu tố môi trường trong các thí nghiệm 26

Bảng 3. 2: Tăng trưởng về kích thước chiều dài của ấu trùng tu hài giai đoạn sống nổi
ở các nghiệm thức thức ăn 28
Bảng 3. 3: Tỷ lệ sống của ấu trùng tu hài ở các nghiệm thức thức ăn khác nhau 30
Bảng 3. 4: Tăng trưởng về kích thước chiều dài của ấu trùng tu hài giai đoạn sống nổi
ở các chế độ cho ăn khác nhau 33
Bảng 3. 5: Tỷ lệ sống của ấu trùng tu hài ở các chế độ cho ăn khác nhau 35
Bảng 3. 6: Tăng trưởng chiều dài của ấu trùng tu hài spat đến con giống 5mm 37
Bảng 3. 7: Tỷ lệ sống của tu hài từ ấu trùng spat đến con giỗng kích cỡ 5mm 39
Bảng 3. 8: Tăng trưỏng chiều dài của tu hài ở các chế độ cho ăn khác nhau 42
Bảng 3. 9: Tỷ lệ sống của tu hài ở các chế độ cho ăn khác nhau 44















viii



DANH MỤC HÌNH

Hình 2. 1: Hình thái bên ngoài của tu hài ( Lutraria rhynchaena Jonas,1844) 18
Hình 2. 2. Sơ đồ nội dung nghiên cứu 18
Hình 2. 3: Bố trí thí nghiệm ương nuôi ấu trùng tu hài giai đoạn sống nổi 19
Hình 2. 4: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng và
tỷ lệ sống của ấu trùng tu hài giai đoạn sống nổi 20
Hình 2. 5: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên sinh
trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tu hài giai đoạn sống nổi 21
Hình 2. 6: Hệ thống nước trồi (upwelling) nuôi ấu trùng tu hài spat đến con giống 22
Hình 2. 7: Sơ đồ nội dung nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ
sống của ấu trùng tu hài giai đoạn sống đáy (spat) đến con giống 5 mm 23
Hình 2. 8: Sơ đồ nội dung nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên sinh trưởng và
tỷ lệ sống của ấu trùng tu hài giai đoạn spat đến con giống 5 mm 24
Hình 3. 1: Tăng trưởng chiều dài của ấu trùng tu hài giai đoạn sống nổi ở các nghiệm
thức thức ăn 27
Hình 3. 2: Tỷ lệ sống của ấu trùng tu hài giai đoạn sống nổi ở các nghiệm thức thức ăn
khác nhau 31
Hình 3. 3:Tăng trưởng kích thước chiều dài của ấu trùng tu hài giai đoạn sống nổi ở
các chế độ cho ăn khác nhau 34
Hình 3. 4:Tỷ lệ sống của ấu trùng tu hài ở các chế độ cho ăn khác nhau 35
Hình 3. 5:Tăng trưởng chiều dài của ấu trùng tu hài spat đến con giống 5mm 38
Hình 3. 6: Tỷ lệ sống của tu hài giai đoạn ấu trùng spat đến con giống kích cỡ 5mm .40
Hình 3. 7: Tăng trưởng chiều dài của tu hài ở các chế độ ăn khác nhau 43
Hình 3. 8: Tỷ lệ sống của tu hài ở các chế độ ăn khác nhau 44
1



MỞ ĐẦU
Thủy sản là một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, đã mang lại giá trị kim
ngạch xuất khẩu to lớn và tăng liên tục hàng năm, giải quyết nhiều vấn đề xã hội như

xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, hạn chế tình trạng thất nghiệp, góp phần thúc đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn. Thủy sản phát triển còn là
một trong những phương tiện mở ra xu hướng hợp tác quốc tế, đẩy nhanh tiến trình hội
nhập kinh tế nước ta với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, các hoạt động đánh bắt và
nuôi trồng thủy sản diễn ra ồ ạt, thiếu quy hoạch đã làm cạn kiệt nhiều nguồn lợi thủy
sinh vật ven biển, gây ô nhiễm môi trường nuôi, vật nuôi dễ bị bệnh, thất thóat, rủi ro
cao, sản phẩm có chất lượng kém, và dẫn đến hiện nay nhiều diện tích nuôi thủy sản
phải bỏ hoang, nhiều hộ dân phải bỏ nghề vì thua lỗ. Vì vậy, một trong những giải
pháp được Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt tại Quyết
định số 1628/QĐ-BNN-TCTS ngày 20/7/2011 là quy hoạch nuôi các đối tượng Động
vật thân mềm (ĐVTM) ở các vùng ven biển, tạo ra sản phẩm có tính hàng hóa tập
trung, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm do hoạt động nuôi tôm và các đối tượng thủy sản
thiếu quy hoạch gây ra, phục hồi và bảo vệ nguồn lợi một số giống loài thủy sản đã và
đang có nguy cơ tuyệt chủng và giải quyết tình trạng thất nghiệp của người dân ven
biển [2].
Tu hài là loài ĐVTM hai mảnh vỏ theo phương thức ăn lọc, thức ăn là các mùn
bã hữu cơ và các sinh vật phù du. Thịt tu hài thơm ngon, có hàm lượng dinh dưỡng cao
và có giá trị kinh tế. Do đó, những năm gần đây nghề nuôi tu hài ở nước ta phát triển
rộng khắp và được xác định là đối tượng xuất khẩu chủ lực trong giai đoạn 2010-2020.
Nghề nuôi tu hài phát triển đã làm tăng nhu cầu cung cấp con giống. Hiện nay,
sản xuất giống tu hài ở Việt Nam đã đạt được một số thành quả đáng kể. Tuy nhiên,
việc sản xuất giống vẫn gặp không ít khó khăn với tỷ lệ sống thấp trong giai đoạn ấu
trùng và giai đoạn xuống đáy, tỷ lệ hao hụt cao trong quá trình vận chuyển, chất lượng
con giống không ổn định. Những khó khăn đó một phần là do quy trình sản xuất giống
chưa hoàn thiện, thức ăn chưa đảm bảo. Do đó, những nghiên cứu về thức ăn cho ấu
trùng tu hài cần được cải tiến nhằm hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống, tạo
ra con giống đạt chất lượng cao.
2




Để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất giống tu hài tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn, chế độ cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của ấu
trùng tu hài (Lutraria rhynchaena Jonas, 1844)’’giai đoạn sống nổi đến con giống
5mm’’.
Mục tiêu của đề tài
- Xác định thức ăn, chế độ cho ăn thích hợp cho ấu trùng tu hài từ giai đoạn
sống nổi đến con giống 5mm.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Bổ sung nghiên cứu mới về ảnh hưởng của thức ăn lên tăng
trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tu hài
- Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất giống nhân tạo tu hài.
Nội dung nghiên cứu:
- Ảnh hưởng của thức ăn, chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu
trùng tu hài (Lutraria rhynchaena Jonas, 1844) giai đoạn sống nổi.
- Ảnh hưởng của thức ăn, chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu
trùng tu hài (Lutraria rhynchaena Jonas, 1844) giai đoạn spat đến con giống 5mm.



















3



CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm sinh học của tu hài
Tu hài (Lutraria rhynchaena Jonas, 1844) là loài động vật thân mềm (ĐVTM) hai
mảnh vỏ có giá trị dinh dưỡng cao. Kết quả nghiên cứu về sinh hóa của tu hài cho thấy
thành phần các chất chính có trong phần thịt thân mềm xác định theo phần trăm khối
lượng tươi như sau: protein 11,63%; đường 0,42%; khoáng 1,22%; nước 82,3% [11].
1.1.1. Vị trí phân loại
Theo Hylleberg và Kilburn, 2003 vị trí phân loại của tu hài Lutraria
rhynchaena như sau:
Ngành: Mollusca
Lớp: Bivalvia
Lớp phụ : Heterodonta
Bộ: Veneroida
Tổng họ: Mactracea
Họ: Mactridae
Giống: Lutraria
Loài: Lutraria rhynchaena Jonas, 1844 [11].
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Tu hài (Lutraria rhynchaena Jonas, 1844) có kích thước khi trưởng thành từ 7-
12 cm, khối lượng từ 50 – 200 g/con, hình bầu dục, chiều dài vỏ thường gần gấp đôi
chiều cao. Vỏ bằng đá vôi có màu vàng nâu, tuy nhiên màu sắc của tu hài có phần biến

đổi tuỳ thuộc vào môi trường sống, tu hài nuôi ở biển có màu sắc tươi sáng hơn tu hài
nuôi ở đìa, một số con sống ở vùng đáy là rạn đá san hô, mảnh vỏ ĐVTM nhỏ như
hầu, sò…thường có màu nâu xám. Đối với những cá thể mập, khỏe hai vỏ khép lại
trước sau đều không kín, ống thoát hút nước to tròn, những cá thể gầy yếu ống thoát
hút nước teo lại, khi vỏ khép lại chỉ hở phần đầu, đây là một trong những đặc điểm cần
lưu ý khi tuyển chọn bố mẹ cho đẻ. Da vỏ mỏng có màu nâu và dễ bị bong ra, không
có gờ phóng xạ, các vòng sinh trưởng thô mịn không đều. Bản lề trong lớn, hình tam
giác, nằm trong máng bản lề, vịnh màng áo rộng 11.
4



Đặc điểm hình thái dễ phân biệt nhất giữa tu hài so với các loài ĐVTM hai mảnh
vỏ khác là ống thoát hút nước. Mặc dù sống vùi mình trong cát nhưng ống thoát hút
nước của tu hài thường nhô lên trên mặt cát, tu hài thường vươn ống thoát hút nước về
phía trước, ống này có thể vươn dài gấp 1,5 – 2,0 lần chiều dài vỏ. Phần chân phía sau
màu trắng hình tam giác rất phát triển và thường dùng để đào hang trong cát [13].
1.1.3. Phân bố địa lý và môi trường sống
Tu hài phân bố ở vùng biển phía Tây, Nam nước Úc và một số nước Châu Á
như Trung Quốc, Thái Lan, Philippine và Việt Nam.
Ở Việt Nam, tu hài phân bố tập trung chủ yếu ở Miền Bắc (Quảng Ninh, Hải
Phòng), các tỉnh Miền Trung tu hài phân bố hầu hết các tỉnh từ Thanh Hóa vào đến
Bình Thuận [7].
1.1.4. Vòng đời của tu hài, tập tính và môi trường sống
Sự phát triển vòng đời: Vòng đời tu hài được chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn sống trôi nổi: Từ ấu trùng trochopora đến giai đoạn biến thái sang
spat khoảng 20 – 25 ngày. Ở giai đoạn này ấu trùng sống trôi nổi trong nước.
Giai đoạn sống đáy: Đầu giai đoạn spat, ấu trùng spat di chuyển xuống sống ở
nền đáy, lúc này chân đào phát triển để đào lỗ tìm nơi định cư và bắt đầu giai đoạn
sống đáy [13].

Tập tính sống: Tu hài là loài ĐVTM rộng muối, chúng có thể sống bình thường
ở độ mặn từ 20-34‰, nhiệt độ 18-33
o
C, và sống ở độ sâu 5-10m, đôi khi còn bắt gặp ở
độ sâu 20m, chất đáy là cát, sỏi có pha ít sét, bùn và mảnh vỏ ĐVTM. Tu hài sống vùi
trong đáy, lỗ của chúng thường sâu 20- 50 cm [4].
Tu hài sống vùi mình trong đáy cát sâu theo chiều thẳng đứng. Ban ngày để
tránh kẻ thù tu hài thụt ống thoát hút nước vào bên trong vỏ hoặc chỉ thò 1/3 ra ngoài,
ban đêm chúng vươn dài ống thoát hút nước để hút lọc thức ăn trong môi trường. Chỉ
cần có tác động nhẹ lên ống thoát hút nước tu hài hoặc gặp kẻ thù chúng co ống thoát
hút nước lại rất nhanh và chui sâu vào lỗ. Đây là bản năng tự vệ giúp tu hài tránh
được kẻ thù [11].
Khác với các loài ĐVTM khác như hàu, vẹm xanh sau khi kết thúc giai đoạn
sống trôi nổi chúng sống cố định trên vật bám. Tu hài có thể di chuyển đến nơi khác
5



khi gặp điều kiện sống không thích hợp. Phương thức di chuyển cũng không giống các
loài ĐVTM khác như ốc hương, bào ngư bò trên nền đáy nhờ chân. Đối với tu hài khi
gặp điều kiện bất lợi chúng nhoi mình lên nền đáy, vươn dài ống thoát hút nước để hút
đầy nước sau đó đột ngột co ống lại phụt mạnh nước ra để tạo phản lực đẩy cơ thể về
phía trước. Mỗi lần như vậy tu hài có thể di chuyển được từ 1-3 cm [6].
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
Hầu hết các loài ĐVTM hai vỏ có giá trị kinh tế cao sử dụng các loài sinh vật
phù du làm thức ăn. Tuy nhiên kết quả phân tích thức ăn trong dạ dày đã không xác
định được chính xác thành phần thức ăn. Nguyên liệu thu được gồm nhiều thành phần
khác nhau như các chất hữu cơ, chất khoáng, chất keo, mẫu hữu cơ lắng động và một
số thành phần sinh vật sống. Thức ăn của ĐVTM thay đổi theo mùa và vị trí địa lý
ngay cả trong một loài [4].

Tu hài là loại mang tấm, ăn lọc thụ động, chưa có công trình nào nghiên cứu về
tốc độ lọc, cũng như loài tảo nào là thức ăn thích hợp nhất đối với nhu cầu dinh dưỡng
của tu hài. Tuy nhiên, theo các quy trình sản xuất giống tu hài ở Việt Nam, thức ăn sử
dụng gồm các loài tảo có kích thước nhỏ như Nannochloropsis, Chaetoceros gracilis,
C. calcitrans, C. mulleri, Isochrysis galbana, Platymonas.v.v…[7, 7, 14].
Trong tự nhiên tu hài chủ yếu ăn thực vật phù du nhưng không chọn lọc loài
làm thức ăn. Vì vậy vùng biển có loài sinh vật phù du nào phổ biến, thì loài đó là thức
ăn chính của tu hài 4.
1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng
Sinh trưởng của ĐVTM hai vỏ (Bivalvia) là sự tăng lên của cả phần vỏ và phần
thân mềm. So với các loài khác trong nhóm ĐVTM, tu hài là loài có tốc độ sinh trưởng
trung bình và tốc độ tăng trưởng của tu hài khác nhau theo giai đoạn sống. Qui luật
sinh trưởng của tu hài cũng tương tự các loài ĐVTM 2 mảnh vỏ khác là tăng nhanh về
kích thước ở giai đọan đầu và giai đoạn sau tăng nhanh về khối lượng (Quayle và
Newkirt, 1989) 7]. Tốc độ sinh trưởng phụ thuộc vào tuổi, khi còn non tốc độ sinh
trưởng nhanh nhưng khi về già tốc độ sinh trưởng chậm lại. Tốc độ sinh trưởng còn
phụ thuộc vào mật độ quần thể. Nếu quần thể nhỏ thì tốc độ sinh trưởng nhanh nhưng
quần thể lớn thì tốc độ sinh trưởng chậm do khả năng cung cấp dinh dưỡng của thủy
vực (Jeng và Tyan (1982) 7. Yếu tố ngoại cảnh tác động rất lớn đến tốc độ sinh
6



trưởng của ĐVTM các yếu tố môi trường trực tiếp ảnh hưỏng đến quá trình sống như,
nhiệt độ, pH, độ mặn 3]. Theo kết quả nghiên cứu về sinh thái tự nhiên của tu hài tại
Cát Bà, Nguyễn Xuân Dục và Nguyễn Mạnh Hùng (1978) cho rằng tháng 5 tu hài có
trị số trung bình về kích thước và khối lượng nhỏ nhất. Tháng 9 và tháng 10 tu hài có
tốc độ tăng trưởng về khối lượng và kích thước rất nhanh. Từ tháng 12 năm trước đến
tháng 4 năm sau quần thể tu hài có độ béo lớn hơn thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 10 [4].
Sinh trưởng của tu hài khác nhau theo giai đoạn sống. Thời kỳ đầu tu hài tăng

nhanh về chiều dài, từ cỡ giống 5mm sau 20 - 25 ngày kích thước tăng lên 12-15mm.
Sau khi đạt chiều dài vỏ 3 – 4 cm tốc độ phát triển chiều dài vỏ chậm lại. Lúc này khối
lượng, chiều rộng và chiều cao, bắt đầu tăng nhanh [5, 11].
1.1.7. Đặc điểm sinh sản
Tuyến sinh dục:
Tuyến sinh dục của tu hài nằm ở gờ nội tạng xung quanh gốc chân (về phía đỉnh
vỏ), và lẫn trong các cơ quan nội tạng [3]. Dựa vào những thay đổi trong quá trình phát
triển của tuyến sinh dục. Từ đó, nhiều tác giả đã đưa ra cách phân chia khác nhau, theo
Trần Trung Thành (2008), tuyến sinh dục của tu hài thành 5 giai đoạn, từ giai đoạn I
đến giai đoạn V. Giai đoạn I tuyến sinh dục chưa phát triển. Giai đoạn II tuyến sinh
dục bắt đầu phát triển. Giai đoạn III tuyến sinh dục phát triển mạnh, số lượng tế bào
sinh trứng và sinh tinh tăng lên. Giai đoạn IV trứng và tinh trùng thành thục. Giai
đoạn V, sau khi đẻ, tuyến sinh dục rỗng, xẹp xuống. Hình thái ngoài của tuyến sinh
dục đực và cái giống nhau, chỉ khác nhau về màu sắc. Khi thành thục, tuyến sinh dục
của con đực màu trắng đục, con cái có màu nâu nhạt [7].
Phương thức sinh sản :
Tu hài có phương thức sinh sản noãn sinh. Trứng và tinh trùng được phóng ra
ngoài môi trường nước, chúng gặp nhau tạo thành hợp tử, trải qua quá trình phân cắt
phôi, từ trứng thụ tinh phát triển thành ấu trùng.[11]
Mùa vụ sinh sản:
Mùa vụ sinh sản của ĐVTM hai vỏ tùy thuộc vào loài và điều kiện sống. Một
số loài có tuyến sinh dục thành thục quanh năm thì có thể đẻ được quanh năm, nhưng
cũng có loài chỉ thành thục trong những mùa nhất định 3. Trong tự nhiên tu hài thành
thục hầu hết các tháng trong năm, nhưng tỷ lệ thành thục cao nhất tập trung từ tháng
7



12 năm trước đến tháng 4 năm sau 13, 8, 4]. Mùa vụ sinh sản chịu ảnh hưởng rất lớn
bởi các điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ mặn. Các yếu tố môi trường không chỉ

có vai trò trong việc kích thích thành thục sinh dục, sinh sản, đẻ trứng mà còn đảm bảo
cho sự tồn tại và sự phát triển của trứng, phôi và ấu trùng 7. Tu hài có thể tham gia
sinh sản sau 10 tháng tuổi và kích thước từ 50 mm trở lên 13.
Nhìn chung, sức sinh sản của ĐVTM hai mảnh vỏ rất cao, vì chúng đẻ trứng
trong môi trường nước nên tỷ lệ nở và tỷ lệ phát triển thành con giống rất thấp. So với
một số ĐVTM hai vỏ khác, tu hài có sức sinh sản khá lớn, cá thể có khối lượng từ 80-
100g thường có 8-10 triệu trứng/cá thể 5. Tu hài đẻ nhiều lần trong một mùa vụ sinh
sản nên sức sinh sản tuyệt đối của tu hài thấp, thường chỉ đạt 1-1,5 triệu trứng/cá
thể/lần đẻ 7.
1.2. Tình hình nghiên cứu về tu hài trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Do sản lượng tu hài chiếm tỉ lệ nhỏ trong các loài ĐVTM hai mảnh vỏ khai thác
hàng năm của các nước, nên tu hài chưa được chú ý nghiên cứu. Cho đến nay, các tài
liệu công bố về tu hài trên thế giới rất ít và tập trung chủ yếu về đặc điểm phân loại và
phân bố, sản xuất giống chỉ mới phát triển ở Trung Quốc, Philipine [7].
Theo Phạm Thược (2008) thu thập thông tin từ khoa Sinh thái Trường Đại học
Puget Sound (Mỹ), tu hài (có tên tíếng Anh là Geoduck) sống tới 40 năm và nặng tới
9kg, trung bình là 7,15 pound (=3.217,5gam) và vùng Puget Sound có trữ lượng khoảng
109 triệu con tu hài – là vùng có mật độ cao nhất của Hoa Kỳ (tuy nhiên tác giả đã
không nói rõ tên loài). Cũng theo nguồn thông tin này, ở Mỹ người ta gọi loài này là
“King Clam” và được coi là một loài đặc sản. Từ đây tu hài còn được xuất sang Đài
Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông. Người ta cũng khuyến cáo khi sử dụng tu hài
làm thực phẩm phải tìm hiểu cẩn thận về vùng nuôi bởi vì trong thịt tu hài và một số
động vật 2 mảnh vỏ khác thường có độc tố SPS – làm tê liệt thần kinh [10].
Năm 1999, Viện nghiên cứu Hải sản Sơn Đông (Trung Quốc) bắt đầu nghiên
cứu và cho đẻ nhân tạo tu hài thành công. Năm 2001, trong chương trình hợp tác giữa
Mỹ với Trung Quốc đã sản xuất được 3 triệu tu hài giống. Hiện nay ở Trung Quốc
nghề nuôi tu hài rất phát triển [10].

8




1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm tu hài đã
được xây dựng và ứng dụng, thúc đẩy sản xuất giống và nuôi tu hài thương phẩm phát
triển mạnh mẽ ở các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, Khánh Hòa. Tuy nhiên, hiện nay
dịch bệnh đã làm tu hài nuôi chết hàng loạt, hầu hết hộ dân và các trang trại nuôi phá
dỡ lồng bè, thay đổi đối tượng nuôi, hoặc bỏ hoang bè bãi nuôi [7, 12].
1.2.2.1. Sản xuất giống nhân tạo tu hài
Các công trình nghiên cứu về sản xuất giống tu hài gồm có các tác giả: Lê Xân,
Hoàng Nhật Sơn, Hoàng Hải (2001); Hà Đức Thắng, Hà Đình Thùy (2004); Trần
Trung Thành (2008), Ngô Anh Tuấn (2012). Trong đó, các công trình nghiên cứu của
Hà Đức Thắng, Hà Đình Thùy (2004) và Trần Trung Thành (2008) và Ngô Anh Tuấn
(2012) là tương đối đầy đủ. Nghiên cứu trên đã tiến hành từ khâu lựa chọn đàn bố mẹ,
nuôi vỗ thành thục, kích thích đẻ trứng và phóng tinh, thu trứng đã thụ tinh và ương
nuôi đến giai đoạn sống đáy, quản lý bể ương, phương pháp thu và ương ấu trùng
xuống đáy. Qua các công trình nghiên cứu trên quy trỉnh sản xuất giống tu hài có thể
tóm tắt như sau:
- Tuyển chọn tu hài bố mẹ: tu hài bố mẹ phải đạt kích thước chiều dài vỏ lớn
hơn 63 mm; khối lượng 80 – 100 g/con. Chọn cá thể khỏe mạnh, vỏ không bị dập nát.
Khi nhấc lên khỏi mặt nước phần thịt giữa 2 mảnh vỏ khép lại kín, khi thả xuống nước
chân đào nhanh chóng được thò ra để đào lỗ ẩn mình vào trong nền đáy.[7, 11]
- Nuôi vỗ thành thục: tu hài bố mẹ khi bắt được ở ngoài tự nhiên đưa về thì cho
đẻ ngay. Nếu không có hiện tượng phóng tinh và trứng thì phải nuôi vỗ để tu hài thành
thục và phát dục với mật độ nuôi 15 con/m
2
, cho ăn 1 ngày 2 lần (buổi sáng và buổi
chiều) thức ăn chính là tảo đơn bào, mật độ tảo 250.000 – 300.000 tế bào/mL. [7, 11]
- Nghiên cứu kích thích phóng tinh và đẻ trứng tu hài: Các phương pháp được sử

dụng bao gồm gây sốc nhiệt độ, sốc độ mặn, để khô trong bóng tối và kích thích đẻ bằng
áp lực thủy động (dòng chảy), phương pháp xử lý bằng hóa chất như dùng ammonium
hydroxide, tia cực tím, tiêm serotonin vào cơ của con bố mẹ, Trong đó phương pháp
kích thích nhiệt và kết hợp dòng chảy là phương pháp cho hiệu qủa cao nhất [8].
- Mật độ ương nuôi ấu trùng chữ D là 10-20 con/mL, mật độ này giảm dần
trong qúa trình ương và đến giai đoạn sống đáy còn 3 con/mL [8].
9



- Thức ăn sử dụng cho ương nuôi ấu trùng là các loài tảo đơn bào như
Platymonas sp, Chaetoceros muelleri, Chlorella sp, Isochrysis sp, Nannochloropsis sp,
và Thalassiosira sp. Việc sử dụng hỗn hợp các loài tảo đơn bào trong ương nuôi ấu
trùng cho kết quả tốt hơn sử dụng đơn loài. Theo Hà Đức Thắng (2004), mật độ tảo
cho ăn từ 15.000 – 20.000 tb/mL là phù hợp. [8]. Tuy nhiên, theo Lê Xân (2010), ấu
trùng được cho ăn tảo tươi, 2 lần/ ngày với mật độ tảo 40.000 – 50.000 tế bào/mL/
ngày và tăng dần lên đến mật độ 100.000 – 160.000 tế bào/mL/ngày khi đạt đến cỡ 0,5
cm. Mật độ này có thể thay đổi tùy theo khả năng tiêu thụ của ấu trùng [14].
- Tu hài thích nghi với độ mặn từ 17- 48‰, thích hợp nhất từ 25 – 30‰.
Ngưỡng nhiệt độ của tu hài được xác định ở 12
o
C và 37
o
C, thích hợp 27-30
o
C. Tu hài
là loài tương đối rộng nhiệt và rộng muối so với một số đối tượng động vật thân mềm
hai vỏ khác. [5].
Kết quả nghiên cứu của các đề tài trên đã được ứng dụng vào sản xuất. Từ năm
2004-2006, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã thực hiện dự án chuyển giao

công nghệ sản xuất tu hài cho tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng. Kết quả đến nay T.S Lê
Xân đã có năm trại sản xuất giống tu hài ở qui mô lớn, sản xuất và cung cấp giống cho
các cơ sở nuôi. Sản lượng giống sản xuất khoảng 5 triệu con: trong đó Trại thực
nghiệm Cát Bà của Viện NCNTTS I sản xuất được 1 triệu con, tỉ lệ sống tính từ hậu kỳ
đến giống cỡ 7-10mm đạt trung bình 5%. Từ năm 2007 đến nay Viện nghiên cứu
NTTS III đã chuyển giao công nghệ sản xuất giống tu hài cho các tỉnh Khánh Hòa,
Bình Định và Phú Yên [7].
Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về sản xuất giống tu hài được hoàn
thành và chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, đến nay chất lượng con giống tu hài không
ổn định, tỷ lệ sống thấp trong giai đoạn ấu trùng và giai đoạn xuống đáy, tỷ lệ hao hụt
cao trong quá trình vận chuyển và nuôi thương phẩm, dẫn đến tình trạng không đủ số
lượng con giống cung cấp cho người nuôi. Những khó khăn đó cho thấy một phần là do
quy trình sản xuất giống chưa hoàn thiện, thức ăn chưa đảm bảo.[7, 8, 13]
Các công trình nghiên cứu về sử dụng các loài vi tảo làm thức ăn cho ấu trùng
nhưng chỉ thí nghiệm ở việc sử dụng thức ăn là một hay nhiều loài tảo, thức ăn là tảo
tươi, tổng hợp hay tảo khô, lượng thức ăn sử dụng theo các đối tượng ĐVTM hai
mảnh vỏ nói chung, chưa bố trí thí nghiệm cụ thể về lượng thức ăn sử dụng là bao
nhiêu thích hợp cho phát triển ấu trùng. Giai đoạn ấu trùng chữ D các tác giả trong
10



nước đều sử dụng thức ăn là các loài tảo đơn bào trong đó có loài tảo Nannochloropsis
sp., trong khi trên thế giới các loài ĐVTM hai mảnh vỏ giai đoạn ấu trùng chữ D và
suốt giai đoạn ấu trùng nổi tảo Isochrysis sp rất quan trọng, nó vừa có giá trị dinh
dưỡng cao và phù hợp với kích cỡ ấu trùng. Vì vậy, tảo Isochrysis sp thường được sử
dụng đơn loài hay kết hợp với các loài tảo khác làm thức ăn cho ấu trùng. [7, 8, 17]
1.2.2.2. Nuôi thương phẩm tu hài
Năm 2001, nghề nuôi thương phẩm tu hài được bắt đầu và phát triển thịnh
vượng vào những năm 2007-2010. Tuy nhiên, từ năm 2011- 2013 dịch bệnh đã làm tu

hài nuôi chết hàng loạt hầu hết các vùng nuôi tu hài trong cả nước, người nuôi lao đao,
nhiều hộ nuôi phải bỏ lồng nuôi, bãi nuôi hoặc chuyển sang đối tượng nuôi khác [12].
Một số kết quả nghiên cứu về nuôi thương phẩm tu hài tại Việt Nam như sau:
Năm 2001, Viện Nghiên Cứu NTTS I thử nghiệm nuôi thương phẩm tu hài tại
Cát Bà và Vân Đồn. Hình thức nuôi lồng treo, đăng chắn trên bãi triều và nuôi trong
ao nước tĩnh. Theo Lê Xân (2001), do bước đầu chưa có kinh nghiệm nên kết qủa còn
hạn chế. Nuôi lồng đạt tỉ lệ sống cao nhưng chi phí nuôi lớn và tu hài chỉ tăng trưởng
nhanh đến 3-4 cm, sau đó chậm lại. Nuôi trên bãi cát bùn ở khu vực các đảo đạt kết
quả không ổn định [13].
Năm 2001, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cát Bà đã phối
hơp với ngư dân thử nghiệm nuôi tu hài ở khu vực vịnh Lan Hạ (Cát Bà). Kết quả
tương đối tốt, sau 120 ngày nuôi, từ cỡ giống 2,5 -3 cm tăng lên 4,5 – 5cm, tỷ lệ sống
đạt 60 %. Từ đó đến nay diện tích nuôi tu hài liên tục được mở rộng [5].
Tháng 6/2003, Hợp phần SUMA phối hợp với Trung tâm khuyến ngư Quảng Ninh
đã hỗ trợ cho hai hộ dân triển khai nuôi thử nghiệm tu hài thương phẩm tại Bản Sen, thị trấn
Vân Đồn (Quảng Ninh) với số lượng giống là 2,5 vạn con, kích cỡ giống 2-3 cm. Số giống
trên được thả nuôi trong 30 lồng nhựa (kích thước 50x30x20cm) treo trên bè và 2.500 m
2

bãi triều. Kết quả sau 13 tháng nuôi tu hài đạt kích cỡ 45-60 g/con, tỷ lệ sống đạt 33% [5].
Năm 2004, dự án thí điểm khu bảo tồn Hòn Mun- Khánh Hòa đã vận chuyển
giống tu hài từ Hải Phòng vào nuôi tại Hòn Mun. Qua thời gian 5 tháng nuôi tu hài từ
cỡ giống 2 - 2,5 cm tăng lên 6 - 8 cm, tỉ lệ sống 43%. Tuy nhiên do vận chuyển xa nên tỷ lệ
hao hụt lớn. So với kết quả nuôi ở Hải Phòng thì tốc độ tăng trưởng của tu hài nuôi ở
Khánh Hòa nhanh hơn [7].
11



Năm 2007 Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đã hướng dẫn kỹ thuật nuôi

đến người dân các xã trong tỉnh Khánh Hòa và một số địa phương thuộc các tỉnh Bình
Định, Phú Yên, đến nay nghề nuôi tu hài ở Khánh Hòa bắt đầu phát triển.[7]
Nghề nuôi Tu hài tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh như Hải
Phòng, Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa- Vũng Tàu và nghề nuôi tu hài đã
và đang tiếp tục được nhân rộng ra các tỉnh ven biển khác. Tuy nhiên, việc đáp ứng
nhu cầu về con giống chưa thực sự ổn định cộng với tình hình dịch bệnh nuôi trên tu
hài và các đối tượng ĐVTM khác như hầu, vẹm đang là mối lo cho nghề nuôi tu hài
thương phẩm [7].
1.2.2.3. Nghiên cứu về bệnh tu hài
Trong sản xuất giống nhân tạo tu hài cũng như các đối tượng hai mảnh vỏ khác,
các tác nhân gây bệnh gồm virut, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật, giun, động vật
giáp xác ký sinh. Đặc biệt nấm đỏ và nguyên sinh động vật có thể gây cho ấu trùng
chết hàng loạt. Bệnh thường xuất hiện vào các tháng 11; 12; và tháng 1, đặc biệt nấm
đỏ, đây là những tháng mùa đông nhiệt độ nước xuống thấp (22 – 25
o
C). Nguyên sinh
động vật cũng rất nguy hiểm đối với ấu trùng tu hài, chúng chui vào ruột những cá thể
yếu và ăn hết nội tạng. Các loại bệnh trên thường gây chết nhiều nhất ở giai đoạn chữ
D, lúc ấu trùng còn nhỏ sức chịu đựng yếu [7].
Năm 2011, hiện tượng tu hài chết hàng loạt xuất hiện hầu hết các vùng nuôi trong
cả nước, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi tu hài thương phẩm. Hiện tượng tu
hài chết xuất hiện ở mọi kích cỡ từ tu hài giống đến tu hài thương phẩm.
Trước hình dịch bệnh ở tu hài Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với
các nhà khoa học đầu ngành đã tổ chức các cuộc hội thảo về tu hài và triển khai một số
nghiên cứu về bệnh tu hài. Đề tài “Nghiên cứu dịch bệnh gây chết hàng loạt ở tu hài
(Lutraria philippinarum Reeve, 1854) nuôi tại Việt nam’’ của Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng thủy sản I đã đưa ra kết quả rằng hiện tượng tu hài chết có liên quan đến mầm
bệnh và diễn biến có xu hướng lây lan (phát triển thành dịch), tác nhân chính gây chết
hàng loạt tu hài nuôi là virus gây sưng vòi cộng thêm độ pH, độ mặn gây chết. Nguyên
nhân do kỹ thuật nuôi, quy hoạch, kiểm soát con giống. Hiện nay, mật độ nuôi quá dày

ảnh hưởng môi trường và thức ăn. Vì vậy, quy hoạch nuôi tu hài cần tránh vùng triều
cao, đảm bảo lượng thức ăn tự nhiên cho tu hài. Bên cạnh đó cần kiểm soát con giống.
12



Hiện nguồn giống tu hài chưa được kiểm soát, nên cần có phương pháp chẩn đoán
vius. Giải pháp lâu dài là phải chuẩn bị nguồn tu hài bố mẹ có khả năng chống chịu tốt
môi trường, khả năng kháng bệnh tốt [12].
Từ thực tiễn đã nêu cho thấy, đầu tư nâng cao chất lượng con giống là giải pháp
nhằm tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh, tăng tỷ lệ sống tu hài
thương phẩm và tăng thu nhập cho người nuôi. Để nâng cao chất lượng con giống tu
hài cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa về các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng
cao, lượng thức ăn tối ưu cho sự phát triển của ấu trùng và con giống.
1.3. Sử dụng vi tảo trong sản xuất giống các đối tượng ĐVTM
Trong tự nhiên vi tảo được biết đến bởi vai trò dinh dưỡng của nó như là mắt
xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn của các loài động vật thủy sinh. Đối với ĐVTM hai
mảnh vỏ vi tảo là nguồn thức ăn chủ yếu trong suốt vòng đời, tùy theo các giai đoạn
phát triển khác nhau mà chúng cần sử dụng các loài vi tảo khác nhau với kích cỡ và
thành phần dinh dưỡng phù hợp. Vì vậy, trong sản xuất giống các đối tượng ĐVTM
nuôi tảo là khâu đầu tiên và cơ bản nhất [20].
Hiện nay trên thế giới đã có trên 40 loài tảo khác nhau được phân lập, nuôi để
làm các chủng tảo thuần chủng trong các hệ thống thâm canh phục vụ cho nghề nuôi
thủy sản. Các loài được sử dụng nhiều nhất là: Skeletonema costatum, Chaetoceros sp,
Phaeodactylum tricornutum, Thalassiosira pseudonana, Isochrysis galbana, Pavlova
lutheri, Chlorella sp, Dunaliella sp, Nannochloris atomus, Tetraselmis chuii,
Nannochloropsis oculata, v.v [1]
Tuy đã có nhiều nghiên cứu sử dụng men bánh mì, vi khuẩn, thức ăn dạng vi
hạt, tảo dạng dịch sệt, dạng bánh, tảo khô hay đông lạnh trong sản xuất giống ĐVTM
nhưng không thể thay thế được tảo tươi [16]. Nhu cầu sử dụng vi tảo làm thức ăn cho

ĐVTM thay đổi tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng. Giai đoạn ấu trùng đòi hỏi nguồn tảo
phải đủ chất lượng về mặt thành phần hóa sinh và sạch khuẩn. Giai đoạn hậu ấu trùng
chất lượng tảo có thể thấp hơn nhưng thành phần hoá sinh vẫn phải đáp ứng được nhu
cầu dinh dưỡng của đối tượng nuôi. Giai đoạn bố mẹ đòi hỏi cung cấp tảo phải đủ cả
về số lượng cũng như chất lượng. Do đó, để sản xuất giống và nuôi các đối tượng
ĐVTM luôn đòi hỏi phải sản xuất một lượng tảo lớn để đủ làm thức ăn cho nuôi vỗ bố
mẹ, ương ấu trùng, con giống và nuôi thương phẩm [15].

13



Bảng 1. 1. Mức độ sử dụng của các loài tảo trong
sản xuất giống động vật thân mềm [1]
Tần suất sử dụng (%) theo các tác giả
Tên loài
Walne [19] Cotteau và Sorgeloos [15]

Lớp Bacillariophy ceae
Chaetoceros calcitran
*
40 37
Chaetoceros gracilis - 53
Skeletonema costatum 20 14
Phaeodactylum tricornutum 50 5
Thalassiosira pseudonana* 40 33
Lớp Prymnesiophyceae
Isochrysis galbana * 80 19
Isochrysis affinis galbana
(T-iso*)

20 72
Pavlova lutheri* 70 26
Lớp Praisnophyceae
Pyramimonas virginica 0 -
Tetraselmis suesica* 60 35
Lớp Chlorophyceae
Dunaliella sp. 0 9
Lớp Eustigmatophyceae
Nannochloropsis oculata 0 -
Ghi chú: Dấu * thể hiện các loài đang đang được sử dụng phổ biến nhất, chiếm hơn
90% tổng lượng sinh khối tảo ở các cơ sở sản xuất giống động vật thân mềm.
Việc lựa chọn loài vi tảo sử dụng cho một đối tượng ĐVTM phải dựa vào sự
tương quan giữa kích thước loài tảo và khả năng lọc ở từng giai đoạn của đối tượng đó
cũng như giá trị dinh dưỡng của tảo. Thành phần của các acid béo không no HUFA
nhất là EPA 20:5(n-3) (Eicosapentaenoic acid), ARA 20:4(n-6) (Arachidonic acid) và
DHA 22:6(n-3) (Docosahexaenoic acid) là yếu tố quan trọng để xác định giá trị dinh
dưỡng của các loài tảo sử dụng thức ăn cho động vật biển [22]. Thông thường người ta
cần phối hợp nhiều loài tảo khác nhau làm thức ăn thay cho việc dùng đơn loài để ấu
trùng có tốc độ sinh trưởng tốt hơn và rút ngắn thời gian biến thái. Bởi đến nay, theo
14



các nghiên cứu đều xác định mỗi loài tảo khác nhau thì chúng có giá trị dinh dưỡng
khác nhau, một loài tảo có thể thiếu ít nhất là một thành phần dinh dưỡng cần thiết, ví
dụ tảo I. galbana có nhiều DHA, ít EPA nhưng ngược lại khuê tảo chứa nhiều EPA và
ít DHA. Vì vậy, việc sử dụng hỗn hợp các loài tảo làm thức ăn cho động vật thuỷ sản
sẽ cung cấp chất dinh dưỡng tốt hơn cho chúng. Tuy nhiên, việc kết hợp các loài tảo
làm thức ăn phải được hợp lý cả về tỷ lệ và thành phần thích ứng với nhu cầu dinh
dưỡng của từng đối tượng nuôi cụ thể thì mới đem lại hiệu quả cao, ví dụ sử dụng đơn

loài C. calcitrans cho ấu trùng hầu (Crassostrea gigas) tốc độ sinh trưởng nhanh hơn
so với sử dụng hỗn hợp I. galbana + C. calcitrans [9].
Vi tảo là nguồn cung cấp vitamin quan trọng cho các đối tượng nuôi thuỷ sản,
ngoài thành phần acid béo không no các vi tảo biển còn rất giàu vitamin. Mười loại
vitamin đã được tìm thấy ở vi tảo, trong đó có hàm lượng vitamin C (0,11 – 1,62%
khối lượng khô), B
12
tiếp theo là các vitamin A,D,E. Hàm lượng acid ascorbic (vitamin
C) trong vi tảo có sự khác nhau rất lớn giữa các loài (16 mg/g khối lượng khô ở tảo
C.muelleri; 1,1 mg/g ở tảo T. pseudonana). Còn lại các vitamin khác (thiamin – B1,
riboflavin – B2, pyridoxine – B6, cyanocobalamin – B12, biotin, pyridoxine) chỉ khác
nhau từ 2 – 4 lần giữa các loài tảo. Điều này chứng tỏ rằng, việc lựa chọn một cách cẩn
thận các loại vi tảo kết hợp với nhau sẽ cung cấp đầy đủ vitamin cho chuỗi thức ăn của
động vật nuôi thủy sản [22].
Bảng 1. 2: Kích thước và chất lượng dinh dưỡng của một số loài các vi tảo [22]
Gía trị dinh dưỡng
Các loài tảo
Kích cỡ
(µm)
ARA EPA DHA
Các đặc trưng
khác
Tetraselmis chuii 15 x 9 + +++ - Giàu arginine
I.galbana 3x5 Kđxđ +++ Kđxđ
C. calcitrans 3 – 6 + +++ +
Giàu VTM C,
B
12
C. muelleri 5 - 8 +++ + -
Skeletonema

costatum
10 x 5 - +++ ++ Giàu VTM C
Ghi chú: Gía trị dinh dưỡng: -, dưới 0,2% hàm lượng acid béo tổng số; +, 0,2 – 1%
hàm lượng acid béo tổng số; ++, 1 – 55% hàm lượng acid béo tổng số; +++, 5 – 20%
hàm lượng acid béo tổng số; ++++, >20% hàm lượng acid béo tổng số; Kđxđ: Không
được xác định; và VTM C: VitaminC.
15



Chế độ ăn phù hợp cho ấu trùng các loài hai mảnh vỏ giai đoạn đầu của ấu
trùng chữ D và khi kích thước ấu trùng >125 µm chiều dài là hỗn hợp các loài tảo đơn
bào: Chaetoceros calcitrans; Thalassiosira pseudonana (3H); Isochrysis galbana
(hoặc 'Tahiti Iso'); và Tetraselmis suecica. Trong đó, các loài Chaetoceros calcitrans
hoặc Thalassiosira pseudonana cho ấu trùng có kích thước > 55 µm hoặc Chaetoceros
muelleri cho ấu trùng có kích thước > 90 µm, Tetraselmis suecica cho ấu trùng có
kích thước > 120 µm chiều dài. Lượng thức ăn được sử dụng là 100 tế bào/ µL (tương
đương 100.000 tế bào/ mL) [17].
Ấu trùng của nhiều loài ĐVTM hai mảnh vỏ có sở thích thức ăn như nhau. Sử
dụng kết hợp các loài tảo lông roi và tảo silic sẽ cung cấp thành phần thức ăn cân bằng
tốt làm gia tăng tốc độ phát triển của ấu trùng tới giai đoạn biến thái hơn là khẩu phần
ăn đơn loài. Lượng thức ăn cung cấp phụ thuộc vào mật độ nuôi ấu trùng. Kết luận này
được chứng minh bởi Uting (1991) khi nghiên cứu khẩu phần ăn ở hầu Thái Bình
Dương (Crassostrea gigas) và nghêu với mật độ 10.000 ấu trùng / lít, liều lượng thức
ăn thường được cung cấp như sau:
+ Thức ăn thích hợp cho ấu trùng chữ D là một hỗn hợp của tảo Chaetoceros và
tảo Isochrysis với khẩu phần phù hợp nhất tương ứng là 125 tế bào/µL và 50 tế bào/
µL. Nếu cho ăn chế độ ăn đơn loài Isochrysis hoặc Chaetoceros thì mật độ thức ăn
tương ứng 50 tế bào / µL và 250 tế bào / µL.
+ Ấu trùng lớn hơn 120 µm chiều dài vỏ thức ăn cho phát triển tốt là hỗn hợp

của ba loài tảo với tỷ lệ: 33 tế bào / µL Isochrysis + 83 tế bào / µL Chaetoceros + 3,3
tế bào / µL Tetraselmis [17, 18].
Bảng 1. 3: Số lượng tế bào tảo ăn mỗi ngày cho mỗi ấu trùng của ba loài hai
mảnh vỏ so với kích thước chiều dài vỏ của chúng. Giá trị được thể hiện là các tế
bào tảo có kích thước tương đương kích thước tảo I. galbana [17]
Các loài ấu trùng hai mảnh vỏ Kích thước chiều
dài vỏ (µm)
Crassostrea.
gigas
Ostrea edulis Tapes
philippinarum
100
110
120
130
140
2.800
6.700
10.600
14.500
18.400





4.400
6.000
8.000
10.200

12.800

×