Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

báo cáo thực tập tại trung tâm nghiên cứu môi trường viện khí tượng thủy văn môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 19 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
Chương 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1.Trung tâm Nghiên cứu Môi trường -Viện Khí tượng Thủy văn & Môi trường
1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ
1. Nghiên cứu những quy luật tự nhiên cơ bản về môi trường;
2. Tham gia nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ việc xây dựng chiến lược phát triển, chính
sách, pháp luật về môi trường; tham gia xây dựng chiến lược phát triển khoa học và công
nghệ;
3. Xây dựng, trình Viện kế hoạch nghiên cứu, triển khai khoa học và công nghệ dài hạn,
5 năm, hàng năm về môi trường và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
4. Tham gia xây dựng quy hoạch phát triển về môi trường;
5. Tổ chức thực hiện hoặc tham gia thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu
khoa học và công nghệ về môi trường với nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế theo
phân công của Viện;
6. Nghiên cứu lý thuyết, ứng dụng, triển khai, chuyển giao tiến bộ khoa học và công
nghệ về môi trường như: công nghệ viễn thám và các hệ thống hỗ trợ ra quyết định
phục vụ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường; tác động tương hỗ giữa các hoạt
động kinh tế xã hội và môi trường sinh thái, nhân văn; dòng chảy môi trường, đất
ngập nước; các nghiên cứu thực nghiệm về môi trường; các quy trình khai thác tài
nguyên thiên nhiên nhằm đưa ra các giải pháp quản lý môi trường thích hợp; mô hình
số trị phục vụ dự báo, quản lý môi trường và phòng tránh thiên tai;
7. Tham gia đào tạo cán bộ sau đại học, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ về môi trường
8. Tham gia thẩm định các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ;
9. Nghiên cứu cơ sở khoa học và tham gia xây dựng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về môi trường;
10. Tham gia tổ chức, thực hiện các hoạt động thông tin khoa học và công nghệ dưới hình
thức hội nghị, hội thảo khoa học, biên tập, xuất bản ấn phẩm;
11. Tham gia công tác khảo sát, điều tra, thanh tra môi trường, kiểm chuẩn, hiệu chỉnh các
thiết bị môi trường;
12. Cung cấp các bản tin dự báo, thông báo về môi trường;


13. Thực hiện các dịch vụ khoa học, công nghệ về môi trường theo phân công của Viện
như;
14. Quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn tài chính, tài sản thuộc phạm vi quản lý
của Trung tâm theo phân công của Viện;
15. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức, lao động, tài chính, tài sản thuộc Trung tâm do
Viện phân cấp theo quy định của pháp luật;
16. Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao;
17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG
1.1.3 Thành tựu nổi bật
1. Ứng dụng Mô hình lan truyền ô nhiễm không khí 2 chiều (MESOPUFF)
2. Ứng dụng Mô hình số trị thuỷ động lực và chất lượng nước 3 chiều áp suất tĩnh:
3. Ứng dụng Mô hình số trị động lực lớp biên khí quyển và chất lượng không khí 3 chiều
(quy mô trung bình)
PHÒNG CÔNG NGHỆ XỬ LÍ
VÀ KIỂM KÊ
PHÒNG THÍ NGHIỆM
MÔI TRƯỜNG
PHÒNG ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG VÀ RỦI RO
TRẠM MÔI TRƯỜNG HỒ
CHƯÁ HÒA BÌNH
GIÁM ĐỐC
PHÒNG NGHIÊN CỨU DỰ
BÁO MÔI TRƯỜNG
PHÒNG NGHIÊN CỨU
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TRẠM MÔI TRƯỜNG HỒ

CHỨA THÁC BÀ
4. Ứng dụng Mô hình số trị mô phỏng xoáy lớn (LES) áp suất động (quy mô nhỏ)
5. Ứng dụng Mô hình HEC-6: tính toán bồi lắng hồ chứa Hoà Bình, Sơn La và Yali năm
1998, 1999
6. Ứng dụng Mô hình DHM tính diện tích và độ cao ngập lụt do lũ
7. Hướng dẫn phân tích một số thông số môi trường không khí và nước (2001-2002)
8. Biên soạn sổ tay quan trắc mưa axit (2002)
9. Quy hoạch môi trường cho đồng bằng sông Hồng (2002-2003)
10. Kiểm kê phát thải cho Việt Nam (2004-2005)
11. Nghiên cứu thử nghiệm dự báo chất lượng không khí cho đồng bằng Bắc Bộ (2004-
2006)
12. Nghiên cứu cơ sở khoa học của sự lan truyền ô nhiễm xuyên biên giới (2005-2007)
13. Đánh giá lắng đọng axit cho Việt Nam (2006)
14. Xây dựng bản tin dự báo chất lượng không khí cho các vùng kinh tế trọng điểm Việt
Nam (2006-2008)
15. Nghiên cứu dòng chảy môi trường. Ứng dụng cho dòng chảy sông Cầu. (2006-2008)
16. Đánh giá mục tiêu chất lượng nước cho đoạn sông, ứng dụng cho hạ lưu sông Hồng
(2006-2008)
17. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ quản lý và khôi phục môi trường sau
thiên tai. Nghiên cứu điển hình tại một địa phương (2008-2010)
18. Các kịch bản nước biển dâng và khả năng giảm thiểu rủi ro thiên tai ở Việt Nam (2008-2009)
19. Lập kế hoạch quản lý môi trường, giám sát môi trường, giám sát sự tuân thủ của chủ
đầu tư cho Dự án xây dựng hệ thống tưới huyện Thạch Thành - Thanh Hoá (2009-
2011)
20. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, xây dựng kế hoạch giám sát môi trường
cho dự án Dự án đầu tư xây dựng tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (2009)
21. Quan trắc và giám sát tác động môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cáp
quang biển Quốc tế Liên Á – Intra Asia (2008-2009)
22. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch giám sát môi trường, đánh giá
kế hoạch tái định cư cho Dự án Thủy lợi – Bảo Định giai đoạn 2 (2008)

23. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch giám sát môi trường, đánh giá
kế hoạch tái định cư cho Dự án hệ thống công trình phân ranh mặn ngọt tỉnh Sóc Trăng –
Bạc Liêu (2008).
24. Lập báo cáo xin cấp phép khai thác nước mặt, nước ngầm và xả thải vào nguồn nước
của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
1.2.Trạm quan trắc môi trường và lắng đọng axit Hòa Bình
1.2.1. Vị trí và chức năng
Trạm Quan trắc Môi trường và Lắng đọng axít Hòa Bình là tổ chức quan trắc, giám
sát môi trường hồ Hòa Bình và lắng đọng axít trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Môi
trường, có chức năng quan trắc, điều tra khảo sát môi trường hồ Hòa Bình phục vụ việc
quản lý, khai thác, bảo vệ hồ Hòa Bình, quan trắc lắng đọng axít, ô nhiễm bụi phục vụ
mạng lưới giám sát lắng đọng axít vùng Đông Á (EANET).
Trạm Quan trắc Môi trường và Lắng đọng axít Hòa Bình có con dấu riêng, được
mở tài khoản tiền gửi để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở đặt tại thành phố
Hòa Bình.
1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng và trình Giám đốc kế hoạch hoạt động quan trắc, điều tra khảo sát,
hàng năm của Trạm và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ xây dựng chiến lược phát triển khoa học và
công nghệ của Trung tâm.
3. Tổ chức quan trắc và giám sát các vấn đề liên quan tới quy luật diễn biến bồi
lắng và chất lượng nước hồ chứa Hòa Bình. Định kỳ ra thông báo về tình hình bồi lắng,
môi trường nước hồ chứa Hòa Bình theo định kỳ hàng năm.
4. Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong và ngoài ngành để thu thập, chỉnh lý,
lưu trữ, xuất bản các tư liệu về những vấn đề có liên quan tới môi trường vùng hồ Hòa
Bình nhằm đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo thông tin cần thiết phục vụ cho việc quản lý,
khai thác và bảo vệ hồ Hòa Bình cũng như cho việc nghiên cứu khoa học môi trường hồ
chứa nói chung.
5. Tổ chức thực hiện các hoạt động quan trắc, giám sát lắng đọng axít thuộc Mạng
lưới giám sát lắng đọng axít vùng Đông Á.

6. Tổ chức quan trắc, điều tra cơ bản thuộc Mạng lưới quan trắc Khí tượng Thủy
văn và Môi trường Quốc gia.
7. Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường và khí tượng thủy văn:
a. Quan trắc khí tượng bề mặt;
b. Quan trắc môi trường không khí và nước;
c. Quan trắc bãi xói mòn đất dốc.
8. Tính toán, thống kê, chỉnh lý tài liệu quan trắc.
9. Tham gia thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học công
nghệ về môi trường của Trung tâm.
10. Tham gia thực hiện các hoạt động dịch vụ, tư vấn về khí tượng thủy văn, môi
trường và biến đổi khí hậu: Đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường,
lập đề án bảo vệ môi trường và quan trắc, giám sát môi trường định kỳ.
11. Tổ chức thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách
hành chính của Trung tâm và phân công của Giám đốc.
11. Quản lý tổ chức, viên chức, người lao động, tài chính, tài sản theo quy định của
pháp luật và theo phân công của Giám đốc.
12. Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Trạm quan trắc Môi trường và lắng đọng axít Hòa Bình có Trưởng
trạm và 01 Phó trưởng trạm.
2. Trưởng trạm chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Giám đốc về các nhiệm
vụ được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Trạm; xây dựng
điều lệ tổ chức và hoạt động, quy chế làm việc và điều hành mọi hoạt động của Trạm;
3. Phó trưởng trạm chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Trưởng trạm về các lĩnh
vực công tác được phân công.
Chương 2. NỘI DUNG THỰC TẬP
2.1.Giới thiệu nguyên tắc hoạt động và các thao tác cơ bản của các máy
-Máy phân tích nước dã ngoại WQC TOA 20, 22A (Nhật Bản): phân tích 6 chỉ
tiêu: DO, Độ dẫn điện, Nhiệt độ, Độ mưối, Độ đục, pH.


+ Nguyên tắc hoạt động
Bước 1: Bật máy kiểm tr màn hình
Bước 2 : Đưa đầu đo vào một xô nước cần đo đạc chỉ tiêu ,lắc đầu đo.
Bước 3: Nhấn phím MODE SELECT để đọc các thông số máy có thể đo được (6 chỉ tiêu)
Phím CAL để đọc đơn vi khác nhau của thông số đó.
sau khi lấy mẫu nước ta cắm đầu đo Sensor vào mẫu nước và bật máy lên chỉnh bằng các
phím nhấn chỉ cần ấn phím MODE SELECT và CAL trên máy sẽ hiển thị các thông số
giá trị của chỉ tiêu :DO ta dùng phím mũi tên trên máy để di chuyển máy sẽ lần lượt hiện
giá trị của các chỉ tiêu Độ dẫn điện, Nhiệt độ, Độ mưối, Độ đục, pH.,
Ví dụ : Đo tại giếng cao độ 30:
pH = 7,8 , nhiệt độ = 24,4
o
C ,độ dẫn =27 mS/m .
Độ đục = 1mg/l - 1 NTU, DO = 4,1 , Độ muối = 0.01 %.
-Bơm lấy mẫu khí sách tay HS7 (Kimoto-Nhật Bản): dùng để lấy mẫu không khí.

+Nguyên tắc hoạt động
Bước 1:Cho hóa chất có khả năng hấp phụ SO2 và NO2 trong không khí vào hai binh
chứa
Bước 2: Bật máy đợi thiết bị hút khí cân đánh gia vào trong mất 15 phút
Bước 3: Tháo ông ra đổ chất cần phân tích vào hop chuyên dung đem phân tích
Sử dụng phương pháp hấp thụ lỏng.chuẩn bị sẵn các ống nghiệm chứa các dung dịch hấp
thụ mỗi ống nghiệm 10ml phải ghi tên lên các ống nghiệm để khi hút xong đổ lại tránh sự
nhầm lẫn.Sau đó đổ vào 2 bình đựng của máy và cắm vòi hút vào.Bật máy lên và chỉnh
lưu lượng máy hút thường từ 1 - 2 lit/phút nhưng dể hút đồng thời 2 chất nên ta chỉnh lưu
lương 2lít/phút. Hút trong vòng 10 phút sau đó đổ lại vào các ống nghiệm đã ghi tên ban
đầu rồi cho vào thùng bảo quản mẫu.
Riêng lấy mẫu CO theo cách thủ công bằng cách chuẩn bị 2 lọ thủy tinh ghi nhãn đầy đủ
tên mẫu,vị trí lấy mẫu,tên người lấy mẫu 1 lọ chứa đầy nước cất và 1 lọ không đựng gì.

Đổ lọ chứa nước cất vào lọ không đựng gì CO nhẹ hơn không khí nên sẽ vào trong lọ đậy
nút lọ lại ta đã thu được mẫu CO và cho vào thùng bảo quản mẫu.
-Máy đo các yếu tố vi khí hậu : nhiệt độ,độ ẩm, áp suất, hướng gió, tốc độ gió.

Bật máy lên và cầm máy đưa lên theo hướng gió.Màn hình trên máy sẽ hiển thị giá
trị của các thông số nhiệt độ không khí ,áp suất,hướng gió ,tốc độ gió,độ ẩm ghi lại vào sổ
tay vị trí đo và kết quả đo.
Ví dụ: Đo tại giếng cao độ 30
nhiệt độ :22,4
o
C , độ ẩm : 67% , tốc độ gió :0,9 m/s ,hướng gió : Đông Bắc
-Máy đo tiếng ồn Sirus 812A (Anh):

+Nguyên tắc hoạt động
Bước 1:Bật máy
Bước 2:Chia đầu thu vào khoảng không cần đo
Bước 3: Chọn chế độ đo âm thanh Max hay trung bình trong máy
Bước 4 : Đọc kết quả trên màn hình
Độ chính xác:+-1.4 Db
Bật máy lên trên màn hình sẽ hiện kết quả đo Max, Min, và trung bình ghi lại kết
quả đo.
-Máy đo bụi hiện số Casella 151159a (Anh) :

Máy đo độ bụi với độ chính xác cao dựa trên nguyên lý tán xạ ánh sáng, kết quả
được hiển thị trên màn hình lớn, hiển thị đồ thị của hàm lượng bụi theo thời gian. Máy có
bộ nhớ trong để lưu trữ kết quả đo, kết hợp với cáp truyền dữ liệu thông qua cổng RS-232
để truyền số liệu đo vào máy tính, kết hợp với phần mềm chuyên dụng tương thích
windows để xử lý chi tiết hơn.
+Nguyên tắc hoạt động
Bước 1:Bật máy

Bước 2: Mở buồng chứa khí cho khi vào đo
Bước 3: Nhấn Enter bắt đầu đo
Bước 4 :Đọc kết quả trên màn hình
- Máy đo cường độ điện/từ trường HI-3604

+ Nguyên tắc hoạt động
Bước 1 : Nhấn nút bật nguồn máy
Bước 2 :Chọn chế độ đo điện trường hay từ trường
Bước 3 :Hướng máy vào vi trí nơi từ trường hoặc điện trường có thể phát ra
Bước 4:Dọc kết quả trên man hình máy
-Máy đo độ rung smartsensor AR63C

-Thông số kỹ thuật
Cảm biến rung: Piezoelectric Ceramic accelerometer(shear-type)
Độ chính xác: ±10%H±2digits
Gia tốc: 0.1~199.9m/s2
Vận tốc: 0.1~199.9m/s
Độ dịch chuyển: 0.001~1.999mm
Giải tần đo gia tốc:
+ 10Hz~1kHz(LO)
+ 1kHz~15kHz(HI)
Giải tần đo tốc độ: 10HZ~1kHz
Phạm vi dịch chuyển tần số: 10Hz~1kHz
-Nguyên tắc hoạt động
Bước 1: bật máy
Bước 2: Cắm đầu đo của may xuống vị trí cần đo độ rung ,buông tay cho kết quả
Bước 3 :đọc kết quả trên màn hình máy
2.2.Thực hành quan trắc, đo các yếu tố ngoài hiện trường và lập báo cáo tại trạm.
2.2.1:Mục tiêu, nội dung và kết quả quan trắc môi trường nước, không khí tại Hồ
Hòa Bình.

Mục tiêu:
Quan trắc hồ thủy điện bình là đánh giá tổng quan về mức độ ô nhiễm khu vực hay
mức độ ảnh hưởng của nhà máy thủy điện Hòa Bình đến khu vực xung quanh.
Nội dung :
Quan trắc môi trường nước , môi trường không khí tại khu vực sản xuất của nhà
máy.Thông qua việc đánh giá một số chỉ tiêu như hàm lượng Oxi hòa tan (DO) ,hàm
lượng Oxi sinh háo (BOD5) ,các chất độc có trong không khí như SO2 và NO2 ,đánh gái
độ dục của nước hồ xác định lượng bùn lắng đọng trong lòng hồ .
1.Nước thải trước xử lý:
T=22
o
C , pH = 7,8 , Độ Dẫn = 0,02 S/m - 27 mS/m
DO= 5,7mg/l ,Độ Đục = 1mg/l
2.Nước thải sau xử lý:
T=22,5
o
C , pH = 7,3 , Độ Dẫn = 0,03 S/m - 38 mS/m
DO= 1,8 mg/l ,Độ Đục = 1mg/l
3.Nguồn tiếp nhận ( Nước thải sau xử lý đổ ra sông):
T=24,8
o
C , pH = 7,5 , Độ Dẫn = 0,01 S/m - 17 mS/m
DO= 6 mg/l ,Độ Đục = 1mg/l
4. Cửa nhận nước:
T=25
o
C , pH = 7,6 , Độ Dẫn = 0,03 S/m - 38 mS/m
DO= 5,8 mg/l ,Độ Đục = 1mg/l
5.Cửa vai đập:
T=24,9

o
C , pH = 7,8 , Độ Dẫn = 0,01 S/m - 17 mS/m
DO= 5,35 mg/l ,Độ Đục = 1mg/l - 1NTU
6.Điểm lấy mẫu nước tại Kênh dẫn nước ra:
T=25
o
C , pH = 7,7 , Độ Dẫn = 0,01 S/m - 17 mS/m
DO= 5,2mg/l ,Độ Đục = 1mg/l - 2NTU. Độ muối = 0,01%.
7.Điểm lấy mẫu tại Giếng cao độ 30 -mẫu nước ngầm:
T= 24,4
o
C , pH = 7,8 , Độ Dẫn =0,02 s/m - 27 mS/m
DO = 4,1 , Độ đục = 1mg/l - 1NTU , Độ muối = 0,01%.
8.Điểm lấy mâu tại Mốc 5:
T= 24,9
o
C , pH = 7,5 , Độ Dẫn = 0,01 S/m - 17 mS/m.
DO = 5,1 ,Độ Đục = 1mg/l - 2 NTU.
-Quan trắc tại nhà máy thủy điện Hòa Bình :
Quan trắc khí thải trong khu vực sản xuất: SO
2
, NO
2
,CO.
CO : Theo QCVN 05:2013/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ
CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH: phương pháp quang hóa.
SO
2
: Theo Tiêu Chuẩn 5671
NO

2
:phương pháp hấp thụ dung dịch.
Bụi đo bằng thiết bị laze, phương pháp tán xạ.
1.Sân nhà máy :
Bụi :Trung Bình= 0,056 -, Max=0,068 mg/m
3
T = 22
o
C , Độ ẩm = 66% , Vận tốc gió = 0,0 m/s
Tiếng ồn = 55,3dB ( Min = 41,6 dB, Max = 69,0 dB)
Từ trường:H = 1,48 mA/m ,Điện trường E = 0,21 V/m.
2.Tại Mốc 54:
Bụi: Max = 0,18 mg/m
3
, Trung bình = 0,13 mg/m
3
T = 20
o
C , Độ ẩm = 75,8% , Vận tốc gió = 1,0 m/s
Tiếng ồn = 53,5 dB ( Min = 40,6 dB, Max = 65,4 dB)
Từ trường :H = 1,4 mA/m , Điện trường E = 0,01 V/m.
Độ Rung = 0,01 m/s
2
3.Tại Trạm 220V
T = 20
o
C , Độ ẩm = 75,8% , Vận tốc gió = 1,0 m/s
Tiếng ồn = 53,5 dB ( Min = 40,6 dB, Max = 65,4 dB)
H = 1,4 mA/m , E = 0,01 V/m.
4. Mốc 5:

Bụi: Max = 0,078 mg/m
3
, Trung bình = 0,07 mg/m
3
T = 22
o
C , Độ ẩm = 67 % , Vận tốc gió = 0,2 m/s
Tiếng ồn = 64,5 dB ( Min = 52,8 dB, Max = 72,6 dB)
Từ trường :H = 1,47 mA/m , Điện trường E = 0,02 V/m ,Độ Rung = 0,04 m/s
2
5.Sân quạt máy (8 tuabin):
Bụi: Max = 0,085 mg/m
3
, Trung bình = 0,078 mg/m
3
T = 26
o
C , Độ ẩm = 60% , Vận tốc gió = 0,0 m/s, Tiếng ồn = 87,5 dB
Từ trường :H = 2,6 mA/m , Điện trường E = 0,05 V/m.,Độ Rung = 1,5 m/s
2
6.Hầm máy:
Bụi: Max = 0,12 mg/m
3
, Trung bình = 0,05 mg/m
3
T = 26
o
C , Độ ẩm = 59% , Vận tốc gió = 0,0 m/s, Tiếng ồn = 88,9 dB
Từ trường :H = 3,75 mA/m , Điện trường E = 0,07 V/m, Độ Rung = 1,6 m/s
2

2.2.2. Trạm đo khí tượng tự động.
Ngoài việc tìm hiểu thêm được quá trình đánh giá nước của khu vực hồ thủy điện hòa
bình chúng ta còn được biết thêm về các thiết bị đo khí tượng tự động củ trạm quan trắc
như .thiết bị đo bức xạ mặt trời ,xác định được biên độ dao động nhiệt trong môt tháng
cũng như hàm lượng hơi ẩm trong không khí, nhiệt độ không khí,áp suất không khí,
lượng bức xạ mặt trời ,cũng như hàm lượng axit có trong nước mưa bằng các trang thiên
bị hiên đại .
2.2.3. Đo thực nghiệm xói mòn đất dốc.
Phương pháp xác định độ xói mòn đất thủ công ,việc xây dựng một mô hinh mo phỏng
địa hình ngoài thực địa với các độ dốc khác nhau gom 4 độ dóc khác nhau môi ô chi ra
làm các đoạn ,trên bai chia ra lam 2 phần có thể trong các loại cạy khác nhau .Truoc1 khi
trời mưa ta đem thước ra đo ghi số liệu hiện tại và sau khi mưa ta lai tiếp tục đo nếu như
kết quả sau trừ kết quả trước ra âm thì là xói mòn .
2.2.4. Đo, phân tích một số các thông số môi trường ngoài hiện trường và trong
phòng thí nghiệm của Trạm.
Định lượng Coliform bằng phương pháp MPN.
Phương pháp này dựa vào nguyên tắc mẫu được pha loãng thành một dãy thập phân
( hai nồng độ kế tiếp nhau gấp nhau 10 lần) 3 hoặc 5 mẫu có độ pha loãng liên tiếp được
ủ trong ống nghiệm chứa môi trường thích hợp có ống bẫy khí Durham.Mỗi nồng độ pha
loãng được ủ từ 3 đến 5 ống lặp lại.Theo dõi sự sinh hơi và đổi màu để tính sự hiện diện
trong từng ống thử nghiệm; đây là các ống dương tính.Ghi nhận số ống nghiệm cho phản
ứng dương tính ở mỗi nồng độ pha loãng và dựa vào bảng tính MPN để suy ra số lượng
nhóm vi sinh vật tương ứng hiện diện trong 1g hoặc 1ml mẫu ban đầu.
-Quy trình phân tích:
Tuần tự cấy 1ml mẫu đã pha loãng 10
-1
vào 3 ống nghiệm giống nhau, mỗi ống chứa
10ml canh LSB.Thực hiện tương tự với dịch mẫu đã pha loãng 10
-2
và 10

-3
.Đây là trường
hợp xác định MPN bằng 3 dãy nồng độ và 3 ống nghiệm lặp lại (hệ 3*3 hay 9 ống
nghiệm).Nếu nghi ngờ số lượng Coliform trong mẫu quá cao,phải sử dụng các mẫu pha
loãng có bậc cao hơn.Ủ các ống nghiệm ở 37
o
C trong vòng 48 giờ.Ghi nhận số ống có
sinh hơi.Dùng que cấy vòng cấy chuyển dịch mẫu từ các ống LSB(+) sang ống chứa
canh BGBL và ủ ở 37
o
C trong vòng 48 giờ.Ghi nhận số ống cho kết quả (+) có sinh hơi
ứng với mỗi nồng độ pha loãng.
2.2.5. Quan trắc, quản lý mẫu lắng đọng axit.
Việc quan trác và lấy mẫu lắng đọng axait giờ đây đã được thực hiện hoàn toàn tự
động bằng thiết bị lấy và phân tích mẫu hiện đại đơn giản dễ sử dụng vì vây việc đánh giá
mức lắng đọng axit giờ đây trở lên rất đơn giản tai trung tâm quan trắc với số liệu có độ
tin chính xác cao
2.2.6. Quản lý hệ thống mặt cắt trên dọc hồ (72 mặt cắt) để đo đạc, tính toán bồi
lắng lòng hồ và chất lượng nước.
Hiện nay Trạm Môi trường hồ chứa Hòa Bình vẫn đảm nhận công tác khảo sát bồi lắng
lòng hồ và quan trắc chất lượng nước trên dọc tuyến hồ theo 64 mặt cắt 2 lần/ năm (thời
điểm đầu mùa lũ tháng 5 và thời điểm hồ tích nước - tháng 12.Hằng năm trung tâm quan
trắc thường có một đợt khảo sát trên lòng hồ một tháng để đánh giá đo đạc chất lượng
nước trong lòng hộ nhưng đặc biệt là để dánh giá tốc độ bồi lắng của hồ hằng năm , bằng
việc chia hồ ra thành nhiều mặt cắt mỗi mặt cắt thường có gắn các mốc để xác định tọa dộ
.Mục đích là để tính toán diện tích của mặt cắt từ đó xác dịnh dược độ hao hụt của mặt cắt
qua các năm và dựa vào đó tính tốc độ bồi lắng của lòng hồ .
Đối với hồ Hòa Bình, theo chiều dọc hồ, tồn tại ba khu vực bồi lắng khác nhau là: khu
vực 1 (dài 97 km, từ đập Hòa Bình đến mặt cắt 22) có lượng bồi lắng trung bình 36,15
triệu m

3
/năm và chỉ số bồi lắng 0,314 m
3
/m
2
, khu vực 2 (dài khoảng 40 km, từ mặt cắt 22
đến mặt cắt 31A) có lượng bồi lắng trung bình 23,0 triệu m
3
/năm và chỉ số bồi lắng 0,841
m
3
/m
2
, khu vực 3 (dài khoảng 69 km, từ mặt cắt 31A đến mặt cắt 60) có lượng bồi lắng
3,52 triệu m
3
/năm và chỉ số bồi lắng 0,126 m
3
/m
2
.
Vào mùa lũ, nếu lưu lượng xả qua đập bằng lưu lượng nước đến thì nồng độ bùn cát dọc
hồ Hòa Bình phân bố theo qui luật hàm lôgarít.
Trong những năm đầu tích nước, nếu lưu lượng xả qua đập khoảng 3000-4000 m
3
/s và
bằng lưu lượng nước đến hồ tại Tạ Bú thì có thể hình thành dòng chảy phân tầng trong hồ
Hòa Bình với độ sâu trung bình 4-12 m, tương ứng với các nồng độ bùn cát 1200-1000
g/m
3

, duy trì đến vị trí cách đập khoảng 100-110 km.
Đối với cả hai mùa, dọc theo chiều dòng chảy, đường kính hạt của bùn cát bồi lắng hồ
Hòa Bình đều có xu thế giảm nhanh theo qui luật hàm mũ trong khu chuyển tiếp IIa,

IIb
và giữ khá ổn định quanh một trị số trung bình trong khu hồ nước tĩnh Ia, Ib. Thành phần
hạt của bùn cát bồi lắng phân bố khá đồng đều theo chiều ngang hồ.Quá trình kiểm
nghiệm mô hình HEC-6 tính bồi lắng hồ Hòa Bình thấy: nếu lấy bùn cát di đáy bằng 35%
bùn cát lơ lửng, sử dụng hàm sức tải Acker-White hoặc Yang thì kết quả tính toán tốt
hơn; hàm Yang cho bùn cát bồi ngược về phía thượng lưu hồ và bồi nhiều trong dung tích
hữu ích, hàm Acker-White cho bùn cát bồi xuôi về phía hạ lưu hồ và lớp bùn cát bồi lắng
trước đập dày hơn
Với các thông số kỹ thuật và qui trình vận hành hiện tại, trong trường hợp không có công
trình thủy điện Sơn La, hồ chứa Hòa Bình sẽ hoạt động hiệu quả trong khoảng 90-100
năm. Tuy nhiên, do 70% bùn cát lắng đọng trong dung tích chết, nên đến năm 2080, dung
tích hữu ích và phòng lũ của hồ tương ứng sẽ bị giảm xuống còn khoảng 74% và 75%
dung tích ban đầu, bãi ngầm bùn cát bồi lắng tiến về cách đập khoảng 20 km, cao trình
bồi lắng trước đập đạt xấp xỉ 40 m.
+ Nhìn chung chất lượng nước hồ Hòa Bình còn tương đối tốt và đạt giá trị cột A1 của
QCVN08:2008/BTNMT, chỉ có một vài thông số ở một số các vị trí trong hồ đạt giá trị
A2. Chất lượng nước vẫn đạt tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt.
2.3. Công tác quản lý chất lượng môi trường hồ chứa Hòa Bình và Mạng lưới giám
sát lắng đọng Axit Đông Á.
Hiện nay Trạm Môi trường hồ chứa Hòa Bình vẫn đảm nhận công tác khảo sát bồi lắng
lòng hồ và quan trắc chất lượng nước trên dọc tuyến hồ theo 64 mặt cắt 2 lần/ năm (thời
điểm đầu mùa lũ tháng 5 và thời điểm hồ tích nước - tháng 12.
+ Trạm Môi trường hồ chứa Hòa Bình (cửa đập) thuộc Viện Khoa học Khí tượng - Thuỷ
văn và Môi trường đảm nhận nhiệm vụ quan trắc, giám sát chất lượng môi không khí và
nước vùng hồ chứa Hòa Bình.
Tuy nhiên các Trạm đó cũng chỉ đo đạc, phân tích một số các thông số vật lý, sinh học và

một số các thông số hoá học như: nhóm tiêu thụ ôxy, các ion. Còn nhóm kim loại nặng
chưa được quan tâm nhiều.
Mạng lướigiám sát lắng đọng axit Đông Á có vai trò theo dõi kết quả đo đạc định
kỳ lòng hồ và theo dõi lượng lắng đọng axit,mưa axit cung cấp số liêu cho hệ thống quan
trắc môi trường quốc gia.
2.4. Sơ lược công tác quản lý, kiểm soát, bảo vệ môi trường của tỉnh Hòa Bình trong
những năm gần đây (tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hòa Bình).
Báo cáo kết quả công tác tài nguyên và môi trường từ 01/01/2014 đến 31/10/2014. Trong
10 tháng qua, Sở đã triển khai thực hiện các nội dung cơ bản sau: quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của các huyện, thành phố
và tổng hợp nhu cầu dự án, công trình có sử dụng đất trồng lúa báo cáo UBND tỉnh trình
và được Chính phủ phê duyệt cho 83 công trình dự án; xem xét, hướng dẫn hồ sơ lập báo
cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), đề án cải tạo phục hồi môi trường trình UBND
tỉnh thẩm định, phê duyệt 10 dự án mới; hướng dẫn lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết cho
03 dự án mới; xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ
giai đoạn vận hành cho 03 dự án; trình UBND tỉnh phê duyệt 48 cơ sở gây ô nhiễm môi
trường; cấp sổ chủ nguồn thải CTNH cho 41 đơn vị; cấp giấy phép hành nghề quản lý
chất thải nguy hại cho 01 đơn vị; đợt 1 năm 2014 thực hiện quan trắc được 190 cơ sở,
doanh nghiệp. Số lượng cơ sở thực hiện quan trắc môi trường đợt 2 năm 2014 ước đến hết
tháng 10 khoảng 70 cơ sở.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Sở TN&MT vẫn còn những vướng mắc cần giải
quyết như: ; một số cơ sở doanh nghiệp chưa tự giác chấp hành nghiêm túc Luật Bảo vệ
môi trường; không lập hồ sơ đăng ký cấp sổ chủ nguồn thải CTNH; không thực hiện việc
báo cáo về quản lý chất thải phát sinh tại cơ sở theo đúng quy định ;Sở đã đề suất việc
xây dựng một bãi chôn lấp hợp vệ sinh với quy mô lớn đủ đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải
trên địa bàn tỉnh .Nhưng hiện giờ do kinh phí còn gặp khó khăn lên việc xây dựng vẫn
chưa được hoàn tất.Vì vây việc xử lý rác thải hiện tại dường như vẫn đang bị lãng quên
qua việc rác thải chỉ dược lưu giữ tại một bãi rác dược gọi là bãi rác tạm thời .Nước rỉ rác
từ bãi rác này vẫn dược thải trực tiếp ra sông chính ,nguồn nước vẫn đang được người
dân trên đia bàn tỉnh và ngoại tỉnh sử dung với mục đích sinh hoạt; vấn đề ô nhiễm không

khí trên địa bàn tình từ các nhà hay các khu công nghiêp vẫn ung dung xả thải vào môi
trường .Như việc bụi từ nhà máy xi măng gây ảnh hưởng tới người dân xung quanh
Chương 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Sau đợt thực tập tại trạm giúp em hiểu rõ hơn về quy trình lấy mẫu nước mặt và lấy mẫu
không khí ,quan trắc khảo sát, đánh giá chất lượng nước hồ Hòa Bình.
- Biết thêm nhiều thông tin về cơ cấu tổ chức và công tác quản lý ,giám sát và bảo vệ môi
trường của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hòa Bình.
- Cách vận hành các trang thiết bị để đo đặc các chỉ tiêu trong khảo sát đánh giá chất
lượng nước và không khí .( VD: Máy bơm mẫu xách tay HS7,Máy phân tíc dã ngoại
WQC TOA, Máy đo yếu tố vi khí hậu, Máy đo độ rung )
-Các thành phần cơ cấu tổ chức của trạm quan trắc và giám sát lắng đọng Axit tỉnh Hòa
Bình cũng như chức năng và nhiệm vụ của trạm .
-Tìm hiểu quy trình trong phòng thí nghiệm , các bảo quản mẫu và phân tích mẫu trong
phòng thí nghiệm tại trạm.
-Tìm hiểu được các phương pháp tính toán đánh gia mức độ lắng đọng của lòng hồ cũng
như phương pháp tính toán độ xói mòn đất .
-Nắm được cách đo dạc và tính toán số liệu đo đạc khí tượng ,làm quen với các máy móc
thiết bị về quan trắc khí tượng của trạm quan trắc khí tượng.
Kiến nghị
Sau đợt thực tập em thu được thêm rất nhiều kinh nghiệm thực tế,hiểu rõ hơn về các
quy trình lấy mẫu,bảo quản mẫu,phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm,được làm quen
với các máy móc và thiết bị hiện đại,em mong rằng các thầy cô trong bộ môn và Khoa có
thể tạo điều kiện tổ chức thêm cho chúng em những đợt thực tế,thực tập để giúp chúng
em có thêm những kiến thức ngoài thực tế ,nâng cao kiến thức về cả lý thuyết và thực
hành,tác phong làm việc một cách chuyên nghiệp.

×