Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội ( MB) – Trần Duy Hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.24 KB, 86 trang )

Chuyên đề thực tập Khoa: Ngân hàng - Tài chính
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
SV: Trần Thị Hồng Thoan Lớp: TCDN49A
Chuyên đề thực tập Khoa: Ngân hàng - Tài chính
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Giải thích
1 NHNN Ngân hàng nhà nước
2 NH Ngân hàng
3 MB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
4 NHTM Ngân hàng thương mại
5 TGĐ Tổng giám đốc
6 XHTD Xếp hạng tín dụng
7 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
8 CIC Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia
SV: Trần Thị Hồng Thoan Lớp: TCDN49A
Chuyên đề thực tập Khoa: Ngân hàng - Tài chính
DANH MỤC BẢNG,BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tổng dư nợ và tổng nguồn vốn sử dụng Error: Reference source not
found
Biểu đồ 2: Tình hình nợ xấu so với tổng dư nợ qua các nămError: Reference source
not found
SV: Trần Thị Hồng Thoan Lớp: TCDN49A
Chuyên đề thực tập Khoa: Ngân hàng - Tài chính
LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những lĩnh vực mà Việt Nam sớm mở cửa khi đã chính thức trở
thành thành viên thứ 150 của WTO là lĩnh vực tài chính ngân hàng. Do đó nhiều rào
cản bị bãi bỏ nên hoạt động ngân hàng chắc chắn sẽ trở nên sôi động và cạnh tranh
quyết liệt hơn. Để tham gia vào cuộc cạnh tranh đặc biệt là trong hoạt động tín dụng
của các ngân hàng thương mại trong nước cần phải xây dựng hệ thống quản lý rủi


ro tín dụng hiệu quả, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Tín dụng là hoạt động kinh doanh cơ bản chiếm tỷ trọng cao nhất, là hoạt
động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng và cũng là hoạt động sinh lời lớn nhất
song có rủi ro cao nhất trong những hoạt động của ngân hàng thương mại. Chính vì
vậy hoàn thiện các công cụ quản lý rủi ro luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu của
các ngân hàng thương mại. Một trong những kỹ thuật quản trị rủi ro tín dụng của
NHTM là sử dụng phân tích chấm điểm để xếp hạng uy tín về mặt tín dụng của mỗi
khách hàng để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, giảm bớt tỷ lệ nợ xấu phải
trích dự phòng rủi ro, đáp ứng các yêu cầu của Basel và NHNN.
Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, xếp hạng tín nhiệm do các công ty
xếp hạng cung cấp chỉ mới dừng lại ở một số doanh nghiệp niêm yết và kết quả xếp
hạng có khả năng chưa chính xác vì thông tin không đầy đủ. Ngay cả trên thị trường
XHTD quốc tế, các tổ chức xếp hạng hàng đầu là Fitch Ratings, Moody’s và
Standard & Poor’s cũng không thể tránh khỏi sai lầm khi đánh giá rủi ro của các
doanh nghiệp.
Đối với MB, quản trị rủi ro luôn là ưu tiên hàng đầu trong quá trình hoạt động của
mình, do vậy MB đã chủ động triển khai nghiên cứu áp dụng quy chế phân loại khách
hàng từ năm 2005. Và hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng chính thức được áp
dụng tại chi nhánh MB Trần Duy Hưng từ tháng 3/2008. Sau ba năm thực hiện hệ thống
xếp hạng tín dụng này đã thể hiện tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn trong hoạt động
tín dụng. Mặc dù vậy hệ thống xếp hạng tín dụng còn nhiều hạn chế cho nên kết quả xếp
hạng chưa phán ánh đúng thực chất khách hàng, làm cho công tác quản trị điều hành
trong hoạt động tín dụng, quản rủi ro gặp nhiều trở ngại.
Trong thời gian qua, thực tập tại Phòng quan hệ Chi nhánh MB Trần Duy
Hưng, được sự hướng dẫn tận tình của Giảng viên Tiến sĩ Đặng Anh Tuấn cùng với
các anh chị phòng Quan hệ khách hàng của chi nhánh, em đã phần nào nhận thức
SV: Trần Thị Hồng Thoan Lớp: TCDN49A
Chuyên đề thực tập Khoa: Ngân hàng - Tài chính
được vai trò quan trọng của hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng đối với quản
trị rủi ro tín dụng của MB Trần Duy Hưng nói riêng và các ngân hàng thương mại

nói chung. Vì vậy, em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu:
“Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh
nghiệp trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân
đội ( MB) – Trần Duy Hưng” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Nội dung nghiên cứu gồm 3 phần chính:
Chương I: Lý thuyết về chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh
nghiệp trong hoạt động của NHTM
Chương II: Thực trạng chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh
nghiệp tại MB Trần Duy Hưng 2008-2010
Chương III: Đề xuất hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp
hạng khách hàng doanh nghiệp tại MB Trần Duy Hưng
SV: Trần Thị Hồng Thoan Lớp: TCDN49A
Chuyên đề thực tập Khoa: Ngân hàng - Tài chính
CHƯƠNG I
LÝ THUYẾT VỀ CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG
VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM
1.1 . Cơ sở hình thành hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng
doanh nghiệp
1.1.1. Hoạt động tín dụng của NHTM
1.1.1.1. Khái niệm
Tín dụng là quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể trong nền kinh tế với
nhau trong đó chủ thể này chuyển cho chủ thể khác quyền sử dụng một lượng giá trị
hay hiện vật nhất định trong khoảng thời gian nhất định với những điều kiện mà hai
bên thỏa thuận.
Khái niệm tín dụng trên thể hiện 3 đặc điểm cơ bản:
- Trong tín dụng có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị hay hiện
vật từ chủ thể này sang chủ thể khác.
- Sự chuyển giao này chỉ mang tính tạm thời
- Quan hệ tín dụng này chỉ được thực hiện khi hai bên đã thỏa thuận những

điều kiện về việc sử dụng và hoàn trả lượng giá trị, hay hiện vật như khối lượng,
thời hạn, tiền lãi….
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, tổ chức tín dụng và
các tổ chức kinh tế, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả. NHTM ra đời để giải quyết
nhu cầu phân phối vốn, nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh
tế, cá nhân với đặc thù kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Hoạt động tín dụng của các
NHTM làm cho NHTM trở thành một trong những trung gian tài chính quan trọng
nhất của nền kinh tế.
Trong quan hệ tín dụng ngân hàng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay
và người đi vay. Nhưng người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian
cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là môi
trường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng.
SV: Trần Thị Hồng Thoan Lớp: TCDN49A
1
Chuyên đề thực tập Khoa: Ngân hàng - Tài chính
1.1.1.2. Vai trò của hoạt động tín dụng đối với NHTM
Hoạt động tín dụng có vai trò quan trọng đối với NHTM.
Trước hết nó là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng.
Tiền lãi và phí tạo ra từ các khoản cho vay chiếm phần lớn các nguồn thu của ngân
hàng. Theo thống kê không chính thức, nguồn thu từ lãi cho vay chiếm tới 70% thu
nhập từ của các NHTM ở Việt Nam.
Hoạt động tín dụng còn là cơ sở để các ngân hàng thu hút và phát triển khách
hàng. Một trong những lý do ban đầu khách hàng tìm đến ngân hàng là do họ muốn
vay tiền để trang trải cho các chi tiêu của mình. Từ việc bán sản phẩm tín dụng,
ngân hàng có thể bán kèm và bán các chéo các sản phẩm khác như dịch vụ tiền gửi,
thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, ngân quỹ….
1.1.1.3. Rủi ro tín dụng
NHTM là một trung gian tài chính, huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế
sau đó cho các tổ chức kinh tế, cá nhân vay lại với lãi suất cao hơn lãi suất huy
động để thu lợi nhuận. Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không

thu được đầy đủ hoặc thu không đúng kỳ hạn cả gốc lẫn lãi của khoản vay. Rủi ro
tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn bao gồm nhiều hoạt động
mang tính chất tín dụng khác của NHTM như bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ
thương mại, cho vay trên thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, cho vay
đồng tài trợ…
Rủi ro tín dụng được định nghĩa là khả năng mà người vay hoặc đối tác của
ngân hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính đã cam kết.
Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro nguyên nhân
khách quan, bao gồm biến động quá nhanh và khó dự đoán của nền kinh tế, môi
trường pháp lý chưa thuận lợi. Rủi ro xuất phát từ người đi vay và ngân hàng cho
vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan, bao gồm sử dụng vốn sai mục đích,
không có thiện chí trong việc trả nợ vay; năng lực tài chính của người đi vay yếu
kém, thiếu minh bạch; khả năng quản trị còn kém; bất cân xứng thông tin; việc xác
định hạn mức tín dụng cho khách hàng còn quá đơn giản.
1.1.1.4. Thiệt hại từ rủi ro tín dụng
NHTM gặp rủi ro tín dụng sẽ khó thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay,
nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này
SV: Trần Thị Hồng Thoan Lớp: TCDN49A
2
Chuyên đề thực tập Khoa: Ngân hàng - Tài chính
làm cho ngân hàng mất cân đối thu chi, mất khả năng thanh khoản, làm mất lòng tin
người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Ngoài ra, khi rủi ro tín dụng ảnh hưởng nặng nền đến hoạt động kinh doanh
của NHTM sẽ gây ra tấm lý lo sợ cho người gửi tiền và có thể những người gửi tiền
sẽ ồ ạt rút tiền làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn.
1.1.2. Quản trị rủi ro tín dụng bằng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín
dụng khách hàng
1.1.2.1. Khái niệm về hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp
Xếp hạng tín dụng là việc đưa ra nhận định về mức độ tín nhiệm đối với trách
nhiệm tài chính; hoặc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng phụ thuộc các yếu tố bao

gồm năng lực đáp ứng các cam kết tài chính, khả năng dễ bị vỡ nợ khi các điều kiện
kinh doanh thay đổi, ý thức và thiện chí trả nợ của người đi vay.
Nghiệp vụ chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp là hoạt động đặc
biệt nằm trong quy trình cho vay của NH nói chung, nhằm phân tích, thẩm định khả
năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của khách hàng đối với Ngân hàng như:
không trả được lãi và gốc nợ vay khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện tín dụng
khác. Qua đó giúp đánh giá theo từng đối tượng khách hàng cụ thể và được xác
định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính
và phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm ngân hàng tiến hành chấm
điểm.
Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng và được xác định thông
qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tín tài chính và phi tài
chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng, từ đó rút ra một
thông tin quan trọng nhất để đánh giá doanh nghiệp, đó là “ điểm tín dụng”. Đó
cũng là cơ sở để đưa ra các quyết định về tín dụng như: hạn mức tín dụng, thời hạn
cho vay, lãi suất áp dụng…
1.1.2.2. Đối tượng của hoạt động chấm điểm và xếp hạng tín dụng
Hệ thống XHTD tiếp cận đến tất cả các yếu tố có liên quan đến rủi ro tín
dụng, các NHTM không sử dụng kết quả XHTD nhằm thể hiện giá trị của người đi
vay mà đơn thuần là đưa ra ý kiến hiện tại dựa trên các nhân tố rủi ro, từ đó có
chính sách tín dụng và giới hạn cho vay phù hợp. Một sự xếp hạng cao của một
khách hàng đi vay chưa phải là chắc chắn trong việc thu hồi đầy đủ các khoản nợ
SV: Trần Thị Hồng Thoan Lớp: TCDN49A
3
Chuyên đề thực tập Khoa: Ngân hàng - Tài chính
gốc và lãi vay, mà chỉ là cơ sở để đưa ra quyết định đúng đắn về tín dụng đã được
điều chỉnh theo dự kiến mức độ rủi ro tín dụng có liên quan đến khách hàng là
người đi vay và tất cả các khoản vay của khách hàng đó.
1.1.2.3. Vai trò của xếp hạng tín dụng trong quản trị rủi ro
Hệ thống XHTD của NHTM nhằm cung cấp những dự đoán khả năng xảy ra rủi

ro tín dụng. Vậy nên, XHTD giúp NHTM quản trị rủi ro bằng phương pháp tiên tiến,
giúp kiểm soát mức độ tín nhiệm khách hàng, thiết lập mức lãi suất cho vay phù hợp
với dự báo khả năng thất bại của từng nhóm khách hàng. NHTM có thể đánh giá hiệu
quả danh mục cho vay thông qua giám sát thay đổi dư nợ và phân loại nợ từng nhóm
khách hàng đã được xếp hạng, qua đó điều chỉnh danh mục theo hướng ưu tiên nguồn
lực vào những nhóm khách hàng an toàn. Qua đó góp phần thực hiện nguyên tắc hoàn
trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn trong cho vay của ngân hàng.
1.1.2.4. Nguyên tắc xếp hạng tín dụng
Các nguyên tắc chủ yếu bao gồm: phân tích tín nhiệm cơ sở ý thức và thiện
chí trả nợ của người đi vay và từng khoản vay; đánh giá rủi ro dài hạn trên ảnh
hưởng của chu kỳ kinh doanh và xu hướng khả năng trả nợ trong tương lai; đánh giá
rủi ro toàn diện và thống nhất dựa vào hệ thống ký hiệu xếp hạng.
Trong phân tích XHTD cần thiết sử dụng phân tích định tính để bổ sung cho
những phân tích định lượng. Các dữ liệu định lượng là những quan sát được đo
lường bằng số, các quan sát không thể đo lường bằng số được xếp vào dữ liệu định
tính. Các chỉ tiêu phân tích có thể thay đổi phù hợp với sự thay đổi của trình độ
công nghệ và yêu cầu quản trị rủi ro.
Khi áp dụng quy trình chấm điểm tín dụng, các cán bộ tín dụng phải tuân theo
các nguyên tắc sau:
 Sử dụng kết hợp các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính ở mức hợp lý, đảm
bảo đánh giá chính xác năng lực thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng.
 Thang điểm tín dụng phải được phân chia thành các khoảng hạn mức tín
nhiệm, các khoản điểm này phải được mô tả bằng các đặc tính rủi ro tương ứng.
 Thông tin doanh nghiệp phải cập nhật và tính chính xác cao.
Trong quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, Ngân hàng sử
dụng các bảng tiêu chuẩn đánh giá và các tiêu chí chấm điểm tín dụng theo nguyên tắc:
 Đối với mỗi tiêu chí trên bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí, chỉ số thực
tế gần với trị số nào nhất thì áp dụng cho loại xếp hạng đó, nếu nằm giữa hai trị số
ưu tiên nghiêng về phía loại tốt nhất.
SV: Trần Thị Hồng Thoan Lớp: TCDN49A

4
Chuyên đề thực tập Khoa: Ngân hàng - Tài chính
 Điểm dùng để tổng hợp xếp hạng là tính số giữa điểm ban đầu và trọng số.
 Trong trường hợp khách hàng có bảo lãnh toàn phần của một tổ chức tài
chính có năng lực tài chính mạnh hơn, thì khách hàng đó có thể được xếp hạng tín
dụng tương dương hạng tín dụng của bên bảo lãnh.
1.1.2.5. Mục tiêu của hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp
Hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp được thực hiện
nhằm mục tiêu:
 Ra quyết định cấp tín dụng
 Chủ động quản lý khách hàng, giám sát và đánh giá khách hàng khi khoản
tín dụng đang còn dư nợ.
 Nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian thẩm định
 Chuẩn hóa việc thu thập và quản lý thông tin khách hàng.
1.1.3. Các phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
XHTD là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng, thể
hiện khả năng và thiện ý trả nợ (gốc, lãi hoặc cả hai) của đối tượng đi vay để đáp
ứng nghĩa vụ tài chính một cách đủ và đúng hạn qua hệ thống xếp hạng theo ký
hiệu. Như vậy, mục đích của XHTD là để dự đoán những khách hàng có khả năng
rủi ro cao chứ không nhằm lý giải tại sao họ phá sản. Hiện nay, trên thế giới có hai
phương pháp xếp hạng tín dụng là: mô hình toán học và phương pháp chuyên gia:
1.1.3.1. Mô hình toán học xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
Trước khi quyết định đánh giá tín nhiệm và ước lượng rủi ro tín dụng phát
triển thành những mô hình toán học và thống kê, việc cấp tín dụng hoàn toàn dựa
trên phương pháp xét đoán. Phương pháp này sử dụng mọi loại thông tin liên quan
đến khách hàng mà các chuyên viên tín dụng thấy cần thiết và dùng các phán đoán
chủ quan để đánh chủ quan để đánh giá rủi ro. Vì vậy, khi có sự phát triển của khoa
học thống kê, những phương pháp phân tích, phân lớp và dự báo nhanh chóng được
ứng dụng và đã bổ sung hiệu quả cho phương pháp truyền thống, từ lượng hóa các
chỉ tiêu đến dự báo rủi ro tín dụng.

Mô hình chỉ số Z của Edward I. Altman được xây dựng năm 1968, mô hình
này được công nhận và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Chỉ số này dựa trên phương
pháp thống kê với công cụ phân tích biệt số đa yếu tố.
SV: Trần Thị Hồng Thoan Lớp: TCDN49A
5
Chuyên đề thực tập Khoa: Ngân hàng - Tài chính
Chỉ số Z bao gồm 5 tỷ số X1, X2, X3, X4, X5:
X
1
=
Vốn luân chuyển
Tổng tài sản
•Vốn luân chuyển = tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn
•Những khoản thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sẽ làm giảm tỷ số X1
X
2
=
Lợi nhuận giữ lại
Tổng tài sản
• Tỷ số này đo lường lợi nhuận giữ lại tích lũy qua thời gian.
• Sự trưởng thành của công ty cũng được đánh giá qua tỷ số này. Các công ty
mới thành lập thường có tỷ số này thấp vì chưa có thời gian để tích lũy lợi nhuận.
Theo một nghiên cứu của Dun & Bradstreet (1993), khoảng 50% công ty phá sản
chỉ hoạt động trong 5 năm.
X
3
=
EBIT
Tổng tài sản
• Sự tồn tại và khả năng trả nợ của công ty sau cùng đều dựa trên khả năng tạo

ra lợi nhuận từ các tài sản của nó. Vì vậy, tỷ số này, theo Atlman thể hiện tốt hơn
các thước đo tỷ suất sinh lợi.
X
4
=
Giá thị trường của vốn cổ phần
Giá sổ sách của nợ
• Nợ = nợ ngắn hạn + nợ dài hạn
• Vốn cổ phần = cổ phần thường + cổ phần ưu đãi
• Tỷ số này cho biết giá trị tài sản của công ty sụt giảm bao nhiêu lần trước khi
công ty lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Đây là một phiên bản đã được sửa
đổi của một trong các biến được Fisher sử dụng khi nghiên cứu tỷ suất sinh lợi của trái
phiếu (1959). Nếu tỷ số này thấp hơn 1/3 thì xác suất công ty phá sản là rất cao.
• Đối với công ty chưa cổ phần hóa thì giá trị thị trường được thay bằng giá trị
sổ sách của vốn cổ phần.
X
5
=
Doanh thu
Tổng tài sản
SV: Trần Thị Hồng Thoan Lớp: TCDN49A
6
Chuyên đề thực tập Khoa: Ngân hàng - Tài chính
• Đo lường khả năng quản trị của công ty để tạo ra doanh thu trước sức ép
cạnh tranh của các đối thủ khác.
• Tỷ số này có mức ý nghĩa thấp nhất trong mô hình nhưng nó là một tỷ số
quan trọng vì giúp khả năng phân biệt của mô hình được nâng cao.
• X5 thay đổi trên một khoảng rộng đối với các ngành khác nhau và các quốc
gia khác nhau.
Từ một chỉ số Z ban đầu, Altman đã phát triển thêm Z’ và Z’’ để có thể áp

dụng theo từng loại hình của doanh nghiệp:
Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa, ngành sản xuất:
Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 0.999X5
• Nếu Z >2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
• Nếu 1.8< Z <2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy
cơ phá sản
• Nếu Z <1.8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản suất:
Z' = 0.717X1 + 0.847X2 + 3.107X3 + 0.42X4 + 0.998X5
• Nếu Z' > 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
• Nếu 1.23 < Z' < 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy
cơ phá sản
• Nếu Z' <1.23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Đối với các doanh nghiệp khác:
Chỉ số Z" dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình
doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 được đưa ra.
Z" = 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4
• Nếu Z" >2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
• Nếu 1.2 < Z" < 2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy
cơ phá sản
• Nếu Z <1.1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Chỉ số Zeta là một chỉ số được Altman cải tiến từ chỉ số Z, Zeta làm việc tốt
với dữ liệu tài chính của các công ty sản xuất và bán lẻ với độ chính xác hơn 90%
trước khi phá sản 1 năm và chính xác trên 70% từ năm thứ 5 trở đi khi phá sản.
SV: Trần Thị Hồng Thoan Lớp: TCDN49A
7
Chuyên đề thực tập Khoa: Ngân hàng - Tài chính
1.1.3.2 Phương pháp chuyên gia
Các nhân tố mềm là các thông tin định tính, các điều chỉnh chủ quan của
chuyên viên phân tích tín dụng; các nhân tố cứng là các tỷ số tài chính và dữ liệu tài

khoản thanh toán của công ty vay nợ. Khi so sánh hai mô hình hồi quy Logistic: một
không bao gồm các nhân tố mềm, hai bao gồm các nhân tố mềm và kết quả cho thấy
các nhân tố mềm thật sự có thể cải thiện khả năng dự báo mức tín nhiệm của các
công ty. Và đây là cách mà các tổ chức xếp hạng tín dụng hàng đầu thế giới như
Moody’s, S&P và Fitch đang sử dụng: kết hợp các nhân tố mềm với các nhân tố
cứng.
1.1.3.2.1. Phương pháp XHTD doanh nghiệp của Fitch
Fitch xếp hạng doanh nghiệp dựa trên phân tích định tính và phân tích định
lượng. Phương pháp phân tích của Fitch bao gồm phân tích dữ liệu tài chính và hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trong khoảng thời gian ít nhất là 5 năm. Mục
tiêu chủ yếu trong cách tiếp cận của Fitch là phân tích so sánh mà Fitch sử dụng để
đánh giá sức mạnh của mỗi doanh nghiệp và rủi ro kinh doanh trong mối quan hệ
với các doanh nghiệp khác trong cùng một nhóm các doanh nghiệp tương đồng.
Thêm vào đó, phân tích độ nhạy cảm cũng được thực hiện thông qua một vài kịch
bản để đánh giá khả năng của doanh nghiệp khi đương đầu với những thay đổi trong
môi trường kinh doanh. Một nhân tố xếp hạng then chốt theo. Fitch là tính linh hoạt
tài chính mà nói dựa phần lớn vào khả năng tạo ra dòng tiền tự do hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
Phân tích định tính gồm có phân tích rủi ro ngành, môi trường kinh doanh, vị
thế của doanh nghiệp trong ngành, năng lực của ban quản trị, phân tích kế toán.
Phân tích định lượng, Fitch nhấn mạnh đến thước đo dòng tiền của thu nhập
các khoản đảm bảo và đòn bẩy. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cung cấp cho
doanh nghiệp sự đảm bảo rủi ro tín dụng nhiều hơn là từ nguồn tài trợ bên ngoài. Và
Fitch quan tâm tới phân tích xu hướng của một nhóm các tỷ số hơn việc phân tích
bất kỳ một tỷ lệ riêng lẻ nào. Sau đây là những thước đo chính mà Fitch dùng để
phân tích rủi ro tín dụng:
Các thước đo dòng tiền:
• Dòng tiền trước thay đổi vốn lưu động FFO
• Dòng tiền từ họat động kinh doanh CFO
SV: Trần Thị Hồng Thoan Lớp: TCDN49A

8
Chuyên đề thực tập Khoa: Ngân hàng - Tài chính
• Dòng tiền tự do FCF
• EBITDA và EBITDAR ( EBITDA + chi phí thuê ngoài)
1.1.3.2.2 Phương pháp xếp hạng tín dụng của Moody’s và S&P
Phương pháp xếp hạng tín dụng của Moody’s cũng gồm cả phân tích định
tính và phân tích định lượng. Dựa vào 6 nhân tố chính, trong đó bao gồm 16 nhân tố
phụ. Moddy’s thiết lập 11 tỷ số chung nhất để sử dụng trong phân tích so sánh, các
tỷ số có thể được thêm bớt với các chỉ tiêu cho phù hợp với từng ngành riêng biệt:
SV: Trần Thị Hồng Thoan Lớp: TCDN49A
9
Chuyên đề thực tập Khoa: Ngân hàng - Tài chính
Chỉ có một tỷ số có mối quan hệ yếu với các hạng mức tín dụng là tỷ số biến
động doanh thu (hệ số phương sai của doanh thu).
Phân phối 11 tỷ số chính của Moody’s theo hạng mức tín dụng ngành ( Bảng
I1 – Phụ lục)
So với Moody’s thì hệ thống ký hiệu xếp hạng công cụ nợ dài hạn của S&P
có thêm ký hiệu r, nếu ký hiệu xếp hạng doanh nghiệp kèm thêm ký hiệu này có
nghĩa cần chú ý những rủi ro phi tín dụng liên quan. Trong quy trình xếp hạng, S&P
không phân loại theo tính chất của dữ liệu mà phân loại theo rủi ro là rủi ro kinh
doanh và rủi ro tài chính.
Nhìn chung, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu trên thế giới gồm
Fitch, S&P, Moody’s sử dụng chủ yếu phương pháp chuyên gia, đánh giá một cách
SV: Trần Thị Hồng Thoan Lớp: TCDN49A
10
Chuyên đề thực tập Khoa: Ngân hàng - Tài chính
toàn diện về nền kinh tế, ngành và công ty. Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp nào
thì mỗi hệ thống xếp hạng tín dụng đều có một số khuyết điểm nhất định. Nếu như
phương pháp định lượng cần sự hỗ trợ của các nhân tố mềm thì phương pháp
chuyên gia, tự thân đã có chứa đựng rủi ro do các yếu tố khách quan.

Bảng 1: Tương quan giữa chỉ số tín dụng Z'' - điều chỉnh của Altman
với hệ thống ký hiệu xếp hạng của S&P
Điểm số Z'' điều chỉnh Xếp hạng của S&P
Vùng an toàn
>8.15 AAA
7.60 - 8.15 AA+
7.30-7.60 AA
7.00-7.30 AA-
6.85-7.00 A+
6.65-6.85 A
6.40-6.65 A-
6.25-6.40 BBB+
5.58-6.25 BBB
Vùng cảnh báo, có thể
có nguy cơ vỡ nợ
5.65-5.58 BBB-
5.25-5.65 BB+
4.95-5.25 BB
4.75-4.95 BB-
4.50-4.75 B+
4.15-4.50 B
Vùng nguy hiểm, nguy
cơ vỡ nợ cao
3.75-4.15 B-
3.20-3.75 CCC+
2.50-3.20 CCC
1.75-2.50 CCC-
0-1.75 C,D
(Nguồn: Altman, the use of Credit Scoring Models anh the Importance of a
Credit Culture, New York University)

Qua bảng trên ta thấy, sự tương đồng giữa chỉ số Z’’ – điều chỉnh với hệ
thống ký hiệu xếp hạng tín nhiệm của S&P là khá cao, nhưng điều đó không có
nghĩa là tuyệt đối, và có độ lệch chuẩn nằm trong khoảng cho phép.
1.2. Quy trình công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp
Trong thực tế, việc áp dụng quy trình chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp ở
các NHTM là nhìn chung khác nhau. Do mỗi ngân hàng lại có chính sách tín dụng
khác nhau, nhằm vào các đối tượng khách hàng không giống nhau, cung cấp các dịch
SV: Trần Thị Hồng Thoan Lớp: TCDN49A
11
Chuyên đề thực tập Khoa: Ngân hàng - Tài chính
vụ cũng hết sức phong phú đa dạng ….Vì vậy các quy định có liên quan của từng
ngân hàng nhằm xác lập quy trình XHTD tùy thuộc vào tình hình thực tế của mỗi
ngân hàng. Một quy trình XHTD thông thường bao gồm các bước cơ bản như sau:
1.2.1. Thu thập thông tin
Thu thập thông tin liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích đánh
giá, thông tin xếp hạng của các tổ chức tín nhiệm khác nhau liên quan đến đối
tượng xếp hạng.
Đây là bước đầu tiên và đóng vai trò quan trọng trong quy trình chấm điểm.
Yêu cầu: Thu thập thông tin đầy đủ và toàn diện về khách hàng. Dù tiếp cận với
nguồn thông tin nào thì mỗi cán bộ tín dụng cũng cần phải xem xét đánh giá và xác
định mức độ tin cậy của từng nguồn thông tin để có thể đưa ra cái nhìn khách quan
trong quá trình chấm điểm.
1.2.2. Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Mỗi ngành nghề khác nhau có những đặc điểm khác nhau về chu kỳ kinh
doanh, mức tăng trưởng, cơ cấu, chi phí, mức vốn, khả năng sinh lời, mức độ cạnh
tranh ngành, mức độ ảnh hưởng của luật pháp tới ngành đó….Do đó, xây dựng một
hệ thống chấm điểm tín dụng có tính yếu tố ngnàh để phân loại doanh nghiệp là
thiết yếu. Do ngành nghề kinh doanh quyết định đến vòng quay sản xuất của doanh
nghiệp, nhu cầu vốn, khả năng sinh lời nên việc xác định ngành nghề kinh doanh có
ảnh hưởng khá lớn đến quyết định về hạn mức tín dụng, thời gian cho vay, lãi suất

áp dụng nền việc xây dựng một bảng biểu phân loại là cần thiết.
Đa số các ngân hàng phân loại doanh nghiệp theo 4 ngành nghề chính: Nông –
Lâm – Ngư – Nghiệp; thương mại dịch vụ; xây dựng; công nghiệp.
1.2.3. Xác định quy mô của doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ quyết định vị thế cạnh tranh của doanh
nghiệp, khả năng kinh doanh thu lợi, khả năng trả nợ. Do đó, xác định quy mô của
doanh nghiệp cũng có thể cung cấp thông tin quan trọng cho quy trình xếp hạng.
Các tiêu chí thương được sử dụng để đánh giá qui mô của doanh nghiệp là:
•Vốn: là tiêu chí cơ bản để xác định quy mô của doanh nghiệp gồm: vốn chủ
sở hữu và vốn vay. Tổng vốn cho biết quy mô của doanh nghiệp lớn hay nhỏ, tuy
nhiên cơ cấu vốn có hợp lý hay không thì cần phải xem xét cụ thể.
SV: Trần Thị Hồng Thoan Lớp: TCDN49A
12
Chuyên đề thực tập Khoa: Ngân hàng - Tài chính
•Lao động: số lao động được tính bình quân trong 3 năm gần nhất hoặc tính
bình quân trong các năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động nếu doanh
nghiệp có thời gian hoạt động ít hơn 3 năm. Tuy nhiên, phải xem xét doanh nghiệp
hoạt động trong ngành nghề gì, vì đối với những doanh nghiệp hoạt động trong
ngành sử dụng nhiều máy móc công nghệ thì số lượng lao động nhỏ không thể đưa
ra kết luận quy mô doanh nghiệp.
•Doanh thu thuần: là doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm dịch vụ. Chỉ tiêu
này ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, điều đó cũng cho biết khả năng trả
nợ của doanh nghiệp đối với khoản tín dụng.
•Giá trị nộp ngân sách nhà nước: Chỉ tiêu này cũng là tiêu chí đánh giá mức
độ chấp hành các quy định của Nhà nước của doanh nghiệp.
Mỗi chỉ tiêu có ưu và nhược điểm nhất định, vì vậy việc sử dụng kết hợp cả 4
chỉ tiêu để đạt được kết quả phục vụ công tác đánh giá doanh nghiệp đạt tốt nhất.
1.2.4. Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
Bước này được thực hiện dựa vào các bảng chấm điểm tài chính được xây
dựng riêng cho mỗi loại ngành nghề khác nhau. Tại các NHTM lớn ở Việt Nam sử

dụng 4 nhóm (bao gồm 11 chỉ tiêu) để chấm điểm: nhóm chỉ tiêu thanh toán, nhóm
chỉ tiêu họat động, nhóm chỉ tiêu về đòn cân nợ và nhóm các tỷ số lợi nhuận
Nhóm chỉ tiêu thanh toán:
Dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản vay ngắn hạn của doanh
nghiệp. Bao gồm 3 chỉ tiêu:
 Tỷ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn
 Tỷ số thanh khoản nhanh=(Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn
 Tỷ số thanh toán toán tức thời= Tiền và Các khoản tương đương tiền/ Nợ
ngắn hạn.
Nhóm chỉ tiêu họat động
Dùng để đánh giá chất lượng sử dụng và quản lý hàng tồn kho và nợ phải thu,
tính thnah khoản của những tài sản này, góp phần đánh giá khả năng thanh toán nợ
của doanh nghiệp. Bao gồm 5 chỉ tiêu:
SV: Trần Thị Hồng Thoan Lớp: TCDN49A
13
Chuyên đề thực tập Khoa: Ngân hàng - Tài chính
 Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu/ Bình quân giá trị hàng tồn kho
 Vòng quay khoản phải thu = Giá vốn hàng bán/ Bình quân giá trị khoản
phải thu
 Vòng quay tài sản lưu động = Doanh thu/Bình quân giá trị tài sản lưu động
 Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu/Bình quân tài sản cố định ròng
 Vòn quay tổng tài sản = Doanh thu/Bình quân giá trị tổng tài sản
Nhóm chỉ tiêu về đòn cân nợ
Đánh giá khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp bao gồm cả vốn gốc và lãi
vay. Gồm 2 chỉ tiêu:
 Hệ số nợ = Nợ phải trả/Giá trị tổng tài sản
 Hệ số tự tài trợ = Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu
Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời
Nhóm tỷ số này được thiết kế nhằm đo lường khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp với mục đích đánh giá mức độ an toàn của khoản tín dụng: Gồm 3 chỉ tiêu:

 Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Thu nhập sau thuế/Doanh thu
 ROA = Thu nhập sau thuế/Tổng tài sản
 ROE = Thu nhập sau thuế/Vốn chủ sở hữu
Việc đánh giá yếu tố tài chính của doanh nghiệp định lượng qua việc phân tích
báo cáo tài chính năm gần nhất. Giá trị và tỷ trọng của từng chỉ tiêu phụ thuộc vào
ngành kinh tế và quy mô của doanh nghiệp.
1.2.5. Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính
Các chỉ tiêu phi tài chính đóng vai trò quan trọng trong dự báo tương lai của
doanh nghiệp. Các chi tiêu này được đánh giá bằng phương pháp định tính và định
lượng. Thông thường, 5 nhóm chỉ tiêu sau thường được quan tâm:
Chỉ tiêu về dòng tiền:
Được tính toán dựa vào bảng lưu chuyển tiền tệ, xem xét các chỉ tiêu này cho
biết khả năng tạo ra tiền mặt của doanh nghiệp. Đây là nguồn để trả nợ cho ngân
hàng. Gồm 5 chỉ tiêu:
 Hệ số khả năng trả lãi: Được xác định bằng lợi nhuận hoạt động sản xuất
SV: Trần Thị Hồng Thoan Lớp: TCDN49A
14
Chuyên đề thực tập Khoa: Ngân hàng - Tài chính
kinh doanh trên lãi vay đã trả.
 Hệ số khả năng trả gốc = (Lợi nhuận thuần hoạt động SXKD + khấu hao)/
(Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn đến hạn trả).
 Xu hướng lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ
 Trạng thái lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh
 Tiền và các khoản tương đương tiền.
Chỉ tiêu về trình độ quản lý và môi trường nội bộ
Nghiên cứu chỉ tiêu này cho biết xu hướng hoạt động của doanh nghiệp trong
tương lai qua nghiên cứu những người lãnh đạo doanh nghiệp, điều này cũng có
hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có bộ
máy quản lý tốt sẽ là cơ sở vững chắc để tồn tại và phát triển. Bao gồm: Kinh
nghiệm quản lý/lãnh đạo liên quan trực tiếp đến dự án/ phương án đề xuất; Kinh

nghiệm của ban quản lý, ban lãnh đạo; Môi trường kiểm soát nội bộ; Các thành
tựu/thất bại của ban lãnh đạo; Tính khả thi của phương án kinh doanh….
Chỉ tiêu uy tín trong giao dịch
Được thể hiện khá rõ trong các lần giao dịch trước của doanh nghiệp với ngân
hàng vay vốn hoặc với các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, cho biết thái độ hợp
tác của doanh nghiệp trong việc hoàn trả nợ.
Các yếu tố bên ngoài
Xem xét các chỉ tiêu: triển vọng ngành; thương hiệu của doanh nghiệp; vị thế
cạnh tranh; thu nhập của doanh nghiệp. Việc phân tích các chỉ tiêu trên giúp trả lời
các câu hỏi: đối thủ cạnh tranh nhiều hay ít? Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
có cao không? Doanh nghiệp có chiếm thị phần lớn không? Doanh nghiệp đang
đứng ở top nào trong ngành? Tìm hiểu các khía cạnh trên cho biết khả năng phát
triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Các yếu tố khác
Các chỉ tiêu như: sự đa dang hóa hoạt động; thu nhập từ hoạt động xuất khẩu;
Sự phụ thuộc vào đối tác…. Đây là những chỉ tiêu quan trọng nhằm xác định khả
năng thích ứng của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Doanh
nghiệp càng linh hoạt thì càng có khả năng thích ứng cao, vì thế càng có khả năng
đứng vững và được đánh giá cao.
SV: Trần Thị Hồng Thoan Lớp: TCDN49A
15
Chuyên đề thực tập Khoa: Ngân hàng - Tài chính
1.2.6. Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp
Phân tích bằng mô hình để kết luận về mức xếp hạng. Mức xếp hạng cuối
cùng được quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng xếp hạng. Trong
XHTD của các NHTM thì kết quả xếp hạng không được công bố rộng rãi.
1.2.7. Theo dõi tình trạng tín dụng của doanh nghiệp
Cán bộ tín dụng theo dõi tình hình trạng tín dụng của đối tượng được xếp hạng
để điều chỉnh mức xếp hạng. Các thông tin của đối tượng được lưu giữ. Tổng hợp
kết quả xếp hạng so sánh với thực tế rủi ro xảy ra, và dựa trên tần suất phải điều

chỉnh mức xếp hạng đã thực hiện đối với khách hàng để xem xét điều chỉnh mô
hình xếp hạng.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác chấm điểm tín dụng và xếp
hạng khách hàng doanh nghiệp
1.3.1 Những yếu tố thuộc về khách hàng
- Sự hợp tác của khách hàng: Mặc dù trong những nghĩa vụ đối với mọi khách
hàng cho vay vốn là phải cung cấp thông tin về họat động của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, trên thực tế, không phải khách hàng nào cũng cung cấp những thông tin kịp
thời và thông tin cung cấp là chính xác. Điều này ảnh hướng trực tiếp đến kết quả
của quy trình chấm điểm tín dụng
- Quy mô, sự phức tạp của khách hàng: Quy mô hoạt động của khách hàng
càng lớn, hoạt động càng phức tạp thì thường số tiền vay càng lớn, hệ thống sổ sách
càng nhiều, phức tạp, khách hàng vay ở nhiều ngân hàng… do đó mức độ kiểm soát
càng khó khăn hơn. Khối lượng thông tin cần thu nhập càng lớn thì chi phí và thời
gian thu thập thông tin càng lớn.
1.3.2 Những nhân tố bên trong ngân hàng
- Tổ chức xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích, yêu cầu phải đầy đủ, khoa học và
hợp lý. Hệ thống các chỉ tiêu có đầy đủ hay không sẽ ảnh hưởng tới kết quả xếp hạng.
- Hệ thống các tiêu chuẩn để so sánh , đánh giá có phù hợp hay không. Việc
thống kê và hình thành một hệ thống tiêu chuẩn tốt, phù hợp sẽ làm cho cơ sở chấm
điểm có chất lượng tốt.
- Thông tin là một nhân tố quan trọng trong chấm điểm tín dụng và xếp hạng
doanh nghiệp vì đó chính là nguyên liệu ban đầu cho các phân tích tiếp theo. Vì vậy
nó là vấn đề quyết định đến kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp.
SV: Trần Thị Hồng Thoan Lớp: TCDN49A
16
Chuyên đề thực tập Khoa: Ngân hàng - Tài chính
Nếu nguồn thông tin đa dạng, dễ tìm kiếm, thông tin có chất lượng thì sẽ là nền tảng
tốt cho việc thực hiện tốt công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp.
- Các phương pháp xếp hạng sẽ ảnh hưởng lớn tới kết quả xếp hạng tín dụng

doanh nghiệp chính xác đến mức nào.
- Năng lực và trình độ nhân viên: vì trong quá trình chấm điểm và xếp hạng
doanh nghiệp có sử dụng nhiều nhân tố mềm mang tính chủ quan nên bản thân nó
cũng chứa rủi ro. Dù cho có phương pháp phân tích hay một hệ thống phức tạp nào
cũng không thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá chuyên môn của chính cán
bộ tác nghiệp. Nên trình độ và năng lực của nhân viên tiến hành chấm điểm cũng
ảnh hưởng tới chất lượng kết quả chấm điểm.
1.3.3. Những nhân tố bên ngoài
Để tiến hành chấm điểm và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp chính xác, hiệu
quả, nguồn thông tin thu thập được phải được đầy đủ, có độ chính xác cao. Muốn
vậy ngoài việc phụ thuộc vào các Ngân hàng còn phụ thuộc vào hệ thống chuẩn
mực kế toán và hệ thống tài khoản quốc gia về phân tích ngành kinh tế trong thống
kê phải tương thích. Đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thông
tin phục vụ cho hoạt động này.
Cơ sở vật chất cũng như công nghệ hiện đại phục vụ cho việc chấm điểm tín
dụng và xếp hạng doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng là một nhân tố quan trọng.
Do tại ngân hàng lượng khách hàng với số lượng lớn, nên yêu cầu có một hệ thống
chấm điểm tín dụng hiện đại quyết định đến tốc độ, độ chuyên nghiệp cũng như khả
năng liên kết với các thông tin với nhau.
Ngoài ra, do ngân hàng là loại hình doanh nghiệp đặc biệt phải chịu nhiều điều
tiết của NHNN, cho nên hoạt động của ngân hàng chịu nhiều ảnh hưởng bởi các
chính sách của NHNN, Bộ Tài chính, Luật doanh nghiệp…
KẾT LUẬN: Trong chương I, đề tài đã cố gắng trình bày những cơ sở lý
luận, yêu cầu đối với một hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp
theo Basel. Đồng thời đề tài cũng trình bày một số mô hình xếp hạng tín dụng của
các tổ chức xếp hạng quốc tế làm cơ sở so sánh với mô hình XHTD đang áp dụng
tại MB Trần Duy Hưng sẽ được trình bày trong chương II của đề tài này.
SV: Trần Thị Hồng Thoan Lớp: TCDN49A
17
Chuyên đề thực tập Khoa: Ngân hàng - Tài chính

SV: Trần Thị Hồng Thoan Lớp: TCDN49A
18
Chuyên đề thực tập Khoa: Ngân hàng - Tài chính
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG
VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
TẠI MB TRẦN DUY HƯNG 2008-2010
Ngày 4/11/1994, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức được thành lập
và đi vào hoạt động theo giấy phép hoạt động số 194/QĐ-NH5 ngày 14/9/1994 của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quyết định thành lập số 00374/GBUP ngày
30/12/1993 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Qua 16 năm phát triển, MB
liên tục giữ vững vị thế là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt
Nam. MB không dừng lại ở quy mô hoạt động của một ngân hàng mà đã hướng tới
mô hình tập đoàn tài chính với các công ty thành viên đang hoạt động hiệu quả. Sự
phát triển ổn định với nhịp độ tăng trưởng cao đã giúp MB có được niềm tin của
khách hàng, đối tác và nhà đầu tư. MB có các cổ đông chính là các tổ chức thuộc
các lĩnh vực công nghiệp, tài chính ngân hàng, dịch vụ và các cổ đông khác. Hiện
nay, vốn điều lệ của Ngân hàng là 7.300 tỷ đồng, trở thành một tập đoàn Tài chính
– Ngân hàng lớn mạnh tại Việt Nam.
Hội sở và sở giao dịch: Số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Là một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu, MB đã đạt nhiều giải
thưởng lớn trong và ngoài nước như: Giải thưởng “ Thanh toán quốc tế xuất sắc” do
Ngân hàng Mỹ Wachovia trao tặng(2009); Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam;
Ngân hàng TMCP Quân đội vinh dự 2 năm liên tiếp được trao tặng chứng nhận Top
500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam
phối hợp cùng với báo Vietnamnet tổ chức; Giải thưởng doanh nghiệp dịch vụ được
hài lòng nhất; Giải thưởng Sao Vàng đất Việt; Giải thưởng thanh toán xuất sắc nhất
do HSBC, Citi Group, Standard Chartered Group và nhiều tập đoàn quốc tế khác
trao tặng.
Triển vọng và kế hoạch trong tương lai

Với mục tiêu phát triển bền vững, MB sẽ tiếp tục củng cố, hoàn thiện hệ thống
quản lý rủi ro nhằm kiểm soát tốt chất lượng các mặt hoạt động và hỗ trỡ chặt chẽ
các đơn vị kinh doanh. MB đặt kế hoạch trở thành 1 trong những tập đoàn tài chính
SV: Trần Thị Hồng Thoan Lớp: TCDN49A
19
Chuyên đề thực tập Khoa: Ngân hàng - Tài chính
ngân hàng hàng đầu tại Việt nam vào năm 2015, với hệ thống các công ty thành
viên thực sự mạnh, nằm trong Top 3 của tất cả các lĩnh vực: bất động sản, chứng
khoán, quản lý quỹ, bảo hiểm, quản lý tài sản.
2.1. Khái quát chung về MB Trần Duy Hưng
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng được thành lập
vào ngày 6/12/2004, là chi nhánh cấp 1 loại 2, trực thuộc NHTMCP Quân đội. Trụ
sở của MB Trần Duy Hưng đặt tại nhà 17T-2 đường Hoàng Đạo Thúy, quận Cầu
Giấy. Số lượng nhân sự ban đầu là 6 người. Trải qua hơn 6 năm hình thành và phát
triển, MB Trần Duy Hưng đang ngày càng khẳng định hình ảnh và vị thế của mình
với tổng số 70 cán bộ nhân viên và 4 điểm giao dịch gồm: trụ sở chi nhánh; PGD
Nam Trung Yên; PGD Xuân Thủy; PGD Nghĩa Tân.
Cùng với việc phát triển và mở rộng hoạt động, MB Trần Duy Hưng đã góp
phần vào công cuộc phát triển kinh tế như: triển khai tốt việc cho vay hỗ trợ vốn
cho các doanh nghiệp cổ phần hóa, cho vay hỗ trợ lãi suất, làm tốt công tác tài
chính-tín dụng trong các lĩnh vực như xây dựng, viễn thông, kinh doanh dịch vụ…
MB Trần Duy Hưng cũng như MB Việt Nam, hoạt động với phương châm “
Trở thành một đối tác tin cậy, an toàn và trung thực” sứ mệnh nỗ lực gây dựng một
đội ngũ nhân lực tinh thông về nghiệp vụ, tận tâm trong phục vụ nhằm tạo cơ hội
kinh doanh tốt nhất cho các doanh nghiệp và các khách hàng cá nhân. MB Trần
Duy Hưng đã định hướng hoạt động theo mô hình Ngân hàng bán lẻ, cung cấp các
sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa năng với công nghệ hiện đại và nâng cao chất lượng
dịch vụ luôn luôn theo sát thị trường để tìm ra những cơ hội mà thị trường mang lại
nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức
MB Trần Duy Hưng đứng đầu là ban Giám đốc gồm: 01 Giám đốc và 01 Phó
Giám đốc.
Phòng quan hệ khách hàng: 01 Trưởng phòng, 01 Trưởng bộ phận Khách hàng cá
nhân, 01 Trưởng bộ phận Khách hàng cá nhân, 01 Trưởng quỹ và các chuyên viên.
SV: Trần Thị Hồng Thoan Lớp: TCDN49A
20

×