Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Sự ra đời và phát triển của NHNo & PTNT huyện Thanh Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.02 KB, 25 trang )

Báo cáo thực tập Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới nền kinh tế Việt Nam đang trên đà
phát triển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa và có sự quản lý của Nhà
nước đã khiến cho hoạt động của Ngân hàng ngày càng trở nên sôi động hơn.
Trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nhu cầu về
vốn để đầu tư, phát triển nền kinh tế đang là một vấn đề bức xúc, mọi nguồn
vốn trong và ngoài nước đang được chú ý khai thác để đáp ứng nhu cầu bức
thiết đó.
Ngân hàng Thương mại với chức năng là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ
Ngân hàng, hoạt động với phương châm là đi vay để cho vay, huy động vốn
nhàn rỗi từ nền kinh tế để sử dụng và để cho vay an toàn, có hiệu quả nhằm
mở rộng sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế.
Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất
nước, Ngân hàng nông nghiệp huyện Thanh Sơn đã có rất nhiều cố gắng trong
nhiệm vụ kinh doanh của mình đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện
Thanh Sơn nói riêng và của tỉnh Phú Thọ nói chung. Kết quả kinh doanh đã
mang lại hiệu quả cao, phát huy là một ngân hàng vững mạnh thực sự là bạn
đồng hành của người nông dân, nông thôn Việt Nam trong sự nghiệp công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Xuất phát từ nhận thức trên, cùng với những kiến thức em đã được học
trong 4 năm qua. Các thầy cô giáo trường đại học Đại học Kinh Doanh Và
Công Nghệ Hà Nội đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản về hoạt động
ngân hàng kết hợp với thực tế mà em đã thực tập tại chi nhánh Ngân hàng
nông nghiệp huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ. Được sự quan tâm giúp đỡ của
Ban lãnh đạo cùng với sự chỉ bảo nhiệt tình của các bác các cô chú trong
phòng kế toán, phòng kinh doanh cùng các phòng ban khác đến nay qua 2
tháng thực tập bản thân em đã biết vận dụng lý thuyết mình được học ở
trường vào thực tế. Em xin trình bày báo cáo thực tập của mình sau kỳ đi học
thực tế tại cơ sở, đây là báo cáo mang tính tổng hợp, vì sự hiểu biết của bản


thân còn nhiều hạn chế và thực tế chưa nhiều nên không tránh khỏi những
khiếm khuyết . Em rất mong được sự hướng dẫn, chỉ đạo đóng góp của các
thầy cô giáo bộ môn, của Ban lãnh đạo, cùng các bác, cô, chú NHNo Thanh
Sơn đã giúp đỡ em để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Em xin trình bày báo cáo kết quả thực tập tại chi nhánh Ngân hàng nông
nghiệp huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ cụ thể gồm các phần sau :
Nguyễn Thị huệ Lớp TC12 22
Báo cáo thực tập Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
PHẦN 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNO & PTNT
HUYỆN THANH SƠN
1.1. Sự ra đời và phát triển của NHNo & PTNT huyện Thanh Sơn
Nghị quyết đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam (12/1986)đã đánh
dấu một bước ngoặt lớn trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của cách
mạng nước ta, đã khép lại một thời kỳ bao cấp kéo dài kể từ khi đất nước
hoàn toàn thống nhất .Cả nước bước vào chặng đường đầu của thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội là xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới
đó, một trong những điểm mốc quan trọng của ngành Ngân hàng là Nghị
định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trởng về việc “Tổ chức
bộ máy Ngân hàng nhà nước Việt Nam ”. Nghị định này đã mở đầu trang sử
cho hoạt động Ngân hàng trong thời kỳ đổi mới chuyển từ Ngân hàng một cấp
thành Ngân hàng hai cấp, đó là Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng chuyên
doanh .Từ ngày 1/10/1988 Ngân hàng phát triển nông nghiệp Phú Thọ nói
chung và Ngân hàng phát triển nông nghiệp Thanh Sơn nói riêng chính thức
được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1988 cho đến nay.
Thực hiện nghị định 61/CP ngày 9 tháng 04 năm 2007 về việc điều
chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn, thành lập huyện Tân Sơn tỉnh
Phú Thọ,Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 05 năm 2007.Về phía

ngành Ngân hàng thực hiện QĐ số 865/QĐ-HĐQT ngày 22/08/2007 về việc
thành lập chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Tân Sơn.Vì vậy số cán bộ
viên chức được điều động về NHNo Huyện Tân sơn là 16 đồng chí cùng với
02 chi nhánh phòng giao dịch Minh Đài và Tân Phú thuộc NHNo huyện Tân
Sơn.Chính vì vậy NHNo huyện Thanh Sơn sau khi thành lập huyện mới còn
38 cán bộ thuộc 03 phòng nghiệp vụ và 03 phòng giao dịch Hương Cần, Tam
Thắng, Võ Miếu .
Nguyễn Thị huệ Lớp TC12 22
Báo cáo thực tập Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
1.2. Mô hình, cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo &PTNT Huyện Thanh
Sơn:
Điều hành NHNo&PTNT huyện Thanh Sơn là một đồng chí Giám đốc
và hai đồng chí Phó giám đốc giúp việc cho Giám đốc, đồng thời trực tiếp chỉ
đạo một số phòng nghiệp vụ theo sự phân công của Giám đốc. Điều hành các
phòng nghiệp vụ là các Trưởng phòng.Mỗi phòng có một Phó trưởng phòng
giúp việc. NHNo&PTNT huyện Thanh Sơn có 45 cán bộ nhân viên làm việc
trong 3 phòng ban chuyên trách và 3 chi nhánh phòng giao dịch trực thuộc
Ngân hàng huyện .
Cụ thể như sau:
Ban giám đốc NHNo&PTNT huyện Thanh Sơn bao gồm:01 đồng chí
giám đốc, 02 phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc và trực tiếp chỉ đạo
một số phòng chuyên đề nghiệp vụ theo sự phân công của giám đốc. Điều hành
các phòng nghiệp vụ là trưởng phòng, mỗi phòng có một đến hai phó phòng
giúp việc. Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của NHNo&PTNT huyện
Thanh Sơn có 45 cán bộ (Đến 31/12/2010) , có 3 phòng nghiệp vụ đó là :
Nguyễn Thị huệ Lớp TC12 22
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng hành chính Phòng kinh doanh

Phòng kế toán
Phòng GD
Tam Thắng
Phòng GD
Võ Miếu
PhòngGD
Hương Cần
Báo cáo thực tập Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
*Phòng kinh doanh: 12 người
*Phòng kế toán- ngân quỹ: 8 người
*Phòng hành chính nhân sự: 3 người
Và 03 phòng giao dịch trực thuộc Ngân hàng No huỵện:
+ Phòng giao dịch Hương Cần: 7 người
+ Phòng giao dịch Tam Thắng:5 người
+ Phòng giao dịch Võ miếu : 7 người
Với cơ cấu tổ chức cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên như
vậyNHNo&PTNT huyện Thanh Sơn đã đi vào hoạt động có hiệu quả ,có đư-
ợc điều đó là nhờ sự điều hành , quản lý sáng suốt của ban lãnh đạo cùng với
sự năng nổ nhiệt tình của tất cả các phòng ban tham mưu, giúp việc đã tạo cho
ban Giám đốc có những cơ sở vững chắc trong quyết định của mình để duy trì
và phát triển các hoạt động theo đúng chính sách của Đảng và nhà nước, theo
đúng đường lối phát triển nền kinh tế - xã hội của địa phương .
1.3. Chức năng và nhiệm vụ của NHNo&PTNT huyện Thanh sơn
Ngân hàng No&PTNT huyện Thanh Sơn là đơn vị hạch toán trực thuộc
NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ. Có quyền tự chủ trong kinh doanh theo phân
cấp của NHNo&PTNT Việt Nam. Chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi
với NHNo&PTNT Tỉnh Phú Thọ. Về chức năng, nhiệm vụ được giao: Là một
chi nhánh Ngân hàng cấp 2 trực thuộc Ngân hàng No&PTNT tỉnh Phú Thọ
quản lý vì vậy NHNo&PTNT huyện Thanh Sơn đi vào hoạt động với nhiệm
vụ được giao là:

*Huy động vốn:
+ Huy động, nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi
thanh toán ( bằng VNĐ, USD, EUR ).
+ Phát hành những chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng.
+ Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác do NHNo&PTNT tỉnh
Phú Thọ chuyển xuống.
* Cho vay:
+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VNĐ
Nguyễn Thị huệ Lớp TC12 22
Báo cáo thực tập Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
+ Cho vay cầm cố chứng từ có giá, cho vay các chương trình dự án
kinh tế của tỉnh và các dự án theo chỉ định của Chính phủ.
+ Cho vay ngoại tệ (USD) đối với cá nhân và gia đình người đi lao
động xuất khẩu ở nước ngoài.
* Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng:
+ Thanh toán chuyển tiền điện tử
+ Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng,bảo lãnh thanh toán.
+ Chuyển tiền qua mạng Western Union, mua bán ngoại tệ.
+ Mở tài khoản và thanh toán thẻ ATM, thực hiện các dịch vụ khác
* Tổ chức kiểm tra, kiểm soát, báo cáo thống kê theo quy định.
Tóm lại: Với những điều kiện và các yếu tố tự nhiên cũng như yếu tố
chủ quan, NHNo&PTNT huyện Thanh Sơn đã và đang hoạt động kinh doanh
có hiệu quả, khắc phục và vượt qua những khó khăn, không ngừng tăng
trưởng nguồn vốn và mở rộng mạng lưới kinh doanh, sử dụng linh hoạt nguồn
vốn nhằm mục tiêu “phát triển, an toàn và hiệu quả”.
Nguyễn Thị huệ Lớp TC12 22
Báo cáo thực tập Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
PHẦN 2
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THANH SƠN

1.1. Những Thuận lợi , khó khăn:
1.1.1. Những thuận lợi
Thanh Sơn là một trong những huyện trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh
Phú Thọ, nền kinh tế của huyện đang có những chuyển biến rất đáng ghi nhận. Đặc
biệt được Đảng và nhà nước quan tâm ưu tiên đầu tư nhiều chương trình kinh tế ,
nhiều dự án nhất là các dự án giành cho vùng miền núi, vùng có nhiều đồng bào dân
tộc, vùng đặc biệt khó khăn. Được huyện ủy, hội đồng nhân dân huyện quan tâm và
ưu ái, tạo điều kiện mọi mặt để hoạt động của NH hoạt động được thuận lợi. Bên
cạnh đó huyện Thanh Sơn là nơi thông thương với các địa phương khác, là nơi giao
lưu hàng hóa, chuyển tiếp giữa các vùng đồng bằng, trung du, miền núi, cho nên sức
mua tương đối lớn so với các huyện lân cận. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tích cực ( nông lâm nghiệp giảm dần, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
tăng dần). Đó là tiềm năng và cơ hội để NHNo & PTNT huyện Thanh Sơn tăng
nguồn vốn huy động và mở thêm các loại dịch vụ, sản phẩm mới.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập và phát triển ngày càng
nhiều, cùng với Công ty chè Phú Đa, cú nhu cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng ngày
càng phát triển. Có nguồn lao động dồi dào, đó chính là tiềm năng về nguồn nhân
lực cho dự án XKLĐ, là một trong những mục đích xóa đói giảm nghèo của
huyện.có nguồn khoáng sản phong phú, nên thu hút được nhiều doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực này, từng bước mang lại hiệu quả. Vì vậy đời sống của người
dân đang được cải thiện từng bước và nhu cầu sử dụng vốn của người dân cũng ngày
một tăng lên. Người dân không những vay vốn để thực hiện các phương án kinh
doanh mà còn vay vốn để tiêu dùng như xây nhà, mua xe máy, mua ô tô…Vì vậy có
thể nói: Ngân hàng đang dần đi vào đời sống của người dân. Thể hiện ở số lượt
khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng tăng.
Nguyễn Thị huệ Lớp TC12 22
Báo cáo thực tập Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
1.1.2. Những khó khăn :
Vì là một huyện miền núi, trình độ dân trí ở đây còn thấp nên việc
tuyên truyền cho mọi người hiểu và sử dụng các dịch vụ do NH cung cấp là

rất khó. Hơn nữa công tác thẩm định, giám sát các khoản vay một cách
thường xuyên là rất vất vả cho cán bộ tín dụng. Đời sống của người dân chưa
cao, vẫn còn nhiều hộ nghèo nên việc huy động vốn để đạt hiệu quả như
mong muốn là vấn đề rất được NH quan tâm.
Đặc biệt trong mấy năm gần đây tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến phức
tạp, hạn hán kéo dài trên diện rộng, sâu bệnh, dịch hại xảy ra liên tiếp đó ảnh
hưởng đến việc gieo cấy và chăm sóc cây trồng vật nuôi.Từ đó tác động đến
hiệu qủa vốn vay NH. Cùng với diễn biến giá cả thị trường có nhiều biến
động và tăng cao, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và tiêu dựng đời sống
của nhân dân. Hoạt động của chi nhánh ngày càng khó khăn do phải đối mặt
với sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn , nhất là trong lĩnh
vực huy động nguồn vốn và phát triển các sản phẩm dịch vụ.
1.2. Hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Thanh Sơn
1.2.1. Thực trạng về huy động vốn ở NHNo&PTNT huyện Thanh Sơn
1.2.1.1. Mạng lưới huy động vốn
Từ đầu năm 2008 trở lại đây Ngân hàng Nông nghiệp và PTNThuyện
Thanh Sơn không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động, đặc biệt là việc xây
dựng các điểm trực ở các xã (hiện nay đã có 26/ 23 xã có điểm trực thu lãi,
thu nợ, huy động vốn). Đến nay có trên 58% số hộ nông dân có quan hệ vay
vốn và gửi vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Thanh Sơn. Đây là ưu
thế tạo lập thị trường vững chắc giúp NHNo & PTNTThanh Sơn tăng trưởng
nhanh nguồn vốn huy động.
Nguyễn Thị huệ Lớp TC12 22
Báo cáo thực tập Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
1.2.1.2. Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT huyện Thanh Sơn
Bảng 1 : Tình hình huy động vốn tại NHNo Thanh Sơn
( Giai đoạn 2008 – 2010)
Đơn vị : Triệu VND
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền
Tỷ
trọng %
Số tiền
Tỷ
trọng %
Số tiền
Tỷ
trọng %
Tổng nguồn vốn huy động 167.621 100 199.135 100 229.064 100
Theo đối tượng
TG tiết kiệm dân cư 134.007 79,95 171.731 86,24 189.486 82,72
TG TC kinh tế - XH 27.869 16,62 26.515 13,32 30.429 13,28
TG kho bạc Nhà nước 5.225 3,12 304 0,15 8.584 3,75
Tiền gửi kỳ phiếu 520 0,31 585 0,29 565 0,25
Theo thời hạn
Nội tệ 154.836 100 192.792 100 217.442 100
Tiền gửi không kỳ hạn 26.929 17,39 36.485 18,92 30.647 14,09
Tiền gửi dưới 12 tháng 52.521 33,92 52.019 26,98 54.229 24,94
Tiền gửi trên 12 tháng 75.386 48,69 104.288 54,1 132.566 60,97
Ngoại tệ 12.785 100 6.343 100 11.622 100
Tiền gửi dưới 12 tháng 8.814 68,94 5.111 80,58 8.694 74,8
Tiền gửi trên 12 tháng 3.971 31,06 1.232 19,42 2.928 25,2
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán).
* Huy động tiền gửi thanh toán các tổ chức kinh tế xã hội
Đây là hình thức huy động vốn bắt nguồn từ chức năng thanh toán của
NHNo & PTNT. Các hình thức tiền gửi Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT
huyện Thanh Sơn đang thực hiện:
-Tiền gửi thanh toán ( tiền gửi không kỳ hạn)
-Tiền gửi có kỳ hạn ngắn hạn ( từ 1 tháng đến dưới 12 tháng ).

- Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng;18 tháng;24 tháng;36 tháng;
Do có sự biến động của nhu cầu thu chi ngân sách địa phương và giá cả
trên thị trường lên trong hai năm 2008 &2009 nguồn tiền gửi thanh toán các
tổ chức kinh tế giảm mạnh .Năm 2009 giảm 1.354 triệu đồng, tuy nhiên năm
2010 đó tăng 3.914 triệu, nguyên nhân tăng là do tiền gưỉ của Công ty Chè
Phú Đa tăng mạnh ( do thực hiện dự án chè AFD của tỉnh Phú Thọ).
*. Huy động tiền gửi tiết kiệm
Nguyễn Thị huệ Lớp TC12 22
Báo cáo thực tập Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
Hiện nay ở NHNo & PTNT huyện Thanh Sơn có các hình thức gửi tiền
tiết kiệm:
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
- Tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng (từ 1 tháng đến dưới 12 tháng )
- Tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng; 18 tháng;24 tháng;36 tháng;
- Tiền gửi tiết kiệm bậc thang 12 tháng, 24 tháng và 36 tháng .
-Tiền gửi tiết kiệm gửi góp và tiền gửi tiết kiệm học đường.
Những năm gần đây, cùng với sự ổn định tiền tệ, sự phát triển chung của
cả nước, kinh tế trên địa bàn huyện không ngừng phát triển, đời sống nhân
dân không ngừng nâng cao, tăng tích luỹ. Nhân dân các dân tộc trong huyện
Thanh Sơn có lối sống cần kiệm,tin tưởng tuyệt đối khi họ gửi tiền vào Ngân
hàng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thanh sơn có
mạng lưới hoạt động rộng lớn ở khắp 23 xã Thị Trấn đều có các điểm trực
thu lãi và huy động vốn ,với chất lượng phục vụ tốt, an toàn, tiện lợi, phong
cách phục vụ nhiệt tình nên đã thu hút nguồn vốn tiết kiệm ngày càng tăng
đến cuối năm 2010 số dư đạt 189.486 triệu đồng tăng 55.479 triệu đồng so với
năm 2008. Tỷ trọng nguồn vốn này chiếm 82,72 % trong tổng số nguồn vốn
huy động.
* Huy động tiền gửi kỳ phiếu .
Là hình thức huy động vốn mang tính bổ sung nhằm đáp ứng quan hệ cung
cầu vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam.Trường hợp nguồn

vốn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay hoặc cần huy động nhanh một khối
lượng vốn lớn . Vì vậy Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Thanh Sơn
phát hành kỳ phiếu ngắn hạn với mức ưu đãi về lãi suất theo chỉ tiêu kế hoach
được giao của NHNo tỉnh Phú Thọ . Tuỳ hình thức huy động có thể trả lãi
trước hoặc trả lãi khi đến hạn, kỳ phiếu thường được huy động trong một thời
gian nhất định với loại kỳ phiếu có thời hạn xác định là 12 tháng. Loại hình
huy động này thường đạt rất thấp chưa hấp dẫn khách hàng vì lãi suất huy
động không cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm mấy
1.2.2. Hoạt động cho vay
Bảng 2: Hoạt động cho vay qua các năm 2008-2010
Nguyễn Thị huệ Lớp TC12 22
Báo cáo thực tập Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
Đơn vị:triệuVND
Chỉ tiêu
Thời điểm
31/12/2008
Thời điểm
31/12/2009
Thời điểm
31/12/2010
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tổng dư nợ 287.603 100 383.560 100 448.935 100
Dư nợ ngắn hạn 131.748 45,8 221.345 57,7 259.038 57,7
D.nợtrung&dài hạn 155.855 54,2 162.215 42,3 189.897 42,3%
Tỷ lệ tăng trưởng dư
nợ cho vay
115,2% 133,4% 117,04%
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2008-2010NHNo&PTNT huyện Thanh Sơn.)
-Tình hình dư nợ : Dư nợ năm 2010 của chi nhánh đạt 448.935 triệu
đồng, tăng 17,04% so 31/12/2009,So mục tiêu kế hoạch năm 2010 giảm

0,6%.
Trong đó:
+ Dư nợ ngắn hạn: 259.038 triệu đồng tăng 37.693 triệu đồng tăng
17,02% so với 31/12/2009; tăng 127.290 triệu đồng tăng 96,6 % so với năm
2008 .
+ Dư nợ trung và dài hạn: 189.897triệu đồng tăng 27.682 triệu đồng
tăng 17% so 31/12/2009; tăng 34.042 triệu đồng tăng 21,8% so với
31/12/2007 .
Mặc dù có mạng lưới rộng khắp: 03 phòng giao dịch quản lý 23 xã
Thị trấn, với một điạ bàn rộng mà chỉ có 45 cán bộ dư nợ 2010 đạt 448.935
triệu, năm 2009: 383.560triệu so với Ngân hàng No khác bình quân một cán
bộ tín dụng phải quản lý từ 02 đến 03 xã / người , dư nợ 9976 triệu / người
( năm 2010).
- Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế những năm qua phản ánh thị
trường cho vay chủ yếu, khách hàng truyền thống của NHNo & PTNT là kinh
tế Nông nghiệp Nông thôn.
Bảng 3: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế.
Đơn vị: Triệu VND
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Nguyễn Thị huệ Lớp TC12 22
Báo cáo thực tập Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
Dư nợ
Tỷ trọng
%
Dư nợ
Tỷ
trọng %
Dư nợ
Tỷ
trọng %

1. DN Nhà nước 454 0,16 400 0,1 300 0,07
2. DN ngoài Q.doanh 39.782 13,83 54.285 14,15 68.236 15,2
3. Kinh tế hộ 247.367 86,01 328.875 85,75 380.399 84,73
Tổng cộng: 287.603 100 383.560 100 448.935 100
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2008-2010NHNo&PTNThuyện Thanh Sơn).
Qua biểu trên cho thấy: Hoạt động cho vay chính của NHNo & PTNT
huyện Thanh Sơn là kinh tế hộ bao gồm hộ sản xuất Nông nghiệp và hộ kinh
doanh - hộ đăng ký kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT, năm 2010 toàn
huyện có 12.566 hộ vay vốn/tổng số 26.722 hộ chiếm tỷ lệ 47%số hộ toàn
huyện . Như vậy, về cơ cấu có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng dư nợ
cho vay các doanh nghiệp nhà nước giảm, tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh
tăng , dư nợ cho vay hộ sản xuất kinh doanh tăng nhanh.
1.2.3. Kết quả thu chi tài chính của NHNo&PTNT huyện Thanh Sơn
Thu nhập và chi phí là những chỉ tiêu tài chính tổng hợp, đánh giá kết
quả kinh doanh của Ngân hàng trong năm. Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT
huyện Thanh Sơn là chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ trực
tiếp kinh doanh và hạch toán nội bộ, là đơn vị nhận khoán tài chính theo qui
định 946A của Hội đồng quản trị Ngân hàng No & PTNT Việt Nam cho nên
kết quả kinh doanh được thể hiện một cách gián tiếp ở quỹ thu nhập mà đơn
vị tạo lập được (vì quỹ thu nhập được hình thành từ chênh lệch thu nhập lớn
hơn chi phí theo đơn giá tiền lương nhất định). Quỹ thu nhập được hưởng xác
định theo công thức sau:
Quỹ thu nhập = (Tổng thu nhập -Tổng chi phí chưa có lương) x đơn giá tiền lương.
Thu nhập
Thu nhập của Ngân hàng bao gồm thu nhập từ lãi và các khỏan thu
khác. Tuy nhiên đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
huyện Thanh Sơn, nguồn thu nhập chủ yếu là thu lãi trong đó thu lãi cho vay
chiếm trên 90%, thu dịch vụ và thu khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ do các dịch vụ
Ngân hàng còn chưa phát triển.
Bảng 4: Bảng kết quả tài chính giai đoạn 2008- 2010

Nguyễn Thị huệ Lớp TC12 22
Báo cáo thực tập Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
Đơn vị: Triệu VND.
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền Số tiền
Tăng, giảm so với
năm trước
Số tiền
Tăng, giảm so với
năm trước
Số tuyệt
đối
Số tương
đối
Số tuyệt
đối
Số tương
đối
Tổng thu nhập 52.412 52.202 -210 -0,4 +70.625 +18.423 +35,3
Tổng chi 36.486 39.257 +2.771 +7,6 +56.144 +16.887 +43
Lợi nhuận 15.927 12.945 -2.982 -18,7 +14.481 +1.536 +11,9
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán )
Nhìn vào bảng kết quả tài chính trên ta thấy thu nhập của chi nhánh
NHNo&PTNT Huyện Thanh Sơn không đều qua các năm. Năm 2009 doanh
thu đạt 52.202 triệu đồng, giảm 0,4% , dẫn đến lợi nhuận giảm 18,7% so với
năm 2008. (nguyên nhân giảm là do chi phí lãi suất huy động vốn đầu vào
cuối quý 4 năm 2008 quá cao, vì vậy ảnh hưởng tới chênh lệch lãi suất hai
đầu của năm 2009). Tuy nhiên, sang năm 2010 tổng thu nhập của NH lên tới
70.625 triệu đồng tăng 35,3% so với năm 2009. Nhưng do nền kinh tế nhiều
biến động, lạm phát tăng, đặc biệt là do sự tăng giá vàng và đôla và bất động

sản. Vì vậy người gửi tiền có xu hướng đầu tư sang vàng và đôla và bất động
sản, nên chí phí lãi suất huy động vốn đầu vào vẫn tiếp tục cao, vì thế lợi
nhuận chỉ tăng 11,9% so với năm 2009.Đứng trước những khó khăn do nền
kinh tế thị trường đem lại, và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các tổ chức
tín dụng trên địa bàn, kết quả tài chính năm vừa qua của NHNo&PTNT huyện
Thanh Sơn là một kết quả đáng ghi nhận do có sự nỗ lực của cán bộ và cấp
lãnh đạo của NH.
Thực chất khả năng sinh lời tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thanh
Sơn ngày càng tăng trưởng mạnh .Trong điều kiện trên 90% doanh thu là từ
hoạt động tín dụng, chứng tỏ NHNo & PTNT Thanh Sơn kinh doanh tín dụng
có hiệu quả, chất lượng tín dụng của NH ngày càng được nâng cao.
1.2.4. Đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp
và PTNT Thanh sơn.
Nguyễn Thị huệ Lớp TC12 22
Báo cáo thực tập Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
Qua phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn của NHNo
&PTNT huyện Thanh Sơn chúng ta thấy hoạt động này những năm qua đã
có nhiều thay đổi về kết cấu nguồn vốn huy động , từ đó đem lại những kết
quả khả quan.
1.2.4.1. Những mặt tích cực
Hằng năm ngay từ đầu năm chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thanh Sơn
xây dựng mục tiêu và chiến lược kinh doanh nhằm không ngừng mở rộng quy
mô, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh với phương châm tập trung khai
thác mọi nguồn vốn nhàn rỗi một cách có hiệu quả trong mọi thành phần kinh
tế để đáp ứng những nhu cầu vốn tín dụng ngày càng tăng các ngành thành
phần kinh tế trên địa bàn ( đáp ứng được 58% nhu cầu tín dụng). Sự tăng
trưởng của nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn tạo lợi thế cho đơn vị trong việc cho
vay nhu cầu vốn trung dài hạn .Nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn có tốc độ tăng
trưởng cao, nhất là đối với tiền gửi của các tầng lớp dân, từ đó đã tạo ra sự ổn
định của nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư.

Nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn dài tăng lên cả số dư và tỷ trọng tuy chưa
theo kịp sự điều chỉnh cuả cơ cấu dư nợ cho vay nhưng là sự chuyển dịch khá
tích cực cho thấy đơn vị trú trọng hơn việc huy động vốn trung và dài hạn.
Trước diễn biến của nền kinh tế, việc dự toán lãi suất có nhiều thay đổi trong
năm 2009,cũng như tình nguồn vốn các Ngân hàng thương mại căng thẳng,
NHNo Thanh Sơn đã duy trì cơ cấu nguồn vốn trong đó nguồn vốn có kỳ hạn
chiếm tỷ trọng lớn tạo ra lợi thế ổn định vững chắc lâu dài trong kinh doanh
cũng như khả năng thanh toán của Ngân hàng .
Nguyên nhân đạt được kết quả trên là do đơn vị áp dụng đồng bộ các
chính sách ưu đãi, chính sách đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ, chính sách
giá cả linh hoạt và các biện pháp tổ chức kỹ thuật, bảo mật thông tin cho
khách hàng . NHNo & PTNT huyện Thanh Sơn có chiến lược khách hàng
được thực hiện phù hợp với thực tiễn địa phương, không ngừng nâng cao chất
lượng dịch vụ cung ứng, tổ chức mạng lưới rộng khắp, gần khách hàng , luôn
giáo dục đào tạo đội ngũ cán bộ với trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp
ngày càng nâng lên, có thái độ phục vụ hoà nhã, thân thiện và chu đáo. Đặc
biệt trong năm 2010 vừa qua chi nhánh đã làm tốt công tác tuyên truyền vận
động khách hàng triển khai tốt các đợt vận động tiền gửi tiết kiệm theo
Nguyễn Thị huệ Lớp TC12 22
Báo cáo thực tập Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
chương trình của ngân hàng cấp trên như: chương trình huy động tiết kiệm
“Hái lộc đầu xuân” , các chương trình dự thưởng “ Giỗ tổ Hùng Vương”, “
1000 năm Thăng Long – Hà Nội”, “ Cho mùa vàng bội thu”….Đồng thời bám
sát các địa bàn có đền bù giải phóng mặt bằng để thực hiện chương trình dự
án nhằm tuyên truyền vận động nhân dân gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng.
1.2.4.2. Hạn chế và những nguyên nhân
Qua 3 năm hoạt động gần đây, chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thanh
Sơn đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong lĩnh vực huy động vốn .
Tuy vậy trên thực tế vốn nhàn rỗi trong dân cư vẫn còn mà Ngân hàng chưa
huy động được, điều đó khẳng định chính sách huy động vốn của NHNo &

PTNT huyện Thanh Sơn vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục đó là:
-Những hạn chế
*.Về qui mô nguồn vốn thu hẹp
Hoạt động huy động vốn của NHNo & PTNT Thanh Sơn trong những
năm qua tuy có tăng trưởng nhưng gần đây có chiều hướng chưa ổn định,
vững chắc.
Nguồn vốn tại địa phương còn tăng trưởng chậm do chưa huy động hết
các nguồn vốn trên địa bàn nhất là các nguồn vốn nhàn rỗi từ các doanh
nghiệp mới đến thực hiện chương trình khai thác quặng trên địa bàn huyện.
Nguồn vốn dự án chè AFD lãi suất cho vay thấp nhưng giải ngân chậm,
không đạt kế hoạch được giao.
Chỉ tiêu nguồn vốn bình quân mỗi cán bộ theo kế hoạch đè ra 6,5 tỷ
đồng/người, song trong ba năm qua đều chưa đạt mà chỉ ở mức từ 4,4 tỷ đến
5,5 tỷ đồng / người, so với một số NHNo huyện trên địa bàn tỉnh thì NHNo
Thanh Sơn có số dư nguồn vốn bình quân đầu người thấp .Với bất lợi về qui
mô kinh doanh ngoài việc khó khăn trong thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi
nhuận NHNo & PTNT huyện Thanh Sơn lâm vào tình trạng thường xuyên
thiếu vốn để cho vay .
* Về cơ cấu nguồn vốn chưa đa dạng
Xét cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng: nguồn vốn huy động
trên địa bàn dựa nhiều vào tiền gửi khách hàng như tiền gửi không kỳ hạn của
Kho bạc Nhà nước, các đơn vị kinh tế… Khi nguồn vốn này biến động
Nguyễn Thị huệ Lớp TC12 22
Báo cáo thực tập Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
thường có sự sụt giảm lớn ảnh hưởng trực tiếp đến cân đối nguồn vốn và sử
dụng vốn, nên cần mở rộng hơn nữa để tăng số lượng khách hàng gửi tiền từ
đó tạo sự ổn định của nguồn vốn này.
Trong cấu trúc thời hạn của nguồn vốn chúng ta đã thấy Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thanh Sơn sử dụng lượng lớn
vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.

*. Hình thức huy động chưa phong phú
Việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, các loại dịch vụ chưa
phong phú, còn đơn điệu, phần lớn các hình thức truyền thống, chưa thực hiện
được việc dịch vụ trọn gói trong khi tốc độ phát triển nhanh chóng các hoạt
động của Ngân hàng điện tử, hệ thống thanh toán, dịch vụ Ngân hàng tại nhà
không còn xa lạ với người dân nữa. Mạng lưới huy động vốn tuy đã được mở
rộng, nhưng còn phụ thuộc vào cơ sở vật chất,hạ tầng của huyện miền núi còn
nghèo, tác phong giao tiếp của các nhân viên Ngân hàng chưa thực sự khảng
định khách hàng gửi tiền là " Thượng đế ".
* Lĩnh vực thông tin tiếp thị về Ngân hàng chưa tạo lòng tin với khách .
Nhìn chung dân chúng chưa có được lòng tin vững vàng cũng như sự
hiểu biết chưa đầy đủ về Ngân hàng với nguyên nhân: Việc đầu tư vật chất trí
tuệ cho công tác tiếp xúc khách hàng, nghiên cứu thị trường chưa thoả
đáng .Việc tiếp cận cộng đồng dân cư còn thụ động như công tác tuyên
truyền, quảng cáo, cung cấp thông tin cho khách hàng chưa đa dạng chẳng
hạn chưa có những bảng thông báo, chỉ dẫn về các loại hình dịch vụ, lãi suất
huy động, cho vay .v.v.
* Lãi suất chưa hấp dẫn.
Lãi suất tiền vay và tiền gửi chưa hợp lý là: Quá cao so với yêu cầu hạch
toán kinh tế của các doanh nghiệp vay vốn, quá thấp so với yêu cầu
có lãi và bảo đảm giá trị tiền gửi của người gửi tiền, nên chưa hấp
dẫn, chưa linh hoạt, " mềm " để có thể đồng thời cạnh tranh với các
Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác bằng lãi suất và
chất lượng dịch vụ.


Nguyễn Thị huệ Lớp TC12 22
Báo cáo thực tập Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
Nguyễn Thị huệ Lớp TC12 22
Báo cáo thực tập Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

PHẦN 3
NHỮNG KẾT QUẢ THU NHẬN ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC
TẬP, ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU NĂM 2011 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN THANH SƠN
1.1. Những kết quả thu nhận được trong quá trình thực tập:
1.1.1. Nghiệp vụ kế toán
a. kế toán thu tiền mặt
 Gửi tiết kiệm: Khi khách hàng có nhu cầu gửi tiết kiệm tại ngân hàng,
đối với khách hàng mới, chưa mở tài khoản tại ngân hàng, trước hết nhân
viên giao dịch phải tiến hành mở tài khoản cho khách hàng. Sau đó giao dịch
viên sẽ hướng dẫn khách hàng điền đầy đủ các yếu tố trên giấy nộp tiền đồng
thời kê các loại tiền nộp vào mẫu bảng kê nộp tiền. Sau khi tiến hành kiếm
tra các yếu tố trên giấy nộp tiền của khách hàng, nếu mọi thông tin đều hợp
lệ, hợp pháp thì căn cứ vào số tiền nộp của khách hàng, giao dịch viên tiến
hành xử lý. Sau khi hoàn tất các nghiệp vụ giao dịch viên tiến hành cấp sổ
cho khách hàng ( đối với khách hàng gửi lần đầu) hoặc đổi sổ cho khách
hàng ( đối với những khách hàng đến gửi thêm hoặc thay đổi hình thức gửi).
Trước khi cấp sổ, giao dịch viên phải điền đầy đủ các thông tin vào sổ tiết
kiệm của khách hàng như: mã số sổ, mã khách hàng, số chứng minh thư, số
tiền… sau đó chuyển sang cửa kiểm soát.
Kiểm soát viên có nhiệm vụ kiểm tra đầy đủ các thông tin trên giấy tờ và
sổ tiết kiệm. Nếu mọi thông tin đều hợp lệ, hợp pháp thì kiểm soát viên đóng
dấu và sau đó giao dịch viên xin chữ ký của giám đốc hoặc phó giám đốc,
đóng dấu và trả lại sổ cho khách hàng.
 Chuyển tiền: Dịch vụ chuyển tiền tại ngân hàng được thực hiện dưới
hai hình thức sau :
- Đối với khách hàng nộp tiền mặt: Cũng giống như gửi tiết kiệm,
giao dịch viên hướng dẫn khách hàng điền đầy đủ thông tin trên giấy nộp tiền
đồng thời kê các loại tiền nộp vào bảng kê nộp tiền. Sau khi kiểm tra phân
loại, nhận dạng các loại tiền thật giả, giao dịch viên tiến hành kiểm tra các

thông tin trên giấy nộp tiền. Nếu tất cả các thông tin đều hợp lệ, hợp pháp
giao dịch viên tiến hành thực hiện các nghiệp vụ trên máy như: nhập tên và
số tài khoản của người nhận (nếu như người nhận có tài khoản mở tại ngân
hàng), nhập tên và số chứng minh thư ( nếu như người nhận nhận tiền bằng
CMT). Sau đó, căn cứ vào số tiền chuyển và người nhận mỏ tài khoản tại
ngân hàng trong tỉnh hay ngoài tỉnh, cùng hệ thống hay khác hệ thống để
giao dịch viên thu phí (mức phí tối thiểu là 22.000 Đ). Khi hoàn tất các thủ
Nguyễn Thị huệ Lớp TC12 22
Báo cáo thực tập Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
tục và nghiệp vụ, giao dịch viên giữ lại một liên, một liên chuyển sang cửa
kiêm soát kiểm tra, đóng dấu và trả lại khách hàng.
- Đối với khách hàng chuyển khoản: Khách hàng nộp ủy nhiệm chi
cho giao dịch viên sau khi đã điền đầy đủ thông tin trên UNC, giao dịch viên
kiểm tra tính hợp lệ và hợp pháp của UNC, sau đó tiến hành các nghiệp vụ
trên máy, sau khi hoàn tất giao dịch viên giữ lại một liên, một liên chuyển qua
cửa kiểm soát kiểm tra, đóng dấu và trả lại khách hàng. ( Đối với trường hợp
chuyển qua tài khoản, phí chuyển tiền đã được hệ thống máy tính trực tiếp trừ
vào tài khoản của người chuyển tiền)
b. kế toán chi tiền mặt
 Rút tiết kiệm: Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt từ tài khoản
tiền gửi của mình, giao dịch viên tiến hành hướng khách hàng điền đầy đủ các
thông tin trên “ giấy rút tiền” đồng thời kiểm tra, đối chiếu số CMT, chữ ký
đã được quét trên máy tính với chữ ký của khách hàng tới rút tiền. Nếu chữ
ký khớp với chữ ký trên máy tính giao dịch viên tiến hành các nghiệp vụ trên
máy như: kiểm tra tài khoản gốc của khách hàng, kiểm tra lãi tiền gửi tính cho
tới ngày rút tiền và trả cả gốc lẫn lãi nếu khách hàng yêu cầu rút hết, trả một
phần gốc và lãi nếu khách hàng rút một phần sau đó yêu cầu khách hàng ký
nhận
Trường hợp khách hàng không mang theo CMT hoặc chữ ký
không khớp với chữ ký trong máy thì khách hàng không được phép rút tiền.

 Rút tiền từ tài khoản chuyển tiền phải trả;
- Khi khách hàng đến rút tiền mặt , giao dịch viên kiểm tra mục “
vấn tin/ chuyển tiền đến”, nếu có lệnh chuyển tiền đến giao dịch viên đối
chiếu số CMT( nếu người nhận nhận bằng CMT), tên của người nhận, người
gửi, số tài khoản của người nhận, người gửi (nếu người nhận rút tiền từ tài
khoản ), hướng dẫn khách hàng điền đầy đủ thông tin vào giấy rút tiền và sau
đó kiểm tra lại, nếu mọi thông tin đều hợp lệ, hợp lý, giao dịch viên tiến hành
“in chứng từ”, Sau đó trả tiền cho khách hàng và yêu cầu khách hàng ký
nhận.
- Trong trường hợp người gửi chuyển tiền mà khách hàng có tài
khoản tại ngân hàng thực hiện, đến rút tiền trong vòng một ngày làm việc thì
người nhận tiền sẽ mất một khoản phí được gọi là “ phí rút tiền sớm” hoặc
trong trường hợp nếu khách hàng nộp tiền vào tài khoản tiền gửi sau đó lại rút
tiền mặt chuyển đi ngay trong 2 ngày làm việc thì khách hàng cũng sẽ mất
một khoản “ phí rút tiền sớm”
VD: Khách hàng A có tài khoản tại NH X
Ngày 15/7/2010 có số dư tài khoản tiền gửi là 10trđ
Ngày 15/7/2010 nộp vào tài khoản 5trđ
Nguyễn Thị huệ Lớp TC12 22
Báo cáo thực tập Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
Ngày 16/7/2010 nhận chuyển đến 7trđ
Cùng ngày 16/7 khách hàng A tới giao dịch tại ngân hàng X chuyển đi
22trđ. Trong trường hợp này Ngân hàng X sẽ thu phí sớm trên số tiền 12trđ và
thu phí chuyển tiền trên số tiền là 22trđ
c. Quy trình hoàn nộp tồn quỹ cuối ngày
 Giao dịch viên:
Giao dịch viên kiểm tra quỹ tiền mặt và nộp quỹ tiền mặt về quỹ
chính.Lúc này quỹ tiền mặt của giao dịch viên bằng không. In nhật ký chứng
từ và sắp xếp đánh số thứ tự các chứng từ, đối chiếu các chứng từ giao dịch
với nhật ký chứng từ. Nếu có sai sót số liệu thì chuyển chứng từ giao dịch và

nhật ký chứng từ cho bộ phận kiểm soát và đối chiếu trước khi in nhật ký
chứng từ chung
 quỹ chính:
Nhận tiền từ giao dịch viên chuyển về. Sau khi kiểm tra, đối chiếu, in
phiếu thu và ký xác nhận với giao dịch viên. In nhật ký quỹ, đối chiếu xử lý
thừa thiếu quỹ.In nhật ký chung nếu không xảy ra sai xót, sau đó chuyển nhật
ký quỹ và chứng từ giao dịch cho bộ phận kiểm soát thực hiện xử ký chứng từ
cuối ngày.
1.1.2 Nghiệp vụ tín dụng
Bước 1: hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
- Báo cáo trưởng phòng xin ý kiến chủ đạo
- Thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng
- thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính năng lực hoạt
động và uy tín của khách hàng
- Thẩm định về khả năng đáp ứng nguồn vốn, lãi suất, thời hạn cho
vay
- Thẩm định về hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án
………
Bước 2: Lập tờ trình
Sau khi tiến hành thẩm định chung, cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm
lập tờ trình trưởng phòng, cán bộ tín dụng phải trình bày rõ ý kiến, quan điểm
của mình có đồng ý cho vay hay không cho vay,lý do…
Sau khi lập tờ trình CBTD tập hợp lại hồ sơ, báo cáo trưởng phòng.
Trưởng phòng chịu trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ vay vốn, những nội dung
CBTD đã nêu trong tờ trình. Đồng thời bổ sung thêm những thông tin về
khách hàng và dự án, có ý kiến độc lập đề xuất cho vay hay không cho vay…
Sau đó CBTD chịu trách nhiệm tập hợp tập hợp lại hồ sơ tín dụng, tờ trình
của phòng tín dụng và phòng chức năng khác và trình lên cấp lãnh đạo quyết
định
Nguyễn Thị huệ Lớp TC12 22

Báo cáo thực tập Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
Bước 3: Quyết định cho vay:
- Lãnh đạo căn cứ vào quy định về thẩm quyền xét duyệt cho vay của
chi nhánh để quyết định
- Xem các tờ trình của các phòng ban tham gia thẩm định và ý kiến
của Hội đồng tín dụng ( nếu có) quyết định
- Ghi ý kiến độc lập quyết định và ý kiến trên tờ trình của phòng tín
dụng
- Quyết định cho vay
-Trường hợp hợp đồng cho vay vượt quyền phán xét của chi nhánh,
phòng tín dụng lập tờ trình để lãnh đạo trên Hội sở chính xem xét quyết định
theo đúng quy định
- Thông báo cho khách hàng bằng công văn hoặc tờ trình
- Trình trưởng phòng kiểm tra, chỉnh sửa sau đó trình lãnh đạo ký
chính thức
- Gửi văn bản
- Sau khi nhận được văn bản trả lời của Hội sở chính, lãnh đạo chi
nhánh yêu cầu phòng tín dụng thực hiện nội dung của văn bản đó
Bước 4: Ký hợp đồng tín dụng:
- Hợp đồng tín dụng được lập thành 2 bản chính, một bản do khách
hàng giữ, một bản ngân hàng giữ và được lưu ở bộ phận kế toán để giải ngân
và thu nợ
- ký hợp đồng bảo đảm tiền vay
Bước 5: Giải ngân, kiểm tra giám sát:
- Hoàn thiện các điều kiện trước khi giải ngân
- Kiểm tra và trình duyệt giải ngân
- Quyết định giải ngân
- Sau khi lãnh đạo quyết định giải ngân, CBTD nhận lại hồ sơ giải
ngân và xử lý
- Đồng ý giải ngân và giả ngân

Bước 6: Kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ của
khách hàng
- Theo dõi các hoạt động của khách hàng
- Theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng
- Theo dõi đánh giá tình hình phát huy hiệu quả dự án đầu tư và khả
năng trả nợ
- Theo dõi đánh giá biện pháp đảm bảo tiền vay
Bước 7: Thu nợ, thu lãi , và xử lý phát sinh:
Bước 8: Kết thúc hợp đồng tín dụng:
Nguyễn Thị huệ Lớp TC12 22
Báo cáo thực tập Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
- Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành đối chiếu, kiểm tra với
phòng kế toán về số tiền trả nợ, gốc, lãi… để tất toán khoản vay
- Thanh lý hợp đồng tín dụng
1.2. Mục tiêu hoạt động năm 2011.
Năm 2011, mục tiêu của NHNo huyện Thanh Sơn là nguồn vốn tăng
trưởng 17%,dư nợ tăng 18%,tỷ lệ nợ xấu <1%,về tài chính đảm bảo đủ lương
cho cán bộ theo quy định.Để đạt được những mục tiêu đó đòi hỏi phải có các
biện pháp kiên quyết,tích cực .Đặc biệt là để tỷ lệ nợ xấu ở mức <1% thì cần
thực hiện nhiều biện pháp đồng thời vừa giảm số nợ xấu hiện có vừa phải
ngăn chặn sự phát sinh của các khoản nợ xấu mới.
1.3. Những giải pháp chính :
- Phát huy thành tích đã đạt trong năm qua, trên cơ sở đó xây dựng chiến
lược kinh doanh năm 2011 bám sát vào các mục tiêu định hướng phát triển
kinh tế của huyện phù hợp với điều kiện , thực tế trên địa bàn của từng vùng
khu vực để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp Thanh Sơn luôn
đóng vai trò là đòn bẩy trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Tiếp tục triển khai công tác huy động vốn cả nội và ngoại tệ. Đa dạng
hoá các hình thức huy động vốn nhất là các thể thức huy động tiết kiệm mới
ở khu vực nông thôn nhất là xã khu vực 2 & 3.Thực hiện tuyên truyền trên loa

đài truyền hình,đài truyền thanh xã, khu xóm về các hình thức huy động
vốn .Nắm bắt, tiếp thị khách hàng có tiềm năng, có nguồn tiền nhưng chưa
gửi hoặc gửi tiền nơi khác để vận động khách hàng đến quan hệ mở tài khoản
và gửi tiền tại NHNo Thanh Sơn.Đổi mới chỉ tiêu khoán huy động vốn đến
100% cán bộ trong toàn huyện và thực hiện khuyến khích bằng vật chất đối
với cán bộ có kết quả huy động vốn vượt kế hoạch giao . Tích cực tuyên
truyền bằng các hình thức quảng cáo, tờ rơi, có cơ chế khuyến mại đối với
khách hàng gửi tiền.Tiếp cận trực tiếp với từng đối tượng khách hàng có
nguồn tiền gửi, nhất là bám sát các địa bàn có giải ngân các dự án đền bù giải
phóng mặt bằng để vận động khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Tăng cường
mối quan hệ với các tổ chức kinh tế trên địa bàn nhất là công ty chè Phú Đa
để thu hút các nguồn tiền gửi vào ngân hàng đáp ứng nhu cầu cho vay vốn
phát triển nông nghiệp nông thôn theo nghị định của chính phủ.
Nguyễn Thị huệ Lớp TC12 22
Báo cáo thực tập Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
- Chủ động làm việc với các đơn vị , TCKT trên địa bàn để thu hút
nguồn tiền trong thanh toán bằng hình thức giảm thu phí dịch vụ cho những
đơn vị có khối lượng thanh toán chuyển tiền nhiều .
- Về TD :Tăng trưởng TD song phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả
.Đầu tư chiều sâu khách hàng truyền thống, dự án khả thi nâng hiệu suất vốn
tín dụng an toàn vững chắc.Thực hiện ưu tiên cho vay các dự án theo chương
trình phát triển KT của huyện -Tổ chức tập huấn 100% cán bộ TD toàn chi
nhánh về việc cho vay theo hạn mức tín dụng ,cho vay hình thành vốn vay
.Thực hiện quy định phân loại khách hàng hàng năm theo quy định của Tổng
Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam .Thực hiện nghiêm túc quy trình
đổi địa bàn tín dụng hàng năm mỗi năm 01 lần và việc luân chuyển cán bộ
giám đốc chi nhánh phòng giao dịch từ chi nhánh này sang chi nhánh khác 02
năm một lần để nhằm hạn chế thấp nhất những tiêu cực trong hoạt động tín
dụng .Củng cố các điểm trực thu lãi ,nâng cao tỷ lệ thu lãi tại điểm trực phấn
đấu 100% các điểm trực đều đạt tỷ lệ thu lãi từ 92% trở lên .Chủ động kết hợp

với chính quyền địa phương đôn đốc xử lý thu hồi nợ xấu , nợ đọng đã xử lý
và duy trì đoàn xử lý nợ thường xuyên trong năm .
- Công tác kiểm tra :Duy trì và thành lập các đoàn kiểm tra theo đề
cương , kế hoạch và theo các chuyên đề để tănng cường công tác kiểm tra sau
được thường xuyên liên tục trong năm 2010.Tổ chức cho 100% cán bộ học
tập các văn bản dưới luật , các bộ luật mới đã được quốc hội thông qua và
chỉnh sửa : Luật đất đai , Luật dân sự ,Luật Doanh nghiệp , Luật Đầu tư ,Luật
phòng chống Tham nhũng……
- Công tác chỉ đạo điều hành : Tổ chức tốt tổng kết hoạt động KD năm
2010 và hội nghị khách hàng .Tiến hành phân tích chất lượng hiệu quả TD ,
phân tích tài chính KT từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác
TD,KT, Khắc phục ngay những tồn tại của đoàn kiểm tra đã nêu ra trong năm
2010. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá thương hiệu , tiếp thị khách
hàng sâu rộng để khách hàng ngày càng hiểu rõ về vai trò nhiệm vụ chức
năng của NHNo Thanh Sơn .
- Đẩy mạnh phong trào thi đua tạo động lực đồng đều trong cơ quan để
nhằm hoàn thành suất sắc nhiệm vụ chỉ tiêu KHKD năm 2011
Nguyễn Thị huệ Lớp TC12 22
Báo cáo thực tập Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông
thôn huyện Thanh Sơn em đã được sự gíup đỡ và tạo điều kiện thuận của ban
giám đốc và các phòng ban chuyên đề cùng các bác,cô,chú trong cơ quan
cũng như sự chỉ bảo tận tình giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa tài
chính- ngân hàng trường Đại học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội để em
hoàn thành tốt chương trình thực tập của nhà trường đề ra ;Qua thời gian thực
tập cùng với kiến thức đã được học tập ở trong trường đã giúp ích rất nhiều
trong nghiệp vụ chuyên môn cũng như trang bị cho em thêm cơ sở lý luận
vững chắc để em ngày càng hoàn thiện về nghiệp vụ chuyên môn cũng như
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao .

Một lần nữa em xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình,tạo điều
kiện của các thầy, cô giáo Khoa Tài chính- Ngân hàng trường Đại học Kinh
Doanh Và Công Nghệ Hà Nội và ban lãnh đạo cùng cô chú cán bộ công nhân
viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thanh Sơn đã
giúp đỡ em hoàn thành tốt chương trình thực tập chuyên đề này./.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thanh Sơn, ngày 14.tháng 02.năm 2011.
Người viết báo cáo
Nguyễn Thị Huệ
Nguyễn Thị huệ Lớp TC12 22
Báo cáo thực tập Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN














Hà Nội ngày tháng năm
Giáo viên hướng dẫn
Nguyễn Thị huệ Lớp TC12 22
Báo cáo thực tập Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP















Ngày tháng năm
Nguyễn Thị huệ Lớp TC12 22

×