Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Bài tiểu luận về các cây thuốc chữa bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.14 KB, 23 trang )

1
Bài tiểu luận về các cây thuốc chữa bệnh.
A.Nhóm thuốc flavonoid.
1. Cây hoa hòe.
- Tên khác: Hòe hoa, cây hòe, hòe.
- Tên khoa học: Styphnolobium japonicum, họ đậu.
- Mô tả:
+) Cây: Cây gỗ to, cao có thể đến 15m, thân thẳng có chỏm lá tròn.
Cành cong queo. Lá kép lông chim lẻ, có 9-13 lá chét hình trứng, đỉnh
nhọn, nguyên dài 1,5-2,5 cm. Cụm hoa hình chùy ở đầu cành. Tràng hoa
hình bướm màu trắng ngà. Quả loại đậu không mở, dày và thắt nhỏ lại ở
giữa các hạt.
+) Dược liệu: nụ hoa hình trứng, có cuống nhỏ, ngắn, một đầu hơi
nhọn,dài 3-6mm, rộng 1-2mm, màu váng xám. Đài hoa hình chuông,
màu vàng xám, dài bắng ½ đến 2/3 chiều dài của nụ hoa, phía trên xẻ
thành 5 răng nông. Hoa chưa nở dài 4-10mm, đường kính 2-4mm. Cánh
hoa chưa nở màu vàng, mùi thơm, vị hơi đắng.
-Phân bố: Hòe được phát triển trồng nhiều ở Thái Bình, Hà Bắc, Nam
Hà, Hải Phòng, Hải Hưng, Nghệ An và gần đây ở các tỉnh miền trung và
Tây nguyên.
-Thu hái: thu hoạch từ tháng 7-9 dương lịch. Hái hoa vào buổi sáng khi
trời khô ráo. Ngắt các chùm hoa đã bắt đầu có hoa mới nở, tuốt lấy hoa
rồi phơi nắng hoặc sấy ngay. Dược liệu là hoa chưa nở được gọi là “hòe
mễ”. Dược điển Việt Nam quy định hoa nở lẫn vào không được quá
10%.
2
- Tác dụng chữa bệnh(công dụng):
+) Nụ hoa hòe sao đen: Các chứng chay máu, chảy máu cam, ho ra máu,
băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt.
+) Nụ hoa sống chữa cao huyết áp, đau mắt. Ngày dùng 8-16g dạng
thuốc hãm hoặc sắc.


+) Chiết suất rutin, bào chế theo y học hiện đại.
+) Quả hòe có công dụng gần như hoa nhưng có thể gây ra thai.
-Tác dụng dược lí:
+) Tác dụng cầm máu: Hoa hòe có tác dụng rút ngắn thời gian chảy
máu, sao thành than tác dụng càng nhanh.
+) Tác dụng với mao mạch: giảm bớt tính thấm của mao mạch và làm
tăng độ bền của thành mao mạch.
+) Tác dụng của thuốc đối với hệ tim mạch: chính các tĩnh mạch chó
được gây mê dịch hoa hòe, huyết áp hạ rõ rệt. Thuốc có tác dụng hưng
phấn nhẹ đối với tim cô lập ếch và làm trở ngại hệ thống truyền đạo.
Glucosid vỏ hòe có tác dụng làm tăng lực co bóp của tim. Hòe bì có tác
dụng làm giãn động mạch vành.
+) Tác dụng hạ mỡ trong máu: Hòe bì tố có tác dụng làm giảm
Cholesterol trong máu của gan và ở cửa động mạch. Đối với xơ vữa
động mạch thực nghiệm, thuốc có tác dụng phòng trị.
+) Tác dụng chống viêm: đối với viêm khớp thực nghiệm của chuột lớn
và chuột nhắt, thuốc có tác dụng kháng viêm.
+) Tác dụng chống co thắt và chống loét: hòe bì tố có tác dụng giảm
trương lực cơ trơn của đại tràng và phế quản. Tác dụng chống co thắt
của hòe bì tố gấp 5 lần của Rutin. Rutin có tác dụng làm giảm vận động
3
bao tử của chuột lớn, làm giảm bớt rõ rệt số ổ loét của bao tử do thắt
môn vị của chuột.
+) Tác dụng chống phóng xạ: Rutin làm giảm bớt tỉ lệ tử vong của chuột
nhắt do chất phóng xạ với liều chí tử.
+) Rutin có tác dụng phòng ngừa tổn thương do đông lạnh thực nghiệm.
+) Tác dụng chống tiêu chảy: nước hoa hòe bơm vào ruột của thỏ kích
thích niêm mạc ruột sinh chất tiết dịch có tác dụng làm giảm tiêu chảy.
-Thành phần hóa học: Flavonoid, nụ hoa hòe chứa rutin, có thể đạt tới
34%. Còn có bertulin, sophoradiol, sophorin A, sophorin B và sophorin

C. Vỏ quả chứa 10,5% flavonoid toàn phần và một số dẫn xuất như
genistein, sophoricosid, sophorabiosid, kaempferol, glucosid C, rutin
4,3%. Hạt hòe chứa 1,75% flavonoid trong đó có rutin 0,5%, một số
alkaloid, cytisin, N-metyl cytisin, sophocamin, matrin. Ngoài ra còn có
8-24% chất béo và galactomanan.
2. Cây hoa sen.
-Tên khác: Liên, Ngậu(Tày).
-Tên khoa học: Nelumbo nucifera Gaertn.
-Mô tả: Sen là loài thực vật thủy sinh, rể, thân, cuốn lá đều nằm dưới
mặt nước, chỉ có phiến lá nằm ngay mặt nước và cuốn hoa vươn khỏi
mặt nước.
+ Thân: Thân sen là thân ngầm dạng củ mọc trong bùn, còn được gọi là
củ sen. Củ có hình thuôn dài, thịt củ màu trắng, ăn được, có nhiều ngăn
trống xếp theo vòng đồng tâm với trục củ.
+ Rễ: Rễ mọc từ củ sen hoặc từ đốt rể, có nhiều nhánh mọc lan tỏa trong
bùn.
4
+ Lá: Gồm có cuốn lá hình trụ mọc từ thân ngầm, có nhiều gai, nằm
trong nước. Phiến lá to hình tròn đường kính 30-60 cm, góc lõm, mọc
vươn khỏi mặt nước.
+ Hoa: Hoa thường mọc trên các thân to và nhô cao vài mươi cm phía
trên mặt nước. Có nhiều giống sen được trồng, với màu hoa dao động từ
màu trắng như tuyết tới màu vàng hay hồng nhạt.
+ Quả: Là gương sen xốp, có 10-20 hạt đính trong thịt quả, quả nhô khỏi
mặt nước.
+ Hạt: Hình thuôn ngắn, kích thước 10x 15 cm.
-Phân bố:
Cây sen có nguồn gốc từ vùng bờ sông Nin ở Ai Cập. Người Ai Cập cổ
đại sùng kính hoa sen và sử dụng nó trong các nghi thức tế lễ. Từ Ai Cập
nó đã được đem đến Assyria và sau đó được trồng rộng rãi khắp các

vùng Ba Tư, Ấn Độ và Trung Quốc.
Cây sen cũng có thể là loài cây bản địa ở khu vực Đông Dương, nhưng ở
đây có cơ sở kết luận. Hoa sen là quốc hoa của Ấn Độ.
Ở Việt Nam cây sen được trồng trong ao hồ khắp cả nước. Ở Nam Bộ
cây sen địa phương còn mọc hoang ở nhiều nơi thuộc vùng Kiên Giang,
An Giang và Cần Thơ.
-Thu hái, chế biến:
Bông sen còn đẫm sương được thu hái từ lúc sáng sớm tinh mơ, chưa có
ánh mặt trời. Sen để ướp trà phải dùng loại sen bách hoa, phía bên trong
các cánh hoa lớn có hàng trăm cánh nhỏ ôm sát vào nhau, che úp nhụy
hoa, gạo sen và gương sen. Gạo sen chính là những nhụy trắng non trong
đài sen, phải gảy thật khéo, thật khẽ để gạo sen không nát không bẹp.
Đem thứ gạo quý ấy về, rải từng lớp nhẹ lên từng lớp trà mỏng, ủ kĩ rồi
đem sấy khô. Cứ ướp đi ướp lại tới khoảng bảy lần được thứ trà sen
ngát hương như ý. Khi cánh trà tơi xốp, đủ để thấm hết hương sen, nước
trà xanh, vi trà không còn đậm chat.
-Tác dụng dược lí:
Hạt sen: có hàm lượng tinh bột và đường rất cao, các chất béo, đạm,
canxi, phốt pho, sắt. Theo Đông y, hạt sen có tác dụng bổ tâm, an thần,
trị bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh, tỳ vị hư hàn, kiết lỵ lâu ngày.
5
Tâm sen (phôi của hạt): vị đắng, tính hàn, không độc. Tác dụng: an thần
chữa mất ngủ, khát nước sau khi đẻ do hư nhiệt. Hàng ngày dùng 6 -12g.
Tâm sen rang vàng sắc với 2 bát nước còn 1 bát, uống thay nước chè,
dùng trong mùa hè để giải nhiệt trừ cảm nắng.
Gương sen (quả sen): vị đắng, chát, mùi thơm, tính ấm. Gương sen xé
nhỏ, sấy giòn, tán bột ăn có tác dụng tiêu ứ, tiêu khát, cầm máu, trị băng
huyết, đái ra máu, chữa bệnh đái đường rất công hiệu. Gương sen để
càng lâu càng có tác dụng chữa bệnh tốt.
Ngó sen (chồi non của lá, hoa): trong ngó sen có tinh bột, đường

glucoza, vitamin C. Dùng tươi hoặc thái mỏng phơi khô để dùng dần.
Lá sen: có chất ancaloid làm dịu đau, an thần, chống co giật, giải nhiệt,
trừ cảm nắng, làm thuốc cầm máu, chữa thổ huyết, băng huyết, mất ngủ.
Cuống sen: Mang lá phát triển, không ăn được nhưng có tác dụng làm
thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ.
Củ sen (thân ngầm): Vừ là thực phẩm bổ dưỡng, vừa là vị thuốc quý.
-Tác dụng chữa bệnh (công dụng):
+)Hạt sen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ, dưỡng tâm, cố
tinh, ích thận, chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, mất ngủ, kiết lỵ, di mộng
tinh, khí hư, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng.
Hạt sen cũng là một loại thực phẩm quý, thường dùng nấu chè, làm mứt,
chế biến thành nhiều món ăn ngon.Hạt sen và gạo nếp nấu thành cháo
ăn, trị quen đẻ rơi, phụ nữ có thai đau lưng hông Hạt sen (bỏ tim) 60
gam, cam thảo 10 gam, cùng chưng nóng bỏ đường cát vào vừa lượng
mà ăn, trị nhiễm trùng hệ tiết niệu, đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, hư nhược
khô nóng.
+)Tâm sen (Liên tâm): Vị đắng tính hàn, có tác dụng thanh tâm khí
nhiệt hạ áp. Dùng an thần, trị sốt cao mê sảng, hồi hộp tim đập nhanh,
huyết áp cao. Thường dùng phối hợp với một số vị thuốc khác như cúc
hoa, hoa hòe, hạt muồng pha trà uống để dễ ngủ, hạ áp.
+)Tua sen (Liên tu): Lá nhị của hoa sen, thu hoạch khi hoa đã nở, bỏ hạt
gạo ở đầu rồi phơi hoặc sấy khô. Tua sen có tên thuốc là liên tu, có vị
chát, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ích thận, cố tinh, thanh tâm, chỉ
huyết, chữa di mộng tinh, băng huyết, thổ huyết, mất ngủ, đái són, bạch
6
đới. dụng thanh tâm cố thận, sáp tinh chỉ huyết. Dùng riêng hoặc phối
hợp với hạt sen.
+)Gương sen (Liên phòng): Vị đắng sáp, tính ôn, có tác dụng tiêu ứ chỉ
huyết, dùng trị các chứng băng lậu ra máu, tiểu ra máu Thường dùng
để cầm máu bằng cách đốt thành than rồi phối hợp với các vị thuốc

khác.
+)Lá sen (Liên diệp, Ngẫu diệp): Vị đắng sáp, tính bình, tác dụng thanh
nhiệt, lợi thấp, phát thanh dương. cố tinh dừng huyết. Dùng trị cảm
nắng, say nắng, xuất huyết do sốt cao. Chữa các chứng cảm sốt mùa hè
rất tốt. Ðã ứng dụng nhiều năm chữa sốt xuất huyết thể nhẹ. Lá sen còn
dùng để hạ cholesterol và chữa bệnh mập phì.
+)Ngó sen (Ngẫu tiết): có tác dụng thanh nhiệt, tỉnh rượu, dừng huyết
Là một món ăn ngon, ngó sen còn dùng trị các chứng đại tiện ra máu, tử
cung xuất huyết kéo dài, khí hư bạch đới, tiêu chảy kéo dài. Ngó sen
tươi giã lấy nước, trị trúng nắng, đau bụng, mũi ra máu, sản hậu xuất
huyết, viêm ruột cấp tính, phổi kết hạch.
+)Cuống sen: Là ngó sen đã già, mang lá phát triển, không ăn được
nhưng có tác dụng làm thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ.
+)Củ sen: Vừa có giá trị thực phẩm bổ dưỡng vừa là dược liệu trị bệnh
biếng ăn, mất ngủ, suy dinh dưỡng.
-Thành phần hóa học:
Hạt sen chứa tinh bột, protein, acid amin, dầu béo, một số steroid.
Tâm sen chứa alkaloid 0,85-0,96% gồm methylcorypalin, armepavin,
lotusin…
Gương sen chứa 4 loại alkaloid là nuciferin, N-nornuciferin, liriodenin,
N-norarmepavin, và các flavonoid quercetin và isoquercitrin.
Nhị sen có các thành phần thơm, dễ bay hơi trong đó có các hydrocarbon
mạch thẳng, 1,4-dimethoxybenzen, limonen, linalol, terpinen-4-ol.
Lá sen chứa alkaloid 0,77-0,84%, gồm nuciferin, nornuciferin, roemerin,
liriodenin,… quercetin, isoquercitrin, leucocyanidin,
leucodelphinidin,nelumbosid.
7
3. Cây Hoàng cầm.
-Tên khoa học: Dược liệu là rễ khô của cây Hoàng cầm( Scutellaria
baicalensis Georg), họ bạc hà.

-Tên khác: Hủ trường, túc cầm, Hoàng văn, kinh cầm, Đỗ phụ, nội hư,
Ấn dầu lục, Khổ đốc bưu, Đồn vĩ cầm, Thử vĩ cầm, Điều Cầm, Khô
cầm, Bắc cầm, Phiến cầm, khô trường, Lý hủ thảo, Giang cốc thụ, Lý hủ
cân thảo, Điều cầm, Tử cầm, Đạm tử cầm, Đạm hoàng cầm, Tửu cầm,
Đông cầm, Hoàng kim trà, Lạn tân hoàng.
-Mô tả:
+) Cây: Cây thảo sống lâu năm, mọc đứng, cao 30-50cm, thân vuông,
phân nhánh nhiều. Rễ phình to thành hình chùy, mặt ngoài màu vàng
sẫm, phần chất gỗ nham nhở, màu vàng nhạt, lõi ruột màu nâu vàng. Lá
mọc đối, hình mác hẹp, đầu nhọn, mép nguyên, hầu như không cuống,
mặt trên màu xanh thẫm, mạt dưới xanh nhạt, cả hai mặt đều có điểm
tuyến đen. Hoa mọc sít nhau thành chùm dày ở đầu cành, màu lam tím,
tràng hình ống dài chia hai môi, 4 nhị( 2 dài, 2 ngắn), bầu có 4 ngăn.
Quả màu nâu sẫm, trong có hạt tròn màu đen. Hoa tháng 7,8, quả tháng
8,9.
+) Dược liệu: rễ hình chùy, vặn xoắn, dài 8-25cm, đường kính 1-3cm.
Mặt ngoài nâu vàng hay vàng thẫm, rải rác có các vết của rễ con hơi lồi,
phần trên hơi ráp, có các vết khía dọc vặn vẹo hoặc vân dạng mạng,
phần dưới có các vết khía dọc và các vết nhăn nhỏ. Rễ già gọi là khô
cầm, mặt ngoài vàng, trong rỗng hoặc chứa các vụn mục màu nâu đen
hoặc nâu tối. Rễ con gọi là điều cầm, chất cứng chắc, mịn, ngoài vàng,
trong màu xanh vàng, giòn, dễ bẻ. Hoàng cầm không mùi, vị hơi đắng.
Rễ to, dài, rắn chắc màu vàng đã nạo sạch vỏ là tốt. Rễ ngắn, chất xốp
màu thẫm, thô, nhỏ là loại xấu.
8
-Phân bố: Nước ta có trồng cây này, dược liệu phải nhập từ Trung Quốc.
-Thu hái: Thu hái rễ vào mùa xuân hay mùa thu, đem về cắt bỏ rễ con,
rửa sạch đất cát, phơi đến khô thì cho vào giỏ tre xóc cho rụng vỏ già
bên ngoài, hoặc cạo bỏ vỏ ngoài, phơi hoặc sấy tiếp đến khô. Khi dùng
tẩm rược hai lần, sao qua.

-Tác dụng chữa bệnh: Phế nhiệt ho đờm đặc, đau sưng họng, nôn ra
máu, máu cam, viêm gan mật, kiết lị, tiêu chảy, mụn nhọt, lở ngứa, động
thai chảy máu.
-Tác dụng dược lí:
+)Tác dụng miễn dịch: Tác dụng chống dị ứng của Baicalein lien hệ đến
sự ức chế khả năng giải phóng enzyme ra khỏi tế bào, có lẽ do thủ thể ức
chế. Tác dụng ngăn ngừa dị ứng này làm cho cơ giãn ra thuốc có tác
dụng đối với da của heo được gây dị ững với chất histamin. Chất
Baicalein và Baicalin có tác dụng giãn phế quản đối với tiểu phế quản
của heo bị gây dị ứng suyễn. Cả hai chất này có tác dụng ức chế phù cơ
thắt và giảm tính thẩm thấu mao mạch ở chuột. Chất Baicalin cũng ngăn
ngừa phổi xuất huyết ở chuột xuống mức thấp nhất.
+)Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng cầm có kháng phổ rộng. Trong thí
nghiệm, có có tác dụng ức chế đối với nhiều khuẩn bệnh gồm Tụ cầu
vàng, phế cầu khuẩn, não mô viêm Neisseria.
+) Tác dụng điều hòa nhiệt độ: Từ năm 1935, có báo cáo cho biết rễ
hoàng cầm có tác dụng hạ nhiệt.
+) Tác dụng đối với huyết áp: nước sắc, cồn chiết, dịch truyền, kể cả
nước và cồn trích hoàng cầm đều có tác dụng hạ huyêt áp đối với chó,
thỏ và mèo được gây mê. Cho uống hoặc chích đều làm hạ huyết áp với
chó có huyết áp bình thường hoặc huyết áp cao do thận.
9
+) Tác dụng lợi tiểu: Nước sắc Hoàng cầm có tác dụng lợi tiểu đối với
chó và người bình thường.
+) Tác dụng chuyển hóa lipid: Nước sắc hỗn hợp Hoàng câm, Hoàng
liên, và Đại hoàng không gây ảnh hưởng đối với
Cholesterol/Phospholipid ở thỏ bình thường nhưng làm hạ lipid nơi
người thực hiện chế độ ăn kiêng Cholesterol trong 7 tuần hoặc người đã
được điều trị bằng Thyroid.
+) Tác dụng đối với mật: nước sắc hoặc cồn chiết suất Hoàng cầm làm

tăng lượng mật ở chó và thỏ. Ảnh hưởng này do Baicalein mạnh hơn là
Baicalin.
+) Tác dụng đối với vết vị trường: Nước sắc và cồn chiết xuất Hoàng
cầm có tác dụng ức chế nhu động ruột. Cồn chiết suất ức chế tác dụng
của chất pilocapin, tác dụng này không ảnh hưởng bởi thần kinh phế vị.
+) Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương: chất baicalin làm giảm sự
di chuyển và phản xạ của chuột.
-Thành phần hóa học:
Trong rễ Hoàng cầm có tinh dầu, các dẫn xuất flavon:baicalin, bacalein,
wogonoside, wogonin, skullcapflavone, oroxylin A, còn có tannin và
chất nhựa.
4. Cây bồ kết.
-Tên khoa học: Fructus Gleditschiae.
-Tên thường gọi: Còn gọi là bồ kếp, chùm kết, tạo giác, tạo giáp, trư nha
tạo giác, thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
-Mô tả:
10
Cây thân mộc hoặc tiểu mộc, khoảng 30m chiều cao. Nhánh màu xám
đến nâu sẫm.
Thân cây trung bình, thường có gai to cứng phân nhánh, hình trụ hay
hình nón, bao quanh thân dài khoảng 15cm.
Lá kép, 2 lần, 3 đến 4 cặp thứ diệp, tam diệp 6 đến 8 cặp, cuống lá thanh
mãnh 1-2(ít khi 5)mm, có lông xếp lại, hnhf bầu dục mũi mác, thuôn dài,
kích thước từ 2 đến 8.5cm, giống như tờ giấy, mặt dưới có lông mịn trên
đường gân chính và cuống lá phụ, những gân phụ rõ rang nối thành hình
mạng lưới thành những gân lá nổi lên cả hai mặt đáy., đáy lá tròn hay lá
mở rộng từ đáy đến đỉnh, đôi khi hơi bầu dục, có răng cưa ở bìa lá, đỉnh
nhọn.
Hoa, phát hoa chùm, cuống lá nhỏ, đa phái, có cả hoa đực, hoa cái và
lưỡng phái, màu trắng vàng, mọc ở nách lá hay ở cuối nhánh, bao hoa có

lông thưa 5-14cm.
-Phân bố: Bồ kết mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta.
-Thu hái: Mùa hoa: tháng 5 – 7, mùa quả: tháng 8-10.
-Chế biến:
Quả chín (tạo giác) thu hoạch vào tháng 10 - 11, loại bỏ tạp chất, rửa
sạch, phơi khô, khi dùng giã nát. Quả dài, hơi dẹt và cong, dài 5 - 11cm,
rộng 0,7 - 1,5cm, mặt ngoài màu nâu đen. Chất cứng, giòn, dễ bẻ gãy,
mặt bẻ màu vàng.
Gai (tạo giác thích) ở thân và cành, đã phơi hay sấy khô. Gai nguyên vẹn
thường phân nhánh, chừng 2 - 7 cái, sắp xếp thành hình xoắn ốc. Các gai
trên thường nhỏ, dài 1 - 2cm, các gai dưới to dần, có thể dài 10 - 15cm.
Mặt ngoài nhẵn, nâu sẫm hay nâu xám, chất cứng rắn, khó bẻ.
Hạt bồ kết (tạo giác tử) lấy từ quả bồ kết chín đã phơi hay sấy khô.
11
-Tác dụng chữa bệnh:
Ở Việt Nam, nhân dân dùng quả bồ kết ngâm hoặc nấu nước gội đầu,
làm sạch gầu, trơn tóc, và dùng giặt quần áo len, dạ, lụa có màu, không
bị hoen ố và không phai màu.
Trong y học hiện đại, một số bệnh viện đã dùng bồ kết để chữa bí đại,
trung tiện sau khi mổ, tắc ruột, dùng cho cả trẻ em và người lớn. Cách
dùng: lấy 1/4 quả nướng thật vàng, bỏ hạt, tán thành bột mịn. Chấm bột
đó vào đầu canule đưa sâu vào hậu môn 3 - 4cm, làm như vậy 3 - 4 lần,
Sau 3 - 5 phút, bệnh nhân đánh trung tiện và thông dại tiện.
Quả bồ kết còn dược dùng trong các trường hợp trúng phong, hôn mê
bất tỉnh, cấm khẩu, hen suyễn, mụn nhọt, viên tuyến vú, đau nhức răng.
Hạt bồ kết chữa đại tiện táo kết, lỵ mạn tính, ỉa mót rặn, lao hạch, ung
độc. Liều dùng: 4,5 - 9g/ngày, sắc nước uống hoặc dùng dạng hoàn tán.
Gai bồ kết chữa mụn nhọt, tuyến vú sưng đau. Kiêng kỵ: phụ nữ có thai
không được dùng bồ kết.
-Tác dụng dược lí:

+) Quả bồ kết:
Tác dụng kháng khuẩn: trên ống nghiệm đã chứng minh quả bồ kết có
tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn như tràng cầu khuẩn, trực khuẩn ly
shigella; trực khuẩn thương hàn, phổ thương hàn; trực khuẩn mủ xanh và
phẩy khuẩn tả. Dịch chiết bằng dầu hỏa - ether với phương pháp
khuyếch tán thuốc trong môi trường nuôi cấy, ở nồng độ 0,343g/ml có
tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn B, dịch chiết bằng chloroform với nồng độ
0,55g/ml ức chế liên cầu khuẩn. Hỗn hợp flavonoid và chất saponaretin
chiết từ quả có tác dụng kháng virus, hổn hợp saponin có tác dụng chống
trùng roi âm dạo. Dịch chiết nước từ quả bồ kết trên ống nghiệm có tác
dụng ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da.
12
Ngoài tác dụng kháng khuẩn, nước sắc quả bồ kết trên mèo thí nghiệm
với liều 1 g/kg cho thẳng vào dạ dày có tác dụng tăng cường sự phân tiết
của niêm mạc đường hô hấp và có tác dụng long đờm. Nước sắc 0,25%
có tác dụng kích thích co bóp của tử cung cô lập chuột cống trắng
Độc tính: saponin triterpen từ quả bồ kết thường khó hấp thu ở ruột và
dạ dày nhưng có tác dụng kích thích cục bộ niêm mạc dạ dày, gây chảy
nước miếng, nước mũi, nôn mửa đi ngoài, dùng với liều lớn làm tổn hại
niêm mạc đường tiêu hóa và lúc đó sẽ bị hấp thu qua đường ruột gây ngộ
độc toàn thân với triệu chứng đau đầu, chóng mặt, rét run, nghiêm trọng
có thể gây hôn mê, co giật, hô hấp khó khăn, cuối cùng gây tử vong do
liệt hô hấp. Chất gleditsapogenin chiết từ quả bồ kết có chỉ số dung
huyết đối với hồng cầu sơn dương là 1: 7500, đối với thỏ tiêm tĩnh mạch
với liều 40 - 47mg/kg gây tử vong.
+) Hạt bồ kết: chưa thấy có tài liệu nghiên cứu về dược lý.
+) Gai bồ kết: nước sắc gai bồ két, bằng phương pháp khuyếch tán
thuốc trong môi. trường nuôi cấy có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng.
Dịch chiết nước dùng với liều 60g/kg cho vào dạ dày có tác dụng ức chế
tế bào sarcom trên chuột nhắt trắng thí nghiệm.

-Thành phần hóa học:
Quả bồ kết chứa saponin, trong đó có một sapogenin là acid albigenic
(điểm chảy 246 - 8°, αD31 - 30° (ethanol).
Theo tài liệu khác, quả chứa 10% saponin trong đó 2 sapogenin được
xác định là acid oleanic và acid echynocystic.
Theo Ngô Bích Hải (1972), quả chứa nhiều saponin triterpenic, trong đó
một chất được xác định là astragalosid. Phần aglycon của chất này là 3,
16 - dioxy - 28 - carboxyolean - 12 - en. Phần đường gắn vào OH ở vị trí
3 bao gồm D - xylose, L - arabinose và D - xylose theo tỷ lệ 2: 1: 1.
13
Phần đường gắn vào gốc acyl là D - xylose và D * galactose theo tỷ lệ 2:
2.
Ngoài ra, còn chứa 8 hợp chất flavonoid, trong đó có saponaretin,
vitexin, homoorientin, orientin và luteolin.
5. Cây Hành tây.
-Tên khoa học: Allium cepa L., thuộc họ Hành - Alliaceae.
-Tên thường gọi:
-Mô tả:
Cây thảo, nhẵn, sống dai do một hành phình to mà ta thường gọi là củ
hành, có kích thước thay đổi, gồm nhiều vẩy thịt tức là các bẹ có chứa
nhiều chất dinh dưỡng. Củ hành có hình dạng tròn đều (hình cầu) hoặc
tròn hơi dẹp hình bầu dục hoặc hình bầu dục dài, thường có màu vàng
hay màu tím hoặc màu trắng. Thân chính thức nằm ở dưới giò mang
nhiều rễ nhỏ. Lá dài hình trụ, nhọn, rỗng ở giữa. Hoa họp thành tán giả
nằm ở đầu một cán hoa hình ống tròn, phình ở giữa. Hoa màu trắng có
cuống dài. Quả hạch, có màng; 3 góc với 3 ngăn, bên trên có núm nhuỵ
còn tồn tại. Hạt có cánh dày, đen nhạt, ráp.
-Phân bố, thu hái: Hành tây có nguồn gốc từ vùng Trung Á, được trồng
từ thời Thượng cổ. Hành tây chịu lạnh giỏi ở nhiệt độ dưới 10
o

C. Nhưng
yêu cầu nhiệt độ không khí nơi trồng chỉ trong phạm vi 15-25
o
C.
Thường nhân giống bằng hạt. Tốc độ nảy mầm của hạt biến động trong
phạm vi 7-15 ngày, có khi tới 20 ngày nhưng nếu gieo hạt vào những
tháng có nhiệt độ cao thì hạt mau nảy mầm hơn. Hiện nay, các vùng
trồng Hành tây chủ yếu ở nước ta dùng một trong hai giống Grano và
Granex nhập từ Pháp và Nhật. Hành Grano có củ hành tròn cao, vỏ
ngoài màu vàng đậm, thịt trắng; còn hành Granex có hình tròn dẹp, dáng
dẹp, vỏ ngoài màu vàng nhạt, thịt trắng, có đường kính củ lớn hơn; cả
hai giống đều có chất lượng ngon, đã thích hợp với hầu hết các vùng
14
trồng hành lớn ở đồng bằng sông Hồng, vùng duyên hải miền Trung
cũng như vùng Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
-Chế biến: Thông thường nhất là ăn sống, cũng có thể ngâm trong nước
nóng (trị cảm cúm) hoặc đun sôi 10-15 phút (trị ỉa chảy, thấp khớp) hoặc
ngâm độ một tuần trong rượu trắng (trị vật ký sinh đường ruột). Người ta
còn làm thuốc (ngâm Hành tây trong cồn 90 độ), làm rượu thuốc 20%.
Dùng ngoài dưới dạng thuốc đắp trị thấp khớp, đau đầu, sung huyết não,
viêm màng não, bí tiểu tiện, rệp đốt, mụn nhọt, áp xe, trị nứt nẻ, vết
thương v. v , thuốc xoa (trị chín mé, tàn nhang), dịch chiết (nhỏ trị ù tai,
tẩm bông đặt vào răng sâu) hoặc cắt đôi củ Hành đặt cạnh giường ngủ để
xua muỗi.
-Tác dụng chữa bệnh:
Hành tây là loại rau được sử dụng phổ biến ở châu Âu trong bữa ăn hàng
ngày. Ở nước ta, Hành tây cũng thường được sử dụng để xào với các
loại thịt, dùng chế dầu giấm và để ăn sống rất được ưa chuộng. Để làm
thuốc, Hành tây được chỉ dẫn dùng trong để trị mệt mỏi, suy nhược cơ
thể và thần kinh, chứng ít nước tiểu; bí dịch, thuỷ thũng, thừa urê huyết,

tăng chlorur huyết, lên men ruột, đau sinh dục tiết niệu, đau ngực, cúm,
mất trương lực tiêu hoá, mất cân bằng tuyến, béo phì, xơ cứng động
mạch, đề phòng chứng huyết khối, đề phòng sự già yếu, mệt lả, bất lực,
đái đường, viêm hạch, tạng bạch huyết, ký sinh đường ruột. Dùng ngoài
để trị áp xe, chín mé, nhọt, ong vò vẽ đốt, cước nứt nẻ, đau nửa đầu,
sung huyết não, đau dây thần kinh răng, mụn cóc, vết thương, loét và trừ
muỗi.
-Tác dụng dược lí:
+) Lợi ích tim mạch:
Có bằng chứng cho thấy các hợp chất lưu huỳnh được tìm thấy trong
hành hoạt động như chất chống đông máu và giúp ngăn ngừa sự vón cục
của các tế bào tiểu cầu máu.
15
Ngoài ra, các hợp chất lưu huỳnh trong hành tây có thể làm giảm nồng
độ cholesterol và triglycerides trong máu, đồng thời cải thiện tốt các
chức năng của màng tế bào máu.
Những lợi ích của hành tây trong chế độ ăn uống phổ biến, về tổng thể
giúp ngăn ngừa các cơn đau tim. Sự nổi bật đáng chú ý của thành phần
flavonoid chứa trong hành đã củng cố cho các kết quả nghiên cứu.
+) Ích lợi cho xương và mô liên kết:
Hành có thể giúp tăng mật độ xương và có thể có lợi ích đặc biệt đối với
phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh đang trải qua sự suy giảm mật độ xương.
Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy những phụ nữ đã qua tuổi mãn kinh có
thể giảm nguy cơ gãy xương hông thông qua ăn hành hàng ngày.
Trong nghiên cứu trên mật độ xương ở phụ nữ lớn tuổi, cho thấy việc ăn
hành tây mỗi tháng ít hơn một lần là không có lợi. Tiêu thụ hành tây
hàng ngày giúp tăng mật độ xương.
Do đó, không nên tiết kiệm hành khi bạn kết hợp hành vào chế độ ăn
uống của bạn. Hàm lượng lưu huỳnh cao của hành tây có thể cung cấp
lợi ích trực tiếp cho mô liên kết.

+) Lợi ích chống viêm:
Rau thuộc họ Allium cho thấy khả năng phản ứng chống viêm quan
trọng. Một phân tử lưu huỳnh độc đáo trong phần thân của hành tây đã
được chứng minh là ức chế hoạt động của các tế bào máu trắng đại thực
bào – đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch và một
trong các hoạt động bảo vệ của nó là tạo ra phản ứng chống viêm nhiễm
quy mô lớn.
Chính chất chống oxy hóa của hành tây cung cấp cho bạn nguồn chống
viêm. Chúng giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa acid béo trong cơ thể.
Khi giảm axit béo bị oxy hóa, cơ thể sản xuất ít hơn các phân tử bị viêm
và mức độ viêm của bạn được kiểm soát.
16
+) Ngăn ngừa ung thư:
Hành tây đã được chứng minh là giảm nguy cơ một số bệnh ung thư,
ngay cả khi bạn ăn hành chỉ một lượng vừa phải. Ăn hành giúp giảm rủi
ro ung thư đại trực tràng, thanh quản và buồng trứng. Nếu muốn phòng
ngừa các loại ung thư này, bạn đừng ăn ít đi hoặc không thường xuyên
các loại hành.
Cố gắng bỏ củ hành vào công thức nấu ăn của bạn. Về hàm lượng, một
bữa ăn cố gắng ăn được hết một củ hành chia trong tất cả các món có thể
được.
+) Tác dụng khác:
Hành đã cho thấy tiềm năng cải thiện sự cân bằng lượng đường trong
máu, giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Cùng với các hợp chất lưu huỳnh,
chất quercetin flavonoid tìm thấy trong hành giúp cung cấp những lợi
ích kháng khuẩn.
Một số nghiên cứu cho rằng số hành đã được băm nhỏ chưa nấu chín,
đem đi cất hoặc thời gian nấu (kể cả tiếp xúc hơi nóng) trong mười phút
có thể làm mất hết những chất có dược tính quý giá này. Vì những lý do
đó, đặc biệt lưu ý trong việc lưu trữ, xử lý và chế biến hành.

-Thành phần hóa học: Hành tây giàu về đường, vitamin A, B, C, muối
khoáng, Na, K, P, Ca, Fe, S, l, Si, H
3
PO
4
, acid acetic, disulfur allyl và
propyl, dầu bay hơi, glucokinin, oxydase và diastase. Ở Ấn Độ, người ta
cho biết trong cây Hành có tinh dầu (0,05%) và sulfit hữu cơ, các acid
phenolic. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là allyl propyl disulfit. Hoạt
chất là acid glycollic. Vẩy chứa catechol và acid protocatechuic. Ở nước
ta, Viện vệ sinh dịch tễ và Viện nghiên cứu kỹ thuật ăn mặc Việt Nam
đã cho biết, trong 100g Hành tây có 88g nước; 1,8g protid; 8,3g glucid;
0,1g chất xơ; 0,8g tro và 38mg calcium, 58mg phosphor; 0,8mg chất sắt;
0,03mg caroten; 0,03 mg B1; 0,04mg B2; 0,2mg PP và tới 10mg vitamin
C.
17
B. Hợp chất Glycozit.
1.Cây Dương địa hoàng(digital).
-Tên khác: Mao địa hoàng, Địa chung hoa, digital.
-Tên khoa học: Digitalis purpurea L.Digitalis lanata Her. Và một số loài
Digitalis khác., họ hoa mõm chó.
-Mô tả: Cây sống 2 năm, tạo thành trong năm đầu một vòng lá hoa thị ở
gốc; phiến lá dài 10-30cm, hình bầu dục và có lông mềm; năm thứ hai,
cây mới tạo một cán hoa và lá, cao tới 1-2m, ít khi phân nhánh. Hoa có
màu tía đẹp, hình chuông, dạng như ngón của găng tay, phần dưới và
trong của hoa hơi sáng hơn với các chấm màu sẫm. Ra hoa tháng 5-9.
-Bộ phận dùng: Lá(Folium Digitalis).
-Phân bố: Cây của châu Âu, ta nhập trồng ở Hà Nội(Văn Điển), Vĩnh
Phú(Tam Đảo), và Lào Cai(Sapa).
-Thu hái: thu hái lá năm đầu vào mùa thu, phơi khô.

-Chế biến: rễ cây dương địa hoàng thu hái về, rửa nhanh, phân loại củ to,
nhơ để riêng, đem sấy từ từ đến khi củ mềm rồi phơi sấy nhanh đến khô.
-Công dụng: Với liều lượng dược dụng, nó làm cho tim hoạt động, làm
cho hưng phấn,cường tim, tăng thêm sức co bóp của tim và làm cho tim
đập dịu, còn có tác dụng lợi tiểu. Với liều cao, nó gây độc mạnh.
-Tác dụng dược lí: Làm thuốc trợ tim trong trường hợp suy tim nhịp
không đều, làm nguyên liệu chiết xuất các glycoside tim.
-Thành phần hóa học: acid Các glycosid tim, trong đó có digitoxin(0,15-
0,79g/kg lá khô), gitoxin(0,1-0,7g/kg lá khô) và gitalin, girorin,
girotin…Còn có tannin, inositol, luteolin và nhiều và chất béo.
2. Cây Chi sừng trâu.
18
-Tên khác: Cây sừng dê, sừng bò, dương giác ảo.
-Tên khoa học: Strophanthus.
-Họ:trúc đào(Apocynaceae).
-Mô tả: Cây đứng hay dây leo có mủ trong. Thân tròn có nhiều lỗ bì. Lá
to, thuôn ngọn giáo hay thuôn bầu dục, có mũi gần hay nhọn ở đỉnh,
thành góc ở gốc, hơi dai, dài 12-32cm, rộng 4-7cm. Hoa đỏ, thành xim ở
ngọn, dài 4-5cm. Lá đài nhọn, cánh hoa dài. Quả đại 2, rất to dài 18-
22cm, rộng 2,5cm ở gốc. Hạt nhiều, dài 1,75cm, rộng 6mm, có lông mao
dài 3.5cm màu trắng.
Ra hoa tháng 8-12, có quả tháng 12.
-Bộ phận dùng: Hạt và nhựa.
-Nơi sống và thu hái: Cây của miền Đông dương mọc hoang của vùng
núi từ Hà Bắc, Hòa Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, đến
Gia Lai. Thu nhựa cây quanh năm.
-Công dụng: Hạt là nguyên liệu chế strophathin pha thuốc tiêm trị bệnh
tim. Nhựa có độc, thường dùng trộn lẫn với nhựa cây Sui để làm thuốc
bắn. Khi chế xong, pha thêm dịch lá thuốc lá để làm mềm. Ở
Campuchia, nhựa được dùng trong Y học dân gian làm thuốc hạ nhiệt.

-Tác dụng dược lí: Theo chỉ định thông thường, loại thuốc này tác dụng
lên tim trước khi có ảnh hưởng tới các cơ quan hay mô khác. Hiện tại ,
người ta vẫn chưa thấy tác dụng phụ nào khác. Nó được sử dụng để sản
xuất thuốc Ouabain, được chỉ định dùng như là thuốc kích thích tim
mạch nhằm điều trị suy tim ứ huyết, và nó là tương tự như thuốc
Digoxin được sản xuất từ mao địa hoàng tím.
19
-Thành phần hóa học: Các loài cây trong chi này sinh ra các ancaloit độc
và các glycozit tim như g-strophanthin, k-strophanthin, và e-
strophanthin.
3. Cây Linh lan.
-Tên khoa học: Convallaria majali.
-Tên khác: Lan chuông.
-Họ: Ruscaceae.
-Mô tả: nó là một loài cây thân thảo sống lâu năm có khả năng tạo thành
các cụm dày đặc nhờ loang rộng theo các rễ ngầm dưới mặt đất gọi là
thân rễ. Các thân rễ này tạo rất nhiều chồi mỗi mùa xuân. Thân cây cao
tới 15-30cm, với hai lá dài 10-25cm và cành hoa bao gồm 5-15 hoa trên
đỉnh ngọn thân cây. Hoa có màu trắng(ít khi hồng), hình chuông, đường
kính 5-10mm, có mùi thơm ngọt, nở hoa về cuối mùa xuân. Quả của nó
là loại quả mọng màu đỏ, nhỏ với đường kính 5-7mm. Nó là một loại
cây cảnh trồng phổ biến trong vườn vì các hoa có mùi thơm của nó.
-Phân bố: phổ biến trong các vườn cây cảnh.
-Thu hái và chế biến:
-Tác dụng chữa bệnh: Linh lan dùng để chống lại sự rối loạn chức năng
tim.
-Tác dụng dược lí:
-Thành phần hóa học: khoảng 40% glycozit tim được xác định có nguồn
gốc từ 9 genins. Những glycozit chính bao gồm convallatoxin(4-40%),
convalloside(4-24%), convallatoxol(10-20%), desglucocheirotoxin(3-

15%), và lokundioside(1-25%).
4. Cây Cỏ ngọt.
20
-Tên khoa học: Stevia rebaudiana, thuộc họ Cúc.
-Tên khác: Cúc ngọt, cỏ đường.
-Mô tả: Là một loại cỏ sống lâu năm, 6 tháng sau khi trồng, gốc bắt đầu
hóa gỗ, mỗi gốc có nhiều cành( nếu để mọc tự nhiên cây có cao đến 100
cm). Cành non và lá đều phủ lông trắng mịn, lá mọc đối, hình mũi mác,
dài 30-60mm, rộng 15-30mm, có 3 gân chính xuất phát từ cuống lá. Mép
lá có răng cưa ở nửa phần trên. Cụm hoa hình đầu, mỗi tổng bao có chứa
5 hoa nhỏ, tràng hình ống, màu trắng ngà, có 5 cánh nhỏ. Hoa dài 10-
12mm. Hoa có mùi thơm nhẹ(hình dáng giống hoa cỏ Lào, nhưng nhỏ
hơn nhiều). Mùa hoa nở từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm
sau(theo dương lịch).
Toàn thân có vị ngọt, nhiều nhất ở lá, lá già chết khô ở dưới nhưng
cuống rất dai nên không rụng(vẫn còn vị ngọt).
Cỏ ngọt sinh sản hữu tính(gieo hạt) và vô tính(giâm cành), lá cây ưa ẩm,
ưa sáng nhưng sợ úng và chết khi ngập nước.
-Bộ phận dùng: cành mang lá phơi hoặc sấy khô (Khi đoạn cành dài
khoảng 20-25cm là thời điểm cắt cành. Trung bình mỗi tháng một lần
thu hoạch).
-Phân bố: Cây cỏ ngọt có nguồn gốc ở các vùng Nam Mỹ (Paraguay),
được du nhập vào Việt Nam từ năm 1988. Cỏ ngọt đã thích ứng với
những vùng khí hậu khác nhau của nước ta, sinh trưởng tốt tại Lâm
Ðồng, Hòa Bình, Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phú, Bắc Giang…
Cỏ ngọt là cây ưa ẩm và ưa sáng, có thể chịu bóng, ưa bóng vào thời kỳ
cây con.Cỏ ngọt được thấy trồng tại rất nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, cỏ
ngọt phát triển tốt vào vụ xuân - hè. Về mùa đông cây ở miền Bắc có
hiện tượng rụng lá và lụi. Nhiệt độ từ 25
o

C - 30
o
C thích hợp nhất để cỏ
ngọt sinh trưởng và phát triển.
21
-Thu hái, chế biến:
-Tác dụng chữa bệnh: Cỏ ngọt và đường Cỏ ngọt không có tác dụng
chữa bệnh mà là chất tạo vị ngọt (không năng lượng) dùng cho:
+) Người bệnh phải kiêng đường kính (saccharoza) là chất sinh năng
lượng trong các bệnh như tiểu đường, cắt dạ dày, béo phì cần giảm
cân…
+) Các trường hợp phải kiêng dùng Cam thảo Bắc: người mang thai,
người có bệnh tim mạch, cao huyết áp. Người đang dùng thuốc có
Digitalis, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid (ví dụ uống trà nhân trần phải bỏ
Cam thảo Bắc, thay bằng Cỏ ngọt ).
-Thành phần hóa học: Steviosid (là một glucosid) có vị ngọt gấp 250-
300 lần đường kính (saccharoza), nhưng stevioside không sinh năng
lượng. Trong Cỏ ngọt khô (cả cành lá) chứa khoảng 1,5% chất ngọt
steviosid (trong lá chứa khoảng 6-7% steviosid). Như vậy 100g Cỏ ngọt
khô có lượng chất ngọt tương đương 400-450g đường kính.
Trên thị trường có đường Cỏ ngọt dập viên, mỗi viên có 60mg steviosid
tương đương 18g đường kính. Đường cỏ ngọt dùng để pha nước uống
như nước chanh, cà phê
5. Cây Sầu đâu cứt Chuột.
-Tên khoa học: Brucea javanica (L) Merr. (Brucea sumatrana Roxb),
thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae).
-Tên khác: còn gọi khổ sâm nam, khổ luyện tử, nha đam tử
-Mô tả: Cây sầu đâu cứt chuột có thân mềm (có lông), cao 2-3m. Lá mọc
so le kép lông chim lẻ gồm 5-11 lá chét; phiến lá chét dài 5-10cm, rộng
2-4,5cm, mép khía răng, hai mặt có lông mềm, nhất là ở mặt dưới. Hoa

đơn tính, khác gốc, mọc thành chùm xim, dài 15-25cm.
Quả hình bầu dục, màu đen. Hạt hình trứng, màu nâu đen, vỏ ngoài nhăn
nheo, vị rất đắng.
22
-Phân bố, thu hái, chế biến: Cây sầu đâu rừng mọc hoang ở nhiều nơi
trong nước ta: Đồ Sơn(Hải Phòng), Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đâu cũng có. Chưa được tổ
chức trồng. Nhưng nay với nguồn hoang mọc dại, hiện nay mỗi năm tổ
chức tốt, ta cũng có thể thu mua được 3-5 tấn
-Thu hái: Tháng 8-12 hàng năm.
-Chế biến: Quả chín hái về phơi hay sấy khô. Loại bỏ tạp chất. Không
phải chế biến gì khác. Quả khô bảo quản hàng 10 năm gần như không
hỏng và không giảm tác dụng.
-Tác dụng chữa bệnh:
+) Chữa viêm túi mật, viêm đường dẫn mật, sỏi túi mật, sỏi đường dẫn
mật.
+) Chữa lỵ cấp tính do amip, đau quặn bụng, mót rặn nhiều, đại tiện ra
chất nhầy (xích bạch lỵ), có sốt, sợ lạnh.
+) Chữa lỵ mạn tính do amip.
-Tác dụng dược lí: Có tác dụng chữa lị amip cấp tính rất tốt, so sánh tác
dụng như emetin.
-Thành phần hóa học: Trong quả nha đam tử có chứa 23% dầu(hoặc
50% nếu chỉ tính đối với nhân). Dầu lỏng, màu trắng. Ngoài ra, còn một
lượng glucozit gọi là kosamin, chất tannin, chất men có thể là men thủy
phân, amydalin, chất quassin và một chất saponin.
23

×